1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ ĐẶNG XÁ, HUYỆN GIA LÂM, TP. HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 2020

70 835 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 533 KB
File đính kèm ĐẶNG XÁ -GL-HN.rar (1 MB)

Nội dung

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, trên cơ sở định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành trên địa bàn xã Đặng Xá đã tôi đề xuất ra phương án “Quy hoạch sử dụng đất xã Đặng Xá – huyện Gia Lâm – TP. Hà Nội giai đoạn 2013 2020” phù hợp với thực trạng của xã. Phương án quy hoạch đất đai cấp xã là phương án quy hoạch chi tiết cụ thể hoá từng hạng mục đất giúp cho các nhà quản lý có cơ sở vững chắc để quản lý đất đai chặt chẽ hơn.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ ĐẶNG XÁ,

HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THU THỦY

Chuyên ngành đào tạo: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN THỊ VÒNG

Địa điểm thực tập : UBND xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm,

Thành phố Hà Nội

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứuthực sự của cá nhân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiếnthức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướngdẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Vòng

Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực, cácnhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có

Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, được sự quan tâm của

Bộ môn Quy hoạch đất đai – Khoa Tài Nguyên & Môi trường, Trường ĐHNN

Hà Nội dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Vòng, tôi đã tiến

hành nghiên cứu đề tài “Quy hoạch sử dụng đất xã Đặng Xá – huyện Gia

Lâm – TP Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020”.

Đến nay, tôi đã hoàn thành đề tài, để có được kết quả này ngoài sự nỗ lựccủa bản thân còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Tàinguyên & Môi trường, sự động viên của gia đình, bạn bè cùng các cán bộ phòngĐịa chính UBND xã Đặng Xá – huyện Gia Lâm – Hà Nội đã giúp đỡ tạo điềukiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Với lòng biết ơn vô hạn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thànhnhất tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Vòng và các thầy cô giáo trong khoa Tàinguyên - Môi trường - Trường ĐHNN Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và hướng dẫntôi; các cán bộ phòng Địa chính UBND xã Đặng Xá – huyện Gia Lâm – TP HàNội đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, độngviên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Hà nội, ngày 26 tháng 04 năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.2 Mục đích, yêu cầu

1.2.1 Mục đích

1.2.2 Yêu cầu

PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất:

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất:

2.1.3 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác

2.2 Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

2.2.1 Những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

2.2.2 Những căn cứ pháp lý và kỹ thuật của quy hoạch sử dụng đất xã Đặng Xá - huyện Gia Lâm – TP Hà Nội

2.3 Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ

2.4 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước:

2.4.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất tại một số nước trên thế giới

2.4.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam:

Trang 5

2.5 Tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của TP Hà Nội

và huyện Gia Lâm

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đặng Xá

3.1.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất và tiềm năng đất đai

3.3.3 Xây dựng phương án quy hoạch

3.3.4 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất

3.3.5 Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu:

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

3.4.2 Phương pháp thống kê

3.4.3 Phương pháp điều tra khảo sát

3.4.4 Phương pháp bản đồ

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường

4.2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai

4.2.1 Tình hình quản lý đất đai

4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất

4.3 Đánh giá tiềm năng đất đai:

4.3.1 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp

Trang 6

4.3.2 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ

cấu sử dụng đất

4.4 Phương án quy hoạch sử dụng đất

4.4.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch

4.4.2 Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch:

4.4.3 Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng dất đai cho nhu cầu sử dụng đất

4.4.4 Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp

4.4.5 Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

4.5 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội:

4.5.1.Đánh giá tác động về kinh tế:

4.5.2 Đánh giá tác động về xã hội:

4.5.3 Hiệu quả môi trường

4.6 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất

4.6.1 Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích

4.6.2 Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng:

4.7 Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

4.7.1 Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đến từng năm

4.8 Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

4.8.1 Biện pháp quản lý Nhà nước

4.8.2 Biện pháp thủy lợi

4.8.3 Biện pháp vốn đầu tư

4.8.4 Biện pháp giống và tiến bộ kỹ thuật

4.8.5 Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các cấp

Trang 7

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

5.2 Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐGHN : Địa giới hành chính

GCN : Giấy chứng nhận

GPMB : Giải phóng mặt bằng

HTXDV: Hợp tác xã dịch vụ

KĐT : Khu đô thị

QSDĐ : Quyền sử dụng đất

TP : Thành phố

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Hiện trạng dân số các thôn trên địa bàn xã

Bảng 4.2: Dự báo dân số của các thôn

Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu cấp đất ở của các thôn trên địa bàn xã

Bảng 4.4: Quy hoạch khu vực cấp đất ở mới:

Trang 10

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên của mỗi quốc gia, là nguồn lực quan trọngcho các ngành sản xuất để tạo ra sản phẩm nhằm nuôi sống con người Trongsản xuất Nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không gì có thể thay thếđược, còn đối với các ngành sản xuất khác đất đai cũng không kém phần quantrọng như làm cơ sở để xây dựng các công trình sản xuất kinh doanh, văn hoá

xã hội, an ninh quốc phòng, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinhtế…Chính vì vậy việc sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai đểmang lại lợi ích cho con người là hết sức cần thiết

Đất đai là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống Mọi hoạtđộng của sinh vật nói chung và con người nói riêng đều diễn ra trên một đơn

vị đất đai nào đó.Trong quá trình sản xuất con người tác động vào đất đai tạo

ra của cải vật chất nên có thể nói đất đai là một tư liệu sản xuất Nhưng khônggiống với bất kỳ một tư liệu sản xuất nào, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn

về không gian và diện tích, có vị trí cố định trong không gian, không thể didời theo ý muốn chủ quan của con người Do đó đã tạo ra sự khác biệt về giátrị kinh tế và phi kinh tế giữa các mảnh đất nằm ở các vị trí khác nhau Đấtđai đã trở thành tư liệu không thể thay thế được

Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam 1992 đã quy định

“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch

và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”

Điều 7 luật đất đai 2003 quy định “ Nhà nước thực hiện quyền đại diệnchủ sở hữu toàn dân về đất đai”…

Quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phân bổ việc sử dụng nguồn tàinguyên đất được tốt hơn Quy hoạch sử dụng đất đai phải được thực hiện tuần

tự từ tổng thể đến chi tiết đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về đất

Trang 11

đai.Thông qua việc thực hiện thống kê đầy đủ và chính xác đất đai về sốlượng và chất lượng, dựa vào các số liệu thống kê về đất đai hàng năm, dựbáo dân số…cũng như nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành mà lập dự báonhu cầu sử dụng đất trong tương lai, từ đó đưa ra các phương án quy hoạch sửdụng đất và báo cáo về quỹ đất, đồng thời đề ra các biện pháp để thực hiệnphương án quy hoạch cho thời gian trước mắt cũng như về lâu dài.

Khi quy hoạch có sự sắp xếp bố trí lại từng thành phần lãnh thổ nhưngphải tuân theo nguyên tắc các đối tượng được bố trí lại phải được nằm trongmối quan hệ hợp lý mới phát huy được các tác dụng và có hiệu quả

Chính sách đất đai là một phần trong chính sách chung của nhà nướcnhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai Nó có vai trò thúc đẩy hoànthành các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra Hiện nay dưới sự tácđộng mạnh mẽ của sự đổi mới của nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước thì những phương án quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho các cấp, các ngành tiến hành bố trí ,

sử dụng đất sao cho hợp lý nhất, tiết kiệm và có hiệu quả nhất…

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thànhphố Hà Nội Qua điều tra nghiên cứu tôi nhận thấy rằng ngoài những mặt tíchcực thì vẫn còn tồn tại về công tác thực hiện quy hoạch như việc hoạch địnhquy hoạch kế hoạch đất đai lâu dài nhưng chưa được thực hiện Chính sáchquản lý đất đai chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan Đócũng là thực trạng chung của công tác quản lý đất đai của nước ta hiện nay…

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, trên cơ sở định hướngchiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát

triển các ngành trên địa bàn xã Đặng Xá đã tôi đề xuất ra phương án “Quy

hoạch sử dụng đất xã Đặng Xá – huyện Gia Lâm – TP Hà Nội giai đoạn

2013 - 2020” phù hợp với thực trạng của xã Phương án quy hoạch đất đai cấp

Trang 12

xã là phương án quy hoạch chi tiết cụ thể hoá từng hạng mục đất giúp cho cácnhà quản lý có cơ sở vững chắc để quản lý đất đai chặt chẽ hơn.

Trang 13

PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất:

2.1.1 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất:

Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội đặc thù Đây

là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệthống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các biện phápphân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội Từ trước tới nay có rất nhiều quan điểm về quy hoạch sử dụng đất Cóquan điểm cho rằng: quy hoạch sử dụng đất chỉ tồn tại đơn thuần là biện pháp

kỹ thuật, thông qua đó chúng ta thực hiện nhiệm vụ đo đạc bản đồ, giao đấtcho các các đơn vị sử dụng đất Hoặc cho rằng bản chất của quy hoạch đất đaidựa vào quyền phân bố của Nhà nước, chỉ đi sâu vào tính pháp lý của quyhoạch sử dụng đất Như vậy, nội dung của quy hoạch sử dụng đất như nộidung đã nêu trên là chưa đấy đủ bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, làđối tượng của các mối quan hệ trong sản xuất Nếu chỉ hiểu quy hoạch sửdụng đất là biện pháp kỹ thuật thì quy hoạch sẽ không mang lại hiệu quả cao

và không có tính khả thi, có khi nó còn thể hiện rõ hơn mặt trái của vấn đề làkìm hãm sự phát triển của xã hội

Bản chất của quy hoạch sử dụng đất không thuộc hình thức kỹ thuậtđơn thuần cũng không thuộc hình thức pháp lý chuyên biệt mà quy hoạch sửdụng đất là sự thống nhất giữa yêu cầu về mặt kỹ thuật, tính hiệu quả về kinh

tế và mang giá trị về pháp lý Các yếu tố này có quan hệ gắn kết với nhau tạonên sự hoàn thiện của quy hoạch

Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹthuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có

Trang 14

hiệu quả cao thông qua việc phân phối và phân phối lại quỹ đất trong cả nước.

Tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường

Quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất cấp xã nóiriêng phải căn cứ và điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, căn cứ vàohiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai và mục tiêu phương hướngphát triển, tận dụng các nguồn nhân lực của địa phuwong để đưa ra các biệnpháp sử dụng đất đai phù hợp, hiệu quả, khoa học và có tính khả thi cao

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất:

Nội dung và phương pháp nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất rất đadạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên, điềukiện kinh tế - xã hội

Kết hợp bảo vệ đất và bảo vệ môi trường cần đề ra nguyên tắc đặc thù,riêng biệt về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được pháthiện, tùy theo từng điều kiện và từng mục đích cần đạt được, như vậy đốitượng của quy hoạch sử dụng đất là:

- Nghiên cứu quy luật về chức năng chủ yếu của đất như một tư liệusản xuất chủ yếu

- Đề xuất các biện pháp sử dụng đất phù hợp, có hiệu quả cao, kết hợpvới bảo vệ đất và bảo vệ môi trường của tất cả các ngành

2.1.3 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch

khác

2.1.3.1 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệutiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độphương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu

Trang 15

của quy hoạch sử dụng đất là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điềukiện tự nhiên, kinh tế, xa hội mà điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụngđất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất thống nhất và hợp lý Nhưvậy, quy hoạch sử dụng đất cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

xã - hội và nội dung của nó được điều hòa, thống nhất với quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội

2.1.3.2 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo và chiến lược

dài hạn sử dụng đất

Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về pháttriển kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất và các mối quan hệ sản xuất Trong quy hoạch sử dụng đất cảnước và quy hoạch sử dụng đất các cấp đều giải quyết chung một nhiệm vụ

là sử dụng hợp lý quỹ đất gắn liền với việc phân bổ lực lượng sản xuất theonguyên tắc từ trên xuống và ngược lại, sẽ chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện theochiều từ dưới lên

Quy hoạch sử dụng đất phải dựa theo dự báo và chiến lược dài hạn sửdụng đất đai, có như vậy quy hoạch sử dụng đất mới khai thác được triệt đểtải nguyên thiên nhiên và đi theo quỹ đạo của nó Dự án thiết kế về cơ sở hạtầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tính khả thi cho đồ ánquy hoạch sử dụng đất

2.1.3.3 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển

nông nghiệp

Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triểnkinh tế, xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biệnpháp, bước đi về nhân lực, vật lực đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triểnđạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao động, giá trị sản phẩm trong một thời giandìa với tốc độ và tỷ lệ nhất định Quy hoạch phát triển nông nghiệp là mộttrong những căn cứ sử dụng đất, song quy hoạch phát triển nông nghiệp lại

Trang 16

phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là việc xác định cơ cấu sửdụng đất phải đảm bảo được việc chống suy thoái, ô nhiếm đất và bảo vệ môitrường.

2.1.3.4 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch nông thôn

2.1.3.5 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành

Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan

hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau Quy hoạch các ngành là cơ

sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo

và khống chế của quy hoạch sử dụng đất

2.1.3.6 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử

dụng đất của các địa phương

Quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các địaphương hợp thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh Quyhoạch sử dụng đất cả nước là căn cứ định hướng để xây dựng quy hoạch sửdụng đất cấp tỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dựa trên cơ sở quy hoạch

sử dụng đất cấp tỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là khâu cuối cùng của hệthống quy hoạch sử dụng đất, được xây dựng dựa vào quy hoạch sử dụng đấtcấp huyện Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất cấp dưới là nền tảng để bổ sung,hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp trên

Trang 17

2.2 Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

2.2.1 Những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế đã gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai Chính vì vậy Đảng

và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật Đấtđai và các văn bản hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất, cụ thể như sau:

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đãkhẳng định tại Điều 18, Chương II: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đấtđai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệuquả”

- Điều 6 Luật Đất đai 2003 quy định “Quản lý quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất” là một trong 13 nội dung “Quản lý Nhà nước về đất đai”

- Điều 23, 25, 26, 27 Luật Đất đai 2003 quy định cụ thể nội dungcủa quy hoạch sử dụng đất, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củaChính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác lập, thẩm định, điềuchỉnh và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ngoài ra còn có các văn bản dưới Luật như:

+ Chỉ thị số 04/2004/CT-TTG ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chínhphủ về việc thi hành Luật Đất đai

+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướngChính phủ về việc thi hành Luật Đất đai

+ Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng

Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm địnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trang 18

2.2.2 Những căn cứ pháp lý và kỹ thuật của quy hoạch sử dụng đất xã

Đặng Xá - huyện Gia Lâm – TP Hà Nội

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ vềviệc thi hành Luật Đất đai

- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm địnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính Phủ quyđịnh bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đát, thu hồi đất, bồi thường, hỗtrợ tái định cư

- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xâydựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tàinguyên và Môi trường ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất

- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về việc ban hành kí hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất

và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Quyết định số 47/2009/QĐ-UBND ngày 20/01/2009 của UBND thànhphố Hà Nội về việc: Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm,

TP Hà Nội

2.3 Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ

- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai xã Đặng Xá năm 2012

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2012 của xã Đặng Xá

Trang 19

- Các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, Hội đồng nhân dân xã Đặng Xá vềphát triển kinh tế - xã hội.

- Căn cứ tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã trong nhữngnăm gần đây

- Căn cứ các tài liệu, số liệu điều tra có liên quan đến quy hoạch sửdụng dất xã Đặng Xá

2.4 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước:

2.4.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất tại một số nước trên

thế giới

* Áo: Ở Áo, vai trò của Chính phủ bị hạn chế trong việc lập và thực hiện

quy hoạch Cơ chế tiến hành ở đây là tất cả các cấp lập quy hoạch đều tiếnhành đồng thời bao gồm cả các tổ chức cũng như thành viên xã hội thông quahội nghị quy hoạch quốc gia Hội nghị này đưa ra các quan điểm và mục tiêucho cả nước Những ý kiến của hội nghị được đưa lên cấp trung ương và đưaxuống cấp vùng địa phương

