1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT, VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NGỮ VĂN 9

5 469 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 108,5 KB

Nội dung

Câu 23: Ý nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.. Câu 28: Trong truyện ngắn Làng, tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống

Trang 1

ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT, VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NGỮ VĂN 9

I Trắc nghiệm:

Câu 1: Câu thơ nào dưới đây chứa từ tượng hình ?

A Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối B Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

C Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần D Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều

Câu 2: Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn trực tiếp ?

A Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt vì cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.

B Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái.

C Hoạ sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước gấp chăn chẳng hạn"

D Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.

Câu 3: Phương án nào dưới đây chỉ chứa các từ địa phương Nam Bộ ?

A Vàm kinh, nói trổng, lui cui, tập kết, lòi tói B Vàm kinh, cây xoài, tập kết, cái vá, lòi tói

C Vàm kinh, cái vá, lòi tói, nói trổng, lui cui D Vàm kinh, nói trổng, lui cui, cây xoài, lòi tói

Câu 4: Thành ngữ nào dưới đây liên quan đến phương châm cách thức trong hội thoại ?

Câu 5: Từ tay trong dòng nào dưới đây là từ nhiều nghĩa chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ ?

A Tay nâng chén muối đĩa gừng B Mối càng vắn tóc bắt tay.

C Khúc nhà tay lựa nên chương D Chị em thơ thẩn dang tay ra về.

Câu 6: Trong các dòng dưới đây, từ hỗn hợp nào được dùng như một thuật ngữ ?

A Nước trong ao, hồ, sông, biển là một hỗn hợp B Thức ăn gia súc là một hỗn hợp.

C Đó là một chương trình văn nghệ hỗn hợp D Một đội quân hỗn hợp không thể chiến đấu.

Câu 7: Chọn từ bên dưới để hoàn chỉnh khái niệm " …… là trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên."

A Đề nghị B Đề cử C Đề đạt D Đề bạt

Câu 8: Phương án nào dưới đây chỉ chứa những từ ghép ?

A Tươi tốt, hội hè, đẹp tươi, tươi tắn B Tươi tốt, ngặt nghèo, nhỏ nhắn, sung sướng

C Hư hỏng, nghiêng ngã, đỏ đắn, nhẹ nhàng D Ngặt nghèo, nhỏ nhẹ, hội hè, tươi tốt

Câu 9: Từ lưng trong câu thơ nào không dược dùng với nghĩa gốc :

A Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ B Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.

C Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ D Từ trên lưng mẹ em ra chiến trường.

Câu 10: Trong các ví dụ sau đây từ in đậm trong ví dụ nào là đại từ dùng để xưng hô?

A Tôi dọa nó: “Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn”.

B Anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ?”

C Mẹ nó bảo: “Thu ! Để ba con đi Thống nhất rồi ba về với con”.

D Tôi cúi xuống gần anh khẽ nói: “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu”.

Câu 11: Câu nào dưới đây có chứa lời dẫn trực tiếp ?

A Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc.

B Cháu nói : " Đấy, bác cũng chẳng thèm người là gì ? ".

C Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho.

D Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói Đến lúc ấy anh mới nhắm mắt.

Câu 12: Ở hai câu cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?

Câu 13: Câu văn "tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa"

sử dụng biện pháp tu từ nào giúp người đọc hình dung rõ tiếng kêu ?

Câu 14: Câu thơ nào chứa từ tượng thanh :

A Nhìn nhau mặt lắm cười ha ha B Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

C Tu hú kêu trên những cánh đồng xa D Ung dung buồng lái ta ngồi.

Câu 15: Trong câu thơ Lưng đưa nôi và tim hát thành lời, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?

A So sánh B Nhân hoá C Ẩn dụ D Hoán dụ

Câu 16: Khái niệm của từ khẩu khí ?

A Là khí phách của con người toát ra qua hành động, cử chỉ.

B Là khí phách của con người toát ra qua trang phục, tác phong.

C Là khí phách của con người toát ra qua lời nói.

D Là khí phách của con người toát ra qua ánh mắt.

Trang 2

Câu 17: Phương án nào dưới đây chỉ chứa những từ láy giảm nghĩa :

A Nho nhỏ, xinh xinh, nhè nhẹ, đẹp đẽ, đo đỏ B Tim tím, đèm đẹp, phơi phới, loắt choắt.

C Đẹp đẽ, tươi tắn, nhẹ nhàng, sạch sẽ D Xinh xinh, nằng nặng, nhấp nhô, nho nhỏ

Câu 18: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây liên quan đến phương châm về chất trong hội thoại :

Câu 19: Từ đi trong phương án nào dưới đây được dùng với phép tu từ nhân hóa ?

A Lại đi, lại đi trời xanh thêm B Mẹ đưa em đi quyết dành cuộc sống.

C Vầng trăng đi qua ngõ D Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừng

Câu 20 : Câu văn nào sau đây có sử dụng lời dẫn gián tiếp ?

A - Một cuốn sách, một món trang trí nhỏ chẳng hạn ?

B Các chú bộ đội nói nhờ có cháu phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy quân ta bắn rơi máy bay giặc

C Người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối

D Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ.

Câu 21: Chọn từ bên dưới để hoàn chỉnh khái niệm : " Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là "

Câu 22: Trong ví dụ sau đây cặp từ in đậm nào là danh từ được dùng để xưng hô như đại từ :

Người mẹ (1a) bảo con (2a) : " Mẹ (1b) không thể chiều con (2b) như thế được "

Câu 23: Ý nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ?

A Cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.

B Cùng đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới giữa rừng hoang sương muối.

C Cùng sống và chiến đấu bên nhau giữa bao khó khăn thiếu thốn.

D Cùng chung suy nghĩ, cùng chung lí tưởng chiến đấu.

Câu 24: Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính

ngày càng biến dạng nhằm mục đích gì ?

A Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của người lính

B Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung.

C Làm nổi bật hiện thực ác liệt ở chiến trường Trường Sơn thời chống Mĩ.

D Làm nổi bật sự vất vả gian lao của người lính thời chống Mĩ cứu nước.

Câu 25: Vẻ đẹp của người dân chài hiện lên qua công việc đánh cá giữa biển trong đêm trăng ?

A Vẻ đẹp của niềm hứng khởi được ra khơi.

B Vẻ đẹp của niềm tin vào một chuyến đi thắng lợi.

C Vẻ đẹp trong sự hòa hợp với thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên.

D Vẻ đẹp của niềm tin tưởng vững chắc vào tương lai tươi sáng.

Câu 26: Bài thơ Bếp lửa biểu đạt tình cảm, cảm xúc gì của đứa cháu ?

A Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa trong mỗi buổi sớm mai.

B Biểu đạt tình cảm thương yêu của người bà dành cho con và cháu.

C Biểu đạt tình cảm sâu năng, thiêng liêng của người cháu đối với bà

D Biểu đạt tình cảm nhớ thương của người cháu tuổi thơ gian khó nhọc nhằn.

Câu 27: Bố cục của bài thơ Ánh trăng có gì đặc điểm gì ?

A Bài thơ miêu tả vầng trăng từ lúc mọc đến lúc lặn.

B Bài thơ như một vở kịch có nhiều mâu thuẫn, xung đột.

C Bài thơ như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian

D Bài thơ không theo một trình tự nào nhất định.

Câu 28: Trong truyện ngắn Làng, tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ

đầy đủ tính cách, tình cảm của mình ?

A Ông Hai không biết chữ phải đi nhờ người khác đọc hộ tin thời sự.

B Tin làng ông theo giặc mà ông nghe từ miệng những người đàn bà tản cư.

C Bà chủ nhà định đuổi gia đình ông Hai không cho ở nữa.

D Ông Hai thủ thỉ tâm sự với đứa con út như để ngõ lòng mình, để tự mình thanh minh cho mình.

Câu 29: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa được khắc họa chủ yếu bằng cách nào ?

A Được tác giả miêu tả trực tiếp B Tự đánh giá về mình.

C Được giới thiệu qua lời kể của bác lái xe D Qua cái nhìn của các nhân vật khác.

Câu 30: Hình ảnh " Đầu súng trăng treo " có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng ?

Câu 31: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là gì ?

A Cảm hứng về lao động và biển cả B Cảm hứng về lao động và thiên nhiên.

Trang 3

C Cảm hứng về thiên nhiên tươi đẹp D Cảm hứng về con người lao động

Câu 32: Nhận định nào nói đúng nhất về thái độ của con người trong Ánh trăng :

A Thái độ đối với chính mình B Thái độ đối với những người đã khuất.

C Thái độ đối với con người ở quanh ta D Thái độ đối với quá khứ.

Câu 33: Tư tưởng của nhà thơ gởi gắm qua bài thơ Ánh trăng là gì ?

A Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn, còn cuộc đời con người thì hữu hạn.

B Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng có thể mất, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt.

C Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thuỷ chung của con người.

D Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng nghĩa tình quá khứ thì mãi thuỷ chung.

Câu 34: Tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng được tác giả miêu tả chủ yếu qua phương diện nào?

Câu 35: Ý nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai từ sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc :

A Bị ám ảnh và lo sợ bọn Tây và bọn Việt gian bán nước.

B Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó nói tụ tập và nói chuyện về việc làng mình theo giặc.

C Đau xót, tủi hổ về cái tin làng mình theo giặc.

D Hụt hẫng, đau đớn, tủi nhục, lo lắng đến nỗi bị ám ảnh nặng nế.

Câu 36: Nhận định nào không phù hợp với giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lược ngà ?

A Xây dựng cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí

B Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tính cách, tình cảm.

C Xây dựng được người kể chuyện là nhân vật rất thích hợp.

D Nghệ thuật tả cảnh và độc thoại nội tâm đặc sắc.

Câu 37: Ý nào không phù hợp với nhận định về vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe

không kính ?

A Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm.

B Có tâm hồn nghệ sĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

C Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội.

D Có tình thương yêu và ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.

Câu 38: Nội dung các câu hát trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có ý nghĩa gì ?

A Biểu hiện sức sống căng tràn của người lao động.

B Thể hiện sức mạnh vô địch của con người trước thiên nhiên.

C Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trên biển.

D Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả trong cái nhìn của người lao động.

Câu 39: Câu tục ngữ nào dưới đây đúng với lời nhắn nhủ của nhà thơ trong bài thơ Ánh trăng :

C Gieo gió thì sẽ gặt bão D Chim có tổ, người có tông.

Câu 40: Ý nào không phù hợp với những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Làng :

A Giọng văn giàu màu sắc trữ tình, có giá trị biểu cảm cao.

B Xây dựng tình huống tâm lí nhân vật đặc sắc.

C Sử dụng chính xác ngôn ngữ nhân vật quần chúng.

D Miêu tả sinh động diễn biến tâm lí nhân vật.

Câu 41: Qua miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai (Làng), em đồng ý với nhận định nào dưới đây ?

A Kim Lân là nhà văn yêu tha thiết làng quê và đất nước, thuỷ chung với kháng chiến.

B Kim Lân am hiểu sâu sắc nông thôn và đời sống tinh thần của người nông dân.

C Kim Lân là người căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian theo Tây.

D Kim Lân am hiểu sâu sắc lề thói, phong tục ở nông thôn Việt Nam.

Câu 42: Theo em, thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa là gì ?

A Cuộc sống thiếu thốn B Công việc vất vả, nặng nhọc.

Câu 43: Vì sao cây lược lại có ý nghĩa thiêng liêng đối với ông Sáu trong văn bản Chiếc lược ngà ?

A Vì ông Sáu đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để làm ra chiếc lược chờ ngày về tặng cho con.

B Vì nó chứng tỏ người cha biết giữ đúng lời hứa của mình với đứa con trước lúc chia tay.

C Vì nó minh chứng cho tình yêu con tha thiết, nỗi mang nhớ và cả nỗi ân hận giày vò vì đã đánh con.

D Vì lúc bấy giờ cây lược làm bằng ngà voi là một vật quí hiếm, con ông có thể khoe với mọi người.

Câu 44: Theo lời anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa công việc của anh đòi hỏi phẩm chất gì ?

Câu 45: Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy " khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim" Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật này ?

Trang 4

A Xúc động, nghẹn ngào B Đau đớn đến tột cùng

Câu 46: Ý nào dưới đây không phải là phương diện khắc hoạ hình ảnh người lính trong bài thơ "Đồng chí " của

Chính Hữu ?

A Tình đồng đội thắm thiết, sâu sắc B Ngôn ngữ nông dân thuần phát.

C Hoàn cảnh xuất thân D Điều kiện sống có nhiều thiếu thốn, gian lao.

Câu 47: Ý nào không liên quan đến nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ?

A Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo trong khi miêu tả cảnh lao động làm cho bài thơ hấp dẫn.

B Hình ảnh thơ bay bổng, giàu sức liên tưởng, gợi tả được vẻ đẹp của biển và người lao động.

C Lời thơ dõng dạc, giọng thơ khoẻ khoắn, sôi nổi, điệu thơ như khúc hát say mê hào hứng.

D Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt, sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật.

Câu 48: Giọng điệu Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đặc điểm chủ yếu gì ?

A Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả.

B Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng miêu tả.

C Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả.

D Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút tinh nghịch phù hợp với đối tượng miêu tả.

Câu 49: Nhận định nào nói không đúng về ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa ?

A Là hình ảnh của thời chiến tranh đầy gian khó nhọc nhằn.

B Hiện diện như tình cảm ấm áp của người bà dành cho cháu.

C Là chỗ dựa tinh thần của người cháu trong những năm tháng tuổi thơ.

D Là sự cưu mang, đùm bọc, chi chút của bà dành cho cháu.

Câu 50: Nhận định nào sau đây không phù hợp với ý nghĩa mang tính biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng :

A Thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát B Sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ.

C Vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống D Quá khứ nghĩa tình

Câu 51: Mục đích của việc ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì ?

A Để mong thằng con út hiểu được nỗi lòng của cha nó.

B Để cho bớt nỗi cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện.

C Để tỏ lòng yêu thương đặc biệt đứa con út của mình.

D Để thổ lộ nỗi lòng và cũng để mình tự thanh minh cho mình nữa.

Câu 52: Truyện Lặng lẽ Sa Pa được kể chủ yếu qua cái nhìn của ai ?

Câu 53: Yếu tố nào thể hiện rõ nhất chất thơ trong truyện Lặng lẽ Sa Pa ?

A Phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng qua cái nhìn của ông hoạ sĩ.

B Vẻ đẹp của cuộc sống và công việc giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên.

C Những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật.

D Tính cách chân tình, cởi mở, nhiệt tình và khiêm tốn của anh thanh niên đối với mọi người.

Câu 54: Nguyên nhân sâu xa khiến bé Thu không nhận ông Sáu là ba của nó ?

A Vì ông Sáu già hơn người cha trong ảnh và có thêm vết thẹo trên mặt.

B Không muốn san sẻ tình cảm đã dành cho người cha trong ảnh

C Vì mặt ông Sáu không hiền như trước.

D Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất mặt cha.

Câu 55: Văn bản trích từ truyện Chiếc lược ngà trong SGK chủ yếu viết về điều gì ?

A Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

B Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng.

C Tình quân dân trong chiến tranh.

D Tình yêu quê hương, đất nước của người lính cách mạng.

Câu 56: Biểu hiện đẹp nhất của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là gì ?

A Cảm thông sâu xa tâm tư nỗi lòng của nhau.

B Cùng chia sẻ những thiếu thốn, khó khăn của cuộc đời người chiến sĩ.

C Gắn bó, thương yêu, tin tưởng nhau với đôi bàn tay nắm chặt.

D Đứng cạnh bên nhau nơi chiến hào giữa rừng hoang sương muối.

Câu 57: Sức mạnh tinh thần quan trọng nhất giúp người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm

Tiến Duật vượt qua gian khổ, ác liệt nơi chiến trường là gì ?

A Tư thế ung dung, bình tĩnh, hiên ngang trước mọi khó khăn thử thách.

B Tính cách trẻ trung, sôi nổi, lạc quan pha chút ngang tàng của tuổi trẻ.

C Tình đồng đội, đồng chí thắm thiết như tình cảm anh em trong một gia đình.

D Tình yêu nước, yêu miền Nam ruột thịt với quyết tâm tất cả vì miền Nam thân yêu.

Trang 5

Câu 58: Vẻ đẹp của người dân chài trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận khi đánh cá trên biển trong đêm

trăng ?

A Làm việc với một qui trình nghiêm ngặt trong sự hài hòa với thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên.

B Say sưa, phấn khởi, tin tưởng vào kết quả tốt đẹp của công việc mình đang làm.

C Tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao hướng về tương lai tươi sáng.

D Đoàn kết, gắn bó với nhau, chung tay làm việc với tinh thần hăng say.

Câu 59: Tình huống bất ngờ trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là tình huống nào ?

A Con người trưởng thành, trở thành người chiến sĩ chiến đấu nơi núi rừng

B Chiến tranh kết thúc, con người về thành phố sống trong tiện nghi đầy đủ.

C Cuộc sống tiện nghi nơi thành phố bị gián đoạn, con người đột ngột gặp lại vầng trăng.

D Con người ngửa mặt lên đối diện với vầng trăng quá khứ trong tâm trạng rưng rưng xúc động.

Câu 60: Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, người bà “bảo cháu nghe, dạy cháu làm, chăm cháu học” khi nào ?

A Lúc cháu lên bốn tuổi trong lúc đói mòn đói mỏi.

B Trong tám năm cháu cùng bà nhóm lửa, mẹ và cha công tác không về.

C Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, bà trở về dựng lại túp lều tranh.

D Lúc cháu chuẩn bị xa bà, đi học tập ở nước bạn xa xôi.

II Tự luận:

Tiếng Việt: Nắm vững các kiến thức tiếng Việt trong học kì I, làm lại các bài tập trong sách giáo khoa

Văn học:

- Học thuộc các bài thơ, đoạn thơ trung đại và hiện đại học kì I, nắm vững nội dung, chủ đề, đặc sắc nghệ thuật

của từng bài thơ, đoạn thơ

- Nắm vững cốt truyện, tình huống truyện, chủ đề của các truyện trung đại và hiện đại học kì I ; đặc điểm, vẻ đẹp

của các nhân vật trong mỗi truyện ; đặc sắc về nghệ thuật tự sự trong mỗi truyện

Tập làm văn:

- Nắm vững nội dung chung của kiểu bài thuyết minh, biết sử dụng các phương pháp thuyết minh, các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh

- Biết xác định chủ đề, xây dựng cốt truyện, tình huống truyện ; sử dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận, các hình thức thoại trong bài văn tự sự

Câu 61: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng thành ngữ (từ nhiều nghĩa, từ địa phương, biệt ngữ, thành ngữ, từ

đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ tương thanh, từ tượng hình, biện pháp tu từ từ vựng,…)

Câu 62: Viết một đoạn văn phân tích tác dụng (cái hay) của biện pháp tu từ được sử dụng trong ngữ liệu.

Câu 63: Cảm thụ một đoạn thơ trong các bài thơ, đoạn thơ đã học (không có thơ đọc thêm).

Câu 64: Cảm nhận tình đồng chí (cơ sở hình thành, biểu hiện) trong bài thơ Đồng chí.

Câu 65: Phân tích làm rõ sự ác liệt của chiến trường (vẻ đẹp người lính) trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính Câu 66: Phân tích vẻ đẹp của người dân chài (của thiên nhiên, biển cả) trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

Câu 67: Cảm nhận hình ảnh bếp lửa – người bà (tình bà cháu) trong bài thơ Bếp lửa.

Câu 68: Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng.

Câu 69: Phân tích tình huống truyện trong các truyện ngắn Làng, Lặng lẽ SaPa, Chiếc lược ngà

Câu 70: Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong Làng ; vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ SaPa ;

tâm lí, tình cảm nhân vật bé Thu, ông Sáu trong Chiếc lược ngà.

Ngày đăng: 13/12/2017, 22:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w