Quản lý Đào tạo diễn viên Múa ở các trường Văn hóa nghệ thuật, theo tiếp cận năng lực (La tiến sĩ)Quản lý Đào tạo diễn viên Múa ở các trường Văn hóa nghệ thuật, theo tiếp cận năng lực (La tiến sĩ)Quản lý Đào tạo diễn viên Múa ở các trường Văn hóa nghệ thuật, theo tiếp cận năng lực (La tiến sĩ)Quản lý Đào tạo diễn viên Múa ở các trường Văn hóa nghệ thuật, theo tiếp cận năng lực (La tiến sĩ)Quản lý Đào tạo diễn viên Múa ở các trường Văn hóa nghệ thuật, theo tiếp cận năng lực (La tiến sĩ)Quản lý Đào tạo diễn viên Múa ở các trường Văn hóa nghệ thuật, theo tiếp cận năng lực (La tiến sĩ)Quản lý Đào tạo diễn viên Múa ở các trường Văn hóa nghệ thuật, theo tiếp cận năng lực (La tiến sĩ)Quản lý Đào tạo diễn viên Múa ở các trường Văn hóa nghệ thuật, theo tiếp cận năng lực (La tiến sĩ)Quản lý Đào tạo diễn viên Múa ở các trường Văn hóa nghệ thuật, theo tiếp cận năng lực (La tiến sĩ)Quản lý Đào tạo diễn viên Múa ở các trường Văn hóa nghệ thuật, theo tiếp cận năng lực (La tiến sĩ)Quản lý Đào tạo diễn viên Múa ở các trường Văn hóa nghệ thuật, theo tiếp cận năng lực (La tiến sĩ)Quản lý Đào tạo diễn viên Múa ở các trường Văn hóa nghệ thuật, theo tiếp cận năng lực (La tiến sĩ)
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Kết quả nghiên cứu và số liệu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và chưa từng được công bố trên mọi hình thức
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Văn Quang
Trang 2
MỞ ĐẦU 5
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO DIỄN VIÊN MÚA Ở CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT THEO
1.1. Nghiên cứu về đào tạo, quản lý đào tạo theo tiếp cận
1.2. Nghiên cứu về đào tạo, quản lý đào tạo diễn viên múa
1.3. Khái quát các kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
DIỄN VIÊN MÚA THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 33 2.1 Một số vấn đề về đào tạo diễn viên múa theo tiếp cận năng lực 332.2.
Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO DIỄN
VIÊN MÚAỞ CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ
3.1. Khái quát các trường văn hóa nghệ thuật 67 3.2.
văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lực 82
Chương 4 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO DIỄN
VIÊN MÚA Ở CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ
4.1 Yêu cầu quản lý đào tạo diễn viên múa ở các trường Văn
hóa Nghệ thuật theo tiếp cận năng lực 103 4.2 Hệ thống biện pháp quản lý đào tạo diễn viên múa ở các
Trường Văn hóa Nghệ thuật theo tiếp cận năng lực 105
Chương 5 KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
159 168
Trang 4STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
13 Phó giáo sư, tiến sĩ PGS.TS
Trang 5STT NỘI DUNG Trang
I Về Bảng số liệu:
1 Bảng 3.1: Kết quả khảo sát đánh giá về hoạt động đào tạo
2 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát công tác xây dựng kế hoạch đào
tạo và công tác tuyển sinh đào tạo diễn viên múa theo tiếp cận
3 Bảng 3.3: Kết quả khảo sát công tác xây dựng và thực hiện
mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo diễn viên múa theo
4 Bảng 3.4: Kết quả khảo sát công tác quản lý hoạt động giảng dạy
của giảng viên, giáo viên và học tập của học sinh, sinh viên 86
5 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát việc liên kết đào tạo diễn viên múa
theo tiếp cận năng lực giữa các trường văn hóa nghệ thuật với
6 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát công tác đảm bảo cơ sở vật chất,
thiết bị kỹ thuật và kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào
tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật 90
7 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về các yếu tố tác động đến quản lý
đào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật theo
8 Bảng 3.8: Hoạt động của người dạy và người học trong đổi
mới phương pháp dạy học múa theo tiếp cận năng lực 96
9 Bảng 4.1 Hoạt động của người dạy và người học trong thực
hiện chỉ đạo đổi mới PPDH múa theo tiếp cận năng lực 120
10 Bảng 5.1: Kết quả khảo sát đánh giá tính cần thiết của các
11 Bảng 5.2: Kết quả khảo sát đánh giá tính khả thi của các biện
12 Bảng 5.3: So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả
13 Bảng 5.4: Tổng hợp kết quả học tập của các nhóm ở hai cơ sở
14 Bảng 5.5: Tổng hợp điểm số đánh giá kết quả dạy và học sau
Trang 6đào tạo và công tác tuyển sinh đào tạo diễn viên múa theo tiếp
2 Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát công tác xây dựng và thực hiện
mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo diễn viên múa theo
3 Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo sát công tác quản lý hoạt động giảng
dạy của giảng viên, giáo viên và học tập của học sinh, sinh viên 89
4 Biểu đồ 3.4: Kết quả khảo sát việc liên kết đào tạo diễn viên
múa theo tiếp cận năng lực giữa các trường văn hóa nghệ
5 Biểu đồ 3.5: Kết quả khảo sát công tác đảm bảo cơ sở vật
chất, thiết bị kỹ thuật và kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả
đào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật 94
6 Biểu đồ 3.6: Kết quả khảo sát về các yếu tố tác động đến quản
lý đào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật
7 Biểu đồ 5.1: Kết quả khảo sát đánh giá tính cần thiết của các
8 Biểu đồ 5.2: Kết quả khảo sát đánh giá tính khả thi của các
9 Biểu đồ 5.3: So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính
10 Biểu đồ 5.4: Kết quả học tập của hai nhóm TN và ĐC ở cơ sở
14 Biểu đồ 5.8: So sánh kết quả học tập của nhóm TN ở cơ sở 1
15 Biểu đồ 5.9: So sánh kết quả học tập của nhóm TN ở cơ sở 2
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nghị quyết 29 Trung ương 8 khóa XI ghi rõ: “Chuyển mạnh quá trìnhgiáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực vàphẩm chất người học Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tựhọc, tạo cơ sở để người học tự cập nhật tri thức, kỹ năng và phát triển nănglực” [40, tr.120]; quan điểm chỉ đạo trên của Đảng có giá trị đối với đào tạonguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật, trong đó có đào tạo diễn viên múa Quántriệt chủ trương của Đảng, trong đổi mới đào tạo diễn viên múa, các trườngvăn hóa nghệ thuật cần hướng đến phát triển năng lực của người học; thể hiệntrong toàn bộ quá trình và hoạt động đào tạo, từ công tác tuyển sinh, tổ chứcđào tạo đến đánh giá kết quả; đổi mới mục tiêu, chương trình nội dung,phương pháp và đó chính là tiếp cận năng lực trong đào tạo diễn viên múa
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực (đào tạo nghề) theo tiếp cận năng lực đãđược các nhà khoa học khái quát về lý luận, xác định rõ yếu tố cơ bản của nó,những năng lực cần đạt và đánh giá mỗi năng lực được xác định cụ thể; tiếpcận năng lực không chỉ đơn thuần một chiều là phát triển năng lực, mà trướchết là dựa vào năng lực người học Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực đặc thùvăn hóa nghệ thuật cũng như đào tạo diễn viên múa, không nằm ngoài kết quảnghiên cứu lý luận chung đó; và kết quả nghiên cứu lý luận tiếp cận năng lựctrong đào tạo nghề, tạo cơ sở cho nghiên cứu làm rõ lý luận về đào tạo vàquản lý đào tạo diễn viên múa theo tiếp cận năng lực
Những năm qua, các trường văn hóa nghệ thuật đã tập trung hoàn thiệnchương trình, nội dung, phương pháp đào tạo và các điều kiện đảm bảo đápứng yêu cầu đào tạo đặc thù từng ngành; quán triệt chủ trương của Đảng, của
Bộ GD&ĐT và của ngành văn hóa nghệ thuật nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tạicác trường văn hóa nghệ thuật Trong quá trình đổi mới, các trường luôn kế
Trang 8thừa, phát huy những thành tựu, phát triển nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọckinh nghiệm thế giới; tổ chức đào tạo bảo đảm tính hệ thống, phù hợp vớitừng cấp học và từng loại đối tượng học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan và chủ quan nên công tác quản
lý đào tạo diễn viên múa theo tiếp cận năng lực ở các trường văn hóa nghệthuật còn nhiều hạn chế, bất cập: từ công tác tuyển sinh, chương trình, nộidung lạc hậu, phương pháp chưa thực sự đổi mới; chất lượng đào tạo toàndiện về chính trị, tư tưởng, chuyên môn, thể chất chưa bảo đảm; chưa chútrọng đúng mức tính đặc thù, chuyên biệt và yêu cầu đào tạo tài năng; chưaquan tâm thích đáng đến liên kết đào tạo và gửi giảng viên, sinh viên đi đàotạo ở nước ngoài; đội ngũ giảng viên đầu đàn, có trình độ chuyên môn caongày càng thiếu hụt; điều kiện và phương tiện phục vụ dạy và học còn nghèonàn, lạc hậu…
Khắc phục những hạn chế trong đào tạo và quản lý đào tạo diễn viênmúa ở các trường văn hóa nghệ thuật, những năm qua đã có một số công trìnhnghiên cứu dưới dạng luận văn, luận án, bài báo, bài tham luận hội thảo khoahọc của ngành và của các trường nghệ thuật…góp phần nâng cao chất lượngđào tạo các ngành nghệ thuật nói chung, diễn viên múa nói riêng Tuy nhiênđến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu vềquản lý đào tạo nguồn nhân lực ngành múa theo tiếp cận năng lực; từ những
lý do trên tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý đào tạo diễn viên múa
ở các trường văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lực”làm đề tài luận án
tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, với mong muốn góp phần hoàn thiệnnhững kiến giải khoa học, đề xuất hệ thống biện pháp nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo diễn viên múa cho các đoàn nghệ thuật và xã hội
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất
Trang 9hệ thống biện pháp quản lý đào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệthuật theo tiếp cận năng lực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo diễn viênmúa đáp ứng yêu cầu các đoàn nghệ thuật và đổi mới giáo dục hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đào tạo diễn viên múa theo tiếp cậnnăng lực
Khảo sát, phân tích và đánh giá làm rõ thực trạng quản lý đào tạo diễn
viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lực.
Làm rõ những yêu cầu và đề xuất biện pháp quản lý đào tạo diễn viên
múa ở các trường văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lực.
Khảo nghiệm và thử nghiệm một số biện pháp để kiểm chứng kết quảnghiên cứu trong thực tiễn
3 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo nguồn nhân lực ở các trường văn hóa nghệ thuật
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật theo
tiếp cận năng lực
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận,
thực tiễn và đề xuất biện pháp quản lý đào tạo diễn viên múa ở các trường
văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lực, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực ngành văn hóa nghệ thuật của đất nước
Về chủ thể quản lý: Ban Giám hiệu, các cơ quan chức năng, các khoa,
bộ môn, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên chuyên ngành múa ở cáctrường văn hóa nghệ thuật
Khách thể điều tra, khảo sát: Cán bộ QLGD, giáo viên, giảng viên, học
sinh, sinh viên chuyên ngành múa ở một số trường văn hóa nghệ thuật khuvực phía Bắc
Trang 10Về thời gian: Các số liệu được sử dụng nghiên cứu từ 2013 đến 2017;
thời gian áp dụng các biện pháp từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo
3.4 Giả thuyết khoa học
Quản lý đào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật theo
tiếp cận năng lực phụ thuộc nhiều yếu tố; nếu chủ thể quản lý tập trung phát
triển chương trình đào tạo theo năng lực người học; đổi mới tuyển sinh và liênkết đào tạo; chỉ đạo chuẩn hóa giảng viên và đổi mới PPDH theo hướng pháttriển năng lực của người học; hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ
thuật dạy học; đổi mới kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng đào tạo thì
hiệu quả quản lý tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo diễn viênmúa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở quán triệt phép biện chứng duy vậtcủa triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộngsản Việt Nam về giáo dục và quản lý giáo dục; đồng thời vận dụng các quanđiểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc, lịch sử-lôgic, tiếp cận chức năng, tiếp cậncung – cầu và tiếp cận thực tiễn trong thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của
đề tài đã xác định; Cụ thể như:
Tiếp cận hệ thống: mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong hệ thống và là
bộ phận của hệ thống lớn hơn, luôn tác động qua lại và chi phổi lẫn nhau tùythuộc vào mối quan hệ giữa chúng Do đó, sử dụng tiếp cận hệ thống trongnghiên cứu luận án cần xem xét quản lý đào tạo diễn viên múa theo tiếp cậnnăng lực là một bộ phận của hoạt động đào tạo, nhất là mối quan hệ giữa cácchủ thể quản lý và các biện pháp quản lý trong sự tương tác lẫn nhau
Tiếp cận lịch sử - lôgic: Trong quản lý, các chủ thể phải tự đổi mới cho
phù hợp với thực tiễn và đối tượng cụ thể; đồng thời kế thừa những tri thức,kinh nghiệm giá trị truyền thống tốt đẹp và phát triển những thành tựu đạt đượctrong quá khứ Để công tác quản lý đào tạo diễn viên múa ở các trường văn
Trang 11hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lực thực sự có hiệu quả, cần xác định rõ mặtmạnh hiện có để phát huy, mặt yếu để khắc phục Xác định biện pháp quản lýđào tạo diễn viên múa theo tiếp cận năng lực theo một trật tự lôgic, có mối liên
hệ chặt chẽ, lôgic giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa lý luận và thực tiễn.Hiệu quả quản lý thể hiện sản phẩm đầu ra có chất lượng phù hợp với nhu cầucác đoàn nghệ thuật, xã hội và hội nhập với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới
Tiếp cận chức năng: Theo cách này, giáo dục được nhìn như tổng thể
gồm nhiều bộ phận cấu thành, nhưng giữa các bộ phận có mối liên hệ chặtchẽ với nhau, với những chức năng được xác định hợp thành nên một chỉnhthể giáo dục Khi các bộ phận làm đúng chức năng của mình sẽ tạo nên sựthống nhất và ổn định; tuy nhiên quản lý theo chức năng cũng dễ dẫn đến xuhướng bảo thủ, không có sự đột biến để tạo bước nhảy vọt phát triển
Tiếp cận cung - cầu: Là hướng tiếp cận cơ bản trong quản lý đào tạo
diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lực, nhằmđáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của các đoàn nghệ thuật, từ
đó chuyển đào tạo diễn viên múa theo tiếp cận nguồn cung sang tiếp cậnnguồn cầu, lấy mục tiêu đầu ra làm đích hướng tới để người học sau khi tốtnghiệp nhanh chóng hòa nhập với nghệ sĩ múa của các đoàn nghệ thuật.Hướng tiếp cận này là kim chỉ nam để thực hiện điều chỉnh, xem xét các mốiquan hệ trong đào tạo và quản lý đào tạo diễn viên múa theo tiếp cận năng lực
ở các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay
Tiếp cận thực tiễn: Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên tiếp cận
thực tiễn về lý luận và thực trạng vấn đề nghiên cứu, nhằm tăng độ tin cậy củacác nhận định, đánh giá và đề xuất biện pháp có tính khả thi trong luận án
4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương phápphân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu liên quan đến
đề tài nghiên cứu đang có trong và ngoài nước
Trang 12Nghiên cứu các văn bản về quản lý đào tạo nguồn nhân lực ngành diễnviên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật; và nghiên cứu hệ thống các sách,báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát, thu thập thông tin về quản
lý đào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật
Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu điều tra để khảo sát ý kiến đánhgiá của đại diện CBQL ở các trường và các đoàn nghệ thuật, giảng viên vàhọc sinh, sinh viên ở 02 cơ sở đào tạo nghệ thuật múa chuyên nghiệp, đó làTrường Cao đẳng múa Việt Nam và Trường Trung cấp múa thành phố Hồ ChíMinh và một số khoa múa ở các trường văn hóa nghệ thuật, gồm 260 người;trong đó 70 cán bộ quản lý: Trường, cơ quan đào tạo, một số đoàn nghệ thuật;
80 giáo viên, giảng viên, diễn viên múa và 110 học sinh, sinh viên múa nhằmthu thập thông tin thực tiễn về đào tạo và quản lý đào tạo diễn viên múa theotiếp cận năng lực ở các trường văn hóa nghệ thuật, làm cơ sở đánh giá thựctrạng và đề xuất biện pháp
Phương pháp tọa đàm, trao đổi: tổ chức tọa đàm, trao đổi ý kiến trựctiếp với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên các trường và các đoàn nghệ thuật
sử dụng lao động qua đào tạo ở các trường văn hóa nghệ thuật
Phương pháp nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu những điển hình tiêubiểu trong quản lý đào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật, từ
đó khái quát lý luận, thực tiễn và phổ biến nhân rộng
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục: Thông qua nghiên cứukết quả quản lý đào tạo diễn viên múa, kết quả dạy học của giáo viên, giảngviên, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên cùng hồ sơ, văn bảnđào tạo chuyên ngành múa để tìm hiểu tính chất, đặc điểm đào tạo diễn viênmúa theo tiếp cận năng lực, từ đó đề xuất biện pháp quản lý phù hợp
Trang 13Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu, phân tích kinh nghiệmquản lý đào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật.
