Giáo dục và đào tạo Việt Nam đang tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, đặc biệt là PPDH với mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁP ĐÓNG VAI NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC
1.3 Vận dụng phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy
học môn Giáo dục học ở Học viện Kỹ thuật quân sự
33
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
ĐÓNG VAI NHẬNTHỨC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
2.3 Thực trạng vận dụng phương pháp đóng vai nhận thức trong
dạy học môn Giáo dục học ở Học viện Kỹ thuật quân sự
50
Chương 3 BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG
VAI NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
61
3.1 Một số định hướng vận dụng phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực nhận thức của người học
61
3.2 Biện pháp vận dụng phương pháp đóng vai nhận thức trong
dạy học môn Giáo dục học
63
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo Việt Nam đang tiến hành đổi mới căn bản, toàn diệnnền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chươngtrình, nội dung, đặc biệt là PPDH với mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽphương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyếnkhích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, pháttriển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đadạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnhứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và họcnhằm đào tạo conngười Việt Nam tự chủ, năng động, sáng tạo có năng lực phát hiện và giải quyếtvấn đề phục vụ cho thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước” [1] Vì vậy,việc tìm tòi áp dụng những PPDH tích cực là góp phần quan trọng thực hiệnnhiệm vụ đó của các trường học nói chung và các trường quân sự nói riêng
Phương pháp đóng vai nhận thức là một PPDH tích cực nhằm phát huycao độ tính tự giác, độc lập, sáng tạo của người học tạo ra môi trường học tậptích cực Trong đó, người học được tham gia vào quá trình học tập một cách tíchcực hơn, hứng thú học tập của người học được kích thích, hình thành ở ngườihọc kỹ năng tự nghiên cứu và tự phát hiện và giải quyết tìm tòi tri thức mới Đây
là PPDH thực hành tốt nhất để dạy về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp,
kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong học tập và công tác … để họcviên hoạt động được trong tập thể, cộng đồng và chuẩn bị cho hoạt động nghềnghiệp tương lai PPDH này còn phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ, nội dungtrong dạy học môn GDH ở nhà trường quân sự
Học viện KTQS là đại học trọng điểm quốc gia, là trung tâm nghiên cứukhoa học quan trọng của Quân đội và đất nước, đào tạo nguồn nhân lực khoa học
Trang 3kỹ thuật và công nghệ chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi Học viện KTQS phải không ngừng đổimới mọi mặt trong hoạt động giáo dục đào tạo cả về nội dung, chương trình,phương pháp giảng dạy, kiểm định đánh giá chất lượng mà trong đó đổi mới
về PPDH là quan trọng nhất Nghị quyết Đảng bộ Học viện lần thứ IX nhiệm kỳ
2015 - 2020 đã chỉ rõ: “Tích cực triển khai đổi mới phương pháp dạy học theohướng tích cực” [9], đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy “phù hợp vớiđào tạo theo học chế tín chỉ nhằm chuyển quá trình đào tạo chủ yếu từ trang bịkiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” và “Coitrọng đổi mới phương pháp giảng dạy làm một nhiệm vụ trọng tâm cần đột phá”[27] Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực luôn đượcquan tâm, đòi hỏi mỗi giáo viên trong đó giáo viên ở các Khoa khoa học xã hội
và nhân văn cần phải nỗ lực đổi mới tư duy, tích cực nghiên cứu, tìm tòi, bổsung phương pháp mới khắc phục những hạn chế của phương pháp cũ, tư duytruyền thống đã lạc hậu PPĐVNT là PPDH đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạocủa Học viện trong tình hình mới hiện nay
Giáo dục học là môn học trang bị cho học viên hệ thống kiến thức, kỹnăng, về công tác huấn luyện và giáo dục quân nhân Môn học có vai trò quantrọng trong thực tiễn huấn luyện của quân nhân góp phần hình thành nhữngphẩm chất chỉ huy, năng lực lãnh đạo huấn luyện, giáo dục bộ đội, phát huysức mạnh của tập thể và cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ Do đây là mônkhông phải chuyên ngành nên việc học viên đầu tư thời gian và công sức họctập còn ít, chưa thật sự hứng thú và chủ động trong học tập, còn có tâm lý làmôn phụ Thực tiễn trong dạy học nói chung, dạy học môn GDH PPĐVNT ởHọc viện KTQS chưa được nghiên cứu, vận dụng trong các giờ giảng dạy Vìthế, việc tìm kiếm, vận dụng các PTDH mới tạo dựng môi trường học tập tíchcực cho học viên góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học đang là
Trang 4nhiệm vụ cần quan tâm nghiên cứu Điều đó đặt ra sự cần thiết đưa PPĐVNTvào dạy môn GDH ở Học viện KTQS
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Vận dụng
phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học môn Giáo dục học ở Học viện Kỹ thuật quân sự” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phương pháp đóng vai nhận thức có một lịch sử lâu đời nó là mộtphương pháp nhằm tích cực hoá hoạt động dạy học Trong phương pháp này,người tham gia sắm những vai tương ứng với một dạng hoạt động đã được môhình hoá từ chính hoạt động của cuộc sống thực Xuất phát từ những trò chơitrong lịch sử loài người mà người ta vận dụng trong hoạt động dạy học, giáodục nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học Việc vận dụng đóng vaitrong dạy học được thực hiện trong thực tiễn song nghiên cứu đi sâu để đề ramột cách có hệ thống, quy trình với tư cách là PPDH thì chưa được nghiêncứu đầy đủ
* Trên thế giới
Ngay từ thời tiền sử, tổ tiên loài người đã dùng trò chơi đóng vai đểhuấn luyện trẻ bước vào cuộc sống để kế tục sự nghiệp của cha anh Lớpngười trước, muốn dạy con cháu nghệ thuật săn bắt đã chế tác những mô hìnhcông cụ săn bắt, rồi tổ chức tình huống săn bắt như thật với những con mồi
mà người lớn bắt được Thông qua trò chơi, trẻ sẽ học được kinh nghiệm, kiếnthức và kỹ năng nhờ thực hành những vai mà nó đã tham gia trò chơi từ đó dễdàng chuyển hoá thành kiến thức và kỹ năng của cuộc sống thực
Từ thế kỷ XVIII, Napôlêon đã sử dụng trò chơi quân sự để huấn luyệnchỉ huy binh sĩ Nội dung trò chơi là những tình huống chiến đấu thực được
mô phỏng trên sa bàn hoặc ngoài thực địa, qua xử lý các bài toán tình huốngđó mà người lính hình thành kỹ năng chiến đấu
Trang 5Trong đại chiến thế giới lần II, để đánh bại bọn phát xít trên chiến trường.Nguyên soái G.K Giucôp (Liên xô cũ) đã sử dụng trò chơi đóng vai giữa các nhàlãnh đạo chiến lược quân sự trong bộ tổng tham mưu Nội dung trò chơi là cácchiến lược quân sự, các tình huống diễn biến của chiến tranh, yêu cầu cách xửlý nhằm phát huy tối đa trí tuệ và kinh nghiệm chỉ huy của các tướng lĩnh.Cùng một lúc trò chơi đóng vai đã đạt 3 mục tiêu: Huấn luyện nghệ thuật quânsự; nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chiến lược, chiến thuật quân sự; kiểm trađánh giá xác nhận trình độ của những người tham gia cuộc chơi.[32, tr.161]
Trong quá trình phát triển của loài người, thông qua các hoạt độngngười chơi đóng các vai xác định giúp họ hoà nhập với cuộc sống xã hội Cóthể kể các loại trò chơi đưa con người tham gia đóng các vai khác nhau như:trò chơi của trẻ con, các trò chơi dân gian, trò chơi thể thao, trò chơi quân sự,trò chơi đấu cờ, trò chơi nghiệp vụ, trò chơi quản lý, trò chơi mô phỏng, đặcbiệt là trò chơi dạy học được áp dụng trong quá trình tổ chức dạy học với mụcđích tổ chức chơi để truyền thụ và lĩnh hội nội dung dạy học vừa dạy học cótác dụng kích thích, nâng cao nhận thức, tạo không khí cũng như cách tiếpcận bài giảng một cách nhẹ nhàng tự nhiên
Các nghiên cứu về PPĐVNT không nhiều Các tác giả coi đây là một nộidung trong PPDH tích cực, PPDH hiện đại, PPDH tiên tiến, Các tài liệu phươngTây đã giới thiệu các PPDH mới: Động não, (brain storming); thảo luận nhóm(buzz group) hoặc (group discussion); dạy nhóm nhỏ (small group teaching); đóngvai ( role play); trò chơi (game); học theo vấn đề (problem based learning); họcđộc lập, ( independent learning) các tài liệu giáo dục học quân sự Xô-viết đãgiới thiệu các PPDH hiện đại như sau: Khởi động sư phạm; đàm thoại với ngườihọc trong khi giảng; trò chơi sư phạm quân sự; bàn tròn; động não
Tác giả Iu.K Babanxki đã đề xuất một hệ thống PPDH được phổ biếnrộng rãi ở Liên Xô trước đây Trong hệ thống PPDH có các phương pháp tổchức và thực hiện hoạt động nhận thức, các phương pháp kích thích và xây dựng
Trang 6động cơ học tập, các phương pháp kiểm tra Trong đó phương pháp trị chơinhận thức nằm trong nhóm phương pháp kích thích hứng thú học tập.[34, tr.49]
Thời gian gần đây, trong báo cáo có nhan đề “Role Play as a Teaching
Method: A Practical Guide” của Tiến sĩ Kanokwan Manorom and Zoë
Pollock, được xuất bản với sự hỗ trợ từ Sáng kiến học giả Mekong (MLI) và
trung tâm nghiên cứu xã hội phân miền Mekong (do Lê Thị Ngọc Thương,Trung tâm Đánh giá & Kiểm định Chất lượng Giáo dục - Viện Nghiên cứuGiáo dục dịch và giới thiệu), đã hướng thiết kế như một chỉ dẫn cho giáo viêncó nhu cầu sử dụng đóng vai như là một cơng cụ giảng dạy, một phương phápgiảng dạy hữu ích nhất cho các lớp khoa học xã hội Bài báo cáo đã phác thảoquy trình thiết kế và thực hiện PPĐV gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn chỉ dẫn,Giai đoạn tương tác, Giai đoạn diễn đàn, Giai đoạn phỏng vấn
* Ở Việt Nam
Phương pháp đóng vai nhận thức ngày càng được sử dụng trong nhiềulĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo Ngày nay, trongnền giáo dục hiện đại, PPĐVNT trở thành một PPDH tích cực bên cạnh nhiềuPPDH hiện đại khác như: phương pháp thảo luận nhóm (tương tác nhóm),PPDH trực quan, PPDH nêu vấn đề (xây dựng và giải quyết tình huống cóvấn đề), PPDH dự án,
Trong thực tiễn dạy học ở nước ta, tất cả các cấp học, các ngành nghề,lĩnh vực khoa học đều có sử dụng PPĐVNT ở những mức độ khác nhau Đốivới các trường đại học, quá trình sinh viên đi thực tập (sinh viên sư phạm thựctập - đóng vai giáo viên, sinh viên y khoa thực tập - đóng vai bác sĩ, sinh viênluật thực tập - đóng vai luật sư, ) chính là việc sử dụng đóng vai một cách rõnét Thực tiễn thì phong phú và phổ biến, nhưng cho đến nay mới có rất ítnhững cơng trình nghiên cứu lý luận về PPĐVNT và chủ yếu nghiên cứu thơngqua hình thức đóng vai Có rất ít cơng trình nghiên cứu lý luận về PPDHthơng qua hình thức đóng vai Có một số cơng trình quan tâm đến PPĐVNT:
Trang 7Năm 1996 giáo sư Đặng Vũ Hoạt đã giới thiệu một số PPDH mới nhưsau: Phương pháp động não; phương pháp tìm tòi khảo sát; phương phápđóng vai; phương pháp xác định giá trị.
