Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu những đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy tộc người từ trên các phương diện sự tri nhận,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
SÙNG A KHỨ
ĐỐI CHIẾU TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CHỈ THỰC VẬT TRONG TIẾNG MÔNG VÀ TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
SƠN LA, NĂM 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS.TS NGUYỄN ĐỨC TỒN
SƠN LA, NĂM 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè những người đã giúp đỡ động viên tôi rất nhiều để hoàn thành luận văn Đặc biệt tôi rất cảm ơn GS.TS Nguyễn Đức Tồn người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Sùng A Khứ
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
1.1 Cơ sở lí luận 1
1.2 Cơ sở thực tiễn 2
2 Lịch sử vấn đề 2
2.1 Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa - tư duy 2
2.2 Nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ của các dân tộc Mông 5
3 Mục đích nghiên cứu 6
4 Đối tượng nghiên cứu 6
5 Phạm vi nghiên cứu 6
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
7 Phương pháp nghiên cứu 7
8 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 7
9 Cấu trúc của luận văn 8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 9
1.1 Về văn hóa và ngôn ngữ 9
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của “văn hóa” 9
1.1.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 13
1.2 Khái niệm định danh và các đặc điểm định danh 14
1.2.1 Khái niệm “định danh” 14
1.2.2 Đặc điểm văn hóa – dân tộc của định danh ngôn ngữ 14
1.2.2.1 Đặc điểm văn hóa – dân tộc trong sự quy loại khái niệm được định danh 14
1.2.2.2 Đặc điểm văn hóa – dân tộc trong sự lựa chọn đặc trưng định danh 15 1.2.2.3 Các thủ pháp định danh 18
Trang 61.3 Đặc điểm dân tộc trong quá trình chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng của từ 19 1.4 Tiểu kết chương 1 22 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA TÊN GỌI THỰC VẬT TRONG TIẾNG MÔNG 23 2.1 Người Mông và tiếng Mông ở Việt Nam 23 2.2 Đặc điểm định danh của tên gọi thực vật trong tiếng Mông 24 2.2.1 Đặc điểm định danh của tên gọi thực vật trong tiếng Mông xét theo nguồn gốc 25 2.2.2 Đặc điểm định danh của tên gọi thực vật trong tiếng Mông xét theo cách thức biểu thị 28 2.2.2.1 Cách thức biểu thị của tên gọi thực vật xét theo đặc điểm cấu tạo hòa kết hay phân tích 28 2.2.2.2 Mức độ rõ lí do của tên gọi 32 2.2.2.3 Cách thức biểu thị của tên gọi thực vật xét theo đặc điểm định danh 35 2.3 Tiểu kết chương 2 44 Chương 3: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA - DÂN TỘC TRONG Ý NGHĨA CỦA TÊN GỌI THỰC VẬT TRONG NGÔN NGỮ MÔNG VÀ VIỆT 47 3.1 Cấu trúc ngữ nghĩa của trường tên gọi thực vật trong tiếng Mông và tiếng Việt 47 3.1.1 Phân tích nghĩa vị 47 3.2 Đặc trưng văn hóa dân tộc của sự chuyển nghĩa của các từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Mông và tiếng Việt 66 3.2.1 Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ 67 3.2.1.1 Hóan dụ dựa theo quan hệ bộ phận - chỉnh thể, cái chứa và vật được chứa, sự vật và thuộc tính của nó 67 3.2.1.2 Hoán dụ theo quan hệ giữa loài thực vật và màu sắc tương tự như màu của thực vật đó 69
Trang 73.2.2 Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ 70
3.2.2.1 Ẩn dụ dựa theo đặc điểm mùi vị của loài thực vật 71
3.2.2 Ẩn dụ dựa theo đặc điểm hình thức, hình dạng của loài thực vật 71
3.2.2.2 Ẩn dụ theo cách thức sinh trưởng của loài thực vật 73
3.3 Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Mông 75
Tiểu kết chương 3 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 8có thể diến đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyện vọng của mình Có hiểu biết lẫn nhau, con người mới có thể đồng tâm hiệp lực chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội, làm cho xã hội ngày càng tiến lên
Trước hết, ngôn ngữ là công cụ đấu tranh, sản xuất Tuy ngôn ngữ không sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó có thể thể hiện hoạt động sản xuất, có thể giúp người ta giành lấy tri thức cần thiết để đấu tranh sản xuất, do đó thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển
Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư
duy của nó Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăngghen đã viết: Ngay
từ đầu, đã có một rủi ro đè nặng lên “tinh thân”, đó là sự rủi ro bị một vật chất làm “hoen ố”, và vật chất đó thể hiện ở đây dưới hình thức những lớp không khí chuyển động, những thanh âm, tóm lại là dưới hình thức ngôn ngữ Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức vậy, ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (V.I Lê nin) Để hiểu sâu xa ý nghĩa của ngôn ngữ một dân tộc, không chỉ xem xét ý nghĩa của từ hoặc cách hành chức của từ mà còn phải có sự hiểu biết về
Trang 9phong tục, tập quán, thói quen hay nói cách khác, là sự hiểu biết về văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần của dân tộc đó
Thực hiện chức năng giao tiếp, trao đổi thông tin, ngôn ngữ có những đặc trưng cơ bản chung để làm cho con người ở các dân tộc có thể hiểu nhau
Đó là điều kiện quan trọng đảm bảo sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên cùng một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tế khách quan là nhân tố đầu tiên tác động và có ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy con người Song, con người phản ánh thế giới khách quan không phải một cách thụ động mà chủ thể nhận thức tiếp nhận thế giới khách quan ấy, "mô hình hóa" nó theo một cách nhất định và phản ánh bằng các phương tiện tâm lí của mình Cách "mô hình hóa" phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thực tiễn của con người mà trước hết là nhu cầu sản xuất, nhu cầu xã hội
1.2 Cơ sở thực tiễn
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc trưng văn hóa của ngôn ngữ
và tư duy người Việt trong sự đối chiếu với các dân tộc khác Tuy nhiên,Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc anh em, do vậy có sự phong phú, đa dạng cả
về văn hóa và ngôn ngữ Trong số các dân tộc đó, người Mông là dân tộc đông thứ tám, chiếm 1% dân số chung của cả nước Vì vậy, văn hóa Mông là một mảng văn hóa quan trọng trong tổng thể văn hóa Việt Nam Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Mông Tuy nhiên, chưa
có công trình nào nghiên cứu về định danh trong tiếng Mông Chính vì vậy,
chúng tôi chọn đề tài "Đối chiếu trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ thực vật
trong tiếng Mông và tiếng Việt" làm đối tượng nghiên cứu
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa - tư duy
Trên thế giới vấn đề ngôn ngữ học tâm lí tộc người đã được nghiên cứu
Trang 10từ lâu Song, ở Việt Nam vấn đề đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và
tư duy chỉ mới được bắt đầu từ những năm chín mươi của thế kỉ XX, mở đầu
