Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ BVTQ XHCN, đập tan mọi âm mưu và hành động chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch trong mọi tình huống, đòi hỏi phải thường xuyên xây dựng, củng cố nền QPTD và an ninh nhân dân vững mạnh, trong đó, giáo dục QP, AN cho các tầng lớp dân cư trong xã hội nói chung và bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho CBCC các cấp trong hệ thống chính trị nói riêng là một nội dung rất quan trọng. Đảng ta chỉ rõ: “Phải tăng cường công tác giáo dục quốc phòng cho toàn dân, trước hết là đối với cán bộ các cấp, các ngành của Đảng và Nhà nước”
Trang 1Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ BVTQ XHCN, đập tan mọi âm mưu
và hành động chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch trongmọi tình huống, đòi hỏi phải thường xuyên xây dựng, củng cố nền QPTD và
an ninh nhân dân vững mạnh, trong đó, giáo dục QP, AN cho các tầng lớpdân cư trong xã hội nói chung và bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho CBCCcác cấp trong hệ thống chính trị nói riêng là một nội dung rất quan trọng.Đảng ta chỉ rõ: “Phải tăng cường công tác giáo dục quốc phòng cho toàndân, trước hết là đối với cán bộ các cấp, các ngành của Đảng và Nhà nước”[3] “Bồi dưỡng kiến thức QP, AN là tiêu chuẩn bắt buộc đối với cán bộ,đảng viên, là một trong những tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ”[4]
Bắc Ninh là địa bàn chiến lược quan trọng, là cửa ngõ phía đông bắc Thủ
đô Hà Nội; là địa phương giầu truyền thống lịch sử, văn hoá, có KT - XH pháttriển nhanh, QP, AN thường xuyên được củng cố và tăng cường góp phần quantrọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trườnghoà bình để địa phương ổn định và phát triển Đội ngũ CBCC xã, phường, thịtrấn tỉnh Bắc Ninh là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước ta;
là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc nghiên cứu, quán triệtđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉthị, nghị quyết của cấp trên, vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào điều kiện cụ thểcủa địa phương để đề ra chủ trương, kế hoạch phát triển KT - XH, củng cố QP,AN; đồng thời, có vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện côngtác QS, QP địa phương Để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, đòihỏi đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn phải có phẩm chất, trình độ, kiến thứctoàn diện, trong đó phải có kiến thức QP, AN tương ứng
Công tác bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường,thị trấn tỉnh Bắc Ninh là một bộ phận trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
Trang 2bộ của Đảng, Nhà nước ta, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trang bị,
bổ sung tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiệnnhiệm vụ QP, AN ở địa phương, bảo đảm cho đội ngũ này có đủ khả năngđáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ Hiện nay, nhiệm
vụ BVTQ XHCN và công tác QS, QP ở tỉnh Bắc Ninh đã có sự phát triểnvới nhiều nội dung, yêu cầu mới, đòi hỏi đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấnphải thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức QP, AN
Những năm qua, công tác bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũCBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh đã được các cấp uỷ, chính quyền vàcác cơ quan chức năng của địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chứcthực hiện chặt chẽ, nghiêm túc và đạt được những kết quả quan trọng, nhờ đótrình độ, kiến thức QP, AN của đội ngũ này được nâng lên đáng kể, góp phầnthúc đẩy công tác QS, QP, an ninh ở địa phương phát triển Tuy nhiên, trướcyêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, trước sự phát triển mới của tình hình,nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là công tác QS, QP địa phương, việcbồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn của tỉnhBắc Ninh còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cần phải được xem xét nghiêm túc
và khắc phục kịp thời Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh hiện nay” là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Trang 3Chương 1 BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG, AN NINH
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH BẮC NINH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn và một số vấn đề
cơ bản về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
1.1.1 Xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh và đội ngũ cán bộ chủ chốt
xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
* Khái quát một số nét cơ bản về tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng, tiếp giáptỉnh Bắc Giang ở phía bắc và đông bắc, giáp tỉnh Hải Dương và Hưng Yên ởphía đông nam và nam, giáp Thủ đô Hà Nội ở phía tây và tây bắc; có diệntích tự nhiên là 822,71km2, với 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 6huyện, chia thành 126 xã, phường, thị trấn; dân số 1.028.844 người
Bắc Ninh là vùng đất ngàn năm văn hiến, là mảnh đất “địa linh, nhânkiệt”, một trong những cái nôi của nền văn minh sông Hồng; là tỉnh cótruyền thống yêu nước và cách mạng, quê hương của các đồng chí NgôGia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt… Bắc Ninh có vị trí chiếnlược quan trọng, một địa bàn quân sự trọng yếu của miền Bắc và đấtnước, là cửa ngõ phía đông bắc Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh tếtrọng điểm Bắc bộ, trong vành đai tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh, gần sân bay quốc tế Nội Bài, gần các nguồn năng lượng lớnnhư: Nhiệt điện Phả Lại, than Quảng Ninh…
Suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Bắc Ninh từ đờinày đến đời khác đã đổ nhiều xương máu đánh đuổi kẻ thù xâm lược để giữ
Trang 4vững độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, quê hương và lao động quên mìnhphát triển KT - XH, xây dựng cuộc sống ngày càng phồn vinh và hạnh phúc.Ngày nay, Bắc Ninh có chính trị ổn định, kinh tế phát triển nhanh,kết cấu hạ tầng và năng lực sản xuất ngày càng được tăng cường, từ năm
2004 đến nay, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 14%/năm;
có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi, 100% số xã cóđường ô tô đến trung tâm xã và đến hầu hết các thôn; tất cả các xã,phường, thị trấn đều có điện lưới quốc gia và mạng bưu chính viễn thông;
hệ thống trường học, trạm y tế được xây dựng kiên cố, cao tầng Văn hoá,
xã hội của tỉnh phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dânđược cải thiện rõ rệt, bộ mặt đô thị, nông thôn từng bước đổi mới QP, ANngày càng được củng cố và tăng cường, góp phần giữ vững an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh
Tuy nhiên, tình hình KT - XH của tỉnh Bắc Ninh đang đứng trướcnhiều khó khăn, thách thức Nhịp độ phát triển kinh tế chưa vững chắc, cơcấu kinh tế còn thiếu hợp lý, kết cấu hạ tầng KT - XH chưa đồng bộ Đờisống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng thuần nông còn nhiều khókhăn Mức sống giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn Tệ nạn xãhội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc và hủ tục mê tín dị đoan có chiều hướnggia tăng…
Bước vào thời kỳ mới, nhiệm vụ của tỉnh là: “Đoàn kết toàn dân, tiếptục đổi mới, phát huy dân chủ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theođịnh hướng XHCN, phát triển KT - XH với nhịp độ cao, hiệu quả bềnvững; từng bước cải thiện đời sống nhân dân; củng cố QP, AN, giữ vững anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội… xây dựng Bắc Ninh giàu mạnh, vănminh” [16, tr.41] Nhiệm vụ QS, QP, an ninh của tỉnh rất nặng nề, phảisẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, đập tan mọi âm mưu thủ đoạnchống phá của kẻ thù; chủ động xây dựng và thực hiện các phương án
Trang 5phòng ngừa, ngăn chặn, đối phó với tình huống phức tạp, nhất là các hoạtđộng lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục đích chính trị phản động; đấutranh ngăn ngừa, xoá bỏ các hoạt động mê tín dị đoan và các tụ điểm phứctạp về tệ nạn xã hội Làm tốt công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ Đảng, chínhquyền và nhân dân địa phương, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc ViệtNam XHCN Điều đó đang đặt ra những yêu cầu rất cao về phẩm chất,năng lực, trình độ, kiến thức QP, AN của đội ngũ cán bộ đảng, chínhquyền, đoàn thể ở địa phương, trong đó có đội ngũ CBCC xã, phường, thịtrấn.
