Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện từ năm 1986, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế mở đang hội nhập tích cực vào quá trình toàn cầu hóa, bộc lộ cả mặt tích cực và tiêu cực, tác động tới các giá trị tinh thần, đặc biệt là đạo đức của con người hiện nay.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Chương 1 NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁ
TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
1.1 Quan niệm và vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang 91.2 Những nhân tố quy định việc giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang 33
Chương 2 GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC CHO THANH NIÊN TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 422.1 Thực trạng việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang hiện nay 422.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện từ năm 1986,chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Một nền kinh tế mở đang hội nhập tích cựcvào quá trình toàn cầu hóa, bộc lộ cả mặt tích cực và tiêu cực, tác động tới cácgiá trị tinh thần, đặc biệt là đạo đức của con người hiện nay
Bắc Giang - một tỉnh trung du, miền núi phía bắc của Tổ quốc cũngđang tham gia tích cực vào quá trình hội nhập Nền kinh tế tỉnh trong nhữngnăm gần đây đã có nhiều khởi sắc Đời sống của người dân có nhiều tiến bộ.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế thì vấn đề đạo đức cho người dân,đặc biệt là đạo đức thanh niên trong những năm gần đây của tỉnh còn nhiềuvấn đề đặt ra
Thực tiễn chứng tỏ rằng, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc mộtphần rất lớn vào thế hệ trẻ nói chung, thanh niên nói riêng Liệu chúng ta
có thể giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa khi thanh niên bị phai nhạt
lý tưởng, thiếu ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống dân tộc? Trongnhững điều kiện mới của đất nước, chúng ta đã chuẩn bị “hành trang” gìcho họ? Điều tiên quyết và không thể thiếu đó là “truyền thống dân tộc”,những truyền thống đáng tự hào của lịch sử mấy nghìn năm dựng nước
và giữ nước đã giúp chúng ta “hội nhập” mà không bị “hòa tan”, pháttriển mà không bị “mất gốc”, trọng truyền thống mà không bảo thủ, tất
cả những điều đó đã và đang giúp cho thanh niên Việt Nam nói chung thanh niên Bắc Giang nói riêng nâng cao hơn nữa bản lĩnh của mình,đứng vững trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống hiện đại
-Hiện nay, một bộ phận thanh niên chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họcho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc.Với các biểu hiện suy thoái đạo đức trong thanh niên như lôi kéo bè cánh để
Trang 3đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thầy cô giáo; bạn bè chémgiết lẫn nhau chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ, trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều
vụ án mạng Những biểu hiện đó ở một bộ phận thanh niên đang làm xói mònnhững giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Với ý nghĩa đó, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộccho thanh niên tỉnh Bắc Giang là vấn đề hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện
nay Đó cũng là lý do để tác giả của luận văn chọn đề tài: “Giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang hiện nay”.
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức truyền thống dân tộc
Mảng đề tài về truyền thống và đạo đức truyền thống được nhiều nhàkhoa học quan tâm nghiên cứu và có nhiều công trình, bài viết có giá trị Đó
là những công trình như: "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam"[24] (1980) của GS Trần Văn Giàu Công trình này tập trung vào những
nội dung chủ yếu là truyền thống và đạo đức truyền thống của dân tộc, về vaitrò của chúng trong lịch sử vẻ vang của dân tộc ta và nhấn mạnh vai trò củatruyền thống hiện nay, khi đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷnguyên đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng giao lưu quốc tế
Bài viết “Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay” [57] của Nguyễn văn Phúc (2000) Bài viết này cho
chúng ta một cách nhìn khái quát về vai trò của tình cảm đạo đức trong đờisống con người, trên cơ sở đó khẳng định sự cần thiết phải giáo dục tình cảmđạo đức trong đời sống xã hội ở một mức độ nào đó, đây là nguồn tư liệu quý
để tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn
Trang 4Cuốn sách “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [26] của Trịnh Duy Huy (2009), đã trình bày hệ
thống lý luận, thực trạng, giải pháp để xây dựng đạo đức mới trong điều kiệnkinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Công trình “Một số vấn đề lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”
[73] do Huỳnh Khái Vinh chủ biên (2001), đã cho thấy rõ: lối sống, đạo đức
và chuẩn giá trị xã hội là những yếu tố cơ bản trong đời sống của mỗi conngười, gắn liền với các cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng và mọi mặt của đờisống xã hội, từ thực trạng tác động của các yếu tố đó, tác giả đưa ra giải pháp
để xây dựng lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội
* Một số công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Khi nghiên cứu về đối tượng thanh niên, gần đây có một số công trình
có đề cập đến sự phát triển đạo đức và định hướng giá trị đạo đức cho thanh
niên như: TS Thái Duy Tuyên về "Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường", (Tạp chí Triết học, số 1/1995); Trần Xuân Vinh (Viện Thanh niên) về "Sự biến đổi một số giá trị cơ bản của thanh niên Việt Nam hiện nay", (Tạp chí Triết học, số 1/1995); Các
công trình nghiên cứu chuyên sâu và bài viết của PGS.TS Đặng Cảnh Khanh
về đối tượng thanh niên cũng như một số luận án, luận văn khác bước đầu đãđưa ra những nhận xét, đánh giá về thế hệ trẻ Việt Nam, về vai trò và đặc điểmphát triển đạo đức và về những thay đổi trong sự phát triển đạo đức, lối sốngcủa họ trong điều kiện mới
Đề tài khoa học “Vấn đề định hướng giá trị đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay”[55] do Trần Sỹ Phán (2011), đã phân tích sự cần thiết
phải định hướng giá trị đạo đức cho thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàncầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay Trên cơ sở thực trạng định hướng giátrị đạo đức cho thanh niên Việt Nam thời gian qua, tác giả đề xuất một số giải
Trang 5pháp cơ bản để định hướng giá trị đạo đức cho thanh niên Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay.
Tạp chí lý luận chính trị “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong Trường phổ thông hiện nay” [54] của Phạm Nguyên Nhung (2013),
trong đó tác giả đưa ra một trong những giải pháp quan trọng để nâng caochất lượng giáo dục trong trường phổ thông hiện nay là phải tăng cường cóhiệu quả việc giảng dạy môn Giáo dục công dân - một môn học ảnh hưởngtrực tiếp đến việc cung cấp tri thức đạo đức cũng như điều chỉnh hành vi đạođức của học sinh
Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ đượcnội dung, tầm quan trọng cũng như đề xuất một số giải pháp thiết thực, đểgiáo dục ý thức đạo đức cho thanh niên ở nhiều khía cạnh khác nhau
Những kết quả nghiên cứu trên đây đã cung cấp thêm tài liệu thamkhảo bổ ích để tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề mà tác giả lựa chọn Tuynhiên theo giới hạn hiểu biết của tác giả chưa có công trình nào đi sâu nghiêncứu một cách có hệ thống về vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dântộc cho thanh niên ở tỉnh Bắc Giang
Do vậy, tác giả thấy cần phải đi sâu nghiên cứu vấn đề “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang hiên nay”,
qua đó luận giải những đặc điểm có tính quy luật, đề xuất những giải pháp cơbản giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Tỉnh BắcGiang hiện nay Đây là vẫn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao chấtlượng giáo dục đào tạo của tỉnh Bắc Giang hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vẫn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục giá trị đạo đứctruyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang và đề xuất một số giải
Trang 6pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dântộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang hiện nay.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ quan niệm, vai trò, những nhân tố ảnh hưởng tới việc giáo dục đạođức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong việc giáo dục giá trị đạo đứctruyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang hiện nay và chỉ ra nguyênnhân của những thực trạng đó
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục giá trịđạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Tỉnh Bắc Giang
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộccho thanh niên Tỉnh Bắc Giang, (thanh niên học đường từ 15 đến 22 tuổi);thời gian khảo sát từ năm 2009 đến nay
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàquan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và giáo dục giá trị đạo đứctruyền thốngdân tộc Ngoài ra, luận văn có tham khảo, kế thừa các thành tựucủa một số công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài
* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn quá trình quán triệt, thực hiện các quan điểm, tư tưởng chỉđạo, xây dựng thanh niên vững mạnh về mọi mặt; đặc biệt là thực trạng giáo
Trang 7dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang hiệnnay, từ kết quả điều tra khảo sát của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử Trong đó chú trọng phương pháp logic và lịch sử, phântích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học, phương phápchuyên gia…
6 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu thamkhảo trong nghiên cứu và giảng dạy đạo đức học Đề tài cũng có ý nghĩađối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên tỉnh Bắc Gianghiện nay
7 Kết cấu của đề tài
Gồm phần mở đầu, hai chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ luc
Trang 8Chương 1 NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN TỈNH BẮC GIANG 1.1 Quan niệm và vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang
1.1.1 Quan niệm về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang
* Quan niệm giá trị truyền thống và giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
Từ điển Tiếng Việt quan niệm, giá trị được hiểu là cái làm cho một vật
có ích lợi, là đáng quý về một mặt nào đó; là tác dụng, hiệu lực; là lao động
xã hội của những người sản xuất hàng hóa kết tinh vào sản phẩm hàng hóa;
Số đo của một đại lượng hay số được thay thế bằng một ký hiệu
Theo giáo sư Nguyễn Trọng Chuẩn “Nói đến giá trị tức là muốn khẳngđịnh mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là bao hàm quan điểm coi giá trị gắnliền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, là nói đến cái có khả năng thôi thúccon người và vươn tới”[10, tr.16]
Truyền thống luôn là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiêncứu từ nhiều khía cạnh Nói một cách ngắn gọn, thì truyền thống là "Thóiquen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền từ thế hệnày sang thế hệ khác" [56, tr.1017]
GS Nguyễn Trọng Chuẩn cũng cho rằng: "Nói đến truyền thống là nói đếnphức hợp những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, những phong tục, lốisống, cách ứng xử, ý chí của một cộng đồng người đã hình thành trong lịch sử,
đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" [10, tr.16]
Như vậy, truyền thống được hiểu như là tập hợp những tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành và phát triển trong lịch sử, đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Truyền thống là tinh hoa đã được
Trang 9chắt lọc qua thử thách của thời gian và được nâng cao dần theo trình độ pháttriển mọi mặt của con người và xã hội mà không xa rời nguồn cội Trải quahàng ngàn năm lịch sử, những truyền thống đó đã tạo nên bản sắc của dân tộcViệt Nam, tâm hồn và bản lĩnh của con người Việt Nam.
Giá trị truyền thống, theo quan điểm lịch sử và biện chứng, ở một thời
điểm lịch sử nhất định, truyền thống bao giờ cũng có tính hai mặt: mặt tíchcực và mặt tiêu cực Mặt tích cực bao gồm những yếu tố ưu việt, tiến bộ, phùhợp và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc;còn mặt tiêu cực là hiện thân của sức ỳ, của sự bảo thủ, lạc hậu, có ảnh hưởngtiêu cực tới sự phát triển của xã hội Hai mặt mâu thuẫn đó cùng tồn tại songsong trong di sản truyền thống và có khi đan xen, chồng chéo lên nhau Tuynhiên, khi nói đến giá trị truyền thống là ta muốn nói tới những mặt tốt đẹp,mặt tích cực, là đặc trưng cho bản sắc dân tộc trong truyền thống và đã trởnên ổn định, lâu bền, có khả năng trao truyền lại qua không gian và thời gian,
là những gì mà chúng ta cần duy trì và phát triển "Nói đến giá trị tức là muốnkhẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coigiá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, là nói đến cái có khả năngthôi thúc con người hành động và vươn tới"[10, tr.16] Hơn nữa, "Không phảicái gì tốt thì mới được gọi là giá trị, mà phải là những cái tốt phổ biến, cơ bản,
có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức luân lý, có cả tác dụng hướng dẫn sựnhận định và hướng dẫn sự hành động, thì mới được mang danh là giá trịtruyền thống" [22, tr.50]
Trong hệ thống giá trị văn hóa, tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
ta, nổi bật nhất là đạo đức truyền thống Đạo đức truyền thống "Đã được gìn giữ
và nâng cao từ đời này qua đời khác trở thành một tình cảm sâu sắc, một lẽ sốngcủa toàn thể nhân dân, một niềm tự hào cao quý ở mỗi người" [27, tr.71]
Đạo đức nói chung là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là tập hợpnhững nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi và đánh
Trang 10giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội;chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dưluận xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng.
Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác đạo đức phản ánh tồn tại xãhội Sự xuất hiện của ý thức đạo đức là do nhu cầu khách quan của sự pháttriển nhận thức, của đời sống xã hội, trước hết là do nhu cầu phối hợp, tươngtrợ lẫn nhau trong lao động sản xuất, trong việc phân phối sản phẩm xã hội,trong đấu tranh, đạo đức thay đổi tùy theo sự thay đổi của tồn tại xã hội Cùngvới sự phát triển của sản xuất, của tiến bộ xã hội, những qui tắc, chuẩn mực,phạm trù đạo đức theo đó cũng tăng lên, phản ánh đời sống xã hội ngày càngphong phú, đa dạng hơn, trở thành một trong những phương thức điều chỉnhcác mối quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi con người sao cho phù hợp vớiyêu cầu của xã hội Ph.Ăngghen viết: "Xét cho đến cùng, mọi học thuyết vềđạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xãhội lúc bấy giờ" [42, tr.161]
Nếu như truyền thống - như đã đề cập ở trên - là những gì đã đượchình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử dân tộc, đã trở nên ổn định và
lưu truyền từ đời này qua đời khác, thì đạo đức truyền thống là những quan điểm, quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực, hành vi ứng xử, thói quen, tập quán đạo đức đã có từ lâu đời và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Đạo đức truyền thống Việt Nam là bản sắc của dân tộc Việt
Nam, là cốt lõi của đời sống văn hóa, tinh thần của chúng ta Đó khôngphải là một cái gì thiên định, mà được hình thành và được bồi đắp qua hàngthế kỷ cho đến ngày nay
Giá trị đạo đức truyền thống là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhằm điều chỉnh và chuẩn hóa hành vi của con người một cách tự nguyện, tự giác.
Trang 11Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần củadân tộc ta Trong hệ giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, các giá trị đạo đứcchiếm vị trí nổi trội, tạo nên cốt lõi của nó Nói đến các giá trị đạo đức truyềnthống của dân tộc ta là nói đến đặc thù của đạo đức Việt Nam với những phẩmchất tốt đẹp đã được hình thành và bảo lưu cho tới thời điểm hiện tại Đó là cácgiá trị nhân văn mang tính cộng đồng, tính ổn định tương đối, được lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện trong các chuẩn mực mang tính phổbiến có tác dụng điều chỉnh hành vi giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân và
xã hội
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang.
Theo từ điển tiếng Việt, giáo dục là tác động có hệ thống đến sự phát triểntinh thần, thể chất con người, để họ dần có được những phẩm chất năng lực như
yêu cầu đề ra [56] Theo đó, cũng như hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành trong họ ý
thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức và định hướng cho hành vi đạo đức.Nhiều giá trị và phẩm chất đạo đức ở con người được hình thành chủ yếu bằngcon đường giáo dục
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh BắcGiang chính là giúp họ hình thành phát triển những phẩm chất đạo đức trongsáng mà chính bản thân họ và cũng như xã hội cần Trong chiến lược conngười Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng việc giáo dục các giá trị vănhóa, đạo đức, vì nó góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triểnnhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh
đã dạy: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” [45,tr.383] Ở tỉnh Bắc Giang, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộccho thanh niên là nhằm trang bị cho họ hệ thống những giá trị đạo đức caođẹp của dân tộc Việt Nam đã được gìn giữ và phát triển qua bao thế hệ
Trang 12Người Việt Đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên có nền tảng vững chắccho sự hình thành phát triển nhân cách của mình
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là hoạt động có mục đích của các chủ thể và đối tượng giáo dục, nhằm trang bị những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên, thông qua hệ thống nội dung, hình thức, biện pháp khoa học, góp phần hoàn thiện phẩm chất nhân cách cho thanh niên tỉnh Bắc Giang.
