Chính từ vai trò của DV và HĐDV, định hướng phát triển DV của Đảng và Nhà nước trong tương lai, tính thông dụng của HĐDV trong các giao dịch dân sự cũng như quy định pháp luật hiện hành
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KIỀU THỊ THÙY LINH
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KIỀU THỊ THÙY LINH
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
MÃ SỐ: 62 38 01 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 TS NGUYỄN MINH TUẤN
2 PGS.TS PHẠM VĂN TUYẾT
HÀ NỘI - 2017
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực Những kết luận khoa học của luận án không trùng lặp và chưa từng được công bố ở các công trình nghiên cứu trước đó
Tác giả luận án
Kiều Thị Thùy Linh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với
TS Nguyễn Minh Tuấn - Người hướng dẫn 1 và PGS.TS
Phạm Văn Tuyết - Người hướng dẫn 2, cùng các thầy giáo, cô giáo đã chỉ bảo tận tình; xin cảm ơn các anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành bản luận án này
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Kiều Thị Thùy Linh
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
BLDS 1995 Bộ luật Dân sự được Quốc hội khóa 9 thông
qua ngày 28 tháng 10 năm 1995
BLDS 2005 Bộ luật Dân sự được Quốc hội khóa 11 thông
qua ngày 29 tháng 12 năm 2005
BLDS 2015 Bộ luật dân sự được Quốc hội khóa 13 thông
qua ngày 24 tháng 11 năm 2015
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
PHẦN A: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
8
PHẦN B: NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hợp đồng dịch vụ 14 1.1 Khái niệm dịch vụ và hợp đồng dịch vụ 14
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy định
pháp luật dân sự Việt Nam về hợp đồng dịch vụ
107
Trang 73.1 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật dân sự trong giải quyết
Phụ lục 2: CÁC BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN VAI TRÒ DỊCH VỤ TRONG
CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
Phụ lục 3: BẢNG SO SÁNH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP
ĐỒNG DỊCH VỤ TRONG BLDS 2005 VÀ BLDS 2015
Phụ lục 4: HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TRONG NGUYÊN TẮC CHUNG
LUẬT HỢP ĐỒNG CHÂU ÂU
Trang 81
LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Để phù hợp với đường lối mới của Đảng lãnh đạo, Nhà Nước đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, trong đó có lĩnh vực DV Chính vì vậy, nền kinh tế của Việt Nam có sự chuyển mình mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực DV DV chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế qua các năm: 38,13% (năm 2005), 38,23% (năm 2010), 38,31% (năm 2013), 41% (năm 2014) và 40,92% (năm 2016)1 Các con số trên ngoài việc phản ánh sự phát triển của DV còn phản ánh vai trò ngày càng quan trọng của lĩnh vực này trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam Trong định hướng phát triển phát triển kinh tế giai đoạn tiếp theo, Đảng và Nhà nước tiếp tục tập trung đẩy mạnh sự toàn diện và coi DV là một lĩnh vực trung tâm Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam đặt ra chỉ tiêu quan trọng trong giai đoạn 2016 -2020 là đưa tỉ trọng công nghiệp và DV đạt 85% tổng sản phẩm quốc nội (viết tắt GDP) [15]
Quá trình cung ứng, sử dụng DV được thực hiện giữa các chủ thể thường là quan hệ hợp đồng hình thành trên cơ sở giao kết HĐDV Trong xu hướng DV phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế – xã hội nên HĐDV ngày càng trở nên thông dụng Trước bối cảnh này, với vai trò là một công
cụ pháp lý điều chỉnh, bên cạnh các quy định dành cho hợp đồng dân sự nói chung, pháp luật dân sự của Việt Nam mà trọng tâm là BLDS đã có quy định riêng về HĐDV Tuy vậy, các quy định về HĐDV hiện nay vẫn chưa đủ sức bao quát để điều chỉnh các quan hệ cung ứng, sử dụng DV phát sinh trong thực tiễn Số lượng các tranh chấp về xác lập, thực hiện hay chấm dứt HĐDV đang ngày càng gia tăng
Để giải quyết thực trạng này, việc phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về HĐDV là một yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn
Để hoàn thiện pháp luật về HĐDV trước hết phải xuất phát từ các vấn đề lý luận DV và HĐDV Tuy nhiên, khoa học pháp lý hiện nay còn thiếu vắng nhiều
1
Phụ lục 2)
Trang 92
công trình nghiên cứu sâu về hai nội dung này Một vài công trình nghiên cứu DV dưới góc độ kinh tế ngành, một số bài viết về HĐDV chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, bình luận một vài khía cạnh trong các quy định pháp luật hiện hành đối với hợp đồng này Chưa có công trình nào nghiên cứu HĐDV theo pháp luật dân sự hiện hành một cách toàn diện, tổng thể để tìm ra điểm phù hợp và chưa phù hợp Chính từ vai trò của DV và HĐDV, định hướng phát triển DV của Đảng và Nhà nước trong tương lai, tính thông dụng của HĐDV trong các giao dịch dân sự cũng như quy định pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, thực tiễn
áp dụng pháp luật về HĐDV bộc lộ nhiều điểm bất cập và các công trình nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề lý luận về DV, HĐDV còn hạn chế, nghiên cứu sinh quyết
định lựa chọn đề tài: “Hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam hiện hành – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu luận
án tiến sĩ luật học
2 Tình hình nghiên cứu: Xem Phần A luận án và Phụ lục 1
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
và không có sự sửa đổi đột phá về nội dung so với BLDS cũ
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, tìm ra bản chất của DV nói chung, xác định rõ phạm vi các hoạt động
DV là đối tượng của HĐDV – một hợp đồng dân sự thông dụng được pháp luật dân
sự thừa nhận và quy định
Hai là, xây dựng khái niệm mang tính học thuật về HĐDV và trên cơ sở đó
đưa ra các đặc điểm của HĐDV và phân loại HĐDV
Ba là, phân tích, đánh giá nhằm tìm ra điểm hợp lý và điểm chưa hợp lý trong
quy định pháp luật dân sự hiện hành về HĐDV Các điểm này của quy định pháp luật hiện hành xác định trên cơ sở phân tích luật thực định, tính tích cực, hạn chế
Trang 103
khi áp dụng các quy định pháp luật này vào giải quyết các vụ việc thực tế, đặc biệt trong các vụ tranh chấp giữa các bên chủ thể về xác lập, thực hiện hay chấm dứt HĐDV
Bốn là, luận án đưa ra các phương án, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
dân sự hiện hành về HĐDV để các quy định này phát huy được vai trò quan trọng trong việc vừa là khung pháp lý giúp cho các chủ thể thực hiện giao dịch HĐDV vừa là cơ sở giải quyết các tranh chấp nếu có phát sinh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Một là, luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến HĐDV bao gồm: khái niệm HĐDV, đặc điểm HĐDV, phân loại HĐDV, phân biệt HĐDV với hợp đồng thực hiện công việc… Hai là, luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật
về HĐDV của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Ngành DV là một bộ phận của kinh tế - xã hội rất
đa dạng, do nhiều chủ thể thực hiện, cung cấp Nghiên cứu về chủ thể thực hiện và mục đích thực hiện, DV được chia thành hai loại: DV công và DV tư DV công là nhóm DV do cơ quan nhà nước hoặc các chủ thể được nhà nước ủy quyền cung cấp
DV cho các chủ thể trong xã hội nhằm mục tiêu đảm bảo sự ổn định phát triển kinh
tế – xã hội của một quốc gia, duy trì quản lý nhà nước… DV tư được áp dụng cho nhóm DV mà giữa bên cung ứng DV (sau đây gọi chung là bên cung ứng) và bên
sử dụng DV (sau đây gọi chung là bên sử dụng) có sự bình đẳng về địa vị pháp lý, xác lập quan hệ trên cơ sở thỏa thuận Trong BLDS 2005 thì bên sử dụng được gọi
là bên thuê DV Hoạt động cung ứng, sử dụng DV phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của từng bên chủ thể Xem xét HĐDV với tư cách là một hợp đồng dân sự, một công cụ pháp lý hình thành nên các quan hệ pháp luật về cung ứng, sử dụng DV trong đời sống xã hội nên phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn trong các hoạt động cung ứng, sử dụng DV tư
Bản thân các DV rất đa dạng, trong đó nhiều hoạt động DV có quy chế pháp
lý điều chỉnh riêng như DV bảo hiểm, DV vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không)… Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ nghiên cứu những vấn đề chung về DV, HĐDV cũng như quy chế pháp lý
Trang 114
nói chung về hợp đồng này Việc sử dụng các HĐDV cụ thể chỉ mang tính minh họa, làm sáng tỏ các vấn đề chung thuộc về lý luận hoặc quy định pháp luật dành cho HĐDV nói chung
Bên cung ứng rất đa dạng bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân… Trong khuôn khổ luận án, đặc biệt trọng tâm nghiên cứu quy định của BLDS – luật gốc trong pháp luật dân sự - về HĐDV, tác giả lựa chọn phân tích hai chủ thể cơ bản của luật dân sự là cá nhân và pháp nhân để làm rõ các điều kiện thực hiện DV, khả năng thực hiện, quyền, nghĩa vụ của bên cung ứng trong quan hệ hợp đồng cung ứng, sử dụng DV
- Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu HĐDV trong quy định pháp
luật dân sự Việt Nam hiện hành Do đó, tác giả trọng tâm phân tích các quy định trong BLDS 2015 về HĐDV Tuy nhiên, do BLDS 2015 vừa có hiệu lực từ 1/1/2017 nên các số liệu về thực trạng áp dụng pháp luật còn rất hạn chế và bản thân cơ quan thực thi pháp luật cũng chưa tiến hành tổng kết kết quả thực hiện BLDS này Hơn nữa, BLDS 2015 kế thừa gần như trọn vẹn các quy định của BLDS
2005 nên tác giả sử dụng các số liệu, thông số, bản án, văn bản luật trong giai đoạn BLDS 2005 có hiệu lực để phân tích, so sánh và đưa ra dự kiến tác động các quy định BLDS 2015 về HĐDV trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng này trong thực tiễn
- Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành
của Việt Nam về HĐDV do đó các quy phạm pháp luật quy định, các vụ việc trong thực tiễn diễn ra trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam Pháp luật và các vụ việc của các quốc gia, khu vực khác trên thế giới chỉ là nguồn đối chiếu, học hỏi để tác giả đưa
ra những đánh giá, cái nhìn toàn diện của pháp luật Việt Nam về HĐDV trong xu thế hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng nghiên cứu lý luận các vấn đề về DV, HĐDV cũng như quy định pháp luật về hợp đồng này Tác giả cũng nghiên cứu trên cơ sở Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách quản lý của nhà nước đối với các vấn đề thuộc đời sống kinh
tế - xã hội Bên cạnh đó, các vấn đề lý luận thuộc về bản chất của kinh tế hàng hóa,
Trang 125
tự do hóa các hoạt động kinh tế, DV cũng được tác giả bám sát để phân tích, bình luận phù hợp với xu hướng, bản chất vận động của nền kinh tế thị trường
5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở các phương pháp luận chung tại mục 5.1, luận án sử dụng các biện pháp nghiên cứu cụ thể sau để thực hiện đề tài này:
- Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý luận với thực tiễn: Phương pháp
này xuyên suốt ở tất cả các chương của luận án Cụ thể, tác giả sử dụng lý luận về
DV, cung ứng DV, hợp đồng dân sự…; Từ các vấn đề lý luận đó, luận án khái quát lên thành những vấn đề có tính lý luận về HĐDV (Chương 1); kết hợp giữa lý luận
và thực tiễn làm cơ sở đề xuất các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về HĐDV (Chương 3)
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp nghiên cứu được
