Giáo dục truyền thống yêu nước sẽ trở nên sinh động hơn bao giờ hết với các truyện viết cho thiếu nhi và khi nhắc tới người ta sẽ nhớ ngay đến cái tên nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, một trong
Trang 1Do bước đầu làm quen với khóa luận nên kiến thức, trình độ chuyên môn của tôi còn hạn chế, vì thế khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự chỉ bảo, nhận xét, đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn
Đà Nẵng, tháng năm
Sinh viên
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………1
1.Lí do chọn đề tài……… 1
2 Lịch sử vấn đề ……….2
2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về tình yêu quê hương, đất nước và giáo dục tình yêu quê hương, đất nước……… 2
2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng……….4
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu……… 5
3.1 Mục đích nghiên cứu……….5
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu……….5
4 Đóng góp của đề tài……….6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………6
6 Phương pháp nghiên cứu……… 6
7 Cấu trúc đề tài……… 6
PHẦN NỘI DUNG……….8
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1 Khái quát chung về văn học thiếu nhi……….8
1.1 Khái niệm văn học thiếu nhi……… 8
1.2 Vai trò và ý nghĩa của văn học thiếu nhi………8
Trang 32 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học……….9
2.1 Tính cách……… 10
2.2 Nhu cầu nhận thức……….10
2.3 Tình cảm………11
3 Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và truyện viết cho thiếu nhi………12
3.1 Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ……….12
3.2 Truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng……….14
3.2.1 Giá trị nội dung……… 14
3.2.2 Giá trị nghệ thuật………14
Tiểu kết……… 14
Chương 2 TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HUY TƯỞNG 1 Một số vấn đề về tình yêu quê hương, đất nước……….17
1.1 Khái niệm về tình yêu quê hương, đất nước……….17
1.2 Đặc điểm của tình yêu quê hương, đất nước……….17
1.3 Biểu hiệu của tình yêu quê hương, đất nước……….18
1.4 Mục tiêu giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học…… 19
1.5 Ý nghĩa của giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học… 20
2 Nội dung giáo dục tình yêu quê hương, đất nước trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng……… 21
2.1 Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước……… 21
Trang 42.2 Giáo dục học sinh biết ơn những người có công xây dựng, bảo vệ và giữ gìn
đất nước……… 24
2.3 Giáo dục cho học sinh ý thức độc lập tự chủ, tự hào dân tộc………31
2.4Giáo dục học sinh về truyền thống yêu nước của dân tộc, niềm tin vào chiến thắng chính nghĩa……….37
Tiểu kết……… 37
Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1 Cơ sở đề xuất biện pháp………42
1.1 Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh……… 42
1.2 Căn cứ vào truyệt viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng………49
2.Biện pháp giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh tiểu học… 49
2.1 Mục tiêu giáo dục……… 49
2.2 Biện pháp giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh tiểu học…… 50
2.2.1 Giáo dục tình yêu quê hương đất nước thông qua lồng ghép nội dung vào các môn học……… 50
2.2.2 Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước thông qua phương pháp kể chuyện.56 2.2.3 Giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để trở thành người yêu quê hương, đất nước……….60
2.2.4 Giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể……63
PHẦN KẾT LUẬN……….……… 65
1 Kết luận………65
2 Một số ý kiến đề xuất……… 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………69
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Lòng yêu nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó đã thấm sâu vào trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu
của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”[1; trang114]
Suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đã trở thành một trong những tài sản quý, một giá trị thiêng liêng góp phần làm nên truyền thống dân tộc Việt Nam Truyền thống yêu nước còn là đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người Việt Nam Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học hiện nay nhằm xây dựng ở các em lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc, có đạo đức trong sáng, có ý chí và quyết tâm xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh Truyền thống lịch sử rất đáng tự hào với nhiều chiến công hiển hách, những mốc son, dấu ấn đáng nhớ ấy là kết tinh của lòng yêu nước, ý thức tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần chiến đấu hy sinh anh dũng của bao thế hệ cha anh đi trước, đặc biệt là tấm gương của những anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam
đã ngã xuống vì quê hương, đất nước
Nhắc đến văn học Việt Nam thế kỷ XX không thể không nhắc tới những sáng tác ấn tượng về mảng văn chương về tình yêu quê hương, đất nước viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Sinh thời ông ý thức một cách rõ ràng
về thiên chức của người nghệ sĩ với quan niệm rất tiến bộ, rất nhân văn: Phàm văn chương mục đích thứ nhất là để dạy dỗ thiếu niên … cốt làm sao cho bao giờ họ cũng có một tấm lòng bồng bột mà vẫn biết lẽ phải và biết thương nhau Vì thế ngay khi hòa bình lập lại ở miền Bắc được ít lâu, với tư cách là người sáng lập và
là Giám đốc đầu tiên của NXB Kim Đồng (1957), Nguyễn Huy Tưởng đã góp phần quan trọng đặt nền móng, mở ra một tương lai tốt đẹp cho văn chương tuổi thơ, khi ấy hiện là một mảng đề tài còn nhiều khoảng trống, thiếu vắng những tác phẩm đỉnh cao Những truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng khôngchỉ
đa dạng, phong phú về đề tài, bút pháp thể hiện, mà hơn nữa là lòng yêu nước thiết tha, niềm tự hào dân tộc về những trang sử vẻ vang của dân tộc, là tình nghĩa thủy
Trang 9chung, khát khao hạnh phúc, tin tưởng vào sự chiến thắng của chính nghĩa Có thể nói đây là ấn tượng bao trùm, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các truyện viết cho thiếu nhi của ông
Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học có thể thông qua nhiều con đường khác nhau, song thông qua các truyện ngắn viết cho thiếu nhi
để giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học sẽ giúp các em hiểu biết rõ hơn về lịch sử nước nhà, mỗi câu chuyện viết cho thiếu nhi lại cung cấp cho các em những tri thức và thông tin ở một số lĩnh vực nhất định Qua nội dung phản ánh, truyện ngắn viết cho thiếu nhi có tác động mạnh mẽ đến nhận thức
và hành vi của bạn đọc nhí không những giúp các em hiểu biết và cảm nhận được nội dung của tác phẩm, mà còn biết trân quý những giá trị thiêng liêng của đất nước, lịch sử dân tộc ngàn đời mà tiền nhân đã để lại Giáo dục truyền thống yêu nước sẽ trở nên sinh động hơn bao giờ hết với các truyện viết cho thiếu nhi và khi nhắc tới người ta sẽ nhớ ngay đến cái tên nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, một trong những tác giả tiêu biểu của các truyện ngắn viết cho thiếu nhi về giáo dục tình yêu quê hương, đất nước
Từ thực tiễn trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài“Giáo dục tình yêu
quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học qua truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng” để nghiên cứu làm bài khóa luận tốt nghiệp với
mong muốn tìm hiểu và đóng góp một vài giải pháp thiết thực trong việcgiáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử dân tộc, định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh tiểu học hiện nay
Trang 10Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh tiểu học thông qua giảng dạy môn Lịch sử lớp 4, 5, cô giáo Hoàng Thị Nhân, trường Đại
học Vinh, năm 2011 Công trình nghiên cứu này xoay quanh các vấn đề đó là đề
xuất một số biện pháp và hình thức giáo dục học sinh về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc; thực nghiệm sư phạm và kết quả thực nghiệm thông qua môn Lịch sử của học sinh khối lớp 4,5, những kết luận và đưa đề xuất một số hình thức
và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh tiểu học thông qua giảng dạy môn Lịch sử lớp 4,5 Đây là công trình trình bày khá đầy đủ về việc giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc tích hợp qua môn Lịch lớp 4,5 nhằm hướng dẫn giáo viên cách tổ chức các hình thức và biện pháp để xây dựng tình yêu quê hương, đất nước cho các em học sinh Dù vậy, công trình nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi của môn Lịch sử lớp 4,5
Giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh thông qua giảng dạy các truyện truyền thuyết trong chương trình Văn - Tiếng Việt ở tiểu học, cô
giáo Lê Thị Kim Thư, trường Tiểu học Lê Lợi – Thành phố Vinh, Nghệ An, năm
2013 đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc đưa nội dung giáo dục tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh thông qua giảng dạy các truyền thuyết trong chương trình Văn – Tiếng Việt ở tiểu học Cô giáo Lê Thị Kim Thư đã nêu
rõ mối quan hệ giữa dạy học và giáo dục trong giảng dạy Văn - Tiếng Việt ở Tiểu học và khẳng định tầm quan trọng của truyền thuyết trong việc giáo dục lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc cho học sinh Tiểu học Qua đó, công trình nghiên cứu còn đưa ra đề xuất một số phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh khi dạy truyền thuyết ở Tiểu học Và chọn
2 truyền thuyết “ An Dương Vương” và “ Con Rồng cháu tiên ” để dạy thực nghiệm Nhìn chung, công trình nghiên cứu của tác giả được nghiên cứu và thống
kê khá đầy đủ, chi tiết các khái niệm liên quan và đề xuất các biện pháp tích hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh Tiểu học
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội, năm 2010 và Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ,
Tạp chí Văn hóa nghệ, số 309, năm 2013 của tác giả Lê Cao Thắng nghiên cứu tổng quan về các khái niệm lòng yêu nước, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta Khẳng định rõ tầm quan trọng và vai trò của việc giáo dục truyền thống yêu nước, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ Từ đó xây dựng và
Trang 11đề ra các biện pháp để nâng cao tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ.Qua đây, giúp người dạy có nhận thức đầy đủ về bản chất, mục tiêu, nguyên tắc giáo
dục truyền thống yêu nước, giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ
2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, bao quát về Nguyễn Huy Tưởng là
chuyên luận Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ và
Hà Minh Đức, xuất bản năm 1966 Trong công trình này các tác giả đã dành trọn chương 1 để khảo sát sự chuyển biến tư tưởng, con đường đến với văn chương và những bước đường sáng tạo nghệ thuật của nhà văn từ một thanh niên yêu nước phấn đấu trở thành một nhà văn cộng sản trên mặt trận văn nghệ Với hướng tiếp cận, nghiên cứu theo lối biên niên, các tác giả chuyên luận đã phân chia hành trình sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng thành 4 giai đoạn mỗi thời kỳ là một chương của chuyên luận Ở mỗi chương, các tác giả đi sâu phân tích, tìm hiểu giá trị nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm trong sự đối sánh với các sáng tác cùng thời để thấy được những mặt tích cực cũng như những hạn chế, thiếu sót trong từng tác phẩm
Năm 1992, nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh Nguyễn Huy Tưởng, Viện Văn
học tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Nguyễn Huy Tưởng - một sự nghiệp
chưa kết thúc Trên tinh thần đánh giá một cách chân thực, khách quan, khoa học,
nhiều tham luận tại hội thảo đã có những khám phá, phát hiện sâu sắc nhằm lý giải những luận điểm còn nhiều tranh luận, những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu
Năm 1996, bộ sách Nguyễn Huy Tưởng toàn tập do NXB Văn học ấn hành,
đã cung cấp một cách tương đối đầy đủ các tác phẩm của nhà văn trên tất cả các thể loại, giúp người đọc có điều kiện thuận lợi khi tiếp cận văn nghiệp Nguyễn Huy Tưởng
Năm 2006, bộ ba Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng được NXB Thanh niên xuất
bản đã giúp người đọc có những hình dung rõ hơn về quá trình lao động nghệ thuật miệt mài và những khát vọng lớn của nhà văn muốn cống hiến cho văn học dân tộc Tập nhật ký đã thâu tóm, phản ánh toàn bộ sự nghiệp văn chương và cách mạng của ông, bắt đầu từ việc tìm đường cho đến khi đã trở thành một nhà văn chuyên nghiệp, một chiến sĩ của Đảng hoạt động trên lĩnh vực văn nghệ
Trang 12Và đặc biệt phải kể tới những công trình do Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về những trước tác của cha mình, về những tâm sự, suy nghĩ khó nói của ông với mong muốn khắc họa một cách chân thực, rõ nét gương mặt nhà văn, nhà văn hóa Nguyễn Huy Tưởng trong cuộc sống đời thường và trong sáng tạo văn chương Đó là các ấn
phẩm có giá trị như: Nguyễn Huy Tưởng trong vầng sáng hồi nhớ; Nguyễn Huy
Tưởng trước khi là nhà văn; Nguyễn Huy Tưởng với người thân; Nguyễn Huy
Tưởng văn và người…
Nhìn chung, các vấn đề có liên quan đến đề tài giáo dục giá trị văn hóa truyền thống nói chung và giáo dục tình yêu quê hương đất nước nói riêng khá phong phú nhưng chưa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu về hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh tiểu học Đặc biệt, đến thời điểm này, tôi chưa phát hiện ra công trình nào nghiên cứu về việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học qua truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng Vì vậy, đề tài này là một đóng góp nhỏ trong việc tìm hiểu nội dung giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học Tuy vậy trên đây là những tài liệu tham khảo hữu ích để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về giá trị, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, giá trị văn hóa về tình yêu quê hương, đất nước nước và qua những tác phẩm
văn học viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, tôi chọn đề tài “Giáo
dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học qua truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”với mục đích tìm hiểu việc giáo dục tình yêu
quê hương, đất nước cho học sinh trong tác phẩm Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học, qua đó bước đầu xây dựng đội ngũ học sinh phát triển toàn diện về tư tưởng, đạo đức, lối sống, góp phần vào việc thực hiện chiến lược con người, phát triển giáo dục - đào tạo, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 13Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ là:
- Nghiên cứu những vấn đề về lí thuyết liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài
- Khảo sát, phân tích, đánh giá việc giáo dục tình yêu đất nước cho học sinh trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
- Vận dụng những giá trị về tình yêu quê hương, đất nước trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng để giáo dục cho học sinh Tiểu học
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học trong thời gian tới
4 Đóng góp của đề tài
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi xác định rõ mục đích nghiên cứu là
hệ thống lại các cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh thông qua truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trên cơ sở đó giáo dục hình thành những phẩm chất yêu quê hương, đất nước cho học sinh để sau này lớn lên trở thành người có ích cho xã hội Bên cạnh
đó đề xuất các biện pháp phương pháp cụ thể để giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho các em Ngoài ra, đề tài cũng là nguồn tài liệu bổ ích cho sinh viên và giáo viên Tiểu học trong quá trình tìm hiểu và giáo dục tình yêu thiên nhiên cho
học sinh
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa lòng yêu nước và việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học thông qua truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
- Phạm vi nghiên cứu: truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trang 14- Phương pháp thống kê, phân loại
2.2 Lịch sử vấn đề về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4 Đóng góp của đề tài
5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.Phương pháp nghiên cứu
7 Cấu trúc đề tài
- Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương 2: Tìm hiểu nội dung giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học qua truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh Tiểu học
- Phần kết luận: Gồm 2 tiểu mục
1 Kết luận
2 Đề xuất
Trang 15PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.Khái quát chung về văn học thiếu nhi
1.1 Khái niệm văn học thiếu nhi
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, văn học thiếu nhi “Theo nghĩa hẹp, gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi” [4; trang 353]
Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam quan niệm văn học thiếu nhi tường tận hơn, chi tiết hơn Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ: chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận… Cụ thể:
- Mọi tác phẩm được sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một đồ vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi
- Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc Bởi vì các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ cách cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích…trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mình