* Xã, phường, trị trấn tỉnh Bắc Ninh
Quan niệm về xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
Theo Từ điển tiếng Việt, “xã, đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn, baogồm một số thôn” [41, tr.1404]; “phường, đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành,nội thị, tổ chức theo khu vực dân cư ở đường phố, dưới quận” [41, tr 984] Như vậy, xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn,nội thành, nội thị, tổ chức theo khu vực dân cư, bao gồm các thôn, ấp, bản,
khu phố, dưới huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Từ những vấn đề trên, có thể quan niệm: Xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh là đơn vị hành chính nhà nước thấp nhất trong hệ thống tổ chức hành chính của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; là một thành phần cơ bản của khu vực phòng thủ huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; được tổ chức theo khu vực dân cư ở nông thôn và thành thị, hợp thành bởi các thôn, xóm, khu phố trên địa bàn, có ranh giới, lãnh thổ, tổ chức bộ máy và dân số theo quy định của cấp có thẩm quyền; là nơi nhân dân địa phương trực tiếp sinh sống, lao động sản xuất và chiến đấu để xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước; có vai trò quan trọng trong phát triển KT- XH, củng cố QP, AN ở địa phương
Đặc điểm của xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
Trang 6Xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh có đầy đủ những đặc điểm chungcủa xã, phường, thị trấn Việt Nam, song do điều kiện địa lý, KT - XH vàphong tục tập quán… mà nó có những đặc điểm riêng, đó là:
Các xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh đều là đồng bằng, đô thị, không
có miền núi, trung du, ven biển, hải đảo Toàn bộ địa phận tỉnh Bắc Ninh thuộc
vùng đồng bằng, được hình thành trên trầm tích sa bồi, đồng đất và khí hậu nơiđây đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Bắc Ninh sản xuất nông nghiệp,nhất là trồng lúa nước, hoa mầu đạt năng suất, chất lượng cao Do không cónúi, rừng, biển, đảo, nên ngoài sản xuất nông nghiệp, từ xa xưa, nhân dân BắcNinh đã sớm chú ý đến sản xuất vật phẩm tiêu dùng, tiểu thủ công nghiệp Vìthế, hoạt động thương mại, buôn bán, trao đổi hàng hoá diễn ra từ khá sớm vàtương đối nhộn nhịp Hiện nay, ở hầu hết các thôn, làng của tất cả các xã đều tựphát hình thành các chợ tạm, chợ cóc phục vụ nhu cầu buôn bán, sinh hoạt củangười dân, nhờ đó đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nângcao Tuy nhiên, cũng từ đó mà phát sinh nhiều hệ luỵ không mong muốn nhưcác tệ nạn xã hội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phức tạp
Các xã, phường, thị trấn của tỉnh có địa giới hẹp, diện tích trung bình là
6,53km2, (do Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước), mật độ dân số cao,trung bình là 1250,55 người/km2, đứng thứ 6 trong cả nước Do dân cư sốngtập trung, nên công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động trên địa bàn của độingũ CBCC xã, phường, thị trấn khá thuận lợi, nhưng cũng gây nên những khókhăn cho việc mở rộng sản xuất, phát triển KT - XH của địa phương Nhândân của tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều là người kinh, không cóđồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn, nên nhìn chung mặt bằngtrình độ dân trí khá cao Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đãhoàn thành phổ cập trung học cơ sở, riêng thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn,huyện Thuận Thành đã hoàn thành phổ cập trung học phổ thông
Trang 7Kinh tế - xã hội ở các xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh khá phát triển, tương đối đồng đều, do được thiên nhiên ưu đãi và người dân lao động cần cù,
sáng tạo Vì đất chật, người đông, nên người dân nơi đây không chỉ sống dựavào nông nghiệp, mà đã sớm chú ý phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp,nhờ đó hệ thống làng nghề xuất hiện sớm Hiện nay, toàn tỉnh có 62 làng nghềtruyền thống đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam công nhận Nhiều làng nghềtruyền thống sản xuất các mặt hàng có giá trị kinh tế cao như: sắt (Đa Hội -
Từ Sơn), giấy dó (Phong Khê - Yên Phong), đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình),
đồ gỗ (Đồng Kỵ - Từ Sơn) và hàng chục làng nghề khác như: Đình Bảng, TânHồng, Phù Khê (Từ Sơn), Tam Giang (Yên Phong), Hoài Thượng, Song Hồ(Thuận Thành), Lãng Ngâm, Đại Lai, Cao Đức (Gia Bình), Phù Lãng (QuếVõ)…
Xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh là nơi mang đậm dấu ấn văn hoá dân tộcvới nhiều lễ hội dân gian và các sản phẩm văn hoá vật thể, phi vật thể, tạo nênđời sống tinh thần đa dạng, phong phú, lành mạnh cho nhân dân địa phương Đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội ở các xã, phường, thị trấn tỉnh BắcNinh, bên cạnh những thuận lợi, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp
về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn địa phương
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá ở các xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh diễn ra khá nhanh, nhất là ở các xã, phường, thị trấn có đường
giao thông thuận tiện Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗcho các khu công nghiệp, các công ty, xí nghiệp Cơ sở vật chất, kỹ thuậtcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ được đầu tư phát triển Trên địabàn các địa phương đã xây dựng và thành lập thêm nhiều doanh nghiệp mới,trong đó có một số cơ sở có quy mô lớn như: Công ty kính nổi Việt - Nhật,Công ty Canon, Nhà máy khí công nghiệp Bắc Việt Nam, Công ty liên doanhJONHSON - VIGLACERA, Công ty Nông sản, Xí nghiệp Gạch kiềm tính…,hình thành nên các khu công nghiệp tập trung ở Quế Võ, Từ Sơn, Thuận
Trang 8Thành, Yên Phong, một số cụm công nghiệp làng nghề, cụm thương nghiệp,dịch vụ ở thị trấn, thị tứ Do tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, nên nảy sinhnhiều vấn đề xã hội phức tạp phải giải quyết như các tệ nạn xã hội, tình trạngtranh chấp đất đai, khiếu kiện kéo dài, mất an ninh trật tự xã hội…
Những đặc điểm trên đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ CBCC xã, phường,thị trấn tỉnh Bắc Ninh phải có phẩm chất, năng lực toàn diện, trong đó phải
có kiến thức về QP, AN tương ứng để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hànhmọi hoạt động của địa phương có hiệu quả
Vai trò của xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
Xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh là nền tảng của hệ thống hành chính trong tỉnh; là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền
cấp trên với nhân dân địa phương, nơi nắm bắt và giải quyết mọi tâm tư,nguyện vọng chính đáng của quần chúng theo thẩm quyền và phản ánh, đề đạtlên cấp trên, giúp cấp trên đề ra những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạođúng đắn; là nơi trực tiếp cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước và nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, khai thác mọi tiềm năngcủa địa phương vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ địa phương, đấtnước Đây là nơi nhân dân địa phương thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội để tạo ra của cải vật chất, nâng cao đời sống, góp phần thựchiện thắng lợi mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh”
Xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh là một trong những thành phần quan trọng của thế trận khu vực phòng thủ huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; là
nơi tích luỹ tiềm lực QP, AN, động viên, tổ chức toàn dân tham gia xây dựngthế trận QPTD và an ninh nhân dân; nơi tổ chức toàn dân đấu tranh chống
“diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của địch, góp phần giữ vững an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; là nơi trực tiếp xây dựng lựclượng dân quân và quản lý, xây dựng lực lượng dự bị động viên, góp phần
Trang 9quan trọng xây dựng quân đội và chuẩn bị lực lượng, thế trận cho chống chiếntranh xâm lược, bảo vệ vững chắc địa phương và Tổ quốc Việt Nam XHCN.
* Đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
Quan niệm đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
Cán bộ là một hiện tượng lịch sử gắn liền với sự xuất hiện và phát triểncủa xã hội loài người Đó là những người có chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản
lý hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong một tổ chức chính trị, xãhội nhất định, có chức năng tổ chức phối hợp hành động của các thành viên
trong tổ chức, nhằm đạt tới những mục tiêu đã đề ra; là những người giữ vai
trò nòng cốt trong tổ chức, có tác động ảnh hưởng đến mọi hoạt động của tổchức, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức
Cán bộ là vấn đề liên quan tới vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế
độ, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng V.I.Lênin đã khẳng định:
“Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu
nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị,những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”[28, tr.473] Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
“cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thíchcho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thời đem tình hình của dân chúng báocáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [32, tr.269]
Đội ngũ cán bộ là tập hợp những người cán bộ thành một lực lượng có
số lượng, chất lượng, cơ cấu đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, chứcnăng, hoạt động của một tổ chức chính trị, xã hội nhất định
Đội ngũ cán bộ của xã, phường, thị trấn là tập hợp những cán bộ trong hệ
thống tổ chức hành chính ở cơ sở, là những cán bộ, đảng viên phụ trách mộtlĩnh vực công tác cụ thể của tổ chức đảng, chính quyền hay đoàn thể ở xã,phường, thị trấn, có số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước
Trang 10Chủ chốt, theo Từ điển tiếng Việt là “quan trọng nhất, có tác dụng làm nòng cốt” [41, tr.227].
Cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước là những người nắm giữ những
chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức đảng, chính quyền, ban, ngành, đoànthể từ Trung ương đến địa phương, là lực lượng nòng cốt, nhân tố quyết địnhthành bại của cách mạng
Từ những luận giải trên, có thể quan niệm: Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh là những cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước; đảm nhiệm cương vị lãnh đạo, quản lý, điều hành trong tổ chức đảng, chính quyền ở xã, phường, thị trấn; là lực lượng nòng cốt quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên ở địa phương; trực tiếp đề xuất cho cấp uỷ, chính quyền quyết định những chủ trương, chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH, củng
cố QP, AN ở địa phương; lãnh đạo, quản lý, điều hành các tổ chức, các lực lượng của xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ xây dựng và BVTQ ở địa phương.
Cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh, bao gồm: Bí thư,Phó bí thư, Uỷ viên Thường vụ đảng uỷ, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồngnhân dân và UBND xã, phường, thị trấn Theo quy định của Chính phủ, trongcông tác giáo dục QP, AN, đội ngũ cán bộ này thuộc đối tượng 3
Đặc điểm của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn của tỉnh Bắc Ninh hiện nay cơ bản được biên chế đủ theo quy định của Chính phủ, vì vậy, không có hiện tượng
thiếu cán bộ kéo dài, hoặc một cán bộ phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc.Mỗi CBCC xã, phường, thị trấn đều được giao trọng trách giữ các chức vụ lãnhđạo, quản lý, điều hành trong tổ chức đảng, chính quyền ở địa phương, nên họ có
Trang 11trách nhiệm rất cao trong công việc, có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động củađịa phương trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và QP, AN.Đội ngũ cán bộ này cơ bản là những người tiêu biểu về phẩm chất và năng lực ởđịa phương, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ theo từng chức danh cán bộ.
Cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh có tuổi đời, trình
độ học vấn và năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành không đồng đều nhau.
Sự không đồng đều đó không chỉ diễn ra giữa địa phương này với địaphương khác, mà còn diễn ra ngay trong từng địa phương cụ thể, giữa từngchức danh CBCC [50], [51] Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, CBCC xã,phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh có tuổi đời trên 50 chiếm 12,70%, từ 40 đến
50 tuổi chiếm 55,18%, từ 30 đến 39 tuổi chiếm 28,32%, dưới 30 tuổi chiếm3,80% Về trình độ văn hoá, hiện nay, đại bộ phận CBCC xã, phường, thịtrấn tỉnh Bắc Ninh có trình độ trung học phổ thông (chiếm 92,85%) [51]
Về trình độ chuyên môn, số cán bộ có trình độ sơ cấp chiếm 6,42%, trungcấp 34,31%, cao đẳng 4,09%, đại học 15,04% Đa số CBCC xã, phường,thị trấn có trình độ trung cấp lý luận chính trị (chiếm 81,17%) và trình độ
sơ cấp quản lý nhà nước (chiếm 55,18%) [51] Họ là những cán bộ, đảngviên được rèn luyện, trưởng thành và phát triển từ các cương vị lãnh đạo,quản lý ở các thôn, xóm, khu phố, nên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệmtrong lãnh đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của địa phương
Phần lớn CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh là bộ đội đã nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ hoặc chuyển ngành (chiếm 66,13%) Do từng được
rèn luyện, thử thách trong môi trường quân đội, nên cơ bản đội ngũ cán bộnày thường có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, tuyệt đối trung thànhvới sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, tin tưởng và chấp hành tốtmọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướccũng như các quy định của địa phương; có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống
Trang 12lành mạnh, đa số miễn dịch được với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vàcác tệ nạn, tiêu cực xã hội; có trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hànhmọi hoạt động của địa phương, đặc biệt là có trình độ, kiến thức, năng lực vàkinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ QS,
QP, an ninh ở địa phương; có phương pháp, tác phong công tác khoa học, phùhợp, sâu sát quần chúng, nói đi đôi với làm…
Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh phải giải quyết nhiều công việc và mối quan hệ đa dạng, phức tạp Những công việc đó bao gồm: công việc chuyên môn theo chức
trách, nhiệm vụ; các công việc liên quan đến mọi hoạt động của tổ chức đảng,chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn địa phương; phảichỉ đạo xử lý các tình huống phức tạp, các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiệntrong nhân dân… Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn phải giải quyết nhiềumối quan hệ phức tạp, bao gồm: các mối quan hệ trong nội bộ các tổ chứcđảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể thuộc quyền; mối quan hệ với cấp uỷ,chính quyền, cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá, xãhội, quân sự, an ninh của cấp trên đứng chân trên địa bàn; quan hệ với các thôn,xóm, khu phố và với nhân dân địa phương Trong quá trình giải quyết các mốiquan hệ đó, nhiều khi đội ngũ này bị chi phối bởi quan hệ dòng tộc, làng xã,xóm giềng
Điều kiện và môi trường hoạt động của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh nhìn chung tương đối thuận lợi Cơ sở vật chất phục vụ
cho công tác của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh ngày càngđầy đủ hơn Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có trụ sở làm việc tương đốikhang trang, có 114/126 trụ sở được xây dựng kiên cố, đạt 90,47%; trang thiết
bị văn phòng và thông tin liên lạc khá hiện đại, có 59 máy photocopy, 446 máy
vi tính, 343 máy điện thoại… [52] Tuy nhiên, điều kiện và môi trường hoạt
Trang 13động của đội ngũ cán bộ này ở tỉnh Bắc Ninh không đồng đều nhau Qua khảosát thực tiễn, cho thấy, ở các phường, xã thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã TừSơn và các xã có KT - XH phát triển thì điều kiện công tác của CBCC thuận lợihơn so với các địa phương thuần nông, KT - XH kém phát triển [52].
Những đặc điểm trên chi phối không nhỏ đến hoạt động xây dựng, bồidưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấntỉnh Bắc Ninh, trong đó có hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP, AN Cấp uỷ,chính quyền và cơ quan chức năng các cấp, các ngành ở Bắc Ninh cần nắm vữngnhững đặc điểm trên để xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡngkiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ này phù hợp, có hiệu quả thiết thực
Vai trò của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn là lực lượng nòng cốt trong quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ QP, AN ở địa phương.
Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước muốn đi vàocuộc sống và trở thành hiện thực thì phải có đội ngũ cán bộ vững mạnh Bởi
lẽ, “khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách
đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ” [33, tr.520] Lànhững người giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành trong các tổ chức đảng,chính quyền ở xã, phường, thị trấn, đội ngũ CBCC là những người “tổ chứccông việc”, là những “đầu tầu” của bộ máy hành chính ở địa phương Họ cótrách nhiệm nghiên cứu, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, vận dụng vàotình hình cụ thể của địa phương để hoạch định chủ trương, kế hoạch pháttriển KT - XH, củng cố QP, AN của địa phương CBCC xã, phường, thị trấntrực tiếp tổ chức quán triệt, giáo dục cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền và
Trang 14nhân dân địa phương nắm vững mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, trong đó có nhiệm vụ QS, QP, anninh; đồng thời, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện biến đườnglối, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ đó thành kết quả thực tế ở địa phươngmình Trong quá trình đó, CBCC xã, phường, thị trấn thường xuyên tổng kếtthực tiễn, rút ra những kinh nghiệm đúng đắn, sát thực, kịp thời đề xuất vàđóng góp với Đảng, Nhà nước và cấp trên để hoàn thiện đường lối, chínhsách nói chung, đường lối nhiệm vụ QS, QP, an ninh nói riêng.
Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn trực tiếp đề xuất giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương quyết định những chủ trương, biện pháp xây dựng, phát triển KT - XH, thực hiện nhiệm vụ QS, QP địa phương; đồng thời, trực tiếp quản lý, điều hành các tổ chức, các lực lượng ở địa phương thực hiện mọi nhiệm vụ, trong đó có công tác QS, QP địa phương.
Được giao giữ những chức vụ chủ chốt trong tổ chức đảng, chính quyền ởđịa phương, CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh là những người hơn ai hếtnắm chắc sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và hiểu rất rõ đặc điểm, tình hìnhmọi mặt của địa phương Vì vậy, những ý kiến tham mưu, đề xuất của CBCCthường có cơ sở chắc chắn, có giá trị cao và được mọi người trân trọng, thừanhận Những ý kiến đó là cơ sở quan trọng giúp cấp uỷ và chính quyền quyếtđịnh những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xâydựng, phát triển KT - XH, củng cố QP, AN ở địa phương Tính đúng đắn củanhững chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền xã,phường, thị trấn phụ thuộc trực tiếp vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBCC.Sau khi có nghị quyết của cấp uỷ, chỉ thị, kế hoạch của chính quyền,CBCC xã, phường, thị trấn trực tiếp lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi tổ chức,mọi lực lượng ở địa phương thực hiện mọi nhiệm vụ, trên tất cả các lĩnh vực:
Trang 15chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và QP, AN; bảo đảm cho các hoạt động củacác cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và của nhân dân địa phương diễn ra thốngnhất, nhịp nhàng, đúng chủ trương, kế hoạch và đạt hiệu quả thiết thực.
Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, LLVT và nhân dân địa phương thực hiện nhiệm vụ QS, QP địa phương.
Công tác QS, QP ở xã, phường, thị trấn là một bộ phận quan trọng trongtoàn bộ công tác QS, QP của Đảng, Nhà nước, được tiến hành ở cơ sở trong cảthời bình và thời chiến, nhằm tổ chức và động viên quần chúng tham gia xâydựng nền QPTD, chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện bảo vệđịa phương, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia trong thế trậnphòng thủ BVTQ của cả nước Công tác QS, QP ở xã, phường, thị trấn do toànthể đảng bộ, LLVT và nhân dân trên địa bàn địa phương tiến hành, dưới sựlãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của chínhquyền xã, phường, thị trấn và sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan quân sự cấp trên.Như vậy, tiến hành công tác QS, QP địa phương là trách nhiệm, nhiệm
vụ chính trị của cả hệ thống chính trị, LLVT và nhân dân địa phương Sự lãnhđạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của CBCC xã, phường, thị trấn nhằm nângcao nhận thức, trách nhiệm, phối kết hợp hoạt động của các tổ chức, các lựclượng trong thực hiện công tác QS, QP địa phương một cách đúng hướng,nhịp nhàng, có hiệu quả; bảo đảm phát huy sức mạnh tổng hợp của xã,phường, thị trấn vào thực hiện nhiệm vụ QS, QP, an ninh trên địa bàn địaphương
Cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn là những người trực tiếp chỉ đạo, giải quyết những vấn đề nảy sinh về QP, AN ở địa phương.
Xã, phường, thị trấn là nơi nhân dân trực tiếp sinh sống, lao động sảnxuất, nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động về chính trị, xã hội và QP, AN, vì thế
Trang 16cũng là nơi thường nảy sinh các vấn đề QP, AN phức tạp phải giải quyết kịpthời Do đặc điểm về địa lý, KT - XH và phong tục tập quán… nên các vấn đềnảy sinh về QP, AN ở các xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh càng trở nênphức tạp, bức xúc như: các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai, các tệ nạnnghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, hủ tục mê tín, dị đoan… Việc xử lý,giải quyết những vấn đề đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xãhội, trong đó, CBCC xã, phường, thị trấn là lực lượng quan trọng, giữ vai tròtrực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện Tính đúng đắn và hiệu quả giải quyếtnhững vấn đề đó phụ thuộc một cách trực tiếp vào phẩm chất, năng lực,phương pháp, tác phong công tác và uy tín của mỗi CBCC xã, phường, thịtrấn
1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
* Kiến thức QP, AN và quan niệm về bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
Kiến thức QP, AN
Quốc phòng, an ninh là một lĩnh vực rộng lớn, đa dạng, có liên quanđến mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức, mọi lực lượng, có quan hệ đến sứcmạnh phòng thủ của quốc gia, quyết định sự sinh tồn, trạng thái ổn định, antoàn và phát triển của đất nước
Kiến thức QP, AN là sự hiểu biết lý luận, thực tiễn về QP, AN thông
qua tìm hiểu, học tập Đó là sự hiểu biết cơ bản quan điểm, đường lối, chínhsách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền QPTD, xây dựng LLVT nhândân, tiến hành chiến tranh nhân dân, xây dựng tiềm lực QP, AN; hiểu biếtnhững kiến thức cơ bản về QS, QP, an ninh cần thiết… phù hợp với cương
vị, chức trách, nhiệm vụ của mỗi người
Kiến thức QP, AN của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn là hệ thống
những tri thức, hiểu biết về QS, QP, an ninh, về những vấn đề chính trị,
Trang 17kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, công nghệ và chính sách đối nội, đốingoại của Đảng, Nhà nước liên quan đến QP, AN, giúp cho đội ngũ CBCC
xã, phường, thị trấn phát huy sức mạnh tổng hợp của địa phương vào thựchiện công tác QS, QP địa phương, góp phần trực tiếp vào việc giữ vữnghoà bình, ổn định chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá củacác thế lực thù địch trên địa bàn địa phương
Quan niệm về bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
Bồi dưỡng là khái niệm được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong các lĩnh vực, các hoạt động của đời sống xã hội Theo Từ điển tiếng Việt, bồi dưỡng
là “làm tăng thêm trình độ, năng lực hoặc phẩm chất” [41, tr.107] Trong
công tác cán bộ, bồi dưỡng, được hiểu là hoạt động trang bị, bổ túc thêmnhững tri thức, kinh nghiệm, nhằm bổ sung, phát triển, hoàn thiện nhữngphẩm chất, năng lực đã có của người cán bộ, để họ có đủ khả năng hoànthành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao trong mọi hoàn cảnh
Bồi dưỡng kiến thức QP, AN là hoạt động làm cho đối tượng được bồi
dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm và khả năng thực hiện nhiệm vụ về QS,
QP, an ninh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN.Đây là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch, “phải được chỉ đạo, tổchức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương bằng cáchình thức phù hợp với từng đối tượng, kết hợp giáo dục thường xuyên với giáodục tập trung có trọng tâm, trọng điểm” [4] “Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết
là cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ Trung ương đến cơ sở, phải tham gia các lớp bồidưỡng kiến thức QP, AN theo triệu tập của cơ quan có thẩm quyền” [1] TheoNghị định 116 của Chính phủ, mọi CBCC xã, phường, thị trấn phải được bồidưỡng kiến thức QP, AN tại trường quân sự cấp tỉnh Đó là các lớp học tậptrung được tổ chức trong thời gian ngắn để bồi dưỡng cho cán bộ những kiến
Trang 18thức cơ bản nhất về QP, AN, làm cơ sở để cán bộ tự nghiên cứu, tự học tập saunày, nhằm không ngừng nâng cao nhận thức và năng lực hoạt động QS, QP, anninh đáp ứng với sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ Vì vậy, quan niệm vềbồi dưỡng kiến thức QP, AN cho CBCC xã, phường, thị trấn phải bao gồm cảhoạt động bồi dưỡng tập trung tại nhà trường và hoạt động bồi dưỡng tại chứctại địa phương, cũng như hoạt động tự bồi dưỡng, tự học tập của mỗi cán bộ.
Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh là tổng thể những hình thức, biện pháp của cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chức năng và các lực lượng của tỉnh Bắc Ninh nhằm trang bị, bổ sung, phát triển, hoàn thiện ý thức, tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm về QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn của tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ địa phương, đất nước trong mọi tình huống.
Quan niệm trên chỉ ra:
Mục đích bồi dưỡng là nhằm trang bị, bổ sung, phát triển, hoàn thiện ý
thức, tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm về QP, AN cho đội ngũ CBCC xã,phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo
vệ địa phương, đất nước trong mọi tình huống
Chủ thể bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị
trấn tỉnh Bắc Ninh là cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan chức năng của tỉnhBắc Ninh Bao gồm: cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp của tỉnh; đảng
uỷ, chỉ huy và các cơ quan chức năng của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, ban chỉhuy quân sự các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; lãnh đạo các cơ quan,ban, ngành, đoàn thể ở địa phương; Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, các cơ quan vàđội ngũ giáo viên, báo cáo viên của Trường Quân sự tỉnh và bản thân mỗiCBCC trong quá trình tự bồi dưỡng, tự học tập
Lực lượng tham gia bồi dưỡng là các tổ chức trong hệ thống chính trị,
đội ngũ cán bộ, đảng viên của địa phương Trong đó, lực lượng tham gia trực
Trang 19tiếp là những báo cáo viên của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địaphương (nhất là cơ quan quân sự và công an) và những cán bộ, giáo viên củacác học viện, nhà trường quân đội, công an được địa phương mời tham giagiảng dạy.
Đối tượng bồi dưỡng là đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn của tỉnh Bắc
Ninh
Nội dung bồi dưỡng, bao gồm: những tri thức, kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm về QP, AN Trong đó tập trung vào: học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng HồChí Minh về chiến tranh quân đội, về BVTQ XHCN; đường lối xây dựng nềnQPTD, xây dựng LLVT nhân dân và tiến hành chiến tranh nhân dân của Đảng;nghệ thuật quân sự Việt Nam; về âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và cácthế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta; những nội dung cơ bản về côngtác QS, QP, an ninh ở địa phương; kiến thức cơ bản về kỹ, chiến thuật cần thiết
và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội liên quan đến QP, AN ở địa phương
Hình thức, phương pháp bồi dưỡng, bao gồm: bồi dưỡng tập trung tại
Trường Quân sự tỉnh; thông qua các hoạt động bồi dưỡng tại chức ở địaphương, cơ sở; thông qua việc tự học tập, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của độingũ CBCC trong quá trình công tác; bồi dưỡng thông qua việc thực hiện cácnội dung của công tác QS, QP địa phương; bồi dưỡng thông qua các phươngtiện thông tin đại chúng, trong các tổ chức, đoàn thể…
* Đặc điểm bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh.
Chủ thể bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh đa dạng, phong phú, có nhiều tổ chức, nhiều lực lượng tham
gia, trong đó, chủ thể trực tiếp bồi dưỡng là đội ngũ giáo viên ở Trường Quân sựtỉnh Đây là những sĩ quan QĐND Việt Nam, được đào tạo khá cơ bản qua cáchọc viện, nhà trường quân đội, có trình độ học vấn khá cao, 100% có trình độ
Trang 20cao đẳng và đại học, trong đó, số có trình độ đại học chiếm 40% Đội ngũ này cơbản có trình độ, kiến thức về QS, QP, an ninh, nhiều người đã từng công táctrong lĩnh vực QS, QP địa phương [49]; có phương pháp sư phạm và kinhnghiệm nhất định trong giảng dạy… Tuy nhiên, đội ngũ này thường có quânhàm thấp (do bị giới hạn bởi quy định về trần quân hàm) [49], lại chưa được trảinghiệm qua thực tiễn chiến đấu, trình độ, kiến thức về kinh tế, văn hoá, xã hội,pháp luật… còn hạn chế Trong khi đó, đối tượng bồi dưỡng là những người cótrình độ, kiến thức, kinh nghiệm nhất định trong quản lý KT - XH, nhiều người
đã từng giữ các cương vị lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, phục vụ trongquân đội, thậm chí đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu… Vì thế, tính ámthị của chủ thể bồi dưỡng không cao, có người tỏ ra tự ti, lúng túng trước ngườihọc
Quá trình bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ KT - XH, QP, AN ở địa phương Bởi lẽ, CBCC xã, phường, thị trấn là những người giữ các chức vụ
lãnh đạo, quản lý, điều hành trong các tổ chức đảng, chính quyền ở địaphương; là lực lượng nòng cốt, là những “đầu tầu” trong mọi hoạt động chínhtrị, kinh tế, văn hoá, xã hội, QP, AN ở địa phương Hoạt động của đội ngũ nàyluôn gắn liền với mọi hoạt động của địa phương Mặc dù tham gia các lớp bồidưỡng kiến thức QP, AN tập trung tại trường hay tại chức ở địa phương, hoặc
tự học tập, tự bồi dưỡng, nhưng đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn khôngthoát ly khỏi các hoạt động KT - XH, QP, AN ở địa phương Họ vừa tham giahọc tập, vừa trực tiếp chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụphát triển KT - XH, củng cố QP, AN của địa phương theo chức trách, nhiệm
vụ được giao Điều đó vừa tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ này vận dụngngay những kiến thức được trang bị vào giải quyết các công việc theo chức
Trang 21trách, vừa gây nên những khó khăn, hạn chế đến chất lượng bồi dưỡng kiếnthức QP, AN, do họ bị chi phối bởi nhiều công việc khác.
Việc bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh diễn ra không thường xuyên, liên tục, do bị chi phối bởi
các hoạt động KT - XH ở địa phương Chỉ thị số 12CT/TW của Bộ Chính trịyêu cầu, giáo dục QP, AN phải “kết hợp giáo dục thường xuyên với giáo dụctập trung có trọng tâm, trọng điểm” [4] Nhưng trên thực tế, ở Bắc Ninh,việc bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấndiễn ra không thường xuyên Hoạt động này thường diễn ra theo từng đợt,gắn với việc cấp trên mở các lớp học tập trung tại Trường Quân sự tỉnh,hoặc tổ chức các hội nghị quán triệt, học tập nghị quyết, chỉ thị… của cấptrên, hay mở các đợt tập huấn về QP, AN Đồng thời, hoạt động bồi dưỡngkiến thức QP, AN thường diễn ra khi địa phương tổ chức thực hiện một nộidung cụ thể của công tác QS, QP địa phương như: tuyển quân; xây dựng,huấn luyện dân quân, lực lượng dự bị động viên của địa phương; tổ chứcdiễn tập cấp xã hoặc cụm xã; tham gia diễn tập khu vực phòng thủ cấphuyện; hoặc xử lý những tình huống cụ thể về QP, AN trên địa bàn địaphương
Những đặc điểm cơ bản trên đây tác động ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng, hiệu quả bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã,phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh, đòi hỏi các chủ thể bồi dưỡng cần phải nắmvững để xác định nội dung, biện pháp bồi dưỡng cho phù hợp, nhằm làm chohoạt động này đạt kết quả tốt hơn
* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
Một là, phải xuất phát từ đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng; quán triệt sâu sắc các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước và các
Trang 22cơ quan chức năng về giáo dục QP, AN và bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn.
Đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng, các chỉ thị, quy định vềgiáo dục QP, AN của Đảng, Nhà nước quyết định mục tiêu, phương hướng, nộidung, hình thức công tác giáo dục QP, AN nói chung và bồi dưỡng kiến thức
QP, AN cho đội ngũ cán bộ các cấp nói riêng, trong đó có đội ngũ CBCC xã,phường, thị trấn Vì vậy, bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã,phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh nhất thiết phải được tiến hành trên cơ sở quántriệt sâu sắc đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng, dựa chắc vàocác chỉ thị, quy định, hướng dẫn… của Đảng, Nhà nước và của các cơ quan
có thẩm quyền về giáo dục QP, AN Có như vậy, hoạt động bồi dưỡng mới cómục tiêu, phương hướng, yêu cầu đúng đắn, mới có tính giai cấp, tính nhândân, tính dân tộc, tính khoa học, hiện đại và mới có hiệu quả thiết thực Xa rờiđường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng, không bám sát các chỉ thị,quy định của Đảng, Nhà nước và của các cơ quan chức năng về giáo dục QP,
AN thì hoạt động này sẽ mất mục tiêu, phương hướng chính trị, không có nộidung giai cấp rõ ràng và không đạt kết quả như mong muốn
Hai là, phải nắm vững và bám sát yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và BVTQ XHCN, yêu cầu nhiệm vụ công tác QS, QP địa phương trong thời kỳ mới
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và BVTQ XHCN của nhân dân ta đang pháttriển trong tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứađựng những yếu tố khó lường Tình hình đó đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân,toàn quân ta những nhiệm vụ nặng nề và phức tạp Trong khi đặt trọng tâm vàonhiệm vụ xây dựng CNXH, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ BVTQ,củng cố QP, AN, đó là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ với nhau.Nhiệm vụ xây dựng và BVTQ XHCN trong thời kỳ mới đặt ra yêu cầu rất caođối với công tác giáo dục QP, AN nói chung và hoạt động bồi dưỡng kiến thức
Trang 23QP, AN cho đội ngũ cán bộ các cấp nói riêng, trong đó có đội ngũ CBCC xã,phường, thị trấn Toàn bộ hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũCBCC xã, phường thị trấn ở tỉnh Bắc Ninh phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xâydựng và BVTQ XHCN, xây dựng và bảo vệ địa phương trong thời kỳ mới.Tình hình nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới vừa tạo ra nhữngđiều kiện, khả năng mới, vừa đặt ra những yêu cầu rất cao cho công tác QS,
QP địa phương Đó là, phải thực hiện kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng
và an ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tế, góp phần xây dựng tiềm lựckinh tế và tiềm lực QP, AN của địa phương, xây dựng LLVT địa phươngvững mạnh; xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ở địa phương, tổ chức lựclượng sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược và đánh bại chiến lược “diễn biếnhoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo
vệ vững chắc địa phương, góp phần BVTQ trong mọi tình huống
Sự phát triển của nhiệm vụ QS, QP địa phương đặt ra rất nhiều vấn đề mới
mẻ và cấp bách trong công tác bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC
xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh hiện nay Cần phải phân tích đầy đủ yêu cầunhiệm vụ QS, QP địa phương để xác định mục tiêu, phương hướng, nội dung,biện pháp đúng đắn, bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP, AN đạt chấtlượng, hiệu quả cao và thiết thực Không nhận thức đầy đủ sự phát triển của yêucầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ QS, QP địa phương trong thời kỳ mới thì hoạtđộng bồi dưỡng kiến thức QP, AN dễ mắc phải những sai lầm, khuyết điểm
Ba là, phải bám sát tình hình mọi mặt của địa phương, cơ sở, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của CBCC xã, phường, thị trấn.
Tình hình mọi mặt, trước hết là tình hình KT - XH và QP, AN của địaphương trong từng giai đoạn, chức trách, nhiệm vụ của CBCC xã, phường,thị trấn là một trong những cơ sở quan trọng để xác định nội dung, hìnhthức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho phù hợp Vì vậy, quá
Trang 24trình bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấntỉnh Bắc Ninh phải luôn chủ động, nhạy bén theo sát sự phát triển của tìnhhình nhiệm vụ, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt, nhiệm vụkhó khăn, phức tạp; bám sát đặc điểm, chức trách, nhiệm vụ của từng chứcdanh cán bộ để xác định chủ trương, kế hoạch, nội dung, hình thức, phươngpháp bồi dưỡng cho phù hợp Có như vậy, hoạt động này mới thực sự thiếtthực, đạt hiệu quả cao, mới hấp dẫn, thu hút, thuyết phục người học, khơidậy trong người học sự hưng phấn, thích thú cần thiết trong quá trình họctập Khắc phục biểu hiện chung chung, xa rời thực tiễn địa phương, cơ sở,không phù hợp với đặc điểm, chức trách, nhiệm vụ của người học
Bốn là, phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp, có hình thức, bước đi phù hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng tham gia.
Giáo dục QP, AN là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nộidung cơ bản trong xây dựng nền QPTD, an ninh nhân dân Mục tiêu giáo dục
QP, AN là nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có hiểu biết
về QP, AN, có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệpxây dựng, củng cố nền QPTD, an ninh nhân dân, sẵn sàng BVTQ Việt NamXHCN Mục tiêu đó đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác giáo dục QP, ANnói chung và bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thịtrấn tỉnh Bắc Ninh nói riêng Đó là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, khôngthể thực hiện được ngay trong thời gian ngắn, trong từng đợt bồi dưỡng, mà làmột quá trình lâu dài, công phu, thường xuyên, liên tục Quá trình đó phải sửdụng đồng bộ nhiều giải pháp, từ nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đổi mớinội dung, hình thức, phương pháp, xây dựng đội ngũ giáo viên đến thực hiện
cơ chế chính sách… tạo nên sự chuyển biến toàn diện, đồng bộ, nhịp nhàngtrong hoạt động bồi dưỡng; phải có hình thức, bước đi, cách làm thích hợp,
Trang 25phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, bảo đảm tính hiệuquả thiết thực; đồng thời, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức,mọi lực lượng, của các cấp, các ngành, của các cơ quan, đơn vị trong và ngoàiquân đội và nhân dân địa phương cùng tham gia
1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng,
an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
1.2.1 Thực trạng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
Qua khảo sát tình hình bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC
xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2004 đến nay và nghiên cứu các tàiliệu có liên quan, có thể khái quát thực trạng bồi dưỡng kiến thức QP, AN chođội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trên những vấn đề cơ bảnsau:
* Về ưu điểm:
Một là, các cấp uỷ đảng, chính quyền, cơ quan chức năng và các lực lượng có liên quan của tỉnh Bắc Ninh đã có chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt việc bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn.
