ĐẶT VẤN ĐỀ Thành quả phát triển kinh tế xã hội của các nước trên thế giới (kể cả các nước tiên tiến hay đang phát triển) đều phản ánh rõ vai trò to lớn của khoa học công nghệ khi nó được đặt vào vị trí trung tâm của sự quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế. Tiến bộ khoa học của nhân loại đang ngày càng thúc đẩy lực lượng sản xuất ngày một lớn mạnh và nguồn của cải vật chất, tinh thần của nhân loại ngày thêm phong phú, sung túc. Nước ta, một nước đi ra từ cuộc chiến tranh khốc liệt, tiềm lực kinh tế mỏng manh nghèo nàn lạc hậu, trình độ khoa học kỹ thuật chậm phát triển thì con đường đi đến sự phồn vinh của dân tộc không có con đường nào khác là con đường công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Vì vậy trong chiến lược phát triển đất nước Đảng ta, Nhà nước ta đã và đang quan tâm sâu sắc đến sự phát triển khoa học, coi sự phát triển khoa học và công nghệ là một trong hai quốc sách hàng đầu ( giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ) và khoa học và công nghệ được coi là nền tảng, động lực của con đường công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Chủ trương đó được thể hiện qua nhiều quyết sách của các kỳ đại hội Đảng và được thể hiện rõ nhất trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010 2020. Trước khi đi vào nội dung của các chủ trương chính sách của Đẩng chúng ta xem xét vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành quả phát triển kinh tế- xã hội của các nước trên thế giới (kể cả các nước tiên tiến hay đang phát triển) đều phản ánh rõ vai trò to lớn của khoa học công nghệ khi nó được đặt vào vị trí trung tâm của sự quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế Tiến bộ khoa học của nhân loại đang ngày càng thúc đẩy lực lượng sản xuất ngày một lớn mạnh và nguồn của cải vật chất, tinh thần của nhân loại ngày thêm phong phú, sung túc
Nước ta, một nước đi ra từ cuộc chiến tranh khốc liệt, tiềm lực kinh tế mỏng manh nghèo nàn lạc hậu, trình độ khoa học kỹ thuật chậm phát triển thì con đường đi đến sự phồn vinh của dân tộc không có con đường nào khác là con đường công nghiệp hóa- hiện đại hoá đất nước Vì vậy trong chiến lược phát triển đất nước Đảng ta, Nhà nước ta đã và đang quan tâm sâu sắc đến sự phát triển khoa học, coi sự phát triển khoa học và công nghệ là một trong hai quốc sách hàng đầu ( giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ) và khoa học
và công nghệ được coi là nền tảng, động lực của con đường công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước Chủ trương đó được thể hóa-hiện qua nhiều quyết sách của các kỳ đại hội Đảng và được thể hiện rõ nhất trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010- 2020 Trước khi đi vào nội dung của các chủ trương chính sách của Đẩng chúng ta xem xét vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế- xã hội nói chung
I VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
I.1 Tác động của khoa học và công nghệ đến sự phát triển kinh
tế-xã hội
Từ rất xưa sự phát triển tăng trưởng kinh tế của xã hội chủ yếu dựa vào nguồn lợi tự nhiên như tài nguyên, sức lao động của con người Sự tăng trưởng kinh tế thường được nhận thức dựa vào các yếu tố là đất đai, lao động
15
Trang 2và vốn Dần dần về sau này trong sự tăng trưởng kinh tế có sự đóng góp của các thành tựu tiến bộ công nghệ và yếu tố công nghệ cũng từ đó được tách riêng ra với ý đồ đánh giá và phân tích sự đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ đó được khái quát hóa thành công thức dạng hàm số mũ Cobb- Douglas sau đây:
Y= AK L1- , với 0<<1
Y- Tổng sản phẩm quốc nội
K- vốn
L- Lao động
A- Năng suất tổng nhân tố, bao gồm cả tiến bộ công nghệ
Dựa theo số liệu thống kê kinh tế ở nhiều nước tư bản trong khoảng thời gian 1950- 1985, hai nhà nghiên cứu M.J Boskin và L J Lan đã tính được sự đóng góp chủ yếu và to lớn của tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng kinh tế của các nước tư bản phát triển như bảng sau:
Đơn vị %
công nghệ Pháp
Đức
Nhật
Anh
Mỹ
28 32 40 32 24
4 10 5 5 27
68 68 55 63 49
15
Trang 3Và cũng chính xuất phát từ vai trò và sự đóng góp to lớn ngày càng tăng của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế- xã hội mà Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu Á- Thái Bình Dương đã khẳng định rằng: nếu có kế hoạch sử dụng công nghệ thích hợp, nó có thể là chìa khoá cho một xã hội phồn vinh Kết luận này thật là xác đáng với ví dụ là nước Nhật, một nước tài nguyên không lấy làm giàu có, phần lớn nguyên vật liệu cho công nghiệp phải mua từ nước ngoài nhưng biết vận dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đời sống đã trở thành một nước có tổng sản phẩm quốc nội đạt hơn 4000 tỷ đôla, đứng hàng thứ hai trên thế giới
Lý luận và thực tiễn về quá trình tiến hoá và phát triển xã hội loài người đều chỉ ra vai trò ngày càng tăng và có tính chất quyết định của khoa học và công nghệ Tác động hiệu quả và to lớn của tiến bộ khoa học công nghệ và việc áp dụng chúng trong hoạt động kinh tế không những đã làm tăng của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống của con người mà còn làm tăng ý nghĩa, vai trò của khoa học và công nghệ Vai trò quyết định ngày càng tăng lên của khoa học và công nghệ sẽ được xác định, quy định bởi chính nhu cầu tăng lên của sự tiến bộ xã hội nói chung, của nền kinh tế nói riêng Sự phát triển của kinh tế thị trường, sự toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế sẽ kéo theo sự mở rộng không chỉ phạm vi mà cả tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh Tiến bộ khoa học và công nghệ được coi là chìa khoá, là vũ khí để chiến thắng mọi cạnh tranh và các bí quyết công nghệ, các chuyên gia khoa học và công nghệ giỏi được các hãng sản xuất bảo vệ, giữ gìn như bảo vệ con ngươi của mắt mình Trong số các tiêu chí thể hiện sức mạnh, trình độ phát triển cũng như tính bền vững của sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia
đã có mặt tiêu chí về tiềm lực khoa học công nghệ như số lượng, cơ cấu, trình
độ của đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trên một vạn dân
15
Trang 4Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay
sự xuất hiện một số sản phẩm mới, một ngành công nghiệp mới bao giờ cũng gắn liền với các nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ; bất cứ sự tăng trưởng kinh tế nào cũng phải gắn liền với sự đổi mới phát triển công nghệ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu mà mọi quốc gia đều phải trải qua để phát triển khoa học và công nghệ và chính nó sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh của các quốc gia Chính vì vậy mà khi đặt mục tiêu phát triển kinh
tế câu hỏi đi liền với nó là bằng phương tiện gì để đạt được mục tiêu? Câu trả lời là đổi mới và phát triển khoa học công nghệ Đây là phương thức nhanh nhất để đạt được mục tiêu đề ra Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội càng cao thì nhu cầu về công nghệ càng lớn Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng một mặt phát triển công nghệ sản xuất ra sản phẩm dịch vụ có trình độ chế biến cao và
do vậy có giá trị cao nhưng mặt khác việc áp dụng công nghệ trong sản xuất, khai thác, chế biến có thể gây tổn hại tới môi trường sinh thái (ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường), đe doạ chính sự phát triển lâu dài của các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội như nhiều nước trên thế giới đang mắc phải
15
Trang 5Trong cuốn sách “Những thách thức ở phương Nam”- công trình nghiên cứu của Ban Phương Nam- một tổ chức khoa học của các nước Không liên kết đã nhận định rằng “ hơn bao giờ hết khoa học và công nghệ đã đóng góp vào việc xác định nhịp độ biến đổi kinh tế- xã hội và xác định cơ cấu quyền lực ở tầm thế giới Nếu phương Nam không làm chủ được khoa học và công nghệ hiện đại thì không khi nào đạt được cả mục đích phát triển lẫn tham gia có hiệu quả vào quản lý một thế giới phụ thuộc lẫn nhau” Như vậy thì các nước này nếu có sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao, thì sẽ giảm bớt được sự phụ thuộc vào các nước phát triển và thông qua đó mới xác định được vị trí của mình trong cơ cấu quyền lực thế giới Kinh nghiệm của các nước “Con Rồng Châu Á” đã cho thấy, các nước này đã thành công trong phát triển kinh tế trước hết là nhờ vào phát huy yếu tố khoa học và công nghệ
mà trước hết là yếu tố con người trong hoạt động khoa học và công nghệ Các nghiên cứu, phân tích những kết quả gây ấn tượng mạnh trong hoạt động xuất khẩu của các nước “ Con Rồng” đều có chung kết luận là các sản phẩm dịch
vụ xuất khẩu của các nước này đều gắn với tiến bộ công nghệ thông tin Nhờ
có sự tiến bộ trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học mà Singapore trong những năm 80 của thế kỷ trước đã thoát khỏi nạn suy thoái kinh tế sau ngày độc lập và trở thành một quốc gia có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao vào loại bậc nhất trên thế giới Thực tế kinh tế của thế giới cho thấy rằng những thất bại trong phát triển kinh tế- xã hội thậm chí sự sụp đổ của một quốc gia
có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ tình trạng lạc hậu, kém phát triển về khoa học và công nghệ được ứng dụng trong hoạt động kinh tế Công trình nghiên cứu về sự “Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc” trên thế giới của Paul Kennedy đã đi đến kết luận rằng sự phát triển khoa học và công nghệ là một trong 3 trụ cột tạo nên quyền lực của các cường quốc
Ngày nay, các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đều hướng
về nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế Có nghĩa là chỉ có tiến bộ công nghệ mới đem lại mức tăng trưởng lâu dài và bền
15
Trang 6vững Những biến động xấu của kinh tế , ví dụ, của một loạt nước trong khối Asian trong mấy năm vừa qua đã được lý giải khác nhau trong đó có cả cách
lý giải do thiếu nền tảng công nghệ vững chắc cho sự phát triển
Do vậy có thể nói, trình độ phát triển khoa học công nghệ của một quốc gia là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, là lực lượng sản xuất và động lực phát triển của xã hội đó Tuy nhiên khoa học công nghệ không nên nhìn nhận như là “đầu vào” (imput) dưới dạng máy móc, thiết bị, tri thức, bí quyết… như trước đây mà phải hiểu nó như một nội dung chủ yếu của quá trình tái sản xuất biểu hiện như là lực lượng sản xuất trực tiếp Trung Quốc đã coi khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu, là lực lượng sản xuất chủ yếu trong mọi lĩnh vực Nước ta cũng xác định khoa học và công nghệ là động lực của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Đây chính là sự thay đổi cốt lõi của mối quan hệ khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế- xã hội Khoa học và công nghệ từ chỗ được nhìn nhận như là yếu tố bên ngoài, là đầu vào cho hoạt động kinh tế thì nay được xác định là yếu tố bên trong, là lực lượng sản xuất quan trọng cấu thành nên nền sản xuất
xã hội- nền kinh tế của một quốc gia
I.2 Cơ chế tác động của khoa học và công nghệ tới sự phát triển
kinh tế- xã hội
Người ta đã tổng kết và khái quát hóa tác động của hoạt động khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia trên 3 phương diện:
- Cơ cấu lại nền công nghiệp
- Nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế
- Đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế và phồn vinh của đất nước
Hợp lực của các phương diện nói trên là sức mạnh kinh tế, năng lực
cạnh tranh của một quốc gia Có thể biểu diễn sự tác động trên dưới dạng một
sơ đồ như sau:
15
Năng lực cạnh tranh
Sức mạnh kinh tế
Cơ cấu lại kinh tế
Năng cao năng suất, hiệu quả nền kinh tế
Đảm bảo tăng trưởng kinh tế
Hoạt động
KHCN
Phát triển KH
- XH
Trang 7Sự tác động kinh tế- xã hội, về phần mình, lại tạo ra những nhu cầu về phát triển khoa học và công nghệ, tác động lôi kéo các hoạt động khoa học công nghệ vận động theo nguyên lý, quy luật của cơ chế thị trường Ở phương diện tác động này người ta nói rằng đó là tác động lôi kéo của nhu cầu thị
trường đối với hoạt động công nghệ Sơ đồ nêu trên có thể được mở rộng có tính đến cả tác động thúc đẩy và lôi kéo tương tác lẫn nhau cũng như những tác nhân tác động từ nền kinh tế thế giới và khu vực (cơ hội và thách thức) như sơ đồ sau:
15
Năng lực cạnh tranh
Sức mạnh kinh tế
Cơ cấu lại kinh tế
Năng cao năng suất, hiệu quả nền kinh tế
Đảm bảo tăng trưởng kinh tế
Nhu cầu về phát triển
KHCN
Kinh tế thế giới v khu à khu vực
- Cơ hội
- Thách thức
Hoạt động
KHCN
Phát triển KH
- XH
Trang 8Trong thực tế đã diễn ra rất nhiều mối liên hệ thể hiện cơ chế tác động của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội cũng như sự tác động trở lại của phát triển kinh tế xã hội Sự phát triển của khoa học và công nghệ không chỉ đem lại sự phồn vinh về vật chất cho con người mà điều quan trọng hơn là đã làm thay đổi cả phương thức sản xuất, phương thức quản
lý đời sống xã hội của con người, dẫn đến những thay đổi lớn lao của kinh tế
và xã hội, văn hoá trong nhiều thập kỷ qua Nhờ có khoa học công nghệ mà loài người đã từng bước chuyển dịch
vị thế của mình từ thế giới tự nhiên của thời kỳ sơ khai sang thế giới công nghiệp
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của công nghệ thông tin và với sự ứng dụng công nghệ đó tới tận từng gia đình, đã làm thay đổi phương thức quan hệ xã hội của con người và như vậy là đã xuất hiện những đặc trưng cho việc chuyển sang giai đoạn phát triển mới của xã hội – xã hội trí tuệ và thông tin
Trong lý luận về tiến bộ khoa học- kỹ thuật người ta phân biệt hai hình thức phát triển của nó: a) tiến hoá và b) cách mạng
15
Trang 9Đặc trưng của hình thức tiến hoá tiến bộ KHKT là trong các giai đoạn lịch sử khác nhau tuy có cùng sử dụng một nguyên tắc KH- KT nhưng ở giai đoạn sau thì sự phát triển của nó sâu sắc hơn so với giai đoạn trước Khi nguyên tắc đó đã được khai thác triệt để thì phải chuyển sang nguyên tắc khác tiến bộ hơn Quá trình chuyển đổi như vậy được gọi là hình thức cách mạng trong KH- KT Ví dụ về hình thức cách mạng đó có thể là cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi thành tựu khám phá của khoa học tự nhiên đã dẫn đến một cuộc cách mạng trong công nghệ mang lại những ứng dụng to lớn trong sản xuất, kinh doanh; làm thay đổi mang tính cách mạng đời sống kinh tế và đời sống xã hội Đó là sự khám phá cấu trúc bên trong của vật chất và tổng thể vũ trụ Khoa học vật lý đã đi sâu vào tầng thứ 5 của vật chất: phân tử, nguyên tử, hạt nhân và điện tử, proton và neutron, hạt quark và hạt perton Những thành tựu này được áp dụng trong phát triển công nghệ tạo ra công nghiệp bán dẫn, đồng vị phóng xạ, laze…, hiện đang được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế, hay đó là những khám phá mới về trạng thái sống trong các bộ môn khoa học: tế bào, di truyền học, sinh hoá học, vi sinh học, vi rút học dẫn đến sự ra đời của kỹ thuật mới: kỹ thuật tạo gien, nuôi cấy tế bào, nuôi cấy mô đang làm thay đổi ghê gớm quá trình công nghệ sản xuất trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
và y học… Hai hình thức tiến bộ đó của khoa học có sự gắn bó hữu cơ với nhau trong hoạt động kinh tế
Mối liên hệ đó cho phép rút ra kết luận rằng, để tăng cường kinh tế một cách bền vững và có hiệu quả, các quốc gia đều cần tới ít ra 3 loại hình hoạt động khoa học và công nghệ:
- Nghiên cứu cơ bản
- Nghiên cứu thử nghiệm
- Thiết kế- ứng dụng
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước mà ưu tiên, chú trọng đến hình thức nghiên cứu nào Ví dụ, trên nền KH- KT tiên tiến ngày nay
15
Trang 10Nhật Bản chú trọng tới nghiên cứu cơ bản nhằm tạo cơ sở và đón đầu các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, dự báo sẽ diễn ra trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI khi mà xã hội loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ
Do sự phát triển nhanh như vũ bão và ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển lực lượng sản xuất do cuộc cách mạng KH- KT lần thứ hai xảy ra từ những năm 50 của thế kỷ qua đã đưa những công nghệ mới vào sản xuất trên khắp các lĩnh vực của đời sống làm cho kinh tế tăng trưởng nhanh Trong cuộc cách mạng này khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học và kỹ thuật gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau, khoảng cách từ nghiên cứu đến ứng dụng- triển khai các kết quả ngày càng rút ngắn
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ 3, như đã đề cập
ở trên dự báo sẽ diễn ra vào đầu thế kỷ XXI và nhân loại sẽ bước vào xã hội trí tuệ, xã hội thông tin Điều đó sẽ dẫn đến sự phân công lao động mới (lần thứ 4) và lúc đó khoa học công nghệ sẽ được tách ra khỏi hệ thống sản xuất
và trở thành một ngành kinh tế, và nó sẽ tác động to lớn vào hệ thống kinh tế, làm thay đổi cơ bản toàn bộ đời sống xã hội- văn hoá- chính trị
Như vậy, cơ chế tác động của khoa học và công nghệ tới phát triển kinh
tế xã hội không chỉ là một phía, một chiều mà là tác động tương hỗ lẫn nhau
Sự phát triển khoa học và công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật phải căn cứ vào những mục tiêu, yêu cầu của nền kinh tế, của xã hội đặt ra cho mỗi thời
kỳ phát triển Và như thế khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế không chỉ căn cứ vào năng lực thực tế của khoa học công nghệ mà còn phải căn cứ vào khả năng thực tế mà tiến bộ khoa học có thể mang lại Sự tiến bộ của khoa học công nghệ tạo đã điều kiện để con người tác động mạnh mẽ vào thế giới
tự nhiên và môi trường, nhưng nhiều khi sự can thiệp một cách quá thái, thô bạo của con người đe dọa đến sự phát triển bền vững môi trường sống Trái đất Bởi vậy, bên cạnh phát triển kinh tế xã hội để thoã mãn nhu cầu hiện tại
15