1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU CHUYÊN đề tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về NHÀ nước KIỂU mới và một số vấn đề xây DỰNG NHÀ nước VIỆT NAM dưới ÁNH SÁNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

18 416 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 0291945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đồng thời giúp cho người học có cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc quan điểm của Người.

Trang 1

MINH MỤC LỤC

Trang

1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC

1.1 Hồ Chí Minh tiếp thu học thuyết Mác - Lênin về nhà nước

1.2 Hồ Chí Minh tiếp thu kinh nghiệm về xây dựng nhà nước trong

1.3 Hồ Chí Minh nghiên cứu các kiểu nhà nước trong lịch sử 4

2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ

2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân 4 2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp

công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước 8 2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực

2.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch vững

3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DƯỚI

3.1 Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ

nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân 15 3.2 Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đọc “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 02-9-1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hoà - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đồng thời giúp cho người học có cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc quan điểm của Người

1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM

1.1 Hồ Chí Minh tiếp thu học thuyết Mác – Lênin về nhà nước chuyên chính vô sản

Bất cứ nhà nước nào cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định vì: nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp, nên nó phải mang bản chất của giai cấp thống trị, không có nhà nước phi giai cấp, nhà nước phúc lợi chung

Từ mối quan hệ giữa nhà nước chuyên chính vô sản với chế độ dân chủ

Theo C.Mác: chế độ dân chủ là chế độ nhà nước, mà trong nhà nước đó nhân

dân là chủ thể, quan hệ chủ đạo đó là quan hệ giữa nhà nước và nhân dân lao động Trong đó, nhân dân là tính thứ nhất, là cơ sở, nguồn gốc, là mục tiêu hoạt động của nhà nước Còn nhà nước là tính thứ hai, chịu sự qui định của nhân dân Như vậy, Mác khẳng định: nhân dân sinh ra nhà nước chứ không phải nhà nước sinh ra nhân dân Nhà nước chuyên chính vô sản phải là nhà nước phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động

Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề nhà nước là cơ

sở lý luận khoa học để Người đánh giá phê phán các học thuyết khác về tổ chức và nhà nước cũng như khảo sát các kiểu thực tiễn nhà nước một cách chính xác Từ đó hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, làm cho tư tưởng này của Hồ Chí Minh thực sự cách mạng và khoa học, trở thành nền tảng tư tưởng của đường lối xây dựng và hoàn thiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 3

1.2 Hồ Chí Minh tiếp thu kinh nghiệm về xây dựng nhà nước trong lịch

sử Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu về xây dựng nhà nước Điều này thể hiện rõ qua các bộ sử và các bộ luật lớn của dân tộc Với tư tưởng “dân ta phải biết sử ta”,

Hồ Chí Minh đã nghiên cứu rất kỹ lịch sử các triều đại, đặc biệt triều đại nhà

Lý, Trần, Lê và tiếp thu ở đó nhiều kinh nghiệm quý báu Đó là tư tưởng trị nước bằng nhân trị, đức trị của nhiều bậc hiền tài, tư tưởng pháp quyền và tư tưởng “thân dân” của nhà nước thời kỳ phong kiến hưng thịnh Những tư tưởng này cùng với tư tưởng về nhà nước lấy dân làm gốc tiếp thu được ở Nho giáo, là những cơ sở hành trang ban đầu mà Hồ Chí Minh mang theo trên con đường cứu nước và tìm kiếm một mô hình nhà nước tiến bộ cho nước nhà sau khi giành được độc lập

1.3 Hồ Chí Minh nghiên cứu các kiểu nhà nước trong lịch sử

Với nhà nước phong kiến, Hồ Chí Minh cho rằng, đây là nhà nước đã

mục nát, ươn hèn không còn khả năng điều hành, quản lý đất nước, không còn khả năng tập hợp quần chúng nhân dân, để bảo vệ nền độc lập dân tộc và phát triển xã hội Hồ Chí Minh nghiên cứu nhà nước tư bản trên nước Mỹ, Pháp, Anh,… Người nhận rõ ở đó có những tư tưởng tiến bộ, nhưng trong thực tiễn thì những “quyền tự do”, “bình đẳng”, “quyền sống”, “quyền mưu cầu hạnh phúc”,… các nước tư bản không thực hiện triệt để cho tất cả mọi người chỉ là quyền của giai cấp tư sản Người đi tới khẳng định không chọn mô hình nhà nước dân chủ tư sản cho cách mạng Việt Nam

Hồ Chí Minh nghiên cứu các hình thức, mô hình nhà nước kiểu mới trong lịch sử như Công xã Pari (1871), Nhà nước Nga Xô Viết sau cách mạng Tháng Mười năm 1917, Người đã tìm thấy một mô hình nhà nước kiểu mới: “Đảng Cộng sản cầm quyền, tổ chức ra chính phủ công, nông, binh, phát đất ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền,… ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng”1 Mô hình nhà nước đó đã gợi ý cho Người về một kiểu nhà nước sẽ được xây dựng ở Việt Nam trong tương lai

1 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 2, tr.280

Trang 4

Như vậy, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam là kết quả của sự lựa chọn sâu sắc những tinh hoa tư tưởng về nhà nước ở các nước phương Tây cũng như ở phương Đông, đặc biệt là những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước, là cơ sở góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới ở Việt Nam

2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM

2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân, vì dân

Hồ Chí Minh có quan điểm nhất quán về xây dựng một nhà nước mới ở Việt Nam là một nhà nước do nhân dân làm chủ Đây là quan điểm cơ bản nhất của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Người sáng lập Quan điểm đó xuyên suốt, có tính chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước cách mạng ở Việt Nam

Quan điểm xây dựng Nhà nước của Hồ Chí Minh không những kế thừa

mà còn phát triển học thuyết Mác – Lênin về nhà nước cách mạng

2.1.1 Nhà nước của dân

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Nhà nước của dân thì dân phải là chủ, là người có vị thế cao nhất, có quyền lựa chọn cao nhất và quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, đất nước

Quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân thể hiện ngay ở Điều 1 Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo viết: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà Tất cả các quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; những việc can hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết”1 Nhân dân có quyền làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thể hiện quyền tối cao của nhân dân

Nhân dân lao động làm chủ nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, uỷ quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp Quyền làm chủ

1 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 9, tr.591.

Trang 5

đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với tín nhiệm của nhân dân

Theo Hồ Chí Minh, muốn bảo đảm được tính chất nhân dân của nhà nước, phải xác định được và thực hiện được trách nhiệm của cả hai: cử tri và đại biểu do cử tri bầu ra Họ phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau do bản chất của cơ chế này quy định và khi không hoàn thành nhiệm vụ với tư cách là người đại biểu của cử tri thì cử tri có quyền bãi miễn tư cách đại biểu

Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng Điều này có ý nghĩa thực tế nhắc nhở những người lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải là đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, “cậy thế” với dân,

“quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân” Một nhà nước như thế là một nhà nước tiến bộ trong bước đường phát triển của nhân loại Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 02-9-1945 chính

là nhà nước tiến bộ chưa từng có trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam bởi vì nhà nước đó là nhà nước của dân, nhân dân có vai trò quyết định mọi công việc của nhà nước

2.1.2 Nhà nước do dân

Nhà nước do dân là nhà nước do dân lựa chọn Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao trách nhiệm làm chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình, Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần” Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam mới, nhân dân có đủ điều kiện, cả về pháp luật và thực tế, để tham gia quản lý nhà

Trang 6

nước Người nêu rõ quyền của dân, nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý là ở chỗ:

- Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp

- Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ (nay gọi là Chính phủ)

- Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật

- Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân (thông qua Quốc hội do dân bầu ra)

Như vậy, tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân Các cơ quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của dân thì dân

có quyền bãi miễm họ

2.1.3 Nhà nước vì dân

Đây là nội dung phản ánh rõ mục đích, mục tiêu hoạt động của nhà

nước Theo Hồ Chí Minh: Mọi hoạt động của nhà nước đều hướng vào mục

tiêu phục vụ lợi ích của nhân dân lao động, coi đó là mục đích cao nhất của nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích

và nguyện vọng của nhân dân, không đặc quyền đặc lợi, thật sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của nhân dân Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha

sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó”1

Theo Hồ Chí Minh: Nhà nước vì dân phải là nhà nước thực sự trong sạch vững mạnh, chống lại tiêu cực từ bộ máy của mình Với quan điểm:

“Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”2 Hồ Chí Minh yêu cầu: Một nhà nước vì dân thì trước hết bộ máy nhà nước phải luôn trong sạch vững mạnh, không phải để ức

1 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr.240

2 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr.56

3 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr.161.

2

Trang 7

hiếp nhân dân (mà vì nhân dân phục vụ) không phải để đục khoét tiền của của dân, hạch sách dân, mà phải là công bộc của nhân dân Về điểm này Hồ Chí Minh thực sự là tấm gương sáng ngời về trách nhiệm của cán bộ công chức nhà nước

Khi trả lời phỏng vấn nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh nói: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào Bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận Bao giờ đồng bào cho tôi lui thì tôi rất vui lòng lui”1

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước

2.2.1 Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước

Nhà nước là một phạm trù lịch sử, nó chỉ ra đời và tồn tại khi giai cấp và đấu tranh giai cấp xuất hiện, do đó, nhà nước là sản phẩm của một xã hội có giai cấp, nó bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định, không có một nhà nước nào là phi giai cấp, nhà nước đứng trên giai cấp Như vậy, không phải lịch sử nhân loại xuất hiện là có nhà nước ngay và nhà nước không phải tồn tại mãi mãi Trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ, chưa xuất hiện nhà nước vì chưa có giai cấp Trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản văn minh (giai đoạn cao) thì giai cấp dần dần không còn và đồng thời với quá trình đó là nhà nước của giai cấp cũng tự tiêu vong

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được coi là nhà nước của dân, do dân, vì dân nhưng tuyệt nhiên nó không phải là “Nhà nước toàn dân” hiểu theo kiểu nhà nước phi giai cấp Nhà nước bao giờ và ở đâu cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định Nhà nước Việt Nam mới, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là một Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân vì:

Một là, nhà nước kiểu mới ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam

lãnh đạo Điều này được thể hiện:

- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân Việc xác định bản chất giai cấp công nhân của

1

Trang 8

Nhà nước là một vấn đề rất cơ bản của Hiến pháp Lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 1959 khẳng định: Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo Trong quan điểm cơ bản xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, một nhà nước thể hiện tính chất nhân dân rộng rãi, Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh nòng cốt của nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức do giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

- Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức thích hợp Nói đến phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nói đến cách lãnh đạo phù hợp với từng thời kỳ Trong thời kỳ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước, đất nước ta phải vừa tiến hành kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, vừa lãnh đạo nhân dân xây dựng chế độ mới Do

đó, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong thời kỳ đó không giống với những thời kỳ sau này Song, trong tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn có những vấn đề cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng chung cho các thời kỳ đó là:

+ Đảng lãnh đạo bằng đường lối, quan điểm, chủ trương để Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật, chính sách, kế hoạch

+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên của mình trong bộ máy, cơ quan nhà nước

+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng công tác kiểm tra

Hai là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta còn được thể hiện

ở tính định hướng đưa đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh

tế lạc hậu thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến

Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta còn được thể hiện

ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ Hồ Chí Minh rất chú ý đến tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của tất cả bộ máy, cơ quan nhà nước, nhấn mạnh đến việc phát huy cao độ dân

Trang 9

chủ, đồng thời phát huy cao độ tập trung, Nhà nước phải tập trung thống nhất quyền lực để tất cả mọi quyền lực vào tay nhân dân

2.2.2 Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước

Hồ Chí Minh là người giải quyết rất thành công mối quan hệ giữa các vấn đề giai cấp – dân tộc trong xây dựng Nhà nước Việt Nam mới, Hồ Chí Minh đã giải quyết hài hoà, thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc và được biểu hiện rõ trong những quan điểm sau:

- Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam từ quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam rơi vào khủng hoảng đường lối cách mạng Trong cuộc đấu tranh trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc ta, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của các nhà cách mạng tiền bối rất oanh liệt, tô thắm cho truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc nhưng độc lập, tự do cho dân tộc vẫn chưa trở thành hiện thực Từ đầu năm 1930 Đảng ta ra đời thì sự lớn mạnh của giai cấp công nhân với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam

đã vượt qua tất cả những hạn chế và lãnh đạo thắng lợi cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, đấu tranh giành chính quyền, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á

- Tính thống nhất của nó còn được biểu hiện ở chỗ Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản Bản chất của vấn đề này là ở chỗ, Hồ Chí Minh khẳng định lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc là một Nhà nước ta không những thể hiện ý chí của giai cấp công nhân mà còn thể hiện cả ý chí của nhân dân lao động và của toàn dân tộc

- Trong thực tế, Nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền tảng độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội rồi đi tới

Trang 10

chủ nghĩa cộng sản là con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định cũng là sự nghiệp của chính Nhà nước ta

Những biểu hiện trên nói lên bản chất giai cấp công nhân của nhà nước của dân, do dân, vì dân đây là nguyên tắc sống còn trong xây dựng nhà nước kiểu mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh Sự thống nhất này chỉ có được ở nhà nước kiểu mới Cơ sở chủ yếu quy định sự thống nhất đó là ở sự thống nhất về căn bản giữa quyền lợi của giai cấp công nhân với nhân dân lao động và của cả dân tộc Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh, giai cấp công nhân không có lợi ích nào khác lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân và chỉ có giải phóng dân tộc mới có cơ sở để giải phóng giai cấp công nhân một cách triệt để

2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

Hồ Chí Minh đã sớm thấy được tầm quan trọng của hiến pháp và pháp luật trong quản lý xã hội Điều này thể hiện trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Người ký tên là Nguyễn Ái Quốc gửi Hội nghị Vécxây (Pháp) năm 1919 Bản Yêu sách đó nêu ra yêu cầu: cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách làm cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật

Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, trước hết là một nhà nước hợp hiến Ngay sau khi giành được chính quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới về sự khai sinh Nhà nước Việt Nam mới Nhờ đó Chính phủ lâm thời có địa vị hợp pháp và Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam thành một văn kiện pháp lý nổi tiếng Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ được Hồ Chí Minh chú ý xây dựng được xây dựng trên những quan điểm sau:

Một là, xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến.

Ngày đăng: 24/05/2017, 20:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w