SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD & ĐT QUAN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG DÂN GIAN, TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀO TIẾT HỌC THỂ DỤC V
Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG DÂN GIAN, TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀO TIẾT HỌC THỂ DỤC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN QUAN SƠN
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Huy
Trang 2I MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm 3
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 5
1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 5
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 6
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8
4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 16
III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18
1 Kết luận 18
2 Kiến nghị 18
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang tiếp tục đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế chính trịvăn hoá xã hội với mục tiêu: Tiếp tục sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoáđất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hoàn thành thời
kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Thể dục thể thao (TDTT) là bộ môn quan trọng của nền giáo dục xã hộichủ nghĩa, là một trong những phương tiện để phát triển con người toàn diện,củng cố và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân lao động góp phần nâng cao đờisống văn hoá, tinh thần cho con người
Từ khi đất nước mới độc lập Bác Hồ đã nói về vấn đề sức khoẻ của con
người rất sâu sắc và nhất quán: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời
sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công Mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
Phát triển sức khoẻ con người là một trong những mục đích hàng đầutrong TDTT của mỗi Quốc gia, mỗi dân tộc Trong những năm gần đây được sựlãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xã hội ta đã có một bước chuyển mình mạnh
mẽ Công cuộc đổi mới đất nước đã làm thay đổi từng ngày từng giờ về các mặtkinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao Trong công cuộc đổi mới cùng với sự pháttriển đó sự nghiệp TDTT nước ta cũng đang dần dần được đổi mới cho phù hợp
và tiến kịp theo với bạn bè năm châu, đặc biệt là các nước trong khu vực và châulục
Như vậy, có thể nói rằng vai trò của TDTT là rất to lớn trong việc củng
cố, giữ gìn và nâng cao sức khoẻ cho mọi người, mọi lứa tuổi khác nhau mà đặc
biệt là thế hệ trẻ - Những người xây dựng, làm chủ và bảo vệ đất nước xã hội
chủ nghĩa trong tương lai
Mục đích của giáo dục thể chất ở nước ta là: "Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở
thành những con người toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng và
có dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp Cách mạng của Đảng và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh" Để đảm bảo nhiệm vụ to lớn ấy, ngành Giáo dục
- Đào tạo đã phối hợp với các bộ ngành liên quan đưa môn Thể dục là một môn
học bắt buộc cho tất cả các bậc học từ Mầm non đến Đại học
Nhà trường phổ thông là nơi trang bị những kiến thức văn hóa cơ bảnđồng thời còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho các em học sinh Giáodục thể chất trong nhà trường phổ thông góp phần giáo dục đạo đức, xây dựng
Trang 4nhân cách, nâng cao dân trí Trong giai đoạn hiện nay học tập và giáo dục thểchất trong nhà trường là điều kiện hết sức cần thiết.
Riêng đối với các em ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở (THCS), về vấn
đề nâng cao sức khoẻ để phục vụ cho nhiệm vụ học tập là rất cần thiết Việcluyện tập thể dục thường xuyên giúp các em phát triển cân đối về hình thái vàchức năng cơ thể, phát triển toàn diện năng lực thể chất, tăng cường sức khoẻ vàtạo khả năng chống đỡ những tác động có hại của môi trường Hình thành vàhoàn thiện cho các em những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản Hình thành thóiquen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất ýchí, đồng thời xây dựng niềm tin khát vọng sống lành mạnh trong mỗi học sinh
Do đó, vai trò của môn học Thể dục ở các trường THCS là vô cùng quan trọng
Tuy nhiên, hiện nay các trường THCS ở cả nước có nhiều sự khác biệt,khác biệt ở chỗ giữa các trường ở nông thôn và thành thị; các trường đồng bằng
và miền núi Do đó mỗi vùng miền và địa phương (có các cơ sở giáo dục) phải
có nội dung, cách thức, phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện, phong tụctập quán ở mỗi địa phương đó Đối với Trường THCS - DTNT cũng như cáctrường THCS trên toàn huyện Quan Sơn khác với các trường miền xuôi là trongmỗi trường, mỗi lớp có đa phần học sinh là người dân tộc thiểu số khác nhaudẫn đến sự thiếu mạnh rạn kết nối với nhau khi mới vào học chung ở đầu cấphọc, giữa các học sinh trong lớp cũng như trong trường Để tạo được hứng thú
và mối đoàn kết giữa học sinh các dân tộc trong nhà trường mà vẫn đảm bảođược lượng vận động trong tiết dạy thể dục và các hoạt động ngoại khóa thì chỉ
có trò chơi vận động mới tạo được sự gần gủi, gắn kết được các em, sẽ giúp giáoviên giải quyết được vấn đề này Chính vì lý do đó mà tôi mạnh dạn nghiên cứu
đề tài:
“SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG DÂN GIAN, TRÒ CHƠIVẬN ĐỘNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀO TIẾT HỌC THỂ DỤC
VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN QUAN SƠN”
2 Mục đích nghiên cứu
2.1 Mục đích:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm:
- Tạo sự hứng thú trong tiết học thể dục và các hoạt động ngoại khóa
- Tạo sự đoàn kết, hiểu biết và gắn kết các học sinh trong lớp và trongtrường góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
- Giúp học sinh biết chơi các trò chơi và liên hệ thực tế tại địa phươngmình
Trang 52.2 Nhiệm vụ:
Để thực hiện đề tài này nhiệm vụ được đặt ra cần giải quyết là:
- Điều tra thực trạng học sinh
- Thực nghiệm vận dụng trong giảng dạy và hoạt động
- Đánh giá kết quả
3 Đối tượng nghiên cứu
Áp dụng, lồng ghép các trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận độngcủa các dân tộc thiểu số như: (Thái, H’ Mông, Mường ) Vào các tiết học thểdục và các hoạt động ngoại khóa trong trường THCS – DTNT Quan Sơn Qua
đó năng cao chất lượng giáo dục, sự hiểu biết ham thích và tinh thần đoàn kết
của học sinh giữa các dân tộc anh, em Thực hiện nhiệm vụ "giáo dục truyền
thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc"
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu mà người ta đưa vào
quá trình giảng dạy - huấn luyện những nhân tố mới được nghiên cứu và làm
sáng tỏ tính ưu việt của chúng so với những nhân tố khác
Nhân tố mới của đề tài nghiên cứu là: Đưa trò chơi vận động dân gian vàtrò chơi vận động của các dân tộc thiểu số vào tiết học thể dục và các hoạt độngngoại khóa trong nhà trường
4.2 Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn nhằm thu thập thông tin thông qua hỏi - trả lời, giữa giáo viên
và các học sinh khác nhau về vấn đề nghiên cứu
4.3 Phương pháp toán học thống kế, xử lý số liệu:
- Để xử lý các số liệu của quá trình nghiên cứu
- Sử dụng toán học thống kê để tính tỷ lệ % kết quả kiểm tra
5 Những điểm mới của SKKN
Đề tài nghiên cứu này đã được tôi nghiên cứu trước đây hai năm khi đangcòn công tác tại trường THCS Sơn Lư là một trường chỉ có các học sinh chủ yếu
