1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001 : 2008 TẠI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN ( NAFIQAD )

58 680 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 : 2008 tại Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ( NAFIQAD )
Tác giả Đỗ Thị Hiền
Người hướng dẫn TH.S Nguyễn Thị Phương Linh, TH.S Nguyễn Đình Trung, GS. TS Nguyễn Đình Phan
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Quản trị chất lượng
Thể loại Đề tài thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 809 KB

Nội dung

Ngày nay, chất lượng sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp . Đảm bảo, cải tiến chất lượng và tăng cường, đổi mới quản lý chất lượng không chỉ thực hiện được ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm vật chất mà ngày càng được thể hiện rộng rãi trong các lĩnh vực dịch vụ như: Quản lý hành chính, y tế, giáo dục, đào tạo, tư vấn ...Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản là một tổ chức cơ quan Nhà nước sản phẩm của Cục là các văn bản hành chính như : chứng nhận chất lượng với mặt hàng nông lâm, văn bản hướng dẫn thực hiện thanh tra kiểm tra, các đề xuất hợp tác quốc tế... Sản phẩm của Cục là dịch vụ hành chính phi lợi nhuận nhưng nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy phát triển hoạt động nuôi trồng, khai thác,chế biến nông lâm- thủy sản.Đặc biệt Cục giữ vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm khai thông thị trường mới, đưa ra các giải pháp tháo gỡ rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe. Do vậy việc áp dụng HTQLCL ISO 9001:2008 vào quản lý hành chính nhằm xây dựng một hệ thống hoạt động có chất lượng đáp ứng những yêu cầu giải quyết nhanh và hiệu quả kịp thời các nhu cầu về dịch vụ hành chính ngày càng nhiều . Nhận thức vai trò của tổ chức trong hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm sản và thủy sản, và thực hiện Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ NAFIQAD quyết tâm triển khai thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng của Cục cũng như tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả năng lực hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Do đó, trong thời gian thực tập tại Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản em đã lựa chọn đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001 : 2008 TẠI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN ( NAFIQAD )

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, chất lượng sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Đảm bảo, cải tiến chất lượng và tăng cường, đổi mới quản lý chất lượng không chỉ thực hiện được

ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm vật chất mà ngày càng được thể hiện rộng rãi trong các lĩnh vực dịch vụ như: Quản lý hành chính, y tế, giáo dục, đào tạo, tư vấn Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản là một tổ chức cơ quan Nhà nước sản phẩm của Cục là các văn bản hành chính như : chứng nhận chất lượng với mặt hàng nông lâm, văn bản hướng dẫn thực hiện thanh tra kiểm tra, các đề xuất hợp tác quốc tế Sản phẩm của Cục là dịch vụ hành chính phi lợi nhuận nhưng nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy phát triển hoạt động nuôi trồng, khai thác,chế biến nông lâm- thủy sản.Đặc biệt Cục giữ vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm khai thông thị trường mới, đưa ra các giải pháp tháo gỡ rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe Do vậy việc áp dụng HTQLCL ISO 9001:2008 vào quản lý hành chính nhằm xây dựng một hệ thống hoạt động có chất lượng đáp ứng những yêu cầu giải quyết nhanh và hiệu quả kịp thời các nhu cầu về dịch vụ hành chính ngày càng nhiều

Nhận thức vai trò của tổ chức trong hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm sản và thủy sản, và thực hiện Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ NAFIQAD quyết tâm triển khai thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng của Cục cũng như tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả năng lực hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Do đó, trong thời gian thực tập tại Cục quản lý chất lượng nông lâm sản

và thủy sản em đã lựa chọn đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001 : 2008 TẠI CỤC QUẢN

LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN ( NAFIQAD )

Trang 2

Với mong muốn góp một phần nhỏ xem xét lại thực trạng áp dụng, tìm ra phương hướng và biện pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 của Cục.

Đề tài gồm 3 chương

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN & THỦY SẢN (NAFIQAD)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QLCL THEO ISO 9001 : 2008 TẠI NAFIQAD

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TẠI NAFIQAD

Để hoàn thành đề tài này em xin chân thành cán bộ tại Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đặc biệt là chú Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng,chú Phùng Hữu Hào – Phó Cục trưởng và anh Ngô Hồng Phong – Trưởng phòng quản lý chất lượng thủy sản ,chị Bùi Hiền- chuyên viên ISO của Cục và tất cả các cán bộ phong kế hoạch tổng hợp đã giúp đỡ em trong quá trình tiếp xúc hệ thống tài liệu ISO 9001:2008 của Cục và tạo điều kiện cho em được thực tập trong môi trường làm việc tốt Do khả năng thực tế và thời gian thực tập có hạn nên trong quá trình làm báo cáo tổng hợp, em không thể đi sâu tìm hiểu hết các hoạt động tại Cục và quá trình thực tập không tránh khỏi thiếu sót Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết của TH.S Nguyễn Thị Phương Linh, TH.S Nguyễn Đình Trung em rất mong nhận được những ý kiến phê bình đóng góp ý từ giảng viên hướng dẫn GS TS Nguyễn Đình Phan và TH.S Nguyễn Thị Phương Linh và các độc giả để bài viết của

em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

NÔNG LÂM SẢN & THỦY SẢN (NAFIQAD)

1.1 Giới thiệu về NAFIQAD

1.1.1 Nhứng nét khái quát về NAFIQAD

- Tên cơ quan đầy đủ : CỤC QUẢN LÝ CHẤTLƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

- Tên tiếng anh : National Agro – Forestry-Fisheries QualityAssurance Department

- Trụ sở chính : Số 10 Nguyễn Công Hoan, BaĐình, Hà nội

- Là cơ quan trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,

thành lập theo quyết định của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Quyết

Trang 4

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của NAFIQAD

Cơ cấu tổ chức được quy định tại điều 3 của Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN

Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức tại NAFIQAD

Nguồn website: http://www.nafiqad.gov.vn/g-gioi-thieu/4-co-cau-to-chuc/

Tại cục hiện có 6 trung tâm vùng chất lượng nông lâm sản thủy sản và 2đơn vị cơ quan quản lý chất lượng trực thuộc quản lý của Cục

Hiện nay, Cục có 57 cán bộ công tác Và toàn hệ thống của Cục có 467 cán

bộ nhưng hiện chỉ có 74 chỉ tiêu công chức nên khó khăn trong việc bố trí chức danh công chức nhà nước.