sử dụng xuyên suốt từ Chương 1 cho đến Chương 3 của luận án Luận án phân tích các khía cạnh mang tính lý luận của kinh tế sản xuất hàng hóa, DV, các quy luật chi phối nền sản xuất hàng hóa, các yếu tố chi phối đến xác định bản chất hợp đồng dân sự… từ đó luận án khái quát hóa các vấn đề phản ánh bản chất của HĐDV Luận án cũng phân tích các quy định pháp luật hiện hành về HĐDV, quy định pháp luật các nước khác trên thế giới từ đó tổng hợp các nội dung cần được điều chỉnh,
bổ sung, hoàn thiện
- Phương pháp lịch sử: Quy phạm pháp luật được xây dựng gắn liền với sự
phát triển, vận động của kinh tế - văn hóa – xã hội của mỗi quốc gia nên bản thân pháp luật cũng phản ánh lịch sử nhất định Luận án sử dụng phương pháp lịch sử trong quá trình phân tích về sự phát triển, biến động của nền kinh tế đối với sự ra đời, tồn tại của DV cũng như HĐDV Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng phương pháp này để nghiên cứu một cách xuyên suốt, liên tục quy định pháp luật về HĐDV qua từng giai đoạn lịch sử Áp dụng phương pháp này giúp cho luận án đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật có tính kế thừa các quy định pháp luật hiện hành và bổ sung các quy định mới phù hợp với xu thế phát triển, vận động của nền kinh tế
- Phương pháp hệ thống hóa: Luận án sử dụng phương pháp hệ thống hóa để
trình bày các vấn đề, các nội dung theo một trình tự, một bố cục hợp lý, chặt chẽ,
có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dụng để đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận án
Trang 136
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được luận án sử dụng trong
việc nhận diện bản chất DV là đối tượng của HĐDV, so sánh giữa hợp đồng dân sự nói chung với HĐDV, so sánh các quy định pháp lý hiện hành với các quy định pháp luật cũ (trong BLDS 1995 và BLDS 2005), với pháp luật các quốc gia, khu vực khác trên thế giới Từ phương pháp so sánh này, luận án tìm ra các điểm tương đồng, điểm khác biệt để nhận diện bản chất các vấn đề nghiên cứu, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật phù hợp
- Phương pháp phân tích tình huống: Luận án sử dụng phương pháp phân tích
tình huống trong quá trình phân tích các tình huống, bản án trong thực tiễn về DV, HĐDV Việc phân tích tình huống được sử dụng chủ yếu trong Chương 3 nhằm làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về HĐDV, đặc biệt trong hoạt động giải quyết tranh chấp
6 Những đóng góp mới của luận án
Luận án có các đóng góp mới cụ thể sau:
Một là, phân tích, làm rõ nguồn gốc, bản chất của DV để đi đến xây dựng khái
niệm DV, đặc biệt DV là đối tượng của HĐDV
Hai là, phân tích có hệ thống các yếu tố chi phối nhằm xác định bản chất của
HĐDV, xây dựng khái niệm, đặc điểm của HĐDV và tiến hành phân loại hợp đồng theo các căn cứ nhất định
Ba là, phân tích toàn diện, khái quát quy định về HĐDV trong pháp luật một
số nước, khu vực trên thế giới
Bốn là, phân tích toàn diện, có hệ thống các quy định pháp luật dân sự hiện
hành về HĐDV (các quy định BLDS 2015), đặc biệt có góc nhìn so sánh, đối chiếu với các quy định pháp luật về hợp đồng này trong BLDS 2005 (Bộ luật vừa hết hiệu lực vào ngày 31/12/2016)
Năm là, tiến hành phân tích các bản án, các vụ việc xảy ra trong thực tiễn áp
dụng HĐDV từ đó tìm ra ưu điểm, hạn chế trong áp dụng quy định pháp luật về HĐDV
Sáu là, trên cơ sở các căn cứ để hoàn thiện, luận án đưa ra các kiến nghị nhằm
sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về HĐDV trên cơ sở yêu cầu hòa nhập pháp luật quốc tế về loại hợp đồng này
Trang 147
7 Kết cấu của luận án
Ngoài Danh mục từ viết tắt, Mục lục, Lời mở đầu, Phần A về Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các Phụ lục, Phần B Nội dung luận án chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hợp đồng dịch vụ
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật dân sự Việt Nam về hợp đồng dịch vụ Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật dân
sự Việt Nam về hợp đồng dịch vụ
Trang 158
PHẦN A TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
I Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
Các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về HĐDV2 chiếm số lượng không lớn trong các công trình nghiên cứu về luật học nói chung Một vài
công trình nghiên cứu tiêu biểu như “Luật dân sự Việt Nam lược giải – Các hợp
đồng dân sự thông dụng” của Tiến sĩ luật học, Luật sư Nguyễn Mạnh Bách, “Bình luận các hợp đồng thông dụng trong BLDS Việt Nam” của Tiến sĩ luật học Nguyễn
Ngọc Điện, “Phát triển ngành dịch vụ” của đồng chủ biên PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn và TS Nguyễn Mạnh Hùng xuất bản năm 2010, Luận án tiến sĩ “Hợp đồng
thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam” được tác giả Hà Công Anh Bảo bảo vệ thành công tại Đại học Ngoại
thương Hà Nội Các công trình nghiên cứu đã giải quyết được một số vấn đề mang tính lý luận cũng như thực tiễn xoay quanh HĐDV Cụ thể:
- Khái niệm dịch vụ: Mỗi công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm DV phù hợp
với góc độ nghiên cứu Adam Smith cho rằng DV là các hoạt động đem lại lợi ích cho con người, vô hình, không có khả năng lưu trữ Bên cạnh đó, DV cũng được
định nghĩa: “các hoạt động của con người được kết tinh thành các loại sản phẩm
vô hình và không thể cầm nắm được” [56, trang 1], hoặc “theo nghĩa rộng thì dịch
vụ được coi là ngành kinh tế thứ ba Theo cách hiểu này thì hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp được coi là thuộc ngành dịch vụ Theo nghĩa hẹp thì dịch vụ là phần mềm của sản phẩm hỗ trợ cho khách hàng trước, trong và sau khi bán” [56, trang 5] và có thể là “hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người Dịch vụ không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hóa nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội” [56, trang 7] … Như vậy, dù có nhiều cách hiểu khác nhau về DV
nhưng đều có đặc điểm chung là các hoạt động kinh tế thực hiện phục vụ cho nhu cầu của con người
- Đặc điểm dịch vụ: Mặc dù hoạt động DV rất phong phú nhưng đều có những
2
Tham khảo nội dung chi tiết từng công trình tại Phụ lục 1
Trang 169
đặc điểm chung nhất định Theo tác giả Chu Khắc Bình, DV có ba đặc điểm: Vô hình nên khó xác định; Quá trình sản xuất (cung ứng) DV và tiêu dùng DV thường xảy ra đồng thời; DV không thể lưu trữ được [20, trang 1 - 2] Tác giả Đoàn Kim Hồng đưa ra quan điểm về các đặc điểm của DV trong đó ngoài ba đặc điểm nêu trên còn có các đặc điểm sau: tính không đồng nhất, khó xác định trọng lượng và không có khả năng hư hỏng [35, trang 6-7] Tác giả Ngạc Thị Hồng Xiêm cho rằng dịch vụ có ba đặc điểm: Tính vô hình (intangibility), tính không đồng nhất (heterogeneity) và tính không thể tách rời/chia cắt (inseparability) [52, trang 6 – 7] Như vậy, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các đặc điểm của DV phù hợp với góc độ nghiên cứu của mình Nhìn chung, DV thường mang đặc điểm là vô hình, không thể lưu trữ, không đồng nhất và không thể tách rời
- Phân loại dịch vụ: Tác giả Đoàn Kim Hồng phân loại DV trên cơ sở phân
loại của Hiệp định chung về thương mại DV GATS (General Agreement on Trade
in Services) của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organisation – WTO) [35, trang 7] Tác giả Chu Khắc Bình phân loại DV dựa vào hai tiêu chí: Dựa vào tính chất thương mại (DV chia thành DV mang tính thương mại và DV không mang tính thương mại) và dựa vào mục tiêu DV (DV phân thành DV phân phối,
DV sản xuất, DV xã hội và DV cá nhân)
- Định nghĩa hợp đồng dịch vụ: Tiến sĩ Luật học Nguyễn Ngọc Điện định
nghĩa: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên làm dịch vụ
thực hiện một công việc cho bên sử dụng dịch vụ, còn bên sử dụng dịch vụ phải trả công cho bên làm dịch vụ” Định nghĩa này được trình bày trong tác phẩm “Bình luận hợp đồng thông dụng trong Luật Dân sự Việt Nam” Tác giả đi vào nghiên
cứu, phân tích quy định BLDS 1995 về HĐDV Tuy BLDS 1995 đã hết hiệu lực nhưng những quy định của bộ luật này được kế thừa gần như toàn bộ trong BLDS
2005 nên giá trị tham khảo của công trình rất lớn Như vậy, tác giả Nguyễn Ngọc
Điện có quan điểm tương đồng với khái niệm HĐDV đã được ghi nhận trong Giáo
trình Luật dân sự của Đại học Luật Hà Nội [24, trang 195] Qua đây cho thấy, định nghĩa HĐDV chứa đựng hai điều kiện cơ bản: sự thỏa thuận của các bên chủ thể và làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của bên cung ứng và bên thuê
- Đặc điểm hợp đồng dịch vụ: HĐDV mang hai đặc điểm cơ bản là có “tính đền bù” và “song vụ” [24, trang 195] Tính đền bù của HĐDV thể hiện khi bên
thuê phải trả tiền phí DV cho bên thực hiện công việc khi bên cung ứng hoàn thành
Trang 1710
nghĩa vụ của mình hoặc theo thỏa thuận của các bên Bên cung ứng và bên sử dụng đều có các nghĩa vụ nhất định nên tạo nên tính song vụ, tức là các bên đều có nghĩa
vụ tương ứng với nhau theo nội dung hợp đồng
- Mối liên hệ giữa hợp đồng dịch vụ với các hợp đồng có đối tượng công việc như hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ: Tác giả Nguyễn
Mạnh Bách cho rằng, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gia công là một dạng của HĐDV [58, trang 167-254], hợp đồng ủy quyền là hợp đồng độc lập so với HĐDV [58, trang 258-9] Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện đưa ra quan điểm rằng gia công, vận chuyển là các dạng DV đặc biệt khi thỏa mãn điều kiện của DV, tức là phải do người có chuyên môn thực hiện [62, trang 320 – 3] Nhà nghiên cứu phân biệt thực hiện công việc do ủy quyền độc lập với hoạt động DV [62, trang 325-6] Các phân tích mặc dù chưa trọng tâm nhưng đã phản ánh phần nào mối quan hệ giữa HĐDV với một số hợp đồng có đối tượng là công việc
1.2 Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về HĐDV đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, trong các công trình này vẫn chưa giải quyết một số vấn đề lý luận từ đó đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu
(i) Mặt tích cực: Về cơ bản, các công trình đã có những phân tích nhất định về
mặt lý luận đối với DV và HĐDV Những phân tích này sẽ là nền tảng cho các nhà nghiên cứu tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tiếp theo
(ii) Mặt hạn chế: Những nghiên cứu về HĐDV còn chưa giải quyết được các
- Chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích, đánh giá đầy đủ, toàn diện về thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về HĐDV từ khi pháp luật dân sự có ghi nhận các quy định pháp luật về hợp đồng này trong BLDS
- Các công trình còn phân tích tản mát về mối quan hệ giữa HĐDV với một số
Trang 1811
hợp đồng có đối tượng công việc Việc phân tích cụ thể, chi tiết, hệ thống có ý nghĩa trong việc áp dụng quy định pháp luật vào điều chỉnh các quan hệ hợp đồng
II Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận của đề tài
2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích tác giả đặt ra trong mục 3.1 của Lời nói đầu luận án, người nghiên cứu đặt ra các câu hỏi làm nền tảng, định hướng cho quá trình nghiên cứu của mình Các nhóm câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
(i) Nhóm câu hỏi thứ nhất: DV là gì? Phạm vi các hoạt động DV nào sẽ được
cung ứng, thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lý?
