Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng
Trang 1Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển thì những nhu cầu của con người cũng phát triểntheo, nó trở nên đa dạng và phong phú hơn Điều này đã từng được Maslow khẳng địnhqua tháp nhu cầu của mình Ngày nay sự xuất hiện của hàng loạt sản phẩm mới, dịch vụmới cũng là một minh chứng cho sự phong phú và đa dạng này đã tạo ra hàng loạt các
cơ hội kinh doanh mới cho các nhà kinh doanh
Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ đã mang lại cho con người nhiều sự thuậnlợi trong công việc và sinh hoạt đặc biệt là trong các lĩnh vực như thông tin, giao thông,vận tải Trong lĩnh vực giao thông thì sự ra đời và phát triển của xe gắn máy đã giúp conngười đi lại rất là thuận tiện, dẫn đến nhu cầu sử dụng xe gắn máy ngày càng tăng.Trong giới trẻ sử dụng xe gắn máy còn là một hình thức làm đẹp và tự khẳng định mình
Vì vậy, đã có nhiều dòng xe ra đời để đáp ứng nhu cầu này Trong sinh viên thì việc sửdụng xe gắn máy có những điểm thuận lợi như sau Sử dụng xe gắn máy là: đi lại thuậnlợi hơn, ít tốn thời gian, đối với sinh viên ở xa giúp đi lại dễ dàng hơn và chủ độngđược thời gian hơn giảm thiểu được số tiền khi về thăm gia đình
Theo quan sát thấy được, sinh viên Khoa Kinh Tế- QTKD sử dung xe gắn máynhiều, do ngành học cần phải đi thực tế nhiều và phải đến các doanh nghiệp tìm hiểuthông tin nên có một chiếc xe gắn máy là rất cần thiết
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu xe gắn máy như: Honda,Yamaha, Suzuki, Sym…giúp sinh viên Khoa Kinh Tế- QTKD có nhiều lựa chọn, bêncạnh đó sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn như: tính năng, nhãn hiệu,kiểu dáng, khuyến mãi, giá cả…
Nhà phân phối muốn cung cấp xe gắn máy phù hợp sinh viên thì cần phải biết:chủng loại xe, tính năng như thế nào cho phù hợp vì đa số sinh viên đi học chủ yếu làthu nhập do gia đình cung cấp
Để hiểu rõ các vấn đề trên, yêu cầu cần đặt ra là: “ Khảo sát nhu cầu sử dụng
xe gắn máy của sinh viên khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại Học An Giang"
Căn cứ vào cơ sở trên, mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu như sau:
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mô tả nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD.Đưa ra một số ý kiến giúp nhà phân phối có những lựa chọn phù hợp để cungcấp xe gắn máy cho sinh viên
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện thông qua hai bước- nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứuchính thức
- Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu
có dàn bài sẵn và thảo luận tay đôi với 4 hoặc 5 bạn sinh viên để khai thác những vấn đề
Trang 2xung quanh đề tài nghiên cứu Phỏng vấn chuyên sâu, là phỏng vấn thêm 5 hoặc 6 bạnsinh viên Khoa Kinh Tế- QTKD.
- Nghiên cứu chính thức bắt đầu phỏng vấn thử từ 3- 5 người, nhằm kiểm địnhlại ngôn ngữ, cấu trúc trình bày bảng câu hỏi phỏng vấn Khi bảng câu hỏi hoàn chỉnh,tiến hành nghiên cứu chính thức với mẫu khoảng 75- 80 người Sinh viên được mờiphỏng vấn bao gồm sinh viên của các lớp Khoá 8 Khoa Kinh tế- QTKD Các dữ liệu saukhi thu thập sẽ được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm Excel
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD Trường ĐạiHọc An Giang
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 04/02/2010 đến hết ngày 10/05/2010
- Không gian nghiên cứu là sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD
- Nội dung nghiên cứu khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá
8 Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại Học An Giang
1.5 Ý nghĩa:
- Đối với bản thân: Qua quá trình làm đề tài nghiên cứu, đã rút ra nhiều kinhnghiệm cho bản thân như cách thiết lập bảng câu hỏi như thế nào cho đúng, cách tiếnhành khảo sát…
- Đối với các doanh nghiệp: làm cơ sở nghiên cứu lý thuyết tham khảo cho cácnhà cung cấp xe gắn máy
+ Xác định việc đáp ứng nhu cầu trước đây cho sinh viên đã hợp lý chưa.+ Hiểu rõ hơn nhu cầu của sinh viên đối với xe gắn máy
+ Xác định rõ thị trường xe gắn máy trong sinh viên, đưa ra các chiếnlược quảng cáo, và phân phối cho hợp lý hơn
1.6 Kết cấu của chuyên đề năm 3:
Chương 1: Giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các mục tiêu, phương pháp và
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu Các
lý thuyết này sẽ là nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mô hình Từ đó, đề nghị ra
mô hình nghiên cứu
Chương 3: Chương này giới thiệu về vài nét về thị trường và người tiêu dùng xe gắn
máy.