là chuyên khảo của Nguyễn Đức Tồn "Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc
của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với dân tộc khác)"
(Nxb ĐHQG HN, H., 2002) Ngoài ra còn có một số bài viết tham gia tại Hội thảo khoa học do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường Đại học Ngoại ngữ
Hà Nội phối hợp tổ chức vào tháng 7 năm 1992
Trong cuốn "Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt" (Nxb Đại học Sư
phạm,H., 2004), tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đã dành nhiều trang nói về chức năng định danh của ngôn ngữ, khẳng định vai trò quan trọng của định danh trong giao tiếp và tư duy con người
Tác giả L ý Toàn Thắng trong cuốn “ Ngôn ngữ học tri nhận: từ lí thuyết
đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” (Nxb Phương Đông, 2009) là công trình
về đại cương ngôn ngữ học tâm lí và ngôn ngữ học tri nhận Ông cũng trình bày nhiều vấn đề lí thuyết liên quan đến định danh, về sự phân cắt hiện thực của con người trong quá trình gọi tên sự vật, hiện tượng
Tập hợp và hệ thống hóa những công trình nghiên cứu trước đây của mình, bổ sung thêm những nghiên cứu mới, tác giả Nguyễn Đức Tồn xuất bản
cuốn sách "Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy" (Nxb
KHXH, H., 2008, 588 tr; Nxb Từ điển Bách khoa tái bản có bổ sung, 2010,
635 tr; Nxb KHXH tái bản có chỉnh lí và bổ sung, 2015, 792 tr) Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu những đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy tộc người từ trên các phương diện sự tri nhận, phạm trù hóa hiện thực khách quan, đặc điểm quá trình định danh, cấu trúc ngữ nghĩa, quá trình chuyển nghĩa, đặc điểm sử dụng biểu trưng của các đối tượng ở người Việt và người Nga và một số tộc người khác
Trang 11Sau đó là một loạt luận án tiến sĩ, luận văn cao học, trong đó có nhiều luận án, luận văn do tác giả Nguyễn Đức Tồn hướng dẫn đã được bảo vệ,
chẳng hạn: Cao Thị Thu, Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng
tên gọi thực vật trong tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội, H.,1995; Nguyễn Thuý Khanh, Đặc điểm trường từ
vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga), Luận án phó tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, H., 1996; Chănphômmavông, Đặc điểm định danh và hiện tượng chuyển nghĩa trong trường từ vựng tên gọi các bộ phận cơ thể con người tiếng Lào (có xem xét trong mối quan hệ với tiếng Việt), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, H., 1999;
Lê Thị Lệ Thanh, Trường từ vựng ngữ nghĩa các từ ngữ biểu thị thời gian
của tiếng Việt (trong sự so sánh với tiếng Đức), Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn
ngữ học, H., 2001; Phạm Đăng Bình, Khảo sát các lỗi giao thoa ngôn ngữ -
văn hoá trong diễn ngôn của người Việt học tiếng Anh, Luận án tiến sĩ, Viện
Ngôn ngữ học, H., 2002; Dương Thị Nụ, Đối chiếu ngữ nghĩa nhóm từ chỉ
quan hệ thân tộc giữa tiếng Anh với tiếng Việt, Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn
ngữ học, H., 2003; Nguyễn Phương Chi, Hành vi từ chối, Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, H., 2004; Từ Thu Mai, Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Luận án
Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2004; v.v
Đáng chú ý về phương diện nghiên cứu định danh, luận án Phó tiến sĩ
của Nguyễn Thúy Khanh có tên “Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa tên
gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu so sánh giữa tiếng Việt và tiếng Nga)”
(1996) đã đi sâu phân tích, đối chiếu, chỉ ra sự tương đồng và dị biệt trong bức tranh định danh ngôn ngữ, cách thức tư duy và phản ánh thế giới qua ngôn ngữ của người Việt và người Nga
Trang 12Với dung lượng kiến thức của một khóa luận tốt nghiệp Đại học, nhưng Cao Thị Thu (1995) đã cho thấy đặc điểm định danh trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt
Tác giả Chănphômmavông (Lào), với đề tài luận án "Đặc điểm định
danh và hiện tượng chuyển nghĩa trong trường từ vựng tên gọi các bộ phận
cơ thể con người trong tiếng Lào" (1999) đã đối chiếu đặc điểm định danh và
đi sâu vào hiện tượng chuyển nghĩa đã cho thấy sự tương đồng trong hai nền
văn hóa “láng giềng” Việt Nam - Lào, đồng thời tác giả cũng cho thấy đặc
điểm riêng biệt, độc đáo của ngôn ngữ, văn hóa mỗi dân tộc
2.2 Nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ của các dân tộc Mông
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, dân tộc Mông đã tạo nên một nền văn hóa vừa phong phú, vừa đa dạng, đặc sắc Đã có nhiều nghiên cứu về văn hóa Mông cũng như đặc điểm văn hóa Mông ở mỗi địa phương
Có thể kể đến những nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ Mông tiêu biểu sau:
“ Từ điển Mông – Việt”(Pênhr lul Hmôngz – Viêx do Cư Hòa Vần chủ
biên (Nxb Giáo dục, 2000) Cuốn sách cung cấp khoảng 15000 từ tiếng Mông cho bạn đọc tìm hiểu
Cuốn “ Tài liệu dạy và học tiếng Mông” của nhóm tác giả Nhà giáo ưu
tú Lý Seo Chúng (chủ biên), Nhà giáo ưu tú Phan Thanh, Nguyễn Ngọc Thanh, Hoàng Chúng, Vàng Lềnh, Nguyễn Thiện Hùng, Giàng Thị Bằng, Nguyễn Đình Du, Nguyễn Thị Phi Nga, Nguyễn Tiến Tuân., (Xuất bản năm 2007) Từ phác thảo về bức tranh xã hội và con người của các ngành Mông, nhóm tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc này Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia cho ra đời tác phẩm
“Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội,
1994) Cuốn sách đã trình bày những đặc điểm ngôn ngữ đặc sắc của các dân tộc Việt Nam Qua đó cuốn sách cho thấy sự phong phú, đặc sắc của ngôn
Trang 13ngữ Mông nói riêng và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số của Việt Nam nói chung
Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa
có liên quan đến đề tài
Luận văn này có sự kế thừa các thành tựu nghiên cứu trên, đồng thời tập trung vào việc nghiên cứu đặc điểm định danh cũng như cách thức chuyển nghĩa, sự biểu trưng của các trường từ vựng chỉ thực vật trong tiếng Mông có đối chiếu với tiếng Việt Từ đó, luận văn chỉ ra các nét tương đồng, khác biệt trong ngôn ngữ, văn hóa Mông và Việt
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là chỉ ra đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Mông trong sự đối chiếu với người Việt thông qua nghiên cứu sâu đặc điểm định danh, hiện tượng chuyển nghĩa, ý nghĩa biểu trưng của các tên gọi thuộc trường từ vựng chỉ thực vật trong tiếng Mông và tiếng Việt
4 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi chọn “trường từ vựng chỉ thực vật” trong tiếng Mông làm đối
tượng nghiên cứu
5 Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nên chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu
là các vấn đề về đặc điểm định danh, ngữ nghĩa của trường từ vựng chỉ thực vật trong tiếng Mông
Tư liệu nghiên cứu được thu thập dựa trên các tác phẩm sau:
“ Từ điển Mông – Việt”(Pênhr lul Hmôngz – Viêx) do Cư Hòa Vần chủ
