1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

KHÓA LUẬN: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

67 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 3,29 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Giả thuyết nghiên nghiên cứu 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Cấu trúc của đề tài 4 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA. 5 1.1. Khái quát về Trung tâm thông tin – thư viện Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. 5 1.1.1. Khái quát về Trường đại học Nội Vụ Hà Nội và Trung tâm Thông tin – Thư viện trường. 5 1.1.2. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện. 12 1.2. Phần mềm nguồn mở và phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở KOHA 14 1.2.1. Khái niệm về phần mềm nguồn mở 14 1.2.2. Một số phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở 18 1.2.3 Phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha 21 1.2.3.1 Giới thiệu chung. 21 1.2.3.2 Đặc trưng hệ thống của Koha và các yêu cầu về kĩ thuật. 23 1.2.3.3 Hệ thống các chức năng quản trị của koha (modules) 24 Chương 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI. 26 2.1. Cài đặt và vận hành. 26 2.1.1. Hạ tầng phần cứng. 26 2.1.2. Hạ tầng phần mềm. 27 2.2. Tuỳ biến ứng dụng phần mềm đối với cán bộ thư viện. 28 2.2.1. Việt hóa giao diện đối với cán bộ thư viện 28 2.2. 2 Các modules sử dụng cho cán bộ thư viện tại Trung tâm 29 2.2.2.1 Module biên mục. 29 2.2.2.2 Phân quyền đối với cán bộ thư viện. 32 2.3. Ứng dụng cho bạn đọc 34 2.3.1. Tra cứu OPAC 34 2.3.2. Giá sách ảo (giá sách điện tử) 37 2.3.3. Đề xuất bổ sung online 38 2.4. Một số Module đang trong quá trình nghiên cứu ứng dụng. 40 2.5 Đánh giá, nhận xét 40 2.5.1. Ưu điểm. 40 2.5.2. Nhược điểm. 41 Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 43 3.1. Đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị. 43 3.2. Cập nhật và phát triển ứng dụng phần mềm Koha phù hợp với nhu cầu sử dụng. 44 3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thư viện phối hợp đào tạo người dùng tin. 45 3.3.1.Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 45 3.3.2. Đào tạo, hướng dẫn người dùng tin. 48 3.4. Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa các thư viện ứng dụng Koha. 49 KẾT LUẬN 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC

Trang 1

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Khóa luận tốt nghiệp ngành : KHOA HỌC THƯ VIỆN

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng Khoá luận tốt nghiệp này là sản phẩm nghiên cứucủa em.Trong quá trình thực hiện đã nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ từ Giảngviên hướng dẫn, Ths Phạm Quang Quyền Các nội dung nghiên cứu và kết quảcủa đề tài này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứcông trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụcho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau cóghi trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét,đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng đượcthể hiện trong phần tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào

em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban Giám Hiệu nhà trường và Giảngviên hướng dẫn

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017

Sinh viên thực hiện

Đoàn Đức Thành

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô Khoa Văn hoáThông tin và Xã hội, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, đã truyền đạt và chỉ dạycho em những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học vừa qua Đặc biệt, em xinbày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến Ths Phạm Quang Quyền, Giámđốc Trung tâm TTTV trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, người thầy đã tận tìnhhướng dẫn, định hướng khoa học và luôn động viên giúp đỡ em hoàn thành khóaluận tốt nghiệp này

Do kiến thức của bản thân còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện vàtrình bày đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến, chỉ bảo của quý thầy cô để giúp em hoàn thiện đề tài tốt hơn

Em xin chân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017

Sinh viên thực hiện

Đoàn Đức Thành

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Giả thuyết nghiên nghiên cứu 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của đề tài 4

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA 5

1.1 Khái quát về Trung tâm thông tin – thư viện Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội 5

1.1.1 Khái quát về Trường đại học Nội Vụ Hà Nội và Trung tâm Thông tin – Thư viện trường 5

1.1.2 Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện 12

1.2 Phần mềm nguồn mở và phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở KOHA 14

1.2.1 Khái niệm về phần mềm nguồn mở 14

1.2.2 Một số phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở 18

1.2.3 Phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha 21

1.2.3.1 Giới thiệu chung 21

1.2.3.2 Đặc trưng hệ thống của Koha và các yêu cầu về kĩ thuật 23

1.2.3.3 Hệ thống các chức năng quản trị của koha (modules) 24

Chương 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN- THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 26

Trang 5

2.1 Cài đặt và vận hành 26

2.1.1 Hạ tầng phần cứng 26

2.1.2 Hạ tầng phần mềm 27

2.2 Tuỳ biến ứng dụng phần mềm đối với cán bộ thư viện 28

2.2.1 Việt hóa giao diện đối với cán bộ thư viện 28

2.2 2 Các modules sử dụng cho cán bộ thư viện tại Trung tâm 29

2.2.2.1 Module biên mục 29

2.2.2.2 Phân quyền đối với cán bộ thư viện 32

2.3 Ứng dụng cho bạn đọc 34

2.3.1 Tra cứu OPAC 34

2.3.2 Giá sách ảo (giá sách điện tử) 37

2.3.3 Đề xuất bổ sung online 38

2.4 Một số Module đang trong quá trình nghiên cứu ứng dụng 40

2.5 Đánh giá, nhận xét 40

2.5.1 Ưu điểm 40

2.5.2 Nhược điểm 41

Chương 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN- THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 43

3.1 Đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị 43

3.2 Cập nhật và phát triển ứng dụng phần mềm Koha phù hợp với nhu cầu sử dụng 44

3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thư viện phối hợp đào tạo người dùng tin 45

3.3.1.Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 45

3.3.2 Đào tạo, hướng dẫn người dùng tin 48

3.4 Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa các thư viện ứng dụng Koha 49

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

CNTT Công nghệ thông tin

TTTV Thông tin thư viện

NLTT Nguồn lực thông tin

ĐHVH Đại học Văn hoá

Open Source Software

ILS Quản trị thư viện tích hợp

Integrated Library System UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốcUnited Nations Educational, Scientific and Cultural

OrganizationHTML Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

HyperText Markup LanguageXHTML Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản Mở rộng

Extensible HyperText Markup Language

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Cơ cấu tổ chức nhân lực Trung tâm Thông tin – thư viện Trường

đại học Nội Vụ Hà Nội

Bảng 2: Bảng thể hiện tài nguyên thông tin là sách giấy của Trung tâm

TTTV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Bảng 3: Bảng so sánh giữa Koha và các hệ Quản trị thư viện tích hợp

nguồn đóng phổ biến hiện nay.

