HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ DƯ LƯỢNG NITRATE NO3 - TRÊN CÂY HÀNH LÁ Allium fistulosum L... ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ DƯ LƯỢNG NITRATE (NO3 -) TRÊN CÂY HÀNH LÁ (Allium fistulosum L.)
TRỒNG TẠI XÃ H’RA, HUYỆN
MANG YANG, TỈNH
GIA LAI
Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ BÁU Ngành : NÔNG HỌC Niên khóa : 2007 - 2011
Tháng 08/2011
Trang 2ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ DƯ LƯỢNG NITRATE (NO3 -) TRÊN CÂY HÀNH LÁ (Allium fistulosum L.)
TRỒNG TẠI XÃ H’RA, HUYỆN MANG
YANG, TỈNH GIA LAI
Tác giả
LÊ THỊ BÁU
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học
Giáo viên hướng dẫn:
ThS PHẠM HỮU NGUYÊN
Tháng 08/2011
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường đại học Nông lâm Tp.HCM
Ban chủ nhiệm Khoa Nông học
Quý thầy cô đã dạy dỗ trong suốt quá trình học tại trường
Thành kính tri ân
Cha mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ con để có được ngày hôm nay
Và lòng biết ơn sâu sắc với Thầy Phạm Hữu Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Chân thành cảm tạ các bạn bè trong và ngoài lớp DH07NHGL đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thơig gian học tập tại trường
Gia Lai, tháng 8 năm 2011
Sv Lê Thị Báu
Trang 4Kết quả thu được:
Về sinh trưởng: Phân bón lá Agrostim có ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng sinh trưởng của cây hành lá (đạt được chiều cao tối đa (45,1 cm), số lá cây, số nhánh nhiều hơn các nghiệm thức khác)
Nghiệm thức phun bổ sung phân bón lá Agrostim cho năng suất thực tế cao nhất tăng 51,1 % so với nghiệm thức đối chứng, kế đến là nghiệm thức sử dụng phân bón lá Magnisal, thấp nhất là nghiệm thức sử dụng phân bón lá Food-mx1
Nghiệm thức sử dụng phân bón lá Magnisal, Seaweed – Rong biển 95 % có hàm lượng nitrate trên cây hành lá vượt ngưỡng cho phép, còn các nghiệm thức còn lại
có hàm lượng nitrate trên cây hành lá không vượt ngưỡng cho phép theo quy định của
Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (≤ 400 mg/kg chất tươi), an toàn cho người sử dụng
Tất cả các nghiệm thức có sử dụng phân bón lá đều đạt mức hiệu quả kinh tế cao hơn nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức sử dụng phân bón lá Agrostim đạt hiệu quả kinh tế cao nhất (77.697.000 đồng)
Như vậy, khi trồng hành lá tại thôn Phú Yên – xã H’ra – huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai nông dân có thể sử dụng phân bón lá Agrostim trên với liều lượng 1 g/1 lít nước (320 g/ha)
Trang 5MỤC LỤC Trang
Trang tựa i
Lời Cảm Tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt vii
Danh sách các bảng viii
Danh sách các hình và đồ thị ix
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 01
1.1 Đặt vấn đề 01
1.2 Mục tiêu 02
1.3 Yêu cầu 02
1.4 Phạm vi nghiên cứu 02
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 03
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây hành lá 03
2.1.1 Đặc tính thực vật học của cây hành lá 03
2.1.2 Tình hình sâu bệnh hại trên cây hành lá 03
2.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây hành lá 07
2.2 Sơ lược một số vấn đề về rau an toàn 09
2.2.1 Khái niệm về rau an toàn 09
2.2.2 Yêu cầu về chất lượng của rau an toàn 09
2.2.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng 09
2.2.4 Điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn 13
2.3.4.1 Điều kiện sản xuất rau, quả an toàn 13
2.3.4.2 Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn 14
2.2.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam 15
2.3 Giới thiệu về phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm 19
2.3.1 Giới thiệu sơ lược về phân bón lá 19
2.3.2 Giới thiệu sơ lược về bốn loại phân bón lá sử dụng trên cây hành lá 20
Trang 62.3.3 Một số nghiên cứu về phân bón lá 22
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 Phương tiện nghiên cứu 25
3.1.1 Vật liệu thí nghiệm 25
3.1.2 Dụng cụ, trang thiết bị 25
3.2 Điều kiện nghiên cứu 25
3.2.1 Điều kiện tự nhiên 25
3.2.2 Điều kiện xã hội 26
3.2.3 Thời gian tiến hành 26
3.2.4 Địa điểm 26
3.3 Phương pháp 26
3.3.1 Kiểu thí nghiệm 26
3.3.2 Qui mô thí nghiệm 27
3.3.3 Qui trình kỹ thuật trồng cây hành lá 27
3.3.4 Chỉ tiêu theo dõi 30
3.3.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng 30
3.3.4.2 Phân tích hàm lượng Nitrate trên thân lá sau thu hoạch 30
3.3.4.3 Theo dõi tỷ lệ sâu bệnh hại 30
3.3.4.4 Theo dõi năng suất 30
3.3.4.5 Hiệu quả kinh tế 31
3.4 Xử lý số liệu 31
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây hành lá và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây hành lá 32
4.2 Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến động thái ra lá và tốc độ ra lá của cây hành lá 36
4.3 Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến động thái ra nhánh và tốc độ ra nhánh của cây hành lá 40
4.4 Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại trên cây hành lá 45
Trang 74.5 Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến hàm lượng Nitrate (NO3-) trên
thân, lá cây hành lá 46
4.6 Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây hành lá 48
4.7 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá trên cây hành lá 49
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51
5.1 Kết luận 51
5.2 Đề nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 55
Trang 8FAO: Food and Agriculture Organization
GAP: Good Agricultural Practice
LSD: Least Signicant Difference
QĐ-BNN: Quyết định – Bộ Nông nghiệp
RAT: Rau an toàn
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1: Thành phần bệnh hại trên cây hành lá 07 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành từ năm 2006 – 2009 của Việt Nam
và các nước trên thế giới 08 Bảng 2.3: Mức dư lượng tối đa cho phép (≤ mg/kg) của một số thuốc bảo vệ
thực vật trên sản phẩm cây hành lá 10 Bảng 2.4: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc tố
trong sản phẩm rau tươi 12 Bảng 2.5: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật trong rau tươi 13
Bảng 2.6: Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của cây hành lá 22
Bảng 2.7: Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của cây hành lá 23 Bảng 2.8: Ảnh hưởng của chế phẩm Agrostim đến năng suất của cây hành lá 24 Bảng 3.1: Số liệu khí tượng của huyện Mang Yang tháng 3, 4 năm 2011 25 Bảng 4.1: Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao của cây hành lá (cm/cây) 32 Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây hành lá 34 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến động thái ra lá của cây
hành lá (lá/bụi) 36 Bảng 4.4: Tốc độ ra lá cây hành lá của cây hành lá (lá/5 ngày) 37 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến động thái ra nhánh của
