TÓM TẮT Xuất phát từ mục tiêu của môn Ngữ văn trong nhà trường, từ vị trí, vai trò của truyện ngắn Nam Cao cũng như thực tế của việc dạy học thể loại này trong chương trình Ngữ văn, đồng
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ISO 9001:2008 HUỲNH THỊ TRÚC LINH
TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC
VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành:
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN
Mã số: 60140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Trang 2TÓM TẮT
Xuất phát từ mục tiêu của môn Ngữ văn trong nhà trường, từ vị trí, vai trò của truyện ngắn Nam Cao cũng như thực tế của việc dạy học thể loại này trong chương trình Ngữ văn, đồng thời xuất phát từ yêu cầu của việc cảm thụ văn học trong thực tế dạy học, tôi chọn đề tài: “Truyện ngắn Nam Cao trong chương trình trung học và việc phát triển năng lực cảm thụ văn học của học sinh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”
Trong chương 1, tôi tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn trung học cũng như vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc học tập thể loại văn học này trong lịch sử chương trình trung học Các truyện ngắn của Nam Cao
đã phản ánh được tình hình lịch sử xã hội đặc biệt, một hiện thực xã hội đen tối, ngột ngạt, bế tắc Việc học truyện ngắn Nam Cao sẽ giúp học sinh mở rộng sự hiểu biết của mình về hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn, sống tích cực hơn và biết cảm thông đối với những người nghèo khổ
Ở chương 2 của luận văn tôi đi sâu tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa của việc cảm thụ văn học Cảm thụ văn học là một hoạt động phù hợp với đặc trưng của môn Ngữ văn Đây là một hoạt động sáng tạo, hoạt động tự giác, vận dụng nhiều năng lực nhận thức Cảm thụ là tiền đề cho việc phân tích và đi sâu vào tác phẩm nhằm giúp học sinh tự giác, hứng thú khai thác nội dung tác phẩm Trên cơ sở đó, tôi vận dụng một số biện pháp nhằm phát triển năng lực cảm thụ văn học của học sinh qua việc giảng dạy truyện
ngắn Nam Cao Đó là những truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa, Lão Hạc, Đôi mắt Nhìn
chung, những truyện ngắn của Nam Cao được đưa vào chương trình Ngữ văn trung học là những tác phẩm thuộc thời kỳ văn học hiện đại Đó là những tác phẩm có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật Nó chứa đựng những tư tưởng nhân đạo cao cả, những cách tân nghệ thuật góp phần phát triển nền văn xuôi hiện đại Việt Nam
Trong chương 3 của luận văn tôi nghiên cứu các năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn Ngữ văn đồng thời tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh về việc dạy và học truyện ngắn Nam Cao Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra thực trạng cảm
Trang 3thụ văn học của học sinh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh; từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 Về phía học sinh, các em phải chuẩn bị bài, năng động, ham học hỏi và mạnh dạn phát biểu, trao đổi ý kiến của mình với bạn rồi tự điều chỉnh suy nghĩ nhận thức của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên khi tiếp nhận tác phẩm Nam Cao Các em phải biết thắc mắc, bức xúc khi phát hiện những điều mà các em chưa chấp nhận trong quá trình giáo viên phân tích, giảng dạy Về phía giáo viên, giáo viên phải có kinh nghiệm thẩm mỹ, phải nắm được chân trời chờ đợi của học sinh trung học phổ thông, cần tạo bầu không khí văn chương trong giờ học văn, kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, các dạng câu hỏi nhằm nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh, cần chú ý đặc trưng thể loại khi phân tích tác phẩm văn học cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tác phẩm văn học
Trang 4MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 8
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 8
6 Phương pháp nghiên cứu 8
7 Đóng góp của luận văn 9
8 Cấu trúc luận văn 9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGẮN NAM CAO 10
1.1 Cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nam Cao 10
1.1.1 Cuộc đời 10
1.1.2 Sự nghiệp văn học 13
1.1.2.1 Quan điểm nghệ thuật 13
1.1.2.2 Các đề tài chính của Nam Cao 16
1.1.2.3 Phong cách nghệ thuật của Nam Cao 20
1.2 Một số đặc điểm truyện ngắn Nam Cao trong chương trình trung học 23
1.2.1 Vai trò và vị trí truyện ngắn Nam Cao trong lịch sử chương trình trung học 23 1.2.2 Truyện ngắn Nam Cao trong chương trình trung học 25
1.2.2.1 Tác phẩm Chí Phèo 26
1.2.2.2 Tác phẩm Đời thừa 28
1.2.2.3 Tác phẩm Lão Hạc 28
Trang 51.2.2.4 Tác phẩm Đôi mắt 29
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH QUA VIỆC GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN NAM CAO 32
2.1 Khái quát về cảm thụ văn học 32
2.1.1 Khái niệm cảm thụ 32
2.1.2 Cảm thụ văn học gắn liền với việc dạy học tác phẩm văn chương 33
2.1.3 Đặc điểm tâm lí của học sinh trung học trong việc dạy học tác phẩm văn chương 37
2.2 Vận dụng phương pháp đọc – hiểu vào việc giảng dạy truyện ngắn Nam Cao nhằm phát triển năng lực cảm thụ văn học của học sinh 39
2.2.1 Biện pháp đọc diễn cảm 43
2.2.2 Biện pháp nêu vấn đề 46
2.2.3 Biện pháp gợi mở 49
2.2.4 Biện pháp bình giảng 52
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC TRUYỆN NGẮN NAM CAO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TỈNH TRÀ VINH 56
3.1 Các năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn Ngữ văn cấp Trung học phổ thông 56
3.1.1 Các năng lực chung cốt lõi 56
3.1.2 Năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn 58
3.2 Khảo sát tình hình dạy và học truyện ngắn Nam Cao ở các trường trung học hiện nay 60
3.2.1 Mục đích và đối tượng khảo sát 60
3.2.1.1 Mục đích khảo sát 60
3.2.1.2 Đối tượng khảo sát 60
3.2.2 Nội dung khảo sát 61
3.2.3 Phương pháp khảo sát 61
3.2.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát (Sử dụng phiếu khảo sát) 61
3.2.3.2 Phương pháp quan sát (dự giờ) 69
Trang 63.2.3.3 Phương pháp xử lí thông tin bằng thống kê 69
3.2.3.4 Phương pháp phân tích tổng hợp 69
3.2.4 Đánh giá kết quả khảo sát 69
3.2.4.1 Đánh giá từ phiếu điều tra, khảo sát 69
3.2.4.2 Đánh giá qua quan sát (dự giờ) 82
3.3 Đề xuất giải pháp dạy học truyện ngắn Nam Cao 88
3.3.1 Cần chú ý đến đặc trưng thể loại khi dạy truyện ngắn Nam Cao 88
3.3.2 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động 91
3.3.2.1 Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản Chí Phèo 91
3.3.2.2 Sử dụng linh hoạt câu hỏi nhằm nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh 93
3.3.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy truyện ngắn Nam Cao 95
3.3.2.4 Định hướng học sinh chuẩn bị bài 96
3.3.2.5 Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá 97
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 109
Phụ lục 1 109
Phụ lục 2 113
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay ở tất cả các môn học Việc đổi mới này hướng tới mục tiêu tích cực hóa hoạt động dạy và học theo hướng phát huy khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, học sinh là chủ thể - giữ vai trò trung tâm của giờ học Trong việc đổi mới đó, vai trò của giáo viên rất quan trọng, không chỉ ở việc tổ chức hoạt động dạy ở lớp nhằm hướng học sinh vào vị trí trung tâm của giờ học để phát huy tính chủ động tích cực của học sinh mà còn phải biết cách giúp học sinh lĩnh hội tri thức
Đối với môn Ngữ văn, dạy học chính là quá trình tổ chức cho học sinh tiếp nhận văn học Đó là quá trình tiếp nhận có tính định hướng rõ rệt với tác dụng đem đến cho học sinh những nhận thức về cuộc sống, giáo dục tình cảm thẩm mĩ, làm phong phú đời sống tâm hồn cho học sinh đồng thời góp phần rèn luyện, phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực tư duy, năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương “Văn học là nhân học”, văn học là môn học vừa có tính nghệ thuật vừa có tính khoa học,
có tác dụng sâu sắc đến đời sống tâm hồn và trí tuệ của học sinh Vì thế, dạy văn
là dạy cho các em cách cảm thụ tác phẩm văn học, giúp học sinh cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của văn chương nhằm đào tạo, bồi dưỡng mĩ cảm phong phú, tinh tế cho học sinh Đồng thời, người giáo viên cần xác lập các biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ cho học sinh trong quá trình giảng dạy văn bản văn học Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo tính nghệ thuật đặc thù của môn Ngữ văn Việc rèn luyện kỹ năng này giúp cho học sinh phát huy được sự độc lập suy nghĩ để phát hiện ra những cái hay, cái đẹp trong tác phẩm Đây cũng là một mục tiêu hướng đến của việc đổi mới phương pháp dạy học
Trang 8Thế nhưng, vấn đề dạy học môn Ngữ văn trong trường phổ thông đang là vấn đề thời sự nóng hổi, luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội, chất lượng học văn của học sinh trung học phổ thông ở nước ta đang ngày càng giảm sút Môn Ngữ văn đang mất dần vị thế vốn có của nó, tình trạng học sinh không còn hứng
thú với việc học văn đã trở thành hiện tượng phổ biến trong nhiều trường phổ thông
Nhìn lại thực trạng dạy và học văn hiện nay ở các trường trung học phổ thông, chúng ta dễ nhận ra vấn đề phát huy năng lực cảm thụ của học sinh chưa được chú ý, quan tâm đúng mức, các em chưa phát huy khả năng độc lập suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức Bởi từ trước tới nay, bản thân học sinh chưa được đặt đúng vị trí vốn có và cần có của mình Nghĩa là các em còn thụ động, hoàn toàn lệ thuộc vào giáo viên, vai trò của các em bị hạ thấp Nhiệm vụ và chức năng của các em chỉ nghe và ghi chép những gì mà giáo viên đã khám phá và phân tích tác phẩm văn học Việc cảm thụ một tác phẩm văn học đối với học sinh không phải là một vấn đề đơn giản, nhất là truyện ngắn của Nam Cao Bởi ngòi bút của Nam Cao thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh nhưng tác phẩm của ông lại đặt ra những vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn, mang tính triết lí sâu sắc về con người, về cuộc sống
Muốn khắc phục thực trạng này, giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học, tìm ra những phương pháp, biện pháp, cách thức góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học Ngữ văn ở trườngtrung học phổ thông
Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Truyện ngắn Nam Cao trong chương trình trung học và việc phát triển năng lực cảm thụ văn học của học sinh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” Đây là một việc làm thiết thực, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nói tới việc dạy học tác phẩm văn chương là đề cập đến vấn đề cảm thụ văn học, bởi đây là một hiện tượng độc đáo, kì diệu của quá trình thưởng thức, tiếp nhận
Trang 9văn học Nhờ đó mà người đọc văn, học văn có thể “lấy hồn ta để hiểu hồn người”
(Hoài Thanh)
Nhà trường nước ta đã từ lâu chú ý đến việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong quá trình giảng dạy tác phẩm văn chương Chúng ta có thể kể nhiều tên tuổi của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình và nhà giáo qua từng thời kì đã nêu những kiến giải sâu sắc, bổ ích cho hoạt động cảm thụ văn học như Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng, Lê Thị Diệu Hoa, Nguyễn Thị Thanh Hương, Trần Đình Sử, Trần Đăng Suyền, Hoàng Ngọc Hiến…
Trong “Phương pháp dạy học văn”, Phan Trọng Luận đã nêu lên những thực
trạng của việc dạy học văn hiện nay là học sinh không thích học văn ngày càng nhiều
và đó “không chỉ là mối băn khoăn riêng của nhà giáo và ngành giáo dục mà đã trở thành mối quan tâm chung của xã hội” [20, tr 128] Về phía học sinh, tác giả cho rằng
“học sinh càng lên lớp trên càng muốn xa bộ môn văn…Giờ văn không hứng thú, học sinh lạnh lùng thờ ơ với những vấn đề đặt ra trong bài văn Số phận các nhân vật văn học, tiếng nói tâm tình của nhà văn nhà thơ ít gây được sự đồng cảm trong lòng học sinh qua những giờ văn trong nhà trường Hiểu biết văn học và kỹ năng văn học của học sinh tốt nghiệp phổ thông còn non kém về nhiều mặt Điều đáng lo ngại nhất là
họ tỏ ra chưa làm chủ được với kiến thức văn học của mình” [20, tr 129] Về phía giáo viên, tác giả đã phân tích bốn khuynh hướng mà giáo viên đã mắc phải trong quá trình giảng dạy tác phẩm văn chương từ trước đến nay Khuynh hướng thứ nhất là
“kéo dài hàng trăm năm nay, đó là khuynh hướng coi tác phẩm văn chương trong nhà trường là một hiện tượng tĩnh Người giáo viên phân tích tác phẩm nhưng không hề nghiên cứu, không hề nắm chắc đối tượng tiếp nhận tác phẩm” [20, tr109] Khuynh hướng phổ biến thứ hai là “coi tác phẩm văn chương đơn thuần như một hiện tượng lịch sử xã hội” [20, tr 110] Người giáo viên đã “vô tình gạt bỏ, loại trừ bản chất thẩm
mĩ của tác phẩm Và do đó tác dụng giáo dục của tác phẩm bị hạ thấp” [20, tr 110] Biểu hiện của khuynh hướng này là “lối phân tích tác phẩm theo chủ điểm và chủ đề chính trị, xã hội, luân lý, đạo đức, thời sự mà giáo viên muốn gò ép tác phẩm vào những khuôn hình đã định sẵn cho giờ giảng của mình” [20, tr 110] Một số giáo viên
Trang 10lại rơi vào tình trạng “bệnh sơ đồ hóa nhân vật và cốt truyện của tác phẩm làm cho việc phân tích văn học không còn tính nghệ thuật và thẩm mĩ” “Tiếng nói tình cảm của nhà văn ký thác trong tác phẩm bị mờ nhạt, nhân vật mất đi máu thịt và sức sống của cuộc đời” [20, tr 110] Khuynh hướng thứ ba là “khuynh hướng minh họa trong giảng dạy tác phẩm văn chương” [20, tr 111] Nhiều giáo viên “đã lấy bài văn, tác phẩm văn chương để minh họa cho những nhận định khái quát về tác giả, về giai đoạn văn học và những khái niệm lý luận văn học cần hình thành” [20, tr 111] Khuynh hướng thứ tư là “khuynh hướng tách rời ngôn ngữ với văn học” [20, tr 112], nghĩa là người dạy đã làm cho “tính văn học và tính ngôn ngữ của tác phẩm vô hình chung đã
bị tách lập ra một cách võ đoán” [20, tr 113]
Trong quyển “Văn học và học văn”, Hoàng Ngọc Hiến đã chỉ ra những thực
trạng dạy văn của nhiều giáo viên hiện nay khi hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nghệ thuật thì “chỉ ra trong câu, trong đoạn của bài văn một số từ và nói rằng nội dung như thế này như thế kia là ở những từ này, từ nọ…” [9, tr 158] Tác giả cho rằng, với cách dạy như thế là cách dạy “bám lấy từ một cách hình thức, là chủ nghĩa hình thức trong dạy văn” [9, tr 159] Từ đó dẫn đến kết quả dạy học là “học sinh
thường bám lấy từ một cách hình thức” [9, tr 159] Đồng thời, tác giả cho rằng, cách
dạy học phần lớn hiện nay là cách giảng văn bắt gọi tên thủ pháp nghệ thuật, cách dạy này phổ biến ở các nhà trường trung học
Trong quyển “Dạy học văn ở trường phổ thông”, Nguyễn Thị Thanh Hương
cũng đã chỉ ra nguyên nhân vì sao học sinh tiếp nhận văn chương chưa tốt, khả năng cảm thụ văn học của học sinh còn nhiều yếu kém Tác giả nhấn mạnh nguyên nhân là
do sự khác nhau trong tác phẩm văn chương của học sinh là “khoảng cách thẩm mĩ
giữa tác phẩm và tầm tiếp nhận của học sinh” [14, tr 125] Để khắc phục nguyên nhân
trên, tác giả đã đưa ra các giải pháp đối với người giáo viên Trước hết, “người giáo viên cần chú ý tạo bầu không khí văn chương trong giờ học trên lớp” [14, tr 126] Bầu không khí văn chương được hình thành từ việc giải quyết một vấn đề nào đó trong tác phẩm Một trong những phương pháp đặc trưng để tạo ra không khí văn chương trong