Đình Chu Quyến, còn gọi là đình Chàng, là một ngôi đình cổ, có niên đại thuộc cuối thế kỷ 171. Là ngôi đình tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam thời Lê trung hưng (Hậu Lê). Đình Chu Quyến là ngôi đình thuộc làng Châu Chàng (tên nôm là làng Chàng) xã Chu Minh huyện Ba Vì Hà Nội ngày nay. Đầu thế kỷ 19, làng Chàng là xã Châu Chàng (Chu Quyến) tổng Châu Chàng huyện Tiên Phong phủ Quảng Oai trấn Sơn Tây2. Đình Chàng làm bằng gỗ lim, thờ Nhã Lang, (tương truyền là con rể của Triệu Quang Phục), và là con trai của Lý Phật Tử (các nhân vật trong lịch sử Việt Nam thế kỉ 6). Cùng với các ngôi đình khác khá nổi bật về giá trị nghệ thuât kiến trúc, những ngôi đình đều nằm trên vùng đất xứ Đoài như: đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc), đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội), đình Thanh Lũng (Ba Vì, Hà Nội), đình Hương Canh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc),..., và một loạt các đình với số lượng lớn còn tồn tại đến ngày nay ở vùng xứ Đoài: như đình Tường Phiêu (Thạch Thất, Hà Nội), đình Hoàng Xá,..., đình Chu Quyến đã góp phần tạo thành một giá trị phong cách kiến trúc nổi bật ở một xứ nằm phía Tây Thăng Long, xứng với câu thành ngữ tục ngữ: Cầu Nam chùa Bắc đình Đoài3.
Trang 1CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
Nhóm gồm:
+ Nguyễn Văn Đạo ( nhóm trưởng )
+ Lộc Thị Cẩm Tú (nhóm phó )
+ Phạm Thanh Mai (làm slide)
+ Bùi Minh Hương
+Nguyễn Thị Hà
+ Ngô Thị Thắm
+ Phan Xuân Long
+ Nguyễn Thị Trang
+ Nguyễn Văn Cường
+ Nguyễn Duy Khánh
+ Nguyễn Thị Lâm
+ Vũ Thị Hoàng Hà
+ Hồ Thị Thu
+ Sùng Thị Lan
Trang 2Bảo tồn công trình ĐÌNH CHU QUYẾN
Trang 3Mục lục
I lịch sử hình thành Đình Chu Quyến
II Hiện trạng Đình Chu Quyến
III Quá trình trùng tu Đình Chu Quyến
IV Kết quả đạt được
Trang 4I Lịch sử hình thành Đình Chu Quyến
Đình Chu Quyến, còn gọi là Đình Chàng, là một ngôi đình cổ, có niên đại thuộc
cuối thế kỷ 17 Là ngôi đình tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam thời Lê trung hưng (Hậu Lê) Đình Chu Quyến là ngôi đình thuộc làng Châu
Chàng (tên nôm là làng Chàng) xã Chu Minh huyện Ba Vì Hà Nội ngày nay Đầu thế
kỷ 19, làng Chàng là xã Châu Chàng (Chu Quyến) tổng Châu Chàng huyện Tiên Phong phủ Quảng Oai trấn Sơn Tây Đình Chàng làm bằng gỗ lim, thờ Nhã Lang, (tương
truyền là con rể của Triệu Quang Phục), và là con trai của Lý Phật Tử (các nhân vật
trong lịch sử Việt Nam thế kỉ 6) Cùng với các ngôi đình khác khá nổi bật về giá trị
nghệ thuât kiến trúc, những ngôi đình đều nằm trên vùng đất xứ Đoài như: đình Thổ
Tang (Vĩnh Phúc), đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội), đình Thanh Lũng (Ba Vì, Hà Nội), đình Hương Canh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc ), , và một loạt các đình với số lượng lớn còn tồn tại đến ngày nay ở vùng xứ Đoài: như đình Tường Phiêu (Thạch Thất, Hà Nội), đình Hoàng Xá, , đình Chu Quyến đã góp phần tạo thành một giá trị phong cách kiến trúc nổi bật ở một xứ nằm phía Tây Thăng Long, xứng với câu thành ngữ tục ngữ: "Cầu Nam - chùa Bắc - đình Đoài".
Trang 5 Một trong những nét đặc sắc của đình Chu
Quyến là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc trên cấu kiện gỗ Điểm đặc biệt phải kể đến
hình tượng rồng - đề tài chủ đạo ở đình Chàng được thể hiện bằng rất nhiều cách khác nhau.
Phân loại theo chức năng, đình Chu Quyến
thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng Còn theo phân loại chung, nơi này lại là di tích kiến trúc nghệ thuật Đình đã được Bộ Văn hóa xếp hạng
Di tícNgười cưỡi hổ là một tạo hình điêu khắc đẹp và ấn tượng khác rất đặc trưng ở đình Chu Quyến.
Người cưỡi hổ là một tạo hình điêu khắc đẹp và
ấn tượng khác rất đặc trưng ở đình Chu Quyến.
Trang 6II Hiện trạng Đình Chu Quyến
Đình Chu Quyến là báu vật quý hiếm của hệ thống các di tích kiến trúc gỗ Việt Nam, bởi vậy việc can thiệp vào di tích phải được ứng xử như đối với một hiện vật lớn Việc bảo tồn tăng tuổi thọ của di tích trước hết là bảo tồn cấu trúc vật chất của công trình, nhưng đồng thời phải bảo tồn, duy trì
được những "tín hiệu" gây cảm xúc thẫm mỹ đã tích tụ trong suốt quá trình tồn tại của di tích cho đến ngày nay Mặt khác cần phải đảm bảo cho công trình kiến trúc này tham gia một cách tích cực vào cuộc sống đương đại , kết quả khảo sát cho thấy tất cả 48 cột của ngôi đình đều bị tiêu tâm và hư hỏng ở các mức độ khác nhau,lập phát hiện được 17 loài nấm gây hại bề mặt các cấu kiện gỗ
Trang 7Hình ảnh đình xuống cấp
Trang 8III Quá trình trùng tu
• Nguyên tắc tiến hành :
-Ưu tiên sử dụng các vật liệu và công nghệ truyền thống.
-Các vật liệu (đặc biệt là hóa chất), kỹ thuật, công nghệ mới chỉ sử dụng trong việc bảo tồn di tích khi đã được xác định rõ tác động của chúng đối với các thành phần của di tích đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến cấu trúc vật chất và giá trị lịch sử, thẫm mỹ của di tích.
-Những thành phần thay thế, phục hồi bổ sung (hạn chế và có cơ dở khoa học) phải phù hợp và tạo thành thể thống nhất với di tích, đồng thời phải có hình thức ký hiệu để phân biệt với thành phần nguyên gốc Các tác động, can thiệp vào di tích phải đảm bảo không làm giảm đi sự truyền tải thông tin của bản thân di tích cũng như không làm cản trở việc tiếp tục nghiên cứu và bảo tồn di tích của các giai đoạn tiếp theo.
Trang 9III.Quá trình trùng tu
Các bước nghiên cứu và tổ chức thực hiện :
-Tổ chức nghiên cứu khảo sát di tích một các toàn diện kỹ lưỡng làm cơ sở cho việc xác định phương án, giải pháp tu bổ
-Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình hạ giải
-Chọn phương án bảo tồn, tu bổ
Trang 10III.Quá trình trùng tu
Đơn vị thực hiện đã bổ sung hệ
thống móng ngầm dưới lòng đất để tạo nền móng vững chắc cho toàn
bộ công trình đảm bảo sự ổn định và bền vững lâu dài cho di tích
• Công nghệ vi sinh được áp dụng để diệt mối mọi gây tác hại cho cấu
kiện, không gây hại cho con người
và cây cỏ, một số hiện vật quan
trọng đã bị hư hỏng nặng cũng được phục chế với mục đích giữ lại lâu dài các thành phần nguyên gốc có giá trị lịch sử, văn hóa
Trang 11III Quá trình thực hiện
Các cấu kiện gỗ bị hư hỏng được tu bổ theo cách gia cố, thay thế phần cốt, lõi bên trong bằng gỗ lim mới, giữ nguyên các lớp vỏ bên ngoài để cấu kiện gỗ vững chắc trở lại, liên kết hệ khung gỗ đảm bảo độ ổn định và bền vững, đồng thời tính " thời gian" trên bề mặt
gỗ được bảo tồn nguyên vẹn Ngoài ra các kết quả nghiên cứu khoa học về việc sử
dụng hợp chất làm cứng các bề mặt gỗ cũ,
về vữa truyền thống sử dụng và phục hồi
thành phần trang trí kiến trúc trên mái, phục chế gạch, ngói theo công nghệ truyền thống cũng được thực hiện.
Trang 12IV Kết quả đạt được
Gìn giữ giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Hơn cả mong đợi, dự án thành công với việc cứu vãn được một ngôi đình cổ
400 tuổi, một kiến trúc gỗ truyền thống tiêu biểu của Việt Nam đang bị
xuống cấp nặng nề có nguy sụp đổ và mất đi những giá trị lịch sử văn hóa Kết hợp với việc sử dụng kỹ thuật công nghệ vật liệu truyền thống với việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học chuyên nghành trùng tu di tích với
kỹ thuật công nghệ cao để đưa di tích trở về trạng thái ổn định, bền vững lâu dài đồng thời vẫn bảo tồn tối đa những yếu tố nguyên gốc và những giá trị lịch sử văn hóa vốn có của nó
Trang 13
Đình trước khi tu sửa Đình sau khi tu sửa
Trang 14IV Kết quả đạt được
Mặt khác dự án đã trả lại cho di tích vai trò là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng địa phương, củng cố ý thức, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, một yếu tố quan trọng để di tích tồn tại một cách bền vững trong cuộc sống đương đại và tương lai, một mục tiêu mang đậm tính nhân văn của công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
Với việc việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện một cách bài bản, khoa học chuyên nghành trùng tu, kết quả của dự án còn xây dựng được những
chuẩn mực, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn định mức chuyên nghành trùng
tu di tích kiến trúc gỗ làm cơ sở cho việc ban hành những quy định hướng dẫn áp dụng cho các di tích khác trong cả nước
Trang 15CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ
CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE ^^