Tác giả Phan Trọng Ngọ và Trần Tuyết Oanh trong cuốn “Dạy học vàphương pháp dạy học trong nhà trường” [23] và “Giáo dục học” [25] gọi làphương pháp đóng kịch và PPĐVNT được vận dụng chủ yếu ở việc giáo viênxây dựng kịch bản và học sinh là người thực hiện kịch bản thông qua việc
“diễn” các vai có sẵn trong kịch bản
Các giáo trình Giáo dục học quân sự đều có đề cập đến PPĐVNT trongnhóm phương pháp kích thích nhận thức bao gồm 4 PPDH cụ thể: Phươngpháp khởi động trí tuệ; phương pháp tranh luận các vấn đề học tập; phươngpháp đóng vai nhận thức; phương pháp sử dụng trắc nghiệm khách quan trongdạy học Đã chỉ ra khái niệm, đặc điểm, phân loại, cấu trúc một cách hết sức cơbản và khẳng định: “Đóng vai nhận thức là một phương pháp dạy học tíchcực, nó phù hợp với tính chất đào tạo những chuyên gia quân sự, những nhàchuyên môn trong các trường đại học quân sự” [ 32, tr.161]
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu đổi mới PPDH, Cục nhà trường
Bộ Tổng Tham mưu đã triển khai xây dựng “Kế hoạch bồi dưỡng giáo viêncủa các nhà trường trong quân đội”(Năm 2004) Kết quả đã xây dựngchương trình, biên soạn tài liệu về đổi mới PPDH, tiến hành thử nghiệm sưphạm ở một số trường trong quân đội, trong đó có dạy học bằng PPĐV.Trong đó xác định vai trò, mục tiêu học tập, điều kiện áp dụng, trường hợpvận dụng và cách tiến hành buổi dạy học bằng PPĐV Theo đó, ở Học việnChính trị đã tổ chức lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục có tập huấnchuyên đề về dạy học bằng PPĐV.[3]
Tác giả Trịnh Quang Từ đã có bài viết “PPĐV mô hình hóa hoạt độngnghề nghiệp trong dạy học các môn khoa học kỹ thuật” trên Tạp chí Giáo dục số
100 (Tháng 3/2004) đã bàn về phương pháp trò chơi, phương pháp đóng vai,
Trang 8phương pháp dạy học đóng vai mô hình hoá hoạt động nghề nghiệp Trong đótác giả đã chỉ ra trong PPĐV trọng tâm là kịch bản đóng vai, tình huống đóng vai
mô hình hóa hoạt động nghề nghiệp Quá trình thực hiện đóng vai, học viêntương tác, ràng buộc với nhau theo một kịch bản nhất định phù hợp với mục đích
và nhiệm vụ dạy học Kịch bản đó cho phép và đòi hỏi học viên phải chủ độngthể hiện hành động, suy nghĩ của mình như trong một trò chơi chứ không phảinhư các vai diễn của kịch bản nghệ thuật Chính do học viên được chủ động,sáng tạo thể hiện vai diễn như thế nên họ lĩnh hội được nội dung dạy học đã thiết
kế trong tình huống với sự hứng thú và nỗ lực rất cao.[35]
Tác giả Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier trong cuốn “Lý luận dạyhọc hiện đại Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học”, coiđóng vai là một PPDH thông qua mô phỏng và thường có tính chất trò chơihay còn gọi là trò chơi đóng vai Đồng thời chỉ ra khái niệm, tiến trình, ưunhược điểm của trò chơi đóng vai [5, tr.141]
Trong các học viện, nhà trường đại học quân sự PPĐVNT thường được
sử dụng trong dạy học các bộ môn như quân sự (chiến thuật, chiến dịch ), Côngtác đảng, công tác chính trị, thể thao quân sự và các môn nghiệp vụ khác Trongdiễn tập chiến thuật và chuyên môn nghiệp vụ, người ta xây dựng (mô phỏng)các tình huống, sự cố để nghiên cứu phản ứng của người học, từ đó rút ra bài học
để huấn luyện cho họ chuẩn bị đối phó có hiệu quả với tình huống thực KhoaCTĐ, CTCT (Học viện KTQS, 2009) đã nghiên cứu đề tài cấp Tổng cục Chính
trị: “Nghiên cứu giải pháp xây dựng bài tập thực hành môn Công tác đảng, công tác chính trị trong đào tạo sĩ quan chỉ huy, tham mưu kỹ thuật quân sự bậc đại học” [17] trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp
cơ bản của việc xây dựng bài tập thực hành môn CTĐ, CTCT trong đào tạo sĩquan chỉ huy, tham mưu kỹ thuật quân sự bậc đại học
Năm 2012 - 2014 ở Học viện KTQS, PGS TS Trịnh Quang Từ đã xâydựng và thực hiện đề án đổi mới PPDH môn Phương pháp nghiên cứu khoa
Trang 9học với hai phương án: Phương pháp “Tổ chức tự nghiên cứu kết hợp thảoluận tập thể” và “Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm luân phiên đóng vai”
đã được thử nghiệm và đạt được kết quả rất tốt trong việc phát huy tính chủđộng, tích cực, độc lập tạo hứng thú trong học tập của người học
Khi nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực, nhiều tác giả đãphân tích rất sâu sắc đặc điểm, nội dung và những cơ sở để vận dụng phươngpháp tình huống, phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công
dân ở trường trung học phổ thông Điển hình là các công trình: “Một số phương pháp dạy học tích cực” của Vũ Hồng Tiến [31]: “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa” của Trần Bá Hoành [12]…
Ngoài ra, các chuyên đề thay sách giáo khoa, chương trình bồi dưỡng thườngxuyên, tài liệu hướng dẫn dạy học bộ môn cũng đề cập đến PPĐVNT trongdạy học môn Giáo dục công dân
Đã có một số học viên cao học nghiên cứu việc sử dụng PPĐVNTtrong các môn học khác nhau Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hồng Quế với
đề tài “Qui trình sử dụng phương pháp dạy học đóng vai kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn đạo đức”(Bậc tiểu học) [30]; Luận văn thạc sĩ của Đỗ Khánh Năm với đề tài “Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học môn khoa học nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học”[22] Luận văn thạc sĩ của Đào Thị Hường với đề tài “Sử dụng phương pháp tình huống kết hợp với phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12”[15]; Luận văn thạc sĩ của Mai Thị Kim Chi “Vận dụng phương pháp
đóng vai trong dạy học lịch sử Việt Nam (Thế kỷ X-giữa thế kỷ XIX),Lớp 10 Trung học phổ thông - Chương trình chuẩn” [4]
Từ những công trình nghiên cứu trên đây có thể thấy rằng PPĐVNT đãđược quan tâm nghiên cứu để ứng dụng vào giảng dạy Tuy nhiên, các công trìnhđó mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra khái niệm, cách thức tiến hành cụ thể và được
Trang 10thực nghiệm trên một phạm vi cụ thể mà chưa có một công trình nào nghiên cứu
lý luận và vận dụng PPĐVNT vào dạy học môn GDH Bởi vậy, chúng tôi quyết
định chọn vấn đề: “Vận dụng phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học
môn Giáo dục học ở Học viện Kỹ thuật quân sự” làm đề tài nghiên cứu.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tiến hành xây dựng quy trình, đề xuấtbiện pháp vận dụng PPĐVNT phát huy tính tích cực nhận thức, kỹ năng giảiquyết tình huống thực tiễn của học viên góp phần nâng cao chất lượng trongdạy học môn GDH ở HVKTQS
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vận dụng PPĐVNT trongdạy học môn GDH Khảo sát đánh giá thực trạng vận dụng PPĐVNT trongdạy học môn GDH ở Học viện KTQS Xây dựng quy trình, biện pháp vậndụng PPĐVNT trong dạy học môn GDH ở Học viện KTQS Tổ chức thửnghiệm kiểm chứng tính hiệu quả của quy trình, biện pháp đã đề xuất
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Giáo dục học ở Học viện Kỹ thuật Quân sự
* Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học môn Giáodục học ở Học viện Kỹ thuật Quân sự
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề xuất quy trình và biện pháp vận dụng PPĐVNTtrong dạy học môn GDH ở Học viện KTQS, trong đó nghiên cứu vận dụngPPĐVNT trong dạy học môn GDH ở hình thức bài giảng trên lớp Phạm viđịa bàn khảo sát và tiến hành thử nghiệm sư phạm được giới hạn chủ yếu giáoviên dạy môn Tâm lý - Giáo dục học và học viên khóa 50 đào tạo kỹ sư quân
Trang 11sự tương ứng đang học năm thứ 3 tại Học viện KTQS Nghiên cứu hoạt độngđổi mới PPDH đối với môn GDH ở Học viện KTQS từ năm 2012 đến nay.
5 Giả thuyết khoa học
Phương pháp đóng vai nhận thức có tác dụng kích thích tính tích cựcnhận thức và khả năng giải quyết tình huống thực tiễn của người họcnhưng trong dạy học môn GDH ở Học viện KTQS PPDH này chưa được sửdụng một cách hiệu quả Nếu xây dựng quy trình, biện pháp phù hợp, lựachọn đúng nội dung, xây dựng được tình huống và kịch bản phù hợp, tiếnhành tổ chức ĐVNT trên lớp hiệu quả thì chất lượng dạy học môn GDH sẽđược nâng cao hơn
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quán triệt các quan điểmphương pháp luận trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Trong quátrình nghiên cứu, tác giả tiếp cận vấn đề theo quan điểm: hệ thống - cấu trúc;đối chiếu - so sánh, lịch sử - lôgíc; quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoahọc làm cơ sở xem xét và phân tích những vấn đề có liên quan
* Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá,
hệ thống hoá các tài liệu về lý luận PPĐVNT của các tác giả trong và ngoàinước; các nghị quyết, chỉ thị về đổi mới công tác giáo dục và đào tạo củaĐảng, quân đội có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để phục vụ trực tiếp giảiquyết các nhiệm vụ dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ và quan sát các giờ học có
vận dụng PPĐVNT trong dạy học môn GDH, nhằm giúp thu thập thông tin
Trang 12góp phần khẳng định tính chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
+ Phương pháp toạ đàm, trao đổi: Trao đổi với giáo viên và học viên
về việc vận dụng PPĐVNT trong dạy học môn GDH, nhằm thu thập nhữngthông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu của đề tài
+ Phương pháp điều tra: Xây dựng bảng hỏi đối với giáo viên và học
viên nhằm tìm hiểu thực trạng về vận dụng PPDHĐVNT trước và sau khi tiếnhành thử nghiệm
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục: Phân tích kết quả kiểm
tra, điều tra của học viên trong vận dụng PPDHĐVNT trước và sau thửnghiệm nhằm nâng cao tính khách quan trong thử nghiệm sư phạm
+ Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về khoa
học giáo dục về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến luận văn
+ Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Tổ chức giảng dạy thử nghiệm 2
tiết học trên lớp bằng PPĐVNT môn GDH nhằm kiểm chứng quy trình, biệnpháp đã xây dựng của luận văn
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp toán học
thống kê để tổng hợp kết quả điều tra, xử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu
7 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đã bước đầu làm rõ về PPĐVNT và vận dụng PPĐVNT trongdạy học môn GDH ở Học viện KTQS Xây dựng quy trình, biện pháp vậndụng PPĐVNT trong dạy học môn GDH góp phần đổi mới, nâng cao chấtlượng, hiệu quả dạy học môn GDH ở Học viện KTQS hiện nay Luận văn cóthể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu ứng dụng PPĐVNT vàogiảng dạy môn GDHQS cũng như các môn Khoa học xã hội và nhân văn ở nhàtrường quân đội
8 Kết cấu của đề tài
Phần mở đầu; phần nội dung gồm 3 chương (9 tiết), phần kết luận, kiếnnghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC 1.1 Các khái niệm công cụ của đề tài
1.1.1 Phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học
* Phương pháp dạy học
Dạy học là một lĩnh vực hoạt động đặc trưng, bởi cả chủ thể và đốitượng của hoạt động đều là con người Hoạt động dạy học là quá trình giảngdạy của người thầy (giáo viên) và học tập của người học (học viên) - quá trình
xử lý, chuyển giao thông tin, định hướng của giáo viên và thu nhận, xử lýthông tin, ứng dụng, phát triển của học viên Trong quá trình đó nhất thiếtphải được thực hiện thông qua các phương pháp đặc thù gọi là phương phápdạy học Như vậy, bản chất của QTDH chính là việc sử dụng hệ thốngphương pháp giảng dạy và phương pháp học tập nhằm thực hiện mục đích,yêu cầu đặt ra về trang bị, cung cấp và tiếp thu, lĩnh hội (chiếm lĩnh), ứngdụng kiến thức, kỹ năng của giáo viên và học viên Để đạt hiệu quả cao trongquá trình đó, phải xuất phát từ phương pháp dạy của giáo viên vì phươngpháp dạy quyết định và tác động đến phương pháp học của học viên
Khi định nghĩa về PPDH, các tác giả đã xét trên nhiều mặt khác nhaucủa QTDH, có tác giả chú trọng tới cách thức tương tác giữa giáo viên và họcsinh, có tác giả lại xét về mặt điều khiển học…Tuy nhiên, các tác giả đều chỉ rarằng PPDH có những dấu hiệu đặc trưng sau: PPDH phản ánh sự vận động củanội dung học vấn đã được nhà trường quy định; PPDH phản ánh sự vận độngcủa quá trình nhận thức của học viên nhằm đạt được mục đích đề ra; PPDHphản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và trò; PPDH phản ánh cáchthức điều khiển nhận thức, kích thích và xây dựng động cơ, tổ chức hoạt độngnhận thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động Nói chung khi định nghĩa vềPPDH, tuy các tác giả đề cập tới nhiều mặt của QTDH nhưng sự tương tác giữa
Trang 14thầy và trò được nhiều tác giả quan tâm và đi sâu nghiên cứu nhất Hiện có nhiềucách hiểu khác nhau về PPDH xét trên mặt tương tác giữa thầy và trò nhưng tựuchung lại, có ba cách hiểu sau:
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của người giáo viên đểtruyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng và giáo dục học viên theo mục đíchcủa nhà trường
Phương pháp dạy học là sự kết hợp các biện pháp và phương tiện làmviệc của giáo viên và học viên trong quá trình dạy học nhằm đạt tới mục đíchcủa giáo viên
Phương pháp dạy học là cách thức hướng dẫn và chủ đạo của giáo viênnhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học viên, dẫntới việc học viên dễ dàng lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thếgiới quan và phát triển năng lực nhận thức
Cách hiểu thứ nhất phản ánh quan niệm cũ về vai trò của người giáoviên trong QTDH: Giáo viên là nhân vật trung tâm giữ vai trò chủ đạo, hoạtđộng tích cực, còn học viên thì thụ động thực hiện và tiếp thu, lĩnh hội kiếnthức do giáo viên truyền đạt Quan niệm này dẫn tới chỗ coi các PPDH đều làphương pháp của giáo viên Cách hiểu thứ hai dung hoà hơn, coi PPDH làmột sự phối hợp của hai hoạt động dạy và học Nhiệm vụ truyền đạt tri thứccủa thầy cũng quan trọng như việc lĩnh hội tri thức của trò Cách hiểu thứ ba
là cách tiếp cận dạy học tích cực, nhấn mạnh vai trò của người học trong quátrình học tập và giáo viên được coi là người hỗ trợ hướng dẫn Người học tựxây dựng việc học tập của mình, còn nhiệm vụ của người dạy là tạo môitrường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích tư duy Trong luận vănnày chúng tôi nghiên cứu vận dụng theo cách hiểu này
* Đóng vai
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Đóng vai là thể hiện nhân vậttrong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng cách hành động, nói năng như
Trang 15thật” [26, tr.377] Khi một vấn đề, một chủ đề nào đó trong cuộc sống hiệnthực được xây dựng thành một vở kịch thì đó được gọi là kịch bản, nhưng đểthể hiện nội dung kịch bản đó, người diễn viên phải đảm nhận sắm vai mộtnhân vật và biểu diễn vai diễn đó Quá trình đó được gọi là đóng vai.
Thuật ngữ “đóng vai” là một thật ngữ không còn xa lạ với chúng ta vàtrên thực tế nó được ứng dụng, thể hiện rất phổ biến Tuy nhiên, trong nhận thức
và quan niệm của nhiều người, từ xa xưa cho đến nay vẫn thường đồng nghĩađóng vai với hoá thân thành các vai diễn trong các loại hình nghệ thuật (sânkhấu, chèo, tuồng, ca kịch, cải lương…), thông dụng và phổ biến nhất đóng vai
là đóng kịch Trong xã hội, mỗi cá nhân hay mỗi nhóm đều đảm nhận những vaitrò nhất định Điều này giống như các vai diễn trên sân khấu, nhưng khác biệt ởchỗ những vai diễn trên sân khấu thì hoá thân thành người khác, còn trong sânkhấu cuộc đời và sân khấu xã hội, mỗi người tự thể hiện chính mình với những
vị trí, vai trò khác nhau Chính vì thế mà W Shakespeare đã từng nói: “Toàn thếgiới là nhà hát Trong nhà hát có đàn ông, đàn bà Tất cả đều là diễn viên Ở họ,đều có lối ra sân khấu và lối rời sân khấu của mình” [ 18, tr.99]
Cũng có thể hiểu, đóng vai là bất cứ hoạt động nói nào trong đó hoặc
là bạn đang mượn vai trò của người khác, hoặc là bạn vẫn là mình nhưngtưởng tượng mình đang ở trong một tình huống không có thật nào đó Đóngvai được áp dụng trong hoạt động dạy học nhằm mục đích nâng cao hiểubiết về tri thức, kỹ năng, thái độ của người học để đạt đến mục tiêu dạy họcthì được gọi là ĐVNT
Đóng vai thông qua trò chơi hay đóng vai theo các nhân vật trong cáccâu chuyện được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà của trẻ chính là những hoạtđộng đơn giản đầu tiên - bước đầu làm quen và thể hiện PPĐVNT Sự nhậpvai đó, khi được vận dụng vào QTDH, nó trở thành một phương pháp tươngđối phổ biến và mang lại hiệu quả cao đó chính là PPĐVNT hay một số tácgiả còn gọi là PPDH bằng hình thức đóng kịch Trên cơ sở đóng vai, người
Trang 16học thực hiện những vai diễn mà người học có thể hiểu được hành động củamình tốt hơn và còn có tác động lên tư duy, tình cảm, thái độ và hành độngcủa các vai diễn khác, của người quan sát và của giáo viên.
Từ đó, có thể hiểu ĐVNT là sự thể hiện những vai diễn thông qua cáctình huống, kịch bản học tập được tổ chức trong hoạt động dạy học nhằm giúpngười học hiểu biết sâu rộng hơn các nội dung học tập đặt ra
* Phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học
Có nhiều cách hiểu khác nhau về PPĐVNT trong dạy học Các quanniệm coi ĐVNT là phương pháp đóng kịch trong dạy học như tác giả PhanTrọng Ngọ quan niệm: “Phương pháp đóng kịch trong dạy học là giáo viên cungcấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành động theo các vai diễn Qua đó họ họcđược cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành động cũng như các kỹ năng ứng xửkhác của các nhân vật trong kịch bản” [23, tr.283] Hay tác giả Trần Thị TuyếtOanh cho rằng: "Đóng kịch là PPDH, trong đó giáo viên tổ chức quá trình dạyhọc bằng cách xây dựng kịch bản và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp học sinhhiểu sâu sắc nội dung học tập" [25, tr.227] Các tác giả trên đều nhấn mạnhPPĐVNT là PPDH trong đó giáo viên hình thành kịch bản có nội dung học tập,yêu cầu người học đóng các vai diễn sẵn có Bản chất của nó là sự gia công sưphạm của giáo viên, chế biến nội dung dạy học thành kịch bản phù hợp để ngườihọc sử dụng kịch bản đó và nhập vai
Trong tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáokhoa lớp 10 THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) có viết: “Đóng vai làphương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một số cách ứng xửnào đó trong một tình huống giả định” [2, tr.17] Trong định nghĩa này, cáctác giả đã tiếp cận theo hướng giáo viên nên cho tình huống mở, không chotrước “kịch bản” và người học sẽ tự sáng tạo kịch bản, lời thoại liên quan đếnnội dung kiến thức, thái độ, kỹ năng cần đạt được của bài học để đóng vai
Trang 17Theo Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier đưa ra khái niệm: “Đóng vai
là một PPDH trong đó người học thực hiện những tình huống hành động được
mô phỏng (theo các vai) về một chủ đề gắn với thực tiễn, thường mang tínhchất trò chơi, trong đó các tình huống cuộc sống, các vấn đề hoặc xung độtđược thể hiện Đóng vai nhằm phát triển năng lực hành động thông qua sự trảinghiệm của chính bản thân người học và thông qua thông tin phản hồi từnhững người quan sát” [5, tr.142]
Theo quan điểm của các nhà giáo dục học quân sự thì quan niệm: “Đóngvai là một phương pháp dạy học tích cực, trong đó giảng viên tái tạo lại nội dungcủa hoạt động nghề nghiệp tương lai, mô hình hoá các hành động đặc trưng chohoạt động đó, tổ chức cho học viên sắm vai thực hiện những hành động, thao tácphù hợp với chuẩn mực hành vi có thực đó; qua đó hình thành kỹ năng và kinhnghiệm hoạt động nghề nghiệp tương lai” [32, tr.163] Hay nói một cách ngắngọn: ĐVNT là một PPDH, trong đó giáo viên đặt học viên vào các tình huốnggiả định, yêu cầu học viên phải xử lý thông qua đó đạt được các mục tiêu dạyhọc Qua đó, PPĐVNT được sử dụng trong dạy học ở nhiều môn học khác nhau,đặc biệt là các môn quân sự, y học,… bản chất của phương pháp này là ngườidạy đặt người học vào các tình huống giả định và yêu cầu người học giải quyết
Theo chúng tôi, Phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học là phương pháp tổ chức cho người học thực hiện những vai diễn gắn với nội dung tình huống học tập nhằm đạt được các mục tiêu dạy học đã đề ra.
