Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 20112015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 20112015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 20112015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 20112015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 20112015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 20112015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 20112015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 20112015. (Khóa luận tốt nghiệp)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG THỊ TÂM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Thái Nguyên, năm 2016
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG THỊ TÂM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Đình Thi
Thái Nguyên, năm 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên Đây là thời gian để mỗi sinh viên chúng ta sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, củng cố và vận dụng những kiến thức đã học đó vào thực tế Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
ThS Nguyễn Đình Thi – thầy đã tận tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa
luận này Em xin gửi lời cảm ơn tới phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Yên Định đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và viết khóa luận Em xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Do thời gian có hạn, cũng như năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, nên trong khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót Em kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô cùng toàn thể các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cám ơn !
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 4 năm 2016
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HĐND: Hội đồng nhân dân
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
XL, CL CT : Xử lý, chôn lấp chất thải
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm 26
Bảng 4.2 Tình hình chăn nuôi của huyện qua một số năm 27
Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Định năm 2015 35
Bảng 4.4 : Diện tích đất nông nghiệp huyện Yên Định năm 2015 38
Bảng 4.5 Diện tích đất phi nông nghiệp huyện Yên Định năm 2015 40
Bảng 4.6 Tăng giảm diện tích theo QH giai đoạn 2011-2015 42
Bảng 4.7 Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất huyện Yên Định qua các năm 46
Bảng 4.8 Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng huyện Yên Định qua các năm 47
Bảng 4.9 Biến động đất đai huyện Yên Định theo hiện trạng giai đoạn 2011-2015 48
Bảng 4.10 Danh mục các công trình dự án trong kì QHSDĐ huyện yên định giai đoạn 2011 - 2015 Error! Bookmark not defined Bảng 4.11 Các công trình dự án thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015 50
Bảng 4.12 Bảng so sánh biến động sử dụng đất huyện Yên Định theo QH và hiện trạng giai đoạn 2011-2015 52
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1 Cơ sở pháp lý của đề tài 3
2.1.2 Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.2 Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu 13
2.2.1 Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch trên thế giới 13
2.2.2 Thực trạng QHSDĐ tại Việt Nam 14
2.2.3 Tình hình QHSDĐ tỉnh Thanh Hóa 15
2.2.4 Tình hình QHSDĐ huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa 15
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 17
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 17
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 17
3.2.2 Thời gian thực hiện đề tài 17
3.3 Nội dung nghiên cứu 17
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa 17
3.3.2 Đánh giá kết quả thực hiện QHSDĐ huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 17
3.3.3 Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp trong việc thực hiện QHSDĐ huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa Error! Bookmark not defined 3.4 Phương pháp nghiên cứu 18
Trang 73.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 18
3.4.2 Phương pháp thu thập, kế thừa và chọn lọc kết hợp xử lý thống kê 18
3.4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp 18
3.4.4 Phương pháp chuyên gia 18
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 19
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 19
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 25
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường 33
4.2 Đánh giá việc quản lý sử dụng đất đai của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Error! Bookmark not defined 4.3 Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Yên Định 34
4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 34
4.3.2 Diện tích hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và đối tượng quản lý 38
4.3.3 Đánh giá việc thực hiện phương án QHSDĐ huyện Yên Định giai đoạn 2011 - 2015 41
4.4 Một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong việc thực hiện QHSDĐ 53
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Kiến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 8
PHẦN 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là nguồn lực quan trọng của đất nước Việc quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng –
an ninh là nhiệm vụ quan trọng đang được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm thực hiện
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định:
“Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo
sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả” Nghị quyết lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX tiếp tu ̣c đổi mới chính sách , pháp luật về đất đai trong thời kỳ
đẩy ma ̣nh công n ghiê ̣p hoá , hiê ̣n đa ̣i hoá đất nước đã khẳng đi ̣nh “ Khai thác , sử
dụng đất đúng mục đích, tiết kiê ̣m và hiê ̣u quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất; đầu tư mở rộng diê ̣n tích , nâng cao chất lượng và bảo vê ̣ đất ca nh tác nông nghiê ̣p, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và môi trường sinh thái theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước”
Luật Đất đai năm 2003 quy định “Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”
là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Mục 2 (từ Điều 21 đến Điều
30) của Luật này còn quy định trách nhiệm, nội dung thẩm quyền quyết định, xét
duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Điều 31 quy định căn cứ để giao đất, cho thuê đất phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 tại Mục 4, điều 22 quy định: Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập QHSDĐ chi tiết; là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Đồng thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu quả, ngăn chặn các hiện tượng
Trang 9tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, kìm hãm phát triển sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội
Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Quản
Lý Tài Nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của
giảng viên Ths.Nguyễn Đình Thi em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015”
1.2 Mục tiêu của nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được kết quả thực hiện QHSDĐ huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 để tìm ra những thuận lợi và khó khăn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện quy hoạch cho địa phương trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội tác động đến
QH giai đoạn 2011-2015 của huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa
- Đánh giá được kết quả thực hiện công tác QHSDĐ giai đoạn 2011 – 2015 của huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa
- Chỉ ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện QHSDĐ
Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện địa phương để công tác này đạt hiệu quả tốt nhất
- Làm cơ sở phục vụ cho địa phương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hằng năm
Trang 10PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở pháp lý của đề tài
Với đặc điểm “đất chật người đông” nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, chú trọng tới vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để nhằm sử dụng hợp lý quỹ đất giúp người dân yên tâm sản xuất, đưa đất nước phát triển đi lên trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay
Sự quan tâm của Đảng thể hiện ngay trong hệ thống các văn bản pháp luật như: Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật và các nghị định hướng dẫn thi hành luật Những văn bản này là cơ sở pháp lý cho các cấp thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai
- Công văn 429/TCQLĐĐ-CQH ĐĐ ngày 16 tháng 4 năm 2012 về việc hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, (1992) [6]
đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (chương 2, điều 18)
- Luật Đất đai 1993, Nxb Chính trị Hà Nội
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, Nxb Chính trị,
Hà Nội
- Luật sửa, đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001, Nxb Chính trị
Hà Nội
- Luật Đất đai năm 2003 Nxb Chính trị Hà Nội
- Nghị định số 181/2004/ NĐ - CP [5] của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trang 11- Thông tư 30/2004/TT - BTNMT [3] của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT [2] ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ tài nguyên môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT [1] ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoach, kế hoạch sử dụng đất
- Quyết định số 114/2009/QĐ-Ttg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch Tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- Quyết định số 1812/QĐ-UBND ngày 22/6/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Định thời kỳ đến năm 2020
- Quyết định số 805/2014/QĐUB ngày 03/03/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa
về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Yên Định đến năm 2020
- Thông tư số 69/2009/NĐ-CP, ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giao đất thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư
Do vậy, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thống nhất trong
cả nước mà vẫn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng thì các cấp lãnh đạo cần phải căn cứ vào các quy định của Nhà nước về thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Điều này đã khẳng định tính pháp chế của nhà nước ta trong việc quản lý và sử dụng đất đai
2.1.2 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.2.1 Khái niệm về QHSDĐ
Quy hoạch là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động như: phân bổ, bố trí, sắp xếp tổ chức đất đai tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau.[4]
Trang 12Về mặt bản chất cần xác định dựa trên quan điểm nhận thức: đất đai là các đối tượng của các mối quan hệ sản xuất Như vậy QHSDĐ sẽ là một hiện tượng kinh tế xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế - kĩ thuật - pháp chế
Tính chất kinh tế: thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất
Tính chất kĩ thuật: thể hiện ở các tác nghiệp kĩ thuật như điều tra, khảo sát,
xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu
Tính chất pháp chế: xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng
đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đấ đai theo pháp luật
Tại luật đất đai 2013 nêu rõ: QHSDĐ là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh, bảo về môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất cảu các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.[6]
Từ đó có thể đưa ra khái niệm: QHSDĐ là hệ thống các biện pháp của Nhà
nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất và tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản suất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai
và môi trường.[4]
Từ những phân tích nêu trên cho thấy việc lập QHSDĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho trước mặt và lâu dài Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương pháp, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, QHSDĐ được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập
QH và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình, xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở cấp đất và đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu an sinh, văn hóa – xã hội
Mặt khác QHSDĐ còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút trầm trọng quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và lâm nghiệp có rừng), ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng
Trang 13sinh thái gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội và hậu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương trong giai đoạn hiện nay.[4]
Tính tổng hợp:
Đối tượng của QH đất đai là: khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân QH đất đai đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế - xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, tài sản nông nghiệp, công nghiệp, môi trường sinh thái
Với đặc điểm này, QH lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa mâu thuẫn về đất đai của các ngành, các lĩnh vực, xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bổ sử dụng đất đai phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bề vững, đạt tốc độ cao và ổn định
Trang 14tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hằng năm, 5 năm và lâu hơn nữa
QH dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh trong thời gian dài (cùng với sự phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến Thời hạn (xác định phương hướng, chính sách và sử dụng đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của QHSDĐ thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn
Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô:
Với đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ đai chỉ dự kiến trước các xu thế thay đổi phương hướng (mục tiêu, cơ cấu và phân bổ đất đai) mà không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi Vì vậy, QHSDĐ đai là
QH mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của QH mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng của các ngành như:
- Phương hướng mục tiêu và trọng điểm chiến lược sử dụng đất đai trong vùng
- Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành
- Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và phân bổ đất đai trong vùng
- Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất đai
Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu QH càng khái lược, QH lại càng ổn định
Tính chính sách:
QHSDĐ thể hiện rất mạnh tính đặc tính chính trị và chính sách xã hội Cần quán triệt các chính sách và QĐ liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội, tuân thủ các QĐ, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường
Tính khả biến:
Dưới sự tác động của nhiều yếu tố khó đoán trước, QHSDĐ đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kì nhất định Khi xã hội phát triển,
Trang 15chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của QHSDĐ đai không còn phù hợp Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện QH và các biện pháp thực hiện là cần thiết Điều này thể hiện tính khả biến của QH đất đai.[4]
2.1.2.3 Những nguyên tắc của QHSDĐ
Với những áp lực và thực trạng sử dụng đất hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn Do đó đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối
đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường sống QHSDĐ là nên tảng cho quá trình này Thông qua QHSDĐ, Nhà nước thực hiện chức năng phân phối và tái phân phối quỹ đất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các đơn vị, cá nhân sử dụng đất
và điều chỉnh các mối quan hệ đất đai Như vậy QHSDĐ thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất đặc biệt được xây dựng trên những nguyên tắc sau:[6,2]
Một là, chấp hành quyền sở hữu nhà nước về đất đai
Nguyên tắc này là cơ sở của mọi hoạt động và biện pháp liên quan tới quyền
sử dụng đất, là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động QHSDĐ Nó không chỉ mang tính ý nghĩa kinh tế mà còn là một vấn đề chính trị quan trọng bởi vì tài nguyên đất đã được quốc hữu hóa, là đối tượng sở hữu Nhà nước, đồng thời là căn
cứ quan trọng để phát triển sản xuất
Luật pháp nhà nước nghiêm cấm sử dụng đất không đúng mục đích, bảo vệ quyền bất khả xâm phạm quyền sử dụng đất và tính ổn định của mỗi đơn vị sử dụng đất, đó là cơ sở quan trọng nhất để phát triển sản xuất Theo QĐ tại điều 5 luật đất đai 2003: đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được thể hiện theo luật pháp và thể hiện nhiều mặt như đại diện chủ quyền quốc gia về lãnh thổ, quyền giao đất, sử dụng đất lâu dài cho các tổ chức trong và ngoài nước thuê đất, quyền quyết định mục đích sử dụng đất, quyền xác định khung giá đất, quyền giám sát xử lý các vi phạm pháp luật
về đất đai Để thực hiện quyền quản lý tập trung thống nhất của mình, Nhà nước
Trang 16phải nắm và sư dụng tốt các công cụ quản lý cơ bản về QHSDĐ, công cụ tài chính, pháp luật và các chính sách khác
QHSDĐ còn có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các hành vi xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của các đơn vị sử dụng đất Khi QHSDĐ, người ta đã thiết lập nên đường ranh giới giữa các đơn vị sử dụng đất, giữa sản xất nông nghiệp với khu dân cư, giữa các chủ sử dụng đất với nhau, tức là đã xác định phạm vi, quyền lợi của mỗi chủ sử dụng đất
Hai là, sử dụng đất tiết kiệm, bảo về đất và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tồn tại cơ bản gắn liền với hoạt động của con người, của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, của Nhà nước có vai trò quan trọng với con người Nếu sử dụng đất đúng mục đích và hợp lý thì chất lượng ngày càng tốt lên và ngược lại Đặc điểm này của đất đòi hỏi chúng ta phải hết sức chú ý trong việc sử dụng đất Đất đai thì có hạn trong khi dân số không ngừng tăng nhanh gây áp lực trong việc sử dụng đất đai Điều này đòi hơi phải sử dụng đất tiết kiện và có hiệu quả Sử dụng đất tiết kiệm nghĩa là phải bố trí hài hòa giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, hạn chế tối đa việc chuyển đất đang canh tác có hiệu quả sang các mục đích phi nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực đồng thời cân đối với quỹ đất thích hợp với nhiệm vụ CNH - HĐH đất nước
Nước ta là nước có ¾ diện tích là đồi núi, lại có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, quá trình khoáng hóa diễn
ra mạnh mẽ do đó đất dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất xơ và chất dinh dưỡng dẫn đến suy thoái Không chỉ vậy, nạn chặt phá, đốt rừng diễn ra bừa bãi, sử dụng đất không bền vững làm cho nhiều vùng đất ngày càng bị thoái hóa nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất và xu hướng hoang mạc hóa ngày càng tăng Những điều này có tác hại rất lớn cho việc sản xuất nông nghiệp Do vậy cần có những giải pháp
để bảo vệ đất và QHSDĐ là một trong những giải pháp đó
Ba là, tổ chức phân bố quỹ đất cho các ngành đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Trang 17Khi phân bố quỹ đất cho các ngành cần đảm bảo nguyên tắc tổ chức sử dụng tài nguyên đất vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành nói riêng trong đó ưu tiên cho nông nghiệp
Sự phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thủy điện, dầu khí đều đòi hỏi phải có đất, việc bố trí các xí nghiệp công nghiệp, các tuyến giao thông vận tải, các khu khái thác khoáng sản và các công trình xây dựng lớn thường được dự kiến trước trong phát triển kinh tế quốc dân dài hạn với tiêu chí: những khoanh đất giao cho các nhu cầu phi nông nghiệp nên lấy từ đất chưa sử dụng hoặc đất sử dụng kém hiệu quả trong nông nghiệp
Bốn là, QHSDĐ phải tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý
QHSDĐ được tiến hành theo kế hoạch chung của Nhà nước, của ngành và của từng đơn vị sử dụng đất cụ thể Trên cơ sở đó có thể áp dụng những hình thức quản lý kinh tế tiên tiến, ứng dụng các công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng đất
QHSDĐ phải nhằm mục đích tạo ra những điều kiện về tổ chức lãnh thổ, thúc đẩy các đơn vị sản xuất thực hiện đạt và vượt mức kế hoạch nhà nước giao Khi QHSDĐ, người ta dự kiến phương hướng sử dụng đất trong một thời gian dài
QHSDĐ phải có sự kết hợp hài hòa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, tổ chức lãnh thổ hợp lý mới giúp cho việc phát triển các ngành cân đối theo chỉ tiêu và nhu cầu sử dụng đất đã định
Năm là, phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, lãnh thổ Mỗi vùng, mỗi đơn vị sử dụng đất đều có những điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nên phương án QH cho mỗi vùng là khác nhau
2.1.2.4 Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung như sau: Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch; số lượng và thành phần đối tượng nằm trong
quy hoạch; Phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như nội
dung và phương pháp quy hoạch Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng đất
được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau (như loại hình, dạng, hình thức quy
Trang 18hoạch ) nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai (như điều chỉnh quan hệ đất đai hay tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất) từ tổng thể đến thiết
kế chi tiết
Đối với Việt Nam, Luật Đất đai năm 2003 (Điều 25) quy định: quy hoạch sử
dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ hành chính.[5]
1 Quy hoạch sử dụng đất cả nước (gồm cả quy hoạch sử dụng đất các vùng
kinh tế tự nhiên);
2 Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
3 Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
4 Quy hoạch sử dụng đất cấp xã (không thuộc khu vực quy hoạch phát triển
đô thị)
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích tự nhiên của lãnh thổ Tùy thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính mà quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực hiện theo nguyên tắc: Từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bước sau chỉnh lý bước trước [4]
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính bao
gồm: Đáp ứng nhu cầu đất đai (tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả) cho hiện
tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế quốc dân: Cụ thể hoá một bước quy hoạch sử dụng đất của các ngành và đơn vị hành chính cấp cao hơn; Làm căn cứ, cơ
sở để các đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất của địa phương mình và để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Khác với Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 không quy định cụ
thể quy hoạch sử dụng đất theo các ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư
nông thôn, đô thị, chuyên dùng) Quy hoạch sử dụng đất của các ngành này đều nằm
trong quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính Đối với quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh được quy định riêng tại Điều 30 của luật đất đai 2003
Trang 19Tuy nhiên, có thể hiểu mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất theo ngành Quy hoạch tổng thể đất đai phải đi trước và có tính định hướng cho quy hoạch sử dụng đất theo ngành Nói khác đi, quy hoạch ngành là một bộ phận cấu thành trong quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ
2.1.2.5 Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất
Đối với mỗi quốc gia, cũng như từng vùng trong một nước (khác nhau về
không gian), nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất ở các giai đoạn lịch sử
khác nhau (về thời gian) là rất khác nhau:
Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
1 Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai (đặc biệt là đất chưa sử dụng);
2 Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về
sử dụng đất trong kỳ quy hoạch (dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất đai,
nhu cầu đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về số lượng và chất lượng đất đai);
3 Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh (điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, phân phối hợp lý nguồn tài
nguyên đất đai, xử lý, điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra các chỉ tiêu khống chế - chỉ tiêu khung để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử dụng đất - 3 nhóm đất chính theo quy định của Luật Đất đai năm 2003);
4 Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;
5 Xác định các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
6 Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.[2]
Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất là: Phân phối hợp
lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất phù hợp với cơ cấu kinh tế; Khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất
Trang 20đúng mục đích; Hình thành, phân bố hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả tổng hoà giữa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống quy hoạch nhiều cấp, ngoài lợi ích chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương tự quyết định những lợi ích cục bộ của mình, vì vậy để đảm bảo sự thống nhất, khi xây dựng và triển khai quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước
Hệ thống quản lý hành chính của nước ta được phân chia thành 4 cấp: toàn
quốc (bao gồm cả cấp vùng), cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, tuỳ thuộc vào chức
năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, quy hoạch sử dụng đất có nội dung và ý nghĩa khác nhau Quy hoạch của cấp trên là cơ sở và chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hóa quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô
2.2 Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu
2.2.1 Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch trên thế giới
QHSDĐ luôn có vị trí quan trọng trong thực hiện công tác quản lý đất đai của mỗi quốc gia và được tiến hành từ nhiều năm trước đây Tuy nhiên, tùy thuộc
và điều kiên của mỗi nước mà phương pháp và đặc điểm quy hoach sử dụng đất của mỗi nước có tính đặc thù khác nhau và quá trình thực hiện cũng khác nhau
Ở các quốc gia phát triển như Đức, Mỹ quy hoạch sử ụng đất luôn gắn liền với việc giải quyết các vấn đề về môi trường, đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả bền vững Vì vậy QHSDĐ tại các nước này có tính khả thi cao Những nguyên tắc về sử dụng đất được thông qua ở thành phố NewYork từ năm 1916 đến 1930 và hầu hết các Bang của nước Mỹ tuân thủ theo nguyên tắc này Đến những năm 70 của thế kỉ
XX, các Bang gặp phải một số vấn đề về môi trường và sự bảo tồn các di tích lịch
sử nên đòi hỏi phải có những nguyên tắc và tầm nhìn xa hơn Từ đòi hỏi trên, luật đất đai mới của Mỹ đã hình thành hệ thống QHSDĐ mới
- Ở Đức, điển hình là thành phố Berlin, hệ thống QHSDĐ đã được xây dựng
từ rất sớm Chỉ vài năm sau khi có sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước, năm
1994, hệ thống quy hoach sử dụng đất được xây dựng với bản đồ tỉ lệ 1:50000 Sau
đó, việc điều chỉnh và cập nhật biến động đất đai cho phù hợp với sự thay đổ của
Trang 21nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của chính phủ được tiến hành thường xuyên hơn Do
đó, hệ thống QHSDĐ thành phố Berlin nói riêng và Đức nói chung có hiệu quả cao, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, tạo đà cho sự phát triển của nên kinh tế
- Ở Pháp quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo hình thức mô hình hóa nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên, môi trường và lao động, áp dụng bài toán QH tuyến tính có cấu trúc sản xuất hợp lý, thúc đẩy nền kinh
tế phát triển
- Ở Campuchia, do nền kinh tế kém phát triển, có xuất phát điểm thấp, tình hình chính trị rối loạn, nhiều nhà khoa học đã bị giết nên trước những năm 2000 công tác QHSDĐ chưa được quan tâm, chưa hình thành được hệ thống Luật đất đai
và QHSDĐ Đến năm 2000 mới có Luật đất đai, tuy nhiên công tác QHSDĐ còn gặp nhiều khó khăn, kế hoạch sử dụng đát ở địa phương không rõ ràng nên sử dụng đất kém hiệu quả và làm suy thoái đất Mặc dù vậy, nhờ có sự cố gắng tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu công tác quản lý, sử dụng đất đai của các nhà khoa học nên campuchia đã xây dựng được hệ thống Luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng bộ
Nhìn chung, hệ thống pháp luật đất đai của các nước phát triển tương đối hoàn thiện nên công tác xây dựng và thực hiện QHSDĐ được triển khai tốt, đảm bảo hiệu quả 3 mặt: kinh tế - xã hội - môi trường Ở các nước kém phát triển, do thiếu kinh phí, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn nên hệ thống QHSDĐ có hiệu quả không cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế
2.2.2 Thực trạng QHSDĐ tại Việt Nam
Sau khi công bố Luật đất đai 1987, công tác QHSDĐ bắt đầu được vận hành một cách chính thức và đến nay, gần 30 năm vận hành nhìn lại một cách tổng quát
có thể thấy công tác QHSDĐ của các cấp, các ngành đang đi vào nề nếp, trở thành
cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ, trở thành công cụ để quản lý và cũng trở thành phương tiện để đảm bảo sự đồng thuận xã hội
Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nước ta hiện nay theo Luật đất đai 2013 gồm 3 cấp 2 bộ:
Trang 22- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh
Như vậy, nước ta hiện nay không còn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
xã Thay vào đó là QHSDĐ của 2 bộ: bộ quốc phòng và bộ công an
2.2.3 Tình hình QHSDĐ tỉnh Thanh Hóa
QHSDĐ tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 1997-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1234/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 Do việc nghiên cứu, xây dựng QH từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nên các quan điểm định hướng, một số chỉ tiêu chưa theo kịp với tiến trình đổi mới cả về tầm nhìn, cả về cơ chế mà sự phát triển đòi hỏi, đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá; và một số chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp với QĐ của Luật Đất đai năm 2003 Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá lần thứ XVI có nhiều chỉ tiêu mang tính đột phá Do vậy, một số chương trình, dự án trong quá trình phát triển xuất hiện chưa được đề cập đến trong QHSDĐ thời kỳ 1997-
2010 Đến năm 2006, tỉnh Thanh Hoá đã điều chỉnh QHSDĐ, được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 27/2006/NQ-CP về việc điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2010
và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Thanh Hoá
Sau khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở TN&MT hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện, cấp xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và trình duyệt theo QĐ
Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, đến nay, 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã có QHSDĐ đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn
2006 - 2010; 467/637 xã, phường, thị trấn đã lập kế hoạch sử dụng đất đến năm
2010, trong đó có 12 xã nằm trong khu Kinh tế Nghi Sơn
2.2.4 Tình hình QHSDĐ huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa
Yên Định đã lập QHSDĐ đai thời kỳ 2011 - 2020 và được chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Những năm qua QHSDĐ huyện Yên Định là cơ sở để các cấp, các
Trang 23ngành trong huyện tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp mình, đồng thời là cơ sở để chính quyền các cấp, các ngành quản lý, tổ chức sử dụng đất đai, chỉ đạo sản xuất, đầu tư có hiệu quả góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có trên địa bàn toàn huyện
Trang 24PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Phương án QHSDĐ huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Địa giới hành chính Huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hóa
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Phòng TN&MT huyện Yên Định
3.2.2 Thời gian thực hiện đề tài
Tháng 9/2015 đến tháng 12/2015
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa
3.3.1.1 Điều kiên tự nhiên
- Vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu thời tiết, thủy văn
- Các loại tài nguyên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nhân văn du dịch
- Môi trường và cảnh quan đô thị
3.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tình hình tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011-2015
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội (ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ)
- Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội
3.3.2 Đánh giá kết quả thực hiện QHSDĐ huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015
- Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu đến năm 2015
- Đánh giá việc thực hiện QHSDĐ đến năm 2015 qua so sánh hạng mục công trình
- Đánh giá chung việc thực hiện QHSDĐ sau 5 năm thực hiện
Trang 253.3.3 Những tồn tại chủ yếu trong việc thực hiện quy hoạch và một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong việc thực hiện QHSDĐ
Tồn tại
Giải pháp
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin tại phòng Tài nguyên Môi trường huyên Yên Định, điều tra các thông tin, số liệu về diện tích đất giai đoạn 2011-2015, số liệu chỉ tiêu thống kê đất đai
- Thu thập thông tin tại các ban ngành trong huyện, số liệu điều tra về việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của các ban ngành, số liệu dân số, lao động, số liệu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của huyện
- Khảo sát thực địa, bổ sung thông tin tài liệu, số liệu bản đồ chỉnh lý bổ sung thông tin, số liệu, bản đồ tại thực địa
3.4.2 Phương pháp thu thập, kế thừa và chọn lọc kết hợp xử lý thống kê
Dựa vào những số liệu, tài liệu có sãn ở các phòng ban, chọn lọc các tài liệu,
số liệu phù hợp, sau đó tổng hợp, xử lý thông qua việc sử dụng phần mềm hỗ trợ excel Thống kê, so sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể trong cơ cấu sử dụng đất
3.4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu đã điều tra, thu thập được phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài và rút ra kết luận
3.4.4 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này tranh thủ ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn để đưa ra các giải pháp tối ưu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
Trang 26PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Yên Định là huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 28km về phía Tây theo quốc lộ 45, có tọa độ địa lý từ 19056' - 20005' vĩ độ Bắc
và 105029' - 105046' kinh độ Đông Có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp các huyện: Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc;
- Phía Nam giáp các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa;
- Phía Tây giáp huyện: Ngọc Lặc;
- Phía Đông giáp các huyện: Hoàng Hóa, Hà Trung;
Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Quán Lào, cách thành phố Thanh Hóa 45km theo Quốc lộ 45
Yên Định có thuận lợi về mặt vị trí địa lý là có quốc lộ 45 chạy qua (từ thành phố Thanh Hóa qua Yên Định đi Cẩm Thủy), có các tuyến tỉnh lộ liên huyện và liên
xã tương đối hoàn thiện thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngoài ra, Yên Định còn có hệ thống giao thông đường thủy (sông Mã và sông Cầu Chày) nối liền Yên Định với các huyện miền núi như Cẩm Thủy, Quan Hóa, Bá Thước và miền xuôi Hàng năm hệ thống các sông bồi đắp lượng phù
sa tương đối màu mỡ, tạo ra những bãi đất màu ngoài đê có nhiều tiềm năng để trồng các loại cây công nghiệp và rau màu
4.1.1.2 Địa hình địa mạo
Là huyện đồng bằng nên phần lớn diện tích lãnh thổ có địa hình bằng phẳng,
độ cao trung bình toàn huyện là 10m (so với mặt nước biển) Đặc biệt có một số vùng trũng (các xã Định Hòa, Định Bình, Định Thành, Định Công ) thấp hơn độ cao trung bình toàn huyện từ 3 - 5m Địa hình có xu thế dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam Trên địa bàn huyện có các đồi núi thấp phân bố rải rác ở các xã Yên Lâm, Yên Tâm, Yên Giang ngoài ra còn có một số hồ tự nhiên là dấu tích đổi
Trang 27dòng của sông Mã, sông Cầu Chày Phía Tây và phía Bắc là dải đất bán sơn địa, là phần chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du miền núi nên địa hình ở đây không được bằng phẳng
4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
- Yên Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao với hai mùa chính: Mùa hè khí hậu nóng ẩm chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, mùa đông khô hanh thỉnh thoảng có sương giá, sương muối và các đặc trưng khí hậu chủ yếu như sau:
- Nhiệt độ: tổng nhiệt trung bình trong năm từ 8000 - 8600°C, phân bố trong
vụ mùa (tháng 5 - 10) chiếm khoảng 60%, biên độ năm từ 11 - 12°C, biên độ nhiệt ngày giao động từ 6 - 7°C Nhiệt độ trung bình tháng 1: 16,5 - 17°C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dước 2°C, nhiệt độ trung bình tháng 7: 28,5 - 29°C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 41,5°C Có 4 tháng nhiệt độ trung bình < 20°C (Từ tháng
12 - 3 năm sau) và có 5 tháng nhiệt độ trung bình > 25°C (từ tháng 5 - 9)
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1500 - 1900 mm, riêng vụ mùa chiếm khoảng 86 - 88 % Mùa mưa kéo dài 6 tháng đến 10
- Độ ẩm không khí: trung bình năm từ 85 % – 86 %, những tháng mùa đông thường khô hanh, độ ẩm dưới 50 % (thường xảy ra vào tháng 12) Cuối đông sang xuân vào những ngày mưa phùn, độ ẩm lên tới 89 %, có thời điểm hơi nước đạt bão hòa, ẩm ướt (thường xảy ra vào tháng 2)
- Gió: chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính phân bố theo mùa: gió mùa Đông Bắc về mùa đông, gió mùa Đông Nam về mùa hè Tốc độ gió trung bình 1,5 – 1,9 m/s, tốc độ mạnh nhất được đo trong bão là 35 – 40 m/s và trong đó gió mùa đông bắc không quá 25 m/s
Nhìn chung điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Tuy nhiên
có một số thời điểm thời tiết biến động không thuận lợi (rét đậm, sương giá, gió tây sớm) đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, bão lụt, mưa kéo dài đến tháng 10 đã làm ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông
Trang 284.1.1.4 Thủy văn
Theo tài liệu của Trạm dự báo khí tượng – Thủy văn Thanh Hóa, Yên Định nằm trong vùng thủy văn sông Mã và sông Chu, chịu ảnh hưởng của vùng thủy văn sông Mã Ngoài 2 sông chính là sông Mã và sông Cầu Chày còn có các sông nhỏ như sông Hép Lưu lượng nước đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác Tuy nhiên về mùa mưa nước thường dâng cao ảnh hưởng tới việc thoát nước từ đồng ruộng, đễ gây ngập úng cục bộ, thiệt hại mùa màng
4.1.1.5 Các loại tài nguyên
b) Đất glây nông Pcgl (Epigleyi Dystric Fluvisols – kí hiệu FLd-gl)
Diện tích 32674.74 ha tỉ lệ 3.64 %, phân bố hầu hết các xã trong huyện, có địa hình vàn cao và cao đang sử dụng trồng lúa, 1 vụ lúa 2 vụ màu hoặc 1 vụ lúa 1 vụ màu, đặc tính: có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét Đất có phản ứng chua, độ bão hòa bazơ thấp <50%, tỉ lệ cation kiềm và kiềm thổ thấp trong khi độ chua thủy phân và Al3+ trao đổi khá cao, khá giàu chất hữu cơ, nhất là nơi có địa hình thấp trũng bị glêy mạnh Do đất chua nên hàm lượng lân thấp, khá giàu kali trao đổi Loại đất này nếu được cải tạo tốt bằng thủy nông có thể trồng 2 vụ lúa 1 vụ màu
c) Đất phù sa có tầng đốm gỉ trung tính ít chua Pr (Eutri cambic Fluvisols – kí hiệu FLb-e)
Diện tích 14716.44 ha tỉ lệ 1.64 % được phân giải hẹp theo đê sông Mã gồm các xã: Quý Lộc, Yên Thái, Định Tân, Định Tiến rất thuận lợi cho việc trồng cây ngắn ngày như: Cây rau màu, cây thực phẩm
Trang 29d) Đất đỏ F (Feralsol – kí hiệu FR)
Diện tích 40762.29 ha tỉ lệ 4.54 % được phân bố chủ yếu ở các xã: Định Công, Định Hòa loại đất này tầng dày canh tác mỏng, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đất này cần được đầu tư cải tạo tầng dày canh tác, tăng độ phì bằng biện pháp bón phân chuồng, phân xanh, bố trí luân canh các loại cây họ đậu và cây trồng có khả năng cải tạo đất
e) Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá E (leptosols – kí hiệu LP)
Diện tích 33053.51 ha, được phân bố chủ yếu ở các xã: Định Công, Định Hòa, Yên Thịnh, Yên Lạc, Yên Lâm chủ yếu là đất có tầng canh tác mỏng, nghèo dinh dưỡng, loại đất này cải tạo thích hợp với trồng cây lâm nghiệp và cây lâu năm
Tài nguyên nước
Yên Định có sông Mã và sông Cầu Chày chảy qua, sông Mã đoạn chảy qua dài 31,5 km dọc theo ranh giới phía Bắc huyện, thuận lợi cho việc tổ chức và khai thác nguồn nước phục vụ phát triển sản xuất dân sinh kinh tế Sông Cầu Chày là 1 nhánh của sông Mã bắt nguồn từ Ngọc Lặc đoạn chảy qua địa phận huyện dài 33
km dọc theo ranh giới phía Nam Ngoài 2 sông chính còn có các suối nhỏ, hò đập có tác dụng giữ, điều tiết nước trên địa bàn huyện
- Nước mặt: nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi và lượng nước mưa tại chỗ Nhu cầu về nước chủ yếu là tưới cho cây trồng nông nghiệp và sinh hoạt hằng ngày Với nhu cầu sử dụng hiện nay, nguồn nước mặt đảm bảo đủ cung cấp cho sinh hoạt và đời sống
- Nước ngầm: cũng như nước mặt, nước ngầm trên địa bàn huyện khá dồi dào Theo tài liệu của Trạm dự báo Khí tượng - Thủy văn thì nước ngầm ở khu vực này nằm trong khu vực đồng bằng Thanh Hóa (tuy chưa khoan thăm dò) nhưng theo bản đồ địa chất, ở đây là thuộc trầm tích hệ thứ tư có bề dày trung bình 60m, có nơi 100m Có ba lớp nước có áp chứa trong cuội sỏi của trầm tích plextoxen rất phong phú, lưu lượng hố khoan tới 22 – 23 l/s, có độ khoáng hóa 1- 2.2 g/l
Tài nguyên nước kể cả nước mặt và nước ngầm của huyện Yên Định khá dồi dào, phong phú, đặc biệt là nguồn nước mặt, chất lượng nước chưa bị ô nhiễm Với nhu cầu sử dụng hiện nay và trong những năm tới, nguồn nước vẫn đảm bảo cung
Trang 30cấp và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt Tuy nhiên cũng cần có phương án hợp lý trong việc khai thác và sử dụng để tránh nguy cơ ô nhiễm, đặc biệt là sử dụng hóa chất thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp, TTCN và chất thải trong sinh hoạt
Tài nguyên rừng
Yên Định không có rừng tự nhiên, toàn huyện hiện có 816,51 ha đất rừng trồng sản xuất với các loại cây chủ yếu như keo lá chàm, lát, muồng Nguồn tài nguyên rừng không lớn nhưng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, điều hòa môi trường và phát triển chăn nuôi kết hợp vườn rừng cây ăn quả, cây lâu năm
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Yên Định gồm 3 loại chính: cát, sỏi, đá đây là một trong những thuận lợi trong việc đầu tư khai thác, nâng cao đời sống nhân dân, trong đó:
Nguyên liệu sản xuất VLXD: Mỏ sét, gạch ngói Cẩm Chướng (xã Định Công)
có chữ lượng lớn, chất lượng tốt, hiện đang được khai thác sản xuất đạt chất lượng cao của tỉnh Mỏ sét gạch ngói khu vực đồi si (Định Bình, Định Tân, Định Liên, Yên Lâm) có trữ lượng lớn có thể khai thác bán nguyên liệu cho các nhà máy xi măng (Mỏ đá ốp lát tại xã Yên Lâm) có thể kết hợp khai thác chế biến đá ốp lát và
đá xây dựng
Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản cho sản xuất phân bón: Mỏ phốt pho rít (Yên Lâm) là nguồn nguyên liệu sản xuất phân Phốt phát bón trực tiếp cho đất thau chua cải tạo đất, chất lượng quặng tốt
Nguồn khoáng sản của Yên Định có thể khai thác cho phát triển công nghiệp của địa phương, sản phẩm tiêu thụ ngay trên địa bàn huyện như phân bón, đá, cát sỏi có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường toàn tỉnh hiện nay và sau này
Tài nguyên nhân văn – du lịch
Yên Định có quần thể di tích đền thờ cụ Ngô Thị Ngọc Giao (ở Định Hòa) -
mẹ vua Lê Thánh Tông, đền thờ Khương Công Phụ ở Định Thành, đền thờ Đào Cao Mộc ở Yên Trung, đền Đồng Cổ ở Yên Thọ và nhiều di tích khác Đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch
Trang 314.1.1.6 Thực trạng môi trường và cảnh quan đô thị
Thực trạng môi trường
Là huyện địa đồng bằng của tỉnh nhưng không phải là huyện trọng điểm để phát triển các ngành công nghiệp Nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp Vì vậy môi trường trên địa bàn huyện còn ở mức ổn định chưa bị ô nhiễm bởi hoạt động sản xuất công nghiệp Tình trạng ô nhiễm môi trường sống xảy
ra cục bộ do bão lụt, thuốc bảo vệ thực vật Vì vậy trong thời gian qua không xảy ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn huyện
Cảnh quan đô thị
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cảnh quan huyện Yên Định cũng được chú trọng thông qua việc quy hoạch, xây dựng các công trình văn hóa phúc lợi công cộng, các điểm vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa của nhân dân làm cho cảnh quan huyên ngày càng đẹp hơn Tuy nhiên, một số công trình, các khu dân cư đã được xây dựng từ lâu chưa được cải tạo, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước đã xuống cấp Vỉa hè, cây xanh, đèn chiếu sáng, còn thiếu đồng bộ
Nhận xét về môi trường và cảnh quan đô thị:
Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cảnh quan huyện Yên Định cũng được chú trọng thông qua việc quy hoạch, xây dựng các công trình văn hóa phúc lợi công cộng làm cho cảnh quan huyện ngày càng đẹp hơn Tuy nhiên cảnh quan của huyện còn nhiều bất cập đòi hỏi cần được đầu tư, cải tạo trong những năm tới
Việc quản lý, bảo vệ môi trường ngày càng được tăng cường Cùng với sự đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều dự án về chống ô nhiễm, bảo
vệ môi trường được triển khai, góp phần quan trọng kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường, khắc phục tình trạng môi trường vẫn còn nhiều bất cập do các chất thải, nhất là rác thải và nước thải đô thị chưa được xử lý triệt để Trong những năm tới và lâu dài, cảnh quan đô thị môi trường của huyện Yên Định cần được đầu tư cải tạo, làm cho huyện ngày càng xanh – sạch – đẹp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững
Trang 324.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế của huyện Yên Định đã có bước tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế
xã hội đươc đầu tư đáng kể và tương đối đồng bộ Các lĩnh vực văn hóa xã hội đều
có bước phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tích, đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng – an ninh được tăng cường vững chắc, trật tự xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ Kết quả đạt được tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
+ Công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 26,85%;
+ Thương mại - dịch vụ tăng bình quân 20,89%;
+ Nông - lâm nghiệp tăng bình quân 6,18%
- GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 29,71 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2011
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Yên Định được thể hiện tương đối rõ và cơ bản đúng hướng, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 21,25% năm 2011 lên 26,54% năm 2014; tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 39,72% năm 2011 lên 40,67% năm 2014; tỷ trọng nông nghiệp, thuỷ sản giảm từ 39,03% năm 2011 xuống còn 32,79% năm 2014
Giai đoạn 2011-2014, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng trong nền kinh
tế thấp do tăng trưởng của khu vực này chưa theo kịp với sự gia tăng của các ngành khác, đặc biệt là ngành nông nghiệp Năm 2014, ngành công nghiệp -xây dựng chiếm tỷ trọng 26,54% trong GDP, dịch vụ chiếm 40,67% và nông nghiệp chiếm 32,79%
Trang 33Bảng 4.1 Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm
Sản xuất ngành trồng trọt vẫn được duy trì ổn định ở cả 3 vụ trong năm Trình
độ thâm canh của nông dân được nâng lên Việc triển khai quy hoạch vùng chuyên canh trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa; thực hiện việc dồn điền đổi thửa, ứng dụng khoa học kỷ thuật, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng 30.782 ha năng suất lúa đạt 66,8 tạ/ha/năm, năng suất ngô đạt 47,4 tạ/ha/năm Một số cây công nghiệp, cây lương thực sản xuất đạt hiệu quả như: Khoai 117 ha, đậu tương 1.635,2 ha, mía 870 ha, ớt xuất khẩu 421
ha, lạc, dưa chuột, Diện tích cây trồng vụ đông đạt 5876 ha, trong đó diện tích