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tồn tạinhư một hệ thống luôn ở trạng thái vận động, phát triển không ngừng, diễn
ra trong môi trường nhà trường và xã hội Sự vận động, phát triển đồng bộ,tổng hợp của các thành tố tạo nên sự vận động, phát triển của quá trình giáodục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Bắc Giang Đó là quátrình tương tác hợp quy luật giữa giáo dục và đào tạo của Nhà trường với sự
tự giáo dục, rèn luyện của người học nhằm hình thành, phát triển ở họ nhữngchuẩn mực đạo đức cách mạng theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo Quan niệmgiáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Bắc Giang biểuhiện trên những nội dung sau:
Một là, mục đích giáo dục nhằm trang bị cho người học hệ thống giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam; hình thành, phát triển ở họ những phẩmchất đạo đức cách mạng trên cơ sở, nền tảng giá trị đạo đức truyền thống dântộc; đồng thời để hình thành, phát triển bản lĩnh chính trị, năng lực, phong cáchcủa người thanh niên theo mục tiêu đào tạo Mục đích giáo dục giá trị đạo đứctruyền thống dân tộc cho thanh niên luôn được được sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo của Nhà trường, vai trò của các chủ thể và đối tượng giáo dục trong việc quántriệt phương châm, nguyên lý, quy luật và vận dụng các hình thức, biện pháp giáodục nhằm đạt kết quả tốt nhất
Trang 13Hai là, chủ thể giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh
niên bao gồm toàn bộ lực lượng giáo dục của Nhà trường Đó là các tổ chứcĐảng, Ban Giám hiệu, đội ngũ giáo viên, tổ chức Đoàn Thanh niên Mỗi lựclượng có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều thống nhất ở mục đíchgiáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Chủ thể của quátrình tự giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đó là thanh niên Tính tíchcực, chủ động, tự giác phấn đấu, rèn luyện và tiếp nhận sự giáo dục của Nhàtrường có vai trò trực tiếp quyết định đến sự hình thành phát triển đạo đứccủa mỗi thanh niên Thực chất đây được xem là khâu quan trọng trong quátrình giáo dục, đó là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục Vìvậy, phải bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, sự phối hợp chặtchẽ giữa các chủ thể nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp vào giáo dục giá trịđạo đức dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang
Ba là, đối tượng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là thanh
niên Thanh niên vừa là khách thể, chịu sự điều khiển chi phối của các chủ thểgiáo dục thông qua thực hiện mục tiêu, nội dung, hình thức, phương phápgiáo dục giá trị đạo đức truyền thống, vừa là chủ thể tự tổ chức, tự định hướngquá trình lĩnh hội tri thức về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho bảnthân Không ai khác, họ chính là người biến quá trình đào tạo của nhà trườngthành quá trình tự đào tạo của mỗi người Với ý nghĩa ấy, họ là nhân tố trựctiếp quyết định đến quá trình tiếp thu giá trị đạo đức truyền thống dân tộcnhằm hoàn thiện phẩm chất nhân cách người thanh niên Do đặc điểm của đốitượng giáo dục, vì vậy giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc phải đisâu nghiên cứu đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức, nhu cầu của đối tượng để
có các biện pháp giáo dục cho phù hợp
Bốn là, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là quá trình tác
động có hệ thống, liên tục của các chủ thể giáo dục Quá trình tác động có hệ
Trang 14thống, liên tục nhằm hình thành, phát triển ở thanh niên Bắc Giang nhữngchuẩn mực đạo đức của dân tộc.
Năm là, những nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho
thanh niên tỉnh Bắc Giang được thông qua dưới nhiều hình thức, biện pháp vớinhững phương tiện giáo dục tác động phong phú linh hoạt Thông qua việc thựchiện các hình thức tổ chức dạy học như: diễn giảng, thảo luận, xêmina, làm bài tậpthực hành, thực tập, kiểm tra, các hoạt động rèn luyện ngoại khoá; các hoạt độngchính trị - xã hội; thông qua sử dụng tổng hợp các hình thức, biện pháp, phươngtiện của công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác chính sách; thông qua quátrình tự tu dưỡng, rèn luyện của người học theo các chuẩn mực đạo đức xã hội Tất
cả những hình thức, biện pháp đó đều có vị trí, vai trò quan trọng đối với việcthực hiện các nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc chothanh niên Bắc Giang, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, liên hệnhau trong chỉnh thể của phương thức giáo dục Vì vậy, không được coi nhẹhoặc tuyệt đối hoá bất cứ một hình thức, biện pháp nào
Sáu là, thông qua giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho
thanh niên nhằm hoàn thiện phẩm chất nhân cách của họ Các giá trị đạo đứctruyền thống của dân tộc có vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách, kháiquát lại ở những điểm cơ bản sau: là cơ sở nền tảng để phát triển nhân cáchmới cho thanh niên tỉnh Bắc Giang nói riêng và thanh niên Việt Nam nóichung; là động lực, là ngọn nguồn phát triển dân tộc, tạo nên sức mạnh tinhthần và bản lĩnh cho thế hệ thanh niên vươn lên trong giai đoạn mới; các giátrị đạo đức truyền thống được kế thừa đã trở thành các phẩm chất đặc biệt củathanh niên, giúp họ đứng vững trước tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thịtrường và toàn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rấtlưu ý đến nguyên tắc này Người chỉ rõ: “Đời sống mới không phải cái gì cũ
cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ
Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp
Trang 15lý Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm Cái gì mới mà hay, thì ta phải
làm”[47, tr.112-113]
* Nội dung một số giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc cần giáo
dục cho thanh niên Tỉnh Bắc Giang
Nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc bao gồm giáodục về: lòng yêu nước; truyền thống đoàn kết và ý thức cộng đồng; truyềnthống nhân ái - yêu thương con người; truyền thống hiếu học, ham hiểu biết,
có ý chí vượt khó; truyền thống cần cù, tiết kiệm, thông minh, sáng tạo
Giá trị lòng yêu nước
Yêu nước là tình cảm của tất cả mọi dân tộc trên thế giới chứ không phảichỉ là tình cảm, là truyền thống riêng của dân tộc Việt Nam Tuy nhiên, ở mỗimột quốc gia dân tộc thì tình cảm này lại được thể hiện khác nhau và mangnhững nội dung không hoàn toàn trùng nhau Đối với dân tộc Việt Nam, lòngyêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống các giá trị đạo đức truyền thốngcủa dân tộc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc Việt Nam từ ngànxưa cho tới hôm nay
Yêu nước là tình yêu đối với đất nước, là lòng trung thành với Tổ quốcbiểu hiện ở khát vọng và hành động tích cực để phục vụ và đem lại nhiều lợiích cho Tổ quốc và nhân dân Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của nhân dân
ta từ xưa tới nay Lòng yêu nước có nguồn gốc sâu xa từ ý thức cộng đồnggắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc Yêu nước là đặt lợi ích của Tổquốc, của nhân dân lên trên hết, là chăm lo xây dựng quê hương đất nước, sẵnsàng chống đô hộ và xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ gìn vàphát huy văn hóa dân tộc Lòng yêu nước của dân tộc ta đã trở thành triết lýsống, triết lý nhân sinh, trở thành chủ nghĩa yêu nước như giáo sư Trần VănGiàu đã viết: “Chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm của bản thân lịch sử ViệtNam được bắt đầu từ tình cảm tự nhiên của mỗi người đối với quê hươngmình tiến lên thành lý tưởng và hệ thống tư tưởng làm chủ của nhận thức
Trang 16đúng sai, tốt xấu, nên chăng và chỉ đạo rất nhiều phương lược xây dựng vàbảo vệ nước nhà” [23, tr.7]
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, lịch
sử dựng nước và giữ nước Vì vậy, yêu nước trước hết là nêu cao tinh thầnchiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Điều này đã được chứng minhqua lịch sử đấu tranh của dân tộc ta để bảo vệ độc lập dân tộc xây dựng đấtnước Trải qua hơn một nghìn năm dưới ách đô hộ của thực dân phong kiếnphương Bắc, cha ông ta vẫn kiên cường giữ nước, giữ làng Mỗi làng xómViệt Nam là một thành trì vững chắc chống lại chính sách đô hộ của bọnngoại bang, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc Khi đất nước đã hoàn toàn giảiphóng, truyền thống yêu nước được thể hiện trong điều kiện tồn tại của nhànước phong kiến độc lập Trong khoảng thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV, nhândân cả nước thực sự bắt tay vào xây dựng đất nước Công cuộc khai khẩnđất đai, xây dựng các công trình thủy lợi, phát triển nông nghiệp, mở mangnhiều ngành nghề đã góp phần hình thành một nền kinh tế tự chủ, đáp ứngphần lớn các nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong nước và đặt cơ sở choviệc ngoại giao với các nước khác Trên cơ sở kinh tế đó, nhà nước phongkiến được củng cố và phát triển với đầy đủ các thiết chế chính trị, quân sự,văn hóa ý thức dân tộc do đó cũng được tăng cường và củng cố thêm
Truyền thống đó một lần nữa lại được phát huy cao độ trong cuộc chiếnđấu vì độc lập tự do của nhân dân ta Cuộc chiến đó diễn ra trong sự so sánhlực lượng chênh lệch có lợi về phía địch Trong điều kiện đó, tinh thần yêunước, ý chí bất khuất kiên cường là nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo nên sứcmạnh chiến đấu và chiến thắng của dân tộc ta Chính lòng yêu nước nồng nàn,tinh thần dân tộc sâu sắc đã giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, chiếnthắng mọi thế lực xâm lược Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta cómột lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưatới nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
Trang 17một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khókhăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[48, tr.171].
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì truyền thống yêu nước củadân tộc ta được biểu hiện chủ yếu ở tình yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội,không chỉ yêu nhân dân nước mình mà còn biết quý trọng, yêu mến nhân dânnước khác Yêu nước hiện nay là nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng ởtương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, phấnđấu thực hiện một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, côngbằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam sớm được hình thành, đượcthử thách và khẳng định qua bao thăng trầm của lịch sử, được bổ sung và pháttriển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và của thời đại Kếthừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước trong hoàn cảnh lịch sử mới vừa là tráchnhiệm, vừa là vinh dự lớn lao đối với mỗi người dân Việt Nam hiện nay nóichung, thanh niên Tỉnh Bắc Giang nói riêng
Giá trị truyền thống đoàn kết và ý thức cộng đồng
Tinh thần đoàn kết bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước và nó cũng là biểuhiện của chủ nghĩa yêu nước Đoàn kết là sức mạnh tổng hợp của cả cộngđồng dân tộc trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là điều kiện tất yếu đểbảo tồn dân tộc, nhất là khi đất nước có giặc ngoại xâm Tinh thần ấy thể hiện
từ rất sớm ngay trong truyền thuyết “Trăm trứng nở trăm con” Nhờ đoàn kết
mà cha ông ta đã sáng tạo nên nền văn minh Sông Hồng, đặt cơ sở cho toàn
bộ tiến trình về sau của lich sử Đoàn kết đã giúp nhân dân ta vượt qua nhữngthử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, phát triển sản xuất để phục vụ đời sốngcủa mình Tinh thần đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân
ta đánh thắng mọi thế lực xâm lược
Tinh thần đoàn kết của người Việt Nam, trước tiên, được thể hiện tronggia đình, trong cộng đồng làng xã, và hơn hết, trong toàn thể cộng đồng các
Trang 18dân tộc Việt Nam Có lẽ, hiếm có một dân tộc nào mà tinh thần đoàn kết lạiđược biểu hiện nhiều và đa dạng như ở những làng quê Việt Nam Ở bất cứlĩnh vực gì người ta cũng tạo ra sự nhất trí cao như Đào Duy Anh đã nhận xét:
“Ở trong một làng người ta thấy những cuộc đoàn kết nhỏ như hội tư văn gồmnhững người có chức tước khoa danh, hội văn phả gồm những người nho học
mà không có phẩm hàm khoa mục gì, hội võ phả gồm những người quan võ,hội đồng môn gồm có tất cả học trò của một thầy Ngoài ra còn có vô số cácđoàn thể khác, như hội mua bán dùng cách gắp thăm hay bỏ tiền úp bát màlần lượt góp tiền cho nhau trong việc khánh hỷ, cùng là những hội bách nghệhọp các thợ thủ công đồng nghiệp, hội chư bà họp các bà vãi lễ phật, hội đồngquan họp những bà thờ đồng thánh, hội bát âm họp các tài tử âm nhạc, chođến hội chọi gà, hội chọi chim…xem thế thì thấy người nhà quê ta rất ham lậphội” [1, tr.144]
Tinh thần cộng đồng làng xã được mở rộng thành tinh thần đoàn kết dântộc và không ngừng được nâng cao trong quá trình dựng nước và giữ nước
Từ kinh nghiệm thực tế ông cha ta đã khẳng định rằng “Đoàn kết thì sống,chia rẽ thì chết”, rồi “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hònnúi cao” và chắc rằng mỗi người trong chúng ta đều không thể quên được câuchuyện “Bó đũa” về tinh thần đoàn kết trong gia đình Trong lịch sử chốnggiặc ngoại xâm, dựa vào tinh thần đoàn kết mà Ngô Quyền cùng nhân dân
ta đã làm nên chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng và cho tới ngàyhôm nay tinh thần ấy vẫn được phát huy cao độ
Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng trở thành một truyền thống đạođức quý báu của dân tộc Điều này đã được minh chứng trong toàn bộ tiếntrình lịch sử của dân tộc Việt Nam Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từngnói: dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong Ngườikhẳng định: đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành
công Trước khi đi xa trong Di chúc của mình Người đã căn dặn cán bộ, đảng
Trang 19viên: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta Cácđồng chí từ Trung ương cho tới các chi bộ cần phải giữ gìn đoàn kết nhất trí trongĐảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” [50, tr.510]
Giá trị truyền thống nhân ái - yêu thương con người
Lòng nhân ái, yêu thương con người cũng là một trong những giá trị đạođức truyền thống cao đẹp của dân tộc ta Truyền thống ấy có nguồn gốc sâu
xa từ sinh hoạt trong công xã nông thôn, được củng cố phát triển trong quátrình đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước Đối với con người Việt Nam, từlâu truyền thống nhân ái đã trở thành một nếp nghĩ, một cách sống không thểthiếu Tuy nhiên, trong những giai đoạn lịch sử cụ thể truyền thống ấy cũngđược biểu hiện ở những sắc thái khác nhau
Lòng nhân ái, yêu thương con người là cơ sở quan trọng để thiết lập mốiquan hệ giữa con người với con người trong xã hội Trước hết nó được thểhiện trong mối quan hệ gia đình: trong mỗi gia đình người Việt ta có thể dễdàng nhận thấy tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái, luônhết lòng quan tâm, giáo dục con cái, ngược lại con cái phải có trách nhiệm tônkính cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi già yếu, anh em thì hết lòng yêu thươngđùm bọc nhau “anh em như thể tay chân” Truyền thống nhân ái còn xuất phát
từ tình yêu quê hương đất nước, từ lòng yêu thương con người “thương ngườinhư thể thương thân” của người dân Việt Nam
Lòng nhân ái, yêu thương con người của người Việt còn thể hiện ở lòng
vị tha, cao thượng, không cố chấp với những kẻ lầm đường, lạc lối Trong
Bình ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã từng viết: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo”.
Người Việt Nam luôn lấy tình yêu thương làm cách xử thế ở đời, lấylòng nhân nghĩa để quy phục người khác Đối với kẻ thù còn mở đường hiếusinh khi chúng thua trận như vua Quang Trung khi đánh bại quân Thanh còncấp lương thảo và phương tiện cho đám tàn quân trở về nước Sau này trong
Trang 20các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta cũng luôn lấy tinhthần đó để đối xử với họ, chính điều này đã đem đến sự cảm kích và thức tỉnhlương tâm của nhiều người lính khi tham gia chiến trận ở Việt Nam.
Lòng nhân ái, yêu thương con người còn thể hiện ở sự yêu chuộng hòabình, khao khát hòa bình không chỉ cho dân tộc ta mà cho tất cả các nước trênthế giới Trong quan hệ bang giao với các nước láng giềng, nhân dân ta baogiờ cũng trọng tình hòa hiếu, cố gắng tránh những xung đột dẫn đến đổ máu,tận dụng mọi cơ hội để giải quyết hòa bình cuộc xung đột giữa nước mình vớicác nước khác Sinh thời Hồ Chủ tịch đã từng nói: Dân tộc ta là một dân tộcgiàu lòng bác ái, và chính Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái, baodung, yêu thương đó
Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam theo lập trường chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lòng nhân ái, bao dung của dântộc ta được nâng lên một tầm cao mới Lý tưởng nhân đạo của giai cấp côngnhân là giải phóng người lao động thoát khỏi chế độ bóc lột, giải phóng cácdân tộc bị áp bức, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân Vì thế, nó mangtính cách mạng, khoa học sâu sắc Một trong những điều kiện cơ bản để giảiphóng con người là tạo ra khả năng con người có được những điều kiện vậtchất cần thiết đảm bảo sự tồn tại và phát triển Muốn thế, mỗi người ViệtNam phải nỗ lực hết mình nhất là tầng lớp thanh niên cần thấy rõ vai trò vàtrách nhiệm của mình trước tương lai, phải có được thái độ, khát vọng hànhđộng tận tụy vì con người và tình yêu đối với con người
Ngày nay, truyền thống đó đã và đang được Đảng, Nhà nước ta quan tâmgìn giữ và phát huy bằng hàng loạt các hành động cụ thể Bằng đường lối lãnhđạo kịp thời, sáng suốt của Đảng nhiều phong trào đã được khơi dậy, như:
“uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, nhiều chương trình hành động
Trang 21vì người nghèo, từ thiện nhân đạo được quan tâm và thu hút sự tham gia đôngđảo của mọi tầng lớp.
Giá trị truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, có ý chí vượt khó
Hiếu học, ham hiểu biết, có ý chí vượt khó vượt khổ từ lâu đã trở thànhmột truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Từ ngàn xưa ông cha ta đã từng dạy
“Không thầy đố mày làm nên” Đó cũng là một triết lý sống của người Việt,
vì vậy người Việt từ xưa đến nay luôn coi trọng việc học hành, tôn sư trọngđạo Sớm nhận thức được việc học tập không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa
vụ của mỗi cá nhân, người xưa có câu: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bấthọc bất tri đạo” (Viên ngọc không mài dũa thì không thể thành đồ dùng được,con người không học thì không biết đạo) và “Hiếu nhân, bất hiếu học kỳ tế dãngu” (Kể cả những người mong muốn làm điều nhân đức chí thiện nhưngkhông học thì cũng bị sự ngu dốt che lấp đi) Vì vậy, học tập luôn được mọithế hệ cha anh ta quan tâm cố gắng, dù khó khăn thiếu thốn thì tinh thần ấyvẫn luôn được phát huy cao độ
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục với truyền thống hiếuhọc, tôn trọng hiền tài, ngay từ xưa ông cha ta đã biết bồi dưỡng nhân tài chođất nước Quốc Tử Giám là một kiểu trường đại học quốc lập đầu tiên ở ViệtNam được thành lập để đào tạo nhân tài Trên bia số 1 của văn miếu đã ghi
“Hiền tài là nguyên khí của đất nước Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh vàvươn cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp Bởi vậy, các đấngthánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc gây dựng người tài, kén chọn
kẻ sĩ, bồi đắp nguyên khí làm việc đầu tiên” [53, tr.19]
Người Việt ta có câu: Mồng một tết cha, mồng hai tết chú, mồng ba tếtthầy, “cơm cha, áo mẹ, nghĩa thầy”, “không thầy đố mày làm nên” Để con cáichuyên tâm vào học hành, các bậc cha mẹ rất chú trọng giáo dục con cái nhậnthức được ý nghĩa, lợi ích của sự học, “vàng chất bằng non, chẳng bằng chocon đi học”
Trang 22Biết bao tấm gương vượt khó trong học tập như Nguyễn Ngọc Ký - mộtngười bị liệt cả hai tay từ nhỏ, nhưng đã quyết tâm học tập, tốt nghiệp cửnhân khoa văn, làm giáo viên dạy văn ở một trường phổ thông Bằng quyếttâm lớn và lòng kiên trì, dũng cảm phi thường, anh đã làm điều khó có thể tin
là sự thật, anh viết bằng chân lên trang giấy
Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng ta rất quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo làquốc sách hàng đầu, là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người phấn đấu cho mục đích làlàm sao “ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành”.Trong “Thư gửi cho học sinh” nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ViệtNam độc lập, Bác đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp haykhông, dân tộc Việt Nam ta có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cáccường quốc, năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn vào công họctập của các em” [46, tr.23]
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu,tạo mọi điều kiện cho sự phát triển giáo dục đào tạo Ngày 2/10/1996 Hộikhuyến học Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Gầnđây, tháng 9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1271/QĐ -TTg lấyngày 2/10 hằng năm là “Ngày khuyến học Việt Nam” với mục đíchđộng viên các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia công táckhuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng người hiền tài càng trở nên có
ý nghĩa, tôn trọng trí thức, tôn trọng hiền tài, tôn trọng sáng tạo trên cơ sở nềntảng đạo đức trong sáng Như viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã khẳng định: “Hiếuhọc là truyền thống quý báu từ ngàn xưa của dân tộc ta Truyền thống ấy cầnđược giữ gìn và phát huy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, bất chấp những sóng gió của kinh tế thị trường” [7, tr.4]
Trang 23Giá trị truyền thống cần cù, tiết kiệm, thông minh, sáng tạo
Tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm, thông minh, sáng tạo cũng là nhữnggiá trị trong hệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam Trải quabao đời, ý thức đề cao lao động, chống thói lười biếng đã ăn sâu vào trongtiềm thức của người dân Việt Nam Thấu hiểu giá trị của sự kết hợp sức laođộng và đất đai, người Việt Nam chú trọng giáo dục, động viên giúp đỡ nhautrong sản xuất, làm cho tấc đất trở thành tấc vàng Lao động cần cù, sáng tạo
là nguồn gốc của mọi của cải và hạnh phúc
Nhờ có đức tính cần cù, tiết kiệm, thông minh, sáng tạo mà nhân dân ta đãvượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách để tự khẳng định mình, đưa đất nướctừng bước đi lên Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, lao động chủ yếu làthủ công, để có được hạt thóc, người nông dân Việt Nam phải một nắng haisương, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, những hình ảnh ấy đã được phảnánh trong những câu ca dao của dân tộc như: “Trên đồng cạn dưới đồng sâu;Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” Ông cha ta cũng dặn rằng: "giàu đâunhững kẻ ngủ trưa, sang đâu những kẻ say sưa tối ngày”
Bởi lao động rất vất vả nên ông cha ta rất quý trọng thành quả của laođộng và thường dạy con cháu rằng “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm mộthạt đắng cay muôn phần” Ngoài sự cần cù, chịu khó để có thể chống chọi vớithiên nhiên khắc nghiệt người Việt Nam còn cần có sự thông minh, sáng tạotrong lao động bởi vậy mỗi người lao động Việt Nam từ ngàn đời xưa đãkhông ngừng học hỏi, truyền thụ kinh nghiệm để cùng nhau phát triển Bởivậy cần cù ở đây gắn liền với sự lao động có kế hoạch, sáng tạo, hiệu quả,năng suất cao
Truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo của người Việt gắnliền với tiết kiệm bởi ông cha ta ý thức rõ rằng: “Tiền vào nhà khó như gióvào nhà trống”, rằng “Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện”, từ đó, ôngcha ta luôn nhắc nhở con cháu rằng “Được mùa chớ phụ ngô khoai, đến khi
Trang 24thất bát lấy ai bạn cùng” Nói về điều này Hồ Chủ tịch đã nêu rõ: Cần, Kiệm
là những đức tính quan trọng không thể thiếu được của một con người, nếuthiếu thì sẽ không thể thành người được
Trong điều kiện hiện nay, cần cù, sáng tạo, tiết kiệm phải gắn với yêucầu nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong cáchoạt động của con người Sáng tạo là tính cách đặc trưng của con người hiệnđại nói chung và thanh niên nói riêng Sáng tạo phải được in dấu trong cáchnghĩ, cách làm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết trong cuộc sống hiện đại.Đồng thời, cũng phải biết nhìn xa, trông rộng, mưu tính lâu dài vì cuộc sốngcủa mình và vì sự phát triển lâu dài của đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”
Bên cạnh những giá trị truyền thống tiêu biểu trên, dân tộc Việt Nam còn
có nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp khác như đức tính khiêm tốn, thật thà, trungthực, lòng thủy chung, tinh thần lạc quan những giá trị truyền thống nàykhông tồn tại một cách riêng lẻ biệt lập mà chúng tác động qua lại, bổ sungcho nhau để tạo nên nét riêng trong nhân cách con người Việt Chính vì lẽ đó,những truyền thống tốt đẹp này đã được lưu giữ và phát huy qua nhiều thế hệcho đến ngày hôm nay
Bên cạnh đó cần giáo dục cho thanh niên hiểu rõ bản chất, nắm vữngnhững phạm trù cơ bản của đạo đức như lẽ sống, hạnh phúc, lương tâm, cáithiện và cái ác theo đạo đức học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.2 Vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước do Đảng ta lãnh đạo, nhằm xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng trở nêngiàu đẹp thì chúng ta cần có nguồn lực con người vững mạnh, đó phải lànhững con người mới, những con người phát triển toàn diện về mọi mặt, trong
đó, đức là gốc, là nền tảng để sử dụng hữu ích tài năng giúp mình, giúp nước
Trang 25như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: có đức mà không có tài thì không có đủnăng lực điều hành công việc Có tài mà không có đức dẫn tới hỏng việc, cóhại cho cách mạng Với chiến lược phát triển con người toàn diện phục vụ sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thế hệ trẻ là đối tượng cần phải chú ýđầu tiên, bởi lẽ, họ “là người chủ tương lai của nước nhà” và “muốn hồi sinhdân tộc, trước hết phải hồi sinh thanh niên”.
Chính vì vậy, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc chothanh niên tỉnh Băc Giang có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt, khẳng địnhđiều đó là do:
Một là, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang xuất phát từ vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thuật ngữ thanh niên dùng để chỉ những người đang học tập ở cáctrường trung học phổ thông, cao đẳng và đại học,
thường có tuổi đời từ 15
-22 Trong những năm gần đây số lượng thanh niên ở cả nước và tỉnh BắcGiang không ngừng gia tăng Đây là lực lượng trẻ, có học thức, nhạy cảm vớicái mới, năng động và sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa họchiện đại, là những chủ nhân tương lai của đất nước Mặc dù vậy, họ chưađược xác định về vị trí thực trong xã hội bởi họ chưa có nghề nghiệp ổn định,hoạt động chính của họ là học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạtđộng xã hội
Là những trí thức tương lai, thanh niên sớm có nhu cầu, khát vọng thànhđạt Học tập ở các trường khác nhau là cơ hội tốt để thanh niên được trảinghiệm và khẳng định bản thân, vì thế, thanh niên rất thích khám phá, tìm tòi
Trang 26cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi,trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách đểkhẳng định mình.
Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, thanh niên không tránh khỏi nhữnghạn chế chung của tâm lý lứa tuổi Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ,hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới Ngày nay,trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệthông tin, nền văn hoá của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc vớicác nền văn hoá trên thế giới Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thíchnhững điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên,
do đó, thanh niên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp vớichuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bảnthân họ Là những người còn trẻ nên rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị -
xã hội, nếu không định hướng tốt dẫn đến những suy nghĩ và hành vi cực đoan.Nói về vị trí, vai trò của thanh niên, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đãkhẳng định: Sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội có thànhcông hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ 21 có xứng đáng trong cộng đồngthế giới hay không, chủ yếu do thế hệ thanh niên hiện nay quyết định Tinhthần đó tiếp tục được Đảng ta khẳng định trong các kỳ Đại hội sau đó Tại Đạihội lần thứ XI, một trong những chủ trương lớn của Đảng ta là: “Quan tâm đào
Trang 27tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng vànhân dân ta” [20, tr.80].
Thanh niên tỉnh Bắc giang ngày nay đang đứng trước những cơ hội vàthách thức lớn Đó là những cơ hội học tập, được làm việc, được giao lưu họchỏi với những điều kiện tốt hơn và thuận lợi hơn rất nhiều so với thế kỷ trước.Tuy nhiên, trước sự thay đổi của khoa học công nghệ, trước những diễn biếnphức tạp của tình hình trong nước và quốc tế, liệu thanh niên Bắc Giang cógiữ vững bản lĩnh chính trị, có nâng cao trình độ, năng lực của mình haykhông? có trở thành những chủ nhân thực sự của đất nước hay không? lại làmột vấn đề đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi thanh niên cũng như sự dìu dắt của cộngđồng xã hội, của sự nghiệp giáo dục và đào đạo
Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện thì việc giáo dục giá trị đạo đứctruyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang là việc làm hết sức cầnthiết Giá trị đạo đức truyền thống là cơ sở để xây dựng đạo đức mới Không
ai trong chúng ta có thể phủ nhận được vai trò nền tảng của các giá trị đạođức truyền thống trong đời sống tinh thần của con người Một hệ thống đạođức sẽ không thể phát triển nếu gạt bỏ giá trị đạo đức truyền thống và khônghướng tới mục tiêu phát triển con người toàn diện Bởi vậy, trong giáo dục giátrị đạo đức truyền thống cho thanh niên tỉnh Bắc Giang là một tất yếu vàchúng ta sẽ tự đánh mất mình, tự biến mình thành bản sao chép của ngườikhác nếu như xây dựng nền văn hóa mới, đạo đức mới mà lãng quên giá trịđạo đức truyền thống dân tộc Đặc biệt, trong đào tạo nguồn nhân lực cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thanh niên Bắc Giang trong thời kỳ mới đã và đang giữ vị trí, vai trò hếtsức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Bắc Giangnói riêng Họ là những người trẻ đang mang trong mình những phẩm chất quýbáu, những tiềm năng to lớn Tuy nhiên, để những tiềm năng đó trở thànhhiện thực, trở thành động lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
Trang 28nước, họ cần phải được định hướng một cách toàn diện, đặc biệt là về mặt tưtưởng, đạo đức.
Để thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân thực sự, đáp ứng được đòi hỏicủa đất nước, của mục tiêu chủ nghĩa xã hội bên cạnh việc giáo dục chuyênmôn, nghề nghiệp thì giáo dục đạo đức, đặc biệt là đạo đức truyền thống dântộc là điều hết sức cần thiết
Hai là, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang sẽ góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện lịch sử mới.
Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện từ năm 1986,chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình chuyển đổi đó đã và đang tácđộng đến nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức Thanh niên Bắc Giang - những chủ nhân tương lai của đất nước, cũng đã
và đang chịu tác động của những biến đổi đó Là lực lượng trẻ, nhiệt tình, đầyước mơ, hoài bão lớn lao, nhưng do tuổi đời còn trẻ, sự trải nghiệm về cuộcsống chưa nhiều nên trước những biến đổi phức tạp của đời sống xã hội nhiềuthanh niên tỏ ra bỡ ngỡ, dao động, thậm chí mất phương hướng Trong bốicảnh đó, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnhBắc Giang để phát triển con người toàn diện vì sự phát triển của đất nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa càng trở nên cấp thiết
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân giúp thế hệ trẻ có hiểu biết sâusắc về các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần bảo vệ và phát huynhững giá trị tốt đẹp ấy trong xây dựng văn hóa mới, xây dựng đời sống tinhthần mới cho thanh niên nói chung và thanh niên tỉnh Bắc Giang nói riêng
Một trong những giá trị đạo đức truyền thống cốt lõi của dân tộc ta là chủ nghĩa yêu nước, giá trị ấy cần phải được giữ gìn và phát huy trong hoàn cảnh
mới Với thanh niên tỉnh Bắc Giang yêu nước chính là phải phấn đấu học tập,
Trang 29rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức, lao động cần cù sáng tạo để có thể trở thànhngười lao động giỏi, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, có nhiều sáng kiến đónggóp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Mặc dù nhiệm vụ chính củathanh niên là học tập và rèn luyện, bên cạnh đó, thanh niên còn có cơ hội thamgia tích cực vào các hoạt động mang tính xã hội cao như: hiến máu nhân đạo,tình nguyện, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội Chính các hoạt độngnày đã khơi dậy trong mỗi thanh niên ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, lòngnhân ái, yêu lao động, yêu con người góp phần vào việc hoàn thiện nhân cáchcho thanh niên tỉnh Bắc Giang.
Ba là, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang sẽ góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách thanh niên, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu của cách mạng nước ta là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,công bằng, văn minh” Để đạt mục tiêu đó cần phải có những con người mới,những nhân cách phát triển toàn diện.Trong sự phát triển, hoàn thiện nhân cáchcủa thanh niên hiện nay, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có một vai trò đặcbiệt quan trọng Điều đó được cắt nghĩa bởi mấy lý do chính sau đây:
Thứ nhất, với tư cách là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấutranh dựng nước và giữ nước, các giá trị đạo đức truyền thống một khi được
kế thừa và đổi mới sẽ gia nhập vào cấu trúc của nhân cách người thanh niêntrở thành những phẩm chất, đức tính nhân cách đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp đổi mới
Trước đổi mới, những giá trị đạo đức truyền thống dường như không đủđiều kiện phát huy hết vai trò của mình đối với sự phát triển đất nước Nhiềugiá trị đạo đức truyền thống chỉ thể hiện trên bình diện tiềm năng hơn là trênthực tế, chưa được bộc lộ một cách đầy đủ trong sức mạnh nhân cách con
Trang 30người, đặc biệt là trong tầng lớp thanh niên, những người vốn năng động,sáng tạo cao.
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các giátrị đạo đức truyền thống có điều kiện tái sinh Sự tác động của quy luật giátrị, quy luật cạnh tranh làm cho các giá trị đạo đức truyền thống (chẳng hạn,tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh thần đoàn kết, hợp tác, tinhthần hiếu học) có điều kiện bộc lộ trở thành động cơ thôi thúc thanh niên họctập một cách hăng say hơn Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học vàcông nghệ, tri thức ngày càng thâm nhập sâu rộng vào toàn bộ nền kinh tế.Hàm lượng tri thức, trí tuệ kết tinh trong sản phẩm trở thành một trongnhững điều kiện vận hành và thước đo sự phát triển của một nền kinh tế.Trong bối cảnh đó, truyền thống hiếu học có vai trò cực kỳ to lớn đối với sựphát triển nhân cách thanh niên hiện nay Kế thừa và phát huy truyền thốnghiếu học, chủ động và tích cực chiếm lĩnh các thành tựu khoa học công nghệtrong sản xuất và trong các lĩnh vực hoạt động xã hội là yêu cầu cấp thiết đốivới thanh niên Bắc Giang hiện nay
Thứ hai, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc còn tạo điều kiện
để thanh niên tỉnh Bắc Giang tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hoànthiện nhân cách của mình
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập thế giới, sự giao thoa, tiếp biếngiữa các nền văn hóa là điều không thể tránh khỏi Vấn đề đặt ra là tiếp thucái gì, tiếp thu như thế nào điều đó phụ thuộc vào chủ thể giáo dục
Nhìn tổng thể, những giá trị truyền thống là sự phản ánh những điều kiệncủa xã hội truyền thống Bởi thế, trong điều kiện của xã hội hiện đại, dù đượcgiáo dục để trở thành một bộ phận hữu cơ của hệ giá trị mới, thì tự chúng -các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cũng không thực hiện được toàn bộvai trò định hướng cho hoạt động của xã hội hiện đại
Trang 31Cũng cần thấy rằng, các giá trị mới không bao giờ nảy sinh từ mảnh đấttrống không Lịch sử văn hóa của mỗi dân tộc là một quá trình, một dòngchảy liên tục, luôn được bổ sung các giá trị mới qua giao lưu tiếp biến Khảnăng tiếp nhận, khả năng tự làm giàu của mỗi nền văn hóa tùy thuộc vào sứcmạnh nội sinh của nó Sự tiếp nhận như vậy sẽ không làm mất đi bản sắc củavăn hóa, ngược lại nó còn làm cho văn hóa luôn thích ứng được với nhữngđiều kiện mới.
Ở nước ta, ngay từ năm 1996, tại đại hội lần thứ VIII, Đảng Cộng sảnViệt Nam đã coi việc hình thành hệ giá trị chuẩn mực - trong đó các chuẩnmực đạo đức - phù hợp với truyền thống bản sắc dân tộc và yêu cầu của thờiđại là một trong những nhiệm vụ của xây dựng nền văn hóa mới nói chung vàxây dựng con người mới nói riêng
Thứ ba, việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh
niên tỉnh Bắc Giang còn tạo ra một cơ chế phòng ngừa những phản giá trịxuất hiện từ mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Việc phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bên cạnh nhữngtác động tích cực như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, kích thích tính tích cựccủa nhân cách trong lao động, học tập thì kinh tế thị trường vẫn tạo ra nhữnghiệu ứng tiêu cực đối với sự phát triển nhân cách con người nói chung, nhâncách thanh niên nói riêng
Kinh tế thị trường trong khi thừa nhận và khuyến khích việc chạy theolợi ích cá nhân đã tạo ra xu hướng tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân Về điều này,Hội nghị Trung ương lần thứ năm khóa VIII đã nhấn mạnh: “Chúng ta khôngquy mọi xấu xa đều do kinh tế thị trường, nhưng không thể không thấy rằng,
về khách quan mà nói kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó
đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho người ta chỉ
Trang 32chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý tới lợi íchtrước mắt mà coi nhẹ lợi ích cơ bản lâu dài” [14, tr.30]
Cùng với kinh tế thị trường, tiến bộ khoa học và công nghệ, giao lưu vănhóa đang tác động tới sự phát triển nhân cách thanh niên tỉnh Bắc Giang theohai chiều hướng tích cực và tiêu cực Thanh niên là tầng lớp xã hội năngđộng, dễ tiếp cận cái mới, vì thế tiến bộ khoa học công nghệ và giao lưu vănhóa có tác động mạnh mẽ và sâu rộng tới họ Bên cạnh những tác động tíchcực, tiến bộ khoa học công nghệ và giao lưu văn hóa chính là môi trườngthuận lợi để các phản giá trị văn hóa từ bên ngoài thâm nhập vào thanh niên.Tình trạng sống ích kỷ, coi trọng đồng tiền, xem nhẹ tình nghĩa gia đình, thầytrò, bạn bè, sống buông thả một phần do hậu quả từ mặt trái của kinh tế thịtrường, của tiến bộ công nghệ và giao lưu văn hóa Điều này làm cho chúng ta
ít nhiều liên tưởng đến bài diễn văn của C.Mác đọc ngày 14 tháng tư năm
1856 rằng: “Những thắng lợi của kỹ thuật dường như đã được mua bằng cáigiá của sự suy đồi về mặt tinh thần Tất cả những phát minh của chúng ta vàtất cả sự tiến bộ của chúng ta tựa hồ như đang dẫn tới chỗ là những lực lượngvật chất thì được ban cho một đời sống tinh thần, còn đời sống của con ngườivốn đã bị tước mất cái mặt tinh thần rồi thì này lại bị hạ thấp xuống trình độnhững lực lương vật chất đơn thuần” [41, tr.10]
Để phát huy tác động tích cực của kinh tế thị trường, của tiến bộ côngnghệ và giao lưu văn hóa đồng thời để khắc phục tác động tiêu cực của chúng,việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh BắcGiang là việc làm không thể thiếu được Thông qua đó làm cho các giá trị đạođức truyền thống được phát huy mạnh mẽ trong thanh niên trở thành sứcmạnh đạo đức của họ, đó chính là một trong những nhiệm vụ của công tácgiáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bắc Giang hiện nay
Trang 331.2 Những nhân tố quy định đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang
1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc.Phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, Phía Nam và Đông Namgiáp tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương Chính vì điều kiện địa lý thuậnlợi này đã ảnh hưởng nhất định đến việc giáo dục các giá trị đạo đức truyềnthống dân tộc cho thanh niên Bắc Giang hiện nay
Với đặc điểm địa hình của cả miền núi lẫn trung du Đặc điểm chủyếu của địa hình miền núi là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độcao lớn Trong lúc đó đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du là đất
gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực, địa hình nàychiếm 28% diện tích tự nhiên toàn tỉnh
Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, gồm 123 nghìn ha đất nôngnghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyêndụng và đất ở, còn lại là các loại đất khác Kinh tế của Bắc Giang chủ yếu làphát triển nông lâm nghiệp Bắc Giang có nhiều làng nghề truyền thống nổitiếng như làng Thổ Hà (Việt Yên) làm gốm, làng Vân (Việt Yên) nấu rượu.Sản phẩm của các làng nghề đã có mặt trong cả nước và tham gia các cuộchội chợ triển lãm trong nước và quốc tế Tuy nhiên, số lượng làng nghề còn ít,nhu cầu công việc của người dân nói chung và thanh niên nói riêng vẫn chưađáp ứng đủ
Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vựcĐông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt Lãnh thổ tỉnh có 3 con sônglớn chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh
Trang 34năm Hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn Lượngnước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngànhkinh tế và sinh hoạt Trên địa bàn tỉnh tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớnnhưng lại có một số loại là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển côngnghiệp như mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam có trữlượng khoảng trên 114 triệu tấn, gồm các loại than antraxit, than gầy, thanbùn, trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn).
Bắc Giang ngày nay là vùng đất tụ cư của 20 dân tộc anh em, gồm: Kinh,Tày, Nùng, Hoa, Dao, Sán Chí, Sán Dìu Dân số toàn tỉnh đến hết năm 2014
là 1.624.456 người, mật độ dân số bình quân là 420,9 người/km2, cao hơn sovới bình quân của khu vực và cả nước Dân số sống ở khu vực thành thịkhoảng 151.000 người, chiếm khoảng 9,62% dân số, dân số ở khu vực nôngthôn là 1.416.614 người, chiếm 90,38% Số người trong độ tuổi lao độngchiếm khoảng 64,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm24%; số hộ nghèo chiếm 9,78%
Nền kinh tế của tỉnh còn chưa phát triển, chủ yếu vẫn là nông nghiệp nhỏ
lẻ, lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người thấp Đời sống của nhân dân còngặp nhiều khó khăn, số hộ thuộc diện đói nghèo còn nhiều Bởi vậy, khôngtạo được điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển giáo dục, việc quantâm, tạo điều kiện về vật chất cho thanh niên tỉnh nhà học tập, rèn luyện cònnhiều hạn chế
Sự phát triển kinh tế - xã hội còn thấp kém không những tạo điều kiệncho các hủ tục lạc hậu mê tín dị đoan phát triển mà nó còn ngăn cản sự pháttriển của một bộ phận thanh niên tiên tiến Trong những năm gần đây, với sựphát triển của kinh tế thị trường, sự gia tăng của các khu công nghiệp trên địabàn tỉnh và những ảnh hưởng tiêu cực của nó, đã dẫn đến tình trạng một bộphận thanh niên ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề của lối sống thực dụng,
Trang 35chạy theo lợi ích cá nhân, chạy theo đồng tiền mà bán rẻ nhân cách, danh dự.Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, cá độ xuất hiện ở nhiềunơi từ các thôn xóm, làng bản cho tới thành thị, đặc biệt là tệ nạn học đường.Điều này đã và đang gây cản trở lớn cho việc giữ gìn và giáo dục các giá trịđạo đức truyền thống dân tộc, nhất là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
1.2.2 Truyền thống văn hóa - giáo dục tỉnh Bắc Giang ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Bắc Giang có đặc điểm văn hóa phong phú và đa dạng, được quy tụ vàthể hiện thông qua đời sống, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồngmỗi dân tộc; biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôngiáo ở lễ hội truyền thống Hội làng tồn tại hàng nghìn năm với các nghi lễ,nội dung, hình thức riêng song mục đích chính của lễ hội đều nhằm giúp cho
sự thống nhất, đoàn kết trong cộng đồng làng xã, giáo dục truyền thống vănhoá, lịch sử, truyền thống chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học, phát triểnngành nghề Hàng năm, Bắc Giang có hơn 500 lễ hội truyền thống được tổchức; một số lễ hội tiêu biểu ở Bắc Giang như: lễ hội Yên Thế; lễ hội XươngGiang; lễ hội Suối Mỡ; lễ hội Thổ Hà; lễ hội Chùa La (Vĩnh Nghiêm)
Bắc Giang có hàng nghìn công trình kiến trúc cổ đặc sắc với nhiều loạihình khác nhau như: Đình, đền, chùa, miếu, phủ, từ đường, văn chỉ Mặc dù
đã mất mát đi rất nhiều, song những công trình còn lại như: Đình Lỗ Hạnh(Đồng Lỗ - Hiệp Hoà), xây năm 1576; đình Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên) xâydựng năm 1686; đình Phù Lão (Đào Mỹ - Lạng Giang) xây dựng thế kỷ XVII;chùa Vĩnh Nghiêm (Trí Yên - Yên Dũng); chùa Bổ Đà (Việt Yên); lăng họNgọ, lăng Dinh Hương (Hiệp Hòa) đã thể hiện những dấu ấn đặc sắc về kỹthuật tạo dựng công trình và nghệ thuật hội họa, điêu khắc tuyệt tác của ngườiBắc Giang trong việc ca ngợi công đức của tổ tiên
Trang 36Theo thống kê, khảo sát, tính đến 11/2010, trên toàn tỉnh Bắc Giang có2.237 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh Trong số đó đã lập hồ
sơ khoa học và pháp lý xếp hạng được 492 di tích các loại (109 di tích xếphạng cấp quốc gia, 383 di tích xếp hạng cấp tỉnh) Đặc biệt, kho mộc bản hơn3.000 bản được lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) đã chính thứcđược công nhận là Di sản tư liệu Khu vực châu Á - Thái bình dương (ngày16/5/2012 tại Bankok, Thái Lan)
Bắc Giang cũng là nơi có kho tàng văn nghệ dân gian phong phú như:Truyện thần thoại, truyện cổ tích, huyền thoại, giai thoại, truyện cười, tụcngữ, ca dao, hát ví, hát trống quân, hát quan họ, chèo, ca trù và dân ca của cácdân tộc
Nhân dân Bắc Giang có truyền thống hiếu học Trong lịch sử đã có nhiềudanh sỹ nổi tiếng: Thời Trần có Đào Sư Tích, người Song Khê (Yên Dũng) đỗtrạng nguyên khoa Giáp Dần (1374) làm đến chức nhập nội hành khiển; thời
Lê sơ có Thân Nhân Trung người làng Yên Ninh (Việt Yên) đỗ tiến sỹ, đượcvua Lê Thánh Tông đánh giá cao về tài, đức và được người đương thời tônvinh là bậc "danh nho trùm đời", là Phó Nguyên soái Hội Tao Đàn (vua LêThánh Tông là Nguyên soái) Thân Nhân Trung là người đề cao tư tưởng
"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"; thời Mạc có Giáp Hải là người Dĩnh
Kế (nay thuộc thành phố Bắc Giang) đỗ trạng nguyên năm 1538, làm đến lại
bộ thượng thư, tước Sách quận công Thời Lê Trung Hưng có Trần ĐăngTuyển người làng Hoàng Mai (Việt Yên) đỗ tiến sỹ khoa thi năm Canh Thìn(1640) làm đến tể tướng Ngoài những danh sỹ trên đây, Bắc Giang còn cónhiều người giữ chức Thượng thư và các chức vụ quan trọng khác trong triềuđình Tất cả các danh sỹ Bắc Giang tham gia chốn quan trường đều giữ đượcphẩm hạnh, khí tiết, đóng góp cho đất nước về nhiều mặt, không làm hổ danhquê hương Truyền thống hiếu học này của người dân Bắc Giang vẫn đượclưu truyền tới ngày nay Thanh niên trong tỉnh luôn mang trong mình tinh
Trang 37thần hiếu học Vì thế, số thanh niên là học sinh, sinh viên hiện nay chiếm tỷ lệrất lớn Đa phần các gia đình đều ý thức được lợi ích của việc cho con emmình đi học Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giáo dục giá trị đạo đứctruyền thống cho thanh niên tỉnh Bắc Giang hiện nay.
Những truyền thống tốt đẹp về văn hóa giáo dục đó sẽ là nguồn cổ vũ tolớn, khơi dậy niềm tự hào cho thanh niên Bắc Giang trong quá trình phấn đấurèn luyện Những truyền thống tốt đẹp đó cũng giúp quá trình giáo dục đạođức cho thanh niên tỉnh Bắc Giang hiện nay có những cơ sở thực tiễn, có điềukiện thuận lợi để đạt kết quả ngày một tốt hơn Gần đây nhất chúng ta có thểthấy tấm gương bạn trẻ hiếu học làm rạng danh cho học sinh Bắc Giang giànhvòng nguyệt quế trong cuộc thi “ Đường lên đỉnh Olympia” Hoàng Thế Anh
1.2.3 Chủ thể giáo dục ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang
Hiện nay có nhiều chủ thể cùng tham gia giáo dục giá trị đạo đức truyềnthống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giangở các trường Trung học phổ thông,Cao đẳng và Đại học, song có thể chia thành các nhóm cơ bản sau:
Một là, nhóm chủ thể lãnh đạo quản lý Đây là nhóm chủ thể giữ vai trò
quan trọng trong việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức và lãnh đạo việcthực hiện chương trình đào tạo Nhóm chủ thể này bao gồm Ban Giám hiệu,Phòng Đào tạo, Phòng Công tác học sinh - sinh viên Vai trò của từng đốitượng trong nhóm chủ thể này là khác nhau nhưng có chung trách nhiệm xây
Trang 38dựng chương trình và quản lý chương trình giáo dục đạo đức theo quy định của
Bộ Giáo dục và đào tạo
Hai là, nhóm chủ thể trực tiếp tham gia truyền đạt kiến thức giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc Đó là đội ngũ giáo viên, giảng viêng giảngdạy lý luận chính trị, đạo đức và môn giáo dục công dân ở Trường phổthông, là các báo cáo viên, tuyên truyền viên Đây là nhóm chủ thể giữ vaitrò trực tiếp truyền đạt những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanhniên tỉnh Bắc Giang
Ba là, nhóm chủ thể hỗ trợ bao gồm các tổ chức như Hội học sinh - sinh
viên, Đoàn thanh niên, Công đoàn, gia đình học sinh - sinh viên Nhóm chủ thểnày có vai trò quan trọng trong việc phối kết hợp với các nhóm chủ thể khác đểgiáo dục những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Đồng thời,đây là nhóm chủ thể có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt độngngoại khóa của học sinh - sinh viên, gắn học với hành, rèn luyện kỹ năng chothanh niên tỉnh Bắc Giang
Như vậy, chủ thể giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanhniên tỉnh Bắc Giang bao gồm nhiều lực lượng và mỗi lực lượng có những tácđộng ở những mức độ và hình thức khác nhau Sự tác động của nhiều chủ thể
Trang 39giáo dục lên đối tượng giáo dục có những tác dụng tích cực nhất định như khi
có nhiều lực lượng tham gia các lực lượng này sẽ phối hợp, hỗ trợ nhau tạo rasức mạnh trong giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanhniên tỉnh Bắc Giang Tuy nhiên, cũng có những trường hợp giữa các lực lượnggiáo dục không có sự thống nhất dẫn đến sự mâu thuẫn trong giáo dục làm hạnchế kết quả giáo dục Chính vì vậy, mà trong giáo dục những giá trị đạo đứctruyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh Bắc Giang phải chú trọng đến tính đadạng, phức tạp của quá trình giáo dục để có biện pháp giáo dục cho phù hợp
1.2.4 Đối tượng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
Thanh niên là một nhóm xã hội đặc biệt đang tiếp thu những kiến thức,
kỹ năng chuyên môn ở các trường Trung học phổ thông, Cao đẳng và Đại học
để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường
Thanh niênViệt Nam nói chung và thanh niên tỉnh Bắc Giang nói riêng,thường là những người có tuổi đời trẻ từ 15 - 22 Họ là những người có sứckhỏe, có trí tuệ, có hoài bão Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất
ở lứa tuổi thanh niên là sự phát triển tự ý thức Nhờ có tự ý thức phát triển,thanh niên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủđộng điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội
Trang 40Ở thanh niên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giávấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày Thanh niên tỉnh Bắc Giang lànhững trí thức tương lai, ở họ sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt Họctập ở đại học, cao đẳng là cơ hội tốt để thanh niên được trải nghiệm và khẳngđịnh bản thân, vì thế, thanh niên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời,
họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bịvốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình
Thanh niên Bắc Giang là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoàibão Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do nhữngđiều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứthanh niên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ vàhành động còn hạn chế Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạtđộng của bản thân mỗi thanh niên Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của giađình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưuđiểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của thanh niên
Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những người có trình
độ nhất định, thanh niên không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi
Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp