1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho sinh viên điều dưỡng thực tập tại bệnh viện

116 1,4K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Thực hành của sinh viên về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn .... Sinh viên điều dưỡng là những nhân viên y tế trong tương lai, việc trang bị kiến thức phòng ngừa các vết th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- -

MỴ THỊ HẢI

KHẢO SÁT VẾT THƯƠNG DO DỤNG CỤ Y TẾ SẮC NHỌN GÂY RA CHO SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG

THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- -

Mỵ Thị Hải

KHẢO SÁT VẾT THƯƠNG DO DỤNG CỤ Y TẾ SẮC NHỌN GÂY RA CHO SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG

THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN

Chuyên ngành: Điều Dưỡng

Mã số: 60.72.05.01

Luận văn Thạc sĩ Điều Dưỡng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TS TRẦN THIỆN TRUNG PGS.TS ALISON MERRILL

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu kết quả trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả

Mỵ Thị Hải

Trang 4

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình, sơ đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đại cương về vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 3

1.2 Các nghiên cứu liên quan đến vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng 16

1.3 Lý thuyết học tập xã hội Bandura và sự ứng dụng trong nghiên cứu 19

1.4 Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Y Dược Thái Bình và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình 22

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Đối tượng nghiên cứu 24

2.2 Thời gian và địa điểm 24

2.3 Phương pháp nghiên cứu 24

2.4 Đạo đức trong nghiên cứu 34

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 Đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng 35

3.2 Vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng 36

3.3 Kiến thức về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 41

3.4 Thực hành của sinh viên về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 47

3.5 Mối liên quan giữa tỷ lệ có vết thương, kiến thức, thực hành phòng ngừa và đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng 50

Chương 4 BÀN LUẬN 56

Trang 5

4.1 Đặc tính chung của sinh viên điều dưỡng 56

4.2 Vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng 57

4.3 Kiến thức về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 66

4.4 Thực hành của sinh viên về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 70

4.5 Mối liên quan giữa tỷ lệ có vết thương, kiến thức, thực hành phòng ngừa và đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng 75

4.6 Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu 80

4.7 Tính ứng dụng của nghiên cứu 80

KẾT LUẬN 82

KIẾN NGHỊ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CDC Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm Kiểm

soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ) DCYTSN Dụng cụ y tế sắc nhọn

HBV Hepatitis B virus (Vi-rút viêm gan B)

HCV Hepatitis C virus (Vi-rút viêm gan C)

HIV Human Immunodeficiency Virus (Vi-rút gây suy giảm miễn dịch

ở người)

KTC Khoảng tin cậy

NVYT Nhân viên y tế

SV Sinh viên

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng 35

Bảng 3.2 Tỷ lệ SV điều dưỡng có vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 36

Bảng 3.3 Thời gian và địa điểm khi xảy ra vết thương 37

Bảng 3.4 Vị trí xảy ra vết thương 37

Bảng 3.5 Mức độ vết thương và thao tác khi xảy ra vết thương 38

Bảng 3.6 Đặc điểm về nguồn nhiễm 38

Bảng 3.7 Mang găng tay khi xảy ra vết thương 39

Bảng 3.8 Xử trí ban đầu sau khi có vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 39

Bảng 3.9 Báo cáo sau khi có vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 40

Bảng 3.10 Lý do khi có vết thương mà không báo cáo 41

Bảng 3.11 Kiến thức về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 41

Bảng 3.12 Nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa vết thương do DCYTSN 44 Bảng 3.13 Kiến thức chung về phòng ngừa vết thương do DCYTSN 46

Bảng 3.14 Thực hành của SV về phòng ngừa vết thương do DCYTSN 47

Bảng 3.15 Thực hành chung của SV về phòng ngừa vết thương do DCYTSN 49

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tỷ lệ có vết thương với giới tính và nhóm tuổi 50

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa tỷ lệ có vết thương với lớp SV đang học 50

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa tỷ lệ có vết thương với tiêm ngừa viêm gan B và thời gian học/đọc tài liệu về vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 51

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa kiến thức và đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng 51

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa thực hành với giới tính, nhóm tuổi và thời gian gần nhất học/đọc tài liệu về vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 53

Trang 8

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa thực hành với lớp sinh viên đang học và tiêm

ngừa viêm gan B 54

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa thực hành và tỷ lệ có vết thương 54

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa kiến thức và tỷ lệ có vết thương 55

Bảng 3.24 Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành 55

Bảng 4.1 Tỷ lệ vết thương do DCYTSN ở sinh viên điều dưỡng ở một số nghiên cứu tại Việt Nam 58

Bảng 4.2 Tỷ lệ vết thương do DCYTSN ở sinh viên điều dưỡng tại một số nước trên thế giới 59

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Các hộp chứa dụng cụ y tế sắc nhọn 14 Hình 4.1 Phương pháp múc thìa đậy nắp 72

Sơ đồ 1.1 Lý thuyết học tập xã hội về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn 22

Sơ đồ 2.1 Các bước tiến hành trong nghiên cứu 25

Trang 10

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Một trong những mối đe dọa của nhân viên y tế khi thực hành lâm sàng

là phải đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là nguy cơ phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh truyền qua đường máu thông qua các vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2002) [61], trong số 35 triệu nhân viên y tế trên thế giới thì hàng năm có 3 triệu người phải tiếp xúc với tác nhân gây bệnh qua đường máu, 2 triệu trong số này tiếp xúc với vi-rút viêm gan B; 0,9 triệu tiếp xúc với vi-rút viêm gan C và 17.000 tiếp xúc với vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người Các vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn có thể gây

ra 15.000 trường hợp nhiễm rút viêm gan C, 70.000 trường hợp nhiễm rút viêm gan B và 1.000 trường hợp nhiễm vi-rút HIV ở người

vi-Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Dương Khánh Vân (2012) [19] khảo sát tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội cho thấy tỷ lệ nhân viên y

tế có vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra trong 12 tháng là 66,5% và trong các loại dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho nhân viên y tế thì nguyên nhân do bơm kim tiêm chiếm tỷ lệ cao nhất là 31,7%

Vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra là vấn đề phổ biến đáng báo động ở các cơ sở y tế trên toàn thế giới, có ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của những người mắc phải Một trong những đối tượng dễ bị vết thương do dụng

cụ y tế sắc nhọn gây ra là sinh viên điều dưỡng thực tập tại các cơ sở y tế Một nghiên cứu về vết thương do kim tiêm trên sinh viên điều dưỡng ở Trung Quốc của Wan-Xia Yao và cộng sự (2010) [68] cho kết quả tỷ lệ có vết thương do kim tiêm là 100% Một nghiên cứu khác nhằm xác định tỷ lệ có vết thương do kim đâm và vật sắc nhọn của sinh viên điều dưỡng và nữ hộ sinh tại Iran năm 2015 [43] cho thấy có 30,1% sinh viên đã từng trải qua những vết thương, trong đó vết thương do kim tiêm là phổ biến nhất chiếm 71,6%

Trang 11

2

Ngoài ra vấn đề đáng lo ngại là chỉ có 33,9% sinh viên tiến hành báo cáo sau khi có vết thương xảy ra

Như vậy việc xây dựng chiến lược, chương trình phòng ngừa vết thương

do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho sinh viên điều dưỡng khi thực tập tại bệnh viện đã và đang trở thành vấn đề cấp bách Sinh viên điều dưỡng là những nhân viên y tế trong tương lai, việc trang bị kiến thức phòng ngừa các vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra là rất cần thiết, song đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn chưa có nghiên cứu nào khảo sát về vấn đề này

Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho sinh viên điều dưỡng thực tập tại bệnh viện”, qua đó

mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin về tình hình vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn, cách phòng ngừa và xử trí vết thương cũng như các yếu tố liên quan để từ đó đề ra giải pháp nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm và đảm bảo an toàn cho sinh viên khi thực tập tại bệnh viện

Câu hỏi nghiên cứu

Tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra

Mục tiêu nghiên cứu

1 Xác định tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn

2 Xác định tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có kiến thức và thực hành đúng về phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra

3 Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ có vết thương, kiến thức, thực hành phòng ngừa và đặc điểm chung của sinh viên điều dưỡng

Trang 12

3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đại cương về vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn

1.1.1 Định nghĩa

Dụng cụ y tế sắc nhọn (DCYTSN): bất cứ vật nào có thể gây tổn

thương xâm lấn da hoặc qua da, DCYTSN bao gồm kim tiêm, đầu kim truyền dịch, dao mổ, thủy tinh vỡ, ống mao dẫn bị vỡ, …[66]

Vết thương do DCYTSN: Một phơi nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với bất

cứ vật nhọn xuyên vào da, còn được gọi là các tai nạn, rủi ro do DCYTSN

Đó là các vết thương gây ra do các DCYTSN không chủ ý đâm hay cắt vào

da, do đó còn gọi là tổn thương qua da [34]

1.1.2 Nguy cơ từ tổn thương do dụng cụ y tế sắc nhọn

Nhân viên y tế (NVYT) ngày càng phải đối mặt với nguy cơ về lây nhiễm với máu và các dịch trong cơ thể trong đó hầu hết các trường hợp phơi nhiễm ở nhân viên y tế là tổn thương dưới da do DCYTSN nhiễm máu hoặc dịch cơ thể Những DCYTSN có thể bao gồm kim tiêm, dao mổ hoặc các mảnh thủy tinh vỡ [60]

Một vết thương DCYTSN có thể dẫn đến việc truyền các mầm bệnh khác nhau Ít nhất 20 tác nhân gây bệnh khác nhau liên quan đến virút, vi khuẩn và nấm lây truyền qua vết thương do DCYTSN [63]:

Trang 13

− Sơ cứu ngay sau phơi nhiễm:

+ Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy

+ Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn bóp vết thương

+ Băng vết thương lại

− Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: Ghi lại đầy đủ các thông tin như: Ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra tai nạn rủi ro, đánh giá vết thương, mức độ nguy

cơ của phơi nhiễm Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách

− Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm:

+ Có nguy cơ:

Trang 14

5

Tổn thương do kim dính máu đâm xuyên qua da gây chảy máu: Kim nòng rộng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì nguy cơ cao hơn kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông

Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải

Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc

bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước (thậm chí ngay cả khi không biết có bị viêm loét hay không) nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn

+ Không có nguy cơ: Máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành

− Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm:

+ Đánh giá nguy cơ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh nguồn + Người bệnh đã được xác định HIV (+): Tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng đối với thuốc kháng vi-rút HIV

+ Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV

− Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm:

+ Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định

+ Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV (+): Đã bị nhiễm HIV từ trước không phải do phơi nhiễm

+ Nếu HIV (-): Kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng

+ Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan khi bắt đầu điều trị và sau 2-

4 tuần

+ Xét nghiệm HIV sau 3 và 6 tháng

+ Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết

Trang 15

6

− Tư vấn và điều trị sau phơi nhiễm: Người được xác định là phơi nhiễm với

máu, dịch cơ thể và VSN từ nguồn có chứa HIV, HBV, HCV cần tới gặp bác

sĩ kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc chuyên khoa truyền nhiễm để được tư vấn, và điều trị dự phòng càng sớm càng tốt

1.1.4 Tình hình vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho nhân viên y tế

1.1.4.1 Trên thế giới

NVYT phải đối mặt với nguy cơ ngày càng gia tăng về lây nhiễm các tác nhân gây bệnh qua đường máu vì họ phải tiếp xúc nghề nghiệp với máu và các dịch cơ thể trong đó hầu hết các trường hợp phơi nhiễm ở NVYT là do tổn thương dưới da do DCYTSN nhiễm máu hoặc dịch cơ thể

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới [63] dựa trên 14 vùng địa lý (2003), số tổn thương do DCYTSN trung bình ở NVYT là 0,2 – 4,7 lần/ năm

Tỷ lệ NVYT phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh truyền qua đường máu là 2,6% đối với HCV, 5,9% đối với HBV và 0,5% đối với HIV Điều này có nghĩa là trên thế giới hàng năm ước tính có 16.000 trường hợp lây nhiễm HCV, 66.000 trường hợp lây nhiễm HBV và 200 – 5.000 trường hợp lây nhiễm HIV ở NVYT Tại các nước đang phát triển, khoảng 40 – 65% số trường hợp lây nhiễm HBV và HCV ở NVYT là do phơi nhiễm nghề nghiệp bởi tổn thương thấu da Tại các nước phát triển thì ngược lại, tỷ lệ quy thuộc đối với HCV chỉ khoảng 8 – 27% và dưới 10% đối với HBV, phần lớn là nhờ

áp dụng tiêm phòng và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân an toàn Tỷ lệ quy thuộc của HIV giữa các vùng vào khoảng 0,5 – 11%

Năm 2003, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) [32] đã tiến hành thu thập số liệu, phân tích và tính toán nguy cơ lây nhiễm HBV, HCV và HIV nghề nghiệp Kết quả cho thấy nguy cơ trung bình của một lây nhiễm sau một phơi nhiễm nghề nghiệp qua da là khác nhau Kết quả

Trang 16

Nghiên cứu của Zafar và cộng sự (2008) [70] tại Pakistan về kiến thức, thái độ và thực hành của NVYT về phòng ngừa vết thương do kim đâm cho kết quả là có 45% NVYT báo cáo đã từng có vết thương

Theo nghiên cứu của Bekele và cộng sự (2015) [29] tại Ethiopia trên NVYT cho thấy tỷ lệ NVYT đã từng có vết thương do kim đâm và DCYTSN

là 37,1%

Abozead và cộng sự (2015) [20] tiến hành nghiên cứu trên NVYT tại Jordan về kiến thức và thực hành của điều dưỡng về vết thương kim đâm kết quả cho thấy 75,5% NVYT trả lời đã từng có vết thương do DCYTSN nhưng trong số đó có tới 47% vết thương xảy ra đã không được báo cáo

Như vậy, vết thương gây ra do DCYTSN đã và đang là một vấn đề phổ biến đáng báo động ở các cơ sở y tế trên toàn thế giới mà một trong những đối tượng dễ mắc là SV điều dưỡng đang thực tập tại các cơ sở y tế Tỷ lệ hiện mắc, mới mắc, số lượt mắc trung bình khác nhau giữa các nước và các vùng trên thế giới Chính vì vậy, trước khi bắt đầu tham gia thực tập SV cần được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hành để chủ động trong phòng ngừa và giảm thiểu tác hại gây ra bởi vết thương do DCYTSN

Trang 17

8

1.1.4.2 Tại Việt Nam

Tỷ lệ có vết thương do DCYTSN có sự khác nhau giữa các cơ sở y tế, giữa các khoa trong cùng một cơ sở y tế, tùy thuộc vào tính chất chuyên môn

và số lượng người bệnh ở mỗi cơ sở

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quỳnh, Dư Hồng Đức và cộng sự (2008) [15] tiến hành trên 854 NVYT tại hai bệnh viện thuộc hai thành phố

Hà Nội và Nam Định cho thấy NVYT thường xuyên thực hiện các công việc tiêm, truyền có tần suất phơi nhiễm cao nhất và 100% các trường hợp là tổn thương xuyên da; đứng thứ hai là nhóm NVYT làm các công việc về thủ thuật, tiếp đến là các công việc khác như chăm sóc bệnh nhân, lấy bệnh phẩm, làm xét nghiệm, khám bệnh

Theo nghiên cứu của Trương Thị Ngọc Lan (2011) [12] thực hiện trên

502 NVYT về “Tìm hiểu mức độ, nguyên nhân và cách xử trí tai nạn nghề nghiệp của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam từ 2006-2011”, kết quả cho thấy tỷ lệ NVYT bị phơi nhiễm nghề nghiệp do kim đâm

và thể tích máu bắn là 60%, trong đó có tới 80% NVYT bị tai nạn nghề nghiệp mà không báo cáo Đồng thời tỷ lệ NVYT tiêm ngừa viêm gan B trước khi bị phơi nhiễm nghề nghiệp chỉ chiếm 5%

