1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tiểu luận Đầu tư quốc tế

41 2,1K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 135,79 KB

Nội dung

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trang 1

Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế

-*** -TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Hoạt động đầu tư vào thị trường Việt Nam

của Tập đoàn Samsung Hàn Quốc

Sinh viên thực hiện: Trần Phương Thảo MSSV: 1511110734

Lớp: Anh 14 – Khối 5 – KTĐN K54 Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017

Trang 2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư của Tập đoàn

Samsung tại Việt Nam 61.1 Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Samsung Hàn Quốc 6 1.2 Lý do và mục tiêu Tập đoàn Samsung lựa chọn đầu tư vào thị trường Việt Nam 7

1.2.1 Lý do Samsung lựa chọn đầu tư vào thị trường Việt Nam 7 1.2.2 Mục tiêu chiến lược của Samsung tại thị trường Việt Nam 9 1.2.3 Những chính sách ưu đãi Chính phủ Việt Nam dành cho hoạt động đầu

tư của Samsung 10

Chương II: Thực trạng quá trình thâm nhập và phát triển đầu tư của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam 152.1 Quá trình thâm nhập đầu tư của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam 15 2.2 Hoạt động phát triển đầu tư của Samsung tại Việt Nam giai đoạn 1996 – 2008 16 2.3 Hoạt động phát triển đầu tư của Samsung tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 18

2.3.1 Dự án Samsung Vietnam Electronics SEV 18 2.3.2 Các dự án khác 20

2.4 Hoạt động phát triển đầu tư của Samsung tại Việt Nam giai đoạn 2013 đến nay 21

2.4.1 Dự án SEVT 21 2.4.2 Các dự án khác 22

Chương III: Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp tại Việt Nam 263.1 Bài học kinh nghiệm từ quá trình hoạt động đầu tư của Samsung tại Việt Nam 26

Trang 3

3.2 Những hạn chế, khó khăn còn tồn tại trong quá trình đầu tư vào Việt

Nam của Samsung 30

3.2.1 Sự ổn định nguồn nhân lực 30

3.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực 31

3.2.3 Thiếu tuyến doanh nghiệp phụ trợ cho Samsung tại Việt Nam 32

3.2.4 An toàn lao động 33

3.3 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp tại Việt Nam 35

KẾT LUẬN 38

DANH MỤC THAM KHẢO 40

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Tập đoàn Samsung là tập đoàn thương mại - đa quốc gia lớn nhất Hàn Quốc.Thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1995 với chiến lược đầu tư dài hạn,đến nay, Tập đoàn Samsung đã có 06 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng

ký đạt xấp xỉ 14,7 tỷ USD, trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam,chiếm 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2016) của cả nước Số liệu thực tếcho thấy, các nhà máy của Samsung tại Việt Nam là nguồn thu hút FDI lớn đối vớiViệt Nam, đóng góp một phần doanh thu đáng kể cũng như mang lại nhiều giá trị

xã hội cho người dân và nền kinh tế nước nhà

Trong vòng 03 thập kỷ vừa qua, trên con đường hội nhập quốc tế, Việt Nam

đã dần mở cửa, cải tiến cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi huy độngnguồn vốn từ các doanh nghiệp nước ngoài qua nhiều kênh; trong đó Tập đoànSamsung nằm trong nhóm đối tác FDI quan trọng góp phần thúc đẩy gia tăng giá trịkinh tế và xã hội cho Việt Nam Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá khái quát

về chặng đường thâm nhập và phát triển hoạt động đầu tư của Samsung tại ViệtNam đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm duy trì, tăng cường hiệu quả đầu tư,phục vụ quá trình phát triển kinh tế trong tương lai là một vấn đề có tính cấp thiết

và có ý nghĩa thực tiễn

Trong khuôn khổ bài tiểu luận, tôi xin tập trung nghiên cứu tổng quan vềhoạt động đầu tư của Samsung tại thị trường Việt Nam, từ đó làm cơ sở cung cấpnhững góc nhìn khách quan, cơ sở pháp lý, thuận lợi và khó khăn của cả nhà đầu tư

và Việt Nam trong quá trình tiếp nhận, phát triển các dự án đầu tư

Kết cấu bài tiểu luận gồm những nội dung cơ bản như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư của Tập đoàn Samsung tạiViệt Nam

Trang 5

Chương II: Thực trạng quá trình thâm nhập và phát triển đầu tư của Tậpđoàn Samsung tại Việt Nam

Chương III: Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả đầu tư trực tiếp tại Việt Nam

Trang 6

Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư của Tập đoàn

Samsung tại Việt Nam

1.1 Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Samsung Hàn Quốc

Tập đoàn Samsung được ra đời vào năm 1938 do ngài Lee Byung-chul sánglập với xuất phát điểm là một công ty buôn bán nhỏ tại Hàn Quốc Sau gần 80 nămphát triển, tới nay, Samsung phát triển thành một tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh,từng bước tạo dựng được uy tín vững chắc cũng như quy mô hoạt động khổng lồvới hơn 80 ngành nghề kinh doanh khác nhau từ chế biến thực phẩm, dệt may, bảohiểm, chứng khoán, đóng tàu, xây dựng trong đó ngành nghề chủ lực là điện tử vàchất bán dẫn

Ba trụ cột chính hiện nay của Samsung là Samsung Electronics (điện tử),Samsung Heavy Industries (đóng tàu) và Samsung Engineering & Samsung C&T(xây dựng) Ngoài ra, hãng còn khá nhiều các công ty thành viên khác nhưSamsung Life Insurance (bảo hiểm nhân thọ), Samsung Everland (quản lý côngviên), Samsung Techwin (chuyên về không gian vũ trụ, thiết bị giám sát) và CheilWorldwide (quảng cáo)

Samsung có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với sự phát triển kinh tế, truyềnthông, văn hóa ở Hàn Quốc Theo một số báo cáo thống kê năm 2016, Samsungđóng góp tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc và chỉ riêng doanh thu

đã chiếm tới 17% tổng GDP của Hàn Quốc Với lượng nhân viên trên toàn cầu lêntới gần 500.000 người, hàng năm Samsung phải trả lương với số tiền lên tới hơn 12

tỷ USD/năm

Samsung hiện cũng đang là nhà sản xuất thiết bị di động lớn nhất thế giới.Theo số liệu cuối quý 1/2015 vừa qua của hãng nghiên cứu thị trường StrategyAnalytics, Samsung đã bán được khoảng 83,2 triệu sản phẩm, chiếm 24% tổng

Trang 7

doanh số toàn cầu, hơn khá nhiều so với mức 61,2 triệu sản phẩm (chiếm 18%) củaApple.

Ngoài ra, Samsung còn là một trong những nhà sản xuất TV hàng đầu thếgiới với hơn 6 năm đứng top đầu trong mảng kinh doanh này

1.2 Lý do và mục tiêu Tập đoàn Samsung lựa chọn đầu tư vào thị trường Việt Nam

1.2.1 Lý do Samsung lựa chọn đầu tư vào thị trường Việt Nam

Việt Nam được Tập đoàn Samsung nói riêng và chính phủ Hàn Quốc nóichung khuyến khích thúc đẩy đầu tư như một địa bàn đầu tư chiến lược với nhiều

ưu thế thu hút

Thứ nhất, Việt Nam có nền chính trị - xã hội tương đối ổn định so với mặtbằng chung các nước trên thế giới Đồng thời, Việt Nam cũng có quan hệ chính trị,văn hóa tương đồng với Hàn Quốc Nền chính trị ổn định giúp Việt Nam giữ đượcmột nền hoà bình và thịnh vượng; đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sáchkinh tế nhất quán Đây là điều kiện cơ bản và thiết yếu làm nền tảng cho quá trìnhphát triển kinh tế đầu tư giữa các bên đối tác

Thứ hai, Việt Nam có thị trường tiêu thụ tiềm năng, thị hiếu có nhiều điểmtương đồng với các sản phẩm Hàn Quốc và tương đối mở - dễ tiếp cận (ví dụ: ViệtNam hầu như chưa có sự ràng buộc nào đối với việc di chuyển dây chuyền sản xuất

từ các nhà máy nước ngoài vào trong nước, ) Việt Nam cũng là quốc gia có dân sốtrẻ với thành phần thuộc độ tuổi lao động cao Bên cạnh đó, nguồn nhân lực tại ViệtNam cũng là một trong những yếu tố quan trọng hấp dẫn Samsung Do đặc thùngành sản xuất điện thoại thuộc lĩnh vực công nghệ cao nên đòi hỏi người lao độngtối thiểu phải là những công nhân kỹ thuật cao, công nhân Việt Nam đã đáp ứngđược những yêu cầu đó, bên cạnh đó lương phải trả cho người lao động Việt Namtương đối thấp so với các nước trong khu vực và đặc biệt ngay ở Hàn Quốc (lương

Trang 8

trả cho công nhân ở Việt Nam bằng 1/10 lương của một công nhân ở Hàn Quốc).Theo đánh giá của các chuyên gia Hàn Quốc đang làm việc tại các nhà máy củaSamsung tại Việt Nam, người lao động của Việt Nam khá cần cù, chăm chỉ, thíchứng nhanh với khoa học, kỹ thuật hiện đại và cũng tương đối nghiêm túc tuân thủchế độ kỷ luật của Công ty.

