1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ

51 533 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính toán, thiết kế máy sấy băng tải dùng để sấy trà xanh năng suất 100 kg/giờ
Tác giả Võ Lê Hải Đăng, Nguyễn Minh Tâm
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Huy Bích
Trường học Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Nhiệt Lạnh
Thể loại Khóa luận
Năm xuất bản 2011
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài “Tính toán, thiết kế máy sấy băng tải dùng để sấy chè xanh năng suất 100kg/giờ” được tiến hành tại Bộ môn Công nghệ Nhiệt Lạnh, Khoa Cơ khí-Công nghệ trường Đại học Nông

Trang 1

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kg/GIỜ

Giáo viên hướng dẫn:

TS NGUYỄN HUY BÍCH

Tháng 6 năm 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình từ khi bắt đầu làm đề tài đến kết thúc thực hiện đề tài, chúng tôi

đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía gia đình, thầy cô và bạn bè

Để hoàn thành luận văn này chúng em xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:

 Đấng sinh thành đã dạy dỗ dưỡng dục cho con sự trưởng thành như ngày hôm nay, đã cổ vũ cho chúng con về mặt tinh thần

 Bộ môn Công nghệ Nhiệt Lạnh, Khoa Cơ Khí – Công Nghệ, trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, trường Cao đẳng Kinh Tế - Công nghệ Bảo Lộc đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện để tài này

 Thầy TS Nguyễn Huy Bích, thầy Th.S Phạm Cân, đã tận tâm nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo em

 Thầy Cao Văn Hào – Giám đốc xưởng cơ khí Thế Hiển, thành phố Bảo Lộc – tỉnh Lâm Đồng

 Cuối cùng không thể thiếu là các bạn DH07NL đã chia sẻ và giúp đỡ chúng tôi

Trong quá trình làm đề tài chúng em đã rất cố gắng nỗ lực tìm kiếm tài liệu và trao đổi kiến thức với bạn bè Nhưng vì đây là lần đầu tiên bước vào tính toán hệ thống thiết bị chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được

sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô giáo cũng như ý kiến đóng góp của các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

TP.HCM, ngày 6/6/2011

Sinh viên thực hiện

Võ Lê Hải Đăng

Nguyễn Minh Tâm

Trang 3

TÓM TẮT

Đề tài “Tính toán, thiết kế máy sấy băng tải dùng để sấy chè xanh năng suất

100kg/giờ” được tiến hành tại Bộ môn Công nghệ Nhiệt Lạnh, Khoa Cơ khí-Công

nghệ trường Đại học Nông Lâm TP HCM, thời gian từ 14/3 đến 11/6 năm 2011 Bằng phương pháp điều tra khảo sát và phân tích lý thuyết, đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát một số thiết bị sấy chè xanh hiện có tại khu vực TP Bảo Lộc - tỉnh Lâm Đồng, và trên cơ sở đó, đề tài tiến hành tính toán, thiết kế hệ thống sấy băng tải dùng để sấy chè xanh năng suất 100kg/giờ

Kết quả thu được:

 Đề tài đã điều tra, khảo sát các loại máy sấy chè ở khu vực TP Bảo với các cỡ công suất khác nhau

 Tính toán, thiết kế máy sấy băng tải dùng để sấy chè xanh năng suất 100 kg/h

Hệ thống có các thông số cơ bản như sau:

- Năng suất: 100 kg/giờ

- Sử dụng bộ gia nhiệt khí – khí để gia nhiệt cho không khí sấy

- Nhiệt độ sấy đầu vào: t1 = 110oC

- Nhiệt độ không khí ra: t2 = 60oC

- Công suất quạt: N = 15HP

- Độ ẩm sản phẩm: 5%

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH vii

Chương 1 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích 1

Chương 2 3

TỔNG QUAN 3

2.1 Tra cứu tài liệu: 3

2.1.1 Tìm hiểu về cây chè: 3

2.1.2 Tình hình sản xuất chè: 4

2.2 Sơ lược về lý thuyết sấy: 6

2.3 Quy trình chế biến chè và kỹ thuật sấy chè thường gặp 7

2.3.1 Quy trình chế biến chè xanh 7

2.3.2 Quy trình chế biến chè đen 9

Chương 3 12

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 Nội dung nghiên cứu: 12

3.2 Địa điểm nghiên cứu 12

3.3 Thời gian nghiên cứu 12

3.4 Phương pháp nghiên cứu: 12

Chương 4 13

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13

4.1 Điều tra, khảo sát tình hình chế biến chè tại TP Bảo Lộc 13

Trang 5

4.1.1 Nhà máy chế biến chè đen: 13

4.1.2 Nhà máy chế biến chè xanh: 17

4.2 Tính toán, thiết kế máy sấy băng tải sấy chè xanh năng suất 100 kg/h 21

4.2.1 Chọn chế độ sấy 21

4.2.2 Thông số TNS truớc quá trình sấy 21

4.2.3 Tính toán quá trình sấy lý thuyết 21

4.2.4 Tính toán băng tải 24

4.2.5 Tính toán buồng sấy 26

4.2.6 Tính toán tổn thất nhiệt: 27

4.2.7 Cân bằng nhiệt ẩm của quá trình sấy thực 32

4.3 Tính toán thiết kế thiết bị phụ 34

4.3.1 Thiết kế bộ gia nhiệt 34

4.3.2 Thiết kế buồng đốt: 38

4.3.3 Tính toán chọn quạt 39

4.3.4 Bộ phận cấp và thoát liệu: 41

Chương 5 42

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 42

5.1 Kết luận 42

5.2.Đề xuất ý kiến 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

α : Hệ số tỏa nhiệt (W/m2 độ)  : Độ nhớt động học (m2/s)

ω : Tốc độ gió (m/s) ρ : Khối lượng thể tích (kg/m3)

Q : Lưu lượng quạt (m3/h) V : Thể tích (m3)

GH2O: Lượng nước cần tách (kg/h) N : Công suất tiêu thụ (kW)

A : Cường độ bốc ẩm τ : Thời gian sấy (h)

G1 :Năng suất tính theo vật liệu khô (kg/h)

G2: Năng suất thành phẩm (kg/h)

F1 : Diện tích 2 vách buồng sấy (m2) I : Entanply (kJ/kg kk khô)

F2: Diện tích trần và nền (m2) do: Độ chứa hơi (kg H2O/kg kk khô)

F3: Diện tích 2 mặt trước sau (m2) Ltt : Lưu lượng không khí

 Chiều dày các lớp vật liệu làm vách (m)

cp : Nhiệt dung riêng (kJ/kg độ) Q : Nhiệt lượng (kJ/h; kW)

q : Mật độ dòng nhiệt (kJ/kg ẩm)

Trang 7

Hình 2.5 Thức ăn nhanh làm từ chè xanh 5

Hình 2.9 Quy trình công nghệ chế biến chè đen 10

Hình 4.2 Quạt thổi không khí vào làm héo chè 14

Trang 8

Hình 4.8 Chè đã được cắt nhỏ và nhuyễn 15

Hình 4.21 Quạt thổi không khí nóng vào buồng sấy 20

Trang 9

chè chưa đạt yêu cầu cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Từ những tồn tại trong thực tế sản xuất chè theo quy mô hộ gia đình và nhóm hộ kinh doanh sản xuất chè, và nhằm giải quyết đầu ra trong mùa vụ, cần có các thiết bị chế biến chè quy mô vừa và nhỏ, trong đó sấy khô chè là khâu rất quan trọng

Công nghệ sấy băng tải là một công nghệ sấy với chi phí sấy thấp và giá trị đầu tư không cao Ưu điểm của sấy băng tải là thời gian sấy nhanh, chất lượng sản phẩm được đảm bảo Chọn sấy băng tải là phương pháp giải quyết bài toán mùa vụ và tiêu thụ sản phẩm chè, sẽ là một hướng đi tích cực cho ngành chè

Được sự đồng ý của bộ môn Công Nghệ Nhiệt Lạnh, khoa Cơ Khí Công Nghệ

trường Đại học Nông Lâm TPHCM, chúng em đã thực hiện đề tài: “tính toán, thiết

kế máy sấy băng tải dùng để sấy chè xanh năng suất 100kg/giờ” dưới sự hướng

dẫn của thầy TS Nguyễn Huy Bích

1.2 Mục đích

 Tìm hiểu việc sản xuất và chế biến chè tại Bảo Lộc – Lâm Đồng

Trang 10

 Điều tra, khảo sát một số máy sấy chè tại khu vực Bảo Lộc nhằm làm cơ sở cho việc tính toán, thiết kế máy sấy băng tải (MSBT) dùng để sấy chè xanh năng suất 100 kg/giờ

 Tính toán, thiết kế MSBT dùng để sấy chè xanh năng suất 100 kg/giờ

Trang 11

Ở Bảo Lộc

Cây chè có một lịch sử khá lâu đời tại Bảo Lộc (trên 100 năm) đã khẳng định

ưu thế tuyệt đối mặc dù có những bước thăng trầm nhất định do nhiều yếu tố khác nhau Cho đến nay, cây chè Bảo Lộc vẫn tiếp tục phát triển về diện tích và sản lượng Năm 2010, Bảo Lộc có 8.743ha chè với sản lượng 45.311 tấn chè búp tươi, trong đó khu vực quốc doanh chiếm gần 20% diện tích và 70% công suất chế biến Ở Bảo Lộc

đã hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá cao, gắn được sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước Cây chè Bảo Lộc gần như chiếm vị trí độc quyền ở các tỉnh phía Nam Thị trường xuất khẩu chè được tiếp tục mở sang các nước Cộng hoà Liên bang Nga, Pháp, châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ, Xin-ga-po, Hồng Công, Đài Loan, Ả Rập,

Trang 12

Hình 2.1 Búp chè Hình 2.2 Nông dân thu hoạch chè

2.1.2 Tình hình sản xuất chè:

Tại hội thảo khoa học biện pháp nâng cao chất lượng chè tổ chức tại TP Bảo Lộc vào ngày 26/12/2010, Hiệp hội chè Việt nam cho biết, sản lượng chè qua chế biến năm 2009 khoảng 115 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu trên 178 triệu USD

Tính đến tháng 11 năm 2010, tổng lượng chè xuất khẩu ước đạt 122 nghìn tấn, kim ngạch đạt 180 triệu USD, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ Hiện nước ta là nước

có sản lượng chè đứng thứ 5 thế giới và xuất khẩu ra khoảng 110 nước Ba thị trường lớn là Pakixtan, Đài Loan và Nga Từ năm 2005 đến nay đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất 8 giống chè mới Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm ở nhiều nơi nhìn chung còn thấp và chưa đồng đồng đều Nhiều cơ sở chế biến chè không có vùng nguyên liệu, tình trạng thu gom nguyên liệu qua đầu cấp không những làm tăng giá nguyên liệu đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo quản

2.1.3 Các sản phẩm được chế biến từ chè

Chè sau khi được thu hái từ đồng, được mang về các vựa thu mua và từ đó được vận chuyển tới các nhà máy chế biến Hiện nay có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ chè tươi, đặc biệt là các sản phẩm chè xanh Các hình 3 – 6 trình bày một số sản phẩm được chế biến từ chè chẳng hạn dùng làm thức uống, làm gia vị cho kem, bánh, hoặc nước uống đóng chai…

Trang 13

Hình 2.3 Chè chế biến để uống Hình 2.4 Chè – thức uống quen thuộc

Hình 2.5 Thức ăn nhanh làm từ chè xanh

Chè xanh cũng được chế biến thành thức uống nhanh, đóng hộp, tiện lợi cho việc sử dụng và vận chuyển

Hình 2.6 Nước uống chè đóng chai

Trang 14

2.2 Sơ lược về lý thuyết sấy:

Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu sấy nhờ tác nhân sấy Tác nhân sấy có thể là không khí, khói lò, hơi quá nhiệt hoặc một số dịch thể lỏng như dầu mỏ hoặc thực vật

Vật liệu ẩm: những vật đem đi sấy có chứa một lượng ẩm nhất định Trong quá

trình sấy, chất lỏng bay hơi, độ ẩm của nó giảm đi Trạng thái của vật liệu ẩm được xác định bởi độ ẩm của nó

Ẩm độ của vật liệu là yếu tố quan trọng quyết định thời gian sấy và bảo quản vật liệu

Ẩm độ của vật liệu được định nghĩa:

Ẩm độ cân bằng của vật liệu: là mức ẩm độ mà tại đó vật liệu không hút và không nhả ẩm Ẩm độ cân bằng của mỗi loại vật liệu sẽ khác nhau và thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ tương đối của không khí xung quanh nó

Tác nhân sấy: là chất tách ẩm từ vật liệu sấy và mang ẩm ra môi trường Tác

nhân sấy phổ biến là không khí ẩm và khói lò

Không khí ẩm là một hỗn hợp của không khí khô và hơi nước

Khói lò được tạo ra khi đốt các loại nhiên liệu như than đá, củi, dầu nặng… Khói

lò có thể là nguồn cung cấp nhiệt gián tiếp để đốt nóng tác nhân sấy hoặc dùng làm tác nhân sấy trực tiếp Thành phần của khói lò bao gồm khói khô và hơi nước Vì vậy, với

tư cách là một tác nhân sấy, ta có thể xem khói lò như một dạng nào đó của không khí

ẩm

Phương pháp sấy có nhiều phương pháp sấy: sấy đối lưu, sấy tiếp xúc, sấy bức xạ…

Sấy đối lưu: không khí nóng hoặc khói lò được dùng làm tác nhân sấy có nhiệt

độ, độ ẩm, tốc độ phù hợp, chuyển động bao quanh vật sấy làm cho ẩm trong vật sấy bay hơi rồi đi theo tác nhân sấy

khối lượng nước trong vật liệu

Ẩm độ (%) =

Khối lượng vật liệu (chất khô và nước)

Trang 15

Tác nhân sấy có thể chuyển động cùng chiều, ngược chiều hoặc cắt ngang dòng chuyển động của vật liệu sấy Sấy đối lưu có thể thực hiện theo mẻ hoặc liên tục

Chế độ sấy: được hiểu đơn giản là tổ chức quá trình truyền nhiệt, truyền chất giữa

tác nhân sấy với vật liệu sấy và các thông số của nó để đảm bảo năng suất hệ thống sấy theo yêu cầu, chất lượng sản phẩm tốt, chi phí vận hành, chi phí năng lượng hợp lý Chế độ sấy trong hệ thống sấy bao gồm các yếu tố: nhiệt độ tác nhân sấy khi đi vào thiết bị sấy và khi ra khỏi thiết bị sấy, tốc độ tác nhân sấy

Chọn chế độ sấy phụ thuộc vào sự làm việc của thiết bị và các tính chất của vật liệu sấy

Thời gian sấy phụ thuộc vào loại vật liệu sấy, hình dáng, kích thước hình học của vật liệu, ẩm độ đầu và cuối của vật liệu, loại thiết bị sấy, phương pháp cấp nhiệt, chế

độ sấy

2.3 Quy trình chế biến chè và kỹ thuật sấy chè thường gặp

2.3.1 Quy trình chế biến chè xanh

Độ ẩm ban đầu của lá trà tươi sau khi hái là khoảng 75 – 78% (độ ẩm cơ bản) vào mùa xuân và 65 – 70 % (độ ẩm chuẩn) vào mùa thu Đầu tiên lá trà được làm héo bằng cách đặt lá trà lên mâm hoặc giá dưới bóng mát ở nhiệt độ 20 – 30 0C trong vài giờ phụ thuộc vào độ ẩm của lá trà Quá trình trên chuẩn bị lá trà cho quá trình cán mà không mất đi dịch trà Trong khi đó độ ẩm giảm khoảng 50 % (độ ẩm chuẩn) Có thể kết thúc quá trình bằng cách sào Quá trình này được thiết kế để kiềm hãm các enzym phản ứng, oxi hóa riêng biệt Ống sào thường là 1 ống trụ có nhiệt độ bề mặt 400 –

470C (ưu tiên 430 – 4600C) để giảm 10 – 15% độ ẩm của lá trà Quá trình sấy bắt đầu với việc sử dụng không khí nóng ở 110 – 1200C để làm bay hơi lớp nước bề mặt lá trà dày khoảng 20 mm Trong thực tế, nhiệt độ không khí tối đa có thể sử dụng là 150 0C

để tránh cho mép lá bị “giòn” Tiếp tục quá trình sấy nhiệt độ được tăng lên đến 150 –

160 0C và thời gian sấy là 30 – 40 phút đến khi độ ẩm trong khoảng 20% Về sau, nhiệt

độ bề mặt của buồng giảm xuống đến 80 – 1000C và quá trình sấy tiếp tục trong 60 – 90ph để hạ độ ẩm xuống 9 – 10% Cuối cùng, nhiệt độ bề mặt chảo hạ xuống 60 0C và quá trình sấy tiếp tục trong 60 – 90 phút cho đến khi độ ẩm cuối cùng vào khoảng 4 – 5%

Trang 16

Hình 2.7 Quy trình công nghệ chế sấy chè xanh

Kỹ thuật Sấy băng tải

Một hệ thống sấy chè bằng băng tải có các thiết bị chính: Buồng sấy, Quạt, Bộ trao đổi nhiệt Bên trong buồng sấy người ta bố trí băng tải để chứa VLS

Trang 17

      Hình 2.8 Cấu tạo máy sấy băng tải

Cấu tạo máy sấy băng tải:

2 – Băng tải câp liệu 7 – Cửa thoát liệu

5 – Cánh hướng dòng

Nguyên lý hoạt động:

Quạt thổi không khí nóng từ bộ trao đổi nhiệt vào buồng sấy từ dưới lên, buồng sấy là một hộp kim loại có 4 - 5 băng tải VLS nhờ băng tải cấp liệu vào băng chuyền trên cùng rồi lần lượt đi xuống phía dưới Sau khi qua khỏi băng chuyền dưới cùng thì chè ra khỏi máy sấy theo cửa thoát liệu Năng suất của máy thường là 100 - 120 kg chè/giờ, vận tốc không khí nóng 30 m/s

2.3.2 Quy trình chế biến chè đen

Lớp nước bề mặt trên lá hoặc chồi non được phân tán ra khi sấy trên các giá đỡ trong 10 – 20h nhằm hạ độ ẩm bên trong để các chiếc lá mềm hơn cho giai đoạn tiếp theo Việc làm khô ít, trung bình hay nhiều có thể được chấp nhận với độ ẩm giảm tương ứng là 10, 15, 20% (độ ẩm cơ bản) Sự lựa chọn độ khô phụ thuộc vào quá trình cho ra sản phẩm và tiêu chuẩn sản xuất cuối cùng Lá trà được ghiền sơ trước khi bắt đầu quá trình lên men, cắt nhỏ những mãnh này nếu cần thiết Quá trình cán sẽ kết thúc

Trang 18

cho tới khi lá trà chuyển sang màu đỏ sậm giống như màu của đồng xu Lá trà được trải thành một lớp mỏng trên khay đặt trong bóng mát 2 – 3 ngày để lên men trước khi sấy Khi không khí ẩm ở 20 – 260C được thổi xuyên qua những chiếc lá, thời gian lên men nên dưới 60 phút Quá trình sấy chè xanh có thể được hoàn thành với một hệ thống buồng sấy ở 110 – 1200C trong 12 – 16ph để thu được những lá trà dày từ 15 – 20mm

có hàm lượng nước từ 18 – 25% Quá trình sấy tiếp tục với nhiệt độ buồng sấy khoảng

90 – 95 0C và sấy trong 12 – 16ph để hàm lượng ẩm cuối cùng vao khoảng 5 – 6% (độ

ẩm cơ bản) Mức nhiệt độ cao hơn là cần thiết để ngừng enzym lên men phụ và giữ lại mùi thơm trong lá trà

Hình 2.9 Quy trình công nghệ chế biến chè đen

Làm héo Nhập liệu

Trang 19

Cấu tạo máy sấy tầng sôi:

Hình 2.10 Hệ thống máy sấy tầng sôi

4 Vis tải nạp liệu 10,11,12 Sản phẩm khô

6 Buồng sấy tầng sôi

Nguyên lý hoạt động

Đây là công nghệ sấy thường dùng sấy các vật liệu dạng hạt hoặc bột Thiết bị gồm buồng sấy có sàng chứa hạt, phía dưới là buồng không khí sấy Vật liệu sấy sẽ “lơ lửng” nhờ không khí sấy có áp suất lớn và nhiệt độ thích hợp được thổi vào buồng không khí sấy và làm cho lớp hạt dao động như là “sôi” Vật liệu sấy ở buồng sấy sẽ nhận nhiệt và nhả ẩm cho tác nhân sấy do đó trở nên nhẹ hơn và theo tác nhân đi lên lớp trên Ở 1 độ cao thích hợp, có thể điều chỉnh được, khi đảm bảo đúng độ khô yêu cầu vật, liệu sấy sẽ được lấy ra ngoài Thiết bị có thể có 2 hoặc nhiều tầng và có tầng làm mát trung gian

Trang 20

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu tổng quan về tình hình chế biến chè

- Nghiên cứu lý thuyết về máy sấy

- Tiến hành khảo nghiệm thực tế các loại máy sấy chè

- Tính toán thiết kế máy sấy băng tải sấy chè xanh năng suất 100 kg/giờ

3.2 Địa điểm nghiên cứu

CTCP chè Minh Rồng – Bảo Lộc

Xưởng Cơ khí Thế Hiển – Bảo Lộc

Nhà máy chế biến chè xanh Minh Hùng – Bảo Lộc

Nhà máy chế biến chè xanh Công Đức – Bảo Lộc

Khoa Cơ khí Công nghệ - đại học Nông Lâm TPHCM

3.3 Thời gian nghiên cứu

Đồ án được thực hiện từ tháng 03 năm 2011 tới tháng 06 năm 2011, tại Trường Đại học Nông Lâm TPHCM và trường Cao đẳng Kinh Tế - Công nghệ Bảo Lộc

3.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp kế thừa: kế thừa các thành tựu nghiên cứu về máy sấy, các đặc tính của quá trình sấy v.v… của các tác giả trong và ngoài nước nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí nghiên cứu

- Phương pháp chọn mô hình: chọn các mô hình thí nghiệm đã có tại các nhà máy chế biến ở địa phương Để tiến hành bổ sung và hoàn chỉnh thiết bị theo yêu cầu nghiên cứu phục vụ cho công tác thực nghiệm sấy

- Phương pháp giải tích toán học : được sử dụng để giải quyết các bài toán giải tích trong quá trình nghiên cứu thiết kế tính toán…, các quan hệ truyền nhiệt và bốc ẩm v.v

- Phương pháp thực nghiệm: Các phương pháp đo đạc,

- Ngoài các phương pháp trên, nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp phân tích, Phương

Trang 21

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều tra, khảo sát tình hình chế biến chè tại TP Bảo Lộc

4.1.1 Nhà máy chế biến chè đen:

Theo điều tra thực tế, ở Bảo Lộc các nhà máy tư nhân chế biến chè đen thường dùng máy sấy tầng sôi để sấy chè

Tại Công ty cổ phần Chè Minh Rồng:

Dùng máy sấy tầng sôi

Nguyên liệu đốt là củi

Nhiệt độ đầu vào: 110 – 120 oC

Nhiệt độ đầu ra: 80 – 90 oC

Thời gian sấy: 25 phút

Vận tốc gió trong buồng sấy: 0,5 m/s

Bước 1: Nhập liệu:

Chè tươi được thu hoạch và đưa tới nhà máy

Hình 4.1 Chè tươi được nhập vào nhà máy

Bước 2: Phân loại

Chè tươi được phân loại theo hình dáng, kích cỡ, độ tươi của chè

Sau khi phân loại, chè tươi sẽ được cho vào 1 bồn chứa

Bước 3: Làm héo

Chè được đưa vào 1 buồng chứa xây bằng gạch, bên trong có mặt lưới Buồng chứa này được sấy bằng không khí nóng có nhiệt độ từ 30 – 35 oC, không khí nóng này

Trang 22

được thổi vào buồng chứa từ 5 cái quạt, mỗi quạt có công suất 25 HP Người ta đảo mặt lưới 3 lần trong khoảng thời gian từ 5 – 8 giờ

Hình 4.2 Quạt thổi không khí vào làm héo chè Hình 4.3 Bồn chứa chè để làm héo

Bước 4: Nghiền

Mục đích là làm nhỏ nguyên liệu và làm dập tế bào của chè

Hình 4.4 Máy nghiền Hình 4.5 Dao nghiền

Bước 5: Cắt nhỏ

Làm cho nguyên liệu nhỏ, mịn

Có 2 loại động cơ điều khiển máy cắt: loại 18 HP và 25 HP

Hình 4.6 Chè đang được cắt nhỏ Hình 4.7 Dao cắt

Trang 23

Bè dày lớp vật liệu là 10 cm, nhiệt độ lớp vật liệu lúc ủ là 36 oC

Hình 4.10 Máy phun ẩm Hình 4.11.Chè được đưa vào máy lên men và ủ

Trang 24

Hình 4.12 Chè sau khi lên men có màu vàng nâu

Bước 8: Sấy

Dùng máy sấy tầng sôi, nguồn đót là củi

Nhiệt độ đầu vào của máy sấy là 120 oC

Nhiệt độ ra của máy sấy là 90 oC

Thời gian sấy là 25 phút

Hình 4.13 Máy sấy tầng sôi

Trang 25

Bước 9: Phân loại – Đóng gói

Dùng trục Rulo để phân loại, ta được 4 loại sản phẩm chính dựa vào kích thước hạt

Hình 4.14 Ru-lô phân loại

Quá trình từ chè tươi nhập vào nhà máy cho tới lúc trở thành thành phẩm diễn ra liên tục trong vòng 3,5 giờ đồng hồ

4.1.2 Nhà máy chế biến chè xanh:

Hầu hết các hộ gia đình và nhà máy chế biến chè xanh ở Bảo Lộc đều dùng máy sấy băng tải với buồng sấy bằng kim loại

Hình 4.15 Cấu tạo hệ thống sấy băng tải

Lần 1: Nhiệt độ đầu vào: 120 – 140 oC

Lần 2: Nhiệt độ đầu vào : 100 oC

Ở cả 2 lần sấy nhiệt độ đầu ra tối ưu nhất là 50 – 55 oC

Ngày đăng: 12/06/2018, 14:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1.  Búp chè    Hình 2.2. Nông dân thu hoạch chè - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 2.1. Búp chè Hình 2.2. Nông dân thu hoạch chè (Trang 12)
Hình 2.6. Nước uống chè đóng chai - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 2.6. Nước uống chè đóng chai (Trang 13)
Hình 2.3. Chè chế biến để uống          Hình 2.4. Chè – thức uống quen thuộc - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 2.3. Chè chế biến để uống Hình 2.4. Chè – thức uống quen thuộc (Trang 13)
Hình 2.7. Quy trình công nghệ chế sấy chè xanh - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 2.7. Quy trình công nghệ chế sấy chè xanh (Trang 16)
Hình 2.9. Quy trình công nghệ chế biến chè đen - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 2.9. Quy trình công nghệ chế biến chè đen (Trang 18)
Hình 2.10. Hệ thống máy sấy tầng sôi - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 2.10. Hệ thống máy sấy tầng sôi (Trang 19)
Hình 4.1. Chè tươi được nhập vào nhà máy - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 4.1. Chè tươi được nhập vào nhà máy (Trang 21)
Hình 4.6. Chè đang được cắt nhỏ    Hình 4.7. Dao cắt - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 4.6. Chè đang được cắt nhỏ Hình 4.7. Dao cắt (Trang 22)
Hình 4.4. Máy nghiền    Hình  4.5.  Dao  nghiền - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 4.4. Máy nghiền Hình 4.5. Dao nghiền (Trang 22)
Hình 4.8. Chè đã được cắt nhỏ và nhuyễn - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 4.8. Chè đã được cắt nhỏ và nhuyễn (Trang 23)
Hình 4.13. Máy sấy tầng sôi - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 4.13. Máy sấy tầng sôi (Trang 24)
Hình 4.14. Ru-lô phân loại - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 4.14. Ru-lô phân loại (Trang 25)
Hình 4.17. Buồng đốt của ống xào - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 4.17. Buồng đốt của ống xào (Trang 26)
Hình 4.21. Quạt thổi không khí nóng vào buồng sấy - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 4.21. Quạt thổi không khí nóng vào buồng sấy (Trang 28)
Hình 4.23. Hệ thống theo dõi nhiệt độ điện tử - TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY BĂNG TẢI DÙNG ĐỂ SẤY TRÀ XANH NĂNG SUẤT 100 kgGIỜ
Hình 4.23. Hệ thống theo dõi nhiệt độ điện tử (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w