Phương pháp đóng vai nhận thức được sử dụng như là một phương phápđược sử dụng trong dạy học nhiều môn học, trước hết là các môn khoa học xãhội Đây là phương pháp thực hành mang tính chủ động, gây sự chú ý và thu hútngười học tham gia vào bài giảng, giúp phát triển kỹ năng thực hành và kiếnthức học thuật chuyên môn Đồng thời, hướng đến nhu cầu của người học đó làhọ thường thích cách tiếp cận thực hành để học và mở rộng hiểu biết về cuộcđàm phán của các bên liên quan thông qua quá trình mô phỏng kinh nghiệm
Trang 18Đây cũng là PPDH tạo bầu không khí sôi nổi cho lớp học, người dạy và ngườihọc trở nên thân thiện, gần gũi với nhau hơn, tác động tích cực để giờ giảng đạthiệu quả cao Trong PPĐVNT được giảng viên lựa chọn, xây dựng hoàn cảnh cóthực của đời sống, của thực tiễn quân sự thành kịch bản Học viên được phân vaiphải sử dụng tổng hợp các tri thức, kỹ năng đã học và kinh nghiệm thực tế để thựchiện các hành động, thao tác theo nội dung kịch bản dưới sự chỉ đạo, đạo diễn củagiảng viên Dạy học vừa mô phỏng tổng hợp các tình huống thực tế nhưng lạichứa đựng các tri thức, kỹ năng học viên phải lĩnh hội.
Cần phân biệt dạy học đóng vai và đóng kịch có sự khác nhau Mụctiêu của đóng kịch là diễn viên còn dạy học đóng vai là người học có thể vừatham gia đóng vai vừa là người quan sát Đóng kịch cần có kịch bản chặt chẽnhưng dạy học đóng vai chỉ có tình huống đóng kịch Vai diễn trong đóngkịch cần phải trung thành, tuân thủ chặt chẽ kịch bản nhưng trong dạy họcđóng vai đòi hỏi sự sáng tạo để đạt mục tiêu dạy học Trong dạy học đóng vai,mọi thành viên đều có nhiệm vụ và đặc biệt phải thảo luận nội dung vai diễn
để tìm ra tri thức, thể hiện thái độ, rút ra kinh nghiệm học tập
Phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học có thể đóng vai khôngcó kịch bản được sử dụng trong xử lý các tình huống đơn giản, ít phức tạp, ítnhân vật tham gia Ở dạng này, học viên tự sáng tạo ra các lời thoại, các hànhđộng của các vai diễn, không tuân theo kịch bản có sẵn Hoặc đóng vai cókịch bản được dùng trong những tình huống quy mô, phức tạp nhiều nhân vậttham gia Dạng này, các lời thoại và các hành động của các vai diễn đượcthực hiện theo một kịch bản đã được chuẩn bị trước
Như vậy, dạy học thông qua đóng vai là một PPDH giúp học viên tích cựctham gia, sáng tạo, thể hiện bản thân, hoà nhập vào QTDH, vào môi trường họctập linh hoạt, năng động Đóng vai, phân tích tình huống, cách ứng xử, giảiquyết vấn đề, truyền tải thông tin, thông điệp về kiến thức, thái độ, kỹ năng sẽtác động sâu sắc tới suy nghĩ và hành động của cả người dạy và người học Song
Trang 19để ứng dụng và phát huy giá trị, hiệu quả của PPĐVNT, đòi hỏi phải có nhữngyêu cầu nhất định đối với nhà trường, giáo viên và học viên.
1.1.2 Vận dụng phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học môn Giáo dục học
Theo Từ điển tiếng Việt vận dụng là: "Đem tri thức lý luận dùng vào thựctiễn" [37, tr.1105] Như vậy, vận dụng là một khái niệm chỉ quá trình hoạt độngcủa chủ thể nhằm mục đích đem lý luận dùng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn theohướng mà lý luận đã chỉ ra Vận dụng PPĐVNT trong dạy học môn GDH với tưcách là một PPDH tích cực nhằm nâng cao hứng thú, khả năng thực hành giảiquyết các tình huống, nhiệm vụ dạy học đặt ra
Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đề cập đến việc vận dụng PPĐVNT
vào trong dạy học môn GDH Từ cách tiếp cận đó thì: Vận dụng phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học môn Giáo dục học là quá trình giáo viên xây dựng bài giảng, tổ chức bài giảng trên lớp theo lí thuyết phương pháp đóng vai nhận thức một cách linh hoạt, sáng tạo thông qua giải quyết các tình huống dạy học trong giảng dạy môn Giáo dục học nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ dạy học đã đề ra.
Vận dụng PPĐVNT trong dạy học môn GDH là một khái niệm dùng để chỉquá trình hoạt động, nhằm đem lý thuyết PPĐVNT áp dụng vào thực tiễn quátrình dạy học môn GDH một cách linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu quả cao Quá trìnhnày bao gồm nhiều hoạt động đan xen, thâm nhập vào nhau, với mục đích cuốicùng là tổ chức quá trình dạy học môn GDH có sử dụng PPĐVNT
Nội dung vận dụng PPĐVNT trong dạy học môn GDH bao gồm: thiết kếcác mục tiêu, nội dung dạy học môn GDH có sử dụng PPĐVNT Trên cơ sở phântích nội dung, xây dựng và lựa chọn tình huống, kịch bản và tổ chức thực hànhtrên lớp theo đúng quy trình vận dụng PPĐVNT trong dạy học giải quyết cácnhiệm vụ, mục tiêu dạy học môn GDH
Trang 20Chủ thể vận dụng PPĐVNT trong dạy học môn GDH bao gồm cảngười dạy và người học Trong đó hoạt động của người dạy biểu hiện chủyếu ở việc xây dựng lựa chọn tình huống, xây dựng kịch bản, tổ chức chongười học thực hành đóng vai trên lớp và tổ chức thảo luận, kết luận rút rakiến thức học tập Hoạt động của người học biểu hiện ở việc chủ động,độc lập, sáng tạo thể hiện vai diễn, thảo luận đóng góp ý kiến nhận xét dưới sự điều khiển, “trọng tài”, cố vấn của người dạy để rút ra kết luận vềnội dung học tập.
Vận dụng PPĐVNT trong dạy học môn GDH là một hệ thống các thaotác, hành động được sắp xếp theo một trình tự thống nhất, logic, chặt chẽ, cómối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mà người dạy và người học phải thựchiện từ việc chuẩn bị đến tiến hành, thảo luận, đánh giá, kết luận định hướngnội dung học tập của PPĐVNT trong dạy học môn GDH
Điều kiện, yêu cầu để vận dụng PPĐVNT trong dạy học môn GDH cầnchú ý, đó là: Tình huống phải thật rõ ràng, tình huống nên để mở, không nêncho trước “kịch bản”, lời thoại Mọi học viên đều được tham gia vào quá trìnhthảo luận, xây dựng kịch bản, được đóng vai hoặc phục vụ cho công việcđóng vai của các bạn trong nhóm Giáo viên nên khích lệ học viên nhút nháttham gia vào các vai diễn Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn
bị đóng vai Giáo viên hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho học viên trong đóng vai.Định hướng cho học viên xây dựng kịch bản phải có kịch tính (các xung đột,các mâu thuẫn giữa các nhân vật) để gây hứng thú, gây sự chú ý và mang tínhthuyết phục cao về tư tưởng, hành vi Người đóng vai phải hiểu rõ vai củamình trong bài tập đóng vai để không lạc đề và kết hợp - tương tác với cácbạn diễn Sau khi diễn, cần thực hiện đàm thoại để rút ra những kiến thức,những kết luận cần nhớ Việc bình luận sau cảnh diễn phải tạo bầu không khíthân thiện, cởi mở, cầu thị và xây dựng Ngoài ra cũng cần chú ý đến điềukiện vật chất, phương tiện hỗ trợ dạy học
Trang 21Phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học môn GDH có vai trò hếtsức quan trọng Đây là phương pháp nhằm giúp học viên suy nghĩ sâu sắc về mộtvấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà họ vừa thực hiện hoặc quansát được Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điềuquan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Như vậy, vận dụng PPĐVNT trong dạy học môn GDH là một kháiniệm chỉ quá trình hoạt động của chủ thể, với mục đích dạy học giúp học viêncó điều kiện ứng dụng lý thuyết, nội dung, nguyên tắc đã học, kinh nghiệmcủa bản thân vào thực tiễn sinh động, đa dạng mà họ sẽ tiếp xúc sau này mộtcách linh hoạt, sáng tạo
1.2 Quy trình vận dụng phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học
1.2.1 Bản chất, đặc điểm của phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học
Đặc điểm bản chất nhất của phương pháp này là người dạy đặt ngườihọc vào các tình huống giả định và yêu cầu người học giải quyết
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là phương pháp nhằmgiúp học viên suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc
cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được Việc “diễn” không phải làphần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn
ấy Do vậy, bản chất là sự gia công sư phạm của giáo viên, chế biến nội dung dạy học thì kịch bản phù hợp để học viên sử dụng kịch bản đó để nhập vai Qua sự nhập
vai đó, học viên tự khám phá, lĩnh hội được tri thức mới một cách nhanh chóng vàđem lại hiệu quả ghi nhớ rất cao Bởi trong đóng vai, người học được làm, quan sát
và do vậy nắm chắc được bài học Mặt khác, trong quá trình nhập vai, học viên sẽ
được học cách phản ứng như thế nào trong những điều kiện cụ thể nhất định Đóngvai được tổ chức trong dạy học thông qua các kịch bản, tình huống, trò chơi dạyhọc, mô phỏng các vấn đề thực tiễn cuộc sống, các vấn đề học tập
Trang 22Mục đích của PPDH ĐVNT nhằm giúp người học nắm được những nộidung dạy học qua đó hình thành những kỹ năng, năng lực nghề nghiệp, thểhiện được tình cảm, thái độ trong học tập Ở đây, kiến thức không chỉ đượctiếp nhận qua các vai diễn mà còn thông qua sự quan sát, ý kiến của ngườikhác và của giáo viên Trong PPĐVNT giáo viên là người định hướng, nêuchủ đề đóng vai có điều khiển (có kịch bản) hoặc đóng vai mở (không có kịchbản) Còn người học là chủ thể của quá trình học tập, có trách nhiệm thựchiện tốt vai diễn của mình và quan sát, giúp đỡ các học viên khác học tập
Đóng vai nhận thức trong dạy học là một PPDH tích cực, một PPDH thựchành Thông qua nhập vào các vai trong những tình huống học tập giúp người họcđược đóng những vai sẽ phải làm trong thực tế và những gì học được ở đó sẽ gắnbó mật thiết với họ trong hoạt động nghề nghiệp tương lai Nó diễn ra trong nhóm,tập thể như một yếu tố, một áp lực sư phạm; vì học viên phải cố gắng và chỉ có thểhoàn thành công việc cá nhân dưới sự hợp đồng, phối hợp với tập thể, nhóm
1.2.2 Tình huống dạy học
Trong thực tiễn dạy học, giáo viên có thể tổ chức cho người học giải quyếtcác tình huống thực tiễn, qua đó giúp họ lĩnh hội, củng cố hoặc vận dụng kiến thức
Tình huống bao gồm các dữ kiện, các yếu tố liên kết với nhau để diễn
tả một hoàn cảnh tự nhiên và xã hội nào đó có chứa đựng vấn đề cần giảiquyết Khi con người ở trong tình huống đó mà chấp nhận giải quyết vấn đềđặt ra sẽ làm xuất hiện trạng thái tâm lí tích cực Tình huống bao giờ cũngchứa đựng mâu thuẫn do các yếu tố, các dữ kiện thiết lập nên hoàn cảnh tạo
ra Khi chủ thể bắt tay vào gải quyết tình huống, họ ý thức được mâu thuẫn,tức là họ nhận ra sự đối lập giữa các yếu tố, các dữ kiện trong hoàn cảnh vàthấy mình có trách nhiệm phải giải quyết
Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn
đề cần được giải quyết Dạy học theo tình huống là PPDH, trong đó việc dạyhọc được tổ chức theo những chủ đề phức hợp gần với các tình huống thật của
Trang 23cuộc sống và nghề nghiệp “Tình huống dạy học là tình huống thực tiễn, đượcgiáo viên lựa chọn và sử dụng nhằm đạt mục tiêu dạy học” [38, tr.143].
Tình huống dạy học có thể được lựa chọn từ tình huống thực của cuộcsống, cũng có thể được hư cấu Để tình huống trở thành tình huống dạy họccần phải đáp ứng những yêu cầu đó là: Nó phải hàm chứa nội dung học tập vàgiúp đạt được mục tiêu dạy học Tình huống có tính chất điển hình mà việcgiải quyết chúng giúp người học lĩnh hội được tri thức khái quát Trong tìnhhuống phải hàm chứa những vấn đề buộc người học phải vận dụng kiến thức,
kỹ năng đã có hoặc cấu trúc lại để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiệnkiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối quan hệ xã hội của việc học tập
Phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học sử dụng tình huống họctập được lựa chọn trong nội dung học tập, tình huống phải ăn nhập với nộidung bài học, ngắn gọn dễ hiểu, kích thích hứng thú học tập, không nên đưa
ra quá nhiều tình huống trong một buổi học Tình huống phải ngắn gọn, cụthể, khuyến khích sự sáng tạo của học viên trong khi đóng vai
1.2.3 Kịch bản vận dụng phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học
* Các nguyên tắc xây dựng kịch bản đóng vai nhận thức trong dạy học.
Yếu tố quyết định thành công của phương pháp đóng vai là kịch bản
Do vậy, khi xây dựng kịch bản cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất địnhnhằm đảm bảo được hiệu quả của phương pháp này
Trước tiên, kịch bản phải được xây dựng căn cứ theo mục tiêu, nội dungcủa bài học nhằm đảm bảo tính đúng lúc, đúng chỗ của việc sử dụng PPDH
Thứ hai, kịch bản phải có tính chất tích cực, mang lại hiệu quả giáo dụccao Đồng thời, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ của người học Trong kịch bảnphải có kịch tính (các xung đột, các mâu thuẫn giữa các nhân vật) để gâyhứng thú, gây sự chú ý và mang tính thuyết phục cao về tư tưởng và hành vi
Trang 24Kịch bản, một mặt phải được soạn thảo chi tiết các đối thoại và hànhđộng của các nhân vật (biên kịch và đạo diễn), mặt khác, không nên ép buộchọc viên nhất thiết phải khuôn theo các chi tiết đó (diễn xuất của diễn viên).Nói cách khác, các vai diễn phải có tính mở để tạo điều kiện cho người diễnsáng tạo Nên tránh đưa vào trong kịch bản những nhân vật đơn điệu.
* Kịch bản vận dụng phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học
Kịch bản liên kết, ràng buộc các vai diễn với nhau, quy định cho vaidiễn những chức năng, nhiệm vụ, cách ứng xử, phạm vi quan hệ, cách thứctương tác và cả trạng thái tâm lí - tinh thần của các nhân vật Người đóng vaibuộc phải hoá thân thành nhân vật, quên chính mình Họ sẽ phải nói, làm và
cư xử đúng như nhân vật, như vai diễn họ đảm nhiệm Kịch bản có thể dàihay ngắn nhưng phải chứa đựng tương đối trọn vẹn một vấn đề cuộc sống vàhoạt động có tính chất điển hình, nhưng các kết luận không phải được kháiquát sẵn, gọn gàng mà ẩn chứa trong toàn bộ nội dung kịch bản và được thểhiện ra qua các nhân vật Để nắm được vấn đề, phải nắm vững toàn bộ nộidung kịch bản để rồi suy ngẫm, chiêm nghiệm, đối chiếu với kiến thức kinhnghiệm đã có, từ đó dần dần rút ra vấn đề
Kịch bản là các thiết kế tương lai mô tả những sự kiện sống đối với con người
và một thời điểm nhất định hay để ngỏ Trong dạy học, kịch bản là việc lập kế hoạch,tiến trình của hoạt động dạy học phù hợp với các hành động cụ thể của giáo viên vàhọc viên nhằm thực hiện tiến trình dạy học theo đúng kế hoạch đã đặt ra
Khi vận dụng PPĐVNT trong dạy học tuân theo kịch bản như sau:
- Phần chuẩn bị: Giáo viên giao nhiệm vụ tình huống học tập Giảithích các vai diễn, những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, nội dung học tập chocác bộ phận: các nhóm thực hiện, cá nhân học viên khác
Các nhóm, cá nhân làm công tác chuẩn bị Các nhóm tự thảo luận phâncông trong nhóm Nghiên cứu vai diễn và chuẩn bị phần kiến thức, kỹ năng
Tự tổ chức tập luyện, nghiên cứu
Trang 25- Thực hành đóng vai: Giáo viên tổ chức buổi thực hành.
Các nhóm, cá nhân đóng các vai đã quy định
Các cá nhân khác theo dõi
- Thảo luận, đánh giá nhận xét, rút ra những kiến thức cần đạt được.Giáo viên điều khiển thảo luận sau đóng vai Người tham gia đóng vai
tự nhận xét, đánh giá về và cảm nhận vai diễn của mình Người quan sát đónggóp ý kiến thảo luận về vai diễn, tiến trình, nội dung kiến thức, kỹ năng, thái
độ thông qua vai diễn Giáo viên kết luận, định hướng và rút ra những kiếnthức học tập từ các vai diễn đóng vai nhận thức
1.2.4 Quy trình vận dụng phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học
Theo cuốn từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, “quy trình” được
hiểu là trình tự phải tuân theo để tiến hành một việc nào đó[26] Như vậy, quy
trình dạy học là sự kết hợp hữu cơ giữa quy trình dạy của thầy và quy trìnhhọc của trò bao gồm các giai đoạn, các bước từ khi bắt đầu cho đến khi kếtthúc một tiết giảng, bài giảng được tiến hành theo một trình tự lôgic xác địnhnhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học đề ra
Từ các khái niệm cơ bản nêu trên, có thể hiểu: Quy trình vận dụng phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học là trình tự lôgic các giai đoạn, các bước
mà giáo viên và học viên phải thực hiện trong quá trình dạy học nhằm tổ chức, điều khiển, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của các nhóm và các cá nhân tham gia đóng vai để giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập đề ra.
Căn cứ vào bản chất, mục đích của PPĐVNT chia làm ba giai đoạn:Chuẩn bị, tổ chức thực hiện và thảo luận đánh giá nội dung học tập Chúng tôikhái quát quy trình của PPĐVNT trong dạy học gồm 5 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Biên soạn kịch bản
Xác định mục đích đóng vai
Xác định tình huống để tiến hành đóng vai
Dự kiến việc giao nhiệm vụ cho từng học viên, nhóm học viên
Trang 26Soạn thảo kịch bản (Dạng có kịch bản)
Dự kiến thời gian đóng vai và thời gian thảo luận Thời gian đóng vaikhông nên quá ngắn và quá dài Thời gian tốt nhất cho đóng vai nên từ 15 đến
30 phút Vì thời gian quá ngắn sẽ hạn chế trong thể hiện mục tiêu học tập,chưa đủ để bộc lộ các ưu, nhược điểm Thời gian quá dài sẽ dẫn đến loãnggây thiếu tập trung
Bước 2: Chọn và giao nhiệm vụ cho vai diễn
Giáo viên giao nhiệm vụ học tập - phân công đảm trách việc lựa chọn,xây dựng kịch bản, luyện tập thể hiện các vai diễn để học viên chuẩn bị Việcphân công giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm có tạo ra hứng thú học tậpcho học viên hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực nắm bắt, phát hiện
và định hướng vấn đề của giáo viên
Căn cứ vào nội dung hay tình huống được phân công, học viên tìm tòi,phát hiện vấn đề, thảo luận đưa ra và lựa chọn tình huống, tiến hành xây dựngkịch bản Tổ chức tập luyện thể hiện kịch bản
Người tham gia đóng vai cụ thể theo mục tiêu học tập Đóng vai
“chính” hay vai “phụ” phải thực hiện nhiệm vụ, công việc, động tác gì trongcác tình huống Kêu gọi mọi người tình nguyện và chọn vai cho tham dự viên
Người quan sát (các học viên khác) Quan sát, theo dõi nhận xét về các
“vai”, về kỹ năng giao tiếp, thái độ, kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề Phương pháp và cách thức quan sát, ghi chép Có thể giao nhiệm vụ cho từngnhóm để theo dõi, nhận xét theo từng mục tiêu học tập
Bước 3: Thực hành đóng vai
Quán triệt mục đích, yêu cầu đóng vai Phân công học viên thành từngnhóm (nếu thực hiện đóng vai ở phạm vi nhóm) Nêu ra các tình huống đóngvai Chuẩn bị, tạo không khí thuận lợi như: kê lại bàn ghế cho phù hợp để
“diễn” và quan sát thuận lợi nhất, giữ trật tự, tập trung, kỷ luật của lớp học
Giảng viên tổ chức cho học viên thực hiện vai diễn của mình theo như
đã phân công Người đóng vai thực hiện vai “diễn” hoàn toàn chủ động về nội
Trang 27dung và thời gian theo mục tiêu học tập
Giảng viên theo dõi, quan sát việc đóng vai, xử lý tình huống của họcviên và quan sát sự học tập của các học viên khác
Người thực hiện đóng vai: Cần không thực hiện các kỹ xảo biểu diễnnhư trong đóng kịch, dễ gây mất tập trung vào nội dung Lưu ý thể hiện thái
độ, phong cách trong giao tiếp nhất là với vai “chính” Cần bám sát nội dung,nhiệm vụ được giao trong đóng vai, có ý thức hợp tác, hỗ trợ cho đóng vai
Người quan sát, theo dõi theo nhiệm vụ đã phân công giữ trật tự, nghiêm túc
Bước 4: Tổ chức thảo luận về vai diễn
Ở bước này rất quan trọng vì đó là nội dung cơ bản của bài giảng dạybằng PPĐV, nó sẽ xác định và đánh giá thành công hay thất bại của cả quátrình đóng vai Nên tiến hành tổng kết, thảo luận rút kinh nghiệm sau khi cảnhdiễn kết thúc
Giáo viên nên chuẩn bị trước các câu hỏi cho từng cá nhân hoặc nhóm đểhọ có điều kiện suy nghĩ trả lời Qua vai diễn, giáo viên gợi ý để học viên nhậnxét, thảo luận: Về kỹ năng giao tiếp: Có trình bày, giải thích rõ ràng không? Cácngôn ngữ sử dụng có phù hợp hay không? Điệu bộ, cử chỉ bắt chước như thếnào? Về thái độ, phong cách: việc chào hỏi, xưng hô trong giao tiếp? Có thực sựtôn trọng, chú ý lắng nghe, giải đáp đúng yêu cầu của các vai “diễn”? Thích hoặckhông thích những cách cư xử nào các vai “diễn”? Về kiến thức: Cách giảithích, hướng dẫn có đúng, khách quan hay không? Các biện pháp nêu ra có phùhợp với lý thuyết, nguyên tắc chung không? Những điều có thể học tập rút rakinh nghiệm qua đóng vai?
Nên để học viên tự nhận xét vai diễn của mình trước khi có ý kiến của ngườikhác và của giáo viên Trong nhận xét phải trên tinh thần xây dựng, tránh chỉ trích
Bước 5: Tổng kết đánh giá
Giáo viên cần phải rút ra những kinh nghiệm thành công và chưa thànhcông của các vai diễn theo mục tiêu đã xác định Cần dựa trên kết quả thảoluận để có nhận xét chung Kết nối ý kiến của người học với mục đích của
Trang 28kịch bản Bổ sung thêm ý kiến bình luận, sửa lỗi khi đóng vai thực hành (nếuthiếu) Định hướng nội dung cần rút ra trong học tập Tránh tình trạng áp đặt,không phân biệt đúng, sai, cái nên, không nên làm Nêu lên được những điềuhọc tập và những điều cần rút kinh nghiệm.
Có thể tổ chức diễn lại nếu thấy cần thiết Có thể diễn lại toàn bộ tìnhhuống, có thể một vài khía cạnh nào đó Khi diễn lại có thể thay vai
Sau khi thực hiện buổi dạy học bằng PPĐVNT, giáo viên cần kiểmđịnh theo các nội dung: Chủ đề đóng vai có thích hợp với PPĐVNT không?Mục tiêu của đóng vai có phù hợp, bổ sung tốt cho bài giảng? Các mục tiêuđược đề ra có đầy đủ, rõ ràng không? Tình huống và các vai diễn có thích hợpvới chủ đề, mục tiêu học tập? Có tạo điều kiện để các vai đóng thể hiện đượcmục tiêu học tập? Có trình bày được nhiều thông tin cần thiết Có đề xuất đếnnhững vấn đề thiết thực, quan trọng của nội dung học tập? Công tác chuẩn bịcho vai diễn và thực hiện buổi đóng vai, hướng dẫn thảo luận sau khi đóngvai Qua đó rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện thêm
Tóm lại, trong quy trình dạy học bằng PPĐVNT mỗi bước đều có vịtrí, vai trò nhất định Nếu như các bước 1, 2 có ý nghĩa tiên quyết đếnthành công của việc thể hiện vai diễn, kịch bản, đảm bảo phản ánh hay bộc
lộ nội dung, chủ đề, chủ điểm học tập; bước 3 thể hiện và khẳng định bảnlĩnh, năng lực của học sinh trong tình huống có vấn đề - bối cảnh học tập;thì bước 4, 5 có ý nghĩa như một sự tổng hợp thành quả đạt được của cảtiến trình dạy học bằng PPĐVNT Các bước có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau Khi tổ chức PPĐVNT phải tiến hành đầy đủ, tuần tự từng bước mớiđảm bảo yêu cầu của QTDH Đây là những bước quan trọng của quy trìnhthực hiện PPĐVNT, nó thể hiện sự chú tâm quan sát, lắng nghe và tham giavào hoạt động dạy học, đánh giá và tiếp nhận, vận dụng kiến thức, kỹ năngcủa cả giáo viên và học viên
Trang 291.2.5 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học
nêu lên thực hiện, do có nhận xét thảo luận ngay sau đóng vai Phương pháp
đóng vai nhận thức trong dạy học khích lệ thay đổi thái độ, hành vi của người họctheo hướng tích cực Qua thực hiện vai diễn, quan sát theo dõi trực tiếp và quathảo luận, học viên sẽ nhận ra thiếu sót và đề ra các biện pháp khắc phục Thôngqua việc rèn luyện cho học viên kỹ năng giải quyết vấn đề, chủ động xử lý tìnhhuống trong thực tế Ta có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặcviệc làm của các vai diễn Khi đó học viên được trực tiếp tham gia vào việc xử lý,giải quyết tình huống và quan sát bạn diễn để đưa ra những nhận xét, đánh giá, thểhiện sự đồng cảm của mình và tham gia thảo luận từ đó có thái độ đúng đắn, tíchcực trong việc trải nghiệm thực hiện hành vi của mình
Góp phần phát triển trí tuệ và tư duy sáng tạo cho người học PPĐVNT
trong dạy học đòi hỏi người học phải sử dụng rất nhiều các thao tác trí tuệ như:phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, để hoàn thành vaidiễn; do vậy rất có tác dụng trong phát triển các phẩm chất trí tuệ đặc biệt là tưduy độc lập sáng tạo, khả năng phân tích và giải quyết các tình huống Bằng hìnhthức dạy học đóng vai, học viên là người chủ động tìm tòi, lĩnh hội tri thức, đồng
Trang 30thời còn khơi dậy ở học viên sự sáng tạo và tài năng vốn có của mình Có thể cónhững ý tưởng tự phát được thực hiện trong vai diễn.
Phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học có tác dụng to lớn trong việc phát triển năng lực giao tiếp, các kỹ năng nghề nghiệp, và các kỹ năng xã hội Thông qua PPĐVNT tạo cơ hội thuận lợi để học viên thể hiện
hiểu biết kỹ năng và phương pháp ứng xử của mình, cơ hội thể hiện thái độ
và cá tính của mình trước người khác Trong quá trình đóng vai đòi hỏi họcviên phải chủ động tham gia xây dựng kịch bản diễn ra các mối quan hệ giaotiếp giữa cá nhân - cá nhân, cá nhân - tập thể, từ đó học viên biết cách giaotiếp, ứng xử với các bạn xung quanh, biết cách giải quyết các tình huốngtrong giao tiếp Qua các vai “diễn” và quan sát theo dõi, thảo luận học viênbiết cách thuyết trình thuyết phục người khác từ đó rèn luyện bản lĩnh khiđứng trước tập thể Từ đó cho thấy, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năngnhận biết và giải quyết tình huống, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết
trình cho học viên Trong PPĐVNT, người học xử lý các tình huống như
thật theo các tình huống, cách ứng xử, cách giải quyết, thuyết phục gắn vớithực tiễn Do vậy, rất thuận lợi cho phát triển các kỹ năng nghề nghiệp.Chẳng hạn: Trên cương vị chỉ huy xử lý các tình huống trong giáo dục đốivới học viên, hay duy trì buổi sinh hoạt giáo dục chung cho toàn đơn vị.Trên cương vị người giáo viên lên lớp giảng bài chính trị sẽ có tác dụngphát triển kỹ năng giáo dục thuyết phục, kỹ năng giảng bài cho học viên.Việc tham gia đóng vai trong PPĐVNT còn giúp người học phát triển các kỹnăng xã hội cho học viên như: kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng trình bàydiễn đạt thể hiện quan điểm cá nhân; các kỹ năng tiếp nhận thông tin; các kỹnăng quan sát, ghi chép, kỹ năng đánh giá, phê bình góp ý cho người khác;
kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm
Phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học gây được hứng thú và
sự chú ý cho người học Với PPĐVNT trong dạy học, học viên được trực tiếp
Trang 31khám phá, tìm tòi tri thức nên các em sẽ cảm thấy hào hứng hơn trong học tập
và chất lượng của giờ học cũng đạt hiệu quả cao Khi đó các em sẽ cảm thấyhứng thú, muốn khám phá, thể hiện năng lực của mình Đồng thời, cũng trựctiếp mở ra những tri thức mới có trong nội dung các nhân vật sẽ thể hiện ở
tình huống cụ thể Ngoài ra, PPĐVNT trong dạy học còn tạo được không khí
học tập sôi nổi, thoải mái, giảm sự căng thẳng trong học tập
Rèn cho học viên tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đông người.
PPĐVNT trong dạy học giúp học viên khắc phục được tính nhút nhát, e ngại, dụtdè khi xuất hiện trước đám đông để các em trở nên tự tin hơn, mạnh dạn và trưởngthành hơn Bằng PPĐVNT, học viên sẽ được hoá thân vào nhân vật, do đó, đốivới các em luôn cảm thấy tự ti về bản thân thì khi được xuất hiện bằng một vaidiễn khác với mình sẽ giúp học viên không còn thấy tự ti nữa, ngược lại các emcòn có thể thoả sức thể hiện nhân vật bằng khả năng của mình
- Nhược điểm
Để thực hiện vai diễn thành công phải phụ thuộc vào khả năng sángtạo, tư duy và cách nhập vai của người học Do đó sẽ mất nhiều thời gian đểchuẩn bị và diễn, dễ ảnh hưởng đến kế hoạch chung của quá trình dạy họcmôn học cũng như những môn học khác Nên phải làm công tác chuẩn bị thậtchu đáo cho người học (giao nhiệm vụ cho cả học viên tham gia “diễn” và cáchọc viên khác theo dõi quan sát)
Nếu người tham gia đóng vai không đủ nghiêm túc dễ dẫn đến khôngthành công, một số học viên không tích cực có thể không tham gia Do đó,học viên phải hứng thú và có sự hợp tác cùng giáo viên Nếu không có sựđoàn kết trong nhóm, không tạo ra môi trường ganh đua giữa các nhóm thìkhông khích lệ sự đầu tư thời gian, tư duy sáng tạo và tinh thần nhiệt tìnhcùng tham gia của học sinh Nhưng nếu sự ganh đua vượt lên trên yêu cầu họctập, rất có thể tạo ra những lãng phí, không cần thiết Phương pháp đóng vai
nhận thức trong dạy học có một số thách thức, nếu thực hiện một cách hình thức,
Trang 32qua loa, không thực sự đầu tư chiều sâu thì sẽ bộc lộ những hạn chế, thậm chí cónhững tác động ngược, hay phản tác dụng.
Người đóng vai ít có kinh nghiệm và khả năng diễn đạt sẽ làm cho lớphọc không tập trung hoặc rối nhiễu Khi đóng vai, một trong những yêu cầukhông thể thiếu để góp phần tạo nên sự thành công của vai diễn đó là sự nhậpvai của các nhân vật, nếu không hiểu rõ vai diễn của mình (hoặc hiểu nhầmvai diễn của mình) thì sẽ không thể truyền tải đúng thông điệp tới người xem
Nếu giáo viên không bao quát, quản lý lớp tốt trong quá trình tiến hànhđóng vai thì trật tự lớp học rất dễ bị phá vỡ, lớp học trở nên mất trật tự, ồn ào.Trong quá trình học viên đóng vai, do sự hấp dẫn bởi khả năng diễn xuất củanhóm thực hiện, học viên trong lớp có thể không kiềm chế được cảm xúc củamình dẫn tới những hành vi làm ảnh hưởng tới trật tự lớp học như: cười ầmlên, la hét, đập tay xuống bàn, Do đó, những điều này dễ làm phá vỡ khuônkhổ trật tự của lớp học
Sau khi đóng vai, lớp học dễ bị lộn xộn, khó tập trung để giáo viên tiếptục phần giảng dạy tiếp theo PPĐVNT trong dạy học làm học viên tập trung
sự chú ý vào nội dung vai diễn muốn truyền tải tới người xem bởi sự hấp dẫntrong diễn xuất của nhân vật, do đó, khi kết thúc tình huống những dư âm củavai diễn vẫn còn đọng lại khiến học viên phân tâm và chưa thể tập trung vàobài giảng của giáo viên ngay được, điều này cũng gây ra những ảnh hưởngnhất định tới chất lượng dạy và học của giáo viên và học viên
Tâm lý e ngại, ngượng ngùng của học viên có thể làm giảm hiệu quảcủa phương pháp này Bên cạnh đó, năng lực thẩm định, tạo tình huống haynhững vấn đề cần giải quyết của giáo viên thấp, không tạo ra những nhiệm vụhọc tập có vấn đề để đưa học sinh vào tình huống có vấn đề sau đóng vai thìchưa phát huy hết hiệu quả của đóng vai
1.3 Vận dụng phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học môn Giáo dục học ở Học viện Kỹ thuật quân sự
Trang 331.3.1 Đặc điểm dạy học môn Giáo dục học ở Học viện
Kỹ thuật quân sự
Hoạt động dạy học môn GDH ở Học viện KTQS có những đặc điểm sau: Đặc điểm về mục tiêu, nhiệm vụ môn Giáo dục học quân sự Mục tiêucủa môn học là giúp cho người học nắm được những kiến thức cơ bản về GDH;quán triệt các quan điểm, tư tưởng giáo dục của Đảng; hình thành phát triển tưduy, văn hoá sư phạm của người cán bộ kỹ sư quân sự
Về kiến thức: Trang bị quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhànước, quân đội cho học viên; giúp học viên nắm được bản chất của giáo dục
và khoa học giáo dục, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội và conngười Mục tiêu giáo dục hiện nay của các ngành học, bậc học, cấp học vàquân đội; nắm được những vấn đề cơ bản của QTDH và QTGD, hiểu đượcnhững vấn đề cơ bản về nhà trường, đơn vị, người quân nhân cũng như việchuấn luyện, giáo dục ở đơn vị
Về kỹ năng: Hình thành, phát triển những kỹ năng cơ bản trong học tậpmôn GDH; hình thành và phát triển tư duy sư phạm; hình thành và phát triển kỹnăng, phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học giáo dục, kỹ năng địnhhướng, tổ chức công tác giáo dục và đánh giá các hoạt động giáo dục
Về thái độ: Hình thành được tình cảm tích cực với nghề nghiệp, tinh thầntrách nhiệm, hợp tác quá trình học tập và rèn luyện; tính tích cực, chủ động, sángtạo trong vận dụng tri thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễntrong quá trình học tập cũng như trên cương vị công tác tại đơn vị sau này
Phương pháp đóng vai nhận thức là một PPDH có nhiều ưu điểm hữuích mang lại hiệu quả tốt trong hoạt động giảng dạy và học tập vì thông quanhập vào các vai trong những tình huống học tập giúp người học được đóngnhững vai sẽ phải làm trong thực tế và những gì học được ở đó sẽ gắn bó mậtthiết với họ trong hoạt động nghề nghiệp tương lai
Nội dung môn GDH ở Học viện KTQS có một số đặc điểm về: Tính phức
Trang 34tạp, trừu tượng; tính hệ thống; tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Do vậy,PPĐVNT là một phương pháp hoàn toàn có thể đáp ứng được những đòi hỏi trênđây của nội dung môn GDH ở Học viện KTQS, qua đó giúp học viên liên kết, trảinghiệm với vai trò, nhiệm vụ khác nhau sẽ có tác dụng khắc phục được những hạnchế, thiếu sót của các PPDH truyền thống, phát triển tính chủ động, tích cực, sángtạo của học viên
Đặc điểm về hình thức tổ chức dạy học môn GDH: Hình thức tổ chức dạy họcmôn GDH rất phong phú, đa dạng ở trên giảng đường hoặc tại đơn vị, phải luôn tuântheo những yêu cầu kỷ luật quân đội Vì vậy, đòi hỏi hoạt động dạy học môn GDHphải có những phương pháp phù hợp, tiết kiệm thời gian, tạo ra được sự thoải mái,giảm bớt được sự căng thẳng không cần thiết, tạo ra sự linh hoạt cho cả người dạy vàngười học, đồng thời đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất PPĐVNTtrong dạy học hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu đó
Đặc điểm về đối tượng người dạy và người học môn GDH ở Học việnKTQS Người dạy môn GDH: Đội ngũ giáo viên giảng dạy có kiến thức bộmôn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, luôn có tinh thần tự học, tự nghiên cứu,
tự bồi dưỡng, tự rèn luyện, tìm tòi cao; học trong sách vở, học đồng nghiệp,học trong thực tiễn huấn luyện… để nâng cao năng lực, tự khẳng định mìnhtrong cộng đồng nghề nghiệp Hầu hết giáo viên đều có nhu cầu, mong muốntìm hiểu và sử dụng những PPDH mới, lý thuyết dạy học hiện đại nhằm nângcao chất lượng và hiệu quả dạy học môn học Đây chính là điểm tựa, là điềuthuận lợi cho việc vận dụng PPĐVNT vào dạy học nhằm hỗ trợ và bổ sungcho các PPDH truyền thống, góp phần tiết kiệm thời gian, giảm áp lực, tạo sựlinh hoạt cho giáo viên Người học môn GDH ở Học viện KTQS là nhữngngười có tri thức, có sức trẻ, ham hiểu biết, có động cơ học tập đúng đắn,nhận thức chính trị rõ ràng; có những vốn sống và các kỹ năng tư duy pháttriển ở những mức độ nhất định, chủ động vươn lên chiếm lĩnh tri thức sẵn cótrong sách giáo khoa, giáo trình đến tự tìm tòi tài liệu từ các nguồn, kênh
Trang 35thông tin để học tập, nâng cao trình độ
Như vậy, hoạt động dạy học môn GDH ở Học viện KTQS có những nétđặc thù so với hoạt động dạy học nói chung Điều này được thể hiện tập trungnhất là ở mục tiêu, nội dung, chương trình, người dạy và đối tượng người học.Vận dụng PPĐVNT trong dạy học là một trong những PPDH phát huy được tínhtích cực, rèn luyện các kỹ năng thực tiễn, hình thành những cảm xúc, thái độ củahọc viên đảm bảo thực hiện mục tiêu dạy học một cách toàn diện
1.3.2 Xây dựng kịch bản đóng vai nhận thức trong dạy học môn Giáo dục học
* Những yêu cầu trong nội dung dạy học môn Giáo dục học
Nội dung dạy học môn GDH là một trong những thành tố cơ bản(nhân tố trung tâm) của QTDH ở nhà trường quân sự, có mối quan hệthống nhất biện chứng và cùng với với các thành tố khác đảm bảo chấtlượng giáo dục đào tạo của nhà trường Nội dung dạy học GDH càng hiệnđại, toàn diện thì càng góp phần nâng cao chất lượng QTDH Nội dungdạy học là phương tiện tương tác của giáo viên và học viên theo mục tiêu
đã xác định, đây là thành tố này tạo thành nền tảng vững chắc của QTDH.Nội dung dạy học là sự thể hiện cụ thể và chịu sự chi phối của mục tiêu,nhiệm vụ dạy; đồng thời nó quy định việc lựa chọn, sử dụng phươngpháp, hình thức, phương tiện dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả dạyhọc học môn GDH
Nội dung dạy học GDH ở nhà trường quân sự bao gồm hệ thống kiếnthức, kỹ xảo, kỹ năng liên quan trực tiếp đến hoạt động giáo dục và huấnluyện quân nhân mà học viên phải nắm vững trong quá trình học tập Hệthống kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng đó được chọn lọc từ những kinh nghiệmgiáo dục của lịch sử, xã hội, quân sự mà các thế hệ trước đã tích luỹ, kháiquát và hệ thống hoá
Trang 36Yêu cầu nội dung đối với bài giảng môn GDH là nội dung phải đảmbảo sự thống nhất giữa tính tư tưởng với tính khoa học, tính hệ thống, lôgíc,nhất quán; tính thực tiễn nghề nghiệp quân sự Thực tiễn xây dựng quân độichính quy, hiện đại, xây dựng quân đội về chính trị, nâng cao sức mạnhchiến đấu của quân đội trong thời bình, đang đặt ra những yêu cầu mới rấtcao đòi hỏi nội dung giáo dục - huấn luyện cần phải phù hợp với điều kiện,môi trường hoạt động quân sự để mang lại chất lượng, hiệu quả của hoạtđộng sư phạm quân sự đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Yêu cầu trước tiên đối với bài giảng trong QTHL quân nhân là nộidung phải đảm bảo sự thống nhất giữa tính tư tưởng giáo dục với tính khoahọc giáo dục Tính tư tưởng chính là xu hướng chính trị tư tưởng của nội dunggiáo dục Tính khoa học là sự phù hợp của các nội dung đó với quy luật kháchquan và sự tương thích với sự vận động, phát triển của thực tiễn giáo dục
Nội dung bài giảng môn GDH phải đảm bảo được tính hệ thống, lôgíc,nhất quán của các quá trình giáo dục và huấn luyện quân nhân về mục tiêu,nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá trong dạy học,trong giáo dục Đồng thời, phải phù hợp với lôgíc nhận thức của người học.Bài giảng ở môn GDH không nhất thiết phải giải quyết đầy đủ các mục nhưtrong sách giáo khoa mà có thể chỉ cần đi sâu vào một số nội dung chủ yếu,quan trọng nhất đã được lựa chọn chính xác
Yêu cầu về tính thực tiễn và tính nghề nghiệp quân sự Nội dung của bàigiảng môn GDH phải quan hệ chặt chẽ với thực tiễn giáo dục, cuộc sống của đấtnước và thời đại, phải bám sát sự vận động phát triển của thực tiễn giáo dục trongtừng giai đoạn lịch sử cụ thể Phải bám sát mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện nềngiáo dục và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạnghiện nay Nội dung dạy học của bài giảng phải thiết thực cho sự phát triển phẩmchất, năng lực của người học theo mục tiêu yêu cầu đào tạo của nhà trường đáp
Trang 37ứng được yêu cầu thực tiễn giáo dục, huấn luyện của các đơn vị cơ sở trong quânđội Vì vậy, GDH cần tập trung đổi mới chương trình nội dung huấn luyện, mốiquan hệ giữa kiến thức và kỹ năng, giữa lý thuyết và thực hành ở từng trình độ,đối tượng huấn luyện, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu huấn luyện, tuân thủ các nguyêntắc, phương pháp giáo dục, phương pháp huấn luyện mới
Ngoài những yêu cầu cơ bản trên đây, nội dung dạy học môn GDHphải đáp ứng những yêu cầu về tính vừa sức, tính hình tượng, tính xúc cảm…
* Nội dung dạy học: Nội dung của môn GDH ở HVKTQS được kết cấu
thành 9 chủ đề của 2 phần: lý luận dạy học và lý luận giáo dục nhân cách quânnhân Trong đó đề cập đến những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học và lý luậngiáo dục nhân cách nhằm giúp người học nắm được những vấn đề cơ bản như bảnchất, đặc điểm, nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức của QTDH và QTGDnhân cách từ đó biết vận dụng vào quá trình học tập và rèn luyện của bản thân tạitrường cũng như công tác tại đơn vị sau này (Phụ lục 2)
* Xây dựng kịch bản đóng vai nhận thức trong dạy học môn Giáo dục học
Việc xây dựng kịch bản ĐVNT có ý nghĩa vô cùng quan trọng Kịch bảnđược coi như một bản “đề cương chi tiết” cho một chương trình hành động, làcác thiết kế tương lai mô tả những sự kiện sống đối với con người và một thờiđiểm nhất định hay để ngỏ, là một yếu tố liên hệ giữa những cá nhân có liênquan đến công việc, tạo nên sự thống nhất hành động, là cơ sở chính cho việcthực hiện hành động có hiệu quả
Trong dạy học môn GDH, kịch bản ĐVNT là việc lập kế hoạch, tiến trìnhcủa hoạt động dạy học phù hợp với các hành động cụ thể của giáo viên và họcviên nhằm thực hiện tiến trình dạy học theo đúng kế hoạch đã đặt ra Nhìn vàokịch bản, mỗi học viên có thể hiểu được phần công việc mà mình phải làm, nhờđó mà các học viên có thể kết hợp nhịp nhàng, tạo nên hiệu quả tối ưu Kịch bản
Trang 38là yếu tố quyết định thành công của PPĐVNT, do đó, cần xem xét các mối liênquan khác nhau, các quan điểm, sở thích và sự thích ứng của học viên với tìnhhình lớp học Dự kiến cấu trúc của vai diễn qua các bước: hướng dẫn, trao đổi,thảo luận vai diễn, thực hiện và thảo luận Một mặt phải soạn thảo chi tiết các đốithoại và hành động của các nhân vật; mặt khác không nên ép học viên phải nhấtthiết phải theo khuôn mẫu mà cho phép họ tự do sáng tạo Kịch bản là các thiết kếtương lai mô tả những sự kiện sống đối với con người và một thời điểm nhất địnhhay để ngỏ Xây dựng kịch bản ĐVNT trong dạy học môn GDH cần phải nghiêncứu các tài liệu lý luận và thực tiễn về xây dựng kịch bản nói chung và kịch bảnĐVNT nói riêng Nghiên cứu mục đích, nhiệm vụ và nội dung dạy học mônGDH Nghiên cứu các tình huống đặc thù được xây dựng có liên quan đến nộidung môn GDH Biên soạn kịch bản một cách hệ thống và đảm bảo tính toàndiện Huy động các nguồn lực cần thiết trong quá trình biên soạn kịch bản ĐVNT.
1.3.3 Các điều kiện vận dụng phương pháp đóng vai nhận thức trong dạy học môn Giáo dục học ở Học viện Kỹ thuật Quân sự.
- Đối với giáo viên
Cần làm tốt công tác chuẩn bị: Xác định mục tiêu phải rõ ràng, thống nhấtvới mục tiêu của bài học của môn GDH; các tình huống phải ăn nhập với nội dungbài học, ngắn gọn dễ hiểu, kích thích hứng thú học tập Khi giáo viên đưa ra tìnhhuống đóng vai cho học viên cần phải thật rõ ràng, mạch lạc các ý, các câu để họcviên dễ hiểu, tránh dùng những từ ngữ trừu tượng, khó hiểu Đồng thời, giáo viênkhông nên cho sẵn học viên kịch bản mà chỉ đưa ra tình huống, trên cơ sở đó họcviên sẽ tự xây dựng kịch bản để thể hiện khả năng sáng tạo, chủ động của mình;không nên đưa ra quá nhiều tình huống trong một buổi học; dự kiến và giao nhiệm
vụ trong việc phân vai phải rõ ràng, chi tiết đến từng người, từng nhóm; chuẩn bịkịch bản phải ngắn gọn, cụ thể, khuyến khích sự sáng tạo của học viên trong khiđóng vai; phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai (nếu làđóng vai trực tiếp trong tiết học) Trong khi các nhóm chuẩn bị, giáo viên nên đến
Trang 39từng nhóm, quan sát, lắng nghe, kịp thời phát hiện những khó khăn, lúng túng củahọc viên để có sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời.
Để dạy tốt bằng PPĐVNT trong dạy học môn GDH, đòi hỏi người giáo viêncó kỹ năng tổ chức, điều khiển các hoạt động đóng vai, phải am hiểu về PPĐVNTcũng như các yêu cầu và hình thức đóng vai Trong dạy học ĐVNT giáo viên phảiđóng vai trò vừa là “khán giả”, vừa là “trọng tài” công minh đánh giá và đưa ra nhậnxét xác đáng Giáo viên cần định hướng cho học viên xây dựng kịch bản phải có kịchtính (các xung đột, các mâu thuẫn giữa các nhân vật) để gây hứng thú, gây sự chú ý
và mang tính thuyết phục cao về tư tưởng, hành vi, thái độ Thường xuyên quan sátcác hoạt động đóng vai và các hoạt động học tập của cả lớp, điều chỉnh các vai diễnbám sát mục tiêu dạy học Can thiệp, điều chỉnh các hoạt động đóng vai phải kịp thời,mang tính xây dựng Sau khi diễn, cần thực hiện đàm thoại để rút ra những kiến thức,những kết luận cần nhớ Việc bình luận sau cảnh diễn phải tạo bầu không khí thânthiện, cởi mở, cầu thị và xây dựng, chú trọng khuyến khích mặt tốt, phê bình phải nhẹnhàng với các lời lẽ ôn hoà, không nên chỉ trích nặng nề Ở đây, giáo viên phải chú ýsao cho lời bình luận của những người quan sát không quá gắt gao, nhận xét các vaidiễn và hoạt động học tập phải chính xác
Cần kết hợp PPĐVNT với các PPDH khác để phát huy tối đa ưu thếcủa phương pháp PPĐVNT có ưu thế trong dạy học môn GDH, nhưng muốnvận dụng phương pháp này giáo viên phải có sự đầu tư công sức, trí tuệ vàphải tâm huyết với nghề
- Đối với học viên
Mọi học viên tích cực tham gia vào quá trình thảo luận, xây dựng kịchbản, được đóng vai hoặc phục vụ cho công việc đóng vai của các học viên kháctrong nhóm Giáo viên nên khích lệ những học viên nhút nhát tham gia vào cácvai diễn Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai đểkhông lạc đề và kết hợp, tương tác với các bạn diễn Người đóng vai quan sátphải tập trung quan sát các hoạt động đóng vai, ghi chép rút ra nội dung cần học
Trang 40tập, nghiên cứu để phục vụ cho thảo luận, đánh giá nhận xét sau đóng vai.
Trong quá trình thảo luận việc tham gia đóng góp ý kiến nhận xét, thảoluận một cách tích cực, tập trung, tránh phê bình thái quá hay thiếu nghiêm túctrong xây dựng kịch bản cũng như trong quá trình thực hiện vai diễn
Ngoài ra, cần chú ý đến điều kiện vật chất, phương tiện hỗ trợ dạy học.Những yếu tố bên ngoài như: phòng học, âm thanh, ánh sáng, máy tính, máychiếu, cũng có tác động không nhỏ tới thành công của các vai diễn Chẳng hạn,nếu phòng học quá chật sẽ không có sân khấu để thực hiện diễn xuất Vì vậy,nhà trường cũng cần phải chú ý tới những yếu tố này để phục vụ tốt cho việcđóng vai của học viên Tổ chức biên chế lớp một cách hợp lý không nên quáđông vì khó vận dụng phương pháp này
*
Phương pháp đóng vai nhận thức là một PPDH tích cực nhằm phát huycao độ tính tự giác, độc lập, sáng tạo của người học và tạo ra môi trường họctập tích cực Trong đó, người học được tham gia vào quá trình học tập mộtcách tích cực hơn, hứng thú học tập của người học được kích thích, hìnhthành ở học viên kỹ năng tự nghiên cứu và tự phát hiện tri thức mới Ở nước
ta, dạy học theo PPĐVNT đã manh nha, song mới ở mức thử nghiệm tại một
số trường ở một vài tiết giảng mẫu mà chưa trở thành một phương pháp phổbiến Để sử dụng PPĐV có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có những hiểu biếtđầy đủ về PPĐVNT, nắm vững quy trình biện pháp và các yêu cầu khi sửdụng phương pháp này Đồng thời, nhà trường cũng phải tạo điều kiện về cơ
sở vật chất để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động dạy và học
Mặc dù PPĐVNT được đánh giá là PPDH tích cực, nhưng nó khôngphải là phương pháp vạn năng mà chỉ có thể là phương pháp chủ đạo Khôngphải nội dung nào ta cũng sử dụng PPĐVNT vào giảng dạy Việc lạm dụngPPĐVNT không đúng lúc, không phù hợp với nội dung sẽ làm giảm sự thành