Trong khả năng nghiên cứu của bản thân, những vấn đề được đưa ra trong luận văn tốt nghiệp này chủ yếu tập trung đi sâu vào việc tìm hiểu những ưu điểm của DVB-H, sự nâng cao của DVB-H s
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Trang 2Lời cam đoan
Tôi - Nguyễn Đức Thịnh - người thực hiện luận văn này xin cam đoan: Toàn bộ nội dung luận văn Thạc sĩ khoa học Kỹ thuật Điện tử, chuyên
ngành Điện tử Viễn thông với đề tài “Truyền hình di động Mobile TV theo
chuẩn DVB – H” này do cá nhân tôi thực hiện trên cơ sở nghiên cứu của bản
thân, tham khảo và trích dẫn từ các tài liệu có danh mục đính kèm, không sao chép từ bất cứ một tài liệu nào
Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về nội dung luận văn này
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2009 Học viên
Nguyễn Đức Thịnh
Trang 3Lời nói đầu
Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ Điện tử- Viễn thông, sự bùng nổ của lĩnh vực truyền hình và sự phổ cập của các thiết bị cầm tay như PDA, handset, điện thoại di động tạo cơ hội lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ nhắm đến thị trường rộng lớn này Sự kết hợp giữa truyền hình và di động trong vài năm trở lại đây là một minh chứng tiêu biểu, là một mốc mới đánh dấu sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực công nghệ điện tử
Với sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Đức Thuận, tôi đã có điều kiện tìm hiểu những kiến thức nền tảng cũng như những mô hình triển khai thực tế hiện nay cho
luận văn tốt nghiệp “Truyền hình di dộng Mobile-TV theo chuẩn DVB-H” Đây là
một đề tài hiện nay đã được triển khai tại Việt Nam và là một xu thế phát triển mới
có nhiều ưu thế cho lĩnh vực thông tin di động rộng lớn trên thế giới
Trong khả năng nghiên cứu của bản thân, những vấn đề được đưa ra trong luận văn tốt nghiệp này chủ yếu tập trung đi sâu vào việc tìm hiểu những ưu điểm của DVB-H, sự nâng cao của DVB-H so với hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T, đồng thời tìm hiểu việc xây dựng một hệ thống DVB-H trong thực tế Do trình độ bản thân còn hạn chế, điều kiện nghiên cứu thực tế đề tài còn ít và khó khăn nên những vấn đề đề cập trong luận văn này chưa thực sự đầy đủ và không thể tránh khỏi các thiếu sót, hạn chế Rất hi vọng trong thời gian tới đây, với việc triển khai mạng thế hệ 3G tại Việt Nam, tôi sẽ còn nhiều điều kiện để tiếp tục nghiên cứu đề tài về công nghệ Mobile-TV này, một công nghệ của hiện tại và tương lai
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình, tôi luôn được sự chỉ bảo
và giúp đỡ tận tình của những người đi trước Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới thầy giáo hướng dẫn của tôi - PGS.TS Nguyễn Đức Thuận Thầy là người
định hướng cho tôi cách tiếp cận đề tài này, đồng thời luôn chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Công nghệ Điện tử nói riêng
và Khoa Điện tử Viễn thông nói chung, những học viên cao học tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã khuyến khích, giúp đỡ và cho tôi rất nhiều bình luận và góp
ý quý báu
Trang 4Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị thuộc phòng công nghệ VTC đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này và tạo điều kiện cho tôi có cơ hội tiếp xúc gần hơn với một hệ thống Mobile-TV thực tế đã và đang được triển khai
Và tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lớn lao tới cha mẹ và anh trai tôi – những người đã luôn quan tâm, động viên, chia sẻ với tôi những khó khăn, thuận lợi
và những hỗ trợ tài chính trong suốt thời gian qua Những tình cảm lớn lao ấy và sự
hy sinh đã giúp tôi đạt được những kết quả ngày hôm nay
Và không thể thiếu được lời cảm ơn tới những người bạn tôi về tình bạn và sự giúp đỡ trong suốt khóa học
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2009 Học viên
Nguyễn Đức Thịnh
Trang 5Acknowledgements
I would like especially to thank my supervisors - Professor Dr Nguyen Duc Thuan for their support and guidance throughout the course of this study I would like to thank all lecturers and postgraduate students at Electronics Technology Department and Electronics & Telecommunications Falcuty, Hanoi University of Technology for their support and encouragement
I would like to acknowledge all member of Technology Department of VTC for their important contribution and support which prompted me to present this thesis Many thanks go to our dear secretariats and officers
My sincere thanks are extended to my parents and brothers for their constant support and confidence throughout my study Their love and sacrifice made my achievement today possible
I am especially thankful to all my friends for their friendship, help, and encouragement during the course of this study
I am particularly indebted to my country for growing me up This study and all my knowledge are to serve my country
Trang 6Tóm tắt luận văn
Luận văn với đề tài: “Truyền hình di dộng Mobile-TV theo chuẩn DVB-H”
được thực hiện với mục đích chính là tìm hiểu về một công nghệ mới được áp dụng
để phát tín hiệu truyền hình số đến các thuê bao di động, công nghệ DVB-H Với những ưu điểm về mặt công nghệ như khả năng tiết kiệm pin nguồn, khả năng chống nhiễu và thực hiện chuyển giao, đảm bảo tính di động của thiết bị đầu cuối, DVB-H được đánh giá là sự lựa chọn tối ưu của nhiều quốc gia khi phát triển Mobile-TV Hơn thế nữa, do là chuẩn mở được xây dựng dựa trên nền tảng là chuẩn DVB-T đã có sẵn, việc triển khai DVB-H là rất đơn giản Cụ thể, Việt Nam chính là nước đầu tiên ở Châu Á triển khai hệ thống phát DVB-H đến các đầu cuối di động vào tháng 12/2006 do công ty kĩ thuật truyền hình số mặt đất VTC triển khai Luận văn đi sâu vào tìm hiểu những đặc trưng cơ bản về mặt công nghệ của DVB-H, đồng thời nhằm đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về tính khả thi của hệ thống này trong thực tế Đây là một công nghệ có nhiều ưu thế phát triển, nhất là khi thị trường điện thoại di động đang mở rộng không ngừng và ngày càng yêu cầu những loại hình dịch vụ mới tích hợp trên điện thoại di động cũng như sự triển khai mạng thế hệ 3G tại Việt Nam trong thời gian tới Hi vọng với những kiến thức đưa
ra trong luận văn, sẽ giúp người đọc tiếp cận với công nghệ mới này
Trang 7The Summary Thesis
The DVB-H specification for broadcasting to battery-powered handheld devices, and a related set of specifications for IP datacast (DVB-IPDC), are the key enabling technologies for mobile television
DVB-H is largely based on the successful DVB-T specification for digital terrestrial television, adding to it a number of features designed to take account of the limited battery life of small handheld devices, and the particular environments
in which such receivers must operate The use of a technique called time-slicing, where bursts of data are received periodically, allows the receiver to power off when it is inactive leading to significant power savings DVB-H also employs additional forward error correction to further improve the already excellent mobile performance of DVB-T
The DVB-IPDC specifications for IP Datacast are essential to the convergence
of broadcast networks and mobile telecommunications networks that will almost certainly be central to the majority of commercial launches of DVB-H services The specifications cover the overall system architecture, electronic service guide (ESG), content delivery protocols, and the PSI/SI that will make the establishment of convergent networks possible
Trang 8Mục lục
Lời cam đoan 1
Lời nói đầu 2
Acknowledgements 4
Tóm tắt luận văn 5
The Summary Thesis 6
Danh sách bảng biểu và hình vẽ 10
Phần mở đầu - Giới thiệu đề tài luận văn tốt nghiệp 16
Chương 1 Công nghệ Mobile-TV 19
1.1 Đặc điểm chung về mặt công nghệ 19
DVB-H 21
DMB 21
MediaFLO 21
ISDB-T 21
3G 21
Tiêu chuẩn 21
Khu vực 21
Giao diện vô tuyến 21
Triển khai dịch vụ 21
Thiết bị đầu cuối 21
1.2 Đặc điểm một số công nghệ chính ứng dụng cho Mobile-TV 21
1.3 Hiện trạng và triển vọng của Mobile- TV tại Việt Nam 23
Chương 2 So sánh một số đặc điểm giữa 2 công nghệ DMB và DVB-H 25
2.1 Các tham số cơ bản của lớp vật lý Physical layer 25
2.2 Sơ đồ khối của 2 hệ thống DVB-H và DMB 26
2.2.1 Sơ đồ khối hệ thống T-DMB 26
2.2.2 Sơ đồ khối hệ thống DVB-H 26
2.3 Nhận xét: 27
2.4 Kết luận 28
Chương 3 Giới thiệu về hệ thống truyền hình số 30
3.1 Giới thiệu về hệ thống truyền hình số DVB-T 30
3.1.1 Những ưu điểm của chuẩn truyền hình số DVB-T 30
3.1.2 Ứng dụng các loại điều chế tín hiệu truyền hình số cho các phương thức truyền dẫn tín hiệu khác nhau 31
3.2 Những yêu cầu về mặt kĩ thuật cho một hệ thống truyền hình số DVB-T 36
3.2.1 Yêu cầu về mặt băng tần 36
3.2.2 Tỷ lệ nén tín hiệu trên tạp âm S/N (Signal/Noise) 36
3.2.3 Méo phi tuyến 37
3.2.4 Chồng phổ 37
3.2.5 Xử lý tín hiệu 37
3.2.6 Khoảng cách giữa các trạm truyền hình đồng kênh 38
3.3 Việc số hóa và xử lý tín hiệu Video, Audio 38
3.3.1 Lấy mẫu tín hiệu Video tương tự 39
3.3.2 Nén tín hiệu Video 41
Chương 4 Chuẩn DVB-H 59
4.1 Giới thiệu công nghệ DVB-H 59
Trang 94.2.1 Xem truyền hình số 62
4.2.2 Truyền hình trực tiếp 62
4.2.3 Các ứng dụng Near on demand 63
4.2.4 Các dịch vụ tải số liệu 63
4.3 Tính khả thi của việc mở rộng hệ thống DVB-H 63
4.4 Những yêu cầu của hệ thống DVB-H 64
4.5 Giải pháp về công nghệ cho DVB-H 66
4.6 Cấu trúc thiết bị thu DVB-H receiver 69
4.7 Lớp vật lý của DVB-H 70
4.8 Kĩ thuật Time- Slicing 72
4.9 Tìm hiểu về kiểu đóng gói đa giao thức (Multiprotocol encapsulation- MPE) sử dụng trong DVB-H 78
4.10 Phương pháp thời gian tương đối Delta-t 82
4.11 Phân tán Symbol 84
4.11.1 Chế độ 4K mode 84
4.11.2 Native Interleaver 84
4.11.3 Indepth Interleaver 85
4.12 Lớp vật lý mở rộng- cấu trúc siêu khung OFDM 86
4.13 Electronic Service Guide (ESG) 89
4.13.1 Xác định thiết bị (Service Discovery): 90
4.13.2 Các lớp trong ESG 91
Chương 5 Mô hình triển khai mạng DVB-H 93
5.1 Kiến trúc mạng DVB-H 93
5.1.1 Mô hình sử dụng một máy phát chính và nhiều trạm lặp .93
5.1.2 Mạng đơn tần SFN 94
Các mô hình cụ thể được nghiên cứu và triển khai của mạng đơn tần 95
5.1.3 Mạng trong phạm vi toàn quốc 97
5.1.4 Mạng phát số DVB-H sử dụng chung bố ghép kênh với DVB-T 98
5.1.5 Mạng phát số DVB-T/H sử dụng chung bộ ghép kênh 98
5.1.6 Cơ bản về điều chế phân cấp 99
5.2 Vấn đề sử dụng tần số cho mạng DVB-H 103
5.2.1 Những yêu cầu cần giải quyết 103
5.2.2 Một số giải pháp 104
5.3 Thực tiễn triển khai DVB-H tại một số nước 104
5.3.1 Tại Italia (Ngày 20/02/2006) 104
5.3.2 Tại Tây Ban Nha 105
Chương 6 Đầu cuối DVB-H 107
6.1 Một số đặc trưng cơ bản của đầu cuối DVB-H 107
6.2 Sơ đồ khối đầu thu DVB-H 108
6.3 Mức cường độ tối thiểu của đầu cuối DVB-H 109
6.3 Mô hình bộ đệm cho đầu cuối DVB-H 110
6.4 Các thiết bị đầu cuối DVB-H trên thị trường hiện nay 111
6.4.1 Điện thoại Nokia N92 112
6.4.2 Dòng sản phẩm của Samsung 113
Chương 7 Các thiết bị được sử dụng để xây dựng hệ thống DVB-H 116
7.1 Máy phát hình số DVB-T/H 116
7.1.1 Khối phân tán năng lượng (Energy Dispersal) 117
7.1.2 Khối mã hóa ngoài (Outer Coding) 118
7.1.3 Khối xáo trộn ngoài (Outer Interleaver) 119
7.1.4 Khối mã hóa trong (Inner Coding) 121
Trang 107.2 DVB-H IP Encapsulation (IPE) 122
7.3 DVB-T/H Modulator PT5780 124
7.4 MIP inserter PT5879 128
Chương 8 Thực tế triển khai DVB-H tại Việt Nam 133
8.1 Các thông số kĩ thuật 133
8.1 1 Về mặt nội dung 133
8.1.2 Transmitters 133
8.1.3 Băng tần phát sóng 133
8.1.4 Số lượng băng tần được sử dụng cho phát sóng DVB-H 133
8.1.5 Nhà cung cấp thiết bị và hỗ trợ kĩ thuật 134
8.1.6 Thiết bị đầu cuối tương thích với dịch vụ 134
8.2 Các hình thức cung cấp dịch vụ của VTC 134
8.2.1 Gói kênh Mobile-TV1: 134
8.2.2 Gói kênh Mobile-TV2: 134
8.2.3 Giá cước dịch vụ 134
8.3 Vùng phủ sóng 134
8.4 Các dòng sản phẩm điện thoại di động có hỗ trợ DVB-H mà VTC đang cung cấp 135
8.5 Tìm hiểu sơ lược sơ đồ khối hệ thống DVB-H tại VTC 135
Chương 9: Thị trường phát triển của DVB-H trong phạm vi toàn cầu 139
9.1 Mạng Broadcast .139
9 2 Các thông số của mạng 139
9.3 Các tham số vật lý 140
9.4 Kênh Video 141
9.5 Định dạng cấu hình 141
9.5.1 Định dạng tín hiệu PSI/SI 141
9.5.2 Các tham số MPE/FEC 142
9.5.3 Các tham số chi tiết về các loại dịch vụ 142
9.5.4 Định dạng Video và Audio 144
9.5.5 ESG 145
Kết luận 146
Tài liệu tham khảo 148
Trang 11Danh sách bảng biểu và hình vẽ
Bảng 1.1 1 Xu hướng phát triển các công nghệ phát hình số tới thiết bị cầm tay trên thế
giới 21
Bảng 2.1 1: So sánh một số thông số chính giữa T-DMB và DVB-H 25
Bảng3.1.2 1: Các hình thức điều chế QAM 34
Bảng3.1.2 2: Các thông số về chuẩn DVB-T 35
Bảng 4.7 1: Một số tham số cơ bản của lớp vật lý DVB-H 71 Bảng 4.12 1: Định dạng và thông tin báo hiệu TPS 87
Bảng 4.12 2: Báo hiệu dịch vụ DVB-H 87
Bảng 4.12 3: Bảng tham số miền tần số của chế độ 4K mode 88
Bảng 4.12 4: Bảng tham số miền thời gian chế độ 4K 88
Bảng 4.12 5: Tốc độ bit hữu ích cho hệ thống Truyền hình số sử dụng băngtần 8Mhz không sử dụng phát phân cấp 89
Bảng 5.6.1 1: Yêu cầu C/N để đạt được BER=2x10 -4 và tốc độ bit khi điều chế không phân cấp 101
Bảng 5.6.1 2: Yêu cầu C/N để đạt được BER=2x10 -4 và tốc độ bit khi điều chế phân cấp 101
Bảng 5.6.1 3: Yêu cầu C/N để đạt được BER=2x10 -4 và tốc độ bit khi điều chế phân cấp (tiếp) 102
Hình 2.2 1 Sử dụng thiết bị DVB-H hay T-DMB cũng là vấn đề đối với người sử dụng hiện nay 28
Hình 3.3.2 1: Sơ đồ nén MPEG 44
Hình 3.3.2 2: Phân cấp cấu trúc trong dữ liệu Video 45
Hình 3.3.2 3: Quan hệ và vị trí của Y và Cb, Cr 45
Hình 3.3.2 4: Mô tả thứ tự ảnh 47
Hình 3.3.2 5: Khung hình dự đoán 48
Hình 3.3.2 6: Khung hình hai hướng 48
Hình 3.3.2 7: Truyền B-Picture 49
Hình 3.3.2 8: Lượng tử hóa Block 51
Hình 3.3.2 9: Quá trình giải mã qua CL480 52
Hình 3.3.2 10: Khả năng nén MPEG-2 53
Hình 4.1 1: Sơ đồ khối phương pháp MRC 1
Hình 4.10 1: Mỗi đoạn MPE chứa delta-t chỉ định thời gian tới của burst tiếp theo 83
Hình 4.10 2: Trễ thời gian (Delta-t jitter) 83
Hình 4.11.1 1: Chế độ 8K, 4K, và 2K trong DVB-H 84
Hình 4.11.2 1: Việc sử dụng Native Interleaver nhằm đảm bảo chất lượng tín hiệu cho 3 chế độ 2K, 4K, và 8K 85
Trang 12Hình 4.11.3 1: Indepth interleaving cho chế độ 2K và 4K 86
Hình 4.13 1: ESG (Electronic Service Guide) 90
Hình 4.13.1 1: Quá trình nhận thông tin từ ESG của thiết bị đầu cuối 91
Hình 4.13.2 1: Các lớp trong ESG 92
Hình 4.3 1: Điện thoại Nokia N92- Mở đầu của dòng sản phẩm tích hợp DVB-H receiver 64
Hình 4.5 1: Cấu trúc một hệ thống DVB-H end-to-end 66
Hình 4.5 2: Các lớp truyền tín hiệu DVB-H 68
Hình 4.5 3: Hệ thống DVB-H với sự kết hợp MPEG-2 sử dụng MUX 69
Hình 4.6 1: Cấu trúc chung của bộ thu DVB-H 70
Hình 4.8 1: Công suất tiêu thụ của các đầu cuối DVB-T 1
Hình 4.8 2: Thuật toán time-slicing 1
Hình 4.8 3: Time-slicing phụ thuộc tốc độ bit của dịch vụ 74
Hình 4.8 4: Quá trình giám sát dịch vụ trong time-slicing 1
Hình 4.8 5: Dịch vụ time-slicing dùng riêng bộ ghép kênh 75
Hình 4.8 6: Dịch vụ tiem-slicing và non-time slicing dùng chung bộ ghép kênh 75
Hình 4.8 7: Dịch vụ time-slicing và non-time slicing sử dụng phát phân cấp 75
Hình 4.8 8: Mối liên kết dữ liệu giữa các bảng thông tin 77
Hình 4.9 1: Sơ đồ khối mã hóa và máy phát DVB-H 78
Hình 4.9 2: Mối quan hệ giữa packet stream, MPE section stream và IP stream 79
Hình 4.9 3: Cấu trúc một khung MPE-FEC 80
Hình 4.9 4: Bảng số liệu RS 81
Hình 4.9 5: Xen thời gian ảo 82
Hình 5.1.1 1: Một số topology mạng cho hệ thống DVB-H 94
Hình 5.1.2 1: Sơ đồ khối mạng đơn tần SFN 95
Hình 5.1.2 2: Mô hình mạng đơn tần SFN trong thực tế 95
Hình 5.1.2 3: Mô hình tích hợp tại đầu cuối thu 96
Hình 5.1.2 4: Mô hình mạng cellular như là một kênh tích hợp 96
Hình 5.1.2 5: Mô hình mạng cellular với kênh đường xuống DVB-H tích hợp 97
Hình 5.1.5 1: Mô hình mạng DVB-T và DVB-H phát phân cấp 1
Hình 5.1.5 2: Mã hóa kênh DVB-T dùng điều chế phân cấp 99
Hình 5.1.6 1: Xây dựng điều chế phân cấp từ dòng bit HP và LP 100
Hình 5.3.2 1: Điện thoại Nokia 7710 hỗ trợ DVB-H 106
Hình 6.2 1: Sơ đồ khối đầu cuối DVB-H 108
Trang 13Hình 6.3 2: Tốc độ bit trung bình qua một chu kì tín hiệu Cb 110
Hình 6.4 1: Các mẫu điện thoại di động DVB-H đầu tiên 111
Hình 6.4.1 1: điện thoại di động Nokia N92 hỗ trợ DVB-H 112
Hình 6.4.2 1: Điện thoại Samsung P910 113
Hình 7.1 1: Sơ đồ khối chức năng máy phát hình số DVB-T/H 116
Hình 7.1.1 1: Mạch phân tán năng lượng 118
Hình 7.1.3 1: Sơ đồ khối xáo trộn ngoài và giải xáo trộn ngoài 120
Hình 7.1.4 1: Mạch mã hóa trong (mã sửa sai FEC có độ dài 2 bit) 121
Hình 7.2 1: Vị trí IPE trong mô hình mạng DVB-T/H 122
Hình 7.2 2: IP Encapsulator (IPE) 123
Hình 7.3 1: Bộ điều chế DVB-T/H 124
Hình 7.3 2: Mặt sau của bộ điều chế PT5870 128
Hình 7.4 1: Mô hình thiết bị MIP Inserter PT 5879 129
Hình 7.4 2: Mặt trước MIP Inserter PT 5879 132
Hình 7.4 3: Mặt sau MIP Inserter PT 5879 132
Trang 14Bảng cỏc từ viết tắt
aci Adjacent Channel Interference Nhiễu kênh liền kề
BER Bit error Ratio Tỷ lệ lỗi bit
CAT Conditional access Table Bảng truy cập có điều kiện
CCI Co-Channel Interference Nhiễu đồng kênh
CRC Cyclic Redundancy Check Mó sửa lỗi
DBPSK Differential binary phase shift keying Khoá dịch pha vi sai
DVB Digital video broadcasting Truyền hình số quảng bá
DVB-H Digital video broadcasting-Handheld Truyền hình số quảng bá cho
thiết bị cầm tay
DVB-T Digital video broadcasting-
Terrestrial
Truyền hình số mặt đất
EIT Event Information Table Bảng thông tin các sự kiện
EMM Entittlement Management Message Thông báo quản lý cho phép
FEC Forward Error Correction Sửa lỗi trước
FFT Fast Fourier Transform Biến đổi Fourier nhanh
HDTV High definition Television Truyền hình độ phân giải
cao
HP High priority bit stream Dòng bit ưu tiên
IFFT Inverse Fast Fourier Transform Biến đổi ngược nhanh
Fourier
IP Internet Protocol Giao thức mạng
LP Low priority bit stream Dòng bit ưu tiên thấp
MFN Multi-Frequency Network Mạng đa tần
MPE Multiprotocol encapsulation Đóng gói đa giao thức
MPEG Moving Picture Expert Group Nhóm chuyên gia hình ảnh
Trang 15MUX Multiplexor Bộ ghép kênh
NIT Network Information Table Bảng thông tin mạng
OFDM Orthorgonal Frequency Division
Multiplexing
Ghép đa tần trực giao
PAL Phase Alternating line Biến đổi pha theo dòng
PCR Program Clock Reference Đồng hồ tham chiếu chương
PID Program Indentifier Nhận dạng gói
QAM Quadrature Amptitude Modulation Điều chế biên độ cầu
SFN Single Frequency Network Mạng đơn tần
SI Service information Thông tin dịch vụ
TPS Transmission Parameter Signalling Báo hiệu thông số truyền
dẫn
TS Transport Stream Dòng truyền tải
UHF Untra High Frequency Tần số cực cao
VHF Very High Frequency Tần số cao
Trang 16Định nghĩa Burst size: Số bit trong một burst
Datagram: Gói dữ liệu đ−ợc định tuyến tới điểm cuối mà không cần thêm thông
tin nào khác nữa
DVB-H services: Nội dung đ−ợc truyền tải dùng hệ thống DVB-H
IP/MAC stream: dòng số liệu có chứa mào đầu, chứa nội dung địa chỉ IP hoặc
MAC
Chú ý: Dòng IP/MAC đ−ợc đóng gói vào dòng truyền tải MPEG-2
IP datagram stream: dòng gói IP chia sẻ cùng địa chỉ nguồn và đích IP
Một gói IP đ−ợc định dạng trong nền IP bằng địa chỉ nguồn và đích của nó Gói
IP trong nền IP khác có thể có chung địa chỉ nguồn, đích tuy nhiên nó đ−ợc xem xét
là gói khác Các gói IP đ−ợc phân phát qua một hay nhiều dòng IP
IP service: Các dịch vụ dựa trên nền tảng truyền tải là dòng IP
Off-time: Thời gian giữa hai time sliced burst Trong thời gian off-line, không có
gói nào đ−ợc truyền đi
Soft-handover: Đầu thu nhận dòng truyền tải, chuyển sang dòng truyền tải khác
trong khi liên tục truy cập dịch vụ
Trang 17Phần mở đầu - Giới thiệu đề tài luận văn tốt nghiệp
Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ Điện tử- Viễn thông, sự bùng
nổ của lĩnh vực truyền hình và sự phổ cập của các thiết bị cầm tay như PDA, handset điện thoại di động tạo cơ hội lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ nhắm đến thị trường rộng lớn này Sự kết hợp giữa truyền hình và di động trong vài năm trở lại đây là một minh chứng tiêu biểu, là một mốc mới đánh dấu sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực công nghệ điện tử
Trong vài năm gần đây đã xuất hiện một xu hướng mới cho truyền hình số trên thế giới Đó là truyền hình số di động- MobileTV Mobile-TV ra đời và phát triển khá mạnh trong khoảng 4 năm gần đây với 4 con đường chính Thứ nhất là sử dụng tiêu chuẩn DMB-T của Hàn Quốc Thứ hai là tiêu chuẩn DVB-H dựa trên mạng DVB-H đã có sẵn Thứ ba là e-video qua mạng thông tin di động thế hệ mới 3G Và cuối cùng là tiêu chuẩn ISDB-T hiện đang triển khai tại Nhật Bản Trên thế giới, bốn con đường này đang song song tồn tại, mỗi con đường đều có một ưu thế riêng
Đề tài tốt nghiệp của em tập trung nghiên cứu công nghệ DVB-H Đề tài đi sâu nghiên cứu vào một số nội dung chính sau:
• Giới thiệu cơ bản về công nghệ Mobile-TV, những xu thế phát triển trên thế giới
• Giới thiệu công nghệ DVB-H, những nét mới so với công nghệ DVB-T
• Tìm hiểu kĩ thuật mới trong DVB-H, đi sâu vào các kĩ thuật quan trọng: Time-slicing và MPE-FEC, định dạng IP,quá trình chứng thực thông qua ESG (Electronic Service Guide)
• Nghiên cứu hệ thống DVB-H, các mô hình được xây dựng trong thực tế Tìm hiểu mô hình triển khai DVB-H tại VTC
Luận văn tốt nghiệp của em được chia làm hai phần:
Phần 1: Giới thiệu về công nghệ Mobile-TV Trong phần này gồm có 2
chương:
- Chương 1: Tìm hiểu công nghệ Mobile-TV Mục đích chương này là giới
thiệu đến người đọc một công nghệ mới, giúp cho đầu cuối di động có thể xem được các chương trình TV dù ở bất cứ nơi đâu, và kể cả khi di chuyển
Trang 18với tốc độ cao Chương này cũng đưa ra các chuẩn hiện nay trên thế giới đang nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng để phát triển công nghệ Mobile-TV
- Chương 2: So sánh 2 chuẩn DVB-H và DMB Đây là 2 chuẩn hiện đang
phát triển nhất và có nhiều ưu điểm khi triển khai công nghệ Mobile-TV Trong chương này sẽ đưa ra những so sánh về các tham số vật lý, về sơ đồ hệ thống, kèm theo những đánh giá, nhận xét và kết luận của người viết
Phần 2: Nghiên cứu công nghệ DVB-H Đây là phần chính của luận văn Trong
phần này sẽ đưa ra những tìm hiểu về mặt công nghệ, nền tảng lý thuyết, những kĩ thuật chính trong DVB-H là điểm khác biệt so với DVB-T Trong phần này bao gồm các chương sau:
- Chương 3: Giới thiệu hệ thống truyền hình số DVB-T DVB-T là nền tảng
cơ sở để xây dựng nên chuẩn DVB-H Chương này sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về truyền hình số mặt đất DVB-T
- Chương 4: Chuẩn DVB-H Đây là chương trọng tâm của luận văn, đưa ra
những kiến thức quan trọng về chuẩn DVB-H Những điểm khác biệt then chốt so với DVB-T
- Chương 5: Mô hình triển khai mạng DVB-H Chương này sẽ giới thiệu
những mô hình mạng DVB-H đang được nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai trong thực tế
- Chương 6: Đầu cuối DVB-H Giới thiệu những yêu cầu kĩ thuật, các thông
số cơ bản, cùng những đặc điểm riêng biệt của một đầu cuối DVB-H Đồng thời giới thiệu các dòng sản phẩm điện thoại di động trên thị trường hiện đang tích hợp bộ thu DVB-H
- Chương 7: Các thiết bị được sử dụng để xây dựng hệ thống DVB-H Trong
chương này đưa ra các thiết bị kĩ thuật quan trọng cần thiết khi xây dựng một
hệ thống DVB-H trong thực tế
- Chương 8: Thực tế triển khai DVB-H tại Việt Nam Chương này giới thiệu
về hệ thống DVB-H đang được triển khai tại Việt Nam do VTC cung cấp Một số kết quả sơ bộ và những đánh giá ưu, nhược điểm
- Chương 9: Thị trường phát triển của DVB-H trong phạm vi toàn cầu: giới
thiệu những xu thế và những quy định có tính toàn cầu cho DVB-H
Trang 19Phần 1: Giới thiệu công nghệ Mobile-TV
Trong phần này luận văn sẽ giới thiệu về công nghệ Mobile-TV, công nghệ mới trong lĩnh vực viễn thông, cho phép người sử dụng có thể xem được các chương trình truyền hình ngay trên thiết bị đầu cuối di động của mình ngay cả khi di động với tốc độ cao Bên cạnh việc giới thiệu về mặt công nghệ, phần này cũng đưa ra các tiêu chuẩn hiện nay trên thế giới đang được nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng cho việc triển khai hệ thống Mobile-TV: đặc điểm chính về mặt công nghệ, những ưu nhược điểm… Tập trung vào hai công nghệ chính: DVB-H và DMB
Trang 20Chương 1 Công nghệ Mobile-TV
1.1 Đặc điểm chung về mặt công nghệ
Có thể nói, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, với sự phát triển chóng mặt của ngành Điện tử - Viễn thông, nhu cầu sử dụng điện thoại di động đã trở thành một nhu cầu tất yếu Dùng điện thoại di động không chỉ dừng lại ở nhu cầu nghe- nhận cuộc gọi, mà còn vươn đến các ứng dụng cao hơn đó là khả năng tích hợp truyền thông đa phương tiện, truy nhập Internet tốc độ cao Chụp ảnh hay nghe nhạc
số di động, thiết bị lưu trữ dữ liệu số hay trợ giúp cá nhân số, tất cả những tính năng này đã và đang trở thành những tính năng cơ bản trên ĐTDĐ Vậy tương lai của ĐTDĐ sẽ về đâu? Tất cả những chuyên gia hàng đầu về truyền thông di động trong
và ngoài nước hiện nay đều cho rằng đó là truyền hình di động (THDĐ – Mobile TV), GPS (Global Positioning System - hệ thống định vị toàn cầu) sẽ phát triển mạnh
Điều này có thể nhận thấy một cách dễ dàng ngay tại Việt Nam Hiện nay, một trong những ứng dụng nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía người sử dụng lẫn nhà cung cấp dịch vụ là Mobile-TV Công nghệ Mobile-TV là sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền hình số và di động, cho phép các thiết bị cầm tay như PDA, điện thoại di động, Handset có thể xem các chương trình truyền hình số với chất lượng xấp xỉ như xem qua máy thu hình tại nhà Mobile-TV mở ra cơ hội lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ hướng đến hàng triệu thuê bao di động Truyền hình số di dộng sẽ kết hợp được hai sản phẩm có mức tiêu thụ lớn nhất hiện nay là máy thu hình và thiết bị cầm tay
Đánh giá về tính khả thi của công nghệ này, có thể thấy rằng, đối với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình số, sẽ có những thuận lợi lớn khi phát triển dịch vụ truyền hình di động Mobile-TV, đó là:
• Nhu cầu sử dụng điện thoại di động đã trở nên rất phổ biến với đông đảo người dân, đặc biệt là ở các thành phố lớn
Trang 21• Việc cung cấp dịch vụ truyền hình đến các thuê bao di động là một dịch vụ mới, đáp ứng được tâm lí chung của người sử dụng, là có thể xem truyền hình và nắm bắt thông tin mọi lúc mọi nơi
• Mở ra một bước tiến lớn cho sự phát triển nhảy vọt của truyền thông đa phương tiện đến các thiết bị cầm tay
Trước khả năng phát triển của công nghệ này, rất nhiều các công ty viễn thông lớn trên thế giới đã tập trung nghiên cứu và thử nghiệm Hàn Quốc là nước đầu tiên cho thử nghiệm Mobile-TV Vào năm 2006, Truyền hình số Việt Nam VTC đã kết hợp với Nokia tiến hành dự án, cho phép các máy di động mới của Nokia có thể xem 7 kênh truyền hình do VTC cung cấp Đây là một dự án đã được thử nghiệm và đang triển khai trong năm 2007 này
Xét về mặt công nghệ, một số công nghệ đã được nghiên cứu thử nghiệm và đưa vào áp dụng trên thế giới Trong đó có thể kể ra đây 4 công nghệ chính có xu hướng chiếm lĩnh:
1 ISDB-T (Integrated Services Digital Broadcasts- Terrestrial): công nghệ
của Nhật Bản được thử nghiệm vào cuối năm 2005
2 DMB (Digital Multimedia Broadcasting): truyền thông đa dịch vụ, đang
được triển khai tại Hàn Quốc
3 DVB-H (Digital Video Broadcasting- Handheld): Truyền hình số cho
thiết bị cầm tay, đang được thử nghiệm tại Châu Âu, Hoa Kỳ và một số nước Châu
Á (trong đó có Việt Nam)
4 3G (CDMA 2000 1x EV-DO): công nghệ Mở dùng cho thế hệ điện thoại
di động mới 3G (CDMA 2000)
Bên cạnh các công nghệ mở trên, một số quốc gia cũng đang phát triển công nghệ
cho riêng mình như: DTV tại Trung Quốc, MediaFloTM tại Hoa Kỳ
Tóm lại, dù là một công nghệ mới (thực sự chỉ mới được cung cấp ở một vài quốc gia tiên tiến) nhưng dịch vụ truyền hình trên ĐTDĐ hiện đã có đến 4 chuẩn chính đang được các nhà khai thác cung cấp, gồm: truyền hình mặt đất DVB-H (Digital
Trang 22Video Broastcast - Handheld), truyền hình vệ tinh DMB (Digital Multimedia Broadcasting), Media- Flo và 3G (hoặc CDMA 2000 1x EV-DO) Như vậy, Truyền hình di động hiện có 2 chiều hướng, một là xem truyền hình như bạn vẫn xem trên tivi ở nhà (công nghệ DVB-H và DMB) và vào mạng Internet xem tivi trên máy tính (Media- Flo và 3G) Nói một cách đơn giản, xét về kỹ thuật với công nghệ DVB-H và DMB chỉ cần có đài phát và thiết bị thu là có thể xem tivi, trong khi với Media- Flo và CDMA 2000 1x EV-DO thì người dùng phải phụ thuộc vào đường truyền dữ liệu (không phụ thuộc băng tần) Tại Việt Nam cả hai hình thức xem tivi nêu trên đều đã được triển khai: DVB-H của Nokia và VTC; CDMA 2000 1x EV-
Á
Hàn Quốc
và 1 số quốc gia khác
Có nhiều giao diện vô tuyến được thử nghiệm
Triển khai
dịch vụ Mid 2005 (sử dụng
rộng rãi tại Mỹ)
Đang sử dụng truyền hình 2006 (kênh
Có một số nhà cung cấp
Đang thử nghiệm
Đang thử nghiệm
Có một số nhà cung cấp (ví dụ Sphone)
Bảng 1.1 1 Xu hướng phát triển các công nghệ phát hình số tới thiết bị cầm tay
trên thế giới
1.2 Đặc điểm một số công nghệ chính ứng dụng cho Mobile-TV
Như trên đã giới thiệu, có 4 công nghệ chính được xem là có triển vọng và đang được thử nghiệm cho Mobile-TV, đó là: DMB, ISDB-T, MediaFLO và DVB-H
• Digital Multimedia Broadcast (DMB) gửi tín hiệu đến các thiết bị di
động sử dụng chuẩn DAB (Eurka-147 Digital Audio Broadcast) bổ sung thêm khả
Trang 23năng sửa lỗi T-DMB sử dụng mạng số mặt đất tại băng III và/ hoặc băng L, trong khi S-DMB sử dụng mạng vệ tinh tại băng L Hãng LG đã cho ra mắt điện thoại di động có tích hợp bộ thu T-DMB lần đầu tiên vào tháng 10/2004 Các thiết bị S-DMB xuất hiện muộn hơn, vào tháng 5/2005
• Integrated Services Digital Broadcasting (ISDB-T), do Nhật Bản nghiên
cứu và phát triển, là một chuẩn truyền hình số mặt đất, trong đó có cung cấp một số chức năng cho phép phát quảng bá tín hiệu truyền hình đến các thiết bị cầm tay Chính phủ Nhật Bản đã dành 1/13 mạng số mặt đất của nước này cho việc nghiên cứu và phát triển ISDB-T, thử nghiệm năm 2006
• MediaFLO là hệ thống do Qualcomm xây dựng, cho phép gửi tín hiệu
truyền hình đến thiết bị cầm tay sử dụng điều chế OFDM Qualcomm dự định phát thử nghiệm tại băng tần 700 Mhz
• DVB approach to handheld television- DVB-H: Được xây dựng dựa trên
chuẩn DVB-T cho truyền hình số mặt đất, DVB-H là chuẩn truyền hình số cho phép truyền tín hiệu audio và video đến các thiết bị cầm tay Với mục đích phục vụ cho thiết bị di động, DVB-H đã bổ sung thêm hai tính năng quan trọng trên nền tảng DVB-T, đó là: tiết kiệm năng lượng pin sử dụng và cho phép các máy di động có tích hợp anten thu có thể thu tín hiệu truyền hình đảm bảo chất lượng cho phép ở những điều kiện môi trường khác nhau: indoor/ outdoor, di động với tốc độ cao
Có 1 số tính năng tùy chọn được thêm vào DVB-H nhằm tăng tính linh hoạt của hệ thống (thêm băng tần kênh 5MHz chẳng hạn) Trong khi DVB-T được sản xuất chủ yếu để tiếp sóng qua anten, mạng DVB-H lại được thiết kế cho các thiết bị cầm tay tiếp nhận sóng ngay cả khi ở trong nhà DVB-H cũng sử dụng các bộ mã hóa âm thanh hình ảnh tiên tiến như H.264, cho phép đến 50 kênh truyền hình hoặc dữ liệu
có thể được truyền qua DVB-H multiplex DVB-H đã được ETSI (European Telecommunication Standard Institute – Viện Tiêu Chuẩn Viễn Thông châu Âu) công nhận vào tháng 11/2004 Theo Nokia, ưu điểm của thiết bị này là tiết kiệm pin
và có tính năng mạnh ngay cả trong môi trường tiếp nhận khó khăn; giúp tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả trên các mạng truyền hình; có dung lượng băng tần rộng cho nội dung hình ảnh, âm thanh phong phú; sử dụng dải tần UHF
Trang 24• Ở 3G (hoặc CDMA 2000 1x EV-DO), việc truyền dữ liệu phụ thuộc vào
tốc độ đường truyền của mạng di động,chính vì vậy 2G hay 2,5G không đủ mạnh để đáp ứng đòi hỏi đường truyền của dịch vụ này, do tín hiệu video yêu cầu băng thông kênh truyền tương đối lớn (khoảng vài trăm Kbps) Với kĩ thuật này, mỗi thuê bao được cấp một kênh trao đổi thông tin trong tài nguyên của mạng điện thoại để trao đổi thông tin truyền hình Chất lượng hình ảnh không phụ thuộc vào cự li phát sóng của kênh truyền hình hay các vật che chắn (như truyền hình thông thường) Truyền hình theo cách này cũng không cần phải có tần số riêng Kênh thông tin trên công nghệ truyền hình 3G có tính chất 2 chiều (tương tự như một kênh đàm thoại), nhưng
là kênh dữ liệu được trạm thu phát gốc (BTS) cấp cho thuê bao Như vậy, mỗi thuê bao sẽ chiếm một phần tài nguyên thông tin của trạm BTS khi họ sử dụng dịch vụ,
vì vậy sẽ hạn chế số người dùng cùng một lúc Khi lượng người dùng lớn, để có thể phục vụ tốt cho người sử dụng dịch vụ, bắt buộc nhà khai thác mạng phải nâng cấp
hệ thống dẫn đến chi phí đầu tư sẽ tăng, cũng đồng nghĩa với phí dịch vụ đến người
sử dụng dịch vụ sẽ tăng cao Đây là một điểm hạn chế so với DVB-H
1.3 Hiện trạng và triển vọng của Mobile- TV tại Việt Nam
S-Fone – mạng ĐTDĐ CDMA đầu tiên của Việt Nam đã triển khai dịch vụ TV trên ĐTDĐ vào quí 4/2006 Sự kiện đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng bởi những lợi ích cũng như tính di động của dịch vụ Tuy nhiên tính đến thời điểm này, rất ít người sử dụng dịch vụ này Những nguyên nhân khiến Mobile TV của S-Fone chưa phổ dụng tại Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy: chính sách cước chưa hợp lý với người dùng Việt Nam và cách tính cước quá phức tạp; chỉ có 1 model ĐTDĐ sử dụng được dịch vụ này; chất lượng đường truyền đôi khi không được tốt Nhưng nguyên nhân chính có lẽ vẫn là giá cước, nhiều người dùng cho rằng với mức cước khoảng 5.000 đồng/phút như hiện nay thì Mobile TV sẽ còn quá xa vời Thậm chí ngay cả việc S-Fone đã “cải thiện” mức cước này bằng cách phát hành gói cước dữ liệu (chỉ dùng cho dữ liệu không cho thoại) thì cước mobile
TV của S-Fone là 1.200 đồng vẫn bị nhiều người cho là quá cao Nhìn sang Hàn Quốc, một trong những quốc gia mà Mobile TV phổ dụng nhất toàn cầu (dùng công nghệ DMB), người dùng dịch vụ này của SK Telecom (một chủ sở hữu quan
Trang 25trọng của S-Fone) chỉ phải trả cước thuê bao 13 USD (khoảng 200.000 đồng) để xem truyền hình trong 1 tháng mà không phải trả bất cứ khoản tiền nào khác Nếu
so với kết quả 1 cuộc khảo sát được tiến hành bởi Nokia đối với người dùng châu
Âu thì kết quả cho thấy 4,90 Euro (cũng khoảng 200.000 đồng) là mức giá mà đa
số người được hỏi cho là hợp lý hơn cả trong tình hình hiện nay Ngoài S-Fone đã chính thức thương mại hóa Mobile TV, tại sự kiện mang tên
“Tầm nhìn lãnh đạo trong kỷ nguyên truyền thông đa phương tiện” diễn ra vào giữa tháng 12/2006 tại Hà Nội, Nokia và Vietnam Telecom Corporation (VTC) đã một lần nữa nhắc lại thỏa thuận hợp tác nhằm cung cấp các dịch vụ truyền hình di động băng thông rộng dựa trên công nghệ DVB-H tại Việt Nam Cần phải nói thêm là sự hợp tác này cũng đã được truyền thông trong nước nhắc đến nhiều trong nửa cuối năm 2006 Đây là thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nokia về việc giới thiệu chính thức dịch vụ truyền hình di động tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng là một trong những thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nokia trên toàn cầu Theo thỏa thuận, VTC sẽ cung cấp các dịch vụ xem truyền hình trả tiền cho người tiêu dùng tại Việt Nam, người dùng ĐTDĐ của Nokia có thể xem được chín kênh truyền hình số và bốn kênh truyền thanh Ông Lê Đoàn Quân, giám đốc công ty truyền hình di động VTC cho biết: “Giải pháp nền tảng công nghệ mở được Nokia cung cấp phù hợp với quan điểm của VTC về gia tăng lựa chọn và sự tham gia của người tiêu dùng và các nhà cung cấp công nghệ khác Nokia sử dụng OMA DRM để bảo vệ việc chuyển tải dịch vụ và nội dung, cho phép nhiều khả năng bổ sung khác như chuyển tải nhạc chuông, logo, âm nhạc, clip video, trò chơi và các ứng dụng file lớn ngoài các chương trình truyền hình thông thường Điều này cung cấp cho VTC một nền tảng hiệu quả về chi phí và bảo đảm cho tương lai để thúc đẩy sự phát triển hệ thống kinh tế đa truyền thông sôi động tại Việt Nam” Như vậy, một dịch vụ cao cấp (ngay cả với các nước tiên tiến) là Mobile TV đã được thử nghiệm và cung cấp tại Việt Nam, điều này cho phép người dùng trong nước có điều kiện tiếp xúc ngày càng nhiều hơn với các dịch vụ hữu ích
Trang 26Chương 2 So sánh một số đặc điểm giữa 2 công nghệ
DMB và DVB-H
Trong số các công nghệ được nghiên cứu và triển khai cho sự phát triển
Mobile-TV đã liệt kê ở trên, hai công nghệ được xem là có khả năng ứng dụng cao và tính
khả thi lớn nhất là công nghệ DMB và công nghệ Mobile-TV Ưu điểm của cả hai
công nghệ này đều là chuẩn mở Công nghệ DMB đã được Hàn Quốc thử nghiệm
thành công năm 2005, và đang tiếp tục mở rộng Còn công nghệ DVB-H được thử
nghiệm ở nhiều quốc gia, hãng Nokia đang có một kế hoạch phát triển dòng sản
phẩm mới của mình dựa trên công nghệ DVB-H Phụ thuộc băng tần truyền dẫn, chỉ
cần thiết bị đầu cuối cầm tay có tích hợp bộ thu tín hiệu truyền hình số, thiết bị đó
có thể dễ dàng xem các kênh truyền hình mà không giới hạn số lượng người truy
nhập Trong chương này, nội dung chính là đưa ra một số so sánh căn bản về hai
công nghệ có tính chất then chốt này khi nói đến Mobile-TV
2.1 Các tham số cơ bản của lớp vật lý Physical layer
Sự khác biệt giữa hai công nghệ DVB-H và DMB được thể hiện cụ thể qua bảng
so sánh các thông số kĩ thuật của lớp Physical layer sau đây
việc lựa chọn MPE-FEC, thông thường là từ 200-500ms
MPE-FEC coderate Không dùng MPE-FEC Tùy ý lựa chọn, thông thường từ ½
đến 7/8
Time-slicing Micro time-slicing Time-slicing
Định dạng giao thức MPEG-4 gốc (không dùng IP) IP layer
Trang 272.2 Sơ đồ khối của 2 hệ thống DVB-H và DMB
Trang 282.3 Nhận xét:
• Về băng tần: T-DMB là narrowband (1.712Mhz), DVB-H là
broadband (8Mhz) ==> Như vậy DVB-H có khả năng phân tập tần số tốt hơn
• Về phương thức điều chế: Phân bố hàm Gaussian trong điều chế
QPSK của DVB-H tăng 3dB so với D-QPSK của T-DMB
• Mã sửa lỗi: Trong T-DMB sử dụng 2 lớp chống lỗi: mã xoắn +
RS-FEC, trong DVB-H sử dụng 3 lớp chống lỗi: mã xoắn + RS-FEC + FEC
MPE-• Về lưu lượng (tốc độ bit): DVB-H cho tốc độ bit cao hơn, tính linh
hoạt và mềm dẻo hơn
• Khả năng truyền trong 1 đa công: Trong T-DMB, công suất phổ là
cố định 0.62 bit/s/Hz (do chỉ sử dụng duy nhất phương thức điều chế QPSK) Trong DVB-H, cho phép nhiều sự lựa chọn, từ 0.415- 1.73 bit/s/Hz ( do sử dụng nhiều phương thức điều chế: QPSK, 16QAM và 64QAM)
D-• Về Time-slicing: T-DMB sử dựng micro time-slicing, trong khi
DVB-H sử dựng real time-slicing ==> DVB-DVB-H có khả năng tiết kiệm công suất tiêu thụ nguồn của thiết bị cầm tay tốt hơn (Công suất tiêu thụ nguồn trung bình của thiết bị DVB-H chỉ có 80mW, trong khi đối với T-DMB là 250mW)
• Về định dạng giao thức: Do DVB-H sử dụng nền tảng IP nên nó có
khả năng mềm dẻo và khả năng tích hợp cao hơn so với T-DMB
Tuy nhiên, DMB cũng có những ưu điểm so với DVB-H, ví dụ như:
- Năng lượng truyền của mạng DMB thấp hơn so với mạng DVB-H
- DMB sử dụng băng VHF-III, đây là băng tần đã có sẵn, không cần đầu tư về mặt công nghệ, trong khi vấn đề sử dụng băng tần phù hợp cho DVB-H còn đang có nhiều điểm chưa thống nhất
- Thời gian chuyển tiếp giữa các kênh của DVB-H có độ trễ lâu hơn so với DMB
- DVB-H gặp một số vấn đề về nhiễu khi tương thích với mạng GSM900 ( từ kênh
55 trong băng tần GSM trở đi)
Trang 29- Giá thành thiết bị đầu cuối DMB hiện nay thấp hơn so với DVB-H
Hình 2.2 1 Sử dụng thiết bị DVB-H hay T-DMB cũng là vấn đề đối với người sử
là sử dụng định dạng IP trong truyền dữ liệu, chính vì vậy, việc phát quảng bá trở nên dễ dàng, khả năng tương tác linh hoạt và mềm dẻo DVB-H rất dễ phát triển nhanh khi mà hệ thống mạng của tất cả các quốc gia đang ngày càng hoàn thiện và được nâng cấp hiện đại lên
DVB-H là một công nghệ mở, không dừng lại ở mức thử nghiệm mà đang được
áp dụng ngay vào thực tế Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một công nghệ
có khả năng đáp ứng khả năng broadcast đến các thiết bị đầu cuối di động một cách thuận tiện nhất Nó sẽ góp phần đáp ứng được sự quan tâm ngày càng lớn của người
sử dụng điện thoại di động đối với công nghệ Mobile-TV Việc xem các chương trình truyền hình yêu thích qua điện thoại di động ngay khi bạn đang đi trên đường, trên xe bus, hay trong công ty là hoàn toàn khả thi, với một chi phí phù hợp và những đảm bảo tối đa về QoS
Trang 30Phần 2: Công nghệ DVB-H ứng dụng cho Mobile-TV
Đây là phần chính của luận văn Phần này tập trung giới thiệu một cách rõ nét nhất về công nghệ DVB-H, công nghệ có nhiều ưu điểm vượt trội để phát triển Mobile-TV Nội dung phần này bao gồm những đặc điểm chính về mặt công nghệ, điểm mới của DVB-H so với DVB-T, các mô hình triển khai DVB-H trong thực tế, thiết bị đầu cuối DVB-H…
Trang 31Chương 3 Giới thiệu về hệ thống truyền hình số
Trong chương này sẽ giới thiệu những đặc điểm quan trọng nhất của một hệ thống truyền hình số DVB-T Vì công nghệ DVB-H được xây dựng trên nền tảng kế thừa từ công nghệ DVB-T nên những kiến thức trong chương này là bước đệm cơ bản giúp ta tìm hiểu về công nghệ DVB-H
3.1 Giới thiệu về hệ thống truyền hình số DVB-T
Truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T của tổ chức DVB (Digital Video Broadcasting) có những ưu điểm vượt trội so với truyền hình thông thường (dùng công nghệ tương tự - analog) với khả năng chống nhiễu cao, tự phát hiện và sửa lỗi, chất lượng trung thực, ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu đường truyền, tránh được hiện tượng bóng hình (ghost image) thường gặp ở truyền hình tương tự
Ngoài ra, bằng việc số hoá và nén tín hiệu, một kênh sóng thông thường phân bổ cho truyền hình tương tự bây giờ có khả năng mang nhiều chương trình đồng thời, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng, phổ tần và tiết kiệm kinh phí đầu tư, chi phí vận hành
3.1.1 Những ưu điểm của chuẩn truyền hình số DVB-T
Hiện nay, có ba tiêu chuẩn về truyền hình số mặt đất: ATSC, DVB-T và ISDB-T
Ba tiêu chuẩn trên có điểm giống nhau là sử dụng chuẩn nén MPEG-2 cho tín hiệu video ATSC sử dụng điều chế 8-VSB còn DVB-T và ISDB-T sử dụng phương pháp ghép đa tần trực giao (OFDM), các sóng mang thành phần được điều chế QPSK, DQPSK, 16-QAM hoặc 64-QAM
Mỗi tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất có những ưu, nhược điểm riêng Nhiều nước đã tiến hành thử nghiệm và chính thức chọn tiêu chuẩn cho mình DVB-T là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến ở nhiều nước do có những đặc trưng nổi trội sau:
a) Về mặt kỹ thuật
* Là tiêu chuẩn có nhiều ưu điểm, hiện đại, mở (để có thể phát triển thêm) và
có khả năng tương thích cao, được nhiều nước sử dụng
Trang 32* Có khả năng làm việc với các tỉ lệ khuôn hình 4:3 và 16:9 (băng tần tiêu chuẩn) và 16:9 (băng tần cao)
* Sử dụng dòng truyền dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế (định dạng lấy mẫu 4:2:0, nén MPEG-2 MP @ML, có khả năng tương thích hoặc chuyển đổi lên/xuống các lớp bậc thấp và cao, quan hệ giữa SDTV và HDTV)
* Tiêu chuẩn phát sóng số này không gây trở ngại cho việc quy hoạch tần số
* Có khả năng sử dụng lại (phần nhất định) của hệ thống máy phát hình kỹ thuật tương tự
b) Về mặt băng thông kênh truyền
- Truyền được nhiều đường radio cùng với 1 đường video
- Nhiều dịch vụ (tương tác, truyền hình theo yêu cầu VOD,…)
2 Ðộ rộng kênh sóng mềm dẻo (8 MHz)
3 Tỉ lệ bit sai BER thấp
4 Thu cố định và thu di động (đến 270 Km/giờ): tốt
Trang 33chất lượng đến mức có thể chấp nhận được và mã kênh (ứng dụng các thuật toán sửa lỗi, các kỹ thuật điều chế nhằm đạt được hiệu suất phổ tần tốt nhất) Khi các quá trình mã nguồn và mã kênh được thực hiện, chúng ta có một dòng dữ liệu được sử dụng để điều chế sóng mang tín hiệu chương trình
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, để truyền tín hiệu chương trình đến người xem còn phụ thuộc vào phương thức truyền dẫn tín hiệu (truyền qua vệ tinh, truyền theo mạng cáp, truyền theo mạng mặt đất) Do vậy, nó phải bao hàm các đặc trưng kỹ thuật như: tỷ số tín hiệu trên tạp âm, cường độ trường hệ số sóng phản xạ và nhiều chỉ tiêu kỹ thuật khác Việc chọn tần số làm việc cho mỗi phương thức đã được quốc tế quy định Trên cơ sở đó để đạt hiệu quả cao nhất, mỗi phương thức truyền dẫn cần chọn cho mình một phương thức điều chế sóng mang thích hợp
b Nghiên cứu những đặc điểm của tín hiệu thu qua các phương thức truyền dẫn chủ yếu
- Phương thức truyền tín hiệu qua vệ tinh Đặc điểm của tín hiệu truyền từ vệ
tinh là tín hiệu được truyền từ khoảng cách rất xa (khoảng 36.000 km) với mục đích tạo được diện phủ sóng rộng khắp Máy phát đặt trên vệ tinh có công suất phát hạn chế, nhất là năng lượng cung cấp cho máy phát không như máy phát đặt ở trạm mặt đất Tín hiệu thu được qua quá trình truyền với khoảng cách dài nên suy hao khá lớn (khoảng 1020 lần công suất phát ra) Do đó, tín hiệu thu được thường rất yếu và
có tỷ số tín hiệu trên nhiễu nhỏ (khoảng 10 dB hay thấp hơn) Tuy nhiên do phương thức truyền sóng vuông góc với mặt đất và không bị che chắn bởi các vật cản trên đường truyền nên tín hiệu thu được thường ổn định
- Phương thức truyền tín hiệu qua mạng cáp Thường tín hiệu thu được tại đầu
thuê bao lớn hơn tín hiệu truyền từ vệ tinh, tỷ số tín hiệu trên nhiễu khoảng 30 dB
và tương đối ổn định Nhưng do truyền trong môi trường có tính đồng nhất, chúng cũng phải chịu những sóng phản xạ tương đối mạnh do hiện tượng không phối hợp trở kháng thật tốt của mạng (vì phải kéo cáp đi nhiều nhánh khác nhau)
- Đối với mạng mặt đất, việc truyền sóng được thực hiện trong không gian tự do
có điều kiện truyền sóng phức tạp, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tín hiệu thu Tín
Trang 34hiệu thu phải chịu nhiều tác động mạnh của các sóng phản xạ Đặc biệt trong môi trường thu di động, hiện tượng này lại càng phức tạp do hiệu ứng "Doppler" Đặc điểm của các tín hiệu thu được trong từng loại hình truyền dẫn là khác nhau
Như vậy, nhằm mục đích tối ưu hoá những đặc trưng riêng biệt của từng kênh truyền để đạt được tín hiệu truyền tốt nhất, mỗi phương thức truyền dẫn chọn các kỹ thuật điều chế tín hiệu sóng mang cũng phải khác nhau
c Thế nào là điều chế một sóng mang tín hiệu số
Tín hiệu số là dòng các xung vuông biểu hiện giá trị bit "0" và "1" Để tăng hiệu suất của điều chế, nhiều bit được ghép trong một symbol Số lượng bit trong mỗi symbol phụ thuộc vào đặc tính kênh truyền dẫn Theo lý thuyết, phổ tần của tín hiệu
số là vô hạn, tức là cần có một dải tần vô hạn cho việc truyền các tín hiệu số Muốn
có một tần số vô hạn thực chất cũng không thể làm được và có làm được thiết bị có tần số vô hạn cũng quá tốn kém và không cần thiết Chính vì thế người ta hạn chế phổ tần truyền sóng bằng cách lọc các tín hiệu một cách hợp lý Tuy nhiên việc này
sẽ làm tăng vô hạn đáp tuyến thời gian của chúng, gây nên can nhiễu giữa các symbol Để khắc phục tình trạng này quá trình lọc được thực hiện theo tiêu chuẩn Nyquist
d.Các phương thức điều chế và truyền dẫn tương ứng
* Các phương thức điều chế QPSK và QAM Trong trường hợp thông thường
sóng mang được điều chế trực tiếp theo dòng bit mang thông tin, cụ thể là điều biên ASK (Amplitude Shift Keying) hay điều tần FSK (Frequency Shift Keying) Hai dạng thông thường này có hiệu suất phổ tần thấp nên không thích hợp với việc truyền dẫn các tốc độ bit cao trên các dòng kênh với độ rộng băng tần hạn chế Để tăng hiệu suất phổ tần người ta sử dụng phương thức điều chế QAM (Quadrature Amplitude Modulator) Sóng mang được điều chế với cả biên độ và pha, còn đối với loại điều chế QPSK (Quadrature Phase Shift keying) được coi như là một trường hợp riêng của điều chế QAM mà trong đó sự thay đổi biên độ sóng mang là
Trang 35bằng 0 Phương thức điều chế QAM đã được sử dụng để truyền hai tín hiệu màu khác nhau trên một sóng mang phụ trong hệ NTSC
Khái quát quá trình điều chế và giải điều chế QAM: Các Symbol đầu vào đã
được mã hoá mang n bit được biến đổi thành hai tín hiệu I (đồng pha) và Q (lệch pha 900) Mỗi tín hiệu được mã hoá mang n/2 bit tương ứng với mỗi tín hiệu sẽ có
2n/2 trạng thái Sau khi được chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự (DAC), hai tín hiệu được đưa vào bộ điều chế I và Q lệch nhau 900 Kết quả quá trình điều chế này
sẽ tạo thành chùm các điểm (chòm sao constellation) Hệ toạ độ I và Q thể hiện các giá trị khác nhau của tín hiệu I và Q Người ta có thể thực hiện điều chế QAM theo nhiều loại khác nhau được minh hoạ theo bảng dưới đây:
Bảng3.1.2 1: Các hình thức điều chế QAM
STT Loại điều
chế
Số bit/I(Q)
Số bit/symbol Số trạng thái
* Điều chế OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing)
Nguyên lý điều chế OFDM là phân chia dòng bit tốc độ cao cho một số lớn sóng mang trực giao Mỗi sóng mang mang một tốc độ bit thấp được điều chế QAM (4,
16 hay 64 QAM tuỳ thuộc tốc độ và chất lượng tín hiệu thu) Ưu điểm chính của điều chế OFDM là khắc phục được sự không đồng đều đáp ứng tần số của kênh mặt đất Ngoài ra nhờ đưa vào khoảng bảo vệ ∆ trước mỗi chu kỳ symbol (TS), nên khắc phục hiện tượng truyền lan nhiều đường do các chướng ngại gây ra sóng phản xạ tới anten ngoài tín hiệu chính (hướng chính) với điều kiện thời gian nhỏ hơn ∆ Để tránh can nhiễu giữa các symbol, các sóng mang kế tiếp nhau sẽ cách nhau một khoảng 1/TS do vậy sẽ trực giao nhau Với điều chế 2K OFDM cho truyền hình, tuy
Trang 36nó có phát huy được tác dụng để phủ sóng truyền hình số mặt đất nhưng với điều
kiện truyền sóng phức tạp hơn sẽ gây ra sai lệch, làm cho tín hiệu thu không ổn
định, thất thường và phải chịu tác động mạnh của sóng phản xạ
Trong thực tế việc thu tín hiệu truyền hình mặt đất tại các đô thị nhiều nhà cao
tầng che chắn hay địa hình có nhiều đồi núi cao bao bọc đã cho thấy điều kiện trực
giao giữa các sóng mang thường không đảm bảo triệt để Các tín hiệu đến từ nhiều
phía khác nhau (sóng phản xạ) vẫn ảnh hưởng vào tín hiệu của đường truyền chính
dẫn đến can nhiễu giữa các symbol Để khắc phục vấn đề này người ta bổ sung
khoảng bảo vệ ∆ trước chu kỳ symbol TS Vậy một chu kỳ mới của symbol là: T' S =
∆ + T S, thường TS≤4
Tiêu chuẩn phát hình số mặt đất châu Âu DVB-T dựa trên cơ sở điều chế OFDM
với 8192 (8K) hay 2048 (2K) sóng mang Các đặc điểm chủ yếu của chuẩn DVB-T
theo bảng dưới đây:
TS/4 hay TS/8 TS/4 hay TS/8 hay TS/12
Khoảng cách giữa hai
phí máy thu đắt hơn nhưng có lợi thế: chu kỳ symbol dài (896µs) và khoảng bảo vệ
cực đại (224µs) cho khả năng tín hiệu thu rất tốt Ngay cả khi có các sóng phản xạ
Trang 37dựng mạng đơn tần SFN trong một phạm vi rộng, trong đó các máy phát có thể được đặt cách xa nhau vài chục km
Về việc thực hiện điều chế 2K OFDM đơn giản hơn cho phép giảm giá thành các máy thu, nhưng chu kỳ symbol ngắn sẽ làm giảm đáng kể chất lượng tín hiệu thu được khi có các sóng phản xạ từ xa, vì vậy không phù hợp với mạng đơn tần Chính
vì những lợi thế đó, hiện nay trên thế giới có khoảng 84% quốc gia chọn tiêu chuẩn DVB-T của châu Âu làm tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất Việt Nam cũng dựa trên nhiều ưu điểm của chuẩn DVB-T để lựa chọn làm tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất cho Việt Nam
3.2 Những yêu cầu về mặt kĩ thuật cho một hệ thống truyền hình
số DVB-T
3.2.1 Yêu cầu về mặt băng tần
Yêu cầu về băng tần là một sự khác biệt rõ nhất giữa tín hiệu số và tín hiệu tương
tự Tín hiệu số gắn liền với yêu cầu có một băng tần rộng hơn
Ví dụ: Đối với tín hiệu tổng hợp, yêu cầu tần số lấy mẫu bằng 4 lần tần số sóng mang mẫu Lấy với hệ NTSC, tần số lấy mẫu là 14,4 Mhz, nếu thực hiện mã hóa với từ mã có độ dài 8 bit thì cần tốc độ bit là 14,4 x 8 = 115,2 Mbit/s, độ rộng băng tần khoảng 58 Mhz, trong khi một tín hiệu tương tự chỉ cần một băng tần 4,25 Mhz
Để khắc phục nhược điểm này, các kĩ thuật nén băng tần (chính là nén video và audio nhằm giảm độ rộng băng tần) được sử dụng có thể đạt tới tỉ lệ nén 100:1 hoặc hơn Tuy nhiên, nén băng tần cũng ít nhiều làm giảm chất lượng hình ảnh
3.2.2 Tỷ lệ nén tín hiệu trên tạp âm S/N (Signal/Noise)
Một trong những ưu điểm của tín hiệu số như đã nói ở trên là khả năng chống nhiễu trong quá trình xử lý tại các khâu truyền dẫn và gia công tín hiệu
Nhiễu tạp âm trong hệ thống tương tự có tính chất cộng, tỷ lệ S/N của hệ thống là
do tổng cộng các nguồn nhiễu thành phần gây ra, vì vậy luôn luôn nhỏ hơn tỷ lệ S/N của khâu có tỷ lệ thấp nhất
Với tín hiệu số, nhiễu là các lỗi bit Nhiễu trong tín hiệu số được khắc phục nhờ các mạch sửa lỗi có thể khôi phục lại các dòng bit như ban đầu Khi có quá nhiều lỗi bit, thường sử dụng cách che lỗi Nhờ có các phương pháp trên nên tỷ lệ S/N sẽ
Trang 38giảm rất ít Tuy nhiên, đến khi tỷ lệ lỗi bit BER (Bit Error Rate) lớn hơn một giá trị cho phép nào đó sẽ làm cho các mạch sửa lỗi và che lỗi mất tác dụng Khi đó, dòng bit không có giá trị về tin tức nữa Điều này là một nhược điểm so với tín hiệu tương tự Đối với tín hiệu tương tự, khi có nguồn nhiễu lớn, tín hiệu tuy chất lượng kém đi rất nhiều nhưng lại vẫn có thể sử dụng được
Tuy nhiên, với các phương thức truyền dẫn ngày càng hiện đại ngày nay, tỷ lệ lỗi bit BER luôn luôn ở mức chấp nhận được Chính việc có thể sửa lỗi bit và che lỗi làm cho tín hiệu số rất thuận tiện trong việc ghi đọc nhiều lần mà không làm suy giảm chất lượng tín hiệu, do sau quá trình ghi đọc, tín hiệu luôn luôn được sửa lỗi trước khi được đi đến quá trình tiếp theo
3.2.3 Méo phi tuyến
Tín hiệu không bị ảnh hưởng bởi méo phi tuyến trong quá trình ghi và truyền Tính chất này rất quan trọng trong việc ghi và đọc chương trình nhiều lần, đặc biệt
là đối với các hệ thống truyền hình nhạy cảm với các méo khuyếch đại vi sai như hệ NTSC
3.2.4 Chồng phổ
Một tín hiệu số được lấy mẫu theo cả hai chiều đứng và ngang, nên có khả năng xảy ra chồng phổ theo cả hai hướng Theo chiều thẳng đứng, chồng phổ trong hai hệ thống số và tương tự là như nhau Độ lớn của méo chồng phổ theo chiều ngang phụ thuộc vào các thành phần tần số vượt quá tần số lấy mẫu Nyquist Để ngăn ngừa hiện tượng méo do chồng phổ theo chiều ngang, có thể thực hiện bằng cách sử dụng tần số lấy mẫu lớn hơn hai lần thành phần tần số cao nhất trong hệ thống tương tự (Nội dung định lý lấy mẫu Nyquist)
3.2.5 Xử lý tín hiệu
Tín hiệu số có thể được chuyển đổi và xử lý các chức năng mà một hệ thống tương tự không thể thực hiện được hoặc gặp nhiều khó khăn Sau khi chuyển đổi A/D, tín hiệu chỉ còn là một dãy bit 0 và 1 rất thuận tiện để thực hiện các thao tác ghi đọc với tốc độ cao, chuyển đổi tiêu chuẩn, dựng hậu kỳ… mà không làm giảm chất lượng hình ảnh
Trang 393.2.6 Khoảng cách giữa các trạm truyền hình đồng kênh
Tín hiệu số cho phép các trạm truyền hình đồng kênh thực hiện ở khoảng cách gần nhau hơn so với các trạm tương tự mà không bị nhiễu Nguyên nhân là do tín hiệu số ít chịu ảnh hưởng của nhiễu đồng kênh và sự thay thế các xung xóa và xung đồng bộ bằng các từ mã Việc giảm nhiễu giữa các trạm đồng kênh đồng nghĩa với việc băng tần được mở rộng hơn, tạo điều kiện cho các chương trình truyền hình có
độ phân giải cao HDTV
Đầu vào của thiết bị truyền hình số sẽ tiếp nhận tín hiệu truyền hình tương tự Trong thiết bị mã hóa (biến đổi A/D), tín hiệu hình sẽ được biến đổi thành tín hiệu truyền hình số, các tham số và đặc trưng của tín hiệu này được xác định từ hệ thống truyền hình được lựa chọn
Tín hiệu truyền hình được đưa tới thiết bị phát Sau đó qua kênh thông tin (là tuyến viba, cáp, ống dẫn sóng, vệ tinh hoặc qua trạm mặt đất), tín hiệu truyền hình
số được đưa tới thiết bị thu có quá trình biến đổi ngược lại với quá trình xử lý ở phía phát để cho tại đầu ra thiết bị thu tín hiệu tương tự
3.3 Việc số hóa và xử lý tín hiệu Video, Audio
Số hoá tín hiệu video trên thực tế là sự biến đổi tín hiệu video tương tự (Analog) sang dạng tín hiệu số (Digital)
Truyền hình đen trắng ra đời từ những năm đầu của thập kỷ XX với nhiều tiêu chuẩn khác nhau : L, M, N, B, G, H, I, K, D
Truyền hình màu với ba hệ : NTSC, PAL, SECAM xuất hiện vào thập kỷ 50
đã tạo nên một bước ngoặt mới trong quá trình phát triển của công nghệ truyền hình Cả ba hệ đều sử dụng các tín hiệu thành phần là tín hiệu chói và hai tín hiệu màu ( Y, R-Y, B-Y ) Điều khác nhau cơ bản là phương pháp điều chế tín hiệu hiệu màu, tần số sóng mang màu và phương pháp ghép kênh
Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử với sự ra đời của các vi mạch cỡ lớn, các bộ xử lý tín hiệu với tốc độ cao, các bộ nhớ với dung lượng lớn và nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong những năm gần đây, video số, truyền hình số đã hoàn toàn mang tính khả thi và từng bước trở thành hiện thực
Trang 40Công nghệ truyền hình số đã và đang bộc lộ thế mạnh tuyệt đối so với công nghệ tương tự trên nhiều lĩnh vực :
• Tín hiệu số ít nhạy cảm với các dạng méo xảy ra trên đường truyền
• Có khả năng phát hiện lỗi và sửa sai ( nếu có )
• Tính linh hoạt, đa dạng trong quá trình xử lý tín hiệu
• Hiệu quả sử dụng dải thông cao, có khả năng truyền nhiều chương trình trên cùng một kênh RF
• Tính phân cấp, ví dụ một dòng dữ liệu có thể được sử dụng để truyền một chương trình truyền hình có độ phân giải cao duy nhất hoặc một vài chương trình truyền hình có độ phân giải tiêu chuẩn
• Khả năng truyền tải nhiều dạng thông tin khác nhau
• Tiết kiệm năng lượng, với cùng một công suất phát sóng, diện phủ sóng rộng hơn so với công nghệ tương tự
• Khoá mã đơn giản
• Dễ thích nghi với các bước tiến triển tiếp theo sang truyền hình độ nét cao hoặc phát thanh với chất lượng cao trong tương lai
• Thị trường đa dạng, có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ cho đông đảo khán giả hoặc từng cá nhân