Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến cán bộ và công tác phát triển đội ngũ cán bộ, bởi theo Người, “cán bộ là gốc của mọi công việc”. đội ngũ cán bộ được xem là “tiền vốn của đoàn thể”, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của các tổ chức, đơn vị. Đối với giáo dục và đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trong quản lý, định hướng và quyết định chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động của nhà trường. Vì vậy, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của các cơ sở giáo dục hiện nay. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VIII (khóa XI) khẳng định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” 21, tr.136.
Trang 2MỤC LỤC Trang
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
12
1.2 Nội dung quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục các trường trung học cơ sở
22
1.3 Những yếu tố tác động đến quản lý phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý giáo dục thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
31
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG
38
2.1 Đặc điểm giáo dục - đào tạo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục các trường trung học cơ sở của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh
Sóc Trăng
38
2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và quản lý
phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trườngtrung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
41
Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ
XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG
53
3.1 Những yêu cầu trong quản lý phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở thị xã VĩnhChâu, tỉnh Sóc Trăng
53
3.2 Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục các trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu, tỉnhSóc Trăng
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến cán bộ và công tácphát triển đội ngũ cán bộ, bởi theo Người, “cán bộ là gốc của mọi công việc”.đội ngũ cán bộ được xem là “tiền vốn của đoàn thể”, giữ vai trò đặc biệt quantrọng trong các hoạt động của các tổ chức, đơn vị Đối với giáo dục và đào tạo,đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trong quản lý, định hướng
và quyết định chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động của nhà trường Vì vậy, pháttriển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của các
cơ sở giáo dục hiện nay Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lầnthứ VIII (khóa XI) khẳng định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” [21, tr.136]
Trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta, cấp THCS có vai trò rấtquan trọng Điều 27, Luật Giáo dục ghi rõ: “Giáo dục THCS nhằm giúp họcsinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học, có hiểu biết ởtrình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếptục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [28].Trong bối cảnh mới, giáo dục THCS phải có trách nhiệm cùng với nền giáodục quốc dân đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam, đưa giáo dục nước tahội nhập cùng thế giới Để thực hiện được những nhiệm vụ giáo dục quantrọng đó, bên cạnh yêu cầu về xây dựng, kiện toàn cơ sở vật chất, sử dụng độingũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, công tácquản lý trường học cũng phải được đặc biệt coi trọng Một trong những nhân
tố quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý trường học chính là chấtlượng của đội ngũ CBQL Cán bộ quản lý giáo dục trường THCS vừa là nhàlãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội nên đòi hỏi họ phải đạtnhững yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực để quản lý nhà trường, hoànthành xuất sắc nhiệm vụ Vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các
Trang 5trường THCS phải là người năng động, sáng tạo và đổi mới, nắm vững các lýthuyết về quản lý, nhận thức được các thế mạnh và các mặt hạn chế, tạo ra sựthay đổi và quản lý được sự thay đổi trong nhà trường, huy động được mọinguồn lực và sử dụng chúng một cách hiệu quả để phát triển nhà trường.
Vĩnh Châu là thị xã thuộc vùng nông thôn của tỉnh Sóc Trăng Trên địabàn thị xã Vĩnh Châu hiện có 72 cơ sở giáo dục, đào tạo, trong đó có 14trường THCS Đa số CBQL trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăngđược lựa chọn từ lực lượng giáo viên nên có mặt tích cực là hiểu biết rõ vềthực trạng hoạt động của nhà trường Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ vai trògiáo viên sang vai trò cán bộ quản lý trong khi chưa được bồi dưỡng kiếnthức về quản lý trường học, thiếu kiến thức về pháp luật, hạn chế về ngoạingữ, tin học… là những yếu tố gây khó khăn không nhỏ đến quá trình thực thitrách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ cán bộ QLGD
Trong những năm qua, đội ngũ CBQLGD trường THCS thị xã VĩnhChâu, tỉnh Sóc Trăng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của GD-ĐT, cónhiều cố gắng trong công tác quản lý, góp phần cùng cán bộ, giáo viên củanhà trường nâng cao chất lượng GD-ĐT Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triểngiáo dục trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới,đội ngũ CBQLGD trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng còn bộc lộnhiều yếu kém, bất cập Đội ngũ CBQLGD mất cân đối về cơ cấu; năng lựcquản lý chưa đáp ứng yêu cầu; số lượng CBQLGD ở một số trường thì thừanhưng ở một số trường lại thiếu Những yếu kém, bất cập này do nhiềunguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý như: các khâu tạonguồn, quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãingộ… Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải làm tốt công tác quản lýphát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD trường THCS đáp ứng yêucầu GD-ĐT trong tình hình mới Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thựctiễn, đề xuất được hệ thống giải pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQLGD là
Trang 6nội dung có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với công tác GD-ĐT của cáctrường THCS trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng hiện nay Để góp
phần giải quyết đòi hỏi này, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” để nghiên cứu Đề tài vừa có tính cấp thiết cả về lý
luận và thực tiễn trong xây dựng đội ngũ cán bộ QLGD ở các trường trunghọc cơ sở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Những tư tưởng và công trình nghiên cứu về đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ CBQLGD được Đảng, Nhà nước và
Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng Đặc biệt, trong những năm gần đây,nước ta đã xây dựng và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm pháttriển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD Điều đó được đề cập ở nhiều Nghị quyết,Chỉ thị của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng
và phát triển đội ngũ CBQLGD Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020chỉ rõ, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL GD là giải pháp then chốt để đạtđược mục tiêu chiến lược [13]
Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu lý luận vềquản lý giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý giáo dục
Tác giả Phạm Minh Hạc khẳng định: Trong sự nghiệp đổi mới giáodục, việc phát triển đội ngũ CBQLGD được đặt ra như một yêu cầu cấp báchhàng đầu của việc tiếp tục triển khai, điều chỉnh, đổi mới và nâng cao chấtlượng giáo dục [19]
Tác giả Đặng Quốc Bảo đề cập đến “Những vấn đề cơ bản về lãnh quản lý và sự vận dụng vào điều hành nhà trường” [4] đã giới thiệu và tổng
đạo-hợp các yếu tố, phẩm chất, năng lực mỗi CBQLGD cần có và cần đạt được;
Trang 7các vấn đề cốt lõi của lãnh đạo và quản lý cũng như việc thực hiện vai tròlãnh đạo, quản lý trong các nhà trường.
