1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ QUAN điểm của CHỦ NGHĨA mác lê NIN về lợi NHUẬN và vận DỤNG vào PHÁT TRIỂN KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY

29 713 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 152,5 KB

Nội dung

Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đã đề ra đường lối Đổi Mới toàn diện, trong đó, đổi mới kinh tế được đặt lên hàng đầu, với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, từng bước chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã xác định mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trang 1

thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đã đề ra đường lối Đổi Mới toàn diện,trong đó, đổi mới kinh tế được đặt lên hàng đầu, với chủ trương phát triển nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản

lý của nh à nước, theo định hướng XHCN, từng bước chuyển đổi cơ chế kinh

tế từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường Hiện nay Đảng vànhà nước ta đã xác định mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong suốt thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là mô hình kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa Cùng với sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường thì một loạt vấn

đề lý luận đòi hỏi phải được luận giải Một loại những phạm trù mới xuất hiệnkhác hẳn với nền kinh tế tập trung bao cấp trước đây đặc biệt là vấn đề lợinhuận Chúng ta đã một thời coi lợi nhuận là một cái gì đó xấu xa, là mộtphạm trù hoàn toàn xa lạ với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Hiện nay nước tađang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô củaNhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì lợi nhuận là vấn đề trung tâm.Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân khi bắt tay vào sản xuất kinh doanh đềumuốn thu lợi nhuận Lợi nhuận là mục đích của mọi ngành nghề, mọi nhàkinh doanh Lợi nhuận là phần thưởng cho sự lao động, sáng tạo, năngđộng của con người trong qúa trình sản xuất kinh doanh Lợi nhuận có vaitrò nhất định trong nền kinh tế hiện nay Đại hội Đảng toàn quốc lần thứmười cũng khẳng định: Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp thúc đẩy ngườilao động Vậy nguồn gốc, bản chất lợi nhuận là gì và vai trò của lợi nhuậntrong nền kinh tế thị trường hiện nay như thế nào là vấn đề mà chúng ta phải

luận giải Vì vậy, trong bài thu hoạch này tôi xin làm rõ: “quan điểm của Mác

về lợi nhuận và vận dụng vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội

ở nước ta hiện nay”

Trang 2

NỘI DUNG

I : quan điểm về lơi nhuận trong học thuyết của Mác.

Lợi nhuận xuất hiện từ rất lâu cùng với sự phát triển của kinh tế hànghoá Trước Mác có rất nhiều quan điểm của các trường phái khác nhau về vấn

đề lợi nhuận Song chỉ bắt đần từ chủ nghĩa trọng thương thì các quan điểmnày được khái quát hóa thành hệ thống lý luận nhưng còn đơn sơ mộc mạc.Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác xuất hiện, thì nguồn gốc và bản chất của lợi nhuậnmới được làm sáng tỏ, trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộ, khoa họccủa các trường phái lý luận trước đó Mác đã phân tích và làm sáng tỏ nguồngốc và bản chất của lợi nhuận cũng như đã giải thích được sự hình thành của

tỷ suất lợi nhuận bình quân và bản chất của quy luật tỷ suất lợi nhuận có xuhướng giảm dần Ngoài ra Mác đã thấy được và phân tích một cách khoa học

sự phân chia của lợi nhuận thành các hình thức khác nhau như lợi nhuận côngnghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay, lợi nhuận ngân hàng, địa tô

tư bản chủ nghĩa

1/Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận:

Để thấy được sự hình thành của lợi nhuận, trước tiên ta hãy xem xét vềkhái niệm mà Mác gọi là chi phí sản xuất(CPSX)

Để tiến hành sản xuất ra một sản phẩm thì trên thực tế nhà tư bản sẽphải ứng tư bản ra để mua các tư liệu sản xuất(TLSX), được ký hiệu là (c),

và để thuê lao động được ký hiệu là (v) Toàn bộ phần tư bản này được gọi

là tư bản ứng trước(TBƯT) Tuy nhiên, theo Mác thì không phải toàn bộphần TBƯT này đều được chuyển dịch hết vào giá trị của hàng hoá mà chỉ

có một phần lượng tư bản được dùng để ứng trước cho TLSX và toàn bộlượng tư bản được dùng để ứng trước cho lao động là cấu tạo trực tiếp nêngiá trị của hàng hoá Phần giá trị này được Mác gọi là CPSX , được ký hiệu

là (k) vậy: k= c + v

Trang 3

Với sự hình thành khái niệm CPSX, nhà tư bản đã bước đầu che dấuđược sự hình thành của giá trị thặng dư(GTTD) và tạo điều kiện để hình thànhnên khái niệm lợi nhuận Theo Mác "giá trị thặng dư là giá trị mới dôi rangoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt".Như vậy, GTTD chính là phần lao động không được trả công của người côngnhân mà nhà tư bản đã chiếm đoạt, điều đó có nghĩa là GTTD (hay chính làphần giá trị mới) được tạo ra bởi lao động của người công nhân Nói cáchkhác chính lao động của người công nhân và chỉ duy nhất một mình nó tạo raGTTD Lý luận về GTTD của Mác đã vạch trần bản chất bóc lột của CNTBchỉ rõ nguồn gốc sự giàu có của CNTB nói chung và của nhà tư bản nói riêngchính là nhờ chiếm đoạt GTTD.

Với sự hình thành khái niệm CPSX (k=c+v) thì nguồn gốc và bản chấtbóc lột của nhà tư bản đã bị che lấp ở đây, dường như phần giá trị mới được tạo

ra là do tác động của toàn bộ lượng tư bản mà nhà tư bản đã ứng ra Có nghĩa là,

cả bộ phận tư bản bỏ vào lao động (v) và bộ phận tư bản bỏ vào TLSX (c) đều

có vai trò như nhau trong việc tạo ra phần giá trị mới, Mác viết: "Bộ phận tư bản

bỏ vào lao động, khác với bộ phận tư bản bỏ vào TLSX, vào bông hay thanchẳng hạn, ở chỗ là nó được dùng để trả tiền cho một yếu tố sản xuất khác vềmặt vật chất, chứ hoàn toàn không phải là vì, do chức năng của nó, nó đã đóngmột vai trò khác trong quá trình sáng tạo ra giá trị của hàng hoá và do đó trongquá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị".Như vậy, với sự hình thành khái niệmCPSX vô hình dung đã xoá đi sự khác nhau giữa tư bản bất biến(TBBB) và tưbản khả biến(TBKB) trong chức năng sáng tạo ra giá trị

Như vậy, phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất nếucoi là phần dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân tạo ra thìđược gọi là GTTD còn nếu, vẫn với lượng giá trị đó,mà được đem so sánh vớitoàn bộ tư bản ứng trước thì sẽ mang hình thức chuyển hoá là lợi nhuận Vậy

Trang 4

xét cho cùng lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái chuyển hoá củaGTTD," một hình thái mà PTSX TBCN tất nhiên phải đẻ ra" nhằm che đậybản chất bóc lột của nó.

Nếu ký hiệu lợi nhuận là (p) thì công thức giá trị của hàng hoá trước

là : gt=c+v+m nay sẽ chuyển thành :gt=k+p,với k (=c+v) chính là CPSX đểtạo ra hàng hoá Từ công thức này ta có thể thấy rằng CPSX của một hànghoá luôn nhỏ hơn giá trị thực tế của hàng hoá đó một lượng đúng bằng phầnGTTD được tạo ra Như vậy nếu hàng hoá được bán đúng với giá trị của nóthì nhà tư bản sẽ thu về được một khoản lợi nhuận đúng bằng phần GTTD (m)chứa đựng trong hàng hoá đó Tuy nhiên nhà tư bản cũng vẫn có thể bán mộthàng hoá nhất định nào đó với giá cả nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị thực tế của

nó Chừng nào mà giá bán vẫn còn cao hơn CPSX để sản xuất ra hàng hoá đóthì nhà tư bản còn thu được lợi nhuận Vì vậy đã làm cho lợi nhuận dườngnhư là kết quả của hoạt động kinh doanh, do tài nghệ kinh doanh của nhà tưbản tạo ra Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và tồn tạicủa một số quan điểm sai lầm về lợi nhuận

2/Tỷ suất lợi nhuận,tỷ suất lợi nhuận bình quân,giá cả sản xuất

và quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm dần :

Lợi nhuận thực chất chỉ là một hình thức biến tướng của GTTD Tuynhiên đối với nhà tư bản thì họ không quan tâm, không cần biết đến điều đó.Khi tiến hành một hoạt động sản xuất hàng hoá mục tiêu của nhà tư bảnkhông phải là hàng hoá được sản xuất ra cũng không phải là giá trị sử dụngcủa hàng hoá đó Cái mà nhà tư bản cần là cái phần giá trị mới thừa ra so vớitoàn bộ phần tư bản đã tiêu dùng, nó được nhà tư bản gọi dưới cái tên là lợinhuận Mặc dù cái đích cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củanhà tư bản là lợi nhuận tuy nhiên nhà tư bản lại chẳng quan tâm xem phần lợinhuận đó được tạo ra từ đâu, từ TBBB hay từ TBKB vv Đối với nhà tư bản

Trang 5

lợi nhuận được tạo nên từ toàn bộ phần tư bản đã tiêu dùng đúng như Mác đãviết :" nhà tư bản trông mong là tất cả các bộ phận của tư bản mà hắn ứng rađều sẽ đem lại lợi nhuận như nhau cả " Từ quan niệm trên đã nảy sinh kháiniệm về tỷ suất lợi nhuận Theo định nghĩa của Mác thì "Tỷ suất lợi nhuận(p') là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứngtrước".Ta có : p'=(m/(c+v))x 100%.

Với sự xuất hiện khái niệm tỷ suất lợi nhuận một lần nữa bản chấtbóc lột của CNTB lại được che dấu đi Nếu như tỷ suất GTTD (m') đã phảnánh được sự bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, là thước đotrình độ bóc lột của giai cấp tư sản thì tỷ suất lợi nhuận, đơn thuần chỉ phảnánh mức lãi của việc đầu tư tư bản nó chỉ cho nhà tư bản biết nên đầu tư vàođâu thì có lợi hơn

Trên đây, chúng ta đã nghiên cứu xem xét về sự hình thành của tỷsuất lợi nhuận cũng như vai trò của nó trong phản ánh mức lãi của hoạt độngđầu tư Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận chỉ phản ánh trong phạm vi một ngànhsản xuất mỗi ngành có một tỷ suất lợi nhuận riêng Còn trong nền kinh tếTBCN với sự đa dạng về ngành nghề thì tất yếu dẫn tới sự hình thành kháiniệm tỷ suất lợi nhuận bình quân Sở dĩ hình thành khái niệm này là do trongnền kinh tế TBCN luôn tồn tại sự cạnh tranh, đó là hình thức đấu tranh gaygắt giữa những người sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ sở hữu khác nhau vềTLSX, nhằm giành giật những điều kiện có lợi nhất về sản xuất và tiêu thụhàng hoá Trong nền kinh tế TBCN do chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSXcho nên sự tồn tại tình trạng cạnh tranh là tất yếu dưới hai dạng là cạnh tranhtrong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành Mỗi hình thức cạnh tranh sẽđem lại một kết quả khác nhau Với cạnh tranh trong nội bộ ngành kết quảcuối cùng là làm cho tỷ suất lợi nhuận của ngành giảm xuống Còn cạnh tranhgiữa các ngành thì lại dẫn tới sự hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân

Trang 6

như vậy mỗi ngành sản xuất có một tỷ suất lợi nhuận riêng rất khác nhau nóphụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của lượng tư bản đầu tư vào các ngành đó Do

đó, luôn tồn tại những ngành mà ở đó có tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ngànhkhác mà tỷ suất lợi nhuận của một ngành phản ánh mức lãi đạt được nếu đầu

tư vào ngành đó Chính vì vậy mà các nhà tư bản sẽ đua nhau rút tư bản rakhỏi những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp để đầu tư vào những ngành có tỷsuất lợi nhuận cao Và kết quả của sự di chuyển tự do, liên tục này là hìnhthành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân

Vậy "Tỷ suất lợi nhuận bình quân chính là tỷ số tính theo phần trămgiữa tổng giá trị thặng dư trong xã hội tư bản và tổng tư bản xã hội đã đầu tưvào tất cả các lĩnh vực, các nghành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa "

Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân đã dẫn tới sự biến đổi từgiá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất Giá cả sản xuất được định nghĩa "bằng chiphí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân" Ta có : giá cả sản xuất = k + p

Trước đây, khi chưa xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất thì giá cảxoay quanh giá trị của hàng hoá Giờ đây, với việc hình thành khái niệm giá

cả sản xuất thì giá cả của hàng hoá lại xoay quanh giá cả sản xuất Đã từng cómột số nhà kinh tế học tư sản, dựa vào sự thật là giá cả sản xuất trong một sốngành không phù hợp với giá trị của hàng hoá trong các ngành đó, để hòngbác bỏ lý luận giá trị lao động của Mác Tuy nhiên, cần phải thấy rằng quyluật giá trị vẫn hoàn toàn đúng đắn trong giai đoạn TBCN, giá trị vẫn đóngvai trò là cơ sở là nội dung bên trong của giá cả sản xuất Nói cách khác, giá

cả sản xuất thực chất chỉ là một hình thức biến tướng của giá trị mà thôi

Mác đã giải thích được một cách khoa học về nguồn gốc, bản chấtcủa lợi nhuận cũng như các khái niệm khác liên quan tới lợi nhuận, đặc biệt lànhững khái niệm về tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất Điều nàythể hiện sự tiến bộ vượt trội của học thuyết kinh tế của Mác so với các học

Trang 7

thuyết kinh tế khác Hơn thế nữa, không chỉ lý giải về sự hình thành của tỷsuất lợi nhuận bình quân mà Mác còn giải thích và chứng minh một cáchđúng đắn và khoa học về quy luật tỷ suất lợi nhuận giảm dần Một quy luật

mà mặc dù một số nhà lý luận của trường phái TSCĐ như A.Smith hayD.Ricardo tuy đã nhận thức được về sự hiện diện của quy luật này nhưng vẫnchưa thể giải thích được nó một cách đúng đắn và khoa học

Mác đã chứng minh rằng sự tồn tại của quy luật tỷ suất lợi nhuận có

xu hướng giảm dần là do sự tăng lên của TBBB so với tổng tư bản đã dẫn tới

sự giảm sút một cách tương đối của TBKB so với tổng tư bản Kết quả làTBBB sẽ tăng lên một cách tương đối so với TBKB và do đó làm cho tỷ suấtlợi nhuận cũng giảm dần Sở dĩ có hiện tượng TBBB tăng lên tương đối sovới TBKB, theo Mác giải thích, là do " sự phát triển ngày càng nhanh chóngcủa CNTB đã đem lại những phương pháp sản xuất mới cho phép vẫn một sốlượng công nhân như thế, vẫn một khối lượng sức lao động như thế do mộtkhối lượng tư bản khả biến nhất định thuê mướn, cùng trong một khoảng thờigian như thế, lại sẽ vận động được một khối lượng tư liệu lao động, máy móc

và các loại tư bản cố định ngày càng lớn "

Mặt khác, nguyên nhân sâu xa của quy luật tỷ suất lợi nhuận có xuhướng giản dần chính là sự tăng dần của năng suất lao động xã hội(NSLĐXH) Với nền đại công nghiệp của CNTB, NSLĐXH ngày càng đượcnâng cao Điều đó cho phép một số lượng ít hơn về lao động có thể vận độngđược một khối lượng máy móc ngày càng nhiều hơn để biến một lượng nhiềuhơn, các TLLĐ thành sản phẩm hàng hoá Nói khác đi trong cơ cấu giá trị củahàng hoá thì phần TBBB (c) ngày càng tăng trong khi phần TBKB (v) thìngày càng giảm Mặc dù trình độ bóc lột là không giảm nhưng tỷ suất lợinhuận vẫn ngày càng giảm

Mác đã khẳng định, sự đúng đắn của quy luật tỷ suất lợi nhuận giảmdần không có nghĩa là lượng GTTD, hay chính là lượng lao động không được

Trang 8

trả công mà nhà tư bản chiếm đoạt của người công nhân, không tăng lên mộtcách tuyệt đối Sở dĩ như vậy là do nhà tư bản không ngừng nâng cao tỷ suấtgiá trị thặng dư cũng như không ngừng tăng thêm tổng số lao động bị tư bảnbóc lột, quy luật này còn làm cho nhà tư bản càng tăng cường bóc lột côngnhân tới mức tối đa nhằm kìm hãm xu hướng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận.Ngoài ra, nó còn làm cho cuộc tranh giành phân chia tổng khối lượng lợinhuận ngay trong nội bộ giai cấp tư bản cũng diễn ra ngày càng gay gắt.

Không chỉ có vậy mà trong nỗ lực tìm mọi cách kìm hãm xu hướnggiảm dần của tỷ suất lợi nhuận và nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, nhà tưbản đã đua nhau đầu tư tư bản ra nước ngoài đặc biệt là các quốc gia kém pháttriển nơi có nguồn nhân công giá rẻ và cấu tạo hữu cơ của tư bản thấp hơn sovới các nước phát triển Ở các nước này, bọn tư bản ra sức vơ vét, bóc lộtnhân dân các nước thuộc địa Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa các nước tưbản phát triển và các nước chậm tiến, giữa chính quốc và các nước thuộc địangày càng gay gắt

Ngoài ra, với tham vọng tăng thêm lợi nhuận để bù đắp vào chỗ giảmsút lợi nhuận do xu hướng giảm sút lợi nhuận gây ra, nhà tư bản đã tăngcường mở rộng quy mô sản xuất, đẩy sức cung của thị trường vượt xa khỏigiới hạn nhu cầu của người mua Đây là một trong các nguyên nhân dẫn tớicác cuộc khủng hoảng thừa, loại khủng hoảng đặc trưng của CNTB

Tóm lại, có thể thấy rằng quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướnggiảm dần không chỉ đơn thuần phản ánh xu hướng giảm dần của tỷ suất lợinhuận trong xã hội tư bản mà nó còn làm cho những mâu thuẫn nội tại củaCNTB ngày càng trở nên sâu sắc và từ đó,chỉ ra các hạn chế mang tính chất lịch

sử của PTSX TBCN Vì vậy,việc giải thích một cách khoa học sự hình thànhcũng như các tác động của quy luật tỷ suất lợi nhuận giảm dần trong xã hội tưbản đã làm cho học thuyết kinh tế của Mác nói riêng và toàn bộ hệ thống lý luận

Trang 9

của Mác nói chung tăng thêm tính khoa học và phù hợp với thời đại Những lýluận này góp phần làm sáng tỏ những hạn chế mang tính lịch sử của CNTB Nóchỉ ra rằng tới một lúc nào đó thì những mâu thuẫn nội tại của CNTB cũng nhưnhững hạn chế lịch sử của nó sẽ làm cho PTSX TBCN trở thành một trở ngạingăn cản, kìm hãm sự phát triển của LLSX và tất yếu tới một lúc nào đó, CNTB

sẽ bị diệt vong và thay thế nó sẽ là một xã hội khác tiến bộ hơn

3/ Các hình thức biểu hiện của lợi nhuận:

a/ Lợi nhuận Công nghiệp và lợi nhuận Thương nghiệp:

Trước tiên, xét trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hóa ta sẽthấy tồn tại hai dạng tư bản là tư bản Thương nghiệp và tư bản Công nghiệp

và tương ứng với chúng là hai hình thức lợi nhuận, lợi nhuận Thương nghiệp

và lợi nhuận Công nghiệp Không phải chỉ tới CNTB thì mới tồn tại hai dạng

tư bản cũng như hai hình thái lợi nhuận này Nhưng trong các xã hội trướcCNTB thì hai dạng tư bản này hoàn toàn độc lập với nhau Nhà tư bản sau khisản xuất ra sản phẩm rồi phải tự mình mang sản phẩm ra thị trường để tiêu thụ

do đó toàn bộ tư bản của họ ban đầu không chỉ được đầu tư vào mỗi quá trìnhsản xuất mà còn phải chi phí cho cả quá trình bán hàng do vậy lợi nhuận củanhà tư bản Công nghiệp sẽ bị giảm đáng kể Còn tư bản Thương nghiệp tronggiai đoạn này,hay còn được gọi là Thương nghiệp cổ xưa với chức năng lưuthông hàng hoá dựa trên cơ sở “mua rẻ, bán đắt” và vì vậy lợi nhuận Thươngnghiệp lúc này thực chất là kết quả của việc “ăn cắp và lừa đảo” Ta có thểthấy rõ điều này qua quan điểm của trường phái trọng thương, cho rằng lợinhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, cho rằng “không một ngườinào thu được lợi mà không làm thiệt kẻ khác”