Những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền tỉnh Bắc Ninh, đảng uỷ, chỉ huy
cơ quan quân sự và các cơ quan chức năng của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh đã quán triệt nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng,Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền về giáo dục QP, AN như: Chỉ thị số 12CT/
TW (3/5/2007) của Bộ Chính trị (khoá X), Nghị định số 116/2007/NĐ-CP(10/7/2007) của Chính phủ, các quy định, quyết định, thông tư, hướng dẫn củaĐảng uỷ Quân sự Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Hội đồng giáo dục QP,
AN Trung ương, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành chức năng về giáo dục QP,
AN và bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC các cấp Qua đó đã nhận
Trang 26thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, mục tiêu, yêu cầu… giáo dục
QP, AN, có chuyển biến tích cực về thái độ, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổchức thực hiện bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thịtrấn
Các cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan chức năng của tỉnh đã cụ thểhoá các văn bản trên thành chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đề rachương trình, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức
QP, AN cho các đối tượng, trong đó có đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấnmột cách phù hợp, sát tình hình thực tế địa phương
Hầu hết các cấp uỷ, chính quyền địa phương đều nêu cao vai trò trách nhiệm,tích cực chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục QP, AN nói chung vàbồi dưỡng kiến thức QP, AN cho CBCC xã, phường, thị trấn nói riêng Kết quảđiều tra, khảo sát cho thấy, có 64,21% số người được hỏi cho rằng, cấp uỷ, chínhquyền địa phương rất quan tâm đối với hoạt động này 100% các cấp uỷ địaphương và đảng uỷ quân sự các cấp trong nhiệm kỳ đều có nghị quyết chuyên đềlãnh đạo nhiệm vụ giáo dục QP, AN, trong đó có bồi dưỡng kiến thức QP, ANcho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn; đồng thời, đó cũng là một nội dung quantrọng trong nghị quyết thường kỳ của các cấp uỷ đảng trong Đảng bộ tỉnh BắcNinh Việc triển khai tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết đượccác cấp, các ngành của tỉnh tiến hành tích cực, có phân công, phân nhiệm rõ ràng
và có hiệu quả Trong 5 năm qua, cấp uỷ, chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉđạo các cơ quan chức năng tổ chức cho 656 CBCC xã, phường, thị trấn đi học ởcác lớp bồi dưỡng kiến thức QP, AN tập trung tại Trường Quân sự tỉnh, cơ bảnbảo đảm đủ số lượng, đúng thành phần [48] Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chứctốt các hoạt động bồi dưỡng tại chức ở từng địa phương, cơ sở như: tổ chức chocán bộ học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhànước, nhiệm vụ KT - XH, QP, AN của đất nước, của địa phương; tổ chức các đợt
Trang 27tập huấn về những vấn đề liên quan đến thực hiện công tác QS, QP địa phương…
Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã tạo cơ
sở, nền tảng, định hướng đúng đắn để công tác bồi dưỡng kiến thức QP, AN chođội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn được tổ chức chặt chẽ, đạt hiệu quả cao trongnhững năm qua
Đảng ủy, chỉ huy cơ quan quân sự tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộctỉnh thường xuyên đề cao trách nhiệm, thực hiện tốt chức năng tham mưu chocấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác bồi dưỡng kiến thức QP, AN chođội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở địa phương; phối hợp với các cơ quanchức năng của địa phương để triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉthị, kế hoạch, quyết định… của cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tácnày Bộ chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với Ban Tổ chức tỉnh uỷ, Sở Nội vụ,Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố khảo sát tình hình đội ngũCBCC xã, phường, thị trấn; căn cứ vào quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
để phân bổ chỉ tiêu cho các huyện, thị xã, thành phố; lập danh sách và triệutập học viên theo đúng quy định Đồng thời, chủ động phối hợp với cơ quantuyên giáo, đài phát thanh, truyền hình và báo địa phương làm tốt việc tuyêntruyền, giáo dục, phổ biến kiến thức QP, AN ở địa phương; phối hợp với các
cơ quan có liên quan làm tốt công tác bảo đảm về cơ sở vật chất, tài chính,phương tiện, tài liệu… cần thiết Đảng uỷ, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã lãnhđạo, chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền và Trường Quân sự tỉnh thực hiện tốtnhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội đội ngũ CBCC xã, phường, thịtrấn
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các cơ quan, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
của Trường Quân sự tỉnh đã nhận thức rõ, bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho
CBCC xã, phường, thị trấn là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Nhà trường
Từ đó, đề cao trách nhiệm, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ này Trên cơ sở
Trang 28nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy Nhà trường, Ban Giám hiệu đã xây dựng cácchỉ thị, kế hoạch để chỉ đạo, tổ chức thực hiện từng khoá học, lớp học Đặc biệt,Hiệu trưởng Nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo các lớp bồidưỡng kiến thức QP, AN do một đồng chí Phó hiệu trưởng làm trưởng ban.Toàn trường đã tập trung sức thực hiện tốt các khâu, các bước đảm bảo khôngngừng nâng cao chất lượng công tác này Trong đó, chú trọng chuẩn bị chu đáonơi ăn, ở, sinh hoạt của học viên, thao trường bãi tập huấn luyện, tích cực xâydựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ
Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũCBCC xã, phường, thị trấn đã nhận thức đúng vai trò là người trực tiếp truyềnthụ kiến thức, kinh nghiệm cho người học, là một trong những chủ thể giữ vaitrò quyết định đến chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP, AN Vì thế, đội ngũ nàyluôn đề cao trách nhiệm, có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, tích cực tìm tòi,học hỏi, nâng cao trình độ, kiến thức, nhất là kiến thức về KT - XH, pháp luật…(đối với giáo viên của Trường Quân sự), kiến thức về QP, AN (đối với báo cáoviên dân sự được mời giảng) Do đó, chất lượng từng giờ giảng, từng bài giảngđược nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học, của nhiệm
vụ Kết quả điều tra, khảo sát thực tế cho thấy, có 71,58% số người được hỏi chorằng, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, báo cáo viên đạt loại tốt vàkhá
Hai là, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức
QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn cơ bản được thực hiện nghiêm túc và bước đầu đã có sự đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn.
Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho độingũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh đã coi trọng thực hiện đầy đủ,nghiêm túc, chặt chẽ nội dung, chương trình do Bộ Quốc phòng ban hành; đồng
Trang 29thời, bước đầu đã nghiên cứu, vận dụng, đổi mới nội dung cho phù hợp với sựphát triển của tình hình thực tiễn địa phương, đất nước, yêu cầu nhiệm vụ QS,
QP địa phương và đặc điểm, chức trách, nhiệm vụ của CBCC xã, phường, thịtrấn
Đối với các lớp bồi dưỡng tập trung tại Trường Quân sự tỉnh, nội dungbồi dưỡng tập trung vào những vấn đề chủ yếu như: quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội, về BVTQXHCN; chiến tranh nhân dân Việt Nam BVTQ trong tình hình mới; phòngchống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thùđịch; quản lý nhà nước về quốc phòng, thế trận QPTD gắn với thế trận anninh nhân dân ở cơ sở; xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện;xây dựng và hoạt động tác chiến của LLVT địa phương ở cơ sở; văn kiện chỉhuy chiến đấu và tổ chức diễn tập cấp xã; quản lý hành chính về trật tự xã hội
và phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội tại cơ sở…
Đối với việc bồi dưỡng tại chức tại địa phương, nội dung bồi dưỡng tậptrung vào những quan điểm mới của Đảng về QP, AN, BVTQ XHCN trongthời kỳ mới trong các văn kiện nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Đạihội IX, X của Đảng, Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX); Nghị quyết Đạihội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; các chỉ thị, kế hoạch của cấp uỷ,chính quyền địa phương về thực hiện nhiệm vụ QS, QP hàng năm; bồidưỡng về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ QS, QP, an ninh gắn với phát triển KT
- XH ở từng địa phương; kịp thời thông tin và định hướng nhận thức, tưtưởng về những sự kiện chính trị, kinh tế, quân sự… trong nước và quốc tế;bồi dưỡng về cách thức, kinh nghiệm xử lý các tình huống về QS, QP, giảiquyết các vụ vi phạm pháp luật, tranh chấp, khiếu kiện và các tệ nạn xã hội ở
cơ sở…
Trang 30Các nội dung trên đã được các cơ quan chức năng và đội ngũ giáo viên,báo cáo viên nghiên cứu, chuẩn bị, lựa chọn công phu, sắp xếp theo một trật
tự lôgíc khoa học, có sự đan xen tương đối hợp lý giữa nghiên cứu lý luậnvới nghiên cứu thực tế và luyện tập quân sự Nội dung, chương trình đó đãgóp phần vừa bổ sung những kiến thức mới, vừa củng cố, nâng cao kiếnthức, kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động QP, AN, vừanâng cao phẩm chất, năng lực toàn diện cho đội ngũ CBCC xã, phường, thịtrấn, bảo đảm cho họ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao Quatrưng cầu ý kiến, có 65,26% số người được hỏi cho rằng, nội dung, chươngtrình bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho CBCC xã, phường, thị trấn là phùhợp
Cùng với thực hiện, đổi mới nội dung, việc đổi mới hình thức, phươngpháp bồi dưỡng đã được quan tâm đúng mức và đạt kết quả thiết thực Trongcác lớp bồi dưỡng tập trung, phương pháp dạy học nêu vấn đề đã được sửdụng, bước đầu đạt kết quả tốt Phương pháp độc thoại dần được thay thế bằngphương pháp đối thoại, giao lưu cởi mở giữa người dạy và người học Việc sửdụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng vàcác mô hình học cụ mang tính trực quan khá phổ biến Trên cơ sở nội dung,chương trình và quỹ thời gian của mỗi đợt học tập, được sự chỉ đạo của trên,Trường Quân sự tỉnh đã chủ động điều chỉnh phương pháp bồi dưỡng theohướng tăng thời gian học thực hành, nghiên cứu thực tế, thảo luận, trao đổi,mạn đàm, do vậy đã tạo được tâm lý thoải mái và sự hưng phấn, thích thú củangười học Trong bồi dưỡng tại chức, phương pháp được sử dụng phổ biến và
có hiệu quả là: thông qua sinh hoạt của các tổ chức đảng, chính quyền, đoànthể; thông qua tổ chức học tập, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước và nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; tổ chức các lớp tập huấn về
QP, AN; bồi dưỡng thông qua các hoạt động thực tiễn xử lý các tình huống QS,
Trang 31QP, an ninh Đặc biệt, các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương có vaitrò hết sức quan trọng trong bồi dưỡng kiến thức QP, AN Trong 5 năm, từ năm
2004 - 2008, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã thực hiện hơn 250 chuyênmục, chương trình với trên 1200 tin, bài; Báo Bắc Ninh đã đăng tải hơn 1500tin, bài, ảnh; có hơn 200 tin, bài được đăng tải trên Báo Quân khu 1 và BáoQuân đội nhân dân; chương trình truyền thanh của 8 huyện, thị xã, thành phố
và 126 xã, phường, thị trấn đã thực hiện hàng ngàn chương trình liên quan đếnnội dung bồi dưỡng kiến thức QP, AN Ngoài ra, cấp trên bồi dưỡng cho cấpdưới, cán bộ cũ bồi dưỡng cho cán bộ mới, CBCC tự bồi dưỡng, tự học tập lànhững hình thức, phương pháp được tiến hành tương đối thường xuyên ở các
xã, phường, thị trấn góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP,
AN cho CBCC
Ba là, nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn đối với công tác QS, QP địa phương đã có nhiều chuyển biến; việc vận dụng những kiến thức đã được bồi dưỡng vào công tác thực tế của đội ngũ cán bộ này đã đạt được những kết quả nhất định.
