1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT quốc gia môn địa

21 344 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 5,01 MB

Nội dung

Từ thực tế trên, tôi đã quyết định lựa chọn “Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kĩ năng sử dụng máy tính cầm t

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.

Trong năm học 2016 - 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định thay đổihình thức các môn thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia, theo đó thí sinh làGiáo dục THPT phải thi 3 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và một bài thi

tự chọn: Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáodục công dân), trong đó tất cả các môn đều thi theo hình thức trắc nghiệm (trừmôn Ngữ văn)

Như vậy, môn Địa lí không còn thi theo hình thức tự luận với thời gian

180 phút nữa mà thay vào đó là thi theo hình thức trắc nghiệm với thời gian 50phút (40 câu), mỗi câu hỏi chỉ có thời gian trung bình là 1 phút 25 giây Sự thayđổi này đã làm cho nhiều học sinh bỡ ngỡ trong cách học, cách ôn tập, nhất làđối với các câu hỏi phần thực hành có liên quan đến công thức

Hiện nay, phần lớn học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 3 lựa chọnbài thi Khoa học xã hội, đây là những học sinh theo ban cơ bản hoặc ban cơ bản

C với học lực các môn tự nhiên chủ yếu là trung bình và yếu Vì vậy, kĩ năng sửdụng máy tính cầm tay trong xử lí số liệu, nhớ các công thức tính trong phần câuhỏi thực hành còn rất hạn chế Đặc biệt với mỗi câu chỉ có thời gian là 1 phút 25giây nên rất nhiều học sinh không đủ thời gian để tính hoặc tính không chínhxác, dẫn đến kết quả bài thi của các em chưa cao

Qua kết quả điều tra, khảo sát ở các lớp 12, tôi nhận thấy rất nhiều em kĩnăng sử dụng máy tính cầm tay trong phần xử lí số liệu đối với các câu hỏi phầnthực hành là rất yếu, thời gian để các em hoàn thành các câu hỏi phần này là rấtnhiều, thường trên 2 phút, điều này dẫn đến các em không còn thời gian để làmcác câu hỏi khác

Trong khi đó, đây là năm đầu tiên môn Địa lí chuyển sang thi THPT Quốcgia bằng hình thức thi trắc nghiệm nên cũng chưa có tài liệu hay sáng kiến kinhnghiệm nào viết về vấn đề này

Từ thực tế trên, tôi đã quyết định lựa chọn “Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2017” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến côngthức môn Địa lí thi THPT Quốc gia

- Nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay cho học sinh

- Tạo được hứng thú học tập môn Địa lí nói chung và phần câu hỏi thực hànhliên quan đến công thức nói riêng cho học sinh

- Nâng cao được kết quả học tập môn Địa lí cho học sinh Đặc biệt là trong kì thiTHPT Quốc gia năm 2017

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Trang 2

Vấn đề được nghiên cứu, tổng kết là: Hiệu quả của việc áp dụng các giảipháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đếncông thức kết hợp với kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT Quốcgia môn Địa lí năm 2017 đối với học sinh tại trường THPT Triệu Sơn 3 Đểđánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi đã chọn 4 lớpnguyên vẹn trong năm học 2016 – 2017 của Trường THPT Triệu Sơn 3.

- Lớp đối chứng: 12B2, 12B6

- Lớp thực nghiệm: 12B1, 12B3

Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tươngđồng nhau về tỉ lệ giới tính, độ tuổi, trình độ nhận thức, đặc biệt là về ý thức vànăng lực học tập môn Địa lí

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tôi đã nghiên cứu các vănbản, hướng dẫn, các tài liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lí luậncho đề tài

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thực trạng học sinhlàm các câu hỏi thực hành liên quan đến các công thức môn Địa lí thi THPTQuốc gia; thực trạng về kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay của học sinh

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thực trạng học sinh làm các câu hỏi thựchành liên quan đến các công thức môn Địa lí thi THPT Quốc gia; thực trạng về

kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay của học sinh; đánh giá về hiệu quả của việc ápdụng đề tài

Trang 3

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận.