là 2 dân tộc đó là dân tộc Thái, Mường chiếm khoảng trên 65% học sinh toàntrường Từ tháng 01/2017 tôi đã chuyển công tác về trường THCS - DTNT làtrường có trên 95% học sinh là người dân tộc như: Thái, Mường, H’Mông, cáctrò chơi vận động đưa vào sáng kiến đa số cũng là những trò chơi của ba dân tộcnày Bản thân được phân công vừa trực tiếp dạy môn Thể dục vừa làm Tổng phụtrách đội thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoai khóa cho học sinh Đa số
Trang 6học sinh của trường xa nhà ở các xã trong toàn huyện tập trung về học các emphải ở lại kí túc xá nhà trường, một tháng mới được nghỉ về nhà một lần thờigian ở trường nhiều, nên ngoài các buổi học chính khóa cần phải tổ chức cáchoạt động ngoại khóa để các em đỡ buồn chán, tránh xa được các tệ nạn xã hội,rèn luyện sức khỏe, được biết và tham gia các trò chơi vận động của dân tộccùng các bạn khác tăng sự giao lưu học hỏi, tinh thần đoàn kết cùng giúp đỡnhau cùng tiến bộ hơn trong học tập Vì vậy tôi tiếp tục nghiên cứu, phát triển
thêm đề tài: “Sử dụng một số trò chơi vận động dân gian, trò chơi vận động của
các dân tộc thiểu số vào tiết học thể dục và các hoạt động ngoại khóa trong Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Quan Sơn”
Trang 7II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG DÂN GIAN, TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀO TIẾT HỌC THỂ DỤC
VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN QUAN SƠN”
1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1.Trò chơi:
Trò chơi là: “Hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí” Trong cuộc sống, ở
lứa tuổi nào con người cũng cần được vui chơi Trò chơi là một hoạt động tựnhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu (giao lưu, giải trí, vận động,nhận thức, giáo dục, v.v ), đa dạng của con người Xét về mặt hình thức, vuichơi có khi thoải mái, không câu nệ vào luật lệ, quy định, cấu trúc chặt chẽ, chếước giữa các thành viên Và ngược lại, có khi phải “giao ước” với nhau thế nàythế nọ, không được “phá luật”, nếu không thì “cuộc chơi” sẽ tan vỡ Đó làtrường hợp “trò chơi” Như vậy, đã gọi là “trò chơi” thì phải tiến hành có “cácbước” nhất định, có “quy ước” hay “luật” bất thành văn, phải tuân theo “đạt” thì
“thắng” (được), không “đạt” thì “thua” (không được) Nếu không theo những “lệluật” đó thì các thành viên sẽ “không chơi nữa”, trò chơi “phá sản” Mục đíchcủa trò chơi không đạt được
1.2 Trò chơi “dân gian”:
Trò chơi ngày nay của trẻ em có loại do người lớn tổ chức, hướng dẫn(như trường hợp các trò chơi của học sinh ở trường mẫu giáo hay tiểu học); cóloại do các em tự tổ chức vui chơi với nhau (trong nhà, ngoài sân, ngõ xóm, sânđình, bãi cỏ, sân trường, v.v ) Trước đây, trẻ em chơi những trò chơi được lưutruyền từ ông bà, cha mẹ, anh chị; tức là lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác; từ thế hệ trước đến thế hệ sau Cách thức lưu truyền là thế hệ trước
“truyền dạy” và thế hệ sau “học - bắt chước” Và mỗi thế hệ lại “bổ sung, sángtạo thêm” những yếu tố mới vào các trò chơi đó cho phù hợp với điều kiện, hoàncảnh, sở thích, nhu cầu, nguyện vọng, môi trường sống mới Nguồn gốc của tròchơi có thể do người lớn “nghĩ ra”; cũng có thể hoàn toàn do các em “sáng tạora” Rồi ngày một “hoàn thiện” Tóm lại, đây là những trò chơi “dân gian”, đồngsáng tạo của một cộng đồng người, trải qua nhiều lớp người
1.3.Trò chơi vận động:
Là một hoạt động của con người, nó được cấu thành bởi 2 yếu tố:
- Vui chơi giải trí, thoả mãn nhu cầu về mặt tinh thần
Trang 8- Giáo dục, giáo dưỡng thể chất (góp phần giáo dục đạo đức, ý chí, hìnhthành và phát triển các tố chất, kỹ năng, kỹ sảo cần thiết trong cuộc sống).
Trò chơi vận động là một phương tiện hỗ trợ cho việc phát triển các tốchất sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, hỗ trợ trực tiếp cho các môn thểthao, làm rút ngắn quá trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo vận độngcần thiết cho một môn thể thao nhất định
1.4 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Trung học cơ sở ở miền núi:
Học sinh miền núi luôn có tính thẳng thắn, thật thà và tự trọng Các emhọc sinh miền núi có khi không vừa ý thường tỏ thái độ ngay Đặc điểm thẳngthắn và thật thà cộng với khả năng diễn đạt bằng tiếng phổ thông còn hạn chế,
có những lúc làm cho giáo viên nếu mới vào nghề sẽ thấy “Bất ngờ” hay “Nóngmặt”; nếu như giáo viên thiếu am hiểu tường tận và thông cảm sâu sắc thì dễ kếtluận đó là những hành vi “Thiếu lễ độ” Vì vậy, giáo viên cần nắm vững đặcđiểm này, thận trọng suy xét trong quá trình đánh giá phẩm chất đạo đức củatừng em Các em học sinh miền núi thường có lòng tự trọng cao, nếu các em gặpphải những lời phê bình nặng nề, gay gắt hoặc khi kết quả học tập kém, bị dưluận bạn bè chê cười, các em dễ xa lánh thầy cô giáo và bạn bè hoặc bỏ học.Nếu giáo viên không hiểu rõ thì có thể cho rằng các em hay tự ti Từ đó giáoviên thiếu nhiệt tình cần thiết để tìm ra phương hướng và biện pháp giải quyếtnhững vướng mắc của các em
Thực tiễn có tác dụng thuyết phục rất lớn đối với các em Các em sống rấtthực tế, những điển hình gần gũi đều có tác dụng thuyết phục rất lớn Trong cáctiết lên lớp, những vấn đề kiến thức có liên hệ thực tế đến bản thân học sinh thì
sẽ sôi nổi và hiệu quả Do đó giáo viên cần lưu ý việc nêu gương những điểnhình tốt của học sinh trong lớp, trong trường về mọi mặt như trung thực, đoànkết, giúp đỡ mọi người, vượt qua mọi khó khăn để đến lớp, Đó là những minhchứng cụ thể nhằm dần dần hình thành cho các em những biểu tượng và kháiniệm về phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời khắc phục dần những tàn dư lạc hậu
cũ rơi rớt trong nhận thức của một số em.Và đặc biệt là những bất đồng trongmột lớp nói riêng hay trong trường nói chung giữa các em khác dân tộc thiểu sốvới nhau
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn đã
tích cực hưởng ứng, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” và đạt được một số kết quả bước đầu, một số nội
dung trong phong trào thi đua đã đạt được kết quả tốt; tuy nhiên, việc thực hiện
5 nội dung của phong trào thi đua nói chung, đặc biệt việc tổ chức các trò chơi
Trang 9dân gian trong các cơ sở giáo dục hiện nay còn nhiều hạn chế Để tiếp tục thựchiện hiệu quả phong trào thi đua góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện trong các trường học, đáp ứng yêu cầu “Đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục Việt Nam” trong giai đoạn tới, việc tổ chức các trò chơi dân gian trong
trường học là cần thiết và phải được duy trì thường xuyên Để đưa trò chơi dângian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số vào trường học có hiệu quả,vấn đề đặt ra đối với các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục, các thầy, cô giáo cáctrường học cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích của tròchơi dân gian, trò chơi của các dân tộc thiểu số; thực hiện hiệu quả việc khaithác và phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trò chơi vận động của các dân tộcthiểu số; phân loại, lựa chọn trò chơi cho phù hợp tâm lý lứa tuổi và mục tiêuđào tạo học sinh từng cấp học; việc bố trí thời lượng tổ chức các trò chơi; côngtác bồi dưỡng, tập huấn, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất việc hình thành vàphát triển nhân cách cho học sinh đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cóchất lượng phục vụ đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trên thực tế tại địa phương tôi đang công tác tại trường THCS - DTNThuyện Quan Sơn Tỉnh Thanh Hóa là Huyện miền núi có 4 dân tộc anh em chungsống là: Thái, H’Mông, Mường, Kinh Địa phương đã tổ chức các phong tràovăn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các lễ hội có các trò chơi vận động dângian và các dân tộc anh em trên địa phương Nhưng số lần tổ chưc trong mỗimột năm còn ít chủ yếu được tổ chức vào các dịp lễ hội trong năm, số lượng họcsinh Trung học cơ sở được tham gia còn hạn chế
