1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan hệ giữa truyền thông và hiện đại trong kiến trúc ở tp HCM (tóm tắt)

27 429 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 70,41 KB

Nội dung

Cho đến nay, Đảng ta vẫn chủ trương “tiếp tục cụ thể hóa chiến lược phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc, tiếp thu những thành tựu và tinh hoa văn hóa nhân loại,hoàn thiện

Trang 1

-o0o -NGÔ QUANG HUY

QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THỐNG

VÀ HIỆN ĐẠI TRONG KIẾN TRÚC

Trang 2

Thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS ĐẶNG HỮU TOÀN

TS LÊ QUANG QUÝ

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Phản biện độc lập 1:

Phản biện độc lập 2:

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Vào hồi…….giờ……ngày… tháng… năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh

- Thư viện Khoa học Tổng hợp, Số 9 Lý Tự Trọng, Q.1, Tp Hồ Chí Minh

Trang 3

1 “Thế giới quan triết học phương Đông cổ đại với kiến trúc Việt Nam –

Một số nét độc đáo”, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 1+2, năm 2016, tr.109

-112

2 “Toàn cầu hoá với vấn đề hội nhập văn hoá – góc nhìn từ kiến trúc”, Tạp

chí Khoa học Chính trị, số 3, năm 2016, tr 48 – 52.

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Do tính khách quan của xu thế toàn cầu, không một quốc gia nào cóthể phát triển trong sự biệt lập với thế giới bên ngoài Thậm chí, sự tùythuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng giữa các nước còn tác động trực tiếpđến từng quốc gia, từng khu vực và toàn thế giới Chính lúc này, vấn đềgiữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa trở thành vấn đề quan trọng hàng đầutrong chiến lược phát triển của các quốc gia Đứng trước bối cảnh nhưvậy, làm thế nào để phát triển mà vẫn giữ được những giá trị tinh hoa vốn

có của dân tộc là câu hỏi vô cùng quan trọng, cần được giải quyết

Với Việt Nam chúng ta, văn hoá được xác định là nền tảng tinhthần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế– xã hội Vì vậy, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (được bổ sung và phát triển năm2011), Đảng ta đã khẳng định chủ trương xây dựng nền văn hoá Việt

Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Cho đến nay, Đảng ta vẫn chủ

trương “tiếp tục cụ thể hóa chiến lược phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc, tiếp thu những thành tựu và tinh hoa văn hóa nhân loại,hoàn thiện hệ thống giá trị của con người Việt Nam trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế”1 Nhiệm vụ hàng đầu của việcxây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chính

là kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả cácdân tộc cộng đồng các dân tộc Việt Nam Bên cạnh đó, chúng ta còn phảiphát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tiếp thu có chọn lọc nhữngthành tựu, tinh hoa văn hoá của nhân loại nhằm đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp đổi mới đất nước

Kiến trúc là một lĩnh vực văn hoá có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển

kinh tế – xã hội, nên mọi sự vận động và phát triển của nó phải gắn với

chủ trương xây dựng nền văn hoá mới mà Đảng đã đề ra Tuy nhiên, sự

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, trang 284 – 285.

Trang 5

phát triển của kiến trúc nước ta vẫn chưa thực hiện được phương châm

“hiện đại và dân tộc” Mặc dù sự phát triển của kiến trúc trong nhữngnăm gần đây đã ghi nhận nhiều thành tựu to lớn Chúng ta tự hào đã cónhững công trình, đại lộ, cao ốc hiện đại Tuy nhiên, về số lượng còn hạnchế, về chất lượng thật sự vẫn chưa bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế và nhucầu thực tiễn xã hội Về nội dung, tuy chúng ta đã có trong tay rất nhiềuchủng loại vật liệu bền chắc, dẻo dai cùng với khoa học và công nghệ hiệnđại, nhưng lại đang loay hoay tìm kiếm một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuậtkiến trúc có khả năng phản ánh những nét đặc sắc riêng có của dân tộcmình Hiện tượng kiến trúc lai căng, quá đề cao tính hiện đại mà bỏ quênnhững giá trị truyền thống kiến trúc đang dần trở nên phổ biến

Đặc biệt, ở những đô thị sầm uất, trung tâm kinh tế lớn như thànhphố Hồ Chí Minh, chúng ta rất dễ bắt gặp những thành tựu trong phát triểnkiến trúc đô thị Đã có rất nhiều công trình cao ốc liên tục mọc lên, phảnánh sự năng động trong phát triển kinh tế – xã hội Tuy nhiên, xét về tổngthể bộ mặt kiến trúc, chúng ta thấy ở đây đang có những biểu hiện của sựxáo trộn, hỗn tạp và đương nhiên là thiếu hẳn không chỉ yếu tố thẩm mỹ,

mà còn hơn nữa, cả yếu tố bản sắc Lẽ dĩ nhiên, kiến trúc phải đáp ứngnhu cầu phát triển, nhưng không thể không phù hợp với con người và hoàncảnh đặc thù riêng có của nơi đây Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minhkhông thể chỉ quan tâm đến việc phát huy tính hiện đại mà bỏ qua vai tròquan trọng của những giá trị truyền thống Thực tế, người ta cũng đã cốgắng đưa các yếu tố dân tộc vào những công trình kiến trúc như mái ngói,

ốp gốm, sử dụng vật liệu truyền thống trong trang trí nội, ngoại thất kếthợp với vật liệu hiện đại Nhưng sự kết hợp đó chỉ dừng lại ở mức độ chấp

vá, bắt chước các phong cách khác nhau, làm cho kiến trúc thành phố HồChí Minh càng trở nên hỗn tạp Phát huy tính truyền thống như vậy chỉ làcái vỏ hình thức bên ngoài Thực trạng kiến trúc thành phố như vậy chothấy có sự sai lệch trong việc nắm bắt vai trò của những giá trị truyềnthống và hiện đại trong kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh Một khi có cáihiểu không đúng về vai trò của truyền thống trong kiến trúc, người ta dễdẫn đến lối tư duy nhại cổ, hoặc thích thú với lối kiến trúc lai căng Điều

Trang 6

này càng làm tăng nguy cơ khiến kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh truyềnthống không ra truyền thống, mà hiện đại cũng chưa hẳn hiện đại

Như vậy, để kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh đạt được mục tiêu

“hiện đại – dân tộc”, việc nghiên cứu lý luận về quan hệ giữa truyền thống

và hiện đại trong kiến trúc là một nhu cầu rất cần thiết Truyền thống trongkiến trúc phải được hiểu là tinh thần của dân tộc trong cấu trúc khônggian, cái đó không chỉ nằm trong các chi tiết trang trí, mà chủ yếu nằmtrong sự thích nghi của con người với môi trường sống, trong thói quen vàphong tục tập quán lâu đời của dân tộc… Những giá trị truyền thống đóluôn có vai trò rất quan trọng và do vậy, nó cần phải được bảo tồn và pháthuy Đồng thời, nó còn là cơ sở để kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh cóthể tiếp nhận những giá trị mới mà vẫn giữ được nét bản sắc Nói cáchkhác, chỉ có sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống với hiện đại thì kiến trúcthành phố Hồ Chí Minh mới có thể tạo lập những không gian hiện đại đểđáp ứng nhu cầu phát triển, song vẫn phản ánh được nét đặc sắc trong vănhoá truyền thống của nơi đây, bảo đảm sự phát triển bền vững cho conngười hôm nay và các thế hệ trong tương lai

Trước những trăn trở trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu đề tài

Quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết Bản thân tác giả là cán bộ giảng dạy tại trường

đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh nên việc dễ dàng tiếp cận lĩnhvực kiến trúc sẽ là một thuân lợi cho quá trình nghiên cứu Từ đó, tác giả

đã mạnh dạn lựa chọn đề tài trên làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ

2 Tình hình nghiên cứu của luận án

Nhóm các công trình nghiên cứu về chủ đề truyền thống và hiện đại, truyền thống và hiện đại trong kiến trúc:

Thứ nhất, các công trình liên quan đến chủ đề truyền thống và hiệnđại nói chung:

Trần Đình Hượu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Nhà xuất bản Văn hoá và Thông tin, Hà Nội; Lại Văn Toàn (1999), Truyền thống

và hiện đại trong văn hoá, được Viện thông tin khoa học xã hội – Trung

tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội; Lê Huy Hoà, Hoàng

Trang 7

Đức Nhuận (2000), Văn hoá Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nhà xuất

bản Văn Hoá, thành phố Hồ Chí Minh; PGS Ngô Đức Thịnh (chủ biên)

(2010), Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

trong đổi mới và hội nhập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

PGS TS Doãn Chính (chủ biên) (2012), Lối sống và tư duy của cộng

đồng người Việt vùng Đông Nam Bộ trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Thứ hai, các công trình liên quan đến chủ đề truyền thống và hiệnđại trong kiến trúc:

Trung tâm nghiên cứu kiến trúc thuộc Trường Đại học Kiến trúc Hà

Nội (nay là Viện nghiên cứu kiến trúc), Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại

trong kiến trúc Việt Nam (1994, 1999), Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;

PGS TS Nguyễn Đức Thiềm (2000), Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến

trúc truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội; GS Ngô

Huy Quỳnh (2000), Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội; PGS TS KTS Tôn Đại (2009, Kiến trúc những vấn đề

lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội; PGS Đặng Thái

Hoàng, PGS Nguyễn Văn Đỉnh (2010), Văn hoá và kiến trúc phương

Đông, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến kiến trúc thành phố

Hồ Chí Minh:

Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng (1998), Địa chí văn hoá thành

phố thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh,

thành phố Hồ Chí Minh; KTS Lưu Trọng Hải (2002), Kiến trúc với văn

hoá và xã hội, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội; Trịnh Hoài Đức (2005), Gia Định thành thông chí, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai;

Nguyễn Thị Thiềng, Phạm Thuý Hương (2006), Đô thị Việt Nam trong

thời kỳ quá độ, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội; Lê Quang Ninh (2015), Sài Gòn – ba thế kỷ phát triển và xây dựng, Nhà xuất bản Hồng Đức,

thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra còn rất nhiều bài viết, nghiên cứu được đăng trên các tạpchí chuyên ngành kiến trúc liên quan đến đề tài của luận án

Trang 8

Luận án này kế thừa tất cả những thành tựu và những yếu tố tích cựccủa các công trình trước Trên cơ sở đó, nghiên cứu hệ thống và làm sáng

tỏ các vấn đề quan trọng sau: Phân tích, hệ thống hoá quan niệm, đặctrưng về truyền thống và hiện đại trong kiến trúc cũng như quan hệ biệnchứng giữa chúng; Phân tích những biểu hiện của quan hệ giữa truyềnthống và hiện đại trong kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh; Xác địnhphương hướng và giải pháp cho sự phát triển kiến trúc thành phố Hồ ChíMinh bảo đảm kết hợp hài hoà truyền thống với hiện đại

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án

Thứ nhất, phân tích và làm sáng tỏ một cách khoa học nội dung quan

hệ giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển của kiến trúc

Thứ hai, đánh giá thực trạng quan hệ giữa truyền thống và hiện đại

trong kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba, xác định phương hướng và giải pháp cho sự phát triển kiến

trúc thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm nguyên tắc kết hợp hài hoà truyềnthống với hiện đại

Nhiệm vụ của luận án

Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm

vụ chính yếu sau:

Thứ nhất, làm rõ các quan niệm về truyền thống, hiện đại trong kiến

trúc và những đặc trưng của chúng Trên cơ sở đó, phân tích vai trò củahai yếu tố truyền thống và hiện đại cũng như quan hệ biện chứng giữachúng trong sự phát triển của kiến trúc

Thứ hai, khái quát quá trình phát triển và những đặc điểm của kiến

trúc ở thành phố Hồ Chí Minh Phân tích thực trạng quan hệ giữa truyềnthống và hiện đại trong phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh, baogồm cả mặt thành tựu và hạn chế Làm sáng tỏ nguyên nhân gây nênnhững bất cập trong phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba, trên cơ sở thực trạng đi đến xác định phương hướng và giải

pháp cho sự phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bảođảm kết hợp hài hòa quan hệ giữa truyền thống và hiện đại

Trang 9

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của luận án, tác giả dựa trên

cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác –Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề truyền thống

và hiện đại trong phát triển văn hóa Trên cơ sở đó tác giả kết hợp sửdụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phaant ích và xử lývăn bản, phân tích – tổng hợp, diễn dịch – quy nạp, lịch sử – cụ thể, sosánh và đối chiếu, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để thực hiện đề tàiluận án của mình

5 Cái mới của luận án

Một là, luận án góp phần làm sáng tỏ các quan niệm về truyền thống,

hiện đại trong kiến trúc và những đặc điểm biểu hiện của chúng Làm sáng

tỏ quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại cũng như vai trò củachúng trong sự phát triển của kiến trúc

Hai là, khái quát thực trạng quan hệ giữa truyền thống và hiện đại

trong sự phát triển của kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh đó,luận án còn tập trung phân tích những nguyên nhân dẫn đến mặt hạn chếtrong phát triển kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba, trên cơ sở thực trạng quan hệ giữa truyền thống và hiện đại

trong sự phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh, luận án xác địnhphương hướng và đề xuất một số giải pháp để kết hợp hài hoà truyềnthống với hiện đại trong phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh,phù hợp với chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc của Đảng

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa khoa học của luận án

Luận án trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận về vấn đềtruyền thống và hiện đại trong kiến trúc Đồng thời khái quát quá trìnhhình thành và phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện sựtác động của hai yếu tố truyền thống và hiện đại Góp phần nhận thức sâusắc về việc tạo lập bản sắc cho kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh

Ý nghĩa thực tiễn

Từ sự phân tích những yếu tố truyền thống và hiện đại trong kiến trúc

ở thành phố Hồ Chí Minh, luận án hướng đến những giải pháp để bảo tồn

Trang 10

những giá trị truyền thống nhưng kết hợp được những yếu tố hiện đạitrong thời kỳ hội nhập, xem đó là cơ sở để phát huy và mở rộng trong thờiđại đa văn hóa Luận án có thể giúp xác định con đường cho sự phát triểnkiến trúc nước nhà, đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với mụctiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

Về đối tượng

Luận án tập trung nghiên cứu quan hệ biện chứng giữa truyền thống

và hiện đại trong lĩnh vực kiến trúc

Về phạm vi nghiên cứu

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ biện chứng giữa truyềnthống và hiện đại trong lĩnh vực kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh, giai

đoạn hiện nay

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụlục và những công trình khoa học được tác giả công bố, nội dung chủ yếucủa luận án được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết và 18 tiểu tiết

Chương 1:

LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG

VÀ HIỆN ĐẠI TRONG KIẾN TRÚC

1.1 TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NÓ

1.1.1.Quan niệm về truyền thống trong kiến trúc

Truyền thống kiến trúc là những giá trị được hình thành và củng cố

từ lịch sử cư trú lâu dài của một dân tộc, đó là cách giải quyết mối quan hệgiữa môi trường tự nhiên – con người – công trình kiến trúc chỉ có ở dântộc này mà không có ở dân tộc khác Những giá trị đó phải được traotruyền lại qua các thế hệ và tiếp tục được bổ sung cho phù hợp với nhữnggiai đoạn phát triển mới Truyền thống kiến trúc được nhận thức ở 2 mặt:

Trang 11

giá trị vật chất và giá trị tinh thần:

Về phương diện nhận thức giá trị vật chất, đồng nhất với việc nhậnthức khái niệm “kiến trúc truyền thống” Quá trình hình thành của kiến trúctruyền thống thể hiện một sức sáng tạo mạnh mẽ của cộng đồng trướchoàn cảnh và kết quả là những công trình kiến trúc với vật liệu, kỹ thuậtmang đậm nét riêng của mỗi cộng đồng, mỗi địa phương “Truyền thốngdân gian… là truyền thông trực tiếp và vô thức dưới hình thức vật chất củamột nền văn hóa, của các nhu cầu, các giá trị cũng như ham muốn, mơước và đam mê của một xã hội.” 2

Về phương diện nhận thức giá trị tinh thần “Cần phải thấu hiểu mộtcách tường tận và sâu sắc những nguồn gốc hình thành kiến trúc truyềnthống Ở bất kỳ nơi nào kiến trúc truyền thống cũng được tạo dựng thôngqua điều kiện thiên nhiên, khí hậu, tập quán sinh hoạt của con người mà cóđược không gian, tỷ lệ và hình thức kiến trúc địa phương thích hợp; đó làcái hồn của kiến trúc truyền thống, cần phải nắm bắt và khai thác…”3 Ởkiến trúc chứa đựng những biểu tượng có khả năng tạo nên sức biểu hiện

mỹ cảm, làm tái hiện những giá trị tinh thần trong truyền thống văn hóa củacộng đồng, dân tộc

1.1.2.Các đặc trưng của truyền thống trong kiến trúc

Tính khu biệt của truyền thống kiến trúc

Những yếu tố quyết định đến tính khu biệt của truyền thống kiến trúc:

 Tác động của điều kiện cư trú trong việc hình thành nên nhữnggiải pháp kiến trúc rất riêng, tạo nên không gian kiến trúc phù hợp nhất,tương ứng với môi trường tự nhiên tạo nên bản sắc cho kiến trúc

 Tác động của phương thức sản xuất xã hội ở những giai đoạn nhấtđịnh cũng tạo nên những hình thái kiến trúc đặc trưng cho từng giai đoạn

Tính ổn định tương đối của truyền thống kiến trúc

Là đề cập đến những giá trị truyền thống bền vững trong kiến đượcđúc kết qua quá trình cư trú lâu dài của một dân tộc Những giá trị đó ít

2 Trương Quang Thao (1999), Đặc thù của kiến trúc và vấn đề phát huy bản sắc văn hóa của

nó, Tạp chí Kiến Trúc và Đời sống, số 34, Hà Nội, trang 11.

3 Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội – Trung tâm nghiên cứu kiến trúc (1999), Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội, trang 8.

Trang 12

biến đổi nếu môi trường và điều kiện xã hội không thay đổi Nhưng khihoàn cảnh thay đổi, những giá trị truyền thống kiến trúc đó cũng khônghoàn toàn mất đi, mà nó được chắt lọc, bổ sung cho phù hợp với điều kiệnmới Đó chính là những giá trị thể hiện đời sống tinh thần của dân tộcđược phản ánh qua kiến trúc.

Tính lưu truyền của truyền thống kiến trúc

Không phải tất cả những gì được tạo ra trong lịch sử đều được bảotồn nguyên vẹn mà chỉ có những giá trị tích cực, phủ hợp với thời đại mớiđược kế thừa, lưu truyền và tiếp tục phát triển, hoàn thiện

Trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa những yếu tố ngoạisinh góp phần cung cấp thêm những chất liệu, giải pháp mới giúp làm bậtlên những giá trị cốt lõi trong truyền thống kiến trúc của dân tộc, để nó trởnên phù hợp hơn trong hoàn cảnh, điều kiện mới

Tóm lại, tính khu biệt, tính ổn định tương đối và tính lưu truyền là bayếu tố không thể tách rời làm nên truyền thống kiến trúc Trong đó tính khubiệt làm nên cái bản sắc đặc trưng cho nền kiến trúc mỗi dân tộc Tính ổnđịnh tương đối phản ánh sức ảnh hưởng của các nguyên lý kiến trúc truyềnthống đến tư duy sáng tạo kiến trúc của con người trong hoàn cảnh, điềukiện mới Còn tính lưu truyền là sự khái quát quy luật vận động của truyềnthống kiến trúc

1.2 HIỆN ĐẠI TRONG KIẾN TRÚC VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NÓ 1.2.1 Quan niệm về hiện đại trong kiến trúc

Hiện đại trong kiến trúc là nói đến nền kiến trúc thuộc thời đạingày Kiến trúc hiện đại phải phù hợp với con người và hoàn cảnhđương đại, đem đến sự phục vụ tốt nhất cho con người, vì vậy nó phảiđược xây dựng trên nền tảng của những giá trị truyền thống kiến trúc.Việc sử dụng nguyên vật liệu, khoa học công nghệ xây dựng hiện đại làđặc trưng cơ bản của kiến trúc hiện đại nhưng vẫn phải phát huy đượcnhững giá trị truyền thống đã được hun đúc lâu dài trong lịch sử pháttriển của mỗi dân tộc

Trang 13

Hiện đại trong kiến trúc dùng để đối lập với “lạc hậu, cổ hủ” Hiệnđại phải gắn liền với sự phát triển, gắn liền với tính nhân văn, đem lại sựtiện lợi cho con người trong cuộc sống.

Hiện đại trong kiến trúc phải là sự tiếp nối và phát triển các giá trịtruyền thống kiến trúc Đồng thời, hiện đại trong kiến trúc còn là sự bổsung cho truyền thống kiến trúc qua chất liệu, chức năng, quan niệm thẩm

mỹ của thời đại mới…

1.2.2 Các đặc trưng của hiện đại trong kiến trúc

Bản sắc và tính động của hiện đại trong kiến trúc

Bản sắc của hiện đại trong kiến trúc, hiểu đơn giản là làm chokhông gian kiến trúc hiện đại thoả mản được nhưng tập quán sinh hoạt,triết lý thẩm mỹ, nhân sinh quan của dân tộc…

Tính động của hiện đại trong kiến trúc, là sự bổ sung liên tục nhữnggiá trị mới Cái đang là hiện đại hôm nay sẽ trở thành truyền thống củangày mai Sự vận động liên tục như vậy làm nên tính động của hiện đạitrong kiến trúc

Tóm lại, bản sắc và tính động là hai mặt thống nhất chặt chẽ vớinhau trong tính hiện đại của kiến trúc Không gì tệ hơn việc coi tính hiệnđại trong kiến trúc chỉ là tính động, để rồi quên mất là tính hiện đại còncần cả bản sắc Sự ra đời và vận động của cái mới một khi không theo xuhướng gia nhập vào truyền thống trong kiến trúc để tạo nên bản sắc chokiến trúc thì nó sẽ nhanh chóng bị loại bỏ

Tính định tính của hiện đại trong kiến trúc

Tính định tính của hiện đại còn gọi là tính hiện đại Trong kiến trúc,tính hiện đại là đề cập đến tính chất của nền kiến trúc Tính hiện đại trongkiến trúc là trạng thái mà mọi nền kiến trúc trong xã hội ngày nay đềumuốn đạt đến Nền kiến trúc hiện đại được xác lập trên cơ sở tư duy khoahọc gắn với khoa học, kỹ thuật hiện đại

Khi đề cập đến tính hiện đại trong kiến trúc người ta thường nhấnmạnh tính phổ quát và gắn liền với cái quốc tế, cái nhân loại Khi đề cậpđến truyền thống kiến trúc người ta thường nhấn mạnh tính khu biệt và gắnliền với chủ thể và hoàn cảnh nhất định Như vậy, tính hiện đại trong kiến

Ngày đăng: 16/06/2017, 03:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w