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: nhằm kiểm chứng tính khả thi
và tính thực tiễn của các biện pháp đề xuất
Nhóm các phương pháp hỗ trợ:
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: xin ý kiến của các chuyên gia, các nhàkhoa học giáo dục và các quản lý giáo dục có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo,quản lý đào tạo diễn viên múa theo tiếp cận năng lực cả về lý luận và thực tiễn,giúp cho việc đề xuất các biện pháp mang tính khoa học hơn
Phương pháp toán học: Tác giả sử dụng toán thống kê để xử lý các số
liệu thu thập được từ điều tra, khảo sát và khảo nghiệm, thử nghiệm khoa học
5 Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu đề tài luận án đã khái quát hóa năng lực diễn viênmúa, tiếp cận năng lực trong đào tạo diễn viên múa; làm rõ nội dung và yếu tốtác động đến quản lý đào tạo diễn viên múa theo tiếp cận năng lực; đồng thờiphân tích, đánh giá làm rõ bức tranh thực trạng đào tạo và quản lý đào tạodiễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật Hệ thống biện pháp luận án
đề xuất có tính khả thi, được kiểm chứng nhằm quản lý hiệu quả hoạt động,quá trình đào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận
năng lực, góp phần nâng cao chất lượng diễn viên múa ở các đoàn nghệ thuật
Trang 146.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài luận án, là căn cứ khoa học giúp chủ thểquản lý phân tích, đánh giá và tác động nhằm nâng cao chất lượng đào tạodiễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lực; nó làtài liệu để sử dụng nghiên cứu, giảng dạy và quản lý đào tạo diễn viên múa,đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao của các đoàn nghệ thuật hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu bao gồm: Phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiêncứu, 5 chương với 15 tiết, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trìnhnghiên cứu của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO DIỄN VIÊN MÚA Ở CÁC TRƯỜNG
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1.1 Nghiên cứu về đào tạo, quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực
1.1.1 Trên thế giới
Socrate (469 - 399 TCN) nhà triết học Hy Lạp cổ đại, khi bàn đến vấn
đề dạy học, đào tạo, theo ông cái cần thiết nhất trong dạy học là phải pháttriển năng lực tự tìm ra chân lý, tự sản sinh ra chân lý cho người học; mỗingười đều có khả năng đạt tới chân lý, người thầy và nhà trường chỉ là “bàđỡ”, giúp học trò tự tìm ra chân lý; từ đó ông đề xuất phương pháp dạy học
“đàm thoại” và nâng lên thành nghệ thuật dạy học độc đáo Đó là phươngpháp giúp người học thông qua việc tranh luận các vấn đề dưới sự cố vấn củangười thầy để giúp người học tự tìm ra chân lý, tự phát triển năng lực tư duy,khả năng biện luận các vấn đề của bản thân, qua đó giúp họ phát triển nănglực cho chính mình [97] Có thể coi đây là một trong những tư tưởng đầu tiên
đề cập đến vấn đề dạy học, đào tạo theo tiếp cận phát triển năng lực
Đến thời kỳ phục hưng, tư tưởng về giáo dục và quản lý giáo dục theohướng phát triển năng lực học sinh được hình thành có hệ thống; tiêu biểu làNhà giáo dục J.A.Kô-men-xki (1592 - 1670); với triết lý nổi bật là: “giáo dụcphải thích ứng với tự nhiên” Ông đòi hỏi phải tổ chức giáo dục theo nhữngnguyên tắc nhất định, trong đó đề cập nguyên tắc có tính bắt buộc trong giáodục là phải gắn với đòi hỏi của thực tiễn và lợi ích xã hội: “Dạy điều gì cũngcần cho biết cái lợi ích thực tế của điều ấy”; “Giảng dạy như trồng cây, rễcàng sâu thì cây càng vững; cho nên điều gì học sinh đã học, họ cần nắmvững để áp dụng trong thực tiễn sau này”[97]; tư tưởng đó đặt nền móng cho
Trang 16đào tạo theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Sau Kômenxki đã xuất hiện những luận điểm giáo dục nổi tiếng về kếthợp giữa giáo dục với thực tiễn và vấn đề định hướng nghề nghiệp trong giáodục như: Rút-xô (1712 - 1778) chủ trương phát triển giáo dục tự nhiên và giáodục tự do; ông phản đối lối bắt học thuộc lòng, kỷ luật khắt khe và sự chèn ép
cá tính của người học để cho người học tự phát huy năng lực bản thân CònPétxtalôdi (1746 - 1827), coi mục đích của giáo dục là đưa trẻ em đến “cáinhân tính chân chính” và đào tạo họ thành “những con người hoàn hảo” Ôngcho rằng: “Mỗi năng lực của con người đều bao gồm sự yêu cầu thoát ly trạngthái chết và cứng nhắc mà biến thành một sức mạnh phát triển”; và “Sự hiểubiết cần gắn liền với khả năng làm được, kiến thức phải đi đôi với sự khéo léothực tế”[97] Như vậy giáo dục cần hướng tới sự phát triển năng lực cho conngười, bởi con người sinh ra đã có mầm mống của năng lực, do đó giáo dụccần phát triển hài hoà năng lực ấy của họ
John Deway (1858 - 1952), với triết lý giáo dục lấy người học làm trungtâm, ông cho rằng: “Dạy học không chỉ là công việc truyền thụ khối kiến thức màcòn là sự phát triển một số kỹ năng cho người học”[97] Như vậy, ông đã đề caoviệc tổ chức giáo dục nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của người học, phát triểnnăng lực của họ thông qua các hoạt động gắn với đời sống hàng ngày CònR.Singh đã phát triển quan điểm lấy người học làm trung tâm, đưa ra quan niệm:
“Quá trình nhận biết - học - dạy” Ông viết: “Khi xem ma trận người học ở vị trítrung tâm và sự sáng tạo là mục tiêu, cần nêu bật một số đường hướng và phươngpháp nhất định”[97]; như vậy ông đòi hỏi quá trình dạy học, giáo dục phải là quátrình phát triển năng lực cho bản thân người học
Dựa trên chủ nghĩa duy vật và phương pháp luận biện chứng trongnghiên cứu con người và xã hội, Mác và Ăng-ghen đã đề ra nhiệm vụ củagiáo dục trong xã hội XHCN là phát triển con người toàn diện Các ông chorằng: “Giáo dục, theo chỗ chúng ta hiểu, gồm ba bộ phận: 1) trí dục; 2) thểdục tức giáo dục trong các trường thể thao và huấn luyện quân sự; 3) giáo dục
Trang 17kỹ thuật tức giáo dục bằng cách giới thiệu tất cả nguyên tắc cơ bản về quátrình sản xuất và hướng dẫn cho trẻ em và thanh niên ứng dụng thói quendùng tất cả công cụ sản xuất đơn giản”[76] Như vậy theo các ông: nền giáodục XHCN phải hướng vào phát triển con người toàn diện, nhằm giải phóngtoàn bộ năng lực của con người Kế thừa và phát triển quan điểm của Mác,Ăng ghen, Lênin kịch liệt phản đối sự tách rời sách vở và thực tế Người nói:
“Một trong những hại lớn nhất, một trong những nạn xấu xa nhất mà xã hội tư bản
cũ để lại cho ta là sự gián đoạn triệt để giữa quyển sách và thực tiễn Cần phảigắn nhà trường với công cuộc cải tạo xã hội, xây dựng xã hội CSCN tổ chứcnền giáo dục XHCN nhằm phát triển toàn bộ năng lực của con người”[70]
Như vậy trong lịch sử giáo dục thế giới, những quan điểm về đào tạo,quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực đã xuất hiện rất sớm, nó không ngừngphát triển mạnh mẽ và toàn diện về mục tiêu, nội dung chương trình, conđường và phương tiện để hỗ trợ phát triển năng lực người học Các quan điểmtrên là tiền đề lý luận hết sức quan trọng trong phát triển nền giáo dục mới; và
có ý nghĩa phương pháp luận trong quản lý, tổ chức quá trình đào tạo theotiếp cận năng lực; đó là cơ sở lý luận quan trọng, cần kế thừa và phát triểntrong thực tiễn tổ chức quá trình đào tạo các lĩnh vực nghề nghiệp hiện nay
Những năm gần đây, để nâng cao chất lượng đào tạo, một số các nhàkhoa học giáo dục trên thế giới đã có những nghiên cứu về quản lý quá trìnhđào tạo; trong đó nhiều nhà khoa học đồng thuận là cần quản lý đào tạo theotiếp cận năng lực Những năm 1990, các tiếp cận về năng lực trong đào tạonghề đã phát triển mạnh mẽ ở Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales Sựphát triển mạnh mẽ này là do các học giả xem tiếp cận năng lực là cách thức
có ảnh hưởng nhất để cân bằng giáo dục, đào tạo với đòi hỏi của nơi làm việc;
và là “cách thức để chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế cạnhtranh toàn cầu” trong thế kỷ 21
Khi tổng kết các lý thuyết về các tiếp cận dựa trên năng lực trong giáodục, đào tạo và phát triển, Paprock (1996) đã chỉ ra các đặc tính cơ bản của
Trang 18tiếp cận này: Tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học là trung tâm; Tiếpcận năng lực thực hiện việc đáp ứng các đòi hỏi của chính sách; Tiếp cậnnăng lực là định hướng cuộc sống thật; Tiếp cận năng lực là rất linh hoạt vànăng động và những tiêu chuẩn của năng lực được hình thành một cách rõràng Những đặc tính cơ bản này dẫn tới những ưu thế của tiếp cận dựa trênnăng lực là: Tiếp cận năng lực cho phép cá nhân hóa việc học: người học sẽ
bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình;Tiếp cận năng lực chú trọng vào kết quả (outcomes) đầu ra; Tiếp cận năng lựctạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới kết quả đầu ra: theo những cách thứcriêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cá nhân; Tiếp cận năng lực còntạo khả năng cho việc xác định rõ ràng những gì cần đạt được và những tiêuchuẩn cho việc đo lường các thành quả…[118]
Do những đặc tính và ưu điểm của tiếp cận năng lực, các mô hình nănglực và những năng lực được xác định đang được sử dụng như là công cụ đểphát triển chương trình giáo dục, đào tạo của một số nước trên thế giới.Nghiên cứu về phát triển chương trình đào tạo dựa trên mô hình năng lực,Boyatzis et al - Whetten và Cameron (1995) cho rằng: phát triển các chươngtrình giáo dục và đào tạo dựa trên mô hình năng lực cần xử lý một cách có hệthống ba khía cạnh sau: (1) xác định các năng lực, (2) phát triển chúng, (3)đánh giá chúng một cách khách quan Và để xác định được các năng lực,điểm bắt đầu thường là những kết quả đầu ra (outputs); từ đó đi đến xác địnhvai trò của người có trách nhiệm phải tạo ra kết quả đầu ra này
Trong điều kiện của toàn cầu hóa và sự thay đổi nhanh chóng của môitrường và khoa học công nghệ, học tập không ngừng và liên tục phát triển làđiều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ tổ chức nào Môhình năng lực được sử dụng rất phổ biến và ngày càng phát triển mạnh mẽtrên thế giới với hệ thống chất lượng quốc gia về đào tạo nghề nghiệp(National Vocational Qualifications (NVQS) ở Anh và xứ Wales; Khung chấtlượng quốc gia của New Zealand (New Zealand's National Qualifications
Trang 19Framework), các tiêu chuẩn năng lực được tán thành, khẳng định bởi Hộiđồng đào tạo quốc gia Australia về đào tạo (National Training Board (NTB),
và Hội đồng thư ký về những kỹ năng cần thiết phải đạt được (the Secretary'sCommission on Achieving Necessary Skills (SCANS) và những tiêu chuẩn kỹnăng quốc gia (the National Skills Standards) ở Mỹ
Trên cơ sở tiêu chuẩn hóa giáo dục, đào tạo, phát triển và nâng cao hiệuquả hoạt động của người lao động, Bộ Lao động Mỹ đã tài trợ cho Hiệp hộinhững người làm công tác đào tạo và phát triển Mỹ (American Society forTraining and Development - ASTD) thực hiện nghiên cứu về những kỹ năng