Đối với Trường THCS - DTNT Huyện Quan Sơn các em học sinh làngười dân tộc như: Thái, HMông, Mường chiếm 95% tổng số học sinh toàntrường các hoạt động giáo dục có đưa các trò chơi dân gian và trò chơi vận độngcủa các dân tộc thiểu số cũng chưa phổ biến nhiều, chỉ có số ít các em tự chơitheo nhóm chung dân tộc
Đối với chương trình bộ môn Thể dục lượng thời gian giành cho trò chơinhiều nhưng số lượng trò chơi trong quy định còn hạn chế, không có trò chơivận động dân gian và trò chơi vận động của các dân tộc thiểu số
Khi xây dựng đề tài này tôi đã tìm hiểu nhận biết của học sinh qua phỏngvấn, khảo sát và đề ra một số tiêu chí của 40 học sinh là người dân tộc (chọnngẫu nhiên) về các trò chơi vận động dân gian và trò chơi vận động của các dântộc thiểu số ở địa phương mình công tác như sau:
Trang 10Bảng 1:
Nội dung phỏng vấn
và khảo sát
Số lượng tích cực (đạt)
Số lượng chưa tích cực (chưa đạt)
Ghi chú
Ham thích trò chơi vận động
dân gian và trò chơi vận động
của các dân tộc thiểu số
18/40 (45,0%) 22/40 (55,0%)
Hiểu biết về trò chơi vận động
dân gian và trò chơi vận động
của các dân tộc thiểu số
tham gia 10/40 (25,0%)
30/40 (75,0%)
Sáng tạo trong khi chơi trò chơi
9/40 (22,5%) 31/40 (77,5%)Kết quả học tập môn thể dục
25/40 (62,5%) 15/40 (37,5%)
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực trạng trên có thể xác định hiệuquả của việc giảng dạy sử dụng các trò chơi vận động dân gian và trò chơi vậnđộng của các dân tộc thiểu số trong công tác giáo dục học sinh phát triển toàndiện
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
a Quy trình thực hiện:
* Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi, trò chơi của
dân tộc nào
* Bước 2: Hướng dẫn chơi: Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia phải tương xứnggiữa nam, nữ 1 đội phải có đầy đủ học sinh các dân tộc có trong lớp, số đội thamgia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài
Trang 11* Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi Bước này bao gồm những việc làm
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi đã tìm hiểu, tham khảo và lựa chọnđược một số trò chơi phù hợp với việc luyện tập thể lực cũng như việc rèn luyệnđạo đức, tinh thần đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau của học sinh các dân tộc như sau:
*Trò chơi 1: “Rồng ấp trứng” là trò chơi dân gian truyền thống của dân
tộc H’ Mông
- Mục đích:
Đây là trò chơi thể hiện sức khỏe, sự khéo léo, nhanh trí, thông minh củangười cướp trứng và sự nhanh nhẹn, dẻo dai của người giữ trứng
- Chuẩn bị: Mỗi đội tham gia chơi Rồng ấp trứng có 4 người.
Trước khi bước vào trò chơi, cần có một bãi đất bằng phẳng, rộng rãi vàsạch sẽ để vẽ vòng ấp trứng Đường kính vòng ấp trứng khoảng 2 mét, vòngcướp trứng bao bọc lấy vòng ấp có đường kính lớn hơn cỡ khoảng 5 mét Tâmvòng ấp trứng đường kính 0,5m
Trứng là những hòn sỏi to, thậm chí bằng đá được bà con mài dũa nhẵnnhụi to hơn quả trứng gà, 6 quả trứng như vậy được đặt trong tâm vòng ấptrứng
- Cách chơi: Trò chơi chia làm hai đội Trong đó, đội một có nhiệm vụ cử
một người “giữ trứng”
Với nhiệm vụ “đặc biệt quan trọng” này, đòi hỏi người giữ trứng phải lựclưỡng, nhanh nhẹn Có như thế, họ mới đảm trách được sự tấn công hung hãncủa những "kẻ thù" muốn xâm hại ổ trứng Với trò chơi này, người giữ trứngluôn ở thế hai tay chống xuống đất hai chân choài phía sau trong vòng tròn 2mét, bụng gần như úp lên trứng và đánh trả người cướp trứng bằng chân trongvòng tròn 2 mét Tuy nhiên, luật chơi quy định người giữ trứng không được đávào mặt người cướp trứng, cũng như không được dùng tay đánh trả người cướptrứng