1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG

113 621 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Phương Thức Thanh Toán L/C Trong Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng
Tác giả Lê Quang Đại
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

Qua thực trạng kinh doanh và tình hình xuất nhập khẩu hàng thiết bị điện tử, tự động hoá của công ty cổ phần kỹ thương Sao Đại Hùng, để tìm ra được những thành công cũng như mặt hạn chế trong tiến trình chuyển giao đổi mới công nghệ của đất nước, cũng như xây dựng thêm các phương án kinh doanh mới của công ty phù hợp với tình hình hiện nay nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, khâu thanh toán là khâu cực kỳ quan trọng. Nó đảm bảo lợi ích của cả nhà nhập khẩu cũng như nhà xuất khẩu, nếu khâu thanh toán thành công mới giúp cho các khâu khác của quá trình xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi và thành công. trong thanh toán quốc tế phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C rất quan trọng. Việc hiểu rõ quá trình thanh toán L/C cũng như những lỗi thường gặp giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí phát sinh ro làm sai thủ tục hoặc những lỗi thường gặp, tránh những tổn thất không đáng có.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ

KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN THƯỜNG LẠNG

HÀ NỘI, 05/2009

Trang 2

Lời cảm ơn!

Qua thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tiễn tại Công ty Cổ Phần Kỹ

Thơng Sao Đại Hùng, đợc sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo: PGS.TS.

Nguyễn Thường Lạng và ban lãnh đạo cũng nh tập thể cán bộ công nhân

viên công ty đã giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề thực tập

Trong chuyên đề này, bản thân em mạnh dạn đa ra một số biện phápxuất phát trên cơ sở lý luận đã học tại trờng và thực trạng công tác thanhtoán tại Công ty Cổ phần kỹ thơng Sao Đại Hùng nhằm phục vụ cho sựphát triển của công tác thanh toán XNK chung của công ty

Với nhận thức còn hạn chế, khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạnchế, chắc chắn bản chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết Kính mong nhận đợc ý kiến góp ý của các Thầy, cô giáo vàcác bạn để bài chuyên đề của em đợc hoàn thành tốt hơn

Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Lê Quang Đại

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Lời nói đầu 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XNK CỦA CÔNG TY

XUẤT NHẬP KHẨU 4

1.1KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU. 4

1.1.1 Hoạt động XNK của nền kinh tế 4

1.1.2 Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu 5

1.2 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XNK CỦA CÔNG TY KINH DOANH XNK 7

1.2.1 Thanh toán quốc tế 7

1.2.1.1 Khái niệm 7

1.2.1.2 Điều kiện về tiền tệ trong thanh toán quốc tế 8

1.2.1.3 Điều kiện đảm bảo hối đoái 9

1.2.1.4 Điều kiện về thời gian thanh toán 11

1.2.1.5 Điều kiện về địa điểm thanh toán 12

1.2.1.6 Điều kiện về hình thức thanh toán 12

1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động XNK 12

1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế: 15

1.2.3.1- Hình thức thanh toán chuyển tiền(Remittance) 15

1.2.3.2 Hình thức thanh toán uỷ thác thu(Collection) 15

1.2.3.3 Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C- Letter of Credit) 17

1.3PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C 17

Trang 4

1.3.1 Khái niệm 17

1.3.2 Các bên tham gia thanh toán L/C 17

1.3.3.Quy trình thanh toán 18

1.3 4 Nội dung chủ yếu của L/C 20

1.3.5 Các loại L/C 22

1.3.5.1 Thư tín dụng có thể huỷ ngang(Revocable L/C): 22

1.3.5.2 Thư tín dụng không thể huỷ ngang(Irrevocable L/C): 22

1.3.5.3 Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận(Irrevocable Confirmed L/C) 22

1.3.5.4 Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi(Irrevocable Without Recourse L/C) 23

1.3.5.5 Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng được(Irrevocable Transferable L/C) 23

1.3.5.6 Thư tín dụng giáp lưng(Back to back L/C) 23

1.3.5.7 Thư tín dụng đối ứng(Reciprocal L/C) 23

1.3.5.8 Thư tín dụng tuần hoàn(Revolving L/C) 24

1.3.5.9 Thư tín dụng dự phòng(Stand-by L/C) 24

1.3.5.10 Thư tín dụng điều khoản đỏ(Red Claud L/C) 24

1.3.5.11 Thư tín dụng trả chậm(Defered payment L/C) 24

1.4 Kinh nghiệm của một số ngân hàng và bài học đối với Sao Đại Hùng 24

1.4.1 Kinh nghiệm 24

1.4.1.1 Ngân hàng Công Thương Việt Nam 24

1.4.1.2 Ngõn hàng thương mại cổ phần hàng hải 31

1.4.2 Bài học đối với Sao Đại Hùng 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG 41

Trang 5

2.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ

THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG 41

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng 41

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 44

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 46

2.1.3 Vốn và các vấn đề tài chính của Công ty: 50

2.2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY: 51

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C HÀNG HOÁ XNK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG 55 2.3.1 Tình hình thanh toán bằng L/C hàng hoá XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng 55

2.3.2 Quy trình thanh toán bằng L/C hàng hoá XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng 56

2.3.2.1 Nguyên tắc giao dịch trong thanh toán bằng L/C của các Ngân hàng với Công ty 56

2.3.2.2 Nội dung giấy yêu cầu mở thư tín dụng 57

2.3.2.3 Nội dung cụ thể của thư tín dụng 57

2.3.2.4 Các bước tiến hành: 59

2.3.2.5 Quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán trong L/C 61

2.4 VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN BẰNG L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XNK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG 65

2.5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THANH TOÁN BẰNG L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XNK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG 67

Trang 6

2.5.1 Những kết quả đạt được 67

Trang 7

2.5.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 71

2.5.2.1 Hạn chế 71

2.5.2.2 Nguyờn nhõn 73

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG 75

3.1 ĐỊNH HƯỚNG XNK VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 75

3.1.1 Định hướng XNK 75

3.1.2 Xu hướng phát triển phương thức thanh toán L/C của Công ty trong thời gian tới 77

3.3 CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XNK CỦA CÔNG TY 84 3.3.1 Biện pháp về phía công ty 84

3.3.2 Một số kiến nghị 89

3.2.2.1Kiến nghị đối với cơ quan quản lý của Nhà nước 89

3.3.2.2 Kiến nghị đối với Công ty Sao Đại Hùng 93

3.3.2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng: 94

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Số

tt

1 Bảng 2.1: Kim ngạch XNK toàn Công ty qua các năm 50

2 Bảng 2.2: Giá trị kim ngạch xuất khẩu qua các năm 50

3 Bảng 2.3: Giá trị kim ngạch nhập khẩu 51

4 Bảng 2.4: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu giai

6 Bảng 2.6: Tỷ trọng thanh toán bằng các phương thức của

Công ty qua các năm

54

7 Bảng 2.7: Kim ngạch thanh toán XNK của Công ty Cổ Phần

Kỹ Thương Sao Đại Hùng

64

8 Bảng 2.8: Trị giá thanh toán hàng XNK dưới các hình thức

thanh toán

65

9 Bảng 2.9: Trị giá thanh toán hàng xuất khẩu 66

10 Bảng 2.10 Trị giá thanh toán hàng nhập khẩu 66

11 Bảng 2.11: Phương thức thanh toán qua các lô hàng 67

12 Sơ đồ 1.1: Quy trình của một nghiệp vụ thanh toán L/C 17

13 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 45

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CIF Cost Insurance Freight Gía hàng vận chuyển bảo hiểm

FOB Free on Board Giao hàng lên tầu

D/P Draft Transfer Chuyển tiền bằng hối phiếu

ICC International Chamber of

Trang 10

Lời nói đầu

1.Tính tất yếu của đề tài

Kinh doanh trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp phải chịu sự canhtranh gay gắt từ phía các đối thủ trong và ngoài nước Lúc đó bất cứ mộtdoanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải vươn lên trong cạnhtranh, phải tiến hành công tác phát triển thị trường, bảo vệ thị phần đã có

và phát triển sang các thị trường mới Đó là một yêu cầu cần thiết trongkinh doanh bởi lẽ phát triển thị trường thành công sẽ đảm bảo cho doanhnghiệp đạt được các mục tiêu cơ bản trong kinh doanh như lợi nhuận, antoàn, thế lực