Thứ ba, Chính phủ Việt Nam luôn có những chính sách hỗ trợ, chế độ ưu đãirất lớn đối với các nhà đầu tư Nếu như ở Hàn Quốc, mỗi năm Samsung phải đóngthuế ở mức 22%, thì khi đầu tư vào Việt Nam, Samsung không phải trả bất cứ mộtđồng thuế doanh nghiệp nào trong suốt 4 năm liền Sau 4 năm, số tiền thuế doanhnghiệp mà Samsung phải nộp cho ngân sách nhà nước cũng thấp hơn so với ở HànQuốc Chính phủ Việt Nam chú trọng cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trườngđầu tư thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như khôngngừng cải thiện khuôn khổ luật pháp và thể chế phục vụ cho các hoạt động kinhdoanh và đầu tư Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực triển khai lộ trình tái

cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó có nỗ lực mạnh mẽ

để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốcgia

Thứ tư, vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam gần với các nhà máy củaSamsung tại Trung Quốc và Hàn Quốc - nơi cung ứng những linh kiện, phụ kiệnnhỏ mà Việt Nam chưa thể tự sản xuất được Vì vậy việc cung cấp những linh kiện,phụ kiện nhỏ từ các nước này sang Việt Nam cũng hết sức thuận tiện, tốn ít chi phí

Ngoài ra, Việt Nam là nền kinh tế thị trường, là thành viên WTO, đã và đangtham gia nhiều khuôn khổ liên kết kinh tế quốc tế như CPTPP, FTA Việt - Hàn,…Đây là những lợi thế cơ bản luôn hấp dẫn các nhà đầu tư Đón đầu xu hướng ưu đãithuế quan khi các nước ASEAN tham gia FTA thế hệ mới, Samsung sẽ tận dụngđược lợi thế thị trường “gốc” ở Việt Nam để lan tỏa hàng hóa ra toàn Đông Nam Á

Trang 9

Từ những lý do trên, Việt Nam đã và đang trở thành mắt xích quan trọngtrong chiến lược phát triển của Samsung, và việc tập đoàn này liên tiếp đầu tư sốtiền khổng lồ lên đến hàng tỷ USD cho những dự án xây dựng nhà máy ở Việt Nam

đã khẳng định sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam so với các khu vựckhác

1.2.2 Mục tiêu chiến lược của Samsung tại thị trường Việt Nam

Samsung đã, đang và cam kết tiếp tục phát triển hệ thống nhà máy sản xuấtlinh kiện điện thoại quy mô lớn nhất của tập đoàn này cả về nguồn nhân lực lẫn cơ

sở vật chất tại Việt Nam; “biến” Việt Nam trở thành “cứ điểm” sản xuất điện thoạivới quy mô lớn nhất toàn cầu Hai nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và TháiNguyên có quy mô với 150.000 lao động người Việt Nam làm việc trên dây chuyềnsản xuất Tính đến năm 2015 cán mốc xuất khẩu 30 tỷ USD Tỷ lệ nội địa hóa củaSamsung hiện nay là 36% Samsung có 254 doanh nghiệp cung ứng cấp 1, trong đó

có 119 doanh nghiệp Việt Số các doanh nghiệp thuần Việt tham gia chuỗi cung ứngcủa Samsung lên đến 41 doanh nghiệp

Samsung không ngừng nỗ lực đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, ngành nghềlĩnh vực từ điện tử, công nghệ cao đến giao thông, điện lực, hạ tầng, bất độngsản, với tham vọng trở thành “ông lớn”, phủ sóng rộng khắp thị trường Việt Nam

Hoạt động tại thị trường Việt Nam, Samsung xác định hướng đi tìm thấy vàbồi dưỡng được những doanh nghiệp cung ứng Việt Nam có tiềm năng lớn, có ý chí

và quyết tâm cao để tiếp thu đổi mới nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnhtranh của mình

Đặc biệt, Samsung hi vọng hiện thực hóa mục tiêu nâng tổng số doanhnghiệp cung ứng Việt Nam cho Samsung lên 29 doanh nghiệp vào cuối năm 2017,tiến tới 50 doanh nghiệp vào năm 2020, quan trọng hơn là có thể tạo ra nhữngdoanh nghiệp cung ứng hạt nhân nòng cốt, có tác động lan tỏa đến sự phát triểnmạnh mẽ của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Trang 10

