A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử đấu tranh cách mạng của nước ta đã khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Qua 86 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành, Đảng cộng sản Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và khẳng định vai trò là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và các thành quả cách mạng đã giành được. Một trong những đóng góp hết sức quan trọng vào những thành công của cách mạng đó chính là hệ thống tổ chức Đảng cơ sở. Trong suốt quá trình cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tổ chức Đảng ở cơ sở đã luôn làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. Tổ chức cơ sở Đảng hay còn gọi là chi bộ là tổ chức tế bào cơ bản của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là đơn vị chiến đấu ở cơ sở, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với quần chúng, là trường học giáo dục, rèn luyện, kết nạp đảng viên, là nơi quản lý, phân công, kiểm tra công tác và sàng lọc đảng viên, là nơi trực tiếp lãnh đạo quần chúng triển khai thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ở cơ sở. Từ chủ trương chung, thông qua các kỳ sinh hoạt chi bộ đảng viên bàn bạc thống nhất xây dựng chương trình, kế hoạch hoặc nghị quyết để tổ chức thực hiện. Vì vậy, chất lượng sinh hoạt chi bộ có ý nghĩa quan trọng đến vai trò và hiệu quả lãnh đạo của chi bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Chi bộ là gốc rễ của Đảng”, “là đồn luỹ chiến đấu của Đảng ở trong quần chúng”, “là cầu nối giữa Đảng và quần chúng”, “Chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chi bộ và là một nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của chi bộ. Đặc biệt kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 10 – CTTW ngày 3032007 của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 09 – HDBTCTW ngày 0232012 của Ban tổ chức Trung ương (thay cho Hướng dẫn số 05– HDBTCTW ngày 2552007); các chỉ thị, nghị quyết và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khác của các cấp lãnh đạo Đảng Trung ương, Địa phương (tỉnh ủy Đăk Lăk, huyện ủy Buôn Đôn) về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, chất lượng sinh hoạt của chi bộ nhà trường trong đảng ủy xã Ea Bar nói chung và chi bộ trường Tiểu học Nguyễn Huệ nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, các nguyên tắc, quy định trong Điều lệ Đảng, sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên được đảm bảo, việc sinh hoạt đã đi vào nền nếp bài bản hơn. Trong sinh hoạt: nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng và gắn với thực hiện các chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; bám sát vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của chi bộ, đồng thời kiểm điểm trách nhiệm của tập thể chi bộ, chỉ ủy và cá nhân đảng viên với nhiệm vụ đảng viên, nhà giáo được phân công,… Tuy nhiên bên cạnh đó chất lượng sinh hoạt của một số chi bộ thuộc đảng bộ xã Ea Bar vẫn còn nhiều hạn chế như: chưa duy trì tốt chế độ sinh hoạt, nội dung sinh hoạt chi bộ chưa phong phú, hình thức sinh hoạt chi bộ còn đơn điệu, chưa thật sự phát huy được trí tuệ của đảng viên trong việc đề ra chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết những vấn đề bức thiết nảy sinh tại địa phương, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt của đảng viên chưa thật sự được phát huy, chưa có chiều sâu và đi vào nề nếp,… Đối với chi bộ trường tiểu học Nguyễn Huệ vẫn còn một số hạn chế như: Vì Hiệu trưởng nhà trường kiêm Bí thư chi bộ nên nội dung thường nặng về công tác chuyên môn, đơn thuần, ít bàn về công tác xây dựng chi bộ, nhất là công tác chính trị tư tưởng, có lúc còn đồng nhất giữa nội dung họp chi bộ với họp cơ quan, nên thường sa vào đánh giá kết quả thực hiện công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị mà chưa chú trọng phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên cũng như việc kiểm tra, giám sát đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Ý thức tự phê bình và phê bình có nhiều hạn chế, ngại va chạm, không dám đấu tranh với những sai trái của cán bộ lãnh đạo vì sợ trù dập, một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý chi bộ chưa thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đảng, buông lỏng công tác quản lý. Những hạn chế, thiếu sót này nếu không khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò lãnh đạo của các chi bộ, từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng bộ xã Ea Bar. Xuất phát từ yêu cầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ là một vấn đề hết sức cần thiết đối với các chi bộ nói chung, đối với chi bộ bộ trường Tiểu học Nguyễn Huệ nói riêng. Qua việc nhận thức lý luận công tác xây dựng Đảng và qua hoạt động thực tiễn của bản thân với vai trò là Bí thư Chi bộ nhà trường, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Trường Tiểu học Nguyễn Huệ thuộc đảng bộ xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn hiện nay” làm đề tài Khóa luận Tốt nghiệp Trung cấp lý luận Chính trị Hành chính.
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử đấu tranh cách mạng của nước ta đã khẳng định: Đảng cộng sảnViệt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, là lực lượngchính trị duy nhất lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đếnthắng lợi khác
Qua 86 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành, Đảng cộng sản ViệtNam đã xây dựng được một hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh từ Trungương đến cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và khẳng định vai trò là Đảngduy nhất cầm quyền, lãnh đạo đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và các thành quả cách mạng đãgiành được Một trong những đóng góp hết sức quan trọng vào những thànhcông của cách mạng đó chính là hệ thống tổ chức Đảng cơ sở Trong suốt quátrình cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xãhội chủ nghĩa, đặc biệt ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tổ chứcĐảng ở cơ sở đã luôn làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình
Tổ chức cơ sở Đảng hay còn gọi là chi bộ là tổ chức tế bào cơ bản củaĐảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là đơn vị chiến đấu ở cơ sở, là cầu nốitrực tiếp giữa Đảng với quần chúng, là trường học giáo dục, rèn luyện, kếtnạp đảng viên, là nơi quản lý, phân công, kiểm tra công tác và sàng lọc đảngviên, là nơi trực tiếp lãnh đạo quần chúng triển khai thực hiện đường lối,chính sách của Đảng, Nhà nước ở cơ sở Từ chủ trương chung, thông qua các
kỳ sinh hoạt chi bộ đảng viên bàn bạc thống nhất xây dựng chương trình, kếhoạch hoặc nghị quyết để tổ chức thực hiện Vì vậy, chất lượng sinh hoạt chi
bộ có ý nghĩa quan trọng đến vai trò và hiệu quả lãnh đạo của chi bộ Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định “Chi bộ là gốc rễ của Đảng”, “là đồn luỹ chiến đấu của Đảng ở trong quần chúng”, “là cầu nối giữa Đảng và quần chúng”,
“Chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”
Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ quan trọng nhằmnâng cao chất lượng chi bộ và là một nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo, sứcchiến đấu của TCCSĐ, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng
và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của chi bộ
Đặc biệt kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 10 – CT/TW ngày 30/3/2007 củaBan Bí thư và Hướng dẫn số 09 – HD/BTCTW ngày 02/3/2012 của Ban tổchức Trung ương (thay cho Hướng dẫn số 05– HD/BTCTW ngày 25/5/2007);các chỉ thị, nghị quyết và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khác của các cấp
Trang 2lãnh đạo Đảng Trung ương, Địa phương (tỉnh ủy Đăk Lăk, huyện ủy BuônĐôn) về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, chất lượng sinh hoạt của chi
bộ nhà trường trong đảng ủy xã Ea Bar nói chung và chi bộ trường Tiểu họcNguyễn Huệ nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, các nguyên tắc, quyđịnh trong Điều lệ Đảng, sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên đượcđảm bảo, việc sinh hoạt đã đi vào nền nếp bài bản hơn Trong sinh hoạt: nộidung được chuẩn bị kỹ lưỡng và gắn với thực hiện các chuyên đề về học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; bám sát vào các văn bản chỉđạo của cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của chi bộ, đồng thờikiểm điểm trách nhiệm của tập thể chi bộ, chỉ ủy và cá nhân đảng viên vớinhiệm vụ đảng viên, nhà giáo được phân công,…
Tuy nhiên bên cạnh đó chất lượng sinh hoạt của một số chi bộ thuộcđảng bộ xã Ea Bar vẫn còn nhiều hạn chế như: chưa duy trì tốt chế độ sinhhoạt, nội dung sinh hoạt chi bộ chưa phong phú, hình thức sinh hoạt chi bộcòn đơn điệu, chưa thật sự phát huy được trí tuệ của đảng viên trong việc đề
ra chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết những vấn đềbức thiết nảy sinh tại địa phương, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt củađảng viên chưa thật sự được phát huy, chưa có chiều sâu và đi vào nề nếp,…
Đối với chi bộ trường tiểu học Nguyễn Huệ vẫn còn một số hạn chếnhư:
Vì Hiệu trưởng nhà trường kiêm Bí thư chi bộ nên nội dung thường nặng
về công tác chuyên môn, đơn thuần, ít bàn về công tác xây dựng chi bộ, nhất
là công tác chính trị tư tưởng, có lúc còn đồng nhất giữa nội dung họp chi bộvới họp cơ quan, nên thường sa vào đánh giá kết quả thực hiện công tácchuyên môn của cơ quan, đơn vị mà chưa chú trọng phát huy vai trò tiềnphong, gương mẫu của đảng viên cũng như việc kiểm tra, giám sát đảng viêntrong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
Ý thức tự phê bình và phê bình có nhiều hạn chế, ngại va chạm, khôngdám đấu tranh với những sai trái của cán bộ lãnh đạo vì sợ trù dập, một bộphận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lýchi bộ chưa thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đảng, buông lỏng công tácquản lý
Những hạn chế, thiếu sót này nếu không khắc phục kịp thời sẽ ảnhhưởng không nhỏ đến vai trò lãnh đạo của các chi bộ, từ đó ảnh hưởng đếnviệc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng bộ xã Ea Bar
Trang 3Xuất phát từ yêu cầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị
quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ là một vấn đề hết sức cần
thiết đối với các chi bộ nói chung, đối với chi bộ bộ trường Tiểu học NguyễnHuệ nói riêng Qua việc nhận thức lý luận công tác xây dựng Đảng và quahoạt động thực tiễn của bản thân với vai trò là Bí thư Chi bộ nhà trường, tôi
quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Trường Tiểu học Nguyễn Huệ thuộc đảng bộ xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn hiện nay” làm đề tài Khóa luận Tốt
nghiệp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính
Khi nghiên cứu đề tài này, sẽ giúp bản thân tôi hiểu rõ hơn phương châm
và phương pháp về sinh hoạt chi bộ, để sau khi tốt nghiệp, sẽ ứng dụng vàosinh hoạt chi bộ nơi mình đang công tác
Đồng thời, mong muốn đề tài này góp phần nâng cao chất lượng sinhhoạt chi bộ, càng nâng cao hơn nữa sự vững mạnh của chi bộ Qua đó, càngnâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng
2 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ TrườngTiểu học Nguyễn Huệ thuộc đảng bộ xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh ĐắkLắk giai đoạn hiện nay
3 Phạm vị nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại chi bộ trường Tiểu học
Nguyễn Huệ thuộc đảng bộ xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
Về thời gian: Từ năm 2014 đến năm nay.
