Đối với thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã, CBCC cấp xã là lực lượng nồng cốt, có vai trò quyết định trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ LỆ THU
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN CAM
LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐÌNH
CHIẾN
HUẾ - 2017
Trường Đại học Kinh tí́ Huí́
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam đoanrằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thôngtin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Mọi sự vi phạm tôi sẽ bị xử
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân Tất cả đều là những sự giúp đỡ quý báu mà tôi biết
ơn sâu sắc
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Đình Chiến đã hướng dẫn nhiệt tình
chu đáo và đóng góp ý kiến vô cùng quý giá để tôi có thể thực hiện được luận văn
hoàn thiện
Tôi rất cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huếcung cấp những kiến thức cần thiết giúp tôi phục vụ cho học tập, nghiên cứu và ứngdụng thực tế vào nghiên cứu luận văn
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Phòng nội vụ, các cán bộ, công chức cấp xãhuyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiêncứu, điều tra, thu thập các số liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành luận văn củamình Xin được cảm ơn những người dân đến thực hiện thủ tục hành chính công tạiUBND các xã đã vui vẻ giúp tôi thu thập số liệu điều tra
Cuối cùng, tôi cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi để tôi có điềukiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn./
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: TRẦN THỊ LỆ THU
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số: 60340410 Niên khóa: 2015-2017
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ
1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức (sau đây gọitắt là CBCC) cấp xã, trong đó đánh giá thực trạng chất lượng CBCC cấp xã trongnhững năm qua của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị và đưa ra những giải pháp thiếtthực nhằm nâng cao chất lượng CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trịtrong những năm tiếp theo
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng chất
lượng CBCC cấp xã thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương phápnghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu; phương pháp điều tra chọn mẫu; thống kê mô
tả, kiểm định, phân tích nhân tố, hồi quy bằng phần mềm SPSS Ngoài ra, luận văncòn sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, thống kê, quy nạp, vận dụng lýluận và thực tiễn nhằm làm rõ và đảm bảo tính khoa học đối với các vấn đề luận văn
đề cập
3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Luận văn đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng CBCC cấp
xã giai đoạn 2014 - 2016 để thấy được những hạn chế, tồn tại đối với chất lượng củaCBCC cấp xã Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CBCCcấp xã của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị Ngoài ra, luận văn cũng đã đưa ra một
số kiến nghị với Trung ương và địa phương về các giải pháp nâng cao chất lượngCBCC cấp xã
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận tổ quốc
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ x
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
3.2 Phương pháp xử lý số liệu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Tình hình nghiên cứu 6
6 Kết cấu luận văn 7
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 8
1.1 Chính quyền cấp xã và một số nội dung liên quan 8
1.1.1 Khái niệm chung về chính quyền cấp xã 8
1.1.2 Vai trò của chính quyền cấp xã 8
1.1.3 Đặc điểm chính quyền cấp xã 10
1.2 Khái niệm, phân loại và vai trò của CBCC cấp xã 10
1.2.1 Khái niệm CBCC 10
1.2.2 Vị trí, vai trò của CBCC cấp xã 12 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 71.2.3 Phân loại CBCC cấp xã 12
1.3 Tiêu chuẩn của CBCC cấp xã 13
1.4 Chất lượng CBCC cấp xã 17
1.4.1 Khái niệm chất lượng CBCC cấp xã 17
1.4.2 Các hoạt động nâng cao chất lượng CBCC cấp xã 18
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CBCC cấp xã 22
1.5.1 Điều kiện kinh tế - xã hội 22
1.5.2 Thị trường lao động 23
1.5.3 Môi trường làm việc 23
1.5.4 Công cụ và phương tiện làm việc của CBCC cấp xã 23
1.5.5 Chế độ, chính sách đối với CBCC 24
1.5.6 Tuyển dụng, bổ nhiệm CBCC cấp xã 24
1.5.7 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 25
1.5.8 Các nhân tố thuộc về bản thân của người CBCC cấp xã 25
1.6 Các tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC cấp xã 26
1.6.1 Nhóm tiêu chí về năng lực, trình độ và kỹ năng công tác 27
1.6.2 Nhóm tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống 29
1.6.3 Tiêu chí sức khỏe 31
1.6.4 Khả năng hoàn thành nhiệm vụ 31
1.7 Kinh nghiệm một số địa phương về nâng cao chất lượng CBCC cấp xã 33
1.7.1 Kinh nghiệm của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 33
1.7.2 Kinh nghiệm của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 33
1.7.3 Kinh nghiệm của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 34
1.7.4 Bài học kinh nghiệm cho huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ 36
2.1 Tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu 36
2.2 Thực trạng CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ 39
2.2.1 Số lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016 39 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 82.2.2 Cơ cấu CBCC cấp xã phân theo độ tuổi .41
2.2.3 Cơ cấu CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ phân theo giới tính 42
2.2.4 Chất lượng CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ 42
2.3 Kết quả điều tra chất lượng CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ 58
2.3.1 Bảng mã hóa các biến 58
2.3.2 Đặc trưng mẫu nghiên cứu 60
2.3.3 Kết quả phân tích thống kê chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ - Ý nghĩa của giá trị trung bình 61
2.4 Đánh giá về thực trạng chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 76
2.4.1 Ưu điểm 76
2.4.2 Tồn tại, hạn chế 78
2.4.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 81
2.5 Các hoạt động nâng cao chất lượng CBCC cấp xã tại huyện Cam Lộ 84
3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 86
3.1.1 Mục tiêu nâng cao chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 86
3.1.2 Phương hướng nâng cao chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 87
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 88
3.2.1 Nâng cao hiệu quả tuyển dụng, bổ nhiệm CBCC cấp xã 88
3.2.2 Quy hoạch các chức danh lãnh đạo đúng đối tượng 89
3.2.3 Quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 90
3.2.4 Sử dụng CBCC đúng người đúng việc 91
3.2.5 Nâng cao hiệu quả đánh giá CBCC 92
3.2.6 Tăng cường kiểm tra, giám sát CBCC cấp trong thi hành công vụ .93
3.2.7 Tăng cường chính sách hỗ trợ, đãi ngộ đối CBCC cấp xã 94
3.2.8 Tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương ở mỗi cơ quan chính quyền cấp xã 94
3.2.9 Nâng cao tư tưởng, trách nhiệm và ý chí phấn đấu cho CBCC cấp xã 95
3.2.10 Nâng cao thể lực cho CBCC cấp xã 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
1 Kết luận 96 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 92 Kiến nghị 96
2.1 Đối với Đảng, chính phủ và các bộ, ngành trung ương 96
2.2 Đối với tỉnh Quảng Trị và huyện Cam Lộ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỘNG
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Số mẫu cần điều tra cho mỗi chức danh 3
Bảng 2 Số lượng người sử dụng dịch vụ công thường xuyên nhất tại các xã thuộc huyện Cam Lộ .5
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn công chức cấp xã 15
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn Cán bộ cấp xã 16
Bảng 2.1 Tình hình phát triển kinh tế huyện Cam Lộ 37
Bảng 2.2 Số lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016 39
Bảng 2.3 Cơ cấu CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ phân theo độ tuổi 41
Bảng 2.4 Cơ cấu CBCC cấp xã của huyện Cam Lộ phân theo giới tính 42
Bảng 2.5: Trình độ văn hóa CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 2014-2016 42
Bảng 2.6: Trình độ chuyên môn CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 2014-2016 43
Bảng 2.7 Trình độ QLNN CBCC cấp xã huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016.46 Bảng 2.8 Số lượng CBCC cấp xã theo chức danh năm 2016 47
Bảng 2.9 Trình độ văn hóa, chuyên môn CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 2016 50
Bảng 2.10 Trình độ LLCT, quản lý Nhà nước của CBCC cấp xã năm 2016 52
Bảng 2.11 Trình độ ngoại ngữ, tin học của CBCC cấp xã năm 2016 .55
Bảng 2.12 Kết quả đánh giá CBCC cấp xã giai đoạn 2014-2016 57
Bảng 2.13 Mã hóa các biến trong mô hình 58
Bảng 2.14 Đặc trưng mẫu nghiên cứu 60
Bảng 2.15 Ý nghĩa giá trị trung bình đối với thang đo khoảng 61
Bảng 2.16 Thống kê mô tả về đánh giá chất lượng CBCC 61
Bảng 2.17 Đánh giá của CBCC cấp xã huyện Cam Lộ về một số liên quan về chất lượng CBCC .67
Bảng 2.18 Kiểm định KMO và Bartlett's 69
Bảng 2.19 Các nhân tố tạo thành sau phân tích EFA 71
Bảng 2.20 Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố đánh giá chất lượng CBCC huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị 72
Bảng 2.21 Kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai giá trị trung bình CBCC cấp xã và người dân được khảo sát .73 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Số lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016…….40Biểu đồ 2.2: Trình độ chính trị CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 2014-2016 44Biểu đồ 2 3 Số chứng chỉ tin học, ngoại ngữ CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 2014-
2016 45Biểu đồ 2.4 Đánh giá chung về chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 66
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố đánh giá chất lượng CBCC cấp xã huyện Cam Lộ 32
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc…”,
“Công việc có thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém”[11] Cán bộ,
công chức luôn là nguồn nhân lực quan trọng ở bất kỳ quốc gia nào Hiệu quả hoạt
động của bộ máy hành chính Nhà nước phụ thuộc vào phẩm chất, trình độ, năng
lực lãnh đạo của đội ngũ CBCC Nhà nước Trong quá trình phát triển đất nước,
Đảng ta cũng đã nhiều lần khẳng định vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát
triển đất nước Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Phát triển, nâng cao chất
lượng nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu
tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”[6].
Trong hệ thống tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở thìchính quyền cơ sở (cấp xã) có một vị trí rất quan trọng, là cầu nối trực tiếp của hệ
thống chính quyền Nhà nước với nhân dân “Chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu
quả thì các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước dễ
dàng đi vào cuộc sống, trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển, tạo niềm tin và
sự phấn khởi của nhân dân vào Đảng và Nhà nước”[14] Đối với thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã, CBCC cấp xã là lực lượng
nồng cốt, có vai trò quyết định trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị là một trong những huyện có nhiều tiềm năng,lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội Thời gian qua, kinh tế của huyện đã cónhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng côngnghiệp, xây dựng, dịch vụ; cơ sở hạ tầng được tăng cường đầu tư, bộ mặt nôngthôn từng bước được cải thiện, đời sống nhân dân ngày một nâng cao Ủy ban nhândân (UBND) tỉnh Quảng Trị đã ban hành quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày23/10/2013 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cam Lộ đến
năm 2020, trong đó xác định một trong những giải pháp để đạt được mục tiêu là:
“Phát huy nhân tố con người, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, tăng cường
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13công tác về giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng lao
động đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội, nhất là cán bộ, công chức,…”[13].
Tuy nhiên, trên các phương diện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ
CBCC cấp xã tại huyện Cam Lộ còn nhiều hạn chế; năng lực quản lý Nhà nước củamột số CBCC cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, dẫn đến những bất cậptrong công tác quản lý Nhà nước, phục vụ nhân dân
Tại Kế hoạch số 15/KH-HU ngày 1/6/2016 của Huyện ủy Cam Lộ về việc ban
hành Kế hoạch hành động “Đẩy mạnh cải cách hành chính ” có đề cập: “Chất
lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhìn chung chưa cao, cả về năng
lực thực tiễn và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân” [10] Thực thế cho thấy chất
lượng của CBCC cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện: Hạn chế
về chất lượng phục vụ nhân dân, tư tưởng kém năng động sáng tạo, việc đánh giácòn cả nể, chưa phản ánh đúng thực chất và còn nặng tính thành tích Việc nghiêncứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng CBCC để có những giải pháp nhằmnâng cao chất lượng CBCC, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện Cam Lộ là yêucầu bức thiết Với lý do đó nên tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng CBCCcấp xã, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Luận văn nghiên cứu tài liệu thứ cấp thông qua các nguồn tài liệu có sẵn như:Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Các văn bản được cơ quan có thẩm quyền ban hành, tài liệu các nhà xuất bản, các
công trình nghiên cứu khoa học về nâng cao chất lượng CBCC
Nghiên cứu, phân tích các công trình nghiên cứu liên quan và kế thừa, pháttriển để phù hợp với đề tài mà luận văn nghiên cứu; thu thập thông tin từ các báocáo tổng hợp của địa phương, các báo cáo chuyên môn của các cơ quan quản lýquản lý Nhà nước ban hành trong lĩnh vực luận văn nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Phương pháp chọn mẫu
Tại thời điểm ngày 31/12/2016, trên địa bàn huyện Cam Lộ có 191 CBCC
đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, với độ tin cậy chính xác là 90%, sai số
lệch chuẩn là ±10% Do tổng thể nhỏ và biết được tổng thể nên xác định kích cỡmẫu tối thiểu theo công thức sau:
N/[1+N(e 2 )] = 191/[1+191(10% 2 )]= 66
Kích thước mẫu tối thiểu theo công thức ở trên là 66 mẫu, dựa vào kết quả
này và trong khuôn khổ thời gian cho phép cũng như khả năng có thể tiếp cận, để
tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất kích thước mẫu được chọn
để điều tra là 90 mẫu, lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo tỷ lệ.Căn cứ vào đó tác giả tính toán được số mẫu cần điều tra cho mỗi chức danh được
Trang 15(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Cam Lộ và tính toán của tác giả.)
