Vì thế, Xứ Đoài hiện đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cả về vật chất lẫn tinh thần và được nhắc tới như một trong những không gian văn hóa đặc trưng của Đồng bằng châu thổ Sông Hồng..
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIÊ ̣N VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
_
Nguyễn Phượng Anh
VĂN HÓA XỨ ĐOÀI (QUA ĐỊA DANH HAI HUYỆN THẠCH THẤT VÀ BA VÌ, HÀ NỘI)
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 62 22 01 13
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC
Hà Nội - 2017
Trang 2Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: 1 GS.TS Trần Nho Thìn
2 PGS.TS Trịnh Cẩm Lan
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội
vào hồi giờ ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
Công trình được hoàn thành tại:
Trang 3MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Xứ Đoài là tên gọi dân gian của vùng đất nằm ở phía tây kinh
đô Thăng Long xưa Khu vực này vốn là đất bản bộ của người Việt, sau đó lại được coi là một trong tứ trọng trấn – phên dậu bảo vệ Thăng Long – Hà Nội Vì thế, Xứ Đoài hiện đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cả về vật chất lẫn tinh thần và được nhắc tới như một trong những không gian văn hóa đặc trưng của Đồng bằng châu thổ Sông Hồng
Ngày 29/5/2008, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 Về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan Theo Nghị quyết này, Thủ đô Hà Nội được mở rộng bằng
cách hợp nhất toàn bộ diện tích tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) Tiếp
theo, Chính phủ cũng công bố dự án Quy hoạch chung xây dựng Thủ
đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Sau khi nghị
quyết trên được thực thi, Xứ Đoài đã trở thành một phần của Thủ đô Vấn đề đặt hiện nay không những phải làm cho Xứ Đoài hòa nhập để trở thành một phần không thể thiếu, phát triển bình đẳng với các khu vực khác, mà còn phải gìn giữ các giá trị văn hóa cổ truyền đặc thù
để đáp ứng được chiến lược chung về bảo tồn và phát triển bền vững không gian văn hóa Xứ Đoài trong tông thể không gian văn hóaThăng Long – Hà Nội mới
Từ địa danh, địa danh Xứ Đoài là những sản phẩm hiện thực, kết quả của sự tri nhận về địa lý, đời sống, sản xuất, phong tục tập quán, cũng như những quan điểm về chính trị - xã hội mà cộng đồng
cư dân sống ở đó đã cùng nhau gây dựng và trải qua
Trang 4Tuy nhiên, Xứ Đoài không phải địa danh hành chính, không phải tên gọi chính thống, biên độ không gian mà nó quy chiếu đến được nhìn nhận khác nhau trong từng thời kì và tùy thuộc vào quan điểm của các nhà nghiên cứu Vì vậy, để định vị và làm sáng tỏ đặc trưng không gian văn hóa Xứ Đoài nhất định phải dựa vào phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận liên ngành của Khu vực học Trong phạm vi luận án, hệ thống địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì (Hà Nội) được coi là những trường hợp cụ thể để tiếp cận miêu tả, làm rõ đặc trưng văn hóa Xứ Đoài Trên đây là những lí do căn bản
để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận án là Văn hóa Xứ Đoài (Qua địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội)
2 Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở cứ liệu địa danh huyện Thạch Thất và huyện Ba
Vì (Hà Nội), thông qua các nghiên cứu liên ngành để:
- Xác định phạm vi của không gian văn hóa Xứ Đoài; Phân tích, lí giải sự hình thành, quá trình phát triển của Xứ Đoài, cũng như những yếu tố chính trị - xã hội mà nó chịu tác động;
- Miêu tả, phân tích làm sáng tỏ những đặc trưng tiêu biểu của Xứ Đoài về vị trí, địa lý tự nhiên, đặc điểm cư trú đời sống sản xuất, phong tục tập quán của cư dân;
- Đánh giá nguồn lực tiềm năng và cơ hội phát triển, đề xuất giải pháp lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của hệ thống địa danh xứ Đoài
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa xứ Đoài (Qua hệ thống địa danh huyện Thạch Thất và huyện Ba Vì, Hà Nội)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 5- Mô tả Xứ Đoài về lịch sử hình thành, môi trường tự nhiên, không gian xã hội và cách thức mà nó được lưu giữ trong địa danh
- Địa bàn nghiên cứu là hai huyện Thạch Thất và Ba Vì (Hà Nội)
- Phạm vi thời gian: từ thời điểm 1/8/2008 trở về trước
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu định hướng Khu vực học
Xứ Đoài là không gian văn hoá tạo nên bởi tổng thể những mối quan hệ đặc thù về vị trí, về môi trường tự nhiên, phong tục tập quán, thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo do chủ thể văn hoá sáng tạo ra và chịu tác động Địa danh là sản phẩm văn hoá phản ánh tri nhận của chủ thể, ghi lại những sự biến đổi về lịch sử Các đăc trưng của nó có thể định hình được bức tranh không gian văn hoá khu vực
4.2 Phương pháp liên ngành
- Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp: phân tích phức thể
địa danh với cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa đặc trưng
- Phương pháp so sánh lịch sử và bình luận sử liệu: tìm ra mối
liên hệ lịch đại của lớp địa danh hiện đang được sử dụng
- Phương pháp miêu tả và phân tích cảnh quan của địa lý học:
phân loại địa lý tự nhiên của một khu vực thành các vùng và tiểu vùng dựa trên đặc trưng của một thực thể hay một khu vực địa lý Khảo sát, đối chiếu các bản đồ địa hình, bản đồ hành chính, bản
đồ - lược đồ cổ một số nhóm địa danh, phát hiện nguyên nhân và mục đích của sự thay đổi, biến động trong địa danh của khu vực
4.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case Study)
Địa danh của hai huyện Ba Vì, Thạch Thất thể hiện cảnh quan đặc trưng, lưu giữ giá trị văn hoá của Xứ Đoài Đây cũng là những vị trí năng động, chịu nhiều tác động từ quá trình phát triển kinh tế
4.4 Phương pháp điền dã
Trang 6Phương pháp điền dã được thực hiện qua các bước sơ thám, khảo sát theo các lộ trình chi tiết và ghi lại trong nhật kí hành trình
5 Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Tiếp cận văn hóa Xứ Đoài dưới góc độ khu vực học và bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành; định vị và mô tả đặc trưng văn hóa Xứ Đoài từ góc độ không gian lịch sử, không gian hình thể và không gian xã hội
- Sử dụng các cứ liệu địa danh tại hai huyện Thạch Thất và Ba Vì (Hà Nội) như là trường hợp điển hình lưu giữ những giá trị văn hóa
Xứ Đoài
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: chứng minh rằng Xứ Đoài là một không gian văn hóa và là một không gian phát triển Địa danh là một tín hiệu văn hóa truyền tải được tiến trình lịch sử, năng lực tri nhận cũng như tâm
lý của cộng đồng người sống trong không gian đó
- Ý nghĩa thực tiễn: nhận diện các giá trị cổ truyền trong các lớp địa danh của Xứ Đoài Từ đó, đề xuất các phương pháp bảo tồn, tận dụng các giá trị đó trong quá trình hội nhập và phát triển
Chương 3: Không gian địa lý của Xứ Đoài (Qua hệ danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội)
Chương 4: Không gian xã hội của Xứ Đoài (Qua địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội)
Trang 7Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 1 Các thu thập khảo cứu trước năm 1888
Các vấn đề liên quan đến Xứ Đoài được nhắc tới ngay trong các
thư tịch của Trung Hoa Ở Việt Nam, các sách lịch sử như Việt sử lược (khuyết danh), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Khâm định Việt sử thông giám cương mục hay sách địa chí như An Nam chí lược (Lê Tắc), Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Lịch triều hiến chương loại chí (Lê Trung Hưng), Đồng Khánh địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí, Bắc thành địa dư chí lục, Sơn Tây quận huyện bị khảo, Sơn Tây tỉnh chí (triều Nguyễn) và các loại bản đồ cổ, đều cho biết
thông tin về vị trí, địa hình, địa vật, những biến động của vùng đất phía tây Thăng Long từ cổ đại đến trung đại
Tùng Thiện, Tiên Phong
1.1.1.3 Các nghiên cứu sau năm 1945
Từ những dấu tích của văn hóa Sơn Vi ở Ba Vì, năm 1972, Nguyễn Chiều, Trình Năng Trung, Nguyễn Thị Dơn công bố thêm các di chỉ liên quan đến văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun
Trang 8Năm 1997, Sở VHTT tỉnh Hà Tây tổ chức hội thảo Sơn Tinh và vùng văn hóa cổ Ba Vì Giai đoạn này, nghiên cứu Xứ Đoài nằm chung
trong các nghiên cứu về Hà Tây, Hà Sơn Bình, Hà Nội Trước năm
2008, Sở VHTT Hà Tây, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật
dân tộc tổ chức hội thảo khoa học Một số vấn đề văn hiến Hà Tây truyền thống và hiện đại; Đặng Văn Tu, Nguyễn Tá Nhí biên soạn Địa chí Hà Tây, 2011 Các nghiên cứu gọi chính xác tên Xứ Đoài cũng được giới thiệu như Xứ Đoài (Kiều Thu Hoạch); Kinh Bắc-nơi diễn ra sự tiếp xúc Việt Hán Xứ Đoài – nơi bảo lưu cơ tầng văn hóa lúa nước của thủ đô Thăng Long (Phạm Đức Dương); Giọng nói Xứ Đoài - đặc điểm và lịch sử (Nguyễn Văn Lợi); Sơn Tây - Xứ Đoài văn hiến (Trần Quốc Vượng)
1.1.2 Giới thuyết về địa bàn nghiên cứu
1.1.2.1 Xứ Đoài trong tâm thức chung của người Việt
Xứ Đoài là vùng trung châu,mang nhiều huyền tích về thời kì sơ
sử Là phiên trấn phía tây, các sự kiện lịch sử ở Xứ Đoài đều liên quan đến Thăng Long Xứ Đoài nổi tiếng bởi những công trình kiến trúc đặc sắc Người xứ Đoài cho rằng mỗi làng ở đây còn có một thứ phương ngôn riêng Tất cả đều làm nên bản sắc của một vùng đất cổ
1.1.2.2 Xứ Đoài theo quan điểm của các nhà nghiên cứu
Xứ Đoài thường được xác định qua mốc giới hành chính của tỉnh Sơn Tây (cũ) và dạng địa hình đặc trưng Trần Quốc Vượng mô tả
Xứ Đoài như một không gian thuộc văn hoá nền móng, nối kết với Thăng Long Việc coi “Sơn Tây – Vĩnh Phú là MỘT" cho thấy một không gian văn rộng lớn, trải sang cả bờ bên kia của sông Hồng, nơi hiện nay là địa giới của Việt Trì, Phú Thọ và Vĩnh Phúc
1.2.2.3 Địa bàn huyện Thạch Thất – điều kiện tự nhiên và xã hội
Phía bắc và đông bắc huyện Thạch Thất giáp huyện Phúc Thọ,
Trang 9nam và đông nam giáp huyện Quốc Oai, nam và tây nam giáp tỉnh Hòa Bình, tây giáp Thị xã Sơn Tây Từ khi bắt đầu được thành lập năm 1469, tên gọi Thạch Thất và vị trí của nó trên bản đồ hành chính chưa bao giờ thay đổi
1.1.2.4 Địa bàn huyện Ba Vì - điều kiện tự nhiên và xã hội
Huyện Ba Vì được thành lập vào năm 1965 từ đất của ba huyện Bất Bạt Quảng Oai, Tùng Thiện, thuộc vào miền “trung tâm sinh tụ của tổ tiên chúng ta ở thời Hùng Vương”, gắn với nhiều huyền tích
từ thời kì sơ sử
1.2 Cơ sở lý thuyết cho đề tài Văn hóa Xứ Đoài (Qua địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội)
1.2.1 Một số vấn đề chung về văn hóa
1.2.1.1 Khái niệm văn hóa
Trần Quốc Vượng cho rằng văn hóa là bất cứ thứ gì liên quan đến cuộc sống; Phan Ngọc cho “văn hóa là một loại quan hệ”, cộng đồng chọn lựa “biểu tượng” để tạo ra “mối quan hệ”; Trần Ngọc Thêm cho rằng "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội của mình"
1.2.1.1 Chủ thể và khách thể của văn hóa
Khách thể văn hóa là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
biểu hiện tùy thuộc vào giới tính, lứa tuổi, tầng lớp, hoàn cảnh và
những tình huống đặc thù Chủ thể của văn hóa là cộng đồng cư dân tham gia vào quá trình xây dựng, định hình các giá trị văn hóa Văn hóa Xứ Đoài là một hệ thống động, với các biểu tượng liên hệ với nhau bởi các cấu trúc tượng trưng, có thể thay đổi, phụ thuộc vào hoàn cảnh, tình thế, phụ thuộc vào điểm nhìn Các đặc trưng của văn
Trang 10hóa Xứ Đoài được phản ánh một cách năng động qua nhận thức của chủ thể Xứ Đoài
1.2.1.3 Không gian văn hóa
Khái niệm không gian văn hóa được kế thừa từ các khái niệm về Không gian và Không gian xã hội như Raum (F.Ratzel), Kulturkreise (L.Frobenus), Cultrure areas (F.Boas, C.L.Wisler và A.L.Kroeber) Theo Georges Codominas, không gian xã hội "được xác định bởi tập hợp các hệ thống quan hệ đặc trưng cho một nhóm người nào đó"(1978) H.Lefebvre cho rằng mỗi xã hội tạo ra và sở hữu một không gian riêng, mỗi mô hình sản xuất với các mối quan hệ sản xuất đặc trưng tạo ra một không gian xã hội riêng biệt (1984) Vũ Minh Giang xác định không gian văn hóa là “không gian có cùng điều kiện
tự nhiên và môi trường sinh thái, có cư dân sinh sống, do đó có những đặc trưng chung về văn hóa” Sakurai Yumio cho rằng tìm hiểu “cảnh quan khu vực” là quan trọng hơn cả
Theo Georges Codominas, có 5 mối quan hệ đặc trưng để miêu tả
không gian Lefebvre đề xuất ba loại không gian là Không gian thực tiễn, Không gian khái niệm và Không gian biểu tượng Phạm Đức Dương đưa ra quan điểm về Thế giới thực tại, Thế giới ý niệm và Thế giới biểu tượng Vũ Minh Giang cho rằng không gian văn hóa được xác định bởi điều kiện tự nhiên – môi trường tự nhiên, môi trường xã hội – môi trường nhân tạo, hoàn cảnh lịch sử, mối quan hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố Sakurai Yumio cho rằng văn hóa là một loại
cảnh quan do môi trường tự nhiên kết hợp với môi trường nhân tạo
Khu vực học cho rằng không gian văn hoá, hay không gian li ̣ch sử - văn hóa cần phải được nhận thứ c tổng quát tiếp cận liên ngành, đồng thời, cần ứ ng du ̣ng vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững
Trang 11Xứ Đoài là một không gian thuộc vào vùng đất rìa Tây đồng bằng sông Hồng, có dạng địa hình chuyển tiếp từ đồng bằng lên trung du,
cư dân sinh sống lâu đời, lưu giữ và thể hiện các đặc trưng văn hóa chung của vùng châu thổ cũng như các đặc trưng văn hóa của vùng chuyển tiếp
1.2.2 Môt số vấn đề về địa danh
1.2.2.1 Khái niệm địa danh
Trong Giáo trình địa danh học cơ sở (1994) ở Trung Quốc, Chử
Á Bình, Doãn Quân Khoa, Tôn Đông Hổ áp dụng phương pháp địa
lý và định nghĩa địa danh là “một loại kí hiệu ngôn ngữ chỉ một khu vực lớn nhỏ riêng biệt”, phân biệt địa danh để gọi một thực thể địa lý
và địa danh để gọi một khu vực địa lý Sự hình thành, biến đổi của
địa danh phản ánh các mối quan hệ đặc trưng mà cộng đồng trong một không gian thực tiễn sở hữu
1.2.2.2 Chức năng của địa danh
Lê Trung Hoa cho rằng địa danh có chức năng định danh, cá thể hóa, phản ánh, bảo tồn Chử Á Bình đưa ra chức năng xã hội và chức năng lịch sử Kế thừa tư tưởng của Lê Trung Hoa và Chử Á Bình, luận án cho rằng địa danh có Chức năng định danh; Chức năng phản ánh; Chức năng xã hội
1.2.2.3 Cấu tạo phức thể địa danh
Nguyễn Kiên Trường đưa ra mô hình địa danh gồm thành tố A biểu thị các đối tượng có cùng thuộc tính và thành tố B biểu thị các đối tượng cụ thể Cũng trong giáo trình Cơ sở địa danh học, Chử Á
Bình cho rằng một phức thể địa danh thông thường có 2 thành tố là
Thành tố chỉ loại (thông danh)và Thành tố chỉ xưng (chuyên danh)
1.2.2.4 Phân loại địa danh
AV Superranskaja chia địa danh thành 7 loại, Nguyễn Văn Âu
Trang 12chia thành 02 loại, Nguyễn Kiên Trường chia nhỏ thêm thành Các đối tượng sơn hệ và các đối tượng thủy hệ (đối tượng tự nhiên); địa danh cư trú và địa danh chỉ công trình xây dựng (đối tượng nhân văn) Từ Thu Mai lưỡng phân thành tự nhiên/không tự nhiên và nguồn gốc ngôn ngữ Luận án cho rằng, địa danh một khu vực là một
hệ thống nhiều tầng bậc, gồm các mối quan hệ nội tại và ngoại tại và cần phải được phân loại như sau:
(1) Quần thể địa danh (nhóm địa danh, lớp địa danh và cảnh quan địa danh): Nhóm địa danh là tập hợp các địa danh cùng gốc; Lớp địa danh phân loại dựa vào thời kì lịch sử mà nhóm địa danh xuất hiện, mối quan hệ tôn ti giữa các đơn vị địa danh; Cảnh quan địa danh chỉ quần thể địa danh có đặc trưng nào đó trong một khu
vực nhất định
(2) Điểm địa danh: địa danh tiêu chuẩn hóa, địa danh mang tính
mơ hồ, vi địa danh, địa danh số, địa danh có nguồn gốc vay mượn
1.3 Tiểu kết
Từ các ghi chép, nghiên cứu về văn hóa, địa danh Sơn Tây Xứ Đoài trong các giai đoạn từ khi dựng nước đến hiện nay, bước đầu cho thấy, Xứ Đoài là một không gian văn hóa cổ
Từ nội dung của lý thuyết văn hóa, lý thuyết địa danh, quan điểm
về Xứ Đoài tiếp cận Khu vực học, cách thức phân tích nguồn cứ liệu địa danh để biểu hiện những giá trị văn hoá trong không gian Xứ Đoài cũng đã được trình bày trong chương thứ nhất
Chương 2: KHÔNG GIAN LỊCH SỬ CỦA XỨ ĐOÀI
(QUA ĐỊA DANH HAI HUYỆN THẠCH THẤT VÀ BA VÌ, HÀ NỘI)
2.1 Xứ Đoài - vùng đất bản bộ của người Việt
2.1.1 Đặc điểm cư trú trên đất Xứ Đoài giai đoạn trước Đông Sơn
Trang 132.1.1.1 Địa bàn tụ cư nguyên thuỷ và lớp cư dân khai phá Xứ Đoài
Sự xuất hiện của người hiện đại gắn liền với sự ra đời của hoá Sơn Vi Thuộc nền văn hoá này, Xứ Đoài có ba địa điểm khảo cổ là
Gò Mả Chảy (Nhuận Trạch, Vạn Thắng), Gò "A" - Núi Quang (xóm Liên, Cổ Đô) và Đồi Cạn (Thái Hoà)
2.1.1.2 Sự mở rộng địa bàn tụ cư trên vùng đất Xứ Đoài
Các di chỉ Đồng Chỗ (Phú Phương), Đồng Mọn (Tây Đằng), Đồi Cây Gai (Tiên Phong), Đồi Đà (Cam Thượng), Gò Mả Đống (Đường Lâm) cho thấy, địa bàn tụ cư có xu hướng xuôi về phía đông, đông nam Nơi cư trú thường là các gò, đống Ngoài ra, họ đã có tư duy
phân biệt giữa nơi ở - sinh hoạt với nơi chôn cất người chết
2.1.2 Đặc điểm cư trú trên đất Xứ Đoài trong giai đoạn văn hoá Đông Sơn
2.1.2.1 Những nhóm làng đầu tiên trên đất Xứ Đoài
Ở giai đoạn Đông Sơn, công xã thị tộc bắt đầu chuyển thành làng Dấu vết của ngôn ngữ Proto Môn - Khơme, Proto Việt Mường trong tên làng được xác định bởi cấu tạo, ngữ nghĩa và vị trí phân bố của chúng Trong cơ sở dữ liệu, có 10 làng (Kẻ Bí, Kẻ Hóc, Kẻ Chàng,
Kẻ Sổ, Kẻ Ngạnh, Kẻ Săn, Kẻ Ghen, Kẻ Lói, Chạ Ngái) có thể đã ra
đời vào cuối thời kì Đông Sơn, khi ngôn ngữ Proto Môn - Khơme đang chuyển sang Proto Việt Mường. Kết quả phân tích các tên làng cho thấy, cư dân Đông Sơn đã cư trú trên 3 điểm thuộc Xứ Đoài là Phong Châu, lưu vực sông Tích, và bậc thềm phù sa cổ phía tây nam Các danh sách khảo cổ cũng những kết quả khá đồng nhất
2.1.2.2 Những sự giao thoa tiếp xúc với người Tày Thái và Nam Đảo
Trong quá trình tiếp xúc với người Tày Thái, Nam Đảo, người Đông Sơn đã dùng những từ vựng mới để định danh cho những nơi
cư trú và canh tác Kẻ đã không còn phân bố nhất loạt mà bị làng và