1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội

133 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

- Bốn là, việc phát triển chăn nuôi lợn thịt sẽ tận dụng các sản phẩm phụ của trồng trọt, của công nghiệp chế biến Trong trồng trọt, sản phẩm phụ rất lớn, nó là nguồn thức ăn to lớn phục

Trang 1

NGUYỄN THỊ LIÊN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2016

Trang 2

NGUYỄN THỊ LIÊN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRẦN THỊ THU HÀ

Hà Nội, 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2016

Học viên

Nguyễn Thị Liên

Trang 4

Cô TS Trần Thị Thu Hà – Người đã hết lòng hướng dẫn và các phòng

ban huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện

đề tài

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi cũng đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt của tập thể cán bộ và thầy cô giáo khoa Đào tạo sau đại học nói riêng và các thầy cô giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp nói chung Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn

bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 25 tháng 9 năm 2016

Học viên

Nguyễn Thị Liên

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI 4

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp và phát triển chăn nuôi 4

1.1.1 Một số khái niệm 4

1.1.1.1 Khái niệm về phát triển 4

1.1.1.2 Khái niệm phát triển kinh tế 4

1.1.1.3 Phát triển nông nghiệp 5

1.1.2 Vị trí, vai trò chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân và trong kinh tế hộ gia đình 5

1.2.2.1 Vị trí thiết yếu chăn nuôi lợn thịt 5

1.2.2.2 Vai trò chăn nuôi lợn thịt 7

1.1.3 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi lợn thịt 10

1.1.3.1 Chăn nuôi lợn thịt có khả năng đa dạng hóa nguồn thức ăn cao 10

1.1.3.2 Chăn nuôi lợn thịt có thể phát triển ở các vùng sinh thái khác nhau 10 1.1.3.3 Sản phẩm từ chăn nuôi lợn thịt qua chế biến đa dạng 11

1.1.3.4 Phát triển chăn nuôi lợn thịt luôn đối diện với nguy cơ ô nhiễm môi trường, sức khỏe và cạnh tranh thức ăn 11

1.1.3.5 Một số đặc tính sinh học của lợn thịt 13

1.1.4 Nội dung của phát triển chăn nuôi lợn thịt 14

Trang 6

1.1.4.1 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chăn nuôi lợn 14

1.1.4.2 Công tác về giống lợn nuôi thịt 14

1.1.4.3 Các hình thức tổ chức và phương thức trong chăn nuôi 15

1.1.4.4 Công tác Chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn 16

1.1.4.5 Quản lý và phát triển thức ăn chăn nuôi 16

1.1.4.6 Công tác tiêu thụ lợn thịt 16

1.1.4.7 Liên kết giữa các tác nhân trong phát triển chăn nuôi lợn thịt 17

1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt 18

1.1.5.1 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên 18

1.1.5.2 Các nhân tố về các nguồn lực trong phát triển chăn nuôi lợn thịt 18

1.1.5.3 Các nhân tố về cơ sở hạ tầng 20

1.1.5.5 Các nhân tố về thị trường 22

1.1.5.6 Các nhân tố về cơ chế, chính sách 23

1.1.6 Một số rủi ro gặp phải trong quá trình chăn nuôi lợn thịt 23

1.1.6.1 Rủi ro do khí hậu, thời tiết 23

1.1.6.2 Rủi ro dịch bệnh 24

1.1.6.3 Rủi ro về giống 25

1.1.6 4 Rủi ro về tài chính 25

1.1.6.5 Rủi ro thị trường 26

1.1.6.6 Các rủi ro khác 26

1.1.7 Quan điểm của Đảng và những chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng 26

1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt 28

1.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn một số nước trên thế giới 28

1.2.2 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở việt nam trong thời gian qua 29

1.2.3 Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn 32

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1 Đặc điểm cơ bản của huyện Thanh Oai 35

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 35

2.1.1.1 Vị trí địa lý 35

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình 36

2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết 36

2.1.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng, đất đai 38

2.1.1.4 Tài nguyên nước 38

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 39

2.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 39

2.1.2.2 Dân số và nguồn lao động 40

Trang 7

2.1.2.3 Kết cấu hạ tầng cơ sở 41

2.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế 42

2.2.Phương pháp nghiên cứu 46

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra 46

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 48

2.2.2.1 Thu thập số liệu thông tin thứ cấp 48

2.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 49

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 49

2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển chăn nuôi lợn thịt về lượng 49

2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh về nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt 50

2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả hiệu quả sản xuất ngành chăn nuôi 50

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52

3.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt huyện Thanh Oai 52

3.1.1 Quy mô chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện giai đoạn 2013- 2015 52

3.1.1.1 Về số lượng đàn lợn thịt 52

3.1.1.2 Giá trị chăn nuôi lợn thịt 54

3.1.2 Các hình thức chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện 55

3.1.2.1 Về hình thức chăn nuôi 55

3.1.2.2 Về phương thức chăn nuôi 58

3.1.3 Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt 59

3.1.3.1 Công tác giống lợn thịt 59

3.1.3.2 Công tác chăm sóc đàn lợn thịt 60

3.1.3.3 Công tác phòng trị bệnh đàn lợn thịt 61

3.1.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn thịt và kênh tiêu thụ sản phẩm 61

3.2 Thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra 63

3.2.1 Các nguồn lực trong phát triển chăn nuôi lợn thịt 63

3.2.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra 66

3.2.2.1 Về quy mô chăn nuôi lợn thịt của hộ điều tra 66

3.2.2.2 Tình hình sử dụng chuồng trại chăn nuôi của các hộ điều tra 67

3.2.2.3 Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn hộ điều tra 69

3.2.2.4 Tình hình dịch bệnh chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra 72

3.2.2.5 Tình hình nguồn cung cấp giống lợn của các hộ điều tra 74

3.2.2.6 Tình hình tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của các hộ điều tra 77

3.2.3 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt các hộ điều tra 79

3.2.3.1 Kết quả chăn nuôi lợn thịt các hộ điều tra 79

3.2.3.2 Hiệu quả chăn nuôi 85

Trang 8

3.2.3.1 Điều kiện tự nhiên 88

3.2.3.2 Nhóm yếu tố kỹ thuật 88

3.2.3.3 Cơ chế, chính sách 90

3.2.3.4 Yếu tố thị trường 90

3.2.3.5 Nguồn lực tài chính 92

3.2.3.5 Nguồn lực lao động 92

3.2.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Thanh Oai 93

3.3 Định hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Thanh Oai 99

3.3.1 Định hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt 99

3.3.2 Mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn thịt 101

3.3.3 Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt 100

3.3.3.1 Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt 100 3.3.3.2 Tăng cường quản lý chi phí trong chăn nuôi lợn thịt 102

3.3.3.3 Tăng cường kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt 104

3.3.3.4 Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, khoa học kỹ thuật chăn nuôi cho chủ hộ chăn nuôi lợn thịt 104

3.3.3.5 Tổ chức tiêu thụ sản phẩm lợn thịt 105

3.3.3.6 Hoàn thiện một số cơ chế, chính sách thức đẩy nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trong xây dựng nông thôn mới 106

3.4 Khuyến nghị để thực hiện các giải pháp 107

3.4.1 Đối với nhà nước 107

3.4.2 Đối với chính quyền cấp huyện 108

3.3.4 Đối với người chăn nuôi 108

KẾT LUẬN 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

26 QML Quy mô lớn

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.1 Danh sách 5 quốc gia có đàn lợn lớn nhất thế giới 28 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Oai năm 2015 39 2.2 Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Thanh Oai giai đoạn năm

2.3 Thống kê sản lượng một số cây trồng chính 44 2.4 Đối tượng và mẫu điều tra hộ, trang trại chăn nuôi lợn thịt 47 3.1 Quy mô đàn lợn thịt của huyện Thanh Oai theo xã, TT 53 3.2 Giá trị chăn nuôi lợn thịt của huyện Thanh Oai giai đoạn 2013- 2015 55 3.3 Phát triển các hình thức chăn nuôi lợn của huyện Thanh Oai giai

3.4 Phát triển các phương thức chăn nuôi lợn của huyện Thanh Oai

3.5 Tình hình tiêu thụ lợn thịt hơi của các cơ sở chăn nuôi trên địa

3.6 Tình hình về các nguồn lực trong các cơ sở điều tra 62 3.7 Chăn nuôi lợn thịt bình quân/hộ theo quy mô và loại hình sản

3.8 Tình hình đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi

3.9 Cách sử dụng thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi lợn thịt phân theo

3.10 Tình hình phòng trừ dịch bệnh ở các hộ phân theo quy mô và loại

3.11 Nguồn cung cấp lợn giống trong chăn nuôi lợn thịt ở các xã

3.12 Tình hình tiêu thụ lợn thịt của các cơ sở điều tra 75 3.13 Sản lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân theo quy mô và loại cơ

3.14 Giá trị sản phẩm lợn thịt xuất chuồng bình quân theo quy mô

3.16 Chi phí sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi xuất chuồng phân theo quy

3.17 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra theo

3.18 Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thứctrong phát triển chăn nuôi

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

2.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Thanh Oai năm 2015 40

3.1 Kết quả chăn nuôi lợn thịt ở huyện Thanh Oai giai đoạn 2013-

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Con lợn đã gắn liền với cuộc sống của người nông dân từ nhiều năm nay,gắn với nền văn minh lúa nước trong lịch trình tiến hoá của các cộng đồng dân tộc Việt Nam Ở nước ta đâu đâu cũng nuôi lợn, đã trở thành nghề truyền thống lâu đời Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội chăn nuôi lợn đang khẳng định cơ cấu trong ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập của người sản xuất Xu hướng phát triển chăn nuôi lợn là một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội, góp phần đẩy mạnh quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Chăn nuôi lợn không chỉ cung cấp thực phẩm trong nước mà còn ớng mạnh đến xuất khẩu ra thị trường thế giới Ngày nay con lợn không những giữ vị trí hàng đầu trong việc cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mọi người mà còn là loại hàng hóa chủ lực của ngành nông nghiệp thu lại nhiều ngoại tệ Vì vậy làm thế nào để phát triển chăn nuôi lợn đạt hiệu quả cao, và trở thành hàng hóa chủ lực của ngành luôn là mối quan tâm lớn của nhà nước và người chăn nuôi

hư-Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020 và đến năm 2030, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, trong đó chăn nuôi lợn được xác định là ngành chăn nuôi chính Bởi nhu cầu về thịt ngày càng tăng, sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa càng tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy chăn nuôi lợn ở hộ gia đình phát triển Do vậy, chăn nuôi lợn thịt nói riêng và chăn nuôi lợn nói chung có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở vùng ngoại ô cũng như đối với nền kinh tế

Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ở nước ta đã có những bước tăng trưởng rõ nét Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2015 tổng số lợn của cả nước có 27,1 triệu con, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái Chăn nuôi lợn hiện đang phát triển tương đối tốt do dịch lợn tai xanh không xảy ra

Trang 14

và giá bán lợn hơi vẫn ở mức có lợi cho người chăn nuôi Một số tỉnh đang tiến hành quy hoạch lại vùng chăn nuôi tập trung nên xu hướng chăn nuôi đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô ngày càng lớn hơn theo quy mô gia trại, trang trại

Huyện Thanh Oai nằm phía Nam Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô hơn

20 km theo quốc lộ 21B Vị trí của huyện có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi, lưu thông hàng hoá với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước Với địa hình tương đối bằng phẳng, song có hai vùng rõ rệt

là vùng bãi sông Đáy và vùng trũng ven sông Nhuệ rất thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, có khả năng cho thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp Là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt theo hướng sản xuất hàng hoá Do tính chất địa bàn có truyền thống chăn nuôi lợn lâu đời, tập trung nhiều làng nghề phát triển Địa phương đã cung cấp lượng thịt thương phẩm lớn cho thị trường Hà Nội và các địa phương phụ cận trong và ngoài huyện Hiện nay, chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình phát triển theo hướng tiến bộ cả về mặt số lượng và chất lượng

Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi lợn hiện nay của Huyện ngoài mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi ra thì phần lớn tập trung trong các nông hộ Do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa có tính chất chuyên môn hoá và sản xuất hàng hoá, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay chủ yếu vẫn nằm đan xen trong khu dân cư, vì vậy đã làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm, nhất là khâu xử lý chất thải từ chăn nuôi lợn chưa được đảm bảo đã gây ô nhiễm môi trường nước, không khí diễn ra rất nghiêm trọng và không kiểm soát được là nguyên nhân gây ra các loại dịch bệnh Vì vậy cần phải có sự quan tâm từ các chính sách của Nhà nước

Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn “Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp

Trang 15

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chăn nuôi lợn thịt của huyện Thanh Oai trong những năm gần đây, đề xuất định hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt trong những năm tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu vào tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt huyện Thanh Oai

- Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình và trang trại; các hộ chăn nuôi lợn thịt theo 3 loại hình là quy mô lớn (QML), quy mô vừa (QMV) và quy mô nhỏ (QMN)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt

huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

- Về thời gian: Nghiên cứu vấn đề về phát triển chăn nuôi lợn thịt

qua 3 năm (2013-2015), từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện đến năm 2020

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp và phát triển chăn nuôi

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm về phát triển

Sự phát triển về nghĩa hẹp, đó là sự mở rộng, khuếch chương phát đạt,

mở mang của sự vật, hiện tượng, hoặc ý tưởng tư duy trong đời sống một cách tương đối hoàn chỉnh trong một giai đoạn nhất định

Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến

sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ

sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn

Từ khái niệm về phát triển, có thể rút ra khái niệm về phát triển sản xuất nông nghiệp: Phát triển sản xuất nông nghiệp là quá trình vận động của đối tượng sản xuất nông nghiệp từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, nó cũng bao hàm việc phát triển về cả mặt lượng và mặt chất

1.1.1.2 Khái niệm phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và

về chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn

đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia

Trang 17

Quá trình biến đổi về lượng là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người; Sự biến đổi

về chất kinh tế là sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội

Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân v.v Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển

Còn sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng, đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc Tốc độ tăng trưởng được tính bằng tỷ lệ phần trăm thông qua việc so sánh quy mô của 2 thời kỳ

Phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, lại vừa không xâm phạm đến lợi ích tương lai

1.1.1.3 Phát triển nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp là quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp

1.1.2 Vị trí, vai trò chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân và trong kinh tế hộ gia đình

1.2.2.1 Vị trí thiết yếu chăn nuôi lợn thịt

Chăn nuôi lợn có ý nghĩa rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc, cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho con người (100 g thịt có tới 367 Kcal và 22 g protein); cung cấp phân bón cho trồng trọt (1 con lợn thịt có thể thải 2,5 - 4 kg

Trang 18

phân/ngày); cung cấp sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn giữ vững cân bằng sinh thái, có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học; làm tăng tính an ninh lương thực cho các hộ gia đình

Không những thế, chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam và trên thế giới Thống kê của FAO: lượng thịt lợn tiêu thụ tính trên đầu người: Đức: 54,7% (60 kg); Đan Mạch: 57,46% (45 kg); Hà Lan: 51,35% (40 kg); Trung Quốc: 62,94% (20 kg); Việt Nam: 77,20% Không những thế, thịt lợn tiêu thụ phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người dân, được nhận định là loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau

Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta Sự hình thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến Ngoài ra thịt lợn được coi là một loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng (người già, trẻ, nam hoặc nữ) Nói cách khác, thịt lợn nhẹ mùi và không gây

ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm là ưu điểm nổi bật của thịt lợn

Như vậy, thịt lợn là món ăn ưa thích và hợp khẩu vị với mọi người Tuy nhiên, để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là quá trình chọn giống và nuôi dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học