Cuốn sách “Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI Chiến lược phát triển” của Đặng Bá Lãm đã có những phân tích khá sâu sắc
-về giải pháp quản lý giáo dục, trong đó có bàn đến những giải pháp phát triểnđội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, lực lượng thực hiện nhiệm vụ đổi mới vànâng cao chất lượng giáo dục [17, tr.283]
Tác giả Trần Khánh Đức trong cuốn "G iáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI” đã trình bày quan điểm, mục tiêu và giải pháp
phát triển giáo dục và hệ thống giáo dục, làm rõ thêm nhận thức về chiếnlược phát triển giáo dục cũng như phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷXXI [24] Tác giả đã tập trung làm rõ yêu cầu, nhiệm vụ, phương hướngphát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, lực lượng quan trọng trongnguồn nhân lực giáo dục hiện nay
Tác giả Bùi Minh Hiền cho rằng, xây dựng và phát triển đội ngũCBQLGD cần phải quy tụ vào ba vấn đề chính: số lượng, chất lượng, cơ cấu.Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL, tác giả đã đề xuấtbốn giải pháp phát triển đội ngũ CBQLGD: Mọi cấp QLGD đều xây dựngđược quy hoạch CBQLGD cho đơn vị và gắn liền với quy hoạch này là cáccông việc cần triển khai để đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD theo quy hoạch; xâydựng hệ thống tiêu chuẩn đối với CBQLGD các cấp; có chính sách hỗ trợ tinhthần, vật chất thỏa đáng với CBQLGD; tổ chức lại hệ thống trường, khoa đàotạo CBQLGD [22, tr.283]
Tác giả Vũ Ngọc Hải trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn về pháttriển QLGD nước ta qua 25 năm đổi mới đã chỉ ra một trong những giải phápđổi mới QLGD trong bối cảnh hiện nay là chuẩn hóa và nâng cao chất lượng độingũ CBQLGD: cơ cấu lại đội ngũ CBQLGD; đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầuchuyên nghiệp hóa và chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD cả về
Trang 8phẩm chất và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phát triển lực lượng cán bộ lãnhđạo và QLGD có tầm nhìn và năng lực thích ứng với các điều kiện thay đổi kinh
tế, xã hội, môi trường, tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành [8, tr.338]
* Những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở
Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về phát triển đội ngũCBQLGD trường THCS đã có một số tác giả đề cập đến vấn đề này như:
Tác giả Cao Viết Sơn đã chỉ ra một trong những giải pháp phát triểnđội ngũ CBQL trường THCS theo quan điểm chuẩn hóa là tăng cường côngtác bồi dưỡng: cần cập nhật và bổ sung kịp thời các nội dung kiến thức mớitrong chương trình bồi dưỡng hàng năm Không ngừng đổi mới phương pháp
và hình thức bồi dưỡng Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học,trang bị các kiến thức và kỹ năng cho người quản lý, giúp họ tạo dựng đượchành lang pháp lý quan trọng để chủ động, tự tin trong công tác quản lý, điềuhành nhà trường [43]
Tác giả Trần Thị Thu, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ CBQLtrường THCS, thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCShuyện An Dương, thành phố Hải Phòng đã đề xuất 3 giải pháp đổi mới côngtác quy hoạch đội ngũ này: 1) Đổi mới trong việc tuyển chọn đội ngũ GVđưa vào quy hoạch CBQL; 2) Đổi mới công tác quy hoạch, thực hiệnphương châm “động” và “mở” trong xây dựng quy hoạch; 3) ĐT, bồi dưỡngnâng cao trình độ GV [42]
Ngoài ra, cón có một số đề tài, luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục vànhiều tài liệu, bài báo khoa học đề cập đến vấn đề này như:
"Thực trạng, phương hướng và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh” của
Nguyễn Công Duật (2000)
“Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay” của Trần Hải Bằng (2010).
Trang 9“Giải pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” của Nguyễn Đức Dụng (2010).
Lưu Bích Thuận “Quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn từ 2006 đến 2015”.
Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục năm 2006
Nguyễn Thanh Tú “Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của Phòng giáo dục huyện U Minh tỉnh Kiên Giang” Luận văn thạc sỹ
khoa học giáo dục năm 2008
Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về “Quản lý phát triển độingũ CBQL trường THCS” trên thế giới và Việt Nam Các công trình đã nghiêncứu về phát triển đội ngũ CBQLGD ở những lĩnh vực cụ thể, ở những trường
cụ thể Các nghiên cứu đều khẳng định CBQLGD nói chung, CBQL trườngTHCS nói riêng có vị trí, vai trò quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục
và hiệu quả hoạt động của nhà trường Họ cũng đã khẳng định phát triển độingũ CBQL nhà trường là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay Cácnghiên cứu đã làm rõ nội hàm về quản lý; nội hàm của phát triển, nâng cao chấtlượng đội ngũ CBQLGD ở các trường THCS và đề xuất một số giải pháp cơbản để phát triển đội ngũ CBQLGD trường THCS ở một số địa phương Đây
là những tư liệu quý giúp tác giả nghiên cứu hoàn thiện vấn đề nghiên cứu
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có công trình nào nghiên cứutrực tiếp đến việc quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trườngTHCS của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nhằm nâng cao hiệu quả của quátrình này, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục ở các trườngTHCS trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Từ những vấn đề trên là cơ sở để tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý phát triển đội ngũ quản lý giáo dục trường THCS của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên nghành QLGD Đây là
vấn đề rất cấp thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
Trang 103 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển đội ngũCBQLGD, từ đó đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ CBQLGD cáctrường THCS ở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về về công tác phát triển đội ngũ CBQLGDtrường THCS
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQLGD trường THCS vàthực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS của thị xãVĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng; phân tích nguyên nhân thực trạng đó
- Đề xuất các biện phát chủ yếu phát triển đội ngũ CBQLGD trường THCSthị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng và khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất
4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ QLGD ở các trường THCS
thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
* Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển đội ngũ CBQLGD các
trường THCS thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý
phát triển đội ngũ CBQLGD trường THCS thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trănghiện nay
- Phạm vi về đối tượng khảo sát: Đề tài khảo sát, điều tra, tọa đàm,
phỏng vấn và quan sát sư phạm với 50 cán bộ phòng GD, 50 hiệu trưởng, hiệuphó và 50 giáo viên các trường THCS
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu được sử dụng để nghiên cứu trongkhoảng thời gian từ năm 2010 đến nay
Trang 115 Giả thiết khoa học
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trong quản lý,định hướng và quyết định chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động của các nhàtrường nói chung, các trường THCS nói riêng Vì vậy, quản lý phát triển độingũ cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của cáctrường THCS hiện nay Nếu trong quá trình quản lý phát triển đội ngũ CBQLtrường THCS thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, các chủ thể đề xuất và thực
hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp, tập trung vào: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQLGD phù hợp với sự phát triển giáo dục THCS của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng; Tuyển chọn, bố trí sử dụng hợp lý tạo sự phù hợp
về cơ cấu đội ngũ CBQLGD; Thường xuyên đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ CBQLGD; Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển đội ngũ CBQLGD; Thực hiện tốt các chế độ chính sách, tạo động lực phát triển đội ngũ CBQLGD…
thì sẽ nâng cao chất lượng quản lý phát triển đội ngũ CBQL của các nhàtrường, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THCStrên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn hiện nay
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duyvật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời,quán triệt và cụ thể các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Đề tài sử dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc, lôgíc - lịch
sử và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học
* Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyênnghành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thựctiễn Cụ thể là:
Trang 12- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống
hoá các tài liệu, các văn bản có liên quan đến vấn đề phát triển đội ngũCBQL trường THCS
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: tiến hành thu thập ý kiến của
- Nhóm các phương pháp hỗ trợ:
+ Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: xin ý kiến các chuyên gia, nhàkhoa học và các cán bộ QLGD có nhiều kinh nghiệm quản lý về các vấn đề lýluận và thực tiễn của đề tài
+ Phương pháp toán học: sử dụng phương pháp toán thống kê để sử lýkết quả nghiên cứu của đề tài
7 Ý nghĩa của đề tài
Luận văn góp phần bổ sung, phát triển lý luận và thực tiễn về phát triển độingũ CBQLGD các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, đề xuất cácbiện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLGD của thị xã qua đó góp phần nâng caonăng lực quản lý cho cán bộ QLGD các trường THCS ở thị xã Vĩnh Châu
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảocho các đơn vị trong công tác phát triển đội ngũ CBQLGD nói chung và pháttriển đội ngũ CBQLGD trường THCS nói riêng
8 Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị, danh mụccác tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO
DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Những khái niệm cơ bản
1.1.1 Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở
* Cán bộ quản lý
Theo Điều 1, Chương 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức, được Ủy banthường vụ Quốc hội khoá XI, thông qua ngày 29/4/2003: Cán bộ, công chứcquy định tại pháp lệnh này gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệmhoặc giao giữ một công việc thường xuyên, được phân loại theo trình độ đàotạo, ngành chuyên môn, được xếp vào ngạch hành chính, sự nghiệp trong các
cơ quan Nhà nước Mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn, nghiệp
vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng
Luật Công chức (2008) đã xác định: Cán bộ là công dân Việt Nam,được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳtrong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xãhội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấptỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện),trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Theo Từ điển Tiếng Việt, CBQL là “người làm công tác có chức vụtrong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ" [41]
CBQL có thể là cấp trưởng hoặc cấp phó của một tổ chức được cơ quancấp trên bổ nhiệm bằng quyết định hành chính nhà nước Cấp phó giúp việccho cấp trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và chịu trách nhiệm trướcpháp luật về công việc được phân công CBQL là lực lượng rất quan trọngtrong cơ quan, đơn vị Với tầm quan trọng của người CBQL, đòi hỏi ngườiCBQL phải có những phẩm chất và năng lực điển hình
Trang 14Từ các khái niệm trên đối với CBQL, có thể thấy rằng CBQL là chủthể quản lý, là người có chức vụ trong tổ chức, được cấp trên ra quyết định
bổ nhiệm, là người chỉ huy, giữ vai trò lãnh đạo, dẫn dắt, tác động, ra lệnh,kiểm tra đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của đơn vị Ngườiquản lý vừa là người lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị, vừa chịu sự chỉđạo, quản lý của cấp trên
* Cán bộ quản lý giáo dục trường THCS
Cán bộ quản lý giáo dục là các cá nhân thực hiện chức năng và nhiệm
vụ quản lý nhất định của bộ máy quản lý CBQLGD được hiểu là người điềuhành hay điều khiển tổ chức thực hiện công việc Mỗi CBQLGD đảm nhậntrách nhiệm trong bộ máy quản lý bằng một trong hai hình thức: tuyển cửhoặc bổ nhiệm
Cán bộ quản lý giáo dục là người làm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục từ: bộ, cục, vụ, viện ở trung ương đến các
sở, phòng, ban, cơ sở giáo dục thuộc ngành giáo dục.
Giáo dục THCS là bậc học phổ thông nằm trong hệ thống giáo dụcquốc dân và có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dântrí, là bước căn bản để chuẩn bị tri thức khoa học, hình thành nhân cách đểhọc sinh sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học lên hoặc trực tiếp tham gia laođộng sản xuất, có đủ bản lĩnh góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc trongthời kỳ CNH, HĐH đất nước Đồng thời bậc THCS còn là nguồn tuyển chọn
để đào tạo thành những công nhân kỹ thuật và cán bộ cần thiết cho đất nước,trước mắt là phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, công nhiệp ởnông thôn ngày nay
Từ sự phân tích trên, chúng tôi cho rằng: CBQLGD trường THCS là những người đứng đầu nhà trường, là chủ thể quản lý nhà trường, là người chỉ huy, giữ vai trò lãnh đạo, dẫn dắt, tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng
Trang 15quản lý nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và rèn luyện học sinh nhà trường, hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục THCS.
Như vậy, CBQLGD trường THCS là những người được Đảng vàNhà nước giao nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo các hoạt động của nhà trường, đặcbiệt là hoạt động giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
* Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở
Theo tác giả Hoàng Phê, “Đội ngũ là khối đông người cùng chức năngnghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành lực lượng” [41]
Khái niệm đội ngũ cũng có thể hiểu là: Một nhóm người được tổ chức vàtập hợp thành một lực lượng, để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùnghay không cùng nghề nghiệp, nhưng đều có chung một mục đích nhất định
Tóm lại có thể hiểu: Đội ngũ là một tập thể gồm nhiều người, có cùng
lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch,gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần
Từ mục tiêu, đặc điểm, nhiệm vụ của giáo dục THCS, chúng tôi quan
niệm: đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường THCS là tập hợp những nhà giáo, CBQL đảm nhiệm vai trò và chức năng lãnh đạo, quản lý các hoạt động giáo dục của nhà trường trung học cơ sở nhằm đảm bảo các hoạt động giáo dục của trường đạt được mục tiêu giáo dục bậc THCS.
Như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là tập hợp những người làmcông tác quản lý giáo dục, là những người lãnh đạo, điều hành quá trình giáodục diễn ra trong các cơ sở giáo dục Đội ngũ CBQLGD là những ngườidược đào tạo cơ bản ở các trường sư phạm, đã qua giảng dạy và có kinhnghiệm công tác, đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ quản lý ở các cơ sởgiáo dục, chịu trách nhiệm quản lý toàn diện giáo dục và đào tạo của cơ sởmình đảm nhiệm
Đội ngũ CBQLGD thường là hiệu trưởng, hiệu phó và các thành
Trang 16viên của Hội đồng sư phạm nhà trường, các tổ trưởng, trưởng bộ môn,trưởng khối… Đội ngũ CBQLGD trường THCS có vị trí, vai trò rất quantrọng, họ cùng với đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượnggiáo dục, đào tạo của nhà trường Điều 16 Luật giáo dục 2005 quy định:
“Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục” Vì vậy CBQLGD phải không ngừng học
tập, rèn luyện Nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lựcquản lý và trách nhiệm của cá nhân đối với sự nghiệp giáo dục quốc dân
Giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển của xã hội hiện đạiđòi hỏi người CBQLGD trường THCS ngày càng phải thể hiện nhiều vai tròtrong tư cách là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cho sự phát triển vàhoàn thành mục tiêu giáo dục của trường mình đối với chính quyền, ngành và
xã hội Người CBQLGD cần phải hiểu rõ mình thực sự không phải là quanchức hành chính chỉ làm theo các mệnh lệnh từ trên đưa xuống mà phải làngười lãnh đạo sáng tạo và năng động, biết nhìn nhận tình huống phát triểncủa xã hội để đưa ra những quyết định chính xác thúc đẩy các hoạt động giáodục của nhà trường đáp ứng yêu cầu thực tế
1.1.2 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi
từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [41,tr.769] Phát triển đội ngũ CBQLGD là tổng thể những tác động tạo ra sự biếnđổi theo chiều hướng không ngừng tăng lên về số lượng và phẩm chất đạođức, năng lực chuyên môn; đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn nghề nghiệp để thựchiện tốt các hoạt động giáo dục, giảng dạy trong các nhà trường
Phát triển đội ngũ CBQL là một phần của phát triển nguồn nhân lực Bảnchất của công tác này là tạo ra những tác động khiến đội ngũ CBQL biến đổitheo chiều hướng đi lên, tức là xây dựng đội ngũ CBQL phát triển cả về số
Trang 17lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực có khả năng đáp ứng yêu cầu quản lýcủa cơ sở GD, thực hiện có kết quả mục đích quản lý trong bối cảnh mới Pháttriển đội ngũ CBQL trường THPT bao gồm hai vấn đề: Phát triển đội ngũ vàphát triển phẩm chất, năng lực cá nhân của từng CBQL Hai vấn đề này cómối liên hệ gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau Cá nhân giỏi sẽ dẫn đến tập thể vữngmạnh và tập thể vững mạnh sẽ tạo điều hiện tốt cho cá nhân phát triển.
Phát triển đội ngũ là phát triển về số lượng, cơ cấu và chất lượng của độingũ, cần nắm vững tình hình phát triển và biến đổi về các mặt số lượng, cơcấu về giới tính, độ tuổi, thâm niên giảng dạy, trình độ chuyên môn, quản lý,phẩm chất đạo đức, chính trị… Xây dựng tiêu chuẩn về yêu cầu năng lực vànhững kỹ năng cần rèn luyện theo từng vị trí, chức danh quản lý để phát huymặt mạnh, hạn chế điểm yếu của đội ngũ về tư tưởng, về đạo đức, trình độ,năng lực, sức khỏe so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn
Phát triển đội ngũ CBQLGD trường THPT thực chất là phát triểnnguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục, là thực hiện mục tiêu xây dựng độingũ này theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng, có phẩmchất đạo đức trong sáng, lành mạnh, năng lực quản lý toàn diện, bản lĩnhchính trị vững vàng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của giáo dục bậc THPT,góp phần vào sự nghiệp đổi mới, phát triển giáo dục Việt Nam và tiếp thunhững tinh hoa của giáo dục thế giới
Từ sự phân tích trên, chúng tôi quan niệm: phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở là tổng thể các cách thức, biện pháp tác động của chủ thể quản lý đến đội ngũ CBQLGD nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD, bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo, quản
lý, điều hành các hoạt động giáo dục ở trường trung học cơ sở.
Phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS, một mặt có ý nghĩa củng
cố, kiện toàn đội ngũ hiện có; mặt khác, định hướng cho việc phát triển về số
Trang 18lượng, về cơ cấu và nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBQLGD các trườngTHCS trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài Phát triển đội ngũCBQLGD được thực hiện trong môi trường liên nhân cách: nhân cách học sinh,nhân cách giáo viên, nhân cách người quản lý để tạo nên đội ngũ nhà giáo có
đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
1.1.3 Quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở
Quản lý là một thuộc tính gắn liền với xã hội ở một giai đoạn pháttriển của nó Thuộc tính này bắt nguồn từ bản chất của hệ thống xã hội, từlao động tập thể, lao động xã hội của con người Do đó quản lý là một kháiniệm bao gồm nhiều lĩnh vực Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩanên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp Xuất phát từ những góc
độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả đã đưa ra những quan niệmkhác nhau về quản lý
Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung
là khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [34]
Theo tác giả Phạm Khắc Chương: “Quản lý một đơn vị (cơ sở sản xuất,
cơ quan, trường học, địa phương, …) với tư cách là một hệ thống xã hội, làkhoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thốngbằng phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra” [16]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnhhưởng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung” [3]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lýtrong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều hành, điều phối các nguồnlực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) mộtcách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [25]
Trang 19Từ rất nhiều định nghĩa dưới góc độ khác nhau của các học giả trongnước và ngoài nước, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: Quản lý là sự tác động
có tổ chức, có hướng - đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thểquản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức
để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động
Trong trường THCS hoạt động quản lý là một hoạt động quan trọng,mang tính chất then chốt; hoạt động quản lý tốt sẽ mở đường cho các hoạtđộng khác diễn ra nhịp nhàng và có hiệu quả cao Hoạt động quản lý mangtính xã hội sâu sắc, đồng thời nó vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật
Từ sự phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm: quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở là hệ thống các tác động của các chủ thể quản lý đến hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục ở THCS.
Mục đích của quản lý phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS
nhằm làm cho đội ngũ CBQLGD các trường THCS đủ về số lượng, tốt vềchất lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu giáo dục - đào tạo bậc THCS ởcác nhà trường và đáp ứng yêu cầu công tác quản lý ở các trường THCS theoquy định của Nhà nước
Chủ thể quản lý phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS là phòng
giáo dục và đào tạo, tổ chức đảng các cấp, cấp ủy chính quyền địa phương, các
cơ quan chức năng liên quan và đội ngũ CBQLGD các trường THCS
Quản lý phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS có sự tham giacủa nhiều chủ thể, mỗi chủ thể có vai trò, trách nhiệm riêng Trong đó, phòngGD&ĐT, Sở Nội vụ; cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan chức năng liên quan
là chủ thể gián tiếp Tổ chức đảng, Ban Giám hiệu các nhà trường là chủ thểgiữ vai trò chủ yếu và trực tiếp phát triển đội ngũ CBQLGD các trườngTHCS Các chủ thể đều hướng tới thực hiện mục tiêu chung là phát triển về
Trang 20số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ CBQLGD các trường THCS đáp ứngmục tiêu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo bậc THCS của các nhà trường.
Đối tượng quản lý phát triển là đội ngũ CBQLGD các trường THCS Nội dung quản lý phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS bao
gồm: xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; tuyểnchọn và sử dụng cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở đủ về sốlượng, phù hợp về cơ cấu; đào tạo, bồi dưỡng phát triển chất lượng đội ngũcán bộ quản lý giáo dục; kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển đội ngũ cán bộquản lý giáo dục và thực hiện chế độ chính sách để phát triển đội ngũ cán bộquản lý giáo dục các trường trung học cơ sở
Phương thức quản lý phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS
được thực hiện bằng sự phối hợp nhiều cách thức, biện pháp khác nhau củachủ thể quản lý Do sự phong phú về nội dung phát triển và đặc điểm đội ngũCBQLGD các trường THCS nên các cách thức, biện pháp phát triển đội ngũCBQLGD các trường THCS cũng rất đa dạng
1.2 Nội dung quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở
1.2.1 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở
Muốn phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS trước hết phảiđịnh hình được đội ngũ Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đã khẳng
định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [23, tr.82].
Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trongtừng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn Quy hoạch được hiểutheo nghĩa chung nhất là bước cụ thể hoá chiến lược ở mức độ toàn hệ thống,
Trang 21đó là kế hoạch mang tính tổng thể, thống nhất với chiến lược về mục đích,yêu cầu và là căn cứ để xây dựng kế hoạch.
Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS là bản luậnchứng khoa học về phát triển đội ngũ đó để góp phần thực hiện các địnhhướng của địa phương và của chính nhà trường về công tác nhân sự, phục vụviệc xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, đồng thời làm nhiệm vụđiều khiển, điều chỉnh trong công tác quản lý, chỉ đạo các cấp quản lý
Quy hoạch đội ngũ CBQLGD các trường THCS là lập kế hoạch để đápứng những nhu cầu hiện tại cũng như tương lai về đội ngũ CBQLGD cáctrường THCS khi tính đến cả những nhân tố bên trong và những nhân tố củamôi trường bên ngoài
Nội dung của quy hoạch phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCSbao gồm: Đánh giá thực trạng; dự báo quy mô phát triển: về số lượng, cơ cấu,chất lượng; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, chất lượng;xây dựng các biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ CBQLGD cáctrường THCS
Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS phải đảmbảo được yêu cầu về chuyên môn; vừa phải đảm bảo yêu cầu về năng lựcquản lý, khuyến khích những CBQLGD thật sự tâm huyết, trách nhiệm vớinghề, cống hiến tài năng cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời có cơ sở để thaythế những CBQLGD không đủ phẩm chất, năng lực công tác Trên cơ sở đóxây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chất lượng đội ngũ nhà giáo
và CBQLGD
Trong quy hoạch phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCSphải tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBQLGD cáctrường THCS về tình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ quản lý… Hàng năm phải rà soát, bố trí, sắp xếp lại nhữngCBQLGD không đáp ứng yêu cầu của nhà trường bằng các giải pháp như:
Trang 22luân chuyển, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ Có kế hoạch chuẩn bịđội ngũ CBQLGD các trường THCS theo quy định của điều lệ trường THCS
và chuẩn nghề nghiệp CBQLGD nói chung, CBQLGD các trường THCS nóiriêng
Việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQLGD các trườngTHCS phải xuất phát từ nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo của địa phương
và của từng trường; trên cơ sở phân tích đánh giá đội ngũ CBQLGD cáctrường THCS hiện có, dự kiến khả năng phát triển quy mô của đội ngũ trongtương lai; xem xét khả năng phát triển của đội ngũ CBQLGD các trườngTHCS hiện tại và tính đến khả năng bổ sung từ nguồn bên ngoài để xây dựng
kế hoạch tổng thể; xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn cụ thể Quyhoạch đội ngũ CBQLGD các trường THCS cần làm rõ số lượng, chất lượng
về trình độ chuyên môn - nghiệp vụ, cơ cấu của từng trường cụ thể và tínhđến quy hoạch chung cho các trường trong địa bàn làm cơ sở cho việc quản
lý, tổ chức, chỉ đạo trong từng giai đoạn phát triển Tất cả hướng đến mục tiêuđảm bảo đủ về số lượng, ổn định về chất lượng để thực hiện tốt kế hoạch, nộidung, đào tạo của trường
1.2.2 Tuyển chọn và sử dụng cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu
1.2.2.1 Công tác tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Để có một đội ngũ CBQLGD các trường THCS có đủ trình độ, năng lựcthì việc tuyển chọn phải được tiến hành theo một trình tự nhất định, hợp lý vàkhách quan Công tác tuyển chọn đội ngũ CBQLGD trong các trường THCShiện nay phải đảm bảo đầy đủ các mặt đó là: về số lượng, về cơ cấu và chấtlượng Tuyển chọn đội ngũ CBQLGD các trường THCS được thực hiện bằngnhiều cách thức biện pháp khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau Nguồntuyển chọn đội ngũ CBQLGD các trường THCS có thể từ địa phương và từ
Trang 23chính nhà trường, địa phương khác chuyển đến có đủ điều kiện và tiêu chuẩntheo quy định.
Phát triển về số lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở
Số lượng đội ngũ CBQLGD các trường THCS là biểu thị về mặt địnhlượng của đội ngũ này, nó phản ánh quy mô của đội ngũ CBQLGD cáctrường THCS tương xứng với quy mô của mỗi nhà trường Số lượng đội ngũCBQLGD các trường THCS phụ thuộc vào sự phân chia tổ chức trong nhàtrường, quy mô phát triển nhà trường, nhu cầu đào tạo và các yếu tố tác độngkhách quan khác, chẳng hạn như: Chỉ tiêu biên chế của nhà trường, các chế
độ chính sách đối với CBQLGD Tuy nhiên, dù trong điều kiện nào, muốnđảm bảo hoạt động giảng dạy thì người quản lý cũng đều cần quan tâm đếnviệc giữ vững sự cân bằng động về số lượng đội ngũ với nhu cầu đào tạo vàquy mô phát triển của nhà trường
Tổ chức, sắp xếp cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở.
Cơ cấu đội ngũ CBQLGD các trường THCS là một chỉnh thể thốngnhất, hoàn chỉnh, bao gồm:
Về chuyên môn, nghiệp vụ: Đảm bảo tỷ lệ CBQLGD tương thích và
phù hợp với yêu cầu của trường THCS
Về độ tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh
tình trạng “lão hoá” trong CBQLGD, tránh sự hẫng hụt về cán bộ trẻ kế cận,cần có thời gian nhất định để thực hiện chuyển giao giữa các thế hệCBQLGD
Về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa CBQLGD nam và CBQLGD
nữ trong bộ máy quản lý của nhà trường
Bảo đảm sự phát triển về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở.
Trang 24Phát triển chất lượng đội ngũ CBQLGD các trường THCS bao gồmphẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực quản lý củaCBQLGD các trường THCS.
Về trình độ chuyên môn, trước hết là trình độ được đào tạo về chuyên
môn, nghiệp vụ và sự phát triển về kiến thức, tư duy sư phạm và nghiệp vụ,trình độ quản lý phù hợp với đối tượng học sinh THCS
Về năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là năng lực sư phạm được thể hiện ở
chỗ phát triển năng lực quản lý đồng thời phát triển các năng lực dạy học,giáo dục học sinh; phát triển phương pháp dạy học hiện đại để học sinh pháthuy tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của mình trong học tập và tìm kiếmtri thức khoa học; kỹ năng, kinh nghiệm sống
Tuyển chọn bao gồm hai bước: tuyển mộ và lựa chọn, trong đó tuyển mộ
là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhauđến đăng kí, nộp đơn xin việc làm, sau đó tập hợp danh sách lại xem xét trong
số đó ai là người hội tụ đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu rồi quyết định tuyển
Lựa chọn đội ngũ CBQLGD các trường THCS là quá trình xem xétnhững người có đủ tiêu chuẩn làm giáo viên theo quy định của ngành, của cấphọc, của các nhà trường Căn cứ vào Luật Giáo dục, Pháp lệnh công chức vànhu cầu sử dụng của nhà trường để đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn đội ngũCBQLGD các trường THCS
Việc tuyển chọn đội ngũ CBQLGD các trường THCS được tiến hànhtheo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ cá nhân, chú ý tới nguồn đào tạo, thành tích
quản lý, giảng dạy, công tác, học tập Qua nghiên cứu hồ sơ và qua tiếp xúc
có thể đánh giá sơ bộ những nét cơ bản về CBQL mình sẽ tuyển, từ đó đưa raquyết định lựa chọn hay không lựa chọn
Bước 2: Thử thách: những người được duyệt hồ sơ, cần cho họ thử việc
để xem xét, đánh giá trình độ chuyên môn, năng lực của CBQLGD
Trang 25Bước 3: Xem xét và tiếp nhận: thành lập hội đồng tư vấn xem xét và
kết luận, lập hồ sơ trình Sở GD&ĐT ra quyết định tuyển dụng
Thực tế cho thấy, kết quả của việc tuyển chọn giáo viên không chỉ phụthuộc vào việc tuyển chọn mà còn ở chỗ người đứng đầu đơn vị và các tổchức trong nhà trường có trách nhiệm giúp đỡ họ thích ứng với nghề nghiệpthông qua các khâu bố trí công việc ban đầu
1.2.2.2 Bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở
Sử dụng đội ngũ CBQLGD các trường THCS là sắp xếp, bố trí, đề bạt,
bổ nhiệm và giao nhiệm vụ, gắn với chức danh cụ thể, nhằm phát huy khảnăng hiện có của đội ngũ CBQLGD các trường THCS để vừa hoàn thànhđược mục tiêu của tổ chức và tạo ra sự đồng thuận trong cơ quan đơn vị, hạnchế sự bất mãn ít nhất Việc bố trí, sử dụng đội ngũ CBQLGD các trườngTHCS chính là tạo ra sự hợp lý về cơ cấu để phát huy hết tiềm năng, phẩmchất, năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQLGD các trường THCS tronghoạt động quản lý nhà trường
Để sử dụng đội ngũ CBQLGD các trường THCS có hiệu quả thì phảiphân công công tác đúng người, đúng việc Nếu bố trí sử dụng CBQL hợp lý thì
sẽ phát huy được những khả năng tiềm ẩn, vốn có của từng giáo viên Thực hiệntốt nội dung này đòi hỏi người quản lý cần: Hiểu rõ trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, năng lực, sở trường cũng như thế mạnh của từng cán bộ từ đó bốtrí đúng người, đúng việc; xem xét đến nguyện vọng của cá nhân và ý kiếnthống nhất từ tổ chức để quyết định; gắn chặt nghĩa vụ và quyền lợi củacán bộ, đảm bảo công bằng về đãi ngộ; đảm bảo tính kế thừa để có sự ổnđịnh trong một thời gian nhất định tránh sự xáo trộn quá lớn có thể gây trì trệcông việc ở một số bộ phận; thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên đểđiều chỉnh việc bố trí nếu cần và để đánh giá trình độ năng lực của đội ngũ
Trang 261.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục các trường trung học cơ sở
Đào tạo đội ngũ CBQLGD các trường THCS là quá trình hoạt động cómục đích, có tổ chức nhằm hình thành hệ thống kiến thức, nguồn lực sưphạm, thái độ nghề nghiệp theo những yêu cầu về Chuẩn nghề nghiệp của độingũ CBQLGD các trường THCS phù hợp với yêu cầu của Ngành và của nhàtrường của địa phương
Việc đào tạo, bồi dưỡng có thể được thực hiện bằng nhiều phương thứckhác nhau nhằm tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên có sự phát triển về chấtlượng cao đáp ứng với yêu cầu giảng dạy, giáo dục học sinh Việc bồi dưỡngnhằm mục tiêu đạt chuẩn theo quy định của bậc học, ngành học và để nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Bên cạnh việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng tri thức, văn hoá, chuyênmôn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, hiệu trưởng cùng với đội ngũCBQLGD các trường THCS nhà trường cần phải coi trọng việc bồi dưỡng tưtưởng, chính trị, đạo đức cho giáo viên để họ có thể hoàn thiện mình hơn đápứng được yêu cầu của nhà trường và hoạt động xã hội
1.2.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong công tác phát triển độingũ vì chỉ có kiểm tra, đánh giá đúng mới lựa chọn và sắp xếp cán bộ hợp lý
và mới sử dụng được khả năng tiềm ẩn của mỗi người
Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó xem xét việc thựchiện nhiệm vụ được giao của từng cá nhân trong tương quan với các mục tiêu
và tiêu chuẩn của tổ chức Kích thích, động viên cán bộ, giáo viên thông quacác điều khoản về đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ
Đánh giá cán bộ, giáo viên thực chất là xem xét nhân cách của họ, đây làvấn đề rất nhạy cảm và tế nhị Đánh giá bao gồm cả việc thu thập, phân tích,
Trang 27giải thích và thu thập thông tin về con người nói chung Nói cách khác đó là sựthu thập các “bằng chứng” về các hoạt động mà người giáo viên phải làm với
tư cách nhà giáo, công dân,… Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét nhằm giúpgiáo viên tiến bộ và qua đó nhiệm vụ của nhà trường cũng được hoàn thành
Việc kiểm tra, đánh giá còn ảnh hưởng đến uy tín của người lãnh đạo.Đánh giá đúng, chính xác thì sẽ là nguồn kích thích, động viên cán bộ, giáoviên nâng cao hiệu quả công tác, uy tín người lãnh đạo tăng Ngược lại, kiểmtra, đánh giá sai lệch, thiên vị, không công bằng làm cho uy tín lãnh đạo giảm,cán bộ, giáo viên thì chán nản, không tập trung trong công việc, ảnh hưởngđến tâm lý và không khí làm việc của tập thể
Hiệu quả đánh giá phụ thuộc vào nghệ thuật đánh giá Tiêu chuẩn đánhgiá phải dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn trong văn bản Nhà nước và văn bản củabản thân các trường Tiêu chuẩn cơ bản nhất trong đánh giá là sự công tâm
1.2.5 Thực hiện chế độ chính sách để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở
Đội ngũ CBQLGD các trường THCS được hưởng đầy đủ các đãi ngộ củanhà nước đối với cán bộ, công chức nói chung như: Chính sách về tiền lương, chế
độ nghỉ lễ, phép, ốm đau, thai sản, được học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ…
Luật Giáo dục (2005) đã chỉ rõ: Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhàgiáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo.Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụđược hưởng lương và phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quyđịnh của Chính phủ
Trong phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS, Chỉ thị số CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng chỉ rõ: cần rà soát, bổ sung,hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ và bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ,kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, CBQL giáo dục cũng như các điều kiện
Trang 2840-bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút,động viên đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục toàn tâm, toàn ý phục vụ sựnghiệp giáo dục Có chế độ phụ cấp ưu đãi thích hợp cho nhà giáo, CBQLgiáo dục Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhất là ởbậc đại học, tạo cơ sở pháp lý để nhà giáo có quyền và trách nhiệm tham gianghiên cứu khoa học.
Việc thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên theo cácvăn bản Nhà nước đã ban hành vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng nhữngquyền lợi chính đáng, đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và tráchnhiệm trước nhiệm vụ của mình trước tập thể nhà trường và toàn xã hội Mỗimột nhà trường đều có quy định, chuẩn riêng để duy trì nề nếp, trật tự, kỷcương của trường mình Người làm tốt thì được khen thưởng, người vi phạm
sẽ bị kỷ luật Việc khen thưởng và kỷ luật chính xác sẽ tạo nên sự công bằngtrong tập thể và sẽ đạt được hiệu quả giáo dục cao Khen thưởng kịp thời sẽ
có tác dụng động viên mọi thành viên trong tập thể phấn đấu Kỷ luật nghiêmminh sẽ tạo nên nề nếp kỷ cương cho tập thể
Người quản lý cần đảm bảo cho mỗi thành viên được hưởng quyền lợichính đáng, đồng thời cũng thấy rõ được bổn phận và trách nhiệm của mìnhtrong tập thể
Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên là điều kiện cần đểđộng viên, khuyến khích giáo viên cống hiến tốt hơn nữa cho công tác giảngdạy Một chế độ chính sách tốt sẽ là sự động viên kịp thời giáo viên, giúp họtái tạo sức lao động tốt hơn và ngược lại Vì vậy, trong công tác phát triểnđội ngũ CBQLGD cần phải rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chínhsách, chế độ về bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhàgiáo, CBQL giáo dục cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện cácchính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhàgiáo toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục Có chế độ phụ cấp ưu đãi
Trang 29thích hợp, có chính sách và quy định cụ thể thu hút các trí thức, cán bộ khoahọc có trình độ cao
Tóm lại, những nội dung phát triển đội ngũ CBQLGD trường THCSgồm 5 khâu của quá trình phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức Mỗikhâu là một mắt xích của quá trình, chúng có quan hệ mật thiết với nhau, sựvận hành của quá trình được bảo đảm bởi các điều kiện vật lực và tài lực Cóthể được biểu thị qua sơ đồ hoá sau:
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các khâu trong phát triển đội ngũ CBQLGD
Các điều kiện đảm bảo
1.3 Những yếu tố tác động đến quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục các trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch
Sử dụng Đánh giá
Trang 301.3.1 Những chủ trương, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Phát triển đội ngũ CBQLGD nói chung, CBQLGD các trường THCSnói riêng là yêu cầu khách quan là một trong những giải pháp then chốt đểnâng cao chất lượng giáo dục Vì vậy, trong quản lý phát triển đội ngũ cán bộquản lý giáo dục thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cần quán triệt và triển khaithực hiện có hiệu quả những chủ trương, chính sách phát triển đội ngũ cán bộquản lý giáo dục các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục hiện nay
Xuất phát từ vị trí, vai trò của mình đối với công tác giáo dục, đào tạocủa mỗi nhà trường, đòi hỏi đội ngũ CBQLGD phải luôn: “Giữ gìn phẩmchất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xửcông bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độchính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gươngtốt cho người học” [40, tr.57] Đây là chủ trương, quan điểm thường xuyêntác động đến phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS; đòi hỏi phảiđược cụ thể hoá trong mục tiêu, nội dung và giải pháp phát triển đội ngũCBQLGD các trường THCS của Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Trong quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục THCS hiệnnay, phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS có phẩm chất chính trị vàđạo đức cách mạng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về chấtlượng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác lãnhđạo, chỉ đạo và quản lý ở tất cả các cấp và của toàn ngành giáo dục Vấn đềnày đã trở thành quan điểm chỉ đạo xuyên suốt để kiện toàn, phát triển độingũ nhà giáo nói chung; đồng thời, là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với phát
Trang 31triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăngtheo chuẩn nghề nghiệp hiện nay
Việc quán triệt và cụ thể hoá Chỉ thị số 40-CT/TW: xây dựng đội ngũnhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện, đảm bảo chất lượng, đủ về sốlượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,phẩm chất lối sống, lương tâm nghề nghiệp của nhà giáo, thông qua việc quản
lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng caochất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Điều đó tác động đến việcxây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đội ngũ CBQLGD, tạo
sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ nhà giáo, tiến tớithực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế trong quá trình tuyển dụng, sửdụng giáo viên trên địa bàn Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Cũng về vấn đề này, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghịTrung ương Tám (khoá XI): phát triển đội ngũ CBQLGD là khâu đột phá đểthực hiện chủ trương “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục” và nâng caochất lượng giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá và hội nhập quốc tế Theo đó, trong phát triển đội ngũ CBQLGDcác trường THCS của Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cần phải rà soát sắpxếp lại đội ngũ; xây dựng đội ngũ nhà giáo tận tâm, thạo việc, có năng lực sưphạm tốt để thực hiện chương trình, nội dung đào tạo đạt chất lượng cao;đóng góp quan trọng vào sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài cho đất nước
Những quan điểm trên đây tạo ra những điều kiện kiện thuận lợi về chủtrương, giải pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện; nhưng đồng thời cũng đặt ranhững đòi hỏi cao, với cơ chế, chính sách hợp lý để bảo đảm sự phát triển độingũ CBQLGD các trường THCS của Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đủ về số
Trang 32lượng, hợp lý về cơ cấu và có chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu của Chuẩnnghề nghiệp giáo viên THCS đã ban hành.
1.3.2 Yêu cầu phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp
Phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnhSóc Trăng theo chuẩn nghề nghiệp là yêu cầu đòi hỏi khách quan, thực chất là
để bảo đảm chất lượng đội ngũ CBQLGD đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, tiêuchuẩn đã xác định Điều lệ trường THCS xác định “Chuẩn trình độ đào tạo vàchuẩn nghề nghiệp của giáo viên” THCS bao gồm:
“Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên THCS là có bằng tốt nghiệptrung cấp sư phạm Năng lực giáo dục của giáo viên THCS được đánh giá dựatheo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS
Giáo viên THCS có trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng lực giáo dục caođược hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước; được tạo điều kiện đểphát huy tác dụng trong giảng dạy và giáo dục Giáo viên chưa đạt chuẩn trình độđào tạo được nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện học tập, bồidưỡng đạt chuẩn trình độ đào tạo để bố trí công việc phù hợp” [39, tr.18]
Như vậy, chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS xác định hệ thống các
yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng
sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên THCS
mà giáo viên cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục THCS.Những yêu cầu đó không tồn tại cố định mà được điều chỉnh phù hợp với điềukiện kinh tế, xã hội và mục tiêu của giáo dục THCS ở từng giai đoạn Điều đócho thấy, trong phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS, cơ quan quản
lý giáo dục và CBQL các nhà trường cần bám sát sự thay đổi của chuẩn nghềnghiệp để bồi dưỡng, phát triển cho phù hợp sự phát triển của thực tiễn Căn
cứ vào các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, hướng dẫn, kiểmtra việc tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Trang 33THCS; các quy định về kiểm định chất lượng trường THCS, kiểm định chấtlượng chương trình đào tạo giáo viên THCS trình độ cao đẳng, đại học; tiêuchuẩn nghiệp vụ các ngạch giáo viên THCS; nội dung rèn luyện phẩm chấtđạo đức và năng lực sư phạm cho sinh viên các trường, khoa đào tạo giáoviên THCS; những nội dung liên quan đến giáo viên THCS trong Điều lệtrường THCS và trong các quy định hiện hành.
Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS của Bộ GD&ĐT cũngxác định rõ trách nhiệm của Sở GD&ĐT cấp tỉnh, thành phố; phòng GD&ĐTcấp thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, huyện và hiệu trưởng các nhà trườngTHCS trong việc phát triển đội ngũ CBQLGD đáp ứng yêu cầu đã được quyđịnh [23] Những tiêu chí, tiêu chuẩn được xác định tác động trực tiếp đếnxây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung bồi dưỡng phát triển phẩmchất, năng lực đội ngũ CBQLGD theo định kỳ và đột xuất
1.3.3 Nhu cầu phát triển giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Trong những năm qua, tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục của thị xã VĩnhChâu, tỉnh Sóc Trăng có sự thay đổi theo những chiều hướng khác nhau Cùngvới sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và của Sở GD&ĐTThành phố Hà Nội; Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng uỷ đã banh hành đề
án“Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 - 2015 Mục tiêu, yêu cầu và nội dung của Đề án có tác động
lớn đến phát triển đội ngũ CBQLGD tiểu của của Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh SócTrăng Với yêu cầu đòi hỏi cao hơn về chất lượng, trước hết là chất lượng độingũ CBQLGD đặt ra cho CBQL giáo dục các cấp và bản thân từng giáo viêncần có kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt
Bên cạnh đó, nhu cầu của phụ huynh và học sinh THCS dạy học 2buổi/ngày, chăm sóc bán trú đã ảnh hưởng lớn đến đội ngũ CBQLGD Mức
độ đòi hỏi về cường độ lao động của giáo viên cao hơn; ngoài việc ưu tiên
Trang 34quan tâm đến chất lượng dạy học, giáo viên phải chăm lo đến ăn, ngủ của họcsinh Trong khi đó cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm cho bán trú ở một sốtrường gặp khó khăn, nhất là khó khăn về nơi ăn, chỗ ngủ nghỉ của học sinh.
Gần đây, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đang trong quá trình xâydựng và phát triển, sự gia tăng dân số trong đó có tăng dân số cơ học đã tạo
áp lực lớn lên hệ thống các trường công lập trong trách nhiệm phổ cập giáodục theo quy định của Luật giáo dục Nhiều khu đô thị có số dân đông nhưngkhông có trường học đã ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của một số trườngtrên địa bàn Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng gặp nhiều khó khăn Một mặt,diện tích đất quy hoạch của một số trường đã co hẹp, không đáp ứng yêu cầuxây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia Mặt khác, ở một số nơi không có đấtquy hoạch cho xây dựng trường mới; có trường còn 2 - 3 điểm lẻ, khó khăntrong công tác quản lý của các nhà trường, của đội ngũ CBQLGD và thựchiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Một số phường chưa có đủ hệthống trường công lập theo quy định, có trường THCS nội thị xã Vĩnh Châu,tỉnh Sóc Trăng sĩ số học sinh trên lớp quá cao (trên 50 học sinh/lớp, thậm chí
có trường 60 học sinh/lớp; trong khi đó, theo quy định của Điều lệ trườngTHCS không quá 35 học sinh/lớp); đã tác động đến việc xây dựng quyhoạch, kế hoạch phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ CBQLGD cáctrường THCS; nhất là trong điều kiện cơ cấu giáo viên một số môn học, bậchọc không đồng bộ do tồn tại từ những năm thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăngđược mở rộng Trong khi đó, một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên chưa đáp ứngyêu cầu trong việc đổi mới chuyên môn, nghiệp vụ; đã và đang tạo ranhững thách thức và áp lực không nhỏ trong việc duy trì và giữ vững cácthành tích đã đạt được; đồng thời, phát triển đội ngũ CBQLGD các trườngTHCS đáp ứng được yêu cầu bảo đảm chất lượng giáo dục đại trà và nhu cầugiáo dục chất lượng cao của học sinh và phụ huynh
Trang 35Theo quy định hiện hành, để tuyển thêm giáo viên THCS cần có sự kếthợp chặt chẽ giữa ngành GD&ĐT với ngành Nội vụ và phải được UBND Thị
xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng phê duyệt Trong khi đó hai ngành này khôngđược tham gia vào hoạch định xây dựng cơ bản, khó có thể tham mưu choUBND Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng xác định quỹ đất để xây dựngtrường THCS; điều đó ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng quy hoạch, kế hoạchphát triển đội ngũ CBQLGD nói chung, giáo viên THCS nói riêng
*
* *
Thông qua luận giải cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu chúng tôinhận thấy, phát triển đội ngũ CBQLGD là phát triển nguồn nhân lực sư phạmlàm tăng giá trị vật chất, giá trị tinh thần, đạo đức,… là con đường làm giàukiến thức, trình độ, năng lực sư phạm của đội ngũ CBQLGD các trườngTHCS trên địa bàn Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng theo chuẩn nghề nghiệp
và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THCS của Thủ đô trongnhững năm tới đây
Phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnhSóc Trăng là tổng hợp những tác động của nhà quản lý các cấp thông quacông tác tuyển chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, thuyên chuyển, kiểm tra, đánhgiá, khen thưởng, kỉ luật, đào tạo bồi dưỡng, xây dựng môi trường sư phạmlành mạnh; đảm bảo thực hiện tốt chế độ chính sách, xây dựng tổ chức đoànkết, thống nhất để phát triển đội ngũ CBQLGD đủ về số lượng, hợp lý về cơcấu, vững vàng về trình độ, năng lực nghiệp vụ sư phạm, thực hiện tốt mụctiêu, nhiệm vụ giáo dục THCS trên địa bàn Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Từ cơ sở lý luận trên, chúng tôi thấy phát triển đội ngũ CBQLGD cáctrường THCS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo là vấn đề
Trang 36cấp thiết, cần được quan tâm đúng mức thì mới có được đội ngũ CBQLGD
có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới, nâng cao chấtlượng giáo dục - đào tạo bậc THCS trên địa bàn Thị xã Vĩnh Châu, tỉnhSóc Trăng hiện nay
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Thị xã Vĩnh Châu được thành lập theo Quyết định số 90/2011/QĐ-TTgngày 21/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ từ việc nâng cấp huyện Vĩnh Châulên thị xã Vĩnh Châu Thị xã Vĩnh Châu là thị xã thuộc vùng nông thôn củatỉnh Sóc Trăng, nằm ở cuối lưu vực sông Hậu, thuộc vùng Đồng bằng sôngCửu Long Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Tây Bắc giáp huyện MỹXuyên, phía Đông Bắc giáp huyện Trần Đề và phía Đông Nam giáp BiểnĐông Thị xã Vĩnh Châu có diện tích tự nhiên là 47.339,48 ha Toàn thị xã có
97 ấp, khóm, có 35.966 hộ với số dân là 165.139 người; trong đó gồm 3 dântộc: Kinh, Hoa, Khmer; dân tộc Khmer 52,96% Số hộ nghèo 11.373 hộ,chiếm 31,62% Thế mạnh của Thị xã là thủy sản và dịch vụ
Thị xã có 10 đơn vị hành chính với 4 phường và 6 xã; trong đó có09/10 xã, phường thuộc vùng khó khăn Trong đó có 3 xã thuộc diện đặc biệtkhó khăn (Vĩnh Tân, Vĩnh Hiệp, Lạc Hòa) và 1 xã ven biển Trình độ dân trícòn thấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn Cơ sở vật chất cáctrường học tuy đã được đầu tư đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầunâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Toàn thị xã đã cơ bản xóa phòng học
ca ba nhưng vẫn còn các phòng học xuống cấp ở vùng sâu, vùng xa Thị xã có
Trang 37trên 70% học sinh THCS là dân tộc thiểu số (Khmer, Hoa); trên 30% học sinh
là con hộ nghèo; có những học sinh hàng ngày phải đi bộ trên 5km để đếntrường, nhiều em ở trường là học sinh nhưng ở nhà là nguồn lực lao động thunhập cho gia đình
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chínhquyền các cấp và sự quan tâm đầu tư của Nhà nước theo các Chương trình,
Dự án… đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục đượcnâng lên, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được cũng cố, hệ thống chính trịngày càng vững mạnh
2.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục và đào tạo
Trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu hiện có 72 cơ sở giáo dục đào tạo gồm: 3trường THPT, 14 trường THCS, 46 trường tiểu học, 11 cơ sở giáo dục mầmnon và có Trung tâm Trung tâm dạy nghề và Giáo dục thường xuyên Các công trìnhhiện có: 09 nhà văn hóa xã và 01 trung tâm văn hóa thị xã, diện tích sàn 2.880 m2; 02 côngviên, diện tích đất 21,4 ha Cơ sở vật chất của ngành văn hóa, các thiết chế văn hóađược củng cố, tăng cường và từng bước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi choviệc tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa Ngoài trung tâm văn hóa của thị
xã còn có nhà truyền thống thị xã thường xuyên tổ chức các hoạt động, đếnnay hầu hết các xã, phường đều có sân bãi chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, nhàvăn hóa phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân
Qui mô giáo dục THCS tiếp tục được giữ vững và phát triển, số lượng HS
THCS hàng năm đều tăng Năm học 2009 - 2010 toàn thị xã có HS THCS là 7.181 em, đến năm học 2013-2014, toàn thị xã có số HS THCS là: 8.352 em
Mạng lưới trường, lớp tiếp tục được củng cố và phát triển, mở rộng đếncác xã, phường Qui mô giáo dục được giữ vững ở hầu hết các cấp học, trong
đó qui mô giáo dục cấp THCS tiếp tục tăng nhanh Năm học 2010-2011, toànthị xã có 10 trường THCS, đến năm học 2013-2014, toàn thị xã có 14 truờngTHCS (có 1 trường Dân lập)
Trang 38Việc đa dạng hóa các loại hình trường, lớp tiếp tục được thực hiện, gópphần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân lao động và tạothêm cơ chế huy động các nguồn lực (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Qui mô giáo dục THCS thị xã Vĩnh Châu
Chỉ tiêu 2010-2011 2011-2012Theo từng năm học2012-2013 2013-2014
Chất lượng và hiệu quả giáo dục HS nói chung, không ngừng được giữ
vững và từng bước nâng cao
Chất lượng học tập và rèn luyện của HS THCS nói riêng có tiến bộ, số
HS khá, giỏi được giữ vững và có chiều hướng tăng Đặc biệt, gần đây với
cuộc vận động “Hai không” của Bộ giáo dục - ĐT, chất lượng 2 mặt giáo dục được đánh giá thực chất hơn trước.
2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
2.2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Toàn thị xã Vĩnh Châu hiện nay cơ bản đủ giáo viên THCS, đội ngũgiáo viên này những năm gần đây đã được bồi dưỡng nhiều hơn về chuyên
môn nghiệp vụ, yêu ngành, yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” Tỷ lệ giáo viên THCS đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn ngày càng
Trang 39tăng, đã có nhiều giáo viên và CBQL đang theo học Sau đại học về chuyênmôn và nghiệp vụ QLGD.
Đội ngũ CBQL giáo dục THCS của thị xã gần đủ số lượng theo qui định,gần 100% đạt chuẩn, số trên chuẩn ngày càng tăng, có phẩm chất chính trị tốt, cótinh thần trách nhiệm, vững vàng trong công tác chuyên môn, có khả năng điềuhành và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường (xem bảng 2.4)
Bảng 2.2: Tình hình đội ngũ giáo viên và CBQL cấp THCS.
* Ưu điểm và những kết quả đạt được:
Công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQLGD các trường THCS luôn được quan tâm, “Thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch cán
bộ, dự nguồn ngành GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ
2015 - 2020 theo chỉ đạo của Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng ủy Tổ chứccác lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý học tập với các nội dung về quản lý tài
Trang 40chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất trong trường học” [14, tr.5] Trong từngnăm học các trường và ngành giáo dục đã lập kế hoạch tuyển chọn, phát triểnđội ngũ CBQLGD; đồng thời từng bước xây dựng được kế hoạch chiến lược
và quy hoạch phát triển đội ngũ CBQLGD trong giai đoạn trung hạn 3 - 5năm hay 5 - 10 năm Bắt đầu bằng việc căn cứ vào quy mô phát triển nhàtrường để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũCBQLGD Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ CBQLGD hiện có mà lập
kế hoạch tuyển chọn, kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển độingũ CBQLGD Hiệu trưởng nhà trường thường căn cứ vào chỉ tiêu tuyểnsinh, số học sinh đào tạo trong năm, số lượng đội ngũ CBQLGD hiện có, cácđiều kiện về cơ sở vật chất, để lập kế hoạch bổ sung giáo viên cho năm họcmới Việc lập kế hoạch đã vận dụng một cách khéo léo giữa hai mô hình quản
Mô hình phát triển đội ngũ CBQLGD từ dưới lên trên, trong đó, cánhân và tập thể các tổ chuyên môn chỉ ra những mặt mạnh, hạn chế và nhucầu phát triển của từng cá nhân, tổ chuyên môn Từ đó tự đề ra nhu cầu vàtham gia tự giác vào quá trình phát triển đội ngũ CBQLGD dưới sự quản lýcủa lãnh đạo nhà trường
Công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ CBQLGD được coi trọng nhằm
phát triển về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũCBQLGD trong hệ thống các trường tiểu học Việc thực hiện tuyển chọn độingũ được thực hiện theo quy trình các bước sau: