1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết bài văn miêu tả đạt kết quả tốt

24 814 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN: HỒ THỊ MỸ LỢIĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU VĂN AN - PLEIKU MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐẠT KẾT QUẢ TỐT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Tiểu học

Trang 1

HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN: HỒ THỊ MỸ LỢI

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU VĂN AN - PLEIKU

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ

ĐẠT KẾT QUẢ TỐT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt, chữ viết vớiphương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học Họcsinh tiểu học chỉ có thể học tập các môn học khác khi có kiến thức tiếng Việt Bởi đốivới người Việt, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin vàchiếm lĩnh tri thức Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ hoànthành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ đượcthể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết Từ

đó, các em có thể học tập và giao tiếp trong môi trường học tập lứa tuổi, giúp học sinh

có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở lớp trên Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn,mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau đểngười học học tốt Tiếng Việt Trong đó, Tập làm văn là phân môn mang tính chấttổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân Tập làm văn, viếtvăn, hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học tiếng Việt ở tiểu học Đốivới học sinh tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã là khó; để nói,viết hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều Cái khó ấy chính là cái đích màphân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần dần đạt tới Từ đó, các em được mởrộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thànhnhân cách Chương trình Tập làm văn ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả Ngay từlớp 2, 3, các em đã được làm quen với văn miêu tả khi được tập quan sát và trả lời câuhỏi Lên lớp 4, các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lậpdàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả đồ vật, cây cốihoặc con vật - những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em

Trang 2

Thật vậy, trong chương trình môn Tiếng Việt Tiểu học nói chung, Môn TiếngViệt lớp 4 nói riêng, phân môn Tập làm văn có một vai trò đặc biệt quan trọng – Ởphân môn tập làm văn, bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng đã được hình thành và pháttriển từ các môn học khác như: nghe, nói, đọc, viết (phân môn Tập đọc); giải nghĩa từ,dùng từ, đặt câu (phân môn Luyện từ và câu); viết đúng chính tả, chính âm (phân mônChính tả)…thì phân môn Tập làm văn còn hình thành và phát triển một hệ thống các

kĩ năng riêng Thông qua học Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận vẻ đẹp củacon người, của thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình Khi phân tích đề Tậplàm văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái chân - thiện - mĩ được định hướng trong các

đề bài Những cơ hội đó làm nảy nở tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, vớicon người và những việc xung quanh của các em, giúp cho tâm hồn, tình cảm của các

em thêm phong phú Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cáchtốt đẹp của các em, đặc biệt trong tình hình xã hội hiện nay, một bộ phận giới trẻ cóbiểu hiện của lối sống vô cảm… Chính vì vậy, việc hình thành và rèn luyện kĩ năngviết văn cho học sinh là một yêu cầu rất cần thiết

Qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 4, tôi nhận thấy việc dạy và học phân mônTập làm văn - đặc biệt là văn miêu tả có một số khó khăn nhất định đó là:

- Việc hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh lớp 4 thường rất khó khăn

Do đặc điểm tâm lí, học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quansát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết vănmiêu tả, học sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả,…hoặc không biết cáchdiễn đạt điều muốn tả

- Đa số học sinh tỏ ra lúng túng khi làm bài, đa số các em nghiêng về kể nhiềuhơn tả

- Vốn hiểu biết về thực tế cũng như vốn từ ngữ của các em còn hạn chế

- Các em chưa có kĩ năng dùng từ đặt câu cho chính xác

- Chưa biết sắp xếp các ý sao cho đúng trình tự miêu tả

Trang 3

- Chưa biết cách chuyển ý giữa các đoạn, làm cho các đoạn văn trong một bàivăn rời rạc, chưa có sự liên kết tốt.

- Chưa bộc lộ cảm xúc của mình qua bài viết

- Một số em có năng lực học tập tốt thì đa số bài viết của các em bó hẹp vàokhuôn khổ của những bài văn mẫu; Tuy nhiên những từ ngữ, hình ảnh trong bài vănmẫu không phù hợp với thực tế mà mang tính sáo rỗng, cứng nhắc

Từ những lí do trên, là một giáo viên đã nhiều năm giảng dạy khối lớp 4, tôisuy nghĩ làm sao tìm ra biện pháp giảng dạy phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu củamôn học - đó là giúp các em học sinh biết cách quan sát và ghi lại những quan sát củamình một cách chân thật, sinh động bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc màphù hợp với thực tế các em, đồng thời góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốnsống, rèn luyện tư duy logíc, tư duy trừu tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ,hình thành nhân cách cho học sinh Đó chính là lí do và mục đích mà tôi lựa chọn đề

tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết bài văn miêu tả đạt kết quả tốt” Đây

là kinh nghiệm mà tôi rút ra trong quá trình giảng dạy

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG

Qua nội dung chương trình Tập làm văn trên, ta thấy thể loại văn miêu tả khátrọng tâm và quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 4 Bởi văn miêu tả vẽ racác sự vật, sự việc, hiện tượng, bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể Vănmiêu tả giúp người đọc nhìn rõ chúng, tưởng như mình đang “xem tận mắt, bắt tậntay” Tuy nhiên, hình ảnh đồ vật, cây cối, con vật gần gũi với các em do văn miêu

tả tạo nên không phải là một bức ảnh chụp lại, sao chép lại một cách vụng về Nó là

sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết đã thulượm được khi quan sát cuộc sống Tuy nhiên, để thực hiện được các điều này quả làmột điều không đơn giản Việc làm trước tiên của tôi là tiến hành điều tra thực trạngcủa học sinh trong lớp tôi trong năm học 2014 – 2015 vừa qua, tôi đánh giá bài làmcủa các em theo 2 mức cụ thể như sau:

* Học kì I năm học: 2014 - 2015

- HS hoàn thành bài viết: 22 em, tỉ lệ: 57,9 %

Trang 5

- HS chưa hoàn thành bài viết: 16 em, tỉ lệ: 42,1 %

+ Số học sinh hoàn thành bài viết được đánh giá kĩ năng làm văn theo 2

mức:

a/ Kĩ năng phân tích đề bài, kĩ năng tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng xây

dựng dàn ý Kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn văn thành

- Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả (Tranh ảnh, vật thật)

- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm chuyển tải nộidung cần lĩnh hội đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả

- Quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp - đặc biệt là các đối tượng họcsinh yếu; trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ khi các em gặp lúng túng trong giờ học

- Kết hợp với các môn học khác cung cấp thêm vốn từ cho học sinh

- Bản thân giáo viên luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, qua đồngnghiệp để cải tiến, đầu tư cho mỗi bài dạy

Công việc này được tôi tiến hành xuyên suốt ngay từ đầu năm học

Đối với học sinh tôi trực tiếp giảng dạy, khi viết văn, các em chưa biết cáchtrau chuốt, gọt giũa lời văn, câu văn được bóng bẩy, mang tính “Nghệ thuật”, mà đa

số các em “nghĩ sao thì viết vậy”; cộng với việc ít đọc sách báo, ít tham khảo các bài

Trang 6

văn hay – câu chuyện hay - bổ ích ở sách báo, làm cho các em gặp nhiều khó khăn khilàm bài văn miêu tả Đa phần các em trong lớp tôi đều sống ở môi trường thành thị,ngoài giờ học trên lớp, các em chỉ biết quanh quẩn trong nhà, một số em giải trí bằngcác trò chơi game trên internet, do đó vốn sống của các em rất hạn chế - đây cũng làmột trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc rèn kĩ năng viết văn của các

em Cho nên việc trước tiên là giáo viên cần phối kết hợp với gia đình, tạo cho các em

có nhiều cơ hội tiếp xúc với các câu chuyện - các tác phẩm văn học một cách tựnguyện, các em được tiếp xúc với các cảnh quan thiên nhiên trong thực tế - điều nàylàm nảy nở trong các em tình yêu thiên nhiên, cung cấp nhiều hơn “vốn sống” cho các

em Ngoài ra trong quá trình học tập, giáo viên chú ý rằng các phân môn trong mônTiếng Việt – nhất là phân môn Luyện từ và câu giúp cung cấp vốn từ ngữ cho họcsinh, rèn luyện cho các em cách dùng từ, đặt câu, hướng cho các em từ “ngôn ngữ tựnhiên” thành “ngôn ngữ nghệ thuật” Kết quả cuối cùng của việc dạy Tập làm văn làhiệu quả của những đoạn văn, bài văn Bài văn hay là bài văn đạt tốt các yêu cầu vềnội dung, nghệ thuật và cảm xúc Vì vậy, trong mỗi giờ Tập làm văn giáo viên cầnthực hiện tốt các yêu cầu này

Ở lớp 4, để viết bài văn miêu tả, học sinh thường trải qua các khâu cơ bản là:

- Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật

- Phân tích các văn bản mẫu

- Quan sát, lập dàn ý chi tiết

- Viết thành bài văn hoàn chỉnh

- Học tập, rút kinh nghiệm qua giờ trả bài

Để tiến hành mỗi hoạt động trong từng tiết học có hiệu quả, giáo viên và họcsinh lần lượt giải quyết các yêu cầu nói trên

b Các biện pháp cụ thể:

Biện pháp 1: Tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả.

Trước hết cần phải cho học sinh hiểu rõ miêu tả là làm cho đối tượng mà ta đãtừng nghe, từng thấy như được hiện ra trước mắt người nghe, người đọc Từ việc

Trang 7

nắm chắc thế nào là miêu tả, giáo viên cần giúp học sinh phân biệt được miêu tả trongvăn chương và miêu tả trong khoa học

- Cho học sinh đọc văn bản mẫu ở sách giáo khoa, hướng dẫn học sinh xác địnhphần mở bài, thân bài, kết bài

- Cho học sinh rút ra ghi nhớ về cấu tạo của bài văn miêu tả

Biện pháp 2: Phân tích các văn bản mẫu.

Ở bước này, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, phân tích để hiểu và thấy đượcnghệ thuật quan sát và miêu tả, đồng thời thấy được cách chọn lọc chi tiết, cách sửdụng những hình ảnh đẹp trong bài văn miêu tả

Ví dụ:

• Bài “Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật” - Sách Tiếng Việt 4 tập 1 trang 143

- Cho học sinh đọc bài văn “Cái cối tân”

- Ngoài việc khai thác bài theo các câu hỏi được gợi ý trong sách giáo khoa.Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích thêm bài văn bằng các câu hỏi như:

+ Tác giả tả những sự vật gì?

+ Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?

+ Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả

- Sau khi tìm hiểu xong bài văn, Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấynghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn

* Đối với Phần luyện tập “Tả cái trống trường”- sách Tiếng Việt 4 tập 1 trang

145 Sau khi học sinh thực hiện xong yêu câu của sách giáo khoa

- Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích để thấy được những hình ảnh đẹp trongmỗi bài văn

- Cách tiến hành bài này là:

+ Cho học sinh đọc bài văn

+ Giáo viên giới thiệu hình ảnh về cái trống trường cho học sinh quan sát

Trang 8

+ Cho học sinh nêu ý kiến về hình ảnh mà các em thích trong bài văn? Có thểyêu cầu các em nêu lí do vì sao mình thích hình ảnh đó.

- Giáo viên cần tôn trọng ý kiến của học sinh, đặt biệt khen ngợi những em tìmđược những hình ảnh đẹp và giải thích được lí do vì sao mình thích hình ảnh đó (yêucầu không bắt buộc)

+ Sau cùng, giáo viên chốt lại các hình ảnh đẹp ở bài văn và hướng cho họcsinh nên đưa các hình ảnh đẹp vào bài văn miêu tả

Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách lựa chọn hình ảnh, nội dung miêu tả và sắp xếp ý, đoạn.

* Quan sát đối tượng miêu tả cần chú ý:

Đây là khâu quan trọng và mấu chốt để học sinh có cơ sở viết thành bài văn,đoạn văn hoàn chỉnh Vì vậy, giáo viên cần yêu cầu học sinh có sự chuẩn bị bài trướckhi đến lớp – đó là nhắc các em quan sát kĩ sự vật định tả trước khi vào học bài mới,điều này giáo viên nhắc nhở các em trong phần dặn dò cuối buổi học Bởi học sinhhay nghĩ rằng với cảnh vật hay con vật quen thuộc hằng ngày thì không cần phải quansát lại, điều này là hoàn toàn sai lầm Sự tiếp xúc hằng ngày chỉ cho ta những nhậnbiết hời hợt, chung chung, chưa toàn diện Có quan sát kĩ nhiều mặt, nhiều lượt, bằngnhiều giác quan thì mới có những hiểu biết đầy đủ, phong phú và chính xác Quan sáttrực tiếp còn cho ta những cảm xúc “nóng hổi” để đưa vào bài viết, tránh được sự tẻnhạt

Bước đầu tiên để làm văn miêu tả là giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cáchquan sát Trong văn miêu tả, quan sát có một vai trò rất quan trọng Khi quan satkhông chỉ sử dụng mắt nhìn mà còn phải dùng tất cả các giác quan: xúc giác, thínhgiác, vị giác, Nếu không có quan sát thì vốn hiểu biết và trí tưởng tượng của họcsinh rất khó phát triển Văn miêu tả gắn chặt với tâm hồn, cũng như với óc quan sáttinh tế của con người Chính những kết quả quan sát đã đem lại cho học sinh nhữngcảm nhận về sự vật hiện tượng cần miêu tả Chẳng hạn, nếu học sinh chưa từng nhìn

Trang 9

thấy cây bàng thì học sinh sẽ không thể miêu tả về cây bàng và cũng không có ấntượng hay nhận thức gì về cây bàng.

Khi dạy học sinh quan sát, giáo viên cần nhấn mạnh rằng bất kì sự tưởng tượng

dù phong phú đến đâu cũng đều bắt nguồn từ thực tế, gắn với đời sống thực tế Vàmuốn có sự hiểu biết thực tế thì cần phải quan sát Những câu văn, bài văn miêu tảhay, có hồn và sinh động là những câu văn, bài văn của người biết quan sát, có tàiquan sát và chịu khó quan sát Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát, chúng ta sẽ có thểthấy được rất nhiều điều trong cuộc sống mà các em chưa bao giờ thấy hoặc chưa baogiờ để ý thấy Mỗi một nhà văn muốn viết được những bài văn miêu tả hay cần phải

có sự quan sát trải nghiệm thực tế thì mới có thể viết được lên những câu văn hay,sinh động mà mỗi khi đọc, người đọc dường như tưởng tượng ra được cả sự vật đó

Từ những hiểu biết về quan sát như vậy, khi dạy học sinh về văn miêu tả, giáo viêncần dạy các em cách quan sát

* Quan sát phải gắn liền với so sánh và tưởng tượng.

Tưởng tượng có vai trò tích cực trong cuộc sống Tưởng tượng tạo nên nhữnghình ảnh rực rỡ, phản ánh rõ ước mơ, lí tưởng của con người Đối với văn miêu tả,tưởng tượng có vai trò đặc biệt quan trọng Nhờ có tưởng tượng mà tất cả những hìnhảnh, màu sắc, âm thanh đều có thể được tái hiện trước mắt chúng ta Tất cả nhữngchi tiết đặc trưng nhất của sự vật trong thực tế không phải lúc nào cũng bộc lộ, nhưngnhờ có tưởng tượng mà sự vật mới hiện ra với những nét đặc trưng của nó

Văn miêu tả nhằm giúp người đọc hình dung ra sự vật, sự việc một cách sinhđộng, cụ thể Vì thế, khi viết văn, người ta thường dùng liên tưởng, so sánh Nhờ cóliên tưởng, so sánh mà văn miêu tả khơi gợi được trí tưởng tượng, óc sáng tạo củangười đọc

Do đó, khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần hướng dẫn học sinh pháthiện ra những nét giống nhau giữa các sự vật hiện tượng Hay nói cách khác, khi quansát, học sinh phải hình dung được trong đầu xem hình ảnh mình vừa quan sát đượcgiống với những hình ảnh nào mà mình đã biết

Trang 10

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh quan sát con vật mà em yêu thích, giáo viên cóthể đặt ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh liên tưởng và so sánh:

+ Khi nhìn từ xa trông con mèo như thế nao? Hình dáng ra sao? Có bộ lôngmàu gì? Có những bộ phận gì?

+ Khi chú mèo di chuyển trông như thế nào? Nhìn con mèo liên tưởng đến hìnhảnh gì? Màu sắc của các bộ phân trên co thể con mèo như thế nào? Con mèo có gì nổibật?

Với hệ thống câu hỏi như trên, học sinh không những viết ra những điều mìnhquan sát được mà còn có thể viết ra những câu văn giàu hình ảnh

Ngoài ra, giáo viên còn có thể đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, đoạn thơ

có nhiều hình ảnh so sánh và liên tưởng hay

Ví dụ đoạn văn tả về ngoại hình của một con mèo: Đó là con mèo của nội em đem từ quê lên cho em Lông nó đen tuyền, mượt như nhung Em đặt luôn tên cho nó

là Nhung Vuốt tay lên người nó bàn tay như dịu đi bởi cài mượt mà của bộ lông dày Hai con mắt trong vắt, lồ lộ, óng ánh như hòn thủy tinh màu lam Mũi nó đen bóng như láng mỡ Hai mép tua tủa những hàng ria Mồi lần nó ngáp ngủ, cái lưỡi thè dài

ra ngoài miệng, đỏ hồng như trái ớt chín Lúc ấy bốn chân nó choãi ra, lưng uốn cong cong như cái vòng, đuôi dựng lên như cái cần câu Nhung có bộ vuốt cực sắc.

Nó có thể bấm vào cây cau leo lên thoăn thoắt đến gần ngọn rồi buông người nhảy xuống mà cứ êm ru bởi dưới các bàn chân là một nệm thịt như nệm “Kim đan”.

Chính vì vậy, khi dạy văn miêu tả cho học sinh, giáo viên cần chú ý hướng dẫncác em sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa Muốn được như vậy, giáo viên phảihướng dẫn các em quan sát thật kĩ những sự vật mà mình muốn miêu tả, từ đó các em

có sự so sánh, liên tưởng xem các hình ảnh đó giống với cái gì để viết được nhữngcâu văn hay và sinh động

Dưới đây là một đoạn văn mà học sinh đã quan sát, miêu tả rất kĩ về câyphượng Trong đoạn văn này, em đã biết sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóarất sinh động và gợi cảm

Trang 11

Sân trường em trồng rất nhiều loài cây nhưng em vẫn thích nhất là cây phượng.

Không biết cây phượng này trồng bao lâu rồi nhưng từ khi em bước vào lớp một đã nhìn thấy Thân to mấy người ôm không xuể, vỏ cây màu nâu xám Lên cao, thân cây chĩa ra nhiều nhánh lớn Lá phượng xanh tươi, mượt mà Mỗi ngọn lá rộng bằng trang vở, gồm nhiều chiếc lá nhỏ xíu mọc đối nhau Gân lá cứng màu xanh nhạt, chìa từng cặp cũng đối nhau đều đặn hai bên cuống lá to chạy dài đến gần ngọn lá rủ xuống mềm mại.

Hoa phượng có năm cánh mọc từng chùm, khi nở, hoa phượng xòe ra như bướm, bốn cánh màu đỏ, cánh kia trắng ngà điểm nhiều chấm đỏ dày và cứng hơn Nhị hoa thì vươn dài, đầu to, mang túi phấn hơi cong.

Mùa hè đến những chùm hoa phượng nở rộ đỏ rực cả một vùng Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng em mỗi khi những chú ve sầu bắt đầu râm ran vì nó gần gũi và gắn bó nhất với nhiều kỉ niệm của tuổi học trò.

Có thể nói liên tưởng và tưởng tượng có vai trò đặc biệt quan trong trong khiviết văn miêu tả Giáo viên phải giúp học sinh hiểu rằng tưởng tượng phải dựa trênthực tế, không có nghĩa là nghĩ vu vơ và không có cơ sở thực tế Để học sinh biết cáchliên tưởng đúng, giáo viên phải giúp học sinh tập quan sát, tìm hiểu thực tế một cách

có ý thức, có thói quen, có phương pháp Từ đó các em mới có nền tảng và có cơ sở

* Quan sát bằng nhiều giác quan

- Quan sát bằng mắt nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật

Trang 12

- Quan sát bằng tai nhận ra âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc.

- Quan sát bằng mũi nhận ra những mùi vị tác động đến tình cảm

- Quan sát bằng vị giác và xúc giác, quan sát cảm nhận…

Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, giúp bài văn đadạng, phong phú và sinh động

* Quan sát tỉ mỉ nhiều lần

Muốn tìm ra ý của đoạn văn, học sinh phải quan sát kỹ, quan sát nhiều lần sựvật đó Tránh quan sát qua loa như ta nhìn lướt qua hay liếc nhìn sẽ không tìm ra ýhay cho bài văn

* Học sinh cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát

- Học sinh có thể lựa chọn các trình tự quan sát khác nhau

+ Trình tự không gian: Quan sát từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, từtrái sang phải hay từ ngoài vào trong

+ Trình tự thời gian: Quan sát từ sáng đến tối, từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc + Trình tự tâm lý: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc quan sáttrước

* Hướng dẫn học sinh xác định được yêu cầu quan sát của bài văn.

* Phải tìm được những nét riêng tiêu biểu của sự vật Không cần thống kê tỉ mỉchi tiết về sự vật, sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận sâu sắcnhất

* Để làm được bài văn đúng yêu cầu của đề bài, quá trình quan sát không thểdàn đều mà phải tìm ra trọng tâm quan sát, thường là nét chính của bài nêu bật chủ đềcủa đoạn văn và dụng ý của nguời viết Có như vậy bài viết mới tránh khỏi dàn trải,nhạt nhẽo, lan man và lạc đề

* Tạo hứng thú và cảm xúc

Quan sát trong văn học cần tạo cho học sinh hứng thú say mê Từ đó bộc lộđược cảm xúc của bản thân trước đối tượng quan sát Có hứng thú, cảm xúc học sinhmới dễ dàng tìm từ, chọn ý giúp cho việc diễn tả sinh động và hấp dẫn

Ngày đăng: 10/02/2017, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w