(ii) Nhóm câu hỏi thứ hai: HĐDV là gì? Các đặc điểm đặc trưng của HĐDV
và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các cơ chế pháp lý dành cho hợp đồng này? Các căn cứ phân loại HĐDV? Mặc dù tồn tại nhiều nhóm HĐDV nhưng các quy định pháp luật nào sẽ điều chỉnh chung toàn bộ các hợp đồng này và pháp luật về HĐDV là gì?
(iii) Nhóm câu hỏi thứ ba: Thực trạng quy định pháp luật điều chỉnh cho
HĐDV bao gồm các quy định nào? Các quy định đó được hiểu ra sao và có ý nghĩa như thế nào trong quá trình điều chỉnh các quan hệ về cung ứng, sử dụng DV?
(iv) Nhóm câu hỏi thứ tư: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về HĐDV
có những điểm tích cực và bộc lộ các hạn chế nào? Các hạn chế trong quy định
pháp luật có cần thiết phải sửa đổi, bổ sung và sửa đổi, bổ sung trên cơ sở nào?
2.2 Lý thuyết nghiên cứu
(i) Lý thuyết về dịch vụ: Các lý thuyết về sự ra đời, tồn tại, các yếu tố chi phối
đến sự phát triển của DV với tư cách là sản phẩm của nền kinh tế sản xuất hàng hóa được tác giả vận dụng để phân tích, xác định nguồn gốc, các quy luật chi phối đến
sự phát triển của hoạt động DV
(ii) Lý thuyết về hợp đồng dân sự: Các vấn đề thuộc về bản chất, đặc trưng
pháp lý của hợp đồng dân sự được tác giả sử dụng để lý giải bản chất, đặc điểm, phân loại HĐDV với tư cách là một trong các hợp đồng dân sự thông dụng
2.3 Các giả thiết nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, các lý thuyết nghiên cứu mà tác giả đề ra, tác giả đặt ra các giả thiết nghiên cứu cũng như kết quả
Trang 1912
nghiên cứu dự định đạt được trong luận án:
(i) Giả thiết nghiên cứu thứ nhất: DV là đối tượng của HĐDV chỉ bao gồm
các công việc được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể có địa vị pháp
lý bình đẳng, với mục đích thỏa mãn lợi ích vật chất hoặc tinh thần của bản thân chủ thể đó Như vậy, các hoạt động DV tư sẽ là đối tượng trong các HĐDV được các chủ thể giao kết
Kết quả dự định đạt được trong luận án là phân tích có hệ thống nguồn gốc ra đời, đặc trưng của DV, xác định các đặc điểm phân biệt giữa DV tư với DV công
để xác định rõ ranh giới DV là đối tượng của HĐDV
(ii) Giả thiết nghiên cứu thứ hai: HĐDV bản chất là một hợp đồng mua bán
hàng hóa mà DV là hàng hóa đặc biệt trên thị trường DV ra đời gắn liền với sản xuất hàng hóa, được trao đổi theo quy luật giá trị trên thị trường Do vậy, các đặc điểm của HĐDV thể hiện rõ các đặc tính của một hợp đồng mua bán hàng hóa đặc biệt
Kết quả dự định đạt được trong luận án là tìm ra bản chất HĐDV, phân tích các đặc điểm của hợp đồng một cách có hệ thống với các lập luận nhất định
(iii) Giả thiết nghiên cứu thứ ba: Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh
mẽ hướng đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, DV tiếp tục trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế cũng như là hướng phát triển tiếp theo của cả nền kinh tế - kinh tế DV - thì HĐDV tiếp tục là một hợp đồng thông dụng, phổ biến và chiếm số lượng ngày càng lớn trong tổng số các giao dịch
mà các chủ thể xác lập trong đời sống kinh tế - xã hội Do đó, vai trò của quy định pháp luật về HĐDV sẽ ngày càng quan trọng vì nó là quy định chung điều chỉnh, định hướng các quan hệ về cung ứng, sử dụng DV phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước
Kết quả dự định đạt được trong luận án là phân tích để làm rõ vai trò, thực trạng quy định pháp luật về HĐDV – các quy định chung định hướng khi tiến hành thỏa thuận, giao kết và thực hiện các hợp đồng này
(iv) Giả thiết nghiên cứu thứ tư: Quá trình áp dụng quy định pháp luật về
HĐDV vào trong thực tiễn sẽ bộc lộ nhiều bất cập, nhiều quy định còn “vênh” so
với pháp luật các quốc gia, khu vực kinh tế khác trên thế giới Do đó, pháp luật về HĐDV cần được làm sáng tỏ các điểm bất cập, hạn chế, thiếu vắng để hoàn thiện
Trang 20cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật về HĐDV
2.4 Hướng tiếp cận nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu luận án nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành luật dân sự tập trung vào HĐDV Do đó, khi tiếp cận và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cũng như thực trạng quy định pháp luật về HĐDV, tác giả cần phải tiếp cận theo hướng cân bằng giữa các yêu cầu:
Thứ nhất, HĐDV là một dạng của hợp đồng dân sự nên nó sẽ mang đầy đủ
các bản chất của hợp đồng này cũng như có những đặc điểm riêng do đối tượng áp dụng chi phối
Thứ hai, các quy định về HĐDV trong BLDS mang trong mình hai sứ mệnh
Các quy định này là các quy định riêng dành cho hợp đồng dân sự thông dụng bên cạnh nhóm nguyên tắc chung dành cho mọi hợp đồng Đồng thời, các quy định này cũng là các quy định chung dành cho tất cả các HĐDV phát sinh trong lĩnh vực tư mặc dù nhiều DV được điều chỉnh bởi cơ chế pháp lý riêng Do đó, những nghiên cứu, phân tích, kiến nghị về quy định pháp luật HĐDV trong BLDS vừa đảm bảo vai trò quy định gốc của BLDS, vừa phải phù hợp với tính chất riêng của nhóm DV
là đối tượng của hợp đồng này Hơn nữa, người nghiên cứu cũng phải đảm bảo các phân tích, kiến nghị vừa phù hợp với tính linh hoạt trong các quan hệ cung ứng, sử dụng DV, vừa đảm bảo tính chặt chẽ, tránh các tranh chấp có thể xảy ra và khi xảy
ra tranh chấp thì quy định pháp luật là cơ sở cơ bản giải quyết các tranh chấp này
Trang 21là các thỏa thuận vay tài sản với mức lãi suất cao và áp dụng biện pháp cầm cố tài sản được sử dụng với cách gọi thông thường là DV cầm đồ
Về mặt lý luận, hiện còn nhiều quan điểm khác nhau về DV bởi mỗi một quan điểm được đưa ra ở góc nhìn khác nhau DV là hoạt động kinh tế nên nhiều
nhà kinh tế học coi DV “là quá trình lao động, sinh ra và mất đi cùng thời điểm
với quá trình lao động đó, theo đó dịch vụ là một hàng hóa vô hình và có tính chất nhất thời” [56, trang 78] Các nhà kinh tế học cổ điển coi DV là hàng hóa được
trao đổi trên thị trường và tuân theo các quy luật của thị trường Điển hình của
quan niệm này là quan niệm của Adam Smith về DV Ông cho rằng: “Dịch vụ
không mang tính sản xuất (nonproductive) vì không để lại một sản phẩm vật chất hữu hình, trong đó những tầng lớp được coi trọng trong xã hội như cha đạo, luật
sư, thầy thuốc, người viết thư thuê, nhạc công, ca sĩ opera, vũ công… thực sự không sản sinh ra bất kỳ giá trị nào và không được hàm chứa trong một vật thể xác định hay một loại mặt hàng có thể bán được và công việc của người này tàn lụi đúng lúc nó được sinh ra” [99, trang 271] Quan niệm của Adam Smith phản
ánh hai đặc điểm cơ bản của DV là sự vô hình (khác biệt với vật là tài sản hữu
hình) và sự “tàn lụi” DV cùng với thời điểm nó sinh ra Tuy nhiên, đối với nền
kinh tế sản xuất hiện đại, kết quả DV được lưu giữ thông qua các hình thức nhất định nên quan niệm của Adam Smith về thời điểm thực hiện và sử dụng DV không phản ánh hết các trạng thái tồn tại kết quả DV DV trong nền kinh tế hiện đại được
đánh giá “có tính hàng hóa nhiều hơn, vừa lưu trữ được và vận chuyển được đến
mọi nơi, vừa có thể sử dụng được trong một thời gian dài, thậm chí gần như vô hạn” [56, trang 20] Nhà kinh tế học Philip Kotler quan niệm DV dưới góc nhìn so
Trang 2215
sánh trực tiếp với tài sản hữu hình (là các vật) Ông cho rằng: “Dịch vụ là một hoạt
động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển giao quyền sở hữu Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất” [113, trang 200] Như vậy, theo quan niệm của
Philip Kotler, DV mang bốn đặc trưng cơ bản: 1 DV là hoạt động, là các hành vi
có ý chí của con người; 2 DV đem lại các lợi ích và có tính “trao đổi” tức là để mua đi, bán lại trên thị trường; 3 DV là sản phẩm vô hình nên không nhận biết được bằng các giác quan của con người Chính tính vô hình của DV nên không dẫn đến kết quả chuyển giao quyền sở hữu như đối với tài sản trong các giao dịch trên thị trường; 4 Kết quả DV có thể gắn với sản phẩm vật chất nhất định (như hoạt động gia công tạo ra vật cụ thể hoặc hoạt động sửa chữa nhằm đảm bảo chất lượng của tài sản sau khi bị hư hỏng) hoặc gắn với các lợi ích tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu thuộc về cảm xúc bên trong của các chủ thể Qua phân tích trên cho thấy, các quan niệm về DV đa dạng phụ thuộc vào góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học Dưới góc độ lý luận, để hiểu bản chất DV cần sự nghiên cứu cụ thể, đặc biệt
đi từ nguồn gốc DV để nắm được các đặc điểm cơ bản của DV cũng như có thể khái quát hóa thành khái niệm DV
1.1.1.2 Nguồn gốc dịch vụ
Các – Mác khẳng định: “Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng
hóa, khi mà nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát triển” [105, trang 576] đã phản ánh rõ nét nguồn gốc ra
đời của DV cũng như mối quan hệ tương hỗ giữa sự phát triển kinh tế hàng hóa với
sự phát triển của DV Loài người đã trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kinh tế nhưng bàn về nguồn gốc ra đời của DV thì phải nói đến nền kinh tế hàng hóa Nền kinh tế hàng hóa ra đời sau nền kinh tế đầu tiên là nền kinh tế tự cung tự cấp (còn được gọi là kinh tế tự nhiên) Đối với nền kinh tế tự nhiên, con người sản xuất ra các sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu của bản thân mình Việc mua đi, bán lại các sản phẩm là kết quả thực hiện bằng hành vi con người dường như chưa tồn tại phổ biến trong nền kinh tế sản xuất này Mặc dù bản thân trong nền kinh tế tự nhiên đã xuất hiện, tồn tại một số người thực hiện công việc mang tính chất thường xuyên, liên tục như một số dòng họ chuyên thực hiện công việc may mặc (chính là gia công tạo nên các bộ quần áo đáp ứng nhu cầu của chủ thể khác), thậm chí
Trang 23tế của loài người chuyển dần sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa Sự ra đời của nền kinh tế sản xuất hàng hóa kéo theo ra đời của DV nên DV được coi là “con đẻ” của nền kinh tế sản xuất này Như vậy, kinh tế sản xuất hàng hóa và DV ra đời do hội
tụ đủ các yếu tố:
Một là, hình thành nhóm người chuyên thực hiện một công việc hoặc một
nhóm công việc nhất định Xuất phát từ điều kiện phân công lao động xã hội của
nền kinh tế hàng hóa, lao động tiến dần đến “chuyên môn hóa giữa các cá nhân,
các nhóm người (tập thể) hoặc các vùng trong nền kinh tế để làm ra một hay một
số loại sản phẩn nhất định với số lượng lớn” [21, trang 576] DV chỉ ra đời khi
xuất hiện các cá nhân hoặc nhóm cá nhân, hoặc một vùng trong nền kinh tế chuyên thực hiện một hoặc một nhóm công việc nhất định Nói một cách khác, cá nhân, pháp nhân này thực hiện một công việc nhằm phục vụ cho nhu cầu của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội khi họ có nhu cầu Đối với cá nhân, thực hiện một công việc nhất định hình thành nên nghề nghiệp của người đó còn đối với tập thể
có thể tạo nên các làng nghề, thậm chí có thể ra đời các pháp nhân như công ty, xưởng sản xuất, nhà máy sản xuất…
Hai là, năng lực thực hiện công việc của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, thậm chí
mỗi vùng kinh tế có sự khác biệt Bên cạnh điều kiện về phân công lao động xã
hội, điều kiện sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất cũng là một điều kiện để nền kinh tế hàng hóa ra đời Điều kiện này chi phối trực tiếp đến các đặc tính của nền kinh tế hàng hóa như có sự trao đổi hàng hóa, cạnh tranh giữa các nhà cung ứng cùng một mặt hàng Đối với DV, dù thực hiện cùng một loại công việc hoặc nhóm công việc nhất định nhưng mỗi cá nhân, tập thể lại có năng lực thực hiện khác nhau Do đó, khi tiến hành trao đổi DV với tư cách hàng hóa trên thị trường, các nhà cung ứng DV thực hiện trên cơ sở cạnh tranh với nhau, chấp nhận sự khác biệt trong giá cả của cùng một loại DV vì còn phụ thuộc vào
Trang 24Một là, DV là hoạt động của con người nhằm thực hiện công việc nhất định
đáp ứng, phục vụ nhu cầu của chủ thể trong xã hội Hoạt động này là chuỗi các
hành vi có ý chí của con người, có thể được hỗ trợ bởi máy móc, khoa học kỹ thuật với mục tiêu đem lại hiệu quả công việc cao hơn Quá trình thực hiện DV phải đem lại lợi ích cho con người Để thỏa mãn một lợi ích nhất định, bên sử dụng xác lập với bên cung ứng một quan hệ cung ứng, sử dụng DV theo đó bên cung ứng thực hiện công việc vì lợi ích của bên sử dụng hoặc người sử dụng DV Vì vậy, lợi ích
là cơ sở để DV ra đời DV có thể đem lại các lợi ích vật chất (kết quả hoạt động gia công, kết quả hoạt động sửa chữa…) hoặc lợi ích tinh thần cho con người
Hai là, DV là các hoạt động được thực hiện có tính chuyên môn hóa, có tổ
chức Chuyên môn hóa là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động xã hội Khi chủ thể thực hiện chuyên về một công việc cụ thể tức là “làm về một phạm vi,
một việc gì đó” [66, trang 309] trong một thời gian liên tục, có sự ổn định nhất
định Nhờ vậy, chủ thể thực hiện DV nâng cao chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm
thực hiện công việc và dần dần hội tụ đầy đủ kỹ năng để thực hiện công việc có kết quả tốt nhất mà không chủ thể nào cũng có thể làm được Chủ thể này cũng thực hiện công việc lặp đi lặp lại, liên tục đem lại lợi ích cho bất kỳ khách hàng nào có
nhu cầu Tính tổ chức trong thực hiện DV được hiểu là công việc được thực hiện
theo một chu trình, các bước thực hiện nhất định Chu trình, các bước thực hiện công việc được bên cung ứng xây dựng trên cơ sở kiến thức được đào tạo, kinh nghiệm được tích lũy cũng như sáng tạo của chính chủ thể này Công việc được thực hiện theo một chu trình nhất định đảm bảo kết quả DV thu được theo đúng dự liệu ban đầu, đồng thời cũng hạn chế những sai lệch của kết quả thực hiện công việc so với các cam kết đối với khách hàng Chính tính chuyên môn hóa và tổ chức làm nên tính độc lập giữa bên cung ứng với bên sử dụng trong quá trình thực hiện công việc
Ba là, DV là một loại hàng hóa luôn gắn liền với thị trường, chịu sự chi phối
của quy luật thị trường DV ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội và trở
thành một loại hàng hóa đặc biệt được mua đi – bán lại trên thị trường Dù trong nền kinh tế tự nhiên hay trong nền kinh tế hàng hóa, với trí tuệ của mình, con
Trang 2518
người đã biết bằng hành vi chính mình thực hiện công việc đáp ứng nhu cầu của bản thân cũng như của các chủ thể khác Tuy nhiên, DV chính là quá trình thực hiện công việc với sự hội tụ những điều kiện nhất định Nói một cách khác, công việc đáp ứng lợi ích của con người gồm có hai nhóm chính: DV và các công việc không mang tính DV (còn được gọi là công việc phi DV) Thuộc tính đặc trưng của DV so với các công việc phi DV là chỉ ra đời trong kinh tế hàng hóa và luôn gắn liền với thị trường hàng hóa Trao đổi DV trên thị trường được xác định theo hai giá trị là giá trị sử dụng3 và giá trị hàng hóa4 Các quy luật của kinh tế thị trường như quy luật giá trị5, quy luật cung cầu6, quy luật cạnh tranh7, quy luật lưu thông tiền tệ8 trực tiếp chi phối đến sự ra đời, lưu thông hàng hóa đặc biệt này trên thị trường Tuy nhiên, so với các hàng hóa hữu hình trên thị trường thì DV lại có những đặc trưng riêng nhất định DV không tồn tại dưới dạng vật chất nên chất lượng DV cũng không được xác định trực tiếp theo các chỉ số nhất định như các hàng hóa hữu hình Quá trình cung ứng và tiêu dùng DV về cơ bản là xảy ra đồng thời nên DV không có khả năng lưu trữ Chính vì vậy nhiều nhà nghiên cứu đều đồng thuận quan điểm cho rằng DV có tính chất vô hình, không lưu trữ được
Bốn là, DV là hàng hóa đặc biệt có giá trị và giá trị sử dụng Theo quan điểm
của kinh tế chính trị học thì giá trị hàng hóa nói chung, trong đó có DV là sự kết tinh sức lao động Tuy nhiên, giá trị này được biểu hiện thông qua giá cả hàng hóa Giá trị DV cũng được thể hiện thông qua giá cả DV Giá trị sử dụng của DV chính
là những lợi ích mà DV đem lại cho người sử dụng DV Chính vì vậy, khi DV
6
Quy luật cung – cầu: Cầu là nhu cầu của xã hội về hàng hóa, cung là tổng số hàng hóa trên thị trường hoặc có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường Mối quan hệ cung – cầu thực chất là mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội Khi cung lớn thì cầu cũng lớn và xác định cầu hoàn toàn dựa trên cung trong thị trường [21, trang 62-63]
7
Quy luật cạnh tranh: Bản chất cạnh tranh phản ánh xung đột lợi ích giữa các chủ thể trong nền kinh tế hàng hóa Khi phân công lao động xã hội làm cho chủ thể sản xuất không thể tách rời nhau, môi trường kinh doanh lại hạn hẹp và mỗi chủ thể có năng lực kinh doanh khác nhau thì hệ quả tất yếu là giữa các chủ thể sản xuất phải cạnh tranh với nhau đề giành khách hàng Tính hai mặt của quy luật cạnh tranh chính là nó vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhưng cũng có thể buộc chủ thể sản xuất sử dụng các Phương pháp cạnh tranh không lành mạnh [21, trang 65]
8
Quy luật lưu thông tiền tệ: Tiền tệ được coi là chất bôi trơn cho các hoạt động kinh tế nói chung nên quy luật lưu thông tiền tệ sẽ xác định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông để đảm bảo trao đổi hàng hóa bình thường [21, trang 67]
Trang 2619
được trao đổi trên thị trường thì trao đổi này tuân theo quy luật giá trị Bên sử dụng buộc phải trả một khoản tiền nhất định tương đương với giá trị DV cho bên cung ứng Đây cũng là nguồn gốc để lý giải tại sao các giao dịch về cung ứng, sử dụng
DV lại mang tính chất đền bù
Từ các phân tích về nguồn gốc DV tại mục 1.1.1.2 và thuộc tính DV tại mục
1.1.1.3, DV được định nghĩa như sau: Dịch vụ là hoạt động thực hiện công việc
nhất định đáp ứng nhu cầu của con người, được thực hiện có tính chuyên môn hóa, có tổ chức, là một loại hàng hóa luôn gắn liền với thị trường, chịu sự chi phối của quy luật thị trường
1.1.1.4 Phạm vi dịch vụ là đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Nhu cầu về lợi ích con người đa dạng dẫn đến các hoạt động kinh tế đáp ứng nhu cầu này cũng đa dạng bao gồm cả DV Mặc dù các hoạt động DV đều có chung các thuộc tính được phân tích tại mục 1.1.1.3 nhưng khi xem xét chủ thể thực hiện công việc cũng như vai trò của DV đối với phát triển kinh tế – xã hội thì
DV phân thành hai loại: DV công và DV tư Dưới góc độ lý luận, ranh giới giữa
DV công và DV tư chưa thực sự được phân định rõ ràng Tuy vậy, bản chất quan
hệ cung ứng, sử dụng DV công không mang tính bình đẳng về địa vị pháp lý còn việc xác lập, thực hiện công việc trong DV tư lại mang tính chất này
DV công được quan niệm là những hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công quyền hay những chủ thể được chính quyền ủy nhiệm đứng ra thực hiện nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng hoặc các lợi ích tối thiểu cần thiết để đảm bảo kinh tế - xã hội được phát triển ổn định Người sử dụng DV công đóng thuế vào ngân sách nhà nước và Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm việc cung ứng không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận Lượng DV công mà mỗi người tiêu dùng không phụ thuộc vào mức thuế hay mức phí mà người dân đóng
DV tư được hiểu là các hoạt động ra đời trên cơ sở nhu cầu cụ thể của một hoặc một số chủ thể nhất định và hoạt động cung ứng được xác lập, thực hiện trên
cơ sở bình đẳng về địa vị pháp lý giữa các bên chủ thể cũng như khả năng chi trả của bên sử dụng nhằm mục tiêu thu lợi nhuận cho bên cung ứng Nói một cách khác, cơ sở xác lập quan hệ cung ứng, sử dụng DV tư là thông qua một hợp đồng
Chính vì vậy, khi so sánh, đối chiếu cho thấy, DV công và DV tư có những đặc điểm khác biệt nhất định, cụ thể:
(i) Chủ thể cung ứng dịch vụ
DV công được cung ứng bởi các “cơ quan công quyền hay những chủ thể
Trang 2720
được chính quyền ủy nhiệm đứng ra thực hiện” [48] Điều này đồng nghĩa, không
phải mọi chủ thể trong xã hội có năng lực, khả năng thực hiện công việc đều có thể thực hiện việc cung ứng DV công Bên cạnh yếu tố khả năng thực hiện công việc còn đòi hỏi thẩm quyền thực hiện cung ứng DV công được Nhà nước quy định
DV tư được cung ứng bởi các cá nhân, tổ chức mà quá trình thực hiện công việc không gắn với quyền lực công – còn được gọi là tính chất công quyền Bên cung ứng DV bằng khả năng của chính mình và nhu cầu cung cấp của bản thân để thực hiện hoạt động cung ứng DV tới khách hàng Cá nhân, tổ chức trước khi thực hiện việc cung ứng DV thường phải đăng ký hoạt động hoặc đăng ký thành lập hoặc cấp phép hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật
(ii) Vai trò của dịch vụ trong đời sống kinh tế - xã hội
Mục đích của DV công là “phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng” và “lợi
ích tối thiểu cần thiết của xã hội để đảm bảo cuộc sống được bình thường và an toàn” [48] Như vậy, DV công ra đời không đáp ứng nhu cầu riêng lẻ của từng chủ
thể trong xã hội Việc cung ứng DV công được quyết định trên cơ sở đường lối phát triển đất nước, nhu cầu của từng địa phương, khu vực cụ thể Đối với các thành phố lớn tại Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tập trung phát triển DV phương tiện giao thông công cộng, DV chăm sóc cây xanh tại các khu vực công cộng hoặc của cộng đồng…
Trong khi đó, DV tư ra đời xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của một chủ thể hoặc một nhóm chủ thể nhất định Nguồn gốc DV tư mang tính lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và không chịu sự chi phối bởi lợi ích của một cộng đồng hoặc lợi ích quốc gia Đối với một số quốc gia như Hoa Kỳ cho phép DV bảo hiểm đối với bộ phận
cơ thể người DV này ra đời trên nhu cầu một số cá nhân nhất định như người mẫu bảo hiểm đôi chân, ca sĩ bảo hiểm bộ phận dây thanh quản của mình…
(iii) Tính chất đền bù trong quan hệ cung ứng, sử dụng dịch vụ
Tính chất “đền bù” trong quan hệ cung ứng, sử dụng DV công có đặc thù riêng không tuân theo nguyên tắc giá trị và giá trị sử dụng cũng như quy luật cạnh tranh Việc trả tiền DV được thực hiện theo cách thức đặc biệt Một số DV công được Nhà nước cung cấp trên cơ sở nguồn thuế người dân đóng góp Các DV này thường là những DV thiết yếu đảm bảo trật tự, an ninh, lợi ích công cộng Bên cạnh đó, người sử dụng DV có thể phải trả tiền DV theo mức phí được Nhà nước quy định Chính vì vậy, tính chất đền bù trong quan hệ cung ứng, sử dụng DV
được ghi nhận “trả tiền dưới hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước để Nhà
Trang 2821
nước tổ chức việc cung ứng một cách đều đặn như một sự "thỏa thuận trước" Nhưng cũng có những DV mà người sử dụng vẫn phải trả thêm một phần hoặc toàn bộ kinh phí; tuy nhiên, đối với các loại DV này, Nhà nước vẫn có trách nhiệm
bảo đảm việc cung ứng không nhằm vào mục tiêu thu lợi nhuận” [48]
Hoạt động cung ứng DV tư của bên cung ứng hướng đến thu lợi nhuận Số tiền bên sử dụng phải trả cho bên cung ứng trước hết bù đắp phần chi phí thực hiện công việc và sau đó đem lại lợi nhuận Khoản lợi nhuận mà bên cung ứng có được
là cơ sở để chủ thể này phát triển hoạt động kinh doanh của mình hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của bản thân
(iv) Lượng cung ứng dịch vụ
Lượng cung ứng DV công sẽ không phụ thuộc vào khả năng chi trả của người
sử dụng DV Bản chất của DV công ra đời nhằm đảm bảo lợi công cộng hoặc hỗ trợ thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong xã hội Chính vì vậy, đối với các DV công, lượng cung ứng được thực hiện theo quy định do Nhà nước ban hành hoặc phê duyệt phụ thuộc vào tính chất, yêu cầu của xã hội đối với DV
này Xét về đặc điểm này, có nghiên cứu khoa học khẳng định: “mọi người dân
(bất kể đóng thuế nhiều hay ít, hoặc không phải đóng thuế) đều có quyền hưởng sự cung ứng dịch vụ công ở một mức độ tối thiểu, với tư cách là đối tượng phục vụ của chính quyền Lượng dịch vụ công cộng mà mỗi người tiêu dùng không phụ thuộc vào mức thuế mà người đó đóng góp” [48]
Lượng cung ứng DV tư phụ thuộc vào khả năng chi trả của người sử dụng Mỗi khách hàng có nhu cầu và khả năng chi trả riêng nên lượng cung ứng DV cũng có sự khác biệt Lượng cung ứng DV phải đảm bảo thỏa mãn tiêu chuẩn chung (trong trường hợp Nhà Nước quy định hoặc chính nhà cung ứng DV tự quy
định) và tiêu chuẩn do các bên thống nhất
Các đặc điểm trên cho thấy quan hệ cung ứng, sử dụng DV công tuân theo các thủ tục đặc biệt và không mang tính bình đẳng địa vị pháp lý giữa bên cung ứng với người sử dụng DV Việc cung ứng, sử dụng DV công hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách phát triển từng địa phương, khu vực và cả nước, năng lực cung ứng
DV công của các chủ thể có thẩm quyền ở mỗi khu vực, địa phương Còn DV tư được hiểu là các hoạt động ra đời trên cơ sở nhu cầu cụ thể của một hoặc một số chủ thể nhất định và hoạt động cung ứng DV tư được xác lập, thực hiện trên cơ sở bình đẳng về địa vị pháp lý giữa các bên chủ thể cũng như khả năng chi trả của bên
sử dụng nhằm mục tiêu thu lợi nhuận cho bên cung ứng Do đó, cơ sở để xác lập
Trang 291.1.2.1 Hợp đồng dịch vụ là quan hệ hình thành từ sự thỏa thuận giữa bên cung ứng với bên sử dụng được pháp luật điều chỉnh
Quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh giữa bên cung ứng với bên sử dụng còn được gọi là HĐDV Dưới góc độ này, HĐDV mang đầy đủ các đặc điểm của một quan hệ pháp luật dân sự với ba yếu tố cấu thành là chủ thể, khách thể và nội dung Các yếu tố của quan hệ pháp luật này được thể hiện:
(i) Hợp đồng dịch vụ là quan hệ có hai bên chủ thể: bên cung ứng và bên sử dụng
Bên cung ứng là các cá nhân, tổ chức đáp ứng các yêu cầu luật định thực hiện các công việc phù hợp với khả năng, chuyên môn và điều kiện của mình Còn bên
sử dụng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu hưởng lợi ích từ quá trình thực hiện công việc hoặc để người thứ ba sử dụng các lợi ích này Bên sử dụng tiếp nhận kết quả công việc đã thực hiện và trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng Cơ sở hình thành quan hệ cung ứng, sử dụng DV giữa hai chủ thể này là sự thỏa thuận Sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể trong HĐDV cũng giống như các hợp đồng dân sự nói chung, đó là sự thống nhất giữa ý chí bên trong và bày tỏ ý chí ra bên ngoài Cơ sở đảm bảo tính thỏa thuận giữa bên cung ứng và bên sử dụng là sự bình đẳng về địa
vị pháp lý, tức là các bên có quyền ngang nhau trong quá trình đàm phán đi đến thống nhất các điều khoản quy định quyền, nghĩa vụ của mình Như vậy, với góc
độ là một quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, HĐDV luôn có sự tham gia của bên cung ứng và bên sử dụng
(ii) Khách thể của hợp đồng dịch vụ là các lợi ích mà chủ thể hướng đến trong quá trình cung ứng dịch vụ
Lợi ích được hiểu là “điều có lợi, có ích nói chung” [66, trang 962] đem lại
cho các chủ thể sự thỏa mãn nhất định về mặt vật chất hoặc tinh thần Trong quan
hệ về cung ứng, sử dụng DV, bên cung ứng có nghĩa vụ thực hiện công việc để đem lại lợi ích cho bên sử dụng Mục đích của bên cung ứng có thể đa dạng như
Trang 3023
đem lại sự hài lòng cho khách hàng, đảm bảo uy tín… song mục đích chính yếu vẫn là thu tiền DV Tiền DV bao gồm phần chi phí thực hiện công việc và lợi nhuận mà chủ thể này mong muốn đạt được Mục đích của bên sử dụng là đạt được các lợi ích mà mình muốn Lợi ích mà bên sử dụng hướng tới có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần cho chính mình hoặc cho người thứ ba
(iii) Nội dung của hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận quyền, nghĩa vụ của bên cung ứng với bên sử dụng
Nội dung của HĐDV là sự thống nhất ý chí các bên về những yếu tố pháp lý
cơ bản tạo nền tảng cho quá trình thực hiện hợp đồng như đối tượng hợp đồng, thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng, quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng, tiêu chuẩn của kết quả công việc, các trường hợp chấm dứt hợp đồng… Những yếu tố pháp lý này cụ thể vào các vấn đề sau:
- Đối tượng hợp đồng dịch vụ: Đối tượng của HĐDV là các hoạt động DV -
tức là công việc cụ thể Đối với một HĐDV, để thực hiện dễ dàng, đạt được mục đích của các chủ thể, DV cần được mô tả cụ thể, chi tiết Điều khoản ghi nhận đối tượng HĐDV sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của các bên chủ thể trong hợp đồng này
- Thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng: Thời gian thực hiện hợp đồng là
khoảng thời gian để bên cung ứng thực hiện công việc, chuyển giao kết quả và bên
sử dụng tiếp nhận kết quả công việc, thực hiện nghĩa vụ trả tiền DV Địa điểm thực hiện hợp đồng sẽ phụ thuộc vào tính chất của từng DV cụ thể được xác định các loại địa điểm khác nhau như địa điểm ký kết hợp đồng, địa điểm thực hiện công việc, địa điểm chuyển giao kết quả công việc đã thực hiện
- Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng và bên sử dụng: HĐDV là căn cứ xác
lập nên quan hệ HĐDV, các chủ thể có thể quy định quyền, nghĩa vụ trong các điều khoản độc lập hoặc trong cùng điều khoản tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên Quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định trên cơ sở tính chất DV, chính sách dành cho khách hàng của bên cung ứng, điều kiện riêng của bên sử dụng hoặc người thứ ba sử dụng kết quả DV …
- Kết quả công việc phải thực hiện: Thực hiện DV là chuỗi các hành vi có ý
chí của con người nhằm đạt được một kết quả nhất định Kết quả đó thỏa mãn lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần cho bên sử dụng Vật chất là một khái niệm rộng,
thường được hiểu là “hiện thực khách quan tồn tại ngoài ý thức và độc lập ý thức
con người” hoặc cách hiểu hẹp hơn là “những thứ thuộc nhu cầu về thể xác của con người (ăn, ở, đi, lại…)” [66, trang 1792] Trong HĐDV, lợi ích vật chất bao
Trang 3124
gồm nhóm lợi ích gắn liền với một tài sản nhất định như tạo ra một sản phẩm mới theo mẫu mã, kích thước có sẵn (kết quả của DV gia công) hoặc tạo nên các sản phẩm thuộc về sở hữu trí tuệ như bản nhạc, lời bài hát…, làm tăng giá trị tài sản như hoạt động sửa chữa các hỏng hóc đối với tài sản… Lợi ích tinh thần là một khái niệm thường được hiểu dưới góc độ đối lập với vật chất, tức là thuộc về ý chí, tình cảm, nhận thức của con người Định nghĩa lợi ích tinh thần được hiểu dưới ba
góc độ khác nhau: “1 Toàn bộ những hoạt động nội tâm của con người (như ý
nghĩ, tình cảm…) nói chung: đời sống tinh thần phong phú, văn minh tinh thần và văn minh vật chất 2 Bản lĩnh, ý thức trách nhiệm trước công việc nói chung: giữ vững tinh thần chiến đấu, bị mất tinh thần…3 Điều sâu sắc nhất cốt yếu nhất toát
ra từ một nội dung nào đó: tinh thần của lời phát biểu” [66, trang 1859] Như vậy,
lợi ích tinh thần do DV đem lại cũng được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, song chủ yếu nó thuộc về sự thỏa mãn nhu cầu tình cảm, cảm xúc, nhận thức của con người Ca sĩ biểu diễn các bài hát làm người nghe thư thái, hạnh phúc, xúc động Nhân viên massage khiến khách hàng cảm thấy bớt mệt mỏi, cơ thể thoải mái…
Do lợi ích tinh thần là một phạm trù vô hình nên thước đo của việc hoàn thành công việc là sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng Tùy thuộc vào tính chất DV và nhu cầu của bên sử dụng, nội dung ghi nhận kết quả thực hiện DV quy định chi tiết kết quả mà Bên cung ứng phải đem cho khách hàng của mình
- Trường hợp chấm dứt hợp đồng dịch vụ: Tương đồng với hợp đồng dân sự
nói chung, HĐDV có thể chấm dứt theo các căn cứ được ghi nhận trong hợp đồng (hợp đồng đã hoàn thành, các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng…), đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng Đơn phương chấm dứt HĐDV thường được áp dụng phổ biến trong trường hợp một hoặc hai bên có hành vi vi phạm nghiêm trọng đối với hợp đồng Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ thực hiện nghĩa vụ thông báo cho bên kia Đối với HĐDV thường các bên không áp dụng hủy bỏ hợp đồng, đặc biệt những hợp đồng đang được thực hiện bởi hậu quả pháp
lý của việc hủy bỏ hợp đồng là các bên sẽ phải trao trả lại những gì đã nhận của nhau Tuy nhiên, thực hiện hợp đồng là việc bên cung ứng thực hiện chuỗi các hành vi và bỏ ra một khoản chi phí cần thiết cho việc thực hiện này Bên sử dụng không thể hoàn trả bằng chuỗi hành vi mà chỉ có thể thanh toán khoản chi phí cho phần công việc đã thực hiện Ngoại trừ trường hợp bên cung ứng có vi phạm nghiêm trọng dẫn đến hủy bỏ hợp đồng thì bên sử dụng không phải thanh toán cho phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện phần công việc đã được hoàn thành Hủy bỏ
Trang 3225
HĐDV cũng thường được áp dụng với các hợp đồng đã giao kết, đã phát sinh hiệu lực nhưng chưa đến thời điểm thực hiện hợp đồng
- Cơ chế giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra: Bên cung
ứng và bên sử dụng có thể thỏa thuận cơ chế giải quyết tranh chấp trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn Cách thức ghi nhận phổ biến khi phát sinh tranh chấp là các bên tiến hành hòa giải Trường hợp các bên không thể hòa giải có thể giải quyết bằng các cơ chế được Nhà nước ghi nhận như kiện ra Tòa án có thẩm quyền Đặc biệt với nhóm DV thương mại, các bên có thể thỏa thuận giải quyết bằng cơ chế Trọng tài thương mại – đây là một cơ chế được hầu hết các quốc gia ghi nhận, trong đó có Việt Nam
Như vậy, dưới góc độ là một quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, HĐDV được thiết lập dựa trên ba yếu tố cơ bản: chủ thể, khách thể và nội dung
Trên cơ sở phân tích trên, HĐDV là sự thỏa thuận giữa bên cung ứng với bên sử
dụng mà theo đó bên cung ứng thực hiện một công việc nhất định nhằm đem lại lợi ích cho bên sử dụng và bên sử dụng có nghĩa vụ trả tiền DV cho bên cung ứng trên cơ sở các nội dung quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật
1.1.2.2 Pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến cung ứng, sử dụng dịch vụ
Các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến cung ứng, sử dụng DV về quá trình xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa bên cung ứng với bên sử dụng do Nhà nước ban hành, có tính bắt buộc áp dụng hoặc hướng dẫn áp dụng đối với các chủ thể, được bảo đảm bởi cơ chế thực thi của nhà nước Như vậy, các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ cung ứng, sử dụng DV cũng như các quy phạm pháp luật nói chung mang các đặc điểm sau:
Thứ nhất, quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định Hệ thống văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành Trên cơ sở nguyên tắc
cơ bản được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, các luật khác do Quốc Hội ban hành và các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật mang tính chất hướng dẫn thi hành do các cơ quan nằm trong hệ thống quản lý nhà nước ban hành như Chính Phủ, Thủ tướng Chính Phủ, các Bộ… quy định cụ thể Do đó, tùy thuộc vào tính chất của quy phạm pháp luật sẽ do cơ quan có thẩm quyền tương ứng ban hành theo thủ tục, trình tự pháp luật quy định
Trang 3326
Thứ hai, các quy phạm pháp luật về HĐDV mục đích điều chỉnh các quan hệ
phát sinh giữa bên cung ứng với bên sử dụng về quá trình thực hiện, sử dụng DV
Thứ ba, việc thực hiện các quy phạm pháp luật về HĐDV phải được đảm bảo
bằng cơ chế do Nhà nước quy định Về nguyên tắc, các chủ thể trong quan hệ hợp đồng có quyền tự do thỏa thuận nhưng không được vi phạm những hành vi pháp luật Các nội dung thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật sẽ đương nhiên vô hiệu
Do đó, pháp luật điều chỉnh HĐDV được hiểu là các quy phạm pháp luật
được hiểu là các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ cung ứng, sử dụng DV phát sinh trong xã hội Các quy định pháp luật về DV bao gồm:
(i) Một là, các nguyên tắc chung về hợp đồng dân sự bao gồm các quy định
được áp dụng chung cho các nhóm hợp đồng có đối tượng tài sản và hợp đồng có đối tượng công việc Hợp đồng có đối tượng là dịch vụ là một bộ phận của hợp đồng dân sự có đối tượng là công việc nên cũng chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc này
(ii) Hai là, các quy phạm pháp luật được dành riêng cho HĐDV với tư cách là
hợp đồng thông dụng được quy định trong BLDS Trong BLDS 2015, các quy định dành cho HĐDV được quy định trong Mục 9 (từ Điều 513 đến Điều 521) Quy định dành cho hợp đồng thông dụng này điều chỉnh về tiêu chuẩn đối với đối tượng HĐDV; quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng và bên sử dụng; trả tiền DV; đơn phương chấm dứt thực hiện HĐDV; và tiếp tục HĐDV
(iii) Ba là, các quy phạm pháp luật nằm trong các luật riêng điều chỉnh các
DV hoặc nhóm DV cụ thể Đối với một số DV đặc thù cần có cơ chế riêng điều chỉnh nên để điều chỉnh nó, bên cạnh các quy định chung dành cho mọi loại DV, nhà nước ban hành các văn bản độc lập điều chỉnh loại DV đó Các DV thương mại chịu sự điều chỉnh Luật thương mại DV bảo hiểm tuân thủ theo các quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm DV karaoke phải tuân thủ các quy định nằm trong Nghị định 103/2009/NĐ – CP ngày 6/11/2009 cũng như Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 và Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh DV văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP… Các luật riêng này chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ cung ứng, sử dụng DV bên cạnh các quy định chung về hợp đồng dân sự và HĐDV trong BLDS
Như vậy, dưới góc độ này, HĐDV là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề trong quá trình cung ứng, sử dụng DV bao gồm các quy định
Trang 341.2.1 Hợp đồng dịch vụ gắn liền cơ chế thị trường
HĐDV ra đời cùng với sự ra đời của hoạt động DV - đối tượng của hợp đồng Khi nền kinh tế hàng hóa ra đời dẫn đến tồn tại thị trường để trao đổi các sản phẩm hàng hóa, bao gồm các sản phẩm hàng hóa hữu hình và vô hình Trong các sản phẩm hàng hóa vô hình, công việc được thực hiện bởi hành vi của con người một cách chuyên nghiệp, có tổ chức nhằm mục tiêu đem ra trao đổi, thu lợi nhuận cũng
là một dạng hàng hóa được trao đổi Hoạt động cung ứng DV giữa bên cung ứng với các khách hàng được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận của các bên – chính là HĐDV Do đó, mặc dù hợp đồng dân sự tồn tại, phát triển từ rất sớm, đồng hành cùng với các hoạt động giao lưu kinh tế - xã hội của loài người nhưng HĐDV chỉ chính thức ra đời khi xuất hiện thị trường trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa Như vậy có thể khẳng định: HĐDV ra đời từ hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa trong thị trường của nền kinh tế sản xuất hàng hóa
Bên cạnh nguồn gốc ra đời từ hoạt động trao đổi trên thị trường, sự phát triển thị trường cũng chi phối trực tiếp đến sự phát triển của HĐDV Thị trường trao đổi hàng hóa biến động phụ thuộc vào các yếu tố trực tiếp sau: số lượng hàng hóa cần trao đổi; nhu cầu sử dụng hàng hóa của các chủ thể trong đời sống kinh tế; khả năng chi trả của các chủ thể đối với lượng hàng hóa nằm trong nhu cầu sử dụng của họ Nhưng xét một cách khách quan, sự phát triển của thị trường chịu sự chi phối gián tiếp bởi nhiều yếu tố mang tính biện chứng với nhau như: trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, máy móc sản xuất; chính sách phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt chính sách của các nước có nền kinh tế mạnh, phát triển Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, năng lực sản xuất gia tăng, hoạt động giao lưu kinh tế không nằm trong phạm vi một vùng, một khu vực, một quốc gia
mà đã hình thành nên các giao dịch “không biên giới” Thị trường hàng hóa đã phát triển cả về chất và lượng Xét về lượng, thị trường hàng hóa mở rộng ra toàn cầu với sự đan xen các mạng lưới phân phối hàng hóa vô cùng đa dạng Xét về
Trang 3528
chất, hàng hóa có sự phân phối đa dạng, xâu chuỗi và lồng ghép với nhau tùy thuộc vào tính chất lệ thuộc các hàng hóa với nhau Nhà sản xuất bán sản phẩm máy tính thì đi kèm nó sẽ là các DV bảo trì, bảo hành Một số công việc sẽ được thực hiện miễn phí trong một thời hạn nhất định nhưng một số hoạt động sửa chữa buộc bên khách hàng phải trả phí Như vậy, thực tế hoạt động cung ứng sản phẩm cho khách hàng này là sự tích hợp nhiều hoạt động cung ứng: cung ứng hàng hóa hữu hình (máy tính) và cung ứng hàng hóa vô hình (sửa chữa theo quy định bảo hành, bảo trì sản phẩm và sửa chữa khác ngoài bảo hành, bảo trì) Ví dụ trên là minh chứng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trao đổi hàng hóa cả về lượng và chất Với vai trò là phương tiện pháp lý vừa để hình thành quan hệ cung ứng DV, vừa là bảo vệ quyền lợi của từng bên chủ thể trong quá trình thực hiện hoạt động cung ứng này, HĐDV phát triển tỉ lệ thuận với sự gia tăng về chiều rộng và chiều sâu với DV DV là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới và các quốc gia sẽ hướng đến nền kinh tế DV (tức là DV trở thành xương sống, là sức mạnh
của từng nền kinh tế), đặc biệt là “kinh tế dịch vụ tri thức” [56, trang 31] Do đó,
HĐDV tiếp tục đóng vai trò là phương tiện pháp lý phổ biến hình thành các quan
hệ kinh tế trong xã hội trên con đường hướng tới thỏa mãn lợi ích của các chủ thể HĐDV ngày càng đa dạng về hình thức giao kết cũng như cách thức thực hiện DV là các hoạt động được hỗ trợ bởi các sản phẩm kết tinh những tinh túy của khoa học kỹ thuật nên việc cung ứng các sản phẩm này cũng sẽ vô cùng đa dạng, thậm chí vượt ra khỏi các cách thức cung ứng truyền thống Nếu các cách thức cung ứng truyền thống là thực hiện công việc và chuyển giao kết quả (và hiện nay vẫn được áp dụng với một số DV như gia công, vận chuyển…) thì các cách thức cung ứng hiện đại dành cho các sản phẩm tiên tiến có thể thông qua hành vi của người sử dụng…cũng ngày càng phổ biến DV đọc sách trực tuyến cho phép người sử dụng ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể đọc các cuốn sách được viết bởi một tác giả ở một quốc gia khác thông qua việc thực hiện chuỗi hành vi theo yêu cầu của nhà cung ứng DV Một số cuốn sách phiên bản điện tử yêu cầu người đọc phải trả phí bằng hình thức thanh toán tiền chuyển khoản, thẻ cào… thì sau khi người sử dụng thực hiện việc thanh toán sẽ được phép đọc sản phẩm mình đã mua Cách thức giao kết này thực hiện thông qua hành vi người sử dụng trên cơ sở yêu cầu của nhà cung ứng DV Đối với DV này, người thuê DV sử dụng sản phẩm thông qua sự kết hợp hành vi nhiều bên cung ứng Chủ sở hữu tác phẩm cho phép độc giả đọc sách của mình bằng phiên bản điện tử, nhà cung cấp DV trực tiếp tích
Trang 3629
hợp các tính năng cho phép người đọc khai thác cuốn sách trên trang thông tin điện
tử, nhà cung cấp mạng internet cho phép người dung sử dụng DV internet… Như vậy, việc sử dụng một DV như đọc sách trực tuyến đã không còn theo thể thức cung cấp truyền thống đối với một DV và điều này phụ thuộc vào sự phát triển, tính đa dạng của các loại hình DV mới
1.2.2 Hợp đồng dịch vụ có đối tượng là công việc phải thực hiện
Trong khoa học pháp lý, hợp đồng dân sự được chia thành hai nhóm có đối tượng khác nhau: hợp đồng có đối tượng tài sản và hợp đồng có đối tượng công việc Khi phân tích về các các hợp đồng thông dụng được quy định trong BLDS, nhóm hợp đồng có đối tượng công việc gồm có HĐDV, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ủy quyền Trong nhóm hợp đồng này có đặc điểm chung là các công việc được thực hiện bằng hành vi của con người, mục đích là đem lại lợi ích cho chủ thể khác, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội Tuy nhiên, như đã phân tích tại mục 1.1.1.3 cho thấy, đối tượng là công việc phải thực hiện rất đa dạng Dựa vào tính phân công lao động xã hội cũng như tách biệt trong năng lực thực hiện công việc thì công việc gồm có hai nhóm: công việc là DV và công việc phi
DV So với các hợp đồng có đối tượng công việc nhưng không mang tính DV thì HĐDV có một số điểm đặc trưng:
Thứ nhất, DV là các công việc được thực hiện bởi các chủ thể thực hiện theo tính chất nghề nghiệp hoặc theo lĩnh vực đăng ký kinh doanh của họ Không phải
mọi chủ thể đều có thể cung ứng DV Do đó, công việc phải thực hiện trong HĐDV phải do các chủ thể có khả năng cung ứng DV Đối với cá nhân, một số
DV yêu cầu cá nhân phải thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và một số DV pháp luật không yêu cầu thủ tục này Tuy nhiên, cá nhân dù phải đăng ký hoặc không phải đăng ký việc cung ứng DV đều có đặc điểm chung là họ thực hiện với tư cách nghề nghiệp Đây là đặc trưng chủ thể thực hiện DV xuất phát từ nguồn gốc ra đời của DV Trên cơ sở phân công lao động xã hội, khi các cá nhân được xã hội phân công thực hiện một công việc nhất định liên tục, mang tính nghề nghiệp thì mới trở thành nhà cung ứng DV Đối với tổ chức, chủ thể này chỉ trở thành nhà cung ứng DV khi thực hiện thủ tục thành lập phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước
Thứ hai, thực hiện DV là nghĩa vụ cơ bản của bên cung ứng sau khi HĐDV được ký kết và có hiệu lực Khi HĐDV có hiệu lực, bên cung ứng có nghĩa vụ
Trang 3730
trước nhất là thực hiện công việc đã cam kết trong hợp đồng DV được thực hiện
sẽ đem lại lợi ích cho bên sử dụng và giúp đạt được mục đích của các chủ thể khi thiết lập quan hệ hợp đồng cung ứng, sử dụng DV
Thứ ba, không thực hiện DV là một trong các trường hợp vi phạm HĐDV
Thực hiện DV là nghĩa vụ cơ bản của bên cung ứng trên cơ sở nội dung thỏa thuận trong HĐDV và chi phối đến thực hiện các nghĩa vụ khác trong hợp đồng như nghĩa vụ thanh toán tiền DV, nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc… nên nếu bên cung ứng không thực hiện DV sẽ là hành vi vi phạm nghĩa vụ và ảnh hưởng đến cả quá trình thực hiện hợp đồng Hành vi vi phạm nghĩa vụ này dẫn đến phát sinh trách nhiệm pháp lý theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
Từ các phân tích trên cho thấy, so với các hợp đồng có đối tượng là công việc, HĐDV có đối tượng là DV – một bộ phận của công việc mang tính chất chuyên nghiệp, có chuyên môn, được thực hiện theo các quy trình nhất định do bên cung ứng xây dựng, thực hiện Đây là một đặc trưng riêng biệt của HĐDV so với các hợp đồng có đối tượng công việc nói riêng và hợp đồng dân sự nói chung
1.2.3 Hợp đồng dịch vụ có tính đền bù
Trong phân loại hợp đồng dân sự, dựa vào sự có đi, có lại về lợi ích vật chất giữa các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng, hợp đồng chia thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù Tính chất đền bù trong quan hệ hợp đồng được hiểu là một bên nhận lợi ích vật chất từ bên kia và thanh toán lại bằng một số tiền hoặc một tài sản do các bên thỏa thuận Hiện nay, định nghĩa về “vật chất” cũng như “lợi ích vật chất” chưa được thống nhất Trong tiếng Anh, lợi ích vật chất được gọi là “material benefit” và được dịch là các lợi ích được cụ thể hóa bằng các loại vật chất cụ thể Do đó, dưới góc độ lợi ích thu được từ việc thực hiện quan hệ hợp đồng thì lợi ích vật chất được hiểu là khoản tiền, tài sản một bên thu được từ bên kia sau khi thực hiện xong một nghĩa vụ nhất định Đối với HĐDV, như phân tích tại mục 1.1.1.3 thì bản thân DV được coi là một dạng hàng hóa đặc biệt được trao đổi trên thị trường tuân theo các quy luật giá trị và giá trị sử dụng nên HĐDV
so với các hợp đồng dân sự thông dụng khác phản ánh rõ tính đền bù trong hợp đồng Tính đền bù trong HĐDV được thể hiện ở các góc độ sau:
Thứ nhất, bên sử dụng phải trả tiền DV cho bên cung ứng để chủ thể này thực
hiện công việc theo thỏa thuận DV là một hàng hóa vô hình có giá trị được trao đổi trên thị trường nên để bên cung ứng thực hiện công việc, bên sử dụng phải trả một giá trị vật chất, thông thường là một khoản tiền tương ứng với giá trị của hàng
Trang 3831
hóa Bên cạnh đó, vì mục tiêu lợi nhuận nên giá DV bao gồm giá trị DV và phần lợi nhuận do bên cung ứng xác định Giá DV do các bên thỏa thuận hoặc theo bảng giá được niêm yết hoặc được thông báo từ bên cung ứng và thường được biểu hiện thành một khoản tiền nhất định
Thứ hai, giá trị đền bù là phần giá trị vật chất của DV được tính trên cơ sở giá
trị và giá trị sử dụng của loại hàng hóa đặc biệt này trên thị trường Trong các đối tượng của hợp đồng dân sự, chỉ có tài sản hàng hóa và DV là hai loại đối tượng mà giá trị đền bù được tính trên cơ sở giá trị và giá trị sử dụng Quy luật này điều chỉnh công thức tính giá DV trong HĐDV Đây là một điểm rất đặc biệt của HĐDV so với các hợp đồng dân sự khác
Thứ ba, vi phạm nghĩa vụ trả tiền là căn cứ để phát sinh trách nhiệm pháp lý
của bên sử dụng hoặc là căn cứ để bên cung ứng chấm dứt hợp đồng Khá tương đồng với hợp đồng mua bán tài sản, nghĩa vụ thanh toán tiền DV của bên sử dụng
là một nghĩa vụ cơ bản và quan trọng nhất của chủ thể này trong quá trình thực hiện hợp đồng Tùy vào tính chất của công việc, bên sử dụng trả tiền trước hoặc sau khi DV được hoàn thành và được ghi nhận trong hợp đồng hoặc theo quy định pháp luật nếu các bên không có thỏa thuận Đối với trường hợp bên sử dụng trả tiền DV sau khi công việc được hoàn thành, chủ thể này không thực hiện như đã thỏa thuận cho bên cung ứng thì cũng được coi là hành vi vi phạm nghĩa vụ Khi
có hành vi vi phạm nghĩa vụ sẽ làm phát sinh trách nhiệm pháp lý của bên sử dụng Trách nhiệm này có thể là tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã vi phạm hoặc/và bồi thường thiệt hại tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong HĐDV Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì việc xác định trách nhiệm pháp lý sẽ tuân theo quy định của pháp luật hiện hành
1.2.4 Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ
Xem xét mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên chủ thể trong hợp đồng thì khoa học pháp lý phân hợp đồng thành hợp đồng song vụ và
đơn vụ Hợp đồng song vụ là “hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ Hay
nói cách khác, mỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ là người vừa có quyền vừa
có nghĩa vụ dân sự” [24, trang 101] Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ có một
bên chủ thể có nghĩa vụ và không có quyền gì đối với bên kia Như vậy, căn cứ vào cách phân loại này, HĐDV mang đặc điểm của hợp đồng song vụ Thông thường, để xác định tính chất song vụ hoặc đơn vụ thì sẽ xem xét từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng Sau thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, các bên chủ thể
Trang 3932
đều là chủ thể có quyền và nghĩa vụ tương ứng với chủ thể còn lại thì được xác định là hợp đồng song vụ Đối với HĐDV, thời điểm có hiệu lực phổ biến là thời điểm các bên giao kết hợp đồng (bên sau cùng ký vào hợp đồng nếu đó là hợp đồng có hình thức văn bản) hoặc các bên hoàn tất thỏa thuận các nội dung cơ bản (nếu đó là hợp đồng có hình thức miệng) hoặc thời điểm các bên chính thức thực hiện hợp đồng bằng hành vi của chính mình Sau thời điểm có hiệu lực của hợp đồng này, nhìn chung, bên cung ứng với bên sử dụng đều có những nghĩa vụ nhất định với nhau Tính chất song vụ của HĐDV được thể hiện thông qua các nội dung
cụ thể sau:
Thứ nhất, bên cung ứng và bên sử dụng có các quyền, nghĩa vụ tương ứng với
nhau phát sinh trên cơ sở HĐDV đã được giao kết Hai bên chủ thể trong HĐDV
có các nghĩa vụ cơ bản cơ bản đối với nhau, gồm:
Sau khi HĐDV có hiệu lực, bên cung ứng có các nghĩa vụ chính đối với bên
sử dụng như: thực hiện công việc do các bên xác định trong hợp đồng; chuyển giao kết quả thực hiện công việc cho bên sử dụng hoặc người thứ ba theo nội dung thỏa thuận Bên cạnh đó, bên cung ứng có thể có một số nghĩa vụ khác phổ biến như nghĩa vụ giữ bí mật thông tin, nghĩa vụ bảo quản tài liệu do bên sử dụng cung cấp… Bên sử dụng có các nghĩa vụ nhất định tương ứng cho bên cung ứng Các nghĩa vụ cơ bản của bên sử dụng gồm: nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết theo yêu cầu và thống nhất giữa các bên; nghĩa vụ tiếp nhận kết quả thực hiện công việc từ bên cung ứng; nghĩa vụ trả tiền DV theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng… Bên sử dụng cũng có các nghĩa vụ khác tương ứng với tính chất của DV và được các bên ghi nhận trong từng HĐDV cụ thể
Sau khi HĐDV được giao kết, bên cung ứng và bên sử dụng đều có các nghĩa
vụ nhất định với nhau và nó tạo nên tính song vụ cho hợp đồng này
Thứ hai, một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ là cơ sở để bên kia có quyền
hoãn thực hiện nghĩa vụ trong HĐDV Đặc trưng cơ bản đối với các hợp đồng song vụ là khi chủ thể này thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để chủ thể còn lại trong hợp đồng thực hiện phần nghĩa vụ của mình Đối với HĐDV, khi nghĩa vụ nào phải thực hiện trước mà chủ thể có nghĩa vụ không thực hiện thì chủ thể còn lại có quyền hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình Đặc điểm này của HĐDV cũng phản ánh tính chất của hợp đồng song vụ nói chung
1.3 Phân loại hợp đồng dịch vụ
Trong khoa học pháp lý, phân loại hợp đồng nhằm tìm ra các đặc điểm chung
Trang 4033
của một số hợp đồng nhất định và trên cơ sở các đặc điểm chung này, nhà làm luật xây dựng các cơ chế điều chỉnh riêng biệt phù hợp với tính chất của từng loại hợp đồng HĐDV có thể được phân loại theo nhiều căn cứ khác nhau, tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ tập trung phân loại HĐDV dựa vào một số căn cứ cụ thể sau:
1.3.1 Dựa vào kết quả thực hiện hợp đồng dịch vụ
Kết quả HĐDV là lợi ích bên sử dụng mong muốn đạt được khi bên cung ứng thực hiện công việc Phân loại HĐDV trên cơ sở kết quả hợp đồng có ý nghĩa trong việc xác định hoàn thành nghĩa vụ thực hiện công việc, cách thức chuyển giao kết quả Căn cứ vào kết quả hợp đồng, HĐDV phân thành hai nhóm cơ bản: HĐDV có kết quả là lợi ích vật chất và HĐDV có kết quả là lợi ích tinh thần
1.3.1.1 Hợp đồng dịch vụ có kết quả là lợi ích vật chất
Vật chất là khái niệm đa nghĩa, được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau Vật
chất có thể là “những thứ thuộc về thể xác con người (ăn, ở, đi, lại…)” [66, trang 1752] Vật chất cũng được hiểu là “một sản phẩm vật chất hoặc nhiều sản phẩm
vật chất do con người tạo ra” (a subtance or subtances of which a thing is made or composed) hoặc “bất cứ những thứ là nguyên vật liệu để tạo nên một sản phẩm” (anything that servers as crude or raw matter to be used or developed”) [119]
Như vậy, kết quả vật chất trong HĐDV nên được hiểu là kết quả được tạo ra bởi hành vi hoặc chuỗi các hành vi của con người thể hiện dưới các trường hợp sau:
Một là, lợi ích vật chất là kết quả DV được vật chất hóa, tức là thể hiện ở dạng hữu hình (có hình dáng, kích thước và cảm nhận được bằng giác quan con người, đặc biệt là thị giác): HĐDV đem lại kết quả loại này là nhóm hợp đồng có
đối tượng gia công Bên nhận gia công thực hiện cung ứng DV gia công, tạo nên sản phẩm theo một mẫu nhất định với các tiêu chuẩn, yêu cầu do khách hàng đưa
ra hoặc khách hàng lựa chọn trên cơ sở các mẫu mã của chính bên cung ứng Đối với nhóm HĐDV này, nghĩa vụ của bên cung ứng không chỉ là thực hiện đúng quá trình tạo nên sản phẩm mà còn có nghĩa vụ chuyển giao kết quả đúng thời gian, địa điểm cho bên sử dụng Nghĩa vụ chỉ được coi là hoàn thành khi bên cung ứng thực
hiện các nghĩa vụ cụ thể sau: Một là, thực hiện đúng quy trình do hai bên thỏa
thuận với nhau Thông thường bên cung ứng sẽ chủ động xây dựng quy trình phù hợp Tuy nhiên, nhiều trường hợp, khách hàng cũng tham gia xây dựng quy trình nhất định để bên cung ứng thực hiện Trường hợp này thường gặp đối với khách
hàng cũng có chuyên môn, kiến thức về quá trình thực hiện công việc; Hai là,