Trong quá trình học tập và sau mỗi đợt bồi dưỡng kiến thức QP, AN, đại đa sốCBCC xã, phường, thị trấn đã có nhiều chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm đốivới công tác QS, QP địa phương Hầu hết đội ngũ này đều nhận thức sâu sắc quanđiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tất yếu khách quanphải BVTQ XHCN; nắm vững những quan điểm cơ bản của Đảng về QPTD, chiếntranh nhân dân; tin tưởng vào đường lối chính trị, quân sự và sự lãnh đạo của Đảng,vào nghệ thuật quân sự Việt Nam; thấy rõ âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ chốngphá cách mạng nước ta; nắm được các kỹ năng quân sự cần thiết phù hợp với chứctrách, nhiệm vụ của từng chức danh CBCC Đặc biệt, sau khi được bồi dưỡng, độingũ CBCC xã, phường, thị trấn đã nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, tầm quan
Trang 32trọng của công tác QS, QP địa phương, vai trò của LLVT địa phương trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ địa phương; nâng cao phẩm chất, năng lực toàn diện,trước hết là năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác QS, QP địaphương Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, có 75,79% cán bộ được hỏi cho rằng,công tác QS, QP địa phương có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT -
XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương và 95,79% chorằng, kiến thức QP, AN có vai trò quan trọng, đặc biệt quan trọng đối với việc pháttriển phẩm chất, năng lực và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ
Từ những tác dụng thiết thực mà công tác bồi dưỡng kiến thức QP, ANmang lại, nên phần đông đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn mong muốnthường xuyên được cập nhật những thông tin, kiến thức mới về chính trị, xãhội và QP, AN của đất nước và trên thế giới Có 66,31% cán bộ được hỏi chorằng, việc thường xuyên bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã,phường, thị trấn là rất cần thiết Sự chuyển biến nhận thức của đội ngũ CBCCđược thể hiện thông qua kết quả học tập của mỗi người Từ năm 2004 - 2008,kết quả học tập của CBCC xã, phường, thị trấn tại Trường Quân sự tỉnh đềuđạt 100% khá, giỏi, trong đó, giỏi chiếm từ 20 - 30% [48]
Trên cơ sở chuyển biến về nhận thức, đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấntỉnh Bắc Ninh đã đề cao vai trò trách nhiệm và đã vận dụng những kiến thứcđược bồi dưỡng vào công tác thực tế lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm
vụ QS, QP ở cơ sở đạt được những kết quả thiết thực, góp phần quan trọng giữvững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng cơ sở vững mạnh toàndiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Sau khi được học tập,bồi dưỡng kiến thức QP, AN, hầu hết đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn đãquan tâm hơn đến công tác QS, QP địa phương và đã tạo mọi điều kiện thuậnlợi để công tác này được thực hiện có hiệu quả Sự quan tâm đó được thể hiệntoàn diện cả về vật chất, tinh thần, cả về sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổchức thực hiện Vì thế, những năm gần đây, các nội dung của công tác QS,
Trang 33QP ở các địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung đã đạt vàvượt chỉ tiêu nhiệm vụ trên giao như: giáo dục QP, AN cho các đối tượng ởđịa phương, tuyển quân, xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị độngviên… Việc kết hợp kinh tế với QP, AN được quan tâm đúng mức Hầu hếtcác dự án phát triển KT - XH ở địa phương đều có ý kiến của cơ quan quân sựđịa phương và đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về QP, AN
Qua trao đổi với các đồng chí là chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thịtrấn ở huyện Thuận Thành, Gia Bình, thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, đều
có chung nhận xét là: Sau khi được bồi dưỡng kiến thức QP, AN, đội ngũCBCC xã, phường, thị trấn ở đây đều nâng cao nhận thức, trách nhiệm vàquan tâm hơn đến công tác QS, QP địa phương, nhiều CBCC đã trực tiếptham gia nhiều hoạt động của cơ quan quân sự và công an Vì thế, công tác
QS, QP, an ninh ở địa phương được thực hiện có nề nếp và đạt hiệu quả hơn
* Những hạn chế, khuyết điểm:
Một là, nhận thức, trách nhiệm và chất lượng hoạt động của một số cấp
uỷ, chính quyền, cơ quan chức năng ở tỉnh Bắc Ninh đối với công tác QS,
QP địa phương và việc bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn còn những hạn chế, bất cập.
Một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chức năng, CBCC các cấp, các ngànhcủa tỉnh nhận thức chưa sâu sắc về công tác QS, QP địa phương, chưa thấy hết âmmưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quệt của các thế lực thù địch chống phá cách mạngnước ta và địa phương, dẫn đến thiếu chủ động, tích cực trong tiến hành các nộidung của công tác QS, QP địa phương Đặc biệt, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò,tầm quan trọng, mục tiêu, yêu cầu của công tác giáo dục QP, AN nói chung và bồidưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn nói riêng Vìthế, chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quảnhiệm vụ này Qua điều tra, khảo sát thực tế cho thấy, có 35,79% CBCC được hỏicho rằng, việc bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị
Trang 34trấn chưa được cấp uỷ, chính quyền địa phương nhận thức đúng và quan tâmđầy đủ
Công tác chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chức năngcủa địa phương còn thiếu kiên quyết, có biểu hiện khoán trắng cho cơ quanquân sự, dẫn đến việc cử cán bộ đi học tập chưa nghiêm túc, triệt để Một sốđịa phương không cử đủ số lượng cán bộ đi học so với chỉ tiêu được giao,hoặc đề nghị thay đổi số lượng, chức danh cán bộ nhiều lần; tiêu chuẩn, chấtlượng cán bộ còn thấp so với yêu cầu Việc phối kết hợp giữa các cơ quanchức năng của địa phương trong triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡngkiến thức QP, AN còn thiếu chặt chẽ, thống nhất, nên việc nắm đối tượng,chất lượng học tập của từng khoá và theo dõi quá trình công tác thực tế củaCBCC sau khi được bồi dưỡng để kịp thời rút kinh nghiệm chưa thườngxuyên
Việc bồi dưỡng tại chức cho CBCC ở một số địa phương còn thụ động,chưa có chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể, có biểu hiện hình thức,được chăng hay chớ, chưa quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thực tế
Hai là, việc thực hiện chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
có lúc chưa thực sự nghiêm túc, triệt để và việc đổi mới chưa thường xuyên, mạnh mẽ.
Tuy đã có nhiều cố gắng, song việc thực hiện và đổi mới nội dung, chươngtrình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC
xã, phường, thị trấn còn những hạn chế, bất cập cần phải được khắc phục kịp thời.Việc nghiên cứu, quán triệt nội dung, chương trình đã được ban hành củamột số chủ thể, nhất là đội ngũ giáo viên, báo cáo viên chưa thực sự sâu sắc,nên chưa thấy hết tính hợp lý, khoa học và mối quan hệ chặt chẽ giữa các nộidung trong chương trình Việc vận dụng, cụ thể hoá nội dung, chương trình
đó cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đặc điểm, chức trách,
Trang 35nhiệm vụ của đối tượng chưa được đầu tư thoả đáng, nên nhiều nội dung cònchung chung, nặng nề, cồng kềnh, quá tải đối với người học Nhiều nội dung
có sự trùng lặp, chồng chéo, nặng về lý luận, chưa thật gắn chặt với thực tiễn.Nội dung, thời gian thảo luận, đi nghiên cứu thực tế và bồi dưỡng năng lựcthực hành còn ít, có nội dung tham quan, nghiên cứu thực tế chưa được chuẩn
bị chu đáo và không phù hợp với nội dung, chương trình bồi dưỡng, nên kếtquả thu được không cao Nội dung viết thu hoạch cuối mỗi khoá học còn đơnđiệu, vụn vặt, chưa phong phú, đa dạng, tính khái quát tổng hợp và vận dụngkhông cao Hơn nữa, kết quả viết thu hoạch là căn cứ duy nhất để đánh giá kếtquả học tập của học viên, mà không xem xét đến các yếu tố khác như: tinhthần, thái độ, trách nhiệm, kết quả thảo luận, học tập từng chuyên đề…, nênkhó có thể đánh giá toàn diện, chính xác nhận thức, năng lực của người học.Việc xây dựng, đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng tại chức choCBCC xã, phường, thị trấn ở một số địa phương còn thiếu chủ động, trôngchờ vào sự chỉ đạo của cấp trên, thậm chí có nơi còn tuỳ tiện, chắp vá Vì vậy,nội dung thường lạc hậu so với thực tiễn, không kịp thời cập nhật nhữngthông tin, kiến thức mới, nên tác dụng giáo dục, bồi dưỡng thấp
Việc đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức QP, AN chođội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh tuy đã có nhiều chuyểnbiến, song có lúc chưa tích cực, còn biểu hiện hình thức, nên tính thiết thực,hiệu quả thấp Một số giáo viên, báo cáo viên sử dụng phương pháp dạy họcnêu vấn đề, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại còn gượng ép, khiên cưỡng,chưa phù hợp yêu cầu nội dung Hiện tượng dạy - học theo kiểu đọc - ghi, “dạychay”, “học chay” vẫn chưa được khắc phục triệt để Hình thức giáo dục, bồidưỡng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng chưa được tiến hànhthường xuyên và chậm đổi mới Các chương trình, chuyên mục trên đài, báođịa phương còn theo đường mòn, lối cũ, nên chưa thực sự thu hút, hấp dẫn cácđối tượng Việc lồng ghép nội dung bồi dưỡng kiến thức QP, AN vào các đợtsinh hoạt, học tập chính trị chưa nhuần nhuyễn, chất lượng giáo dục chưa cao
Trang 36Ba là, một số CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh chưa tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng kiến thức QP, AN, còn những hạn chế nhất định về nhận thức, trách nhiệm đối với công tác QS, QP địa phương, chưa vận dụng có hiệu quả kiến thức được trang bị vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Trong những năm qua, việc tự học tập, tự bồi dưỡng kiến thức QP, AN củađội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh đã có bước tiến bộ, nhưng chưathường xuyên, chất lượng còn hạn chế Một số CBCC chưa nhận thức đầy đủ sựcần thiết phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức QP, AN, coi việc tham gia họctập cốt là để có chứng chỉ tương ứng với chức danh cán bộ, nên thiếu tự giác, tíchcực học tập Trong quá trình công tác, một số cán bộ vin vào lý do bận nhiều côngviệc để biện minh cho sự chưa tích cực, tự giác tự học tập, tự bồi dưỡng kiếnthức QP, AN Do đó, số cán bộ này thường nắm nội dung không chắc, nhận thức
về nhiệm vụ BVTQ, về QP, AN và về công tác QS, QP địa phương còn hạn chế;trách nhiệm đối với công tác QS, QP địa phương không cao; chưa thực sự quantâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để công tác QS, QP, an ninh ởđịa phương phát triển và đạt hiệu quả cao, còn có biểu hiện khoán trắng công tác
đó cho cơ quan quân sự và cơ quan công an của địa phương
Mặc dù đã được bồi dưỡng kiến thức QP, AN, nhưng phẩm chất, nănglực toàn diện, nhất là năng lực lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác
QS, QP địa phương của một số CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh cònnhiều hạn chế, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Sự vận dụng những kiếnthức, kinh nghiệm đã được bồi dưỡng vào công tác thực tế của một số cán bộcòn thiếu tích cực, hiệu quả không cao Có cán bộ còn tỏ ra lúng túng khi chỉđạo giải quyết một số tình huống về QP, AN, nhất là các tình huống về anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn địa phương
1.2.2 Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
* Nguyên nhân của ưu điểm
Trang 37Thứ nhất, những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển KT - XH của địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn đạt hiệu quả cao.
Sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng và của nhân dân ta đã thu đượcnhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị
ổn định, KT - XH phát triển nhanh, QP, AN được củng cố, làm cho sứcmạnh tổng hợp và vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng đượcnâng cao Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, nhữngnăm qua, KT - XH của tỉnh Bắc Ninh đã không ngừng phát triển và thu đượcnhững kết quả quan trọng Kinh tế phát triển với nhịp độ cao và toàn diện;văn hoá, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân được cải thiện rõ rệt; công tác QS, QP địa phương thườngxuyên được củng cố và tăng cường; tình hình an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội trên địa bàn được giữ vững Những thành tựu đó đã và đang lànhững nhân tố tích cực tác động đến tư tưởng, tình cảm và đời sống của mỗicán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công tácxây dựng, bồi dưỡng cán bộ, trong đó có công tác bồi dưỡng kiến thức QP,
AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn đạt chất lượng, hiệu quả cao
Thứ hai, có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với công tác giáo dục QP, AN nói chung và bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC các cấp nói riêng, trong đó có CBCC xã, phường, thị trấn.
Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, BVTQ,coi đó là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Đểthực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng là phảitiến hành có hiệu quả công tác giáo dục QP, AN Chính vì vậy, Đảng, Nhànước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục QP, AN nói chung
Trang 38và bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho CBCC trong hệ thống chính trị nói riêng,trong đó có đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn.
Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều vănbản nghị quyết, chỉ thị, quy định về giáo dục QP, AN cho các đối tượngtrong toàn xã hội, nhằm định hướng và nâng cao hiệu quả của công tácquan trọng này Đó là các Nghị quyết Đại hội IX, X của Đảng, Nghị quyết
TW 8 (khoá IX); Chỉ thị số 62 (12-2-2001), Chỉ thị số 12 (3-5-2007) của
Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáodục QP, AN trong thời kỳ mới; Nghị định số 15 (1-5-2001), Nghị định số
116 (10-7-2007) của Chính phủ về giáo dục QP, AN; các quyết định, quyđịnh, thông tư, hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan về giáo dục QP,
AN Những quan điểm, chủ trương, biện pháp trong các văn bản nêu trên
là những định hướng lớn, tạo cơ sở, nền móng cho công tác giáo dục QP,
AN nói chung và bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã,phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh nói riêng đạt chất lượng, hiệu quả cao
Thứ ba, cấp uỷ đảng, chính quyền, đảng uỷ, chỉ huy cơ quan quân sự địa phương các cấp của tỉnh Bắc Ninh cơ bản đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả công tác bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn
Trên cơ sở quán triệt các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước về giáodục QP, AN, các cấp uỷ, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chỉthị, nghị quyết, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác bồi dưỡngkiến thức QP, AN cho các đối tượng trong tỉnh, tiêu biểu như: Nghị quyếtĐại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (2005); Chỉ thị số 12 (2003), số
11 (2007), số 19 (2009) của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Quyết định số 12(2004), số 511 (2005), số 1581 (2008), kế hoạch số 01 (2009) của Chủ tịchUBND tỉnh; kế hoạch số 365 (2009) của Hội đồng giáo dục QP, AN tỉnh…
Trang 39Chính nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của các cấp uỷ, chínhquyền địa phương mà hoạt động giáo dục QP, AN nói chung và bồi dưỡngkiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn nói riêng được tổchức chặt chẽ và đạt hiệu quả cao Đồng thời, sự quan tâm chỉ đạo, hướngdẫn, phối hợp hiệp đồng và trực tiếp tổ chức thực hiện của đảng uỷ, chỉ huy
cơ quan quân sự các cấp, của Trường Quân sự tỉnh là nguyên nhân quantrọng, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP, ANcho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn
Thứ tư, phát huy tốt vai trò trách nhiệm của các cơ quan chức năng và đội ngũ giáo viên, báo cáo viên trong việc bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, ban,ngành, đoàn thể ở địa phương đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong tổchức thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ cáccấp, trong đó có CBCC xã, phường, thị trấn trong tỉnh Các cơ quan chứcnăng đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương
về công tác giáo dục QP, AN; đồng thời, đã chủ động khắc phục khó khănthực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đối với công tác này Hội đồnggiáo dục QP, AN và cơ quan quân sự địa phương các cấp đã thực sự giữ vaitrò nòng cốt, trung tâm phối hợp hiệp đồng trong triển khai tổ chức thực hiệnchủ trương, kế hoạch của cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác giáodục QP, AN, bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho độingũ CBCC xã, phường, thị trấn đạt chất lượng, hiệu quả cao
Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên thường xuyên được củng cố kiện toàn vềmọi mặt, được đào tạo, bồi dưỡng khá bài bản ở các nhà trường trong và ngoàiquân đội Đội ngũ này đã nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ chính trị của mình, nêucao tinh thần trách nhiệm, chủ động khắc phục khó khăn, tích cực tìm tòi, học hỏi
Trang 40nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụđược giao.
Thứ năm, CBCC xã, phường, thị trấn cơ bản có ý thức, trách nhiệm cao trong tự học tập, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng kiến thức QP, AN.
Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn vừa là chủ thể, vừa là đối tượng củahoạt động bồi dưỡng kiến thức QP, AN Vì vậy, chất lượng, hiệu quả bồidưỡng phụ thuộc rất lớn vào ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ này trong
tự học tập, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng Trong những năm qua, do nhận thứcđúng đắn vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục QP, AN, nên đại đa sốCBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh đã nêu cao ý thức, trách nhiệm, tíchcực, tự giác tự học tập, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng kiến thức QP, AN, từngbước biến quá trình bồi dưỡng của tổ chức thành quá trình tự bồi dưỡng củabản thân, nhằm không ngừng phát triển, hoàn thiện phẩm chất, năng lực đápứng yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ Đây là nguyên nhân rấtquan trọng trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng kiếnthức QP, AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh
* Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm:
Thứ nhất, việc quán triệt, cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về giáo dục QP, AN nói chung, bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ CBCC nói riêng của một số cấp uỷ, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Ninh còn những hạn chế.
Trong những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền thuộc tỉnh Bắc Ninh đãban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục QP,
AN Tuy nhiên, một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa quán triệt sâusắc, chậm cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, Nhà nước,các bộ, ngành chức năng và của cấp trên về giáo dục QP, AN nói chung và