2.1.1 Trắc nghiệm khách quan.

a Khái niệm: “Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan” [2]

b Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

+ Trắc nghiệm Đúng, Sai: “Trước một câu dẫn xác định (thông thường không

phải là câu hỏi), học sinh đưa ra nhận định và lựa chọn một trong hai phương ántrả lời Đúng hoặc Sai” [2]

+ Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Đây là loại trắc nghiệm thông dụng nhất Loại

này thường có hai phần: Phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấpthông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi Phần sau là các phương án để chọnthường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D Trong các phương án đãchọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một phương án đúng nhất còncác phương án khác được đưa vào với tác dụng gây nhiễu còn gọi là câu mồi.Khi soạn thảo loại trắc nghiệm này thường người soạn cố gắng làm cho cácphương án nhiễu đều có vẻ “hợp lý” và “hấp dẫn” như phương án đúng [2]

+ Trắc nghiệm điền khuyết hoặc trả lời ngắn: “Đây là dạng trắc nghiệm khách

quan có câu trả lời tương đối tự do Thường chúng ta nêu ra một mệnh đề cókhuyết một bộ phận, học sinh nghĩ ra nội dung trả lời thích hợp để điền vào chỗtrống, thường là những câu trả lời có nội dung ngắn ngọn hoặc một vài từ” [2]

+ Trắc nghiệm ghép đôi: Có thể xem đây là một dạng đặc biệt của dạng trắc

nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, dạng câu hỏi này thường gồm hai cột thôngtin, một cột là những câu hỏi (hay câu dẫn) một cột là những câu trả lời (hay còngọi là câu lựa chọn), yêu cầu học sinh phải tìm cách ghép các câu trả lời ở cộtnày với câu hỏi ở cột khác sao cho hợp lý [2]

c Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

- “Phần dẫn của câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt rõ ràng chỉ có một vấn đềmuốn nói đến Phần dẫn của câu trắc nghiệm nên dùng dạng câu bỏ lửng (chưahoàn chỉnh), hạn chế dùng câu hỏi” [1]

- “Phần lựa chọn gồm 4 câu trả lời (A, B, C, D) trong đó chỉ duy nhất 1 câu trảlời đúng Những câu còn lại là câu nhiễu Đặc biệt lưu ý loại bỏ câu trắc nghiệm

có 2 câu trả lời đúng như nhau trở lên hoặc không có câu trả lời nào đúng Câulựa chọn đúng và các câu nhiễu cần đồng nhất, có độ khó ngang nhau” [1]

- “Các câu lựa chọn kể cả câu nhiễu đều phải thích hợp với vấn đề đã nêu và hấpdẫn như nhau Tránh những câu lựa chọn sai hiển nhiên dễ nhận biết” [1]

- “Nếu phần dẫn của câu trắc nghiệm là câu bỏ lửng thì các lựa chọn phải nốitiếp với câu bỏ lửng thành những câu đúng ngữ pháp và hoàn chỉnh về nội dung.Câu lựa chọn đúng không nên dài hơn hoặc ngắn hơn hẳn các câu lựa chọnkhác” [1]

- Tránh tình trạng câu lựa chọn đúng được viết dưới những ý tưởng đầy đủ,chính xác; ngược lại các câu nhiễu được được diễn đạt cẩu thả với những ý

Trang 4

tưởng tầm thường Hạn chế dùng các cụm từ “Tất cả đều đúng” hay “Tất cả đềusai” làm câu lựa chọn Tránh dùng dạng phủ định (không) và không dùng 2 lầnphủ định liên tiếp trong một câu trắc nghiệm Tránh những nội dung trình bàykhác nhau trong các bộ sách giáo khoa Tránh những câu hỏi định lượng làm thísinh phải mất quá nhiều thời gian giải bài Câu hỏi định lượng phải thống nhấtcấp độ chính xác của các số liệu [1].

- “Trong câu trắc nghiệm phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, không nên đặtnhững vấn đề không thể xảy ra trong thực tế” [1]

- “Trong câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt ngắn gọn Từ ngữ được dùng phảiphổ biến đối với các đối tượng thí sinh Nên bỏ bớt những câu chữ, chi tiếtkhông cần thiết Không đặt câu lựa chọn đúng ở một vị trí cố định” [1]

2.1.2 Ma trận đề thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2017 [1].

Mức độ nhận thức Nhậ

n biết

Thôn

g hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

2.1.3 Một số loại máy tính cầm tay thông dụng.

Hiện nay, học sinh sử dụng một số loại máy tính cầm tay thông dụng nhưsau: Casio fx 570 ES, Casio fx 570 ES FLUS, Casio fx 570 VN FLUS,VINACAL 570 MS, VINACAL 570 ES PLUS II

2.2 Thực trạng vấn đề.

Trong năm học 2016 - 2017, môn Địa lí thi THPT Quốc gia chuyển sanghình thức thi trắc nghiệm Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt tập huấn

về kĩ năng xây dựng ma trận, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm thi THPT Quốc gia

Tại các trường THPT trong đó có trường THPT Triệu Sơn 3, đã triển khai

và áp dụng hình thức thi trắc nghiệm môn Địa lí vào kiểm tra định kì, khảo sátchất lượng thi THPT Quốc gia

Qua khảo sát thực trạng, tôi nhận thấy rất nhiều học sinh không làm hếtđược các câu hỏi do không còn đủ thời gian hoặc các câu hỏi còn lại (chủ yếu làcác câu hỏi phần thực hành) học sinh không nhớ được công thức tính nên lựa

Trang 5

chọn kết quả theo cảm tính Một số câu hỏi liên quan đến máy tính thì các emkhông nắm vững được kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay nên mất nhiều thờigian Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng trên, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát về

một số nội dung ở 2 lớp đối chứng là 12B2, 12B6 và có kết quả như sau: (Các

phiếu điều tra xem ở phần I phụ lục).

Bảng 1: Kết quả điều tra về mức độ nhớ một số công thức trong phần câu

hỏi thực hành môn Địa lí thi THPT Quốc gia.

Lớp Sĩ số Yêu cầu công thức tính Nhớ Mức độ Không nhớ

12B2 48

Bình quân lương thực theo đầu người 17 35,4 31 64,6

Thu nhập bình quân theo đầu người 14 29,2 34 70,8

12B6 37

Bình quân lương thực theo đầu người 11 29,7 26 70,1

Thu nhập bình quân theo đầu người 13 35,1 24 64,9

Các câu hỏi liênquan đến côngthức ít nênkhông quantâm

Ít được làmbài tập đốivới các côngthức

Nguyên nhânkhác

Trang 6

Qua bảng số 1, bảng số 2 và bảng số 3 cho thấy: Số học sinh nhớ đượccác công thức tính là rất thấp (chỉ chiếm 33,5% trong tổng số học sinh được điềutra) trong khi đó số học sinh không nhớ các công thức tính còn rất lớn (chiếm tới66,5% trong tổng số học sinh được điều tra) Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu là nhiều công thức, các công thức khónhớ (chiếm tới 70,6% tổng số học sinh được điều tra) Do đó, thời gian hoànthành 1 câu hỏi thực hành có liên quan đến công thức của học sinh thường rấtnhiều trên 1 phút 25’ (chiếm 68,3% trong tổng số học sinh được điều tra).

Bảng 4: Kết quả điều tra học sinh về kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay.

Lớp Sĩ số Biết qui đổi nhanh Biết, nhưng chậmKĩ năng sử dụng máy tính cầm tayKhông biết

Từ thực trạng trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh giải nhanh,chính xác đạt điểm tuyệt đối ở các câu hỏi thực hành có liên quan đến công thức

và nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay cho học sinh trong kì thi THPTQuốc gia

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Giải pháp giải nhanh, chính xác một số câu hỏi thực hành liên quan đến công thức và cách qui đổi nhanh ra đúng đơn vị yêu cầu.

a Dạng câu hỏi tính mật độ dân số (đơn vị: người/km 2 ).

Ví dụ 1: Cho bảng số liệu

Diện tích và dân số theo các vùng ở nước ta năm 2014.

Vùng Diện tích (km 2 ) Dân số (nghìn người)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê 2016)

Dựa vào bảng số liệu trên, mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2014 là

A 0,274 người/km2 B 274 người/km2

Trang 7

C 224 người/km2 D 250 người/km2.

Phương pháp giải truyền thống Phương pháp giải nhanh

- Bước 1: Học sinh phải nhớ công

thức, thường ở bước này học sinh

mất rất nhiều thời gian và có nhiều

học sinh không nhớ công thức dẫn

đến tính sai hoặc không tính được

- Bước 2: Học sinh nhớ được công

thức, nhưng khi tính:

+ Áp dụng công thức quá máy

móc, nên mất nhiều thời gian: Ví

dụ trong trường hợp này học sinh

sẽ bấm máy tính là: 90.728,9 ÷

330.966 = 0,27413 × 1000 = 274

người/km2

+ Có trường hợp học sinh tính ra

kết quả nhưng không qui đổi ra

được đúng đơn vị hoặc qui đổi sai

nên cũng không chọn được kết quả

đúng

- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinhdựa vào đơn vị của đề bài là: người/km2