Nhưng trong giai đoạn TBCN, do nhu cầu của sự chuyên môn hoá vàhợp tác hoá thì Công nghiệp và Thương nghiệp hay nói rộng hơn là quá trìnhsản xuất và lưu thông không thể tách biệt độc lập mà đã trở nên phụ thuộc,

Trang 10

gắn kết lẫn nhau Lúc này thì tư bản Thương nghiệp, thực chất “là một bộphận của tư bản Công nghiệp tách rời ra, phục vụ qúa trình lưu thông hànghoá của nhà tư bản Công nghiệp” Khi đó, với sự hình thành của tư bảnThương nghiệp thì cả tư bản Công nghiệp và tư bản Thương nghiệp đều thuđược những lợi ích mà được thể hiện ra là lợi nhuận Công nghiệp và lợinhuận Thương nghiệp Đối với tư bản Thương nghiệp, mặc dù chỉ tham giavào lĩnh vực lưu thông, tức là chỉ tham gia vào việc thực hiện giá trị, trong đó

có giá trị thặng dư, chứ không hề tham gia vào quá trình sản xuất ra giá trịnhưng vẫn thu được một phần lợi nhuận Phần lợi nhuận này được gọi là lợinhuận Thương nghiệp Nếu chỉ xét tới vai trò của tư bản Thương nghiệp làthực hiện giá trị của hàng hoá mà tạm thời bỏ qua chức năng tiếp tục quá trìnhsản xuất trong lĩnh vực lưu thông của nó thì đúng là tư bản Thương nghiệpkhông hề tạo ra giá trị và giá trị thặng dư do vậy nhìn bề ngoài có thể lầmtưởng lợi nhuận Thương nghiệp là do mua rẻ, bán đắt mà có Tuy nhiên, lợinhuận Thương nghiệp thực chất, “là một phần giá trị trị thặng dư được sángtạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản Công nghiệp nhường cho nhà tưbản Thương nghiệp”

Sở dĩ nhà tư bản Công nghiệp chịu nhường và phải nhường một phầncủa thặng dư mà mình chiếm đoạt được hay một phần lợi nhuận của mình chonhà tư bản Thương nghiệp là do:

Thứ nhất, với việc hình thành bộ phận tư bản Thương nghiệp chuyêntrách việc lưu thông hàng hoá thì tư bản Công nghiệp đã thu được nhiềulợi nhuận hơn so với khi mà tư bản Công nghiệp phải đảm nhiệm cả việclưu thông hàng hoá Ngay cả khi phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho tưbản Thương nghiệp thì phần lợi nhuận còn lại vẫn nhiều hơn cho nên nhà

tư bản có thể nhường một phần lợi nhuận nhằm duy trì bộ phận tư bảnThương nghiệp

Trang 11

Thứ hai, nếu chỉ xét tư bản Thương nghiệp với vai trò thuần tuý làthực hiện giá trị thì tư bản Thương nghiệp không hề tạo ra một chút giá trịnào, tức là hoạt động đó sẽ không mang lại một chút lợi nhuận nào cho nhà tưbản Thương nghiệp Do vậy, nếu muốn tư bản Thương nghiệp tiếp tục đảmnhiệm việc tiêu thụ hàng hóa, thực hiện gía trị thì nhà tư bản Công nghiệpbuộc phải nhường một phần giá trị thặng dư cho tư bản Thương nghiệp.