Ngoài ra, để tăng tính tin cậy cho số liệu điều tra, tác giả xác định điều tra sốlượng người đến sử dụng dịch vụ công tại xã thường xuyên nhất (>4 lần/năm2016) Căn cứ vào số liệu thống kê của các xã, tác giả xác định số lượng ngườidân đến làm việc thường xuyên nhất ở bảng dưới đây:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16Bảng 1.2 Số người sử dụng dịch vụ công thường xuyên nhất ở các xã năm 2016
(Nguồn: UBND các xã huyện Cam Lộ và tính toán của tác giả)
Sử dụng công thức xác định mẫu tối thiểu cho ra kết quả như sau:
N/[1+N(e 2 )] = 940/[1+940(10% 2 )]= 90
Như vậy luận văn điều tra 90 CBCC và 90 người dân thuộc 9 xã, thị trấn
của huyện Cam Lộ Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin nhằm đánhgiá chất lượng CBCC cấp xã Số liệu thu thập được phân theo nội dung các tiêuchí về chất lượng CBCC và đưa ra nhận xét cụ thể Số phiếu phát ra là 190 phiếu
và thu về đủ 190 phiếu
3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Luận văn sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
3.3 Phương pháp phân tích
- Phương pháp chuyên gia: Thực hiện phỏng vấn một số lãnh đạo cấp huyện,
Phòng Nội vụ huyện Cam Lộ và các chuyên viên phụ trách quản lý công chức cấp xãthuộc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị để rút ra những vấn đề thường gặp cũng như kinhnghiệm trong quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng CBCC cấp xã
- Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả chất lượng CBCC qua các chỉ tiêu giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm các nội dung đánh giá chất lượng CBCC.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 174 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu thực trạng và giảipháp về nâng cao chất lượng CBCC cấp xã thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu trên địa bàn các xã, thị trấn tại huyện Cam Lộ, tỉnhQuảng Trị, giai đoạn từ năm 2014-2016
5 Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài Chất lượng của CBCC này có một số công trình và bài
viết của các nhà khoa học như:
- PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên):
"Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2003 Trong cuốn sách này, tác giả đã:
+ Phân tích và hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
+ Đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp để củng cố và phát
triển đội ngũ cán bộ và phát triển cả về chất lượng số lượng
- GS TSKH Vũ Huy Từ: “Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán
bộ cơ sở”, Tạp chí Quản lý hành chính Nhà nước, số 5/2002;
+ Phân tích thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở nước ta hiện nay
+ Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ
góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước
- Phạm Minh Thủy, “Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng CBCC cấp xã tỉnh Điện Biên”, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công,
Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2004;
+ Phân tích cơ sở lý luận trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã
+Khái quát thực trạng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã tỉnh Điện Biên
+ Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã
của tỉnh Điện Biên
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18- Bài viết: “Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong bộ máy chínhquyền cơ sở”, Trần Kim Hoàng , Khoa Nhà nước và pháp luật, Trường Chính Trị
Tôn Đức Thắng trên báo http://truongchinhtri.angiang.gov.vn/ ngày 9/12/2014 đã:
+ Khái quát khái niệm chính quyền cơ sở, khái niệm và vai trò CBCC cấp xã.+ Sự cần thiết trong xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có đủ trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ và năng lực tổ chức để thực hiện tốt vai trò của chính quyền cơ sở
- Đối với tỉnh Quảng Trị, có công trình của Phạm Minh Thắng, Luận vănthạc sĩ kinh tế “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyênmôn cấp tỉnh của tỉnh Quảng Trị.”, bảo vệ tại đại học Kinh tế Huế, 2013 đã:
+ Khái quát cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tạo các
cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh Quảng Trị
+ Phân tích thực trạng vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong
các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thuộc tỉnh Quảng Trị
+ Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các
cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thuộc tỉnh Quảng Trị
Như vậy, đã có nhiều công trình của nhiều tác giả nghiên cứu về CBCC cấp
xã nhưng huyện Cam Lộ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống,
đầy đủ về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề này Do vậy, nghiên cứu vấn đề nâng
cao chất lượng cho đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Cam Lộ là hết sức cần thiết
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu thamkhảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
cấp xã
Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
cấp xã của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1 Chính quyền cấp xã và một số nội dung liên quan
1.1.1 Khái ni ệm chung về chính quyền cấp xã
Thuật ngữ “chính quyền” trong tiếng Việt được hiểu là “bộ máy điều hành,quản lý công việc của Nhà nước ở các cấp [20]” Và Nhà nước là thiết chế gắn liềnvới lãnh thổ quốc gia nên việc quản lý thường dựa trên sự phân chia lãnh thổ thành
các đơn vị hành chính - lãnh thổ, và thiết lập quyền lực, bộ máy quản lý của Nhànước trên các đơn vị hành chính - lãnh thổ đó
Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: Các đơn vị hành
chính nước ta được phân định theo gồm: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
trung ương ; Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); Đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt Theo đó, Việt Nam có 3 cấp hành chính và cấp xã là cấp thấp nhất.Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các
đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cấp chính
quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND được tổ chứcphù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặcbiệt do luật định” [16]
Với các quy định trên, có thể khái quát chính quyền cấp xã, phường, thị trấn(gọi chung là chính quyền cấp xã) như sau: Chính quyền cấp xã là bộ máy điều hành,quản lý công việc của Nhà nước ở cấp xã, bao gồm HĐND và UBND xã Như vậy,chính quyền cấp xã trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước trên cáclĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở, là cầu nối trực giữa
Nhà nước và nhân dân, xử lý những khó khăn, vướng mắc hàng ngày của nhân dân
1.1.2 Vai trò c ủa chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triểnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là hiện nay nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa “Vai trò của chính quyền xã thể hiện tính chất đặcthù của hệ thống chính quyền ở cơ sở xã; đồng thời, phải phản ánh tính chất tựquản khá cao của nó” [21] Cụ thể chính quyền cấp xã có các vai trò:
Cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân: Chính quyền cấp xã trực tiếptuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước cho nhân dân Qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân
để hiểu dân, gần dân, giải quyết các vướng mắc của người dân và phản ánh lên cấp
trên những vấn đề đang gặp phải của người dân
Thực thi quyền lực Nhà nước tại địa phương: Chính quyền cấp xã là cấp quản
lý các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ
sở Chính quyền xã nhân danh đại diện cho Nhà nước, nhân danh Nhà nước thựchiện các chức năng quản lý của mình Hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nướcthể hiện qua hiệu quả hoạt động của chính quyền xã
Trực tiếp triển khai, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách
và pháp luật của Đảng và Nhà nước ở xã: Chính quyền xã hoạt động tốt thì đườnglối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào được cuộcsống người dân, phát huy được hiệu lực, hiệu quả và sức mạnh của mình để pháttriển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, anh ninh quốc phòng được giữvững… Ngược lại chính quyền xã hoạt động kém thì người dân có thể hiểu sailệch đường lối, chính sách, pháp luật, khó áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, vàkhông phát huy được sức mạnh của chính quyền cấp trên
Giám sát việc tự quản của các thôn/làng trên địa bàn xã về phát triển nôngthôn: Chính quyền cấp xã điều tiết, hướng dẫn các hoạt động tự quản của ngườidân Từ đó tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế - xã hội Đây là nét đặcthù của chính quyền cấp xã, so với các cấp chính quyền khác
Gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tụctập quán của dân tộc: Chính quyền cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc giữgìn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đờisống văn hoá mới, đặc biệt là ở vùng nông thôn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Với vai trò, vị trí quan trọng của chính quyền cấp xã, Đảng và Nhà nước taluôn tạo ra hành lang pháp lý để chính quyền cấp xã thực hiện tốt vai trò và vị trícủa mình Song song với việc hoàn thiện thể chế chính sách, đầu tư phát triển thì
Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến củng cố, đào tạo nâng cao năng lực của đội
ngũ CBCC cấp xã để hoàn thiện bộ máy Nhà nước chính quyền cơ sở
1.1.3 Đặc điểm chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã có những đặc điểm chính sau:
Một là, Chính quyền cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền cáccấp của Nhà nước ta, là cấp quản lý hành chính Nhà nước trực tiếp trên các lĩnhvực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa bàn cơ sở
Hai là, chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lốichính trị, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong cuộc sống, là cầu nốigiữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cấp gần gũi dân nhất, là nơi trực tiếp đáp
ứng và giải quyết các yêu cầu chính đáng của nhân dân
Ba là, khác với chính quyền cấp huyện, tỉnh, chính quyền cấp xã chỉ gồm
HĐND và UBND mà không có cơ quan tòa án nhân dân, Viện kiểm soát nhân dân.HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước và đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền
làm chủ của nhân dân ở cơ sở, UBND là cơ quan chấp hành chủ trương, đường lốicủa Đảng, Nghị quyết của HĐND và là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trên
trên địa bàn cơ sở
Bốn là, HĐND và UBND hoạt động khó tách biệt nhau Chính quyền cấp xãquản lý toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng HĐNDcấp xã ban hành Nghị quyết, còn UBND cấp xã ban hành các Quyết định, chỉ thị để
tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND Tổ chức bộ máy của HĐND khônghoạt động độc lập mà lồng ghép vào bộ máy của UBND
1.2 Khái niệm, phân loại và vai trò của CBCC cấp xã
1.2.1 Khái ni ệm CBCC
Thuật ngữ CBCC được gọi chung cho những người làm việc cho Nhà nước.Tuy nhiên, luật CBCC số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội, quy địnhtách biệt khái niệm CBCC:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từngân sách Nhà nước [15].”
Đối với công chức, luật này cũng quy định: “Công chức là công dân ViệtNam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương,cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọichung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sáchNhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp cônglập theo quy định của pháp luật [15]”
Từ quy định của luật, có thể hiểu công chức ở Nước ta không chỉ là những
người làm việc trong các cơ quan Hành chính Nhà nước mà còn bao gồm cả nhữngngười làm việc ở các cơ quan của Đảng, Mặt trận tổ quốc (MTTQ); các tổ chức
Chính trị xã hội như: Hội Liên hiệp phụ nữ (HPN), Hội nông dân (HDN), Hội Cựuchiến binh (HCCB), Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn ViệtNam, các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Tòa ánnhân dân, Viện kiểm sát nhân dân từ cấp Trung ương đến cấp huyện
- Cán bộ cấp xã
CBCC cấp xã cũng được quy định rõ tại Khoản 3, Điều 4 Luật Cán bộ, côngchức năm 2008 là: “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là côngdân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chứcchính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ mộtchức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách Nhà nước” [15]
Như vậy, CBCC cấp xã đều là những người làm việc cho Nhà nước, Đảng,đoàn thể, là khối thống nhất trong hệ thống chính trị, trong biên chế, hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở
1.2.2 V ị trí, vai trò của CBCC cấp xã
Một là, CBCC cấp xã tổ chức thực hiện các đường lối chủ trương của Đảng,Chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương Mọi chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ban hành nếu không được đội ngũ CBCC cấp xã phổ biến, tổ chức
thực hiện tốt ở địa phương thì khó có thể phát huy hiệu quả vào thực tiễn đời sống.Hai là, CBCC cấp xã trực tiếp quản lý, điều hành, đảm bảo mọi hoạt độngphát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở địa phươngdiễn ra trong khuôn khổ pháp luật CBCC cấp xã là chủ thể quản lý của bộ máychính quyền cấp xã, vì vậy đây là vai trò trực tiếp, cần thiết và thường xuyên nhất
Ba là, CBCC cấp xã gần dân nhất, họ đại diện cho ý chí, nguyện vọng vàquyền lợi của nhân dân địa phương; đấu tranh và bảo vệ các quyền lợi chính
đáng của người dân đồng thời chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của người dân Họ gắn bó trực tiếp và mật thiết với nhân dân Cácquyền lợi và nghĩa vụ của người dân cơ bản đội ngũ CBCC cấp xã hiểu rõ vàchia sẻ được tâm tư nguyện vọng của họ Thực tiễn cho thấy CBCC cấp xã có
ảnh hưởng quyết định đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Đội ngũ
CBCC có thể hoạt động phong trào sôi nổi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển,
ổn định an ninh, quốc phòng…
1.2.3 Phân lo ại CBCC cấp xã
Nghị định số 92/2009/NĐCP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định “Vềchức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thịtrấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” thì đội ngũ CBCCTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24cấp xã bao gồm: Cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã(gọi chung là cán bộ cấp xã), Công chức cấp xã.
Cán bộ chuyên trách cấp xã là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao
động, làm việc công để thực hiện chức trách được giao, bao gồm: Bí thư (BT), Phó
Bí thư (PBT) Đảng ủy (ĐU), BT, Chủ tịch (CT), Phó Chủ tịch (PCT) HĐND; CT,PCT UBND; CT Ủy ban Mặt trận tổ quốc (UBMTTQ); BT Đoàn thanh niên
(ĐTN) Cộng sản Hồ Chí Minh; CT HPN; CT HND ; CT HCCB
Công chức cấp xã làm công tác chuyên môn, giúp UBNB cấp xã quản lý trêncác lĩnh vực, bao gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng quân sự (CHT); Vănphòng - Thống kê (TK); Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường (ĐC-XD-MT) (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi
trường (đối với xã); Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội
Ngoài các chức danh theo quy định trên, công chức cấp xã còn bao gồm cả CBCC
được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã
- Số lượng công chức cấp xã
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về số
lượng CBCC cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã: Xã loại 1
không quá 25 người, Xã loại 2 không quá 23 người, Xã loại 3 không quá 21 người(bao gồm cả CBCC được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã)
Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hànhchính xã, phường, thị trấn
1.3 Tiêu chuẩn của CBCC cấp xã
Tiêu chuẩn cán bộ xã được quy định tại nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về CBCC xã, phường, thị trấn và Quyết định 04/2004/QĐ/BNV ngày16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối vớiCBCC xã, phường thị trấn
Tiêu chuẩn của công chức cấp xã được quy định tại nghị định số
112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã phường, thị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25trấn và Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn vềchức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thịtrấn quy định như sau:
- Tiêu chuẩn chung của cán bộ cấp xã
- “Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội; có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước [2]”;
- “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân.Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức tổ chức
kỷ luật trong công tác Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân,
được nhân dân tín nhiệm” [2];
- “Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị (LLCT), quan điểm, đường lốicủa Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên
môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ được giao” [2]
- Tiêu chuẩn chung của công chức cấp xã
- “ Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước” [3];
- “Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệuquả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước” [3];
- “Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm
vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao” [3]
- “Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địabàn công tác.” [3].Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26- Tiêu chuẩn cụ thể của CBCC cấp xã
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn công chức cấp xã
Vấn
LL CT
CM, NV
(Nguồn: Tổng hợp từ Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ.)
Tiêu chuẩn của Công chức được quy định tại bảng trên và căn cứ vào đây đểkiểm tra xem liệu có công chức nào không đạt tiêu chuẩn để có biện pháp xử lý.Riêng CHT quân sự và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luậtchuyên ngành trước, nếu không có quy định thì áp dụng theo các tiêu chuẩn này.Riêng tiêu chuẩn của Cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định và thể hiện ởbảng dưới đây
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27(Nguồn: Tổng hợp từ Thông tư 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ Nội vụ)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 281.4 Chất lượng CBCC cấp xã
1.4.1 Khái ni ệm chất lượng CBCC cấp xã
Chất lượng là phạm trù khá trừu tượng, mang tính định tính Từ điển tiếng Việt
định nghĩa chất lượng là: “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của mỗi con người, một sự vật, một
sự việc” [32, tr.144] Cách định nghĩa này thể hiện sự đánh giá đơn nhất của con người, sựvật, hiện tượng Theo Juran –một giáo sư người Mỹ định nghĩa: “Chất lượng là sự phù hợpvới nhu cầu” Theo tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam (TCVN-ISO 8402:1999)
định nghĩa: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực
thể (đối tượng) có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” [1].Mỗi lĩnh vực nghiên cứu khác nhau có cách hiểu, áp dụng khác nhau về chất
lượng để phù hợp với vấn đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI đã xác định: “Chất lượng của cán bộ là sự thống nhất giữa phẩm chất chínhtrị và năng lực công tác, thể hiện ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ” [5] Và chất
lượng CBCC cũng được định nghĩa: “Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã là một hệ
thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện được thểhiện qua thể lực, trí lực, tâm lực và cơ cấu về số lượng, độ tuổi, thành phần của độingũ CBCC cấp xã” [8] Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu về chất lượng đội ngũcông chức, có thể hiểu chất lượng của đội ngũ CBCC là tổng hợp những phẩm chất
và năng lực nhất định để giải quyết những vấn đề thuộc tất cả các lĩnh vực công
việc của CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu công việc và nhiệm vụ được giao
Chất lượng của CBCC thể hiện thông qua sức khỏe, trí tuệ, chuyên môn nghềnghiệp, trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức, thái độ, năng lực, luôn gắn bó vớitập thể, với cộng đồng và khả năng hoàn thành nhiệm vụ Việc đánh giá chất lượngCBCC dựa trên tiêu chuẩn của đội ngũ công chức, là những quy định cụ thể cácyêu cầu về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức…của những người công chứctheo những tiêu chí nhất định đối với từng ngành nghề riêng biệt
Mỗi CBCC không tồn tại một cách biệt lập mà hoạt động trong chỉnh thểthống nhất của cả đội ngũ công chức Vì vậy chất lượng của đội ngũ CBCC phải
xét đến mối quan hệ giữa mỗi CBCC với hệ thống cả đội ngũ CBCC Bên cạnh đó
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29cũng cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng đội ngũCBCC, sức mạnh của cả đội ngũ được phản ánh qua sự hài hòa của hai mặt này.
Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu, chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã làchỉ tiêu phản ánh chất lượng của từng CBCC cấp xã, trong sự phối hợp hoạt độngcủa cả đội ngũ CBCC cấp xã, thể hiện qua phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống,tác phong làm việc, trình độ nhận thức, chuyên môn, năng lực công tác, sứckhỏe,… và kết quả thực nhiệm vụ được phân công của mỗi CBCC, nhằm đảm bảovai trò, chức năng chính quyền cấp xã
1.4.2 Các ho ạt động nâng cao chất lượng CBCC cấp xã
- Quy hoạch CBCC
Quy hoạch CBCC là quá trình thực hiện các chủ trương, biện pháp tạo nguồn
để xây dựng, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBCC đang làm trong các cơ quan hành chính
nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian nhất định Quy hoạch là phải
dự báo được nhu cầu, xây dựng kế hoạch có đầy đủ nội dung, phạm vi, phươngpháp tiến hành quy hoạch
Việc quy hoạch thường dựa vào thực trạng đội ngũ CBCC hiện tại trong điềukiện chính sách, bối cảnh chung Kế hoạch quy hoạch được thực hiện thường là 5
năm Trong quy hoạch có quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý, có nhu cầu về
công chức chuyên môn Công việc quy hoạch tốt, khoa học, khách quan, phù hợpvới thực tế khách thì góp phần cho sự phát triển, ngược lại sẽ gây lãng phí
Việc quy hoạch giúp tìm được nguồn CBCC có năng lực, phẩm chất phù hợpvới các vị trí Đối với các chức danh lãnh đạo, quy hoạch giúp cơ quan quản lýCBCC có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn những CBCC tiềm năng để
đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của địa phương
- Đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo CBCC là xác định các hoạt động đào tạo có mục tiêu, đối tượng, nội
dung cụ thể trên cơ sở xem xét nhu cầu đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nâng caotrình độ, năng lực của CBCC Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 củaChính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCC đề cập "Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việcTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốtcông việc được giao”[4] Đây là mục tiêu cơ bản của việc đào tạo và bồi dưỡngCBCC Đào tạo, bồi dưỡng là biện pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ CBCC cótrình độ cao, năng lực tốt, làm việc hiệu quả Muốn nâng cao chất lượng thì cầnphải chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng vịtrí việc làm, từng chức danh lãnh đạo, quản lý và thực trạng năng lực của CBCC vàphải phù hợp với quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan “Nội dung, chương trình,hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chứcdanh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp vớiyêu cầu nhiệm vụ [4]”
Chính phủ quy định cụ thể về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đàotạo Chế độ đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã do cơ quan có thẩm quyền quy định,kinh phí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn thu khác theo đúng quy định
Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng giúp xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã
đảm bảo chất lượng, số lượng, cơ cấu phù hợp với tình hình, đặc điểm cấp cơ sở
Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thường mang tính thường xuyên, lâu dài của chínhquyền các cấp nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng để khắc phục những yếukém, nâng cao chất lượng CBCC
- Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm CBCC
Tuyển dụng công chức cấp xã là quá trình tuyển chọn người phù hợp với từng
vị trí việc làm của UBND xã Công tác tuyển dụng công chức cấp xã thường dophòng nội vụ huyện chủ trì Công chức cấp xã được tuyển dụng thông qua hìnhthức thi tuyển, ngoại trừ một số trường hợp đặc cách đặc biệt Việc tuyển dụngphải căn cức vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế để xác địnhnhu cầu tuyển dụng Các nguyên tắc phải đảm bảo là công khai, minh bạch, khách
quan, đúng pháp luật Nội dung thi tuyển phải phù hợp với yêu cầu ngành nghề của
chức danh cần tuyển
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Tuyển dụng là khâu quan trọng trọng xác định nguồn nhân lực có chất lượngphục vụ cho công tác quản lý Nhà nước Chọn lọc những ứng viên phù hợp đủ đức
đủ tài giúp Nhà nước có thể điều hành công việc hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ
Cán bộ tham gia vào công tác quản lý Nhà nước thông qua bầu cử, bổ nhiệm
Đó là cả một quy trình chọn lọc những người có uy tín, năng lực, phẩm chất phù
hợp với từng vị trí Cán bộ cấp xã được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy,người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội Mỗi chức danh công tác có yêu cầu về
chuyên môn, sở trường, kinh nghiệm riêng, bố trí được đúng cán bộ vào đúng vị trígiúp tạo ra hiệu quả lao động cho cán bộ cấp xã, tạo điều kiện để họ phát huy nănglực vào công việc Vì thế Công tác bầu cử cán bộ xã quan trọng, ảnh hưởng đếnchất lượng của đội ngũ của CBCC của xã và của chung lực lượng CBCC
- Công tác sử dụng CBCC
Trong quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã việc bố trí, sửdụng đúng cán bộ luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm và đây là một trong nhữngnhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã Người
đứng đầu cơ quan sử dụng CBCC thực hiện việc bố trí, phân công, giao nhiệm vụ
cho công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ,thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC
Việc sử dụng, bối trí CBCC cấp xã thường dựa trên chức năng, nhiệm vụ, đặc
điểm của chính quyền cơ sở Sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ phải theo đúng chuyên
môn, nghiệp vụ đã đào tạo và đúng năng lực sở trường Việc sử dụng, bố trí CBCCphải đúng người, đúng việc, đúng lúc Không để có thời điểm thiếu và thời điểmthừa cán bộ Trong thực hiện công việc cần phải công bằng, trọng dụng người cótài, có công Các chế độ chính sách của CBCC cũng cần phải quan tâm phù hợp
Căn cứ trên thành tích lao động, kết quả hoàn thành công việc để có chế độ thưởng
phạt phù hợp, tránh lãng phí
Sắp xếp đúng chỗ, đúng việc, sử dụng đúng người sẽ tạo điều kiện phát huy
được năng lực, sở trường, rèn luyện kỹ năng, thành thạo công việc khuyến khích
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32tinh thần học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần đảm bảohoàn thành công việc của cơ quan Vì vậy, công tác phân công, bố trí CBCC có ảnh
hưởng rất lớn đối với chất lượng của CBCC trong đó có CBCC cấp xã
- Công tác đánh giá công chức
Đánh giá CBCC là các hoạt động để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công
tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi
dưỡng và thực hiện chính sách đối với CBCC Việc đánh giá giúp CBCC phát huy
ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ trong việc nâng cao phẩm chất chính trị,đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác Từ đó tạo tiền đề nâng cao chấtlượng chung của đội ngũ CBCC
Luật CBCC 2008 quy định các nội dung đánh giá CBCC gồm:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
- Thái độ phục vụ nhân dân
Ngoài ra đối với công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội
dung sau đây:
- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức
Việc đánh giá công chức được thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quyhoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái
Khi đánh giá phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, trên cơ sở thực hiện tự phê
bình và phê bình; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; công khai đối; phát huy
đầy đủ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm
vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá CBCC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Việc đánh giá CBCC là việc làm khó và nhạy cảm vì công việc này ảnh
hưởng đến tất cả các khâu của công tác quản lý CBCC Đánh giá đúng chất lượng
CBCC thì các kế hoạch sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, khen
thưởng, đề bạt sẽ chính xác, hiệu quả Còn nếu việc đánh giá CBCC không sát
thực, không phản ánh đúng thực trạng thì không những bố trí, sử dụng CBCC
không đúng mà còn mai một đi giá trị của những người CBCC giỏi, ảnh hưởng
không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ của bộ máy chính quyền các cấp nói chung
và chính quyền cấp xã nói riêng
- Công tác kiểm tra, giám sát CBCC trong thi hành công vụ
Công tác kiểm tra, giám sát là công cụ đắc lực, có hiệu quả nhất giúp đẩy lùisuy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, củng cố ý thức tổ chức kỷ luật, tinhthần trách nhiệm của CBCC Kiểm tra, giám sát CBCC nhằm nắm bắt tư tưởng,quá trình thực hiện công việc của công chức, giúp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vịphát hiện những vấn đề nảy sinh để kịp thời sửa chữa những sai sót của CBCC.Kiểm tra để phát hiện những ưu điểm cũng như nhược điểm của CBCC để có
cơ sở loại trừ những người thiếu năng lực, phẩm chất trong bộ máy chính quyền
cấp xã Kết quả kiểm tra là cơ sở khách quan để vận dụng hình thức thưởng phạt,
ngăn chặn tiêu cực, phát huy nhân tố tích cực, xây dựng lòng tin của nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CBCC cấp xã
1.5.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng đội ngũ CBCC cấp xãnói riêng chịu sự chi phối khá lớn của nhân tố KT- XH Kinh tế phát triển ở nhữngmức trình độ nhất định làm cơ sở xác định mức lương, thu nhập, cải thiện mứcsống của CBCC Tình hình KT- XH ổn định, tăng trưởng tốt, đời sống đảm bảo thì
người CBCC cấp xã yên tâm công tác, họ có điều kiện tập trung nâng cao năng lực,
trình độ Còn nếu KT- XH khó khăn , bất ổn, thu nhập thấp, xã hội không ổn định
sẽ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống Khi đó, sức khỏe, năng lực, kỹ thuật,các mối quan hệ xã hội thu hẹp dẫn đến không hoàn thành tôt nhiệm vụ làm cho
đội ngũ CBCC cấp xã khó cải thiện về mặt chất lượng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Kinh tế- xã hội phát triển thì giáo dục, đào tạo cũng phát triển theo Mức độphát triển của giáo dục và đào tạo càng cao thì số lượng CBCC cấp xã có chuyênmôn, nghiệp vụ tốt càng lớn Giáo dục và đào tạo là cơ sở nâng cao tỷ lệ lao động
qua đào tạo chuyên môn- nghiệp vụ của nền kinh tế Ngoài ra, kinh tế phát triển thì
sẽ ứng dụng được công nghệ hiện đại vào công tác giáo dục và sau này sử dụngvào công việc Sự phát triển giáo dục, đào tạo sẽ phải hướng tới nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển
1.5.2 Th ị trường lao động
Thị trường lao động ảnh hưởng đến sự dịch chuyển đội ngũ CBCC Nếu cunglao động lớn hơn cầu về lao động thì dễ tuyển được công chức và dễ bổ sung đượclực lượng cán bộ Hơn nữa, cầu về lao động nhiều thì dễ tìm kiếm được nhữngnhân lực có chất lượng cao Nếu chất lượng nguồn lao động trên thị trường là cao
và dồi dào thì sẽ tuyển được nhiều người có năng lực, trình độ Xét cả về quy mô
và chất lượng của nguồn lao động thì cung cầu lao động trên thị trường ảnh hưởng
đến chất lượng chung của CBCC cấp xã
1.5.3 Môi trường làm việc
Môi trường làm việc là nơi để CBCC để phát huy khả năng, năng lực của đơn
vị, tổ chức và môi trường làm việc thể hiện văn minh văn hóa trong cơ quan, đơn
vị Môi trường làm việc thân thiện, công bằng, hòa đồng giúp cho người CBCC vui
vẻ nhiệt tình nơi công sở, giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện Người CBCC sẽ phấn đấunhiều hơn trong công việc và thu hút được người tài vào làm việc trong bộ máychính quyền cấp xã
Một khi người CBCC có năng lực cao, phẩm chất tốt thì họ thường có nhữngyêu cầu trong môi trường làm việc cao hơn so với những lao động cơ bắp đơnthuần Nơi làm việc là nơi họ thể hiện mình, để họ phát huy hết khả năng, năng lực,sáng tạo của mình Chất lượng chung của CBCC cấp xã cũng từ đó mà nâng lên
1.5.4 Công c ụ và phương tiện làm việc của CBCC cấp xã
Công cụ và phương tiện làm việc luôn là một yếu tố quan trọng giúp tác động
đến năng suất lao động Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã không chỉ phụ thuộc vào
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35trình độ, năng lực mà còn phụ thuộc vào phương tiện kỹ thuật Mỗi vị trí công táccần được trang bị một hệ thống phương tiện và điều kiện làm việc khác nhau Luật
CBCC 2008 quy định các điều kiện đảm bảo thi hành công vụ gồm công sở, nhà ở
công vụ, trang thiết bị làm việc trong công sở, và các phương tiện đi lại Nhà nướcluôn bảo đảm đầu tư về trụ sở, nhà ở công vụ, trang thiết bị làm việc trong công sở,
các điều kiện đi lại phù hợp để phục vụ việc thi hành công vụ; chú trọng đầu tư, ứng
dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả thi hành công vụ
1.5.5 Ch ế độ, chính sách đối với CBCC
Chế độ, chính sách đối với CBCC là hệ thống các quy định do Nhà nước, địa
phương đặt ra để tuyển dụng, sử dụng, quản lý và nâng cao chất lượng CBCC
Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng CBCC Chínhphủ ban hành các chính sách, tạo môi trường pháp lý cho phát triển giáo dục, đàotạo Chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã bao gồm: Các quy định về ưu tiêntuyển dụng, ưu đãi, thu hút nhân tài vào đội ngũ công chức, các quy định nhằm tạo
điều kiện để CBCC có điều kiện học tập, nâng cao trình độ, điều kiện bảo đảm môitrường làm việc, nhà công vụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc; những sự hỗ
trợ khi công chức gặp rủi ro trong công việc, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế…
CBCC cấp xã có chế độ chính sách tốt thì trước hết sẽ chọn được người cóchất lượng, tiếp theo sẽ tạo động lực thúc đẩy họ phấn đấu vì công việc, qua đóphát triển những tài năng để đảm nhiệm những vị trí lãnh đạo, quản lý…Ngược lại,chế độ chính sách không tốt thì đội ngũ CBCC cấp xã dễ lơ là, thiếu trách nhiệmdẫn đến giảm sút hiệu quả công việc, hao hụt tài năng, sáng tạo Vì thế các giảipháp nhằm nâng cao chất lượng phải chú trọng tới hoàn thiện những chính sách
chưa hợp lý và phát huy những chính sách có lợi cho đội ngũ CBCC cấp xã.
Trang 36Đối với sự ảnh hưởng của công tác tuyển dụng, bổ nhiệm đến chất lượng
CBCC cấp xã, thì tuyển dụng, bổ nhiệm và yếu tố đầu vào, là quá trình chọn lọcnhân sự từ thị trường lao động, từ dân cư Vì thế công tác tuyển dụng, bổ nhiệmcần làm tốt để cho chất lượng chung của đội ngũ CBCC được tốt, từ đó có cơ sở đểnâng cao chất lượng CBCC cấp xã qua từng đợt tuyển dụng, bổ nhiệm vào đội ngũ
1.5.7 Ch ế độ đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đối tác động rất lớn đến đến chất lượng của CBCC
cấp xã Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, CBCC được trang bị một lượng kiến thức cầnthiết, khoa học, những điều này cơ sở giúp hình thành và phát triển năng lực của độingũ CBCC cấp xã Để đội ngũ CBCC cấp xã nâng cao được năng lực thì trước hếtcấp lãnh đạo quản lý phải nhận thức đúng về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC
Qua đó cần có sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC
cấp xã để họ được đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, vững tay nghề, thànhthạo các thao tác công việc cũng như rèn giữa những giá trị về phẩm chất chính trị,
đạo đức của người CBCC
1.5.8 Các nhân t ố thuộc về bản thân của người CBCC cấp xã
- Nhận thức của CBCC cấp xã
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là “quá trình
phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tínhtích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn [18]”
Nhận thức của đội ngũ CBCC cấp xã cũng tương tự, và trong phạm trù chất
lượng CBCC, người CBCC cấp xã có nhận thức tốt về vai trò, trách nhiệm của
mình đối với công việc, đối với cơ quan, Nhà nước thì họ sẽ có những thái độ phùhợp rồi mới chi phối hành động của họ trong việc nâng cao năng lực Người CBCC
có nhận thức tốt, họ sẽ có tinh thần học hỏi, phấn đấu vì sự phát triển, vì mục tiêuchung của tổ chức
- Ý chí phấn đấu của CBCC cấp xã
Nếu mỗi bản thân người CBCC có ý chí phấn đấu trong nghề nghiệp, họ sẽluôn nỗ lực, thi đua, học tập, lao động để đạt được những thành tích cao, vươn lênTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37trong tổ chức CBCC cấp xã với vai trò và vị trí quan trọng của họ ở cơ sở, nếu họ
có ý chí phấn đấu thì sẽ thăng tiến được trong công việc Họ có thể vươn lên nhữngchức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc xa hơn là làm việc ở các bộ máy chính quyền cấp
cao hơn Nếu ai cũng mang trong mình ý chí phấn đấu thì năng lực chung của cảđội ngũ sẽ tăng lên
1.6 Các tiêu chí đánh giá chất lượng CBCC cấp xã
Sở nội vụ tỉnh UBND đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá đối với chức danhthuộc Sở Nội vụ quản lý và có thể áp dụng cho CBCC cấp xã tại Quyết định số
134/QĐ-SNV ngày 19/12/2016 của Giám đốc Sở Nội vụ
Tác giả luận án tiến sĩ “ Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính
Nhà nước tỉnh Hải Dương”, bảo vệ tại đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 2006,
Nguyễn Kim Diện đã đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng công chứchành chính Nhà nước gồm nhóm về năng lực trình độ, nhóm về khả năng nhậnthức và mức độ đáp ứng sự thay đổi công việc, nhóm mức độ đảm nhận công việc
+ Trình độ đào tạo của đội ngũ CBCC
+ Kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ CBCC
- Tâm lực: Phẩm chất đạo đức của CBCC
- Hợp lý về cơ cấu
Tác giả luận văn thạc sĩ: “ Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xãhuyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”, bảo vệ tại Đại học Lao động - Xã hội, năm 2014,Nguyễn Thị Thảo, đã đánh giá chất lượng công chức cấp xã dựa trên các tiêu chí:
- Năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38về Đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; từ cơ sở thực tiễn tại huyệnCam Lộ tỉnh Quảng Trị, tác giả đề xuất các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượngCBCC cấp xã như sau:
1.6.1 Nhóm tiêu chí v ề năng lực, trình độ và kỹ năng công tác
xã và tiêu chuẩn ở đây là phải tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT)
- Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của CBCC là trình độ được đào
tạo qua các trường lớp với văn bằng chuyên môn phù hợp với từ công việc Trình độchuyên môn thể hiện các kiến thức kỹ năng mà CBCC có được qua quá trình họctập Đối với hệ thống đào tạo hiện nay thì trình độ chuyên môn chia thành sơ cấp,trung cấp, đại học, sau đại học Tuy nhiên, mỗi trình độ thì có nhiều ngành nghề đạotào thuộc đầy đủ các lĩnh vực KT-XH, nên khi xét chất lượng CBCC cần xem xét sựphù hợp giữa chuyên môn và yêu cầu của vị trí việc làm Trình độ chuyên môn củaCBCC được đo bằng số lượng và tỷ lệ CBCC có các trình độ theo hệ thống giáo dục
và cân nhắc sự phù hợp với vị trí công việc theo chức danh đảm nhiệm
- Trình độ LLCT: Trình độ LLCT của CBCC thể hiện mức độ hiểu biết của
họ về LLCT Có ba mức độ thể hiện trình độ chính trị là sơ cấp, trung cấp và caocấp CBCC có trình độ chính trị thể hiện sự hiểu hiết về đường lối, chủ trương củaTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện công việc theo đúng địnhhướng của Đảng và Nhà nước; giác ngộ được lý tưởng cộng sản và bãn lĩnh chính
trị vững vàng Trong đánh giá chất lượng CBCC, chỉ tiêu này bao gồm số lượng và
tỷ lệ CBCC có trình độ LLCT sơ, trung, cao cấp và cử nhân
- Kỹ năng nghề nghiệp: Nếu kiến thức trong công việc là sự hiểu biết về thì
kỹ năng chính là cách thức, cách tổ chức triển khai công việc Các kỹ năng nghềnghiệp thể hiện sự chuyên nghiệp, nhuần nhuyễn của CBCC trong thực thi nhiệm
vụ Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đội ngũ CBCC cấp xã cầnphải có những kỹ năng cần thiết Các kỹ năng của CBCC cấp xã có thể phân thành:
+ Các kỹ năng về kỹ thuật: Phản ánh năng lực vận dụng tri thức, trình độ
của mình để sử dụng các phương tiện, công cụ kỹ thuật phục vụ công việc hàngngày Các CBCC luôn cần kỹ năng để làm việc Một số kỹ năng cần thiết như thuthập, xử lý, phổ biến thông tin, xây dựng chương trình, kế hoạch, tổng hợp, soạnthảo văn bản, tin học, ngoại ngữ,…
+ Các kỹ năng mềm cần thiết: Các kỹ năng này thường phụ thuộc vào cá
tính của từng người Nhóm kỹ năng ngày bao gồm các kỹ năng để CBCC vậndụng vào công việc như giao tiếp, ứng xử, tạo mối quan hệ, quản lý thời gian,quản lý sự thay đổi, phối hợp làm việc nhóm, tổ chức, thuyết trình, giải quyếtvấn đề, lãnh đạo,…
Kỹ năng có được từ rèn luyện Mỗi CBCC luôn cần rèn luyện những kỹ năngmình còn yếu để nâng cao hiệu quả công việc Thực tế cho thấy, đội ngũ CBCC đã
được tuyển dụng, bổ nhiệm vào để làm các công việc của Nhà nước thì về cơ bản
sẽ có các kỹ năng này Vấn đề là các kỹ năng họ có cần phải phù hợp, đầy đủ vàphục vụ được công việc của mình tuy nhiên số lượng CBCC hội tụ được những kỹ
năng này của Việt Nam còn hạn chế Kỹ năng thực sự của mỗi CBCC ở đây đolường bằng các loại bằng cấp, chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm mà
CBCC có, bên cạnh đó còn đo lường định tính thông qua bảng câu hỏi 5 cấp bậc
- Kinh nghiệm thực tiễn: Kinh nghiệm thực tiễn là một trong những tiêu chí
quan trọng để đánh giá chất lượng CBCC Đây là những vốn kiến thức, kỹ năng màTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40CBCC đã tích lũy được qua thời gian công tác, được hình thành từ thực tiễn làm
việc Kinh nghiệm góp phần tạo ra năng lực cho CBCC, người có nhiều kinhnghiệm thì dễ dàng giải quyết các công việc khó, hoặc các tình huống đã từng trảiqua Thời gian công tác càng nhiều thì CBCC sẽ đúc kết được nhiều kinh nghiệm
nhưng không phải lúc nào người CBCC có thâm niên cao thì có nhiều kinh
nghiệm Sự tích lũy kinh nghiệm của CBCC qua thời gian làm việc còn tùy thuộcvào khả năng nhận thức, tư duy, tổng hợp, phân tích của họ Kinh nghiệm có thể đo
lường dựa trên số năm kinh nghiệm, tuy nhiên chưa hẳn có nhiều năm làm việc là
có nhiều kinh nghiệm nên chỉ tiêu này được đo lường thêm qua đánh giá định tính
ở bảng câu hỏi để đánh giá mức độ đồng ý về kinh nghiệm
Ba yếu tố về trình độ văn hóa, chuyên môn, chính trị được gom nhóm thành
“trình độ kiến thức” và kinh nghiệm, kỹ năng cũng được gom lại thành 1 nhóm trong đề tài nghiên cứu của tác giả.
1.6.2 Nhóm tiêu chí v ề phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
- Phẩm chất chính trị: Phẩm chất chính trị của CBCC cấp xã là các đặc tính
cá nhân về chính trị, bao gồm các yếu tố cơ bản là nhận thức, thái độ, hành vi chínhtrị Phẩm chất chính trị thể hiện ở sự nhận thức được đường lối, quan điểm chínhtrị của Đảng, hiểu biết và trung thành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng
Từ nhận thức chính trị đúng sẽ có thái độ tốt về chính trị, là những biểu hiện, cửchỉ, lời nói, việc làm của người cán bộ xuất phát từ nhận thức, suy nghĩ, tình cảm
trước những vấn đề chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng Cách suy nghĩ nhìn
nhận, tính vững vàng về tư tưởng chính trị là sự thể hiện của thái độ chính trị Từnhững nhận thức, thái độ sẽ quyết định hành vi của người CBCC CBCC cần tiên
phong, gương mẫu trong công tác lao động, học tập Người có phẩm chất chính trị
tốt cần những yếu tố trên, có nhận thức tốt, thái độ đúng đắn, hành động phù hợp
để thưc hiện tốt các nhiệm vụ của quản lý Nhà nước của mình và nhiệm vụ chính
trị của CBCC
- Phẩm chất đạo đức: Phẩm chất đạo đức giúp người cán bộ xác lập uy tín
của mình với nhân dân, với công chức cũng tương tự, công tác quản lý Nhà nướcTrường Đại học Kinh tế Huế