để suy nhanh ra công thức, theo đó người

là đơn vị thể hiện của dân số, còn km 2 làđơn vị của diện tích, suy ra công thức tính

mật độ dân số là: Dân số Diện tích

- Bước 2: Qui đổi nhanh ra đơn vị:người/km2

+ Học sinh bấm máy tính: 90.728,9 ÷330.966 = 0,27413 do hai đơn vị chênhlệch nhau 1000 nên học sinh chỉ cần lùidấu phẩy về bên phải 3 chữ số là ra kếtquả: 274 người/km2

+ Tương tự, nếu đề bài cho đơn vị của

diện tích là km 2 còn đơn vị của dân số là

triệu người thì sau khi tính ra kết quả học

sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bên phải 6chữ số là ra kết quả: người/km2

b Dạng câu hỏi tính bình quân lương thực theo đầu người (đơn vị: kg/người).

Ví dụ 2: Cho bảng số liệu

Dân số và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2005-2015.

Dân số (nghìn người) 82.392,1 86.947,4 89.759,5 91.714,3Sản lượng (nghìn tấn) 35.832,9 40.005,6 44.237,8 45.215,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê 2016)

Dựa vào bảng số liệu trên, bình quân lương thực theo đầu người của nước tanăm 2015 là

C 2,028 kg/người D 2028,4 kg/người

Phương pháp giải truyền thống Phương pháp giải nhanh

- Bước 1: Học sinh phải nhớ công

thức, thường ở bước này học sinh

mất rất nhiều thời gian và có

nhiều học sinh không nhớ công

thức dẫn đến tính sai hoặc không

tính được

- Bước 2: Học sinh nhớ được

công thức, nhưng khi tính:

+ Áp dụng công thức quá máy

móc, nên mất nhiều thời gian: Ví

- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinhdựa vào đơn vị đề bài là: kg/người để suy

nhanh ra công thức, theo đó kg là đơn vị thể hiện của sản lượng, còn người là đơn

vị của dân số, suy ra công thức tính bình

quân lương thực là: Sản lượng Dân số

- Bước 2: Qui đổi nhanh ra đơn vị:kg/người

+ Học sinh bấm máy tính: 45.215,6 ÷

Trang 8

dụ trong trường hợp này học sinh

sẽ bấm máy tính là: 45.215,6 ÷

91.714,3 = 0,49300 × 1000 =

493,0 kg/người

+ Có trường hợp học sinh tính ra

kết quả nhưng không qui đổi ra

được đúng đơn vị hoặc qui đổi sai

nên cũng không chọn được kết

quả đúng

91.714,3 = 0,49300 do hai đơn vị chênhlệch nhau 1000 nên học sinh chỉ cần lùidấu phẩy về bên phải 3 chữ số là ra kếtquả: 493,0 kg/người

+ Tương tự, nếu đề bài cho đơn vị của dân

số là nghìn người còn đơn vị của sản lượng là triệu tấn thì sau khi tính ra kết

quả học sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bênphải 6 chữ số là ra kết quả: kg/người

c Dạng câu hỏi tính năng suất (đơn vị: tạ/ha).

Ví dụ 3: Cho bảng số liệu

Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2005-2015.

Diện tích (nghìn ha) 7.329,2 7.489,4 7.761,2 7.834,9Sản lượng (nghìn tấn) 35.832,9 40.005,6 43.737,8 45.215,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê 2016)

Dựa vào bảng số liệu trên, năng suất lúa của nước ta năm 2015 là

Phương pháp giải truyền thống Phương pháp giải nhanh

- Bước 1: Học sinh phải nhớ công

thức, thường ở bước này học sinh

mất rất nhiều thời gian và có nhiều

học sinh không nhớ công thức dẫn

đến tính sai hoặc không tính được

- Bước 2: Học sinh nhớ được công

thức, nhưng khi tính:

+ Áp dụng công thức quá máy

móc, nên mất nhiều thời gian: Ví

dụ trong trường hợp này học sinh

sẽ bấm máy tính là: 45.215,6 ÷

7.834,9 = 5,771 × 10 = 57,7

tạ/ha

+ Có trường hợp học sinh tính ra

kết quả nhưng không qui đổi ra

được đúng đơn vị hoặc qui đổi sai

nên cũng không chọn được kết quả

của diện tích, suy nhanh ra công thức tính

năng suất lúa là: Sản lượng Diện tích

- Bước 2: Qui đổi nhanh ra đơn vị: tạ/ha.+ Học sinh bấm máy tính: 45.215,6 ÷7.834,9 = 5,771 do hai đơn vị chênhlệch nhau 10 nên học sinh chỉ cần lùi dấuphẩy về bên phải 1 chữ số là ra kết quả:57,7 tạ/ha

+ Tương tự, nếu đề bài cho đơn vị của

diện tích là nghìn ha còn đơn vị của sản lượng là triệu tấn thì sau khi tính ra kết

quả học sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bênphải 3 chữ số là ra kết quả: tạ/ha

d Dạng câu hỏi tính bình quân thu nhập theo đầu người (đơn vị: USD/người hoặc triệu đồng/người).

Ví dụ 4: Cho bảng số liệu

Dân số và tổng sản phẩm trong nước của nước ta giai đoạn 2008-2015.

Trang 9

Dân số (nghìn người) 85.118,7 86.947,4 89.759,5 91.714,3

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê 2016)

Dựa vào bảng số liệu trên, bình quân thu nhập theo đầu người của nước ta năm

2015 là

A 4.5 USD/người B 4.571,8 USD/người

C 5.471,8 USD/người D 5.471,8 USD/người.

Phương pháp giải truyền thống Phương pháp giải nhanh

- Bước 1: Học sinh phải nhớ công

thức, thường ở bước này học sinh

mất rất nhiều thời gian và có nhiều

học sinh không nhớ công thức dẫn

đến tính sai hoặc không tính được

- Bước 2: Học sinh nhớ được công

thức, nhưng khi tính:

+ Áp dụng công thức quá máy móc,

nên mất nhiều thời gian: Ví dụ trong

trường hợp này học sinh sẽ bấm máy

tính là: 419,3 ÷ 91.714,3 =

0,00457180 × 1000000 = 4.571,8

USD/người

+ Có trường hợp học sinh tính ra kết

quả nhưng không qui đổi ra được

đúng đơn vị hoặc qui đổi sai nên

cũng không chọn được kết quả đúng

- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn họcsinh dựa vào đơn vị của đề bài là:USD/người để suy nhanh ra công thức,

theo đó USD là đơn vị thể hiện của tổng GDP, còn người là đơn vị của dân

số, suy nhanh ra công thức tính bình

quân thu nhập là: Tổng GDP Dân số

- Bước 2: Qui đổi nhanh ra đơn vị:USD/người

+ Học sinh bấm máy tính: 419,3 ÷91.714,3 = 0,00457180 do hai đơn vịtính của đề chênh nhau 1.000.000 nênhọc sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bênphải 6 chữ số là ra kết quả: 4.571,8USD/người

Qua 4 ví dụ trên cho thấy: So với phương pháp giải truyền thống, phươngpháp giải nhanh đã giúp học sinh suy luận và nhớ các công thức rất nhanh, chínhxác Kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay cũng được nâng lên, điều đó được thểhiện qua cách qui đổi nhanh và chính xác ra đúng đơn vị tính

2.3.2 Giải pháp về kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay.

a Dạng câu hỏi lưu tổng số và qui đổi nhanh ra đúng đơn vị.

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê 2016)

Dựa vào bảng số liệu trên, khu vực chiếm cơ cấu lớn nhất năm 2014 là

A Nông – Lâm – Ngư nghiệp C Dịch vụ

Trang 10

B Công nghiệp – Xây dựng D Tổng số.

Phương pháp giải truyền thống Máy tính cầm tay

-Bước 1: Tính tổng số năm 2014

697.000+1.307.900+1.537.100 = 3.542.000,

học sinh ghi tổng số ra giấy nháp

-Bước 2: Tính cơ cấu khu vực nông-lâm-ngư

b Dạng câu hỏi giải nhanh khi căn cứ vào bảng số liệu của đề bài và phím

REPLAY trên máy tính cầm tay.

Bình quân lương thực theo đầu 434,9 460,1 487,3 493,0

Ngày đăng: 13/10/2017, 22:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả điều tra về mức độ nhớ một số công thức trong phần câu hỏi thực hành môn Địa lí thi THPT Quốc gia. - Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT quốc gia môn địa
Bảng 1 Kết quả điều tra về mức độ nhớ một số công thức trong phần câu hỏi thực hành môn Địa lí thi THPT Quốc gia (Trang 5)
b. Dạng câu hỏi giải nhanh khi căn cứ vào bảng số liệu của đề bài và phím - Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT quốc gia môn địa
b. Dạng câu hỏi giải nhanh khi căn cứ vào bảng số liệu của đề bài và phím (Trang 10)
Dựa vào bảng số liệu trên, đối tượng nào có tốc độ tăng trưởng liên tục và nhanh nhất. - Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT quốc gia môn địa
a vào bảng số liệu trên, đối tượng nào có tốc độ tăng trưởng liên tục và nhanh nhất (Trang 11)
-Bước 1: Học sinh quan sát bảng số liệu của đề bài cho thấy tất cả 4 đối tượng đều có giá trị tăng liên tục từ năm 2005 đến năm 2015 nên đã thõa  mãn vế  thứ  nhất của  đề  bài là  cả 4  đối tượng đều có tốc độ tăng trưởng liên tục. - Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT quốc gia môn địa
c 1: Học sinh quan sát bảng số liệu của đề bài cho thấy tất cả 4 đối tượng đều có giá trị tăng liên tục từ năm 2005 đến năm 2015 nên đã thõa mãn vế thứ nhất của đề bài là cả 4 đối tượng đều có tốc độ tăng trưởng liên tục (Trang 12)
Dựa vào bảng số liệu trên, năm 2015 so với năm 2005 thành phần có giá trị tăng nhanh nhất là. - Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT quốc gia môn địa
a vào bảng số liệu trên, năm 2015 so với năm 2005 thành phần có giá trị tăng nhanh nhất là (Trang 13)
Qua bảng số liệu cho thấy: Kết quả ở lớp thực nghiệm sau khi tác động so với lớp đối chứng đã có sự chênh lệch rõ rệt, cụ thể: Số học sinh ở lớp đối chứng nhớ được công thức chỉ chiếm 33,5% tổng số học sinh, còn lại có tới 66,5% tổng số học sinh là không  - Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT quốc gia môn địa
ua bảng số liệu cho thấy: Kết quả ở lớp thực nghiệm sau khi tác động so với lớp đối chứng đã có sự chênh lệch rõ rệt, cụ thể: Số học sinh ở lớp đối chứng nhớ được công thức chỉ chiếm 33,5% tổng số học sinh, còn lại có tới 66,5% tổng số học sinh là không (Trang 15)
Bảng 6: Thời gian hoàn thành 1 câu hỏi thực hành liên quan đến công thức môn Địa lí thi THPT Quốc gia. - Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT quốc gia môn địa
Bảng 6 Thời gian hoàn thành 1 câu hỏi thực hành liên quan đến công thức môn Địa lí thi THPT Quốc gia (Trang 15)
Bảng 7: Kĩ năng của học sinh về sử dụng máy tính cầm tay. LớpSĩ số - Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT quốc gia môn địa
Bảng 7 Kĩ năng của học sinh về sử dụng máy tính cầm tay. LớpSĩ số (Trang 16)
Ở bảng số 7 cho thấy, kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay của học sinh ở lớp thực nghiệm đã được nâng lên rất nhiều so với lớp đối chứng cụ thể: Số học sinh biết qui đổi nhanh các phép tính chiếm tới 75/87 học sinh (chiếm 86,2%), số học sinh biết qui đổi, nh - Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT quốc gia môn địa
b ảng số 7 cho thấy, kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay của học sinh ở lớp thực nghiệm đã được nâng lên rất nhiều so với lớp đối chứng cụ thể: Số học sinh biết qui đổi nhanh các phép tính chiếm tới 75/87 học sinh (chiếm 86,2%), số học sinh biết qui đổi, nh (Trang 16)
Bảng 10: Kết quả điểm khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 2, câu hỏi thực hành liên quan đến công thức, năm học 2016 – 2017. - Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT quốc gia môn địa
Bảng 10 Kết quả điểm khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia lần 2, câu hỏi thực hành liên quan đến công thức, năm học 2016 – 2017 (Trang 17)
đạt điểm tối đa là rất cao chiếm 81,6% tổng số học sinh (bảng số 8) và đến cuối học kì II con số này đạt 94,3% (bảng số 11) - Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT quốc gia môn địa
t điểm tối đa là rất cao chiếm 81,6% tổng số học sinh (bảng số 8) và đến cuối học kì II con số này đạt 94,3% (bảng số 11) (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w