Nội dung nghiên cứu: Tập trung chủ yếu nghiên cứu về thực trạng và
giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam kết hợp cácphương pháp: Phương pháp khảo sát; phương pháp so sánh; phương pháp điềutra; phương pháp thu thập, xử lý thông tin; phương pháp phân tích; phươngpháp tổng hợp
5 Kết cấu của bản khóa luận
- Phần mở đầu
- Phần nội dung:
- Phần kết luận và kiến nghị
Trang 4B PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
a Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin
C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên nêu lên những tư tưởng
cơ bản về Đảng Cộng sản, hai ông đã chỉ ra rằng: “Đảng phải là một đội ngũ
có tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số; cấp dưới phụctùng cấp trên và Đảng phải là một khối thống nhất trên tất cả các mặt chínhtrị, tư tưởng và tổ chức” Đồng thời xuất phát từ chỗ Đảng Cộng sản là độitiên phong chính trị của giai cấp công nhân, Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh:
“Không có Đảng chính trị nào có thể tồn tại được nếu không có tổ chức” Và
để nâng cao tính thống nhất về tổ chức, chính trị, phát huy sức mạnh củaĐảng, mọi tổ chức cơ sở đảng, chi bộ phải là hạt nhân lãnh đạo cơ sở, “phảibiến mỗi chi bộ của mình thành trung tâm hạt nhân của các hội liên hiệp côngnhân”
V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển học thuyết của Mác - Ăngghen để xâydựng một chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Người đã đấu tranhkhông khoan nhượng đối với các quan điểm cơ hội của Quốc tế II, phát triểnsáng tạo những luận điểm của Mác – Ăngghen và xây dựng học thuyết hoànchỉnh về chính Đảng kiểu mới độc lập của giai cấp công nhân, có tổ chức chặtchẽ, được trang bị bằng lý luận khoa học mác-xít, người viết: “Mỗi chi bộ vàmỗi ủy ban công nhân của Đảng phải là một điểm tựa để tiến hành công táctuyên truyền cổ động và tổ chức thực hiện trong quần chúng” và Lênin cũngnhấn mạnh vai trò của tổ chức cơ sở đảng là: “Mỗi bước chuyển của cáchmạng, vai trò quan trọng của tổ chức cơ sở đảng càng trở nên quan trọnghơn”
Từ sự quán triệt những quan điểm tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Lênin về tổ chức cơ sở đảng như trên cho thấy, việc mỗi chi bộ, tổ chức cơ sởđảng phải thường xuyên xây dựng, củng cố tổ chức mình, luôn đảm bảo vữngmạnh, làm điểm tựa, làm hạt nhân chính trị, lãnh đạo các phong trào hànhđộng cách mạng ở cơ sở, nhất là trong những giai đoạn chuyển tiếp, đổi mớinhư giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay làmột vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết
Mác-b Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ những năm chuẩn bị cho đến khi thành lập Đảng và cả sau này, Chủtịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác củng cố tổ chức cơ sở đảng Ngay cả
Trang 5trong Di chúc, văn bản cuối cùng của mình, Người cũng không quên quantâm, trăn trở đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng Người chỉ rõ: “Để lãnhđạo cách mạng Đảng phải mạnh Đảng mạnh là do chi bộ tốt Chi bộ tốt là docác đảng viên đều tốt” và “Muốn xây dựng Đảng tốt thì phải có đảng bộ tốt,chi bộ tốt Muốn có đảng bộ tốt, chi bộ tốt, phải có đảng viên tốt” Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Tổ chức gốc rễ của Đảng là chi bộ”, Chi bộvững mạnh thì mọi chính sách của Đảng và Chính Phủ nhất định thi hànhđược tốt”, “Muốn thực hiện kế hoạch tốt phải chăm lo củng cố chi bộ Thực tếcho thấy chỗ nào chi bộ tốt, công việc trôi chảy; chỗ nào chi bộ yếu, côngviệc xộc xệch”, “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt.Cho nên…phải quan tâm đến việc xây dựng chi bộ, phải làm cho chi bộ trởthành bốn tốt Phải làm thiết thực, đừng hình thức, đừng báo cáo sai”… Đảng lãnh đạo xã hội bằng chủ trương, chính sách, đường lối đề ra,muốn biết đúng hay sai đều phải đưa vào thực tiễn để kiểm nghiệm Nhưng đểkịp thời phát hiện đúng hay sai đều do phản ứng từ tổ chức cơ sở đảng thôngqua chi bộ, chi bộ tổ chức thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng thì hiệu quả càng cao Ngược lại, chi bộ thực hiện không tốt việctuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức cho nhân dân thực hiện thì chủtrương, đường lối, chính sách dù có đúng cách mấy cũng không mang lại kếtquả như mong muốn
Qua lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy, vị trí, vai trò của chi bộ
và việc thường xuyên nâng cao chất lượng chi bộ là cực kỳ quan trọng, nóđược xem như sợi dây chuyền, chiếc cầu để liên hệ giữa Đảng với nhân dân
Do đó nhiệm vụ của chi bộ là phải thường xuyên tuyên truyền, vận động nhândân thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,quan tâm đến lợi ích nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhândân Có như vậy từng chi bộ nói riêng và toàn Đảng ta nói chung mới pháthuy được hết sức mạnh của mình và lãnh đạo nhân dân xây dựng thành côngChủ Nghĩa Xã Hội Và qua đấy có thể hiểu rằng, mỗi chi bộ, mỗi tổ chức củaĐảng ở cơ sở thể hiện đầy đủ vai trò “chiếc cầu”, vai trò đặc biệt quan trọngcủa mình là phải đưa được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước các cấp đến nhân dân một cách nhanh chóng, chính xác
Từ đó nhân dân tin tưởng, ủng hộ và tích cực thực hiện cũng như tiếp thuđược một cách đầy đủ, trung thực tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp phápcủa tuyệt đại bộ phận nhân dân ở cơ sở, qua đó Đảng và Nhà nước các cấpđịnh ra những chính sách đúng đắn, sát thực Để các nhiệm vụ chính trị trong
Trang 6từng giai đoạn cách mạng luôn được thực hiện đạt kết quả cao thì việc mỗi chi
bộ, mỗi tổ chức của Đảng ở cơ sở phải không ngừng cải tiến, nâng cao chấtlượng lãnh đạo chi bộ của mình là một tất yếu
c Quan điểm của Đảng ta
c.1 Khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở Đảng và chi bộ
Khái niệm: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt xác định rõ về tổ chức cơ sở
đảng là: “ Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổchức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện) Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợptác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ bađảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộtrực thuộc đảng uỷ cơ sở)”
Vị trí, vai trò: “Tổ chức cơ sở đảng ( chi bộ, đảng bộ cơ sở ) là nền tảng
của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” ; là cấp tổ chức cuối cùng trong hệthống tổ chức bốn cấp của Đảng, là cơ sở để xây dựng nên toàn bộ hệ thống
tổ chức của Đảng, là cấp tổ chức sâu rộng nhất, bám sát các đơn vị cơ sở trêntoàn lãnh thổ và các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm sự lãnhđạo của Đảng tới từng đảng viên, từng đơn vị cơ sở và từng người dân; là nơiđưa đường lối, chính sách của Đảng vào nhân dân và lãnh đạo nhân dân thựchiện, đồng thời là nơi kiểm nghiệm khẳng định sự đúng đắn của đường lối,đóng góp những sáng kiến để Đảng bổ sung hoàn chỉnh đường lối, chínhsách
Tổ chức cơ sở đảng cũng là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xâydựng nội bộ Đảng như: kết nạp, quản lý, phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánhgiá đảng viên; nơi thường xuyên thực hành các nguyên tắc tổ chức và sinhhoạt của Đảng; nơi xuất phát đề cử ra cơ quan lãnh đạo của các cấp của Đảng.Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh.Đảng mạnh là do chi bộ tốt”
Chức năng: Tổ chức cơ sở đảng của đảng ta rất đa dạng, gồm nhiều loại
như: tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn, ở phường, trong doanh nghiệp Nhànước, đơn vị hành chính sự nghiệp… Từng loại tổ chức cơ sở đảng ngoàinhững điểm chung còn có các đặc điểm riêng, do đặc điểm, nhiệm vụ của cơ
sở quy định Tuy nhiên các tổ chức cơ sở đảng đều có hai chức năng cơ bản:
Là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở: đó là lãnh đạo, tổ chức thực hiệnthắng lợi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở,
Trang 7xây dựng các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trong sạch vững mạnh, chăm
lo, cải thiện đời sống, vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dânlàm tròn nhiệm vụ đối với nhà nước
Là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng: đó là giáo dục,rèn luyện đảng viên, phân công nhiệm vụ cho đảng viên, kết nạp đảng viên,xét kỷ luật đảng viên, đưa người không đủ tư cách ra khỏi đảng Là nơi bồidưỡng, đào tạo, rèn luyện cán bộ cho Đảng, là nơi trực tiếp nắm bắt tâm tư,nguyện vọng của nhân dân, phản ánh với Đảng, để Đảng đề ra đường lối đúngđắn hợp lòng dân, định hướng hoạt động và uốn nắn những lệch lạc của tổchức, các đoàn thể ở cơ sở
Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng và chi bộ được Điều lệ Đảng khóa XI xác định:
Một là, Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạothực hiện có hiệu quả
Hai là, Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chấtlượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật vàtăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rènluyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng,tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triểnđảng viên
Ba là, Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính,
sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch,vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhândân
Bốn là, Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham giaxây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước
Năm là, Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ
thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểmtra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng
c.2 Khái niệm về sinh hoạt chi bộ
Sách tra cứu các cụm từ về tổ chức giải thích:
Trang 8Sinh hoạt đảng là sự gắn kết về trách nhiệm chính trị và tình đồng chícủa người đảng viên trong tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Sinh hoạtđảng trực tiếp và thường xuyên nhất là ở các chi bộ, ở hội nghị đảng viên vàhội nghị đại biểu đảng bộ giữa nhiệm kỳ, ở đại hội đảng viên và đại hội đạibiểu đảng bộ thường kỳ hay bất thường ở các cấp, ở hội nghị thường kỳ haybất thường của cấp ủy đảng các cấp [64, tr.580-581]
Như vậy, sinh hoạt đảng, nội dung và sinh hoạt chi bộ nói riêng gồmnhiều loại hình: đại hội chi bộ, đảng bộ, hội nghị chi bộ, đảng bộ hằng năm,giữa nhiệm kỳ và các cuộc họp thường lệ
Có thể hiểu: sinh hoạt chi bộ là hoạt động tập thể của đảng viên trong chi
bộ để bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề về hoạt động của chi bộ,gồm những hoạt động về thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ, chỉ thị, nghịquyết của cấp ủy cấp trên và của Đảng, những vấn đề về xây dựng chi bộtrong sạch vững mạnh, về thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cấptrên về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị…
Từ phân tích trên có thể quan niệm: sinh hoạt chi bộ thường kỳ là hoạtđộng tập thể của đảng viên trong chi bộ mỗi tháng một lần dưới sự điều hànhcủa chi ủy, trực tiếp là bí thư hoặc phó bí thư để bàn bạc, thảo luận và quyếtđịnh nhiệm vụ của chi bộ trong tháng, các biện pháp thực hiện, nhằm thựchiện thắng lợi nhiệm vụ đó và chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng
c.3 Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chi bộ
Trên cơ sở định hướng của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặc biệt quan tâm xây dựng các tổchức cơ sở đảng của mình Hội nghị Trung ương 6, khóa X cũng xác định:
“Tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên có vai trò quan trọng trong sự tồntại và phát triển của Đảng Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng ta đều quantâm đến xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, hướng về cơ sở, nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, đảng viên coi đó là một định hướng cơ bản trong côngtác của mình” “Tất cả đảng bộ, chi bộ ở cơ sở đều nắm vững và thực hiệnđúng chức năng hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền và các đoànthể, các tổ chức kinh tế, sự nghiệp, các mặt công tác và các tầng lớp nhân dân
ở cơ sở”; “Nâng cao sức chiến đấu của toàn Đảng nói chung, của tổ chức cơ
sở đảng nói riêng là làm cho từng cán bộ, đảng viên, từng tổ chức và cấp ủyđảng phải có ý chí phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
Trang 9giao; thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, không nể nang, né tránh;kiên quyết đấu tranh với những tiêu cực, suy thoái ở ngay trong bản thân mỗiđảng viên, ở mỗi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi công tác, ở trong Đảng vàtrong xã hội; dũng cảm đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí,chống các quan điểm, tư tưởng và hành động sai trái, thù địch”
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một sốvấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”, cũng đã xác định “Chấnchỉnh tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sởđảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; thực hiện nghiêmnguyên tắc tự phê bình và phê bình”
Và trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: tậptrung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Tổ chức cơ sởđảng, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, tạo chuyển biến về chấtlượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng, nhất là tổ chức đảngtrong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc các phần kinh tế.Kiện toàn tổ chức, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở Xâydựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân,hiểu dân, học dân, có trách nhiệm cao trong công việc, có bản lĩnh chính trị,phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thànhnhiệm vụ, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu cho mục tiêu,
lý tưởng của Đảng
Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, tổ chức đảng
ở cơ sở, Đảng ta còn chỉ rõ: xác định đúng đắn nhiệm vụ chính trị của chi bộ,
tổ chức đảng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả; nâng cao chất lượng đảng ủy,chi ủy và đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt; kiện toànnâng cao chất lượng chi bộ, tăng cường công tác đảng viên, phát huy vai tròcủa chính quyền, ban lãnh đạo cơ quan, đơn vị và các đoàn thể nhân dân ở cơ
sở tham gia vào hoạt động nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củachi bộ, tổ chức đảng; Đề cao trách nhiệm và tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn,kiểm tra của cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng
Căn cứ vào những quy định của Đảng, chi bộ cần nhận thức rõ, đầy đủ vềsinh hoạt chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Sinh hoạt chi bộ làhoạt động rất quan trọng, có vai trò và tác dụng to lớn đối với năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của chi bộ, đảm bảo cho chi bộ và đảng viên hoàn thànhchức năng, nhiệm vụ của mình
Trang 102 Thực trạng về chất lượng sinh hoạt của chi bộ trường Tiểu học Nguyễn Huệ thuộc đảng bộ xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh ĐăkLăk
a Đặc điểm tình hình của nhà trường
Trường Tiểu học Nguyễn Huệ có nguồn gốc từ trường Đống Đa, đượchình thành từ năm 1982 Năm học 1983-1984 mang tên là trường PTCS cấp I-
II Nguyễn Huệ, trực thuộc Phòng giáo dục thị xã Buôn Ma Thuột
Ngày 1/1/1993, theo Quyết định số 71/TCCB của SGD&ĐT Đăk Lăk,trường PTCS cấp I-II Nguyễn Huệ được tách ra thành các trường, đó là:Trường cấp I Knia, trường PTCS Trần Quang Diệu và trường cấp I NguyễnHuệ, lúc đó trường đứng chân trên địa bàn thôn 18 xã Ea Bar – Thị xã Buôn
Ma Thuột
Theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ ngày 7/10/1995, huyện BuônĐôn được thành lập, trường Tiểu học Nguyễn Huệ thuộc địa bàn huyện BuônĐôn từ ngày 07/10/1995 trực thuộc Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện BuônĐôn
Do chuyển địa điểm từ năm học 2000-2001 đến nay, trường Tiểu họcNguyễn Huệ đứng chân trên địa bàn thôn 5 xã Ea Bar và được phân côngtuyển sinh trên địa bàn các thôn: 5,6,7,8, và 9 xã Ea Bar Đây là một địa bàndân cư sống khá tập trung, chủ yếu làm nghề nông Tổng số hộ trên địa bàn là
950 hộ, với hơn 4657 nhân khẩu Trên địa bàn có 9 dân tộc anh em cùngchung sống Tỷ lệ huy động trẻ đúng độ tuổi ra lớp hàng năm, đạt từ 100%
Tính đến ngày 22 tháng 12 năm 2016, toàn trường có 571 học sinh,trong đó: nữ: 279 em, dân tộc:43 em ; mồ côi: 0 em ; khuyết tật: 01 em; họcsinh thuộc hộ nghèo: 40 em và được chia thành 5 khối, với 21 lớp
Nhà trường có 45 CB-GV-NV; trong đó có 36 GV, 6 nhân viên, quảnlí: 3 Nhà trường có chi bộ riêng, gồm 13 đảng viên; 1 CĐCS với 43 Côngđoàn viên; 1 chi đoàn với 15 đoàn viên; 6 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng
Đặc điểm tình hình của chi bộ:
Chi bộ được thành lập mới từ năm 2001 theo Quyết định số: 21–QĐ/HU ngày 17/11/2001 của Ban thường vụ (BTV) Đảng ủy xã Ea Bar trên
cơ sở tách từ chi bộ thôn 5, xã Ea Bar huyện Buôn Đôn, là Chi bộ trực thuộcĐảng bộ xã Ea Bar, lúc này chi bộ chỉ có ba đảng viên chính thức; không cóchi ủy và chỉ có một đồng chí bí thư chi bộ
Trang 11Đến nay, chi bộ có 13 đảng viên, trong đó đảng viên chính thức 11 đồngchí và đảng viên dự bị: 02 đồng chí (trong đó nữ 10 đồng chí, dân tộc thiểu số
01 đồng chí)
Chi ủy có 03 đồng chí:
+ Đồng chí Bí thư là Hiệu trưởng
+ Đồng chí Phó bí thư là Chủ tịch Công đoàn
+ Đồng chí Ủy viên là Phó hiệu trưởng
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đảng viên:
+Đảng viên có trình độ Đại học: 11 đồng chí+Đảng viên có trình độ Cao đẳng: 01 đồng chí+Đảng viên có trình độ trung cấp: 01 đồng chí
Về trình độ lý luận chính trị: 02 đồng chí có trình độ Trung cấp lý luậnchính trị
Độ tuổi đảng viên: từ 18 đến 30 tuổi là 02 đ/c (chiếm 15,4 %); từ 31 đến
40 tuổi là 03 đ/c (chiếm 23,1%); từ 41 đến 50 tuổi là 08 đ/c (chiếm 61,5%).Chi bộ đang trong thời gian đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2015 – 2017.Chi bộ có đủ các văn bản hướng dẫn của các cấp về công tác đảng, được
sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của đảng uỷ xã Ea Bar trong các mặt hoạtđộng của nhà trường
Thuận lợi:
Trong năm 2016 chi bộ có những thuận lợi cơ bản là:
Sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên trực tiếp của Ban thường vụ,BCH Đảng bộ xã Ea Bar Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường hoạt độngtích cực, thực hiện tốt sự lãnh đạo của chi bộ
CBVC nhận thức đúng và chấp hành tốt đường lối, chủ trương, Nghịquyết của Đảng
Đảng viên trong chi bộ đa số phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình
Có sự đoàn kết nhất trí cao trong lãnh đạo, chỉ đạo; sự vận dụng linh hoạtsáng tạo trong tổ chức thực hiện Cán bộ đảng viên và nhân dân đồng tìnhhưởng ứng tích cực tham gia
Khó khăn:
Việc bố trí thời gian hội họp chi uỷ, chi bộ không ổn định do yêu cầucủa công tác chuyên môn Chi bộ phải họp thường xuyên vào buổi trưa, cuốibuổi chiều
Trang 12Do Hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ mới nhận nhiệm vụ 01 năm, đangtham gia học lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính nên phải vừa họcvừa làm; công tác phát triển đảng gặp nhiều khó khăn vì không có nguồn.
b Kết quả đạt được
Chi bộ luôn xác định: sinh hoạt chi bộ là nhằm thực hiện vai trò lãnh đạocủa chi bộ đối với các hoạt động của đơn vị Từ đó, chi bộ luôn chủ động nắmbắt tình hình thực tế để kịp thời đề ra phương hướng hoạt động
Chi bộ còn xác định: sinh hoạt chi bộ còn nhằm vào việc quản lý đảngviên, kiểm tra đảng viên chấp hành, phân công công tác cho đảng viên Do đó,trong sinh hoạt chi bộ đã kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của đảng viên
kể cả trong công tác cũng như sinh hoạt, nhằm giúp cho mỗi đảng viên luôngiữ được tư cách của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Trong các kỳ sinh hoạt chi bộ luôn đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục,tính chiến đấu, tinh thần tự phê bình và phê bình, giữ vững nguyên tắc tổ chứcsinh hoạt đảng, nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật của đảng viên Xây dựng chi
bộ thật sự là hạt nhân lãnh đạo, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, quản lý,giám sát và rèn luyện đội ngũ đảng viên, góp phần khắc phục những hạn chế,khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương
4 (khóa XI) “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”
Chi bộ và từng đảng viên thực hiện nghiêm túc, nền nếp chế độ sinh hoạtchi bộ hàng tháng theo quy định của Điều lệ Đảng; trong sinh hoạt chi bộ thực
sự mở rộng và phát huy dân chủ, nhất là việc thảo luận, quyết định những vấn
đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợicủa đảng viên, tạo được không khí cởi mở, chân thành để mọi cán bộ, đảngviên bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình; thực hiện đúng nguyêntắc tập trung dân chủ; nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, đề cao tinh thần tự phêbình và phê bình, bảo vệ những đảng viên thẳng thắn đấu tranh chống cácbiểu hiện sai trái, tiêu cực, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất và tình thươngyêu đồng chí trong Đảng Trong đó đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý củađơn vị đã gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ để mọi người noi theo
Khi xác định nội dung sinh hoạt, chi bộ luôn bám sát vào nhiệm vụ chínhtrị của đơn vị, căn cứ vào sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, Đảng bộ xã Ea Bar
… Từ đó mà nội dung sinh hoạt chi bộ luôn thiết thực, bảo đảm được tínhthời sự của vấn đề và đáp ứng được yêu cầu mong muốn của đội ngũ đảngviên trong chi bộ
Trang 13Đối với Bí thư và Phó bí thư chi bộ đều quan tâm đến chất lượng vàhiệu quả sinh hoạt chi bộ nên đã xác định được nội dung, thời gian và thờiđiểm hợp lý với điều kiện hoạt động của đơn vị.
Thực hiện hội họp thường lệ đúng qui định, mỗi tháng một lần
Nội dung sinh hoạt chi bộ thiết thực, phong phú, phù hợp với đặc điểm,tình hình thực tế của đơn vị, đúng những nội dung theo Hướng dẫn09-HD/BTCTW, ngày 02- 3-2012 của Ban tổ chức Trung ương gắn chặt vớiviệc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là việckhắc phục những hạn chế, khuyết điểm của từng đảng viên sau đợt kiểm điểm
tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn
đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”
Mở rộng hình thức sinh hoạt theo chuyên đề, do đó trong những năm qua
ít nhất mỗi quý một lần chi bộ đã tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề với nộidung sinh hoạt hết sức phong phú, hấp dẫn, góp phần nâng cao nhận thức chođảng viên như: sinh hoạt bàn về công tác giáo dục rèn luyện đảng viên; sinhhoạt chuyên đề kiểm tra giám sát đảng viên
Năm 2015, Chi bộ được huyện ủy Buôn Đôn tặng giấy khen về việc thựchiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/05/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩymạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Chi bộ nhà trường đã được Đảng bộ xã Ea Bar xét công nhận Chi bộhoàn thành xuất sắc năm 2015
Về phía đảng viên, hầu hết đều có tinh thần trách nhiệm cao đối với sinhhoạt chi bộ, nên khi đến kỳ sinh hoạt chi bộ đều có mặt 100%, rất ít trườnghợp vắng, nếu có vắng đều có lý do chính đáng
Công tác kiểm tra cũng được chi ủy lên kế hoạch kiểm tra thườngxuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất Vì vậy, luôn kịp thời phát hiệnnhững sai sót và khắc phục ngay, chủ yếu là ngôn phong và tinh thần tráchnhiệm nên không có đảng viên nào bị thi hành kỷ luật trong suốt những nămqua Công tác kiểm tra, thực hiện thường xuyên, trong sinh hoạt đa số cácđảng viên đều có cố gắng tham gia đóng góp ý kiến những mặt còn hạn chế,phân tích rõ những khuyết điểm và đưa ra biện pháp để khắc phục
Sau mỗi cuộc họp chi bộ, các đảng viên - về từng mặt đều thấy mìnhlớn lên như: lập trường chính trị, năng lực thực tiễn, ý thức tổ chức kỷ luật,
am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước
… Từ đó mà năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao của mỗi đảng viên có tốthơn, góp phần vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đơn vị
Trang 14*Qua phân loại, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm, kết quả như sau:
- Đối với tổ chức cơ sở đảng: Chi bộ được Đảng ủy xã Ea Bar côngnhận 02 năm liền năm 2015; 2016: Chi bộ đạt danh hiệu “Trong sạch, vữngmạnh”
- Đối với đảng viên: Số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên năm
2016 tăng hơn so với năm 2015 là 7,7%; số đảng viên hoàn thành nhiệm vụ
đã giảm 7,7% so với năm 2015; không có đảng viên vi phạm tư cách, khônghoàn thành nhiệm vụ vào các năm 2014, 2015 và năm 2016
Đảng ủy xã Ea Bar tặng Giấy khen cho 01 đồng chí đảng viên Hoànthành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015 Riêng năm 2016 đang đề nghị Đảng ủytặng Giấy khen cho 01 đồng chí đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vàHuyện ủy Buôn Đôn tặng 01 giấy khen
*Về kết quả của nhà trường: từ năm 2014 đến nay (2016)
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: hàng năm từ 03 đồng chí trở lên
Năm học
Số lượng đạt giải Hội thi thiết kế hồ
sơ bài giảng điện tử ứng dụng CNTT
cấp tỉnh, cấp huyện
Chiến
sĩ thi đua cơ sở
Chiến
sĩ thi đua cấp tỉnh
Lao động tiên tiến
Trang 15học
Tỉ lệ xếp loại giáo dục Tỉ lệ
HTCTTH
Tỉ lệ
HS lên lớp (HTCTLH)
Số lượng
HS giỏi cấp huyện, tỉnh Violimpic
Trường đạt DH trường VCD- GVS
Ghi chú Giỏi
Nguyên nhân đạt được kết quả
Có sự quan tâm, sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy cấp trên, tinh thần tráchnhiệm của cấp ủy chi bộ và sự đoàn kết nội bộ, ý thức chấp hành tổ chức, kỷluật và sự phấn đấu vượt bậc của đảng viên trong chi bộ
Đa số đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết thống nhấttrong nội bộ Qua sinh hoạt chi bộ nhiều đảng viên đã ý thức được nhiệm vụ
và trách nhiệm, từ đó luôn thể hiện tính năng động, tích cực trong công tác,nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao, quyết tâm xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh
Vai trò của Bí thư chi bộ luôn phát huy để lãnh đạo, chỉ đạo chi bộ thựchiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch của cấp ủy cấp trên và của chi bộ Bảnthân Bí thư Chi bộ cũng thường xuyên học tập, rèn luyện, phấn đấu để nângcao năng lực lãnh đạo, phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vàluôn là người gương mẫu đi đầu để đảng viên noi theo
Sự vận dụng sáng tạo chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước và của cơ quan lãnh đạo cấp trên phù hợp với đặc điểmtình hình của đơn vị, địa phương mình Đề ra mục tiêu phương hướng, nhiệm
vụ công tác, chủ trương, giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện của đơn