Như vậy, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người, hoặc là thế giới tự nhiên…nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện đạo đức, tâm hồn trẻ [5; trang 42]
1.2 Vai trò và ý nghĩa của văn học thiếu nhi
Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho mỗi người trên suốt đường đời, bởi lẽ những gì đã lưu giữ được trong thời niên thiếu thường rất khó phai mờ Văn học không chỉ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao năng
Trang 16lực cảm thụ cái đẹp cái hay, mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái
Không phải ngẫu nhiên mà người ta khẳng định tính giáo dục là tính chất sống còn của một tác phẩm văn học thiếu nhi Như nhà văn Tô Hoài, người dành nhiều tâm huyết cho nền văn học thiếu nhi đã khẳng định “…Một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy.” [6; trang 263, 264] Bài học mà các em học được là: đoàn kết sẽ đem lại sức mạnh to lớn cũng như để có được mùa xuân đầy đủ hương sắc các con vật phải biết “góp chung màu lại” (Phải chung màu lại – Võ Quảng);
“hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình thôi” (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) hay chớ nên bội bạc, tráo trở như tên
Lý Thông (Thạch Sanh – truyện cổ tích),… Đọc các tác phẩm văn học thiếu nhi, chắc hẳn các bạn nhỏ không khỏi cảm động trước tình bạn sắc son giữa Kay và Garda (Bà chúa Tuyết – Andersen), tình yêu thương vô bờ mà người mẹ dành cho đứa con bị thần Chết bắt đi (Người mẹ - Andersen),… Mỗi tác phẩm là một công trình sư phạm, mà các nhà sư phạm ở đây chính là các tác giả dày công xây dựng Không một lĩnh vực nào của cuộc sống mà văn học thiếu nhi chưa chạm tới, ngay
cả những vấn đề tưởng như khó nói như hạnh phúc gia đình, tình yêu và giới tính, cái sống và cái chết,v.v…Bởi như nhà tâm lý Gerard Severin từng nhận định: “ Trẻ
có quyền biết sự thật Sự thật giúp trẻ lớn lên” Chưa bao giờ các bài học trở nên nhẹ nhàng, gần gũi đến thế Đó hoàn toàn không phải là những bài thuyết giáo với những giáo huấn khô khan, cứng nhắc nhưng những tác động tích cực của nó đến nhân cách của trẻ lại vô cùng mạnh mẽ Ngoài ra, những câu chuyện ấy đã tạo cho học sinh nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau Chính những những điều đó đã đánh thức biết bao tình cảm tốt đẹp nơi các em Qua đó, các em biết yêu cái đẹp – cái thiện, ghét cái xấu – cái ác,… Từ đó hình thành những phẩm chất đáng quý
Văn học thiếu nhi cũng là mảnh đất tốt để vun trồng cho những trí tưởng tượng, sáng tạo cũng như năng lực cảm thụ cái đẹp, cái hay Ai đó đã từng nói thật đáng sợ nếu mắt sáng nhưng không cảm nhận được cái đẹp, có khối óc nhưng không biết suy nghĩ, có trái tim nhưng không biết yêu thương Văn học góp phần bồi dưỡng các em những phẩm chất trí tuệ, trái tim biết yêu thương, đào tạo các em trở thành những con người mới toàn diện
2 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học
Trang 17Học sinh Tiểu học là một giai đoạn phát triển Đây là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo Trong thời kì hiện nay thì học sinh tiểu học là quá trình phát triển của các giai đoạn tiếp theo Trong thời kì hiện nay quá trình phát triển của học sinh Tiểu học có những đặc trưng riêng và có thể tự động tổ chức từ phía nhà trường trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới của khoa học giáo dục Do đó đặc điểm của các quá trình nhận thức của học sinh tiểu học diễn ra như sau:
2.1 Tính cách
Tính cách của trẻ thường được hình thành từ rất sớm ở thời kỳ trước tuổi đi học Lúc này những nét tính cách của các em mới được hình thành và dễ thay đổi trước tác động giáo dục của gia đình
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, ta dễ nhận ra tính xung đột trong hành vi của các em (khuynh hướng hành động ngay lập tức dưới ảnh hưởng của sự kích thích bên trong và bên ngoài) Do vậy, hành vi của các em dễ tự phát Nguyên nhân của hiện tượng này là sự điều chỉnh ý chí đối với hành vi của lứa tuổi còn yếu, các em chưa biết đề ra mục đích của hành động và theo đuổi mục đích đến cùng Tính cách của các em có nhược điểm thường bướng bỉnh, phản ứng lại những yêu cầu của người lớn mà các em xem là cứng nhắc để chống lại sự cần thiết phải hy sinh cái
nó “muốn” cho cái nó “phải”
Các em có nhiều nét tính cách tốt như lòng vị tha, tính hồn nhiên, tính ham hiểu biết,lòng thương người… Hầu hết các em học sinh Tiểu học đều có tính cách hồn nhiên và rất cả tin: tin vào sách vở, tin vào người lớn, tin bản thân, đặc biệt các
em rất tin tưởng thầy giáo, cô giáo của mình; những gì thầy, cô nói, thầy, cô làm đối với các em đều đúng, đều là chân lý Tuy nhiên niềm tin này còn cảm tính, chưa có lý trí soi sáng
Tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này Các
em hay bắt chước theo lời nói, việc làm của người mà các em gần gũi, yêu thích, hâm mộ nhất là ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè Đây là một đức tính có tính chất 2 mặt: tốt – xấu Bởi, các em bắt chước cái tốt cũng lắm mà cái xấu cũng nhiều Vì vậy, cần phải cho trẻ biết và gần gũi với những tấm gương cụ thể có đức tính, hành vi, cử chỉ, lời nói tốt, có văn hóa, có đạo đức
2.2 Nhu cầu nhận thức
Trong những năm đầu của bậc Tiểu học, nhu cầu nhận thức của học sinh phát triển rõ nét, đặc biết là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh Nhu cầu nhận
Trang 18thức là một trong những nhu cầu tinh thần, đối với học sinh Tiểu học nhu cầu này
có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trí tuệ Đó là nguồn năng lượng tinh thần để định hướng và tiến lên trong nhiều tình huống hoặc cảnh ngộ khó khăn để chạm đến đỉnh cao tri thức của nhân loại
Tổ chức hoạt động học cho học sinh là biện pháp tốt nhất để giúp nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học được nảy sinh, hình thành và phát triển Nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học được hình thành và phát triển nhờ các hoạt động muôn màu, muôn vẻ trong nhà trường, xã hội, và gia đình Nhu cầu nhận thức sẽ được phát triển thuận lợi nếu hoạt động của học sinh không quá căng thẳng thần kinh, không bị thất bại lặp đi lặp lại trong học tập Và các em sẽ tự khắc phục khó khăn để tự mình chiếm lĩnh tri thức, tự học suốt đời
2.3 Tình cảm
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung và nhân cách nói riêng Đối với học sinh Tiểu học, tình cảm còn có vị trí đặc biệt quan trọng vì nó là khâu trọng yếu gắn liền nhận thức với hành động của trẻ Nhờ có tình cảm tích cực giúp cho trí tuệ của trẻ phát triển mà còn thúc đẩy trẻ hoạt động
Dù biết trí tuệ phát triển cao là cơ sở để tình cảm, ý chí phát triển theo nhưng không được xem nhẹ giáo dục tình cảm ở học sinh Tiểu học Nếu trong giáo dục tri thức và tình cảm có sự thiên lệch nào đó không những gây khó khăn mà còn gây hậu quả cho sự phát triển nhân cách sau này và tạo nên một kiểu nhân cách mất cân đối
Tình cảm, cảm xúc của học sinh Tiểu học thường là về những sự vật, hiện tượng,… cụ thể, sinh động Các em dễ bị kích thích của hệ thống sự vật, hiện tượng hơn hệ thống tiếng nói, chữ viết
Học sinh Tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình Tính dễ xúc cảm được thể hiện được thể hiện ở các quá trình nhận thức, tri giác, cảm xúc, hiện tượng, tư duy Các em suy nghĩ bằng “hình thức”, “xúc cảm”,
“âm thanh” Các quá trình nhận thức, hoạt động của các em đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của xúc cảm và đều đậm màu sắc xúc cảm
Học sinh còn chưa biết kìm chế tình cảm của mình, chưa biết kiểm tra sự thể hiện tình cảm ra bên ngoài Các em bọc lộ tình cảm một cách hồn nhiên, chân thật Nguyên nhân của hiện tượng này là do ở học sinh quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế, các phẩm chất của ý chí còn chưa có khả năng điều chỉnh và điều khiển được những cảm xúc của các em
Trang 19Tình cảm của học sinh Tiểu học còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc.Tuy vậy, những cảm xúc mạnh, những ấn tượng sâu sắc có thể ghi lại dấu ấn trong tâm hồn các em rất sâu đậm, bền vững
3.Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và truyện viết cho thiếu nhi
3.1 Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6/5/1912, tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội Cha là một ông
Tú nghèo sống nhờ vợ tần tảo buôn bán Bảy tuổi cha mất, mẹ gửi ra Hải Phòng ở với gia đình người chị, học tiểu học ở trường Bonnal Năm 1932, 20 tuổi, đậu bằng thành chung và cũng bắt đầu học chữ Hán Sau ba năm vất vả tìm việc, đến 1935 thi đậu vào ngạch thư ký nhà đoan (cơ quan hải quan- tiếng Pháp: customs office) Năm 1939, cưới vợ con quan Song song với đời sống công chức nhà đoan, Nguyễn Huy Tưởng có một sinh hoạt nội tâm phong phú, rất giàu cung bậc của người trí thức: chăm đọc sách, chịu khó tìm ý tưởng, hàng ngày viết nhật ký
Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay
về Hà Nội Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phú Yên Tháng 6 năm 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong Tiếp
đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc
Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946 Tháng 4 năm
đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng
Trang 20Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất Sau hòa bình 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội Năm 1995, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một đường phố của thủ đô là đường Nguyễn Huy Tưởng Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị về văn chương và lịch sử như: Tiểu thuyết có Đêm hội Long Trì, (1942), An Tư công chúa (1944), Truyện Anh Lục (1955), Bốn năm sau (1959), Sống mãi với Thủ đô (1960)…; Kịch gồm có: Vũ Như Tô (1943), Cột đồng Mã Viện (1944), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948), Anh Sơ đầu quân (tập kịch- 1949), Lũy hoa (1960)…; Truyện ký có: Ký sự Cao Lạng (1951), Chiến sĩ ca nô…; Truyện thiếu nhi: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Tìm mẹ, Thằng Quấy, Con cóc là cậu ông giời, An Dương Vương xây thành Ốc, Kể chuyện Quang Trung, Cô bé gan dạ… và một tập Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, dày 1.700 trang
Với khoảng hơn hai năm cầm bút mà Nguyễn Huy Tưởng đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm khá lớn, những nghĩ văn nhân Việt không có mấy người được như ông Ấy là chỉ nói về khía cạnh số lượng tác phẩm, còn về giá trị chẳng
ai có thể tiên định được
3.2 Truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
3.2.1 Giá trị nội dung
Nhắc đến văn học Việt Nam thế kỷ XX không thể không nhắc tới những sáng tác ấn tượng mang phong cách riêng của Nguyễn Huy Tưởng Xuất hiện trên văn đàn muộn so với sự thành công của những bạn văn cùng thời, nhưng với những bước tiến chậm mà chắc chắn, đĩnh đạc của một cây bút luôn nỗ lực vươn lên với niềm khát khao mãnh liệt mượn văn chương để tỏ lòng yêu nước,
“tô điểm cho non sông những tòa đài hoa lệ lộng lẫy nhất trần gian” (kịch Vũ Như Tô), đã thôi thúc và giúp Nguyễn Huy Tưởng có được những tác phẩm
Trang 21xuất sắc với lối viết tài hoa Bao trùm lên sáng tác của nhà văn là âm hưởng sử thi hùng tráng quyện hòa trong chất men say của lãng mạn, trữ tình với niềm cảm thức khôn nguôi về lịch sử dân tộc trong quá khứ, hiện tại với lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng
Mỗi tác phẩm văn chương của ông viết cho thiếu nhi có mỗi đề tài, nội dung, nhân vật khác nhau nhưng ở câu chuyện nào cũng đều nhất quán một quan điểm sáng tác tiến bộ, tích cực, hướng về con người với những giá trị nhân văn sâu sắc cùng truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc Lịch sử dân tộc trong quá khứ và hiện tại là mạch nguồn xuyên suốt, chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, chi phối đến cách lựa chọn đề tài, hình tượng nghệ thuật cũng như giọng điệu, văn phong Những sáng tác viết cho thiếu nhi của ông giúp mở rộng cho các em biết về phong tục tập quán, sự kiện lịch sử của dân tộc, những tấm gương anh hùng của dân tộc, những truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam ta như lòng hiếu thảo, anh hùng, bất khuất, đoàn kết, yêu quê hương, đất nước, niềm tin vào chính nghĩa
mà nhà văn muốn gửi gắm đến cho các em thiếu nhi cũng như vai trò quan trọng của nhà trường và gia đình trong việc giáo dục trẻ nhỏ
Chính vì vậy, truyện viết cho thiếu nhi của ông cho đến nay vẫn được coi là mẫu mực của nền văn học thiếu nhi Việt Nam, được dạy trong nhà trường ở nhiều cấp học, thường xuyên được xuất bản dưới nhiều hình thức khác nhau Đặc biệt phải kể đến hình thức truyện tranh - từ những truyện cổ tích như Con cóc là cậu ông Giời, Tìm mẹ, Thằng Quấy đến truyện lịch sử Lá cờthêu sáu chữ vàng, tất
cả đều được các thế hệ họa sĩ Kim Đồng thể hiện thành truyện tranh theo phong cách truyền thống hoặc hiện đại
Với những nỗ lực và niềm đam mê sáng tạo, khát khao cống hiến, những tác phẩm viết dành cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng với giá trị nội dung đặc sắc đã có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền văn học dân tộc Nổi bật lên trong văn nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng là nguồn cảm hứng mãnh liệt về lịch sử dân tộc với lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng
3.2.2 Giá trị nghệ thuật
Trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn, ông đã để lại cho đời sau nhiều tác
phẩm truyện viết cho thiếu nhi như: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Tìm mẹ, Thằng
Quấy, Con cóc là cậu ông giời, An Dương Vương xây thành Ốc, Kể chuyện Quang
Trang 22Trung, Cô bé gan dạ đem đến cho các em niềm thích thú, say mê đến kỳ lạ bằng
một giọng kể chuyện vừa giản dị, chân thành, gần gũi với cuộc sống thường ngày của các em, phù hợp với tâm tư, suy nghĩ của trẻ thơ Đó là những nét độc đáo, nổi bật trong quan niệm của nhà văn về nghệ thuật và con người, trong cảm hứng sáng tạo, bút pháp thể hiện Từ đấy ông đã nhen nhóm và truyền cho các em lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương, đất nước Đấy chính là nét nổi bật nhất của nhà văn tài hoa này.Nguyễn Huy Tưởng đã tạo ra một hành trình văn chương phong phú, đặc sắc Trên nền cảm hứng về đề tài lịch sử dân tộc, nhà văn đã có những hư cấu, sáng tạo độc đáo mà cho đến nay những vấn đề đặt ra trong sáng tác của nhà văn như: mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống; nghệ thuật với cường quyền; trách nhiệm của nhà văn với cuộc đời, với nghệ thuật; bút pháp hư cấu, sáng tạo về đề tài lịch sử… khẳng định vai trò, dấu ấn của phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng đối với sự phát triển của văn chương dân tộc Với những nỗ lực sáng tạo cùng tình yêu lịch sử, yêu quê hương, đất nước, những tác phẩm truyện viết cho thiếu nhi của ông vẫn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và công chúng bạn đọc Nguyễn Huy Tưởng xứng đáng được mệnh danh là nhà chép sử bằng văn chương, nhà văn của Hà Nội với những trang viết tài hoa, độc đáo
Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được những giá trị vượt thời gian trong nhiều tác phẩm, thấy được ý nghĩa xã hội - lịch sử to lớn trong nội dung phản ánh Đồng thời cũng thấy được những đặc sắc nghệ thuật trong miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Nguyễn Huy Tưởng
đã tạo dựng được một văn nghiệp đồ sộ, đa dạng với phong cách riêng Các vấn đề đặt ra trong kịch Nguyễn Huy Tưởng có tầm khái quát cao, nhân vật giàu sức sống nội tâm đã in đậm dấu ấn tài hoa của một chủ thể sáng tạo đầy ưu thời mẫn thế, nhữung truyện ngắn viết cho thiếu nhi của ông với những giá trị đặc sắc về nghệ thuật không thể lẫn với các cây bút cùng thời… Trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, cái nhìn thế giới và con người của nhà văn là cái nhìn dân chủ, đầy ưu ái, thương yêu, không ngừng hướng tới con người… Trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông nổi bật ngôn ngữ trí tuệ, đãi lọc, giàu chất thơ của một cốt cách nghệ sĩ
và một tâm hồn mẫn cảm, nhân văn Nguyễn Huy Tưởng tạo được một phong cách riêng đầy tài hoa, lịch lãm trong các trang viết của mình… Những vấn đề xưa và nay, quá khứ và hiện tại, lịch sử và thời sự luôn giao hòa, gắn kết trong cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng, gợi không khí rất gần mà rất xa, đượm hồn nước trong cõi nhìn của nhà văn, nhà văn hóa Nguyễn Huy Tưởng
Trang 23Những nghệ thuật trên đã góp phần to lớn làm nên thành công cho những tác phẩm viết cho thiếu nhi đặc biệt về mảng đề tài tình yêu quê hương, đất nước Phải một lần nữa khẳng định, văn chương viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng không những có giá trị về nội dung mà cả về văn chương nữa
Tiểu kết
Ở chương này, tôi nghiên cứu về khái niệm chung văn học thiếu nhi, những chức năng của văn học thiếu nhi mà trong đó nhấn mạnh đến chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi Bên cạnh đó, chúng tôi tìm hiểu những đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học để từ đó khảo sát, khai thác một cách triệt để các phương pháp giáo dục tình yêu quê hương đất nước phù hợp với học sinh Tiểu học Việc khái lược chung về nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm viết cho thiếu nhi giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát về phong cách văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Từ những vấn đề lý luận trên, chúng tôi có cái nhìn tổng quát