Một nghiên cứu của Dương Khánh Vân năm 2012 [19] “Tổn thương nghề nghiệp do VSN ở NVYT và giải pháp can thiệp tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội” cho thấy tỷ lệ NVYT nhận thức về các tác nhân gây bệnh qua đường máu là 81,9% đối với HIV; 81,3% đối với HBV và 55,3% đối với HCV trong tổng số tất cả những người tham gia cuộc điều tra

Theo Tài liệu thiết kế, thực hiện và đánh giá Chương trình phòng chống tổn thương do vật sắc nhọn của CDC năm 2004 [33] các đối tượng bị kim đâm nhiều nhất là: Điều dưỡng (44-72%), bác sỹ (28%), kỹ thuật viên y học, nhân viên xét nghiệm và làm công tác tiệt trùng (15 – 21%), người làm vệ

Trang 18

1.1.5 Các yếu tố liên quan đến vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn

1.1.5.1 Lạm dụng tiêm và tiêm không an toàn

Một mũi tiêm an toàn được định nghĩa là “một mũi tiêm không gây

hại cho người được tiêm, người tiêm và cộng đồng” Do vậy, tiêm không an

toàn bao gồm các mũi tiêm dẫn tới các lây nhiễm ở người được tiêm hoặc các lây nhiễm ở người tiêm trước, trong và sau khi tiêm, cũng như các lây nhiễm do tổn thương bởi các VSN không được xử lý thích đáng trong cộng đồng dẫn tới lây nhiễm Tránh lạm dụng tiêm và giảm hoặc loại bỏ những mũi tiêm không cần thiết là một trong những giải pháp nhằm tăng cường thực hành tiêm an toàn Mặc dù tác động của tiêm không an toàn là một nguy cơ rất lớn đối với người được tiêm, các tác nhân gây bệnh qua đường máu do các vết thương do DCYTSN lại gây một gánh nặng lớn về bệnh tật và tử vong ở NVYT [19]

1.1.5.2 Kiến thức - thái độ - thực hành của nhân viên y tế

Kiến thức, thái độ và thực hành của NVYT đóng vai trò quan trọng trong vết thương do DCYTSN, các thao tác có nguy cơ cao được đề cập đến như: tiêm truyền các loại; đóng nắp kim tiêm bằng 2 tay, bẻ cong kim tiêm;bị đâm khi bỏ kim vào thùng hoặc kim nhọn trong thùng chọc ra ngoài; lấy bệnh phẩm; dọn dẹp, chùi rửa dụng cụ, giường bệnh, buồng bệnh; va

Trang 19

1.1.5.4 Quản lý chất thải y tế, trong đó có chất thải sắc nhọn

Quản lý chất thải sắc nhọn theo quy định là một trong những yếu tố góp phần làm giảm tổn thương nghề nghiệp do DCYTSN Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có không ít trường hợp chấn thương do DCYTSN xảy ra trong khi thu gom và xử lý chất thải Đây là yếu tố nguy cơ đối với không chỉ NVYT mà còn là mối nguy lớn đối với cộng đồng Những biện pháp can thiệp được đề cập đến bao gồm: cung cấp hộp đựng DCYTSN an toàn, có nơi thu gom riêng và quản lý nghiêm ngặt rác thải y tế, đặc biệt là rác thải sắc nhọn và đồng thời có biện pháp xử lý thích hợp [19]

1.1.6 Các biện pháp và chính sách phòng ngừa vết thương do dụng cụ y

tế sắc nhọn ở nhân viên y tế

Trước hậu quả gây ra cho NVYT từ những vết thương do DCYTSN, các biện pháp và các chính sách đã được đưa ra nhằm giảm thiểu nguy cơ, phòng ngừa chấn thương cho NVYT, cụ thể là:

1.1.6.1 Các biện pháp phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ở nhân viên y tế

− Loại bỏ mối nguy hại: theo Tổ chức Y tế Thế giới (2006) [64], loại bỏ

Trang 20

11

hoàn toàn mối nguy hại tại khu vực làm việc là cách hiệu quả nhất để kiểm soát các mối nguy hại; phương pháp tiếp cận này nên được sử dụng bất cứ khi nào có thể:

+ Loại bỏ các DCYTSN và kim tiêm khi có thể (ví dụ bằng cách thay thế kim tiêm và bơm tiêm bằng các dụng cụ tiêm áp lực hoặc sử dụng kim luồn an toàn)

+ Loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết;

+ Loại bỏ các DCYTSN không cần thiết ví dụ như các kim bướm, và sử dụng hệ thống truyền không kim

− Biện pháp kiểm soát về kỹ thuật: theo Tổ chức Y tế Thế giới (2007) [65]

về sử dụng các dụng cụ, thiết bị để cô lập hoặc loại bỏ mối nguy hại khỏi nơi làm việc Ví dụ: thùng chứa chất thải sắc nhọn, sử dụng các thiết bị bảo vệ tránh DCYTSN cho tất cả các quy trình (bơm kim tiêm có tính năng tự thụt vào tự đóng hoặc tự mòn đi ngay sau khi sử dụng) khi có thể

Đã có nghiên cứu chứng minh cho hiệu quả của biện pháp này: Kết quả can thiệp cải thiện chất lượng hộp đựng DCYTSN nhằm làm giảm tổn thương nghề nghiệp do DCYTSN ở NVYT do Hatcher và cộng sự tiến hành năm 2002 [38] đã đánh giá tổn thương nghề nghiệp do DCYTSN trong quá trình xử lý các DCYTSN đã sử dụng trước và sau khi thay kiểu hộp đựng DCYTSN mới cho thấy: Trước: Kiểu hộp đựng DCYTSN thả từ trên xuống; Sau: Kiểu “bỏ thư” Đánh giá cho thấy trước khi thay đổi kiểu hộp, nguy

cơ tổn thương nghề nghiệp do xử lý VSN cao gấp 2,9 lần so với sau khi thay đổi kiểu hộp Tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp do DCYTSN hàng năm giảm 2/3

Tổ chức Y tế Thế giới (2003) [62] đưa ra một số biện pháp kiểm soát về hành chính và thực hành nhằm phòng ngừa chấn thương do DCYTSN ở NVYT

− Biện pháp kiểm soát về hành chính: Đây là những quy trình hoạt động

Trang 21

12

chuẩn nhằm hạn chế phơi nhiễm với các mối nguy hại:

+ Phân bổ đủ nguồn lực để bảo đảm an toàn cho NVYT;

+ Thành lập và vận hành ban phòng ngừa tổn thương do kim tiêm;

+ Có và thực hiện kế hoạch kiểm soát phơi nhiễm;

+ Loại bỏ các thiết bị tiêm không an toàn;

+ Đào tạo liên tục về sử dụng thiết bị tiêm an toàn

− Biện pháp kiểm soát thực hành: Đây là các biện pháp kiểm soát để thay

đổi hành vi của NVYT nhằm giảm lạm dụng tiêm và giảm phơi nhiễm với các mối nguy hại nghề nghiệp, bao gồm:

+ Đưa nội dung tiêm an toàn vào quy định sử dụng thuốc an toàn và hợp lý nhằm giảm việc kê đơn thuốc tiêm nếu có thuốc uống;

+ Không đậy nắp kim tiêm sau khi tiêm;

− Phương tiện phòng hộ cá nhân: Các phương tiện này tạo ra rào chắn và

bộ lọc ngăn cách giữa NVYT và mối nguy hại

Ví dụ: Sử dụng kính, mặt nạ, găng tay, khẩu trang, áo choàng Điều cần thiết là cần sử dụng phương tiện phòng hộ đúng mục đích đúng thời điểm để vừa bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh tế trong y tế

Theo quyết định số 5771/BYT-K2DT của Bộ Y tế năm 2012 [10] về việc ban hành Chương trình và tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn cho cán bộ y tế cơ

sở đưa ra một số biện pháp nhằm phòng ngừa vết thương do DCYTSN Cụ thể như sau:

Trang 22

13

− Các biện pháp phòng ngừa tổn thương nghề nghiệp do DCYTSN:

+ Luôn luôn đảm bảo rằng bệnh nhân của bạn giữ yên một tư thế khi tiêm (cố định bệnh nhân);

+ Tập trung vào công việc tiêm, không nói chuyện và nhìn đi chỗ khác

+ Bảo đảm khu vực làm việc của bạn gọn gàng để đảm bảo rằng bạn không phải đưa kim tiêm qua các vật cản;

− Các biện pháp đảm bảo an toàn cho bàn tay của nhân viên y tế:

+ Không bẻ cong kim; Không dùng hai tay đậy lại nắp kim tiêm;

+ Không dùng ngón tay động vào thân kim khi chọc kim hoặc rút kim;

+ Không khâu bằng tay – hãy sử dụng kẹp và kim khâu;

+ Không tháo dao mổ bằng tay;

+ Đừng bao giờ dùng tay để đỡ các DCYTSN đang rơi; để nó rơi;

+ Không để DCYTSN lên đồ vải;

+ Không cầm bơm kim tiêm nhiễm khuẩn đi lại tại nơi làm việc;

+ Khi đi tiêm phải mang theo xe tiêm có sẵn hộp an toàn;

+ Sử dụng kim có đặc điểm an toàn;

− Tiêu hủy bơm kim tiêm nhiễm khuẩn:

Nguyên tắc:

+ Bơm kim tiêm nhiễm khuẩn phải được coi là chất thải đặc biệt;

+ Bơm kim tiêm nhiễm khuẩn phải được cô lập ngay tại nguồn;

+ Bơm kim tiêm nhiễm khuẩn phải được cho vào hộp kháng thủng;

+ Không để bơm kim tiêm nhiễm khuẩn lộ trên bàn tiêm;

+ Không để bơm kim tiêm nhiễm khuẩn rơi vãi trong khuôn viên bệnh viện;

Tiêu chuẩn hộp an toàn:

+ Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng, có khả năng chống thấm;

+ Kích thước phù hợp, có nắp đóng mở dễ dàng;

+ Thu gom cả bơm và kim tiêm;

Trang 23

14

+ Có quai và có nắp để dán lại khi thùng đã đầy 3/4;

+ Hộp có màu vàng; khi di chuyển DCYTSN bên trong không bị đổ ra ngoài; + Miệng hộp đủ lớn để cho DCYTSN vào mà không cần dùng lực đẩy; có dòng chữ “chỉ đựng chất thải sắc nhọn”;

+ Có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “không được đựng quá vạch này”;

Hình 1.1 Các hộp chứa dụng cụ y tế sắc nhọn [10]

Cách sử dụng hộp an toàn:

+ Treo cạnh xe tiêm hoặc nơi phát sinh chất thải sắc nhọn;

+ Đặt tại nơi thuận tiện với tầm với của tay;

+ Chỉ chứa đầy 3/4 hộp;

+ Không bao giờ mở ra một khi hộp đã chứa đầy và đã đóng nắp;

Vận chuyển hộp an toàn:

+ Đậy kín nắp hộp an toàn trước khi vận chuyển;

+ Khi vận chuyển để hộp cách xa người; Cầm quai hộp khi vận chuyển; + Mang găng dày khi vận chuyển;

Tiêu hủy hộp an toàn có chứa bơm kim tiêm nhiễm khuẩn:

+ Không bỏ ra bãi rác lộ thiên;

1a Hộp kháng

thủng chuẩn

1c Máy cắt kim 1b Hộp kháng thủng

tự tạo

Trang 24

15

+ Vận chuyển và thiêu đốt cùng với các chất thải y tế nguy hại;

Chú ý:

+ Không bao giờ sử dụng lại bơm, kim tiêm dùng một lần;

+ Tất cả bơm, kim tiêm cần phải đảm bảo vô trùng cho tất cả người bệnh; + Không bao giờ để lưu kim trên ống thuốc;

+ Số lần rút thuốc mới từ lọ = số kim mới;

1.1.6.2 Các chính sách phòng ngừa vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ở nhân viên y tế

Thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội số BLĐTBXH [4] ngày 18/4/2003 về Hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

10/2003/TT-Quy định về công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện:

Quy chế quản lý chất thải y tế, Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT [6] của Bộ Y tế, Hà Nội, ngày 03/12/2007

Thông tư số 18/2009/TT-BYT [7] của Bộ Y tế Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh, Hà Nội, ngày 14/10/2009

Quy định về phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp:

Thông tư số 09/2005/TT-BYT [5] ngày 28/3/2005 của Bộ Y tế Hướng dẫn điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Thông tư số 10/2005/TTLT-BYT-BTC [3] ngày 30/3/2005 của Liên Bộ

Y tế - Bộ Tài chính: Thông tư liên tịch Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg ngày 16/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tổn thương nghề nghiệp

Trang 25

1.2 Các nghiên cứu liên quan đến vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng

1.2.1 Thế giới

Một cuộc khảo sát được tiến hành trên các SV điều dưỡng năm thứ 3 và năm thứ 4 đang theo học tại một trường Đại học y khoa ở tỉnh Gauteng, Nam Phi của LI Zungu và cộng sự (2007) [72] có 15,6% SV điều dưỡng đã từng trải qua ít nhất một vết thương trong quá trình thực hành lâm sàng của họ Trong số đó chỉ có 8,3% SV tiến hành báo cáo sau khi có vết thương

Năm 2008, một nghiên cứu về nguy cơ tiếp xúc với VSN trong SV khoa học sức khỏe ở phía Đông Bắc Trung Quốc của Zhuo Zhang và cộng sự [71]

có tỷ lệ có vết thương do DCYTSN 23,5%; trong số đó chỉ có 34,4% vết thương xảy ra đã được báo cáo với giáo viên và tỷ lệ SV có kiến thức chung

về phòng ngừa và xử lý đúng là 56%

Năm 2009, Baghcheghi và cộng sự [23] tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ vết thương do kim/vật sắc nhọn và các yếu tố liên quan ở SV điều dưỡng tại trường Đại học Y khoa Arak ở Iran Kết quả cho thấy có 43% SV đã từng trải qua ít nhất một vết thương do DCYTSN trong 12 tháng qua, khoảng 40% vết thương đã không được báo cáo Sau vết thương, 64,22% đối tượng tiến hành kiểm tra và theo dõi, trong đó có 10% các đối tượng đã không thực hiện bất

kỳ xử lý nào

Trang 26

17

Một nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của SV y khoa liên quan đến vết thương do kim của Taimur Saleem và cộng sự ở Pakistan (2010) [50] kết quả cho thấy hơn 85% SV từ mỗi lớp có khả năng nhiễm viêm gan B, viêm gan C và HIV từ vết thương do kim đâm Chỉ 16,4%

SV năm thứ 3; 29,5% SV năm thứ 4 và 36,2% SV năm cuối biết đầy đủ chi tiết về việc phòng ngừa các vết thương do kim đâm; 26,1% SV đã nhận một vết thương do kim đâm trong quá khứ Tuy nhiên chỉ có 29,7% đã báo cáo sự việc

Một nghiên cứu về vết thương do kim trên SV điều dưỡng ở Trung Quốc của Wan-Xia Yao và cộng sự (2010) [68] cho thấy có 1144 sự cố vết thương

do kim đâm đã được báo cáo ở 246 SV điều dưỡng trong khoảng thời gian thực tập Tỷ lệ có vết thương do kim đâm là 100% trong khảo sát này.Nghiên cứu về tần số có vết thương do DCYTSN trên một nhóm SV điều dưỡng và nữ hộ sinh Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010 trong quá trình thực hành lâm sàng của Karadag [42] kết quả nghiên cứu có 54% SV đã từng có vết thương một lần và 36% bị hai lần, trong số này 66% SV có vết thương do bẻ nước cất

và ống thuốc và phần lớn các vết thương xảy ra trong phòng chăm sóc bệnh nhân

Al-Dabbas và Abu-Rmeilel [35] thực hiện nghiên cứu ở SV y khoa tại Palestine năm 2012 để xác định tỷ lệ vết thương do kim đâm và DCYTSN khi thực hành Hơn 40% SV trả lời đã trải qua ít nhất một vết thương, khâu vết thương là nguyên nhân phổ biến nhất (33.5%) và tỷ lệ cao nhất (55,5%) ở trong phòng cấp cứu Tỷ lệ không báo cáo các vết thương xảy ra cho người phụ trách được ghi nhận là 48,6%