Samsung cũng đặt ra mục tiêu hợp tác đầu tư dài hạn với Việt Nam, thể hiện

ở việc song song với hoạt động đầu tư kinh doanh, Samsung cũng tích cực tham gia

và làm tròn trách nhiệm xã hội đối với Việt Nam (chính sách phúc lợi xã hội, bảohiểm lao động, hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường, ươm mầm tài năng,…)

1.2.3 Những chính sách ưu đãi Chính phủ Việt Nam dành cho hoạt động đầu tư của Samsung

Trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, Samsung nhận đượcrất nhiều chính sách ưu đãi đầu tư từ Chính phủ Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý công nhận chế độ doanh nghiệp ưu tiêntrong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với 2 công ty thuộc tập đoànSamsung là Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam và Công tyTNHH Hansol Electronics Việt Nam Theo Bộ Tài chính, qua cam kết của các công

ty nêu trên, uy tín, danh tiếng thương hiệu của Tập đoàn Samsung trên thế giới,cũng như để bảo đảm giảm bớt thủ tục, có ưu đãi cho doanh nghiệp có quy mô, vốnđầu tư lớn, sử dụng nhiều lao động , Bộ Tài chính đã đề xuất và được Thủ tướngđồng ý cho 2 công ty này được hưởng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan

Giống như tất cả các dự án trước khi vào Việt Nam, đưa ra đề án xây dựng

dự án Trung tâm R&D, SEV đã mặc cả hàng loạt "yêu sách" Cụ thể:

1 Được miễn toàn bộ tiền thuê đất của Dự án trong vòng 50 năm kể từ ngàyđược bàn giao đất;

2 Được miễn toàn bộ các khoản đóng góp hay thanh toán chi phí bồithường, giải phóng mặt bằng liên quan đến Khu đất Dự án;

3 Được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật liệu xây dựng, trang thiết

bị phục vụ hoạt động nghiên cứu, văn phòng… tạo tài sản cố định, nguyên liệu, vật

Trang 11

tư, vật liệu,… phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Trung tâm R&D màkhông cần đăng ký kế hoạch nhập khẩu;

4 Được miễn toàn bộ chi phí sử dụng hạ tầng, trong trường hợp Dự án cóđấu nối với hệ thống điện, nước, giao thông tại Khu chức năng đô thị Nam đườngVành đai 3, đường Nguyễn Xiển, quận Hoàng Mai, Hà Nội;

5 Được miễn mọi khoản phí và lệ phí hoặc các khoản thuế nào liên quanđến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

6 Trường hợp SEV sử dụng ít nhất 75% diện tích trong tòa nhà phục vụhọat động R&D, SEV được hưởng các ưu đãi R&D tương tự chung cho toàn bộdiện tích trong tòa nhà;

7 Trong trường hợp có lý do hợp lý, SEV được phép chuyển nhượng tài sảnhình thành trên đất và quyền sử dụng đất cho đơn vị khác mà không có bất cứ sựhạn chế nào;

8 Nhân viên nghiên cứu và phát triển làm việc tại Trung tâm R&D sẽ đượcgiảm 50% tiền thuế thu nhập cá nhân hàng năm;

9 Tổ chức hoạt động chi nhánh theo hình thức chi nhánh hoạch toán phụthuộc Mọi hàng hóa, máy móc, thiết bị, nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ nướcngoài để tạo tài sản cố định và phục vụ hoạt động của Trung tâm R&D sẽ khôngphải chịu thuế GTGT;

10 Được hưởng mức giá điện áp dụng đối với cơ quan nghiên cứu như quyđịnh tại điểm i), khoản 2, Điều 9, Thông tư 16/2014/TT-BTC quy định về thực hiệngiá bán điện;

11 Hàng hóa luân chuyển từ SEV đến Trung tâm R&D Hà Nội và ngược lạikhông pải làm thủ tục hải quan mà chỉ cồng thông báo cho cơ quan hải quan quản

Trang 12

lý trực tiếp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và/hoặc Tổng cục Hải quan tại từngthời điểm;

12 Đề nghị được hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật hiệnhành đối với Dự án nghiên cứu và phát triển

Quan điểm về ưu đãi này, trong báo cáo trình lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ

Kế hoạch Đầu tư cho rằng các dự án SEV thuộc Tổ hợp công nghệ cao Samsung tạiBắc Ninh và Thái Nguyên là các dự án có vốn FDI được hưởng cơ chế và mức độ

ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam Trong đó có những

ưu đãi mang tính đặc thù

"Do vậy, việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của

SEV là nghĩa vụ mà SEV phải thực hiện để được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành", báo cáo nhấn mạnh.

Về khoản kiến nghị 01, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý miễn tiền thuêđất trong vòng 50 năm cho Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV)khi đầu tư xây dựng Dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Samsung tại HàNội với điều kiện SEV đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng ưu đãi theo quy địnhcủa pháp luật về khoa học và công nghệ và đất đai Với diện tích thuê đất của Dự

án 30.000m2, tiền thuê đất 50 năm dự án này ước chừng vào khoảng 323 tỷ đồng,tương đương trên 14 triệu USD Như vậy, khi được Chính phủ chấp nhận miễn phítiền thuê đất có nghĩa là Samsung đã tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ, 14triệu USD khi đầu tư vào Hà Nội

Đối với kiến nghị 02, được miễn toàn bộ các khoản đóng góp hay hạch toánchi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng liên quan đế Khu đất Dự án, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư cho rằng nội dung kiến nghị ưu đãi này không phù hợp theo quy định

Tuy nhiên, UBND Tp Hà Nội lại thống nhất chủ trương hỗ trợ từ nguồnngân sách thành phố đối với phần chi phí hạ tầng kĩ thuật phân bổ cho diễn tích khu

Trang 13

đất 3ha của dự án Vì vậy, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận kiến nghị củaUBND Tp Hà Nội.

Về kiến nghị được miễn thuế với toàn bộ chi phí sử dụng hạ tầng trongtrường hợp Dự án có đấu nối với hệ thống điện nước, giao thông tại Khu chức năng

đô thị Nam đường Vành đai 3, đường Nguyễn Xiển, quận Hoàng Mai, Bộ KH&ĐTcho biết, pháp luật hiện hành chưa có quy định đối với ưu đãi này

Song, UBND Tp Hà Nội lại nhất trí chủ trương cho phép dự án được hưởngcác ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật và với cơ chế, mức độ tương

tự áp dụng cho các dự án đầu tư khác của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam

Đối với các "yêu sách" còn lại, hầu hết cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

các Bộ liên quan và UBND Tp Hà Nội cơ bản nhất trí, thống nhất trình Thủ tướngchấp thuận

Đến thời điểm này, Samsung đang được hưởng những ưu đãi cao nhất dànhcho nhà đầu tư tại Việt Nam Mới đây, Cục hàng không đã chấp thuận đề nghị được

bố trí một nhà ga chuyên dụng dành cho hãng tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bàicủa Samsung

Ngoài ra, Samsung cũng được hưởng chính sách miễn thuế thu nhập doanhnghiệp (TNDN) của Nhà nước lẫn các chính sách ưu đãi riêng của Bắc Ninh vàThái Nguyên Cụ thể, Chính phủ chấp nhân ưu đãi cho Samsung Display đượchưởng thuế suất 10% trong 30 năm kể từ khi DN này có doanh thu, miễn 4 năm vàgiảm 50% trong 9 năm tiếp theo nếu dự án đáp ứng tiêu chí về công nghệ cao nhưcam kết

UBND Bắc Ninh cũng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN cho ba công ty củaSamsung sau khi hết điều kiện miễn giảm của Chính phủ Ngoài ra, địa phương nàycũng dành nhiều tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và đảm bảo điện, nước cho các dự

án của Samsung

Trang 14

Đối với dự án Samsung CE Complex tại TP.HCM, Samsung vừa đề xuất 3

ưu đãi liên quan đến miễn thuế nhập khẩu vật tư xây dựng, nguyên liệu, linh kiện

và chế độ ưu tiên đối với thủ tục hải quan TP.HCM đã quyết định chi khoảng 1.000

tỉ đồng phát triển hạ tầng để Samsung có thể sớm triển khai dự án trên

Công ty điện tử Samsung Việt Nam đã đạt đủ tiêu chuẩn và sẽ sớm nhậnđược giấy chứng nhận “Doanh nghiệp công nghệ cao” Khi được công nhận làdoanh nghiệp công nghệ cao, Samsung sẽ nhận được những ưu đãi đầu tư cao nhất

về đất đai, thuế Luật Công nghệ cao quy định doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãicao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuếgiá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; được xem xét hỗ trợ kinh phí đàotạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trìnhquốc gia phát triển công nghệ cao

Trang 15

Chương II: Thực trạng quá trình thâm nhập và phát triển đầu

tư của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam

2.1 Quá trình thâm nhập đầu tư của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam

Năm 1995 Samsung chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam bằngviệc thành lập Công ty TNHH điện tử Samsung Vina (SAVINA) SAVINA là công

ty liên doanh giữa Công ty cổ phần TIE (Việt Nam) với Công ty điện tử SamsungElectronics (Hàn Quốc), chuyên sản xuất hàng điện tử, điện lạnh… chủ yếu phục

vụ thị trường nội địa Samsung lựa chọn thâm nhập thị trường Việt Nam bằng hìnhthức liên doanh bởi nhiều lí do như để giảm thiểu rủi ro khi thâm nhập một thịtrường mới, những rủi ro về chính trị, tăng cơ hội thâm nhập thị trường nhưng cómột lí do quan trọng hơn cả đó là do chính sách đầu tư của nước sở tại

Thời điểm Samsung quyết định chọn Việt Nam là điểm đầu tư chính là thờiđiểm của làn sóng đầu tư thứ nhất trong lĩnh vực điện tử đổ vào Việt Nam Lúc đó,Việt Nam chuẩn bị tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) nên đã mởcửa kêu gọi đầu tư Chính sách của Việt Nam là thu hút nhà đầu tư nước ngoàinhưng phải thành lập liên doanh giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệpbản địa, tạo nền tảng cho nền công nghiệp trong nước bám vào để phát triển Chínhsách chủ yếu là dùng hàng rào thuế quan hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuấtkhẩu Khi đó, các công ty nước ngoài muốn thâm nhập thị trường Việt Nam phảixây nhà máy sản xuất vì nếu chỉ hoạt động thương mại thì hàng rào thuế quan sẽ rấtcao Các doanh nghiệp khi đó thành lập trên nguyên tắc góp vốn theo hình thức 7/3,trong đó doanh nghiệp nước ngoài góp 70% vốn Với ngành điện tử, vốn góp củadoanh nghiệp trong nước chủ yếu là đất hoặc một vài cơ sở sản xuất nho nhỏ cósẵn…

Khi bắt đầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Samsung Vina đặt ra mụctiêu mở rộng thị phần, dẫn đầu thị trường cả về thị phần, sản phẩm lẫn đẳng cấp,

Trang 16

thương hiệu Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp sẽ tạo nên đẳng cấpthương hiệu cho Samsung Vina Một điều rất quan trọng đối với Samsung làhướng tới phục vụ khách hàng và làm hài lòng khách hàng Những yếu tố có thểgiúp công ty làm được điều đó là sản phẩm chất lượng, công nghệ luôn luôn đổimới và thiết kế được nâng cấp và giá thành hợp lý.

Liên tục từ năm 1993-1995, hàng loạt công ty liên doanh giữa doanh nghiệptrong nước với doanh nghiệp nước ngoài đến từ Nhật, Hàn Quốc được thành lập.Các “ông lớn” của Nhật gồm Sony, Panasonic, JVC, Toshiba lần lượt lập liêndoanh với doanh nghiệp nội địa như Viettronics Tân Bình, Viettronics Thủ Đức Phía Hàn Quốc, các “đại gia” gồm Samsung, LG, Daewoo cũng lần lượt có mặt vàcông ty Samsung Electronics cũng vào Việt Nam theo hình thức này

2.2 Hoạt động phát triển đầu tư của Samsung tại Việt Nam giai đoạn 1996 – 2008

Nhà máy SAVINA, dưới sự điều hành của Công ty điện tử Samsung Vina, là

dự án đầu tiên mà Samsung xây dựng tại Việt Nam, có trụ sở tại Linh Trung, ThủĐức, Tp Hồ Chí Minh Nhà máy này nhận giấy phép đầu tư từ năm 1995, và chínhthức khánh thành vào tháng 09/1996, với sản phẩm đầu tiên là chiếc TV màu vớimàn hình CRT

Ban đầu, do quy định của pháp luật Việt Nam, Samsung phải phải liên doanhvới Công ty cổ phần TIE - đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm điện tử tại ViệtNam để triển khai dự án này, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 36,5 triệu USD Chỉtới cuối tháng 7/2013, khi Samsung chi hơn 96 tỷ đồng mua lại phần vốn góp củaTIE trong liên doanh thì SAVINA mới chính thức trở thành doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài

Tuy chỉ là dự án quy mô nhỏ, không sánh được với hai tổ hợp sản xuất thiết

bị di động tại Bắc Ninh và Thái Nguyên sau này của Samsung, vốn đầu tư 7,5 tỷ

Trang 17

USD, song SAVINA lại gắn bó với chặng đường phát triển của Samsung tại thịtrường Việt Nam và là bước tiền đề cho những hoạt động đầu tư quy mô lớn củaSamsung sau này.

Để chuyển sang chiến lược phát triển sản phẩm chất lượng cao, Samsung đãđầu tư thêm vốn từ một dây chuyền sản xuất TV màu năm 1996, sau này nhà máycủa Samsung Vina đã phát triển lên 5 dây chuyền với sản lượng hàng năm là 1.5triệu sản phẩm bao gồm nhiều dòng sản phẩm khác nhau như tivi, điện gia dụng vàmàn hình máy tính…

Ngoài ra, để nâng cao giá trị thương hiệu, Samsung cũng rất chú trọng tớivấn đề bảo hành sản phẩm mong nhận được sự ủng hộ và tạo lòng tin với kháchhàng với dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được chú trọng với khoảng 50 trạmbảo hành trên toàn quốc với 60 đại lý cấp 1 và hàng trăm đại lý cấp 2, 3 chuyên biệtcùng với các trung tâm bảo hành siêu tốc Tính đến thời điểm 2008, SamsungVina sản xuất và kinh doanh đa dạng các mặt hàng : tivi LCD, TV Plasma, TVSlimFit, TV CRT, hệ thống âm thanh Home Theatre, đầu đĩa DVD, máy giặt, tủlạnh và máy điều hòa nhiệt độ, màn hình máy tính CRT, LCD, điện thoại di động,máy in, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang… Nhà máy của Samsung Vina không chỉ sản xuấtcho nhu cầu của thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho thịtrường Châu Phi, Trung Đông và Philippines

Cũng từ dự án này, với sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên SAVINA, thươnghiệu Samsung từng bước được khẳng định Ban đầu, các sản phẩm của SAVINAluôn ở hàng “chiếu dưới” so với các thương hiệu đến từ Nhật Bản, đặc biệt làSONY, nhưng giờ đây, đã luôn trở thành thương hiệu được người tiêu dùng ViệtNam tin yêu Các sản phẩm tivi, màn hình máy tính của Samsung luôn dẫn đầu thịtrường

Cùng với những nỗ lực trong kinh doanh, Samsung Vina luôn chú trọng thực

hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam Chương trình Samsung Digital Hope sau 4

Trang 18

năm thực hiện đã tài trợ hơn 260,000 USD cho các dự án tin học cộng đồng giúpcải thiện đời sống thanh thiếu niên và người tàn tật qua ứng dụng công nghệ thông

tin Trong sáu năm từ năm 2002 tới năm 2008 “Cuộc đi bộ từ thiện đồng hành cùng

SAMSUNG” đã thu hút khoảng 100,000 lượt người tham gia, quyên góp được gần1,15 tỷ đồng, giúp đỡ trẻ em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, đồng bào bị bãolụt và cấp học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó

Năm 2016, nhà máy SAVINA chính thức đóng cửa, kết thúc quá trình 20năm hoạt động tại Việt Nam Việc đóng cửa nhà máy cũ lại mở ra một cơ hội mớicho Samsung tại thị trường đầu tư Việt Nam, khi SEHC - Tổ hợp SamsungElectronics HCMC CE Complex đi vào hoạt động

2.3 Hoạt động phát triển đầu tư của Samsung tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012

2.3.1 Dự án Samsung Vietnam Electronics SEV

Dự án Khu phức hợp Samsung Vietnam Electronics (SEV) nhận giấy phép

từ năm 2008, đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2009, với nhà máy đặt tại Khu Côngnghiệp Yên Phong, Bắc Ninh, có tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD (sau khi tăng vốn lầnthứ hai vào năm 2013) SEV được đánh giá là một trong những nhà máy sản xuấtđiện thoại di động lớn nhất và hiện đại nhất của Samsung trên toàn cầu Đến nayvốn thực hiện của Nhà máy đạt 95,6%; hằng năm cho doanh số xuất khẩu đạt hàngchục tỷ USD

Tỉnh Bắc Ninh được Samsung lựa chọn để đầu tư quy mô lớn do đáp ứngđược các yếu tố thuận lợi về chính trị, vị trí địa lý, kinh tế và con người Trước hết,Bắc Ninh thừa hưởng nền chính trị ổn định của Việt Nam Đặc biệt hơn, vị trí địa lýcủa Bắc Ninh vô cùng thích hợp với các dự án lớn, Bắc Ninh rất gần Hà Nội, gầnsân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng, gần Trung Quốc, là nơi có các nhà máy kháccủa Samsung nên viêc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của Samsung Việt Nam đi

Trang 19

thị trường toàn cầu là điều rất dễ dàng Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh nhìnchung khá thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Năm 2012, Samsung quyết định nâng tổng vốn đầu tư lên 1,5 tỉ đô la Mỹ (từmức 650 triệu đô la mỹ ban đầu), phát triển SEV thành Khu tổ hợp công nghệSamsung (Samsung Complex) Với việc mở rộng giai đoạn 2 này, SEV không chỉdừng lại sản xuất điện thoại di động mà còn mở rộng nhiều sản phẩm điện tử, côngnghệ viễn thông, thông tin phục vụ xuất khẩu

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, mốc kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011của SEV đạt 5 tỷ USD, đóng góp khoảng 6% tổng doanh thu xuất khẩu trong năm

2011 của Việt Nam Đặc biệt, năm 2012 đánh dấu bước phát triển vượt bậc cả vềnăng lực sản xuất lẫn doanh số của SEV khi nhà máy đạt công suất 130 triệu điệnthoại/năm và mang về 12,6 tỷ USD doanh số xuất khẩu Cho tới thời điểm này,SEV đã trở thành nhà máy sản xuất ĐTDĐ lớn nhất của Samsung trên toàn câùvớidây chuyền sản xuất điện thoại hiện đại và khép kín Tất cả các sản phẩm mũi nhọncủa Samsung như Galaxy S2, S3, Galaxy Note 1, Note 2, các loại máy tính bảng…đều được sản xuất ở Bắc Ninh và xuất khẩu đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổtrên toàn cầu, trong đó có hơn 55,2% sản phẩm được bán ở thị trường châu Âu , thịtrường luôn được xem là khắt khe và khó tính nhất hiện nay

Riêng với tỉnh Bắc Ninh, năm 2011, Samsung đã đóng góp cho ngân sáchnhà nước 130 tỉ đồng Đến năm 2012, Samsung đã nâng mức đóng góp cho ngânsách nhà nước thông qua các khoản thuế lên đến 1.584 tỉ đồng (79,24 triệu USD).Trong 6 tháng đầu năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của SEV chiếm tới75,2% giá trị sản xuất khu vực FDI, chiếm 70,5% giá trị sản xuất công nghiệp toàntỉnh Bắc Ninh SEV cũng tạo điều kiện cho 43.000 lao động trực tiếp ở Bắc Ninh

có việc làm và thu nhập ổn định; cùng hàng chục ngàn lao động trong 60 doanhnghiệp vệ tinh Bên cạnh đó, dự án đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ giúp Bắc Ninh xâydựng được hình ảnh, thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất và

Trang 20

cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực điện tử, viễn thông Bằng chứng là, việc nângtổng vốn đầu tư của dự án từ 670 triệu USD lên 1,5 tỉ USD của Samsung đã giúpBắc Ninh thu hút khoảng 300 doanh nghiệp vệ tinh, vốn đầu tư đăng ký ước đạt từ1-1,2 tỉ USD; tạo việc làm cho trên 100.000 lao động; đóng góp cho ngân sách nhànước hàng năm khoảng 1.200 tỉ đồng Có lẽ, chính nhờ những đóng góp lớn ấy,SEV, đã luôn nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh Nhữngkiến nghị, đề xuất ưu đãi vượt khung của Samsung luôn được UBND tỉnh Bắc Ninh

"đáp lời" bằng những văn bản kiến nghị nhanh chóng lên Thủ tướng Chính phủxem xét

SEV đã và đang triển khai xúc tiến việc thành lập Trung tâm R&D tại ViệtNam nhằm xây dựng nền tảng phát triển dài hạn của SEV thông qua việc phát triểnchức năng R&D tại Việt Nam Theo đó, SEV xúc tiến chương trình đào tạo nhânlực ban đầu bằng hình thức đào tạo liên kết với các trường Đại học của Việt Nam

Kế hoạch triển khai Trung tâm R&D của SEV sẽ được chia thành 2 giai đoạn: giaiđoạn đầu và giai đoạn trung, dài hạn với mục tiêu từ năm 2014, tại Trung tâm R&Dcủa SEV tại Việt Nam sẽ thiết lập hệ thống hoàn thiện bản địa hóa và triển khai cácmodel trong khu vực Đông Nam Á Dự kiến đến năm 2020, SEV sẽ tuyển dụngkhoảng 1.700 nhân lực chuyên làm việc trong Trung tâm R&D này

Ngày đăng: 29/11/2017, 21:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w