mà các tổ chức đòi hỏi (Carnevale, Gainer, and Meltzer, 1990) Đồng thời Hộiđồng thư ký về những kỹ năng cần thiết phải đạt được (SCANS, 1991) cũngthực hiện nghiên cứu về vấn đề này Kết quả các nghiên cứu đó đã hình thành
mô hình về những kỹ năng mà các tổ chức mong muốn (Employability skills);
đó là các nhóm kỹ năng cốt lõi có thể sử dụng ở môi trường và điều kiện khácnhau; và những kiến thức, thái độ, kỹ năng “mềm” được đòi hỏi bởi nơi làmviệc của thế kỷ 21 Những kỹ năng này cần thiết cho sự thành công nghềnghiệp ở mọi cấp độ làm việc và giáo dục khác nhau Mô hình này thể hiện 16
kỹ năng (Overtoom, 2000) được phân thành 6 nhóm: (1) Nhóm kỹ năng vềnăng lực cơ bản: đọc, viết, tính toán; (2) Nhóm kỹ năng truyền đạt: nói, nghe;(3) Nhóm kỹ năng về năng lực thích ứng: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo;(4) Nhóm kỹ năng phát triển: tự trọng, động viên và xác định mục tiêu, hoạchđịnh sự nghiệp; (5) Nhóm kỹ năng về hiệu quả của nhóm: quan hệ qua lạigiữa các cá nhân, làm việc đồng đội, đàm phán; (6) Nhóm kỹ năng tác động,ảnh hưởng: hiểu biết văn hóa tổ chức, lãnh đạo tập thể
Trong giáo dục đại học, mục tiêu hướng đến là năng lực nghề nghiệpcho người học; đó là sự hiểu biết rộng về các phẩm chất, đặc điểm, kỹ năng
và kiến thức tạo nên năng lực nghề nghiệp trên bình diện vừa tổng quát vừachuyên biệt Miller (1990) đề xuất mô hình kim tự tháp thể hiện 4 mức độkhác nhau của mục đích giáo dục theo cách tiếp cận năng lực; mô hình này
Trang 20được sử dụng như một công cụ vừa để phát triển các kỹ thuật, phương phápđánh giá, vừa để xác lập các mục tiêu học tập Theo mô hình này, ở mức thấp,người học đạt được các kết quả kiến thức và kỹ năng; ở mức cao hơn, ngườihọc thể hiện năng lực và hành động thực tế với năng lực của mình
Kết quả các công trình nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo theotiếp cận năng lực trên thế giới cho thấy: Trong quản lý đào tạo, mục tiêu hướngđến là năng lực nghề nghiệp cho người học; do đó việc phát triển các chươngtrình đào tạo dựa vào chuẩn theo tiếp cận năng lực là xu thế tất yếu đang đượcnhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn đào tạo nghềhiện nay Mặt khác, các kết quả nghiên cứu đã xác định các năng lực cần hìnhthành, phát triển và chỉ rõ hướng tiếp cận trong xây dựng chương trình đàotạo nhằm thực hiện mục tiêu này Các kết quả nghiên cứu chỉ rõ: quản lý đàotạo theo hướng phát triển năng lực của người học, nhất là trong đào tạo nghề
là đòi hỏi cấp thiết của giáo dục hiện đại; nó là tiền đề hết sức quan trọngtrong nghiên cứu về tổ chức đào tạo theo hướng phát triển năng lực của ngườihọc ở nhà trường hiện nay, nhất là đối với trường đào tạo nghề nói chung, cáctrường văn hóa nghệ thuật nói riêng
1.1.2 Ở Việt Nam
Dưới thời phong kiến, mặc dù bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáotrong giáo dục, song các triều đại phong kiến Việt Nam đã rất coi trọng pháttriển giáo dục và đã có nhiều tư tưởng giáo dục tiến bộ Một trong những tưtưởng giáo dục tiến bộ lúc đó cần kể đến là: Hồ Quý Ly cho rằng: “Cần làmcho người học phải suy nghĩ nhiều hơn, giảm bớt được bệnh học vẹt, sao chépsách vở cổ xưa một cách máy móc, tạo điều kiện cho người học có khả năngsáng tạo và gắn bó hơn với cuộc sống thực tế”; và “Giáo dục phải góp phầnđào tạo ra con người ham hành động, sáng tạo, gần gũi với thực tế cuộc sống,
mà muốn thực hiện được điều đó cần phải xem xét thay đổi từ mục tiêu giáo
Trang 21dục đến nội dung, phương pháp, tổ chức giáo dục, làm sao cho giáo dục luônbám sát với thực tiễn và phục vụ thực tiễn”.
Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871) là người luôn có tâm nguyện chấnhưng nền giáo dục nước nhà; ông chủ trương trước hết phải xác định đúngđắn, rõ ràng mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục Theo ông: “đạo cốt
ở thực hành”, “Học nhiều để biết nhiều, đem cái sở học vận dụng vào hoạtđộng vì mọi người”, “Học để mà biết, biết để mà làm làm thực tế công việctrong nước hiện nay và để lại việc làm hữu dụng đó cho đời sau” [97] Từmục đích, phương châm giáo dục đó, ông đề xuất cần thay đổi nội dung dạy
và học, đưa những kiến thức khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghiệp, nôngnghiệp vào chương trình giáo dục nhằm bồi dưỡng trí lực, óc thực tiễn, tinhthần độc lập sáng tạo và phương pháp thực nghiệm khoa học giúp người họckết hợp học với hành, tiếp thu có chọn lọc cái tinh tuý của học thuật nướcngoài nội dung đó phải bám sát thực tiễn đất nước, góp phần giải quyếtnhững nhiệm vụ của đất nước [97]
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng ta và Chủ tịch Hồ ChíMinh đã chú trọng lãnh đạo xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu giải phóng dân tộc, kháng chiến kiếnquốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội Cùng với tăng cường giáo dục đạo đứccách mạng, nâng cao trình độ về mọi mặt, nền giáo dục Việt Nam đã chútrọng bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh, sinh viên những kỹ năng, kỹ xảo,năng lực hoạt động thực tiễn, để họ thích ứng với yêu cầu, đòi hỏi của thựctiễn Trong giáo dục - huấn luyện, Hồ Chí Minh luôn đặt vấn đề thiết thực lênhàng đầu Người chỉ rõ: “Phải thiết thực, chu đáo trong công việc huấn luyện”[79] Nội dung thiết thực theo Bác đó là: Việc xác định và lựa chọn nội dunghuấn luyện phải “nhằm đúng nhu cầu”, ngắn gọn, đầy đủ, sát với thực tế và cógiá trị thực tế to lớn, đảm bảo cho người học có thể áp dụng, thực hành vàđem lại hiệu quả ngay Bác nói: “Những tài liệu huấn luyện phải nhằm vào sự
Trang 22cần dùng, cần thiết cho quần chúng Phải hỏi: Người đến chịu huấn luyện rồi,
có áp dụng được ngay không? Nếu không thiết thực như thế, thì huấn luyệnmấy năm cũng vô ích” [79] Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi ngườihọc phải biết vận dụng sáng tạo những điều đã học vào thực tế, phải kết hợpgiữa lý luận với thực tế, lý thuyết với thực hành: “Lý luận cốt để áp dụng vàocông việc thực tế Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông Dùxem được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thựchành, thì khác nào một cái hòm đựng sách” [79] Do vậy, tư tưởng Hồ ChíMinh về giáo dục đã thể hiện về xây dựng nền giáo dục cách mạng nhằm pháttriển hoàn toàn những năng lực vốn có của người học; nó là tiền đề lý luận –thực tiễn hết sức quan trọng cho việc đổi mới quá trình đào tạo nguồn nhânlực cho xã hội hiện nay theo tiếp cận phát triển năng lực
Trong công trình nghiên cứu về: “Năng lực trong giáo dục, đào tạo, vàphát triển nguồn nhân lực”(2000), tác giả Nguyễn Hữu Lam đã tổng thuật kháchi tiết về giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực của người học[75], ông đã phân tích, nhược điểm phổ biến của thực tiễn giáo dục, đào tạo,
và phát triển quản lý trên thế giới thời gian qua đó là hệ thống và các chươngtrình giáo dục và đào tạo quản lý được cung cấp bởi các trường hiện nay quánặng về phân tích, không định hướng thực tiễn và hành động; Thiếu và yếutrong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân; Thiển cận, hạn hẹp,không có tiếp cận toàn diện tổng thể trong những giá trị và tư duy của nó;Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm và đội làm việc Từ đó,ông đòi hỏi giáo dục, đào tạo hiện đại phải tiếp cận theo phát triển dựa trên
mô hình năng lực của người học Nhưng cần chú ý một số vấn đề là: Mô hìnhnăng lực chú trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức – nó chú trọngvào “con người phương tiện” chứ không phải “con người mục đích” Trongmột chừng mực nhất định nó dựa trên quan điểm hành vi trong giáo dục Vìthế, những nhược điểm của quan điểm hành vi trong giáo dục cần được quan
Trang 23tâm, chú ý khi áp dụng mô hình năng lực và phải được bổ sung bởi những tiếpcận khác để đạt tới các mục tiêu giáo dục, đào tạo và phát triển cụ thể Môhình năng lực được sử dụng như một công cụ tuyển lựa cán bộ, đánh giá việcthực hiện nhiệm vụ, và những chỉ dẫn cụ thể cho hoạt động giáo dục đào tạo
và phát triển Vì thế, cần nhận thức nó là công cụ chứ không phải là mục tiêu;việc nhầm lẫn giữa phương tiện và mục tiêu luôn là một hiện tượng thườngxảy ra trong cuộc sống và dẫn tới những hậu quả tai hại Điều có tính tiênquyết để việc áp dụng mô hình năng lực có hiệu quả là phải có một danh mụccác năng lực được thiết kế một cách cẩn thận, có cơ sở khoa học, và phù hợpvới bối cảnh thực tế của đất nước và của các tổ chức Những mô hình tốt ởcác nước phát triển cũng đã được nghiên cứu và kiểm định ở các nước khác,đặc biệt là các nước đang phát triển, và cho thấy là hầu hết các năng lực làphù hợp Tuy nhiên như đề cập ở phần trên, năng lực là sự kết hợp giữa tiềmnăng của cá nhân với đòi hỏi của nhiệm vụ ở khía cạnh văn hóa và những đặcđiểm cụ thể của bối cảnh có ảnh hưởng mạnh mẽ tới danh mục, tầm quantrọng, và mức độ của các năng lực cần thiết Vì thế, những nghiên cứunghiêm túc và cụ thể cần được thực hiện, cập nhật thường xuyên trong điềukiện nền kinh tế toàn cầu hóa và thay đổi nhanh hiện nay
Về phát triển năng lực của người học, đã có các công trình nghiên cứutrên nhiều lĩnh vực dạy học khác nhau; cụ thể như: Tác giả Nguyễn Thị Liên đãnghiên cứu, đề xuất những vấn đề như sự phát triển mạnh mẽ của công nghệthông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, kinh tế tri thức…đó là nhữngvấn đề đòi hỏi giáo dục con người, phát triển con người với các năng lực Nănglực sáng tạo hiện nay đang là vấn đề được chú ý đến như một vấn đề lớn tronggiáo dục; và nó trở thành một giá trị cao hơn các thời kỳ trước Trọng dụng conngười, tập trung đầu tư vào trí tuệ, vào nguồn nhân lực có chất lượng cao làmục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội Nghiên cứu của tác giảNguyễn Thị Tuyết nhằm giới thiệu những mô hình phát triển chương trình đại
Trang 24học theo cách tiếp cận năng lực Mục tiêu này cần được xem là một đường lốichiến lược để làm cho giáo dục đại học Việt Nam gắn đào tạo với nhu cầukinh tế xã hội, để triết lý giáo dục truyền thống khoa cử, từ chương bấy lâunay buộc phải bị loại bỏ Theo tác giả, con đường tất yếu để tạo nên mô hìnhđào tạo chất lượng tương ứng với chuẩn quốc tế không gì khác hơn là phảitriển khai chiến lược đào tạo và quản lý đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực,nghĩa là không chỉ chú trọng khối lượng kiến thức mà quan trọng hơn là kỹnăng và thái độ, phẩm chất trong sự tổng hòa của chúng Bàn đến vấn đề này,trong đào tạo nghề, tác giả Cao Văn Sâm đã khẳng định: “Để có thể thực hiện
có hiệu quả triết lý đào tạo theo năng lực thực hiện thì việc trước tiên cácchương trình khung đào tạo nghề cần phải được tổ chức xây dựng (đối vớichương trình mới) và điều chỉnh (đối với chương trình cũ) theo đúng hướngtiếp cận theo năng lực thực hiện, mà bản chất là dạy nghề gắn kết giữa lý luận
và thực tiễn, giữa học với hành, giữa giáo dục đào tạo gắn liền với sản xuất.”
