1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu mức độ nhận biết nhãn hiệu bột giặt omo tại thành phố long xuyên

41 1,2K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu mức độ nhận biết nhãn hiệu bột giặt omo tại thành phố long xuyên
Tác giả Trần Thị Hân
Người hướng dẫn ThS. Lê Phương Dung
Trường học Trường Đại Học An Giang
Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại
Thể loại Chuyên đề
Năm xuất bản 2010
Thành phố Long Xuyên
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Trang 1

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

Long Xuyên, tháng 05 năm 2010

Trang 2

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

Sinh viên thực hiện: TRẨN THỊ HÂN

Lớp DH8KD – Mã số SV: DKD073020

Giảng viên hướng dẫn: ThS LÊ PHƯƠNG DUNG

Trang 4

Chương 1 : Tổng Quan – Giới thiệu

1.1 Cơ sở hình thành của đề tài trang 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2

1.3.1.Phạm vi 2

1.3.2.Phương pháp nghiên cứu 2

1.4 Ý Nghĩa 2

Chương 2 : Cơ Sở Lý Thuyết 2.1 Nhãn hiệu 3

2.2 Vai trò cơ bản của nhãn hiệu 3,4 2.3 Mô hình nghiên cứu 5

Chương 3 : Phương Pháp Nghiên Cứu 3.1 Thiết kế nghiên cứu 6

3.1.2 Quy trình nghiên cứu 6

3.2 Thang đo 7

3.3 Mẫu 7

Chương 4 : Công Ty Liên Doanh Unilever Việt Nam 4.1 Giới thiệu vài nét về công ty Unilever Việt Nam 8

4.2 Quá trình hình thành và phát triển của Unilever Việt Nam 8

4.3 Mục tiêu chiến lược marketing của công ty đề ra (dành cho sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình ) 10

4.4 Vài nét về sản phẩm bột giặt Omo 11

4.5 Đối thủ cạnh tranh chính 12,13 Chương 5 : Kết Quả Nghiên Cứu 5.1 Thống kê kết quả nghiên cứu 16,17,18 5.2 Thông tin về các đáp viên 18

5.2.1 Giới tính 18

5.2.2 Độ tuổi 19

5.2.3 Trình độ học vấn 19

5.2.4 Thu nhập 20

5.3 Kết Quả nghiên cứu 20

Trang 5

5.3.1.2 Thị phần của các loại bột giặt tại thành phố Long Xuyên

.20

5.3.1.3 Các yếu tố người tiêu dùng quan tâm 21

5.3.1.4 Phương tiện nhận biết hình ảnh nhãn hiệu 21

5.3.1.5 Nơi cung cấp sản phẩm 22

5.3.2 Những phản ứng đáp lại của người mua 23

5.3.2.1 Người tiêu dùng quan tậm đến nhãn hiệu 23

5.3.2.2 Mức độ quen thuộc của nhãn hiệu 23

5.3.2.3 Môi trường kinh tế – văn hóa thành phố Long Xuyên 23

5.3.3 Hộp đen ý thức 23

5.3.4 Nhận biết nhãn hiệu bột Giặt Omo tại thành phố Long Xuyên 23

5.3.4.1 Nhận biết nhãn hiệu qua các định nghĩa 23

5.3.4.2 Nhận biết nhãn hiệu thông qua hình ảnh 24

5.3.4.3 Đặc điểm của bột giặt Omo theo nhận xét cùa người tiêu dùng 24

Trang 6

Bảng 2.2 Biểu diễn các chỉ số về mức độ ghi nhớ nhãn hiệu ở người tiêu dùng 4

Bảng 2.3 Mô hình chi tiết biểu diễn mức độ nhận biết của người tiêu dùng 5

Bảng 3.2.1 Nguồn : phòng Marketing công ty Unilever Việt Nam 6

Bảng 3.2.3 Nguồn phòng marketing công ty Unilever Việt Nam 8

Bảng 4.1.2 Quy trình nghiên cứu 13

Bảng 5.6 Thống kê kết quả nghiên cứu 18

Trang 7

Biểu đồ 5.2.1 Biểu đồ biểu diễn giới tính của đáp viên 18

Biểu dồ 5.2.2 Biểu đồ biểu diễn độ tuổi của các đáp viên 19

Biểu đồ 5.2.3 Biểu đồ biểu diễn trình độ của các đáp viên 19

Biểu đồ 5.2.4 Biểu đồ biểu diễn thu nhập của các đáp viên 20

Biểu đồ 5.3.1.2 Biểu đồ biểu diễn các loại bột giặt người tiêu dùng sử dụng 20

Biểu đồ 5.3.1.3 Biểu đồ biểu diễn các yếu tố của bột giặt mà người tiêu dùng quan tâm 21

Biểu đồ 5.3.1.4 Biểu đồ biểu diễn phương tiện nhận biết nhãn hiệu của sản phẩm bột giặt Omo 22

Biểu dồ 5.3.1.5 Biểu đồ biểu thị nơi cung cấp sản phẩm 22

Biểu đồ 5.3.2.1 Biểu đồ biểu diễn vấn đề quan tâm đến nhãn hiệu của người tiêu dùng 23

Biểu đồ 5.3.4.1 Biểu đồ biểu diễn ý kiến người tiêu dùng về nhãn hiệu và vai trò của nhãn hiệu 23

Biểu đồ 5.3.4.3 Biểu đồ biểu diễn đặc điểm bột giặt Omo theo nhận xét của người tiêu dùng 25

Trang 8

Hiện nay, nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh nóichung và doanh nghiệp nói riêng Các nhãn hiệu sản phẩm ngày càng phong phú

và đa dạng Nhiều nhãn hiệu đã khẳng định mình trên thị trường cạnh tranh, họkhông ngừng củng cố vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng Do vậy chuyênđề nghiên cứu mức độ nhận biết nhãn hiệu sản phẩm bột giặt Omo nhằm mang lạicái nhìn cụ thể hơn về mức độ nhận biết nhãn hiệu của người tiêu dùng Chuyênđề gồm có các bước cụ thể như sau :

Chương 1 : Tổng quan cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩaChương 2 : Cơ sở lý thuyết về nhãn hiệu, giới thiệu định nghĩa vể nhãn hiệu, vaitrò cơ bản của nhãn hiệu và đưa ra mô hình nghiên cứu

Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu: chương này sẽ trình bày thiết kế nghiêncứu, phương pháp thu và xử lý dữ liệu, phương pháp chọn mẫu

Chương 4: Giới thiệu khái quát về công ty Unilever Việt Nam, sản phẩm bột giặtOmo, mục tiêu chiến lược của sản phẩm và giới thiệu nhà cạnh tranh chính.Chương 5 : Kết quả nghiên cứu, chương này sẽ trình bày chi tiết kết quả của quátrình nghiên cứu

Chương 6 : Tổng kết lại quá trình nghiên cứu, đưa ra kết luận và đề xuất kiếnnghị

Với các chương nêu trên đã trình bày cụ thể các bước của chuyên đề Kết quả quảtrình nghiên cứu sẽ đo lường mức độ nhận biết nhãn hiệu sản phẩm ra sao Quaphần tóm tắt này sẽ cho cái nhìn tổng quát hơn về chuyên đề

Trang 9

Chương 1 : Tổng Quan-Giới Thiệu

-o0o -1 -o0o -1 Cơ sở hình thành của đề tài

Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh giữa hàng hoá Việt Nam và hàng hoánước ngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ cáccông ty đa quốc gia hiện đang có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt Nam.Unilever - Việt Nam cũng là một trong số những đại gia lớn trên thị trường hàngtiêu dùng, hằng năm đã cung cấp một lượng lớn các mặt hàng thiết yếu cho sinhhoạt hằng ngày của người tiêu dùng Việt Nam như : kem đánh răng P/S, dầu gộiđầu Sunsilk, bột giặt Omo…