Một nghiên cứu của Kulkarni và cộng sự tại Ấn Độ năm 2013 [44] thực hiện trên 268 SV y khoa ghi nhận kiến thức của SV về phòng ngừa chấn thương do kim và VSN khi tham gia thực hành lâm sàng còn thấp (56%)

Trang 27

18

Souza-Borges FR và cộng sự (2014) [56] tiến hành nghiên cứu về phơi nhiễm nghề nghiệp, kiến thức, hành vi của SV y khoa và SV điều dưỡng ở đại học cộng đồng Brazil về phòng ngừa vết thương do kim đâm và DCYTSN Trong số các SV y khoa và SV điều dưỡng, kết quả 48% và 18% SV đã không thường xuyên sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân; 67,6% và 16,8% SV thực hiện động tác đậy nắp kim; 1,4% và 18,9% SV tiến hành báo cáo ngay sau khi có vết thương Nghiên cứu này đặt ra cần tăng cường đào tạo để phòng ngừa vết thương do kim đâm và DCYTSN ở SV

1.2.2 Việt Nam

Nghiên cứu “Phơi nhiễm máu do chấn thương trong quá trình thực tập lâm sàng của SV y khoa Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh” của Nguyễn Đỗ Nguyên và cộng sự [14] với kết quả: tỷ lệ SV đã từng bị chấn thương là 46,4% nhưng chỉ có 14% SV tiến hành báo cáo ngay sau khi chấn thương xảy

ra và tỷ lệ thử máu là rất thấp chỉ chiếm 9% Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng bảo vệ của SV đối với các bệnh đường máu còn thấp, do đó việc trang bị kiến thức cho SV trước khi bắt đầu tham gia thực tập lâm sàng tại các cơ sở y

tế là cần thiết

Một nghiên cứu “Hiệu quả của chương trình phòng ngừa phơi nhiễm do nghề nghiệp tại Bệnh viện Chợ Rẫy” của Lê Thị Anh Thư năm 2009 [17] , với kết quả tỷ lệ nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy bị sang chấn do VSN là 74,8% Tác giả cũng tìm được một số nguyên nhân thường gặp như là: bất cẩn

và không tuân thủ phòng hộ quy định với tỷ lệ lần lượt là 72,2% và 24,7% Tai nạn xảy ra đa số trong các thao tác chăm sóc người bệnh như tiêm truyền 19,9%, rút máu 8,3% hoặc trong lúc đậy nắp kim là 11,9%

Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Khuê [11] về thực trạng và một

số yếu tố liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng thực hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang trong 6 tháng từ tháng 9/2014 đến tháng

Trang 28

19

2/2015, kết quả cho thấy số điều dưỡng có kiến thức đạt về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn chiếm 62,7% Có 51,5% đối tượng tham gia bị tổn thương trong vòng 6 tháng trước thời điểm nghiên cứu, tần suất tổn thương là

2 ±1,4 lần/người/6 tháng Kim tiêm là loại thiết bị gây tổn thương nhiều nhất chiếm 52,1% Tỷ lệ báo cáo với người có trách nhiệm sau khi bị tổn thương thấp, chỉ có 24,3% Kết quả nghiên cứu cho thấy tính cấp thiết của việc triển khai các biện pháp can thiệp nhằm tăng cường kiến thức phòng ngừa và giảm thiểu tỷ lệ tổn thương do vật sắc nhọn cho điều dưỡng

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thơ [16] về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của

SV điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh năm 2015, kết quả cho thấy tỷ

lệ SV bị chấn thương do vật sắc nhọn là 60% Tỷ lệ SV điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh có kiến thức đúng về phòng chống chấn thương do vật sắc nhọn là 81% SV điều dưỡng năm thứ 3 có kiến thức đúng về phòng ngừa chấn thương do vật sắc nhọn trong khi thực tập lâm sàng cao gấp 2,8 lần so với SV năm thứ 4 Trong đó có tới 59% chấn thương xảy ra đã không tiến hành báo cáo với người có trách nhiệm Thao tác dẫn tới bị chấn thương nhiều nhất là bẻ ống thuốc chiếm 51,3%

1.3 Lý thuyết học tập xã hội Bandura và sự ứng dụng trong nghiên cứu 1.3.1 Vài nét giới thiệu về lý thuyết học tập xã hội Bandura

Albert Bandura [28] sinh ngày 04 tháng 12 năm 1925 là một nhà tâm lý học người Canada Trong suốt sáu thập kỷ qua, ông đã có nhiều đóng góp nền tảng trong nhiều lĩnh vực của tâm lý học, bao gồm lý thuyết về nhận thức, trị liệu, tâm lý học nhân cách và là người có ảnh hưởng trong sự chuyển đổi từ chủ nghĩa hành vi đến tâm lý học nhận thức Ông đã nêu giả thuyết về hành vi của mình, trong đó ngay từ đầu ông đã xác định là thuyết hành vi xã hội, sau này gọi là thuyết nhận thức xã hội Thuyết nhận thức xã hội có nghĩa là

Trang 29

20

nghiên cứu hành vi ở cấp độ hình thành và thay đổi trong những tình huống

xã hội Thuyết nhận thức xã hội hình thành để giải thích lí do vì sao cá nhân hành động theo từng cách riêng của họ

Những nghiên cứu của Bandura [24], [25] chủ yếu dựa vào quá trình quan sát thực hiện hành vi của cá nhân Lý thuyết của Bandura không chỉ mang tính chất hành vi mà còn mang cả tính chất nhận thức Các quá trình nhận thức học tập đóng vai trò quan trọng trong học tập xã hội Ông đã đưa ra

mô hình hành vi như sau: kích thích, nhận thức, phản ứng, củng cố

Theo Bandura [26], thông qua kết quả của hành vi có thể cho biết thông tin về những hành động phù hợp hay không, tạo ra kỳ vọng và động cơ để cá nhân hướng tới hành động mới Nhận thức có vai trò đặc biệt trong việc điều chỉnh các chức năng tâm lý, làm thay đổi (tăng hay giảm) một hành vi nào đó Như vậy theo mô hình cấu trúc của Bandura [26], nhận thức là nhân tố cốt lõi trong việc thúc đẩy hành vi của con người Bandura xác định bốn phương pháp thay đổi tự nhận tức hiệu quả: kinh nghiệm bản thân, mô hình,

xã hội và trạng thái tâm lý Kinh nghiệm bản thân được củng cố thông qua các thành công đã đạt được Mặt khác thất bại, đặc biệt là lần đầu, làm suy yếu hiệu quả sự tự nhận thức Bandura nhấn mạnh những tâm thế như niềm tin, kỳ vọng ảnh hưởng đến hành vi của con người Theo Bandura, niềm tin là nhận thức về năng lực, niềm tin rằng chúng ta sở hữu các kỹ năng cá nhân và khả năng hành động sẽ giúp ta tiếp xúc một cách trực tiếp và thành công trong những tình huống khó khăn định trước Theo ông các cá nhân sở hữu niềm tin rằng họ có khả năng để thực hành việc đo lường, sự kiểm soát các ý nghĩ, xúc cảm và hành động

Sự phát triển nhân cách: lý thuyết học tập xã hội của Bandura [27] cho thấy rằng nhân cách con người là có sự thay đổi về chất và ông cũng nhấn mạnh tính liên tục của sự phát triển, con người luôn luôn học tập và phát triển

Trang 30

21

qua tất cả các giai đoạn Theo ông, học tập từ quan sát hay rập khuôn, sự phát triển nhân cách chính là sự phát triển của hành vi Hành vi được phát triển thông qua quá trình quan sát, mô hình hóa và bắt chước

Tầm quan trọng của mô hình được thấy trong cách giải thích của Bandura [24] về cái gì đã xảy ra là kết quả từ quan sát của người khác

+ Người quan sát có thể thu được các phản ứng mới

+ Việc quan sát mô hình có thể làm mạnh lên hoặc yếu đi các phản ứng sẵn

+ Việc quan sát mô hình có thể làm tái xuất hiện phản ứng đã bị lãng quên

1.3.2 Ứng dụng lý thuyết học tập xã hội của Bandura trong thực hành điều dưỡng và trong nghiên cứu

Lý thuyết học tập xã hội Bandura đã ứng dụng trong lĩnh vực y tế giúp bệnh nhân thay đổi hành vi đặc biệt là với người hút thuốc lá, bệnh tim và bệnh nhân tiểu đường Tuy nhiên ít nghiên cứu đã được thực hiện trên SV điều dưỡng nhằm thay đổi hành vi sức khỏe Kỹ thuật xử lý DCYTSN an toàn

và cách xử trí sau khi bị chấn thương do DCYTSN cũng là một hành vi liên quan đến sức khỏe mà thuyết nhận thức xã hội Bandura có thể được áp dụng như hành vi sức khỏe khác

Áp dụng lý thuyết học tập xã hội Bandura phỏng đoán rằng SV điều dưỡng sẽ thay đổi hành vi nguy hiểm nếu họ nhận thức được hành vi hiện tại

có khả năng đe dọa đến sức khỏe của họ Ngoài ra, theo Saunders & Werner (2002) [51] kinh nghiệm học tập được tạo ra bởi các yếu tố như quy mô lớp học, phương pháp giảng dạy và giảng viên/SV tương tác, ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy nhưng dạy học không phải lúc nào cũng đạt kết quả tốt

Theo Jeffe (1998) [41], trong quá trình đào tạo điều dưỡng thường xuyên

sử dụng thực hành quan sát và vai trò của mô hình hóa để dạy các kỹ thuật

Lý thuyết học tập xã hội của Bandura cho rằng học tập về thực hành phòng

Trang 31

22

ngừa có thể được hỗ trợ thông qua giảng dạy ban đầu để thành thạo trong thực

hành và sớm đạt được trong quá trình học tập Vì vậy, việc áp dụng lý thuyết

học tập xã hội của Bandura trong nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp

Sơ đồ 1.1 Lý thuyết học tập xã hội về phòng ngừa vết thương

do dụng cụ y tế sắc nhọn

1.4 Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Y Dược Thái Bình và Bệnh

viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Trường Đại học Y Dược Thái Bình thành lập ngày 23/7/1968, là đơn vị

sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, có trụ sở đóng tại 373 phố Lý Bôn, thành phố

Thái Bình - tỉnh Thái Bình Trường có tổng cộng 620 cán bộ, cơ cấu tổ chức

KIẾN THỨC

Hướng dẫn ban đầu

Mô hình hóa, chiến lược giảng dạy Thực hành tại trường, bệnh viện

Kỹ thuật xử lý vật sắc nhọn Các biện pháp an toàn

Nguy

Hiệu quả bản thân

-Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa kim đâm và VSN -Xử trí đúng

- Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa vết thương

do dụng

cụ y tế sắc nhọn

- Xử trí đúng

NIỀM TIN KẾT QUẢ

KIẾN THỨC CON NGƯỜI

KINH NGHIỆM

Trang 32

23

của Trường hiện nay gồm 11 phòng, ban chức năng; 03 khoa; 36 bộ môn; 02

Tổ Bộ môn; 06 Trung tâm và 03 đơn vị (Bệnh viện, Thư viện, Trạm Y tế) Trường có quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều nước như Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà Lan, Trung Quốc, Thuỵ Điển, Italia, Đức, Hungary, Bungary; Với các tổ chức quốc tế như WHO, Unicef; Với một số trường đại học như Greifswald (CHLB Đức), Pecs (Hungary), Mahidol (Thái Lan) Bộ môn Điều dưỡng được thành lập năm 2005 Hiện nay, Bộ môn Điều dưỡng gồm có 18 cán bộ, số lượng SV điều dưỡng tính đến 1/1/2016 là 329 sinh viên SV điều dưỡng tham gia thực hành lâm sàng tại bệnh viện vào năm học thứ 3 và năm học thứ 4 của khóa học [18]

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình có trụ sở tại 530 Lý Bôn, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình Đến năm 2013 bệnh viện

có 746 cán bộ, bộ máy của bệnh viện gồm có: 40 khoa phòng ban, 9 phòng ban, 23 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng Bệnh viện là cơ sở đào tạo và thực hành chính của SV trường Đại học Y Dược Thái Bình Việc kết hợp chặt chẽ giữa bệnh viện và nhà trường trong công tác đào tạo và quản lí SV góp phần cung cấp nguồn nhân lực y tế cho cả nước đáp ứng được sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân [2]

Trang 33

24

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu

2.1.3.1 Tiêu chuẩn chọn vào

− SV điều dưỡng năm thứ 3 và năm thứ 4 đang học tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình và đang thực tập lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

− SV điều dưỡng năm thứ 3 và năm thứ 4 đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ

− SV điều dưỡng vắng mặt trong thời gian nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm

Thời gian: tháng 01/2016 – tháng 06/2016

Địa điểm: nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình

và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu

[31] Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu toàn bộ, tổng số SV điều dưỡng năm thứ 3

và năm thứ 4 đang học tại trường Đại học Y Dược Thái Bình thỏa mãn tiêu

Trang 34

Sơ đồ 2.1 Các bước tiến hành trong nghiên cứu

Chọn dân số nghiên cứu

Chọn mẫu toàn bộ

Sinh viên điều dưỡng năm thứ

3 và năm thứ 4 học tại trường Đại học Y Dược Thái Bình

135 sinh viên điều dưỡng thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu tham gia vào nghiên cứu

Thu thập số liệu

Quan sát Phỏng vấn

Kết luận

Xử lí và phân tích số liệu

Trang 35

26

2.3.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu

2.3.4.1 Công cụ thu thập số liệu

 Bảng kiểm quan sát thực hành (phụ lục 1)

Bảng kiểm quan sát thực hành bao gồm 14 nội dung được xây dựng theo công cụ đánh giá của chương trình phòng chống kim đâm và lây truyền HIV trong lĩnh vực y tế của Tổ chức Y tế Thế giới [66] ban hành tháng 3 năm

2010, chương trình và tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn cho cán bộ y tế cơ sở của Bộ Y tế [10] ban hành năm 2012

Khi SV có thực hiện và thực hiện đúng mỗi nội dung trong bảng kiểm thì được coi là thực hành đúng nội dung đó Chọn 70% là điểm cắt ngang để xác định SV điều dưỡng thực hành đúng về phòng ngừa vết thương do DCYTSN Nếu SV điều dưỡng thực hành đúng ≥ 70% nội dung trong bảng kiểm thì SV điều dưỡng đó có thực hành đúng Thực hành là biến nhị giá gồm hai giá trị là thực hành đúng và thực hành không đúng:

+ Thực hành đúng là khi SV thực hiện đúng ≥ 70% nội dung trong bảng kiểm (≥ 10 nội dung)

+ Thực hành không đúng là khi SV thực hiện đúng <70% nội dung trong bảng kiểm (< 10 nội dung)

− Đánh giá độ tin cậy của thang đo thực hành bằng hệ số Cronbach’s Alpha với kết quả đạt được là 0,782 đạt tiêu chuẩn ≥ 0,6

 Bộ câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 2)

− Đánh giá kiến thức về phòng ngừa vết thương do DCYTSN và tỷ lệ SV điều dưỡng có vết thương do DCYTSN gây ra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp SV điều dưỡng với bộ câu hỏi xây dựng sẵn

− Bộ câu hỏi bao gồm ba phần:

+ Phần 1: thông tin cơ bản của SV điều dưỡng bao gồm những thông tin về

tuổi, giới, lớp đang học, tiêm ngừa viêm gan B, thời gian gần nhất học/đọc tài

Trang 36

27

liệu liên quan đến vết thương do DCYTSN, vị trí chương trình phòng chống phơi nhiễm nghề nghiệp được hướng dẫn bao gồm 6 câu hỏi

+ Phần 2: phần thông tin về kiến thức của SV điều dưỡng liên quan đến

VSN, gồm có 18 câu hỏi với những nội dung về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ

và biện pháp phòng ngừa vết thương do DCYTSN

+ Phần 3: thông tin về tỷ lệ SV điều dưỡng có vết thương do DCYTSN, các

đặc điểm vết thương, báo cáo và cách xử trí ban đầu sau khi có vết thương bao gồm 14 câu hỏi

− Bộ câu hỏi về kiến thức và thang điểm đánh giá được xây dựng dựa trên: Chương trình và tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn cho cán bộ y tế cơ sở của Bộ

Y tế ban hành năm 2012 [10] và tham khảo nghiên cứu của Dương Khánh Vân trên NVYT năm 2012 [19] về “Nghiên cứu tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế và giải pháp can thiệp tại một số bệnh viên khu vực Hà Nội”, nghiên cứu của Trương Thị Quỳnh Anh năm 2014 [1] tại trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang về “Chấn thương kim đâm và vật sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng”

− Phần thông tin về kiến thức gồm 18 câu hỏi với những lựa chọn đúng/sai

và không biết, chọn câu đúng và nhiều lựa chọn Trong đó có 10 câu đánh giá

về kiến thức với mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm Tổng số điểm đánh giá kiến thức chung cao nhất là 10 điểm và thấp nhất là 0 điểm

Kiến thức là biến nhị giá gồm 2 giá trị: kiến thức đúng và kiến thức không đúng Dựa vào điểm cắt đoạn là 70% trên tổng số điểm của thang đo lường: + Kiến thức đúng về phòng ngừa vết thương do DCYTSN đạt từ 7-10 điểm + Kiến thức không đúng về phòng ngừa vết thương do DCYTSN đạt từ 0-6 điểm

Trang 37

28

− Độ tin cậy của thang đo kiến thức về phòng ngừa vết thương do DCYTSN được đánh giá bởi hệ số Cronbach’s Alpha Với kết quả hệ số Cronbach’s Alpha là 0,697 đạt tiêu chuẩn ≥ 0,6

2.3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

− Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của hội đồng duyệt đề cương Đại học

về phòng ngừa vết thương do DCYTSN (phụ lục 1)

Để đánh giá về thực hành phòng ngừa các vết thương do DCYTSN người nghiên cứu trực tiếp quan sát SV điều dưỡng thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc Nghiên cứu viên sẽ lựa chọn ngẫu nhiên SV điều dưỡng đang chuẩn bị dụng cụ thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh như tiêm thuốc và không được báo trước Nghiên cứu viên sẽ đánh giá dựa vào bảng kiểm đã được soạn sẵn gồm 14 nội dung

+ Phần thứ hai: phỏng vấn trực tiếp SV điều dưỡng (khoảng 30 phút cho mỗi

người) dựa trên bộ câu hỏi đã được soạn sẵn bao gồm các nội dung về kiến thức, tỷ lệ vết thương do DCYTSN, cách xử trí ban đầu và phòng ngừa vết thương do DCYTSN (phụ lục 2)

2.3.5 Liệt kê và định nghĩa biến số

2.3.5.1 Biến số nền

− Tuổi là biến số định lượng, được tính bằng năm hiện tại trừ đi năm sinh,

nhóm tuổi được chia làm 2 nhóm: ≤ 22 tuổi, > 22 tuổi (dựa theo nghiên cứu của Bhattarai S và cộng sự năm 2014 tại Nepal [30])

− Giới là biến nhị giá với hai giá trị là nam và nữ

Trang 38

29

− Lớp đang học là biến nhị giá gồm có hai giá trị là SV năm thứ 3 và SV năm thứ 4

− Tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan B là biến thứ tự gồm 3 giá trị:

+ Chưa tiêm: là SV chưa được tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan B tính đến thời điểm nghiên cứu

+ Chưa tiêm đủ: SV chưa tiêm đủ vaccine phòng ngừa viêm gan B tính đến thời điểm nghiên cứu

+ Đã tiêm đủ: SV đã tiêm đủ vaccine phòng ngừa viêm gan B tính đến thời điểm nghiên cứu

− Thời gian gần nhất học/đọc tài liệu về vết thương do DCYTSN là biến thứ

tự gồm 4 giá trị: ≤ 3 tháng; 6 tháng; ≥ 1 năm; chưa bao giờ học/đọc

− Vị trí chương trình phòng chống phơi nhiễm nghề nghiệp được hướng dẫn

là biến danh định với 5 giá trị: bài học trong chương trình đào tạo, phòng thực hành kỹ năng, thực hành lâm sàng, chưa được hướng dẫn, khác

2.3.5.2 Biến số kiến thức

Kiến thức: là sự hiểu biết của SV điều dưỡng liên quan đến phòng ngừa

vết thương do DCYTSN Kiến thức là biến nhị giá bao gồm hai giá trị: kiến thức đúng và kiến thức không đúng

+ Kiến thức đúng khi SV đạt từ 70% tổng điểm trở lên (7-10 điểm)

+ Kiến thức không đúng khi SV đạt dưới 70% tổng điểm (0-6 điểm)

Đánh giá kiến thức chung đúng về phòng ngừa vết thương do DCYTSN ở SV điều dưỡng bao gồm những nội dung sau:

− Kiến thức về vết thương do DCYTSN thường hay xảy ra trong môi trường

về chăm sóc sức khỏe là biến nhị giá gồm hai giá trị đúng và không đúng Kiến thức đúng khi SV chọn câu trả lời đúng, kiến thức không đúng khi SV lựa chọn câu trả lời sai hoặc không biết

Trang 39

30

− Kiến thức về hầu hết các vết thương do DCYTSN bị bỏ quên và không được báo cáo là biến nhị giá gồm hai giá trị đúng và không đúng Kiến thức đúng khi SV chọn câu trả lời đúng, kiến thức không đúng khi SV lựa chọn câu trả lời sai hoặc không biết

− Kiến thức đúng về vi-rút HIV và viêm gan có khả năng gây bệnh nhiều nhất khi SV chọn câu trả lời là máu và chất dịch cơ thể

− Kiến thức đúng về vắc xin phòng bệnh khi SV chọn câu trả lời là viêm gan

B, không đúng khi SV lựa chọn các câu trả lời còn lại

− Kiến thức đúng về đường tiếp xúc dễ dẫn đến nhiễm HIV nhất khi SV chọn đáp án qua các chấn thương do VSN

− Kiến thức đúng về nguy cơ lây truyền viêm gan B, C cho NVYT sau một vết thương do DCYTSN khi SV chọn câu trả lời nhiều hơn HIV

− Kiến thức đúng về chỉ định điều trị sau nghi ngờ tiếp xúc với vi-rút HIV khi SV chọn câu trả lời trong vòng 24 giờ

− Kiến thức về dùng hai tay đậy nắp kim trước khi tiêm thuốc là biến nhị giá gồm hai giá trị đúng và không đúng Kiến thức đúng khi SV chọn câu trả lời

là không dùng hai tay đậy nắp kim trước khi tiêm

− Kiến thức về sau khi tiêm thuốc nên đậy nắp kim trước khi cho vào hộp đựng DCYTSN là biến nhị giá gồm hai giá trị đúng và không đúng Kiến thức đúng khi SV chọn câu trả lời là không đậy nắp kim sau khi tiêm thuốc

− Kiến thức đúng về vết thương do DCYTSN có thể phòng tránh được khi

SV chọn câu trả lời là phần lớn, không đúng khi SV chọn các câu còn lại

→ Kiến thức chung đúng về phòng ngừa vết thương do DCYTSN khi SV trả lời đúng từ 7/10 nội dung trên (7-10 điểm)

2.3.5.3 Biến số về thực hành

Thực hành của SV điều dưỡng liên quan đến phòng ngừa vết thương do DCYTSN là biến nhị giá bao gồm hai giá trị thực hành đúng và thực hành

Trang 40

31

không đúng Khi SV có thực hiện và thực hiện đúng mỗi nội dung trong bảng kiểm thì được coi là thực hành đúng nội dung đó Khi SV không thực hiện hoặc thực hiện sai mỗi nội dung đưa ra trong bảng kiểm thì được coi là thực hành không đúng nội dung đó

Đánh giá thực hành đúng về phòng ngừa vết thương do DCYTSN của

SV điều dưỡng dựa trên 14 nội dung được đưa ra trong bảng kiểm quan sát

− Vết thương do DCYTSN là biến nhị giá gồm hai giá trị có và không:

+ Có khi SV đã từng có vết thương do DCYTSN gây ra trong vòng 6 tháng trước đó tính đến thời điểm tham gia nghiên cứu

+ Không khi SV không có vết thương do DCYTSN gây ra trong vòng 6 tháng trước đó tính đến thời điểm tham gia nghiên cứu

Thông tin liên quan đến vết thương do DCYTSN:

Số lần từng có vết thương do DCYTSN gây ra là số lần SV đã từng có vết

thương do DCYTSN trong vòng 6 tháng trước đó tính đến thời điểm tham gia nghiên cứu, chia làm hai nhóm 1-4 lần và > 4 lần

Thời điểm xảy ra vết thương là biến danh định gồm 5 giá trị: sáng, chiều, tối, đêm, không nhớ

Địa điểm xảy ra vết thương là biến danh định gồm 6 giá trị: khoa nội, khoa

ngoại, khoa sản, khoa nhi, khoa nhiễm, khác

Thao tác khi xảy ra vết thương là biến danh định gồm 7 giá trị: đóng nắp

kim; bẻ ống thuốc, nước cất; trong khi tiêm thuốc; trước khi tiến hành, chuẩn

Ngày đăng: 18/03/2018, 11:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trương Thị Quỳnh Anh (2014), Chấn thương do kim đâm và vật sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng, Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chấn thương do kim đâm và vật sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng
Tác giả: Trương Thị Quỳnh Anh
Năm: 2014
3. Bộ Y tế - Bộ tài chính (2005), Thông tư số 10/2005/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 265/2003/QĐ- TTg ngày 16/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, Hà Nội, ngày 30/3/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 10/2005/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 265/2003/QĐ- TTg ngày 16/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Tác giả: Bộ Y tế - Bộ tài chính
Năm: 2005
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2003), Hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Tác giả: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Năm: 2003
5. Bộ Y tế (2005), Thông tư số 09/2005/TT-BYT về Hướng dẫn điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV hoặcbị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, Hà nội, ngày 28/3/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 09/2005/TT-BYT về Hướng dẫn điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV hoặcbị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2005
6. Bộ Y tế (2007), Quy chế quản lý chất thải y tế, Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế quản lý chất thải y tế, Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2007
7. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 18/2009/TT-BYT Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh, Hà Nội, ngày 14/10/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 18/2009/TT-BYT Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2009
8. Bộ Y tế (2009), Quyết định số 3003/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HVI/AIDS, Hà Nội, ngày 19/8/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 3003/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HVI/AIDS
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2009
10. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 5771/BYT-K2DT Ban hành chương trình và tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn cho CBYT cơ sở, Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 5771/BYT-K2DT Ban hành chương trình và tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn cho CBYT cơ sở
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2012
11. Hoàng Văn Khuê (2015), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong 6 tháng từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong 6 tháng từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015
Tác giả: Hoàng Văn Khuê
Năm: 2015
12. Trương Thị Ngọc Lan (2011), Tìm hiểu mức độ, nguyên nhân và cách xử trí tai nạn nghề nghiệp của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnhQuảng Nam từ 2006-2011,http://www.hics.org.vn/sites/default/files/attachment/123_truong_thi_ngoc_lan._tim_hieu_muc_do_nguyen_nhan_va_cach_xu_tri_tai_nan_nghe_nghiep_tai_bvdk_quang_nam.pdf, truy cập ngày 22/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu mức độ, nguyên nhân và cách xử trí tai nạn nghề nghiệp của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh "Quảng Nam từ 2006-2011
Tác giả: Trương Thị Ngọc Lan
Năm: 2011
13. Hồ Văn Luyến (2014), Tỷ lệ sang chấn do vật sắc nhọn và kiến thức, thực hành phòng ngừa, xử lý của sinh viên Khoa Y Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ sang chấn do vật sắc nhọn và kiến thức, thực hành phòng ngừa, xử lý của sinh viên Khoa Y Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang
Tác giả: Hồ Văn Luyến
Năm: 2014
14. Nguyễn Đỗ Nguyên, Phạm Thế Vinh, Phạm Hồng Duy Anh, Mai Thị Thanh Thúy (2004), "Phơi nhiễm máu do chấn thương trog quá trình thực tập của sinh viên y khoa Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 8 (1), tr.20- 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phơi nhiễm máu do chấn thương trog quá trình thực tập của sinh viên y khoa Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Đỗ Nguyên, Phạm Thế Vinh, Phạm Hồng Duy Anh, Mai Thị Thanh Thúy
Năm: 2004
15. Nguyễn Thúy Quỳnh, Dư Hồng Đức, Nguyễn Lệ Ngân, Nguyễn Phương Thùy (2008), Điều tra thực trạng phơi nhiễm với máu dịch của bệnh nhân và các yếu tố ảnh hưởng trong NVYT tại một số bệnh viện củaViệt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thực trạng phơi nhiễm với máu dịch của bệnh nhân và các yếu tố ảnh hưởng trong NVYT tại một số bệnh viện của
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh, Dư Hồng Đức, Nguyễn Lệ Ngân, Nguyễn Phương Thùy
Năm: 2008
16. Nguyễn Thị Mai Thơ (2015), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Y khoa Vinh, năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Y khoa Vinh, năm 2015
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Thơ
Năm: 2015
17. Lê Thị Anh Thư (2010), "Hiệu quả của chương trình phòng ngừa phơi nhiễm do nghề nghiệp tại bệnh viện Chợ Rẫy", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 14 (2), tr.429- 435 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của chương trình phòng ngừa phơi nhiễm do nghề nghiệp tại bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả: Lê Thị Anh Thư
Năm: 2010
19. Dương Khánh Vân (2012), Nghiên cứu tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế và giải pháp can thiệp tại một số bệnh viên khu vực Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế và giải pháp can thiệp tại một số bệnh viên khu vực Hà Nội
Tác giả: Dương Khánh Vân
Năm: 2012
20. Abozead S E S, Abuhasheesh M, Nawafleh H, Kawafha M M, Al- Tarawneh O (2015), "Knowledge and Practices of Jordanian Nurses on Needlestick Injuries: An Evaluative Study", Infect Dis Clin Prac, 23 (1), pp.21-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Knowledge and Practices of Jordanian Nurses on Needlestick Injuries: An Evaluative Study
Tác giả: Abozead S E S, Abuhasheesh M, Nawafleh H, Kawafha M M, Al- Tarawneh O
Năm: 2015
21. Askarian M, Malekmakan L (2006), "The prevalence of needle stick injuries in medical, dental, nursing and midwifery students at the university teaching hospitals of Shiraz, Iran", Indian J Med Sci . , 60 (6), pp.227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The prevalence of needle stick injuries in medical, dental, nursing and midwifery students at the university teaching hospitals of Shiraz, Iran
Tác giả: Askarian M, Malekmakan L
Năm: 2006
2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, http://bvdktinhthaibinh.vn/Portal/, truy cập ngày 15/5/2016 Link
9. Bộ Y tế (2011), Quyết định số 4139/QĐ-BYT ngày 2/11/2011 về việc Sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w