Ngoài ra, sự chuyên môn hoá này còn góp phần mở rộng qui mô táisản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho Công nghiệp phát triển Hơnnữa, tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng tư bản Thương nghiệplại góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận và do đó, làm cho tỷsuất lợi nhuận chung của xã hội tăng

Như vậy, khái quát lại thì lợi nhuận Thương nghiệp có nguồn gốc từphần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất Tuy nhiên lợinhuận đó được thực hiện như thế nào? Do tư bản Thương nghiệp chỉ tham giavào quá trình lưu thông cho nên lợi nhuận Thương nghiệp chính là phầnchênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá Nhưng nói thế không có nghĩa

là nhà tư bản Thươnh nghiệp phải mua hàng hoá với đúng giá trị của nó để rồibán cao hơn giá trị nhằm thu lợi nhuận chênh lệch Mà thực chất thì nhà Tưbản Thương nghiệp sẽ mua hàng hoá thấp hơn giá trị và bán đúng bằng giá trịcủa hàng hoá Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự hình thành một tỉsuất lợi nhuận bình quân mới là bình quân các tỉ suất lợi nhuận của hainghành Công nghiệp và Thương nghiệp

Như vậy là, với sự hình thành tỉ suất lợi nhuận chung giữa hai ngànhCông nghiệp và Thương nghiệp thì lợi nhuận Thương nghiệp đã được thựchiện Với sự xuất hiện của lợi nhuận Thương nghiệp trong xã hội tư bản, đãhình thành nên hai loại giá cả sản xuất là giá cả sản xuất Công nghiệp và giá

cả sản xuất thị trường Nó cũng góp phần che dấu thêm một mức nữa quan hệbóc lột TBCN

Trang 12

b/ Lợi tức cho vay và lợi nhuận ngân hàng:

Tư bản Thương nghiệp là một bộ phận tư bản Công nghiệp tách ra,phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá của nhà tư bản Công nghiệp Còn tưbản cho vay, thực chất cũng là một bộ phận của tư bản Công nghiệp đượctách ra nhưng là để, một mặt vừa đáp ứng nhu cầu về tư bản, mặt khác là đểthoả mãn sự thèm khát lợi nhuận của nhà tư bản

Trước hết, cần phải thấy rằng trong quá trình chu chuyển của tư bản,

có nhiều lúc nhà tư bản Công nghiệp hoặc Thương nghiệp có một số tư bảntiền tệ nhàn rỗi, ví dụ như tiền trong quỹ khấu hao tái sản cố định, tiền dùng

để mua nguyên nhiên liệu, vật liệu nhưng chưa tới kỳ mua Nếu nhà tư bảnchỉ để tiền ở dạng nhàn rỗi, không hoạt động như vậy thì lượng tiền đó sẽkhông mang lại cho nhà tư bản một thu nhập nào Mà đối với nhà tư bản thìtiền phải đẻ ra tiền, bất cứ một đơn vị tư bản nào cũng phải mang lại lợinhuận Do vậy mà nhà tư bản nẩy sinh ý định đem lượng tư bản nhàn rỗi đócho người khác vay để kiếm lời

Mặt khác, cũng chính trong những thời gian đó, lại có những nhà tưbản lại đang rất cần tư bản, ví dụ như đang cần mua nguyên nhiên vật liệu đểtiếp tục sản xuất nhưng lại chưa bán được hàng hoá, cần tiền để đổi mới tàisản cố định nhưng quỹ khấu hao không đủ Do đó, những nhà tư bản này tấtyếu có nhu cầu vay tư bản của người khác

Như vậy là cùng một lúc vừa có những nhà tư bản có nhu cầu đi vaylại vừa có những nhà tư bản có nhu cầu cho vay Và tất yếu sẽ hình thành nênmối quan hệ tín dụng TBCN và nhà tư bản Công nghiệp có tư bản nhàn rỗi sẽtrở thành nhà tư bản cho vay

Vậy tư bản cho vay "là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhườngcho một người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời nàođó" Đặc điểm nổi bật của tư bản cho vay là nó không thuộc sở hữu của nhà tư

Trang 13

bản sử dụng nó vào sản xuất Có nghĩa là khi nhà tư bản cho vay cho ngườikhác vay một lượng tư bản tiền tệ là chỉ cho người đó quyền sử dụng lượng tưbản tiền tệ đó chứ không cho quyền sở hữu lượng tư bản đó Do vậy mà ở tưbản cho vay thì quyền sử dụng và quyền sở hữu được tách rời nhau, đây cũng

là sự khác biệt căn bản của tư bản cho vay với tư bản Công nghiệp và tư bảnThương nghiệp Nhà tư bản cho vay cho người khác sử dụng lượng tư bảntiền tệ nhàn rỗi của mình không phải do lòng tốt hay vì một cái gì khác mà chỉđơn thuần là để kiếm lời Chính vì vậy mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà

tư bản cho vay một số tiền nào đó, khoản tiền này được gọi là lợi tức và nódược trích từ phần lợi nhuận thu được của nhà tư bản đi vay sau khi anh ta sửdụng lượng tư bản đi vay vào quá trình sản xuất

Vậy lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vayphải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào món tiền mà nhà tư bản cho vay

đã đưa cho nhà tư bản đi vay sử dụng Như vậy thì xét cho cùng nguồn gốccủa lợi tức chính là phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản Công nghiệp chiếmđoạt của người lao động

Với sự hình thành của tư bản cho vay và tương ứng với nó là lợi tứccho vay thì lúc này phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản Công nghiệp

và tư bản Thương nghiệp thu được không còn thuộc hoàn toàn về họ mà phầnlợi nhuận bình quân đó được chia ra thành lợi tức cho vay là khoản đem trảcho nhà tư bản cho vay, phần còn lại sau khi trả lợi tức được gọi là thu nhậpcủa chủ xí nghiệp Lượng lợi tức đem trả nhiều hay ít tuỳ theo quan hệ cungcầu về tư bản cho vay và nó phụ thuộc vào tỉ suất lợi tức, là tỉ lệ phần trămgiữa tổng số lợi tức và tổng số tư bản tiền tệ cho vay

Nếu kí hiệu lợi tức là Z còn tỉ suất lợi tức là Z’ thì ta có:

Z’ = ( Z/tư bản cho vay) x 100%

Phần lợi tức cao hay thấp là do tỉ suất lợi tức quy định, đến lượt nóthì tỉ suất lợi tức lại bị quy định bởi các yếu tố:

Trang 14

Giới hạn cao nhất của tỉ suất lợi tức chính là tỉ suất lợi nhuận bìnhquân do vậy mà sự thay đổi của tỉ suất lợi nhuận bình quân cũng dẫn tới sựthay đổi thuận chiều tương ứng của tỉ suất lợi tức Cũng chính vì vậy cho nên,

vì tồn tại quy luật giảm dần của tỉ suất lợi nhuận do đó tỷ suất lợi tức cũng có

xu hướng giảm dần

Tỉ suất lợi tức phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về tư bản cho vay Tóm lại, xuất phát từ việc nảy sinh mối quan hệ tín dụng TBCNcho nên đã nảy sinh các nhu cầu cho vay và đi vay đã dẫn tới sự hình thành

tư bản cho vay và lợi tức cho vay Tuy nhiên, quan hệ tín dụng TBCN ởthời kỳ này mới chỉ ở dạng đơn giản mang tính trực tiếp, tức là nhà tư bảncho vay thiết lập trực tiếp mối quan hệ tín dụng với nhà tư bản đi vay.Nhưng cùng với sự phát triển của CNTB thì nhu cầu đi vay và cho vayngày càng nhiều, các quan hệ tín dụng trong xã hội tư bản trở nên trồngchéo, phức tạp Do vậy đã đòi hỏi phải xuất hiện một tổ chức đóng vai tròtrung gian để đơn giản hoá các quan hệ tín dụng này Đó chính là ngânhàng TBCN, là một tổ chức kinh doanh tư bản tiền tệ, đóng vai trò môi giớigiữa người đi vay và người cho vay Và như mọi tổ chức kinh doanh TBCNkhác, mọi hoạt động của Ngân hàng cũng phải nhằm mục tiêu đem lại lợinhuận Chính vì vậy, dựa trên việc quy định lợi tức nhận gửi nhỏ hơn lợitức cho vay, Ngân hàng đã thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh củamình Khoản lợi nhuận này được gọi là lợi nhuận Ngân hàng, nó chính làkhoản chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi đã trừ đinhững khoản chi phí cần thiết về nghiệp vụ Ngân hàng và cộng với cáckhoản thu nhập khác về kinh doanh tiền tệ Khác với lợi tức vận động theoquy luật tỉ suất lợi tức giảm dần, lợi nhuận ngân hàng hoạt động theo quyluật tỉ suât lợi nhuận bình quân giảm dần, có nghĩa là lợi nhuận ngân hàngngang bằng với lợi nhuận bình quân

Ngày đăng: 26/08/2017, 18:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w