1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận môn ngân hàng thương mại thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý nợ xấu trong ngân hàng hiện nay

21 197 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận môn ngân hàng thương mại thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý nợ xấu trong ngân hàng hiện nay
Tác giả Nông Khánh Toàn
Người hướng dẫn GV Đỗ Mỹ Dung
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Kỹ Thuật Công Nghiệp
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại Bài luận
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 292,15 KB

Nội dung

Đặc biệt, trong nền kinh tế hiện nay, Ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được và nó luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tíndụng

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Trang 2

Phần I: Đặt vấn đề

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên làhuy động tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và cho vay thực hiện nghiệp vụ chiết khấu làmphương tiện thanh toán

Ngân hàng ra đời được thừa nhận là một trong những phát minh kỳ diệu nhất của lịch sửthế giới và nó không ngừng đổi mới hoàn thiện để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội từngthời kỳ Đặc biệt, trong nền kinh tế hiện nay, Ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được

và nó luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tíndụng và thanh toán trong đó thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng

Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của nó bao trùm lên tất cảcác hoạt động kinh tế, xã hội, đây là hoạt động trung gian gắn liền với sự vận động của toàn bộnền kinh tế Kinh doanh Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt với đối tượng là tiền

tệ Ngân hàng là trung gian tài chính giữa người gửi tiền và người vay, vì vậy Ngân hàng sẽ làcông cụ điều tiết hữu hiệu nền kinh tế cũng như một số lĩnh vực phi kinh tế

Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạtđộng riêng có của mình ngành Ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tế

+ Lý thuyết:

Các chức năng kinh tế của ngân hàng bao gồm:

1 Phát hành tiền, trong các hình thức tiền giấy và các tài khoản vãng lai cho séc hoặcthanh toán theo lệnh của khách hàng Những yêu cầu này trên các ngân hàng có thể hoạt độngnhư tiền bạc bởi vì chúng có thể thỏa thuận hoặc có thể chi trả theo yêu cầu, và do đó có nganggiá trị Chúng là có thể chuyển nhượng một cách hiệu quả chỉ bởi việc giao đi, trong trườnghợp của tiền giấy, hoặc bằng cách rút một tấm séc mà ngân hàng có thể nhận thanh toán hoặctrả tiền mặt

2 Hoạt động mạng lưới và giải quyết thanh toán – các ngân hàng hoạt động như các đại

lý thu thập và trả tiền cho khách hàng, tham gia thanh toán bù trừ liên ngân hàng và các hệthống giải quyết thanh toán để thu thập, trình bày, được trình bày với, và chi trả các công cụthanh toán Điều này cho phép các ngân hàng tiết kiệm các dự trữ được nắm giữ để giải quyếtcác khoản thanh toán, do các thanh toán tiền đi và về bù trừ cho nhau Nó cũng cho phép bù trừcủa các dòng thanh toán giữa các khu vực địa lý, giảm chi phí giải quyết giữa chúng

Trang 3

3 Trung gian tín dụng – các ngân hàng vay và cho vay back-to-back trên tài khoản củamình như những người đàn ông trung niên.

4 Cải thiện chất lượng tín dụng - các ngân hàng cho vay tiền đối với các người vaythương mại và cá nhân thông thường (chất lượng tín dụng thông thường), nhưng là nhữngngười vay chất lượng cao Cải thiện đến từ sự đa dạng hóa tài sản và vốn của ngân hàng màcung cấp một bộ đệm để hấp thụ thua lỗ mà không vỡ nợ về các nghĩa vụ của nó Tuy nhiên,tiền giấy và tiền gửi nói chung không có bảo đảm; nếu các ngân hàng gặp khó khăn và cam kếtcác tài sản là bảo đảm, nâng cao kinh phí nó cần thiết để tiếp tục hoạt động, điều này đặt ngườinắm giữ tiền và người gửi tiền ở một vị trí trực thuộc kinh tế

5 Không phù hợp trách nhiệm tài sản/Chuyển đổi đáo hạn – các ngân hàng vay nhiềuhơn trên nợ nhu cầu và nợ ngắn hạn, nhưng cung cấp các khoản vay dài hạn hơn Nói cáchkhác, họ vay ngắn và cho vay dài Với chất lượng tín dụng mạnh hơn hầu hết người đi vaykhác, các ngân hàng có thể làm điều này bằng cách tập hợp các phát hành (ví dụ như nhận tiềngửi và phát hành tiền giấy) và các chuộc lại (ví dụ như các rút tiền và chuộc lại tiền giấy), duytrì dự trữ tiền mặt, đầu tư vào các chứng khoán có thể trao đổi trên thị trường mà có thể dễ dàngchuyển đổi thành tiền mặt nếu cần thiết, và nâng cao kinh phí thay thế khi cần thiết từ nhiềunguồn khác nhau (ví dụ như thị trường tiền mặt bán buôn và thị trường chứng khoán)

6 Sáng tạo tiền – bất cứ khi nào một ngân hàng cho ra một khoản vay trong một hệthống hoạt động ngân hàng dự trữ phân đoạn, một tổng số tiền ảo mới được tạo ra

+ Tính cấp thiết của đề tài:

Kinh tế thế giới năm 2012 vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn kể từđại khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và được đánh giá là chỉ mới đi được khoảng mộtnửa chặng đường dẫn tới hồi phục hoàn toàn Các tổ chức quốc tế và tài chính phải liên tục hạthấp mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với các dự báo trước đó, song dự báo cuối cùng đềucao hơn mức thực tế đạt được khi kết thúc năm 2012 là 2,3%

Kinh tế Việt Nam vừa bị cuốn vào dòng suy giảm và bất ổn của kinh tế thế giới nóichung, lại phải ứng phó với nhiều thách thức bên trong tích đọng từ nhiều năm trước Chínhphủ đã phải chuyển hướng phát triển với phương châm “ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạmphát, tăng trưởng hợp lý” đồng thời chủ trương nỗ lực tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế với 3chương trình:

1 Cơ cấu lại hệ thống tài chính ngân hàng;

2 Cơ cấu lại đầu tư, nhất là đầu tư công;

Trang 4

3 Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Trong đó, tình hình tài chính của Việt Nam ngoài những điểm sáng như: lãi suất giảmmạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo Tuy nhiên, có thể xem năm

2012 là một năm khá sóng gió đối với ngành ngân hàng Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ,kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh Có thể nói năm 2012 làmột năm đầy thách thức với các ngân hàng Việt Nam

Bước vào thế kỷ 21, trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, ngành ngân hàng đangphải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nềnkinh tế thế giới đang từng bước vượt qua khủng hoảng Mặc dù kinh tế trong nước đã lạc quanhơn nhưng các ngân hàng vẫn không cảm thấy “dễ thở” trước sức ép để tồn tại và phát triển.Tìm kiếm một chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng tínhcạnh tranh, nâng cao vị thế quy mô của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay trở thành nhu cầucấp thiết của mỗi ngân hàng Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện hiệu quả chiến lược kinhdoanh một vấn đề nóng bỏng hiện nay đang được các ngân hàng quan tâm đó là việc xử lý nợxấu Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý nợ xấutrong ngân hàng hiện nay”

Phần 2: Thực trạng

Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn,thách thức, trong đó điển hình là vấn đề nợ xấu Nợ xấu đã trở thành một nỗi lo thường trực củanhiều ngân hàng không chỉ ở trên thế giới mà còn ở hệ thống các tổ chức tín dụng, các ngânhàng tại Việt Nam Nợ xấu đã, đang và có thể sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến việc lưu thôngdòng vốn vào nền kinh tế Đây được coi là nguyên nhân chính gây kìm hãm, hạn chế sự lưuthông của dòng tín dụng trong nền kinh tế Ngoài ra, việc xử lý nợ xấu không tốt hay để xảy ratình trạng nợ xấu diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến tính an toàn, hiệu quả trong hoạt độngkinh doanh tín dụng của các ngân hàng Việt Nam hiện nay

Bản chất và hậu quả của nợ xấu trong hệ thống ngân hàng: Nợ xấu là vấn đề tồn đọngtrong nhiều ngân hàng vì hoạt động tín dụng, hoạt động vay tiền, cho vay tiền luôn chứa đựngnhững rủi ro đáng kể Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà các ngân hàng thươngmại xác định không thể thu hồi lại được hoặc nếu có thu lại được, thì thường rất khó và mấtthời gian Hầu hết trong các ngân hàng thương mại, nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngânhàng cho khách hàng (phổ biến là các tổ chức, doanh nghiệp) vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợlại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng như doanh nghiệp, tổ chức

Trang 5

vay tín dụng làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản nợ đãvay của ngân hàng khi đến kỳ hạn Các khoản nợ xấu thường bị xóa sổ khỏi danh sách cáckhoản nợ phải thu của các ngân hàng thương mại và điều này gây tổn thất không nhỏ cho hoạtđộng kinh doanh tín dụng của ngân hàng Nợ xấu càng cao thì rủi ro và tổn thất dòng vốn củacác ngân hàng thương mại càng lớn Xét về nguyên nhân của các khoản nợ xấu, có thể thấy, nợxấu của hệ thống ngân hàng gia tăng không có nghĩa là do ngân hàng hoạt động kém hiệu quả,

mà xuất phát từ những khách hàng vay không trả được mới dẫn đến tình trạng nợ xấu Do vậy,khi nói về nợ xấu, ngoài việc nói đến khả năng kiểm soát của các tổ chức tín dụng, cũng cần kểđến tình hình nền kinh tế và người vay có liên quan như thế nào, tức là xem xét đến nhiều mặtkhác nhau, trên cơ sở khách quan, chủ quan và liên quan đến nhiều bên khác nhau

Hiện nay, nợ xấu trong các ngân hàng của Việt Nam hiện diện ở nhiều lĩnh vực khácnhau nhưng chủ yếu vẫn rơi vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng Đây là nhữnglĩnh vực chịu sự tác động từ sự đóng băng kéo dài của thị trường bất động sản trong thời gianqua Hậu quả của nợ xấu vô cùng nan giải, bởi nó tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung

và hoạt động của các ngân hàng thương mại, khách hàng nói riêng Đối với nền kinh tế, nợ xấu

sẽ làm gia tăng sức ép tình trạng lạm phát, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh và nếu nợxấu với dòng tín dụng lớn rất có thể sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây ra khủng hoảng hệ thống tàichính ngân hàng và khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế Đối với hệ thống các ngân hàng thươngmại, nợ xấu sẽ là nguyên nhân khiến các ngân hàng thương mại giảm thiểu hiệu quả trong việc

sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, chịu rủi ro dòng tiền, giảm khả năng thanh toán cho các khoảnthanh toán của ngân hàng Đặc biệt, nếu tình trạng nợ xấu diễn ra thường xuyên, liên tục vàkhông được xử lý dứt điểm sẽ khiến các ngân hàng thương mại bị mất uy tín trong hoạt độngkinh doanh tín dụng của mình Còn riêng đối với khách hàng, nợ xấu sẽ làm giảm tốc độ chuchuyển vốn của khách hàng với ngân hàng, gây ảnh hưởng trực tiếp mối quan hệ giữa cả haibên, tăng chi phí hoạt động, tăng gánh nặng trả nợ cho các ngân hàng thương mại và đặc biệt,

uy tín của khách hàng cũng bị giảm sút khá lớn khi các ngân hàng thương mại không còn dámtiếp tục cho khách hàng vay, dù nguồn vốn không thiếu Ngân hàng phải thận trọng hơn với cáckhoản vay để tránh các khoản nợ xấu tiếp theo, dẫn tới hậu quả là các ngân hàng có tiền màkhông cho vay được, còn nền kinh tế thì vẫn tiếp tục khát vốn

Chúng ta thấy rằng, nợ xấu và hậu quả của nợ xấu trong các ngân hàng thương mại là khá

rõ rệt và được coi là “cục máu đông” cần được “đánh tan” để thị trường tín dụng có thể lưuthông một cách bình thường và ổn định Rõ ràng, phải nhìn nhận các phương thức, biện pháp

xử lý nợ xấu là điều cần thiết để tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế (trong đó bao gồm

Trang 6

hoạt động tín dụng - ngân hàng), các ngân hàng thương mại và khách hàng sử dụng các dịch vụtín dụng do các ngân hàng thương mại cung cấp.

Nhiều quốc gia trên thế giới có kinh nghiệm trong vấn đề xử lý nợ xấu ở các ngân hàngthương mại Các ngân hàng thương mại trên thế giới thường áp dụng các biện pháp, phươngthức khác nhau hoặc đồng bộ để giải quyết dứt điểm tình trạng nợ xấu và hậu quả do nợ xấugây ra Trong đó, một số điểm cần học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế như: Bám sát và tập trungnhận sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ, Chính phủ và Nhà nước còn đóng vai trò tạo điều kiện

để xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết toàn bộ các hoạt động liênquan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch; hình thành các tổchức, pháp nhân quản lý tài sản có sứ mệnh xử lý các khoản nợ xấu đang tồn đọng ở mức lớntrong hệ thống tài chính; xây dựng một cơ chế định giá các khoản nợ xấu một cách công khai

và minh bạch Điển hình có nhiều quốc gia và nhiều ngân hàng thương mại áp dụng quy trình

xử lý nợ xấu qua các công ty quản lý tài sản (AMC)

Ở các nước châu Á, hệ thống công ty quản lý tài sản là công ty do Nhà nước góp vốnhoặc công ty do tư nhân góp vốn Công ty xử lý nợ xấu của Nhà nước thường hoạt động rất cóhiệu quả khi vấn đề nợ xấu mang tính hệ thống và khung pháp lý đối với việc xử lý nợ xấu vẫncòn yếu Hơn nữa, việc Chính phủ mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng thông qua các công

ty xử lý nợ của Nhà nước có thể tạo ra cơ hội cho Chính phủ áp đặt các điều kiện giúp các ngânhàng tái cấu trúc lại vấn đề tài chính và cơ cấu hoạt động của mình Hoạt động xử lý của cáccông ty quản lý tài sản gồm hai khâu chính là thu mua các khoản nợ xấu và xử lý các khoản nợxấu đã được mua lại Trong khâu thu mua các khoản nợ xấu thì công việc khó khăn nhất chính

là phân loại và định giá các khoản nợ xấu

Kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới cũng như các ngân hàng thương mại trên thếgiới cho thấy, có nhiều giải pháp khác nhau để xử lý nợ xấu hiện diện tại các ngân hàng thươngmại Tuy nhiên, xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các nước trênthế giới thường triển khai theo các nhóm giải pháp cơ bản như: Hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủthông qua việc bơm vốn, phương pháp hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ cho các ngân hàng và địnhchế tài chính khác nhằm đối phó với khủng hoảng; Thành lập công ty quản lý tài sản/công tymua bán nợ để thu mua nợ xấu: Cơ quan này sẽ đứng ra mua lại các khoản nợ xấu ngân hàng,sau đó xử lý để bán lại các khoản nợ đã mua này; Tạo cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa cácngân hàng thương mại và bên đi vay, làm trung gian cho các ngân hàng thương mại (bên chovay) và các doanh nghiệp (bên đi vay) thương lượng phương án xử lý nợ dưới nhiều hình thứcnhư thanh lý tài sản, gia hạn hợp đồng, điều chỉnh một số điều khoản của hợp đồng

Trang 7

Nhìn lại năm 2016, không thể không nhắc đến vấn đề xử lý nợ xấu Theo số liệu từ Ủyban Kinh tế của Quốc hội, tính đến hết tháng 8/2016, nợ xấu toàn hệ thống là 147.000 tỷ đồng,chiếm 2,66% tổng dư nợ tín dụng Tuy nhiên, nếu tính cả nợ xấu đã bán cho VAMC, tỷ lệ nợxấu lên đến 5,84%.

Ngay từ đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản, quyếtđịnh, thông tư liên quan đến việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu Tiêu biểu như: Thông

tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định

về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC)theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC; hay Quyết định 618/QĐ-NHNN cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua bán nợ xấu theo cơchế thị trường

Đầu tiên phải kể đến đề xuất xử lý nợ xấu bằng ngân sách của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Dù đề xuất này còn đang trong tiến trình phản biện, nhưng dường như không còn cách nàokhác nếu Chính phủ muốn nhanh chóng xử lý dứt điểm nợ xấu Nghị quyết về kế hoạch cơ cấulại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 mà Quốc hội thông qua chiều ngày 8/11 cũng đã gợi mởchủ trương sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu

Một hướng đi mới, thực chất và táo bạo hơn, đã được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệtiết lộ trong phiên thảo luận tổ ở Quốc hội sáng ngày 22/10, đó là đề xuất thí điểm cho phá sảnngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém

Theo tiết lộ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam sángngày 9/12, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cùng với một đối tác tư nhân Việt Nam đang

có kế hoạch xử lý mua lại một ngân hàng yếu kém của Việt Nam, cho thấy một hướng xử lý nợxấu táo bạo và thực chất khác của Chính phủ

Những vấn đề đẩy mạnh thực hiện trong năm 2016.

- Tiếp tục xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt triệt để phần nợ mua trongVAMC Số nợ xấu cần xử lý triệt để từ nay đến năm 2020 Theo thông lệ quốc tế, hầu như cácngân hàng cũng mất khoảng 5-7 năm để xử lý nợ

- Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống giai đoạn 2, sáp nhập ngân hàng, hay việc tiếpquản một ngân hàng yếu kém đã được đẩy mạnh Riêng vấn đề phá sản… chỉ là khi cực chẳngđã

Trang 8

- Cần phải hoàn thiện các định chế tài chính, áp dụng các chuẩn mực quốc tế, lành mạnhhóa tài chính… Riêng lĩnh vực tài chính và chứng khoán cần phải tái cơ cấu để lành mạnh hóa.Chính phủ đã chỉ đạo để phát triển thị trường vốn để cân bằng hơn trong thị trường tài chính.

Số liệu tập hợp từ báo cáo của các Tổ chức tín dụng (TCTD) cho thấy tỷ lệ nợ xấu bìnhquân toàn hệ thống đến cuối năm 2016 ước tính giảm nhẹ từ 2,9% năm 2015 xuống 2,8%.Trong 2016, theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, hệ thống các TCTD đã xử lýkhoảng 95.000 tỷ đồng nợ xấu Trong đó, xử lý qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếmkhoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, báncho VAMC chiếm 21%

Dù tiếp tục giảm nhẹ và một lượng lớn nợ được xử lý nhưng Ủy ban Giám sát Tài chínhQuốc gia đánh giá, nợ xấu chờ xử lý (nợ bán cho VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn trong tái cơ cấuvẫn lớn Tổng số nợ bán cho VAMC chưa xử lý được là 224.000 tỷ đồng (chiếm 85% nợ xấubán cho VAMC, và chiếm khoảng 4,3% tổng tín dụng)

Đại diện Ngân hàng Nhà nước đã thừa nhận, nợ xấu trong kho vẫn còn nhưng hệ thốngngân hàng phải tập trung xử lý trong bối cảnh nguồn lực để xử lý nợ xấu đang bị giới hạn rấtnhiều Không những thế, theo các chuyên gia, xử lý nợ xấu vẫn đa phần sử dụng “cơ chế” màkhông có “tiền tươi, thóc thật” nên vẫn trong vòng luẩn quẩn, chưa dứt điểm nên khó có thểhình thành thị trường mua bán nợ như kỳ vọng

Trong năm 2017 nợ xấu được coi là “Gánh nặng”

Trong 10 nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế có tính ưu tiên cao, cần được tập trung nguồn lựcthực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 được Chính phủ đề ra Nhiệm

vụ đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các tổ chức tín dụngđược chú trọng nhằm làm lành mạnh hóa thị trường tài chính

Tuy nhiên, năm 2016 đã đi qua, tình trạng nợ xấu vẫn chưa được cải thiện Điều này cũng

đã ít nhiều tác động đến tình hình tiền tệ, các ngân hàng vẫn phải trích lập phần nhiều cho dựphòng rủi ro, “đường” lên Basel II chưa rộng, lãi suất cho vay vẫn là nỗi “ngao ngán” củadoanh nghiệp… Nên trong năm tới, các chuyên gia và giới tài chính – ngân hàng lại phải tiếptục kỳ vọng vào việc đi tới thực thi hiệu quả việc hình thành thị trường mua bán nợ

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu về vấn đề nợ xấu, thực ra đây là bài toán mà chúng ta khônggiải quyết được trong năm 2016 Dư nợ xấu trong năm 2016 không những không giảm đi màthậm chí còn tăng lên Nợ xấu phải dùng ngân sách nhà nước thì mới có thể xử lý được, cònnếu không dùng cách này thì nợ xấu không thể giải quyết được

Trang 9

Chính phủ có thể giao VAMC để mua nợ xấu của các ngân hàng theo tiêu chí sau: Thứnhất là mua theo giá thị trường chứ không phải mua trên giá trị sổ sách; Thứ hai là trả bằng tiềnmặt chứ không phải trả bằng trái phiếu đặc biệt; Thứ ba mua đứt bán đoạn.

Nếu như các ngân hàng đã bán cho VAMC thì đây thuộc tài sản quản lý và công ty nàyhoàn toàn có thể bán cho các cá nhân, tổ chức nào muốn mua thì nợ xấu mới xử lý hiệu quảđược Chứ như hiện nay, mọi cơ chế về xử lý nợ xấu đang vướng rất nhiều vấn đề Trong khi

nợ xấu đã bán cho VAMC nhưng các ngân hàng vẫn phải chịu trách nhiệm về khoản nợ này,còn VAMC sẽ quản lý tài sản đảm bảo, thế nên dẫn đến sự chồng chéo khiến nợ xấu không thểgiải quyết được như hiện nay

Ngoài ra, các ngân hàng phải quản lý chặt chẽ hơn các món vay doanh nghiệp, cá nhân,cần định giá tài sản đảm bảo một cách chặt chẽ và đúng với quy định, không thể để cho một sốcán bộ kinh doanh tự ý đẩy giá lên Vấn đề này hiện nay vẫn là thiếu sót của ngân hàng nênmới để tình trạng nợ xấu tăng cao như hiện nay

Cũng theo TS Nguyễn Trí Hiếu, năm 2017 các ngân hàng vẫn phải đối mặt nợ xấu, tríchlập dự phòng rủi ro tăng và đây vẫn là một năm khó khăn và đầy biến động với các ngân hàng.Như vậy, nhiệm vụ trong năm 2017 khá nặng nề khi nợ xấu vẫn là vấn đề khá nan giải,cần phải có phương án giải quyết nhanh chóng và kịp thời hơn Bởi trong năm qua, nhiềuphương án xử lý nợ xấu đã được đề xuất như: dùng ngân sách, chuyển nợ xấu thành vốn góp,chứng khoán hóa nợ xấu… Nhưng như lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, Ngân hàngNhà nước sẽ cân nhắc kỹ lưỡng những mặt thuận lợi và không thuận lợi khi thực hiện bất kỳgiải pháp nào Do đó, phương án cụ thể để xử lý nợ xấu cho năm 2017 hiện vẫn đang trong

“bàn thảo” và “chờ đợi”

Mặt khác, cùng với việc lên phương án xử lý dứt điểm, các chuyên gia và ngành ngânhàng đều mong muốn không thể để một mình ngân hàng loay hoay xử lý nợ xấu, bởi nợ xấu cóảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế Do vậy, cả xã hội cần chung tay cùng hệthống ngân hàng xử lý nợ xấu trên tinh thần công khai, minh bạch

Mặc dù chu kỳ tín dụng của các ngân hàng thường dồn vào cuối năm dẫn tới tỷ lệ nợ xấuthường sụt giảm khá nhiều, tuy nhiên về mặt con số tuyệt đối, sau 6 tháng đầu năm 2016 bứctranh “nợ xấu” của hệ thống ngân hàng đã dần định hình với những cái tên có khả năng sẽ tiếptục trở thành những “khách hàng thân thiết” của VAMC

Trang 10

Một số chỉ tiêu về dư nợ cho vay, nợ xấu và trái phiếu đặc biệt VAMC

của một số ngân hàng tại 30/06/2016 (Đvt: Tỷ đồng)

• Tổng nợ xấu bao gồm nợ từ nhóm 3 – 5 trong phần phân loại nợ trên

BCTC

• Tỷ lệ nợ xấu tính bằng tổng nợ nhóm 3 – 5 trên dư nợ cho vay tại thời

điểm 30/06/2016

• Số liệu về trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành từ BCTC hợp nhất

kiểm toán năm 2015

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2016, BCTC hợp nhất kiểm toán năm

2015

Với những thông tin từ BCTC hợp nhất quý 2/2016 đã được công bố của đa số các ngânhàng thương mại (NHTM), bức tranh nợ xấu năm 2016 của cả hệ thống đã dần được định hình.Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của hầu hết các ngân hàng này đều dưới 3% và có mức độ thay đổi khôngđáng kể so với thời điểm đầu năm, trừ trường hợp đặc biệt là Eximbank (HOSE: EIB) Tuynhiên, nguyên nhân nằm ở quy mô của mẫu số trong công thức tính nợ xấu gia tăng mạnh giúp

tỷ lệ nợ xấu không tăng quá nhanh, trong khi thực tế, đã có những ngân hàng có tốc độ gia tănggiá trị tuyệt đối của nợ xấu gấp nhiều lần so với tốc độ tăng dư nợ cho vay trong 6 tháng đầunăm 2016

Trong báo cáo triển vọng 6 tháng cuối năm 2016 đã được CTCK Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam – VCBS công bố, nhóm nghiên cứu cho biết tỷ lệ nợ xấu trong hệ

Ngày đăng: 08/04/2018, 19:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w