Trang 5

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Việt Nam là đất nước có lợi thế về khai thác và nuôi trồng thủy sản Vớilợi thế địa lý nước ta có 3260 km bờ biển, 112 cửa sông, lạch, hơn 2 km2 thềmlục địa, hơn 1 km2 mặt nước và phong phú về các loại thủy hải sản Ngay từnăm đầu thập niên 80, sau khi đổi tên Bộ Hải sản thành Bộ Thủy sản, Nhà nước

ta chú trọng xây dựng và phát triển ngành thủy sản muốn vươn ra thị trườngquốc tế trở thành ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn Sau khi thành lập Tổngcông ty Seaprodex (1984) với mô hình thử nghiệm tự cân đối- tự trang trải, BộThủy sản đã thành lập Trung tâm KSC thủy sản xuất khẩu Sau 17 năm thànhlập Trung tâm KSC thủy sản xuất khẩu đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển

 Giai đoạn năm 1984-1994

Ngày 31-5-1984 thành lập Trung tâm KSC thủy sản xuất khẩu trực thuộcTổng công ty Seaprodex theo quyết định số 374TS/QĐ của Bộ Thủy sản, vớichức kiểm tra và chứng nhận hàng thủy sản xuất khẩu theo danh mục quy định

Thời kỳ mới thành lập, Trung tâm KSC thủy sản xuất khẩu lực lượng quản

lý chất lượng còn thưa, và yếu chưa đáp ứng sự phát triển thủy sản cả nước.Hàng thủy sản chưa xuất khẩu trực tiếp tại thị trường các nước EU, Mỹ, chủ yếuxuất khẩu tập trung các nước xã hội chủ nghĩa cũ, các nước châu Á Tuy nhiên,sản lượng xuất khẩu thủy sản nước ta tăng nhanh, chất lượng được nâng cao.Năm 1987 : 75 triệu USD trong tổng số 140 triệu USD của toàn ngành, chiếm

45 – 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.SEAPRODEX trở thànhthương hiệu của thủy sản Việt Nam xuất khẩu có uy tín cao trên thị trường.và cónăng lực kinh tế mạnh

 Giai đoạn năm 1994 – 2003

Ngày 26/08/1994 Bộ Thủy sản đã ban hành quyết định số 648/QĐ thànhlập Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thủy sản (tên tiếng anh là TheNational Fisheries Inspection and Quality Assurance Center –viết tắt là

Trang 6

NAFIQACEN) tiền thân là Trung tâm KCS thủy sản xuất khẩu, trực thuộc T.CtySeaprodex

Từ năm 1994 – 2003, NAFIQACEN đã xây dựng thành một hệ thống gồmTrung tâm tại Hà Nội và 6 chi nhánh trực thuộc tại các vùng trọng điểm nghề cátrên cả nước, với tổng số 190 cán bộ nhân viên, chuyển hướng hoạt động quản

lý chất lượng thủy sản từ lấy mẫu kiểm tra sản phẩm cuối cùng sang kiểm soáttoàn bộ quá trình sản xuất theo nguyên lý phòng ngừa; triển khai hướng dẫn kiếnthức an toàn vệ sinh cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp trong việctriển khai các chương trình kiểm soát chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP,trực tiếp tổ chức thực hiện các chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh (tảo độc,độc tố DSP, PCP, ASP, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, vi sinh vật gây bệnh, dưlượng dầu mỏ) vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ

- Tháng 7/1999: Đoàn thanh tra EU (Ông Ivo.Philippini) ghi nhậnNAFIQACEN hoàn toàn đáp ứng yêu cầu tương đương với cơ quan thẩm quyền EU

- Tháng 11/1999: Ủy ban EU ban hành Quyết định số 1999/813/EC côngnhận NAFIQACEN là cơ quan nhà nước có thẩm quyền duy nhất của Việt Namtrong kiểm soát an toàn vệ sinh thủy sản ở Việt Nam

Bằng những nỗ lực NAFIQACEN đã góp phần mở rộng thị trường xuấtkhẩu thủy sản , sản lượng xuất khẩu từ năm 1994-2003 tăng bình quân 12.3%/năm,đưa Việt Nam vào danh sách nhóm I các nước xuất khẩu thủy sản vào EU.NAFIQACEN được 22 thị trường/quốc gia công nhận là cơ quan nhà nước có thẩmquyền đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản của Việt Nam

 Giai đoạn năm 2003-2007

Kinh tế thủy sản nước ta liên tục tăng trưởng, khi kim ngạch xuất khẩuthủy sản vượt qua ngưỡng 1tỷ USD, thì sản xuất thuỷ sản cũng đồng thời đứngtrước nhiều vấn đề mới của quá trình hội nhập kinh tế thế giới Các nước và các

tổ chức quốc tế đã bổ sung sửa đổi luật thực phẩm ( EU sửa đổi năm 2003, NhậtBản từ 2004, Ủy ban CODEX ban hành nhiều tiêu chuẩn qui định mới, theo

Trang 7

hướng thay thế các rào cản quan thuế và hạn ngạch đang dần bị dỡ bỏ, các ràocản khác (trong đó có rào cản kỹ thuật - TBT và rào cản an toàn vệ sinh, an toàndịch bệnh - SPS) ngày càng được các nước và thị trường phát huy, gây cản trởlớn cho các nước xuất khẩu, đặc biệt là các nước có trình độ quản lý và côngnghệ chưa cao.

Trước bối cảnh đó, ngày 05 tháng 8 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Thủy sảnban hành Quyết định số 07/2003/QĐ-BTS quyết định thành lập Cục Quản lýChất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản.( gọi tắt là Cục Chất lượng và

Thú y thủy sản), tên giao dịch quốc tế là: The National Fisheries Quality

Assurans and Veterinary Directorate, viết tắt là NAFIQAVED Hệ thống tổ chức

của NAFIQACEN trước đây gồm Cơ quan văn phòng Cục tại Hà Nội có 3phòng: Phòng Tổ chức - Hành chính – tài chính ( Văn phòng), Phòng Nghiệp vụ

và Phòng Kế hoạch – Tổng hợp ( Kể cả hợp tác quốc tế) và 6 Chi nhánhKTCL&VSTS tại 6 vùng trọng điểm nghề cá là Hải Phòng, Đà Nẵng, NhaTrang, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Cà Mau

Từ năm 2004, NAFIQAVED là thành viên trong nhóm xây dựng bộ quiphạm thực hành nuôi tốt do FAO/NACA chủ trì NAFIQAVED khảo sát môhình GAP của Thái Lan, Ấn Độ, Băngladét ( năm 2003-2004); Phối hợp vớiFAO,NACA tổ chức hội thảo quốc tế GAP tại Quảng Ninh, NAFIQAVED đã

mở rộng phạm vi áp dụng ra nhiều địa phương trong cả nước như Hoằng Phụ(Thanh Hóa), Cam Lập ( Khánh Hòa), Bến Tre, Công ty Quốc Việt ( CàMau),Vĩnh Hậu ( Bạc Liêu), Công ty Vĩnh Thuận ( Sóc Trăng)…và mở rộngphạm vi cả nước.Nâng cao uy tín sản phẩm thủy sản Việt trên thị trường quốc tế.Kết quả kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh và ổn định ( năm 2006 đạt 3,31 tỷUSD) Xuất khẩu tôm Việt Nam nhiều năm đứng thứ 5,6 nay đã đứng hàng đầuvượt qua Thái Lan và Trung quốc Tháng 12/2006 thủy sản Việt Nam đã xuấtkhẩu đi 116 thị trường và vùng lãnh thổ

 Giai đoạn năm 2008-2011

Trang 8

Năm 2007 sát nhập Bộ thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và phát triển nôngthôn,đồng thời Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản–

NAFIQAVED mở rộng lĩnh vực hoạt động theo Quyết định số

29/2008/QĐ-BNN thành lập Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ( tổ chức tiền

thân là Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thủy sản – NAFIQAVED)

Cục đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng trongviệc chứng nhận chất lượng sản phẩm NLS & TS xuất khẩu thị trường quốc tế.Giải quyết các trở ngại về các tiêu chuẩn kỹ thuật tháo gỡ khó khăn của rào cảnTBT/SPS Ngoài ra, Công tác hợp tác quốc tế và giải quyết các vướng mắc, ràocản kỹ thuật tại thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản được triển khai tích cực

và đạt kết quả tốt, góp phần đảm bảo ổn định xuất khẩu nông lâm thủy sản vàocác thị trường truyền thống (EU, Liên bang Nga, Trung Quốc ) và khai thôngmột số thị trường mới (Ucraina, Iran, Indonesia, Đài Loan, Niu Zi Lân ).Thúcđẩy tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàngnông, lâm, thủy sản trong năm 2009 ước đạt hơn 15,2 tỷ USD, vượt chỉ tiêu 14

tỷ USD Chính phủ đề ra giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản 9 tháng đầu2011đạt 18,9 tỷ USD, tăng trên 38% so với cùng kỳ năm 2010

Nguồn trích dẫn Dự thảo 3:Quản lý Chất lựợng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản – Quá trình hình thành và phát triển : tài liệu Văn phòng Cục

1.3 Chức năng nhiệm vụ của NAFIQAD

1.3.1 Vị trí và chức năng

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản là cơ quan trực thuộc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp

Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý nhànước trong lĩnh vực chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản, lâm sản,thuỷ sản và muối thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ

Trang 9

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản có tư cách pháp nhân,

có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của phápluật Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội

- Quản lý chất lượng ,an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản

 Giám sát quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản từ nuôitrồng ,khai thác, thu hoạch, bản quản,sơ chế ,chế biến, đến bán buôn thực phẩmthủy sản

 Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về điều kiện đmả bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm Đồng thời phổ biến

và hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của tổ chứcquốc tế,khu vực về chất lượng, ATVSTP thủy sản

 Kiểm tra việc đảm bảo điều kiện chất lượng ATVS với các cơ sở,các doanh nghiệp Kiểm tra chứng nhận chất lượng, ATVS , an toàn dịch bệnhthủy sản với các lô hàng nhập khẩu và sản phẩm thủy sản sản xuất trong nướctrước khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài hoặc tiêu thụ nội địa

- Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm sản và muối

 Chỉ đạo tổ chức kiểm tra chứng nhận chất lượng, ATVSTP với sảnphẩm nông lâm sản và muối nhập khẩu để chế biến và sản xuất trong nước trướckhi xuất khẩu hoặc đưa ra tiêu thụ nội địa theo pháp luật Việt Nam, qui định các

tổ chức quốc tế hoặc thỏa thuận song phương với nước nhập khẩu

Trang 10

 Thẩm tra truy xuất nguyên nhân sản phẩm nông lâm sản và muốikhông đảm bảo chất lượng , ATVSTP và đưa ra giải pháp đảm bảo chất lượngnông lâm sản và muối.

- Quản chất lượng các sản phẩm nông lâm sản, thủy sản không dùng làmthực phẩm ( phi thực phẩm )

Kiểm tra chứng nhận các sản phẩm nông lâm sản, thủy sản phi thực phẩmnhập khẩu để chế biến và sản xuất trong nước trước khi xuất khẩu hoặc tiêu thunôi địa

-Quản lý hoạt động kiểm nghiệm và xét nghiệm

 Hướng dẫn giám sát hoạt động kiểm nghiệm chất lượng, VSATTPnông lâm sản, thủy sản và muối

 Xây dựng các phòng kiểm nghiệm, kiểm chứng cấp quốc gia vềchất lượng VSATTP thủy sản Kiểm tra đánh giá công nhận các phòng kiểmnghiệm, kiểm chứng cấp quốc gia, quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn

-Chỉ đạo triển khai hoạt động khuyến nông, khuyến ngư trong lĩnh vựcchất lượng ,an toàn thực phẩm nông lâm sản,thủy sản và muối

- Tìm kiếm và xây dựng các dự án hợp tác quốc tế về chuyên ngành, đàmphán với đối tác về những yêu cầu kỹ thuật thương mại, yêu cầu chất lượng ,ATTP tháo gớ những khó khăn trong rào cản xuất, nhập khẩu nông lâm sản vàthủy sản

- Thanh tra chuyên ngành về chất lượng , an toàn vệ sinh thực phẩm và

xử lý theo quy định của pháp luật

1.4 Một số kết hoạt động quản lý chất lượng NLS & TS của NAFIQAD

1.4.1 Hoạt động kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong thủy sản nuôi:

Các tổ chức nhập khẩu các nước đặc biệt coi trọng hoạt động kiểm tra dưlượng hóa học độc hại thủy sản nuôi Năm 2008 rất nhiều nước nhập khẩu cóđưa ra cảnh báo về dư lượng hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi, gần đây một

Trang 11

số lô hàng tôm xuất sang Nhật bản bị cảnh báo 2/45 lô hàng thủy sản nhập khẩunước này là có bơm tạp chất vào tôm, ngoài ra các cơ quan quản lý chất lượngthực phẩm và y tế của Đức cũng có những cảnh báo có 4/83 lô hàng nhập khẩuvào nước này có phát hiện dư lượng hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi Trướctình hình đó, để giữ vững thương hiệu thủy sản Việt và duy trì thị trường xuấtkhẩu Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã triển khai hướng dẫncác trung tâm vùng , các chi cục địa phương và cử cán bộ chuyên ngành cácphòng quản lý kiểm nghiệm, phòng quản lý chất lượng thủy sản và thực phẩmthủy sản nuôi tiến hành lấy mẫu phân tích kiểm nghiệm các lô hàng bị cảnh báo

và kiểm tra các cơ sở nuôi , truy xuất nguồn gốc các lô hàng bị cảnh báo và tiếnhành kiểm tra các điều kiện đảm bảo ATTP các cơ sở này Kết quả thanh trakiểm nghiệm các mẫu cho thấy các kết luận của nước nhập khẩu là chính xác.Cục đã có những văn bản xử lý các cơ sở vi phạm làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnhthủy sản nuôi Việt Nam Cục đã triển khai chương trình kiểm soát dư lượng hoáchất độc hại trong thủy sản nuôi đặc biệt chú trọng việc kiểm soát các cở sở đã viphạm Hiện Cục đang phối hợp với Tổng cục Hải quan tìm để thực hiện biện pháptruy xuất nguồn gốc các lô hàng vi phạm quy định VSATTP, chấm dứt tình trạngdoanh nghiệp xuất khẩu thủy sản “bẩn” (bơm tạp chất và kém chất lượng)

NAFIQAD đưa ra giải pháp chỉ cho phép làm thủ tục hải quan để xuấtkhẩu đối với các lô hàng thủy sản được chế biến từ cơ sở đáp ứng một trong haiđiều kiện: có tên trong danh sách các cơ sở được công nhận đủ điều kiện bảođảm an toàn thực phẩm và trong danh sách có chứng nhận chất lượng, an toànthực phẩm thủy sản bởi NAFIQAD.Biện pháp này đã có hiệu quả thực tế trongviệc giảm số lô hàng bị cảnh báo dư lượng hóa học độc hại trong thủy sản nuôi

Bảng 1 1: Kết quả kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong thủy sản

nuôi từ 2001-2009

Trang 12

Chỉ tiêu

Số vùng kiểmsoát/số tỉnh

Sản lượng

Số chỉtiêu kiểmsoát

Số lượtphân tích

Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động NAFIQAD năm 2009: phòng KH-TH

NAFIQAD đã triển khai chương trình giám sát với quy mô tăng dần Sốvùng được giám sát tăng theo số mẫu và số chỉ tiêu giám sát, sản lượng giám sátđiều này cho thấy NAFIQAD đã có mở rộng quy mô giám sát và tương cường đàotạo về chuyên môn phân tích kiểm nghiệm và đầu tư tốt hơn cơ sở vật chất cho cácphòng kiểm nghiệm Theo thống kê của Cục hải quan số lô hàng xuất khẩu nước tanăm 2009 tăng 18.9 % so với năm 2008 Cục đã làm tốt công tác hạn chế sô lôhàng bị cảnh báo tại các nước nhập khẩu thủy sản Tuy nhiên một số thị trường tỷ

lệ lô hàng báo năm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng sản lượng xuất khẩu năm

2009 tăng tất cả các thị trường đặc biệt thị trường EU coi là thị trường chủ lực giàutiềm năng năm 2009 xuất khẩu thị trường EU đạt 37,9 nghìn tấn, trị giá 275,6triệu USD thì tỷ lệ này có thể chấp nhận được

Bảng 1.2 : Thống kê số lô hàng bị cảnh báo năm 2008-2009

TT Thị trường Số lô bị cảnh

báo năm 2008

Số lô bị cảnh báo năm 2009

% so với 2008

Trang 13

Nguồn : báo cáo tổng kết năm 2009 Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy

sản Việt Nam (Vasep)

1.4.2 Kết quả kiểm tra, công nhận điều kiện ATVSTP cơ sở chế biến thủy sản

Thủy sản được đánh giá là ngành xuất khẩu mũi nhọn và đầy tiềm năng,những năm gần đây sản lượng và giá trị xuất khẩu tăng, trong giai đoạn 2005-

2008 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 18.9 % Song song với việc cácnước nhập khẩu gia tăng lượng nhập khẩu thì việc áp đạt các hàng rào phi thuếquan nhằm kiểm soát chất lượng và VSATTP tại các thị trường khó tình nhưNhật Bản, EU, Hoa Kỳ ngày càng khắt khe hơn, các hàng rào TBT ( rào cản kỹthuật thương mại ) và rào cản SPS (Rào cản an toàn thực phẩm và an toàn dịchbệnh động thực vật ) được siết chặt với các yêu cầu đòi hỏi cao hơn

Cục quản lý nông lâm sản và thủy sản là cơ quan quản lý chất lượng cấpNhà nước chịu trách nhiệm về đảm bảo các các yêu cầu trước đối tác, trướcnhững thách thức về rào cản xuất khẩu và những khó khăn do việc điều kiện sảnxuất chế biến các cơ sở nuôi trồng chế biến thủy sản, các hộ nuôi truồng cònthiếu hiểu biết về kỹ thuật và việc áp dụng bộ tiêu chuẩn HACCP trong chế biếnthủy sản áp dụng chưa phổ cập và thiếu tính đồng bộ NAFIQAD đã thườngxuyên triển khai chương trình đào tạo nhận thức về HACCP cho các cán bộtrung tâm vùng, các chi Cục địa phương và các doanh nghiệp Đồng thời cử các

Trang 14

cán bộ chuyên môn hướng dẫn việc áp dụng hệ thống kiềm soát chất lượngHACCP SSOP, GMP tại các cơ sở chế biến NAFIQAD tiến hành thanh trakiểm tra định kỳ các cơ sở chế biến thủy sản đồng thời tiến hành thanh tra độtxuất các cơ sở có sai phạm trước đó trong việc đáp ứng ATVSTP cơ sở chế biếnthủy sản NAFIQAD kiên quyết xử lý vi phạm và có những hình thức xử phạt tàichính hay tạm thời bãi bỏ chứng nhận chất lượng thủy sản xuất khẩu cho doanhnghiệp vi phạm Với quyết tâm không để ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệusản lượng và để mất thị trường của thủy sản xuất khẩu Việt Nam và làm giảm uytín, sự tin tưởng của các nước nhập khẩu vớiNAFIQAD Qua hoạt động kiểmtra đánh giá NAFIQAD đã phát hiện 55( xếp loại D ; không đáp ứng yêu cầuVSATTP trong chế biến ) Và cũng qua các hoạt động kiểm tra thường xuyênduới nhiều hình thức thanh tra của Cục đã thúc đẩy các doanh nghiệp chế biếnchấp hành tốt quy phạm của tiêu chuẩn HACCP, kết quả cho thấy tổng sốdoanh nghiệp được các thị trường nhập khẩu công nhận và cấp phép xuất khẩunăm 2009 tăng 196 doanh nghiệp so với năm 2008 Kết quả này đã giúp cácdoanh nghiệp có thể thực hành tốt hơn hệ thống kiểm soát chất lượng HACCP

và giữ vững thị trường xuất khẩu đầu ra giàu tiềm năng

Bảng 1 3 : Kết quả kiểm tra, công nhận điều kiện ATVSTP cơ sở

Tổng số lượt kiểm tra/đánh giá năm 2009 Theo kết quả kiểm tra Theo hình thức

kiểm tra

đầu

Định kỳ

Đột xuất

Trang 15

đã giúp các cơ sở, các doanh nghiệp nhận biết những hạn chế, vi phạm của cơ sởmình.

1.4.3 Kết quả kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch NT2MV

Giá các loại nghêu, sò, ốc, hến đang tăng đến chóng mặt, vì vậy hiện nay

ăn món dân dã này trở nên tốn kém hơn cả thịt, cá Giới kinh doanh nhận xétchưa bao giờ giá các mặt hàng này lại cao đến như vậy Nhận thấy tiềm năngkhai thác mặt hàng nhuyễn thể 2 mảnh, Bộ NN & PTNT đã có Quy hoạch pháttriển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, đến năm 2015 diện tích nuôi nghêu, sò của các tỉnh đồngbằng sông Cửu Long là 28.110 ha và năm 2020 phát triển lên 35.690 ha Nhưngtiến hành phân tích thí điểm các mẫu nuôi sò, nghêu , huyết phát hiện ngao bịnhiễm các độc tố tảo, vi sinh, kim loại nặng nhằm tránh những thiệt hại vềkinh tế cũng như giữ uy tín đối với thị trường, nhất là thị trường các nước nhậpkhẩu Việc áp dụng quy định IUU với nhiều thủ tục phiền phức khiến cho xuấtkhẩu thủy sản vào thị trường châu Âu (EU) cũng là rào cản với việc xuất khẩunhuyễn thế 2 mảnh Để có thể vừa duy trì mở rộng thị trường đầu ra cho conngao, sò, nghêu NAFIQAD là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra chấtlượng và cấp chứng thư cho các mặt hàng xuất khẩu NT2M NAFIQAD thựchiện thường xuyên các chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạchNT2MV

Trang 16

Bảng 1.4 :Kết quả kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch NT2MV

TT Năm Đối tượng kiểm sóat Số vùng

kiểm soát

Diện tích (ha)

Sản lượng (1000 tấn)

Số lượng mẫu

Chỉ tiêu phân tích

Lượt mẫu phân tích

Mẫu nước

Mẫu NThể

1 2003

Nghêu Bến Tre (Meretrix meretrix), Sò huyết (Tegillarca granosa), Nghêu lụa (Paphia sp.)

2 2007

Nghêu Bến Tre, Sò huyết, Nghêu

lụa, Ngao dầu (Meretrix meretrix), Điệp quạt (Chlamys nobilis)

3 2008

Nghêu Bến Tre, Sò huyết, Nghêu

lụa, Sò Anti (Anadara antiquata),

Sò lông, Điệp quạt

4 2009

Nghêu Bến Tre, Sò huyết, Nghêu lụa, Sò Anti, Sò lông, Điệp quạt, Hàu Thái Bình Dương

(Crassostrea gigas), Tu hài (Lutraria philippinarum)

Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động NAFIQAD năm 2009 –phòng KH-TH

Trang 17

Qua bảng nhận thấy NAFIQAD đã tăng về đối tượng kiểm soát, vùngkiểm soát, số lượng mẫu, lượt mẫu phân tích, chỉ tiêu phân tích qua đây nhậnthấy những cố gắng của NAFIQAD trong kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thuhoạch NT2MV, góp phần thúc đẩy ổn định thị trường đầu ra và gia tăng sảnlượng mặt hàng NT2M Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủysản Việt Nam (Vasep) sản lượng xuất khẩu NT2M năm 2009 chiếm 13.7 % tổng

số hàng thủy sản xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu năm 2009 tăng 74.5% so vớinăm 2007 Sản lượng xuất khẩu năm 2010 tại ĐBSCL đạt ngưỡng kỷ lục 70 tỷđồng diện tích nuôi nghêu là 9.950 ha, sản lượng 98.700 tấn, kim ngạch xuấtkhẩu đạt 99,16 triệu USD; diện tích nuôi sò 9.160 ha, sản lượng 42.320 tấn, kimngạch xuất khẩu 51,95 triệu USD Điều này khẳng định thêm vai trò củaNAFIQAD và hiệu quả chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạchNT2M của NAFIQAD Kết quả thực hiện Chương trình được tổng hợp thànhbáo cáo hàng năm gửi Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban Châu Âu, cơ quan thẩm quyền Mỹ,Nhật Bản, Hàn Quốc Các thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… đều công nhận kếtquả chương trình kiểm soát vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của ViệtNam Từ năm 2001 đến nay ở Việt Nam không có trường hợp ngộ độc nào từnhuyễn thể 2 mảnh vỏ Xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vào EU hàng nămchiếm 80% và đến nay chưa có lô hàng nào bị phát hiện có độc tố sinh học

NAFIQAD đã góp phần nâng cao chất lượng hàng thủy sản Việt và uy tínthương hiệu trên thị trường quốc tế.Các chương trình kiểm soát chất lượngATVSTP đem lại hiệu quả thiết thực thúc đẩy cho hàng thủy sản Việt phát triển

và mở rộng tại nhiều thị trường, NAFIQAD là cầu nối tin tưởng được các tổchức nước nhập khẩu công nhận là cơ quan Nhà nước đủ năng lực trong quản lýchất lượng hàng thủy sản NAFIQAD đã cấp hàng triệu chứng thư cho các lôhàng xuất khẩu đủ điều kiện ATVSTP lưu thông thị trường thế giới Bằng chứng

về con số sản lượng xuất khẩu từ năm 2005-2009 tăng bình quân 18.9% /năm,

Trang 18

kim ngạch xuất khẩu thủy sản bình quân đạt 3.97 tỷ USD, riêng năm 2010 coi lànăm thắng lợi của ngành thủy sản sản lượng xuất khẩu 23.1% so năm 2009, kimngạch xuất khẩu đạt 4,7 tỷ USD.tăng 11.9% so với năm 2009.

Bên cạnh đó NAFIQAD đóng vai trò quan trọng trong hoạt động khaithông thị trường mới Từ 2009 thủy sản Việt Nam sau các vụ kiện bán phá giátại thị trường Mỹ đặt ra những khó khắn xuất khẩu tại Mỹ các doanh nghiệp vàHiêp hội chế biến thủy sản Vasep đã tìm ra những hướng đi mới mở rộng thịtrường xuất khẩu thủy sản tại các nước Mỹ Latin : Chile, Argentina, Uruguay,Brasil, Venezuela NAFIQAD đã nghiên cứu luật ATVSTP của các thị trườngmới NAFIQAD và các tổ chứng kiểm tra chứng nhận chất lượng ATVSTP tạicác nước Mỹ Latin đã có những bản hiệp ước công nhận lẫn nhau và các thỏathuận song phương, các nước Mỹ Latin tin tưởng và có văn bản công nhận nănglực quản lý chất lượng của NAFIQAD, các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào cácnước này yêu cầu phải có chứng thư của NAFIQAD cấp

Trang 19

Biểu đồ 1.1 : Thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

giai đoạn 2005- 6 /2010

Sản lượng và giá trị xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản tăngtrưởng ổn định không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của NAFIQADtrong hoạt động quản lý chất lượng lô hàng xuất khẩu, kiểm soát điều kiện chếbiến VSATTP và những đóng góp tích cực trong việc khai thông thị trường mới

1.4.3 Kết quả hoạt động quản lý chất lượng nông lâm sản:

Nước ta được nhận xét là nước nhiệt đới có tiềm năng sản xuất và xuấtkhẩu nông sản Những năm 2006 trở lại đây nhiều nhiều mặt hàng nông sản Việt

đã xuất khẩu tại nhiều thị trường lớn và xây dựng thương hiệu chất lượng đảmbảo vệ sinh ATTP khi áp dụng VietGap như : gạo thơm Ngọc Đồng, bưởi nămroi, thanh long tại Bình Thuận, vải thiều Lục Ngạn…NAFIQAD đã triển khai

Trang 20

các lớp bồi dưỡng về thực hành nông nghiệp tốt ( GAP ) cho các cán bộ chuyênmôn tại cục và các lớp tập huấn GAP tại các chi Cục địa phương

NAFIQAD tiến hành nghiên cứu phân tích các mối nguy và xác định cácCCP cho mặt hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của HACCP đảm bảo nôngsản Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu.NAFIQAD thựchiện chương trình kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với hàng nông sản.NAFIQAD thường xuyên kiểm tra chất lượng lô hàng xuất khẩu nhằm đảm bảochất lượng và uy tín với hàng hóa Việt Nam NAFIQAD hướng dẫn các địaphương triển khai chương trình VIETGAP với 11 mô hình trên rau, mô hình trêncây chè thực hiện ở các tỉnh phía Bắc và trên cây xoài, dứa, thanh long thực hiện

ở một số tỉnh phía Nam Tỉnh thành Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, VĩnhLong, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tp Cần Thơ đang triển khai kế hoạch ápdụng VietGap trên 10.000 ha bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, cam sành, xoài cátHòa Lộc, sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, Ri 6, măng cụt, thanh long, vúsữa lò rèn, nâng tổng diện tích các loại trái cây đặc sản nêu trên lên 79.000 havào cuối năm 2008 Kết quả cuối năm 2008, cả nước hiện có 15 mô hình sảnxuất áp dụng VietGAP được chứng nhận, tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sôngCửu Long như Tiền Giang, Long An,Vĩnh Long, Bến Tre

Ngoài ra, Việt Nam có 80ha rau an toàn, 5ha vải và 3.000ha thanh longđang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP Riêng ở Tiền Giang, một trong nhữngđịa phương đi tiên phong về sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn GAP, đã cómột số sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm như vú sữa Lò Rèn,lúa ở Mỹ Thành Nam

Các mặt hàng cây công nghiệp Cục chỉ kiểm soát chất lượng lô hàng xuất

khẩu và cấp chứng thư sau khi kiểm tra chất lượng Hạt điều, hạt tiêu, chè,

caphe, gạo là các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta.NAFIQAD

đã thúc đẩy xuất khẩu nông sản thông qua những hoạt động hỗ trợ sản xuất( phân tích ,xác định và công bố các điểm giới hạn cho phép phù hợp với các

Trang 21

nước nhập khẩu, kiểm tra chất lượng đảm bảo lô hàng đạt chất lượng theo quyđịnh của tổ chức kiểm tra chất lượng tại các nước nhập khẩu, hỗ trợ về kỹ thuậttrong triển khai VietGap…) và đảm bảo ổn định đầu ra cho các cơ sở sản xuấtnông lâm sản “sạch ”.

Bảng 1.5: Số liệu xuất khẩu các nhóm hàng nông sản của VN trong 5

tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm trước

Qua bảng số liệu có thể thấy giá trị xuất khẩu các mặt hàng 5 tháng đầunăm 2010 các mặt hàng khá ổn định ( trừ caphe giá trị xuất khẩu giảm) và hầuhết các mặt hàng đều có đơn giá tăng ( trừ caphe ) điều đó cho thấy chất lượngnông sản xuất khẩu ổn định và ngày càng nâng cao hơn

Sau sự kiện sát nhập bộ thủy sản vào bộ nông nghiệp năm 2008 và đổi tênTrung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thủy sản – NAFIQAVED thành Cụcquản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản – NAFIQAD Lĩnh vững quản lýchất lượng và nhiệm vụ quyền hạn của Cục được mở rộng hơn Nhưng do tổchức tiền thân của Cục – NAFIQAVED trước kia chỉ quản lý chất lượng thủysản nên sau khi Cục được giao thêm nhiệm vụ mới quản lý chất lượng hàngnông lâm sản thì đây cũng là một kho khăn Do Cục chưa có đủ nhân lực quản lý

và kiểm soát chất lượng hành nông lâm sản và các thiết bị hoạt động cũng như

Trang 22

kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực mới còn nhiều hạn chế Số lượng cán bộchuyên môn được đào tạo về kỹ năng phân tích các mối nguy và xác định cácđiểm kiểm soát tới hạn còn ít và chưa tương xứng với ngành sản xuất và chếbiến nông lâm sản của nước ta Vì vậy mặc dù NAFIQAD đã có những thànhtích đáng kể trong việc quản lý chất lượng nông lâm sản góp phần thúc đẩythương hiệu nông sản Việt được quảng bá rộng hơn nhưng những thành tích nàycòn quá ít ỏi so với tiềm năng của ngành sản xuất, chế biến nông lâm sản.

1.4.4 Kết quả một số hoạt động khác tại NAFIQAD :

NAFIQAD là cơ quan cấp Nhà nước có trạch nhiệm và quyền hạn trongquản lý và kiểm soat chất lượng nông lâm sản và thủy sản Những tổng kết phântích ở trên cho thấy NAFIQAD có vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản

và nông lâm sản Bên cạnh những thành tích từ những hoạt động chínhNAFIQAD còn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao ý thức chất lượngATVSTP, tham gia là cầu nối đàm phán các yêu cầu các nước nhập khẩu khótính giải quyết các rào cản xuất khẩu (TBT SPS ) ngày càng được thắt chặt củathị trường.Ngoài ra NAFIQAD là đơn vị chủ chốt trong quá trình soạn thảo dựthảo luật ATVSTP

+ Kết quả của hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, văn bản qui phạmpháp luật:

Năm 2009 và 2010,Cục Quản lý CL NLTS đã tập trung nguồn lực xâydựng các cơ chế, chính sách, văn bản QPPL để hoàn thiện khung pháp lý vềquản lý chất lượng, VSATTP nông lâm sản và thủy sản, bao gồm: 06 Đề án, 08Thông tư, 04 Chỉ thị, 14 Quyết định

Bên cạnh đó, Cục đã chỉ đạo chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật,bao gồm: 04 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảoVSATTP cơ sởsản xuất, kinh doanh thuỷ sản, 03 Quy chuẩn về VSATTP, 02Tiêu chuẩn quốc giavề nông, lâm sản, 14 TCVN về phương pháp kiểm nghiệm,xét nghiệm

Trang 23

+ Hoạt động công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật

Năm 2009, tổ chức 18 lớp tập huấn, 121 khóa đào tạo, tập huấn nghiệp

vụ về đảm bảo ATTP trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản cho 2650lượt học viên từ các cơ quan trung ương, cơ quan địa phương và doanh nghiệp;

Cục đã phối hợp với các cơ quan truyền thông sản xuất và phát sóng 31phóng sự ngắn, 6 talkshow, 24 phóng sự dài chuyên mục“Từ trang trại đến bànăn” trên kênh truyền hình chuyên sâu về sức khỏe và cuộc sống (O2TV,VTV2)đài truyền hình Việt Nam; 18 chương trình “Sản xuất thực phẩm an toàn” phátthanh trên Đài tiếng nói Việt Nam

+ Hoạt động hợp tác quốc tế và giải quyết rào cản kỹ thuật của thị

trường nhập khẩu

Công tác hợp tác quốc tế và giải quyết các vướng mắc, rào cản kỹ thuật tạithị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản được triển khai tích cực và đạt kết quảtốt, góp phần đảm bảo ổn định xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các thị trườngtruyền thống (EU, Liên bang Nga, Trung Quốc ) và khai thông một số thịtrường mới (Ucraina, Iran, Indonesia, Đài Loan, Niu Zi Lân ):

Đón tiếp và làm việc với 09 đoàn thanh tra của cơ quan thẩm quyền các

nước (EU, Liên bang Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Iran, Canada, Braxin Hội

đàm với Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) về kiểm tra chứngnhận thuỷ sản và nông sản có nguồn gốc thực vật xuất nhập khẩu giữa 2 nước;

Xử lý kịp thời các các thông tin sai lệch về VSATTP thủy sản Việt Nam trênmột số phương tiện thông tin đại chúng ở Italia, Ai Cập, các tiểu vương quốc ẢRập, Hoa Kỳ và các lô hàng bị cảnh báo ở các thị trường nhập khẩu Sau cáchoạt động đồng bộ đã triển khai, Cơ quan thẩm quyền Liên bang Nga (VPSS) đãcho phép thủy sản Việt Nam được nhập khẩu trở lại vào Liên bang Nga từ23/4/2009; Ủy ban Châu Âu đã chính thức chấp thuận và công bố bổ sung 30doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp Việt Nam được phép chế biến thủysản xuất khẩu vào thị trường EU lên 330 từ tháng 8/2009, và có đánh giá tốt về

Trang 24

hệ thống hệ thống kiểm soát của cơ quan thẩm quyền Việt Nam sau đợt thanh,kiểm tra tháng 10/2009

Xây dựng thành công đề án hợp tác xuất khẩu thủy sản sạch với Ucraina,Uzbekistan, tham gia dự án USAID với Hoa Kỳ

Trong nhiều năm qua, Cục Quản lý CL,ATVS&TYTS đã duy trì, mởrộng quan hệ hợp tác với 134 nước và vùng lãnh thổ, hơn 100 cơ quan, tổ chứcquốc gia và quốc tế có liên quan đến công tác kiểm soát an toàn vệ sinh và thú ythủy sản NAFIQAVED đã ký thoả thuận song phương với nhiều nước và vùnglãnh thổ trên thế giới, công nhận kết quả kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm

và dịch bệnh thuỷ sản để tránh kiểm tra 2 lần Các hoạt động hợp tác góp phầnnâng cao uy tín hàng thuỷ sản Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng thuỷsản Việt Nam vào thị trường các nước

Trang 25

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QLCL THEO

ISO 9001 : 2008 TẠI NAFIQAD 2.1 Thực trạng áp dụng HTQLCL theo ISO 9001:2008 tại NAFIQAD 2.1.1 Qúa trình triển khai áp dụng TCVN ISO 9001:2008 tại NAFIQAD

2.1.1.1 Quá trình đến với HTQLCL ISO 9001:2008 tại NAFIQAD

Theo hợp đồng số MOFI/FSPS II-STOFA/2007/2.2.1, dự án xây dựng và

áp dụng TCVN ISO 9001:2000 tại Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh vàThú y thủy sản - NAFIQAVED (nay là Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản

và Thủy sản) và 6 Trung tâm Chất lượng, ATVS&TYTS vùng được thực hiệntrong thời gian 07 tháng, từ tháng 12/2007 đến tháng 07/2008

- Tại Cục: Tháng 01 năm 2008, do có sáp nhập 2 Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Bộ Thủy sản, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú

y thủy sản được đổi tên là Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

và tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới Việc ổn định cơ cấu tổ chức và tập trungnguồn lực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý cũng ảnhhưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai xây dựng áp dụng ISO 9001:2000

Do vậy sau khi xây dựng, ban hành tài liệu, tháng 12/2008 Cục mới tổchức đánh giá nội bộ lần 1 (chậm so với kế hoạch đề ra ban đầu)

Tháng 3/2009: tổ chức đánh giá chứng nhận- Công ty TNHH TUV NORDViệt Nam chứng nhận ISO 9001:2000 cho Cục và đã được cấp giấy chứng nhậnphù hợp TCVN ISO 9001:2000.Hiện nay Cục vẫn đang duy trì hệ thống quản lýchất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 hiệu lực chứng nhận hết 3/2012

Theo Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủNAFIQAD Cục mới bắt đầu xây dựng kế hoạch từ ngày 08/02/2011 Cục đãtriển khai đào tạo, và đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng tài liệu QLCLtheo TCVN ISO 9001:2008 Dự kiến tháng 3/2012 sẽ xây dựng xong và nhậnđược chứng chỉ

Trang 26

2.1.2 Quá trình áp dụng HTQLCL theo ISO 9001:2008 tại NAFIQAD

2.1.2.1 Thành lập ban ISO

NAFIQAD quyết định Thành lập Ban triển khai áp dụng hệ thống quản lýchất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2008 tháng 2/2008 (gọi tắt làBan triển khai ISO 9001:2008) Ban triển khai ISO gồm :

- Trưởng ban ISO : Cục trưởng

- Phó trưởng ban ISO : 01-Phó cục trưởng

- Chuyên viên ISO : 01

- Các thành viên ban ISO :0 7- là các trưởng phòng đến từ các phòngcủa Cục

Ngay sau quyết định của Cục trưởng về việc triển khai ISO tại NAFIQAD,Cục đã thành lập ban triển khai ISO, điều này cho thấy lãnh đạo Cục rất quyếttâm và chú trọng tới công tác xây dựng và áp dụng HTQLCL theo ISO9001:2008 Cục đã thành lập ban triển khai ISO và đề ra mục tiêu, công việc cụthể và bản phân công xây dựng hệ thống tài liệu ISO 9001:2008 Cục còn phân

rõ nhiệm vụ quyền hạn của các thành viên trong ban triển khai ISO9001:2008,trách nhiệm và quyền hạn các thành viên ban triển khai ISO

Hệ thống tài liệu chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đòi hỏi nhiềuquy trình thủ tục phải được văn bản hóa, hơn nữa Cục là cơ quan quản lý cấpNhà nước về chất lượng nông lâm sản và thủy sản, vì vậy các trong tài liệu củaCục sẽ có thêm nhiều quy trình thủ tục đặc thù với chuyên ngành và chức năngnhiệm vụ của Cục Cục nên bổ sung thêm số lượng chuyên viên ISO để quátrình xây dựng tài liệu và soát xét tài liệu được triển khai nhanh hơn, giảm độchễ trong các khâu công việc khi phải chờ đợi chuyên viên ISO đánh giá nhậnxét các từng thủ tục các phòng xây dựng Đồng thời giẩm thiểu sự chồng chéogiữa các bước công việc khi xây dựng hệ thống tài liệu chất lượng

Trang 27

2.1.2.2 Kế hoạch xây dựng và áp dụng ISO 9001:2008 tại NAFIQAD

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 quy định các yêu cầu cơ bản đối với một hệthống quản lý chất lượng mà một tổ chức phải đáp ứng để chứng tỏ năng lựccung cấp sản phẩm/ dịch vụ một cách ổn định nhằm tăng cường sự thỏa mãn củakhách hàng và đáp ứng các yêu cầu luật định và chế định liên quan.Nguyên tắc

của ISO là “ làm đúng ” ngay từ đầu, “ kiểm soát ” chặt chẽ từng công việc của

quá trình…thay vì kiểm tra sau sản xuất

Cục đã triển khai áp dụng ISO từ tháng 8/2011, đến nay Cục chưa có bản

kế hoạch cụ thể quy định thời gian triển khai từng bước Kế hoạch triển khaiISO của Cục mới chỉ dừng ở bước phân công xây dựng hệ thống tài liệu ISO9001:2008 nhưng bản phân công không chỉ rõ thời gian phải hoàn thành chomỗi loại tài liệu các phòng đảm nhiệm (bảng phân công xây dựng hệ thống tàiliệu ISO 9001: 2008 của Cục đính kèm phụ lục ) Điều đó dẫn đến sự chậm chễ

và thiếu khoa học trong triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008tại Cục Việc xây dựng hệ thống tài liệu chiếm tỷ lệ thời gian nhiều nhất trongquá trình áp dụng HTQLCL ISO 9001:2008 vì vậy lãnh đạo cấp cao nhất cần cómột kế hoạch chi tiết cụ thể quy định các bước công việc và thời gian thực hiện,thời gian hoàn thành tới toàn bộ CBCC của Cục

2.1.2.3 Qúa trình đào tạo về ISO 9001:2008 tại NAFIQAD

Để có làm tốt một thì trước hết phải hiểu nội dung công việc ISO9001:2008 là hệ thống các yêu cầu về quản lý chất lượng Việc áp dụng ISO phụthuộc nhiều yếu tố song con người là yếu tố chủ đạo quyết định sự thành công

Để xây dựng và áp dụng thành công hệ thông ISO thì trước hết cần có sự nhậnthức và am hiểu về ISO 9001:2008 từ phía ban lãnh đạo, chuyên viên ban ISOcác thành viên trong ban triển khai ISO và tất cả các nhân viên trong toàn tổchức Lãnh đạo Cục chú trọng tới hoạt động đào tạo nhận thức về ISO9001:2008 khi triển khai ISO, sau khi thành lập ban triển khai ISO, Cục đã tổ

Trang 28

chức đào tạo nhận thức về ISO 9001:2008 với hình thức đào tạo mời chuyên gia

về tổ chức hội thảo

Cục không thuê tư vấn bên ngoài trong quá trình xây dựng hệ thống quản

lý chất lượng ISO 9001:2008 Đây có thể là một khó khăn của Cục khi triển khaiISO mà không có tư vấn bên ngoài Cục chỉ đào tào nhận thức về ISO qua hộithảo chuyên gia thời gian 2 ngày các thành viên và chuyên viên ban triển khaiISO khó có thể hiểu hết từng yêu cầu và sự cần thiết các quy trình thủ tục theotiêu chuẩn ISO Đặc biệt hoạt động đnáh giá nội bộ khi áp dụng ISO đòi hỏi sựhiểu biết sâu về ISO mới có thể phát hiện các công việc không phù hợp trongtừng quy trình

2.2 Thực trạng công tác xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo các yêu cầu của ISO 9001:2008 tại NAFIQAD

Cục triền khai áp dụng ISO 9001:2008 từ 08/02/2011 sau gần 9 tháng triểnkhai Cục đã hoàn thành hệ thống tài liệu và đang trong quá áp dụng hệ thốngquản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 tại Cục, Cục dự định sẽ tiến hành đánhgiá nội bộ lần 1 vào tháng 01/2012 sau hơn 1 tháng áp dụng HTQLCL ISO9001:2008

2.2.1 Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng

2.2.1.1 Chính sách chất lượng

Lãnh đạo Cục đã thông qua chính sách chất lượng ngày 8/8/2011

 Xây dựng, áp dụng, duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản

lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008,

 Liên tục cải tiến phương pháp làm việc, phương thức quản lý, điềuhành đối với các phòng và cán bộ nhân viên của Cục,

 Thực hiện tốt nếp sông văn hoá công sở tại cơ quan Cục và các đơn

vị trực thuộc,

 Đảm bảo tính công bằng, dân chủ và minh bạch trong các hoạtđộng của Cục,

Trang 29

 Đảm bảo các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng được truyềnđạt, nhận thức và thực hiện đầy đủ bởi tất cả cán bộ nhân viên trong cơ quanCục.

Chính sách chất lượng của Cục đề ra còn chung chung chưa thể hiện camkết của lãnh đạo cấp cao và quyết tâm xây dựng duy trì HTQLCL theo ISO9001:2008

Trong chính sách chất lượng Cục nên thể hiện rõ hơn quyết tâm xây dựngduy trì hệ thống ISO 9001:2008 tại Cục, tạo động lực quyết tâm triển khai ISOtrong toàn Cục như đưa thêm phần cam kết của lãnh đạo cấp cao vào chính sáchchất lượng

 Chính sách chất lượng được thiết lập để làm cơ sở cho việc thiết lập vàxem xét các mục tiêu chất lượng

 Lãnh đạo Cục đảm bảo năng lực và kỹ năng cần thiết cho cán bộtrong việc thực hiện thông qua công tác đào tạo huấn luyện

 Lãnh đạo Cục cam kết ưu tiên dành mọi nguồn lực trong việc thựchiện, duy trì và cải tiến thường xuyên hiệu lực hệ thống quản trị chất lượng phùhợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008

 Lãnh đạo Cục đảm bảo chính sách chất lượng được xem xét để luônthích hợp và được truyền đạt trong tổ chức để mọi thành viên hiểu rõ, thực hiện,duy trì nội dung chính sách này

2.2.1.2 Mục tiêu chất lượng :

Nhằm đảm bảo thực hiện các chính sách của Cục và các nhiệm vụ đượcgiao, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản lãnh đạo Cục đã phêduyệt mục tiêu chất lượng,bao gồm các mục tiêu:

 Nâng cao chất lượng công tác, phấn đấu hoàn thành đúng hạn 90%các nhiệm vụ Bộ giao

 Giải quyết đúng hạn 100% các thủ tục hành chính thuộc thẩmquyền thụ lý của Cục

Ngày đăng: 24/07/2013, 09:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 :  Cơ cấu tổ chức tại NAFIQAD - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001 : 2008 TẠI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN ( NAFIQAD )
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức tại NAFIQAD (Trang 4)
Bảng 1.2 : Thống kê số lô hàng bị cảnh báo năm 2008-2009 - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001 : 2008 TẠI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN ( NAFIQAD )
Bảng 1.2 Thống kê số lô hàng bị cảnh báo năm 2008-2009 (Trang 12)
Bảng 1.4 :Kết quả kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch NT2MV - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001 : 2008 TẠI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN ( NAFIQAD )
Bảng 1.4 Kết quả kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch NT2MV (Trang 16)
Bảng 1.5: Số liệu xuất khẩu các nhóm hàng nông sản của VN trong 5 - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001 : 2008 TẠI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN ( NAFIQAD )
Bảng 1.5 Số liệu xuất khẩu các nhóm hàng nông sản của VN trong 5 (Trang 21)
Hình 3.1: biểu diễn vai trò của hệ thống tài liệu - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001 : 2008 TẠI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN ( NAFIQAD )
Hình 3.1 biểu diễn vai trò của hệ thống tài liệu (Trang 43)
Hình 3.3 :  Matrix Time -Sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện công việc theo - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001 : 2008 TẠI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN ( NAFIQAD )
Hình 3.3 Matrix Time -Sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện công việc theo (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w