cây hành lá (nhánh/bụi) 40 Bảng 4.6: Tốc độ ra nhánh của cây hành lá (nhánh/5 ngày) 42 Bảng 4.7: Diễn biến tỷ lệ sâu bệnh hại trên cây hành lá (%) 45 Bảng 4.8: Hàm lượng Nitrate trong thân, lá của cây hành lá (mg/kg chất tươi) 46 Bảng 4.9: Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến yếu tố cấu thành năng suất
của cây hành lá 48 Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế khi áp dụng phun phân bón lá trên cây hành lá 50
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1: Chuẩn bị đất 29
Hình 3.2: Toàn cảnh khu thí nghiệm 12 NST 29
Hình 4.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm 27 NST 35
Hình 4.2: Chiều cao cây hành lá khi thu hoạch 35
Hình 4.3: Toàn cảnh khu thí nghiệm 32 NST 38
Hình 4.4: Toàn cảnh khu thí nghiệm 37 NST 38
Hình 4.5: Toàn cảnh khu thí nghiệm 17 NST 39
Hình 4.6: Toàn cảnh khu thí nghiệm 42 NST 39
Hình 4.7: Nghiệm thức sử dụng phân Agrostim ở giai đoạn 42 NST 43
Hình 4.8: Nghiệm thức sử dụng phân Magnisal ở giai đoạn 42 NST 44
Hình 4.9: Ruộng hành lá ở giai đoạn 45 NST 44
Hình 4.10: Sâu xanh da láng hại cây hành lá 45
Hình 4.11: Nghiệm thức sử dụng phân Seaweed – rong biển 95 % ở giai đoạn 42 NST 47
Hình 4.12: Nghiệm thức sử dụng phân Food-mx1 ở giai đoạn 42 NST 47
Hình 7.1: Động thái tăng trưởng chiều cao của cây hành lá (cm/cây) 55
Hình 7.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây hành lá 55
Hình 7.3: Động thái ra lá của cây hành lá (số lá/cây) 56
Hình 7.4: Tốc độ ra lá của cây hành lá 56
Hình 7.5: Động thái ra nhánh của cây hành lá (số nhánh/cây) 57
Hình 7.6: Tốc độ ra nhánh của cây hành lá 57
Trang 11Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Đặt vấn đề
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần của mọi người và cũng là loại thực phẩm không thể thay thế được Rau chiếm vị trí quan trọng trong dinh dưỡng của cơ thể Rau là một loại thức ăn để bảo vệ cơ thể Rau cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như các loại vitamin, các loại khoáng chất cần thiết, sinh tố và một phần nhỏ chất đạm, ngoài ra một số loại rau khác còn là nguồn
dược liệu quí để chữa bệnh Cây hành lá (Allium fistulosum L.) là một trong những loại
rau gia vị quen thuộc có tác dụng làm tăng khẩu vị và có tác dụng thẩm mỹ cao trong các món ăn, dùng để nêm, hay chế biến các món ăn như xào nấu hoặc muối chua
Hiện nay, phần lớn nông dân sản xuất rau thường chú ý đến việc tăng năng suất
mà không để ý đến chất lượng, trong quá trình canh tác nông dân đã lạm dụng phân bón rất nhiều đặc biệt là phân đạm Chính việc đó đã làm hại cây trồng, gây độc cho con người và gây ô nhiễm môi trường làm mất cân bằng sinh thái Trong khi đó việc bón phân cho cây hành lá cũng chưa được chú trọng đến, nông dân chỉ bón phân theo kinh nghiệm Chính vì vậy để cây sử dụng phân bón một cách hiệu quả nên dùng thêm phân bón lá hữu cơ, làm cho cây hấp thụ dễ dàng hơn Theo Nguyễn Ngọc Trì (2007),
“Bón phân qua lá là một trong những biện pháp giảm dư lượng nitrate” Tuy nhiên thị trường phân bón lá rất đa dạng, nhiều loại, mỗi loại có thành phần không giống nhau, công dụng cũng không hoàn toàn giống nhau, việc tìm ra một loại phân bón lá thích hợp nhất trên từng loại cây trồng, ở từng điều kiện cụ thể cũng không kém phần quan trọng
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên hiện đề tài: “Ảnh hưởng của bốn loại
phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và dư lượng Nitrate (NO 3 - ) trên cây hành
lá (Allium fistulosum L.)” trồng tại xã H’ra – huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai đã
được tiến hành
Trang 121.2 Mục tiêu
Tìm hiểu sự ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và
dư lượng Nitrate (NO3-) trên cây hành lá (Allium fistulosum L.) Từ đó xác định loại
phân bón lá thích hợp nhất cho cây hành lá
1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng như: Số lá, chiều cao cây, số nhánh
Theo dõi năng suất và phân tích dư lượng Nitrate (NO3-) trên cây hành lá
Xác định hiệu quả kinh tế khi sử dụng từng loại phân bón lá trên cây hành lá
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian nên thí nghiệm chỉ sử dụng bốn loại phân bón lá trên cây hành lá và tiến hành trong một vụ xuân hè năm 2011 tại thôn Phú Yên – xã H’ra – huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai
Trang 13Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu sơ lược về cây hành lá
2.2.1 Đặc tính thực vật học của cây hành lá
Hành lá có nhiều tên gọi khác nhau như: Hành Hoa, Đại Thông, Thông Bạch Theo Tạ Thu Cúc (2007), phân loại cây hành lá:
Tên khoa học: Allium fistulosum L thuộc Họ hành tỏi Liliaceae
Tên tiếng Anh: Welsh onion
Nguồn gốc: Vùng bờ biển Địa Trung Hải
Giá trị sử dụng: Hành lá là một loại rau gia vị quen thuộc, dùng làm tăng khẩu
vị và đẹp mắt các món ăn, dùng để xào nấu, nêm vào canh, cháo, ướp thịt Hành lá còn
để ăn tươi hay muối chua Ngoài ra hành lá cũng là một vị thuốc chữa ho, trị đờm, chữa chứng ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng
Theo Trần Khắc Thi và cộng sự (2008), đặc tính thực vật của cây hành lá: + Hành lá thuộc loại thân thảo, có mùi đặc biệt, cây hành thường có 5 – 6 lá, lá hình trụ rỗng dài 30 – 50 cm, phía gốc lá phình to, đầu trên thuôn nhọn
+ Hoa tự có dạng hình xim, có ngấn thành hình tán giả trong tựa hình cầu và mọc trên một ống hình tròn
+ Quả thuộc dạng quả nang, tròn
+ Rễ thuộc dạng rễ chùm, bộ rễ phát triển kém, phân bố chủ yếu ở đất mặt + Điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho việc canh tác cây hành lá: Nhiệt độ thích hợp: từ 20 – 260C, ẩm độ không khí thích hợp: từ 45 – 55 %, hành lá thích hợp với đất nhiều mùn, thoát nước tốt, ít chua và pH thích hợp từ 6 – 6,5
2.2.2 Tình hình sâu bệnh hại trên cây hành lá
- Sâu hại: Theo Phạm Văn Biên và cộng sự (2003), các loại sâu hại thường thấy
trên ruộng hành lá: Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua); Ruồi đục lá (Hylenmya antiqua); Bọ trĩ (Thrips tabaci); Nhện trắng (Eriophyes tulipac)
Trang 14+ Sâu xanh da láng: Tên khoa học: Spodoptera exigua thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) và họ ngài đêm (Noctuidae)
● Đặc điểm hình thái: Sâu non màu xanh lá cây, có nhiều sọc màu sáng trên lưng và hai sọc lớn hơn có màu sẫm chạy dọc hai bên sườn, phía bụng có màu vàng
● Đặc điểm sinh học và tác hại: Sâu non mới nở tập trung quanh ổ trứng, gặm lấm tấm lá Sau đó sâu đục vào trong lá hành, nằm trong đó ăn chất xanh của lá, để lại lớp biểu bì mỏng bên ngoài hoặc ăn cụt đầu lá, cây hành rũ xuống, cây không phát triển được Sâu xanh da láng là loại đa thực, trong đó thường phá hại nặng các cây cà chua, đậu, hành, bông Sâu có nhiều loại thiên địch, gồm các loại kí sinh, nấm và virus gây bệnh
● Biện pháp phòng trừ: Ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non, làm đất sớm và kỹ để diệt nhộng Phun thuốc trừ sâu non khi còn nhỏ, phun vào chiều mát hoặc chập tối khi sâu non bò ra ăn lá và di chuyển, dùng luân phiên nhiều loại thuốc
+ Ruồi đục lá: Tên khoa học: Hylenmya antiqua thuộc bộ hai cánh (Diptera) và
● Biện pháp phòng trừ: Thu gom tàn dư cây trồng để diệt dòi và nhộng, phun các thuốc Sherpa, Fastas, Polytrin Dùng khay màu vàng bôi mỡ bò treo dọc luống hành để bẫy ruồi trưởng thành
+ Bọ trĩ (Bù lạch): Tên khoa học: Thrips tabaci thuộc bộ cánh tơ (Thysanoptera)
và họ bọ trĩ (Thripidae)
● Đặc điểm hình thái: Bọ trưởng thành và bọ non đều rất nhỏ, có cánh là những sợi tơ mảnh, màu đen, cuối bụng nhọn Bọ non không cánh, hình thoi, phía đuôi dài và nhọn, màu xanh vàng nhạt
● Đặc điểm sinh học và tác hại: Bọ trưởng thành di chuyển nhanh, đẻ trứng trong
mô lá Cả bọ trưởng thành và bọ non đều hút nhựa làm lá hành có những đốm màu
Trang 15trắng bạc, mật độ bọ cao tạo thành những vệt màu vàng khô, lá có thể bị héo, cây sinh trưởng kém Bọ trĩ phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng và khô
● Biện pháp phòng trừ: Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, khi bọ nhảy phát sinh nhiều phun các thuốc Sherpa, Confidor, Admire…
+ Nhện trắng: Tên khoa học: Eriophyes tulipac thuộc lớp nhện (Arachnidae) và
bộ nhện đỏ: Acarina
● Đặc điểm hình thái: Nhện rất nhỏ, hình ống dài như củ cà rốt, khoảng 0,15 – 1,2 mm, phía cuối cơ thể thon dần, màu trắng ngà Phía trước cơ thể có hai đôi chân, mặt lưng có nhiều ngấn ngang
● Đặc điểm sinh học và tác hại: Nhện trưởng thành đẻ trứng rải rác từng quả trên
lá non Nhện non và nhện trưởng thành bám thành đám dọc theo gân giữa lá, chích hút nhựa làm lá biến dạng quăn lại, trên lá có vết sẹo màu nâu, mật độ cao có thể làm cây hành bị héo chết Ngoài tác hại trực tiếp, nhện cũng là môi giới truyền bệnh khảm virus cho cây Nhện phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và khô Tuy vậy nếu nhiệt độ cao trên 350C và quá khô hạn thì nhện chết nhiều
● Biện pháp phòng trừ: Không để ruộng bị khô hạn, bón phân, tưới nước đầy đủ Ngắt bỏ các lá bị hại nặng, phun các thuốc trừ nhện như Comite, Nissorun
- Bệnh hại: Theo Phạm Văn Biên và cộng sự (2003),các loại bệnh trên cây hành
● Nấm gây và bệnh điều kiện phát sinh, phát triển: Nấm chỉ hình thành phân sinh bào tử Phân sinh bào tử không màu, đơn bào, hình ống, một đầu hơi nhọn và cong, trước khi nảy mầm thường hình thành một vách ngăn Bào tử của nấm nảy mầm thích hợp nhất ở khoảng 20 – 220C, ẩm độ cao Nấm tồn tại trên tàn dư cây và củ bị bệnh ở
Trang 16dạng sợi và bào tử Thời tiết mát mẻ mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh Nấm chủ yếu hại trên cây hành, tỏi
● Biện pháp phòng trừ: Trên ruộng thường bị hại cần luân canh cây khác Trồng với mật độ vừa phải, lên liếp cao và thoát nước tốt cho ruộng hành trong lúc mưa Bón phân đầy đủ và cân đối, cần tăng cường bón lót phân hữu cơ hoai mục Thu gom những cây hành bị bệnh đem tiêu hủy Phun thuốc khi bệnh gây hại cho hành bằng thuốc Kasuran 47WP
+ Bệnh thối nhũn:
● Tác nhân: do nấm Pythium debaryanum
● Triệu chứng, tác hại: Cây hành con vết bệnh thường gây hại phần tiếp giáp với mặt đất, vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, sậm màu, sau đó nhũn ra và bị gãy gục ngang mặt đất Đôi khi cây hành con bị gãy gục trước khi thấy vết bệnh xuất hiện trên thân cây hành lá
● Biện pháp phòng trừ: Khử đất trước khi trồng bằng thuốc gốc đồng Lên liếp cao, thoát nước tốt Bón lót phân chuồng hoai mục cũng hạn chế được sâu bệnh.phun thuốc khi thấy bệnh gây hại: Kasai 21.2, BL.Kanamin 47WP
rũ, cây hành lá xơ xác, sinh trưởng kém, giảm năng suất
● Nấm gây và bệnh điều kiện phát sinh, phát triển: Nấm chỉ hình thành phân sinh bào tử Phân sinh bào tử hình chùy, một đầu hơi dài và nhỏ, màu nâu, có 7 – 13 vách ngăn ngang và một ít vách ngăn dọc Trên môi trường nhân tạo, sợi nấm có màu nâu tím và thường không hình thành phân sinh bào tử Nấm tồn tại ở dạng sợi và phân sinh bào tử trên tàn dư cây bệnh chuyển sang vụ sau trực tiếp lây bệnh cho cây mới
● Biện pháp phòng trừ: Thu dọn tàn dư cây trồng sau vụ thu hoạch, khi cây hành bắt đầu sinh trưởng phun ngừa bằng các thuốc gốc đồng đồng, Mancozeb, Zineb, luân canh trồng khác trong 1 - 2 năm
Trang 17Bảng 2.1: Thành phần bệnh hại trên cây hành lá
Tên khoa học Tên Việt Nam Bộ phận hại
chính
Mức độ phổ biến
Fungi Bệnh do nấm
2.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây hành lá
Theo thống kê của FAO: Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành từ năm 2005 -
2009 của Việt Nam và các nước trên thế giới được trình bày ở bảng 2.2
Trang 18Bảng 2.2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành từ năm 2006 - 2009 của Việt Nam và
các nước trên thế giới
24.24728,9700.000
23.352 29,0 677.987
23.28827,9650.000
5.41345,5254.362
5.013 50,7 283.819
5.46351,9246.496Chile
DT (ha)
NS (tấn/ha)
SL (tấn)
7.90048,7385.000
6.02548,1290.000
6.000 48,0 288.000
6.14448,0295.204Trung Quốc
DT (ha)
NS (tấn/ha)
SL (tấn)
951.01320,619.598.050
1.001.17120,520.567.295
931.768 22,3 20.822.720
947.61122,221.046.969Đức
DT (ha)
NS (tấn/ha)
SL (tấn)
8.52539,6337.269
8.38845,0377.639
8.942 45,6 407.602
8.63250,2433.036Thái Lan
DT (ha)
NS (tấn/ha)
SL (tấn)
19.00014,7280.000
17.23714,9257.067
17.419 14,7 255.929
17.18815,0258.114Hoa Kỳ
DT (ha)
NS (tấn/ha)
SL (tấn)
65.96049,33.249.880
64.78055,83.612.300
62.120 54,9 3.407.370
60.12056,63.400.560Việt Nam
DT (ha)
NS (tấn/ha)
SL (tấn)
83.32213,21.099.850
86.34514,01.208.830
86.815 14,0 1.215.914
86.23414,51.250.393
(Nguồn: http://faotat.fao.org/site/567/Desktopdefault.aspx?PageID=567)
Qua bảng 2.2 cho thấy:
Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành lá từ năm 2006 - 2009 của các nước trên thế
Trang 19đó Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng cao nhất (947.611 ha với năng suất 22,2 tấn/ha và sản lượng 21.046.969 tấn năm 2009) Tiếp đến là Hoa Kỳ (60.120 ha, 56,6 tấn/ha, 3.400.560 tấn năm 2009)
Ở nước ta, diện tích trồng hành năm 2009 cũng đạt khoảng 86.234 ha với sản lượng 14,5 tấn/ha và sản lượng 1.205.393 tấn, xong khối lượng hành chế biến xuất khẩu chưa nhiều Diện tích qua các năm có tăng nhưng tăng không nhiều, do còn hạn chế về khâu kỹ thuật nên năng suất còn thấp hơn các nước khác trên thế giới
2.2 Sơ lược một số vấn đề về rau an toàn
2.2.1 Khái niệm về rau an toàn
Theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP
và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm
2.2.2 Yêu cầu về chất lượng của rau an toàn
* Chỉ tiêu nội chất là sản phẩm phải sạch an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau không chứa các dư lượng vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh y tế:
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- Hàm lượng Nitrate (NO3-)
- Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As
- Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella, trứng giun) và kí sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa – Ascaris)
* Chỉ tiêu về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng với yêu cầu từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm): Không bị dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp
2.2.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng
* Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
Nguyên nhân: Người sản xuất rau không thực hiện đúng nguyên tắc (4 đúng) khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vì vậy cần thực hiện tốt vấn đề tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người sản xuất rau
Trang 20Khi sử dụng không đúng về loại hóa chất, nồng độ và liều lượng không những gây tác hại trực tiếp cho cây trồng, các loài thiên địch mà còn tác động mạnh vào môi trường không khí, đất, nước vì lượng dư thừa quá nhiều, hơn nữa dư lượng hóa chất trong sản phẩm tăng lên, mức độ an toàn thực phẩm giảm xuống ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng Mức dư lượng tối đa cho phép của một số thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm cây hành lá được trình bày trong bảng 2.3
Bảng 2.3: Mức dư lượng tối đa cho phép (≤ mg/kg) của một số thuốc bảo vệ thực vật
* Hàm lượng nitrate (NO3-) quá cao
Theo Phạm Thị Minh Tâm (2002), nitrate (NO3-) vào cơ thể ở mức độ bình thường không gây độc, chỉ khi hàm lượng này vượt tiêu chuẩn cho phép mới nguy hiểm Trong hệ thống tiêu hóa nitrate bị khử thành nitrit (NO2) Nitrit là một trong những chất chuyển biến oxyhaemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động được, methaemoglobin Ở nồng độ cao, nitrate sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối
u Trong cơ thể người, lượng nitrate ở mức độ cao có thể gây phản ứng với amin thành chất gây ung thư gọi là nitrosamine
Nguyên nhân làm rau bị ô nhiễm nitrate:
- Dùng phân đạm không đúng phương pháp (quá liều, không đảm bảo thời gian cách ly)
- Sử dụng các loại phân bón lá, kích thích tố sinh trưởng không được phép sử dụng, dùng không đúng liều lượng và kỹ thuật được khuyến cáo
- Ngừng bón phân trước khi thu hoạch với một thời gian chưa hợp lý
Theo Tạ Thu Cúc (2007), khi bón đạm (N) vào đất chúng bị nitrate hóa thành ammoniac (NH3) NH3 là nguồn vật liệu được cây sử dụng để tổng hợp các hoạt chất quan trọng như: Axit amin, proterin và các chất có đạm khác
Trang 21Vì vậy có thể nói không có đạm thì không có sự sống Phương trình tổng hợp khái quát quá trình khử nitrate:
NO3- Mo NO2 Cu, Fe, Mg N2O2 Cu, Fe, Mn NH2OH Mg, Mn NH3
Quá trình khử nitrate có sự tham gia của các enzyme và nhiều nguyên tố vi lượng và được thực hiện chủ yếu tại hệ rễ thực vật
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu đến sự tồn dư nitrate quá cao trong cây rau Các nhà khoa học chuyên môn cho rằng có tới 20 yếu tố dẫn đến dư lượng nitrate tăng cao trong cây rau và môi trường xung quanh, trong số đó:
+ Phân bón: là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dư lượng nitrate tăng cao trong sản phẩm
+ Điều kiện thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng đến quá trình đến quá trình nitrate hóa: nhiệt độ giao động quá lớn, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, ánh sáng yếu
sẽ làm tăng NO3- trong cây
+ Độ ẩm thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng đến quá trình nitrate hóa
+ Đất đai: gieo trồng trên đất nhẹ, tơi xốp (đất pha cát, đất thịt nhẹ) thì sẽ làm giảm dư lượng nitrate trong cây
+ Giống: chủng loại khác nhau thì sự tích tụ dư lượng nitrate trong cây cũng khác nhau
+ Diện tích dinh dưỡng: khi tăng khoảng cách hàng, khoảng cách cây và diện tích dinh dưỡng cho mỗi cá thể và giảm mật độ gieo trồng trên đơn vị diện tích sẽ hạn chế
dư lượng NO3- trong cây
+ Phương pháp thu hoạch: Muối độc hại thường tích tụ nhiều ở gốc cây, khi thu hoạch phải cắt cao, cắt xa gốc thì dư lượng nitrate sẽ ít hơn
+ Phương pháp bảo quản và chế biến: Bảo quản và chế biến ở nhiệt độ 00C đến
10C, dư lượng nitrate giảm đi từ 30 – 67 % so với thời gian đầu mới bảo quản
+ Vệ sinh thực phẩm và kỹ thuật nấu nướng: Rau rữa sạch trước khi chế biến, thức
ăn nấu nướng bằng áp suất cao thì dư lượng thì dư lượng nitrate sẽ giảm
http://www.lrc-tnu.edu.vn:8080/gsdl/collect/luanvanl/index/ /doc.pdf
Trang 22Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrate (NO3-) trong cây hành lá là
≤ 400 mg/kg chất tươi (Quyết định số 99/2008/QĐ – BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
* Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau:
Tồn dư kim loại nặng trong rau có nguồn gốc từ đất, nước, nông dược và phân hữu cơ Sự lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật (đặc biệt là thuốc trừ bệnh) cùng với phân bón các loại (phân rác, phân chuồng từ chăn nuôi công nghiệp) đã làm cho một lượng kim loại nặng bị rửa trôi xuống mương vào ao, hồ, song, xâm nhập vào mạch nươc ngầm, gây ô nhiễm Các kim loại nặng trong đất trồng, hoặc từ nguồn nước thải thành phố và khu công nghiệp chuyển trực tiếp qua nước tưới sẽ được rau xanh hấp thụ
Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc tố trong sản phẩm rau tươi được trình bày ở bảng 2.4
Bảng 2.4: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc tố trong sản
phẩm rau tươi, quả, chè (Quyết định số 99/2008/QĐ – BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
STT Nguyên tố Mức giới hạn tối đa
- Rau ăn lá, rau thơm, nấm ≤ 0,1
- Rau ăn thân, rau ăn củ,
- Rau khác và quả ≤ 0,05
* Vi sinh vật gây hại trong rau xanh:
Việc sử dụng bón phân chuồng chưa hoai mục, nước phân tươi để tưới cho rau đã trở thành một tập quán canh tác của một số vùng rau, nhất là các vùng rau chuyên
Trang 23canh Đây là một trong những nguyên nhân làm rau không sạch về mặt vi sinh Trứng
giun và các vi sinh vật gây bệnh đường ruột khác có trong nước tưới ô nhiễm bám bên
ngoài sản phẩm rau, có thể xâm nhập vào cơ thể người khi sử dụng rau bị nhiễm vi
sinh
Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật trong rau tươi được trình
bày ở bảng 2.5
Bảng 2.5: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật trong rau tươi (Quyết
định số 99/2008/QĐ – BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Tên sinh vật Mức cho phép (CFU/g**) Phương pháp thử *
TCVN 6848:2007
2.2.4 Điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn
Theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trong thời gian chờ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện sản xuất, sơ chế
rau, quả an toàn, để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả
an toàn, nhà sản xuất phải đáp ứng các điều kiện cơ bản:
2.2.4.1 Điều kiện sản xuất rau, quả an toàn
* Nhân lực
- Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ
trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của
cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường
xuyên hoặc không thường xuyên)
- Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về
VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn
* Đất trồng và giá thể
- Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
phê duyệt Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt
Trang 24từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn
- Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép
- Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người
* Quy trình sản xuất rau, quả an toàn
Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và điều kiện
cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP
* Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP
2.2.4.2 Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn
* Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện nêu ở mục a khoản 1 Điều này và được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế
* Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP
* Nước dùng rửa rau, quả phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống
* Có hợp đồng mua rau, quả tươi của nhà sản xuất rau, quả an toàn trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế)
* Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi
Trang 25chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP
2.2.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam
Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã làm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp với tốc độ rất nhanh Do đó, việc sản xuất nông nghiệp của nông dân ở các vùng này ngày càng khó khăn Đứng trước thách thức này đòi hỏi họ phải vận động sản xuất như chuyễn dần một phần lao động trong nông hộ để thay đổi hoạt động phi nông nghiệp, chuyển từ sản xuất rau truyền thống sang sản xuất rau an toàn Đi đôi với quá trình thay đổi hình thái canh tác là sự thay đổi về tổ chức sản xuất như sự ra đời của các nhóm, hợp tác xã chuyên ngành kiểu mới, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất và phân phối rau an toàn Tuy nhiên, đối với mỗi địa phương cũng có những đặc thù riêng về phát triển nghề trồng rau an toàn
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn năm 2010 diện tích gieo trồng rau màu cả năm là gần 1.000.000 ha với sản lượng trên 14.000.000 tấn, nên có tiềm năng rất lớn về xuất khẩu
<http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.aspx?targetid=8031>
Hiện nay, Việt Nam đã hình thành các vùng chuyên canh rau lớn ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Sông cửu Long và Đông Nam Bộ Phát triển nghề trồng rau không những giải quyết tốt việc làm cho lực lượng lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng mà còn nâng cao thu nhập cho người sản xuất rau ở các vùng sản xuất thâm canh So với tổng diện tích và sản lượng rau hàng năm nói chung, rau an toàn hiện nay chiếm chưa tới 20 % Nhu cầu đối với rau an toàn và khả năng sản xuất rau
an toàn là rất lớn Nói đúng hơn, về lâu dài, trên thị trường chỉ được phép cung ứng và tiêu thụ rau an toàn, tất cả diện tích trồng rau cần phải chuyển sang sản xuất rau an toàn
<http://www.nongnghiep.vinhlong.gov.vn/Default.aspx?tabid=64&categoryid=47&itemid=3916>
Trong sản xuất rau an toàn áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt, tưới thấm dẫn nước bằng ống nhựa Cách tưới này không chỉ hiệu quả đối với vùng thiếu nước mà ở đâu nếu áp dụng cũng góp phần hạn chế sâu bệnh hại do giảm ẩm độ xung quanh cây trồng Sử dụng nhà lưới dùng vỉ để ươm cây con trong canh tác rau là xu thế phát triển
Trang 26mạnh Các biện pháp dù đơn lẻ hay đồng bộ cũng đều nằm trong khuyến cáo của quy trình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới với 2 dạng:
- Sản xuất rau trong nhà lưới không sử dụng các hoá chất, chỉ sử dụng nông dược hữu cơ
- Sản xuất trong nhà lưới có sử dụng hạn chế các hoá chất bảo vệ thực vật và phân khoáng
Một số mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà có mái che tại Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, cung cấp một phần rau sạch cho thị trường
Hà Nội
Tuy nhiên, do thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau quả ở Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong thu hoạch, chế biến, tiêu thụ So với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2010 của "Chương trình phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010" thì năm 2010 Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 260 triệu USD, đạt 30 % kế hoạch Mặc dù đã có những mô hình sản xuất rau, hoa quả cho thu nhập 400 - 500 triệu đồng/ha nhưng cho tới nay, nhận thức về vị trí, vai trò và lợi ích của việc phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả ở nhiều cấp chính quyền và doanh nghiệp còn hạn chế, chỉ tập trung nhiều vào quy hoạch đất cho phát triển công nghiệp và đô thị, hoặc quy hoạch đất cho cây lương thực và cây công nghiệp mà chưa
có quy hoạch cụ thể cho phát triển sản xuất rau, hoa, quả, nhất là khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo đột phá cho sản xuất rau, hoa, quả xuất khẩu Hầu hết các địa phương đều chưa có quy hoạch cụ thể tạo thuận lợi cho việc tích tụ đất, lập trang trại
để tạo ra được các vùng sản xuất lớn, tập trung, chuyên canh cho rau, hoa, quả, sản xuất hàng hoá, tạo sản lượng lớn ổn định, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường cho xuất khẩu Quy mô nhỏ lẻ, chưa thành sản xuất hàng hóa Cho tới nay, sản xuất của người nông dân vẫn chủ yếu theo kinh nghiệm và phương pháp truyền thống, dựa chủ yếu vào khai thác lợi thế tự nhiên, theo mùa vụ nên vào thời kỳ cao điểm của các mùa vụ (mùa đông với rau, mùa hè với quả) thì lượng hàng hoá tập trung quá cao, không tiêu thụ nhanh thì thua lỗ nặng, nhưng trái vụ thì hầu như không có, không tạo được sản lượng đủ lớn, ổn định cho xuất khẩu Sản xuất chủ yếu vẫn theo quy mô hộ gia đình, với mỗi hộ từ 200 - 300 m2 cho rau, 1.000 m2 cho hoa hoặc quả Quy mô sản xuất quá nhỏ bé khiến cho sản lượng hàng hóa không nhiều (quy mô sản xuất của Thái
Trang 27Lan là 5 - 10 ha/hộ, còn của Australia là 40 - 50 ha/hộ) Hạ tầng cơ sở cho sản xuất rau, hoa, quả vừa yếu, thiếu, lại không đồng bộ, thường phải sử dụng chung với sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp nên rất khó đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Lại thêm việc tổ chức hoạt động xuất khẩu của hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực rau, hoa, quả còn thiếu tính chuyên nghiệp Chưa có đơn vị nào
tổ chức kinh doanh sản xuất, xuất khẩu bài bản, chính qui theo các qui trình tiên tiến từ canh tác đến thu hái, chọn lựa, phân loại, đóng gói bao bì, lưu kho bảo quản lạnh, dưỡng sinh, vận chuyển, giao hàng đến tay người mua nước ngoài đảm bảo chất lượng
và vệ sinh an toàn thực phẩm như Công ty liên doanh của Hà Lan - Indonesia HATSFARM ở Đà Lạt hiện nay Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu rau, hoa, quả không gắn được thương hiệu của doanh nghiệp vào sản phẩm Không có thương hiệu riêng cũng làm cho rau quả Việt Nam không tạo được chỗ đứng trên thị trường Vì vậy, dù đã có mặt ở thị trường 50 nước nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả của chúng
ta không được như mong đợi mà là sự trồi sụt thất thường theo diễn biến thị trường
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, vấn đề lớn nhất hiện nay là cả nước hiện thiếu một chương trình đồng bộ có mục tiêu về phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam Công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức và tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập nên nhiều quy hoạch diện tích trồng rau, hoa, quả đã trở thành quy hoạch treo, một số nhà máy chế biến được xây dựng xong nhưng thiếu nguyên liệu hoặc có nguyên liệu nhưng không đảm bảo các yêu cầu và chất lượng cho chế biến xuất khẩu
Hiện nay, ở Việt Nam đã có công nghệ sản xuất rau an toàn bằng công nghệ cao không dùng đất Đây là công nghệ sản xuất rau an toàn của Mỹ đã được nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát triển ở nước ta Công nghệ này hoàn toàn mới mẻ bởi khâu gieo hạt và trồng rau hoàn toàn không dùng đất mà trên các giá thể sẵn có như hộp xốp, giá nhựa Phân bón được sử dụng trên 10 nguyên tố đa vi lượng cần thiết cho
sự sinh trưởng của cây rau đã được phân tích, kiểm chứng trên cơ sở khoa học Nguồn nước tưới lấy từ giếng hoặc tưới nước sạch được cung cấp đầy đủ từ lúc cây con đến mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của từng cây rau Hệ thống tưới nhỏ giọt được bố trí tự động hoặc bán tự động dưới dạng dung dịch theo thời gian và lưu lượng để cây
có thể hút trực tiếp một cách đồng đều và tiết kiệm đặc biệt với vùng hạn hán Công
Trang 28nghệ này đã đảm bảo được độ an toàn rất cao cả về mặt chất lượng cũng như hình thức
và được nhiều người ưa chuộng
<http://www.nongnghiep.vinhlong.gov.vn/Default.aspx?tabid=64&categoryid=47&itemid=3916>
Hệ thống công nghệ cao cũng giúp tự động hóa điều chỉnh trong nhiều khâu khác như ánh sáng, bức xạ nhiệt, bảo đảm chất dinh dưỡng, nguồn nước, các cây giống ươm trong nhà kính Nhờ vậy, cây giống trong nhà kính có khả năng đem lại năng suất rất cao, đặc biệt là các sản phẩm thu được rất sạch Ví dụ: Dưa chuột có thể đạt năng suất khoảng 250 tấn/ha so với mức bình thường trồng ở ngoài là 70 - 80 tấn/ha Tuy vậy, năng suất của dưa chuột vẫn chưa phải là cao so với thế giới bởi vì tại Philippines, dưa chuột sản xuất trong nhà kính có thể đạt 300 - 400 tấn/ha, ở Australia còn lên tới
500 - 600 tấn/ha Lý do đơn giản là điều kiện khí hậu của Việt Nam không được thuận lợi vì có độ ẩm cao Phát triển nghề trồng rau an toàn tức là việc tổ chức xây dựng ngành sản xuất RAT thành một ngành sản xuất riêng, có vị trí nhất định trong nền sản xuất nông nghiệp Sản xuất rau an toàn phải thực sự trở thành một nghề ở những vùng chuyên canh rau, có giá trị hàng hoá cao, có thương hiệu trên thị trường
Phát triển nghề trồng rau an toàn nhằm phát huy những thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội mỗi vùng Đặc biệt phải chú ý đến các vùng trọng điểm, những vùng có diện tích lớn và tập trung khối lượng sản phẩm lớn, chủng loại rau phong phú, đa dạng, phổ biến kinh nghiệm của những người trồng rau giỏi, giao thông thuận tiện, bảo quản
và chế biến rau Sản phẩm rau an toàn có thị trường tiêu thụ ổn định, đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đang được coi là vấn đề cốt lõi để có tăng thu nhập, tăng chất lượng của rau, quả Việt Nam
<http://agriviet.com/hoalily/cnews_detail/3090-san-xuat-rau-an-toan/>
Hiệu quả kinh tế: Mô hình trồng rau theo quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn
đã tạo ra sản phẩm chất lượng, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cao
Hiệu quả xã hội: Thông qua mô hình người nông dân tiếp thu nhanh những tiến
bộ kỹ thuật mới, tiếp cận dần với quy trình sản xuất rau an toàn chất lượng cao góp phần thay đổi tập quán canh tác, bước đầu thực hiện việc xã hội hóa việc sản xuất rau
Trang 29an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mang lại hiệu quả cao cho người lao động, tạo môi trường xanh sạch đẹp
Sản xuất rau an toàn là vấn đề tất yếu của việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất rau hiện nay, góp phần nâng cao tính cạnh tranh mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước và ngoài nước, khuyến khích phát triển sản xuất
2.3 Giới thiệu về phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm
2.3.1 Giới thiệu sơ lược về phân bón lá
Cây trồng thường hấp thu dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển thông qua bộ
rễ và thông qua lá ở dạng dung dịch Việc bón phân qua lá là biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ thế kỷ 19 và ngày càng phát triển Ở Việt Nam phân bón lá mới được sử dụng trong những thập kỷ gần đây, tuy nhiên hiện nay đã là một biện pháp kỹ thuật khá phổ biến trong sản xuất nông nghiệp Phân bón lá là nguồn dinh dưỡng bổ sung rất có ý nghĩa đối với cây trồng, đặc biệt là khi cây trồng hấp thu dinh dưỡng qua rễ khó khăn do đất hay bị ngập úng, sâu, bệnh hại rễ Trong trồng trọt, việc sử dụng phân bón qua lá đã trở thành phổ biến và có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trưởng – phát triển của cây Trong trường hợp cây có biểu hiện sinh trưởng kém
do thiếu chất vi lượng hoặc ở những giai đoạn phát triển mà nhu cầu các chất vi lượng nhiều thì việc phun phân bón qua lá có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng Tuy vậy, về cơ chế thì tác dụng kích thích của phân bón lá khác với các chất điều hòa sinh trưởng Tác dụng của phân bón lá là cung cấp chất dinh dưỡng cho các quá trình sống tiến hành tốt hơn, còn chất điều hòa sinh trưởng giữ vai trò điều khiển sự tiến triển và chuyển hóa các quá trình đó Hai mặt tác động này đều rất cần thiết và có quan
hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sinh trưởng – phát triển của cây Do giữ vai trò là cung cấp chất dinh dưỡng nên phạm vi sử dụng phân bón lá nói chung rất rộng rãi, có thể sử dụng cho các loại cây và ở các giai đoạn phát triển của cây Có những giai đoạn cây cần tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng như giai đoạn nảy chồi, phát triển thân, lá, quả, nếu được cung cấp thêm chất dinh dưỡng trực tiếp qua lá thì cây sẽ phát triển tốt hơn, hiệu quả của phân thể hiện rõ hơn <http://tim.vietbao.vn/th%C3%B4ng_tin/>
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (2009) cho thấy phân bón lá có hiệu lực rất rõ với các loại rau ăn lá, rau ăn quả Mức
Trang 30độ tăng năng suất ghi nhận được từ 16 % đến 28 % so với đối chứng tùy theo từng loại
<http://agriviet.com/nd/1968-phan-bon-la-sao-mai-maxi -l6-(603-super-tong-hop)/>
- Ngoài ra dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm:
+ Bón phân qua lá đáp ứng nhanh nhu cầu dinh dưỡng của cây, nhất là sau khi
bị sâu bệnh, ngập úng, chua phèn hoặc vì lý do nào đó mà bộ rễ hoạt động kém thì bón phân qua lá giúp cây mau hồi phục hơn
+ Bón phân qua lá ít hao tốn hơn so với bón vào đất và do dùng với lượng ít nên hiệu quả kinh tế cao hơn, nhất là với các chất vi lượng
+ Một số phân bón lá có phối trộn thêm chất điều hòa sinh trưởng nên có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây rất mạnh, thúc đẩy sự ra hoa kết quả, giảm tỷ lệ rụng quả, góp phần rõ rệt làm tăng sản lượng thu hoạch
+ Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc
+ Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn
+ Chi phí thấp hơn
+ Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng
Theo số liệu đã được công bố về nghiên cứu sản xuất phân bón lá của viện thổ nhưỡng nông hóa (2009), hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt 95 % Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng và chất kích thích sinh trưởng cho cây
bon-la-14
http://saovietvn.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=SX-Phan-bon-la/SX-Phan-2.3.2 Giới thiệu sơ lược về bốn loại phân bón lá sử dụng trên cây hành lá
- Agrostim: là chế phẩm hữu cơ của công ty ECOTECH LLC Hoa Kỳ được sử dụng làm phân bón Chế phẩm này có nguồn gốc từ các nguyên liệu hữu cơ tự nhiên: rong – tảo biển, xác cá, thịt – máu động vật
+ Thành phần gồm N (10,25 %), P2O5 (6,6 %), K2O (5,4 %) Chứa hơn 130 nguyên tố đa lượng, vi lượng, trung lượng, aminoacid, enzyme, coenzyme, cytokinin, auxin, gibberelline, vitamin, cacbonhydrate…
+ Công dụng: Kích thích sinh trưởng, tăng năng suất, nâng cao chất lượng nông sản, cải tạo đất, giảm sâu bệnh hại trên cây ăn trái, rau, hoa kiểng…
Trang 31+ Cách dùng: Pha 1 – 1,2 gr cho 1 lít nước, không được pha chung với thuốc trừ sâu, phân hóa học hoặc chất bám dính Phun ướt đều hai mặt lá, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
+ Liều lượng sử dụng trên 1 ha đối với cây rau: 0,96 – 1,5 kg/ha
- Magnisal: Thành phần gồm: N (11 %), MgO (16 %), là loại phân bón qua lá
chuyên dùng cho các loại hoa cảnh, giúp cây phát triển tốt, ra nhiều hoa Tăng năng suất rau ăn lá, rau củ quả các loại, cây ăn quả, cây lương thực
+ Cách sử dụng: Hòa tan 50 gr vào 16 lít nước
+ Liều lượng sử dụng trên 1 ha đối với cây rau: 2,9 – 3,5 kg/ha
+ Thời gian phun tốt nhất là sáng sớm và chiều tối
- Seaweed – Rong biển 95 %: Chế phẩm Seaweed được chiết suất từ loại rong
biển tươi, xuất xứ từ Canada, sản phẩm được xem như kho chứa tự nhiên của 60 loại dinh dưỡng, carbohydrates, aminoacids và các chất điều hòa sinh trưởng, giúp cây sinh trưởng tốt, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm
+ Thành phần gồm: Hữu cơ (50 %), N (1,5 %), P2O5 (3 %), K2O (20 %), S (1,5
%), Mg (0,45 %), B (125 ppm), Fe (200 ppm), Mn (10 ppm), Cu (30 ppm), Zn (65 ppm), Alanin (0,32 %), Arginin (0,14 %), Cystin (0,01 %), Serin (0.08 %), Glysin (0,29 %), Histidin (0,08 %), Valin (0,28 %), Isolecucin (0,26 %), Leucin (0,41 %), Lysin (0,16 %), Prolin (0,28 %), Methionin (0,11 %), Phenylalanin (0,25 %), Tyrosin (0,17 %), Tryptopan (0,07 %), Glutamicacid (0,93 %), Asparticacid (0,62 %), Mannitol (0,11 %), Laminarin (0,08 %), Alginicacid (0,8 %), Cytokinin (600 ppm), Auxin (37 ppm), Gibberellin (21 ppm)
+ Công dụng: Kích thích ra hoa, chắc hạt, tăng khả năng ra đọt và phát triển bộ
rễ Tăng năng suất và chất lượng cây trồng
+ Cách sử dụng: 10 gr pha 16 – 32 lít nước phun ướt đều hai mặt lá
+ Liều lượng sử dụng trên 1 ha đối với cây rau: 0,6 - 1 kg/ha
- Food-mx1: Dạng bột của công ty TNHH TM – MAI XUÂN
+ Thành phần gồm: N (35 %), P2O5 (5 %), K2O (5 %), MgO (5 %), S (0,7 %) và các chất phụ gia đặc hiệu
+ Cách sử dụng: pha 30 gr với 16 lít nước, phun sương ướt đều bộ lá và cả cây + Liều lượng sử dụng trên 1 ha đối với cây rau: 1,9 - 2 kg/ha
Trang 32+ Công dụng giúp bộ rễ phát triển và giúp bộ lá xanh, đồng thời tăng trọng lượng và chất lượng rau
2.3.3 Một số nghiên cứu về phân bón lá
+ Kết quả thử nghiệm năm loại phân bón lá trên cây hành lá của Ung Thị Na Vy năm 2007 tại xã Tân Hạnh, Tp Biên Hòa đã cho thấy: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, đơn yếu tố, 3 lần lặp lại, 6 nghiệm thức
● Công thức thí nghiệm:
Nghiệm thức 1: 243 kg N – 78 kg P2O5 – 120 kg K2O
Nghiệm thức 2: 128 kg N – 78 kg P2O5 – 120 kg K2O (nền) + phun Agrostim (8 g/8 lít)
Nghiệm thức 3: Nền + phun Vitamin - B1 (25 ml/8 lít)
Nghiệm thức 4: Nền + phun Supermes (4,5 ml/bình 8 lít)
Nghiệm thức 5: Nền + phun Seaweed (3,5 ml/8 lít)
Nghiệm thức 6: Nền + phun Risopla II (5 ml/8 lít)
Bảng 2.6: Ảnh hưởng của năm loại phân bón lá đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của cây hành lá
NT TL 1 Năng suất lý thuyết NSTT ô cơ sơ Năng suất thực tế
Trang 33+ Kết quả thử nghiệm bốn loại phân bón lá trên cây hành lá của Bùi Mai Hoàng Tùng năm 2007 tại ấp 4, xã Hưng Thành, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh đã cho thấy: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, đơn yếu tố, 3 lần lặp lại, 5 nghiệm thức
● Công thức thí nghiệm:
Nghiệm thức 1: 71 kg N – 48 kg P2O5 – 8 kg K2O + 15 tấn phân bò/ha (nền)
Nghiệm thức 2: Nền + phun Seaweed – rong biển 95 % (5 g/8 lít)
Nghiệm thức 3: Nền + phun Mega – 981.1USA (10 g/8 lít)
Nghiệm thức 4: Nền + phun Agrostim (10 g/bình 8 lít)
Nghiệm thức 5: Nền + phun Pisomix super – 105 (10 ml/8 lít)
Bảng 2.7: Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của cây hành lá
NT TL 1 Năng suất lý thuyết NSTT ô cơ sơ Năng suất thực tế
Ghi chú: Trong cùng 1 cột, những giá trị theo sau có cùng một ký tự không có sự khác biệt về mặt
thống kê; TL 1 m 2 : trọng lượng 1 m 2 ; NSTT: năng suất thực tế
→ Kết quả bảng 2.7 cho thấy năng suất thực tế cao nhất khi phun Agrostim, vì vậy khuyến cáo nên dùng các chế phẩm Agrostim
+ Kết quả thử nghiệm hiệu lực của các chế phẩm Agrostim, EM (Effective
Miccrooganism), Crop-master (Super hume, Super fish emulsion) đến sự sinh trưởng, năng suất của cây hành lá của Phạm Hữu Nguyên năm 1999 tại xã Tân Hạnh, Tp Biên Hòa đã cho thấy: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, đơn yếu
tố, 3 lần lặp lại, 7 nghiệm thức:
Trang 34Nghiệm thức 1: 125 kg N – 50 kg P2O5 – 50 kg K2O (nền 1)
Nghiệm thức 2: Nền 1 + phun EM (30 ml/bình 8 lít)
Nghiệm thức 3: Nền 1 + phun Agrostim (8 g/bình 8 lít)
Nghiệm thức 4: Nền 1 + phun Super Hume (50 ml/bình 8 lít)
Nghiệm thức 5: 60 kg N – 50 kg P2O5 – 50 kg K2O (nền 2) + phun EM (30
ml/bình 8 lít)
Nghiệm thức 6: Nền 2 + phun Agrostim (8 g/bình 8 lít)
Nghiệm thức 7: Nền 2+ phun Super Hume (50 ml/bình 8 lít)
Bảng 2.8: Ảnh hưởng của các chế phẩm đến năng suất của cây hành lá
(Tấn/ha) % so với đối chứng
phun EM, 30 ml/bình 8 lít,125 kg N 11,37ab 115,8
phun Agrostim, 8 g/bình 8 lít, 125 kg N 11,61a 118,2
phun Super Hume, 50 ml/bình 8 lít, 125 kg N 11,72a 119,4
→ Kết quả bảng 2.8 cho thấy năng suất thực tế cao nhất khi phun phun Super
Hume với liều lượng 50 ml/bình 8 lít và 125 kg N, vì vậy khuyến cáo nên dùng Super
Hume (50 ml/bình 8 lít, 125 kg N)
Nhìn chung, trong trồng trọt việc sử dụng phân bón qua lá, hay các chất kích
thích tăng trưởng đã được áp dụng từ nhiều năm nay trên khắp thế giới Các loại phân
bón này có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tạo nên
những đỉnh cao năng suất, đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân Nhằm giúp bà
con nông dân ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông
nghiệp
Trang 35Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1 Vật liệu thí nghiệm
Giống: Sử dụng giống hành lá địa phương, phân bón: Sử dụng phân urea, phân supper lân, phân chlorua kali, phân chuồng hoai, vôi và các loại phân bón lá như: Agrostim, Magnisal, Seaweed – Rong biển 95 %, Food-mx1
Hóa chất: Thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm: Dual 720EC (liều lượng:
24 ml thuốc/5 lít nước/200 m2), Rovral 50WP (liều lượng: 10 g/bình 8 lít, 1 kg/ha), Regent 800WG (liều lượng: 1 g/16 lít nước phun cho 400 m2), Success 22SC (liều lượng: 20 ml thuốc/5 lít nước /200 m2)
3.1.2 Dụng cụ, trang thiết bị
Dụng cụ sử dụng cho thí nghiệm: Cuốc, bình phun, máy chụp ảnh
Dụng cụ sử dụng cho đo đạc: Thước, vở, viết, cân
3.2 Điều kiện nghiên cứu
3.2.1 Điều kiện tự nhiên
Các yếu tố đất đai: Đất thịt pha cát, chủ động được nước tưới
Các yếu tố thời tiết: Huyện Mang Yang có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 Với ưu thế về thời tiết khí hậu vùng này có thể canh tác rau quanh năm Số liệu khí tượng của huyện Mang Yang – Gia Lai tháng 3, 4 được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Số liệu khí tượng của huyện Mang Yang – Gia Lai tháng 3, 4 năm 2011
Tháng Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%)
3 17,6 21,2 73
4 33,6 23,2 73
(Trạm khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, 2011)
Qua bảng 3.1 cho thấy: Nhiệt độ dao động từ 21,2 – 23,20C, lượng mưa thấp
Trang 363.2.2 Điều kiện xã hội
Thôn Phú Yên – xã H’ra – huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai chỉ trồng một số loại rau ăn lá và rau gia vị cung cấp cho vùng này như: hành lá, ngò rí, rau cải
3.2.3 Thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm đã được tiến hành từ ngày 5/3/2011 đến ngày 25/4/2011
3.2.4 Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm đã được tiến hành tại thôn Phú Yên – xã H’ra – huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai
Hàng rào bảo vệ
Chiều biến thiên Trong đó:
NT1 (Nghiệm thức đối chứng): (150 kg N + 100 kg P2O5 + 50 kg K2O + 5 tấn phân chuồng hoai + 3 tấn vôi)/ha (nền) + Nước lã
Trang 37Cách sử dụng phân bón lá: Phun trực tiếp lên cây, phun dưới dạng dung dịch, lượng dung dịch phun: 320 lít/ha Thời gian phun phân bón lá: 10 NST, 20 NST và 30 NST
3.3.2 Qui mô thí nghiệm
Diện tích toàn khu thí nghiệm: 110 m2
Khoảng cách trồng 15 cm x 15 cm tương ứng vớimật độ: 444.444 cây/ha
3.3.3 Qui trình kỹ thuật trồng cây hành lá trong thí nghiệm
- 1
Lựa hành giống: chọn những cây hành lá tương đối đồng đều, đúng tuổi, không bị nhiễm sâu bệnh, xử lý giống, mỗi hốc trồng
2 tép
300 kg/1.000 m2 hành giống, Rovral 50WP (10 g/bình 8 lít)
1 Phun thuốc diệt cỏ Dual 720EC (12 ml thuốc/100 m2)
Trang 3810
Phun phân bón lá đợt 1 Agrostim (1 g/1 lít nước),
Magnisal(3 g/1 lít nước), mx1 (2 g/1 lít nước) , Seaweed – Rong biển 95 % (0,6 g/1 lít nước)
Food-16
Phun thuốc trừ sâu và trừ nấm Success 22SC (10 ml thuốc/2,5 lít
nước /210 m2), Regent 800WG (0,25 g/4 lít nước phun cho 100
m2)
17 Bón thúc lần 2 (5 kg N + 2 kg
K2O)
11 kg/ 1.000 m2 urea, 3,3 kg/ 1.000 m2 KCl
20
Phun phân bón lá đợt 2 Agrostim (1 g/1 lít nước),
Magnisal(3 g/1 lít nước), mx1 (2 g/1 lít nước) , Seaweed – Rong biển 95 % (0,6 g/1 lít nước)
30
Phun phân bón lá đợt 3 Agrostim (1 g/1 lít nước),
Magnisal(3 g/1 lít nước), mx1 (2 g/1 lít nước) , Seaweed – Rong biển 95 % (0,6 g/1 lít nước)
Food-32 Bón thúc lần 3 (7 kg N + 2 kg
K2O)
15,1 kg/ 1.000 m2 urea, 3,3 kg/ 1.000 m2 KCl
Bao nylon, thước, giấy, viết, cân, máy ảnh
Trang 39Hình 3.1: Chuẩn bị đất
Hình 3.2: Toàn cảnh khu thí nghiệm ở 12 NST
Trang 403.3.4 Chỉ tiêu theo dõi
Cách lấy mẫu theo dõi: Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây, lấy 5 điểm theo đường chéo góc, 5 ngày đo một lần
3.3.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng: Chiều cao cây, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, số
lá, tốc độ tăng trưởng số lá, số nhánh/bụi
+ Chiều cao cây: Đo từ phần cổ rễ (đoạn thân giả tiếp giáp với rễ) đến lá dài nhất của cây
+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) = (Chiều cao đo lần sau – Chiều cao đo lần trước liền kề)/5
+ Số lá: Đếm tất cả các lá trên cây
+ Tốc độ tăng trưởng số lá (lá/ngày) = (Số lá đếm lần sau – Số lá đếm lần trước liền kề)/5
+ Số nhánh/bụi: Đếm tất cả các nhánh trên một bụi
+ Tốc độ tăng trưởng số nhánh (nhánh/ngày) = (Số nhánh đếm lần sau – Số nhánh đếm lần trước liền kề)/5
3.3.4.2 Phân tích hàm lượng Nitrate trên thân lá sau thu hoạch
Lấy 5 điểm theo đường chéo góc khoảng 300 gr mẫu trên mỗi ô cơ sở, cho ba mẫu của cùng một nghiệm thức vào trong một túi nylon, đem về phòng thí nghiệm phân tích hàm lượng nitrate trong ngày
3.3.4.3 Theo dõi tỷ lệ sâu bệnh hại
Ghi nhận thành phần và sâu bệnh hại trên mỗi nghiệm thức
Tỉ lệ cây (lá) bị sâu bệnh hại (%) = (số cây (lá) bị sâu bệnh hại/tổng số cây (lá) điều tra)*100
3.3.4.4 Theo dõi năng suất
+ Trọng lượng trung bình 1 cây (g/cây): trên hai đường chéo của mỗi nghiệm thức, lấy 5 điểm/ô * 0,2 m2 (0,5 m * 0,4 m)/điểm = 1 m2 cây hành lá đem cân, không lấy những cây gần mép luống Đếm tổng số cây có trong 1 m2 và tính trọng lượng trung bình của 1 cây
+ Cân trọng lượng tươi của 1 m2 để tính năng suất lý thuyết của từng nghiệm thức