Nghiên cứu về năng lực, các nhà giáo dục, quản lý giáo dục đều thốngnhất cho rằng: năng lực được xem là sự tích hợp sâu sắc của kiến thức – kỹnăng – thái độ làm nên khả năng thực hiện công việc chuyên môn và được thểhiện trong thực tiễn hoạt động Năng lực thực hiện nghề nghiệp chuyên môncủa một người tốt nghiệp đại học được xem là tổng thể của bốn thành tố: nănglực kĩ thuật; năng lực phương pháp; năng lực xã hội và năng lực cá nhân
Như vậy, kết quả các công trình nghiên cứu về đào tạo và quản lý đàotạo nhằm phát triển năng lực người học đã xuất hiện rất sớm và không ngừngphát triển trong lịch sử giáo dục Việt Nam Đặc biệt trước yêu cầu của xã hộihiện đại, việc đào tạo theo tiếp cận năng lực đã trở thành xu thế tất yếu, phổquát đối với các cấp học, bậc học, nhất là trong đào tạo nghề Đào tạo theo tiếpcận năng lực đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó cốt lõi là xây dựng,quản lý chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên và xây dựng, hiệnđại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo; đây là những căn cứ khoa học cho
Trang 25vận dụng trong quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực nói chung và quản lýđào tạo diễn viên múa nói riêng.
1.2 Nghiên cứu về đào tạo, quản lý đào tạo diễn viên múa theo tiếp cận năng lực
dù đã hình thành như: tuyển sinh, xây dựng chương trình, nội dung, hình thức
tổ chức, phương pháp và các điều kiện đảm bảo cho đào tạo…mặc dù còn ởtrình độ sơ khai ban đầu, song nó luôn gắn liền với hoạt động quản lý củanhững người quản lý trường và các cộng sự thuộc quyền Từ cái nôi ban đầu
ấy, Trường trung cấp hàn lâm Múa Lêningrat (thế kỷ 18) đã phát triển hết sứcmạnh mẽ trong thế kỷ 19; và nó đã khẳng định tính vững chắc về trình độchuyên môn và uy tín xã hội của sản phẩm đào tạo Dưới chính quyền XôViết, nghệ thuật múa đã đạt được những thành công rực rỡ, trường phái múa
Xô Viết đã được toàn thế giới thừa nhận, sinh viên nghệ thuật khắp nơi trênthế giới (cả Việt Nam) khát khao được đến Liên Xô (nước Nga hiện nay) đểhọc tập nghệ thuật múa điêu luyện đó Trường trung cấp hàn lâm MúaLêningrat đã đào tạo cho Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới nhữngnhà hoạt động nghệ thuật múa xuất sắc, thành công đó không chỉ nhờ tài năngcủa những nhà sư phạm tâm huyết, mà còn do trường đã xây dựng và tổ chứcđào tạo theo một chương trình, nội dung đào tạo hết sức khoa học, đã chútrọng đễn việc phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ diễn viên; như vậy
uy tín về chất lượng đào tạo của trường không thể không là hệ quả của côngtác quản lý đào tạo
Trang 26Năm 1934, tác giả A.I.A Vaganôra xuất bản tác phẩm:“Những nền tảng cơ bản của múa cổ điển Châu Âu”, nội dung cuốn sách tổng kết toàn bộ
kinh nghiệm giảng dạy về nhiều mặt; đặc biệt Bà đã khái quát hệ thốngphương pháp giảng dạy nghệ thuật múa cổ điển Châu Âu hết sức nghiêmkhắc, trên cơ sở khoa học nhưng không hạn chế sự phát triển sáng tạo riêngcủa sinh viên; do đó nhiều ý kiến đánh giá đây là đỉnh cao trong sự phát triểnphương pháp huấn luyện múa cổ điển Châu Âu Từ tác phẩm giáo khoa đầutiên đó đã thúc đẩy sự ra đời hàng loạt cuốn sách giáo khoa mới như: năm
1938 các tác giả A.Siriaeva và A Laupukhop, A Botracop biên soạn ra đời
cuốn sách: “Những nền tảng cơ bản của múa tính cách”; năm 1941 tác giả N.P Ivanopxki biên soạn ra đời cuốn sách:“Múa thính phòng”; năm 1952 tác giả L.Vamolovich biên soạn ra đời cuốn sách:“Những yếu tố cơ bản của múa
cổ điển Châu Âu và quan hệ của nó trong âm nhạc”[68]; và đến năm 1958
ông biên soạn cuốn sách: Nguyên tắc của những động tác liên tục và Sáchgiáo khoa giành riêng cho những lớp múa đầu tiên…
Những cuốn sách của các tác giả trên đã bàn đến hệ thống kiến thức cơbản, kiến thức chuyên ngành và cơ sở ngành, cùng với hệ thống kỹ năng cơbản và chuyên biệt cho từng đối tượng người học khác nhau Sự cống hiến đócủa các tác giả đã đặt nền móng cho sự phát triển đào tạo ngành diễn viênmúa của thế giới, trong đó có Việt Nam ở thế kỷ 20 Đồng thời các kết quảnghiên cứu biên soạn trên cũng đặt nền móng cho các nghiên cứu lý luận vềquản lý hoạt động đào tạo ở các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành múa nóichung, đào tạo diễn viên múa nói riêng theo hướng phát triển năng lực củangười học, nhất là năng lực nghề nghiệp
Trong lịch sử múa Xô Viết không thể không nhắc đến Balê, nó là trungtâm Balê Nga (Liên Xô) trong thế kỷ 20, nó cũng là hiện tượng nghệ thuậtmúa thế giới, với những phát hiện mới, sáng tạo mới để tạo ra trường pháimới là Balê Nga – Xô Viết của thế kỷ 18-20 Những công trình, cuốn sáchtiêu biểu về Balê Nga – Xô Viết trong thời kỳ này phải kể đến tác giả
Trang 27Pleshcheec viết năm 1896 cuốn “Balê của chúng ta” [85]; tác giả Khudekov viết từ 1913-1918 cuốn “Lịch sử múa” [65] 4 tập; tác giả Svetlov viết năm
1911 cuốn “Balê đương đại” [92]…Tác giả Levinson viết 1914 với các tác phẩm “Nghệ sĩ Balê” [66], “Balê cổ và mới” [67] viết 1918 là người đầu tiên
tìm ra phương pháp phân tích tác phẩm múa Tác giả Slonimsky năm 1968
viết cuốn “Chào mừng nền nghệ thuật mới” [91] cuốn sách trên đã đề cập đến
tình hình sáng tác và phát triển Balê trong giai đoạn này Đến năm 1975 tác
giả Dobrovolskaia viết cuốn “Múa kịch câm, Balê” [26]; năm 1980 tác giả Karp viết cuốn “Về Balê” [64]; trong các thập kỷ nửa cuối thế kỷ 20 một số
tác phẩm về múa Balê đã mở rộng phạm vi quan tâm nghiên cứu đến múa
nước ngoài như: Ba lê Anh (1959), Sân khấu Ba lê Tây Âu (1979)…Sự ra đời
những tác phẩm nghiên cứu về múa như trên, phản ánh sự phát triển mạnh mẽcủa loại hình nghệ thuật đặc sắc nổi tiếng thế giới này; và cũng từ đó cho thấyđội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy hùng hậu của ngành múa đã tạo dựng
cơ sở khoa học cho sự phát triển nghệ thuật múa đến đỉnh cao
Như vậy, sự ra đời của các tác phẩm kể trên đã đánh dấu bước trưởngthành về khái quát lý luận cơ bản của toàn bộ chương trình đào tạo môn múa
cổ điển Châu Âu; đồng thời nó là công cụ (tư liệu quý) để giảng viên và sinhviên chuyên ngành múa tiến hành hoạt động giảng dạy và học tập có kết quả.Mặt khác, nội dung các cuốn sách, công trình nghiên cứu về nghệ thuật múatrình bày trên, cả lĩnh vực sáng tác và biểu diễn còn là công cụ phương tiện(tài liệu) để các nhà quản lý kiểm soát hoạt động đào tạo, đánh giá kết quảdạy học của thầy và trò theo hướng tiếp cận năng lực
Trong các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật của Trung quốc, Họcviện Múa Bắc Kinh là một trung tâm đào tạo nổi tiếng thế giới, chươngtrình khung đào tạo ngành diễn viên Múa (bậc đại học) ở Học viện Múa BắcKinh đã bàn đến: Những nguyên tắc cơ bản và quy định cụ thể về phương án(chương trình) đào tạo các chuyên ngành biểu diễn múa Cổ điển Trung Quốc
gồm các chuyên ngành như: Biểu diễn múa Ballet; Biên đạo múa; Biểu diễn
múa hiện đại; Vũ đạo học chuyên ngành “Lịch sử múa và lý luận”; Biểu diễn
Trang 28múa tiêu chuẩn Quốc tế (Quốc tế vũ – viết tắt); Biểu diễn kịch âm nhạc; Biênđạo múa truyền hình; Quản lý phong trào văn hóa quần chúng, giao lưu trong
và ngoài nước…Như vậy, chương trình đào tạo ngành nghệ thuật múa ở Họcviện Múa Bắc Kinh vừa toàn diện và phản ánh tính phong phú đa dạng củanghệ thuật múa và đều hướng tới phát triển năng lực nghề nghiệp của từngloại hình diễn viên múa
Kết quả nghiên cứu về đào tạo, quản lý đào tạo diễn viên múa ở nướcngoài cho thấy, cùng với lịch sử phát triển lĩnh vực đào tạo văn hóa nghệthuật, cũng xuất hiện công trình nghiên cứu về đào tạo, quản lý đào tạo diễnviên múa Kết quả nghiên cứu chỉ rõ lĩnh vực đào tạo chuyên ngành múa trênthế giới đã đạt những thành tựu đáng kể, gắn liền với sự phát triển hệ thốngđào tạo, quản lý đào tạo nghề nghiệp trong xã hội hiện đại Một số công trình
đã làm rõ nội dung quản lý mục tiêu, chương trình nội dung đào tạo, hìnhthức, phương pháp đào tạo và các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động đàotạo hướng tới phát triển năng lực của người học Tuy nhiên các kết quảnghiên cứu cho thấy, hệ thống năng lực diễn viên múa, mối quan hệ của hệthống năng lực đó chưa được luận bàn kỹ lưỡng, mặc dù nó là căn cứ của quản
lý đào tạo theo tiếp cận năng lực; chương trình đào tạo diễn viên múa theo tiếpcận năng lực chưa được tổ chức xây dựng; nội dung và giải pháp quản lý đàotạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lựcchưa luận bàn một cách toàn diện…Những ưu điểm và hạn chế đó đặt nềnmóng, điểm tựa cho nghiên cứu, hoàn thiện lý luận quản lý đào tạo diễn viênmúa theo theo tiếp cận năng lực ở các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay
1.2.2 Ở Việt Nam
Nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành diễn viên múa theo tiếp cận nănglực, là vấn đề chưa được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm nghiên cứu.Tuy nhiên, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề nói chung, đào tạonguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật nói riêng có một số công trình nghiên cứudưới dạng hội thảo khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ ở các góc độ,phạm vi rộng hẹp khác nhau, điều đó tạo nên điểm tựa cho việc nghiên cứu
Trang 29tham khảo trong nghiên cứu đề tài luận án như:
Các công trình nghiên cứu trong quản lý đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề của đất nước như: tác giả Nguyễn Minh Đường (1996) "Bồi dưỡng
và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới" đề tài KX-07-14; tác giảTrần Khánh Đức (2003) "Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhânlực"; Tác giả Trần Hùng Lượng (2005), "Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụngnguồn nhân lực tài năng"; Phan Chính Thức (2003) “Những giải pháp pháttriển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH,HĐH”luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội; tác giả Nguyễn Viết Sự(2005), “Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp” Các công trìnhtrên, các tác giả đều đánh giá cao vai trò của đào tạo, quản lý đào tạo nguồnnhân lực trong điều kiện hiện nay và khẳng định cần thiết phải quản lý khoahọc quá trình đào tạo nguồn nhân lực; đồng thời đề cập đến một số những vấn
đề cơ bản về chức năng quản lý, nội dung, nguyên tắc, phương pháp trongquản lý đào tạo nguồn nhân lực hiện nay Đây là những định hướng quantrọng cho nghiên cứu vấn đề quản lý đào tạo nguồn nhân lực trong các trườngvăn hóa nghệ thuật hiện nay và quản lý đào tạo diễn viên múa trong cáctrường văn hóa nghệ thuật
Những năm gần đây, kết quả nghiên cứu cho thấy một số tác giả đãnghiên cứu và bảo vệ thành công đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý
giáo dục về quản lý đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo nghề trong các lĩnh
vực khác nhau như: Tác giả Nguyễn Văn Hùng (2010), nghiên cứu về: Quản
lý đào tạo của trường cao đẳng nghề theo tiếp cận đảm bảo chất lượng Tácgiả Nguyễn Thị Hồng Vân (2011), nghiên cứu về: Quản lý hoạt động đào tạo
ở học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả Hồ CảnhHạnh (2012), nghiên cứu về: Quản lý đào tạo giáo viên trung học cơ sở ở cáctrường cao đẳng sư phạm miền đông Nam Bộ đáp ứng nhu cầu xã hội Tác giảNguyễn Thứ Mười (2013), nghiên cứu về: Quản lý đào tạo cán bộ chỉ huy độithiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh theo hướng đảm bảo chất lượng Tác giảBùi Ngọc Kính (2015), nghiên cứu về: Quản lý đào tạo cử nhân bằng kép tại
Trang 30đại học quốc gia Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM).Tác giả Nguyễn Xuân Bình (2015), nghiên cứu về: Quản lý đào tạo nhân lựcđiều dưỡng ở các trường Cao đẳng Y tế đáp ứng nhu cầu xã hội” Tác giảTrần Văn Long (2015), nghiên cứu về: Quản lý đào tạo của các trường Caođẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp khu vực đồngbằng Bắc Bộ Tác giả Đặng Việt Xô (2016), nghiên cứu về: Quản lý đào tạo ởcác trường đại học kỹ thuật - hậu cần công an nhân dân theo tiếp cận quản lýchất lượng tổng thể Tác giả Vũ Thị Hoà (2016), nghiên cứu về: Quản lý đàotạo theo học chế tín chỉ trong các trường cao đẳng ở Việt Nam Tác giả TrầnVăn Tuấn (2016), nghiên cứu về: Quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng nghềGiao thông vận tải Trung ương đáp ứng thị trường lao động Tác giả NguyễnKim Nhung (2017), nghiên cứu về: Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳngkhu vực phía bắc theo hướng đảm bảo chất lượng Tác giả Nguyễn XuânThủy (2017), nghiên cứu về: Quản lý đào tạo theo chuẩn đầu ra ở các trườngcao đẳng nghề Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
Kết quả nghiên cứu các công trình khoa học trên, tùy theo cách tiếp cậnkhác nhau, các tác giả đã xây dựng, hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo,quản lý đào tạo theo hướng nghiên cứu, đưa ra các khái niệm, đặc điểm, nộidung quản lý đào tạo và những kinh nghiệm, yếu tố tác động đến quản lý đàotạo Trên cơ sở đó, khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng quản lý đào tạo,nhất là thực trạng vấn đề chất lượng đào tạo của các nhà trường, rút ra nguyênnhân hạn chế, tồn tại trong quản lý đào tạo; từ đó đề xuất giải pháp có tínhkhả thi trong quản lý đào tạo ở nhà trường hiện nay Kết quả nghiên cứu cáccông trình khoa học trên về lý luận, thực tiễn và giải pháp, có vai trò địnhhướng cho việc nghiên cứu, kế thừa, phát triển; và là một trong những căn cứkhoa học giúp cho việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận quản
lý đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật và quản lý đào tạo diễn viênmúa trong các trường văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lực hiện nay
Một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và quản
lý đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật như; tác giả Trịnh Minh
Trang 31Ngọc:"Nghệ thuật múa của người Lô Lô ở Hà Giang"[84]; tác giả NguyễnQuỳnh Lan "Balê ở Việt Nam đào tạo và biểu diễn"[69]; tác giả Đỗ Thị ThuHằng (2010):"Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy họcmúa dân gian Việt Nam bậc trung cấp tại Trường Cao đẳng Múa ViệtNam"[51] Năm 1993 Viện Âm nhạc và Múa tổ chức hội thảo về: Những vấn
đề dân tộc hiện đại trong nghệ thuật múa Và năm 2007 Trường Cao Đẳng
Múa Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về: “Đào tạo diễn viên múa trong thời kỳ phát triển và hội nhập”[11] đã thu hút được nhiều tác giả tham gia
viết bài báo cáo khoa học và đăng trên kỷ yếu hội thảo như: tác giả ĐàoPhương Duy:"Yếu tố khoa học của múa cổ điển châu âu trong đào tạo nghệthuật múa ở Việt Nam"; tác giả Quách Như Quỳnh:"Nhạc và múa trongchương trình dạy múa dân gian Việt Nam ở Trường Cao đẳng Múa ViệtNam"; tác giả Cao Chí Thành:"Tiếp thu tinh hoa một số trường phái múa cổđiển châu âu trong nghệ thuật ballet Việt Nam"; tác giả Cao Thị HồngMinh :“Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳngMúa Việt Nam đáp ứng mục tiêu nâng cấp lên Học viện vào năm 2015"
Các công trình trên nhận định: múa trong xã hội hiện nay là một nghềchuyên biệt, có những đặc điểm chuyên biệt, do đó phải tổ chức đào tạo diễnviên múa một cách bài bản, theo đúng góc độ đào tạo nghề nghiệp chuyênbiệt Từ đó đã có một số công trình đòi hỏi phải tiếp cận năng lực chuyên môntrong xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức chỉ đạo quá trình đào tạodiễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật hiện nay
Về mặt tổ chức, trong công trình: “Đổi mới và nâng cao chất lượng đàotạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011-2020”, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch đã làm rõ các vấn đề như: Đặc thù và thực trạngđào tạo văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam; Chương trình, giáo trình vàcác ngành đào tạo; Đội ngũ giảng viên, giáo viên; Quy mô đào tạo; hợp tácquốc tế về đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất của các nhà trường Đồng thời,trong công trình này cũng chỉ rõ mặt tồn tại hạn chế về chất lượng đào tạo củacác trường văn hóa nghệ thuật, nguyên nhân của những hạn chế đó; từ đó xác
Trang 32định rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới nâng cao chấtlượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật và tổ chức thực hiện Trongcác nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, công trình này cũng đã đề cập đến giảipháp: Đổi mới quản lý các cơ sở đào tạo văn hoá nghệ thuật ở tầm vĩ mô của
Bộ, mà chưa có giải pháp nào bàn cụ thể đến quản lý đào tạo của các trườngvăn hóa nghệ thuật Như vậy, trong công trình này vấn đề đào tạo nguồn nhânlực ở các trường văn hóa nghệ thuật đã phản ánh khá rõ thực trạng vấn đề vànguyên nhân hạn chế tồn tại về chất lượng đào tạo, trong đó có nguyên nhân
từ khâu quản lý đào tạo của các nhà trường Và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của đất nướcđược quan tâm và đề cập khá toàn diện, từ đánh giá thực trạng đào tạo vănhóa nghệ thuật ở Việt Nam; khái quát mạng lưới các cơ sở đào tạo về văn hoánghệ thuật toàn quốc; trong đó xác định rõ chương trình, giáo trình đào tạo;đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; công tác đào tạo sau đại học; hợp tác quốc tế
về đào tạo và thực trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên văn hóa nghệ thuật ởcác nhà trường…từ đó làm cơ sở để đưa ra quan điểm, mục tiêu, giải pháp vàkinh phí thực hiện
Ngoài ra, trong danh mục tài liệu tham khảo còn có một số công trìnhnghiên cứu, bài báo, đề tài, báo cáo khoa học trong hội thảo…các công trình
đó đều liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực các ngành văn hóa nghệ thuật,trong đó có ngành diễn viên múa
Kết quả nghiên cứu các công trình khoa học trên, với hướng tiếp cậnkhác nhau đã đề cập đến khó khăn, thuận lợi và sự chuyển biến tích cực trongđào tạo diễn viên múa, điều kiện bảo đảm và đề xuất biện pháp nâng cao chấtlượng đào tạo như: nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; múa dân gian, múabalê, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị chodạy và học tạo nên những tiền đề lý luận cho nghiên cứu vấn đề quản lý đàotạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lực
1.3 Khái quát các kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Trang 33Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu về đào tạo, quản lý đàotạo theo tiếp cận năng lực; và quản lý đào tạo diễn viên múa theo tiếp cậnnăng lực cho thấy, nhìn chung các công trình đã xây dựng cơ sở lý luận vềquản lý đào tạo, làm rõ bản chất, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phươngpháp quản lý đào tạo Các công trình nghiên cứu chỉ rõ: múa là một nghềchuyên biệt có tính đặc thù cao, đòi hỏi tổ chức đào tạo hết sức công phu, bàibản, nghiêm khắc và bám sát yêu cầu về năng lực của nghề để tổ chức đào tạomột cách khoa học Một số công trình đề cập về sự cần thiết và nội dung quản
lý quá trình đào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật theo tiếpcận năng lực như: quản lý nội dung, chương trình đào tạo, quản lý hoạt độnggiảng dạy của giảng viên, hoạt động học tập của học sinh, sinh viên, quản lý
cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, quản lý kết quả đào tạo
Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở lý luận hết sức quan trọngtrong nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn quản lý đào tạo diễn viên múatheo tiếp cận năng lực ở các trường văn hóa, nghệ thuật hiện nay; t uy
nhiên khi nghiên cứu vấn đề này ở nước ta hiện nay còn một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu như sau:
Một là, các công trình đã đề cập đến tính đặc thù của nghề múa, nhưng
chưa làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa tính đặc thù của nghề nghiệp vớiyêu cầu đặt ra trong đào tạo diễn viên múa từ khâu tuyển sinh, tổ chức đàotạo, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ giảng viên, người học diễn viên múa hiện nay
Hai là, các công trình mới chỉ đề cập đến yêu cầu cần thiết phải quản lý
đào tạo nói chung, đào tạo diễn viên múa nói riêng theo tiếp cận năng lực, nhưngchưa nghiên cứu sâu và làm rõ một số vấn đề như: hệ thống năng lực của diễnviên múa, mối quan hệ của hệ thống năng lực đó, đây là căn cứ rất quan trọngcủa quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực; chưa làm rõ phương thức tổ chức xâydựng chương trình đào tạo diễn viên múa theo tiếp cận năng lực Nhất là chưalàm rõ một cách toàn diện nội dung cơ bản của quản lý đào tạo diễn viên múacủa các trường văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lực và những yếu tố khách
Trang 34quan, chủ quan tác động đến khâu quản lý…là những vấn đề gì, thực trạng củacác vấn đề đó hiện nay.
Ba là, chưa có công trình nào đề cập đến giải pháp quản lý đào tạo diễn
viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lực Tình hình
đó đặt ra cho luận án phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn
và đề xuất hệ thống giải pháp khoa học, khả thi, đồng bộ cho vấn đề quản lýđào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuật theo tiếp cận năng lực,nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành nghệ thuật múa, đáp ứngyêu cầu của các đoàn nghệ thuật và xã hội trong bối cảnh mới
Kết luận chương 1
Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án cho thấy, nhìn chung các kết quả nghiên cứu đã làm rõ vai trò, tầm quantrọng của việc quản lý đào tạo theo hướng phát triển năng lực cho người họctrong nhà trường, nhất là đào tạo nghề Các công trình nghiên cứu đã xâydựng cơ sở lý luận về quản lý đào tạo, làm rõ bản chất, nguyên tắc quản lýđào tạo; và đề cập đến một số mô hình quản lý đào tạo mới Đây là những cơ
sở lý luận chung cho vận dụng trong quản lý đào tạo ở từng trường, từngchuyên ngành và loại hình đào tạo Kết quả nghiên cứu cho thấy: múa là mộtnghề chuyên biệt có tính đặc thù cao, đòi hỏi phải được tổ chức đào tạo hếtsức công phu, nghiêm khắc và khoa học Mặt khác, một số công trình nghiêncứu xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành chuyên biệt của nghệ thuậtmúa thể hiện khá rõ quan điểm tiếp cận năng lực trong quá trình xây dựng cácchương trình đào tạo đó Một số công trình đã đề cập về sự cần thiết phảiquản lý tốt quá trình đào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóa nghệ thuậthiện nay; đồng thời đề cập đến đào tạo diễn viên múa ở các trường văn hóanghệ thuật theo tiếp cận năng lực như: quản lý nội dung, chương trình đàotạo, quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động học tập của họcsinh, sinh viên, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, quản lý kết quả
Trang 35đào tạo Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở lý luận hết sức quantrọng trong nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn quản lý đào tạo diễn viênmúa theo tiếp cận năng lực ở các trường văn hóa, nghệ thuật hiện nay.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO DIỄN VIÊN MÚA THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 2.1 Một số vấn đề về đào tạo diễn viên múa theo tiếp cận năng lực
2.1.1 Đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật
2.1.1.1 Đào tạo nguồn nhân lực
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đào tạo là quá trình tác động đến một conngười nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộcsống và khả năng một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mìnhvào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh loàingười”[106] Hoặc có thể hiểu: Đào tạo là làm cho một người trở thành người
có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn nhất định
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Đào tạo là quá trình hoạt động cómục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, thái độ…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo điềukiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả”[35].Ngoài ra còn nhiều tác giả khác bàn đến vấn đề này như: Nguyễn NgọcQuang, Đặng Quốc Bảo, Trần Kiểm, Phạm Viết Vượng, Bùi MinhHiền Tiếp cận các tài liệu của các tác giả trên cho thấy sự thống nhất khiquan niệm về đào tạo: Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhàtrường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách; và nó là một quá trình hoạt động
có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành cho người học các tri thức, kỹ năng,thái độ một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người học thích nghi với cuộcsống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định Hoặc có thể hiểu,đào tạo là một quá trình dạy và học mang tính chuyên biệt, nhằm trang bị
Trang 36cho người học kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo theo yêu cầu nghề nghiệpchuyên môn, chuyên sâu, để họ có khả năng lao động góp phần vào việcduy trì và phát triển cuộc sống trong cộng đồng xã hội
Bên cạnh đó có quan niệm cho rằng, đào tạo chính là “Quá trình cảibiến nhân cách theo mục tiêu đào tạo” [45] Như vậy, đào tạo về cơ bản đượcxem như quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo mới, tổ chức thực hiện đào tạotrong điều kiện đảm bảo về các nguồn lực Vì là quá trình, nó có: trạng tháiban đầu gọi là đầu vào, sự diễn biến chủ yếu ở đây là hoạt động đào tạo vàtrạng thái kết thúc gọi là đầu ra Các quan niệm trên về đào tạo có vai trò địnhhướng cho việc nghiên cứu đào tạo diễn viên múa theo tiếp cận năng lực
Thuật ngữ “Nguồn nhân lực” là: “Nơi có thể cung cấp sức người, hoặc
về mặt sử dụng trong lao động sản xuất”
Như vậy có thể hiểu: đào tạo nguồn nhân lực hay đào tạo nhân lực, bao
gồm các vấn đề cần phải giải quyết như: Đào tạo cái gì (xác định ngành nghềđào tạo, những tri thức, kỹ năng và phẩm chất của nguồn nhân lực); Đào tạomức độ ra sao (theo trình độ đào tạo: nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học; Đàotạo theo tính chất: đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu hiện tại của thị trườnglao động; đáp ứng cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế quốc dân); Đào tạobao nhiêu (số lượng và cơ cấu vùng miền, ngành sản xuất)
2.1.1.2 Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật
Trên cơ sở kế thừa các quan niện trên, có thể quan niệm: Đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật: Là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức và kế hoạch chặt chẽ của các cơ sở đào tạo, nhằm phát triển ở người học về tri thức, kỹ năng và thái độ một cách có hệ thống, góp phần hình thành năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho người học, đáp ứng đòi hỏi của các đoàn nghệ thuật và xã hội.
Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật chính là đào tạonhững con người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, với các chuyên môn
Trang 37nghề nghiệp khác nhau, nó thuộc đào tạo nghề; do vậy cần quán triệt cácnguyên tắc theo quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước, đảm bảođào tạo theo nhu cầu, đào tạo gắn liền với thực tiễn và đào tạo có hiệu quả.
Điều đó có nghĩa là: các chương trình, giáo trình, nội dung đào tạo phảiphản ánh đường lối quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước,phải luôn hoàn thiện và đổi mới theo sự phát triển xã hội và đất nước Mặtkhác khi xác định và xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phải trên cơ sởnhu cầu thực tiễn của các đoàn nghệ thuật, của xã hội, tránh đào tạo những gì
xã hội và các đoàn nghệ thuật không có nhu cầu Trong đào tạo luôn gắn lýthuyết với thực hành, trang bị cho học sinh, sinh viên những tri thức, kỹ năngcần thiết nhằm phục vụ thiết thực cho nghề nghiệp của họ sau khi ra trường.Quán triệt và thực hiện nguyên tắc tính hiệu quả trong tổ chức đào tạo, từkhâu xây dựng kế hoạch, đến công tác tuyển sinh, tổ chức triển khai các hoạtđộng dạy và học, các điều kiện đảm bảo, kiểm soát và đánh gía quả đào tạo
2.1.1.3 Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật
Đào tạo văn hoá nghệ thuật là ngành đào tạo đặc biệt dựa trên cơ sởnăng khiếu; tính đặc thù thể hiện từ công tác tuyển sinh, đến quy trình đào tạo,
cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và kiểm tra, giám sát, đánh giá các yếu tố đảmbảo chất lượng đào tạo; cụ thể như:
* Một là, công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo văn hoá nghệ thuật
có những đặc thù riêng, mỗi kỳ tuyển sinh các nhóm ngành âm nhạc, múa, sânkhấu, điện ảnh, xiếc…các trường đều phải tiến hành tuyển theo hai vòng độclập: thi năng khiếu ở vòng sơ tuyển và thi kiến thức kết hợp với năng khiếu ởvòng chung tuyển Có những thí sinh có năng khiếu rất tốt nhưng trình độ vănhóa phổ thông lại hạn chế và ngược lại; vì vậy mỗi đợt tuyển sinh, hàng trămthí sinh đăng ký dự thi nhưng chỉ trúng tuyển một số ít, nên quy mô đào tạovăn hóa nghệ thuật rất thấp; và có thể được tuyển từ độ tuổi rất nhỏ và đượcđào tạo liên tục trong nhiều năm
Trang 38*Hai là, đào tạo nghệ thuật là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực
hành mang tính truyền nghề, tạo cho các em phát huy khả năng sáng tạo cao.Trong nhiều ngành nghệ thuật, việc thực hành được đặt lên vị trí hàng đầu vàđòi hỏi số lượng thời gian nhiều hơn so với lĩnh vực đào tạo khác
* Ba là, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo văn hoá nghệ thuật
là một yêu cầu rất quan trọng, các trang thiết bị: âm thanh, ánh sáng đối vớilĩnh vực đào tạo sân khấu, điện ảnh, các phòng tập, phòng hòa nhạc đối với đàotạo âm nhạc, sàn tập đối với đào tạo múa…có tác động trực tiếp đến chất lượngđào tạo của các nhà trường
*Bốn là, vai trò của người thầy đối với đào tạo nghệ thuật là rất quan
trọng, thầy giỏi và có nhiều tác phẩm nghệ thuật xuất sắc sẽ có tác động lớnđối với việc học tập của trò; hơn nữa trong một số lĩnh vực đào tạo như: múa,xiếc, sân khấu, âm nhạc…người thầy sử dụng phương pháp thị phạm truyềnnghề là chính Vì vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ củagiảng viên, giáo viên, tạo điều kiện để họ có tác phẩm tốt và đề ra chính sách,chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, giảng viên nghệ thuật là rất cần thiết
2.l.2 Đào tạo diễn viên múa theo tiếp cận năng lực
2.1.2.1 Quan niệm về năng lực
Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa năng lực là: “phẩm chất sinh lý và
trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạtđộng nào đó với chất lượng cao”[106, tr.816]
Như vậy, năng lực (competency) là tổ hợp các thuộc tính sinh học, tâm
lý và xã hội của cá nhân được hình thành từ tư chất, học tập và rèn luyện, cho phép cá nhân thực hiện thành công một dạng hoạt động nhất định theo yêu cầu hay chuẩn nào đó Năng lực có cấu trúc phức tạp, thành phần của nó
không chỉ gồm kiến thức, kĩ năng và hành vi biểu cảm (thái độ), mà phải baogồm cả yếu tố quan trọng nhất là “kinh nghiệm thực tế”trong công việc tươngứng Có nhiều cách phân loại năng lực khác nhau trong đó có các cách phânloại chủ yếu sau:
Trang 39Năng lực chung (General Competency): Là những năng lực cơ bản,
thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trongcuộc sống và lao động nghề nghiệp như: năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ,năng lực về ngôn ngữ và tính toán; năng lực giao tiếp, năng lực vận động…các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyềncủa con người, của quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống
Năng lực chuyên biệt (Property Competency): Là những năng lực riêng
được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướngchuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tìnhhuống, môi trường lao động đặc thù
Năng lực cũng có thể được phân loại thành các năng lực thành phầnnhư năng lực xã hội, năng lực cá nhân, năng lực về phương pháp và năng lựcnghề nghiệp; hoặc trong quá trình lao động nghề nghiệp có thể phân ra cácloại năng lực về ý tưởng-thiết kế-thi công-vận hành; giám sát và đánh giá
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Năng lực của người học là tổng hợp các thuộc tính sinh học, tâm lý và xã hội của cá nhân được hình thành từ
tư chất, học tập và rèn luyện, cho phép người học thực hiện hoạt động học tập đạt hiệu quả cao theo yêu cầu của người dạy và nhà trường.
Quan niệm trên chỉ rõ: Năng lực của người học là tổng hợp các thuộc
tính sinh học, tâm lý và xã hội của người học, trước hết biểu hiện ở nhận thức.
Người học có năng lực nhận thức sẽ là người có nhận thức nhanh, sáng tạo,
độc lập và linh hoạt trong học tập Thứ hai, người học có tư duy sáng tạo, suy
luận và phán đoán nhanh, chính xác; không thụ động lĩnh hội kiến thức, mà tự
mình tiếp thu, xử lý, vận dụng kiến thức vào thực tế công tác Thứ ba, người
học có thái độ đúng, trách nhiệm cao trong học tập
Năng lực của người học trong hoạt động học tập không phải là sự cộng
lại giản đơn các thuộc tính sinh học, tâm lý và xã hội, mà là tổng hòa các
thuộc tính đó chi phối đến hoạt động học tập của người học
Trang 40Trong thời đại ngày nay, khi khoa học và công nghệ đang phát triểnmạnh mẽ và hội nhập và hợp tác quốc tế đang trở thành xu thế toàn cầu, thìviệc đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo là điều kiện tồn tại của mỗiquốc gia, mỗi dân tộc Giáo dục có sứ mệnh đào tạo nhân lực có khả năng đápứng những đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động; đặc biệt cần quan
tâm phát triển năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm, năng lực cộng tác và giải quyết các vấn đề cho người học.
Trong xã hội, mỗi cá nhân hoạt động ở lĩnh vực nghề nghiệp nào, muốnđáp ứng yêu cầu của người quản lý lãnh đạo đều phải có năng lực nghềnghiệp, nhất là lĩnh vực hoạt động nghệ thuật, một loại hình lao động đặc thùgắn liền với các tố chất năng khiếu cá nhân, đặc biệt là nghề diễn viên múa
Từ các quan niệm trên, có thể khái quát năng lực của diễn viên múa
như sau: Năng lực của diễn viên múa là tổng hợp các thuộc tính sinh học, tâm
lý và xã hội của cá nhân được hình thành từ tư chất, học tập và rèn luyện, cho phép người diễn viên thực hiện có hiệu quả hoạt động biểu diễn tác phẩm nghệ thuật múa theo yêu cầu của biên đạo múa đoàn nghệ thuật.
Như vậy học sinh, sinh viên chuyên ngành múa được đào tạo thànhdiễn viên múa, là những người có năng khiếu (tư chất) được tuyển chọn chặtchẽ phải nhận thức và ý thức đầy đủ việc học tập, rèn luyện để hình thành,phát triển năng lực vốn có dưới sự chỉ đạo của người huấn luyện múa
2.1.2.2 Tiếp cận năng lực trong đào tạo diễn viên múa
Nghị quyết 29 Trung ương 8 khóa XI ghi rõ: “Chuyển mạnh quá trìnhgiáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực vàphẩm chất người học Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tựhọc, tạo cơ sở để người học tự cập nhật tri thức, kỹ năng và phát triển nănglực” [40, tr.120] Quán triệt quan điểm trên của Đảng, yêu cầu đổi mới giáodục đào tạo diễn viên múa cần hướng đến hình thành và phát triển năng lựccủa người học; đó là năng lực biểu diễn các loại hình nghệ thuật múa theo các