CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hang thương mại.. Theo khoản 01 điều 02 của 02
Trang 1Hơn hết, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Tạ Thanh Huyền đã hướng dẫn
tận tình em trong suốt quá trình viết khoá luận tốt nghiệp Nếu không có sự hướng dẫnđầy nhiệt tình của cô thì bài khoá luận của em sẽ không thực sự được như kỳ vọng.Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô
Em chân thành cảm ơn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh HàNội, phòng Quản lý rủi ro, đã tạo điều kiện cho em được thực tập, học hỏi và tìm hiểucác số liệu cần thiết trong khoá luận tốt nghiệp này
Do kiến thức của em còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ Nên không thể tránh khỏinhững thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô
để hoàn thiện bản thân mình hơn
Sau cùng, em xin kính chúc Thầy, cô dồi dao sức khoẻ và thành công trong sựnghiệp cao quý Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong phòng quản lý rủi ro chinhánh BIDV Hà Nội dồi dào sức khoẻ, đạt nhiều thành công tốt đẹp trong công việc
Hà Nội, Ngày 24 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi họ tên)
Đậu Thị Mai
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kếtquả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình hoạt động tại
ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội Tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm với bài khóa luận của mình
Tác giả khóa luận tốt nghiệp
Đậu Thị Mai
Trang 3DANH MỤC VIẾT TẮT
BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt
NamBIDV Hà Nội Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam chi nhánh Hà Nội
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2013-2015
2 Bảng 2.2: Tình hình dư nợ giai đoạn 2013-2015
3 Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2013-2015
4 Bảng 2.4: Các mức xếp hạng theo nhóm khách hàng tại BIDV
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
1 Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng
2 Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
3 Sơ đồ 2.3: Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tại BIDV
4 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
5 Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ giai đoạn 2013-2015
6 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn
7 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ phân loại nhóm nợ qua các năm
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hang thương mại4 1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 4
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng và dấu hiệu nhận biết 4
1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 8
1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng 11
1.1.5 Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng 12
1.2 Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại 15
1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng 15
1.2.2 Nguyên tắc và mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng 15
1.2.3 Nội dung quy trình quản lý rủi ro tín dụng 19
1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 22
1.3.1 Kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại nước ngoài 22
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại Việt Nam 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV- CHI NHÁNH HÀ NỘI 27
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội 27
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 27
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội 30
2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà Nội 35
2.2.1 Thực trang rủi ro tín dụng tại ngân hang BIDV chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2013-2015 35
2.2.2 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng và công tác tổ chức quản trị rủi ro tín dụng BIDVchi nhánh Hà Nội 39
2.2.3 Tình hình thực hiện các nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Nội 43
2.3 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Nội giai đoạn 2013-2015 54
Trang 62.3.1 Kết quả đạt dược trong công tác quản trị rủi ro tín dụng 54
2.3.2 Những hạn chế 56
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLRRTD của BIDV chi nhánh Hà Nội 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 64
CHƯƠNG 3: GiẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI 65
3.1 Định hướng chung về công tác quản lý rủi ro tại BIDV chi nhánh Hà Nội 65
3.1.1 Định hướng chung 65
3.1.2 Mục tiêu 65
3.2 Giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà Nội 65
3.2.1 Hoàn thiện chức năng phòng quản lý rủi ro 65
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác phân tích - thẩm định khách hàng và phương án vay vốn 66
3.2.3 Hoàn thiện các công cụ, biện pháp kỹ thuật kiểm soát RRTD 67
3.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng 68
3.2.5 Giám sát và kiểm tra sau vay 68
3.2.6 Phát triển hệ thống công nghệ thông tin 69
3.2.7 Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh 70
3.2.8 Tích cực hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra 70
3.3 Kiến nghị với cơ quan nhà nước 71
3.3.1 Kiến nghị lên Hội sở chính 71
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 71
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 2
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, khi mà ngân hàngđóng vai trò như một trung gian tài chính giúp luân chuyển vốn trong nền kinh tế, cungcấp các dịch vụ đặc thù cho các chủ thể trong nền kinh tế Trong đó, hoạt động tíndụng của Ngân hàng thương mại là một trong những hoạt động kinh doanh chínhmang lại thu nhập chủ yếu cho các Ngân hàng thương mại Tuy vậy, cùng với việcđem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì hoạt động tín dụng luôn chứa đựngrất nhiều rủi ro mang tính đặc thù, trong đó có rủi ro tín dụng Hậu quả của rủi ro tíndụng thường gây ra những ảnh hưởng xấu đối với ngân hàng: tăng thêm chi phí ngânhàng, giảm thu nhập, làm xấu đi tình hình tài chính và uy tín của ngân hàng; nếu rủi ro
ở mức độ lớn sẽ làm phát sinh những rủi ro mới như rủi ro mất khả năng thanh toán cóthể làm cho ngân hàng đến bờ vực phá sản, hoặc tạo nên hiệu ứng dây chuyền bất lợitrong lĩnh vực ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế
Rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, nó tồn tại khách quancùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tếquốc tế, kinh tế phát triển nhanh chóng, hoạt động tín dụng gia tăng mạnh mẽ, thìRRTD càng phức tạp hơn về nguyên nhân, hình thức và phạm vi tác động Do đó, đểbảo đảm an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tếthành công, NHTM phải có phương pháp quản lý tốt từ đó đưa ra các biện pháp phòngngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong phạm vi khẩu vị rủi ro của Ngân Hàng
Em muốn tập trung tìm hiểu sâu hơn về tình hình rủi ro tín dụng và công tác quản
lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại của Việt Nam Em may mắn đã được thực
tập tại phòng Quản lý rủi ro tại BIDV chi nhánh Hà Nội, nên đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của
mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 9Thứ nhất: Làm rõ những nội dung cơ bản về công tác quản lý rủi ro tín dụng cũng
như việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP
Thứ hai: Phân tích thực trạng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng
TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội
Thứ ba: Trên cơ sở phân tích thực trạng để đưa ra những giải pháp nâng cao công tác
quản lý rủi ro tín dụng từ đó giúp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
3 Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận được nghiên cứu từ các tài liệu cũng nhu số liệu trong suốt quá trìnhthực tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội Thờigian từ 15/2/2016 đến 15/5/2016
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh (bao gồm so sánh các số liệu qua các năm ), phương pháp dựbáo
5 Kết cấu bài khóa luận
Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương và được sắp xếp như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư
và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đầu Tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội
Trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài mặc dù đã có nhiều sự cố gắng đểhoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp, song vẫn không tránh khỏi những thiếu sót
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bàikhóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Trang 10Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn GV Tạ Thanh Huyền – giảng viên hướng dẫn
đã trực tiếp giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, cũng như cảm ơn chị TrầnThị Mai Phương – Cán bộ phòng quản lý rủi ro- người quản lý e trong quá trình thựctập, cùng các anh chị tại phòng Quản lý rủi ro của BIDV chi nhánh Hà Nội,đã hướngdẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luậntốt nghiệp của mình
Trang 11CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hang thương mại 1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Mọi hoạt động kinh doanh đều có thể gặp rủi ro, rủi ro và kinh doanh là hai mặtđối lập nhau trong một thể thống nhất trong quá trình kinh doanh, chúng luô tồn tại vàmâu thuẫn với nhau Muốn quá trình kinh doanh tồn tại và phát triển kinh doanh phảikhống chế được rủi ro
Theo khoản 01 điều 02 của 02/2013TT-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng của tổ chức tín dụng thì: “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Như vậy, có thể nói rằng, RRTD xuất hiện trong mối quan hệ kinh tế trong đóNgân hàng là chủ nợ và khách hàng đi vay thực hiện không đúng cam kết trả nợ đãđược thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưaquá hạn nhưng vẫn luôn tiền ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, một ngân hàng có tỷ lệ nợ quáhạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tư tín dụng tậptrung vào một nhóm khách hàng, ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro Cách hiểu này sẽgiúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chủ động trong phòng ngừa, trích lập
dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng và dấu hiệu nhận biết
1.1.2.1 Phân loại rủi ro tín dụng.
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầunghiên cứu Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các loại
Trang 12khác nhau Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chiathành các loại sau đây:
Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch là loại RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong
quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch boagồm:
- Rủi ro lựa chọn: Rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín
dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng
- Rủi ro đảm bảo: Rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức cho vay,
loại tài sản đảm bảo, chủ thế đảm bảo…
- Rủi ro nghiệp vụ: Rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý cáckhoản vay có vấn đề
Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế
trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành:
Rủi ro Danh mục
Rủi roGiao dịch
Rủi ro
Lựa chọn
Rủi roĐảm bảo
Rủi ro Nghiệp vụ Nội tạiRủi ro Tập trungRủi roRủi ro tín dụng
Trang 13- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách
hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế
- Rủi ro tập trung: Là trường hợp ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối
với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng mộtngành, lĩnh vực kinh tê; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng mộtloại hình cho vay có rủi ro cao
Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác nhau như phân loại căn cứ theo cơcấu các loại hình rủi ro; phân loại heo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụngvốn vay,…
1.1.2.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong những khoản vay có vấn đề và biểu hiện dướinhiều hình thức khác nhau Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng,dấu hiệu nhậnbiết rủi ro đượccác cán bộ tín dụng nhận biết, phán đoán và sớm có những biện phápkịp thời để ngăn chặn những rủi ro thực sự có thể xảy ra Xuất phát từ khách hàng,hay chính bản thân Ngân hàng đều tồn tại các những dấu hiệu rủi ro, do đó phải luôn
có những kỹ thuât riêng để có thể nhận biết sớm các rủi ro này Rủi ro có thể xảy ratrong các khâu, các quy trình chính sách tín dụng khi không có sư rõ rang và thốngnhất Chính vì thế quản trị rủi ro luôn được tiến hành ở tất cả các cấp
Có thể nhận biết dấu hiệu rủi ro qua các chỉ tiêu tài chính hay phi tài chính Quátrình quản trị rủi ro luôn phải tuân thủ chặt chẽ, đảm bảo cho mình một định mức chỉtiêu nhất định để có thể đánh giá khách hàng thông qua việc tùm hiểu, nhận biết cácdấu hiệu rủi ro có thể xảy ra cho Ngân hàng
Dấu hiệu tài chính: Thông qua hồ sơ của khách hàng cũng như các báo cáo tài
chính lien quan Cán bộ tín dụng nhận biết dấu hiệu tín dụng thông qua việc tính toáncác chỉ số đánh giá chat lượng tín dụng của khách hàng Từ các chỉ số khả năng thanhkhoán có vấn đề, hay có dấu hiệu suy yếu, các chỉ số về cơ cấu vốn không hợp lý Cóthể là vòng quay hoạt đông của doanh nghiệp có biểu hiện không ổn định, thấp dầnqua các năm, là biểu hiện của sự xuongs dốc Hay các chỉ số về khả năng sinh lời:ROA, ROE, ROS có sự suy giảm đáng kể Tất cả những chỉ số đó có thể nhận biết
Trang 14ngay từ khi nhận được hồ sơ của khách hàng, từ đó xác định được dấu hiệu rủi ro vàảnh hưởng đến việc cấp tín dụng cho khách hàng
Rủi ro tín dụng thường ẩn chứa trong "khoản vay có vấn đề" được thể hiệnbằng nhiều dấu hiệu, nhưng không có một mô hình nhất định nào có thể mô tả chínhxác, đầy đủ những dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng sẽ xảy ra trong tương lai Tuy
nhiên, kiểm nghiệm trên thực tế hoạt động tín dụng, các dấu hiệu phi tài chính sau
thường có tác dụng cảnh báo với cán bộ tín dụng về khả năng trả nợ của người vay
- Việc trì hoãn nộ các báo cáo tài chính của người vay: Báo cáo tài chính là tài
liệu quan trọng giúp Ngân hàng hiểu được tình hình tài chính của người vay, thông qua
đó dự báo về khả năng trả nợ của họ Việc trì hoãn có nhiều nguyên nhân nhưng chúng
ta phải xem xét đến nguyên nhân chính đó là do tình hình hoạt động kinh doanh củangười vay đã có những dấu hiệu không bình thường nên họ không muốn Ngân hàngbiết sớm tình hình tài chính đang kém của họ
- Mối quan hệ giữa Ngân hàng và người vay thay đổi: Đó là sự chậm trễ trong
việc sắp xếp các cuộc viếng thăm của Ngân hàng đối với doanh nghiệp, nhằm giúp choNgân hàng kiểm tra, giám sát những nghĩa vụ của người vay đối với khoản vay Vấn
đề này biểu hiện bởi sự giảm sút bầu không khí không tin cậy và hợp tác giữa cán bộNgân hàng và người vay vốn đã có từ lâu
- Hàng tồn kho tăng lên quá mức bình thường, các khoản công nợ cũng gia
tăng
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút, khách hàng của họ
không còn tín nhiệm như trước nữa dẫn đến phải bán hàng với thời hạn trả tiền lâuhơn, hoặc bán cả cho những khách hàng có khả năng yếu kém về tài chính, có khảnăng thanh toán thấp
- Hoàn trả nợ vay không đúng hoặc lãi vay không thanh toán đúng kỳ hạn
- Thay đổi về cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh: Vấn đề này được biểu hiện
qua một số hình thức như:thu hẹp qui mô sản xuất, chủng loại sản phẩm, công nhânnghỉ việc, bán bớt tài sản hoặc một số vụ việc như sa thải công nhân, cán bộ chủ chốttrong doanh nghiệp
Trang 15- Các thảm hoạ về thiên như như bão lụt, hoả hoạn, cháy rừng…
Khi các dấu hiệu phản ánh một khoản vay có vấn đề được nhận ra, biện phápđâu tiên mà các cán bộ tín dụng Ngân hàng phải làm là xác định tính nghiêm trọng củavấn đề Dĩ nhiên để hoàn tất công việc này đòi hỏi phải có thêm lòng tin và sự cộng táccủa người vay, thông tin thường lấy từ các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinhdoanh của người vay Các biện pháp sau đó sẽ tuỳ thuộc vào sự nghiêm trọng của tìnhhình mà xử lý
1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan
Những nguyên nhân mang tính bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,thay đổi cầu của người tiêu dùng hoặc về kỹ thuật công nghệ của một ngành nào đó)
có thể làm phá sản cả một hang kinh doanh và đặt người đi vay từng làm ăn có hiệuquả vào thua lỗ, mất khả năng trả nợ
Do tác động của chu kì phát triển kinh tế: Bất kỳ nền kinh tế nào cũng có chu kìphát triển theo một ngưỡng nhất định Chu kỳ kinh tế có thể lặp lại vài năm một lần,dài hay ngắn tùy thuộc vào năng lực phát triển của từng nền kinh tế Khi nền kinh tếđang tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợcho ngân hàng Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến sản xuất đình trệ, ứ đọngvốn dẫn đến khả năng tài chính của khách hàng gặp khó khăn, tất yếu ảnh hưởng đếnkhả năng trả nợ của khách hàng
Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý: Cơ chế chính sáchcủa Nhà nước không thuận lợi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hoạt động củacác doanh nghiệp và môi trường đầu tư vốn của các ngân hàng Đồng thời làm phá vỡ
kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dẫn tới thua lỗ Ngoài ra, sự thayđổi bất thường của chính sách kinh tế của Nhà nước cũng dẫn tới khó khăn cho doanhnghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh
Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập Hiện nay, trung tâm thông tin tín dụngngân hàng (CIC ) của Ngân hàng nhà nước đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạtđược những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin tín
Trang 16dụng Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng đượcđầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin.
Sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vậtliệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăntài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ
1.1.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng.
Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay Đa số cácdoanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khảthi Số lương doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng đểchiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng
nề, liên quan đến uy tín của cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năngquản lý Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh đaphần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạnđổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toántheo đúng chuẩn mực Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý lànguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra
nó phải thành công trên thực tế
Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiềuthực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích tổng thể, khó theo dõi được dòng tiền dẫnđến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền
Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch Quy mô tài sản,nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết cácdoanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ rang các
sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khichỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất Do đó, khi cán bộ ngân hàng lập cácbản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cungcấp thường thiếu tính thực tế và xác thực
Trang 17Chưa thực sự thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà nước nếudoanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng chịu, ngân hàng thua lỗ thì nhànước chịu.
Doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng
1.1.3.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Thiếu sự giám sát và quản lý khi cho vay: Việc theo dõi và giám sát ngân hàngsau khi cho vay là hết sức quan trọng Thường xuyên thăm hỏi khách hàng, trực tiếpđến thăm hỏi tại các cơ sở sản xuất của khách hàng, giúp ngân hàng sớm phát hiện rakhó khăn, nguy cơ tiềm ẩn của khách hàng,vừa giúp ngân hàng giảm nhiều rủi ro vừalàm tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ ngân hàng: Thực tế cho thấy việc tăngcường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ ngân hàng là một trong những biện pháphữu hiệu để dẩm bảo cho ngân hàng chủ động phòng ngừa rủi ro từ bên trong Côngtác kiểm tra nội bộ sẽ giúp ngân hàng phát hiện và khắc phục kịp thời những sơ hở,thiếu sót, làm trong sạch đội ngũ cán bộ ngân hàng, góp phần hạn chế những hành vitiêu cực có thể dẫn đến RRTD
Nội dung và quy trình tín dụng chưa chặt chẽ: Ngay từ giai đoạn tiếp nhận hồ
sơ, hồ sơ của khách hàng đã không đầy đủ, thiếu chính xác, khiến ngân hàng thiếuthông tin số liệu về khách hàng vay vốn Từ đó dẫn đến quyêt định không chính xác
về thời hạn vay, giá trị khoản vay,…
Do trình độ của cán bộ tín dụng còn yếu kém, do đạo đức nghề nghiệp, do chấphành các về nghiệp vụ không nghiêm túc
Sự hợp tác của ngân hàng thương mại quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực
sự hiệu quả Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắtnhư hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời,chính xác để ngân hàng có các quyền quyết định cho vay hợp lý Tuy nhiên hiện nay,
dữ liệu CIC chưa đầy đủ, thông tin còn quá đơn điệu, chưa cập nhật và xử lý kịp thời.Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm coi đó là vật đảm bảochắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay
Trang 181.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế
NHTM có vai trò quan trọng đối với nền tài chính quốc gia, nếu một ngân hànggặp rủi ro, có thể dẫn đến phá sản, tác động xấu đến khách hàng và có thể tạo phảnứng dây chuyền đối với toàn hệ thống RRTD có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối vớinền kinh tế, làm giảm lòng tin của công chúng vào sự mạnh mẽ của hệ thống tài chínhquốc gia, làm suy giảm uy tín, thu nhập của ngân hàng
1.1.4.2 Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
RRTD làm giảm lợi nhuận ngân hàng: khi có một khoản nợ được coi là quá
hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãi hoặc
nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phần do cácchi phí quản lý, giám sát phát sinh Mặt khác nếu các khoản nợ quá hạn chuyển thànhkhó thu hoặc không thu được thì việc xử lý tài sản đảm bảo luôn gặp khó khăn vềpháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng có thể thu hồiđược nợ khi phát mại tàisản là rất khó xảy ra.Những khoản tín dụng gặp rủi ro không những làm cho ngânhàng mất đi khoản lãi, mà còn làm ngân hàng mất đi một khoản vốn lớn
Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn
trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng mà cón làm giảmnguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng Khi đó ngânhàng sẽ phải đi vay trên thị trường lien ngân hàng với lãi suât cao, bởi huy động từtiền gởi dân cư thường mất rất nhiều thời gian Nếu tình trạng này kéo dài với việchàng loạt người gởi tiền rút tiền, ngân hàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phásản
RRTD làm giảm uy tín , năng lực cạnh tranh của Ngân hàng , đối với những
ngân hàng gặp RRTD sẽ tác động xấu đến khách hàng, làm giảm niềm tin của kháchhàng vào sự lành mạnh trong hoạt động tài chính của Ngân hàng Có thể khách hàng
vì lý do sợ ngân hàng phá sản sẽ rút toàn bộ tiền ra khỏi ngân hàng, khiến ngân hànggặp phải rủi ro về khả năng thanh toán, từ đó dẫn đến phá sản
Từ những hậu quả do RRTD mang lại, thì hoạt động QTRRTD là vô cùng quantrọng và cấp thiết trong điều kiện môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay
Trang 19Nó không chỉ đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng mà còn đảmbảo cho nền kinh tế vận hành tốt.
Nợ quá hạn (Non performing loan – NPL ) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn
bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn Đây được coi là chỉ têu quan trọng trong việc đánhgái chất lượng nợ vay
Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản vay tín dụng không hoàntrả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ Đây là mộtchỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh của thể chế, nó tác động tới tất cả cáchoạt động tài chính của ngân hàng Để đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản nợ, NHNN
đã có hướng dẫn rõ trong thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại, mức trích,phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng
Nợ xấu:
Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà xuất hiện khả năngkhông thu hồi lại Các khoản nợ này phát sinh là do ngân hàng thẩm định thiếu chínhxác, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khảnăng thanh toán hoặc cố ý không trả nợ…Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét rủi rotín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay vàtiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua chỉ tiêu:
(i) Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu /Tổng dư nợ (từ nhóm 1 đến nhóm 5)
(ii) Tỷ lệ nợ xấu / Vốn chủ sở hữu
Trang 20(iii) Tỷ lệ nợ xấu / Quỹ dự phòng tổn thất
(iv)Tỷ lệ nợ xấu / Tổng giá trị tài sản đảm bảo
Tại thông tư 02/2013/TT-NHNN nợ xấu được là nợ thuộc nhóm nợ từ nhóm 3đến nhóm 5 Tỷ lệ này được xem là quan trọng nhất đánh giá nợ xấu của ngân hàngđang ở mức cao
Tình hình rủi ro mất vốn:
Tỷ lệ mất vốn=
Dư nợ mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo là các khoản nợ đã được xóa ở nội bảngnhưng vẫn tiếp tục theo dõi ngoại bảng để thu hồi, tuy nhiên, khả năng thu hồi được rấtthấp nên coi như là nợ mất vốn Tỷ lệ này phản ánh tỷ trọng nợ đã được xóa ở nộibảng trong kỳ báo cáo so với dư nợ trung bình kỳ báo cáo
Dư nợ trung bình kỳ báo cáo =
Khả năng bù đắp rủi ro:
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất cóthể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thể thực hiện được nghĩa vụ theocam kết Do đó, quỹ dựu phòng rủi ro được thành lập nhằm mục đích bù đắp chi phícủa ngân hàng khi xảy ra rủi ro để không làm ảnh hưởng đột biến đến chi phí của ngânhàng Để đanh giá việc trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng, ta sử dụng chỉ tiêu:
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD =
Dự phòng RRTD được trích lập bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòngchung Theo điều 12 và 13, thông tư 36/2014/TT-NHNN Tỷ lệ trích lập dự phòng cụthể đối với từng nhóm nợ như sau:Nhóm 1: 0%;Nhóm 2: 5%;Nhóm 3: 20%;Nhóm 4:50%; Nhóm 5: 100% Còn đối với tỷ lệ trích lập dự phòng chung được là Số tiền dựphòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1đến nhóm 4, trừmột số khoản được trong thông tư
Trang 21Tỷ lệ dự phòng RRTD cho ta biết cơ cấu nợ quá hạn thì nhóm nợ xấu, đặc biệt
là nợ nhóm 5 có chiếm tỷ trọng cao không Tỷ lệ càng cao hay số tiền trích lập DPRRcàng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp
+ Tùy theo mức độ rủi ro mà TCTD phải trích lập DPRR từ 0 đến 100% giá trịkhoản vay Như vậy nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỉ lệ này càngcao
Tỷ lệ xóa nợ = Nợ được xóa / Dư nợ BQ
+ Những khoản nợ khó đòi sẽ bị xóa và bù đắp bởi quỹ DPRRTD Như vậynếu1 ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt
Một số nhóm chỉ tiêu phân tán rủi ro:
Giới hạn cho vay tối đa đối với một nhóm khách hàng: Được quy định cụ thể tại
thông tư 36/2014/TT-NHNN về phân loại nợ các giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn tronghoạt động của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài Theo đó tại điều 13,Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn
tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụngđối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự cócủa ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Đối với TCTD phi ngân hàng: Tổngmức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự cócủa TCTD phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng vàngười có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng
Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác như: Dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất
trên tổng dư nợ; Phân tán rủi ro theo ngành kinh tế; Phân tán rủi ro theo khu vực địa lý
1.2 Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại
1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có
hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, và tối thiểu hoá những tác động bất lợicủa rủi ro Mục tiêu cao nhất của quản trị rủi ro trong lĩnh vực dịch vụ tài chính khôngphải là để ngăn chặn những người chấp nhận rủi ro mà là cho phép mọi người hiểu và
Trang 22quản lý rủi ro theo cách tối ưu những rủi ro mà họ có thể chấp nhận và tối ưu hóanhững thu nhập mà họ đã tạo ra.
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, xây
dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằmhạn chế và giảm thấp nợ xấu trong kinh doanh tín dụng nâng cao chất lượng và hiệuquả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM
Đối với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng, khi rủi ro xảy ra đều dẫn đếnnhững ảnh hưởng khó lường và hậu quả của chúng cũng không dễ dàng khắc phụctrong một thời gian ngắn Chính vì thế, quản trị rủi ro được coi là hoạt động trọng tâmtrong các tổ chức tài chính – ngân hàng bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồngnghĩa với việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả Mặt khác, nền kinh tế thị trường nếukhông chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới Do
đó, quản trị rủi ro là một nhu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển củangân hàng thương mại
1.2.2 Nguyên tắc và mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng.
1.2.2.1 Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng
- Chấp nhận và quản lý rủi ro cho phép (khẩu vị rủi ro): Bản thân hoạt động ngân
hàng luôn chứa đựng rủi ro, vì vậy một trong những nguyên tắc của ngân hàng là chấpnhận rủi ro Rủi ro là sự hiện hữu khách quan trong hoạt động tín dụng ngân hàng,ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn một mứcthu nhập phù hợp Bởi muốn loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng trong hoạt động ngânhàng là điều không thể Đây là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường
- Tính tương quan giữa mức độ rủi ro và thu nhập: Hoạt động tín dụng là hoạt động
gắn liền với rủi ro Cần xác định rằng muốn kinh doanh có lời bắt buộc phải đi đôi vớirủi ro Vệc chấp nhận rủi ro của ngân hàng không phải là thụ động mà là chấp nhậnmột cách chủ động, cụ thể trong nhiều trường hợp ngân hàng có thể chuyển nó thành
cơ hội thu lợi nhuận cho mình Việc chấp nhận mức độ, lựa chọn loại bỏ rủi ro tíndụng nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúngtrong quá trình quản trị rủi ro tín dụng
Trang 23- Nguyên tắc phân tán rủi ro: Chính là việc ngân hàng tiến hành chuyển hay san sẻ các
rủi ro không được phép Đây chính là việc ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục đầu
tư Ngân hàng thực hiện phân chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tíndụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khácnhau Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, nângcao thị phần, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro
- Tính phù hợp với chiến lược chung của Ngân hàng: Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng
cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển cũngnhư các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng Điều này sẽ tạo
sự phát triển đồng đều, hiệu quả, an toàn và bền vững trong hoạt động của ngân hàng
- Tính độc lập: Các rủi ro trong ngân hàng là độc lập nhau chính vì vậy phải có biện
pháp quản lý riêng rẽ, không được gộp các rủi ro để đưa ra cùng một phương phápđiều hành Cùng một loại rủi ro nhưng phải được sắp xếp, phân loại và quản lý theotừng nhóm nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý và tuân theo của pháp luật
- Tính liên tục: Rủi ro luôn hiện hữu trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Kinh tế phát triển kéo theo những sự thay đổi khó có thể dự đoán được Sự thay trongchính sách của chính phủ, sự biến động của nền kinh tế: lãi suất, tỷ giá, cung cầu thịtrường… Chính vì thế, việc quản lý rủi ro luôn phải đảm bảo theo kịp thay đổi của thịtrường
- Tính cần thiết:Cũng như các nguyên tắc khác, nguyên tắc này luôn phải có trong
quản lý rủi ro tín dụng Đặc biệt là khi đưa một sản phẩm mới ra thị trường Vì việctriển khai một sản phẩm mới luôn đòi hỏi ngân hàng phải chấp nhận một rủi ro rất lớn
để có thể mang lại kết quả tốt cho ngân hàng
Ngoài những nguyên tắc cơ bán trên, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng(Basel Commiee on Banking supervision - BCBS- là một ủy ban được thành lập gồmcác chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng từ năm 1974 bởi các Thống đốc Ngânhàng Trung ương của nhóm G10, tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngănchặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80) Vào năm 1988, Ủy banBasel đã giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn
Trang 24Basel (the Basel Capital Accord) còn được gọi là Basel I Hiệp ước Basel I cung cấpnội dung cơ bản về khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%.Năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới nhưng vẫn có khá nhiều điểmhạn chế so với xu thế phát triển của hệ thống các ngân hàng Ngày 26/6/2004, bảnHiệp ước quốc tế về vốn Basel mới chính thức được ban hành và còn được gọi là Hiệpước Basel II với khung đo lường mới, nhằm bổ sung những hạn chế của Basel I
Theo đó, Ủy ban Basel đã ban hành những văn bản cụ thể, đưa ra nhữngnguyên tắc quản trị thích ứng với mỗi lọai rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng Cácnguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng của ủy ban Basel lần đầu được ghi nhận trong bảnNguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng với các nội dung cơ bản của nguyên tắc quản trị rủi
ro tín dụng theo tinh thần của Ủy ban Basel gồm 16 nguyên tắc chia thành 4 nhóm nhưsau [Basel Commiee on Banking Supervision (Basel September 2000), Principles forthe Management of Credit Risk]:(1) Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp,(2)thực hiện cấp tín dụng lành mạnh,(3) duy trì một quá trình quản lý, đo lường vàtheo dõi phù hợp (4)Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:
1.2.2.2 Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng.
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổchức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro Các mô hìnhnày được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong quá trìnhquản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh mộtcách có hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lậpcác giới hạn hoạt động an toàn cũng như các trong quản lý rủi ro tín dụng nhằm pháthiện và đối phó kịp thời khi có rủi ro xảy ra
Các NHTM tổ chức phương thức quản trị rủi ro tín dụng theo hai mô hình phổbiến, đó là mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tíndụng phân tán Các NHTM nhà nước gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribankthường áp dụng mô hình quản trị phân tán, theo đó các chi nhánh được phép xây dựng
cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro theo mô hình của hội sở chính Hội sở chính thực hiệnchức năng xây dựng cơ chế, chính sách và giám sát từ xa Các NHTM cổ phần tổ chứcphương thức quản trị rủi ro tín dụng theo mô hình tập trung, theo đó hội sở chính vừa
Trang 25xây dựng cơ chế, chính sách vừa trực tiếp giám sát, quản trị các rủi ro tín dụng và cácrủi ro khác liên quan Trong quá trình vận hành, mô hình quản trị rủi ro tín dụng tậptrung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán có các điểm mạnh và điểm yếuriêng Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủyban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thịtrường, công nghệ, con người, mô hình các NHTMVN khuyến nghị nên áp dụng môhình quản lý rủi ro tập trung
Theo mô hình tập trung, Ngân hàng thiết lập hoạt động quản lý rủi ro ở cấp
lãnh đạo để quyết định các vấn đề tập trung tại hội sở chính:
- Hội đồng quản trị: chịu trách nhiệm giám sát ban điều hành trong việc quản lý rủi ro,
chịu trách nhiệm cuối cùng về việc đảm bảo thiết lập và duy trì hệ thống kiểm tra,kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả, phê duyệt các chiến lược, chính sách quản lýrủi ro
- Ban điều hành: Thực hiện các chỉ đạo của HĐQT, bao gồm thực hiện các chiến lược,
thiết lập và vận hành hệ thống quản lý rủi ro, xây dựng quy trình xác định, đo lường,giám sát và kiểm soát rủi ro
- Ủy ban quản lý rủi ro: Đề ra chính sách quản lý rủi ro về tình trạng và mức độ rủi ro
của từng ngân hàng trong từng mặt hoạt động, duy trì hệ thống quản trị rủi ro thậntrọng, phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng
Tách bạch bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng:
- Tại hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý
tín dụng trên cơ sở phân đinh trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩmđịnh, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng
- Tại chi nhánh: Để hạn chế rủi ro tín dụng, phải tiến hành tách các bộ phận: chức
năng bán hàng, chức năng phân tích tín dụng( phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giákhách hàng ) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu
nợ, thu lãi )
Trang 26Ngoài ra, phải xây dựng hệ thống thông tin tập trung tại Hội sở chính: Mô hìnhQLRR tập trung sẽ tạo nên các kênh liên lạc có hiệu qủa bảo đảm rằng các thông tinđược trao đổi thông suốt theo chiều lên, chiều xuống, chiều ngang giữa các phòng ban.Tất cả các bộ phận và cán bộ đều có thẩm quyền có đủ thông tin cần thiết cho quá trình
ra quyết định
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán: Mô hình này chưa có sự tách bạch
giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp Trong đó, phòng tín dụng củangân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn
bị cho một khoản vay Điểm mạnh của mô hình này là gọn nhẹ với cơ cấu tổ chức đơngiản, tuy nhiên lại nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu Hơnnữa, việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa nên chỉ dựa trên sốliệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng
Tại Việt Nam, một trong những hệ thống quản trị rủi ro được một số ngân hàng
áp dụng thành công và được các chuyên gia quốc tế khuyến nghị áp dụng rộng rãi là
mô hình 3 tuyến phòng thủ và quản trị rủi ro toàn hàng (Phụ lục 1)
1.2.3 Nội dung quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại được thể hiệntóm tắt qua sơ đồ như sau:
Trang 27Sơ đồ 1.2: Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Nhận biết rủi ro:
Đây được coi là bước đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngânhàng Nhận biết rủi ro được xét trên hai góc độ: (Về phía ngân hàng): rủi ro tín dụng sẽđược phản ánh rõ nét qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu vàDPRR (Về phía khách hàng): Khi khách hàng có những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, ngânhàng cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để ứng phó kịp thời
Các nội dung chủ yếu trong giai đoạn nhận biết rủi ro gồm có:
(i) Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: để nhận biết những nguy cơ rủi ro phátsinh từ quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, ngành nghề, loại tiền…
(ii)Phân tích đánh giá khách hàng: nhằm phát hiện những nguy cơ rủi ro trong từngkhách hàng và từng khoản nợ cụ thể Phân tích đánh giá khách hàng là cả một quátrình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các thông tin từ phía khách hàng, tiếnhành phân tích, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay
Đo lường rủi ro
Các ngân hàng có thể đo lường rủi ro khoản vay thông qua các mô hình chođiểm tín dụng, mô hình điểm số Z , và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II.Nếu các mô hình cho điểm tín dụng đánh giá rủi ro của khách hàng trên cơ sở chođiểm doanh nghiệp đó, xem doanh nghiệp đang ở các mức rủi ro nào thì theo Basel II
có thể tính được tổn thất dự kiến (EL – là mức tổn thất trung bình có thể tính được từcác số liệu thống kê trong quá khứ, đây là mức tổn thất ngân hàng kỳ vọng sẽ xảy ratrong một khoảng thời gian) Như vậy, nếu mỗi món vay được xem là một phép thử và
có số liệu đầy đủ, chúng ta có thể xác định một cách tương đối chính xác xác suất rủi
Trang 28ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kì, từng loại hình tín dụng, từnglĩnh vực đầu tư
Còn đối với RRTD tổng thể, ngân hàng có thể đo lường qua việc tính toán cácchỉ tiêu như quy mô dư nợ, cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hệ số rủi ro tíndụng, dự phòng rủi ro… Đặc biệt, hai chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu sẽ phản ánh
rõ nét rủi ro của ngân hàng
(iii)Quản lý danh mục cho vay và phân tán rủi ro: Ngân hàng phải thường xuyên phântích và theo dõi danh mục tín dụng để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi roxảy ra Để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, các ngân hàng cần xây dựngmột hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kì và đặc biệt
Báo cáo định kì có thể bao gồm các báo cáo liên quan đến các nội dung sau:Nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lớn nhất; Phân tíchdanh mục tín dụng …Ngoài ra, ngân hàng cũng phải thực hiện việc phân tán rủi robằng việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đối tượng kháchhàng và loại tiền…nhằm tránh những tổn thất cho ngân hàng thương mại
Kiểm soát và xử lý rủi ro
i Kiểm soát rủi ro: nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể
phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trongngân hàng tuân thủ các của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo
Trang 29mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng Kiểm soát rủi ro tín dụng baogồm kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.
Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách,thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, kiểm tra
tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan
Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểmtra quá trình giải ngân, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mụcđích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay…
Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tíndụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng
ii Xử lý rủi ro: Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ
chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu giải quyết Bộ phận này sẽ thực hiện rà soát khoảnvay, lập phương án gặp gỡ khách hàng để tìm hướng khắc phục thông qua các hìnhthức như: gia hạn nợ, chứng khoán hoá các khoản nợ Nếu khách hàng chấp thuận thựcthi phương án khắc phục thì khoản nợ đó sẽ được chuyển sang hình thức theo dõi nợbình thường, còn không sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu Hiện nay, đang tồn tạihai loại hình xử lý nợ: Một là, hình thức xử lý khai thác: bao gồm cho vay thêm, bổsung tài sản bảo đảm, chuyển nợ quá hạn, thực hiện khoanh nợ xoá nợ, chỉ định đạidiện tham gia quản lý doanh nghiệp Hai là, hình thức xử lý thanh lý : bao gồm xử lý
nợ tồn đọng (bao gồm nợ tồn đọng có TSBĐ, và không TSBĐ), thanh lý doanhnghiệp, khởi kiện, bán nợ, sử dụng DPRR và sự trợ giúp của Chính phủ
1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại nước ngoài
Ở Trung Quốc: để phòng ngừa và xử lý RRTD, Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc đã ban hành hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay số 98 ( 2002 ) vàcông văn số 463 (2005 ), theo đó, các khoản tín dụng được phân thành 5 nhóm: Nợ đủtiêu chuẩn ( nhóm 1 ), nợ cần chú ý ( nhóm 2 ), nợ dưới tiêu chuẩn ( nhóm 3 ), nợ nghingờ ( nhóm 4 ), nợ có khả năng mất vốn ( nhóm 5 ) Việc trích lập dự phòng tổn thấtcho vay bao gồm: Dự phòng chung được trích hàng tháng và xác định bằng 1% số dưcuối kỳ; dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản
Trang 30thế chấp vào cuối tháng NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dư các khoản tíndụng với tỷ lệ như sau: Nhóm 1: 0%, nhóm 2: 2%, nhóm 3: 25%, nhóm 4: 50%, nhóm5: 100%.
Để thực hiện quản lý nợ xấu, Trung Quốc đã thành lập 4 công ty quản lý nợ(AMCs ) với vốn điều lệ khoảng 5 tỷ USD ( tương đương với 1% tổng nợ xấu của hệthống NHTM Trung Quốc hiện nay ).Đây là một con số rất nhỏ so với tổng nợ xấu,dẫn đến khó khăn trong hoạt động của AMCs Năm 1999, khi một khối lượng nợ bằng
170 tỷ USD được chuyển giao cho AMCs, để đảm bảo nguồn vốn cân bằng với khốilượng nợ chuyển sang, AMCs phải vay từ NHTW 67 tỷ USD và phát hành trái phiếutrị giá 108 tỷ USD Kết quả là đến tháng 03 năm 2004, AMCs xử lý được 63,9 tỷUSD, trong đó trong đó một bộ phận nợ được chuyển thành vốn chủ sở hữu (12,87 tỷUSD) Nhưng thực ra, nợ xấu được xử lý chủ yếu bằng cách sử dụng dự phòng rủi ro đểxóa các khoản nợ không đủ khả năng thu hồi, phần thu được của khách hàng gần nhưkhông đáng kể
Có thể thấy rằng AMCs ở Trung Quốc chỉ có tác dụng làm sạch bảng cân đốitài sản của các NHTM quốc doanh trước mắt, trong ngắn hạn để giúp chúng hấp dẫnhơn trong mắt nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, trong khi nguồn gốc sâu
xa của vấn đề nợ khó đòi vẫn còn đó, chưa được giải quyết triệt để
Ở Nhật Bản: Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, công nghệ quản lý rủi ro nói
chung và quản lý RRTD nói riêng của họ đã quan tâm phát triển từ hơn 10 năm vềtrước
Ngân hàng Phát triển Nhật Bản đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại để quản lýRRTD như xây dựng mô hình kinh tế xếp loại khách hàng rất chi tiết cụ thể: Xây dựngmột quy trình và các nội dung rất chi tiết cần xem xét chi tiết khi cho vay như: Nhữngđiều đặc biệt cần chú ý đối với CBTD, đó là làm thế nào để thu thập được các số liệucần thiết cho phân tích tín dụng, phân tích tín dụng như thế nào, Yêu cầu khách hàngcung cấp thông tin như thế nào, Phân tích doanh nghiệp về các mặt như tình hình tàichính qua các hệ số tài chính
Ở Mỹ: Dựa vào các nghiên cứu về 9 đơn vị cho vay thành công ở Mỹ, rút ra được
những kinh nghiệm trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả như sau:
Trang 31- Các đơn vị cho vay hiệu quả thường nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợpvới bên đi vay Đa số những đơn vị cho vay đều cố gắng để thiết lập một mối quan hệlâu dài với khách hàng của họ và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ Kết quả lànhững người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và cóđược lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có đượcmột nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng
Các đơn vị cho vay hiệu quả thường căn cứ nhiều hơn vào việc đánh giá tìnhtrạng của từng bên vay hơn là vào phương pháp và công thức tự động ví dụ như chấmđiểm tín dụng Chấm điểm tín dụng, căn cứ vào công thức sẵn có để đo lường và tiênđoán về mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng, được thiết kế để cải tạo quy trìnhthẩm định khoản vay
- Các đơn vị cho vay hiệu quả thường tập trung quyết định cho vay để đảmbảo tính thống nhất và kiếm soát
- Các đơn vị cho vay hiệu quả đều nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn
là việc kiểm soát khoản vay Họ tin rằng việc cắt giảm hoặc làm tất trong quy trìnhthẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽkhông đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bịquá hạn
- Các đơn vị cho vay hiệu quả nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu vàtránh việc thu hồi nợ Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuôícùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việctiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là tất toán tài sản
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Từ kinh nghiệm của một số nước ở trên, trong quản lý RRTD có thể rút ra một sốbài học kinh nghiệm chung để nâng cao hiệu quả quản lý RRTD cho các NHTM, đólà:
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý
rủi ro theo thông lệ quốc tế
Trang 32Thứ hai, áp dụng các biện pháp giải quyết linh hoạt đối với các khoản nợ có dấu
hiệu quá hạn hoặc đã quá hạn
Thứ ba, cơ cấu lại đi đôi với tăng cường sự liên kết trong hệ thống để nâng cao
khả năng tự đề kháng của các NHTM
Thứ tư, cần trao đổi thường xuyên giữa khách hàng với ngân hàng về tình hình
kinh doanh, các cơ hội cũng như thách thức có thể gặp phải
Thứ năm, xây dựng các mô hình xếp hạng khách hàng một cách cụ thể.
Thứ sáu, có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để ban lãnh đạo có thể
đo lường RRTD phát sinh trong các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán Hệthống thông tin quản lý cần cung cấp đủ thông tin về cơ cấu của danh mục tín dụng để
có thể nhận dạng các RRTD do tập trung vào một ngành, một lĩnh vực và một đốitượng nhất định
Thứ bảy, có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có nguy cơ giảm
giá và có vấn đề, quản lý các khoản cho vay có vấn đề và các tình huống xử lý tươngtự
Thứ tám, gia tăng tài sản đảm bảo tiền vay bằng nhiều hình thức để kiểm soát
dòng vốn tín dụng quay về và đảm bảo có nguồn thứ cấp thu hồi nợ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Với ý nghĩa hình thành khung lý thuyết cho toàn bộ khóa luận, chương 1 đã tậphợp những lý luận căn bản nhất về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngânhàng thương mại Những nội dung đã được giải quyết trong chương 1 gồm có:
Thứ nhất, tập hợp những lý luận căn bản nhất về rủi ro tín dụng tại ngân hàngthương mại: Khái niệm, phân loại rủi ro tín dụng, các dấu hiệu nhận biết, cũng như cácnguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Thứ hai, tập hợp những lý luận căn bản về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàngthương mại Khóa luậnđã đề cập việc quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc quản trị và
Trang 33mô hình rủi ro tín dụng tại NHTM, nhấn mạnh nội dung thực hiện quản trị rủi ro tíndụng Để hình thành cơ sở cho phần phân tích thực trạng ở chương 2, trong chương 1,luận án cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trên hai góc
độ chủ quan (từ bản thân ngân hàng thương mại) và khách quan (từ các điều kiện môitrường) Bên cạnh đó luận án cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá mặt định tính và địnhlượng đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Thứ ba, Những nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng ở các quốc gianhư Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đã được phân tích dưới góc độ là kinh nghiệm chohoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng Việt Nam Từ đó, chương 1 củaluận án đã chỉ ra các bài học khái quát cho các ngân hàng thương mại Việt Nam Đây
là những bài học có ý nghĩa quan trọng cho sự hoàn thiện và phát triển hoạt động quảntrị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới
Trang 34CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV- CHI
NHÁNH HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội là một trong cácchi nhánh của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Do đó quá trình hình thành
và phát triển gắn liền với lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam Là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rấtđỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc ViệtNam
- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trựcthuộc bộ tài chính
- Ngày 24/06/1981: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam,trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Ngày 18/11/1994 : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ) Từtháng 12/1994 chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại
- Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam
- 24/01/2014 Chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố HồChí Minh
- 23/05/2015 Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB)được sáp nhập vào hệ thống BIDV
Đến ngày 25/11/2015, BIDV đã có 180 chi nhánh và 798 phòng giao dịch, hàngnghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.Chi nhánh BIDV Hà Nội có địachỉ tại số 4b Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Là một trong những chi nhánhhoạt động hiệu quả và ổn định trong hệ thống, đóng ghóp một phần lớn trong chặngđường phát triển làm nên thương hiệu của BIDV
Trang 35Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức chung tại chi nhánh của BIDV
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức tại BIDV chi nhánh Hà Nội:
Phòng quản trị tín dụng
Các phòng giao dịch khách hàng
Các phòng giao dịch khách hàng
Phòng/Tổ quản
lý và dịch vụ kho quỹ
Phòng/Tổ quản
lý và dịch vụ kho quỹ
Khối quản lý nội bộ
Khối quản lý nội bộ
Phòng tổ chức nhận sự
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng kế hoạch tổng hợp
Tổ điện toán
Khối trực thuộc
Các phòng giao dịch
Các phòng giao dịch
BAN GIÁM ĐỐC
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng quản trị tín dụng
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng dịch vụ khách hàngKhách hàng doanh nghiệp
Khách hàng doanh nghiệpKhách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân
Phòng tổ chức nhân sự
Phòng tổ chức nhân sự
Phòng dịch vị kho quỹ
Phòng dịch vị kho quỹ
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng kế hoạch tổng hợp
phòng giao dịchphòng giao dịch
Trang 36- Ban Giám Đốc: Ban Giám đốc bao gồm giám đốc và các Phó giám đốc, do Hội
đồng Quản trị BIDV bổ nhiệm
- Phòng quan hệ khách hàng: QHKH cá nhân và QHKH Doanh nghiệp
+ Tại chi nhánh Hà Nội, phòng QHKH được chia thành 2 loại: Phòng với đốitượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn (bao gồm phòng quan hệ khách hàng 1,2,3)
và đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân
+ Nhiệm vụ của các phòng QHKH là giống nhau đối với khách hàng là doanhnghiệp, còn khách hàng cá nhân thuộc phòng khách hàng cá nhân và phòng giao dịch.Nhiệm vụ của các phòng được phân định rõ ràng, chặt chẽ trong công tác tiếp thị vàphát triển quan hệ khách hàng cũng như trong công tác tín dụng
- Phòng Quản lý rủi ro: Trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, tiến hành tham
mưu, đề xuất xây dựng các , biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, trình lãnh đạo cấp tíndụng, bão lãnh cho khách hàng, phối hợp giữa các phóng để phát hiện, xử lý các khoản
nợ có vấn đề Các nhiệm vụ khác trong công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tácnghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO và công tác kiểm tranội bộ
- Phòng quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay,
bão lãnh đối với khách hàng theo ; thực hiện trích lập dự phòng theo kết quả phân loại
nợ của phòng khách hàng; quản lý thông tin khách hàng; một số chức năng khác
- Phòng dịch vụ khách hàng: bao gồm phòng DVKH Doanh Nghiệp và phòng
DVKH cá nhân Trong quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, hỗ trợ kháchhàng thực hiện các dịch vụ liên quan Có trách nhiệm tham gia thực hiện các tácnghiệp về quản lý thông tin khách hàng thep
- Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý
kho và xuất nhập quỹ
- Phòng tổ chức nhân sự: là đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc và
triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chinhánh
- Phòng kế hoạch tổng hợp: Chịu trách nhiệm trong công tác kế hoạch - tổng
hợp và công tác nguồn vốn
Trang 37- Phòng giao dịch: Là đại diện theo ủy quyền của chi nhánh để thực hiện việc
cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng, xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong giaodịch với khách hàng
Giám đốc chi nhánh cụ thể quy trình phối hợp giữa các phòng tại trụ sở chính vàcác phòng giao dịch phù hợp với quy chế điều hành của giám đốc và tình hình thực tếcủa chi nhánh Chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các phòng do Giám đốcchi nhánh tại QĐ số 624/QĐ-BIDV.HN ban hành ngày 04/05/2015
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội
Giai đoạn 2013-2015 kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, theo chiều hướng suygiảm, tuy có những dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn có tác động nhất định tới nền kinh tếViệt Nam Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vựcngân hàng trong thời gian này được đánh giá là sôi động nhất từ truđến nay Do đó đặt
ra thách thức rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế và đầu tư toàn xã hội, khi mà có sựảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia vào nềnkinh tế Đứng trước giai đoạn này, BIDV Hà Nội đã thể hiện được đúng với bản chấtcủa một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, khi mà kết quả kinh doanh luôndiễn biến theo chiều hướng tích cực trong những năm gần đây
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2013-2015 (Tỷ đồng)
Trang 38Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng vốn huy
động
Nguồn: Báo cáo tại BIDV chi nhánh Hà Nội
Vốn huy động là tiền đề để một ngân hàng khẳng định vị thế kinh doanh củamình, là nguồn để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh Vốn huy động có quy
mô càng lớn thì càng có khả năng mở rộng quy mô cho khách hàng sử dụng vốn, từ đóđem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng
Trong giai đoạn 2013-2015, tổng vốn huy động tại Chi nhánh Hà Nội có xuhướng tăng mạnh Năm 2013, với tổng vốn huy động là 10.222 tỷ đồng, sang năm
2014, số vốn này đã tăng thêm 23,5% lên mức 12.624 tỷ đồng Đặc biệt trong năm
2015, với mức tăng rất mạnh, vốn huy động tính đến ngày 31/12/2015 đến mức 20.775
tỷ đồng, tăng thêm 64,6 % so với năm 2015 Tiền gửi vốn là kênh đầu tư an toàn nhấttrong tất cả các kênh Do vậy, nó có xu hướng gia tăng khi dân chúng luôn thận trọngvới các kênh đầu tư khác Biểu hiện rõ nhất là lượng tiền gửi tăng mạnh trong năm
2015, khi mà nên kinh tế bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ kinh tế thế giới cũng như sựbiến động mạnh của nền kinh tế trong nước
Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn, lượng tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm đa số
so với không kỳ hạn, khi mà lãi suất có xu hướng giảm, lượng tiền nhàn rỗi trong nềnkinh tế vẫn còn rất lớn, nhu cầu của người dân vẫn luôn thiên về hướng đầu tư bằngkênh an toàn Tuy nhiên,lượng tiền gửi không kỳ hạn qua 3 năm 2013-2015 lại có xuhướng tăng mạnh hơn tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn chỉ tăng từ 8.060 tỷ lên11.742 tỷ trong giai đoạn 2013-2015, trong đó chỉ có sự tăng mạnh của kỳ hạn dưới 12tháng Điều này chứng tỏ kênh gửi tiền ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế., Chi nhánh cầnkhai thác tốt hơn nữa lượn tiền nhàn rỗi trong nề kinh tế
Trang 39Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn (Tỷ đồng)
Nguồn: Theo báo cáo tại BIDV chi nhánh Hà Nội 2.1.2.2 Về hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả hay không là cơ sở để đánh giá vị thế củamột ngân hàng Việc dùng vốn để đầu tư sinh lợi là lẽ sống của bất cứ một ngân hàngnào Do vậy, để sử dụng vốn một cách có hiệu quả, BIDV tăng cường tập trung cácgiải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng trong tín dụng, đầu tư hay các dịch
vụ cung cấp cho khách hang luôn đi đôi với an toàn và kiểm soát chất lượng, hướngnguồn vốn vào lĩnh vực sản xuất, sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiêntheo định hướng của Chính phủ, NHNN, mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế
Trang 40Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ tín dụng năm 2013-2015
(Tỷ đồng)
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000
T ng d n giai đo n 2013-2015 ổng dư nợ giai đoạn 2013-2015 ư nợ giai đoạn 2013-2015 ợ giai đoạn 2013-2015 ạn 2013-2015
Nguồn: Theo báo cáo tại BIDV chi nhánh Hà Nội
Trong giai đoạn 2013 - 2014, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn bị phủ bóng bởi sự ảmđạm, bế tắc và nguy cơ đổ vỡ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thấp, lạm phát vẫn
ở mức cao, thị trường cứng khoán chưa thực sự khởi sắc… Trong bối cảnh đó, ngànhngân hàng cũng chịu ảnh hưởng rất lớn Do đó tăg trưởng tín dụng chưa thực sự khởisắc Năm 2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 4,6%, tăng từ 5478 tỷ đồng lên 5729 tỷđồng Sang đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 26,53%, tăng thêm 1521 tỷđồng