Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh Xuất Nhập Khẩu đókhông thể không kể đến hoạt động của ngành Nông sản trong đó có xuất khẩu mặthàng gạo.. Hình 4: Sản lượng và tiêu th
Trang 1Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI, thế kỷ cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học côngnghệ mới, thế kỷ của quá trình hội nhập kinh tế thế giới Điều đó đã làm cho nềnkinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một
bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Xu hướng quốc tế hóa đã đặt ra mộtvấn đề tất yếu khách quan: mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủđộng tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực nhằm phát triển nềnkinh tế của mình, tránh bị tụt hậu so với các nước khác
Hoà cùng với quá trình hội nhập đó, Việt Nam đã và đang không ngừngtạo cho mình những thế mạnh mới, những bạn hàng mới và ngày càng khẳng địnhđược vị thế của mình trên trường quốc tế Năm 2007 là một năm đánh dấu mộtmốc son quan trọng với nước ta, đặc biệt khi Vệt Nam đã gia nhập WTO, đó vừa là
cơ hội tốt nhưng cũng vừa tiềm ẩn những thách thức mới với nền kinh tế đang pháttriển như nước ta
Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng đổi mới hệ thống chính sách
để phát triển kinh tế cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới Trong đóngoại thương là một ngành không thể thiếu được trong hệ thống chính sách đó.Ngoại thương có vai trò quan trọng và lâu dài vì: mỗi một quốc gia cũng giống như
cá thể không thể tồn tại và phát triển mà không có các mối quan hệ Ngoại thươngphát triển mới tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, nó khuyến khích
mở rộng phạm vi tiêu dùng của một quốc gia, nó là một nhân tố quan trọng gópphần thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững.Vì vậy mà ngoại thương là
Trang 2một trong những ngành được Nhà nước ta khuyến khích đẩy mạnh trong nền kinh
tế Hay nói cách khác hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một ngành kinh tếtạo ra nguồn thu đáng kể về mọi mặt mà còn tạo điều kiện cho quá trình côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh Xuất Nhập Khẩu đókhông thể không kể đến hoạt động của ngành Nông sản trong đó có xuất khẩu mặthàng gạo Xuất khẩu gạo là một ngành ngày càng phát triển với tốc độ cao, sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực sẵn có, tạo công ăn việc làm cho người lao động, gópphần nâng cao chất lượng đời sống người dân và ổn định xã hội, góp phần khôngnhỏ vào ngân sách Nhà nước
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại vớinhiều quốc gia trên thế giới và đã tạo được những bước ngoặt đáng kể trong quátrình hội nhập kinh tế thế giới Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là quá trìnhhợp tác vừa là quá trình cạnh tranh, vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thứckhông nhỏ đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam Muốn hoạt động có hiệu quả,các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ thị trường và cơ chế quản lý XNK gạo ở cả haithị trường Sau đó là công tác lập phương án xuất khẩu, là việc hết sức cần thiết đốivới một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vì nó là một bước khởi đầu trongmột dự án kinh doanh của doanh nghiệp Dự án kinh doanh của doanh nghiêpthành công hay thất bại là do doanh nghiệp có tính toán một cách chính xác cácnguồn lực và dự kiến phương thức thực hiện đúng hay sai Do đó lập phương ánxuất khẩu là một công việc không thể thiếu được với bất kỳ một doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu nào
Trang 3CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY 1.1 Giới thiệu công ty
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
TÊN CÔNG TY : TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC VINAFOOD 1
Tên giao dịch quốc tế : VIETNAM NORTHERN FOOD CORPORATION
Trụ sở chính: Số 6 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Ngày 25/9/2009, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc chuyển sang hoạt động theohình thức Công ty mẹ-công ty con theo quyết định số 1544/QĐ-TTG do Thủ tướngChính phủ ban hành Từ đó thành lập nên Công ty mẹ - Tổng Công ty Lương thựcmiền Bắc Cuối năm 2009, Tổng Công ty Muối thuộc Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn sáp nhập nguyên trạng vào Tổng Công ty Lương thực miền Bắc.Ngày 25/6/2010, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc chuyển thành công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Trang 4• Xuất, nhập khẩu lương thực, nông sản (gạo, ngô, lúa mỳ, bột mỳ ),vật tư nông nghiệp, phân bón
• Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm thức
ăn chăn nuôi gia súc
• Cung ứng máy móc, vật tư thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
1.1.3.2.Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
• Tái chế phế liệu (sản xuất trấu ép viên và trấu ép ván) phụ phẩm của chếbiến lúa gạo, muối
• Sản xuất chế biến các loại bánh, kẹo
• Nhập khẩu vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển,vật liệu xây dựng, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh; cho thuê tài sản, nhàkho, văn phòng làm việc
• Sản xuất, kinh doanh ,xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, vật liệu nhựa,các sản phẩm từ nhựa
• Chế biến gỗ; sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre , nứa…
Trang 51.1.4 Sơ đồ tổ chức
Danh mục các công ty con
I Các công ty Tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ
1 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Muối Việt Nam;
2 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bột mỳ Vinafood1
3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lương thực Lương Yên;
II Các công ty Tổng công ty nắm giữ từ 51% - 65% vốn điều lệ
1 Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội
2 Công ty cổ phần Phân phối - Bán lẻ VNF1
3 Công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà
4 Công ty cổ phần Lương thực Đông Bắc
5 Công ty cổ phần Lương thực Hà Sơn Bình
6 Công ty cổ phần Lương thực Hà Bắc
7 Công ty cổ phần Lương thực Hà Giang
8 Công ty cổ phần Lương thực Thanh Hóa
9 Công ty cổ phần Lương thực Cao Lạng
10.Công ty cổ phần Lương thực Điện Biên
11.Công ty cổ phần Lương thực Yên Bái
12.Công ty cổ phần Lương thực Nam Định
13.Công ty cổ phần Lương thực Sơn La
14.Công ty cổ phần Lương thực Tuyên Quang
15.Công ty cổ phần Lương thực Thái Nguyên
16.Công ty cổ phần Muối và Thương mại Hà Tĩnh
Trang 617.Công ty cổ phần Lương thực Sông Hồng.
18.Công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh
19.Công ty cổ phần Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh
20.Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên
21.Công ty TNHH Phương Đông
Danh mục các công ty liên kết
1 Công ty TNHH Sản xuất bột mỳ VIMAFLOUR
2 Công ty CP Lương thực Ninh Bình
3 Công ty liên doanh Sản xuất, Chế biến và Xuất khẩu gạo (V.I.P Ltd)
4 Công ty CP Lương thực Lào Cai
5 Công ty CP Vinafood1 Hải Dương
6 Công ty CP Lương thực Hưng Yên
7 Công ty CP Lương thực Hà Nam
8 Công ty CP Lương thực Vĩnh Phúc
1.2 Giới thiệu về sản phẩm của công ty
1.2.1 Các loại gạo thương hiệu của công ty
1 Gạo Bắc Hương Thái Bình, Nam Định Hạt nhỏ, trắng trong Cơm
thơm, dẻo vừa, đậm vị
2 Gạo Tám Điện Biên Điện Biên Hạt nhỏ, thon Cơm trắng, bóng
hạt, thơm, dẻo, đậm đà
3 Gạo Tám Di Nhiên Điện Biên Hạt nhỏ dài, hút ít nước Cơm
dẻo, săn, bóng, hương vị đậm
1.2.1 Hai loại gạo xuất khẩu chính của công ty
Gạo thơm Jasmine 5%
Trang 7Hạt Gạo Thơm Jasmine có kích thước lớn, hạt thon dài, trong
Cơm dẻo, hạt bóng, vị ngọt và hương thơm đặc biệt, cơm vẫn dẻo khi để nguội
Quy cách tiêu chuẩn
- Hạt bạc bụng (¾ Hạt) Tối đa 3.0%
- Hạt đỏ & sọc đỏ Tối đa 0.5%
Gạo trắng hạt dài 5% có hạt dài, trắng trong
Cơm dẻo, mùi thơm nhẹ và vị ngọt đậm
Quy cách tiêu chuẩn
- Hạt bạc bụng (¾ Hạt) Tối đa 6.0%
- Hạt đỏ & sọc đỏ Tối đa 1.0%
Thị trường trong nước:
• Chú trọng phát triển thị trường trong nước, tập trung vào các sản phẩmsạch, có chất lượng cao; tăng cường giới thiệu quảng bá, phát triển
Trang 8thương hiệu; tổ chức kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu mà trongnước chưa sản xuất được một cách phù hợp, theo hướng ưu tiên dùnghàng Việt Nam.
• Tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm, củng cố, mở rộng hệ thống phân phốibán lẻ tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
• Thông qua chuỗi hệ thống sản xuất - phân phối - bán lẻ tạo ra một hệthống phân phối hàng hoá chuyên nghiệp, hiệu quả, liên hoàn; đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm
Thị trường nước ngoài
• Xác định chiến lược để giữ vững các thị trường truyền thống
• Đẩy mạnh xúc tiến thương mại; mở rộng sang các thị trường mới tiềmnăng Nâng cao tính cạnh tranh về giá và chất lượng, xây dựng uy tínthương hiệu VINAFOOD 1 trên thị trường quốc tế
• Tăng cường việc tham gia hội nhập với các tổ chức lương thực quốc tế,các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, các diễn đàn quốc tế; phốihợp chặt chẽ với các thương vụ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nướcngoài
CHƯƠNG 2: LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU 2.1 Nghiên cứu nắm vững thị trường
2.1.1 Thị trường trong nước
2.1.1.1 Cung về mặt hàng gạo trong nước
Trong giai đoạn 2003 - 2014, do chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệpcủa Nhà nước, đặc biệt thể hiện trên các vấn đề: Diện tích trồng lúa được mở rộng,ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, sử dụng những giống lúa mới có năng suấtcao, góp phần tăng nhanh năng suất lúa và sản lượng tiêu thụ trong nước, xuấtkhẩu nước ngoài
Trang 9Hình 1 : Năng suất lúa Việt Nam giai đoạn 2003-2014
Do năng suất lúa tăng cùng với diện tích trồng lúa mở rộng, sản lượng lúa của ViệtNam cũng tăng đều liên tục trong giai đoạn 2003-2014 và đạt khoảng 44,32 triệutấn trong vụ 2013/2014
Năm 2015, mặc dù diện tích gieo trồng lúa cả năm giảm 52.000 ha nhưng năngsuất lúa tăng nhẹ đạt 57,7 tạ/ha nên sản lượng lúa đạt 45,2 triệu tấn (tăng khoảng230.000 tấn) so với năm 2014
Do sản lượng lúa tăng, nên sản lượng gạo của Việt Nam cũng tăng và đạt mức 27,7triệu tấn năm 2014
Trang 10Hình 2 : Sản lượng gạo Việt Nam và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2003- 20142.1.1.2 Cầu về mặt hàng gạo trong nước
Hiện nay dân số nước ta vào khoảng 92 triệu dân Mức tiêu thụ gạo bình quân đầungười của nước ta là 136 kg/người/năm Vậy cầu về gạo trong nước vào khoảng12,5 triệu tấn/ năm Lượng tiêu thụ gạo ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nôngthôn và không ngừng giảm xuống Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng dân số hàngnăm khoảng 1 triệu người, tiêu thụ gạo bình quân trên đầu người vẫn có tiềm năngtăng trưởng Theo ước tính, Việt Nam cần thêm 150.000 tấn gạo sử dụng làmlương thực hàng ngày
Yếu tố khác tác động tới sự gia tăng tiêu thụ gạo tại Việt Nam chính là việc sửdụng nhiều gạo hơn trong chế biến thức ăn cho gia súc và thuỷ sản, cũng như giatăng lượng gạo trong chế biến thực phẩm công nghiệp, đặc biệt là ngành côngnghiệp sản xuất bia và rượu gạo Số lượng gạo sử dụng cho ngành công nghiệp chếbiến thực phẩm dự tính là 50.000 đến 100.000 tấn mỗi năm Trong đó, sản xuất bia
và rượu gạo phát triển ổn định ở mức 10% hàng năm.Trong ngành công nghiệpthức ăn chăn nuôi, nguồn cung gạo chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ, 50%còn lại được lấy từ các nguồn thức ăn tự chế biến tại địa phương Gạo là một trongnhững nguồn chính để làm ra thức ăn tự chế dành cho lợn, cá và gia cầm, đặc biệttại khu vực ĐBSCL Theo số liệu ước tính của Bộ NN&PTNT, lượng gạo tối đadùng làm thức ăn chăn nuôi rơi vào khoảng 500.000 tấn/năm Tuy nhiên, thực tế số
Trang 11liệu này chỉ dao động trong khoảng từ 200.000 đến 300.000 tấn mỗi năm, phụthuộc vào sự cạnh tranh về giá so với các loại thức ăn thay thế khác như ngô vàsắn.
Dự báo đến năm 2020, dân số nước ta sẽ tăng lên khoảng 100 triệu dân Mức tiêuthụ gạo bình quân đầu người duy trì trong khoảng từ 140-150 kg/người/năm Vậy
dự báo cầu về gạo trong nước đến năm 2020 sẽ khoảng 14- 15 triệu tấn/ năm
2.1.1.3 Giá gạo nguyên liệu và thành phẩm trong nước
(Tính đến ngày 14/04/2016)
Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm 6950-7050
Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 25% tấm 6750-6850
Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn 7900-8000
2.1.1.4 Những quy định liên quan đến xuất khẩu hàng hóa
Nghị định 109/2010/NĐ-CP: Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo
Thông tư 44/2010/TT-BCT : Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định
số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanhxuất khẩu gạo
a) Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1 Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:a) Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
b) Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn)tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônban hành
Trang 12c) Có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấnthóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônban hành.
2 Kho chứa, cơ sở xay, xát quy định tại Điều này phải thuộc sở hữu của thươngnhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạohàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tạithời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận
b) Thủ tục, trình tự đăng kí hợp đồng xuất khẩu gạo
1 Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết,thương nhân nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Công thương để đăng ký hợp đồngxuất khẩu tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo gồm:
• Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
• Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết
• Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó nêu rõ tổng lượng thóc,gạo thương nhân có sẵn trong kho; địa chỉ cụ thể và lượng thóc gạo có trongmỗi kho chứa thóc, gạo của thương nhân
• Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cònhiệu lực
2 Thương nhân phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin nội dunghợp đồng đã đăng ký; chỉ được thực hiện giao hàng sau khi hợp đồng đã được đăng
ký theo quy định; xuất trình hợp đồng xuất khẩu đã được đăng ký với cơ quan hảiquan khi làm thủ tục xuất khẩu
3 Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ củathương nhân, Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm đăng ký hợp đồngxuất khẩu của thương nhân nếu thương nhân đáp ứng đủ các tiêu chí đăng ký hợpđồng xuất khẩu gạo theo quy định
2.1.2 Thị trường xuất khẩu
2.1.2.1 Thị trường thế giới
a) Cầu về mặt hàng gạo của thế giới
Trang 13 Tiêu thụ gạo thế giới ở mức 482,02 triệu tấn
Khoảng 83% lượng gạo tiêu thụ, tương đương 400,08 triệu tấn, sẽ tương ứngvới lượng tiêu dùng thực phẩm
Lượng gạo dành cho bữa ăn là 14,46 triệu tấn, tương đương 3% trong tổnglượng tiêu thụ
67,48 triệu tấn còn lại, tương đương 14%, để làm hạt giống, được sử dụngtrong công nghiệp dưới dạng phi thực phẩm và thải loại
Tính theo bình quân đầu người, mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người củathế giới là 66,03 kg/người/năm
b) Cung về mặt hàng gạo của thế giới
Sản lượng gạo toàn cầu năm 2015 đạt 474 triệu tấn, giảm nhẹ so với 475 triệu tấnnăm 2014, chủ yếu do sản lượng gạo của Trung Quốc tăng 1,5% lên 144,5 triệu tấnkhông đủ bù đắp sự sụt giảm tại nhiều vùng khác
BẢNG CUNG CẦU GẠO TOÀN CẦU GIAI ĐOẠN 2012-2015
Trang 14Thương mại 39 39 42 41,6
*Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam
c) Giá gạo trên thế giới
(Tính đến ngày 26/01/2016)
Gạo trắng hạt dài – chất lượng cao
Gạo trắng hạt dài – chất lượng trung bình
Trang 15Gạo Việt Nam Jasmine 425-435
Gạo thơm
Gạo tấm
Nhu cầu mua vào vẫn yếu do các nhà nhập khẩu dự đoán giá sẽ giảm thêm khinông dân vùng ĐBSCL thu hoạch lúa Đông Xuân vào cuối tháng 2 Lúa vụ ĐôngXuân, vụ lúa có năng suất cao nhất trong 3 vụ lúa của Việt Nam, chủ yếu để xuấtkhẩu
2.1.2.2 Thị trường Trung Quốc
a) Cầu về mặt hàng gạo của thị trường Trung Quốc
Trang 16Trung Quốc là một thị trường chuộng lúa gạo Gạo là một trong những loại lươngthực thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày của ngườiTrung Quốc “Một bữa ăn hằng ngày của người Trung Quốc bình thường sẽ có haiphần chính là phần bột và phần rau Theo quan niệm của người Trung Quốc thìphần bột có thể là cơm hay mỳ…và là thức ăn chính còn phần rau là các thức ăn ănkèm với cơm có thể là rau củ quả, thịt, tôm, cá… Quan điểm này của người TrungQuốc trái ngược với nước Mỹ và các nước Bắc Âu Ở Mỹ hay các nước Bắc Âu,người ta quan niệm thịt, tôm, cá…là thức ăn chính
Hình 3: Dân số Trung Quốc từ năm 2008 - 2015
Trung Quốc được biết đến là nước đông dân nhất thế giới, dân số hơn 1 tỷ người
và dân số Trung Quốc có xu hướng ngày càng tăng Vì vậy mà nhu cầu về lươngthực, thực phẩm ngày càng tăng Trung Quốc là nước tiêu thụ gạo nhiều nhất thếgiới Sản lượng gạo tiêu thụ mỗi năm của Trung Quốc khoảng 1/3 sản lượng gạocủa thế giới, tức là hơn 160 triệu tấn/năm
Trung Quốc tiêu thụ 147 triệu tấn gạo trong năm 2015 - mức cao kỷ lục, nhiều hơntới 10% so với chỉ 5 năm trước đây, và hơn 18% so với lượng gạo tiêu thụ năm
1990 Con số đó vượt 3 triệu tấn so với sản lượng dự kiến
Người dân Trung Quốc ăn gạo tăng 3% từ 143 triệu tấn niên vụ 2012-13 lên 147triệu tấn niên vụ 2014-15 Do đó, nhập khẩu gạo vào Trung Quốc tăng, biến TrungQuốc thành nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới Hầu hết lượng gạo nhập khẩuvào Trung Quốc là gạo cấp thấp lấy từ Việt Nam và Pakistan, nhưng Trung Quốccũng nhập gạo cấp cao để cung ứng cho các khách sạn, nhà hàng và hệ thống siêuthị
Trang 17Hình 4: Sản lượng và tiêu thụ gạo ở Trung Quốc 2006 - 2013
b) Cung về mặt hàng gạo của thị trường Trung Quốc
Là nước tiêu thụ và có nhu cầu gạo ngày càng tăng như vậy nhưng Trung Quốc lạikhông thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu đó Bởi Trung Quốc đang phải đối mặt vớitình trạng diện tích đất trồng lúa giảm mạnh do các khu đất nông nghiệp bị biếnthành những khu đất công nghiệp xây dựng nhà máy, công xưởng hay để xây dựngnhà ở Diện tích đất trồng trọt được của Trung Quốc đã giảm xuống còn 122 triệu
ha Điều này cho thấy sản lượng gạo Trung Quốc sản xuất ra không đủ khả năngbảo đảm an ninh lương thực của lúa gạo
Theo như hình 4, sản lượng gạo của Trung Quốc niên vụ 2013-2014 (tháng 7 nămtrước đến tháng 6 năm sau) ước đạt 144 triệu tấn, tăng nhẹ so với con số 143 triệutấn niên vụ 2012-13 tuy nhiên, sản lượng lúa của Trung Quốc năm 2015-2016giảm xuống 206 triệu tấn từ 206,429 triệu tấn năm 2014-2015
Năm 2012, lượng gạo Trung Quốc nhập khẩu sẽ đạt từ 2,3 – 2,4 triệu tấn, gấp 4 lầncon số 600.000 tấn của năm 2011 và vượt xa mức 2 triệu tấn được FAO đưa ra hồitháng trước
Năm 2015, Trung Quốc nhập khẩu tăng 0,3 triệu tấn; lên mức 4 triệu tấn và trởthành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong 3 năm liên tiếp Trước năm 2012,
Trang 18Trung Quốc nhập khẩu từ 0,3-0,6 triệu tấn/ năm; hầu hết là gạo thơm từ Thái Lan
và là nước xuất khẩu thuần
Sản lượng nhập khẩu gạo năm 2015-2016 (tháng 7 - tháng 6) của nước này đạt4,315 triệu tấn, tăng hơn 7,8% so với 4 triệu tấn năm 2014-2015 do giá gạo nội địatăng Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu gạo qua biên giới,đồng thời tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấpnhư Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Myanmar
c) Giá về mặt hàng gạo của thị trường Trung Quốc
Giá gạo ở Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc sau năm 2014 tăng khá mạnh, và tiếp tụctăng ngay khi vừa bước sang năm 2015, đầu năm 2016 đạt kỷ lục cao trên 715USD/tấn Xu hướng giá tăng cũng xảy ra ở khu vực phía Bắc và vùng duyên hảiphía trung – đông đất nước
Trong khi đó giá gạo tại những nước xuất khẩu lớn như Việt Nam, Thái Lan vàPakistan liên tục giảm bởi sản lượng cao và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữanhững nước xuất khẩu để giành thị phần trên thế giới
Trong khi gạo nhập khẩu có sức cạnh tranh như vậy, người Trung Quốc lại “ngán”gạo của Chính phủ Trung Quốc, cho nên tiêu thụ kho gạo dự trữ khổng lồ này hiện
đã trở thành vấn đề nan giải Trong khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ có giá
410 USD/tấn thì ở Trung Quốc gạo cùng phẩm cấp cao ngất ngưởng ở mức 635USD/tấn Đó là chưa kể tới việc tồn trữ càng lâu ngày thì chất lượng càng giảm
Trang 19Hiện giá gạo tại Trung Quốc cao hơn gần 50% giá gạo xuất khẩu loại đắt nhất củaViệt Nam
d) Tình hình cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc
Trung Quốc tiếp tục là nước nhập khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam với 2 triệu tấngạo đã xay xát trong niên vụ 2013/2014, giảm 200.000 tấn so với niên vụ2012/2013 Lượng gạo xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc vẫn giữ vững trongniên vụ 2014/2015 Tuy nhiên, Việt Nam đã có nhiều đối thủ mạnh như Thái Lan,
Ấn Độ, Pakistan và Myanmar cùng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc trongniên vụ này Từ 66% lượng nhập khẩu gạo vào Trung Quốc năm 2012-2013, thịphần gạo Việt Nam giảm chỉ còn 53% năm 2014 và hiện chỉ còn xấp xỉ 50%
Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này:
Thứ nhất: Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập khẩu tiểu ngạch qua biêngiới, tăng cường nhập khẩu chính ngạch
Thứ hai: Cạnh tranh gia tăng từ các quốc gia khác trong khu vực, cả về số lượngđối thủ cũng như giá cả Thái Lan trước đây chủ yếu tập trung xuất khẩu các sảnphẩm gạo cao cấp, gần như không quan tâm thị trường gạo thấp cấp nhưng 2 nămtrở lại đây đã bắt đầu gia tăng, chiếm lĩnh thị trường gạo thấp cấp, cạnh tranh trựctiếp với gạo Việt Giá gạo Việt giờ cũng không chênh lệnh nhiều so với một sốxuất xứ khác như Ấn Độ, Pakistan…
Thứ ba: Trung Quốc phá giá đồng NDT khoảng 5% trong tháng 8 vừa qua làmgiảm năng lực cạnh tranh của gạo Việt khi mà tiền đồng của Việt Nam giảm giá íthơn so với tiền baht của Thái Lan, tiền rupee của Ấn Độ…Trong khi tiền đồnggiảm giá khoảng 4% thì baht giảm giá khoảng 8%
Hiện nay, không những phải đối mặt với các đối thủ kỳ cựu về xuất khẩu gạo như:Thái Lan, Ấn Độ…thì từ năm 2014, Việt Nam cũng phải cạnh tranh với hai nướcMyanmar và Campuchia, là hai nước bước đầu tham gia vào thị trường nhập khẩugạo lớn của Việt Nam là Trung Quốc Cụ thể, năm 2014 Myanmar đã xuất 1,2 triệutấn gạo vào Trung Quốc, 3 tháng đầu năm 2015, Campuchia xuất cho Trung Quốc70.000 tấn gạo chủ yếu theo hình thức tiểu ngạch Trong 10 năm trở lại đây,Campuchia luôn mở rộng diện tích và tăng năng suất thu hoạch lúa Hiện chấtlượng gạo cũng được đánh giá khá cao trên thị trường trong 3 năm qua Nhữngđiều đó cho thấy Campuchia và Myanmar đang là là hai đối thủ cạnh tranh mới củaViệt Nam
Bên cạnh đó, trước đây gạo cao cấp là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan,thị phần gạo cấp thấp gần như không quan tâm nhưng trong 2 năm trở lại đây 2014– 2015, Thái Lan bắt đầu chú trọng xâm nhập vào thị trường gạo cấp thấp là thịtrường chủ yếu của gạo Việt Nam
Trang 20Chỉ trong vòng 2 năm 2014 – 2015, 3 nước Thái Lan, Campuchia và Pakistan đãchiếm giữ 12% thị phần xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc của Việt Nam Các nước Ấn Độ, Thái Lan và Campuchia cũng đang cạnh tranh trực tiếp về giávới gạo Việt Nam Do đó mặc dù gạo Việt Nam có lợi thế về giá nhưng buộc phảicạnh tranh ở thị trường xuất khẩu truyền thống là Trung Quốc.
- Những quy định liên quan đến nhập khẩu gạo vào Trung Quốc
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có nhiều khó khănkhi nước này đang hạn chế nhập khẩu tiểu ngạch, nhập lậu Trung Quốc đang kiểmsoát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới, tăng cường nhậpkhẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ,Pakistan, Myanmar
Doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu gạo vào thị trường này trước hết phảituân thủ đáp ứng các yêu cầu của Nghị định thư về công tác kiểm dịch thực vật đốivới việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc đã ký năm 2004
Thị trường Trung Quốc mặc dù được các chuyên gia đánh giá là thị trường dễ tínhsong các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này phải đảm bảo đáp ứngđược yêu cầu khá gắt gao đối với các vấn đề về kiểm dịch nhằm đảm bảo an toànviệc nhập khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc, ngăn chặn dịch hại xâm nhập, bảođảm cho sức khỏe người tiêu dùng Cụ thể, để xuất khẩu doanh nghiệp phải có giấy
Trang 21kiểm dịch thực vật, nêu nguồn gốc xuất xứ lô hàng, trong gạo không có 12 loại côntrùng và các loại đất cát, hạt cỏ… Để đảm bảo điều này, doanh nghiệp phải thựchiện hàng loạt khử trùng, đánh bóng, sử dụng máy tách màu để loại trừ các loại tạpchất và hạt cỏ lẫn vào gạo Đến công đoạn đóng bao nhựa PP cũng phải thực hiệnban ngày để tránh bị côn trùng thâm nhập
Trung Quốc đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các quy định trong Luật vệsinh An toàn thực phẩm của Trung Quốc Các mặt hàng gạo nhập khẩu vào nướcnày được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Quốc gia Trung Quốc (SFDA)giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối với tất mặt hàng nông sản
2.2 Xác định mục tiêu
2.2.1 Mục tiêu ngắn hạn
Đến năm 2020, Tổng công ty tiếp tục phấn đấu trở thành một tập đoàn sản xuất, chếbiến kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm hàng đầu Việt Nam Tập đoànhoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong phạm vi cả nước, trong đó, sản xuấtkinh doanh chế biến, xuất nhập khẩu lương thực giữ vai trò chủ đạo
- Tiếp tục phát triển các ngành hàng chủ lực
Kinh doanh lương thực, thực phẩm tiếp tục là ngành hàng chủ đạo, mang tính chiếnlược của Tổng công ty Trong đó, Công ty mẹ giữ vai trò chi phối trong việc tìmkiếm, mở mang thị trường xuất khẩu gạo Các công ty con trực tiếp liên kết đầu tưvùng sản xuất nguyên liệu; kinh doanh lương thực, nông sản nội địa, tập trung vàocác mặt hàng có chất lượng cao, rõ nguồn gốc xuất xứ và tham gia cung ứng gạo xuấtkhẩu gạo cho Tổng công ty
- Đa dạng hóa ngành nghề, tập trung vào lĩnh vực chế biến lương thực, thựcphẩm và chế biến các sản phẩm muối Một số cơ sở chế biến hiện đại, côngnghệ tiến tiến, mang tính tổng hợp, trên cơ sở đa dạng hóa mặt hàng ngoài gạonhư: sản phẩm phụ của chế biến gạo; nuôi trồng, chế biến thủy sản (cá tra vàcác phụ phẩm); sản xuất, chế biến muối, phụ phẩm từ sản xuất muối
- Tăng vốn điều lệ từ 3456 tỷ lên 4000 tỷ đồng
- Tốc độ tăng trưởng của Công ty trên các chỉ tiêu đạt:
• Doanh thu tăng trưởng bình quân : từ 18%/năm
• Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng bình quân : từ 15%/năm
• Tỷ lệ chia cổ tức hàng năm phấn đấu: từ 12% trở lên
Trang 222.2.2 Mục tiêu dài hạn
- Tạo dựng tên tuổi, thương hiệu của công ty trên phạm vi toàn cầu Nâng cao tínhcạnh tranh về giá và chất lượng, xây dựng uy tín thương hiệu VINAFOOD 1 trênthị trường quốc tế
- Chiếm lĩnh thị phần từ các nước xuất khẩu gạo khác Tăng thị phần ở các thịtrường truyền thống thông qua việc thâm nhập sâu và đa dạng hóa sản phẩm Nắmbắt thị trường mới, mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, Mỹ,…
- Xây dựng chuỗi chất lượng và giá trị của gạo, cụ thể:
• Thành lập viện nghiên cứu Vinafood nghiên cứu về giống, công nghệ ươmtrồng, phòng ngừa dịch bệnh
• Thành lập trại sản xuất giống chất lượng cao, sạch bệnh
• Xây dựng nhà máy sản xuất phân bón, chất bảo vệ thực vật
• Thành lập chuỗi cung ứng: cung cấp hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật,phân bón
2.3 Nghiên cứu lựa chọn đối tác
Sau khi nghiên cứu khảo sát thị trường, công ty xác định Trung Quốc là thị trườngtiềm năng, và đã gửi đơn chào hàng tới 1 vài đối tác Zhong Shang Foreign TradeForeign Trade Limited Company; Tianjin GENERAL IMPORT-EXPORTTRADING CORPORATION, Good Food Co Ltd,…
2.3.1 Giới thiệu về đối tác
Zhong Shang Foreign Trade Limited Company (viết tắt là Zhong Shang Company)
là một trong những nhà phân phối và xuất khẩu gạo lớn của Trung Quốc với 72năm lịch sử
Address: No.9 Wangfujing Street, Dongcheng, Beijing, China
Trang 23Tel: 86-10-88874990
Fax: (+84) 4 3926 4477
Zhong Shang Company được thành lập vào năm 1944 trụ sở chính của công ty đặttại Bắc Kinh chuyên thu mua, phân phối, chế biến, bảo quản các sản phầm từ lúagạo, cà phê, hạt điều và các loại rau quả… Ban đầu vốn điều lệ của công ty là 60triệu nhân dân tệ
Hiện nay Zhong Shang Company nằm trong số 40 công ty phân phối thực phẩmlớn nhất Trung Quốc
Zhong Shang Company đã ký nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị lớn rộng khắp toàn
quốc và liên kết hợp tác với 60 quốc gia trên toàn thế giới Hiện nay công ty cung
cấp nông sản thông qua các đại lý phân phối nông sản và các hệ thống siêu thị lớn
ở các nước như Hoa Kỳ, Hồng Kông, Đức, Úc…
Zhong Shang Company luôn không ngừng tìm kiếm nguồn cung ứng sản phẩm cóchất lượng tốt và đặc biệt thực hiện chế biến phục vụ 11.400 khách hàng trên toànthế giới Công ty tiến hành nhập khẩu nông sản từ các nước và thực hiện chế biến,phân phối đến các nước
Đội ngũ toàn cầu của công ty lên tới hơn 8.000 công nhân viên có kinh nghiệmcùng chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo bài bản đã thành công xây dựng nênthương hiệu được nhiều khách hàng biết đến Bên cạnh đó công ty sở hữu hệ thốngmáy móc thiết bị hiện đại, cho ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế có chấtlượng cao thu hút được nhiều hợp đồng đặt hàng