* Đức: Ở Đức có cách tiếp cận theo giai đoạn Chính phủ Liên bang

cùng với sự tham gia của các bang đưa ra hướng dẫn quy hoạch theo vùng.Các hướng dẫn này được sử dụng làm điểm xuất phát để trao đổi ở cấp bangsau đó được xây dựng thành đồ án tác nghiệp ở cấp vùng

* An-giê-ri: Quy hoạch sử dụng đất đai ở An-giê-ri được xây dựng trên

nguyên tắc nhất thể hóa, liên hợp hóa và kỷ luật đa phía Trong toàn bộ quátrình quy hoạch có sự tham gia đầy đủ của các địa phương liên quan, các tổchức ở cấp chính phủ, tổ chức nhà nước, các cộng đồng và tổ chức nông gia

Ở nước này, Chính phủ có trách nhiệm ngay từ đầu đối với những quan hệ ởtầm vĩ mô còn công chúng - người có liên quan tới các hành vi lập quy hoạchgiữ một vị trí quan trọng

* Philipine: Tồn tại ba cấp quy hoạch:

- Cấp quốc gia: Hình thành những hướng dẫn chỉ đạo chung

Trang 20

- Cấp vùng: Triển khai một khung chung cho quy hoạch cấp vùng

- Cấp quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai các đồ án tác nghiệp Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thống nhất giữa các ngành vàcác quan hệ giữa các cấp lập quy hoạch khác nhau, đồng thời cũng tạo điềukiện để các chủ sử dụng đất tham gia Ở Philipine nhấn mạnh vai trò luật pháp

cả ở cấp quốc gia và cấp vùng

* Nam Phi: Đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia do

Chính phủ thiết kế với sự tham gia của Chính quyền các tỉnh Đồ án quyhoạch cấp quốc gia này được coi là căn cứ cho chính quyền cấp tỉnh soạn thảocác đồ án chi tiết hơn với sự kết hợp của các đơn vị chính quyền cấp thấp hơn.Các đồ án quy hoạch tiếp theo (cấp quận, huyện) được xây dựng với sự thamgia của các chủ sử dụng đất

* Đài Loan: Đài Loan chủ trương lập quy hoạch sử dụng đất đai theo

từng cấp khác nhau, từng vùng khác nhau và tùy thuộc vào tính chất yêu cầucủa quy hoạch sử dụng đất đai trong từng giai đoạn và các cấp quy hoạchđược tiến hành như sau: - Quy hoạch phát triển tổng hợp khu vực Đài Loan -Quy hoạch sử dụng đất theo vùng - Quy hoạch phát triển tổng hợp của huyện,thành phố - Quy hoạch đô thị - Quy hoạch sử dụng đất phi đô thị

* Liên Xô (cũ): Có 4 cấp quy hoạch gồm: - Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn

liên bang - Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và các nước cộng hòa - Quyhoạch sử dụng đất các vùng và huyện - Quy hoạch sử dụng đất liên xí nghiệp

và xí nghiệp

(Tổng hợp từ http://land.hcmunre.edu.vn)

2.4.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam:

Trang 21

Quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi là công tác của ngành quản

lý đất đai mà chỉ được đề cập đến như là một phần của quy hoạch phát triểnnông nghiệp Mặc dù công tác quy hoạch sử dụng đất đai lồng vào công tácphân vùng quy hoạch nông, lâm nghiệp đã được xúc tiến vào năm 1962nhưng chủ yếu là do các ngành chủ quản tiến hành cùng với một số tỉnh,ngành có liên quan và chưa có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ

Từ năm 1975 đến cuối năm 1978, nước ta đã soạn thảo và đượcChính Phủ phê duyệt phương án phân vùng sản xuất nông lâm nghiệp vàcông nghiệp chế biến nông lâm sản theo bảy vùng và trên địa bàn lãnh thổ

là cấp tỉnh

Các phương án phân vùng nông lâm nghiệp của tỉnh đã đề cập tớiphương hướng sử dụng tài nguyên trong đó có tính toán quỹ đất nông nghiệp,lâm nghiệp Tuy nhiên, do mục đích đề ra ngay từ đầu là chỉ để phục vụ pháttriển nông lâm nghiệp nên các loại đất khác chưa được đề cập tới Bên cạnh

đó, do còn thiếu nhiều tài liệu, chưa tính được khả năng đầu tư nên cácphương án này có tính khả thi không cao

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 đã chỉ rõ: “Xúc tiến côngtác điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sảnxuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng đểchuẩn bị cho kế hoạch 5 năm sau.” Thực hiện nghị quyết này, các bộ ngành,tỉnh, thành phố đã tham gia triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phát triển

và phân bố lực lượng sản xuất tại Việt Nam đến năm 2000 Cũng trong thời

kỳ này, hầu hết 500 huyện của cả nước đã tiến hành xây dựng quy hoạch tổngthể của huyện

Trong các tài liệu sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của tỉnh đều đềcập đến vấn đề sử dụng đất đai và được tính toán tương đối có hệ thống đểkhớp với cả nước, các vùng kinh tế lớn, các huyện trong tỉnh với sự tham

Trang 22

gia phối hợp của các ngành Các tài liệu này đã bước đầu đánh giá đượchiện trạng, tiềm năng đất đai và đưa ra các dự kiến sử dụng quỹ đất quốcgia đến năm 2000

1993:

Đây là thời kỳ công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có được cơ sở

pháp lý quan trọng Song cùng với sự trầm lắng của công tác quy hoạch nóichung sau một thời kỳ triển khai rầm rộ, công tác quy hoạch sử dụng đất cũngchưa được xúc tiến như luật đã quy định Nguyên nhân của vấn đề này là donền kinh tế Việt Nam trong thời gian này đang đứng trước nhiều khó khăn vàthử thách lớn lao khi chuyển sang cơ chế thị trường Tuy vậy, đây là thời kỳcông cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc cùng với việc giảm vai tròquản lý tập trung của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tăng quyền tự chủ chonông dân và thưc thi các chính sách đổi mới khác Công tác quy hoạch cấp xãtrong giai đoạn này nổi lên như một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất,…Đây là mốc đầu tiên trong việc triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xãtrên khắp các xã của cả nước Tuy vậy còn nhiều hạn chế về nội dung vàphương pháp thực hiện

Trang 23

Thời kỳ từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời đến nay

Luật Đất đai 2003 ra đời đã thay thế toàn bộ Luật Đất đai và các luậtsửa đổi bổ sung trước đó Luật đã quy định về các vấn đề của quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất Ngày 29/10/2004 Nghị định 181/NĐ-CP ra đời đã hướngdẫn cụ thể về việc thi hành Luật đất đai 2003, ngoài ra còn ban hành nhiều chỉthị, thông tư khác có liên quan đến việc lập quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được phê duyệt tại kỳ họp thứ 5Quốc hội khóa XI Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có 60/64 tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương hoàn thành việc lập quy hoạch Quy hoạch sử dụng đấtcấp huyện có 369 huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất ( chiếm 59,1% đơn vịcấp huyện) Việc lập quy hoạch mới dừng lại ở cấp huyện, còn quy hoạch sửdụng đất đô thị hầu hết các huyện, thị xã thuộc tỉnh chưa được lập Quy hoạch

xử đụng đất cấp xã có 3597 xã, phường, thị trấn của 36 tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương hoàn thành ( chiếm 34,2% tổng số đơn vị cấp xã)…

Tóm lại, cùng phát triển của nền kinh tế - xã hội, sự thay đổi của Luậtđất đai, công tác quy hoạch sử dụng đất đai ở nước ta đã không ngừng đượchoàn thiện và đã đem lại được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọngvào quá trình quản lý và sử dụng đất hiệu quả, bền vững đồng thời thúc đẩy

sự phát triển một cách tích cực của nền sản xuất xã hội

Trang 24

Trong đó đối tượng trọng tâm là các đồ án quy hoạch đang trong giaiđoạn thực hiện các bước quy hoạch; các dự án đầu tư xây dựng đang thựchiện các công đoạn thuộc giai đoạn chuẩn bị đầu tư được chính quyền các địaphương nói trên trước khi hợp nhất, sáp nhập đã cho chủ trương hoặc phêduyệt hay cấp phép đầu tư trong vong 1 năm trước ngày 1/8/2008.

Đến nay, tổ công tác đã rà soát được 501 đồ án quy hoạch chi tiết xâydựng, tỉ lệ 1/500 và 1/2000 Trong đó có 402 đồ án được cấp thẩm quyền phêduyệt với diện tích khoảng 40.271ha

Kết quả rà soát cho thấy, trong 376 dự án đã được cấp có thẩm quyềngiao chủ đầu tư trong phạm vi Hà Nội mở rộng, có tới 72 dự án được cấp cóthẩm quyền giao chủ đầu tư giai đoạn từ tháng 3/2008 đến trước 31/7/2008,cận thời điểm sáp nhập một số tỉnh vào Hà Nội (1/8/2008)

Đáng chú ý, tại Hà Nội mở rộng hiện nay, mặc dù các đồ án quy hoạch

và dự án đầu tư xây dựng được phân bố trên tất cả 29 quận, huyện, thị xãnhưng sự phân bố về số lượng, quy mô chiếm đất của các đồ án quy hoạch,

dự án đầu tư, lĩnh vực đầu tư, trên các đơn vị hành chính có sự khác nhaukhá lớn Điển hình tại quận trung tâm thành phố như quân Hoàn Kiến chỉ có

01 đồ án, dự án đầu tư với quy mô chiếm đất chỉ 0,32ha Trong khi đó cónhững huyện như Quốc Oai có tới 103 đồ án, dự án đầu tư với quy mô chiếmđất tới gần 10.000ha Hoặc cùng là đơn vị hành chính cấp huyện nhưng cũng

có sự khác biệt lớn về tình hình phân bố các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư.Tại huyện Ứng Hòa chỉ có 4 đồ án, dự án trong khi con số này tại huyện QuốcOai là 103, Hoài Đức là 84 đồ án, dự án Không những cậy, có quá nhiều đồ

án quy hoạch, dự án đầu tư tập trung vào lĩnh vực BĐS so với các lĩnh vựckhác ( chiếm 51% về số lượng các đồ án, dự án và 51,7% về tổng diện tíchmặt bằng) Phần lớn các đồ án, dự án chủ yếu tập trung vào các huyện ven đo,dọc các trục đường giao thông quan trọng hoặc có quỹ đất lớn, chi phí bồi

Trang 25

thường – GPMB, giá đất thấp và một số thuận lợi mang tính đặc thù khác ( ví

dụ như tại 4 xã của Lương Sơn, Hòa Bình trước khi sáp nhâp)

(Tổng hợp từ http://ashui.com)

Ngày 25/6/2009 Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBNDhuyện Gia Lâm tổ chức hội nghị công bố và bàn giao quy hoạch chung xâydựng huyện Gia Lâm tỷ lệ 1/5000 cho đơn vị thi công và chủ đầu tư, doTrung tâm Phát triển vùng SENA lập tháng 1/2008, đã được UBND TP phêduyệt ngày 20/1/2009

Huyện Gia Lâm là khu vực phát triển đô thị ở phía Đông của Thủ đô; lànơi tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật quantrọng của quốc gia và thành phố Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực phát triểncác cơ sở công nghiệp quy mô, các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn và làkhu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội Đây đồng thời cũng làvành đai xanh, cung ứng thực phẩm và nguồn đất dự trữ của thành phố

Theo đó, quy mô đất đai được nghiên cứu và lập quy hoạch được chialàm hai khu vực: khu vực đô thị có tổng diện tích khoảng 4.876,58ha, gồmdiện tích khu vực đô thị là 1.492,47 ha và diện tích đất phát triển đô thị là3.384,11 ha; khu vực ngoài đô thị có tổng diện tích 6.596ha gồm: đất cáctrung tâm dịch vụ nông thôn, đất các điểm dân cư nông thôn và đất nôngnghiệp còn lại

(Tổng hợp từ http://www.bmktcn.com)

Theo quy mô nghiên cứu lập quy hoạch, ước tính đến năm 2020, dân sốtoàn huyện vào khoảng 323.000 người: khoảng 130.000 dân khu vực đô thị và193.000 dân khu vực ngoài đô thị

Tại đây phát triển các khu đô thị Yên Viên, Tây Bắc Yên Viên, ĐôngNam Yên Viên, Trâu Quỳ, các khu đô thị dọc theo tuyến đường Hà Nội – HảiPhòng, đường vành đai 4 và 4 khu công viên đô thị

Trang 26

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các văn bản pháp quy của Nhà nước về đất đai; điều kiện tự nhiên, dânsinh kinh tế - xã hội và nhân văn của xã; các cơ chế chính sách đã và đang ápdụng ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn xã Đặng Xá – huyện Gia Lâm –TP.Hà Nội

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đặng Xá

- Về điều kiện tự nhiên cần được xác định vị trí địa lý, địa hình khí hậu,

thời tiết thủy văn, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường Từ đó, tiếnhành đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, xác định các tiềm năng của điềukiện tự nhiên đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội

- Về điều kiện kinh tế - xã hội tìm hiểu về phát triển kinh tế của địaphương, thực trạng phát triển của các ngành

3.1.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất và tiềm năng đất đai.

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và tình hìnhquản lý đất chưa sử dụng

Trang 27

- Tình hình biến động đất giai đoạn 2005 – 2012.

3.3.3 Xây dựng phương án quy hoạch

* Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp:

Tiến hành xác định ranh giới, diện tích, vị trí các loại đất nông nghiệp.Quy hoạch sử dụng đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, đất nuôi trồng thủysản…

* Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp:

- Quy hoạch sử đụng đất ở

- Quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích chuyên dùng

3.3.4 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất

- Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích

- Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng

3.3.5 Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu:

- Diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương

- Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng theo từng năm kế hoạch

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Từ các tài liệu và số liệu đã có ta tiến hành phân tích thống nhất hệthống số liệu, tìm ra những mâu thuẫn về số liệu, tài liệu Nhờ đó mà ta cóhướng giải quyết, chỉnh lý lại kết quả cho đúng và thống nhất giữa số liệu vàbản đồ

3.4.2 Phương pháp thống kê

Mục đích sử dụng phương pháp thống kê là phân nhóm các đối tượngcùng chỉ tiêu, xác định giá trị trung bình của các chỉ tiêu, phân tích tươngquan giữa các yếu tố Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu tình hình sửdụng đất, phân tích về diện tích đất, vị trí khoảng cách, đánh giá môi trườngquan hệ sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu

Trang 28

3.4.3 Phương pháp điều tra khảo sát

Các số liệu về thống kê đất đai, dân số, tình hình sử dụng đất, cơ cấukinh tế, các bản đồ được thu thập từ các ban ngành của xã

Những số liệu có nghi vấn được kiểm tra bổ sung ngoài thực địa đểđảm bảo độ chính xác và tính thực tiễn

3.4.4 Phương pháp bản đồ

Dựa vào các tài liệu đã có, sử dụng phần mềm Microsation để biên tậpbản đồ hiên trạng, quy hoạch sử dụng đất cấp xã tỷ lệ 1/5000

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:

Xã Đặng Xá thuộc tiểu vùng Nam Đuống, cách trung tâm huyện lỵ GiaLâm khoảng 3,5km về phía Đông Bắc, có ranh giới điạ lý như sau:

- Phía Bắc giáp sông Đuống

- Phía Đông giáp Kim Sơn và xã Dương Xá

- Phía Nam giáp với Quốc lộ 5

- Phía Tây giáp xã Cổ Bi

• Diện tích tự nhiên, đặc điểm địa hình

Diện tích tự nhiên của xã Đặng Xá là 587.1992 ha trong đó: Đất sản xuấtnông nghiệp 319.4838 ha (54,41%); Đất phi nông nghiệp 216.1038 ha(44,47%); Đất chưa sử dụng còn 7,3743 ha (1,26%)

Địa hình xã Đặng Xá khá bằng phẳng, thuận lợi trong việc phát triển cácngành kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Trang 29

•Khí hậu, thời tiết

Xã Đặng Xá mang các đặc điểm khí hậu thời tiết vùng đồng bằng châuthổ sông Hồng:

- Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, mùakhô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

- Nhiệt độ trung bình năm 24,3oC, nhiệt tối cao tuyệt đối là 40oC, nhiệt

độ tối thấp tuyệt đối là 2,7oC Số giờ nắng trung bình là 1215 giờ/năm

- Lượng mưa trung bình năm 1641,8mm, chủ yếu tập trung vào mùanóng ẩm, chiếm tới 78,4% lượng mưa cả năm Độ ẩm tương đối trung bình78,6%, cao nhất 81-85,2%, thấp nhất 74,4-76%

- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.Các đặc điểm khí hậu trên đây, cho phép xã Đặng Xá phát triển mộtnền nông nghiệp đa dạng Tuy nhiên, sự biến động phức tạp của thời tiết như:nắng nóng, bão, mưa lớn, sương giá,… cũng gây ra những khó khăn cho sảnxuất nông nghiệp

4.1.1.2 Các nguồn tài nguyên:

Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên của xã Đặng Xá là 587,2ha trong đó:

- Đất nông nghiệp có 319,48ha Trong đất sản xuất nông nghiệp có 297,8

ha đất trồng cây hằng năm (đất lúa: 179,81 ha, đất trồng cây hàng năm khác:117,98ha), đất trồng cây lâu năm khác có 2,6ha và đất nuôi trồng thủy sản là19,06ha

- Đất phi nông nghiệp có 216,1ha, trong đó: đất ở là 75,3 ha; đất chuyêndùng là 89,8ha, đất tôn giáo tín ngưỡng 1,5ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa là4,8ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 87,3ha,

- Đất chưa sử dụng còn 7,37ha.

Trang 30

Đất đai ở Đặng Xá thuộc loại đất khá tốt, có thể phát triển sản xuất cácloại rau an toàn, rau sạch, trồng hoa, cây cảnh và trồng cây ăn quả.

Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt ở Đặng Xá chủ yếu là các ao hồ nhưng diện tích mặtnước không nhiều, mặt khác nguồn nước mặt đang đứng trước nguy cơ ônhiễm do ảnh hưởng của nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt

Nguồn nước ngầm ở Đặng Xá khá phong phú, có ở độ sâu trên 8m Chấtlượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, thuộc loại nước nhạt, từ mềm đến rấtmềm nhưng hàm lượng sắt trong nước khá cao cầm phải xử lý khi sử dụng

Danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa cách mạng

Đặng Xá có 3 di tích lịch sử, văn hóa trong đó có 1 di tích được xếphạng cấp quốc gia và 2 di tích được thành phố công nhận Các di tích hiệnnay đã xuống cấp, tuy nhiên hàng năm tại các di tích, xã Đặng Xá vẫn tổchức các lễ hội thu hút đông đảo nhân trong xã và nhân dân các địa phươnglân cận tham gia

4.1.1.3 Thực trạng môi trường

Môi trường có tầm quan trọng rất đặc biệt với đời sống con người vàsinh vật, liên quan chặt chẽ không chỉ với các nguồn tài nguyên thiên nhiên

mà còn sự phát triển kinh tế - xã hội và sự tồn tại của con người

Với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tiểu thủ côngnghiệp – xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp, cảnh quan thiên nhiên của xã đã

và đang bị tác động mạnh mẽ Môi trường ở một số nơi trong xã đã có nhữngdấu hiệu cảnh báo theo hướng bất lợi do các nguyên nhân chủ yếu là:

- Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, do quá trình khai thác đất đaikhông hợp lý đã làm cho đất ở một số vùng bị bạc màu hóa, xói mòn rửa trôi

Trang 31

Việc sử dụng các loại hóa chất như phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệtcỏ…cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường.

- Xã chưa có bãi rác tập trung, tại một số khu vực trong xã, các điểmdịch vụ tập trung đã thải ra môi trường nhiều loại phế thải khác nhau, tuychưa trầm trọng nhưng cũng cảnh báo môi trường trong tương lai cần có cácbiện pháp quản lý nguồn phế thải, nước thải này, đồng thời cần có công nghệ

xử lý chống ô nhiễm môi trường giữ cho cảnh quan nông thôn Đặng Xá trongsạch và bền vững

4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Trong những năm qua, kinh tế xã Đặng Xá phát triển khá Tốc độ tăngtrưởng năm là 11,4% Tổng giá trị sản xuất của xã năm 2010 là 105,252 tỷđồng, trong đó:

Trang 32

Sản xuất nông nghiệp ở Đặng Xá khá đa dạng Năm 2010 tổng diệntích gieo trồng lúa đạt 132,5ha, sản lượng đạt 1108,7 tấn lúa, diện tích ngôđông đạt 45ha, diện tích rau đạt 108ha, diện tích cây công nghiệp đạt 39,5ha.Cây ăn quả có nhưng trồng khá phân tán Sản phẩm ngành chăn nuôi chủ yếu

là chăn nuôi trâu bò, lợn và gà Đàn trâu bò năm 2010 có 232 con, tổng đànlợn 1176 con, đàn gà 4120 con

Một số hộ dân có nguyện vọng đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóaquy mô vừa và lớn nhưng lại gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất do công tácdồn điển đổi thửa không thuận lợi Mặt khác cơ chế chính sách khuyến khíchphát triển kinh tế trang trại chưa tạo được động lực thúc đẩy người dân Đặng

Xá đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn

4.1.2.3 Dân số,lao động, việc làm và thu nhập

a Dân số:

Trang 33

Năm 2012, dân số toàn xã là 9481 người với 2376 hộ, trong đó hộ nôngnghiệp 1500 hộ, chiếm 63,13% hộ nông nghiệp, hộ phi nông nghiệp có 876

hộ, chiếm tỷ lệ 37,87%

Tỷ lệ tăng dân số 1,78% Toàn xã có 42 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là1,8% Có được kết quả trên là do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã phấnđầu thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình

Bảng 4.1: Hiện trạng dân số các thôn trên địa bàn xã

TT Đơn vị Số hộ Số nhân khẩu

+ Nông nghiệp: 1407 người, chiếm 36% tổng số lao động

+ Công nghiệp - xây dựng: 1040 người, chiếm 26,6% tổng số lao động+ Thương mại - dịch vụ: 3419 người, chiếm 37,4% tổng số lao động

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 55,59% cơ bản đáp ứng nhu cầu pháttriển công nghiệp - xây dựng và kinh doanh thương mại trong điều kiện hiện

Trang 34

nay Tuy nhiên, sẽ khó đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp có côngnghệ cao.

4.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội:

a Giao thông:

- Tỉnh lộ 179 (nay là đường Ỷ Lan)

Tỉnh lộ 179 có vai trò như đường liên huyện chạy qua xã Đặng Xá, rabến đò Phù Đổng trên sông Đuống Đoạn qua xã Đặng Xá dài 2,2km Mặt cắt1-1 với quy mô:

Rộng nền: 7 đến 9m

Mặt đường dải nhựa: 4 đến 6m

- Đường đê chạy dọc sông Đuống:

Tuyến giao thông dọc sông Đuống có vai trò kết nối các quận huyệnvới nhau theo hướng dọc sông Đuống Mặt cắt 2-2 với quy mô như sau:

Rộng mặt: 7m

Mặt đường dải nhựa: 5m

Đoạn qua xã Đặng Xá dài 2,3km Hướng Đông đi Phú Thị, hướng Tây

Trang 35

cần được nâng cấp, đường đất, cấp phối còn 2,97km cần được đầu tư nângcấp Để đáp ứng được nhu cầu giao thông của địa phương cần mở mới 2,2kmđường nối từ Quốc lộ 5 đến Đường Ỷ Lan.

- Đường ngõ xóm:

Tổng chiều dài 22,55km, đã bê tông hóa 20,83km (92,35%) nhưng chỉ

có 5,32km còn tốt, số còn lại 15,5km đã xuống cấp, cần được tu sửa, hiện tạiđường làng ngõ xóm còn 1,73km (7,65%) đường đất cần được bê tông hóa

Để đáp ứng nhu cầu dân sinh cần làm mới 0,17km đường ngõ xóm

- Đường trục chính nội đồng:

Tổng chiều dài 28,07km, trong đó có 2,05km đường ở đồng bãi ĐổngXuyên được bê tông hóa, số còn lại toàn bộ là đường đất, đi lại và vận tảihàng hóa không thuận tiện cần được bê tông hóa

- Tổng hợp giao thông:

Tổng chiều dài mạng lưới giao thông toàn xã 76,10km đã kiên cố hóađược 42,41km (53,73%) trong đó có 11,19km (14,71%) còn tốt, 31,22km(41,02%) bị xuống cấp cần được tu sửa và còn 33,69km chiếm 44,27% làđường đất, đường cấp phối cần được bê tông hóa

(Thể hiện chi tiết tại bảng 01 – phần phụ lục)

b Thủy lợi

- Hệ thống cung cấp thủy lợi của xã hầu hết được tưới tiêu chủ động theo

hệ thống trạm bơm của Xí nghiệp đầu tư Thủy lợi Gia Lâm, hiện tại trên địabàn xã có một trạm bơm tưới công suất 700m3/h nằm trên địa bàn thôn ĐổngXuyên, hiện nay trạm bơm này đã xuống cấp trầm trọng, hơn nữa công suấtnhư hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp của bà connông dân

- Hệ thống kênh cấp do xã quản lý có tổng chiều dài 35,028km, đãkiên cố hóa được 7,6182km (20,3%) và còn 26,91km mương đất cần đượckiên cố hóa

Ngày đăng: 15/04/2017, 18:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Bình và những người khác. 1996. Giáo trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
3. Bộ tài nguyên và môi trường. 2004. Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc “Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đâi và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 28/2004/TT-BTNMT" ngày01/11/2004 về việc "“Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đâi vàxây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
13. Đoàn Công Quỳ và những người khác. 2006. Giáo trình quy hoạch sử dụng đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch sửdụng đất
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
2. Bộ Tài nguyên và Môi Trường. 2004. Thông tư số 30/2004/TT BTN&MT ngày 01/01/2004. Hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp Khác
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2005. Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005, quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Khác
5. Bộ Tài nguyên và Môi Trường. 2006. Công văn số 5763/BTNMT- ĐKTK ngày 25/12/2006. Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Khác
6. Bộ Tài nguyên và Môi Trường. 2007. Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007. Về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất Khác
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2007. Quyết định số 23/2007/QĐ- BTNMT ngày 17/12/2007. Ban hành kí hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Khác
8. Bộ Tài nguyên và Môi Trường. 2009. Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009. Quy định chi tiết về lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Khác
9. Chính Phủ. 2004. Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004. Hướng dẫn thực hiện luật đất đai năm 2003 Khác
10. Nguyễn Thị Dung. 2008. Giáo trình Luật và quản lý Nhà nước về đất đai – Trường Đại học Mỏ - Địa chất Khác
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1992. Hiến pháp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w