biên (Nxb Giáo dục, 2000) Cuốn sách cung cấp khoảng 15000 từ tiếng Mông
Trang 14Về tiếng Việt, chúng tôi chọn cuốn: “Từ điển tiếng Việt”, Hoàng Phê
(chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 1994 gồm 38.410 từ
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài
- Đặc điểm định danh của trường từ vựng chỉ thực vật trong tiếng Mông
so với tiếng Việt
- Đặc điểm ngữ nghĩa của trường từ vựng chỉ thực vật trong tiếng Mông
so với tiếng Việt
7 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trong đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp so sánh - đối chiếu được sử dụng để nghiên cứu chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về định danh và ngữ nghĩa của trường từ vựng chỉ thực vật trong tiếng Mông so với tiếng Việt
- Phương pháp phân tích thành tố nghĩa được sử dụng để nghiên cứu các nghĩa vị và cấu trúc nghĩa của các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ thực vật trong tiếng Mông và tiếng Việt
- Thủ pháp thống kê được áp dụng để chỉ ra tần số xuất hiện của đặc trưng định danh và nghĩa vị của các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ thực vật trong tiếng Mông và tiếng Việt
8 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là một công việc có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn
8.1 Về lí luận: luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lí
luận về ngôn ngữ học tâm lí dân tộc nói chung và vấn đề định danh ngôn ngữ nói riêng
Trang 158.2 Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài này có thể là tài liệu
tham khảo hữu ích cho những người yêu thích, nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa dân tộc nói chung, ngôn ngữ - văn hóa Mông nói riêng
Là một người con của dân tộc Mông, kết quả nghiên cứu giúp tôi nhận thức được sâu sắc hơn về bản sắc của tiếng mẹ đẻ và văn hóa dân tộc mình
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận
Chương 2 Đặc điểm định danh trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi thực vật trong tiếng Mông (có đối chiếu với tiếng Việt)
Chương 3 Đặc điểm ý nghĩa của từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Mông (có đối chiếu với tiếng Việt)
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Về văn hóa và ngôn ngữ
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, mỗi dân tộc đều có văn hóa và ngôn ngữ riêng Trước hết muốn tìm hiểu về văn hóa ta phải đi tìm hiểu các khái niệm và các đặc trưng của văn hóa
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của “văn hóa”
a Khái niệm văn hóa
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, nhưng suy cho
cùng, khái niệm văn hoá bao giờ cũng có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…) Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…) Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…) Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…)…
Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài
Trang 17người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của
sự sinh tồn” [Hồ Chí Minh 1995: 431] Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác,
từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm
1970 tại Venise” [UNESCO 1989: 5]
Chính với cách hiểu rộng này, văn hoá đã trở thành đối tượng của văn hoá
học (culturology, culture studies, science of culture) – khoa học nghiên cứu
về văn hóa Trong lĩnh vực này, khởi đầu từ định nghĩa của E.B.Tylor trong
cuốn Văn hoá nguyên thuỷ (Primitive culture) xuất bản ở London năm 1871,
đến nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau Vào năm 1952, hai nhà nhân học người Mỹ là A Kroeber và C Kluckhohn đã viết một cuốn sách chuyên
bàn về các định nghĩa văn hóa nhan đề: Văn hóa – tổng luận phê phán các
quan niệm và định nghĩa (Culture: a critical review of concepts and
definitions), trong đó đã dẫn ra và phân tích 164 định nghĩa về văn hoá Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này, số định nghĩa văn hoá đã tăng lên đến trên 200 Còn hiện nay thì số lượng định nghĩa về văn hóa khó mà biết chính xác được: có người bảo là 400, có người nói là 500, lại có người quả quyết rằng chúng lên đến con số nghìn…
Trong trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm:
"Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội " [Trần Ngọc
Thêm,Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp HCM, 1998, 26]
Trang 18b Đặc trưng văn hóa
Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống Đặc trưng này cần để phân biệt
hệ thống với tập hợp; nó giúp phát hiện những mối liênhệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình Nó là nền tảng của xã hội, có lẽ chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hoá (nền văn hóa)
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị
Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là "trở thành đẹp, thành có giá trị" Tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị (vd: thiên tai, mafia) Nó là thước
đo mức độ nhân bản của xãhội và con người.Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầuvật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần); theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ; theo thời gian có thể phân biệtcác giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật,hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan - phủ nhận sạch trơn hoặc tán dươnghết lời.Vì vậy mà, về mặt đồng đại, cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theogóc nhìn, theo bình diện được xem xét Muốn kết luận một hiện tượng có thuộc phạm trù văn hóa hay không phải xem xét mối tương quan giữa các mức độ "giá trị" và “phi giátrị" của nó Về mặt lịch đại, cùng một hiện tượng sẽ có thể có giá trị hay không tùy thuộcvào chuẩn mực văn hóa của từng giai đoạn lịch sử Áp dụng vào
Trang 19Việt Nam, việc đánh giá chế độ phong kiến, vai trò của Nho giáo, các triều đại nhà Hồ, nhà Nguyễn đều đòi hỏi một tư duy biện chứng như thế Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho
sự phát triển của xã hội
Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh
Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo) Văn hóa
là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc luyện quặng, đẽo gỗ ) hoặc tinh thần (như việc đặt tên, truyền thuyết cho cáccảnh quan thiên nhiên ) Như vậy, văn hóa học không đồng nhất với đất nước học Nhiệm vụ của đất nước học là giới thiệu thiên nhiên - đất nước - con người Đối tượng của nó bao gồm cả các giá trị tựnhiên, và không nhất thiết chỉ bao gồm các giá trị Về mặt này thì nó rộng hơn văn hoáhọc Mặt khác, đất nước học chủ yếu quan tâm đến các vấn đề đương đại, về mặt này thì nó hẹp hơn văn hóa học.Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nóthực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó Văn hóa còn có tính lịch sử
Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích luỹ quanhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóathường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa
Trang 20Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán nghi lễ, luật pháp, dư luận Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục Chức năng giáo dục là chức năng quan trọngthứ tư của văn hóa Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng nhữnggiá trị đã ổn định (truyền thống), mà hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới Nhờ nó mà vănhóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng người) Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của tịch sử: Nó là một thứ "gien" xã hội di truyền
phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau /
1.1.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời Ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ Ngôn ngữ và truyền thống là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ vào sự truyền
bá rộng rãi của ngôn ngữ mà văn hóa được phổ biến và lưu truyền rộng rãi, nền văn hóa cũng nhờ đó mà phát triển Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ luôn đồng hành với sự phát triển của văn hóa Vì vậy muốn nghiên cứu
về văn hóa phải nghiên cứu về ngôn ngữ và ngược lại muốn nghiên cứu về ngôn ngữ phải nghiên cứu về văn hóa Điều này thể hiện rất rõ trong việc giao thoa văn hóa giữa các dân tộc: Viêt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng biệt vì vậy đương nhiên cũng có sự khác nhau giữa văn hóa
Ví dụ: người Kinh nói Tiếng Việt và có bộ trang phục truyền thống là áo dài, còn người Thái lại nói tiếng Thái và có trang phục riêng của dân tộc mình…
Vì thế khi muốn nghiên cứu về sự đa dạng của văn hóa Việt Nam trước hết phải thấu hiểu được ngôn ngữ của đầy đủ 54 dân tộc
Trang 211.2 Khái niệm định danh và các đặc điểm định danh
1.2.1 Khái niệm “định danh”
Thuật ngữ định danh có nguồn gốc từ tiếng La tinh, nghĩa là "tên gọi"
Có nhiều cách hiểu khác nhau về nghĩa của từ định danh Trong cuốn Từ điển
tiếng Việt (năm 1994, do Hoàng Phê chủ biên), định danh được hiểu là "gọi tên sự vật, hiện tượng" [11, tr.330]
Theo G.V Conssansky định danh là "sự cố định (hay gắn) cho một kí
hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu hiện (signifikat) phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ" [dẫn theo 28, tr.162]
Tóm lại, định danh chính là đặt tên cho sự vật, hiện tượng
1.2.2 Đặc điểm văn hóa – dân tộc của định danh ngôn ngữ
Trong cuốn “Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy”
(2010) [28], tác giả Nguyễn Đức Tồn đã chỉ ra một đặc điểm của định danh ngôn ngữ sau đây
1.2.2.1 Đặc điểm văn hóa – dân tộc trong sự quy loại khái niệm được định danh
Bản thân mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan có rất nhiều thuộc tính và những quan hệ phức tạp khác nhau Vì vậy, sau khi tiếp xúc với
sự vật hay hiện tượng để định danh nó, con người lựa chọn đặc trưng tiêu biểu nhất, dễ khu biệt với đối tượng khác để đặt tên Đây chính là hành vi phân loại trong quá trình định danh tâm lí Quá trình tâm lí định danh sự vật diễn ra
như sau: “ Sau khi tiếp xúc với một khách thể mới, con người đã tìm hiểu,
vạch ra một bộ những đặc trưng nào đó vốn có trong nó Nhưng để định danh
Trang 22người ta chỉ chọn đặc trưng nào thấy là tiêu biểu, dễ khu biệt với đối tượng khác và đặc trưng ấy đã có tên gọi trong ngôn ngữ.” [28, tr.162]
Ví dụ: Để định danh cho một loài động vật có đặc tính di chuyển bằng cách gập thân giống như khi con người dùng gang tay để đo, cứ mỗi lần đo xong một gang là lại phải di chuyển ngón cái về ngón giữa và lặp lại, người Việt trước hết quy loài động vật này vào khái niệm chỉ loài đã có tên gọi trong tiếng Việt là “sâu” và chọn đặc trưng cách thức di chuyển nói trên cũng đã có
tên gọi là “đo”, trên cơ sở đó đã đặt tên cho loài động vật này là Sâu đo
Đặc trưng văn hóa - dân tộc trong sự quy loại khái niệm khi định danh được thể hiện ở chỗ cùng một đối tượng được định danh, các tộc người khác nhau có thể căn cứ vào đặc điểm khác nhau của nó mà quy loại nó vào khái niệm khác nhau Chẳng hạn, Loài động vật có vú sống ở biển có kích cỡ rất
to, đẻ ra con và nuôi con bằng sữa được người Việt quy loại vào khái niệm
“cá” nên gọi là cá voi Song người Nga và người Anh không quy loại khái
niệm động vật này vào khái niệm “cá” như vậy khi định danh mà đặt cho nó
tên riêng: Kit (tiếng Nga) và Whale (tiếng Anh)
1.2.2.2 Đặc điểm văn hóa – dân tộc trong sự lựa chọn đặc trưng định danh
Mỗi một sự vật, hiện tượng là tổng hòa của rất nhiều yếu tố tạo nên, có yếu tố mang tính cơ bản và có yếu tố mang tính không cơ bản Việc lựa chọn
đặc trưng cơ bản để định danh là hiện tượng lí tưởng nhất: “Khi định danh
một sự vật, không có gì lí tưởng hơn là chọn ra được đặc trưng nào đó thuộc đặc trưng bản chất của sự vật để làm cơ sở gọi tên nó” [28, tr.166] Tuy
nhiên, không phải một sự vật hiện tượng nào được định danh cũng có thể lựa chọn đặc trưng bản chất, trong trường hợp đó có thể lựa chọn những đặc
“trưng không cơ bản nhưng có giá trị khu biệt để làm cơ sở cho tên gọi (cái gọi là “ không cơ bản” này chỉ trong mối quan hệ với các loại đối tượng có
Trang 23“chất khác”) Song cái gọi là “đặc trưng không cơ bản ấy vẫn thuộc về
"chất" của mỗi sự vật và trở thành đặc trưng khu biệt của mỗi sự vật khi so sánh hai vật đồng chất "lớn" với nhau.” [29, tr.166]
Ví dụ: Để định danh loại bánh làm bằng bột lúa mì ủ men nướng chín
trong lò người Việt gọi là "bánh mì" Tuy nhiên, có nhiều loại bánh làm bằng
bột mì, người phương Tây gọi theo cách thức làm bánh hay những tên gọi khác thì người Việt lại sử dụng cách lựa chọn những đặc trưng về nguyên liệu
phụ đi kèm như: bánh mì bơ, bánh mì sữa, bánh mì kem
Tham gia vào quá trình định danh có hai nhân tố quan trọng là chủ thể định danh và đối tượng được định danh Do đó, trong sự định danh cho sự vật, hiện tượng, có hai loại lí do: lí do chủ quan và lí do khách quan
Lí do chủ quan: Là lí do khó nhận biết hơn Chỉ chủ thể định danh mới
hiểu vì sao lại lựa chọn tên gọi này để gọi tên người hay vật nào đó Trường hợp này thường thấy trong cách đặt tên người hay bút danh, nghệ danh của nghệ sĩ
Ví dụ: Một người cha là thủy thủ đã đặt tên cho con mình là Nam Phong Tên gọi này là có lí do chủ quan: “gió nam” là hướng gió tốt, giúp tàu thuận buồm xuôi gió và người cha đặt tên con như thế mong con mình sẽ như ngọn gió lành mang lại bình yên cho người thân
Lí do khách quan: một sự vật, hiện tượng có một dấu hiệu đặc trưng dễ
nhận biết, nhìn thấy rõ nhất sẽ được lựa chọn ngay làm dấu hiệu để đặt tên
Đây là lí do khách quan mọi người đều dễ dàng nhận thấy Ví dụ: chim cuốc,
con mèo, (tên gọi đặt theo tiếng kêu) Cách đặt tên cho các kí hiệu hóa học
thường có lí do khách quan, chẳng hạn như:
Clo: tên gọi có nguồn gốc Hy Lạp là Khloros nghĩa là “màu xanh lá cây” Flo: tên gọi có nguồn gốc do từ La tinh Fluor có nghĩa “trôi chảy, lưu
động”
Trang 24Việc lựa chọn đặc trưng của đối tượng được định danh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện sống, lao động, truyền thống, hoàn cảnh địa lí, cách tư duy của mỗi dân tộc Vì vậy, mỗi ngôn ngữ có thể chọn những đặc trưng khác nhau của cùng một sự vật - hiện tượng để đặt tên
Ví dụ: Người Việt gọi một loài rau thơm là rau mùi Người Trung Quốc lại gọi là hồ tuy do Hồ là tên do người Trung Quốc cổ đại gọi các khu vực Trung Á, Ấn Độ và tuy có nghĩa là “ngọn, lá tản mạn” Như vậy, người Trung
Quốc gọi tên dựa trên nguồn gốc xuất xứ và hình dáng lá Còn người Việt căn
cứ vào mùi của loài cây ấy
Như vậy, “mỗi ngôn ngữ có thể biểu lộ thiên hướng lấy những đặc trưng
có tính chất nhất định để làm cơ sở gọi tên Do đó, giá trị của cùng một đặc trưng trong từng ngôn ngữ là không như nhau Dung lượng ý nghĩa của các
từ - tên gọi sẽ phụ thuộc vào những đặc trưng được lựa chọn” [28, tr.214]
Đặc trưng văn hóa - dân tộc không chỉ bộc lộ ở xu hướng chọn đặc trưng nào (màu sắc hay hình dáng ) của bản thân đối tượng mà còn bộc lộ ở cả tính chất đặc trưng - chủ quan hay khách quan, phụ thuộc vào chủ thể hay khách thể được định danh Cụ thể là, tên gọi của cùng một đối tượng nào đó ngoài thế giới khách quan trong ngôn ngữ này được dựa trên đặc trưng có tính chất chủ quan, trong khi ở ngôn ngữ khác dựa trên đặc trưng có tính khách quan
Nguyễn Đức Tồn cho rằng “Đó là lí do mà mỗi tộc người chọn đặc điểm để
định danh đối tượng theo cách riêng của mình, và cùng một đối tượng trong các ngôn ngữ khác nhau sẽ được gọi tên theo các cách khác nhau” [28, tr.218]
Ví dụ: Cùng một món ăn, người Việt gọi là mì tôm dựa trên nguyên liệu chế biến, còn người Anh gọi là instant noodle (mì ăn ngay/ăn liền) dựa trên sự
đánh giá chủ quan có thể sử dụng ngay món ăn này mà không cần nấu nướng Như vậy, người Việt đặt tên cho sự vật dựa trên đặc trưng có tính chất khách quan, còn người Anh dựa trên đặc trưng mang tính chủ quan để định danh
Trang 25Việc lựa chọn đặc trưng làm cơ sở cho tên gọi đối tượng nói trên đã quy định hình thái bên trong của từ Hình thái bên trong của một định danh được biểu hiện bằng từ là phương thức đặc dân tộc nhờ nó mà một dân tộc nhất định biểu hiện được tư tưởng, tình cảm của mình trong ngôn ngữ và là điều
kiện để phân biệt ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác Vì vậy, “hai từ của hai
ngôn ngữ thoạt nhìn tưởng có vẻ tương đương, biểu hiện những ý nghĩa từ vựng đồng nhất, vẫn có thể có cái không đồng nhất, bởi vì trong các từ ấy còn hàm chứa cả những “quan điểm” khác nhau được lưu giữ lại ở hình thái bên trong của từ” [28, tr.220]
Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn trong “Đặc trưng văn hóa - dân tộc của
ngôn ngữ và tư duy”, khi nghiên cứu và tiến hành khảo sát đặc điểm định
danh của một ngôn ngữ cần căn cứ vào các tiêu chí sau:
- Nguồn gốc tên gọi
- Kiểu ngữ nghĩa của tên gọi
- Cách thức biểu thị của tên gọi [28, tr.220-221]
1.2.2.3 Các thủ pháp định danh
Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc trong ngôn ngữ qua vấn đề định danh, ngoài việc tìm hiểu các đặc điểm về định danh theo ba tiêu chí nêu trên
thì cách thức định danh cũng là một vấn đề quan trọng “Đặc trưng văn hóa -
dân tộc của định danh ngôn ngữ được biểu hiện không chỉ ở việc quy loại và tách chọn đặc trưng để gọi tên đối tượng, mà còn được biểu hiện cả ở “kĩ thuật ngôn ngữ” (thuật ngữ của B.A Sereprennhicôp) trong việc định danh”
Trang 26- Cấu tạo các biểu ngữ đặc trưng
- Mô phỏng âm thanh
-Phái sinh
-Ghép từ
- Vay mượn
- Sự chuyển nghĩa của từ [28, tr.222]
Các thủ pháp định danh là chung cho tất cả các ngôn ngữ, tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm loại hình ngôn ngữ mà mỗi ngôn ngữ chọn những thủ pháp khác nhau
1.3 Đặc điểm dân tộc trong quá trình chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng của từ
Có thể nói, nghĩa của từ là kết quả phản ánh hiện thực nhưng là sự phản ánh đặc biệt qua ý thức của con người với tư cách đại diện của một cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ nhất định Trải qua quá trình hình thành, phát triển, mỗi dân tộc tích lũy và lưu trữ nhiều kinh nghiệm lịch sử - xã hội, được lưu giữ
một phần không nhỏ trong ngôn ngữ “Chúng ta có thể nghiên cứu kinh
nghiệm lịch sử - xã hội nói riêng, lịch sử tư tưởng nói chung, của một dân tộc qua ý nghĩa của từ, qua lịch sử ngôn ngữ của dân tộc ấy” [28, tr.311]
Trong tác phẩm“Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” ,
tác giả Nguyễn Đức Tồn chỉ ra hai loại từ ngữ trong ý nghĩa có biểu hiện đặc trưng văn hóa dân tộc :
Loại thứ nhất: Các từ ngữ chỉ cùng một hiện tượng hay những hiện tượng tương tự nhau tồn tại song song trong các nền văn hóa ngôn ngữ nhưng
có hàm nghĩa văn hóa khác nhau
Ví dụ: Tác giả Lý Toàn Thắng trong cuốn "Ngôn ngữ học tri nhận - Từ lí
thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt" có đưa ra ví dụ sau: trong các từ có
ý nghĩa cùng chỉ sự vận động “ra” thì từ tiếng Việt có ý nghĩa lựa chọn và
Trang 27nhấn mạnh vào toàn bộ đường di chuyển của quá trình vận động từ trong ra ngoài, còn từ trong các ngôn ngữ khác như: tiếng Anh, Nga, Pháp lại có ý nghĩa thể hiện sự chú tâm đến hướng di chuyển Ra lẫn hướng di chuyển Vào Hơn nữa, đối với tiếng Việt đường di chuyển ra chỉ bó hẹp trong khuôn khổ một không gian nhất định nhưng ba thứ tiếng trên thì không thấy diễn ra điều này [14, tr.217]
Loại thứ hai: Các từ ngữ đặc văn hóa , nghĩa là các từ ngữ chỉ những
hiện tượng văn hóa chỉ có ở dân tộc này mà không có ở những dân tộc khác Các từ ngữ này tạo nên những ô trống trong "bức tranh ngôn ngữ về thế giới" khi so sánh ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau Cùng với điều này là vấn đề dịch các đơn vị ngôn ngữ của cộng đồng văn hóa này sang ngôn ngữ của cộng đồng văn hóa khác rất khó có thể dịch được nguyên vẹn, truyền tải được đầy
đủ ý nghĩa của nó [28, tr.313]
Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn, để tìm hiểu ý nghĩa của từ cần phân tích nghĩa vị trong cấu trúc ý nghĩa của từng đơn vị sau đó khái quát và mô hình hóa cấu trúc nghĩa theo các bước sau: xác định các thành tố, nét nghĩa trung tâm và các thành tố, nét nghĩa ngoại vi
Đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện rõ nét trong ý nghĩa của từ, chính vì vậy khi nghiên cứu ý nghĩa của từ không thể không chú ý tới quy luật chuyển nghĩa của từ trong các ngôn ngữ Sự chuyển nghĩa của từ làm phong phú thêm hệ thống các từ định danh trong mỗi ngôn ngữ
Ví dụ: Từ "đồng hồ" theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt là "dụng cụ
đo giờ, phút, giây một cách chính xác" [11, tr.332]
Từ đồng hồ đi vào các tên gọi: "đồng hồ điện", "đồng hồ nước", "đồng
hồ xăng", khi đó đồng hồ lại mang ý nghĩa: dụng cụ để đo có hình thức giống
đồng hồ
Trang 28Hai phương thức chuyển nghĩa từ thường gặp trong các ngôn ngữ là: ẩn
dụ và hoán dụ Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn, trong quá trình chuyển nghĩa của từ tính đặc thù của từng dân tộc được thể hiện rõ nét với hai điểm đáng chú ý:
- Một số dạng chuyển nghĩa chỉ tồn tại trong ngôn ngữ này mà không có trong ngôn ngữ khác
- Việc chọn đặc trưng của đối tượng làm cơ sở trong quá trình chuyển nghĩa bị quy định bởi những phẩm chất, thuộc tính của đối tượng được cộng đồng ngôn ngữ tập trung chú ý đến [28, tr.376]
Đặc trưng văn hóa dân tộc của từ còn được thể hiện đậm nét trong ý nghĩa biểu trưng của nó Điều này cho thấy sự đối lập khá lớn giữa cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá khác nhau
Ví dụ: Trong quan niệm của người Việt Nam, rắn là con vật hiểm ác, tinh quái và gian xảo Khi nhắc đến rắn, người Việt Nam bao giờ cũng kèm
theo những điều xấu như: “miệng hùm nọc rắn” chỉ nơi nguy hiểm, “Khẩu
Phật tâm xà” chỉ những người miệng nói điều tốt lành, nhân đức nhưng trong
tâm thì vô cùng hiểm độc Ngược lại, ở Ai Cập, rắn là biểu tượng của thánh thần, sự thông thái và khả năng tiên tri về tương lai Rắn được coi là thần hộ mệnh cho các bậc vua chúa nên vương miện của các pha-ra-ông thường chạm trổ hình rắn Với người Thái Lan, rắn là âm, là hồn của âm vật, là thần mẹ Do vậy, người Thái không giết rắn một cách bừa bãi Trong văn hoá tâm linh của
họ, rắn là con vật linh thiêng, mang lại may mắn cho con người Đó là lý do tại sao ở Thái Lan có khá nhiều ngôi đền thờ rắn Tại các chùa, thường đặt một đôi rắn vàng và rắn trắng Rắn vàng tượng trưng cho đất Rắn trắng tượng trưng cho nước Sự giao hoà của chúng sẽ tạo ra cuộc sống yên lành, sự no ấm của con người
Trang 29Tóm lại, ngôn ngữ phản ánh và lưu giữ những đặc điểm văn hóa của từng dân tộc Bên cạnh những yếu tố kinh nghiệm - lịch sử xã hội chung, giống nhau giữa các dân tộc, trong ý nghĩa của ngôn ngữ còn lưu giữ những đặc điểm riêng biệt trong một nền văn hóa nhất định mà không có ở ngôn ngữ khác
1.4 Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã trình bày một số vấn đề về lí thuyết liên quan đến việc giải quyết đề tài luận văn Đó là vấn đề khái quát về văn hóa, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa; khái niệm định danh và đặc điểm định danh, trong đó luận văn đã tập trung vào các vấn đề đặc điểm quy loại khái niệm, đặc điểm
về việc lựa chọn đặc trưng cũng như các thủ pháp định danh ngôn ngữ
Đồng thời luạn văn cũng đã trình bày khái quát khái niệm nghĩa của từ, phương thức chuyển nghĩa của từ, đặc trưng văn hóa dân tộc của sự chuyển nghĩa và ý nghĩa biểu trưng
Việc tìm hiểu đặc điểm định danh của trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Mông tạo điều kiện cho chúng tôi dựa vào ngôn từ để giải mã, làm
rõ hơn những vấn đề liên quan đến đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ
và tư duy Những lí thuyết đã được trình bày ở trên sẽ là nền tảng lí luận cơ bản, làm cơ sở cho chúng tôi có thể triển khai nghiên cứu ở các chương tiếp theo
Trang 30Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH TRƯỜNG TỪ VỰNG -
NGỮ NGHĨA TÊN GỌI THỰC VẬT TRONG TIẾNG MÔNG 2.1 Người Mông và tiếng Mông ở Việt Nam
Theo thống kê, dân tộc Mông là dân tộc thiểu số với hơn 80 vạn người, đứng hàng thứ 8 và chiếm 1% so với dân số chung của cả nước (2007) Dân tộc Mông có 5 ngành chính là Mông Trắng (Hmôngz Đơưz), Mông Hoa (Hmôngz Lênhl), Mông Đỏ (Hmôngz Siz), Mông Đen (Hmôngz Đuz) và Mông Xanh (Hmôngz Suô) Dân tộc Mông cư trú trên địa bàn 16 tỉnh trong cả nước, trong đó có 6 tỉnh có đông người Mông cư trú nhất là: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Điện Biên Còn lại 10 tỉnh khác như: Bắc Cạn, Thái nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Lâm Đồng, Lạng Sơn đều có cư dân Mông
Tiếng Mông nằm trong nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, là loại hình ngôn ngữ đơn lập, đơn tiết, có thanh điệu, không biến hóa hình thái, có âm tiết và cấu tạo ngữ pháp tương đối gần gũi với tiếng Việt
Vốn từ vựng cơ bản của tiếng Mông khá phong phú, bao gồm những từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, vật trong xã hội như cây cối, con vật, thời gian, không gian, tâm trạng Với đủ các loại từ: danh từ, động từ, tính từ, số từ, phụ từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ Ngoài vốn từ có nguồn gốc Mông thì tiếng Mông có sự vay mượn từ của các ngôn ngữ khác như: tiếng Hán, tiếng Việt và tiếng Thái để làm phong phú hơn vốn từ của mình Các khái niệm trừu tượng, từ chính trị -
xã hội, từ khoa học kĩ thuật thường vay mượn của tiếng Việt Điều này có tác dụng làm cho sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa người Mông và người Việt diễn ra thuận lợi, quá trình tiếp thu tiếng Việt của người Mông cũng nhanh hơn, tốt hơn
Trang 31Về mặt chữ viết, người Mông là một trong số các dân tộc thiểu số có chữ viết riêng của mình Chữ viết của người Mông ở Việt Nam ra đời vào năm
1957 trên cơ sở La tinh hóa và chọn ngữ âm Mông Hoa (Hmôngz Lênhl) vùng Sa Pa tỉnh Lào Cai làm âm tiêu chuẩn của bộ chữ Mông Việt Nam Nhìn chung cấu trúc âm tiết của ngôn ngữ Mông là hoàn toàn mở và ngạc hóa Khác với ngôn ngữ Việt, cấu trúc âm tiết của ngôn ngữ Mông không có âm tiết tận cùng bằng phụ âm khép môi như: “m”, “p” và phụ âm tắc như: “n”,
“t”, “c”, “ch” Trong khi đó, trong tiếng Việt loại những âm tiết như thế này lại xuất hiện rất phong phú và đa dạng Do vậy, cấu trúc âm tiết của tiếng Mông tương đối đơn giản, người học dễ dàng tiếp cận và sử dụng tiếng Mông
Có thể nói, sự hình thành và phát triển của chữ Mông gắn liền với sự tồn tại và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Mông Với nền tảng là vốn từ vựng phong phú cộng với hệ thống chữ viết là 58 phụ âm, 11 nguyên
âm và 8 thanh điệu được biểu thị bằng 7 con chữ đặt ở cuối âm tiết Còn thanh không dấu của tiếng Mông tương đương với thanh không dấu của tiếng Việt, thì không được dùng kí hiệu để biểu thị
Tiếng Mông có khả năng diễn đạt được mọi khía cạnh của cuộc sống vật chất và tinh thần của người Mông Chính vì vậy, người Mông đã sáng tạo ra một kho tàng văn học dân gian phong phú như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích
2.2 Đặc điểm định danh của tên gọi thực vật trong tiếng Mông
Như đã nói trên đây, tiếng Mông có vốn từ phong phú, đa dạng Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của sự đa dạng này là số lượng từ chỉ thực vật khá lớn Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 367 từ chỉ thực vật trong tiếng Mông, còn trong tiếng Việt có 635 từ chỉ thực vật Đặc điểm định danh thực vật trong tiếng Mông được thể hiện ở những điểm sau
Trang 322.2.1 Đặc điểm định danh của tên gọi thực vật trong tiếng Mông xét theo nguồn gốc
Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn trong cuốn “Đặc trưng văn hóa - dân tộc
của ngôn ngữ và tư duy”, khi xem xét nguồn gốc tên gọi cần chú ý tới các
khía cạnh: các tên gọi có nguồn gốc thuần và các tên gọi có nguồn gốc vay mượn từ các ngôn ngữ khác [28, tr.226]
Từ có nguồn gốc thuần Mông ở đây là các từ cơ bản, được hình thành từ lâu đời, có sẵn trong ngôn ngữ Mông hoặc dựa trên những yếu tố ngôn ngữ đã
có trong tiếng Mông để sáng tạo ra những tên gọi mới Từ có nguồn gốc vay mượn trong tiếng Mông xuất hiện trong quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa dân tộc Mông với các dân tộc khác, cụ thể là với người Việt và người Hán Trong
số các yếu tố: từ vựng, cú pháp, ngữ âm thì sự vay mượn diễn ra dễ dàng và nhiều hơn cả là sự vay mượn từ vựng Hiệu quả của việc vay mượn này đã làm phong phú thêm kho từ vựng của mỗi dân tộc, trong đó có từ vựng của tiếng Mông
Từ phương diện nguồn gốc mà xét thì trường từ vựng chỉ thực vật trong tiếng Mông và tiếng Việt gồm hai bộ phận cơ bản: từ thuần và từ vay mượn Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, trong tiếng Mông số lượng từ thuần Mông chiếm ưu thế với 96,5% (354/367), từ vay mượn chỉ chiếm 3,5% (13/367), trong tiếng Việt số lượng từ thuần chiếm 82,4% (523/635), từ vay mượn chiếm 17,6% (112/635) [16]
Những tên gọi thực vật thuần Mông phản ánh rất rõ đặc điểm nền kinh tế
nông nghiệp du canh, gắn bó với núi rừng và nương rẫy của người dân tộc:
max (cây đay), tsơưz kuk (chuối rừng),lưv tsiz kuk (cây vải rừng),txir khơưz tox grênhz (quả me tròn ở rừng), ntông flar tôngx (cây gỗ nghiến), ntông ntôngx (gỗ lát)
Trang 33Đối với tên gọi thực vật có nguồn gốc vay mượn trong tiếng Mông thì có thể nhận thấy có sự vay mượn của hai ngôn ngữ: tiếng Hán và tiếng Việt Trong 13 tên gọi vay mượn, từ mượn của tiếng Hán chiếm 46,2% (6/13), từ mượn của tiếng Việt chiếm 53,8% (7/13)
Tiếng Hán là một ngôn ngữ có quan hệ lâu đời với tiếng Mông, do người Mông cư trú ở những khu vực có biên giới giáp với Trung Quốc nên đã chịu ảnh
hưởng của văn hóa người Hán từ sớm Ngoài ra, tiếng Mông chịu ảnh hưởng sâu sắc của tiếng Việt Từ mượn tiếng Việt có thể chia nhỏ thành hai loại:
- Từ mượn tiếng Việt theo cách giữ nguyên dạng : là những từ được giữ nguyên dạng cả những âm không có trong hệ thống âm vị tiếng Mông; Ví dụ:
txir hồng tiên = quả lạc tiên, hoặc những từ vay mượn tiếng nước ngoài được tiếng Việt phiên âm như: cao su
- Từ mượn tiếng Việt nhưng đã có sự biến đổi ngữ âm phù hợp với cách đọc của người Mông; Ví dụ:
Tiếng Việt Tiếng Mông Mít Mix
Muỗng Môngk Rau diếp Jâuz njêl Đậu Hà Lan Tâuv Hax Lan Rau bắp cải Jâuz krưr Ngày nay, xu hướng chịu ảnh hưởng của tiếng Việt đối với tiếng Mông ngày càng tăng, điều này bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực Tích cực ở chỗ
nó làm phong phú hơn cho hệ thống từ vựng tiếng Mông, làm cho sự giao lưu tiếp xúc giữa người Việt và người Mông đơn giản hơn, dễ hiểu hơn, thế hệ trẻ của dân dộc Mông cũng vì thế nói tiếng Việt chuẩn hơn so với những thế hệ cha anh Bên cạnh mặt tích cực ấy, vấn đề giữ gìn tiếng dân tộc, tiếng mẹ đẻ của người Mông cũng trở nên khó khăn hơn, bởi lẽ số lượng thanh niên người
Trang 34Mông biết và sử dụng tiếng mẹ đẻ ngày càng ít, đặc biệt là những thanh niên sinh ra, lớn lên ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn
Trong tiếng Việt, các tên gọi thực vật có nguồn gốc vay mượn của tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn - Âu Trong số 112 tên gọi thực vật được vay mượn,
thì số tên gọi mượn của tiếng Hán chiếm 90,2% (101/112); Ví dụ: bách nhật,
bạch dương, bạch đồng nữ Từ mượn của các ngôn ngữ Ấn - Âu chiếm 9,8%
(11/112); Ví dụ: oliu, súp lơ, tigôn, xà lách [16]
Kết quả khảo sát trên có thể tổng hợp trong bảng sau:
BẢNG 2.1: Bảng tổng hợp từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Mông và Tiếng Việt xét theo nguồn gốc
Bảng tổng hợp trên cho phép nêu lên nhận xét sau:
1 Khi định danh thực vật, tỉ lệ từ thuần trong tiếng Mông cao hơn so với tiếng Việt (Mông 96,5%; Việt 82,4%), tỉ lệ từ vay mượn trong tiếng Mông thấp hơn so với tiếng Việt (Mông 3,5%; Việt 17,6%) Qua đó có thể thấy, các tên gọi thực vật thường là những tên gọi vốn có từ lâu đời của người Mông Người Mông gần như đã có đủ từ ngữ để gọi tên tất cả các loài cây cối tồn tại trong thế giới xung quanh của mình Do vậy trong bức tranh ngôn ngữ về thực vật của người Mông có ít ô trống hơn so với bức tranh ngôn ngữ tương ứng ở người Việt
2 Riêng về từ vay mượn, tỉ lệ từ vay mượn trong tiếng Mông thấp hơn
so với tiếng Việt (Mông 3,5%; Việt 17,6%), hơn nữa trong tiếng Mông không
Trang 35có các từ vay mượn từ các ngôn ngữ Ấn - Âu như trong tiếng Việt Qua đó có thể thấy, người Mông hầu như sống tách biệt, ít có sự giao lưu tiếp xúc với thế giới bên ngoài, ngoài hai dân tộc có quan hệ tiếp xúc lâu đời là Việt và Hán Hệ thực vật nhập nội của người Mông kém phong phú hơn so với hệ thực vật của người Việt Sở dĩ như vậy vì người Mông sống chủ yếu ở khu vực miền núi, điều kiện giao thương với bên ngoài khó khăn do đường xá giao thông cách trở, lối sống tự cung tự cấp, nên hệ thực vật chủ yếu là những cây có nguồn gốc lâu đời, ít nhập các loại cây từ nơi khác, cộng thêm điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng không thuận lợi nên rất kén giống cây Ngược lại, người Việt cư trú ở khu vực đồng bằng đất đai canh tác nhiều, phì nhiêu, đường xá giao thông thuận lợi nên có thể du nhập nhiều giống cây từ nước
ngoài và mượn luôn cách định danh đó; Ví dụ:, cà phê, cà rốt, cao su, ca cao,
cu li, Điều này cho thấy điều kiện tự nhiên đã có ảnh hưởng quyết định đến
điều kiện kinh tế và từ đó có ảnh hưởng rất quan trọng đến ngôn ngữ
2.2.2 Đặc điểm định danh của tên gọi thực vật trong tiếng Mông xét theo cách thức biểu thị
Để nghiên cứu đặc điểm định danh thực vật theo tham tố cách thức biểu thị, V.G Gac chỉ ra rằng, cần tìm hiểu các phương diện sau: tên gọi được đặt theo lối hòa kết hay phân tích, mức độ về tính rõ lí do của tên gọi và cách chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở định danh [dẫn theo 28, tr.239]
2.2.2.1 Cách thức biểu thị của tên gọi thực vật xét theo đặc điểm cấu tạo hòa kết hay phân tích
Khi định danh một sự vật, hiện tượng nói chung, người ta thường sử dụng hai cách là định danh theo lối hòa kết hoặc phân tích
Trong luận văn này định danh hòa kết được chúng tôi hiểu là định danh
bằng từ đơn, hoặc từ láy, nghĩa là các đặc trưng định danh thực vật được thể
hiện hòa đồng trong phạm vi chỉ một âm tiết Định danh theo lối phân tích là
Trang 36cách định danh bằng từ ghép, nghĩa là mỗi đặc trưng định danh được thể hiện bằng một từ tố riêng Từ ghép là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại tạo thành một ý nghĩa chung Có hai kiểu từ ghép: từ ghép chính - phụ và từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ là những từ ghép giữa hai từ tố có quan hệ
chính phụ, ví dụ như: pax nyuô blêiv (hoa hồng), tsơưz tênhv (chuối tiêu), txir
đuôx (quả đào) Từ ghép đẳng lập là những từ ghép trong đó hai từ tố bình
đẳng đối với nhau, không từ tố nào là chính, từ tố nào là phụ, cả hai từ tố góp
nghĩa với nhau để cho nghĩa mới của toàn từ ghép, ví dụ: nox hâuk (ăn uống),
zuôr muôl ( mua bán), liêz đuz (đỏ đen),
Kết quả thống kê trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Mông và tiếng Việt của chúng tôi cho thấy: trong 54 tên gọi thực vật ở tiếng Mông được định danh theo lối hòa kết, chiếm 37% (20/54), số tên gọi định danh theo lối phân tích (từ ghép) chiếm 63% (34/54) Với tiếng Việt, trong 635 từ ngữ chỉ thực vật, số tên gọi được định danh theo lối hòa kết chiếm 35,4% (225/635), định danh theo lối phân tích chiếm 64,6% (410/635)[16]
Về tên gọi theo lối hòa kết: trong 105 tên gọi theo lối hòa kết của tiếng
Mông, số từ đơn chiếm 85,7% (90/105); Ví dụ: kriêr (gừng), lưk (cà), khơưz
(mận), tâuv (đỗ), blêx (lúa), tsơưz (chuối), điaz (dưa), tâuz (bí), … từ láy
chiếm 14,3% (15/105); Ví dụ: tâuz tưs (bí xanh), ntông ntôngx (gỗ lát), blêx
blâuv (lúa nếp), điz đêx (dưa hấu) …
Với tên gọi theo lối phân tích, kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy: trong 54 tên gọi theo lối phân tích, người Mông không sử dụng lối ghép đẳng lập mà chỉ dùng phương thức ghép chính - phụ để định danh Một số cách ghép thường được sử dụng như sau:
- Hai danh từ kết hợp với nhau trong đó một danh từ đóng vai trò chính với nghĩa là cái được xác định, danh từ còn lại đóng vai trò là thành phần bổ ngữ nhằm làm rõ thêm ý nghĩa, cụ thể hóa cho danh từ trước nó theo cấu trúc sau:
Trang 37Danh từ + Danh từ Chính Phụ
Số lượng từ chỉ thực vật định danh theo cách trên chiếm 52,3% (78/149);
Ví dụ: kok đêx (khoai nước), blêx têz (lúa nương), kok ntông (củ sắn)
- Cách cấu tạo từ ghép thường gặp nữa là sự kết hợp của một danh từ và một tính từ
Danh từ + Tính từ Các tên gọi định danh theo cách này chiếm 47,7% (71/149) Trong cách kết hợp này có thể chia thành hai nhóm nhỏ:
+ Danh từ kết hợp cùng tính từ chỉ màu sắc chiếm 77,5% (55/71); Ví dụ:
tâuz đax (bí đỏ), caz tsiz đuz(mía tím),kok liêz (khoai tím-khoai đỏ), blêx nyar (thóc cẩm-mầu tím), jâuz đơưz (rau cải trắng) …
+ Danh từ kết hợp cùng tính từ chỉ tính chất, mùi vị chiếm 22,5%
(16/71): Kok tsư ha(khoai sọ-khoai hương), txir blêi kâuz (khế chua), txir blêi
kaz jiz (khế ngọt), …
Đối với tiếng Việt, trong 225 tên gọi được cấu tạo theo lối hòa kết thì tên
gọi là từ đơn chiếm 90,7% (204/225); Ví dụ: tên gọi là từ đơn: bầu, bèo,
bông, bưởi, hành, hồi, huệ, hoè Tên gọi thực vật là từ láy chiếm 9,3%
(21/225); Ví dụ: chôm chôm, chút chít, dành dành, thài lài,
Kết quả khảo sát trên có thể tổng hợp trong bảng sau:
BẢNG 2.2: Bảng tổng hợp cách cấu tạo từ chỉ thực vật trong tiếng
Tiếng Mông và tiếng Việt
Trang 38Bảng tổng hợp trên cho phép nêu lên nhận xét sau:
1 Như vậy, số lượng tên gọi thực vật định danh theo lối hòa kết trong tiếng Mông (37%) cao hơn so với tiếng Việt (35,4%), ngược lại cách định danh theo lối phân tích trong tiếng Mông (63%) thấp hơn so với tiếng Việt (64,6%) Kết quả đó cho thấy, trong cách cấu tạo tên gọi để định danh thực vật của tiếng Mông và tiếng Việt không giống nhau Tiếng Mông khi định danh thực vật chủ yếu sử dụng tên gọi theo lối hòa kết hay tổng hợp còn người Việt chủ yếu là theo phương thức ghép (phân tích tính) Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận xét trên đây: các từ ngữ chỉ thực vật là những từ ngữ
cơ bản có từ rất lâu đời trong tiếng Mông
2 Tuy có sự khác nhau trong cách cấu tạo tên gọi nhưng giữa hai ngôn ngữ vẫn có những mối tương quan, trong 143 từ ngữ chỉ thực vật cùng có trong cả hai ngôn ngữ, có các cách biểu thị sau:
- Cùng một loài thực vật được biểu thị như nhau trong hai ngôn ngữ bằng một tên gọi theo lối hòa kết Số lượng từ này là 51,7% (74/143) Ví dụ:
như:
Lâux vas = rau má
Kok ntông = cây sắn (củ sắn)
Jâuz krưr = cải bắp
Trang 39- Tên gọi của một loài thực vật được biểu thị theo phương thức hòa kết trong tiếng Mông nhưng được biểu thị theo lối phân tích trong tiếng Việt Số lượng từ ngữ này chiếm 19,6% (28/143), ví dụ:
hmaz - cây dây leo
shôngz - tre nứa
tâux - cây lau, cây sậy
nhov - cỏ lá kim
đrox - cỏ lá rộng…
- Cùng một loài thực vật nhưng được biểu thị bằng phương thức phân tích trong tiếng Mông, nhưng ở tiếng Việt lại biểu thị bằng phương thức hòa kết Chỉ có 2,1% (3/143) số từ biểu thị theo cách trên; Ví dụ:
Car thênhx - mây
Shôngz trơưv - trúc
Lưv tsiz - nhãn
Từ phân tích trên một lần nữa chúng ta có thêm chứng cứ để khẳng định trong tiếng Mông tên gọi thực vật được định danh chủ yếu theo phương thức hòa kết, ngược lại trong tiếng Việt tên gọi thực vật được định danh theo lối phân tích là chính Điều đó chứng tỏ loại hình ngôn ngữ có liên quan rất lớn đối với việc định danh thực vật nói riêng và việc định danh nói chung
2.2.2.2 Mức độ rõ lí do của tên gọi
Trong cuốn “Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “mọi sự vật hiện tượng đều có lí do - đó là lí do
chủ quan hoặc lí do khách quan, chỉ có điều chúng ta đã tìm ra, đã rõ lí do hay chưa mà thôi” [28, tr.248] Với quan điểm như trên, chúng tôi đi tìm hiểu
lí do của tên gọi thực vật trong tiếng Mông (có so sánh với tiếng Việt) Để tìm hiểu lí do của các tên gọi thực vật có thể chia thành các loại sau:
Trang 40a, Mức độ rõ lí do của tên gọi là từ đơn
Khi tìm hiểu lí do của các tên gọi là từ đơn có hai cách được các nhà nghiên cứu thường sử dụng: tìm hiểu xem từ đó mô phỏng âm thanh hay được tạo trên cơ sở sự chuyển nghĩa nào Qua khảo sát hệ thống các từ chỉ thực vật của tiếng Mông và tiếng Việt, chúng tôi thấy, trong 208 tên gọi thực vật là từ đơn, các tên gọi có thể tìm rõ ngay lí do chiếm 2,4% (5/208), tên gọi chưa tìm
rõ lí do chiếm 97,6% (203/208) Các tên gọi thực vật rõ ngay lí do trong tiếng
Mông gồm các tên gọi sau: njê, krưr
- Njê (cây rong) chỉ đặc điểm của chiếc lá rộng, phía cuối lá có hình mũi
nhọn, từ “nhọn” trong tiếng Việt chính là từ “njê” trong tiếng Mông
- Krưr (bắp cải) chỉ đặc điểm cuộn tròn các lá lại với nhau, từ “krưr” có
nghĩa là cuộn lại, bó lại
Đối với tiếng Việt, số lượng các từ ngữ có thể nhận ra ngay lí do cũng rất hiếm Trong 225 tên gọi thực vật là từ đơn số tên gọi có thể rõ ngay lí do chiếm 2,7% (6/225), tên gọi chưa rõ lí do chiếm 97,3% (219/225) Các tên gọi
định danh rõ lí do gồm: bách, chổi, dầu, hồng, mùi, nâu
- Bách được định danh do loại cây này có tuổi thọ được cho là cao nhất trong các loại cây Bách ở đây chỉ số lượng tuổi cây
- Chổi dựa trên công dụng của loại cây là dùng để làm chổi quét nhà
- Dầu loại cây tiết ra chất dầu dùng để pha sơn Loại cây này được định
danh dựa trên đặc điểm loại cây
- Hồng để định danh loài hoa có màu hồng
- Mùi: mùi là loại rau thường để ăn sống, làm gia vị có mùi thơm dễ
chịu
- Nâu: là từ dùng để định danh dựa trên màu sắc của củ
Kết quả trên có thể tổng hợp trong bảng sau: