1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp Phân tích cấu trúc tài chính của Công ty TNHH MTV Phúc Lộc Thọ

47 587 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 137,2 KB

Nội dung

Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn thử thách cho các công ty. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi công ty cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó, các công ty cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó, các công ty cần phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và ngược lại. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp công ty và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty cũng như xác định một cách đầy đủ, đúng đắn, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của công ty. Để họ có thể đưa ra những biện pháp hữu hiệu, những quyết định chính các nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh của công ty. Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính công ty vì nó phản ảnh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đủ vì nó không giải thích được cho những người quan tâm biết rõ thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của công ty. Phân tích tình hình tài chính sẽ bổ sung cho sự thiếu hụt này.Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Phúc Lộc Thọ, được sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Ái Linh và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú phòng Tài chính – Kế toán, tôi đã từng bước làm quen với thực tế, vận dụng những lý luận đã tiếp thu từ nhà trường vào thực tế. Xuất phát từ nhận thức bản thân về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính, tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và hoàn thành chuyên đề: “Phân tích cấu trúc tài chính của Công ty TNHH MTV Phúc Lộc Thọ”. Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng cấu trúc tài chính tại công ty TNHH MTV Phúc Lộc Thọ. Chương III:Một giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý cấu trúc tài chính tại công ty TNHH MTV Phúc Lộc Thọ.

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2

1.1 Khái quát chung về phân tích cấu trúc TCDN 2

1.1.1 Khái niệm về cấu trúc TCDN và phân tích cấu trúc TCDN 2

1.1.2 Vai trò,ý nghĩa của phân tích cấu trúc TCDN 2

1.2 Tài liệu và phương pháp phân tích cấu trúc TCDN 3

1.2.1 Tài liệu dùng để phân tích 3

1.2.1.1 Bảng cân đối kế toán 3

1.2.1.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3

1.2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 4

1.2.1.4 Một số thông tin về tình hình kinh tế 4

1.2.2.2 Phương pháp loại trừ 4

1.2.2.3 Phương pháp cân đối liên hệ 5

1.2.2.4 Phương pháp phân tích tương quan 5

1.3 Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp 5

1.3.1 Khái niệm cấu trúc tài sản của doanh nghiệp 5

1.3.2 Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp 6

1.3.2.1 Tỉ trọng tài sản cố định 6

1.3.2.3 Tỉ trọng khoản phải thu của khách hàng 7

1.4 Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp 7

1.4.1 Khái niệm cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp 7

1.4.2 Nội dung phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp 7

1.4.2.1 Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp 7

1.4.2.2 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ doanh nghiệp 9

1.5 Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp 10

1.5.1 Khái quát về cân bằng TCDN 10

1.5.2 Các chỉ tiêu phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp 10

1.5.2.1 Phân tích vốn lưu động ròng và cân bằng tài chính trong dài hạn 10

1.5.2.2 Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng và cân bằng tài chính trong ngắn hạn 12

Trang 2

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV 14

PHÚC LỘC THỌ 14

2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH MTV PHÚC LỘC THỌ 14

2.1.1 Giới thiệu về công ty 14

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 14

2.1.2.1 Lịch sử hình thành 14

2.1.2.2 Sự phát triển của công ty và những thành tựu đạt được 14

2.1.3 Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của công ty 14

2.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí trong công ty TNHH MTV PHÚC LỘC THỌ 15

2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chứ bộ máy quản lí của công ty 15

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 15

2.1.5 Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác 16

2.1.6 Mô tả hoạt động của phòng ban thực tâp-phòng Kế Toán Tài Chính 16

2.1.6.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 16

2.1.6.2 Chức năng,nhiệm vụ của phòng kế toán tài chính và kế toán viên 17

2.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV PHÚC LỘC THỌ 18

2.2 Phân tích cấu trúc tài chính của công ty TNHH MTV PHÚC LỘC THỌ 19

2.2.1 Phân tích chung về cấu trúc tài sản của công ty TNHH MTV PHÚC LỘC THỌ .21

2.2.2 Phân tích tình hình biến động và tỉ trọng các loại tài sản của công ty 21

2.2.2.1 Phân tích tình hình biến động và tỉ trọng các loại tài sản trong ngắn hạn 21

2.2.2.2 Phân tích tình hình biến động và tỉ trọng các loại tài sản trong dài hạn 24

2.2.3 Phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty TNHH MTV PHÚC LỘC THỌ 25

2.2.3.1 Phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty 25

2.2.3.2 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ 29

2.2.4 Phân tích cân bằng tài chính của công ty 31

2.2.4.1 Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn 32

2.2.4.2 Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn 33

2.3 Đánh giá chung về cấu trúc tài chính tại công ty TNHH MTV PHÚC LỘC THỌ 34

2.3.1 Ưu điểm 34

2.3.2 Hạn chế 34

2.3.2.1 Về cấu trúc tài sản 34

2.3.2.2 Về nguồn vốn 34

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÍ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV PHÚC LỘC THỌ 36

Trang 3

3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH MTV Phúc Lộc Thọ 36

3.2 Thuận lợi,khó khăn trong việc hoàn thiện cấu trúc tài chính của công ty TNHH MTV PHÚC LỘC THỌ 36

3.2.1 Thuận lợi 36

3.2.2 Khó khăn 37

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc nguồn vốn tại công ty TNHH MTV PHÚC LỘC THỌ 37

3.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 37

3.3.1.1 Quản lí khoản phải thu của khách hàng 37

3.3.1.2 Xác định lượng hàng tồn kho hợp lí 38

3.3.1.3 Cân đối tiền tệ sát với nhu cầu thực tế bằng cách :xây dựng phương án điều 38

hòa tiền tệ linh hoạt 38

3.3.2 Hoạch định tài chính để đảm bảo cân bằng tài chính của công ty 39

3.3.3 Nâng cao tỉ lệ vốn chủ sở hữu thông qua thị trường chứng khoán 39

KẾT LUẬN 40

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.3: Bảng tính các chỉ tiêu cơ bản phản ánh cấu trúc Tài sản của công ty 21Bảng 2.4: Phân tích chỉ tiêu số vòng quay phải thu khách hàng 22

Bảng 2.6: Phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty giai đoạn 2010-2012 25Bảng 2.7: Cơ cấu nợ phải trả của công ty trong giai đoạn 2010-2012 27Bảng 2.8: Phân tích tính ổn định nguồn tài trợ của công ty 29Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phân tích cân bằng tài chính công ty 31

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngàycàng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn thử thách cho cáccông ty Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi công ty cần phải nắmvững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Để đạt được điều đó, cáccông ty cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đểđạt được điều đó, các công ty cần phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó quan

hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và ngược lại Việc thườngxuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp công ty và các cơ quan chủ quản cấptrên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong

kỳ của công ty cũng như xác định một cách đầy đủ, đúng đắn, nguyên nhân và mức độảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuấtkinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của công ty Để họ có thể đưa ranhững biện pháp hữu hiệu, những quyết định chính các nhằm nâng cao chất lượng côngtác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh của công ty

Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính công

ty vì nó phản ảnh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn các chỉ tiêu vềtình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tuynhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đủ vì nó không giải thíchđược cho những người quan tâm biết rõ thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, triểnvọng và xu hướng phát triển của công ty Phân tích tình hình tài chính sẽ bổ sung cho sựthiếu hụt này

Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Phúc Lộc Thọ, được sự hướng dẫncủa cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Ái Linh và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú phòngTài chính – Kế toán, tôi đã từng bước làm quen với thực tế, vận dụng những lý luận đãtiếp thu từ nhà trường vào thực tế Xuất phát từ nhận thức bản thân về tầm quan trọng củaviệc phân tích tình hình tài chính, tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và hoàn thành

chuyên đề: “Phân tích cấu trúc tài chính của Công ty TNHH MTV Phúc Lộc Thọ” Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương:

- Chương I: Cơ sở lí luận về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp

- Chương II: Thực trạng cấu trúc tài chính tại công ty TNHH MTV Phúc Lộc Thọ

- Chương III:Một giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý cấu trúc tài chính tại công ty TNHH MTV Phúc Lộc Thọ

Trang 7

-Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng giá trị phản ánh sự vận động và chuyểnhóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệnhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.

1.1.1 Khái niệm về cấu trúc TCDN và phân tích cấu trúc TCDN

- Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một phạm trù phản ánh một cách tổng thể về tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trên hai mặt là cơ cấu nguồn vốn gắn liền với quá trìnhhuy động vốn, phản ánh chính sách tài trợ của doanh nghiệp và cơ cấu tài sản gắn liền vớiquá trình sử dụng tài sản, phản ánh và chịu sự tác động của những đặc điểm và chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp Hay nói cách khác, cấu trúc tài chính là một phạm trù phảnánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn củaDoanh nghiệp

- Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích tình hình đầu tư, huy động vốn của doanhnghiệp thông qua việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tàichính hiện tại so với quá khứ Từ đó có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũngnhư những rủi ro tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các phương thức tài trợ để giảmthiểu rủi ro, tăng triển vọng phát triển trong tương lai Phân tích cấu trúc tài chính baogồm các vấn đề như phân tích cấu trúc tài sản, phân tích cấu trúc nguồn vốn và phân tíchcân bằng tài chính

1.1.2 Vai trò,ý nghĩa của phân tích cấu trúc TCDN

- Phân tích cấu trúc tài chính là một nội dung trong phân tích tài chính Nó có vai tròquan trọng đối với đối với người đứng đầu Doanh nghiệp khi ra các quyết định liên quanđến tài chính của đơn vị

Cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp, phân tích cấu trúc tài chính là một trong những công cụ phục vụđắc lực cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, là cơ sở khoa học để ra quyết địnhquản lý tài chính

- Phân tích cấu trúc tài sản để đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanhnghiệp Từ đó có cách phân bổ hợp lý tài sản hiện tại và tương lai khi đầu tư vào hoạtđộng kinh doanh

- Phân tích cấu trúc nguồn vốn giúp nhà quản lý nắm bắt được thông tin về chính sách tàitrợ của doanh nghiệp, mức độ an toàn, tính ổn định tài chính và hiệu quả, rủi ro tài chínhcủa doanh nghiệp Từ đó, nhà quản trị có thể điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn cho hợp lýhơn

Trang 8

- Phân tích cân bằng tài chính cho thấy mối liên hệ giữa tài sản với nguồn tài trợ tươngứng của nó, từ đó nhà quản trị có thể tìm ra được các biện pháp nhằm đảm bảo sự cân đốigiữa hai yếu tố này Đối với nhà đầu tư, các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp quan tâmđến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các giác độ khác nhau Nguồn thông tinđược cung cấp từ phân tích cấu trúc tài chính là cơ sở để nhà đầu tư xem xét và quyết địnhxem có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, đầu tư như thế nào và bao nhiêu là hợp

lý Như vậy, phân tích cấu trúc tài chính có vai trò rất quan trọng không chỉ với bên trongdoanh nghiệp mà cả với bên ngoài doanh nghiệp Do đó thường xuyên tiến hành phân tíchcấu trúc tài chính là một điều hết sức cần thiết

1.2 Tài liệu và phương pháp phân tích cấu trúc TCDN

1.2.1 Tài liệu dùng để phân tích

- Tài liệu dùng để phân tích Tài liệu dùng để phân tích cấu trúc tài chính là báo cáo tàichính của Doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính… và các báo cáo khác

có liên quan Phân tích cấu trúc tài chính không chỉ đưa ra các kết luận về tình hình hiệntại của doanh nghiệp mà còn đưa ra những dự báo trong tương lai để việc quyết định vềvốn trong tương lai của doanh nghiệp đó

1.2.1.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tổng hợp phản ánh một cách tổng quát toà bộ tàisản của doanh nghiệp, theo hai cách phân loại là kết cấu vốn kinh doanh Đây là báo cáo

có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu và quan hệ kinh doanhcủa doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần:

- Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị hiện có của tài sản tại thời điểm lập báo cáothuộc quyền quản lí và sử dụng của doanh nghiệp

- Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại vốn hiện có của doanh nghiệptại thời điểm lập báo cáo

-Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán: Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể xemxét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác Vàthông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình hìnhhuy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản, hoặc quan

hệ giữa công nợ khả năng thanh toán, kiểm tra các quá trình hoạt động , kiểm tra tình hìnhchấp hành kế hoạch…Từ đó phát hiện được tình trạng mất cân đối, và có phương hướng

và biện pháp kịp thời đảm bảo các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thực

sự trở nên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi cho doanh nghiệp

1.2.1.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổngquát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán của doanh nghiệp Báocáo kết quả kinh doanh cho biết hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn, đồng

Trang 9

thời phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kĩ thuật và kinh nghiệmquản lí kinh doanh.

1.2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổngquát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán của doanh nghiệp Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn, đồng thời phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kĩ thuật và kinh nghiệm quản lí kinh doanh

1.2.1.4 Một số thông tin về tình hình kinh tế

- Ngoài các báo cáo tài chính, các sổ chi tiết, khi phân tích cần phải quan tâm tới cácnguồn thông tin khác về vĩ mô cũng như vi mô như:

- Thông tin về tình hình tăng trưởng, suy thoái kinh tế

- Thông tin về các chính sách kinh tế, chính trị, ngoại giao của Nhà nước

- Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá hối đoái…

- Những thông tin theo ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp như: môi trườngkinh doanh, những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp, mục tiêu, chiến lược hoạt động(bao gồm chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh), mối quan hệ của doanh nghiệpvới khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng khác…

1.2.2 Phương pháp phân tích cấu trúc TCDN

So sánh theo chiều ngang để thấy được biến động cả về số tương đối và số tuyệt

đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp

1.2.2.2 Phương pháp loại trừ

- Phương pháp này được sử dụng trong phân tích tài chính nhằm xác định mức độ ảnhhưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính với giả định các nhân tố còn lại không thayđổi Với phương pháp loại trừ, nhà phân tích sẽ thấy được nhân tố nào ảnh hưởng chủ yếuđến khả năng sinh lời tài sản, qua đó phát hiện những lợi thế (hay bất lợi) trong hoạt động

Trang 10

của doanh nghiệp và định hướng hoạt động trong kỳ đến Phương pháp phân tích này còn

là công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết định Phương pháp loại trừ bao gồm phương phápthay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch

1.2.2.3 Phương pháp cân đối liên hệ

- Cũng là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng có sẵn mối liên hệ cân đối và chúng là nhân tố độc lập Một lượng thayđổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng.Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: Tài sản và nguồn vốn; cân đốihàng tồn kho; đẳng thức quá trình kinh doanh; nhu cầu vốn và sử dụng vốn v.v…

1.2.2.4 Phương pháp phân tích tương quan

- Phương pháp này đánh giá mối quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu Giữa các số liệutài chính trên BCTC thường có mối tương quan với nhau Chẳng hạn, mối tương quangiữa doanh thu với các khoản nợ phải thu khách hàng, với hàng tồn kho Nếu tỷ suấtNVTX tăng lên thì tỷ suất NVTT giảm tương úng cùng một tỷ lệ

1.3 Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

1.3.1 Khái niệm cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

- Cấu trúc tài sản là khái niệm chỉ cơ cấu mỗi loại tài sản trong doanh nghiệp Đó là

thành phần, là tỷ trọng mỗi loại tài sản trong tổng tài sản Mục đích của phân tích tài sảnnhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu

tư vốn cho hoạt động kinh doanh

Với việc lập các chỉ tiêu phân tích giúp ta biết được tỷ trọng từng loại tài sản trongtổng tài sản của doanh nghiệp và việc phân bổ như vậy đã hợp lý hay chưa nhưng chưathấy được nhân tố nào làm thay đổi cấu trúc Vì vậy để đánh giá khuynh hướng thay đổicấu trúc tài sản ta có thể thiết kế BCĐKT theo dạng so sánh, tính chênh lệch về số tuyệtđối và số tương đối giữa các năm của cùng loại tài sản

Chênh lệch năm N+2/N+1

Trang 11

các năm trước, tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động đó và kết luận sự ảnh hưởng của

nó đến cấu trúc tài chính theo hướng tích cực hay tiêu cực

1.3.2 Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản củaDoanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho các hoạt động kinh doanh Hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào công tác phân bổ vốn như: đầu tưvào loại tài sản nào, vào thời điểm nào là hợp lý; nên gia tăng hay cắt giảm các khoảnphải thu khách hàng khi tín dụng bán hàng có liên quan đến hoạt động tiêu thụ; dự trữhàng tồn kho ở mức nào là vừa đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễ ra kịp thời, vừađáp ứng nhu cầu thị trường nhưng vẫn giảm thấp chi phí tồn kho; hay vốn nhà rỗi có nên

sử dụng đầ tư ra bên ngoài hay không… Có nhiều chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản songnguyên tắc chung khi thiết lập chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản là:

- Đi cụ thể vào từng loại tài sản ta có các chỉ tiêu phân tích:

Tỷ trọng đầu tư tài chính:

Giá trị đầu tư tài chính

Hàng tồn kho bao gồm nhiều loại như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm

dở dang, thành phẩm Dự trữ hàng tồn kho hợp lý luôn là vấn đề quan tâm của mỗidoanh nghiệp bởi dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫnđến hiệu quả sử dụng vốn thấp Nhưng nếu dự trữ ít thì sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ sản

Trang 12

xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp Do vậy, phân tích chỉ tiêu này qua nhiều kỳ sẽ đánhgiá tính hợp lý trong công tác dự trữ.

Hàng tồn kho thuần

Tỷ trọng hàng tồn kho = x 100%

Tổng tài sản Hàng tồn kho thuần = Hàng tồn kho – dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1.3.2.3 Tỉ trọng khoản phải thu của khách hàng

Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận thuộc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp,phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng Chỉ tiêu này thểhiện số vốn doanh nghiệp bị tổ chức khác chiếm dụng vốn Số vốn này thường không cókhả năng sinh lời mà hơn nữa còn phát sinh chi phí nếu khách hàng không thanh toán

KPT khách hàng thuần

Tỷ trọng khoản phải thu = x 100%

Tổng tài sản KPT khách hang thuần = KPT khách hàng – dự phòng nợ phải thu khó đòi 1.4 Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

1.4.1 Khái niệm cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

Cấu trúc nguồn vốn của một doanh nghiệp là cơ cấu nguồn vốn hình thành nên tàisản của doanh nghiệp Nó chỉ ra nguồn vốn của doanh nghiệp thì bao gồm những nguồnnào, tỷ trọng bao nhiêu Cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp liên quan đến nhiều khíacạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứngnhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, mặt khác liênquan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp Do vậy khi phân tích cấu trúcnguồn vốn cần xét đến nhiều mặt và cả mục tiêu của doanh nghiệp để có đánh giá đầy đủnhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.4.2 Nội dung phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

1.4.2.1 Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp, cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của Doanhnghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác trong công tác quản trị tài chính Nguồn vốnbao gồm vốn vay nợ và vốn chủ sở hữu Vốn vay nợ là phần mà doanh nghiệp đi chiếmdụng của đơn vị, doanh nghiệp khác và có trách nhiệm phải thanh toán cho chủ nợ số nợgốc và các khoản chi phí sử dụng vốn theo thời hạn quy định Ngược lại, doanh nghiệpkhông phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là chủ sở hữu Như vậynguồn vay nợ là phần phụ thuộc của doanh nghiệp vào bên ngoài còn nguồn vốn chủ làphần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản

Tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp phản ánh năng lực vốn có của người chủtrong tài trợ cho hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp Cụ thể, khi phân tíchtính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp ta sử dụng những chỉ tiêu sau:

Trang 13

b Tỉ suất tự tài trợ

Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tự tài trợ = x 100%

Tổng tài sản

Tỷ suất tự tài trợ = 1 – Tỷ suất nợ

Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng tự chủ của doanh nghiệp Tỷ suất này cànglớn chứng tỏ tính độc lập về tài chính càng cao, khả năng thanh toán các khoản nợ vaycũng cao

Đối với các chủ nợ, họ thường dễ dàng cấp tín dụng cho những doanh nghiệp có tỷ

lệ này cao (các điều kiện khác không đổi) vì khi đó khả năng thu hồi nợ là lớn Nhưng đốivới các doanh nghiệp thì việc sử dụng nợ lại làm tăng hiệu quả kinh doanh nhiều hơn sovới vốn chủ Như vậy cần phải cân đối giữa hai tỷ lệ này sao cho hợp lý và thích hợp nhấtđối với cụ thể từng doanh nghiêp

c Tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu

Ngoài hai chỉ tiêu trên, khi phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp còn

sử dụng thêm chỉ tiêu Tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả

Tỷ suất Nợ trên VCSH =

(Đòn bẩy tài chính) Nguồn vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đảm bảo nợ bằng vốn chủ sở hữu Nó cho thấy mộtđồng nợ được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ Nếu chỉ tiêu này cao có nghĩa là khảnăng thanh toán của doanh nghiệp thấp, các chủ nợ có thể gặp rủi ro trong việc thu hồi nợ

và ngược lại Tuy nhiên, khi phân tích tính tự chủ về tài chính cần sử dụng thêm số liệutrung bình ngành hoặc số liệu định mức của các ngân hàng để đánh giá tính tự chủ về tàichính

Trên đây là ba chỉ tiêu thường được sử dụng trong phân tích tính tự chủ về tài chínhcủa doanh nghiệp Những số liệu này sẽ là cơ sở để cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý

có thể lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ nhằmđảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất

Trang 14

1.4.2.2 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ doanh nghiệp

Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn CSH với vốnvay nợ Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính, mỗi nghiệp vụ đều có liên quan đếnthời hạn và chi phí sử dụng vốn sự ổn định về nguồn tài trợ là mối quan tâm khi đánh giácấu trúc nguồn vốn của các DN Để xem xét tính ổn định của nguồn tài trợ, về mặt số liệu

ta cần xem xét đến nguồn vốn thường xuyên (nguồn vốn dài hạn) và nguồn vốn tạm thời(nguồn vốn ngắn hạn)

- Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thườngxuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh (có thời gian sử dụng trên 1 năm) bao gồmnguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay trung và dài hạn của doanh nghiệp

Nguồn vốn thường xuyên = Vốn CSH + Nợ dài hạn

- Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà DN sử dụng tỏng khoản thời gian dưới 1năm, bao gồm các khoản phải trả tạm thời, nợ người bán, các khoản vay ngắn hạn ngânhàng Đây là nguồn vốn có thời hạn tín dụng ngắn, nên doanh nghiệp luôn phải đối mặtvới áp lực thanh toán khi sử dụng nguồn vốn này

Tỷ suất này càng cao chứng tỏ nguồn tài trợ của doanh nghiệp ổn định trong thời gian dài

và doanh nghiệp không phải chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn.Doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn này để đầu tư vào các tài sản dài hạn, các dự ánkinh doanh cần nhiều thời gian mới thu hồi được vốn

b Tỉ suất nguồn vốn tạm thời

Để đánh giá chính xác về tính ổn định nguồn tài trợ ta còn sử dụng thêm chỉ tiêu:

c Tỉ suất vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên

NVCSH

Tỷ suất NVCSH/NVTX = x 100%

NVTX

Trang 15

Tỷ suất này thể hiện trong 100 đồng nguồn vốn thường xuyên thì được tài trợ bởibao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ năng lực tự chủ về tàichính của doanh nghiệp càng tốt.

1.5 Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp

1.5.1 Khái quát về cân bằng TCDN

Cân bằng tài chính là kết quả từ việc đối chiếu tính thanh khoản của những tài sảnxác định các luồng thu về trong tương lai và tính tới hạn của những khoản nợ xác định cácluồng chi ra trong tương lai

Nói cách khác cân bằng tài chính được định nghĩa bởi sự cân bằng giữa tài sản vànguồn vốn, bởi sự điều hòa giữa thời gian biến đổi tài sản thành tiền và nhịp độ hoàn trảcác khoản nợ tới hạn Vì vậy số liệu về ngân quỹ và sự thay đổi ngân quỹ không thể chỉbáo chính xác các điều kiện cân bằng tài chính

Xét về tổng thể, việc nắm giữ các tài khoản dài hạn có tính thanh khoản thấp đồihỉnắm giữ các nguồn vốn lâu dài Chính từ nhận định này mà nguyên tắc truyền thống củacân bằng tài chính là các TSCĐ phải được tài trợ bởi các nguồn vốn dài hạn (vốnCSH+vốn vay) theo nguyên tắc này, cân bằng được duy trì bằng sự bù đắp các luồng tiền(tương ứng với khấu hao tài sản cố định) với các khoản trả nợ (vốn và lãi) hằng năm Tính

ổn định của tài sản cũng như nguồn vốn không những đảm bảo bằng sự cân bằng nhấtthời mà còn duy trì được sự cân bằng về dài hạn Phần trội của tổng nguồn vốn dài hạn sovới tổng tài sản cố định được gọi là vốn lưu động, tạo thành một biên an toàn cho cânbằng tài chính

Tuy nhiên khả năng tài trợ cho TSCĐ chưa đủ để đảm bảo cho cân bằng tài chính.Các TSLĐ khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng làm một phần nguồnvốn trở nên bất động nằm trong giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu Chênh lệchcủa tổng các khoản này với tổng các khoản phải trả tạo thành nhu cầu về vốn lưu động,luôn thay đổi theo nhịp độ sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp chỉ có được cân bằng tàichính khi vốn lưu động đủ khả năng bù đắp cho nhu cầu này

1.5.2 Các chỉ tiêu phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp

Nhằm đánh giá cân bằng tài chính trong ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp ta đi phântích các chỉ tiêu vốn lưu động ròng (VLĐR), nhu cầu vốn lưu động ròng (NCVLĐR) vàngân quỹ ròng (NQR)

1.5.2.1 Phân tích vốn lưu động ròng và cân bằng tài chính trong dài hạn

Cân bằng tài chính dài hạn được thể hiện qua chỉ tiêu vốn lưu động ròng Trong đó:Vốn lưu động ròng là khái niệm phản ánh khoản chênh lệch giữa các nguồn vốn và tài sản

có cùng tính chất và thời gian sử dụng

Nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính là doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dàihạn để hình thành tài sản dài hạn, dùng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.Điều đó đảm bảo rằng các tài sản dài hạn sẽ được sử dụng trong thời hạn dài mà khôngphải chịu áp lực về thanh toán cho nguồn hình thành Cách tài trợ này giúp doanh nghiệp

có được sự ổn định, an toàn về mặt tài chính

Trang 16

Có hai phương pháp tính VLĐR của doanh nghiệp:

- VLĐR là phần chênh lệch giữa TSNH với nguồn vốn tạm thời

Vốn lưu động ròng = TSNH - NVTT

Công thức này thể hiện cách thức sử dụng nguồn vốn lưu động ròng của doanhnghiệp để tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải thu, hàng tồn kho hay cáckhoản có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp

- VLĐR là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên với giá trị TSCĐ&ĐTDH

Vốn lưu động ròng = NVTX – TSDH

Theo công thức này, VLĐR thể hiện cân bằng giữa nguồn vốn ổn định với những tàisản có thời gian chu chuyển trên một chu kỳ kinh doanh hoặc trên 1 năm Nó phản ánhnguồn gốc vốn lưu động ròng Có nghĩa là sau khi đã tài trợ đủ cho TSDH thì phần dôi ra

đó chính là VLĐ ròng Cách tính này thể hiện phương thức tài trợ TSDH và đồng thờiphản ánh tác động của việc đầu tư lên cân bằng tài chính tổng thể

Vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá cân bằng tài chính củadoanh nghiệp Điều này được thể hiện qua các trường hợp sau:

Trường hợp 1: VLĐR = NVTX – TSDH > 0

TSNH

Nguồn vốn tạm thờiVốn lưu

động ròng

Nguồn vốn thường xuyênTSDH

Trong trường hợp này, cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá là tốt, NVTX ngoàitài trợ cho TSDH còn tài trợ cho TSNH

Trường hợp 2: VLĐR = NVTX – TSDH < 0

TSNH

Nguồn vốn tạm thờiTSDH

Vốn lưuđộng ròng

Nguồn vốn thường xuyênTrong trường hợp này, một phần TSDH được tài trợ bởi Nguồn vốn tạm thời, do vậycân bằng tài chính trong dài hạn được đánh giá là không tốt

Trang 17

Trong trường hợp này, toàn bộ NVTT được đảm bảo bằng TSNH tức là dung toàn

bộ TSNH để thanh toán nợ ngắn hạn, cân bằng dài hạn được đảm bảo nhưng không tốt.Tuy nhiên để đánh giá cân bằng tài chính của doanh nghiệp cần nghiên cứu trong cảchuỗi thời gian thì mới dự đoán những khả năng, triển vọng về cân bằng tài chính trongtương lai Vì vậy việc nghiên cứu VLĐ ròng tại nhiều thời điểm khác nhau để giúp chongười phân tích loại trừ được những sai lệch về số liệu Phân tích VLĐR qua nhiều kỳ cónhững trường hợp sau:

+ Nếu vốn lưu động ròng giảm và âm qua các năm: Cho thấy mức độ an toàn vàbền vững tài chính của doanh nghiệp giảm, vì doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốntạm thời để tài trợ tài sản dài hạn Do đó doanh nghiệp sẽ gặp áp lực về thanh toánngắn hạn và có nguy cơ phá sản nếu không thanh toán đúng hạn hay có hiệu quả kinhdoanh thấp

+ Nếu VLĐR dương và tăng qua năm: Cho thấy mức độ an toàn và bền vững tàichính của doanh nghiệp là tốt vì không chỉ tài sản dài hạn mà cả tài sản ngắn hạn đềuđược tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên Điều đó có nghĩa là NVTX tăng qua các năm

là do doanh nghiệp tăng nguồn vốn chủ sở hữu hay tăng nợ dài hạn Nếu tăng vốn chủ sởhữu thì sẽ tăng tính độc lập về tài chính cho doanh nghiệp, ngược lại nếu giảm đi nguồnvốn chủ sở hữu thì tính độc lập về tài chính sẽ giảm nhưng lại tăng hiệu ứng đòn bẩy nợnếu tăng nợ dài hạn và phải chịu rủi ro về sử dụng nợ

+ Nếu vốn lưu động ròng có tính ổn định: Điều đó thể hiện các hoạt động của doanhnghiệp đang trong trạng thái ổn định nhưng cần xem xét đến nguồn tài trợ để có được sự

ổn định đó trong tương lai

1.5.2.2 Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng và cân bằng tài chính trong ngắn hạn

Cân bằng tài chính trong ngắn hạn thể hiện qua chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng Nhucầu vốn lưu động phải được dự kiến trước trong các kế hoạch kinh tế, kỹ thuật, tài chính cho

DN Mỗi DN đều có nhiệm vụ tổ chức huy động nguồn vốn lưu động sao cho đủ để dự trữTSNH, đáp ứng nhu cầu của quá trình hoạt động kinh doanh và tiết kiệm vốn Trogn trườnghợp DN không tự đáp ứng được nhu cầu về vốn, DN có thể vay ngân hàng hoặc các đốitượng khác để bổ sung vào vốn lưu động của mình Mặt khác, DN cần có những biện pháphữu hiệu để sử dụng có hiệu quả và đảm bảo hiệu quả các nguồn vốn, tiến hành phân bổ và sửdụng hợp lý các nguồn vốn hiện có nhằn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn kinh doanhcủa DN

NCVLĐR = HTK + Nợ phải thu - Nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn)

- Nếu NCVLĐR < 0: tức là khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn

nợ ngắn hạn Điều này cho thấy các khoản nợ ngắn hạn (không tính vay ngắn hạn) khôngnhững đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp mà còn dư thừa để tài trợ cho các tàisản khác Điều này thường xảy ra khi khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp

- Nếu NCVLĐR > 0: Khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ

ngắn hạn Trong trường hợp này, nợ ngắn hạn (không kể nợ vay) không đủ tài trợ cho

Trang 18

hàng tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp phải dùngnguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho phần thiếu hụt trong nhu cầu vốn lưu động.

Ngoài ra, khi đánh giá sự biến động của nhu cầu vốn lưu động ròng cũng cần phảichú ý tới lĩnh vực kinh doanh, chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa VLĐR và NCVLĐR

Nếu vốn lưu động ròng lớn hơn nhu cầu vốn lưu động ròng thì phần chênh lệch làcác khoản vốn bằng tiền còn lại sau khi đã bù đắp các khoản vốn ngắn hạn Khoảng chênhlệch này gọi là Ngân quỹ ròng

Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng – Nhu cầu vốn lưu động ròng

Chỉ tiêu này phản ánh các trạng thái cân bằng tài chính sau:

- Nếu NQR > 0: tức là VLĐR lớn hơn NCVLĐR, điều này thể hiện một cân bằng tài

chính rất an toàn vì DN không phải đi vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu độngròng Ở một góc độ khác, DN không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn

và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời

- Nếu NQR = 0: VLĐR vừa đủ để tài trợ NCVLĐR, doanh nghiệp vẫn đạt trạng thái

cân bằng tài chính Tuy nhiên, toàn bộ các khoản vốn bằng tiền đầu tư ngắn hạn được hìnhthành từ các khoản vay ngắn hạn Đây là dấu hiệu báo trước cho một trạng thái mất cânbằng tài chính trong tương lai

- Nếu NQR < 0: VLĐR không đủ để tài trợ cho NCVLĐR Điều này có nghĩa là vốn

lưu động ròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và DN buộc phải huy độngcác khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ một phần TSDH khi vốn lưuđộng ròng âm Cân bằng tài chính được xem là kém an toàn và bất lợi đối với DN

Những phân tích về cân bằng tài chính khi xem xét mối quan hệ giữa VLĐR vàNCVLĐR có vai trò quan trọng trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp Qua việcphân tích, doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc xác định các nguồn vốn cần huyđộng sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động, vừa giảm thiểu được chi phí sửdụng vốn mà vẫn đảm bảo một trạng thái cân bằng tài chính an toàn

Trang 19

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV

PHÚC LỘC THỌ 2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH MTV PHÚC LỘC THỌ

2.1.1 Giới thiệu về công ty

Công ty TNHH Phúc Lộc Thọ là công ty không có vốn sở hữu của Nhà nước, mang bản chất là một công ty tư nhân

Tên công ty: CÔNG TY TNHH PHÚC LỘC THỌ

Số 140, Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Hòa Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu,Thành Phố Đà Nẵng

Vốn điều lệ:500.000.000 đồng

Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch hội đồng thành viên kim giám đốc công ty

Họ và tên: Từ Ngọc Vinh giới tính: Nam

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

2.1.2.1 Lịch sử hình thành

Công ty được thành lập vào ngày 20 tháng 11 năm 2006 theo quyết định của Sở kế hoạch

và đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

2.1.2.2 Sự phát triển của công ty và những thành tựu đạt được

Là một công ty hoàn toàn độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ về mặt tài chính, có tàikhoản riêng tại Ngân hàng, có con dấu riêng theo mẫu quy định của Nhà nước Công tyvẫn liên tục phát triển lớn mạnh, quy mô ngày càng mở rộng, thực hiện tốt nhiệm vụchính trị của mình và đáp ứng nhu cầu thị trường

2.1.3 Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của công ty

Ngành nghề kinh doanh: Công ty là một đơn vị KD Thương Mại, hoạt động trong lĩnhvực lưu thông hàng hóa, phân phối các mặt hàng dân dụng: KD hàng thực phẩm, nướcgiải khát, hóa mỹ phẩm, KD vận tải hàng, khách sạn, nhà hàng KD rượu, bia, thuốc lá

Trang 20

Ban lãnh đạo công ty

Giám đốc: là đại diện pháp luật của công ty, Giám đốc có quyền hành cao nhất trong

công ty chịu trách nhiệm:

- Tổ chức, điều hành mọi hoạt động của công ty thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu đã

đề ra

- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của trong hợp đồng laođộng và pháp luật của nhà nước

- Chỉ đạo và thực hiện các quy định nghĩa vụ đối với nhà nước, tuân thủ các quy định

về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia

Phó giám đốc:

- Giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc, chịutrách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực điều hành, sản xuất củacông ty Trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức điều hành

- Tham mưu cho giám đốc, triển khai việc thực hiện công tác kế hoạch – kinh doanh,quản lý, giám sát, đôn đốc quá trình kinh doanh của công ty

- Tham mưu cho GĐ quản lý và tổ chức thực hiện các mặt công tác như: tổ chức laođộng; tiền lương và chế độ chính sách, hành chính văn phòng, y tế, hậu cần

Giám sát bán hàng: là đại diện đối tác tại địa bàn, có nhiệm vụ:

- Quản lý nhà phân phối: Thực hiện có đúng các chính sách mà công ty đưa ra không?

Có phân phối hàng của đối thủ không ?

- Quản lý nhân viên: Chia chỉ tiêu bán hàng cho từng nhân viên, quản lý chương trìnhkhuyến mãi, lộ trình (tuyến) bán hàng (Chấm công cho nhân viên, theo dõi việc bán hàng

Trang 21

Kế toán trưởng

(Trưởng phòng kế toán)

Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp

(rỗng) Kế toán tiêu

thụ, công nợ Kê toán

của nhân viên có đúng tuyến không, có bán đúng chương trình khuyến mãi công ty đưa rakhông)

-Hướng đẫn cách bán hàng cho nhân viên mới vào Triển khai các chương trình từcông ty đưa ra

- Chịu trách nhiệm chỉ tiêu mà công ty đưa ra cho khu vực minh quản lý (Chỉ tiêu nàycũng là tiêu chí để tính lương thưởng cho giám sát)

- Chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ thông tin đối thủ cạnh tranh, phàn nàn về sảnphẩm của khách hàng, báo cáo doanh số bán hàng về công ty (Các báo cáo này tùy theotừng công ty quy định về thời gian báo cáo)

Các bộ phận chức năng

- Bộ phận bán hàng: Chủ động tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu về

sản phẩm của Công ty, đồng thời hướng dẫn thực hiện các thủ tục mua bán cho kháchhàng, phối hợp với các bộ phận liên quan hoàn tất quy trình mua bán, thu tiền và thu nợ.Lập báo cáo thống kê hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và năm, trình Giám đốc và ngườikiểm soát duyệt

- Bộ phận kế toán: Là bộ phận quản lý tài chính, thực hiện công tác hạch toán kế

toán, tham mưu và cung cấp các thông tin tài chính cho GĐ để điều hành, quản lý hoạtđộng sản xuất kinh doanh Thực hiện các công việc hạch toán kế toán nội bộ Lập kếhoạch tài chính và theo dõi quá trình kinh doanh của Công ty

- Bộ phận kho:

+ Cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa xuất bán khi có nhu cầu từ bộ phận bán hàng +Theo dõi và quản lý vật tư, tài sản trong quá trình luân chuyển, sử dụng, tồn kho

2.1.5 Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác

So với các công ty,doanh nghiệp kinh doanh trong ngành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,công ty TNHH MTV Phúc Lộc Thọ luôn nắm giũ một vị thế quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của mình Có được vị thế đó là nhờ vào lãnh đạo công ty đã đề ra những đường lối kinh doanh đúng đắn để cho công ty ngày cang lớn mạnh

2.1.6 Mô tả hoạt động của phòng ban thực tâp-phòng Kế Toán Tài Chính

2.1.6.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty

Trang 22

2.1.6.2 Chức năng,nhiệm vụ của phòng kế toán tài chính và kế toán viên

a Chức năng của phòng kế toán tài chính

Cung cấp đầy đủ các hoạt động SXKD cho Phó giám đốc và lãnh đạo cấp trên nhưquyết toán tài chính, lập các kế hoạch tín dụng với Ngân hàng, xác định định mức vốn lưuđộng cho năm kế hoạch, xác định nhu cầu vốn vay phục vụ cho kinh doanh, thương mại,phân tích đánh giá các hoạt động kinh tế tài chính, lập báo cáo tài chính và công tác thống

kê của Công ty Phòng còn tham mưu cho ban đầu tư để lập các dự án đầu tư đổi mới khi

có kế hoạch, đồng thời thanh quyết toán các công việc hoàn thành đúng chế độ

b Nhiệm vụ của kế toán viên

+ Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, quản lý và điều hành trực tiếpcác kế toán viên, lãnh đạo bộ máy kế toán của công ty và chịu trách nhiệm trước Nhànước và công ty về mặt quản lý kế toán, tài chính Kế toán trưởng phụ trách công tác kếtoán chung, tổ chức khoa học và hợp lý công tác hạch toán kế toán tại Công ty, xác địnhtình hình thực tế kế toán cho đơn vị, kiểm tra báo cáo kế toán tham mưu cho lãnh đạo vềmặt kế toán tài chính Ngoài ra, kế toán trưởng còn phụ trách phó ban đầu tư và xây dựng

cơ bản, nghiên cứu và tham mưu lập các dự án khả thi đầu tư đổi mới thiết bị, côngnghệ làm các thủ tục liên quan đến các công trình xây dựng cơ bản

+ Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm trachi tiết công tác kế toán, lập các sổ kế toán tổng hợp, tổng hợp chi phí tính giá thành sảnphẩm, lập các báo cáo và quyết toán tài chính hằng quý, hằng năm, quyết toán XDCBtheo đúng quy định của Nhà nước Tham mưu cho kế toán trưởng về các lĩnh vực kế toántài chính, hạch toán kế toán, làm các thủ tục liên quan đến tín dụng Ngân hàng Đồng thờiphó phòng kế toán còn quản lý, giải quyết các công việc của phòng, thay mặt kế toántrưởng khi kế toán trưởng đi vắng

+ Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ chứng từtrước khi thanh toán, theo dõi hạch toán vốn bằng tiền như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,thanh toán với người mua, người bán Hàng ngày lên sổ sách các khoản tiền mặt, tiền gửingân hàng Cuối tháng đối chiếu với sỗ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sau đó chuyểncho kế toán tổng hợp Đồng thời thực hiện các giao dịch với ngân hàng, theo dõi cáckhoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn với các ngân hàng

+ Kế toán tiêu thụ, công nợ

- Có nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra bộ chứng từ bán hàng, theo dõi, ghi chép, hạchtoán tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, hạch toán chi tiết, tổng hợp doanh thu bánhàng của công ty

- Theo dõi, ghi chép chi tiết tình hình công nợ phải thu khách hàng, phải trả ngườibán của toàn Công ty từ lúc phát sinh cho đến khi thanh toán xong Theo dõi sự biến độngcủa các khoản nợ phải thu, phải trả Lập báo cáo tình hình công nợ khách hàng hằngtháng, hằng quý để có kế hoạch trả nợ và thu hồi nợ

+ Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi, bảo quản tiền mặt trong quỹ, ghi chép sổ quỹ, lậpbáo cáo thu chi tiền hằng ngày

Trang 23

2.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV PHÚC LỘC THỌ

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (ĐVT:trđ)

(2011/2010)

Chênh lệch (2012/2011) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Mức Tỷ lệ

Tỷ lệ (%)

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.210 1.045 1.513 (165) (15,79) 468 30,93

15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 907,5 783,75 1135,75 (165) (15,79) 468 30,93

(Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ các năm 2010,2011,2012)

Ngày đăng: 23/11/2016, 17:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w