Trong thực tế hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã chútrọng đến vấn đề phát triển thị trường song họ vẫn gặp rất nhiều khó khănkhi thực hiện Xác định đúng phương hướng và giải pháp phát triển thịtrường phù hợp với tình hình đã là điều không mấy dễ dàng, huy động đấy

đủ và phân bổ các nguồn lực để thực hiện kế hoạch lại càng khó khăn hơn.Chính vì vậy các hoạt động phát triển thị trường chưa thực sự đem lại kếtquả cao

Để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tếquốc dân thì công nghệ thông tin phải đi trước một bước Với chính sách đitắt đón đầu, việc nhập khẩu công nghệ cũng như các linh kiện phục vụngành là một nhiệm vụ hết sức quan trọng Việc thành lập công ty cổ phần

kỹ thương Sao Đại Hùng không nằm ngoài mục đích đó của những ngườisáng lập Với việc nhập khẩu các trang thiết bị, máy tính, máy tính côngnghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu cho thiết kế hệ thống và côngnghệ phần mêm công ty đã và đang tiếp tục góp phần nhỏ bé của mình cho

sự phát triển riêng của ngành công nghệ thông tin của Việt Nam cũng như

sự phát triển chung của đất nước Qua việc tìm hiểu hoạt động của công ty

Trang 11

chúng ta có thể thấy phần nào quá trình phát triển của thị trường công nghệthông tin nói chung, và qua đó giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập củamình.

2 Mục đích nghiên cứu

Qua thực trạng kinh doanh và tình hình xuất nhập khẩu hàng thiết bị

điện tử, tự động hoá của công ty cổ phần kỹ thương Sao Đại Hùng, để tìm

ra được những thành công cũng như mặt hạn chế trong tiến trình chuyểngiao đổi mới công nghệ của đất nước, cũng như xây dựng thêm các phương

án kinh doanh mới của công ty phù hợp với tình hình hiện nay nhằm thúcđẩy quá trình chuyển giao công nghệ

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, khâu thanh toán là khâucực kỳ quan trọng Nó đảm bảo lợi ích của cả nhà nhập khẩu cũng như nhàxuất khẩu, nếu khâu thanh toán thành công mới giúp cho các khâu kháccủa quá trình xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi và thành công trong thanhtoán quốc tế phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C rất quan trọng.Việc hiểu rõ quá trình thanh toán L/C cũng như những lỗi thường gặp giúpcho doanh nghiệp giảm được chi phí phát sinh ro làm sai thủ tục hoặcnhững lỗi thường gặp, tránh những tổn thất không đáng có

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề thực tập là lý thuyết về cácphương thức thanh toán quốc tế đặc biệt là phương thức thanh toán bằngtín dụng chứng từ L/C Thanh toán bằng tín dụng chứng từ của công ty CổPhần Kỹ Thương Sao Đại Hùng: Thực tế, biện pháp hoàn thiện

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Chuyên đề được nghiên cứu trong phạm vi nội dung của các phươngthức thanh toán quốc tế đặc biệt là phương thức thanh toán bằng tín dụng

Trang 12

chứng từ L/C Hoat động thanh toán bằng L/C của công ty Cổ Phần KỹThương Sao Đại Hùng từ năm 1999 đến năm 2007

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề thực tập sử dụng một số phương pháp chủ yếu của nghiêncứu kinh tế như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổnghợp, phương pháp hệ thống

Nguồn thông tin trong báo cáo được lấy từ các nguồn khác nhaunhưng chủ yếu từ các tài liệu về Thanh Toán Quốc Tế, báo cáo tài chínhhằng năm của công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng

5: Kết cấu của chuyên đề

Chuyên đề thực tập ngoài Lời mở đầu danh mục các từ viết tắt, danhmục bảng biểu và sơ đồ chuyên đề được kết cấu bởi ba chương chính:

Chương 1: Những vấn đề chung về phương thức thanh toán L/C

trong hoạt động XNK của Công ty xuất nhập khẩu

Chương 2: Thực trạng thanh toán L/C trong hoạt động XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng

Chương 3: Biện pháp hoàn thiện phương thức thanh toán L/C trong hoạt động XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng

Trang 13

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XNK CỦA CÔNG TY

XUẤT NHẬP KHẨU.

1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁCCÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

1.1.1 Hoạt động XNK của nền kinh tế

Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn hội nhập hay nói cáchkhác là xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra một cách rất khẩn trương Điềunày đã khiến cho tất cả các nước đều phải nỗ lực hết sức mình để hoà vào

xu thế chung Nhưng làm được điều này đòi hỏi các quốc gia phải có đầy

đủ các nguồn lực cần thiết cho phát triển nền kinh tế Trên thế giới mộtquốc gia hội tụ đầy đủ các nguồn lực cần thiết là rất hiếm, vì vậy các quốcgia đã tiến hành trao đổi các nguồn lực với nhau thông qua hoạt động xuấtnhập khẩu Có thể nói rằng hoạt động xuất nhập khẩu đã tạo ra được một

sự dịch chuyển rất lớn, nó làm cho các quốc gia đều có thể có được thứmình cần nhằm góp phần làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng lớnmạnh Để có thể hiểu rõ về hoạt động xuất nhập khẩu ta cần đi xem xétmột số khía cạnh sau:

Xuất khẩu là một hoạt động trong đó một quốc gia thực hiện việcbán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ của nước mình cho một khách hàngnào đó vượt ra khỏi phạm vi biên giới nước mình trên cơ sở dùng tiền tệlàm phương tiện thanh toán

Nhập khẩu là hoạt động trong đó một quốc gia thực hiện việc muahàng hoá hoặc sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp ở nước ngoài trên

cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán

Trang 14

Nói chung, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ởphạm vi quốc tế, nó không phải là hành vi mua bán nhỏ lẻ mang tính chấtnội địa nữa mà nó là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nềnthương mại có tổ chức chặt chẽ nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hànghoá phát triển, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng trưởng và từng bướcnâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Do đó xuất nhập khẩu làmột hoạt động mang tính chất đối ngoại với triển vọng sẽ đem lại nhữngđiều thần kỳ về kinh tế đối với mỗi quốc gia.

1.1.2 Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.

Đây là một loại hình công ty về cơ bản rất giống với các công tykinh doanh các mặt hàng trong nước Công ty cũng có đầy đủ các yếu tốnhư về giấy phép kinh doanh, địa điểm kinh doanh hoặc tư cách phápnhân do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký quyết định thành lập Công

ty xuất nhập khẩu phát sinh các nghiệp vụ là trao đổi hàng hoá hoặc dịch

vụ với nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu Bằng cách thứcxuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá các công ty này đã giải quyết đượcmột vấn đề rất được quan tâm đó là việc giải quyết vấn đề đầu vào và đầu

ra Chẳng hạn khi công ty cần có một mặt hàng nào đó để cung cấp chokhách hàng hoặc để đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế mà đốivới công ty không thể sản xuất ra được hoặc sản xuất ra được nhưng hiệuquả không cao bằng việc nhập khẩu thì công ty sẽ tiến hành nhập mặt hàng

đó Trường hợp công ty sản xuất ra được những mặt hàng có chất lượngcao có thể cạnh tranh được với những sản phẩm của các đối tác nước ngoàithì công ty hoàn toàn có thể xúc tiến hoạt động xuất khẩu sản phẩm củamình ra nước ngoài đáp ứng nhu cầu của các bạn hàng nước ngoài

Nếu một công ty tự mình làm ra một sản phẩm mà chỉ dựa vào cácnguyên vật liệu sẵn có trong nước mà sản phẩm đó có khả năng cạnh tranh

Trang 15

cao thì đây quả là một điều rất tốt, điều này đã trực tiếp nâng cao khả năngcạnh tranh của hàng hoá trong nước đồng thời nó còn góp phần làm chokim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế ngày càng tăng trưởng.

Nếu công ty nhập nguyên vật liệu của nước ngoài về sau đó chế tạo rađược sản phẩm mang tính cạnh tranh cao đáp ứng được nhu cầu của bạnhàng nước ngoài thì đây là một phương thức gián tiếp làm cho kim ngạchxuất khẩu của nền kinh tế tăng nhanh, bởi nhờ vào hoạt động này đã làmcho các quan hệ đối ngoại của đất nước ngày càng rộng mở, môi trườngkinh doanh ngày càng đa dạng, góp phần làm tăng thu nhập cho ngươi laođộng, tăng thu nhập quốc dân

Mặt khác, nếu công ty chỉ kinh doanh xuất nhập khẩu đơn thuần thìtại đây luôn diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu, lúc này công ty nhậpcác mặt hàng cần thiết từ nước ngoài về sau đó lại tiến hành xuất cho cácđơn vị khác cần mặt hàng đó, các đơn vị này có thể là cac đối tác kinhdoanh trong nước hoặc cũng có thể là ở ngoài nước

Các công ty đã đóng góp một phần rất lớn vào Ngân sách Nhà nước,

vì vậy nếu các công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao thì sự tăng trưởng củanền kinh tế ngày càng lớn mạnh Chính các nghiệp vụ kinh doanh xuấtnhập khẩu của các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu đã làm chi đất nướcthực hiện sự giao lưu kinh tế vơí tất cả các nước trên thế giới, mở rộngquan hệ ngoại giao trên tất cả các lĩnh vực.Có thể nói các công ty xuấtnhập khẩu là một công cụ để phát triển đất nước Thông qua các hoạt độngcủa mình các công ty này đã góp phần tạo ra các nguồn lực mà đất nướcđang cần đồng thời nó điều chuyển bớt các nguồn lực khác một cách hợp

lý nhằm đem lại hiệu quả kinh tế một cách cao nhất

Để thực hiện tốt hoạt động xuất nhập khẩu thì không thể không kểđến khâu thanh toán, đây là khâu quan trọng nhất trong kinh doanh xuất

Trang 16

nhập khẩu Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có đạt hiệu quả cao haykhông điều đó còn phụ thuộc vào kết quả của việc thanh toán Thanh toán

là một việc đảm bảo cho nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thu tiền từ hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc có thể nhận được hàng Thanh toán

có thể hiểu là sự luân chuyển các khoản ngoại tệ, tín dụng có liên quan đếnhoạt động xuất nhập khẩu mà đã được các bên tham gia xuất nhập khẩuthoả thuận trong các hợp đồng thương mại quốc tế

1.2 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠTĐỘNG XNK CỦA CÔNG TY KINH DOANH XNK

1.2.1 Thanh toán quốc tế

1.2.1.1 Khái niệm

Thanh toán quốc tế là việc chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ đối với nướcngoài phát sinh từ các hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ theo hệ thốnggiá cả quốc tế, được thực hiện theo những quy định nhất định hoặc theo tậpquán thương mại quốc tế

Thanh toán quốc tế là khâu rất quan trọng trong quá trình trao mua bán hàng hoá, dich vụ giữa các quốc gia Nó phản ánh sự vận độngmang tính quy luật trong quá trình chu chuyển hàng hoá- tiền tệ và đượcxem là khâu cuối cùng của một thương vụ giao dịch nếu như thanh toáncho các hoạt động mua bán trong nước là chỉ có sự liên quan của đồng tiềnnội tệ còn các yếu tố khác như tỷ giá, lãi suất, đồng tiền thanh toán rất ítkhi tác động tới thì thanh toán trong hoạt động XNK lại bị chi phối bởi rấtnhiều các yếu tố như lợi ích của các quốc gia, các quốc gia khác nhau thì

đổi-sử dụng các đồng tiền khác nhau, hơn thế nữa có rất nhiều các phương thứcthanh toán khác nhau với những đặc trưng riêng Liên quan đến quá trìnhthanh toán XNK còn có các Ngân hàng đối ngoại ở các nước tham gianhằm đem lại môt hiệu quả cao nhất trong hoạt động thanh toán

Trang 17

Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ quyết định tới hiệu quả của mộtquá trình kinh doanh vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụcủa các bên tham gia Do sự cách biệt về địa lý giữa người xuất khẩu vàngười nhập khẩu, do sự biến động về tỷ giá tiền tệ trong điều kiện lạm phátđang trở thành hiện tượng phổ biến ở các nước hiện nay, sự biến động vềlãi suất, năng lực tài chínhcủa các chủ thể tham gia các hoạt động trao đổi,mua bán ngoại thương có thể đẩy họ phải đối phó với các rủi ro, ảnh hưởngđến lợi ích của các bên xuất phát từ việc thanh toán tiền hàng hoá XNK vàcác dịch vụ đối ngoaị cung ứng Từ đó các chủ thể phải quan tâm đến rấtnhiều vấn đề như:

1.2.1.2 Điều kiện về tiền tệ trong thanh toán quốc tế

Trong thanh toán thương mại quốc tế, điều kiện tiền tệ là sự cam kếtcảu người xuất khẩu và người nhập khẩu đối với việc sử dụng một đồngtiền nào đó để tiến hành và kết thúc một hợp đồng mua bán ngoại thươnghay thoả thuận mua bán nào đó Điều kiện này cũng còn đươc sử dụng cảtrong các hợp đồng vay nợ quốc tế

Trong thanh toán thương mại quốc tế khi đề cập đến điều kiện tiền tệthường đi vào các nội dung sau:

- Đồng tiền tính toán : Trên các thị trường hàng hoá quốc tế, giá cảcủa hàng hoá thường được xác định bằng những đồng tiền tự do chuyểnđổi hoặc là những đồng tiền mạnh hoặc được xác định bằng những đồngtiền nhất định nào đó Tuy nhiên tuỳ theo tương quan lực lượng giữa ngườixuất khẩu và người nhập khẩu, tuỳ thuộc quan hệ chính trị, ngoại giao,kinh tế giữa các nước có các chủ thể tham gia buôn bán với nhau như thếnào mà việc xác định giá cả hàng hoá có thể rhực hiện bằng một đồng tiềnnào đó do 2 bên thoả thuận

Trang 18

- Đồng tiền thanh toán: Là đồng tiền được 2 bên XNK chọn để thanhtoán cuối cùng hợp đồng giao dịch

1.2.1.3 Điều kiện đảm bảo hối đoái

Điều kiện đảm bảo hối đoái đó là một điều khoản trong hợp đồngmua bán ngoại thương do người xuất khẩu và người nhập khẩu thoả thuận

để thực hiện việc xử lý những rủi ro tiền tệ nhằm đảm bảo cho giá trị thực

tế của các khoản thu chi quốc tế của các bên tham gia hợp đồng

Đảm bảo hối đoái được vận dụng trong thực tiễn thương mại quốc

tế dưới các hình thức chủ yếu sau đây:

- Điều kiện đảm bảo theo vàng: Với hình thức này thì vàng được

dùng để đảm bảo cho các khoản thu chi quốc tế Đảm bảo theo vàng có thểthực hiện theo các hình thức sau:

Một là: Giá cả hàng hoá và tổng giá trị của hợp đồng mua bán ngoại

thương sẽ được xác định bằng một trọng lượng vàng nhất định

Hai là:Căn cứ nội dung vàng của tiền tệ Theo cách này thì đồng tiền

tính toán và đồng tiền thanh toán sẽ là một đồng tiền nào đó Trong hợpđồng mua bán ngoại thương sẽ xác nhận nội dung vàng của đồng tiền đó vàquy định Nếu đến thời điểm thanh toán hợp đồng mà nội dung vàng củađồng tiền đó thay đổi thì sẽ phải điều chỉnh lại tổng giá trị của hợp đồng

Ba là: Theo giá vàng hiện hành trên thị trường vàng lựa chọn Theo

cách này thì sẽ có một đồng tiền nào đó được người xuất khẩu và ngườinhập khẩu chọn vừa làm đồng tiền tính toán, vừa làm đồng tiền thanh toán.Mặt khác phải nhất trí chọn giá vàng trên một thị trường vàng nào đó tínhbằng đồng tiền này để làm đảm bảo nếu đến thời điểm trả tiền mà giá vàngtrên thị trường đã chọn có sự biến động(tăng, giảm) thì giá cả hàng hoá vàtổng giá trị của hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ được điều chỉnh lại

Trang 19

-Điều kiện đảm bảo ngoại hối: Điều kiện đảm bảo ngoại hối là điều

kiện đảm bảo cho giá trị đồng tiền thanh toán dựa vào một đồng tiền có sứcmua ổn định hơn, một đồng tiền mạnh hơn

Trong thực tiễn thương mại quốc tế, điều kiện đảm bảo ngoại hối cóthể được thực hiện như sau:

Một là: Trong hợp đồng thương mại hai bên XNK sẽ dùng một đồng

tiền nào đó vừa thực hiện chức năng đồng tiền tính toán, vừa thực hiệnchức năng đồng tiền thanh toán Mặt khác, chọn lấy một đồng tiền khác cósức mua ổn định hơn để làm đồng tiền đảm bảo và xác định tỷ giá giữa haiđồng tiền này vào hợp đồng Nếu đến thời điểm thanh toán hợp đồng mà tỷgiá hối đoái giữa hai đồng tiền này mà biến động(tăng, giảm) thì toàn bộtổng giá trị của hợp đồng cũng sẽ phải được điều chỉnh theo

Hai là:Trong hợp đồng mua bán ngoại thương đồng tiền tính toán

được 2 bên xuất, nhập khẩu lựa chọn là một đồng tiền có sức mua ổn địnhhoặc là một đồng tiền mạnh, đồng thời xác định một đồng tiền khác làmđồng tiền thanh toán và quy định.Đến thời điểm trả tiền sẽ cưn cứ vào tỷgiá thực tế giữa hai đồng tiền nói trên để tính ra số tiền phải trả

- Điều kiện đảm bảo hối đoái dựa vào “rổ tiền tệ”: Theo cách đảm bảonày thì 2 bên XNK phải thiết lập một “rổ tiền” bao gồm một số đồng tiềnđược chọn làm “thành viên” của “rổ tiền” Dùng giá trị của “rổ tiền” đểđảm bảo cho giá trị đồng tiền của hợp đồng mua bán ngoại thương mà haibên đã ký kết

- Điều kiện đảm bảo theo những đồng tiền tập thể quốc tế: Cách làmnày được tiến hành như sau: Hai bên XNK sẽ thống nhất với nhau chọn tỷgiá hối đoái của đồng tiền hợp đồng với đồng tiền quốc tế làm đảmbảo.Đồng thời quy định, nếu đến thời điểm thanh toán, tỷ giá hối đoái giữa

Trang 20

2 đồng tiền này mà thay đổi, thì tổng giá trị của hợp đồng mua bán ngoạithương sẽ được điều chỉnh lại.

- Điều kiện đảm bảo hối đoái bằng cách ký hợp đồng ngoại tệ có kỳhạn

Theo điều kiện này thì 2 bên XNK sẽ lạ chọn một đồng tiền nào đó đểlàm đồng tiền tính toán giá cả và tổng giá trị của hợp đồng, đồng thời sửdụng một đồng tiền khác làm đồng tiền thanh toán Mặt khác hai bên còn

ký với nhau một hợp đồng mua bán ngoại tệ với nhau, một hợp đồng muabán ngoại tệ mà theo đó, đến thời điểm thanh toán người nhập khẩu sẽ muabằng đồng tiền thanh toán toàn bộ tổng giá trị của hợp đồng theo một tỷ giáhối đoái giữa 2 đồng tiền này được xác định vào thời điểm ký hợpđồng(tức tỷ giá có kỳ hạn) Đến thời điểm thanh toán hợp đồng mua bánngoại thương ngươig nhập khẩu sẽ theo tỷ giá khi ký hợp đồng mua bánngoại tệ có kỳ hạn mà thanh toán toàn bộ số giá trị của hợp đồngcho ngườixuất khẩu

1.2.1.4 Điều kiện về thời gian thanh toán.

Trong thương mại và thanh toán quốc tế, thời gian thanh toán bao giờcũng gắn liền với cách thức trả tiền Đối với cả người xuất khẩu và ngườinhập khẩu, nếu có một cách trả tiền phù hợp thì họ sẽ có lợi Bởi thế, điềukiện thời gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng nên không thể thiếu đượctrong các hợp đồng mua bán ngoại thương Đối với người xuất khẩu, nếucách trả tiền mà vốn được thu về càng nhanh thì càng có lợi, còn đối vớingười nhập khẩu nếu thời gian trả tiền càng kéo dài được trả chậm thì càngtốt Có thể thấy, trong thực tiễn thương mại và thanh toán quốc tế có nhữngcách trả tiền như sau:

Một là: Trả tiền trước

Hai là: Trả tiền ngay

Trang 21

Ba là: Trả tiền sau

1.2.1.5 Điều kiện về địa điểm thanh toán

Địa điểm thanh toán là nơi việc trả tiền được thực hiện Tuỳ theo sựthoả thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu mà địa điểm thanhtoán có thể có ở nước người xuất khẩu hoặc ở nước người nhập khẩu Đối với người xuất khẩu nếu địa điểm thanh toán ở ngay nước mìnhthì việc thu tiền sẽ nhanh hơn, có điều kiện sử dụng và quay vòng vốn hiệuquả hơn, đồng thời có thể tránh được những trở ngại về những quy địnhquản lý ngoại hối khắt khe nếu như việc trả tiền lại được thực hiện ở nướcnhập khẩu đang thực thi chế độ kiểm soát hối đoái nghiêm ngặt Còn đốivới người nhập khẩu khi địa điểm thanh toán ở nước họ thí sẽ tránh được

sự đọng vốn, do đó sẽ tiết kiệm chi phí hơn

1.2.1.6 Điều kiện về hình thức thanh toán

Bất kỳ một khoản chi trả nào cũng đều được thực hiện thông quamột hình thức thanh toán nhất định đã được các bên XNK chấp nhận Đó làmột quy trình được bắt đầu từ việc khởi xướng cho tới khi kết thúc việc chitrả thông qua xử lý kỹ thuật các giấy tờ thanh toán

Trong mọi hoạt động mua bán ngoại thương việc thoả thuận ápdụng một hình thức thanh toán cụ thể là cần thiết đối với các bên xuất,nhập khẩu Đó là điều kiện không thể thiếu được vì chính điều kiện về hìnhthức thanh toán sẽ trực tiếp điều chỉnh các quyền và trách nhiệm của cácbên liên quan

1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động XNK

Thanh toán quốc tế được hiểu một cách đơn giản chính là việc ngườimua trả tiền cho người bán để nhận được hàng hoá- dịch vụ mà mình cần

Trang 22

và thanh toán là khâu cuối cùng để kết thúc các hoạt động buôn bán traođổi trên Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh XNK thì thanh toán đượcxem là khá phức tạp, bởi nó có rất nhiều các phương thức khác nhau nhằmđảm bảo về lợi ích của các đối tác cũng như lơị ích của các quốc gia Vìvậy thanh toán quốc tế có một vai trò hết sức to lớn, điều này được thể hiện

ở những điểm sau:

- Thanh toán quốc tế là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong sự pháttriển của thương mại quốc tế Trước xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế,các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng dần các mối quan hệ kinh tếđối ngoại, từ đó đã có rất nhiều các tổ chức thương mại quốc tế ra đời, pháttriển và tạo nên mối quan hệ liên kết chặt chẽ trên cơ sở cạnh tranh cùngphát triển Chính sự hội nhập này đã dẫn đến sự phân công hoá lao độngmột cách rõ rệt Sự phân công hoá lao động giữa các nước chính là nhân tốcho sự dịch chuyển mạnh mẽ giữa các quốc gia về tư bản(vốn), kỹ thuật,khoa học công nghệ, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên kéo theo sự dịchchuyển này là sự tất yếu của trao đổi hàng hoá- dịch vụ giữa các quốc giatuân theo quy luật của nền kinh tế là quy luật về quan hệ hàng-tiền Sự vậnđộng và chu chuyển của quan hệ hàng hoá và tiền tệ quyết định đến sự pháttriển của thương mại quốc tế Biều hiện của mối quan hệ này chính là hoạtđộng thanh toán Thanh toán quốc tế ra đời như là một đòi hỏi tất yếukhách quan để đáp ứng cho sự trao đổi, buôn bán hàng hoá giữa các quốcgia Nó là một mắt xích quan trọng nối các tổ chức thương mại, tổ chứckinh tế trên thế giới lại gần nhau nhằm thực hiện các hoạt động kinhdoanh XNK

- Thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng trong hoạt động kinhdoanh XNK Hiệu quả của kinh doanh XNK phần lớn phụ thuộc vào hiệuquả của hoạt động thanh toán, khi các bên tham gia vào ký kết hợp đồng

Trang 23

kinh doanh XNK thì thanh toán đã là một điều khoản không thể thiếu được

do các bên thoả thuận nhằm đảm bảo lợi ích của mình Khi điều khoản vềthanh toán được thoả thuận thống nhất và chặt chẽ thì sẽ tạo điều kiệnthuận lợi để các bên tham gia thực hiện tốt hợp đồng đã ký kết Điều này

có thể đảm bảo cho bên xuất khẩu có thể nhận được tiền còn bên nhậpkhẩu sẽ nhận được hàng Từ đó có thể hạn chế được rất nhiều các rủi ro cóthể xảy ra làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của các bên

Nhưng trong hoạt động thanh toán này có sự khác biệt về địa lý và domột số yếu tố khách quan khác chi phối nên khả năng đảm bảo tránh đượccác rủi ro là rất khó, vì vậy trong hoạt động thanh toán này còn có sự thamgia của Ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán đảm bảo quyền lợicho các bên Các quốc gia không thể tự thanh toán trực tiếp với nhau màthanh toán thông qua Ngân hàng, chính vì vậy Ngân hàng là người bảolãnh trong khâu thanh toán giữa các bên, đảm bảo chắc chắn cho các bênnhận được tiền cũng như nhận đượ hàng Trong điều kiện ngày nay Ngânhàng là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh XNK

- Thanh toán quốc tế là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạtđộng kinh doanh XNK

-Thanh toán quốc tế là một công cụ để dựa vào đó Nhà nước hoạchđịnh các chính sách về hoạt động kinh doanh XNK

+ Hoạt động thanh toán quốc tế nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽđẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá, luân chuyển vốn của các bên thamgia, mở rộng và củng cố quan hệ làm ăn giữa các quốc gia

+ Ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán đồng thời còn là tổchức tài chính cung cấp và tạo điều kiện cho các bên tham gia hoạt độngXNK được thuận lợi hơn thông qua các hoạt động như cho vay vốn, cấp tíndụng dưới hình thức hỗ trợ XNK

Trang 24

Tóm lại, thanh toán quốc tế ra đời và tồn tại là một tất yếu khách quan

và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh XNK Nó là mộtcông cụ thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các quốc gia với nhau.Chính vì vai trò to lớn của thanh toán quốc tế mà Chính phủ ngày càngquan tâm đến việc sửa đổi, cải thiện nhằm tạo điều kiện cho thanh toánquốc tế ngày càng được sử dụng phổ biến, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn

và chính xác, bằng việc cải cách hệ thống Ngân hàng, cho phép nhiềuNgân hàng tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế, cũng như kịp thờiđưa ra những quyết định nhằm tháo gỡ những vướng mắc tồn tại trong quátrình thanh toán

1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế:

Hiện nay các phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến và chủyếu bao gồm các phương thức sau:

- Hình thức thanh toán chuyển tiền

- Thanh toán uỷ thác thu

- Thanh toán bằng thư tín dụng L/C

1.2.3.1- Hình thức thanh toán chuyển tiền(Remittance)

Hình thức thanh toán chuyển tiền là một hình thức thanh toán, trong

đó người chuyển tiền yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình thông qua Ngânhàng đại lý hay chi nhánh ở nước ngoài chuyển trả một số tiền nhất địnhcho người thụ hưởng

1.2.3.2 Hình thức thanh toán uỷ thác thu(Collection)

Uỷ thác thu là một hình thức thanh toán quốc tế, trong đó người xuấtkhẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người nhập khẩu thìlập giấy uỷ thác thu nhờ Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở ngườinhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát

Trang 25

-Trong thực tiễn thương mại quốc tế uỷ thác thu được chia thành 2loại là uỷ thác thu phiếu trơn(Clean Bill Collection) và uỷ thác thu kèmchứng từ(Documentary Collection)

+Uỷ thác thu phiếu trơn: (Clean Bill Collection) là hình thức thanhtoán khi việc đòi tiền của Ngân hàng chỉ dựa vào giấy uỷ thác thu và hốiphiếu do người xuất khẩu(người thụ hưởng) ký phát mà không kèm theocác chứng từ hàng hoá Uỷ thác thu trơn có thể là loại trả ngay hoặc trảchậm

+ Uỷ thác thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Trong thanhtoán thương mại quốc tế thì uỷ thác thu kèm chứng từ được sử dụng phổbiến hơn

Uỷ thác thu kèm chứng từ là hình thức người xuất khẩu uỷ thác choNgân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu dựa trên hối phiếu và các chứng

từ hàng hoá kèm theo, với điều kiện người nhập khẩu phải trả tiền hoặcchấp nhận trả tiền thì mới được Ngân hàng ký chuyển giao cho bộ chứng

*Uỷ thác thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ(Documents againstacceptance-D/A): Người xuất khẩu phải phát hành hối phiếu có kỳ hạn gửicùng với các chứng từ hàng hoá nhờ Ngân hàng thu hộ tiền Người nhậpkhẩu khi nhìn thấy tờ hối phiếu này phải ký chấp nhận trả tiền trên tờ hối

Trang 26

phiếu đó thì mới được Ngân hàng ký chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá để

có căn cứ pháp lý đi nhận hàng

1.2.3.3 Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C- Letter of Credit)

Thư tín dụng là một văn bản pháp lý do Ngân hàng viết ra theo yêucầu của người nhập khẩu(được gọi là mở L/C) đảm bảo cam kết trả tiềncho người xuất khẩu( người hưởng lợi L/C) một số tiền nhất định trongmột thời hạn nhất định, quy định trong bức thư đó

1.3 PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C

1.3.1 Khái niệm

L/C là một bản cam kết trả tiền do Ngân hàng phát hành( Ngân hàng

mở L/C) mở theo chỉ thị của người nhập khẩu(người yêu cầu mở L/C), đểtrả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu( người thụ hưởng) với điềukiện người đó phải thực hiện đầy đủ những quy định trong L/C

Khi thanh toán bằng L/C các bên xuất nhập khẩu phải thoả thuận vớinhau về việc sử dụng: “Bản quy tắc và cách thực hành thống nhất về tíndụng chứng từ- viết tắt là UCP” do phòng thương mại quốc tế (ICC) tạiPari phát hành để dẫn chiếu trong L/C UCP đã được phát hành, xuất bảnnhiều lần, hiện nay là bản mang số hiệu UCP 600 UCP được xem như làcẩm nang không chỉ đối với các nhà xuất nhập khẩu mà còn đối với cả cácNgân hàng khi thực hiện các giao dịch thương mại và thanh toán

1.3.2 Các bên tham gia thanh toán L/C

Nếu không phải là L/C đặc biệt, thì tham gia thanh toán L/C thường

có các chủ thể sau đây:

-Người nhập khẩu(người yêu cầu mở L/C- The applicant for thecredit) Là chủ thể của hợp đồng ngoại thương, người đưa ra chỉ thị đối vớiNgân hàng phục vụ mình để mở L/C cho người xuất khẩu hưởng

Trang 27

-Ngân hàng mở L/C(The opening bank) hay còn gọi là Ngân hàngphát hành L/C(The issuing bank): Đây là Ngân hàng trực tiếp phục vụngười nhập khẩu, và thường là Ngân hàng trực tiếp trả tiền theo L/C.

-Người xuất khẩu: Là chủ thể của hợp đồng ngoại thương, người đượchưởng L/C(Beneficiary of the credit)

-Ngân hàng thông báo: (The informing bank): Ngân hàng này có thể

là chi nhánh hoặc là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng mở L/C, trực tiếpthông báo L/C đến người xuất khẩu

Như trên đã trình bày, có thể có những L/C còn có sự tham gia củaNgân hàng xác nhận, Ngân hàng chiết khấu, Ngân hàng được uỷ nhiệmthanh toán

1.3.3.Quy trình thanh toán

Thông thường một nghiệp vụ thanh toán L/C được thực hiện theoquy trình sau đây:

Sơ đồ 1.1: Quy trỡnh của một nghiệp vụ thanh toỏn bằng L/C

4

Hợp đồng ngoại thương

Trang 28

8

1 Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, người nhập khẩu chủ độngviết đơn và gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi Ngân hàngphục vụ mình( Ngân hàng nhập khẩu), yêu cầu ngân hàng mở một L/C vớimột số tiền nhất định và theo đúng những điều kiện nêu trong đơn, để trảtiền cho người xuất khẩu

2 Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của người nhập khẩu, ngânhàng nhập khẩu, sau khi đã đồng ý và người nhập khẩu đã thực hiện kýquỹ, thì sẽ mở một L/C với một số tiền nhất định để trả tiền cho người xuấtkhẩu rồi gửi bản chính(bản gốc) cho ngân hàng phục vụ người xuấtkhẩu(ngân hàng xuất khẩu)

3 Nhận được bản chính L/C từ ngân hàng nhập khẩu, ngân hàngxuất khẩu phải xác nhận bằng văn bản L/C đã nhận được rồi gửi bản chínhL/C cho người xuất khẩu

4 Căn cứ vào những nội dung của L/C và những thoả thuận đã kýtrong hợp đồng, người xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng cho người nhậpkhẩu

5 Sau khi đã tiến hành giao hàng, người xuất khẩu phải hoàn chỉnhngay bộ chứng từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hànhhối phiếu rồi gửi toàn bộ các chứng từ này cho ngân hàng xuất khẩu để xinthanh toán

6 Ngân hàng xuất khẩu đã nhận được bộ chứng từ từ người xuấtkhẩu phải kiểm tra thật kỹ, nếu thấy các chứng từ này mà bề ngoài củachúng không có gì mâu thuẫn với nhau thì ngân hàng sẽ tiến hành trả tiềncho các chứng từ đó( ngân hàng xuất khẩu ứng tiền mua bộ chứng từ này)

Trang 29

7 Ngân hàng xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng nhậpkhẩu và yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho bộ chứng từ đó.

8 Nhận được bộ chứng từ, ngân hàng nhập khẩu phải kiểm tra kỹ,nếu các chứng từ khớp đúng, không có sự nghi ngờ thì ngân hàng nhậpkhẩu trích tiền từ tài khoản ký quỹ mở L/C đứng tên người nhập khẩu đểchuyển trả cho ngân hàng xuất khẩu

9 Ngân hàng nhập khẩu thông báo việc trả tiền đối với L/C chongười nhập khẩu, đồng thời ngân hàng chuyển giao bộ chứng từ hàng hoácho người nhập khẩu để người đó có căn cứ đi nhận hàng

1.3 4 Nội dung chủ yếu của L/C

Hình thức thanh toán bằng L/C là một hình thức thanh toán khá phứctạp, quy trình thanh toán chặt chẽ Vì vậy các quy định trong L/C phải rất

rõ ràng Cần lưu ý một số nội dung chủ yếu sau:

- Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C

+ Mọi L/C đều phải có số hiệu riêng của nó để dẫn chiếu L/C khi traođổi thư từ hoặc điện tín, hoặc thực hiện các giao dịch khác liên quan đến L/C

+ Địa điểm mở L/C : Là nơi Ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền chongười xuất khẩu Địa điểm mở L/C là rất cần thiết cho việc vận dụng luật

để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến L/C

+ Ngày mở L/C là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C Căn

cứ vào ngày mở L/C, người xuất khẩu sẽ kiểm tra xem người nhập khẩu có

mở L/C theo đúng quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương haykhông/

-Loại L/C: Muốn mở loại L/C nào thì người nhập khẩu phải chỉ định

rõ loại L/C đó cho Ngân hàng mở L/C Quy định này rất quan trọng vì nó

có tác dụng điều chỉnh tính chất, nghiệp vụ và các quyền lợi của các bên có

Trang 30

“ước chừng”, “vào khoảng”, hoặc “không vượt quá số tiền” khi ghi sốtiền của L/C, chứ không nên ghi số tuyệt đối, để tạo điều kiện thuận lợi chongười xuất khẩu khi thực hiện các nội dung L/C.

-Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng

Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn giá trị của L/C, được tính từngày L/C được mở đến ngày nó hết hiệu lực Trong khoảng thời gian nàyNgân hàng mở L/C thực hiện cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếungười xuất khẩu xuất trình các chứng từ phù hợp với các điều kiện ghitrong thư tín dụng

Thời hạn trả tiền: Tuỳ theo phương thức trả tiền đã được thoả thuậngiữa người xuất khẩu và người nhập khẩu Nếu là trả tiền ngay thì thời hạntrả tìn nằm trong khoảng thời gian hiệu lực của L/C Còn nếu là trả tiền sauthì thời hạn trả tiền có thể nằm ngoài khoảng thời gian hiệu lực của L/C,nhưng cần chú ý rằng những hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình đểngười nhập khẩu ký chấp nhận trong khi L/C còn hiệu lực

Thời hạn giao hàng là thời hạn quy định người xuất khẩu phải giaohàng cho người nhập khẩu kể từ khi L/C bắt đầu có hiệu lực Ngày giaohàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng vàongày L/C hết hạn hiệu lực

Trang 31

-Những quy định liên quan đến hàng hoá như tên hàng, đơn vị tính, sốlương, giá cả quy cách phẩm chất, ký mã hiệu, bao bì đóng gói

-Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá, chẳng hạn như điềukiện giao hàng(FOB, CIF, FAS, C and F ), nơi gửi hàng, nơi giao hàng,cách thức vận chuyển và cách thức giao hàng

-Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình theo quy địnhcủa L/C

-Cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C

1.3.5 Các loại L/C

1.3.5.1 Thư tín dụng có thể huỷ ngang(Revocable L/C):

Đối với L/C huỷ ngang thì sau khi nó được mở, những nội dung củaL/C có thể dễ dàng được sửa đổi, bổ sung thậm chí huỷ bỏ nó bất cứ lúcnào mà không cần sự đồng ý của người hưởng lợi và người yêu cầu mở L/

C Vì lẽ đó loại thư tín dụng này chưa thật sự là văn bản cam kết trả tiền,

nó mới chỉ là một thư hứa hẹn trả tiền mà thôi Do vậy loại này ít được sửdụng

1.3.5.2 Thư tín dụng không thể huỷ ngang(Irrevocable L/C):

Khi loại L/C này được mở thì người yêu cầu L/C sẽ không được tự ýsửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó, nếu không có sự đồng

ý của người thụ hưởng, cho nên loại L/C này là một văn bản cam kết trảtiền chắc chắn, vì thế được dùng khá phổ biến trong thanh toán thương mạiquốc tế

1.3.5.3 Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận(Irrevocable

Confirmed L/C): Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang và đượcmột ngân hàng có uy tín hơn đứng ra đảm bảo thanh toán cho người hưởnglợi Loại thư tín dụng này được yêu cầu khi người bán không tin tưởng vàokhả năng thanh toán của ngân hàng nên yêu cầu ngân hàng này đứng ra

Trang 32

đảm bảo thanh toán cho ngân hàng mở Ngân hàng đảm bảo này gọi làngân hàng xác nhận.

1.3.5.4 Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi(Irrevocable Without Recourse L/C)

Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì Ngânhàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền từ người xuất khẩu trong bất cứtrường hợp nào Khi dùng loại L/C này, người xuất khẩu khi ký phát hốiphiếu phải ghi câu “Without recourse to drawers”(miễn truy đòi lại người

ký phát) đồng thời trong L/C cũng ghi như trên Loại L/C không thể huỷngang miễn truy đòi cũng được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế

1.3.5.5 Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng được(Irrevocable Transferable L/C)

Là loại L/C trong đó quy định quyền được chuyển nhượng toàn bộhay một phần số tiền L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của ngườihưởng lợi đầu tiên, nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần mà thôi.Chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên trả

1.3.5.6 Thư tín dụng giáp lưng(Back to back L/C)

Là loại L/C được mở dựa vào một L/C khác, nghĩa là sau khi nhậnđược L/C do người nhập khẩu mở cho mình, người xuất khẩu yêu cầuNgân hàng mở một L/C khác dựa vào L/C gốc, cho nhà cung cấp hàng hoá.L/C sau được hiểu là L/C giáp lưng

1.3.5.7 Thư tín dụng đối ứng(Reciprocal L/C)

Là loại L/C có giá trị hiệu lực khi L/C của đối phương được mở ra.Loại L/C này có nghĩa là: Người xuất khẩu khi nhận được L/C do ngườinhập khẩu mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì mới có giá trị Loại nàythường chỉ sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng hoặc giacông

Trang 33

1.3.5.8 Thư tín dụng tuần hoàn(Revolving L/C)

Là loại L/C không huỷ ngang trong đó quy định rằng khi L/C được

sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hạn hiệu lực của L/C thì nó lại tựđộng có giá trị như cũ, và cứ như vậy L/C tuần hoàn đến khi nào hoàn tấtgiá trị hợp đồng

1.3.5.9 Thư tín dụng dự phòng(Stand-by L/C)

Là loại L/C mà trong đó Ngân hàng mở L/C cam kết với người nhậpkhẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu khônghoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra cho người nhập khẩu

1.3.5.10 Thư tín dụng điều khoản đỏ(Red Claud L/C)

Thư tín dụng điều khoản đỏ là một loại thư tín dụng đặc biệt, đó là sự

uỷ quyền của Ngân hàng mở thư tín dụng đối với Ngân hàng thông báohoặc Ngân hàng xác nhận hay chiết khấu, ứng trước một khoản tiền nhấtđịnh cho người xuất khẩu trước khi giao hàng, nhằm giúp người xuất khẩu

về mặt tài chính để thực hiện các quy định của L/C

Khi người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ để thanh toán hoặc đểchiết khấu theo L/C thì Ngân hàng sẽ trừ khoản tiền ứng trước và tiền lãitrên hối phiếu Người xuất khẩu chỉ nhận số tiền còn lại

1.3.5.11 Thư tín dụng trả chậm(Defered payment L/C)

Là loại thư tín dụng không huỷ ngang, trong đó Ngân hàng xác nhậnL/C cam kết với những người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ sốtiền của L/C trong những thời hạn đã được quy định rõ trong L/C

1.4 Kinh nghiệm của một số ngân hàng và bài học đối với Sao Đại Hùng

1.4.1 Kinh nghiệm

1.4.1.1 Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Trang 34

Những thắc mắc khách hàng cần biết khi thanh toán bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C tại ngân hàng công thương Việt Nam

- Doanh nghiệp Nhà nước

- Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

- Cụng ty trỏch nhiệm hữu hạn

- Cụng ty cổ phần

- Cụng ty hợp danh

- Chi nhánh công ty nước ngoài

- Doanh nghiệp thuộc cỏc tổ chức chớnh trị xó hội

Trang 35

Trả lời:

NHCTVN xem xét mở L/C at sight khi doanh nghiệp có nhu cầu nhậpkhẩu vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị,… mà trong hợp đồng ngoạithương quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trả tiềnngay (gọi tắt là L/C at sight)

- Cỏc mặt hàng nhập khẩu phải phù hợp với chính sách xuất nhập khẩuhàng năm của nhà nước

- Doanh nghiệp xin mở L/C phải chịu trỏch nhiệm về tớnh phỏp lý và sựtrung thực đối với hồ sơ, tài liệu xuất trỡnh cho NHCTVN

- Các L/C at sight được mở tại NHCTVN (trừ trường hợp mở bằng vốn củadoanh nghiệp, ký quỹ đủ 100%) đều phải ghi rừ vận đơn được lập theolệnh của ngân hàng

Cõu hỏi 3: Doanh nghiệp cú thể mở và thanh toỏn L/C at sight tại NHCTVN bằng những nguồn vốn nào?

Trả lời:

Hiện nay, doanh nghiệp cú thể mở và thanh toỏn L/C at sight tại NHCTVNbằng những nguồn vốn sau:

- Mở L/C at sight thanh toỏn bằng nguồn vốn của doanh nghiệp

- Mở L/C at sight thanh toán bằng nguồn vốn vay của NHCTVN (Doanhnghiệp có thể vay ngoại tệ hoặc vay VND mua ngoại tệ để mở và thanhtoỏn L/C at sight)

Câu hỏi 4: Doanh nghiệp phải cần có những điều kiện gỡ để được NHCTVN xem xét mở và thanh toán L/C at sight?

Trả lời:

Để được NHCTVN xem xét mở và thanh toán L/C at sight, doanh nghiệpcần phải đáp ứng được những điều kiện sau:

Trang 36

Nếu mở L/C at sight bằng nguồn vốn vay thỡ phải đáp ứng được các điềukiện vay vốn của NHCTVN

Nếu mở L/C at sight bằng nguồn vốn của doanh nghiệp thỡ phải cú tài sảnđảm bảo và ký quỹ

Câu hỏi 5: Mức ký quỹ khi mở L/C at sight tại NHCTVN được quy định như thế nào?

Trả lời:

Tất cả các doanh nghiệp khi mở L/C at sight tại NHCTVN đều phải thựchiện biện pháp bảo đảm là ký quỹ với tỷ lệ được quy định từ 0% - 100%giá trị L/C

- Các trường hợp ký quỹ dưới 100% giá trị L/C, ngân hàng chỉ áp dụng đốivới các doanh nghiệp cú tỡnh hỡnh tài chớnh lành mạnh, quan hệ tớn dụngsũng phẳng, khụng cú nợ quỏ hạn, khụng cú lói treo, phương án kinhdoanh có hiệu quả

- Phần chờnh lệch giữa giỏ trị L/C và số tiền ký quỹ, doanh nghiệp phải cúvăn bản cam kết trước ngày thanh toán sẽ có đủ tiền nộp vào ngân hàng đểtrả bên bán

- Trường hợp doanh nghiệp không đủ tiền, ngân hàng phải trả thay thỡdoanh nghiệp phải nhận nợ vay bắt buộc với lói suất bằng 150% lói suấtvay thụng thường; đồng thời ngân hàng có quyền cầm quản toàn bộ lôhàng nhập khẩu Trong vũng 10 ngày, doanh nghiệp khụng nộp tiền vào đểtrả nợ, ngân hàng được quyền phát mại toàn bộ lô hàng nhập khẩu hoặcphát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lónh (nếu cú) và thực hiện cỏc biệnphỏp khỏc để thu hồi nợ

Câu hỏi 6: Mức phí đối với dịch vụ L/C at sight được NHCTVN quy định như thế nào?

Trang 37

Trả lời:

Mức phí đối với dịch vụ L/C at sight được quy định cụ thể tại Biểu phídịch vụ hiện hành của NHCTVN (Chi tiết xin xem trong phần Biểu phớ

Câu hỏi 7: Những đối tượng khách hàng nào khi có nhu cầu thỡ được NHCTVN xem xét mở L/C trả chậm?

Trả lời:

Những đối tượng khách hàng có nhu cầu được NHCTVN xem xét mở L/Ctrả chậm là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luậtViệt Nam (Như đối với L/C at sight)

Câu hỏi 8: Doanh nghiệp đề nghị được mở L/C trả chậm ngắn hạn (thời hạn đến 01 năm) tại NHCTVN cần phải đáp ứng được những điều kiện gỡ?

3 Có hợp đồng nhập khẩu, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệuquả và đảm bảo khả năng thanh toán L/C đúng thời hạn cam kết

4 Có cam kết bằng văn bản với ngân hàng về lịch chuyển tiền cho ngânhàng để thanh toán cho nước ngoài Lịch chuyển tiền này phải phù hợp với

Trang 38

nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng cho nước ngoài đối với L/C sẽ mở.

5 Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với ngân hàng Tại thờiđiểm xin mở L/C, không vi phạm cam kết chuyển tiền thanh toán cho ngânhàng để ngân hàng thanh toán cho nước ngoài đối với các L/C trả chậm đó

mở trước đó, không cũn nợ với ngõn hàng trong cỏc trường hợp ngân hàngghi nợ đối với doanh nghiệp do doanh nghiệp không chuyển tiền đúng camkết để thanh toán cho nước ngoài

6 Có bảo đảm hợp pháp (bằng một hoặc nhiều hỡnh thức như ký quỹ, cầm

cố, thế chấp tài sản hoặc được bên thứ ba bảo lónh) cho việc mở L/C trảchậm

7 Đáp ứng được điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn do Thống đốcNHNNVN quy định

Câu hỏi 9: Doanh nghiệp đề nghị được mở L/C trả chậm trung, dài hạn (thời hạn trên 01 năm) tại NHCTVN cần phải đáp ứng được những điều kiện gỡ?

1 Có văn bản của NHNNVN xác nhận đó đăng ký vay, trả nợ nước ngoài

2 Trường hợp mở L/C trả chậm trung dài hạn nhập khẩu máy móc, thiết

bị, vật tư,… để thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng thực hiện đúng cácquy định và trỡnh tự theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Quy chếđấu thầu của Chính phủ

Trang 39

Câu hỏi 10: Doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp bảo đảm gỡ khi

mở L/C trả chậm tại NHCTVN

Trả lời:

Trước khi mở L/C trả chậm cho doanh nghiệp, ngân hàng căn cứ vào:

1 Tỡnh hỡnh thực tế về sản xuất kinh doanh;

2 Khả năng tài chính, uy tín của doanh nghiệp;

3 Đặc điểm của hàng hóa nhập khẩu;

4 Quy định của NHNNVN và NHCTVN trong từng thời kỳ, để thỏa thuậnvới doanh nghiệp việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm (ký quỹ,cầm cố, thế cháp tài sản hoặc bảo lónh bằng tài sản của bờn thứ 3 hoặc bảolónh bằng uy tớn của cỏc NHTMQD, ngõn hàng nước ngoài, Quỹ hỗ trợđầu tư và phát triển)

Lưu ý: Doanh nghiệp mở L/C trả chậm không được ký quỹ bằng vốn vayngõn hàng hoặc cỏc khoản vốn đang được ngân hàng bảo lónh

Cõu hỏi 11: Thời hạn bảo lónh thanh toán L/C trả chậm tại NHCTVN được quy định như thế nào?

Trả lời:

Thời hạn bảo lónh thanh toỏn L/C trả chậm tại NHCTVN:

1 Được xác định trên cơ sở thời hạn thanh toán quy định trong nội dungcủa L/C

Trường hợp gia hạn bảo lónh phải căn cứ vào điện (hoặc thư) có xác thực

từ Ngân hàng thông báo L/C xác nhận sự chấp thuận gia hạn thanh toáncủa người xuất khẩu

2 Đối với những L/C trả chậm có thời hạn ngắn (dưới 03 tháng) nhưngchu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dài hơn, nếu xét thấy đủ điềukiện vay vốn và doanh nghiệp có đề nghị vay khi L/C đến hạn thanh toánthỡ ngõn hàng khụng bảo lónh, mà sẽ xem xột cho doanh nghiệp vay ngay

Trang 40

từ đầu theo đúng quy định hiện hành về cho vay, bảo đảm tiền vay củaNHNNVN và hướng dẫn của NHCTVN.

Cõu hỏi 12: Mức phớ đối với dịch vụ L/C trả chậm được NHCTVN quy định như thế nào?

* Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;

* Khách hàng có mục đích mở L/C hợp pháp ;

* Khách hàng có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán L/C;

* Khách hàng có tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Hàng Hải và ký quỹ theo quy định

* Giấy phép nhập khẩu hoặc tờ giấy liên quan theo chính sách quản

lý xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối hiện hành của Nhà nước;

* Phương án thanh toán hàng hoá, dịch vụ được nhập khẩu;

* Hồ sơ đảm bảo cho khoản Tín dụng thư (tuỳ theo từng loại L/C);

* Hồ sơ đề nghị vay vốn (nếu Khách hàng có nhu cầu vay vốn để thanh toán L/C);

* Các tài liệu khác tuỳ theo đặc thù của từng loại L/C

3 Hồ sơ sửa đổi, huỷ bỏ L/C:

* Giấy yêu cầu sửa đổi, huỷ bỏ Tín dụng thư (theo mẫu của Ngân hàng Hàng Hải);

* Tài liệu liên quan đến việc sửa đổi, huỷ bỏ L/C

Ngày đăng: 06/08/2013, 12:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Một số bài giảng trong trương trình học lớp – “Nghiệp vụ XNK và Thanh Toán Quốc Tế” do Khoa Thương Mại Và Kinh Tế Quốc Tế Trường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức tháng 3,tháng 4 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ XNK vàThanh Toán Quốc Tế
1. Báo cáo hoạt động kinh doanh và hoạt động thanh toán 2005-2007 của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng Khác
4. PGS.TS. Đỗ Đức Bình – TS. Nguyễn Thường Lạng : Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế, NXB Lao Động – Hà nội 2005 Khác
5. Paul AS Samuelson – Wiliam D.Nordhalls : Kinh Tế Học (tập 1, 2) NXB Tài Chính tháng 6 năm 2007 Khác
6. TS. Nguyễn Minh Kiều – Tín dụng và Thẩm định Tín dụng Ngân hàng NXB Tài Chính, 2008 Khác
7. TS. Nguyễn Minh Kiều – Thanh Toán Quốc Tế , NXB Thống kê 2008 Khác
8. TS. Nguyễn Minh Kiều – Nghiệp Vụ Ngân Hàng NXB Thống Kê Năm 2006 Khác
9. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, Doanh nghiệp Việt Nam- tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, VCCI 2002 Khác
10. Trần Hoàng Ngân - - Bộ môn Tài chính Ngân hàng- Trường ĐHKT TP HCM - Nghiệp vụ hối đoái và thanh toán quốc tế- Bộ môn Tài chính Ngân hàng- Trường ĐHKT TP HCM Khác
11. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc – Giáo trình Phân Tích Báo Cáo Tài Chính NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội Tháng 5 năm 2008 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Quy trỡnh của một nghiệp vụ thanh toỏn bằng L/C - HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG
Sơ đồ 1.1 Quy trỡnh của một nghiệp vụ thanh toỏn bằng L/C (Trang 23)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty - HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty (Trang 51)
Bảng 2.1: Kim ngạch XNK toàn Công ty qua các năm: - HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG
Bảng 2.1 Kim ngạch XNK toàn Công ty qua các năm: (Trang 56)
Bảng 2.4: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2005-2007 - HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG
Bảng 2.4 Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2005-2007 (Trang 58)
Bảng 2.5: Giá trị nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2005-2007 - HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG
Bảng 2.5 Giá trị nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2005-2007 (Trang 59)
Bảng 2.7: Kim ngạch thanh toán XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng - HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG SAO ĐẠI HÙNG
Bảng 2.7 Kim ngạch thanh toán XNK của Công ty Cổ Phần Kỹ Thương Sao Đại Hùng (Trang 73)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w