Yêu cầu chăn nuôi lợn thịt: Chăn nuôi lợn thịt phải có hiệu quả kinh tế

và chất lượng sản phẩm tốt, được người tiêu dùng tin cậy Do vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn phải đảm bảo cho chúng sinh trưởng phát dục bình thường, có tốc độ tăng trọng nhanh, có khả năng sinh sản tốt và sản

Trang 19

xuất con giống có chất lượng cao, có sức đề kháng tốt Muốn vậy, người chăn nuôi lợn thịt nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, phòng trừ dịch bệnh và tiếp cận tốt với thị trường

1.2.2.2 Vai trò chăn nuôi lợn thịt

Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn và trồng lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Lợn là một vật nuôi được duy trì hàng ngàn đời nay Điều này chứng tỏ rằng nó có quan hệ chặt chẽ với con người và hệ thống nông nghiệp

Lợn có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống của loài người

Tổ tiên xa xưa của lợn là lợn hoang dã được con người săn bắn để cung cấp thực phẩm cho cuộc sống Dần dần họ nhận ra rằng thay vì săn bắn, nuôi lợn

có thể được tiến hành một cách dễ dàng hơn và thuận lợi hơn trong việc cung cấp thực phẩm cho con người Xuất phát từ đó họ tiến hành giữ lại một số lợn săn bắn được hoặc mua từ nơi khác để nuôi Nói chung chăn nuôi lợn có một

số vai trò nổi bật như sau:

Một là, chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

cho con người Theo GS Harris và Cộng tác (1956), 1g thịt heo nạc = 367Kcal, 22% protein [14] Thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng nhất không chỉ ở nước ta mà còn ở cả trên thế giới Trong điều kiện nước ta, lao động thủ công là chủ yếu, mức sống thấp, sản phẩm trồng trọt còn chiếm chủ yếu trong các bữa ăn

Khi xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, dân số ngày càng đông thì phát triển chăn nuôi lợn thịt là một lựa chọn quan trọng để đáp ứng nhu cầu protein cho xã hội Như vậy, đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi nhằm tạo nguồn thực phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con người

là hết sức cần thiết

Trang 20

- Hai là, cung cấp phân bón cho sản xuất trồng trọt

Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt

là đất nông nghiệp Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 – 4kg phân, ngoài ra còn nước tiểu có chứa hàm lượng Nitơ và Phôt pho cao [13]

Như vậy, chăn nuôi lợn không chỉ để cung cấp nguồn thực phẩm cho xã hội

mà còn cung cấp một lượng phân bón rất quan trọng cho cây trồng Trên các diện tích đất canh tác, hàng năm cây trồng lấy đi một phần các chất dinh dưỡng trong đất Nếu đất đai không được bồi dưỡng thường xuyên thì độ phì của đất ngày càng giảm nên cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất Mặt khác, nếu chúng ta chỉ sử dụng các chất vô cơ để bón cho đất thì sẽ làm mật độ tơi xốp của đất, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và khả năng cho sản phẩm của cây trồng, làm giảm năng suất các vụ sau, năm sau Do đó sử dụng phân hữu cơ sẽ cung cấp chất mùn cho đất có tác dụng cải tạo đất lâu dài

- Ba là, phát triển chăn nuôi lợn góp phần cung cấp nguyên liệu cho ngành

công nghiệp chế biến

Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói (bacon) thịt hộp, thịt heo xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt heo…

Các sản phẩm chăn nuôi lợn thịt qua chế biến là các hàng hoá xuất khẩu có giá trị Số lượng ngoại tệ thu về thông qua quá trình xuất khẩu lợn thịt sẽ góp phần tạo nguồn tích luỹ ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước Trong ngành công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp ở những nước phát triển như Mỹ, Canada đã sớm nhìn nhận sự thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và công nghệ của ngành chế biến thực phẩm, trong đó có lợn thịt ở những nước đang phát triển sẽ là cơ hội lớn để họ tham gia

Trang 21

- Bốn là, việc phát triển chăn nuôi lợn thịt sẽ tận dụng các sản phẩm phụ

của trồng trọt, của công nghiệp chế biến

Trong trồng trọt, sản phẩm phụ rất lớn, nó là nguồn thức ăn to lớn phục vụ cho chăn nuôi Việc phát triển chăn nuôi lợn cho phép tận dụng hết các sản phẩm phụ trong nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cho xã hội

Ngoài ra, chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên

- Năm là, chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong

công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người

- Sáu là, phát triển chăn nuôi lợn góp phần tăng thu nhập cho người lao

động

Chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đỉnh Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám

Ngoài thu nhập từ trồng trọt thì chăn nuôi sẽ giúp người nông dân tăng thu nhập của mình, bởi chăn nuôi không phụ thuộc vào mùa vụ, có thể thực hiện quanh năm, xen cùng trồng trọt và các ngành khác mà vẫn đạt năng suất và hiệu quả cao Tuy nhiên, người chăn nuôi lợn sẽ không mấy có lãi với hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ, tận dụng, do chi phí sản xuất cao, nông dân không thể có thu nhập cao

Trang 22

- Bảy là, phát triển ngành chăn nuôi góp phần thúc đẩy sản xuất nông

nghiệp phát triển toàn diện mạnh mẽ và vững chắc

Việc sử dụng tốt các yếu tố cơ bản của sản xuất nông nghiệp cùng việc kết hợp gắn bó chặt chẽ của các ngành trong nông nghiệp là điều quyết định cho sản xuất nông nghiệp phát triển tốt Thực tế cho thấy, các vùng có điều kiện thuận lợi

về tự nhiên, kinh tế mới chỉ chú ý đến phát triển trồng trọt, chăn nuôi chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, tự cung cấp nhu cầu bản thân họ, còn thừa mới đem bán hoặc nuôi để kinh doanh nhưng quy mô nhỏ và phân tán Như vậy sẽ gây lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực Phát triển chăn nuôi tạo nên sự phát triển cân đối trong nông nghiệp, làm cho nông nghiệp phát triển toàn diện vững chắc

Sự phát triển các ngành hàng nông sản đảm bảo sức cạnh tranh không chỉ trong sản xuất mà cả trong phân phối, bán lẻ với chi phí giao dịch thấp nhất giá rẻ, cung ứng kịp thời và ổn định

1.1.3 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi lợn thịt

1.1.3.1 Chăn nuôi lợn thịt có khả năng đa dạng hóa nguồn thức ăn cao

Lợn là loài gia súc ăn tạp, trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp với nhiều loại thức ăn khác nhau Một số giống có thể thích hợp với khẩu phần ăn có chất lượng thấp và nhiều xơ Những giống lợn như thế này

có vai trò quan trọng trong các hệ thống chăn nuôi quảng canh Điều này đã được chứng minh trong thực tế ở một số quốc gia mà ở đó người ta sử dụng rau xanh nhiều và bổ sung một lượng nhỏ protein để nuôi lợn Tuy nhiên, trong các hệ thống chăn nuôi hiện đại những thuận lợi này không còn được ứng dụng nữa Lợn thương phẩm được cung cấp thức ăn một cách cân đối,

có chất lượng cao

1.1.3.2 Chăn nuôi lợn thịt có thể phát triển ở các vùng sinh thái khác nhau

Khả năng thích nghi cao là một trong những yếu tố góp phần phát triển chăn nuôi lợn thịt ở những vùng sinh thái khác nhau Lợn là một trong những

Trang 23

giống vật nuôi có khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt, đồng thời

nó là một con vật thông minh và dễ huấn luyện Từ các đặc điểm đó đã tạo cho lợn có khả năng sinh tồn cao trong các điều kiện môi trường địa lý khác nhau:

nó rất năng động trong việc khám phá các môi trường mới và tìm kiếm các loại thức ăn mới

Trong trường hợp cần thiết lợn có thể chống chọi một cách dữ dội để bảo vệ lãnh thổ của mình cũng như chống lại dịch hại Lợn có khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện khí hậu khác nhau, vì vậy địa bàn phân bố của đàn lợn rộng rãi khắp nơi