Trên thị trường hiện có nhiều công ty khác cạnh tranh với nhiều sản phẩm cónhững chiến lược quảng cáo rất hấp dẫn, sự đa dạng về chủng loại, khác biệt vềthương hiệu, chất lượng sản phẩm cũng khác nhau Doanh nghiệp muốn vữngmạnh phải có chiến lược xây dựng từ nhãn hiệu cho đến thương hiệu một cáchhoàn chỉnh nhất

Trong thị trường lớn, số lượng nhãn hiệu sản sinh ra rất lớn Ví dụ : ở Pháp ướctính hàng năm có hơn 300 nhãn hiệu nước hoa được đưa ra thị trường, ở Châu Âu

có cả hàng trăm nhãn hiệu thuốc Cụ thể có hơn 20 nhãn hiệu bia hiện diện ở ViệtNam

Nguời Việt Nam đã tỏ ra nhạy cảm với nhãn hiệu từ lâu, đặc biệt với nhãn hiệungoại quốc Một vài nhãn hiệu của Pháp như phomat con bò cười ( La Vache quiRit) hoặc của Nhật như Sony…đã được người tiêu dùng biết đến từ lâu

Việc xây dựng thương hiệu cũng là một trong những vấn đề nóng bỏng hiện naytrong đó nhãn hiệu chiếm vai trò quan trọng Ngày nay, nhãn hiệu đã trở thànhmột phần của cuộc sống, nhãn hiệu xuất hiện mọi ngõ ngách của cuộc sống và cómặt ở khắp mọi nơi : trên đường phố, nơi chúng ta sống, trong các cửa hiệu, trênmáy bay, trong sân vận động…Ngoài ra nhìn góc độ khác nhãn hiệu giúp sảnphẩm có sự khác biệt mà còn là cơ hội làm cho sản phẩm nổi bật hơn Nhãn hiệukhông đơn giản là một logo hay hình ảnh mà nhãn hiệu ngày nay còn là mộtphương thức kinh doanh siêu lợi nhuận

Những nhãn hiệu mạnh nhất thường mang thông điệp rõ ràng và hợp lý nhất Mộtnhãn hiệu để nhiều người biết đến thì nhãn hiệu đó phải mang lại lợi ích tốt nhấtcho người tiêu dùng, từ đó người tiêu dùng mới gắn bó lâu dài cùng nhãn hiệu đó.Các nhà nghiên cứu nhãn hiệu đã đi đến một kết luận sâu sắc và có phạm vi ảnhhưởng rộng : marketing không chỉ là quảng cáo và quan hệ công chúng Sự thànhcông của thương hiệu không được tính bằng số lượng khách hàng công nhận haynhận biết những nhãn hiệu và logo hay khẩu hiệu mà được tính bắng sự gắn bócủa khách hàng với nhãn hiệu đó

Chẳng hạn, khi bạn bắt gặp cô ca sĩ Hồ Ngọc Hà thay đổi kiểu tóc hay với mái tócbóng mượt bạn nghĩ ngay điều gì? Nhãn hiệu cũng giống như một tài sản khôngthể thiếu trong doanh nghiệp Nó không chỉ tạo ra cho doanh nghiệp một hìnhảnh, mà nhãn hiệu có giá trị về mặt thương mại cả về chính trị và còn có thể đemchuyển nhượng cho doanh nghiệp khác

Trang 10

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay Cuộc chiến nhãn hiệu là một yếu

tố sống còn trên thị trường quốc tế Bằng chứng là cuộc chiến lịch sử của Pepsi vàCoca cola , IBM và Apple, Sega và Nintendo…

Khi thiết lập một thương hiệu mạnh với mũi nhọn là nhãn hiệu thì đó chính là yếu

tố nồng cốt dẫn đến thành công của doanh nghiệp Nhận thấy tầm quan trọng.Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mức độ nhân biết nhãn hiệu của người tiêu dùngvới các mục tiêu như sau :

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mô tả mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu bột giặtOmo

1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi

Phạm vi về mặt không gian :Thành phố Long Xuyên tập trung dân cư đông đúc,phạm vi của chuyên đề tập trung chủ yếu vào người dân ở thành phố Long Xuyên.Phạm vi về mặt thời gian : 8 tuần

Phạm vi nghiên cứu : tập trung vào đo lường mức độ nhận biết của người tiêudùng

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu sơ cấp : tiến hành thu thập thông qua tình hình buôn bán trao đổiở các chợ, các đại lý bán lẻ, qua báo chí, internet…

Thu thập số liệu thứ cấp: (chính)n=60, phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng.Thông qua bản câu hỏi để thu thập những dấu hiệu, nhận định về nhãn hiệu sảnphẩm

1.3.2.2. Phương pháp xử lí và phân tích Dữ liệu sau khi thu thập được, tiến hành tính toán lại, rồi so sánh, chọn lọc vàtổng hợp để đưa vào bài nghiên cứu Phần mềm hỗ trợ chủ yếu được sử dụng chocông việc xử lý dữ liệu là Excel

1.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá mức độ nhận biết của người tiêu dùng mô hình của chuyên đề sẽ dựavào mô hình hành vi người mua ( Philip Kotler ) để xây dựng mô hình riêng chochuyên đề

1.4 Ý Nghĩa

Quá quá trình nghiên cứu sẽ góp phần đo lường mức độ nhận biết của người dânthành phố, mức độ nhận biết thương hiệu còn nói lên mức độ gắn bó của kháchhàng đối với nhãn hiệu đó Kết quả nghiên cứu nói lên hiệu quả của công ty trongviệc xây dựng và phát triển nhãn hiệu trong thời gian qua Góp phần định vị sảnphẩm bột giặt Omo trên thị trường Cung cấp thông tin mới về thị trường tại đâycho nhà sản xuất có chiến lược mới

Trang 11

Chương 2 : Cơ Sở Lý Thuyết

-o0o—

Sau phần tổng quan và gới thiệu ở chương 1, chúng ta cùng qua chương 2 với những cơ sở lý thuyết về nhãn hiệu, vai trò nhãn hiệu … để thấy được tầm quan trọng của nhãn hiệu trong marketing.

2.1 Nhãn hiệu (trade mark )

Nhãn hiệu (trade mark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổchức, cá nhân khác nhau Trích (Điều 4 - Khoản 16 - Luật Sở hữu Trí tuệ 2005)Tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh (thươnghiệu doanh nghiệp): Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định tên thương mạiđược bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đápứng đầy đủ các điều kiện sau : Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số,phát âm được; Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với cácchủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh

Điều 785 Bộ Luật Dân sự của Việt Nam định nghĩa “Nhãn hiệu hàng hoá lànhững dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sảnxuất kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặcsự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”

Theo Philip Kotler một chuyên gia marketing hàng đầu của thế giới thì: “Nhãnhiệu sản phẩm là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợpgiữa chúng, có công dụng dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một ngườibán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng hóa, dịch vụ củacác đối thủ cạnh tranh

2.2 Vai trò cơ bản của nhãn hiệu

Nhãn hiệu có 3 vai trò cơ bản đối với người tiêu dùng

 Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy kinh nghiệm của người tiêudùng

Nhãn hiệu giúp đơn giản hóa quá trình lựa chọn Nó cho phép người tiêu dùng lưulại trí nhớ những sản phẩm đã sử dụng trước đó và tìm lại chúng một cách nhanhchóng

Để tốt hơn trong vai trò của mình nhãn hiệu phải mang những đặc điểm dễ nhậndiện: nhãn hiệu trước hết là một cái tên cụ thể cho phép xác định rõ sản phẩm (dầugội Sunsilk, dầu nhớt Castrol…)

Trong marketing có khái niệm“danh tiếng của nhãn hiệu” được cụ thể hóa bằngmột số chỉ số biểu diễn mức độ ghi nhớ nhãn hiệu ở người tiêu dùng :

Trang 12

 Được người tiêu dùng chủ động biết đến nhiều nhất: đó là điểm số củanhãn hiệu được người tiêu dùng chủ động nhắc đến nhiều nhất khi taphỏng vấn người tiêu dùng về một chủng loại sản phẩm nào đó.

 Được biết đến một cách chủ động : là điểm số của nhãn hiệu được ngườitiêu dùng chủ động nhắc đến ít nhất một lần

 Được nhận ra khi người tiêu dùng nghe hoặc thấy tên : là điểm của nhãnhiệu được nhận biết khi ta đưa cho người tiêu dùng xem hoặc đọc cho họnghe một số tên nhãn hiệu

Nhãn hiệu còn là một dấu hiệu : nhãn hiệu phải được thể hiện một cách tượnghình như dấu móc của Nike, qua một biểu tượng trái táo như Apple hay có tamgiác ba sọc như Adidas Nó cũng có thể là một tập hợp những kí hiệu bao gồmmột cái tên với màu sắc và hình ảnh cụ thể.Có thể đi kèm với một đặc trưng riêngnhư Pepsi

 Nhãn hiệu cho phép người tiêu dùng khẳng định tính cách của mình Nhãn hiệu là một biểu tượng có thể tượng trương cho ý muốn của người tiêu dùngtrong việc hội nhập vào một giai tầng nào đó trong xã hội, cũng như có thể giúphọ trong việc thể hiện trí tưởng tượng của mình

Được biết đến một cách chủ

động

Được nhận ra khi người tiêu dùng nghe hoặc thấy tên

Được người tiêu dùng chủ

động biết đến nhiều nhất

Bảng 2.2 Biểu diễn các chỉ số về mức độ ghi nhớ nhãn hiệu ở người tiêudùng (trích Marketing căn bản - PhiLip Kotler )

Trang 13

 Giảm bớt nguy cơ mua lầm

Nhãn hiệu là một hình thức bảo đảm về chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng

Nó cho phép người tiêu dùng an tâm khi lựa chọn, giảm bớt mức độ rủi ro trongtrường hợp người tiêu dùng phân vân trong lựa chọn

2.3 Mô hình nghiên cứu

Để làm rõ hơn vấn đề nhận biết nhãn hiệu của người tiêu dùng Sau đây xinđược đề cập mô hình hành vi nghiên cứu sau :

Mô hình được mô tả cụ thể như sau :

- Các yếu tố kích thích của marketing bao gồm các phần tử : hàng hóa, giá

Chương 3 : Phương Pháp Nghiên Cứu

-o0o -Những phản ứngđáp lại của ngườimua

- Lựa chọn hànghóa

- Lựa chọn nhãnhiệu

- Lựa chọn khốilượng mua

Các yếu tố

kích thích của

marketing

Các tácnhân kíchthích khác

- KHKT

- Chínhtrị

- Vănhóa

Hộp đen ý thức

Các đặc tính của người mua

Quá trình quyết định mua hàngBảng 2.3 Mô hình chi tiết biểu diễn mức độ nhận biết của người tiêu dùng

(dựa theo Philip Kotler-Marketing căn bản)

Trang 14

Chương 2 đã trình bày chi tiết về cơ sở lý thuyết.Chương 3 sẽ cụ thể hơn về phương pháp nghiên cứu : sơ lược về tiến độ nghiên cứu, phương pháp phân tích, thang đo được sử dụng để phân tích, mẫu…

3.1 Thiết kế nghiên cứu

3.1.1 Tiến độ các bước nghiên cứu

Bước 1 : theo dạng sơ bộ (định tính) thảo luận thử nghiệm trực tiếp, thời gian

2 tuần

Bước 2 : theo dạng chính thức (định lượng ) điều tra qua bản câu hỏi chínhthức n=60 trong thời gian 3 tuần

Phương pháp phân tích

3.1.2 Quy trình nghiên cứu :

Quy trình nghiên cứu cụ thể như sau :

Chiến lược kinh doanh sản phẩm

Dàn bài thảo luận tay đôi n=5….10

Bản câu hỏi chính thức n=60

Điều tra trực tiếp thông qua bản câu

hỏi chính thức n=60

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Mức độ nhận biết nhãn hiệu

1

2

Trang 15

Bảng 4.1.2 Quy trình nghiên cứu

Chương 4 : Công Ty Liên Doanh Unilever Việt Nam

-o0o -2 Nghiên cứu chính thức

Trang 16

Sau khi hoàn thành phương pháp nghiên cứu, chương này sẽ giới thiệu khái quát về nhà sản xuất bột giặt Omo – công ty liên doanh Unilever Việt Nam.

4.1 Giới thiệu vài nét về công ty Unilever Việt Nam

Tên : Công ty liên doanh Lever Việt Nam (LEVER VIETNAM)

Giấy phép: 1130/GPĐC6 ngày 30/12/1999

Đối tác : Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam, Công ty Xà phòng Hà Nội, Công tyMaatschappij Voor Internationale Beleggingen B.V (Hà Lan)

Vốn: Vốn đầu tư : 56.280.470 USD, Vốn pháp định: 38.110.000

Tổ chức: Chủ tịch HĐQT: Ông Đỗ Duy Phi, Ủy viên HĐQT: Ông Lại Cao Hiến,Tổng Giám đốc: Ông Marijn Van Tiggelen, Phó tổng Giám đốc: Ông NguyễnHùng Việt

Địa chỉ : Lầu 11, 17 Lê Duẩn, Q1, Tp Hồ Chí Minh, Điện thoại: 08.8236607,Fax 08.8961943

Lĩnh vực: Sản xuất các loại hóa mỹ phẩm, bột giặt, xà phòng thơm, chất giặt rửadạng lỏng, hóa mỹ phẩm các loại, dầu gội…

4.2 Quá trình hình thành và phát triển của Unilever Việt Nam

Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà Lan nổi tiếng thế giới trên lĩnhvực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm vệ sinh cánhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà.Các nhãn hiệu tiêu biểu củaUnilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr,Cornetto, Omo, Lux, Vim, Dove, Close – up, Sunsilk, Clearn, Pond’s, Hazeline,Vaseline….Với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng

tỏ Unilever là một trong những công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vựckinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng (Personel Care) Cùng vớiProctol & Gamble (P&G) Unilever hiện đang thống trị thế giới về các sản phẩmnày

Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trênthế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu củaUnilever Unilever Việt Nam được thành lập vào năm 1995 cũng là bước đi trongchiến lược tổng thể của Unilever

Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt : Liên doanhLever Việt Nam có trụ sở đặt tại Hà Nội, Elida P/S tại thành phố Hồ Chí Minh vàcông ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 1995 đến nay công ty Unilever đã đầu tư trên 120 USD trong ba doanhnghiệp này, điều này được lý giải cụ thể trong bản sau :

Trang 17

Công ty tư (triệu USD)Tổng vốn đầu Phần vốn gópcủa Unilever Địa điểm Lĩnh vực hoạtđộngLiên doanh

Elida P/S 17.5 100% Hồ Chí Minh Chăm sóc răng miệng

Thực phẩm, kem và các đồuống

Hiện nay Unilever hiện có 5 nhà máy ở Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và khu côngnghiệp Biên Hòa Hệ thống phân phối và bán hàng của công ty trên toàn quốcthông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ Hiện tạicông ty đạt mức tăng trưởng khoản 35-40% và tuyển dụng hơn 2000 nhânviên Ngoài ra công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy, xí nghiệp nội địa trong cáchoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì sảnphẩm, các hoạt động hợp tác kinh doanh này giúp Unilever Việt Nam tiết kiệmchi phí nhập khẩu hạ giá thành sản phẩm, để tăng cường sức cạnh tranh với cáccông ty trong thị trường Việt Nam, đồng thời công ty cũng giúp đỡ các doanhnghiệp trong nước Việt Nam phát triển sản xuất, đảm bảo thu nhập cho nhân viên

và tạo thêm 5500 việc làm trong nước

Ngay sau khi hoạt động từ 1995 các sản phẩm nổi tiếng của Unilever mà ai cũngbiết như : Omo, Clear, Sunsilk, Lipton, Knorr cùng các nhãn hiệu truyền thốngcủa Việt Nam như Viso và P/S đã được giới thiệu rộng rãi và chất lượng hầu nhưhoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp với tiêu dùng của người Việt Nam cho nên cácnhãn hàng này đã nhanh chóng trở thành hàng hóa được tiêu dùng nhiều nhất tạithị trường Việt Nam và cùng với nó công ty Unilever đã nhanh chóng có lãi và thulại một lượng lợi nhuận không nhỏ tại thị trường Việt Nam Trong đó, Lever ViệtNam, Hà Nội làm ăn có lãi từ năm 1997, tức là chỉ sau hai năm công ty này thànhlập, hai công ty Elida P/S và Best Food cũng kinh doanh có lãi và thành công Sau đây là doanh số hoạt động trong 7 năm của Unilever :

Biểu đồ 3.2.2 “Nguồn : phòng Marketing công ty Unilever Việt Nam”

Tính trung bình mỗi năm, doanh số và lợi nhuận của Unilever Việt Nam tăng

Trang 18

định và có lãi Nếu năm 1995 doanh số của công ty là 20 triệu USD, năm 1996doanh số của công ty là 40 triệu USD thì đến năm 1998 doanh số của công ty dã

là 85 triệu USD và tính đến hết năm 2002 thì doanh số công ty khoảng 240 triệuUSD Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt như vậy Unilever đã trở thành doanhnghiệp thành đạt nhất ở Việt Nam hiện nay

Hệ thống các sản phẩm của công ty :

Bảng 3.2.3 Nguồn “phòng marketing công ty Unilever Việt Nam”

2.Dầu xả :

Sunsilk

3 Kem dưỡng da :

PondHazerlineVaseline

4.Bàn chảy và kem đánh

răng :

Close upP/SBàn chảy C-UpBàn chảy P/S

5.Xà phòng tắm và sửa

tắm

LuxDoveLifebuoy

1.Trà :

Sun teaLiptonCây đa

Ngoài các hoạt dộng kinh doanh Unilever cũng đóng góp tích cực vào các hoạtđộng xã hội, nhân đạo và phát triển cộng đồng Hàng năm công ty đóng gópkhoản 2 triệu đô vào hoạt động phát triển cộng đồng tại Việt nam và công ty đãvinh dự được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ nước ta vì “ đã có thànhtích trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội, nhân đạo, giáo

dục, sức khỏe cộng đồng”

4.3 Mục tiêu chiến lược marketing của công ty đề ra (dành cho sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình )

Một trong những thành công đáng nể nhất của Unilever vào Việt Nam là việc mởrộng và khuyếch trương các sản phẩm của mình tại thị trường Việt Nam Chỉ

Trang 19

của công ty được biết đến khắp cả nước và là nhãn hiệu đầu tiên xuất hiện trongdanh sách mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam Sản phẩm của công ty thựcsự đã đến tay người tiêu dùng trên khắp cả nước, từ nững nơi xa xôi hẻo lánh nhấtngười ta cũng biết tới Omo một sản phẩm giặt tẩy số một Việt Nam hay là Clear –dầu gội đầu trị gàu hàng đầu Việt Nam, doanh số bán các mặt hàng này cũng tăngkhông ngừng, 30/45%/năm, tốc độ tăng trưởng thị phần của công ty cũng đáng kể7%/năm Để đạt được như vậy, đòi hỏi chiến lược marketing của công ty đăt ra từkhi mới thành lập cho đến nay phải thật rõ ràng về các mục tiêu và biện pháp cụthể nhất.

Mục tiêu của chiến lược

Chiếm lĩnh 50-60% thị phần của Việt Nam về các sản phẩm của công ty

Tốc độ tăng doanh số cho sản phẩm công ty đạt 20-25%

Tiếp cận hầu hết các khách hàng có thu nhập trung bình và chiếm đa số trong xãhội Việt Nam

Tìm cách thích ghi hóa “Việt Nam các sản phẩm của công ty”

Làm cho người tiêu dùng cảm thấy và đánh giá cao sản phẩm của công ty hơn cácsản phẩm cùng loại của công ty khác

Giải pháp cho chiến lược

Thực hiện chiến lược giá ngày càng giảm để lôi kéo ngày càng nhiều khách hàngvề phía mình

Hệ thống phân phối sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn : always visble, avaible (luônluôn hiện hữu, luôn luôn sẵn có)

Sản phẩm phải luôn luôn thay đổi liên tục nhằm thu hút khách hàng mới

Thực hiện và lợi dụng triệt để phương tiện truyền thông và thông tin quảng cáo đểthu hút và lôi kéo khách hàng

Trong các biện pháp đó biện pháp mà công ty kỳ vọng và tốn nhiều chi phí nhất làviệc thực hiện chiến dịch quảng bá cho các nhãn hiệu của công ty Công ty đãhướng toàn bộ hoạt động của marketing vào thực hiện công tác này, coi công tácnày là trọng tâm của phòng marketing trong những năm đầu công ty xâm nhậpvào thị trường Việt Nam

4.4 Vài nét về sản phẩm bột giặt Omo của công ty Unilever Việt Nam

Hình ảnh bột giặt Omo

Loại : bột giặt tay và bột giặt máy

Trang 20

Trọng lượng : đa dạng 0.5kg, 1kg, 3kg, 4.5kg…

Thành phần: Sodium sulfate, sodium Linear Alkylbenzensulfonate, SodiumTripolyphosphate, Sodium Carbonate, Sodium Silicate, Nước, Chất thơm…Nhãn hiệu: OMO Đỏ – Năng lượng xanh

Slogan : “đánh bật 99 vết bẩn cứng đầu”, “hương thơm ngàn hoa”…

Sản phẩm của Unilever Việt Nam

Công thức tinh thể trắng sáng, mùi thơm dễ chịu tạo cảm giác cho người dùng.Hướng dẫn sử dụng:

 Giặt bằng máy: Dùng 2 muỗng OMO cho mỗi lần giặt có thể điều chỉnhtùy theo lượng và độ bẩn của quần áo Chọn chế độ giặt thích hợp củamáy Dùng OMO Matic cho máy giặt để có kết quả tốt nhất

 Giặt tay: Xả sơ quần áo với nước sạch Hòa tan 1 muỗng OMO trong 3 -4lít nước Ngâm quần áo trong 30 phút sau đó vò và xả 2 -3 lần bằng nướcsạch

Bảo quản: Để nơi khô thoáng Tránh xa tầm tay trẻ em

4.5 Đối thủ cạnh tranh chính

Hiện trên thị trường bột giặt có hai đại gia lớn đó chính là Unilever với bột giặtOmo và B&G với Tide.Sau đây là vài điểm của nhà sản xuất bột giặt cạnh tranhTide

Sản phẩm :

Hình ảnh bột giặt Tide

Thông tin nhà sản xuất :

Tên : Công ty cổ phần quốc tế B&G

Địa chỉ : Tầng 22 tòa nhà VINCON,191 Bà Triệu – Hà Nội

Ngày đăng: 05/08/2013, 07:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 5.1  Thống kê kết quả nghiên cứu - Nghiên cứu mức độ nhận biết nhãn hiệu bột giặt omo tại thành phố long xuyên
Bảng 5.1 Thống kê kết quả nghiên cứu (Trang 22)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w