1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục sau khi sáp nhập tại trường tiểu học thành kim

23 549 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Skkn Một Số Biện Pháp Quản Lí, Chỉ Đạo Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Sau Khi Sáp Nhập Tại Trường Tiểu Học Thành Kim
Tác giả Phạm Thị Thủy
Trường học Trường Tiểu học Thành Kim
Chuyên ngành Quản lí
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thanh Hoá
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 286 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài: “Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về nâng cao dân trí, phổ cậpgiáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, mạng lưới trường, lớp, các ngành học, cấp họcnói chung và huyện

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO

NHẰM GIỮ VỮNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC SAU KHI SÁP NHẬP TRƯỜNG

Người thực hiện: Phạm Thị Thuỷ Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Kim Thạch Thành, Thanh Hoá

SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí

THANH HOÁ, NĂM 2018

Trang 2

2 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến 32.1 Thực trạng trường, lớp trước khi sáp nhập 32.2 Thực trạng chung khi sáp nhập trường 52.3 Thực trạng của một số trường có các điểm trường lẻ 6

3.2 Xây dựng khối đoàn kết nội bộ vững chắc 83.3 Tham mưu cho cấp uỷ đảng, cơ quan cấp trên và huy động

mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất ưu tiên cho khu lẻ 93.4 Phối hợp với Công đoàn chăm lo đến mọi đối tượng giáo

viên, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm 103.5 Tổ chức nhiều hoạt động giao lưu toàn trường để tất cả học

3.6 Quan tâm, động viên kịp thời đến mọi đối tượng học sinh,

đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn 133.7 Quan tâm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới

3.8 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên 15

Trang 3

I – MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

“Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về nâng cao dân trí, phổ cậpgiáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, mạng lưới trường, lớp, các ngành học, cấp họcnói chung và huyện Thạch Thành nói riêng được mở rộng, đã có tác dụng tíchcực trong việc thu hút trẻ em đến trường.” [1]

Bên cạnh đó, “dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự quantâm của nhân dân địa phương trên địa bàn huyện cùng với sự nỗ lực của tập thểcán bộ giáo viên, học sinh, Giáo dục Thạch Thành đạt được thành tích xuất sắc,góp phần không nhỏ vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, tạo nênsức mạnh tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội quốc phòng, an ninh huyệnnhà.”[1]

“Tuy nhiên, đến nay, do đạt được những thành tựu to lớn trong việc thựchiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, dân số dần đi vào ổn định, dẫnđến quy mô các trường Tiểu học ngày càng nhỏ.”[1] Một số trường Tiểu họctrong huyện có quy mô dưới 8 lớp nhưng vẫn phải duy trì một bộ máy hànhchính trong khi chưa đủ giáo viên đứng lớp, chưa kể đến việc đủ giáo viên để tổchức dạy học 2 buổi/ngày Vì vậy, việc rà soát, điều chỉnh lại hệ thống mạnglưới trường, lớp là một yêu cầu bức thiết Thạch Thành là huyện đi đầu của tỉnhtrong việc xây dựng và triển khai “Đề án điều chỉnh quy hoạch mạng lướitrường lớp và nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2013-2015, định hướngđến năm 2020”

Thực hiện “Đề án điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp và nâng caochất lượng giáo dục huyện Thạch Thành giai đoạn 2013-2015, định hướng đếnnăm 2020”, trong những năm qua, giáo dục xã Thành Kim không ngừng pháttriển và đạt được kết quả khá vững chắc Chất lượng giáo dục toàn diện đượcnâng lên, góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, tạo nênsức mạnh tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội quốc phòng, an ninh xã nhà Songviệc trong xã có 2 trường Tiểu học, trong đó Trường Tiểu học Thành Kim 2 có

số lượng học sinh trong những năm vừa qua rất it (90 ->140 học sinh/1 nămhọc); tuy nhiên vẫn phải có một bộ máy hành chính Từ đó, việc quản lý về hoạtđộng giáo dục của hệ thống trường học trong xã gặp không ít khó khăn

Trước thực trạng đó, uỷ ban nhân dân Thành Kim đã xây dựng “Đề án ánsáp nhập Trường Tiểu học Thành Kim và Trường Tiểu học Thành Kim 2 thànhTrường Tiểu học Thành Kim”, nhằm nâng cao chất lượng quản lý, nâng cao chấtlượng giáo dục trong địa bàn xã Thành Kim nói riêng, huyện Thạch Thành nóichung để phù hợp với Quy hoạch mạng lưới trường lớp từ bậc Mầm non đếnTrung học cơ sở của huyện; xây dựng cơ sở vật chất phù hợp với chiến lượcphát triển giáo dục của huyện Thạch Thành và Quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội của xã Bên cạnh đó cũng nhằm huy động sức mạnh của cả hệthống chính trị từng bước thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI, ngày 29 tháng 10 năm 2012, về “Đổi mới căn bảntoàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa,trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”; củng

cố và phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

Trang 4

đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh củaxã

Chính vì vậy, từ 01/01/2016 nhà trường có Quyết định sáp nhập trườngTiểu học Thành Kim 2 và trường Tiểu học Thành Kim thành trường Tiểu họcThành Kim, theo Quyết định số 4647/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của Chủ tịch

Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thành (H1 - Ảnh chụp quyết định sáp nhậptrường – Phụ lục)

Tuy nhiên, từ việc đang có 2 trường Tiểu học với 2 bộ máy quản lí hànhchính, sáp nhập thành 1 trường chỉ có 1 bộ máy gây khó khăn cho nhà trườngtrong việc quản lí, chỉ đạo các hoạt động giáo dục Hơn nữa, tuy là 2 trườngTiểu học trong cùng một xã nhưng chất lượng giáo dục lại không đồng đều Mặtkhác, cơ sở vật chất tại 2 điểm trường vẫn chưa được đảm bảo, thiếu nhiều hạngmục công trình, nhiều công trình đã xuống cấp nặng cũng là thách thức khôngnhỏ đối với người đứng đầu trong công tác tham mưu, thực hiện công tác xã hộihoá để xây dựng cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Là năm học đầu tiên được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng, sau đó lại đượcgiao làm hiệu trưởng sau khi sáp nhập trường với nhiều khó khăn, thách thức,bản thân tôi rất băn khoăn, trăn trở, tôi đã mạnh dạn thử nghiệm và đề xuất

“Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục sau khi sáp nhập trường” tại trường Tiểu học Thành Kim, huyện

Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá

2 Mục đích nghiên cứu:

- Trên cơ sở lí luận và thực tiễn chỉ đạo, quản lí hoạt động dạy học ở trườngTiểu học, đề xuất các biện pháp khắc phục những khó khăn sau khi sáp nhậptrường

- Áp dụng những biện pháp đó trong quá trình quản lí, tổ chức các hoạtđộng dạy – học để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Việc quản lí và chỉ đạo các hoạt động dạy học của nhà trường sau khi sápnhập

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Tra cứu tài liệu

- Điều tra, quan sát

- Thu thập thông tin

- Áp dụng thực tế

- Thống kê, xử lí số liệu

Trang 5

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8khóa XI đã xác định mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất 2lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xâydựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân… Xây dựng nền giáodục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phươngthức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng; bảo đảm các điều kiện nâng cao chấtlượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệthống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dântộc.” [4]

Chính vì vậy việc quản lí chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục theo yêucầu mới ở trường tiểu học vô cùng quan trọng, đặc biệt là trường sau khi sápnhập với muôn vàn khó khăn, thử thách

2 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:

2.1 Thực trạng trường, lớp trước khi sáp nhập:

2.1.1 Trường Tiểu học Thành Kim:

* Học sinh:

Năm học 2014-2015: Tổng số: 388 học sinh (2 học sinh khuy t t t)ết tật) ật)

Năm học

Kết quả các môn học (%)

Kết quả Năng lực (%)

Kết quả Phẩm chất (%)

Số HS được công nhận các cấp HS

HT CTTH (%)

Hoàn thành

Chưa hoàn thành Đạt

Chưa đạt Đạt

Chưa đạt Huyện Tỉnh

và trong cuộc sống

Trang 6

* Cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Đa số giáo viên nhiệt tình trong công tác, bình quân tuổi đời 37,9 Chấtlượng cụ thể:

Năm học

Số cán

bộ GV, NV

CB, GV đạt chuẩn (%)

CB,GV trên chuẩn (%)

Số SKKN được công

nhận

GV dạy giỏi (SL) Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh

- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học: 12 bộ/15 lớp, chưa đủ 1 bộ/lớp

- Diện tích đất: 4.066m2 đóng tại thôn 6, Tân Sơn, Thành Kim, ThạchThành

* Danh hiệu thi đua đã đạt:

- 3 năm học liên tiếp từ 2012-2013 đến 2014-2015 nhà trường đạt danhhiệu Tập thể Lao động Tiên tiến cấp huyện, 2 năm học đạt danh hiệu Tập thểLao động Xuất sắc cấp tỉnh

Trường đã được công nhận lại chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2009, đếnnăm học 2014-2015 đã quá 5 năm nhưng vẫn chưa đề nghị công nhận lại do cơ

sở vật chất không đảm bảo

2.1.2 Trường Tiểu học Thành Kim 2:

* Học sinh: Năm học 2014-2015: Tổng số: 138 học sinh

Năm học

Kết quả các môn học (%)

Kết quả Năng lực (%)

Kết quả Phẩm chất (%) Số HS được công nhận các cấp HS

HT CTTH (%)

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Huyện Tỉnh gia Q.

2014-2015 98,5 1,5 98,5 1,5 100 0 11 0 0 100

- Với số lớp, số học sinh ít nên trong năm học nhà trường không thườngxuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, các Sânchơi trí tuệ, Câu lạc bộ; các phong trào thi đua phát động chưa sôi nổi

* Cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Đa số giáo viên nhiệt tình trong công tác, bình quân tuổi đời 42,3 Chấtlượng cụ thể:

Năm học

Số cán

bộ GV, NV

CB, GV đạt chuẩn (%)

CB,GV trên chuẩn (%)

Số SKKN được công nhận GV dạy giỏi (SL) Huyện Tỉnh Huyện Tỉnh

2014-2015 13 13/13=100 10/13=76,9 3 0 1 0

Trang 7

- Nhà trường có đội ngũ giáo viên tuổi đời cao, việc lựa chọn giáo viên thigiáo viên giỏi các cấp gặp khó khăn; do ít lớp nên cơ cấu giáo viên chưa đủ sốmôn theo quy định, không có giáo viên dạy Mĩ thuật.

* Cơ sở vật chất:

- Phòng học: 6 phòng (cấp 4A);

- Phòng chức năng: 2 phòng tạm: 01 văn phòng, 01 phòng giám hiệu

- Diện tích đất: 4.940 m2 đóng tại thôn 4, Tân Sơn, Thành Kim, ThạchThành

- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học: 2 bộ/6 lớp

- Trường chưa có phòng thư viện, thiết bị và các phòng chức năng, nhà hiệu

bộ, nhà xe lợp Blu xuống cấp trầm trọng Ban giám hiệu ít quan tâm về cảnhquan, trang trí lớp học, tường phòng học rêu phong, phía ngoài cổng không cónơi để xe cho phụ huynh đưa đón con, do đó phụ huynh đi thẳng xe vào sântrường, ngồi gần các lớp học nói chuyện chờ đón con, gây ồn ào, khiến học sinhtrong lớp mất tập trung học tập Khoảng sân trước là 2 thửa ruộng mùa mưanước ngập gây nguy hiểm cho học sinh Trên sân trường không có một câu khẩuhiệu nào nhắc nhở, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh;không có thùng rác để học sinh bỏ rác, …

* Danh hiệu thi đua đã đạt:

- Liên tục trong 3 năm học 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015: Đạt danhhiệu Tập thể Lao động Tiên tiến cấp huyện

Nhà trường chưa xây dựng trường chuẩn Quốc gia

2.2 Thực trạng chung khi sáp nhập trường:

- Số lớp: 21 lớp, 554 học sinh

- Số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 39, trong đó:

+ Cán bộ quản lí: Tổng số 04, Trình độ chuyên môn: Đại học: 04 = 100%;Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 04 = 100%

+ Giáo viên, nhân viên: 35 người

Trình độ chuyên môn: Trung cấp: 7 = 20%; Cao đẳng: 03 = 8,6%; Đại học:

25 = 71,4%

+ Số cán bộ, giáo viên, nhân viên trên chuẩn là 32 = 82,1

- Đại đa số cán bộ, giáo viên, nhân viênnhiệt tình trong công tác, phần đônggiáo viên đã đạt giáo viên giỏi cấp huyện; 8 giáo viên đã được công nhận giáoviên giỏi cấp tỉnh

Việc sáp nhập 2 trường Tiểu học thành một trường đem lại lợi ích đó là,bớt được một bộ máy gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán và nhiều chứcdanh khác như chủ tịch công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, thanh tra, Đội thiếuniên…

- Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó nhà trường còn không ít nhữngkhó khăn Khó khăn lớn nhất đó là làm thế nào để duy trì và giữ vững kết quảgiáo dục mà lâu nay trường Tiểu học Thành Kim đã xây dựng được (là trườngluôn nằm trong tốp đầu về chất lượng giáo dục huyện nhà) và còn phải nâng caochất lượng hơn nữa trong khi 2 trường sáp nhập lại tuy cùng một xã nhưng chấtlượng lại có sự chênh lệch rõ rệt Ngoài ra, nhà trường gặp không ít khó khăn vềđiều kiện cơ sở vật chất điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao

Trang 8

chất lượng giáo dục Điểm trường chính còn 2 phòng học tạm, chưa có phòngchức năng, nhà hiệu bộ, nhà vệ sinh giáo viên, nhà xe xuống cấp nặng; vănphòng hiện nay diện tích rất hẹp, với hội đồng lớn sau khi sáp nhập việc sắp xếpchỗ ngồi để họp hội đồng cũng là điều phải băn khoăn, trăn trở Điểm trường lẻchưa có phòng thư viện, thiết bị và các phòng chức năng, nhà hiệu bộ cũngxuống cấp, cần được xây dựng Hiện tại, địa phương chưa có điều kiện đầu tưkinh phí cho nhà trường do đang tập trung kinh phí trả nợ xây dựng trườngTrung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia năm 2015, xây dựng nông thôn mới về đíchvào năm 2016, xây dựng phòng học cho trường Mầm non tránh quá tải trongnăm 2017.

Bên cạnh đó, quy trình sáp nhập trường đã có và đã thực hiện ở một số xãtrên địa bàn huyện như xã Thành Trực, xã Thành Tân, Thành Yên Tuy nhiên,trong tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinhvẫn còn những băn khoăn, trăn trở, liệu sáp nhập lại sự quan tâm, đầu tư của cáccấp, của nhà trường có được như khi chưa sáp nhập, chất lượng giáo dục có bịảnh hưởng, học sinh giữa khu chính, khu lẻ liệu có sự phân biệt, đối xử khôngcông bằng, …

2.3 Thực trạng của một số trường có các điểm trường lẻ:

Qua tìm hiểu cách thức quản lí các trường có khu lẻ tôi thấy có khá nhiềubất cập, nhiều trường có điểm trường lẻ đã chỉ đạo, quản lí như:

- Hầu hết những hoạt động trọng tâm chỉ tập trung ở khu chính

- Giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng cũng được phân công dạy ởkhu chính

- Cơ sở vật chất chủ yếu được đầu tư ở khu chính

- Ban giám hiệu chỉ làm việc ở khu chính, mỗi năm chỉ một số lần đi kiểmtra hoạt động dạy học, chưa nắm bắt được toàn diện mọi hoạt động của học sinhtại các khu lẻ

- Khi dạy giáo viên khu lẻ ít sử dụng đồ dùng dạy học, không có điều kiệnứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Chất lượng giáo dục là thước đo uy tín và năng lực của nhà trường, vậy làmthế nào giữ vững thương hiệu đã có, tiếp tục xây dựng môi trường học tập thânthiện, đảm bảo công bằng trong mọi hoạt động giáo dục cũng như những điềukiện thụ hưởng giữa các điểm trường để xứng đáng với niềm tin của các cấp vàcác bậc cha mẹ học sinh là một việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực, cốgắng của tập thể nhà trường đặc biệt là người đứng đầu

3 Giải pháp:

3.1 Làm tốt công tác tuyên truyền:

- Để tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao của nhân dân và cán bộ, giáoviên, nhân viên, trước khi sáp nhập trường, bản thân tôi đã làm tốt công táctuyên truyền, thuyết phục, vận động, để cha mẹ học sinh, cán bộ quản lí đến giáoviên, nhân viên đều nắm rõ được chủ trương sáp nhập trường là thiết thực, phùhợp với tình hình thực tiễn

- Phối hợp với hiệu trưởng trường Tiểu học Thành Kim 2, thông qua cácbuổi họp hội đồng, các buổi sinh hoạt theo chủ điểm, các buổi họp cha mẹ học

Trang 9

sinh đã gửi các văn bản tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹhọc sinh:

+ Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ban hành ngày 27/06/2005 và Luật số

44/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục;

+ Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Quy định về phân công, phân cấp quản lí, tổ chức bộ máy và cán bộ côngchức ban hành kèm theo Quyết định số 685/2007/QĐ-UBND ngày 02/3/2007của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá;

+ “Đề án điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp và nâng cao chấtlượng giáo dục huyện Thạch Thành giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm2020” của Uỷ ban nhân dân huyện Thạch Thành;

+ Nghị Quyết số 32/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của Hội đồng nhândân huyện Thạch Thành về việc phê duyệt Đề án “Điều chỉnh quy hoạch mạnglưới trường lớp và nâng cao chất lượng giáo dục huyện Thạch Thành giai đoạn2013-2015, định hướng đến năm 2020”;

+ “Đề án án sáp nhập Trường Tiểu học Thành Kim và Trường Tiểu họcThành Kim 2 thành Trường Tiểu học Thành Kim” của Uỷ ban nhân dân xãThành Kim

- Sau khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Thạch Thành ra Quyết định sápnhập trường, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, làm tờ trình xin Uỷ ban nhândân xã phê duyệt để tổ chức lễ công bố quyết định sáp trường Trong buổi công

bố nhà trường đã mời các đồng chí đại diện Phòng Nội vụ huyện Thạch Thành,Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Công đoàn GD Thạch Thành, đại diệnlãnh đạo địa phương (các đồng chí trong ban Thường vụ Đảng ủy xã, Thườngtrực Uỷ ban nhân dân xã, đại diện các ban ngành đoàn thể trong xã: Hội đồngnhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, HộiNông dân, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức, trung tâm Y tế xã, Ban Công

an, …), Bí thư, trưởng thôn đóng trên địa bàn xã, đại diện Ban giám hiệu cáctrường trong xã, Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh cùng toàn thể cán bộ, giáoviên, nhân viên và học sinh nhà trường chứng kiến, tham gia Trong buổi công

bố Quyết định lãnh đạo phòng Nội vụ, phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo xãđã có những ý kiến chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho nhà trường trong tình hìnhmới Các bậc cha mẹ học sinh cũng đã bày tỏ quan điểm, mong muốn, đề xuấtvới nhà trường tìm ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng chung cả 2 khu,tránh để khu lẻ thiệt thòi với khu chính Bản thân tôi đã trình bày đề án của bảnthân sau khi sáp nhập trường, hứa trước lãnh đạo, ra lời kêu gọi tới toàn thể cán

bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết một lòng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấptrên giao phó (H2 - Hình ảnh trong buổi công bố sáp nhập trường – Phụ lục)

- Hàng năm nhà trường đều tổ chức đầy đầy đủ các cuộc họp định kì cha

mẹ học sinh để thông qua kế hoạch cũng như báo cáo kết quả hoạt động giáodục của nhà trường trong từng giai đoạn, năm học, đánh giá ưu, nhược điểm,hạn chế, nguyên nhân, cách khắc phục để Cha mẹ học sinh nắm bắt kịp thời, đốichiếu kết quả giáo dục 2 khu, có cái nhìn tổng quan về nhà trường Chính vì vậy,

Trang 10

cha mẹ học sinh ở cả 2 khu đều đồng lòng, nhất trí cao và ủng hộ nhà trườngthực hiện tốt kế hoạch đã đề ra

- Bên cạnh tuyên truyền qua các các cuộc họp, toạ đàm, giao lưu, việctuyên truyền qua băng rôn, khẩu hiệu cũng được chú trọng Nhà trường đã sưutầm các câu khẩu hiệu, lời nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốtnhiệm vụ treo ở những nơi mọi người dễ nhìn như: “Vì lợi ích mười năm thìphải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”; “Dù khó khăn đến đâucũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”; các băng zôn, khẩu hiệu theo các chủ điểmtrong năm, …

3.2 Xây dựng khối đoàn kết nội bộ vững chắc:

- Sau khi sáp nhập trường, trước tiên tôi tổ chức họp ban giám hiệu, đưa ra

hệ thống các công việc, dự kiến phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chítrong ban giám hiệu để thảo luận, bàn bạc thống nhất và bổ sung nếu cần Tiếptheo đến thảo luận dự kiến phân công nhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên trongnhà trường, mỗi đồng chí đều được nghiên cứu, đưa ra quan điểm để đi đếnthống nhất phân công nhiệm vụ một cách hợp lí, phát huy được năng lực, sởtrường của từng người nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc và cũng

là căn cứ để đánh giá xếp hàng tháng, hàng kì, cuối năm

- Phân công cho 1 đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách tại khu lẻ, tuy nhiên,bản thân tôi mỗi tuần đều thu xếp 1 lần lên khu lẻ để gặp gỡ, lắng nghe tâm tư,nguyện vọng, ý kiến đóng góp cũng như quan tâm, động viên chia sẻ khó khănvới các đồng nghiệp tại khu lẻ

- Mọi hoạt động tại hai khu đều được xây dựng kế hoạch chung, thực hiệnthống nhất, đồng bộ: Kế hoạch năm, tháng đã được thống nhất thông qua họphội đồng, còn kế hoạch hàng tuần tôi xây dựng và triển khai tại khu chính,chuyển kế hoạch này qua Email cho đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách khu lẻtriển khai tại khu lẻ, sau đó các kế hoạch này đều được chuyển lên Email dùngchung của nhà trường (tieuhocthanhkim@gmail.com) để tất cả mọi người cùngbiết và thực hiện

- Trong chuyên môn, tôi thường động viên anh chị em trong trường chia sẻkinh nghiệm, giúp đỡ nhau, bản thân tôi cũng luôn đi đầu để khích lệ giáo viênlàm theo Chọn cử đội ngũ cốt cán là các tổ khối trưởng nhiệt tình, năng động,làm việc có trách nhiệm Vì vậy, trong mỗi dịp thao giảng, thi giáo viên dạygiỏi, chuẩn bị các tiết chuyên đề do phòng giáo dục, cụm trường, nhà trường tổchức, … các đồng chí tổ khối trưởng tự giác huy động anh chị em trong tổ khối

cả khu chính và khu lẻ không quản ngày, đêm tập trung đến trường xây dựngbài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, đóng vai học sinh để đồng nghiệp giảng thử sau

đó góp ý, chỉnh sửa cho nhau; hướng dẫn nhau luyện viết để thi viết chữ đẹp,chia sẻ cho nhau kinh nghiệm rèn chữ - giữ vở cho học sinh, … các buổi nghỉtrong tuần chị em tự bảo nhau đưa học sinh đến trường kèm cặp thêm cho các

em không thu tiền Các trường trong huyện đến thi giáo viên giỏi cấp huyện tạinhà trường đều thốt lên rằng hiếm có một tập thể nào đoàn kết, giúp đỡ nhau tậntình như tập thể cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Thành Kim

Trang 11

- Không chỉ giúp đỡ nhau trong công việc, bất cứ gia đình nào có việc hiếu

- hỉ, ốm đau chị em trong nhà trường đều kịp thời đến động viên, chia sẻ, giúp

đỡ nhau, từ đó tình cảm đoàn kết, gắn bó thêm bền chặt

- Tập thể giáo viên đoàn kết, luôn tương trợ, giúp đỡ, chia sẻ vui buồn chonhau trong cuộc sống gia đình cũng như giúp đỡ nhau về chuyên môn, nghiệp

vụ (xây dựng bài giúp nhau trong thao giảng, thi giáo viên giỏi, chia sẻ kinhnghiệm công tác chủ nhiệm, giảng dạy để nâng cao chất lượng học sinh, …)

3.3 Tham mưu cho cấp uỷ đảng, cơ quan cấp trên và huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất ưu tiên cho khu lẻ:

- Tích cực tham mưu với cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương tu sửa, xâydựng cơ sở vật chất trường lớp: Cuối mỗi năm học nhà trường làm tờ trình đềnghị xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất; mời đại diện cấp uỷ đảng, chính quyền, đạidiện Cha mẹ học sinh, Ban giám hiệu rà soát, kiểm tra lại thực tế, thuyết phụcđầu tư xây dựng

- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục: thực hiện đúng quy trình, có thưkêu gọi gửi hoặc đến tận các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng trên địa bànhuyện, cựu học sinh thành đạt của nhà trường Huy động bằng kinh phí, hiệnvật, nhân công Sau khi được hỗ trợ có thư cảm ơn, các công trình trao tặngđược gắn biển, công khai danh sách các nhà hảo tâm đã ủng hộ, có sổ vàng theodõi ủng hộ từ 500.000 đồng trở lên

- Tham mưu với phòng Giáo dục xin kinh phí ngân sách nhà nước để muasắm, tu sửa

- Thông qua các hội nghị cha mẹ học sinh thuyết phục cha mẹ học sinh đểđảm bảo điều kiện dạy học ngang nhau, trong những năm đầu sau khi sáp nhập

sẽ ưu tiên xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất ở khu nào có điều kiện khó khăn hơn,những công trình nào thiết thực hơn Đó cũng chính là thực hiện khẩu hiệu

“Không để tình trạng coi khu lẻ như “con nuôi” mà các cấp đã căn dặn sau khisáp nhập trường

Trong 3 năm, ngoài bổ sung một số hạng mục cần thiết cho khu chính, nhàtrường đã huy các nguồn kinh phí xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, mua sắmthêm trang thiết bị dạy học tại khu lẻ, cụ thể như sau:

* Năm học 2015-2016:

- Mua 1 máy chiếu và xây dựng thư viện xanh: 28.347.000 đồng;

- Làm lại biển trường: 4.550.000 đồng;

- Làm nhà mái vòm: 35.300.000 đồng;

- Tổng kinh phí: 68.197.000 đồng

* Năm học 2016-2017:

Ngày đăng: 06/06/2018, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w