Chương 4: Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phân
tích dữ liệu, thang đo và thông tin về mẫu từ các hồi đáp cho phần nghiên cứu địnhlượng
Chương 5: Phần lớn nhất của chuyên đề năm 3 trình bày về kết quả nghiên cứu chính
thức
Chương 6: Chương này sẽ tóm tắt và thảo luận các kết quả chính
Trang 3Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1 đã giới thiệu hình ảnh chung nhất về nghiên cứu với việc trình bàymục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Nhận biết được nhu cầu của sinh viên(SV) như thế nào trong sử dụng xe gắn máy trong thời gian học tại trường thì chúng tabiết thế nào là nhu cầu? những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu? Để đưa ra mô hìnhphù hợp cho nghiên cứu Nội dung chương 2 bao gồm hai phần chính: (1) Cơ sở lýthuyết; (2) Mô hình nghiên cứu
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
Sản phẩm là bất cứ gì có thể đưa vào một thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm,
sử dụng hay tiêu thụ nhằm thoả mãn một nhu cầu hay ước muốn Nó có thể là những vậtthể, những dịch vụ, những con người, những địa điểm, những tổ chức và những ý nghĩ.Người tiêu dùng cũng như sinh viên nhìn một sản phẩm như là một tập hợp phức tạpcác lợi ích thoả mãn nhu cầu của họ
Trong đề tài cần phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: nhu cầu, mongmuốn và yêu cầu1
- Nhu cầu tự nhiên (Needs): Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giácthiếu hụt một sự thoã mãn cơ bản nào đó
- Mong muốn (Wants): Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể đểthoã mãn những nhu cầu sâu xa hơn đó
- Yêu cầu (Demands): Yêu cầu là mong muốn có được những sản phẩm cụ thểđược hậu thuẩn của khả năng và thái độ sẳn sàng mua chúng
Theo định nghĩa khác thì nhu cầu của con người có ba mức độ: nhu cầu tự nhiên, mongmuốn, và nhu cầu có khả năng thanh toán
- Nhu cầu tự nhiên( Needs): thể hiện một sự cần thiết của con người về một vậtphẩm nào đó, được hình thành từ một trạng thái ý thức của con người về việc thấy thiếumột cái gì đó trong hoạt động tiêu dùng Nhu cầu tự nhiên là vốn có, phát sinh trong quátrình giao tiếp từ môi trường xã hội, hoặc bản thân người đó có vốn tri thức, muốn thểhiện bản thân Nhu cầu không được thoả mãn thì con người cảm thấy rất khổ sở và bấthạnh, nhu cầu có ý nghĩa càng lớn khi không được thoã mãn thì con người càng bị khổ
sở hơn Và phải chọn một trong hai hướng để giải quyết, hoặc tìm kiếm một hướng giảiquyết, hoặc phải tự kiềm chế bản thân
1 Marketing căn bản của Philip Kotler 1999, TP Hồ Chí Minh.
Trang 4Theo học thuyết thứ bậc nhu cầu của Maslow.
Hình 2.1 Tháp nhu cầu Maslow
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoã mãn trước khi nghĩ đếncác nhu cầu cao hơn Các nhu cầu (bậc) cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãnngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đápứng đầy đủ.2
- Nhu cầu sinh lý (bậc 1): nhu cầu căn bản nhất của con người và nhất thiết phảiđược đáp ứng: ăn, uống, ở,…(physiological)
- Nhu cầu an toàn (bậc 2): nhu cầu an toàn cần có cảm giác yên tâm và an toànthân thể, viêc làm, gia đình, sức khoẻ, tài sản được đảm bảo (safety)
- Nhu cầu xã hội (bậc 3): nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc(love/belonging)
- Nhu cầu được tôn trọng (bậc 4): nhu cầu được quý trọng, kính mến, cần cócảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng (esteem)
2 Giáo trình giảng dạy marketing căn bản THS Võ Minh Sang 2008
Trang 5- Nhu cầu cá nhân (bậc 5): nhu cầu về tự thể hiện bản thân, muốn sáng tạo, đượcthể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận làthành đạt (self- actualization)
- Mong muốn (wants): là một nhu cầu của con người có tính đặc thù cần đượcđáp ứng tương ứng với một hình thức phù hợp với trình độ văn hoá và tính cách cá nhâncủa người đó Mong muốn chỉ được phát hiện khi con người cần phải có cái mà mìnhđang mong đợi Ví dụ như một đứa bé khi đói cần được mẹ cho uống sữa
Như vậy, mong muốn được thể hiện ra bên ngoài là cần được một sự thỏa mãn một nhucầu nào đó của con người
- Nhu cầu có khả năng thanh toán (demands): là nhu cầu tự nhiên và mong
muôn của con người phù hợp với khả năng chi tiêu của bản thân Sự mong muốn mộtsản phẩm cụ thể và sẵn lòng chi trả cho sản phẩm đó và được thể hiện cụ thể bằng sứcmua
Tuy nhiên, trên thực tế cần phải căn cứ vào sự thay đổi của con người theo thời gian, sựbiến đổi của thị trường (giá cả, cung cầu hàng hóa,…) và sự thay đổi trong thu nhập củamỗi người trong từng giai đoạn nhất định Người tiêu dùng thường chọn những sảnphẩm mang lại cho họ sự hài lòng nhất và phù hợp với túi tiền của họ
2.1.2 Sản Phẩm Và Sự Thỏa Mãn Nhu Cầu Về Sản Phẩm.
Sản phẩm là tất cả hàng hóa, dịch vụ có thể đem ra chào bán, có khả năng làmthỏa mãn nhu cầu của con người, gây sự chú ý, kích thích tiêu dùng của người tiêudung Như vậy sản phẩm là bao gồm hàng hóa hữu hình và vô hình, ngay cả một sảnphẩm hữu hình cũng bao gồm cả yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình
Sự thỏa mãn của một sản phẩm đối với con người nhu cầu của con người thểhiện ở ba mặt khác nhau 1) không thỏa mãn, 2) thỏa mãn một phần, 3) thoả mãn hoàntoàn
Như vây, đối với nhu cầu cụ thể của con người được thể hiện như sau:3
Nhu cầu không được thỏa mãn Nhu cầu được thỏa mãn Nhu cầu thỏa mãn một phần hoàn toàn
2.1.3 Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Nhu Cầu.
3 Giáo trình giảng dạy marketing căn bản Ths: Cao Minh Toàn, 2006.
Sp
A
Trang 6Nhu cầu của con người chịu ảnh hưởng mạnh từ các tác nhân bên ngoài như giađình, bạn bè, môi trường sống, những yếu tố bên trong của một con người như về mặttâm lý, sở thích, …địa vị xã họi của người đó.
Gia đình: Đây là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đối với một người: vì mỗi gia
đình có lối sống khác nhau thì dẫn đến nhu cầu của một người về một sản phẩm nhấttđịnh Sự tác động của cha mẹ, sinh hoạt của gia đình, tình cảm, ….là nhân tố tác độngchủ yếu đến nhu cầu
Bạn bè: Trong cuộc sống của mỗi người có cuộc sống khác nhau và họ có
những nhóm bạn bè khác nhau Nhóm bạn bè này tác động đến nhu cầu của một ngườilàm cho nhu cầu của họ khác nhau Nhóm này tác động chủ yếu là kích thích làm chomột nảy sinh một nhu cầu nào đó
Địa vị xã hội: Mỗi người có một địa vị xã hội nhất định, từ địa vị xã hội nên họ
có một nhu cầu khác nhau Nhu cầu đó nằm trong khuôn khổ địa vị xã hội của họ, vaitrò của họ trong xã hội
Đối với yếu tố cá nhân: Tuổi tác, nghề nhiệp, hoàn cảnh kinh tế: đây là những
yếu tố tác động đến nhu cầu Tuổi tác: mỗi người có các giai đoạn khác nhau trong cuộcđời và tương ứng với từng giai đoạn thì con người có một nhu cầu khác nhau Nghềnghiệp ảnh hưởng đến nhu cầu về một sản phẩm nhắm vào mục đích của công việc,nghề nghiệp Hoàn cảnh kinh tế là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nhu cầu sửdụng một sản phẩm Ngoài ra, còn yếu các yếu tố khác phong cách sống, nhận thức
Những yếu tố mang tính tâm lý: Động cơ: theo thuyết Maslow thì nhu cầu của
con người gồm nhu sinh lý, an toàn, xã hội, nhu cầu được quý trọng, nhu cầu tự thểhiện Động cơ càng khẩn thiết càng thúc đẩy con người thực hiện để thỏa mãn nhu cầu.Nhận thức là quá trình cá nhân diễn giải, tổ chức và lựa chọn từ một kích thích Nhậnthức giúp con người phân biệt sự kích thích từ môi trường xung quanh Nhận thức giúpcho con người biết được nhu cầu nào cần được đáp ứng trước
Động cơ: Khi nhu cầu của con người trở nên khẩn thiết đến mức độ phải hành
động để tìm cách thỏa mãn nhau cầu Theo thiết của Maslow thì con người có 5 bậc nhucầu: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được quý trọng, nhu cầu
tự thể hiện
Nhân thức: Quá trình tiến hành lựa chọn, tổ chức và diễn giải thông tin nhận
được từ thế giới Nhận thức tùy thuộc vào đặc tính của bản thân, sự kích thích, mà nócòn tùy thuộc vào mối quan hệ giữua sự kích thích với hoàn cảnh xung quanh và tìnhtrạng của cá nhân
Niềm tin: Sự khẳng định của một người về một việc nào đó Niềm tin dựa vào
sự hiểu biết, dư luận, không chịu ảnh hưởng rtình cảm
Thái độ: Diễn tả những đánh giá tốt xấu dựa trên nhận thức bền vững, những
tình cảm, cảm tính và xu hướng hành động của một người đối với một klhách thể nàođó
Bên cạnh đó thì còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thể hiện qua hình 2.2 như sau:
Trang 7Dựa vào hình 2.2 các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng chúng ta có thểnhận thấy rằng, khi chúng ta quyết định chọn lựa mua một sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
gì đó thì cái đầu tiên mà chúng ta quan tâm đó là giá cả của một sản phẩm là bao nhiêu?Thu nhập của mình hàng tháng là bao nhiêu và có đủ khả năng thanh toán không, khảnăng mua món hàng đó là tới đâu? Chúng ta có thật sự thích sản phẩm đó không? Sảnphẩm này có mới không? Có khuyến mãi không? Có cần thiết để sử dụng không? Tuynhiên thì giá cả đôi khi không ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định lựa chọn của chúng
ta, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính giữa nam và nữ, tuổi tác sẽ có
Giá cả
Chiêu thị của công ty
Chiêu thị của công ty
Do cần thiết sử dụng
Do cần thiết sử dụng
Do hàng hoá đa dạng, mẫu
mã mới
Do hàng hoá đa dạng, mẫu
mã mới
Sở thích
Thu nhập
Nhu cầu sử dụng
Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng.
Trang 8cách lựa chọn và cách nhìn khác nhau về sản phẩm này, yếu tố sở thích thị hiếu, hànghoá đa dạng và mẫu mã mới không, cũng góp một phần lớn làm việc tiêu thụ sản phẩm
đó nhiều hay ít trên thị trường
2.1.4 Tâm lý mua hàng theo giai đoạn 4
Khi khách hàng có động cơ mua hàng hoá dịch vụ, khách hàng sẽ do dự khôngbiết mua gì để đáp ứng nhu cầu của họ Sự biến đổi tâm lý diễn ra như sau:
Hình 2.3 Diễn biến tâm lý khách hàng
1 Chú ý: Là sản phẩm được trình bày ra (dễ nhìn, dễ lựa chọn, dễ so sánh), lơi
dụng hiệu quả thị giác khiến người mua ý thức rõ sự tồn tại của sản phẩm, hànghoá
2 Hứng thú: Thái độ của khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ, bắt đầu có cái nhìn
cụ thể và đi vào tìm hiểu cận kẽ hàng hoá dịch vụ
3 Thích (dục vọng): Là lúc khách hàng muốn mua, liên tưởng tới cảm giác khi sử
dụng
4 tin cậy: Diễn tả sự chấp nhận ban đầu trước những tính năng, hiệu quả, giá cả.