và đầy đủ hơn về vấn đề đang nghiên cứu Đây là tiền đề cơ bản và quan trọng để chúng tôi tìm hiểu những phương pháp giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh Tiểu học trong những tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ở chương 2
Trang 24CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA
NHÀ VĂN NGUYỄN HUY TƯỞNG
1 Những vấn đề liên quan về tình yêu quê hương, đất nước
1.1 Khái niệm về tình yêu quê hương, đất nước:
Quê hương là quê của mình, về mặt là nơi có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm Nơi đầu tiên sản sinh ra cái gì để từ đó phổ biến rộng ra đến những nơi khác
[8;trang 969]
Đất nước là miền đất đai, trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên
đó [8;trang 371]
Tình yêu là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm
với người, với vật [8;trang1203]
Tình yêu quê hương, đất nước là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động
Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã
sinh ra và lớn lên
1.2 Đặc điểm chung của tình yêu quê hương, đất nước
Theo quan niệm xưa lòng yêu nước là gắn liền lí tưởng trung quân ái quốc, yêu nước cũng chính là trung thành với vua.Tinh thầnđoàn kết kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc, không bao giờ chịu làm nô lệ, làm người dân mất nước hoặc lệ thuộc người nước ngoài Tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
là nét nổi bật thể hiện tình yêu nước của con người Việt Nam xưa.Ý thức độc lập
tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết
Trang 25thắng kẻ thù, tự hào trước chiến công thời đại, tự hào trước truyền thống lịch sử, biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước là đặc điểm chung của tình yêu quê hương, đất nước theo quan niệm xưa
Theo quan niệm ngày nay tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với tình cảm gắn bó với quê hương đất nước người Việt Nam yêu nước luôn luôn hướng về cội nguồn, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương của mình Khi phải xa quê hương, đất nước, luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ quốc.Đồng bào, giống nòi
là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người Việt Nam với nhau Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều cảm thông sâu sắc với nỗi đau của đồng bào, dân tộc, luôn mong muốn đồng bào của mình được sống ấm no, hạnh phúc.Người Việt Nam luôn tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc và có sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình, tự hào về những con người của quê hương, đất nước, những người anh hùng hào kiệt, những danh nhân văn hóa, tự hào về non sông gấm vóc và những sản vật phong phú của quê hương.Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp
1.3 Biểu hiệu của tình yêu quê hương, đất nước
Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hành động của mỗi người Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê Đó là tình cảm xuất phát từ tim
Tình yêu quê hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra
ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm
Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm
Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người
Trang 26Có thể thấy rằng thế hệ trẻ hôm nay, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước Có khi là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất
1.4 Mục tiêu giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học
Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh Tiểu học là một quá trình sư phạm thông qua các phương pháp, phương tiện và các dạng tổ chức hoạt động nhằm giúp các em nhận thức được giá trị quý báu, truyền thống yêu nước tốt đẹp của dân tộc Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh Tiểu học là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa của lòng yêu nước của dân tộc mình Nhìn nhận lại vị trí của giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân, vị trí của học sinh tiểu học trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, khẳng định vai trò to lớn của việc giáo dục truyền thống yêu nước nhằm phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm phát triển toàn diện học sinh tiểu học trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay
Việc giáo dụctình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học giúp hình thành tinh thần yêu nước, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Từ
đó giúp các em bồi đắp tình cảm lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh, tôn trọng, yêu quý học tập và phấn đấu rèn luyện bản thân mình trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, đội viên tốt, người công dân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh Hơn thế nữa, còn giúp các em biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp, đấu tranh loại bỏ những hủ tục lạc hậu, các nếp suy nghĩ, những hành vi trái với những truyền thống tốt đẹp đó
Trang 271.5 Ý nghĩa của giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh tiểu học
Trong số những vấn đề cần giáo dục thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước Trong năm điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng thì điều thứ nhất là: “ Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào ” Đối với thanh niên Bác yêu cầu: “ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn” [9;trang 76] Tinh thần yêu nước, như Bác đã khẳng định, là vốn quý, là sức mạnh tuyệt vời đã bao lần giúp dân tộc
ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử Người viết: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [1;trang114] Tinh thần yêu nước được hun đúc từ bao đời đã trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu tượng Việt Nam Đặc biệt trong thời đại ngày nay, vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ là việc làm hết sức cần thiết, góp phần quan trọng vào quá trình thức tỉnh một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên đang sống một cuộc sống thiếu lý tưởng, thiếu niềm tin, thiếu lòng tự hào và kiêu hãnh dân tộc
Hoạt động giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh Tiểu học có
ý nghĩa sâu sắc, thông qua việc giáo dục cho các em tình yêu quê hương, đất nước
để giúp các em nhận thức được giá trị quý báu của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để từ đó các em biết giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Giáo dục ý thức của các em đối với Tổ quốc nhằm nâng cao nhận thức,
sự hiểu biết của các em với lòng yêu nước, tự hào về dân tộc mình
Việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh Tiểu học nhằm:
- Giáo dục toàn diện và góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh Tiểu học, giúp các em vừa tiếp thu những giá trị của thời đại vừa phát huy được bản sắc con người Việt Nam
- Thông qua các hoạt động giáo dục giúp cho học sinh thấy được dân tộc ta có truyền thống tốt đẹp, các em tự hào về các truyền thống tốt đẹp đó và thấy được trách nhiệm giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình
Trang 28- Giáo dục ý thức của các em đối với Tổ quốc, tin yêu tổ quốc mình và tự hào
về những truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta Từ đó các em có nghĩa vụ học tốt, rèn luyện tốt để sau này góp sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam giàu đẹp
2.Nội dung giáo dục tình yêu quê hương, đất nước trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
2.1 Giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước
Yêu quê hương, đất nước là yêu những gì thuộc về tổ quốc Thiên nhiên khơi gợi tình yêu về quê hương, đất nước Tình cảmyêu quê hương, đất nước phải gắn liền với tình cảm yêu thiên nhiên gắn liền với những cảnh đẹp, địa danh của đất nước Trong những trang viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, đâu
đó thoáng lên những trang viết hào hoa mơ mộng về những cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước từ đó khơi dậy cho các em thiếu nhi một tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước từ đó giáo dục cho các em biết yêu quê hương, yêu quý và giữ gìn những cảnh đẹp, di tích của quê hương, đất nước
Nguyễn Huy Tưởng sinh ra và lớn lên trên đất Thăng Long, làng Dục Tú - quê hương của nhà văn cách Cổ Loa - kinh đô xưa của An Dương Vương và Ngô Quyền có một cánh đồng, nơi lưu giữ những trầm tích văn hóa - lịch sử cha ông Ngay từ thuở nhỏ, không gian văn hóa làng quê đã có sức hấp dẫn và tác động mạnh đến tâm trí nhà văn Cảm xúc tự hào về Thăng Long - Hà Nội tác giả ngược dòng thời gian trở về với quá khứ lịch sử Thăng Long - Hà Nội, Nguyễn Huy Tưởng đề cập đến công cuộc dựng nước, giữ nước của vua tôi Âu Lạc trong buổi
bình minh của dân tộc Truyện An Dương Vương xây thành Ốc đã nói lên công lao
to lớn của An Dương Vương trong việc đắp lũy xây thành, bảo vệ bờ cõi biên cương, chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù Hình ảnh Loa thành sau nhiều đêm xây dựng hiện lên một cách rực rỡ, uy nghi giữa cánh đồng cỏ bao la là một biểu tượng đẹp của lòng yêu nước, sức mạnh của tinh thần đoàn kết và quyết tâm bảo vệ non sông
“ Thành đã đắp xong, cao chót vót, vòng trong, vòng ngoài sừng sững, y như cái thành vua đã trông thấy trong giấc chiêm bao Vua đứng giữa cái thành xoáy trôn ốc, thấy rõ không có sức gì bên ngoài phá được… Tiếng gà gáy từ các làng mạc chung quanh cất lên, tưng bừng rộn rã Các nàng tiên gạt những giọt mồ hôi
Trang 29lóng lánh như ngọc trên trán, mắt sáng ngời nhìn xuống cái thành ốc mình đã xây xong… Nhân dân trông thấy cái thành kỳ lạ, chỉ một đêm xây xong, rủ nhau chạy tới xem Ai nấy reo hò, nhảy nhót Mặt trời mùa xuân từ từ lên, chiếu rực rỡ những bức tường xoáy vòng tròn như ốc, cao chót vót và đỏ ối như son Tiếng gà gáy đó đây vẫn gáy vang lừng, tiếng gà không lạnh giá, nhưng nổi nóng, vui vầy Chỗ nào xướng, nơi kia họa, tiếng gà thanh bình ran ran không ngớt, chào mừng thành ốc của An Dương Vương chói lọi, vững vàng dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân”
[10;trang17]
Ngày nay những dấu vết của Loa thành vẫn còn in dấu trên đất Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) và những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng đã giúp thế hệ trẻ bổ khuyết, lấp đầy những tri thức mà lịch sử còn bỏ ngỏ, giúp cho các em thiếu nhi hiểu được nguồn gốc của những cảnh đẹp, di tích của thiên nhiên mà cha ông đã xây dựng để thấy được công lao của cha ông trong công cuộc dựng nước và giữ nước, để thêm yêu, thêm quý Tổ quốc mình
Viết về chuyến đi thực tế của tác giả ở Điện Biên, sau gần năm năm kết thúc
chiến dịch Điện Biên Phủ , tác giả có viết truyện ngắn Điện Biên Phủ của chúng
em để viết lên những trang sử hào hùng của dân tộc gắn liền với cảnh quan thiên
nhiên ở những địa danh lịch sử trong trận đánh Biện Biên Phủ để giới thiệu cho các
em nhỏ những địa danh, di tích lịch sử của đất nước tađể các em biết yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc địa danh của đất nước
Tác giả viết lên con đường lên Tây Bắc nơi địa danh lịch sử con đường nơi
chứng kiến những mất mát, đau thương của chiến tranh: “ Đường lên Tây Bắc, hồi
thuộc Pháp là đường đi đày của những đồng chí tù chính trị Rất nhiều người đã gục xuống vì sốt rét, ngã nước, vì roi vọt, trên con đường này Sơn La ngày xưa, chỉ nghe tên thôi, cũng đã làm cho người ta ghê rợn, vì cái nhà tù mà đế quốc Pháp dựng lên ở đó để giam những nhà cách mạng yêu nước.” [10;trang 62]
Đến với Tây Bắc, cao nguyên Mộc Châu với những cảnh đẹp nên thơ và đầy
khoáng sản quý: “ Tây Bắc đẹp và giàu Cao nguyên Mộc Châu bao la, không khí
mát lành như ở miền ôn đới Đèo Pha Đin – đèo “tường trời” – dài hơn ba mươi cây số, chênh vênh, vắt cao, trên những đồi trọc, núi cao trập trùng xanh xanh biếc biếc, đường đỏ quanh co vòng lượn như một dải trường thành… Tây Bắc có mỏ chì, mỏ đồng, mỏ sắt, mỏ vàng, mỏ bạc và nhiều mỏ quý khác nữa Suối Rút sẽ
Trang 30thành nhà máy thủy điện lớn nhất miền Bắc, với công suất có thể trên dưới mười vạn ki-lô-oát Mộc Châu vừa là nơi nghỉ mát rất tốt, vừa là nơi chăn nuôi lý tưởng, tiến lên là một trung tâm sản xuất bơ sữa Tây Bắc có rất nhiều khả năng thành xứ
sở của chè, của cà phê, của trẩu, của cánh kiến, của bông, của cả len nữa Tây Bắc
sẽ có những rừng đào, rừng mận, rừng muỗm, rừng cam, rừng lê, rừng táo, ”[10;trang67]
Tác giả dẫn dắt bạn đọc đến với cảnh sắc Điện Biên: “ Chúng ta bước qua
ngưỡng cửa Điện Biên, với Him Lam chiến thắng và anh hùng Đi trên đường “ Chiến sĩ Điện Biên Phủ”, chúng ta vào Điện Biên Phủ, xứ sở của anh hùng, của chiến thắng Điện Biên Phủ là một thung lũng, núi cao bao bọc Phía Đông là dãy núi Pi-khâu-lệch, có ngọn cao tới một nghìn mét Phía Tây là dãy núi biên giới Việt –Lào Cả thung lũng là một cánh đồng rộng lớn, thường gọi là Mường Thanh Ngoài cánh đồng Mường Thanh, còn phải kể một cánh đồng nữa là Mường Phăng
ở phía Đông Bắc Him Lam….Phía Nam Điện Biên, gần đồn biên phòng, còn di tích của một cái lũy hình tròn, đắp bằng đất, trên trồng những bụi tre gai um tùm Trong lũy có một cái miếu, gọi là miếu Thất Hoàng….” [10;trang 71]
Viết về Điện Biên Phủ, trước những địa danh lịch sử, những cảnh sắc thiên nhiên nơi núi rừng ở Điện Biên, Nguyễn Huy Tưởng không giấu nổi niềm xúc động, tự hào trước hình ảnh và khí thế sục sôi, tinh thần quyết chiến quyết thắng của các chiến sĩ trong trận chiến Điện Biên Phủ lịch sử năm nào Là người gắn bó,
có tình yêu sâu nặng với chiến dịch Điện Biên, Nguyễn Huy Tưởng đã theo sát những diễn biến trận đánh lịch sử Điện Biên Phủ trong suốt chiều dài lịch sử với niềm ngợi ca, tự hào Bên cạnh những trang viết về cảm xúc ngợi ca, tự hào, những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng còn gợi cho người các em nhỏsự hiểu biết về những địa danh, cảnh sắc trên dải đất Điện Biên xưa niềm khát khao muốn được giữ gìn, bảo vệ và xây dựng một Điện Biên giàu đẹp.Nhà văn đã dẫn dắt các đọc giả nhí trên con đường đi lên Tây Bắc, cùng các em ôn lại một vài bài học về cách mạng, của kháng chiến Dẫn các em đến thăm đất Điện Biên chiến thắng Để khơi gợi cho các em tình yêu thiên nhiên ở núi rừng Tây Bắc, nơi những anh hùng dân tộc đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, nơi gắn với những chiến công lịch sử hiển hách của dân tộc để các em thêm yêu quê hương, đất nước và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn, phát huy và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh
Trang 312.2 Giáo dục học sinh tinh thần biết ơn những người có công xây dựng và giữ gìn quê hương, đất nước
Là người giàu lòng yêu nước, Nguyễn Huy Tưởng tìm về với lịch sử như một lẽ tự nhiên Nhìn vào tên nhan đề các tác phẩm, tuy được viết trong những giai đoạn, thời điểm khác nhau nhưng xâu chuỗi nội dung, chủ đề được phản ánh, người đọc có thể nhận thấy một tư tưởng, quan điểm nhất quán xuyên suốt trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông là về tình yêu quê hương, đất nước Nguyễn Huy Tưởng muốn mượn văn chương và qua văn chương để tái hiện, tạo dựng bức tượng đài nghệ thuật về lịch sử dân tộc trong bốn nghìn năm dựng nước,
giữ nước Trở về thuở bình minh lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng viết An Dương
Vương xây thành ốc nhằm ngợi ca công lao to lớn của An Dương Vương trong
việc đắp lũy, xây thành chống lại dã tâm xâm lược của Triệu Đà Viết về công lao
của An Dương Vương trong việc xây thành chống lại kẻ thù (trong An Dương
Vương xây thành ốc), nhà văn đặt hành động của nhân vật trong bối cảnh, tình thế
đầy cam go khi quân giặc với sức mạnh hùng hổ đang tiến gần đến bờ cõi, cách Phong Khê - nơi nhà vua đóng quân chưa đầy sáu mươi dặm Tác giả viết:
“ Ngày xưa, khi nước ta còn là nước Âu Lạc, có ông vua là An Dương Vương Thời ấy, tướng nhà Hán là Triệu Đà muốn cướp lấy nước Âu Lạc Quân của Triệu Đà đông như kiến, tướng của Triệu Đà khỏe như voi An Dương Vương
đã ba lần đánh nhau với Triệu Đà, nhưng lần nào cũng thua Quân Triệu Đà tiến đến đâu, quân An Dương Vương tan đến đó Quân tiên phong của Triệu Đà chỉ cách Phong Khê là nơi vua đóng không đầy sáu mươi dặm Nhân dân Âu Lạc nhốn nháo Vua đứng ngồi không yên, ăn không thấy ngon, đêm không chợp mắt ngủ được.”[10;trang7]
Hình ảnh của quân Triệu Đà với sức mạnh hùng hổ, lăm le xâm chiếm bờ cõi nước ta được tác giả miêu tả một cách sống động để qua đó cho đọc giả hình dung ra được sức mạnh và âm mưu xâm lược nước ta của nhà Hán Là cây bút chuyên viết đề tài về lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng đã miêu tả, khắc họa thành công nhân vật anh hùng vua An Dương Vương Bằng nghệ thuật miêu tả nhân vật vua
An Dương Vương “ Vua đứng ngồi không yên, ăn không thấy ngon, đêm không
chợt mắt ngủ được” [10;trang7] tác giả đã làm sống dậy cuộc đời, sự nghiệp của
nhân vật lịch sử An Dương Vương một vị vua yêu nước, thương dân, lo cho vận mệnh của đất nước.Xây dựng lên một đội quân nhà Hán đông như kiến, khỏe như
Trang 32voi, lâm le xâm chiếm nước ta và hình tượng nhân vật An Dương Vương một vị vua mẫu mực, oai phong, yêu nước, thương dân, lo lắng cho sự hòa bình của đất nước để qua đó thể hiện được lòng biết ơn, kính trọng, ngợi ca, tự hào đối với những vị anh hùng có công lao xây dựng, bảo vệ và giữ gìn bờ cõi dân tộc để cho chúng ta có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay
Được thần núi Thất Diệu báo mộng phải xây được thành Ốc mới có thể dẹp yên quân Triệu Đà, nhà vua đã huy động sức người, sức của của quân dân, quyết tâm xây xong Loa thành trong một đêm với sự trợ giúp của các nàng tiên Nhưng đêm thứ nhất, thành xây sắp xong thì con Kê tinh trên đồi ông Cô bỗng cất lên tiếng gáy rùng rợn khiến cho thành bỗng chốc sụp đổ và tan đi Trong khi quân tiên phong của Triệu Đà chỉ còn cách bốn mươi nhăm dặm Cứ như thế, đêm thứ hai, thứ ba, thứ tư khi đêm sắp tàn canh một thì thành lại đổ vì tiếng gà, đồng nghĩa với quân Triệu Đà càng ngày càng tiến sát kinh thành từ hai mươi nhăm dặm đếm mười dặm, uy hiếp tính mạng, số phận của nhân dân Âu Lạc, đặt nhà vua trong tình thế đầy cam go, thử thách
“ Trên gò Ông Cô, có con Kê tinh Nguyên nó là một con gà sáng trốn nhà
đi rồi chết trên gò này Nó hóa thành tinh Đêm đến nó giả làm người đi ăn cắp, ăn trộm, trêu ghẹo đàn bà, con gái Không ai dám đi qua gò Ông Cô, vì gò um tùm lạnh lẽo Người ta thường thấy những bóng ma Ai trông thấy đều sinh tật bệnh Con Kê tinh đang nằm trên gò bỗng nghe thấy tiếng động lạ trên không Nó nhìn lên thì trông thấy hàng vạn nàng tiên đang tải đất đắp thành ốc cho An Dương Vương Lông lá vàng khè của nó dựng đứng cả lên; mắt tròn xoe như hai cục than;
mỏ sắt của nó khoằm xuống Nó từ từ đứng lên, hai bàn chân nghều ngào quặp gãy những cành khô; cái mào của nó nổi lên, to như một nắm tay, đỏ như cục tiết Thành sẽ đắp tới đây, sẽ trùm lên gò Ông Cô Gò này sẽ mất thiêng, nó sẽ không
có chỗ ở Kê tinh giận lắm Mắt nó không động nhìn các nàng tiên, cái mào của
nó táu đi như một miếng thịt ôi… Kê tinh bỗng cất lên một tiếng cười rùng rợn
Nó vỗ hai cánh hôi mò đầy bụi bậm, nghển cổ lên, rẩu mỏ ra, lấy hết gân sức gáy một tiếng gáy vang động đêm khuya Cứ thế Kê tinh gáy mãi, tiếng gà gáy thúc giục, rộn rã như sắp sáng đến nơi rồi Lúc bấy giờ mới quá nửa đêm, thành ốc mới đắp được quá nửa Nghe tiếng gà gáy, các nàng tiên rụng rời chân tay, kêu lên những tiếng kinh hãi.” [10;trang 11]
Trang 33Con Kê tinh là biểu thị cho cái ác Sự xuất hiện của con Kê tinh trong truyện biểu thị cho những thử thách, khó khăn, cam go cho nhân dân Âu Lạc và vua An Dương Vương.Hình ảnh Thục phán An Dương Vương với khát vọng xây Loa thành, nhờ sự giúp sức của thần núi Thất Diệu, Thần Kim Quy chống lại sự phá hoại của Kê tinh…, tất cả đượm sắc màu huyền ảo, hư hư, thực thực tạo nên chất men say cho người đọc, đồng thời nói lên truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của cha ông Dù gặp phải bao khó khăn khi Kê tinh phá hoại, nhưng với ý chí quyết tâm, tấm lòng vì nước vì dân của nhà vua, cuối cùng Loa thành cũng dần dần xuất hiện với cảnh rực rỡ huy hoàng, khẳng định sức mạnh và truyền thống đoàn kết, nhân văn của nhân dân Âu Lạc Và chỉ đến đêm thứ năm, sau khi thần Kim Quy giúp triệt hạ Kê Tinh, Loa thành mới hiện lên rực rỡ với những bức tường xoáy tròn ốc, cao chót vót và đỏ ối như son, vững vàng dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân
“ Đêm nay, các nàng hồi hộp hơn mọi đêm Họ giục nhau hối hả: “ Chị em
ơi, mau lên, kẻo sắp canh một Mau lên, kẻo sắp canh hai!” Càng về khuya họ càng làm gấp Tiếng gọi ríu rít: “ Nhanh tay lên! Đã năm đêm rồi, không đắp xong thành thì xấu mặt bầy tiên Nhanh tay lên, đêm dù ngắn, ta cũng phải làm xong trước khi gà gáy” Mây bay cuồn cuộn như ngựa phi, gió đánh ào ào như sắp có cơn dông, đất đổ xuống rầm rầm như mưa trút Tiếng đàn, tiếng sáo nhanh như nước chảy, mây bay Cũng như những đêm trước, An Dương Vương và các tướng
sĩ không thấy các nàng tiên gánh đất, không nghe thấy các nàng tiên ca nhạc Chỉ thấy mây đuổi nhau, gió cuốn lốc, hương thơm ngào ngạt, say sưa Và thành thì cứ cao dần đã quá nửa đêm Đã gần đến sáng Chợt vua reo lên sung sướng Các tướng sĩ cũng reo lên Thành đã đắp xong, cao chót vót, vòng trong, vòng ngoài sừng sững, y như cái thành vua đã trông thấy trong giấc chiêm bao Vua đứng giữa cái thành xoáy trôn ốc, thấy rõ không có sức gì bên ngoài phá được Ngựa lưu tinh về báo: quân tiên phong của Triệu đà chỉ còn cách Phong Khê mười dặm Vua vuốt râu, mỉm cười Tiếng gà gáy từ các làng mạc chung quanh cất lên, tưng bừng rộn rã Các nàng tiên gạt những giọt mồ hôi lóng lánh như ngọc trên trán, mắt sáng ngời nhìn xuống cái thành ốc mình đã xây xong… Nhân dân trông thấy cái thành kỳ lạ, chỉ một đêm xây xong, rủ nhau chạy tới xem Ai nấy reo hò, nhảy nhót Mặt trời mùa xuân từ từ lên, chiếu rực rỡ những bức tường xoáy vòng tròn như ốc, cao chót vót và đỏ ối như son Tiếng gà gáy đó đây vẫn gáy vang lừng, tiếng gà không lạnh giá, nhưng nổi nóng, vui vầy Chỗ nào xướng, nơi kia họa,
Trang 34tiếng gà thanh bình ran ran không ngớt, chào mừng thành ốc của An Dương Vương chói lọi, vững vàng dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân” [10;trang17]
Là truyện cổ tích pha màu truyền thuyết, viết cho đối tượng thiếu nhi, Nguyễn Huy Tưởng lựa chọn lối kết cấu giản dị, đơn tuyến, không đề cập trực tiếp cuộc xung đột, giao chiến giữa ta và địch mà qua những dòng văn miêu tả ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh, hàm chứa nhiều thông tin Qua câu chuyện đã giúp bạn đọc nhỏ tuổi hình dung được sức mạnh to lớn của quân thù và tình thế cam go, nhiều thử thách của vua tôi Âu Lạc Hoàn cảnh khốc liệt càng làm nổi bật tấm lòng
vì nước, vì dân, vì xã tắc của nhà vua Tuy thế và lực còn thua xa kẻ thù, nhiều lần giao chiến thất bại, nhưng với ý chí, quyết tâm, tinh thần đoàn kết, tấm lòng nhân hậu vì nghĩa lớn của An Dương Vương cùng sự trợ giúp của thần tiên, chắc chắn nhân dân Âu lạc sẽ làm nên những chiến tích từ đó giáo dục học sinh tinh thần biết
ơn những người có công xây dựng và giữ gìn quê hương, đất nước
Đến thời kỳ độc lập tự chủ, bảo vệ bờ cõi non sông, nhà văn sáng tác Lá cờ
thêu sáu chữ vàng để nói lên khí phách, tinh thần, sức mạnh của quân dân nhà Trần
với ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược Trích đoạn Bóp nát quả cam
được đưa vào trong chương trình sách Tiếng Việt lớp 2 kể về người snh hùng Trần Quốc Toản tuổi trẻ tài cao với tinh thần yêu nước
“ Năm đó, giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận Sáng nay, biết vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền Rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh” Đợi từ sang đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống biển Quân lính
ập đến vây kín Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:
- Cho Giặc mượn đường là mất nước Xin bệ hạ cho đánh! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo: - Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý
Trang 35nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước” Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới Cậu xoè bàn tay phải cho họ xem cam quý Vua ban Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ…” [11;trang124]
Sự kiện chàng bóp nát quả cam vua tặng khi không được dự Hội nghị ở bến Bình Than, về quê chiêu binh mãi mã, quyết tâm luyện tập binh thư võ nghệ, luyện chí cả gan vàng, khắc lên tay hai chữ Sát thát, luyện võ thêu cờ “ Phá cường địch, báo hoàng ân ” Đội quân hơn một ngàn người do Trần Quốc Toản lập ra và trực tiếp chỉ huy đã sát cánh chiến đấu với quân đội chủ lực của triều đình, lập được nhiều chiến công xuất sắc Nguyễn Huy Tưởng đã đưa nhân vật trung tâm Trần
Quốc Toản cùng với lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng: Phá cường địch báo hoàng
ân vào hai địa bàn chiến trận – đó là cuộc chiến diễn ra ở miền núi, với sự sát cánh
cùng anh em Thế Lộc ở trại Ma Lục và cuộc chiến diễn ra trên sông cùng với đại quân nhà Trần do Trần Nhật Duật chỉ huy, với Toa Đô…
“ Đoàn thuyền của Quốc Toản chạy như gió Chiến thuyền của Toa Đô hùng
hổ đuổi theo Tiếng hò reo át cả tiếng sóng vỗ ầm ầm Toa Đô đuổi nhanh thì Hoài Văn cũng chạy nhanh Toa Đô đi chậm lại thì Hoài Văn cũng cho chèo thuyền đủng đỉnh, và khua chiêng, đánh trống ầm ĩ Thỉnh thoảng lại bắn tên sang giết vài mươi tên giặc Nắng đã chang chang Khí trời mỗi lúc một oi ả, khó thở Toa Đô nóng đến điên người, bừng bừng lửa giận Hoài Văn thấy hàng ngũ quân Nguyên rối loạn Chúng tranh nhau uống nước Nhiều đứa cởi cả quần áo, khỏa tay chân xuống nước Những mái chèo đã kém bề nhanh nhẹn.” [10;trang160]
Trên hai không gian mang đặc thù cảnh quan của đất nước Việt Nam, hiện lên chân dung oanh liệt của một nhân vật lịch sử nhỏ tuổi xứng đáng là sự nối dài của Thánh Gióng trong cuộc chiến chống giặc Ân nhiều nghìn năm trước Việc tái hiện lại cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm gian khổ của quân và nhân dân ta
và tư chất một thiếu niên tận trung với vua, với nước, mang trong mình ý chí quyết đánh, quyết thắng được hun đúc trong khí quyển một vương triều được lòng dân xây dựng qua chân dung người anh hùng Trần Quốc Toản được Nguyễn Huy Tưởng dựng lên tạo nên một hình tượng đẹp trong lòng các bạn đọc giả nhí giáo dục các em tinh thần biết ơn những người có công xây dựng bảo vệ và giữ gìn quê hương, đất nước
Trang 36“ Hoài Văn Hầu dẫn sáu trăm gã hào kiệt ầm ầm đi đuổi Toa đô đang chạy tháo thân ra bể Lá cờ đỏ thuê sáu chữ vàng căng phồng lên trong gió hè lồng lộng thổi Dưới lá cờ bay cao, gươm giáo tua tủa như hàng rào, nghiêng nghiêng trong bụi mù, nhòa dần trong bóng chiều ngã xuống Qua rừng, qua núi, qua đèo, qua sông, lá cờ sáu chữ dẫn Hoài Văn và sáu trăm gã hào kiệt đi mãi, đi mãi tới những nơi nào còn có bóng quân Nguyên… ” [10;trang 170]
Và để xứng đáng với tinh thần yêu nước bất khuất, không ngại hi sinh để bảo vệ đất nước như người anh hùng Trần Quốc Toản được hiện lên rõ nét qua câu chuyện trên, giáo dục cho học sinh ghi nhớ những công lao của người anh hùng Trần Quốc Toản nói riêng và tất cả các tấm gương anh hùng dân tộc nói chung đã cống hiến và vắt kiệt sức mình cho độc lập dân tộc Để giáo dục cho các em biết nhớ ơn những vị anh hùng có có công xây dựng, bảo vệ, giữ gìn quê hương, đất nước để cho chúng ta có được hòa bình, cuộc sống độc tự do hôm nay
Song song với Lá cờ thêu sáu chữ vàng là tác phẩm Kể chuyện Quang
Trung Tác phẩm ngợi ca sức mạnh thần tốc của đoàn quân áo vải Tây Sơn với
hình ảnh cao đẹp, hùng dũng, uy phong của người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ Miêu tả những trận đánh vũ bão, câu văn Nguyễn Huy Tưởng cũng nhanh, mạnh, gấp gáp, phản ánh không khí thời cuộc và ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của quân dân đã đánh bại quân Thanh, dẹp yên tập đoàn Lê Chiêu Thống
Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn những anh hùng chiến sĩ cách mạng có
công bảo vệ, giữ gìn đất nước phải kể tới anh chiến sĩ Bẩm trong truyện Hai bàn
tay chiến sĩ của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Mở đầu câu chuyện với ngôn từ giản
dị, gần gũi nhà văn giới thiệu nhân vật Bẩm như kể một câu chuyện nhà văn viết:
“ Tôi kể cho các em nghe về một chiến sĩ Chuyện xảy ra trong kháng chiến Chiến sĩ tên là Bẩm, người tỉnh Nam Định Bẩm là một nông dân nghèo, ngót ba mươi tuổi Cũng như trăm nghìn nông dân khác, anh chỉ quanh quẩn ở xó làng, chăm lo cày sâu cuốc bẫm Chẳng bao giờ anh nghĩ rằng một người làm ruộng hiền lành như anh lại có ngày đứng lên đánh giặc Nhưng giặc Pháp xâm lược đánh chiếm tỉnh anh Chúng giết người, cướp của, hãm hiếp đàn bà, con gái Chúng biến nhiều ruộng nương mầu mỡ, nhiều sớm làng tươi vui thành những vòng đai trắng um tùm cỏ mọc, không có bóng người mà chỉ có đồn bốt Theo tiếng gọi của Đảng, của những người nông dân tổ chức thành dân quân, du kích bảo vệ làng xóm Bẩm cũng vào du kích Trong phong trào giết giặc lập công, anh mỗi
Trang 37ngày một thêm dày dạn, gây được nhiều thành tích Anh được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam.”[10;trang 42]
Câu chuyện hấp dẫn nhờ có những chi tiết thật, và nhờ sự xúc động sâu sắc của tác giả trong khi kể lại chỉ qua chuyện hai bàn tay, người đọc càng thấy rõ lòng dũng cảm, ý chí sắt đá của người chiến sĩ anh hùng.Trong một trận càn giặt Pháp, anh Bẩm bị giặt bắt Giặt dụ dỗ khai ra đồng chí của mình nhưng anh không nói nửa lời Giặt quấn bông băng kín cả hai bàn tay anh, rồi tẩm xăng, châm lửa đốt Hai bàn tay anh bị đốt đen thui, chỉ còn xương và gân Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến sĩ xuống một cái thuyền, chèo ra giữa dòng, lần lượt quăng từng người xuống nước.May mắn hai tay không bị xích, Bẩm ráng hết sức nhoi lên Một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống Nước xoáy tít, hút anh xuống một vực sâu thẳm Anh lại cố đem sức tàn nhoi lên Cuối cùng, anh mệt lã, nhưng đã thoát khỏi vực sâu.Sáng ấy, Bẩm giạt vào một bãi cát Sợ địch phát hiện ra, anh đành nấp sau một đống rạ lớn, đợi trời tối mới lần về làng.Tựa vào đống rạ, anh thiu thiu ngủ Đang chập chờn, bỗng thấy đau nhói hai bàn tay, anh giật mình tỉnh giấc Một đàn quạ chen nhau rỉa hai bàn tay anh, vừa rỉa vừa kêu inh ỏi… Bẩm xua chúng đi, chúng càng rúc khỏe Anh quạt tay ra đằng sau thì chúng lách đống rạ, bới tìm Anh đúng dậy, vung tay đuổi chúng thì chúng đậu lên đầu, lên vai anh, cào móng nhọn vào mặt anh Mùi hôi thối từ hai bàn tay xông lên Đàn quạ lại lăn vào rỉa Bẩm đành nghiến răng, thọc sâu hai tay xuống cát Đàn quạ không làm được gì được đành vỗ cánh bay đi.Hai bàn tay Bẩm chôn xuống cát nóng, ngập đến khủyu Bỗng anh thấy rát bỏng Thì ra kiến lửa đang xúm vào dốt cả tay, cả chân, cả người anh Nước mắt chảy ròng ròng, nhưng sợ lộ, anh không dám ra khỏi đống rạ Anh
tự nhủ : Nhất định phải sống để tiếp tục chiến đấu Trời đã tối, Bẩm đứng dậy Sợ đụng lính địch, anh không dám đi trên dường cái mà lội quanh hết ruộng này đến ruộng khác mới về đến thôn mẹ ở Đứng trước cái lều con của mẹ, anh khẽ gọi :
- U ơi ! U !Tiếng mẹ già hốt hoảng hòi ra Anh run rẩy nói :- Con,Bẩm đây U mở cửa cho con !Cánh liếp nâng lên Mẹ già cầm ngọn đèn hiện ra Bẩm giơ tay định
ôm lấy mẹ, song đầu gối anh bủn rủn, hoa mắt lên, anh ngã khuỵu dưới chân mẹ
Câu chuyện Hai bàn tay chiến sĩ là một câu chuyện cảm động được đưa vào
chương trình Kể chuyện trong sách Tiếng Việt 4 tập 2 trang 183 Hình tượng của người chiến sĩ Bẩm chiến đấu anh dũng, nhất quyết không khai ra đồng bọn của mình, mặc dù bị bọn giặc tra tấn dã man nhưng anh nhất quyết không khai Giặt quấn bông băng kín cả hai bàn tay anh, rồi tẩm xăng, châm lửa đốt Hai bàn tay anh bị đốt đen thui, chỉ còn xương và gân nhưng anh vẫn cố gắng quyết tâm không
Trang 38bị bọn giặc dụ dỗ Anh chiến sĩ Bẩm là một tấm gương cách mạng, qua câu chuyện
về hai bàn tay chiến sĩ Nguyễn Huy Tưởng muốn gởi gắm đến các thế hệ trẻ biết
ơn các anh hùng cách mạng đã góp công sức bảo vệ giữ gìn chủ quyền đất nước Việt Nam Nhờ có những chiến sĩ anh hùng như anh Bẩm nên chúng ta mới đánh đuổi được bọn giặc ngoại xâm ra khỏi chủ quyền giành độc lập tự do cho đất nước Lại một lần nữa, thông qua câu chuyện lịch sử viết cho các em thiếu nhi Nguyễn Huy Tưởng nói lên thông điệp gởi gắm tới thế hệ trẻ về lòng biết ơn những tấm
gương, anh hùng cách mạng đã có công lao xây dựng, giữ gìn và bảo vệ đất nước
Viết về lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng không lệ thuộc máy móc vào các những
sự kiện mà luôn tinh nhạy, biết lảy ra trong vô vàn những chi tiết, sự kiện lịch sử, những tình huống, câu chuyện đặc sắc, gợi mở nhiều thú vị để gây dựng, bồi đắp,
tổ chức, sắp xếp thành một tác phẩm hoàn chỉnh, giúp trẻ thơ tiếp cận một cách dễ dàng lịch sử, hiểu lịch sử để từ đó thêm yêu, thêm quí lịch sử nước nhà Nhận xét
về những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn Tô Hoài
nhận định “ Trong văn học cho thiếu nhi của ta, kể chuyện lịch sử và cổ tích, cho
đến bây giờ, chưa ai chuyên và đã thành công như Nguyễn Huy Tưởng” Đó là một
nhận xét xác đáng ghi nhận những thành tựu và đóng góp to lớn của Nguyễn Huy Tưởng cho văn học thiếu nhi Việt Nam
2.3 Giáo dục truyền thống yêu nước của cha ông, niềm tin vào sự chiến thắng của chính nghĩa
* Giáo dục truyền thống yêu nước, yêu lịch sử dân tộc
Nổi bật trong con người và văn nghiệp Nguyễn Huy Tưởng đặc biệt là các truyện viết cho thiếu nhi của ôngnó quyện hòa, thấm sâu trong từng câu chữ thể hiện tư tưởng, quan điểm nhất quán của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật Với Nguyễn Huy Tưởng, lịch sử là niềm đam mê, viết về lịch sử là một sở trường, là sứ mệnh, trách nhiệm thiêng liêng, nhất là trong bối cảnh đất nước đang chìm trong bóng đêm nô lệ Trở về cội nguồn dân tộc, người đọc có thể cảm nhận được hình bóng cha ông, hồn cốt dân tộc qua những trang sử do các sử gia ghi chép lại, và cũng có thể thông qua những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng để hiểu sâu sắc
hơn lịch sử đất nước mình Truyện An Dương Vương xây thành Ốc truyền thống
yêu nước được thể hiện khi nước ta còn là nước Âu Lạc, tướng nhà Hán là Triệu
Đà muốn cướp lấy nước Âu Lạc của ta Quân của Triệu Đà đông như kiến, tướng của Triệu Đà khỏe như voi An Dương Vương đã ba lần đánh nhau với Triệu Đà, nhưng lần nào cũng thua Quân Triệu Đà tiến đến đâu, quân An Dương Vương tan