1.1.3.3 Sản phẩm từ chăn nuôi lợn thịt qua chế biến đa dạng

Hầu hết thân thịt lợn đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn cho con người, da của lợn có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc

da, lông có thể được dùng để làm bàn chải, bút vẽ, Sự phát triển của công nghệ chế biến thịt hông khói, lên men đã tạo nên một số lượng sản phẩm rất đa dạng từ thịt lợn, các công nghệ này đã giúp cho quá trình bảo quản, nâng cao tính đa dạng, hương vị và nâng cao phẩm chất khẩu phần ăn cho con người Do đó tính đa dạng hóa sản phẩm từ chăn nuôi lợn thịt tương đối cao, đây là đặc điểm góp phần thúc đẩy thị trường tiêu thụ thịt lợn Qua đây cũng cho thấy công nghiệp chế biến góp phần quan trọng trong quá trình phát triển ngành chăn nuôi nói chung và phát triển chăn nuôi lợn thịt nói riêng

1.1.3.4 Phát triển chăn nuôi lợn thịt luôn đối diện với nguy cơ ô nhiễm môi trường, sức khỏe và cạnh tranh thức ăn

* Về nguy cơ ô nhiễm môi trường: Lợn là động vật có nhu cầu

protein cao cho nên phân thải từ quá trình chăn nuôi lợn có thể gây ô nhiễm cho môi trường và cộng đồng Nếu chúng ta không xử lý một cách hợp lý phân và nước tiểu, có thể gây ô nhiểm nguồn nước và đất đai Mùi của

Trang 24

phân và nước tiểu có thể gây khó chịu cho cộng đồng sống gần trang trại lợn đặc biệt sự phát xạ của Nitơ trong nước tiểu

Đã có nhiều thành phố thực hiện chính sách cấm chăn nuôi lợn trong thành phố như sử dụng phân lợn để sản xuất khí meltan (qua Biogas) và thực tế này đã được tiến hành ở nhiều nước như Đài loan, Philipin, Việt Nam và một số nước khác Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất chỉ đơn giản đưa các chất thải này ra theo con đường nhanh nhất và đơn giản nhất

Về sức khoẻ con người: Lợn có thể là một yếu tố truyền bệnh qua con

người như bệnh nhiệt thán và các bệnh truyền nhiễm khác Thực tế cho thấy, có nhiều dịch bệnh ở lợn có khả năng lây lan sang người rất cao, đặc biệt như bệnh Liên cầu lợn, Sán lá gan, uốn ván Điều đáng quan tâm là những mầm mống của các dịch bệnh từ lợn không chỉ tồn tại trong thịt hay máu lợn đã giết mổ mà còn lưu hành ở bụi, không khí trong nhiều ngày

Bên cạnh đó khả năng vi khuẩn này lây nhiễm nhiều nhất sang người

là thông qua các vết thương trên da hay niêm mạc của mũi, miệng khi con người tiếp xúc với thịt và máu lợn nhiễm bệnh Do đó, vấn đề sức khỏe con người cũng cần quan tâm trong phát triển chăn nuôi lợn thịt

* Về cạnh tranh lương thực: Ở nhiều nước có thu nhập thấp thì có

thể không có đủ lương thực cho con người, trong khi đó hệ thống chăn nuôi công nghiệp hiện đại lại sử dụng nhiều thức ăn có chất lượng tốt như ngũ cốc cho chăn nuôi Do vậy lợn có thể cạnh tranh lương thực với con người

Chăn nuôi lợn công nghiệp đã tạo ra sự tăng nhảy vọt về hiệu quả sản xuất Điều này đã làm cho nó trở thành một ngành có tính cạnh tranh cao Nhiều công ty chăn nuôi có thể có lợi nhuận lớn Các hộ nông dân nhỏ phải nâng cao hiệu quả sản xuất để duy trì tính lợi nhuận quá trình sản xuất

đó Như vậy, chăn nuôi lợn nói chung, nuôi lợn thịt nói riêng càng phát triển thì việc sử dụng nguồn lương thực càng nhiều [11]

Trang 25

1.1.3.5 Một số đặc tính sinh học của lợn thịt

* Lợn thịt có khả năng sản xuất thịt cao

Lợn công nghiệp ngày nay là những cỗ máy chuyển hoá thức ăn có hiệu quả, có tốc độ sinh trưởng cao Khả năng sản xuất thịt của lợn khá cao Một con lợn có trọng lượng xuất chuồng khoảng 100 kg sẽ có khoảng 42 kg thịt,

30 kg đầu, máu và nội tạng và 28 kg mỡ, xương [13]

Điều này đã rút ngắn thời gian nuôi và có ý nghĩa quan trọng trong việc quay vòng vốn, thực hiện tái sản xuất trong phát triển chăn nuôi lợn

Về mặt lý thuyết, thì điều này sẽ là nhân tố hạn chế được rủi ro về vốn

* Lợn là loài ăn tạp và có khả năng chịu đựng được kham khổ tốt

Lợn trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp được với nhiều loại thức ăn khác nhau Một số giống có thể thích hợp với khẩu phần ăn có chất lượng thấp và nhiều xơ Những giống như thế này có vai trò quan trọng trong hệ thống chăn nuôi quảng canh Điều này đã được chứng minh trong thực tế ở một số quốc gia mà ở đó người ta sử dụng rau xanh nhiều và bổ xung một lượng nhỏ protein Tuy nhiên trong hệ thống chăn nuôi hiện đại những thuận lợi này không còn được ứng dụng nữa Khẩu phần ăn có tỷ lệ xơ cao, thấp protein sẽ làm hạn chế khả năng sinh trưởng của lợn Với trường hợp này lợn vẫn có khả năng tồn tại nhưng hiệu quả thấp và chất lượng không cao

* Khả năng thích nghi cao và dễ huấn luyện

Lợn là một những vật nuôi có khả năng thích nghi cao, chịu đựng được kham khổ tốt đồng thời nó cũng là một vật thông minh dễ huấn luyện Từ đặc điểm đó đã tạo cho lợn có khả năng sinh tồn cao trong các điều kiện địa lý môi trường khác nhau vì vậy địa bàn phân bổ của đàn lợn rộng khắp nơi Lợn

có lớp da dầy để chống lạnh còn vùng nóng chúng tăng cường hô hấp và giải nhiệt Trước đây lợn được chăn nuôi theo phương thức tận dụng chúng sinh

Trang 26

trưởng rất chậm nhưng lại có khả năng chống chịu bệnh tật và duy trì sự sống cao Người dân chỉ bỏ chút thời gian để chăm sóc và nuôi dưỡng chúng Tất

cả các đặc tính đó đã đáp ứng yêu cầu của con người, giúp con người có nhiều thời gian để làm các công việc khác, nâng cao thu nhập để đảm bảo cuốc sống gia đình họ tốt hơn

Lợn là loại động vật dễ huấn luyện thông qua việc thiết lập phản xạ có điều kiện Ví dụ như ta có thể huấn luyện cho lợn trong chuồng vị trí nào ăn,

vị trí nào nằm và vị trí nào thải phân

* Lợn có khả năng sản xuất phân bón tốt

Giống như loại gia súc, gia cầm, lợn đóng góp một lượng phân bón đáng kể cho trồng trọt Một con lợn trưởng thành có thể sản xuất từ 600-730kg phân bón/năm Hàm lượng nitơ trong phân tươi vào khoảng 0,5-0,6%; phôtphát 0,5%, kali 0,4% Ở Việt Nam phân lợn là phân hữu cơ chủ yếu cung cấp cho trồng trọt, đặc biệt là nghề trồng rau Ở một số quốc gia nơi mà trồng mía là một nghề chủ đạo như Philipin phân lợn được dẫn trực tiếp từ trại nuôi lợn ra đồng mía để vừa có chức năng tưới tiêu và nâng cao độ màu mỡ cho đất

1.1.4 Nội dung của phát triển chăn nuôi lợn thịt

1.1.4.1 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chăn nuôi lợn

Cơ sở vật chất phuc vụ chăn nuôi trong các cơ sở chăn nuôi bao gồm các hạng mục như chuồng trại, máy phát điện, hệ thống sưởi, làm mát, hệ thống vệ sinh chuồng trại, hệ thống biogas

Trong chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, chuồng trại có vai trò quan trọng đó là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong chăn nuôi

1.1.4.2 Công tác về giống lợn nuôi thịt

Chăn nuôi lợn không chỉ phát triển rất sớm mà còn là nghề rất phổ biến

Trang 27

ở mọi vùng miền của Việt Nam, do đó đã dẫn đến có sự phong phú rất lớn về các giống lớn Ngoài những giống lợn phổ biến có quy mô phân bổ rộng thì gần như mọi địa phương vùng miền đều có những giống hay nhóm giống địa phương [13] Do đó, phát triển chăn nuôi lợn thịt cần phát triển các giống lợn thịt theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, phát triển các giống cho năng suất chất lượng sản phẩm cao như các giống lợn ngoại, lợn lai, lợn siêu nạc…

1.1.4.3 Các hình thức tổ chức và phương thức trong chăn nuôi

Chăn nuôi phân tán quy mô nhỏ là đặc trưng của ngành sản xuất tự cung tự cấp, tận dụng những nguồn thức ăn có sẵn Hiện nay hình thức chăn nuôi này vẫn giữ vị trí rất quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho xã hội Đây cũng là hình thức ít chịu tác động của thị trường nhưng cũng có rất nhiều hạn chế như khó áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sản phẩm làm ra ít, mức độ đồng đều thấp, khó kiểm soát dịch bệnh, Bởi vậy trong xu thế phát triển chăn nuôi lợn thịt thì loại hình sản xuất này chắc chắn dần sẽ giảm đi

Để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn phục vụ cho phát triển, hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt cần khuyến khích phát triển từ chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình đơn lẻ với số lượng ít phát triển lên thành các gia trại, trang trại, cao hơn là các doanh nghiệp, HTX chăn nuôi lợn với quy

mô chăn nuôi lớn

Bên cạnh sự phát triển về hình thức tổ chức sản xuất, phát triển chăn nuôi cũng đòi hỏi cần phải phát triển cả về phương thức chăn nuôi từ phương thức chăn nuôi tận dụng, bán công nghiệp có quy mô chăn nuôi thấp, chất lượng sản phẩm và kết quả hiệu quả không cao lên hình thức chăn nuôi cao hơn là chăn nuôi theo hướng công nghiệp với hệ thống chuồng trại, các trang thiết bị hiện đại,…

Trang 28

1.1.4.4 Công tác Chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn

Lợn là sinh vật sống, chịu ảnh hưởng rất nhiều của chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh Phát triển chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn, nếu khi dịch bệnh xảy ra thì thiệt hại sẽ rất lớn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả và xu hướng phát triển chăn nuôi của đơn vị chăn nuôi nói riêng và chăn nuôi của tỉnh nói chung Do đó, để thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt thì một trong những nội dung quan trọng cần phải thực hiện là thực hiện tốt công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn để hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra đối với đàn lợn, giảm rủi ro cho người chăn nuôi Biện pháp tốt nhất để hạn chế dịch bệnh xảy ra là thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y và tiêm phòng cho đàn lợn

1.1.4.5 Quản lý và phát triển thức ăn chăn nuôi

Mức độ chi phí thức ăn trong tổng giá thành chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng rất cao và tùy thuộc một phần vào đàn lợn chăn nuôi Như vậy có thể thấy chăn nuôi lợn thịt có quy mô lớn nên cần khối lượng thức ăn chăn nuôi lớn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của đàn lợn sinh trưởng và phát triển Do

đó, nâng cao công tác quản lý thức ăn (quản lý về chất lượng, số lượng thức ăn…) và phát triển nguồn thức ăn, đảm bảo nguồn dự trữ thức ăn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển chăn nuôi lợn thịt

1.1.4.6 Công tác tiêu thụ lợn thịt

Thị trường tiêu thụ là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất Phát triển chăn nuôi lợn thịt sẽ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn do đó để phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững, yêu cầu đặt ra là cần phải phát triển thị trường tiêu thụ, hình thành các kênh, chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm

Đối với những thị trường khác nhau, mức tiêu thụ lợn thịt cũng có sự khác biệt lớn Ở Việt Nam, mức tiêu thụ thịt của dân cư có xu hướng tăng lên trong thời gian qua, mức tiêu thụ thịt có sự khác nhau lớn giữa các hộ giàu và

hộ nghèo, giữa nông thôn và thành thị Bên cạnh đó, thịt lợn có xu hướng là một ngành chăn nuôi có khả năng xuất khẩu

Trang 29

Giá cả sản phẩm chăn nuôi biến động rất lớn, một phần phụ thuộc vào thị trường quốc tế, một phần phụ thuộc vào tình hình chăn nuôi trong nước nhất là khi có dịch bệnh hoặc diễn ra ở lợn hay ở các loại gia súc, gia cầm khác

Sự biến động mạnh về giá cả đã làm chùn bước các nhà đầu tư vào phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng [22 ]

1.1.4.7 Liên kết giữa các tác nhân trong phát triển chăn nuôi lợn thịt

Sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún sẽ dẫn đến dịch bệnh thường xảy ra, chi phí cao, tiêu thụ bị ép giá, hiệu quả thấp Vì vậy, tổ chức chăn nuôi lợn thịt cần số lượng đầu vào (thức ăn, giống ) lớn và sản phẩm tạo ra nhiều do đó cần thực hiện liên kết để đảm bảo cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra thuật lợi là điều hết sức cần thiết

Mục đích liên kết lại là nhằm hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, lao động và tiêu thụ sản phẩm Thông qua liên kết giữa các tác nhân (hộ - hộ, hộ - doanh nghiệp, hộ - nhà khoa học…) trong các nội dung liên kết (liên kết trong cung ứng giống, thức ăn, liên kết trong chuyển giao kỹ thuật, liên kết trong tiêu thụ…) sẽ góp phần giúp các tác nhân có điều kiện tiếp thu, phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi, giảm chi phí, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, kết quả và hiệu quả chăn nuôi từ đó thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn thịt

Có hai mối liên kết chính: Liên kết giữa các thành viên trong từng tác nhân và liên kết giữa các tác nhân với nhau Nếu sự liên kết được củng cố, bền chặt sẽ tạo được sức mạnh có tính chất hỗ trợ nhau, chia sẻ rủi ro khi gặp những điều kiện bất lợi Nếu có sự liên kết chặt chẽ, ở mức cao là các hợp đồng sẽ mang lại những lợi ích đáng kể về mặt kinh tế [10 ]

Phát triển liên kết trong chăn nuôi lợn thịt cần khuyến khích tổ chức thành từng nhóm, tổ hợp tác, HTX… để tạo điều kiện về vay vốn ưu đãi đảm

Trang 30

bảo cho nhu cầu đầu tư, ký hợp đồng cung ứng đầu vào với số lượng lớn, giá thấp và tiến hành liên kết bao tiêu, chế biến sản phẩm

1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt

1.1.5.1 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên

Mỗi sự biến động của môi trường tự nhiên đều tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất của con người, trong đó có hoạt động chăn nuôi lợn Vật nuôi là cơ thể sống, sự sinh trưởng phát triển và phát dục của chúng phụ thuộc vào những quy luật nhất định, các quy luật này lại chịu sự khống chế bởi điều kiện thiên nhiên phức tạp Nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất thịt, ngoài ra còn ảnh hưởng không nhỏ đến phẩm chất thịt khi lợn được nuôi ở nhiệt độ và độ ẩm không thích hợp Do vậy, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi cả về số lượng lẫn chất lượng Đất, nước, khí hậu và thời tiết - cây trồng - vật nuôi có mối quan hệ khăng khít với nhau bằng những quy luật chặt chẽ, phức tạp; chúng ta cần phải hiểu và nắm chắc các quy luật đó để vận dụng chúng vào trong sản xuất

1.1.5.2 Các nhân tố về các nguồn lực trong phát triển chăn nuôi lợn thịt

Nguồn lực là yếu tố cơ bản để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ ngành kinh tế nào nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng Các nguồn lực chủ yếu để phát triển chăn nuôi lợn thịt bao gồm: đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật và công nghệ Ở mỗi địa phương các nguồn lực này có sự khác biệt đáng kể, do đó đã tạo nên sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh trong phát triển chăn nuôi lợn thịt giữa địa phương này với địa phương khác Bên cạnh đó, các nguồn lực này cũng có ảnh hưởng lớn đến các loại hình chăn nuôi và quy mô chăn nuôi của hộ

* Nguồn lực đất đai:

Trên thế giới hiện nay, nguồn tài nguyên đất nông nghiệp rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên, trong khi số dân vẫn không ngừng tăng lên

Trang 31

Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và của hộ nông dân nói riêng Trong hoạt động sản xuất chăn nuôi, đất đai được sử dụng để xây dựng chuồng trại Quy mô chăn nuôi càng lớn thì diện tích đất sử dụng càng nhiều Chính vì vậy, nguồn lực đất đai rất cần thiết và không thể thiếu đối với hoạt động chăn nuôi của hộ

Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển chăn nuôi lợn thịt, sự hình thành và phát triển của ngành và các thành tựu khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản sử dụng đất Như vậy, đất đai không những là đầu vào quan trọng đối với phát triển chăn nuôi lợn mà còn đối với nhiều hoạt động kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp

* Lao động:

Lao động là hoạt động có ý thức của con người, đó là quá trình con người

sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động cải biến nó tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của mình và của xã hội Nguồn lao động của nông hộ

là toàn bộ những người có khả năng tham gia lao động Lao động nông hộ diễn

ra trong phạm vi rộng lớn, đa dạng về địa bàn và điều kiện sản xuất

Phần lớn lao động trong nông hộ ít được đào tạo, mang tính thời vụ, trình độ thấp, kỹ thuật lạc hậu Chính vì vậy, bản thân các nông hộ phải học hỏi, tận dụng những kiến thức của cán bộ khuyến nông truyền đạt và kinh nghiệm của những hộ thành công trong chăn nuôi để vận dụng làm sao có hiệu quả trong việc phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong các hoạt động kinh tế nói chung và của quá trình phát triển chăn nuôi lợn nói riêng Do

Trang 32

đó, việc phát triển chăn nuôi lợn với quy mô lớn và hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi người lao động phải có trình độ khoa học kỹ thuật

* Nguồn lực vốn:

Vốn là giá trị tài sản và đầu vào dùng trong quá trình sản xuất của nông

hộ Vốn của nông hộ có thể có được từ các nguồn thừc kế khi tách hộ, phần tiết kiệm từ quá trình sản xuất của hộ, từ các nguồn tài trợ, vốn vay

Vốn rất cần thiết đối với các hoạt động sản xuất của các hộ nông dân, nhất là trong chăn nuôi lợn thịt nhu cầu về vốn là rất lớn Bởi vì chăn nuôi lợn giống ngoại chi phí về đầu vào như: giống, thức ăn là rất cao Do đó, để có thể chuyển sang hình thức chăn nuôi mới này, nông hộ cần phải tích trữ lượng vốn đầu tư là rất lớn

Vốn có vai trò quyết định trong quá trình phát triển chăn nuôi lợn thịt

Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn Là yếu tố quyết định đến mức đầu tư, quy mô trong chăn nuôi lợn Trong chăn nuôi lợn thịt, nghiên cứu vấn đề vốn bao gồm: năng lực vốn, nguồn hình thành, hiệu quả của vốn đầu tư trong chăn nuôi Bên cạnh đó, nghiên cứu vốn trong chăn nuôi lợn cũng

đề cập đến những khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn cho phát triển chăn nuôi lợn thịt

1.1.5.3 Các nhân tố về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế - xã hội trong

đó có sản xuất ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng Việc phát triển cơ sở hạ tầng kéo theo sự thuận lợi nhiều mặt về văn hóa, xã hội và đặc biệt có ý nghĩa trong giảm thời gian và giá thành sản phẩm lợn thịt, giúp quá trình tiêu thụ lợn thịt có hiệu quả hơn Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi lợn thịt bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống giết mổ và chế biến, điện, nước,…

Trang 33

Hệ thống giết mổ và chế biến thịt chưa phát triển không những có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng vệ sinh sản phẩm thịt tiêu thụ mà còn làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi do khả năng can thiệp vào thị trường yếu

1.1.5.4 Các nhân tố về kỹ thuật – công nghệ

Đối với chăn nuôi lợn thì tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giảm được công lao động, lai tạo giống lợn có chất lượng cao, tăng trưởng nhanh Do đó đã giảm giá thành sản phẩm mang lại thu nhập cao cho các hộ chăn nuôi

* Giống lợn

Các giống lợn khác nhau có khả năng cho thịt khác nhau Vì vậy, giống là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến cả năng suất và phẩm chất thịt Thông thường các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống ngoại nhập

Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng 60 kg trong khi đó lợn ngoại (Landrace, Yorkshire ) nuôi tại Việt Nam có thể đạt 90 -

100 kg lúc 6 tháng tuổi [14]

* Thức ăn

Trong chăn nuôi, thức ăn được coi là biện pháp hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của đàn gia súc Có con giống tốt mà yếu tố thức ăn không coi trọng thì vật nuôi không thể phát triển và sinh sản tốt Thức ăn là điều kiện nuôi dưỡng, là cơ sở nâng cao năng lực sản xuất của gia súc Tốc độ tái sản xuất đàn và hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi phụ thuộc trực tiếp vào mức độ đảm bảo thức ăn Mức độ cho ăn cao sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt xẻ khi lợn đạt khối lượng 90 kg [15]

Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt chủ yếu là từ các sản phẩm trồng trọt, nhưng trồng trọt lại mang tính thời vụ Vì thế kế hoạch sản xuất, chế biến, bảo quản các nguồn thức ăn đặc biệt trong những khi giáp vụ cũng ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi lợn, đặc biệt đối với những hộ chăn nuôi theo phương thức tận dụng

Trang 34

* Dịch bệnh và công tác thú y

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước cũng như một phần phục vụ xuất khẩu Tuy nhiên, chăn nuôi lợn phải đối mặt với tình hình dịch bệnh diễn ra rất phúc tạp và làm thiệt hại lớn về kinh tế, đặc biệt là chăn nuôi theo quy mô công nghiệp với mật độ chăn nuôi dày

Hiện nay quy mô chăn nuôi ngày càng tăng, tốc độ vòng quay chăn nuôi ngày càng cao đã dẫn đến việc chu chuyển đàn lợn ngày càng lớn Đây là vấn đề gây ảnh hưởng đến việc xuất hiện cũng như lây lan dịch bệnh Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thú y cơ sở còn yếu, nguồn thuốc thú y quá đa dạng, công tác kiểm soát yếu kém, có những loại vacxin phải nhập giá cao chưa được người sản xuất chấp nhận

* Phương thức chăn nuôi

Việc nuôi dưỡng lợn theo các cách khác nhau sẽ làm ảnh hưởng đến cả năng xuất và phẩm chất thịt Phương thức chăn nuôi lợn ở Việt Nam chủ yếu theo

3 hình thức chính gồm chăn nuôi nhỏ lẻ theo truyền thống (chiếm khoảng 80%), chăn nuôi gia trại (chiếm khoảng 10%) và chăn nuôi trang trại (chiếm khoảng 10-15%) [24]

70-Tương ứng với tỷ lệ về phương thức chăn nuôi, sản lượng thịt lợn từ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm từ 65-70% tổng sản lượng lợn tiêu thụ Trong khi đó, các quy định hỗ trợ phát triển chăn nuôi lại tập trung chủ yếu vào phương thức chăn nuôi trang trại Chính điều này đã khiến cho đại đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ rất khó tiếp cận và hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ chăn nuôi của nhà nước như chương trình giống, chương trình hỗ trợ tín dụng, các chương trình khuyến nông chăn nuôi, chương trình nạc hóa đàn lợn

1.1.5.5 Các nhân tố về thị trường

Quan hệ cung cầu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát

Trang 35

triển chăn nuôi lợn Tuy nhiên, không chỉ quan tâm đến quan hệ cầu - cung - giá cả, vấn đề lưu thông phân phối, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đặc biệt quan trọng do một tỷ lệ lớn sản phẩm thịt lợn người tiêu dùng

ưa chuộng là sản phẩm thịt lợn tươi sống chưa qua chế biến Ngoài ra, những

hộ chăn nuôi lợn thịt rất dễ gặp khó khăn giá cả tăng, tăng ngay quy mô sản xuất thì giá lại đi xuống, trong tình huống này hộ chăn nuôi rất khó có giải pháp phù hợp để đối phó Điều này cũng được giải thích do đối tượng sản xuất là những sinh vật sống với những đặc thù nhất định, không giống sản xuất kinh doanh những hàng hóa khác

1.1.5.6 Các nhân tố về cơ chế, chính sách

Thông qua các chính sách tác động trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng tới cung và cầu của sản phẩm hàng hóa như các chính sách về giá cả, thuế, tín dụng, xuất nhập khẩu, đầu tư Tốc độ tăng giá liên tục của thức ăn chăn nuôi chủ yếu do sự biến động của giá cả nguyên liệu trên thị trường thế giới cũng như tỷ lệ lạm phát và cơ chế điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua

Do vị trí đặc biệt quan trọng của ngành chăn nuôi lợn nên Chính phủ đã

có những chính sách cụ thể hướng tới sự phát triển của ngành này Nghị Quyết 257/CP do Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 10/7/1979 được coi là văn bản pháp luật đầu tiên định hướng trực tiếp cho sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam Cùng với sự phát triển và đổi mới cơ cấu kinh tế

và hình thức sản xuất, các văn bản quy phạm pháp luật sau này đã có những quy định hết sức cụ thể và bao phủ nhiều đối tượng liên quan, đồng thời bám sát thực trạng phát triển chăn nuôi của ngành chăn nuôi lợn

1.1.6 Một số rủi ro gặp phải trong quá trình chăn nuôi lợn thịt

1.1.6.1 Rủi ro do khí hậu, thời tiết

Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới, nơi xuất phát của nhiều dịch bệnh có tính chất khu vực Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, đây là thời

Trang 36

điểm thuận lợi nhất cho dịch bệnh bùng phát như dịch tiêu chảy ở lợn, dịch tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh đang xẩy ra đối với đàn lợn trên phạm vi cả nước

Kết quả phân tích cấu trúc gen virus gây bệnh tai xanh ở Việt Nam do

Mỹ và Trung Quốc tiến hành đã khẳng định tuýp này thuộc chủng Bắc Mỹ có độc lực cao Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh tai xanh và các mầm bệnh khác cùng phát triển Thậm chí, khi lợn được điều trị đã khỏi về các triệu chứng lâm sàng, virus vẫn tiếp tục được bài thải, phát tán ở nhiều địa phương Nên dịch tai xanh tái bùng nổ ở bất cứ địa phương nào, ở bất cứ thời điểm nào là rất lớn

1.1.6.2 Rủi ro dịch bệnh

Trong thời gian vừa qua, hộ chăn nuôi lợn luôn gặp phải những rủi ro

về dịch bệnh truyền nhiễm như; tụ huyết trùng, dịch tả lợn, đóng dấu lợn, dịch bệnh lợn tai xanh…những dịch bệnh này ảnh hưởng rất xấu đến đàn lợn Dịch

tả lợn vẫn gây rủi ro rất lớn đến việc đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Hiện nay

ở nước ta xuất hiện một loại dịch bệnh mới ở đàn lợn còn được gọi là dịch lợn tai xanh Dịch bệnh này được ví như một cơn lũ quét với ngành chăn nuôi, khi

nó đã qua vùng nào thì vùng đó sẽ bị cuốn trôi theo nó Điều đáng lo ngại là nguy cơ khan hiếm thịt lợn, đặc biệt là đàn lợn giống sẽ rất lớn vì dịch bệnh này chủ yếu tấn công vào đàn lợn nái Dịch tai xanh lây lan rộng tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi nói chung và làm thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế đối với hộ chăn nuôi

Để giảm thiểu thiệt hại về mặt kinh tế đối với rủi ro dịch bệnh đàn lợn thì công tác thú y cũng như việc phòng bệnh, chữa bệnh cho đàn lợn cần phải được nâng cao Đối với lợn con nuôi thịt thì cần phải được tiêm phòng các loại vacsin như văcsinh sưng phù đầu, vacsin dịch tả lợn Đối với lợn thịt thì trong quá trình nuôi phải cho ăn các loại thuốc phòng bệnh, khi xuất bán phải

Trang 37

mua thuốc tẩy chuồng diệt các loại nấm mốc nhằm tránh vi rút, vi khuẩn tấn công vào đàn lợn sau

1.1.6.3 Rủi ro về giống

Trong chăn nuôi, lợn là vật nuôi phổ biến đem lại thu nhập cho các hộ gia đình và các cơ sở chăn nuôi Để phát triển kinh tế chăn nuôi hiệu quả, giống tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định tới năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi Tuy nhiên hiện nay có một thực tế là bà con nông dân ở nhiều nơi lâu nay chăn nuôi tự phát, thiếu thông tin về giống và luôn bị động trong khâu chọn mua lợn giống nên việc mua lợn giống trôi nổi ngoài thị trường gây ra rất nhiều rủi ro cho người dân về bệnh tật, chất lượng giống cũng như giá cả Mua phải nguồn giống kém chất lượng dẫn tới cho năng suất thấp hoặc phải đối phó với nguy cơ dịch bệnh triền miền thì thiệt hại kinh tế

là điều không tránh khỏi

Biện pháp nhằm tránh rủi ro về giống trước hết phải ở chính hộ chăn nuôi, hộ phải chịu khó học hỏi kinh nghiệm những hộ thành công trong chăn nuôi, tìm mua sách hướng dẫn khâu chọn giống lợn tốt hiện có bán rất nhiều trên thị trường sách để đọc và tích luỹ kinh nghiệm cho hộ Bên cạnh đó các cấp, các ngành địa phương nên tạo dựng ý tưởng xây dựng tổ lợn giống cho

bà con cùng tham gia ý tưởng này Mục đích của tổ là cải thiện chất lượng đàn lợn giống, chia sẻ, nâng cao những kiến thức chọn lọc giống lợn tốt từ đó nâng cao khả năng hiểu biết về chọn giống cũng như phát triển đàn lợn làm tăng thu nhập cho cộng đồng nhân dân từ việc chăn nuôi lợn

1.1.6.4 Rủi ro về tài chính

Là rủi ro liên quan đến sử dụng tín dụng gây ra, nó biểu hiện sự mất an toàn tài chính Các rủi ro về tài chính trong chăn nuôi lợn thịt như rủi ro về thu nhập của hộ, sự thay đổi lãi xuất theo hướng bất lợi cho hộ chăn nuôi làm cho hộ không có khả năng duy trì và phát triển vốn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chăn nuôi của hộ

Trang 38

1.1.6.5 Rủi ro thị trường

Là thiệt hại do biến động của thị trường gây ra Trong chăn nuôi lợn thịt, hộ chăn nuôi có thể gặp rủi ro về thị trường do giá cả sản phẩm thấp hoặc đầu ra của sản phẩm không tiêu thụ được do người tiêu dùng có thể thay đổi

sở thích, chuyển từ ăn thịt lợn sang ăn các loại thực phẩm khác dẫn đến lượng cung thịt trên thị trường dư thừa, hoặc ngược lại

Một yếu tố rủi ro khác cũng xảy ra trên thị trường đối với hộ chăn nuôi lợn là thiếu thông tin về thị trường, các loại chi phí đầu vào cho việc tiến hành sản xuất chăn nuôi như giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y quá cao, điều này tất yếu dẫn đến thua lỗ nhiều trong quá trình sản xuất Do vậy, để hạn chế được rủi ro cần có thị trường tiêu thụ ổn định và cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho hộ chăn nuôi

1.1.6.6 Các rủi ro khác

Rủi ro về mặt tổ chức, rủi ro về pháp lý là rủi ro liên quan đến các quy định, chính sách của chính phủ Nguyên nhân do ra đời hoặc thay đổi luật pháp chính sách quy định của chính phủ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của

hộ chăn nuôi, sự thiếu hụt ngân sách, khả năng hỗ trợ của chính phủ khi dịch bệnh bùng phát xẩy ra đối với đàn gia súc Ngoài ra mối đe dọa giảm cấp của môi trường làm giảm khả năng phát triển chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ

1.1.7 Quan điểm của Đảng và những chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng

Nhận thấy vị trí quan trọng của ngành chăn nuôi lợn trong cơ cấu kinh

tế đất nước, ngay trong những năm sau đổi mới, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển chăn nuôi lợn nói chung được đưa vào thực tiễn sản xuất; từ chỉ thị 100 của Ban bí thư về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp đến Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng bước sang một giai đoạn phát triển mới,

Trang 39

giai đoạn phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn Cụ thể đối với phát triển chăn nuôi, người nông dân đã chuyển

từ việc chăn nuôi lợn trong các HTX về nuôi tại nhà theo phương thức tự làm

tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất

Những năm gần đây quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra là từng bước hoàn thiện những chủ trương chính sách nhằm phát triển chăn nuôi đặc biệt là chú ý đến chăn nuôi lợn một ngành sản xuất truyền thống

và chiếm tỷ trọng cao trong chăn nuôi

Quyết định số 166/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2001 về giải pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu từ 2001-2010, Quyết định số 255/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/12/2000 về hỗ trợ giống cho chăn nuôi lợn thời kỳ 2000-2005, Quyết định

số 166/2001/QĐ-TTg về việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông dân

Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ

về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp

Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia súc và cơ sở chăn nuôi tập trung, công nghiệp đã được triển khai đạt kết quả khả quan: hình thành một số mô hình giết mổ, chế biến thịt lợn theo phương thức công nghiệp đảm bảo chất lượng và ATVSTP; góp phần phát triển hệ thống chăn nuôi lợn trang trại, khôi phục nhanh đàn lợn thịt chăn nuôi theo hướng công nghiệp

Chính sách hỗ trợ rủi ro do thiên tai: Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

Trang 40

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như Nghị định số 210/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 61/2010/NĐ của Chính phủ nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Ngoài ra còn hệ thống các chính sách tài chính, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững (134, 135) hay chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Những chính sách trên là cơ hội lớn cho phát triển ngành nông nghiệp của địa phương trong đó có phát triển chăn nuôi lợn thịt Việc vận dụng và thực thi chính sách tốt sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phát triển chăn nuôi lợn thịt

1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt

1.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn một số nước trên thế giới

Danh sách 5 quốc gia có đàn lợn lớn nhất thế giới theo thống kê của Pig International tháng 7 - 2015, Trung Quốc là nước dẫn đầu, có xu hướng giảm dần nhưng vẫn gấp hàng chục lần các nước khác Năm 2012 Trung Quốc đạt 50.432 ngàn tấn, năm 2013 đạt 50.100 ngàn tấn và năm 2014 đạt 45.750 ngàn tấn

Bảng 1.1 Danh sách 5 quốc gia có đàn lợn lớn nhất thế giới

Thứ

tự Tên quốc gia

Năm 2012 (Ngàn tấn)

Năm 2013 (Ngàn tấn)

Năm 2014 (Ngàn tấn)

Ngày đăng: 08/05/2018, 10:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002), "Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng sinh sản của nhóm lợn nái được phối với lợn đực giống Pietrain", Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng sinh sản của nhóm lợn nái được phối với lợn đực giống Pietrain
Tác giả: Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2002
2. Bộ NN&PTNT (2003), "Một số loại cây, con đạt chuẩn quốc gia", Báo Tiền phong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số loại cây, con đạt chuẩn quốc gia
Tác giả: Bộ NN&PTNT
Năm: 2003
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ , XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2011
8. Hải Đăng (2015), Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn – Chân dung cuộc sống – Báo điện tử Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn – "Chân dung cuộc sống" –
Tác giả: Hải Đăng
Năm: 2015
9. Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002), "Hiệu quả chọn lọc về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ các giống lợn thuần và lai giữa Móng Cái, Landrace, Lage White", Tạp chí Chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả chọn lọc về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ các giống lợn thuần và lai giữa Móng Cái, Landrace, Lage White
Tác giả: Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng
Năm: 2002
11. Lê Thanh Hải (2008). Phát triển chăn nuôi trang trại và một số giải pháp sản xuất lợn hàng hóa bền vững. Tạp chí Chăn nuôi, 7: 19-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chăn nuôi trang trại và một số giải pháp sản xuất lợn hàng hóa bền vững
Tác giả: Lê Thanh Hải
Năm: 2008
13. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Võ Đình Tôn, (2000), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi lợn
Tác giả: Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Võ Đình Tôn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
14. Lê Ngọc Hướng (2012). Nghiên cứu ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Lê Ngọc Hướng
Năm: 2012
15.Trương Lăng, Nguyễn Văn Hiền (1997), Nuôi lợn siêu nạc, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi lợn siêu nạc
Tác giả: Trương Lăng, Nguyễn Văn Hiền
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1997
16. Vũ Thị Minh (2010). Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống cung ứng giống lợn ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống cung ứng giống lợn ở vùng Đồng bằng sông Hồn
Tác giả: Vũ Thị Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2010
17. Nguyễn Văn Nhiệm, Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Đức (2002) "Một số nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng năng suất sinh sản của lợn Móng Cái", Tạp chí Chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng năng suất sinh sản của lợn Móng Cái
18. Ðào Phương (2013) Mô hình liên kết phát triển chăn nuôi ở Hà Nam, Thông tin nông thôn VIệt Nam, Chương trình KH& CN trong điểmcấp nhà nước KC.01/11-15, ngày 6/8/2013.ptit.edu.vn/.../04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3hLizBHd1cfIwN_MyM3A08v Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình liên kết phát triển chăn nuôi ở Hà Nam
19. Phòng Thống kê huyện Thanh Oai, Niên giám thống kê huyện Thanh Oai năm 2013; 2014; 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê huyện "Thanh Oai
22. Vũ Sinh (2014), Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt sạch bằng men ủ vi sinh - TXVN/Vietnam - khoahoc.tv › Đời sống › Ứng dụng khoa học 28/04/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt sạch bằng men ủ vi sinh
Tác giả: Vũ Sinh
Năm: 2014
23. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê (2012). Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê (2012)
Tác giả: Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2012
24. Phạm Thị Tân, Phạm Văn Hùng (2013). Nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn trên địa bàn tỉnh nghệ an, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(5): 767-776 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn trên địa bàn tỉnh nghệ an
Tác giả: Phạm Thị Tân, Phạm Văn Hùng
Năm: 2013
25. Võ Trọng Thành (2010). Chăn nuôi lợn Việt Nam: Thực trạng, thách thức và triển vọng, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi lợn Việt Nam: Thực trạng, thách thức và triển vọng
Tác giả: Võ Trọng Thành
Năm: 2010
26. Đức Thi (2015), Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp - Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc - 8- 05-2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp
Tác giả: Đức Thi
Năm: 2015
27. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con lợn ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
28. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đức, và Tạ Thị Bích Duyên (1999), “Sức sinh sản cao của lợn Móng Cái nuôi tại nông trường Thành Tô", Tạp chí Chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức sinh sản cao của lợn Móng Cái nuôi tại nông trường Thành Tô
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đức, và Tạ Thị Bích Duyên
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w