Trả lời câu hỏi- hàng hoá hay dịch vụ này có phải tốt hơn không?
5 Quyết tâm: Thể hiện sự hoàn toàn chấp nhận mua hay sử dụng hàng hoá dịch vụ.
6 Mua hàng: Là giai đoạn trao đổi hàng- tiền.
7 Thoả mãn: Giai đoạn này rất quan trọng trong việc thể hiện giá trị khách hàng.
Sự thoả mãn của khách hàng mới có thể dẫn đến việc sử dụng hay mua hàng hoádịch vụ lần hai Cái gọi là “thoả mãn nhu cầu tiêu thụ cho khách hàng”
4 Marketing căn bản Trung tâm Pháp- Việt đào tạo về quản lý NXB Thanh niên.
Trang 92.2 Mô Hình Nghiên Cứu 5
Thông qua cơ sở lý thuyết về nhu cầu đưa ra mô hình nghiên cứu, tìm hiểu nhucầu sử dụng xe gắn máy trong sinh viên Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại Học AnGiang Và yêu cầu thực tế của họ đối với xe gắn máy ra sao
5 Nghiên cứu và thiết kế.
Giá sản phẩm
Nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên
Sở thích
và thị hiếu
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu
Trang 102.3 Vài nét về thị trường và người tiêu dùng xe gắn máy 6
Trong thị trường Việt Nam hiện nay có những hãng xe nổi tiếng trên thế giớiđang xâm nhập vào và chiếm lĩnh thị trường như: các dòng xe chính hãng của nhiềuhãng sản xuất nổi tiếng như: Honda, Yamaha, Suzuki, Sym…ngày càng đa dạng và sứcmua tăng mạnh chẳng hạn như các dòng xe Wave S, xe tay ga Air Blade, Click củahãng Honda và các dòng xe như Sirius, Nouvo LX, Autimo của hãng Yamaha là nhữngdòng xe bán chạy nhất Hiện nay danh sách các khách hàng đăng ký mua xe Air Blade
và Nouvo LX tại các cửa hàng và đại lý rất nhiều Ngược lại thị trường dành cho cácdòng xe nhái, xe chất lượng thấp giá rẻ do Trung Quốc sản xuất ngày càng thu hẹp lại.Đối tượng chủ yếu của dòng xe này thường là công nhân và những người có thu nhậpthấp Mặt khác vì phải cạnh tranh với nhiều dòng xe của các thương hiệu nổi tiếng nênlượng xe bán ra không nhiều
Trên thị trường xe gắn máy hiện nay, xe tay ga Air Blade, Click của hãng Honda
do nhu cầu sử dụng ngày còn nhiều và hàng mang về không đủ bán nên dẫn đến giá của
xe tăng cao, nguyên nhân của hiện tượng này được nhiều người bán giải thích là do sảnxuất không kịp cung không đủ cầu Bên cạnh đó trong các dòng xe Honda đang bị thịtrường đẩy giá lên cao thì xe tay ga Air Blade và Click đang là hai loại xe bán chạy nhấtvới mức giá ngoài thị trường cao hơn mức giá đề xuất chính hãng rất nhiều, khoảng 8-
10 triệu đồng/ xe Air Blade và khoảng 4- 5 triệu đồng/ xe Click Các loại xe số khác tuykhông nóng bằng nhưng giá thị trường cũng bị đẩy lên do sức mua quá mạnh Hiện tại
xe Future Neo cao hơn 2-3 triệu đồng so với giá đề xuất chính hãng, Wave S cao hơngần 2 triệu đồng
Một nhân viên bán xe cho biết giá xe Air Blade tại cửa hàng anh bây giời là 40triệu đồng/ chiếc trong khi giá chính hãng chỉ có 28 triệu đồng/ chiếc Tại một cửa hàngkhác thì giá cũng khác 39 triệu đồng/ chiếc Trong khi các loại xe khác thì giá ổn địnhhơn do không hút hàng như các mặt hàng trên Chẳng hạn như Nouvo của Yamaha giákhoảng 25 triệu đồng/ chiếc, Amaty của Suzuki giá khoảng 25,9 triêu đồng/ chiếc, và24,8 triệu đồng/ chiếc Attila Victoria của SYM
6 Chuyên đề Semina của Lâm Phú Hải_DH6KT1
Trang 11CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm để người đọc hiểu rõ hơn về quá trình nghiên cứu, nội dung chương này
sẽ thể hiện một cách cụ thể và chi tiết hơn về phương pháp nghiên cứu: phương phápthu thập dữ liệu, quy trình nghiên cứu, thang đo, mẫu và xử lý số liệu
3.1 Thiết kế nghiên cứu.
3.1.1 Tiến độ các bước nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chính:
Bảng 3.1 Tiến độ các bước nghiên cứu
1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi
Bước 1: Thực hiện nghiên cứu định tính Nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ
thuật thảo luận tay đôi ( n= 4-5) với dàn bài câu hỏi soạn sẵn nhằm khai thác các thôngtin xung quanh vấn đề khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên dựa trên cơ
sở lý thuyết Kết quả của việc nghiên cứu này là bản câu hỏi hoàn chỉnh về nhu cầu sửdụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại Học AnGiang
Bước 2: Nghiên cứu định lượng bao gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tiến hành phỏng vấn thử từ 3- 5 sinh viên nhằm hiệu chỉnh và xác
lập tính logic cho bản câu hỏi
- Giai đoạn 2: Tiến hành gửi bản câu hỏi phỏng vấn trực tiếp 75- 80 sinh viên
Những dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel Sau khiđược mã hoá và xử lý tiến hành phân tích, mô tả về nhu cầu sử dụng xe gắn máy bằngcông cụ phân tích sau:
Bảng 3.2 Ph ng pháp phân tíchương pháp phân tích
Phương pháp phân tích Chủ đề
xe gắn máy của sinh viên(sản phẩm, hệ thống phânphối, dich vụ sau bán hàng,tình cảm)
Trang 123.1.2 Quy trình nghiên cứu.
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Thảo luận tay đôi
Trang 13Trong quy trình nghiên cứu giai đoạn xác định vấn đề nghiên cứu là quan trọngnhất Để thực hiện giai đoạn này, ta phải xác định được vấn đề nghiên cứu là gì, nộidung là gì, mục tiêu là gì? Cần tiếp xúc với những ai để nghiên cứu.
3.2 Thang Đo.
Có ba loại thang đo được dùng trong phương pháp nghiên cứu đó là những thang đo đãđược dùng trong các nghiên cứu trước đây.Thang đo danh xưng, thang đo khoảng cách,thang đo thứ tự
3.3 Mẫu
Cở mẫu: Thị trường nghiên cứu là những người đang sử dụng xe gắn máy vàchưa sử dụng xe gắn máy Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại Học An Giang
Cỡ mẫu là khoản 75-80 sinh viên
Phương pháp chọn mẫu: chọn theo phương pháp mẫu thuận tiện, có sự khác biệt
về thu nhập, giới tính, tuổi,…sinh viên được chọn là sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh QTKD Trường Đại Học An Giang
Trang 14Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau khi trình bày cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu
và đây là chương quan trọng nhất cho kết quả nghiên cứu Chương 4 sẽ tập trung phântích dữ liệu nhằm mô tả về nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoa Kinh Tế -QTKD Đại Học An Giang và phân tích các yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng xe gắn máycủa sinh viên
4.1 Thông tin về mẫu.
4.1.1 Cơ cấu mẫu theo ngành.
Trong Khoa Kinh Tế có 5 ngành nên để đảm bảo tính khách quan và đại diệnđược cho tổng thể nên việc tiến hành lấy mẫu theo phương thức bằng nhau về số lượnggiữa các ngành
Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu:
Đối tượng nghiên cứu số phiếu số phiếu hợp lệ
Tài chính ngân hàng 16 16
4.1.2 Cơ cấu mẫu theo thu nhập.
Phần lớn các sinh viên có thu nhập trong khoảng 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồnghàng tháng nên sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xe gắn máy của sinh viên, vì khi
sử dụng xe sẽ làm tăng thêm một phần chi phí trong chi tiêu hàng ngày của sinh viên
Bảng 4.2 Cơ cấu thu nhập của sinh viên:
Mức thu nhập hàng tháng của sinh viên: số lượng (người) phần trăm (%)
Trang 15Bảng 4.3 Bảng phân tích tỷ lệ sử dụng và không sử dụng xe gắn máy:
Thu nhập Sinh viên (người) phần trăm (%)
1 triệu đồng đến < 1,5 triệu đồng 15 27,28
1,5 triệu đồng- 2 triệu đồng 18 32,7
Trên 2 triệu đồng 19 34,5
4.1.3 Cơ cấu mẫu theo giới tính.
Bảng 4.4 Cơ cấu về giới tính:
Nữ 30 37,5
Cơ cấu giới tính chỉ có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu và để xác định đượcđối tượng nghiên cứu có 50 nam và 30 nữ
4.2 Hiện trạng sử dụng xe gắn máy của sinh viên.
4.2.1 Thực trạng sinh viên sử dụng và chưa sử dụng xe gắn máy.
Biểu đồ 4.1:Thực trạng sinh viên sử dụng và chưa sử dụng
Cỡ mẫu nghiên cứu là 80 sinh viên, trong đó có 55 sinh viên là sử dụng xe gắnmáy, còn 25 sinh viên là chưa sử dụng xe gắn máy
Trang 16Qua nghiên cứu thì sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Đại Học An Giang đang sửdụng xe gắn máy chiếm 69% trong tổng thể nghiên cứu Nhưng sinh viên chưa sử dụng
xe gắn máy chiếm 31%, sự chênh lệch khá cao 38%
Hiện tại xe gắn máy các sinh viên đang sử dụng phần lớn là của công ty Honda,sau đó là Suzuki và Yamaha, các công ty khác chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ Cụthể qua biểu đồ 4.2
4.2.2 Các hãng xe gắn máy mà sinh viên đang sử dụng.
Biểu đồ 4.2: Các hãng xe gắn máy mà sinh viên đang sử dụng
Có 55 sinh viên sử dụng xe gắn máy, trong đó có 29 sinh viên sử dụng xe gắnmáy của Hãng Honda, có 9 sinh viên sử dụng xe gắn máy của Hãng Suzuki, 9 sinh viên
sử dụng xe gắn máy của Hãng Yamaha, có 5 sinh viên sử dụng xe gắn máy của HãngSym, tương tự có 3 sinh viên sử dụng xe gắn máy của Hãng khác
Phần lớn xe gắn máy của sinh viên đang sử dụng là của Honda, chiếm 53%, việcsinh viên tin tưởng sử dụng xe gắn máy mang nhãn hiệu Honda do đây là công ty lớn,thương hiệu nổi tiếng và chất lượng xe rất tốt, việc cải tiến kỹ thuật và kiểu dáng xe liêntục cho ra đời nhiều loại xe mới đẹp chất lượng tốt, giá cả luôn ở mức phù hợp với việctiêu dùng của khách hàng, mặt khác công ty Honda đã chiếm được một thị phần lớn vàlòng tin của người tiêu dùng Trong khi đó những sinh viên sử dụng xe của công tySuzuki và Yamaha bằng nhau mỗi công ty có 9 sinh viên sử dụng chiếm 16%, và củahãng khác là 3% Vậy xe gắn máy của công ty Honda được sinh viên sử dụng nhiềunhất
4.2.3 Giá trị xe đang sử dụng
Trong nhóm sinh viên đã sử dụng xe gắn máy, phần lớn xe của nhóm sinh viêntrong khoảng từ 15 đến nhỏ hơn 30 triệu được thể hiện qua biểu đồ 4.3 như sau:
Trang 17Biểu đồ 4.3: Giá trị xe đang sử dụng
< 15 triệu 51%
> 30 triệu 9%
4.2.4 Mục đích sử dụng xe gắn máy của sinh viên
Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy các sinh viên thường sử dụng xe vào nhữngmục đích sau: dùng để đi học (hoăc những công việc của bản thân), đi làm thêm, đi chơi
và sử dụng vào các mục đích khác Điều này được giải thích thông qua biểu đồ sau: