MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng và giới hạn phạm vi của đề tài 2 4. Mục đích nghiêncứu đề tài 2 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiêncứu 2 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 7. Cấu trúc của đề tài 3 NỘI DUNG 4 Chương 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC 4 1.1. Khái niệm nghi thức nhà nước 4 1.2. Nội dung cấu thành nghi thức nhà nước 4 1.2.1. Biểu tượng quốc gia 4 1.2.2. Văn hóa giao tiếp ,ứng xử, trang phục công sở 9 1.2.3. Công tác lễ tân, tiếp khách 10 1.2.4. Công tác tổ chức hội họp 13 1.2.5. Về hình thức, bài trí cơ quan, trụ sở làm việc 14 Chương 2.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHI THỨC NHÀ NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHI THỨC NHÀ NƯỚC 16 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nghi thức nhà nước 16 2.2. Đặc điểm của nghi thức nhà nước 18 2.2.1. Nghi thức nhà nước chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế và công pháp quốc gia 18 2.2.2. Nghi thức nhà nước thể hiện quyền độc lập dân tộc trong quan hệ quốc tế 19 2.2.3. Nghi thức nhà nước thể hiện sự kiểm soát của Nhà nước với hoạt động ngoại giao 19 Chương 3.HỆ THỐNG HÓA CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN BẢN VỀ NGHI THỨCNHÀ NƯỚC 21 3.1. Hệ thống hóa các văn bản quy định của nhà nước về nghi thức nhà nước từ năm 1945 đến nay 21 3.2. Nhận xét, đánh giá 23 3.2.1. Ưu điểm 23 3.2.2. Nhược điểm 25 3.3. Giải pháp hoàn thiện văn bản về nghi thức nhà nước 26 KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của riêng em và được sự hướng dẫn
khoa học của Ths.Đinh Thị Hải Yến dựa trên tinh thần cá nhân tích cực học hỏi
em đã nghiên cứu, tìm tòi, khảo sát thực tế tham khảo thông tin trên các phươngtiện thông tin đại chúng cũng như qua quá trình quan sát để làm ra bài tiểu luậnnày Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung bài tiểu luận của mình
Trang 2MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng và giới hạn phạm vi của đề tài 2
4 Mục đích nghiên cứu đề tài 2
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
7 Cấu trúc của đề tài 3
NỘI DUNG 4
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC 4
1.1 Khái niệm nghi thức nhà nước 4
1.2 Nội dung cấu thành nghi thức nhà nước 4
1.2.1 Biểu tượng quốc gia 4
1.2.2 Văn hóa giao tiếp ,ứng xử, trang phục công sở 9
1.2.3 Công tác lễ tân, tiếp khách 10
1.2.4 Công tác tổ chức hội họp 13
1.2.5 Về hình thức, bài trí cơ quan, trụ sở làm việc 14
Chương 2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHI THỨC NHÀ NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHI THỨC NHÀ NƯỚC 16
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nghi thức nhà nước 16
2.2 Đặc điểm của nghi thức nhà nước 18
2.2.1 Nghi thức nhà nước chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế và công pháp quốc gia 18
2.2.2 Nghi thức nhà nước thể hiện quyền độc lập dân tộc trong quan hệ quốc tế 19
2.2.3 Nghi thức nhà nước thể hiện sự kiểm soát của Nhà nước với hoạt động ngoại giao 19
Trang 3Chương 3 HỆ THỐNG HÓA CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN BẢN VỀ NGHI
THỨC NHÀ NƯỚC 21
3.1 Hệ thống hóa các văn bản quy định của nhà nước về nghi thức nhà nước từ năm 1945 đến nay 21
3.2 Nhận xét, đánh giá 23
3.2.1 Ưu điểm 23
3.2.2 Nhược điểm 25
3.3 Giải pháp hoàn thiện văn bản về nghi thức nhà nước 26
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang phát triển theo hướng đa dạnghóa, hiện đại hóa, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới Đứng trướcnhững cơ hội và thách thức mới, quản lý hành chính của nhà nước đóng một vaitrò quan trọng Trong quản lý hành chính nhà nước giao tiếp đóng vai trò rấtquan trọng trong việc quyết định sự thành bại của quan hệ công việc, giao tiếpđúng mực sẽ giúp cho người khách có cảm tình và tôn trọng mình, từ đó mốiquan hệ giữa cơ quan và khách sẽ tốt đẹp hơn Để việc giao tiếp đạt hiệu quả tốtnhất cần tuân thủ theo các nghi thức nhà nước
Nghi thức nhà nước được quy định tại các văn bản pháp luật của nhànước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các bên tham gia quan
hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ hoặc thực hiện nghiêm chỉnh đảm bảomột nền thể chế chính trị phát triển theo hướng hiện đại, hoạt động hiệu quả vàphục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn Mỗi năm, nhà nước và các cơ quan ở cáctỉnh thành phố đã đón tiếp hàng trăm ngàn đoàn khách quốc tế vào làm việc tạiViệt Nam, cả lãnh đạo cấp cao cho đến lãnh đạo các ngành và địa phương vàđồng thời cũng cử hàng trăm ngàn lượt cán bộ đi thăm, làm việc và học tập tạicác nước, tổ chức hàng trăm hội thảo, hội nghị quốc tế nhằm tăng cường sự hợptác quốc tế và nâng cao năng lực công tác trong các lĩnh vực liên quan… Để đạthiệu quả tối đa trong mọi hoạt động hợp tác và thực hiện các quan hệ giao lưu
mở rộng, học hỏi các kinh nghiệm các nước trên thế giới… đòi hỏi các cán bộ,công chức phải hiểu và nắm rõ về nghi thức Nhà Nước
Nghi thức Nhà Nước không những thể hiện chủ trương, chính sách đốinội, đối ngoại của Nhà nước mà còn thể hiện những nét văn minh và bản sắc vănhóa của một dân tộc Thực hiện tốt nghi thức Nhà Nước là nhân tố quan trọngđối với thành công của ngoại giao với các nước và ngược lại, nếu xảy ra sự cố,sai sót sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công tác đối ngoại, thậm chí cóthể gây căng thẳng cho quan hệ ngoại giao giữa các nước.Từ lý luận và thực tiễnđều cho thấy vai trò to lớn, mang tính quyết định của Nghi thức nhà nước đối
Trang 5với đất nước Chính vì những lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu
về lịch sử phát triển và đặc điểm của nghi thức nhà nước Hệ thống hóa các vănbản quy định về nghi thức nhà nước từ năm 1945 đến nay và nhận xét, đánh giá”
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về Nghi thức nhà nước, ta có thể kể đến các công trình và các
3 Đối tượng và giới hạn phạm vi của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tiến hành nghiên cứu Nghi thức Nhà Nướcnói chung
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nội dung, những vấn đề cơbản nhất liên quan đến Nghi thức nhà nước trong việc tổ chức, điều hành côngviệc tại cơ quan Nhà Nước và cơ quan công sở Qúa trình phát triển qua cácthời kỳ
4 Mục đích nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu sự phát triển của nghi thức Nhà Nước
Tìm hiểu về lý luận chung nghi thức nhà nước
Thống kê các văn bản quy định việc thực hiện nghi thức từ năm 1945,đồng thời đánh giá được những ưu và nhược điểm việc vận dụng Nghi thức NhàNước
Đưa ra những giải pháp hoàn thiện các văn bản nghi thức nhà nước
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Vận dụng lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm
cơ sở phương pháp luận, ngoài ra sử dung một số phương pháp cụ thể như: khảosát, đối chiếu, so sánh, thống kê, tổng hợp
Trang 66 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu vận dụng cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứukhoa học đã nêu trên để nghiên cứu các tài liệu, giáo trình Rút ra những kết luậnchính xác, có cơ sở khoa học, đáp ứng được yêu cầu của đề tài nhằm đề xuấtmột số biện pháp nhằm hoàn thiện các văn bản nghi thức nhà nước.Từ đó đónggóp thêm nguồn tư liệu nghiên cứu chính xác, cụ thể và chi tiết cho các côngtrình nghiên cứu có liên quan
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu góp phần đánh giá, nhận xét thực trạng thực hiện cácvăn bản nghi thức nhà nước Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng nghi thức nhànước, các văn bản quy định về nghi thức, từ đó đưa ra những giải pháp hoànthiện các văn bản nghi thức nhà nước
Giúp bản thân nắm vững kiến thức chuyên môn để hoàn thành tốt khóahọc lý luận và thực tiễn của đề tài
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và kế luận, Đề tài gồm
có 3 chương:
Chương 1 Lý luận chung về nghi thức nhà nước
Chương 2 Lịch sử hình thành và phát triển của nghi thức nhà nước vàĐặc điểm của nghi thức nhà nước
Chương 3 Hệ thống hóa các văn bản quy định của Nhà nước về nghi thứcnhà nước từ năm 1945 đến nay, nhận xét và đề xuất giải pháp hoàn thiện vănbản về nghi thức nhà nước
Trang 7NỘI DUNG Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC 1.1 Khái niệm nghi thức nhà nước
Các nhà nước phong kiến Trung Hoa, Việt Nam và một số nước Đông Ákhác trước đây luôn coi trọng và áp dụng rộng rãi tư tưởng “lễ hình kết hợp”,tức luôn coi trọng “Nghi lễ” và “phép” (pháp)
Nghi thức là phương thức giao tiếp được tuân thủ theo một quy tắc địnhsẵn
Ngày nay, nghi thức nhà nước được định nghĩa là những phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc
tế mà các bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh
1.2 Nội dung cấu thành nghi thức nhà nước
1.2.1 Biểu tượng quốc gia
Biểu tượng quốc gia là khái niệm dùng để chỉ những biểu trưng của quốcgia tạo nên quốc thể bao gồm: quốc hiệu, quốc huy, quốc kỳ, quốc ca
a Quốc hiệu
Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, không chỉ có ý nghĩa biểuthị chủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoạigiao; biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước
Trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, đất nước chúng ta sẽ cónhững tên gọi khác nhau : Xích Quỷ, Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại CồViệt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam, Đại Nam , Ngày 02-09-1945 nước ViệtNam Dân chủ Cộng hoà ra đời Theo Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thờinước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà số 49/SL ngày 12-10-1945, tiêu đề các vănbản nhà nước được ghi là: "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà”
Ngày 02 tháng 7 năm 1976 tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Việt Namthống nhất (khóa VI 1976 – 1981) đã quyết định đặt tên nước là Cộng hoà xã hội
Trang 8chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội ra Nghị quyết về Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc huy,Quốc ca, Thủ đô Theo đó " Việt Nam là một nước độc lậpCộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam " Quốc hiệu cùng với tiêu ngữ " Độc lập- Tự do- Hạnh phúc"cùng tạo thành tiêu đề văn bản sử dụng cho đến ngày nay.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự tiếp nối của Nhà nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa mà tiền thân là Nhà nước Văn Lang thời lập quốc.Quốc hiệu của nước Việt Nam thống nhất, gắn liền với niềm tự hào của dân tộcViệt Nam
ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ " Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam""
Việc sử dụng Quốc huy được quy định tại Điều lệ số 973 ngày 21 tháng 7năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng quốc huy; Điều 12 Mục 1Chương III Quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước – banhành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg nngày 02 tháng 8 năm 2007của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế văn hóa công sở tại cơ quanhành chính Nhà nước; Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 02/10/2012 của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:
Trang 9- Quốc huy được treo ở chính của cơ quan, về phía trên, chỗ trông rõ nhấttại các cơ quan.
- Quốc huy có thể treo ở lễ đài các ngày lễ lớn: ngày 01 tháng 5 và ngày
02 tháng 9 do Chính phủ hoặc các cấp chính quyền địa phương tổ chức
- Rước Quốc huy: trong các cuộc mít tinh, biểu tình
- Quốc huy được in hoặc đóng dấu nổi trên các thư, giấy tờ sau:
+ Huân chương, bằng khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ + Các văn bản ngoại giao như Quốc thư, uỷ nhiệm thư, thư giới thiệu củaChủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
số 3420/HD-BVHTTDL ngày 02/10/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchnhư sau:
- Quốc kỳ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba (2/3) chiều dài, nền
đỏ thắm, giữa có ngôi sao vàng năm cánh màu vàng tươi với các cánh sao theođường thẳng, tâm của sao đặt đúng tâm của cờ, từ tâm của sao đến đầu một cánh
Trang 10sao bằng một phần năm (1/5) chiều dài, một cánh sao có trục vuông góc vớicạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo quốc kỳ.
- Khi treo Quốc kỳ không để ngược ngôi sao
- Treo ảnh, chân dung lãnh tụ cùng với Quốc kỳ thì phải thấp hơn Quốc
kỳ hoặc để ảnh trên nền Quốc kỳ dưới ngôi sao
- Quốc kỳ được treo trong các phòng họp, hội trường của các cấp chínhquyền, cơ quan nhà nước và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng
- Quốc kỳ được treo ngoài trời vào dịp các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị,tết cổ truyền của dân tộc và theo thông báo của trung ương và chính quyền địaphương
- Các cơ quan nhà nước, các trường học (kể cả học viện), các đơn vị vũtrang, các cửa khẩu biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và treo Quốc kỳtrước công sở, hoặc nơi trang trọng trước cửa cơ quan, Quốc kỳ phải đúng tiêuchuẩn về kích thước, màu sắc được Hiến pháp quy định
- Trụ sở Phủ Chủ tịch, Trụ sở Quốc hội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trụ
sở Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,BộNgoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại tại các nước, cột cờ Hà Nội, trụ sở Ủy bannhân dân các cấp, các cửa khẩu và cảng quốc tế treo Quốc kỳ 24/24 giờ hàngngày
- Khi có quốc tang thì đính vào phía trên Quốc kỳ một dải vải đen, dàibằng chiều dài Quốc kỳ, rộng bằng một phần mười chiều rộng Quốc kỳ
- Treo Quốc kỳ ta với quốc kỳ nước khác: khi treo Quốc kỳ 2 nước nếuđứng từ ngoài nhìn vào thì cờ nước chủ nhà ở bên tay phải, cờ nước khách ở bên
Trang 11tay trái, khi treo cờ nhiều nước các cờ phải làm đúng kiểu mẫu bằng nhau vàtreo đều nhau
- Hình nền đỏ sao vàng được in trên các bằng huân chương, bằng khen,giấy khen của các cấp chính quyền
- Ngoài ra còn được quy định về Quốc kỳ treo trong buổi lễ mừng thọ,khu vực lễ hội, trang trí buổi lễ, treo cớ đối với tàu thuyền
d Quốc ca:
Quốc ca là bài hát được thừa nhận là chính thức của một Quốc gia
Theo quy định tại Điều 143 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 1992 :"Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lànhạc và lời của bài "Tiến quân ca""
Việc sử dụng Quốc ca theo các quy định tại Điều lệ số 975/TTg của Thủtướng Chính phủ ngày 21 tháng 7 năm 1956, theo Thông báo của Chính phủ số31-TB ngày 15 tháng 02 năm 1993, theo Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDLngày 02/10/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nội dung chính sau:
- Quốc ca có thể hát bằng lời hoặc cử nhạc khi:
Trang 12phát thanh cuối cùng của Đài Tiếng nói Việt Nam
+ Khi cử Quốc ca, mọi người phải bỏ mũ, đứng nghiêm
- Cử Quốc ca của ta và quốc ca nước ngoài: cử quốc ca nước ngoài trước,Quốc ca ta sau nhằm thể hiện sự tôn trọng của ta
- Các đơn vị vũ trang, các trường phổ thông, trường dạy nghề và trunghọc chuyên nghiệp, các học viện, các trường đại học tổ chức chào cờ và hátQuốc ca một cách trang nghiêm vào sáng thứ hai hàng tuần, trước buổi học đầutiên (không dùng băng ghi âm và hệ thống phóng thanh thay cho việc hát Quốcca)
1.2.2 Văn hóa giao tiếp ,ứng xử, trang phục công sở
Có thể thấy, trong giao tiếp, con người luôn luôn thể hiện một lực hấp dẫnnào đó để thực hiện ý đồ giao tiếp của mình và cái hấp dẫn đó phần nào tiềm ẩntrong năng lực ứng xử và khả năng khai thác năng lực đó ở mỗi cá nhân Sự hấpdẫn đó được truyền đạt tới đối tượng giao tiếp thông qua trang phục, những cáibắt tay, giọng nói, vóc dáng, hoạt động nội tâm được biểu hiện bởi những yếu tốngôn ngữ điệu bộ đó
Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủtướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chínhnhà nước quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức,viên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại các cơ quan hành chính nhànước như sau:
Trang phục:
- Trang phục của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụphải ăn mặc gọn gàng, lịch sự
- Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được
sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nướcngoài
+ Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi,cravat
+ Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo dài truyền thống, bộ
Trang 13- Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chứcphải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quyđịnh liên quan đến giải quyết công việc Cán bộ, công chức, viên chức khôngđược có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiệnnhiệm vụ.
- Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viênchức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác
- Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưngtên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dungcông việc; không ngắt điện thoại đột ngột
1.2.3 Công tác lễ tân, tiếp khách
Lễ tân nhà nước là tổng hợp các nghi thức, thủ tục trong việc đón, tiễn,giao tiếp với khách nhằm giải quyết những công việc có liên quan đến quan hệnội bộ nhà nước, giữa các nhà nước, cũng như giữa nhà nước và công dân
Lễ tân là công tác quan trọng, cần thiết và không thể thiếu của hoạt độngngoại giao “phi lễ tân, bất thành ngoại giao” Lễ tân ngoại giao giữ một vai tròquan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
lễ tân được hiểu là tổng hợp những quy định, nghi thức, thủ tục được cácnhà nước tuân thủ thực hiện trong giao tiếp quốc tế Tổ chức tiếp khách là mộttrong những hoạt động quan trọng, một công tác cơ bản của các cơ quan côngquyền, các đoàn thể, các tổ chức khác nhau
Việc tiếp khách đến giao dịch cần được tiến hành đảm bảo các yêu cầunhất định Trước tiên, cần được bố trí phòng thường trực cơ quan để khách ngồi
Trang 14đợi trước khi vào làm việc Tại đây cần treo bảng nội quy tiếp khách có nội dungngắn gọn để khách biết cần phải làm gì khi có việc đến giao dịch Nhân viêntrực có trách nhiệm niềm nở chào và hỏi khách đến gặp ai, đã có hẹn trước chưav.v Sau đó nhân viên trực nhanh chóng thông báo chính xác về sự hiện diệncủa khách để người có trách nhiệm ra tận phòng thường trực đón và hướng dẫnkhách về phòng làm việc của mình
Để làm việc đón khách vào, lãnh đạo cơ quan có thể thân hành hoặc thôngqua người thư ký Lúc này, người thư ký có vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ đó
là nhân vật đại diện đầu tiên của cơ quan, đơn vị đối với khách, tạo nên ấn tượngđầu tiên cho khách Thêm nữa, người thư ký còn là người trực tiếp giải quyếtnhững yêu cầu của một số khá lớn khách đến giao dịch với lãnh đạo cơ quan, tổchức Người thư ký có trách nhiệm đón khách một cách niềm nở, thân thiện, tintưởng, bình tĩnh, không bao giờ hoảng sợ, trả lời khách một cách có ý thức, rõràng, lễ độ Nếu đang bận nói chuyện qua điện thoại hoặc một việc gì kháckhông thể dừng, thì người thư ký vẫn phải chào hỏi khách để khách biết là sẽđược tiếp ngay sau khi người thư ký đó xong việc Việc từ chối đón tiếp mộtngười khách nào đó phải được thực hiện một cách hết sức thận trọng, lịch sự.Người thư ký cũng có trách nhiệm chào khách lúc khách làm việc với lãnh đạoxong ra về
Khi đón tiếp khách nước ngoài lại càng phải chú trọng đến việc thực hiệnsao cho khách có ấn tượng ban đầu về sự nồng hậu, thân thiện của sự đón tiếp.Việc đón tiếp các đoàn khách có khác nhau về mặt nghi lễ tuỳ theo tính chất củamỗi đoàn Công tác này đã được quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CPngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài
Có rất nhiều các biện pháp lễ tân trong giao tiếp được phối kết hợp để tạo
ra được một bầu không gian thật hữu nghị, thân tình Đó có thể là việc bố trí, tổchức một lễ đón tiếp với nghi thức thật trọng thị, một bữa tiệc chiêu đãi ngoạigiao thân mật hay một cuộc hội đàm được diễn ra cởi mở Hoặc đơn giản chỉ làthái độ đón tiếp của các nhà ngoại giao, thái độ phục vụ của nhân viên lễ tâncũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên một khung cảnh hữu nghị cho
Trang 15đoàn ngoại giao khách Điều đó mang đến cho đoàn khách ngoại giao một cảmnhận tốt về sự hiếu khách cũng như bộc lộ thái độ muốn hợp tác của quốc gianước chủ nhà.
Bố trí chỗ ngồi cho khách là công việc tiếp theo không kém phần quantrọng trong công tác lễ tân, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và hiệu quả củahoạt động được tổ chức Bố trí chỗ ngồi phải thích hợp theo thứ bậc của từngngười Tuỳ theo tính chất, nội dung của từng loại hoạt động mà có cách bố trísao cho thích hợp Sắp xếp cho những người tham gia hội nghị, hội thảo, họpbàn, hội đàm v.v phải theo những nguyên tắc nhất định, đó là:
- Nguyên tắc ngôi thứ: ngôi thứ và cấp bậc được dựa trên các nguồn khácnhau như từ danh sách các ngôi thứ chính thức do nhà nước và tổ chức định chếcông bố, từ tập quán ngoại giao ngày càng được hoàn thiện theo năm thángtrong quan hệ quốc tế, từ sự tôn kính đối với một số thành viên trong xã hội hayphép tắc xã giao giữa các thành viên của cộng đồng
- Nguyên tắc ”đoàn khách tự định đoạt”: chỗ ngồi của khách nước ngoàicùng một nước do chính quyền nước đó xác định; đoàn khách tự chỉ định ngườiđứng đầu và thứ bậc của mỗi người
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các nước: cần xác định những tiêu chuẩnkhách quan để xác lập ngôi thứ các nguyên thủ quốc gia với nhau và giữa cácphái đoàn với nhau, ví dụ như: sắp xếp theo thâm niên chức vụ, xếp chỗ theo thứ
tự vần chữ cái tên của nước có đại diện hoặc rút thăm
- Nguyên tắc ngôi thứ không uỷ quyền: một người khi đại diện một ngườikhác thì không thể được đối xử như người mình đại diện Trừ trường hợp liênquan đến nguyên thủ quốc gia Để có những vinh dự như nhau, người thay thếphải cùng cấp Một người thay thế có thứ bậc thấp hơn không nhất thiết phảiđược mời phát biểu hoặc lên bục danh dự
- Nguyên tắc ”nhường chỗ”: chủ một buổi lễ tiếp một nhân vật cấp bậccao hơn sẽ lịch sự nhường chỗ quan trọng nhất (vị trí số 1: vị trí trung tâm, sau
đó vị trí đối diện hoặc bên tay phải là vị trí số 2) cho khách
- Nguyên tắc "người được mời": các cặp vợ chồng được xếp chỗ theo cấp