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Trung tâm TTTV trường Đại học Nội vụ Hà

Nội http://truongnoivu.edu.vn/

Hình 2: Máy tính phục vụ tra cứu tại TTTV Đại học

Nội Vụ Hà Nội

Ảnh chụp tại TTTV Đại học Nội Vụ Hà Nội

Hình 4: Giao diện làm việc của Koha đã được Việt

hoá 113.190.240.60:8000

Hình 5: Biên mục theo khung mẫu “Biên mục

nhanh” 113.190.240.60:8000

Hình 6: Tìm kiếm biểu ghi qua giao thức Z39.50 113.190.240.60:8000

Hình 7: Giao diện hoàn với đầy đủ các Module 113.190.240.60:8000

Hình 8: Giao diện đã được hạn chế các Module 113.190.240.60:8000

Hình 9: Giao diện tra cứu OPAC – Trung tâm TTTV

Hình 10: Chức năng tạo giá sách ảo 113.190.240.60:8000

Hình 11: Đề xuất mua online 113.190.240.60:8000

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thời đại phát triển rực rỡ củakhoa học công nghệ và đặc biệt là Công nghệ thông tin đã thâm nhập vào hầuhết các lĩnh vực của đời sống, là một công cụ hữu hiệu góp phần không nhỏ vào

sự phát triển của thế giới

Xã hội càng phát triển nhu cầu cập nhật, khai thác thông tin phục vụ chonghiên cứu, sáng tạo ngày càng cao Để thoả mãn và đáp ứng yêu cầu đang tăngdần cả về chất và lượng của người dùng tin những cơ quan thông tin- thư việnngày nay cần không ngừng đổi mới, hiện đại hoá công tác nghiệp vụ và phươngthức phục vụ truyền thống vốn đã không còn phù hợp Nhận thức rõ được điềunày và để phù hợp với xu hướng của thời đại, các thư viện đã từng bước ứngdụng công nghệ thông tin vào hoạt động của mình

Tại các thư viện Việt Nam, hầu hết đã ứng dụng công nghệ thông tin vàohoạt động quản lý Việc xây dựng các trang web, sử dụng các phần mềm đểquản trị đã góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội đối với công tác thôngtin thư viện Song song với điều này là sự thay đổi trong phương thức phục vụcũng như các loại hình của dịch vụ thư viện Tuy nhiên, sự thay đổi, và ứngdụng các phần mềm thư viện chưa thực sự đồng bộ và diễn ra chậm chạp, thụđộng khiến các thư viện chưa thực sự khai thác và phát huy được sức mạnh tolớn của công nghệ đối với lĩnh vực hoạt động của mình Trên thế giới hiện nay

đã có rất nhiều phần mềm tích hợp quản trị thư viện được phát triển như Virtua(VTLS), Millennium (Innovative Interface), Aleph (Ex Libris) và tại Việt Nam

có thể kể đến như Libol (Tinh Vân), iLib (CMC), Vebrary (Lạc Việt) Tuy nhiêncác phần mềm này cũng đã dần bộc lộ những nhược điểm, hạn chế gây khó khăntrong quá trình sử dụng như giá thành triển khai đắt đỏ, thư viện không chủ độngtrong việc quản trị và bảo trì hệ thống mà bắt buộc phải lệ thuộc và sử dụng cácdịch vụ từ nhà cung cấp

Thực tế hiện nay, không phải cơ quan thư viện nào cũng có điều kiện về

cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, kinh phí để mua và sử dụng các phần mềm thư

Trang 10

viện nguồn đóng Trong bối cảnh đó việc lựa chọn phần mềm thư viện nào phùhợp với chính sách, quy mô, chức năng, nhiệm vụ cũng như khả năng tài chínhcho thư viện thực sự là một bài toán khó đối với các trung tâm thông tin thư việnthế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Và lúc này việc phát triển, ứng dụngphần mềm nguồn mở với tính năng tương tự phần mềm nguồn đóng nhưng lại

có giá thành rẻ hơn, dễ sử dụng và cải tiến và nâng cấp hơn như một lời giải chobài toán này Trên thực tế đã có rất nhiều phần mềm nguồn mở được ứng dụngtại các thư viện Việt Nam như: BiblioteQ, Evergreen, Koha, NewGenLib,OpenBiblio, Dspace, MB, Greenstone .Trong đó nổi bật hơn cả là hệ quản trịthư viện tích hợp mã nguồn mở Koha Phần mềm hiện đang được rất nhiều thưviện trên thế giới và tại Việt Nam sử dụng Khả năng tương thích và phù hợp vớimọi loại hình thư viện của Koha khiến cho phần mềm này được các thư việncông cộng nói chung và thư viện trường đại học nói riêng lựa chọn ứng dụngvào hoạt động nghiệp vụ

Trung tâm TTTV trường đại học Nội vụ Hà Nội là một trong những đơn

vị đi đầu trong triển khai ứng những phần mềm nguồn Koha vào quản lý hoạtđộng Quá trình sử dụng đã cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội trong xây dựng bộmáy tra cứu, nhưng tồn tại song song vẫn còn những khó khăn và hạn chế khiếncho thư viện chưa thể phát huy hết tiềm lực to lớn mà phần mềm này mang lại

Nhận thức được tính cấp thiết này tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “Thực trạng

ứng dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở KOHA tại Trung tâm thông tin - thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội” nhằm đề ra

những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm trong hoạtđộng của trung tâm

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Là một hệ quản trị thư viện tích hợp – Integrated Library System (ILS)

mã nguồn mở đầu tiên trên thế giới, phát triển ban đầu tại New Zealand bởiKatipo Communications Ltd và được triển khai vào tháng Giêng năm 2000 chothư viện Horowhenua Trust Với đầy đủ các chức năng của một hệ quản trị thưviện tích hợp, cùng một số đặc tính nổi bật như dễ dàng thiết kế thay đổi giao

Trang 11

diện OPAC, lọc thông tin chính từ kết quả tìm, thống kê báo cáo đầy đủ hay khảnăng tương tác trực tiếp với bạn đọc phần mềm KoHa được triển khai thànhcông cho hầu hết các loại hình thư viện

Theo librarytechnology.org, đã có trên 1.800 thư viện xác nhận đang sửdụng Koha rải đều các ở tất cả các châu lục trên thế giới Có thể nhắc đến một

số thư viện sử dụng Koha tiêu biểu như Thư viện Trung tâm lưu trữ quốc giaAnh (The National Archive); Thư viện dược hoàng gia của Vương quốc Anh(Royal Pharmesutical Society of Great Britain) Tại Đông Nam Á hiện nay cũng

đã có hơn 100 thư viện triển khai ứng dụng phần mềm này mang lại những kếtquả tích cực trong quản lý hoạt động thư viện Phần mềm hiện nay vẫn đang tiếptục được các lập trình viên , các nhà thư viện nghiên cứu và phát triển

Tại các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ thư viện hàng đầu nước ta cũng đã cócác công trình nghiên cứu, luận văn , luận án về phần mềm koha Như tại Đạihọc khoa học xã hội nhân văn có 01 luận văn thạc sĩ, 01 khoá luận tốt nghiệp vềPMNM Koha Tại đại học Văn Hoá Hà Nội cũng có 1 Luận văn thạc sĩ và 01 đềtài nghiên cứu khoa học về phần mềm này Nhưng tôi khẳng định hiện nay chưa

có một đề tài nghiên cứu hay khoá luận tốt nghiệp nào về chủ đề “Thực trạng

ứng dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở KOHA tại Trung tâm thông tin - thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”

3 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát thực trạng ứng dụng tại Trung tâm thông tin – thưviện Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội để đưa ra đánh giá về những ưu điểm vànhược điểm của phần mềm mã nguồn mở Quản trị thư viện tích hợp Koha qua

đó cũng đề xuất một số giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả khi ứng dụng phầnmềm này trong công tác thư viện

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: phần mềm quản lý thư viện tích hợp nguồn mở

Koha

- Phạm vi nghiên cứu: Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại họcNội Vụ Hà Nội

5 Giả thuyết nghiên nghiên cứu

Khoá luận Nghiên cứu với mục đích tìm hiểu về thực trạng ứng dụng

Trang 12

phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở KOHA tại Trung tâm Thôngtin – Thư viện Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội Qua đó sẽ đánh giá những ưuđiểm, lợi ích đã đạt được cũng như chỉ những khó khăn và hạn chế đang tồn tạinhằm đưa ra những giải pháp khắc phục những điểm hạn chế này góp phần nângcao hiệu quả khi ứng dụng phần mềm Koha trong quản lý thư viện.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu những nội dung cơ bản về phần mềm nguồn mở

- Khảo sát thực trạng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở Quản trị thư việntích hợp Koha tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý thuyết phần mềm nguồn mở, phầnmềm Quản trị thư viện tích hợp Koha khảo sát thực trạng ứng dụng đưa ra đềxuất, những giải pháp thúc đẩy ứng dụng phần mềm nguồn mở trong thời giantới nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp khảo sát thực tế

- Phương pháp phỏng vấn cán bộ thư viện, các chuyên gia công nghệthông tin

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài lời nói đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mụctừ viết tắt, phụ lục đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Nội

vụ Hà Nội và việc ứng dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mởKOHA

Chương 2: Thực trạng ứng dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp

mã nguồn mở KOHA tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Nội

Vụ Hà Nội

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm quản

trị thư viện tích hợp mã nguồn mở KOHA tại Trung tâm Thông tin – Thư việnTrường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI VÀ VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ

THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA.

1.1 Khái quát về Trung tâm thông tin – thư viện Trường Đại học Nội

Vụ Hà Nội.

1.1.1 Khái quát về Trường đại học Nội Vụ Hà Nội và Trung tâm Thông tin – Thư viện trường.

Khái quát về Trường đại học Nội Vụ Hà Nội

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập, trựcthuộc Bộ Nội vụ, được thành lập theo quyết định số 2016/QĐ – TTg ngày14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc

hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng chính: Tổ chứcđào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học và thấp hơntrong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tácquốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệphục vụ phát triển kinh tế - xã hội Hiện tại có 03 cơ sở đào tạo gồm:

Trụ sở chính Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Địa chỉ: số 36 Xuân La, phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Tp.Hà Nội

Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Quảng Nam

Địa chỉ: đường Trần Hưng Đạo, Phường Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn,tỉnh Quảng Nam

Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: số 181 Lê Đức Thọ, Phường 17, quận Gò Vấp, Thành phố HồChí Minh

Nhà trường đào tạo theo 3 hệ: Chính quy, vừa học vừa làm và liên thôngvới các trình độ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp và sau đại học 9 khoa chuyênmôn: Tổ chức và quản lý nhân lực, Hành chính học, Văn thư – Lưu trữ, Quản trị

Trang 14

văn phòng, Văn hóa - Thông tin và Xã hội, Nhà nước và Pháp luật, Khoa họcChính trị, Đào tạo tại chức và bồi dưỡng, Tổ chức xây dựng chính quyền vớicác chuyên ngành đào tạo chính bao gồm: Khoa học thư viện, Quản trị vănphòng, Lưu trữ học, Quản trị nhân lực, Quản lý nhà nước, Quản lý văn hoá.

Tổng số giảng viên, giáo viên cơ hữu là 364 người trong đó có 5 Phó giáo

sư, 42 tiến sĩ, 211 thạc sĩ, 106 học viên đại học

Ngoài ra Trường còn có 199 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có 23 giáo

sư, phó giáo sư,76 tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh, 90 thạc sĩ… đến từ các việnnghiên cứu, các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, một số trường đại học, học viện khác

đã có cam kết tham gia giảng dạy

Với bề dày hơn 40 năm hình thành và phát triển 18/12/2016) Nhà trường đã đạt nhiều thành tích cao:

(18/12/1971 Huân chương Độc lập hạng ba (năm 2011);

- Huân chương Tự do hạng Nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào(năm 1983);

- Huy chương Hữu nghị của Chính phủ nước CHDCND Lào (năm 2007);

- Huân chương Lao động của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam: hạngNhất năm 2006, hạng Nhì năm 2001, hạng Ba năm 1996;

- Bằng khen của Chính phủ năm 2011;

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an;

- Kỷ niệm chương Hùng Vương của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú (năm 1989);

- Nhiều Bằng khen, giấy khen của Thành phố Hà Nội, Trung ương Đoànthanh niên, Liên đoàn Lao động

- Đảng bộ nhà trường đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh, Công đoàn,Đoàn thanh niên vững mạnh toàn diện nhiều năm liền

- Về đào tạo, hơn 40 năm qua, tổng số sinh viên, học sinh các bậc, loạihình đã và đang học tập tại Trường là hơn 45.737 người, trong đó đã đào tạo 71lưu học sinh, thực tập sinh CHDCND Lào

Trang 15

Với sứ mạng mở ra cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục

vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ,đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành nội vụ và cho xã hội trong côngcuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2025 trở thànhtrường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế

Trung tâm Thông tin – thư viện Trường đại học Nội Vụ Hà Nội.

Hình 1: Trung tâm TTTV trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trung tâm Thông tin – thư viện Trường đại học Nội Vụ Hà Nội đượcthành lập ngày 24 tháng 04 năm 2012 theo quyết định số 220/QĐ – ĐHNV củaHiệu trưởng Trường đại học Nội Vụ Hà Nội

Chức năng

Thu thập, bảo quản, quản lý, cung cấp, phổ biến thông tin, tư liệu khoahọc và hỗ trợ khai thác nguồn thông tin cho công chức, viên chức, người họcphục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Trường

Trang 16

 Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong, ngoài nước đáp ứng nhucầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ củaTrường Thu nhận, bảo quản các tài liệu do Trường xuất bản, các công trìnhnghiên cứu khoa học được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khoá luận, luận văn,luận án của công chức, viên chức và người học, chương trình đào tạo, tập bàigiảng, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện và các tàiliệu khác;

 Tổ chức các hoạt động thông tin thư mục, giới thiệu sách mới và cáchoạt động thông tin tư liệu khác đến bạn đọc; hướng dẫn bạn đọc mượn giáotrình, sách, báo và tài liệu tham khảo Tổ chức in ấn các loại sách, giáo trình, tàiliệu tham khảo của Trường;

 Tổ chức các khoá học hướng dẫn sinh viên sử dụng thư viện; phối hợpvới các đơn vị hướng dẫn thực hành nghiệp vụ cho sinh viên chuyên ngành thưviện;

 Quản lý viên chức thuộc Trung tâm Quản lý kho tài liệu, cơ sở hạ tầng

và các tài sản khác của Trung tâm theo quy định;

 Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ: kiểm tra, phân loại, biên mục tàiliệu, làm thư mục… theo quy định về công tác thông tin, thư viện Nghiên cứu,ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, lưu trữ và phục vụ bạnđọc Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm và truy cập thông tin;

 Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu theo quy định của Trường vàquy định của pháp luật; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, giảng dạy và chuyển giaocông nghệ về lĩnh vực cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội về lĩnh vực khoahọc thông tin và thư viện

 Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý, nghiệp vụ,chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin với các Trung tâm Thông tin – Thư việnthuộc các trường đại học trong và ngoài nước Tham gia tổ chức Liên hiệp thưviện các trường đại học, Hiệp hội thông tin - thư viện Việt Nam và các Hiệp hộithư viện quốc tế;

 Tổ chức ngày Hội đọc sách trong Nhà trường và tham gia dự thi ngày

Trang 17

Hội đọc sách quốc gia;

 Thực hiện báo cáo định kỳ tháng và báo cáo đột xuất theo quy định;

 Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công

Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực

Tổ chức nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của bất cứ cơ quan, tổ chức nào trong xã hội Trung tâm Thông tin – thư viện Trường đại học Nội Vụ Hà Nội hiện tại được vận hành bởi các cán bộ Thư viện có chuyên môn và trình độ cao Thể hiện trong bảng sau:

1 Ths Phạm Quang Quyền Giám đốc

2 Ths Nguyễn T Hồng Nhung Giảng viên P Nghiệp vụ

3 Luyện Thị Trang Thư viện viên Phòng báo, tạp chí.

Bảng 1: Cơ cấu tổ chức nhân lực Trung tâm Thông tin – thư viện

Trường đại học Nội Vụ Hà Nội

Cơ sở vật chất, kĩ thuật – tài nguyên thông tin.

Cơ sở vật chất, kĩ thuật

Trụ sở của Trung tâm tọa lạc tại nhà H với kết cấu 5 tầng, tổng diện tích

sử dụng mặt sàn trên 2000m2, đạt những tiêu chuẩn của một thư viện trường đạihọc, cao đẳng, có thể cùng lúc phục vụ từ 500 – 700 người đọc Với các phòngchức năng như sau:

Tầng 2: Phòng Giám đốc; Phòng xử lý nghiệp vụ; Kho sách giáo trình Tầng 3: Phòng đọc báo – tạp chí – tài liệu nội sinh, phòng máy – tin học,

phòng mượn

Tầng 4: Phòng đọc tham khảo tài liệu tiếng Việt và ngoại văn.

Trang 18

Hình 2: Máy tính phục vụ tra cứu tại TTTV Đại học Nội Vụ Hà Nội

Trang thiết bị hỗ trợ quản lý và khai thác Trung tâm Thông tin – Thưviện:

+ Máy khử từ: 01 chiếc;

+ Tủ đựng đồ cá nhân của sinh viên: 05 tủ lớn;

+ Tủ trưng bày tài liệu:02 chiếc;

+ Số lượng chỗ ngồi dành cho bạn đọc: 218

Tài nguyên thông tin.

Trang 19

Nguồn lực thông tin là một sản phẩm trí tuệ, là sản phẩm lao động có

khoa học, kiến thức suy nghĩ, sáng tạo của con người phản ánh những kiến thứcđược kiểm soát và được ghi lại dưới dạng vật chất nào đó

Vốn tài liệu là một trong những yếu tố cấu thành thư viện, vì vậy nóđóng một vai trò quan trọng không thể tách rời đối với thư viện Tài liệu cótrong Trung tâm Thông tin thư viện hiện nay bao gồm tài liệu in truyền thống vàtài liệu điện tử được chia sẻ trên mạng Internet

Hình 3: Bạn đọc sử dụng tài liệu tại phòng Báo, tạp chí, tài liệu nội sinh

TTTV Đại học Nội Vụ Hà Nội

Tài liệu truyền thống bao gồm báo, sách, tạp chí, tài liệu nội sinh ( báocáo, luận án, luận văn ) với ngôn ngữ chủ yếu là tài liệu tiếng Việt, tài liệu ngoạivăn rất ít chỉ có 821 quyển sách tham khảo ngoại văn Chủ đề chủ yếu về vănhoá xã hội, các tài liệu chuyên ngành nội vụ như : văn thư – lưu trữ, thư viện,quản lý nhân lực… Với 98% tài liệu của Trung tâm Thông tin Thư viện là tàiliệu truyền thống bằng giấy Tài liệu điện tử như: CD ROM, VCD rất ít, chủ yếu

là đi kèm theo sách được bổ sung

Trang 20

Số liệu thống kê tính đến hết tháng 04 năm 2017 của Trung tâm Thôngtin – Thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vốn tài liệu được thể hiện qua bảng sau:

Stt Loại tài liệu

Số tên tài liệu

8. Đề tài nghiên cứu

Bảng 2: Bảng thể hiện tài nguyên thông tin là sách giấy của Trung tâm

TTTV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Ngoài ra Trung tâm đã triển khai xây dựng CSDL thư mục và quản trị

sưu tập số thông qua Koha và Dspace với số lượng như sau:

CSDL toàn văn Dspace Hơn 30.000 trang tài liệu

1.1.2 Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện Trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, Trung tâm Thông tin –

Thư viện trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã không ngừng nghiên cứu, tìm kiếmgiải pháp để phát triển Lãnh đạo Trung tâm Thông tin – Thư viện đã đặt ra mụctiêu và tìm kiếm giải pháp để xây dựng triển khai ứng dụng CNTT vào công tácnghiệp vụ thư viện cũng như phục vụ bạn đọc, với những mục tiêu và hướng đimạnh dạn cùng với phương châm để đặt ra mục tiêu phấn đấu, đó là: “ CácTrung tâm Thông tin – Thư viện nào có những dịch vụ gì, thì Trung tâm Thông

Trang 21

tin – Thư viện chúng tôi sẽ có dịch vụ đó ” Qua việc phát triển của hoạt độngThông tin – Thư viện các trường Đại học trong nước, khu vực và Quốc tế quahơn 1 thập niên về vấn đề phát triển các dịch vụ của Thư viện điện tử, thư viện

đã lựa chọn theo hướng triển khai nhiều giải pháp: mã nguồn đóng, mã nguồn

mở và ưu tiên theo hướng phát triển mã nguồn mở theo tinh thần của Bộ Thôngtin và Truyền thông và Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời trên tinh thần là chủđộng quản trị và phát triển nguồn lực thông tin điện tử (không thuê bất cứ dịch

vụ lưu trữ dữ liệu online nào khác của các nhà cung cấp dịch vụ)

Trong thời gian tháng 6 năm 2008, Trung tâm đã triển khai tạo cấu trúccác CSDL thư mục để quản lý các tài liệu hiện có của Trung tâm trên phần mềmCDS/ISIS for Windows do UNESCO cung cấp

Từ năm 2009, Trung tâm đã bắt đầu sử dụng phần mềm ISIS FOR DOStrong hoạt động nghiệp vụ thư viện

Đến năm 2013, Trung tâm Thông tin – Thư viện sử dụng phần mềmKOHA và Dspace

Các phần mềm thư viện nguồn mở như Koha, Dspace thuận tiện trongviệc trao đổi, nâng cấp phiên bản mới, sang hệ thống khác vì toàn bộ cấu trúcchương trình được triển khai dựa trên các tiêu chuẩn Quốc tế về ngành và tiêuchuẩn về công nghệ Hiện nay thư viện cung cấp 3 dịch vụ chính:

1 Dịch vụ tra cứu thông tin thư mục (Sử dụng KOHA phiên bản 3.16.04)

2 Dịch vụ tra cứu thông tin toàn văn (Sử dụng Dspace phiên bản 4.2)

3 Dịch vụ chia sẻ dữ liệu theo mô hình mạng ngang hàng (Sử dụngweezo phiên bản 4.3)

Các phần mềm nguồn mở được triển khai cài đặt trên nền tảng hệ điềuhành Ubuntu Thư viện cũng được đầu tư một Server HP Proliant S3 và 02 máytính HP chạy ứng dụng thực nghiệm hai phần mềm KOHA và Dspace

1.2 Phần mềm nguồn mở và phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở KOHA

1.2.1 Khái niệm về phần mềm nguồn mở

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, phần mềm

Trang 22

nguồn mở (hay mã nguồn mở - Open source) đang dần trở thành xu hướng và làmột trong những hướng đi của tương lai Ngoài những lợi ích về vấn đề bảo mậthay giảm thiểu đáng kể các chi phí về bản quyền, nâng cấp, phần mềm nguồn

mở còn có tác động làm giảm sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp khi cho phép tự

do can thiệp, cải tiến sao cho phù hợp với nhu cầu của người sử dụng Điều này

có ý nghĩa hết sức quan trọng, và là một giải pháp tối ưu cho các cơ quan, tổchức trong quản lý hoạt động của mình Vậy phần mềm, mã nguồn hay phầnmềm nguồn mở (hay mã nguồn mở - Open source ) là gì?

Một điều tất yếu làm nên hiểu quả của các ứng dụng tin học là các phầnmềm, đó là các chương trình máy tính được các nhà lập trình viết ra dành chongười sử dụng trong giải quyết một số tác vụ cụ thể trên máy tính điện tử Trướcđây, người ta phải làm việc trực tiếp với mã nhị phân (0;1) hay còn gọi là ngônngữ máy (Machine language) Tuy nhiên, công việc này vô cùng khó khăn vàthời gian, hơn nữa nó còn dễ mắc phải những lỗi lập trình Nhằm giải quyết vấn

đề này, năm 1950 các nhà khoa học đã xây dựng ngôn ngữ lập trình(Programming Language) với hệ thống câu lệnh gần với ngôn ngữ tự nhiên.Hiện nay đang rất phổ biến các ngôn ngữ lập trình bậc cao như Pascal,C,C++,Basic,Java,Perl,Foxpro…, các ngôn ngữ này sẽ được dịch ra ngôn ngữ máykhi chạy chương trình Một chương trình máy tính được viết bằng một ngôn ngữlập trình thì những chỉ thị hay câu lệnh trong nó chính là mã nguồn của chươngtrình ấy

Phần mềm nguồn mở (Open source - OS) là loại phần mềm với mãnguồn được công khai và sử dụng một giấy phép nguồn mở Giấy phép này chophép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, phân phốiphần mềm ở dạng thức phù hợp với yêu cầu của người sử dụng Mang đặc tính

là một phần mềm tự do.Tuy nhiên một sản phẩm phần mềm nguồn mở thường

sẽ được nhà cung cấp giới hạn việc sử dụng và phân phối sản phẩm đó Trongmột số trường hợp nhà cung cấp có quyền yêu cầu người sử dụng trả một số chiphí về các dịch vụ bảo trì, nâng cấp, hay tập huấn sử dụng…đây là những dịch

vụ phục vụ người sử dụng, nhưng không được bán phần mềm nguồn mở vì nó là

Trang 23

sản phẩm trí tuệ chung, không phải tài sản riêng của nhà cung cấp nào Hệ điềuhành Linux là phần mềm nguồn mở đầu tiên trên thế giới được thiết kế bởiLinus Torvald Miễn phí và đặc tính ổn định, bảo mật hiện nay Linux đang đượcđông đảo các nhà lập trình phát triển, mang lại hiệu suất cao trong công việc.Thế giới còn biết đến một chuyên gia hang đầu về lĩnh vực phần mềm nguồn mởhiện nay với biệt danh “Người cộng sản của xã hội phần mềm”, RichardStallman, cha đẻ của dự án GNU(General Public License) Ông đã từng xác địnhbốn loại tự do của phần mềm nguồn mở được hỗ trợ cấp phép đó là:

 Tự do chạy chương trình với bất cứ mục đích nào

 Tự do chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu của mình

 Tự do tái phân phối bản sao để giúp người khác sử dụng

 Tự do phát triển chương trình và bán rộng rãi phần phát triển đó nhằmmang đến lợi ích chung cho cộng đồng

Trong lĩnh vực phần mềm, chúng ta có thể kể đến một số những giấy phépđược cấp cho phần mềm nguồn mở khá phổ biến hiện nay như:

 Creative Commons

 Berkley System Distribution (BSD) License, Apache Software License

 MIT License, NCSA License

 GNU General Public License (GLP)

 Mozilla Public License (MPL), Netscape Public License (NPL)

Cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, phần mềm nguồn mởđang dần thay đổi diện mạo của ngành thông tin nói riêng và thế giới nói chung

Phần mềm nguồn mở trong thời điểm hiện tại hứa hẹn sẽ thay đổi diệnmạo của ngành công nghệ thông tin, vậy so với phần mềm nguồn đóng (thươngmại) có những ưu điểm gì nổi bật và những mặt còn hạn chế cần khắc phục làgì?

Trang 24

Phần mềm nguồn đóng (Close source) là phần mềm mà mã

nguồn không được công bố Muốn sử dụng phần mềm nguồn đóng chỉ có mộtcách duy nhất là mua lại bản quyền sử dụng từ các nhà phân phối chính thức củahãng Giá thành để triển khai sử dụng trong thực tế của các phần mềm thươngmại cũng là trở ngại lớn vì có thể lên đến hàng trăm triệu Các hình thức tự dosao chép và sử dụng phần mềm nguồn đóng bị xem như là không hợp pháp

Thông thường phần mềm nguồn đóng thường là sở hữu độc quyền Đóng(mã hóa) mã nguồn là một phương thức để bảo vệ bí mật của các phần mềmnguồn đóng

Với những đặc điểm riêng biệt của hai loại phần mềm nguồn đóng vànguồn mở chúng ta có thể rút ra được những so sánh về ưu nhược điểm củachúng thông qua các tiêu chí sau:

Chi phí

Phần mềm thương mại (nguồn đóng) được thiết kế và cung cấp độc quyềnbởi một công ty phần mềm Sử dụng giấy phép EULA cấm người sử dụng phânphối và sửa đổi mã nguồn Thực chất, người sử dụng không hề được cung cấp

mã nguồn của phần mềm và phải chi trả một khoản chi phí khá cao để mua phầnmềm cũng như cài đặt Trong quá trình sử dụng để có thể tối ưu hoá hiệu suấtlàm việc hay muốn cải tiến phần mềm nhằm tương thích với nhu cầu khách quancủa đơn vị, lúc này buộc phải sử dụng các dịch vụ tính phí của nhà cung cấp.Chính vì lý do này khiến chi phí sử dụng phần mềm nguồn đóng khá cao

Khác với phần mềm nguồn đóng (thương mại), phần mềm nguồn mởthường được miễn phí hoặc có phí hỗ trợ thấp hơn một phần mềm bản quyềncùng loại người sử dụng phải chi trả một khoản chi phí để mua bản quyền cũngnhư sự hỗ trợ về mặt kĩ thuật khi bảo trì hệ thống Phần mềm nguồn mở đượccung cấp dưới dạng mã nguồn và dowload tự do từ internet Người sử dụng sẽtiết kiệm được khoản chi phí đang kể trong đầu tư, vận hành hệ thống cũng như

có quyền được an tâm khi phát triển phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu củanghiệp vụ Không những vậy các phần mềm nguồn mở còn được hoàn toànmiễn phí các bản nâng câp trong suốt vòng đời sử dụng Đây có lẽ là giải pháp

Trang 25

tối ưu nhất cho những cá nhân, tổ chức có nguồn tài chính hạn hẹp.

Triển khai nhanh

Được thiết kế với dạng “mì ăn liền” phần mềm nguồn đóng tưởng chừngnhư đã thắng thế trong trong triển khai hệ thống và cài đặt nhưng thực chất nólại khá lúng túng khi không phải module nào cũng phù hợp với nhu cầu củakhách hàng Khi người dùng phát sinh nhu cầu, lúc này nhà cung cấp mới bắtđầu nghiên cứu tiếp để thay đổi Điều này cũng làm mất thời gian của cả kháchhàng và nhà cung cấp

Với phần mềm nguồn mở thì lại khác, khách hàng không cần chờ vài năm

để triển khai một giải pháp Người dùng sau khi nghiên cứu kĩ lưỡng những yêucầu khách quan của tổ chức hoàn toàn có thể áp dụng những tuỳ biến có sẵn hayphát triển những module mới tương thích, phù hợp nhất với yêu cầu sử dụng Kể

cả trong quá trình phát sinh những yêu cầu mới hay những sự cố hệ thống thìviệc thay đổi và khắc phục cũng sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng, độclập

Tính bảo mật – an toàn

Đối với một số người trong đó có cả các chuyên gia về công nghệ thôngtin vẫn tồn tại một quan điểm sai lầm rằng nguồn mở không an toàn như nguồnđóng, nhưng thực chất lại hoàn toàn ngược lại Mã nguồn được công khai vớingười sử dụng sẽ giúp cho lập trình viên nhanh chóng phát hiện ra những lỗhổng và kịp thời khắc phục trước khi bị tin tặc lợi dụng Đa số các lỗi này sẽđược tìm thấy trong quá trình bảo trì định kì với sự kiểm soát hoàn toàn chủđộng

Các hệ thống phần mềm nguồn mở chủ yếu dựa trên mô hình của Unixvới nhiều người cùng sử dụng một máy chủ chính điều này đã khiến nó phải cómột cấu trúc hệ thống bảo mật tối ưu nhằm tránh sự đột nhập vào máy chủ vàđánh cắp dữ liệu Cho đến thời điểm hiện tại có rất ít vụ tấn công được thực hiệnvới phần mềm mã nguồn mở

Hạn chế sự lệ thuộc nhà cung cấp

Như đã trình bày ở các phần trên, phần mềm mã nguồn mở cho phép sự tự

Trang 26

do tuỳ biến sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của người sử dụng thậm chí khôngphải cần tới bất kì một giấy phép hay sự hỗ trợ nào từ các nhà cung cấp Trongmột vài trường hợp người dùng cần tới sự hỗ trợ cũng không nhất thiết phải sửdụng đến các dịch vụ của nhà cung cấp mà có thể thuê những kĩ thuật viên tự dovới chi phí thấp hơn, chủ động hơn Điều này không thể thực hiện đối với phầnmềm nguồn đóng (thương mại) nơi mà khách hàng sẽ bị nhà cung cấp độcquyền trói buộc vào những dịch vụ bảo trì, nâng cấp với chi phí cao.

1.2.2 Một số phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở OpenBiblio

Openbiblio là một phần mềm đơn giản dùng giao diện web để thực hiện

tự động hóa thư viện Phần mềm được viết bằng ngôn ngữ PHP và được thiết kếcho các thư viện nhỏ với nguồn lực ít hơn 50.000 tên tài liệu

Openbiblio chứa các module cơ bản cho OPAC, lưu thông, biên mục,quản lý và báo cáo từ cơ sở dữ liệu Hệ thống này rất thích hợp cho các thư viện

và các tổ chức có những hạn chế về tài chính, kỹ thuật và nhân lực khi thực hiệncác phần mềm có phí hoặc thực hiện các phần mềm nguồn mở khác như Kohahoặc Evergreen

Trang 27

NewGenLib là một hệ thống quản lý thư viện tích hợp được phát triển bởiVerus Solutions Pvt Ltd Tên miền được cung cấp bởi Kesavan Institute ofInformation and Knowledge Management ở Hyderabad, Ấn Độ NewGenLibphiên bản 1.0 đã được phát hành vào tháng 3 năm 2005 Ngày 9 tháng 1 năm

2008, NewGenLib được tuyên bố là Phần mềm nguồn mở theo hệ thống giấyphép GNU GPL Phiên bản mới nhất hiện nay của NewGenLib là 3.1.1 đượcphát hành vào ngày 16 tháng 4 năm 2015

Các module chức năng của NewGenLib dựa trên giao diện web và sửdụng công nghệ Java Web Start ™ như : Bổ sung, Xử lý Kỹ thuật, Quản lý xuấtbản, Lưu thông, Quản trị, Báo cáo MIS, lập lịch làm việc hàng ngày,OPAC

Có thể mở rộng, quản lý và hiệu quả

Hệ điều hành độc lập, tương thích với Windows và Linux

Cho phép tìm kiếm qua z39.50

Hỗ trợ mức bảo mật đa người dùng và nhiều cấp độ

Cho phép đính kèm kỹ thuật số vào siêu dữ liệu

Phần mềm được nhiều thư viện trên khắp thế giới (chủ yếu từ các nướcđang phát triển) lựa chọn sử dụng làm hệ thống quản lý thư viện tích hợp Giốngnhư các phần mềm mã nguồn mở khác, NewGenLib cũng có cả một diễn đànthảo luận dành cho các lập trình viên, các nhà phát triển thư viện trên toàn cầu

Trang 28

Evergreen là một Hệ thống Thư viện Tích hợp nguồn mở (ILS), ban đầuđược phát triển bởi Dịch vụ Thư viện Công cộng Georgia cho Mạng Thông tinCông cộng cho Dịch vụ Điện tử (PINES), một tổ chức chia sẻ tài nguyên toànquốc với hơn 270 thư viện thành viên

Ngoài PINES, Evergreen ILS được triển khai trên toàn thế giới tronghàng trăm thư viện và được sử dụng để cung cấp cho một số danh mục liên kếttrên toàn tiểu bang

Trong năm 2007, nhóm phát triển Evergreen ban đầu đã thành lập mộtcông ty thương mại về phần mềm Equinox Software cung cấp hỗ trợ, phát triển,

di chuyển, đào tạo và tư vấn cho Evergreen Đến năm 2014, một số công ty vànhóm cũng cung cấp hỗ trợ và các dịch vụ liên quan cho Evergreen

Phần mềm Evergreen được đánh giá là ổn định, mạnh mẽ, linh hoạt, antoàn và thân thiện với người sử dụng

Các tính năng của Evergreen bao gồm:Lưu thông, Lập danh mục, OPAC,

Bổ sung, Báo cáo thống kê

Một số ưu điểm:

Hỗ trợ SIP 2.0: Tương tác với phần mềm quản lý máy tính, tự kiểm tramáy và các ứng dụng khác

Tìm kiếm qua các máy chủ URL và Z39.50

Evergreen cũng có tính năng Open Scalable Request Framework(OpenSRF), kiến trúc dịch vụ được phân cấp, cho phép các nhà phát triển tạo racác ứng dụng cho Evergreen với kiến thức tối thiểu về cấu trúc của nó

OpenBiblio, NewGenLib, Evergreen đều là những phần mềm quản lý thưviện tích hợp mã nguồn mở được sử dụng phổ biến trên thế giới Tuy nhiênchúng lại khá mới mẻ với các thư viện Việt Nam Các thư viện và các nhà phát

Trang 29

triển quan tâm tới ứng dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mởhiện nay chủ yếu hướng sự quan tâm về phía KOHA Phần mềm KOHA có đầy

đủ tính năng của một ILS hiện đại, phù hợp với mọi loại hình thư viện như thưviện trường học, thư viện công cộng, thư viện các viện nghiên cứu, Tại ViệtNam Koha được hỗ trợ bởi công ty D&L và có cả một diễn đàn thảo luận Phầnmềm cũng được Việt hoá và thường xuyên ra mắt các bản nâng cấp nhằm phùhợp với các thư viện nước ta, làm cho phần mềm này dễ sử dụng hơn Rất nhiềuthư viện đã triển khai sử dụng phần mềm này trong quản lý hoạt động của mình

và mang lại những hiệu quả nhất định trong quá trình hiện đại hoá các công tácnghiệp vụ của thư viện Góp phần thay đổi nhận thức của xã hội đối với thưviện

1.2.3 Phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha

1.2.3.1 Giới thiệu chung.

Koha là Hệ quản trị thư viện tích hợp – Integrated Library System (ILS)

mã nguồn mở đầu tiên trên thế giới, phát triển ban đầu tại New Zealand bởiKatipo Communications Ltd và được triển khai vào tháng Giêng năm 2000 chothư viện Horowhenua Trust Koha hiện nay được phát triển bởi cộng đồngnhững người làm công nghệ thông tin và thư viện trên toàn thế giới, vì vậy cáctính năng của Koha liên tục hoàn thiện và phát triển mở rộng để đáp ứng nhucầu của người dùng Koha có đầy đủ tính năng của một ILS hiện đại, phù hợpvới mọi loại hình thư viện như thư viện trường học, thư viện công cộng, thư việncác viện nghiên cứu, và được quản trị bởi hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQLnên về mặt lưu trữ và xử lý dữ liệu không thua kém bất kỳ một hệ quản trị cơ sở

dữ liệu nào khác như MSSQL, Oracle hay Postgres Koha sử dụng kiểu thiết kế

cơ sở dữ liệu kép, nghĩa là dùng công nghệ thiết kế của hai kiểu cơ sở dữ liệutiêu chuẩn (Kiểu văn bản và kiểu cơ sở dữ liệu quan hệ RDBMS - RelationalDatabase Management System) Đặc tính thiết kế này bảo đảm rằng Koha sẵnsàng thích ứng với số lượng lớn các truy cập của bất kỳ thư viện nào và không

có vấn đề gì về lưu trữ đối với những thư viện có số lượng tài liệu lớn cũng nhưnhiều loại hình tài liệu khác nhau

Trang 30

Về mặt nghiệp vụ, Koha được xây dựng dựa trên các chuẩn chung của hệthống thư viện thế giới và sử dụng giao diện web nên đảm bảo khả năng tươngtác, tương thích giữa Koha và các hệ thống khác một cách dễ dàng Koha baogồm các phân hệ OPAC, Lưu thông, Biên mục, Bổ sung, Ấn phẩm định kỳ, Bạnđọc, Thiết lập hệ thống, các mối quan hệ chi nhánh và đặc biệt chức năng thống

kê, báo cáo hết sức mềm dẻo, tùy biến dễ dàng đã đưa Koha trở thành Hệ quảntrị thư viện tích hợp mã mở nổi tiếng, có những tính năng được đánh giá cao sovới một số Hệ quản tị thư viện tích hợp nguồn đóng phổ biến hiện nay:

Quản lý lưu thông

Bảng 3: Bảng so sánh giữa Koha và các hệ Quản trị thư viện tích hợp

nguồn đóng phổ biến hiện nay

Koha tự động hóa hoàn toàn các chức năng và quy trình nghiêp ̣ vụ trongthư viêṇ Các chức năng nghiêp ̣ vụ được kiểm soát bằng những quy trình chặtchẽ, tạo nên một hệ thố́ng tích hợp logic các chức năng thống nhất Koha giúpgiảm thiểu các công việc trùng lặp, tái sử dụng các kết quả của các bộ phận có

Trang 31

liên quan Với khả năng đáp ứng các chuẩn về thư viện và công nghệ thông tintrong xử lý và lưu trữ dữ liệu Koha là công cụ hiệu quả để xây dựng các cơ sở

dữ liệu thư mục, dữ liệu số, kiểm soát chất lượng các biểu ghi thư mục theochuẩn MARC21, hỗ trợ xuất - nhập dữ liệu 2 chiều với bất kỳ hệ thống thư việnđiện tử nào Vì sử dụng công nghệ web, Koha giúp các thư viện dễ dàng đưakho tài liệu của mình lên mạng Koha có cơ chế kiểm soát đối với các ẩn phẩmđiện tử, giúp bạn đọc có thể khai thác thư viện mọi lúc, mọi nơi

1.2.3.2 Đặc trưng hệ thống của Koha và các yêu cầu về kĩ thuật.

Phần mềm nguồn mở Koha được xây dựng theo kiến trúc Chủ- Khách(server - client) Trong đó máy chủ có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khácnhau như Window, Linux, Unix, Mac… Các máy máy khách (máy chủ) chỉ cầnđược cài đặt một trong những trình duyệt web phổ biến hiện nay như: FireFox,Chrome, Cốc cốc, Internet Explore… Koha cũng được các nhà phát triển thiết

kế để có thể chạy trên các giáo thức của mạng thông tin khác nhau Trong quá

trình truyền tải thông tin Koha sử dụng băng thông thấp (Xem phụ lục Mô tả hệ

thống Koha)

Về cơ bản cấu trúc của Koha được chia làm 3 lớp:

 Lớp 1: Lớp CSDL sử dụng trong quản lý và truy nhập thông qua hệquản trị CSDL

 Lớp 2: Lớp xử lý các thao tác và yêu cầu phát sinh từ phía người sửdụng

 Lớp 3: Lớp định dạng chưa các bản mẫu cho việc trình bày nội dungtrên định dạng HTML

Những yêu cầu về kĩ thuật:

Koha nguồn: http://www.koha.org/

Apache web server: http://www.apache.org/

Hệ quản trị CSDL MySQL: http://www.mysql.com/

Ngôn ngữ lập trình Perl modules 5.8: http://www.cpan.org/

Hệ điều hành Linux, Windows, Unix, Mac

1.2.3.3 Hệ thống các chức năng quản trị của koha (modules)

Trang 32

Koha có đầy đủ các tính năng của một Hệ quản trị thư viện tích hợp (ILS)bao gồm Tìm kiếm OPAC, Bổ sung tài liệu, Biên mục, Quản lý ấn phẩm định kì,Lưu Thông, Thống kê báo cáo,Quản lý bạn đọc, Quản trị.

 Phần mềm có giao diện Web nên có thể dễ dàng tích hợp với website,cổng thông tin

 Khổ mẫu nghiệp vụ thư viện chuẩn MARC21, UNIMARC

 Đa ngôn ngữ (Phiên bản 3.0.6 đã được dịch ra trên 40 ngôn ngữ khácnhau Bản tiếng Việt dùng cho Koha 2.2.9 và Koha 3.0.x đã được tác giả dịchhoàn chỉnh)

 Không giới hạn người sử dụng

 Có giao thức tải bản ghi tự động Z39.50

 Giao diện OPAC có thể tuỳ biến

 Đặt mượn và gia hạn mượn tài liệu trực tuyến

 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL

 Xuất nhập bản ghi theo định dạng chuẩn ISO2709

 Tích hợp nguồn cấp dữ liệu RSS

 Gửi e-mail cho độc giả quá hạn và các thông báo đính kèm

 Tra cứu mục lục trực tuyến OPAC Web dựa trên hệ thống

 Tìm kiếm đơn giản, rõ ràng cho tất cả các giao diện người dùng

Với nhiều tính năng nổi trội cùng giá thành hợp lý, phần mềm Koha làmột giải pháp phù hợp cho các thư viện, đem lại nhiều thuận lợi khi triển khai ápdụng:

 Luôn bắt kịp với sự phát triển của các thư viện quốc tế với đúng chuẩnnghiệp vụ…

Luôn được cả một cộng đồng phát triển sẵn sang giúp đỡ khi gặp sự cố

Chủ động trong việc cài đặt, phát triển cũng như tiết kiệm chi phí thuê

kĩ sư CNTT, các vấn đề về bản quyền phần mềm, server

Dễ dàng trao đổi thông tin liên thư viện thông qua việc liên kết

CSDL thống nhất

Giao diện tra cứu cảu Koha dễ dàng sử dụng, tuỳ biến sinh động tạo

Trang 33

cảm hứng cho bạn đọc, người dùng tin.

Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn như:

- Hỗ trợ chạy trên window tuy nhiên không ổn định vì hệ điều hành nàythường sử dụng cho mã nguồn đóng

- Có quá nhiều tính năng nhưng mỗi thư viện lại có điêu kiện, chính sách

và mức độ nhu cầu khác nhau nên việc triển khai ứng dụng toàn diện các phân

hệ cần có thời gian nghiên cứu, thử nghiệm

- Là phần mềm miễn phí và khá mới đối với người sử dụng và các thưviện nên cần thời gian để tạo uy tín

- Luôn có bản cập nhật mới khiến cho người dùng luôn muốn cập nhậtgây mất tính ổn định

Chương 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN- THƯ

VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI.

Giống như thư viện của các trường Đại học, nhằm đáp ứng chức năng đào

Ngày đăng: 02/11/2017, 21:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh Thị Hiên, Trịnh Thị Đào, Phần mềm nguồn mở, Thư viện Việt Nam,2006, số 3, trang 34 – 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phần mềm nguồn mở
2. Huỳnh Thăng, Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thư viện ở Cà Mau, Thư viện Việt Nam, 2008, số 1 (13), trang 51 -53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thốngthư viện ở Cà Mau
3. Đặng Thị Mai, Xây dựng thư viện điện tử tại thư viện quốc gia Việt Nam nguồn lực thông tin điện tử và các dịch vụ phục vụ bạn đọc, Thư viện Việt Nam, 2008, số S. 2(14) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng thư viện điện tử tại thư viện quốc gia ViệtNam nguồn lực thông tin điện tử và các dịch vụ phục vụ bạn đọc
4. Nguyễn Minh Hiệp, Đào tạo ngành Thông tin – thư viện trong Công nghệ Thông tin, trang 38-41,số 2(18) 4/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo ngành Thông tin – thư viện trong Côngnghệ Thông tin
5. Lê Bá Lâm, Hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha, cơ hội lý tưởng cho các Thư viện Việt Nam, Trang 30-35, số 2(28) 3/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha, cơ hộilý tưởng cho các Thư viện Việt Nam
6. Trịnh Tất Đạt, Ứng dụng phần mềm ILIB.EASY trong quản lý hoạt động thư viện trường Cao đẳng văn hoá nghệ thuật Thanh Hoá, trang 42-45, số 6(32) 11/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng phần mềm ILIB.EASY trong quản lý hoạtđộng thư viện trường Cao đẳng văn hoá nghệ thuật Thanh Hoá
7. Ngô Thanh Thảo, Ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho trang web Thư viện, trang9- 14, số 6(44) 11/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho trang webThư viện
8. Phan Thị Kim Dung, Xây dựng và phát triển thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện thành phố trực thuộc Trung Ương, trang4-7,số 1(45) 1/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển thư viện số tại Thư việnQuốc gia Việt Nam và thư viện thành phố trực thuộc Trung Ương
9. Dương Thị Thu Thuỷ, Ứng dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha-giải pháp tốt cho hệ thống thư viện đại học, cao đẳng ở Việt Nam, Thư viện Việt Nam, trang 24-27, số 2(46) 3/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợpmã nguồn mở Koha-giải pháp tốt cho hệ thống thư viện đại học, cao đẳng ở ViệtNam
10. Ngô Thanh Thảo,Đào tạo kiến thức thông tin trực tuyến trong thư viện đại học ở Việt Nam, Trang 3-5, số 3(47) 5/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo kiến thức thông tin trực tuyến trong thưviện đại học ở Việt Nam
11. Đỗ Văn Hùng, Thái Thị Trâm, Thư viện đại học trước xu thế sử dụng thiết bị di động trong học tập của sinh viên, trang 29-34, số 5(49) 9/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư viện đại học trước xu thế sử dụngthiết bị di động trong học tập của sinh viên
12. Nguyễn Thị Lan, Ứng dụng thư viện điện tử theo mô hình dịch vụ tại thư viện trường Đại học Đông Á - Đà Nẵng, trang 54-57, số 5(49) 9/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng thư viện điện tử theo mô hình dịch vụ tạithư viện trường Đại học Đông Á - Đà Nẵng
15. Phan Văn Thi, Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện tại Thư viện khoa học tổng hợp Hải phòng, tr 50-52, số 4(60) 7/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thưviện tại Thư viện khoa học tổng hợp Hải phòng
16. Trần Văn Hồng, Trần Minh Tâm, Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện Quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh, Trang 29- 36, số 1(63) 1/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng côngnghệ thông tin trong thư viện Quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh
17. Nguyễn Thanh Nga, Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trung tâm thư viện tại đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ, Trang 50-52 số 2 (46) 3/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trungtâm thư viện tại đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ
18. Đoàn Phan Tân , Phần mềm nguồn mở và việc ứng dụng trong tiến trình tin học hoá hoạt động thư viện Việt Nam, Trang 8-13 số 3(59) 5/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phần mềm nguồn mở và việc ứng dụng trong tiếntrình tin học hoá hoạt động thư viện Việt Nam
20. Nguyễn Thị Ngân , Thực trạng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở KOHA tại thư viện Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội , Khóa luận tốt nghiệp,Trường đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng ứng dụng phần mềm mã nguồn mởKOHA tại thư viện Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
13. Vương Hồng Hải, Công tác phục vụ bạn đọc tại Trung tâm Thông tin Khác
19. Đoàn Phan Tân, Thông tin học : Giáo trình dành cho sinh viên ngành thông tin - thư viện và quản trị thông tin, 2001 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w