1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tham nhũng và chống tham nhũng

14 1,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 137,5 KB
File đính kèm tham nhung và phòng chống tham nhũng.rar (25 KB)

Nội dung

Tham nhũng nảy sinh, tồn tại và hoành hành do sự hư hỏng, biến chất không chỉ của những người có chức quyền mà còn của cả những người được giao thực hiện những công vụ bình t

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Mở đầu cho một bài viết về Tham nhũng - nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa được đăng trên Tạp chí Cộng sản, viết: "Nhận thức chung về tham nhũng được

đa số thừa nhận, đó là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước Nó hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, giàu nghèo, phát triển hay đang phát triển hoặc kém phát triển Tham nhũng nảy sinh, tồn tại và hoành hành do sự hư hỏng, biến chất không chỉ của những người có chức quyền mà còn của cả những người được giao thực hiện những công vụ bình thường đã làm biến dạng quyền hạn và công vụ được giao phó Nói cách khác, quyền hạn hay công vụ trao cho họ đáng lý ra phải được thực hiện vì lợi ích chung của cả xã hội thì lại bị lạm dụng vào mục đích trục lợi cho riêng cá nhân."

Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) 2015, xếp hạng 168 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia trong nước về tham nhũng trong khu vực công Năm 2015, Việt Nam đứng thứ 112/168 trên bảng xếp hạng toàn cầu Theo TI, tình hình tham nhũng ở Việt Nam nghiêm trọng hơn so với một số nước ở châu Á, như Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,

Ở Việt Nam, tình hình tham nhũng ngày càng tinh vi, với những biểu hiện vừa phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành Trước đây, tham nhũng chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực kinh tế, nhưng ngày nay đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng, chống dịch bệnh… Tham nhũng xảy ra ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, là những cơ quan cầm cân, nảy mực, đại diện cho công lý và công bằng xã hội, như công an, VKS, Tòa án Tình trạng tham nhũng

“vặt” và tham nhũng “nhỏ, lẻ”, mà nhiều người gọi là “nhũng nhiễu” hay “chi phí không chính thức” tuy thiệt hại không lớn, có khi chỉ vài chục nghìn đồng mỗi vụ, nhưng diễn ra một cách tràn lan ở nhiều nơi, khiến người dân vô cùng bức xúc

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phòng chống tham nhũng, bước đầu đã có những kết quả nhất định Tuy nhiên, do sự sơ hở của tổ chức bộ máy, sự thiếu đồng bộ và đầy đủ, thậm chí còn nhiều “kẽ hở” của hệ thống chính sách, pháp luật; công tác kiểm tra, giám sát còn thiếu chặt chẽ; việc đấu tranh và xử lý những hành vi tham nhũng chưa kịp thời, chưa thường xuyên, chưa nghiêm, còn tình trạng nể nang, né tránh,… Vì vậy, tình trạng tham nhũng vẫn còn xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực, gây tổn hại cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội, quan trọng hơn là làm giảm lòng tin của nhân dân

Vì vậy ,việc phân tích đề tài “Tham nhũng và chống tham nhũng” sẽ cho

mọi người hiểu rõ hơn về tham nhũng, nguồn gốc và nguyên nhân hình thành tham

Trang 2

nhũng, từ đó xác định những vấn đề cần phải thực hiện để phòng chống tham nhũng trong thời gian tới

Trang 3

CHƯƠNG I THAM NHŨNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THAM NHŨNG

I Khái niệm về tham nhũng

1 Khái niệm

Theo tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng và theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 định nghĩa tham nhũng là hành vi

của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi Người

có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị

có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định: “Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ vì nó không mang gươm mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng ta Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta Nó phá hoại đạo đức cách mạng ta là cần kiệm liêm

-chính”

2. Quan điểm về tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới

+ Nước Đức: Tham nhũng là hiện tượng mất phẩm chất, hối lộ, đút lót, thường xảy ra đối với công chức có quyền hành

+ Thụy Sỹ: Tham nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ chức của tàng lớp có trách nhiệm trong bộ máy Nhà nước Đó là hành vi phạm pháp để phục vụ lợi ích cá nhân (Từ điển Bách Khoa của Thụy Sỹ)

Theo quan điểm chung, tham nhũng là việc quan chức chính phủ sử dụng quyền lực công cho lợi ích tư Tham nhũng khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang chuyển đổi, khi có sự thay đổi, có nhu cầu về thủ tục hành chính,

có sự tư lợi, có quyền lực thì luôn tìm ẩn những mầm móng tham nhũng

Trang 4

Mặc dù được thể hiện theo những cách khác nhau song tham nhũng được hiểu khá thống nhất trong văn hoá pháp lý ở các nước trên thế giới, đó là việc lợi dụng vị trí, quyền hạn thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm trục lợi cá nhân hay nói một cách khác tham nhũng là việc sử dụng hoặc chiếm đoạt bất hợp pháp công quyền hay nguồn lực tập thể

II Hành vi tham nhũng

1 khái niệm

Hành vì tham nhũng là hành vi thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của một

cấu thành tội tham nhũng đã được pháp luật qui định, đó là các hành vi có ý thức, có chủ định

Theo Điều 3 luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 thì hành vi tham nhũng

đoạt tài sản

2 Đặc điểm

Hành vi tham nhũng có hai đặc trưng nổi bật: một là xuất hiện dưới phương

thức tổ chức có đặc trưng khác với hoạt động cá nhân, loại này được gọi là tham

nhũng siêu ngạch với những hình thức chủ yếu như biển lậu thuế có tổ chức, buôn lậu

có tổ chức, làm giả có tổ chức, vơ vét tổ chức, xâm chiếm có tổ chức biểu hiện chủ yếu là xâm chiếm vốn của Nhà nước, hai là được sự hoàn thiện với sự tham gia của quyền lực của một tổ chức nhất định để đạt được mục đích thu được lợi ích hoặc lợi nhuận siêu ngạch.

Về hình thức tham nhũng chủ yếu vẫn thông qua các hành vi tham ô, hối lộ, lộng quyền, sách nhiễu, dùng quyền lực để mưu tư lợi, dùng tiền tài làm càn vi phạm pháp luật, dùng tiền tài thao túng quyền lực, chiếm đoạt quyền lực

Về thủ đoạn, các hành vi tham nhũng được hình thành bằng nhiều cách: kết cấu bên trong, móc ngoặc ngoài nước cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật phức tạp đã làm cho hoạt động tham nhũng ngày một trở nên khó bị phát hiện

Về lĩnh vực: Đối tượng mà các hoạt động tham nhũng săn đuổi nói chung tập trung vào nơi có tiền bạc, nguồn lực, quyền hạn, hợp đồng, tài chính, chức vụ, cơ hội, cho nên các lĩnh vực có tỷ lệ thành án cao trên thế giới ngày nay vẫn là các ngành ngân hàng, tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia, giao thông vận tải, bưu điện, xây dựng, các đề án nước ngoài, các nơi cấp phép hoạt động hoặc thông qua thủ tục hành chính, các cửa khẩu

3 Động cơ tham nhũng

Động cơ tham nhũng được hình thành từ các yếu tố cơ bản như lòng tham, ham muốn vật chất, lòng ham địa vị và quyền lực cao, muốn làm giàu một cách nhanh chóng, muốn có cuộc sống và lối sống hơn người về lợi ích hoặc còn do

Trang 5

nhiều yếu tố như thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí, dễ sa ngã dẫn đến sự không chấp nhận sự mất cân đối giữa nhu càu tiêu dùng với khả năng thu nhập và địa vị công việc của mình.

4 Mục đích tham nhũng

Mục đích của hành vi tham nhũng là cái đích mà người phạm tội đặt ra trong óc mình và mong muốn đạt đến bằng hành vi phạm tội và khi có điều kiện khách quan cho phép thực hiện thì nó dễ trở thành hiện thực

5 Một số phương thức thực hiện hành vi tham nhũng ở Việt Nam

Các hình thức cơ bản của tham nhũng ở nước ta hiện nay vẫn là tham ô, hối lộ, dựa vào quyền lực để sách nhiễu, dùng quyền lực để mưu lợi riêng, dùng tiền để làm chuyện phi pháp và các thủ đoạn mà kẻ phạm tội triệt để lợi dụng là những sơ hở của pháp luật, chính sách, trong các biện pháp tổ chức, quản lý và điều hành Thủ đoạn phạm tội rất đa dạng và phức tạp nhưng thường tập trung ở các dạng sau :

sách, luật pháp của Nhà nước để thu lợi bất chính, phổ biến là lấy đất công để chia nhau, lấy đất của nông dân để bóc lột nông dân như một kiểu phát canh thu tô

- Đề ra hàng loạt các khoản bắt nông dân đóng góp, bưng bít thông tin, thiếu công khai minh bạch để xà xẻo, tư túi

bán điểm

lớn trong các chương trình, dự án kể cả các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học

- Khi xây dựng thì định mức kinh tế - kĩ thuật nâng cao lên, khi thực hiện thì lắt léo để giảm xuống, có lúc có công trình còn trên dưới 50% lấy chênh lệch, chia chác làm cho hàng loạt công trình mặc dù được hội đồng nghiệm thu đánh giá tốt nhưng mới sử dụng đã hư hỏng

kỷ”, có tính quốc tế (nhập tàu, xe cũ, máy móc lạc hậu ) bất chấp hậu quả cho dân và nền kinh tế miễn là có chênh lệch, có hoa hồng

đến hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng mà không tính đến hiệu quả sử dụng

- Sử dụng tiền quỹ công, tiền tín dụng ưu đãi người nghèo, gia đình chính sách

để cho vay lấy lãi, buôn bán lập quỹ đen, mua tặng phẩm có giá tri lớn tặng nhau

- Tạo thành tích giả để tham ô dưới hình thức tiền thưởng, quà cáp, biếu xén nhau ngày lễ, ngày tết, việc hiếu hỷ đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng

dùng xa xỉ về bán lãi chia nhau gây lãng phí và rối loạn thị trường

hoàn thuế giá trị gia tăng để lấy tiền Nhà nước

Trang 6

ăn chặn tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt

Ngoài các thủ đoạn trên, kẻ phạm tội tham nhũng còn lợi dụng triệt để sự buông lỏng về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát để phạm các tội tham ô, hối lộ, sử dụng vốn vào hoạt động không đúng mục đích

III Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng

1. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách ở nước ta còn nhiều kẽ hở

Trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, pháp luật được coi là phương tiện cứng rắn nhất và không thể thiếu được Lịch sử đấu tranh chống tham nhũng trên phạm vi toàn thế giới cho thấy, nếu thiếu phương tiện pháp luật thì cuộc đấu tranh này chỉ là cuộc chiến nửa vời dọa tham nhũng chứ không diệt được tham nhũng Vai trò của pháp luật trong đấu tranh chống tham nhũng được thể hiện ở nhiều nội dung khác nhau, từ việc xác định thế nào là tham nhũng, các loại hành vi tham nhũng, các biện pháp phòng ngừa, các loại chế tài cho tới hình thức và biện pháp xử lý tham nhũng Ở một cách phân chia tương đối, pháp luật liên quan đến tham nhũng được sử dụng trên hai phương diện: Phòng ngừa tham nhũng và xử lý tham nhũng

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa được các cơ quan, ban ngành chú ý đúng mức, nên việc chưa nắm rõ các quy định và chế tài về tham nhũng, dẫn đến chưa răn đe được cán bộ, viên chức

Tệ tham nhũng nói chung và các tội phạm có tính chất tham nhũng phát triển phổ biến và gây hậu quả hết sức nghiêm trọng như hiện nay chủ yếu và trước hết do những sai làm, khuyết điểm trong hoạt động của nhiều cơ quan Đảng và Nhà nước và

do sự thoái hoá biến chất của một bộ phận cán bộ, Đảng viên

Ý thức tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên còn yếu Biểu hiện cụ thể là chưa có cán bộ, đảng viên nào phạm pháp hoặc có hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí được phát hiện do kết quả của phê bình và tự phê bình trong nội bộ

2. Do bản chất của nền kinh tế thị trường

Ngày nay sự phát triển của kinh tế thị trường là không thể phủ nhận được, tuy nhiên do bản chất của nền kinh tế thị trường, của việc tự do hoá cạnh tranh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tệ tham nhũng Trong nền kinh tế thị trường vai trò của đồng tiền được đặt lên rất cao Có không ít tổ chức, cá nhân vì những mục tiêu riêng để tồn tại trong sự canh tranh khốc liệt đã dùng mọi thủ đoạn trong đó thủ đoạn hối lộ được sử dụng rất phổ biến

3. Trình độ dân trí

Nhìn chung trình độ dân trí còn thấp nên nhân dân chưa có nhiều khả năng tham gia quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước và của cán bộ, công chức

Trang 7

CHƯƠNG II:

TÁC HẠI CỦA THAM NHŨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG

I Tác hại của tham nhũng

1.Tác hại về chính trị

Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hoá hệ thống pháp luật, là nguyên nhân liên quan trực tiếp đến sự sống còn của Nhà nước Tác hại của tham nhũng không chỉ dừng lại ở phương diện thiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu USD của Nhà nước mà tham nhũng sẽ làm tầm thường hoá hệ thống pháp luật của Nhà nước, kỷ cương xã hội không thể giữ vững, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân và là cơ hội để cho kẻ thù phá hoại, xâm lược Nếu các nhà hành pháp mà tự mình phá hoại luật pháp thì làm sao có thể duy trì được phép nước Những kẻ tham nhũng chính là những tên đầu trò trong việc làm tê liệt hệ thống hành pháp, làm cho Nhà nước trở thành đối lập và gánh nặng cho công dân Tham nhũng tất yếu dẫn đến phá hoại đội ngũ cán bộ Nhà nước bởi vì những kẻ tham nhũng sẽ lừa dối và hư hoá cấp trên làm cho bộ máy trở thành quan liêu, chúng sẽ tăng cường đưa thêm kẻ xấu vào guồng máy và triệt hại đội ngũ viên chức chưa tốt Những kẻ tham nhũng chính là những tên phá hoại từ bên trong của hệ thống hành pháp quốc gia

Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội Công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện đã mang đến cho đất nước ta thế và lực mới Những điều chỉnh đúng đắn về chiến lược và sách lược đã phát huy tác dụng và tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng lại là một trở lực lớn đối với quá trình này Quan điểm và tư duy đổi mới cùng với cơ chế, pháp luật đúng đắn, phù hợp đã bị tệ tham nhũng làm cho méo mó Đối tượng tham nhũng đã lợi dụng sự thông thoáng của

cơ chế, chính sách để thực hiện hành vi tham nhũng Kẻ tham nhũng lợi dụng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát và các biện pháp khác để dọa dẫm, đòi hối lộ của đối tượng bị thanh tra, kiểm tra Cơ chế, chính sách trở thành công cụ để thực hiện những lợi ích cá nhân

Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, tham nhũng sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng

Tác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng, lãng phí gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội hoặc một nhiệm

vụ quản lý nhất định của Nhà nước Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 khẳng định: Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng

Trang 8

cách giàu nghèo Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ

2 Tác hại về kinh tế

Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế cho sự phát triển xã hội kéo lùi

sự phát triển tuỳ theo quy mô và mức độ gây hại của nó Tham nhũng đã gây thiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu đô la của Nhà nước Theo đánh giá của Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) và Ngân hàng Thế giới (WB), nạn tham nhũng đã gây thiệt hại cho các nước đang phát triển tới 1,6 nghìn tỷ USD mỗi năm Chi phí kinh tế của tham nhũng là rất khó xác định nhưng một số công trình nghiên cứu đã đưa ra đó là:

- Tăng từ 3-10% cho giá của một giao dịch để đẩy nhanh giao dịch

- Một mức tổn thất tới 50% nguồn thu từ thuế của chính phủ do hối lộ và tham nhũng

Những thiệt hại về kinh tế mà tham nhũng gây ra cho nước ta có thể kể đến là:

- Tham nhũng làm thất thoát những khoản tiền lớn trong xây dựng cơ bản do phải chi phí cho việc đấu thầu, việc cấp vốn, việc thanh tra, kiểm toán và hàng loạt các chi phí khác Mặt khác do tham nhũng mà một số lượng lớn tài sản của Nhà nước

bị thất thoát do các hành vi tham ô, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt Trong

đó, những sai phạm trong lĩnh vực đất đai chiếm một số lượng đáng kể

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, năm 2013, ngành thanh tra phát hiện 80

vụ, 90 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117,5 tỉ đồng, đã chuyển cơ quan điều tra 11 vụ việc Cũng trong năm 2013, cơ quan điều tra các cấp

đã thụ lý 371 vụ án, 847 bị can phạm tội về tham nhũng Thiệt hại được xác định qua các vụ án này lên đến khoảng 9.260 tỉ đồng, 51.000 lượng vàng SJC, 155.000m2 đất

Nổi bật là các vụ án vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Chánh, TP.HCM gây thiệt hại 410 tỉ đồng, vụ án lạm quyền trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ngân hàng SeaBank gây thiệt hại 310 tỉ đồng…

Trong năm 2014, ngành thanh tra đã phát hiện 54 vụ, 87 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 68,5 tỷ đồng; đã thu hồi 46,9 tỷ đồng (đạt 68,5%, tăng 18,3% so với năm 2013)

Một số cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách không dựa trên yêu cầu mang lại lợi ích cho Nhà nước, cho xã hội mà chỉ nhằm mưu cầu lợi ích cho cá nhân Một số doanh nghiệp đã đầu tư mua, nhập khẩu những dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị, phương tiện, tàu thủy rất lạc hậu, cũ nát mang về không thể sử dụng được do công nghệ đã quá cũ hoặc tiêu tốn quá nhiều nhiên liệu hoặc thải ra quá nhiều các chất độc hại, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng

- Tham nhũng gây tổn thất lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua thuế Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Tuy nhiên do tệ tham nhũng, hối

Trang 9

lộ mà một số doanh nghiệp chỉ phải nộp khoản thuế ít hơn nhiều so với khoản thuế thực tế phải nộp Điều này đã làm thất thoát một lượng tiền rất lớn hàng năm Hối lộ cũng dẫn đến những thất thoát lớn trong việc hoàn thuế, xét miễn giảm thuế…

- Tham nhũng, nhất là hành vi tham ô tài sản đã làm cho một số lượng lớn tài sản công trở thành tài sản tư của một số cán bộ, công chức, viên chức Trong một số cơ quan, tổ chức đã hình thành các đường dây tham ô hàng tỷ, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng của Nhà nước

Tham nhũng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho các công trình xây dựng

Do tham nhũng mà một số công trình xây dựng như các công trình cầu đường, nhà cửa kém chất lượng Điều này không chỉ gây nguy hiểm đáng kể cho cuộc sống của người dân khi sử dụng các công trình này mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội

Tham nhũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh, làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính tham nhũng khiến chi phí của các doanh nghiệp toàn cầu tăng 10%, trong khi chi phí giao dịch tại các nước đang phát triển tăng thêm tới 25% Số tiền tham nhũng của quan chức trên toàn thế giới mỗi năm lên tới hơn 1.000 tỷ USD Do tệ nạn tham nhũng mà nhiều doanh nghiệp tuy không có đủ thực lực và uy tín nhưng nhờ “hối lộ” mà vẫn giành được những hợp đồng kinh tế lớn Điều đó không chỉ làm mất lòng tin của các doanh nghiệp làm ăn chính đáng trong cạnh tranh lành mạnh mà còn dẫn đến nhiều hậu quả xấu khác như chất lượng công trình kém, làm suy thoái phẩm chất của một số cán bộ, công chức, viên chức, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư…

3 Tác hại về xã hội

Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước Trước những lợi ích bất chính đã hoặc sẽ có được khi thực hiện hành vi tham nhũng, nhiều cán bộ, công chức

đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng Cán bộ, công chức khi thực hiện hành vi tham nhũng đã không còn làm việc vì mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhân dân mà hướng tới việc thu được các lợi ích bất chính, bất chấp việc vi phạm pháp luật, làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp Điều đáng báo động là một số cán bộ, công chức coi việc tham nhũng trở thành bình thường Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống thể hiện trước hết ở tư tưởng hưởng thụ, quá coi trọng đồng tiền, tư tưởng vụ lợi, làm giàu bất chính… Những tư tưởng này đang làm suy thoái một bộ phận cán bộ có chức, có quyền Xuất phát từ những tâm lí này mà một số cán bộ, đảng viên đã lợi dụng công việc, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để đòi hối lộ, tham ô tài sản Đặc biệt là những cán bộ công tác trong các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, cấp phát vốn, thanh tra,

Trang 10

kiểm toán cũng như các lĩnh vực có liên quan đến nguồn vốn ngân sách hay vốn tài trợ, vốn vay ưu đãi…

II Phương pháp phòng chống tham nhũng

Thứ nhất, phải công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước

Thứ hai, phải xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn

Chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý luôn liên quan đến việc sử dụng tài sản, vốn và ngân sách nhà nước Việc thực hiện một cách tùy tiện và trái phép các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đó sẽ dẫn đến việc tài sản của Nhà nước bị thất thoát, tiền bạc hoặc những lợi ích vật chất rơi vào một số ít người Đây chính là hành vi tham nhũng cần ngăn chặn

Thứ ba, phải xây dựng quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc

chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức như sau:

- Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm đảm bảo sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức

- Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành

Thứ tư, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng đã quy định một cách khá toàn diện và đầy đủ những nội dung cơ bản nhất của một hệ thống minh bạch tài sản, bao gồm những vấn đề chính sau:

+ Cán bộ, công chức phải kê khai tài sản hằng năm để tránh che giấu, tẩu tán tài sản tham nhũng; ngoài việc kê khai tài sản của bản thân, cán bộ, công chức còn phải

kê khai tài sản của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên

+ Việc xác minh tài sản được tiến hành trong một số trường hợp nhất định Khi xem xét đề bạt, bổ nhiệm, bầu cử hoặc có hành vi tham nhũng thì thủ trưởng cơ quan tổ chức việc xác minh tài sản để xem cán bộ, công chức có kê khai trung thực hay không

+ Bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản được công khai trong một

số trường hợp nhất định theo yêu cầu và trên cơ sở quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

+ Người có nghĩa vụ kê khai tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật nếu kê khai không trung thực, nếu là người ứng cử thì sẽ bị loại khỏi danh sách bầu cử, người được dự kiến bổ nhiệm, phê chuẩn thì sẽ không được bổ nhiệm, phê chuẩn vào chức

vụ dự kiến

Ngày đăng: 02/11/2016, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w