1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nâng cao kết quả dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 thông qua tranh ảnh và xử lí tình huống tiểu phẩm

23 993 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 301,5 KB

Nội dung

Lớp thực nghiệm chọn giải pháp thay thế là:phương pháp dạy học sử dụng kết hợp đồ dùng trực quan, xử lí tình huống và một tiểu phẩm cho các vấn đề như: Phủ định biện chứng và phủ định si

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

ĐỀ TÀI

NÂNG CAO KẾT QUẢ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 THÔNG QUA TRANH ẢNH VÀ XỬ LÍ TÌNH HUỐNG TIỂU PHẨM

Người nghiên cứu: PHÙNG THỊ MỸ LINH Đơn vị: Trường THPT Trần Phú - Tuy An - Phú Yên

Trang 2

MỤC LỤC

1

2

2.1

2.2

2.3

3

3.1

3.2

3.3

3.4

4

4.1

4.2

4.3

5

5.1

5.2

6

7

TÓM TẮT………

GIỚI THIỆU……… ………

Hiện trạng………

Giải pháp thay thế…….………

Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu………

PHƯƠNG PHÁP………

Đối tượng nghiên cứu………

Thiết kế nghiên cứu………

Quy trình nghiên cứu………

Đo lường và thu thập dữ liệu…….………

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ……

Trình bày kết quả………

Phân tích dữ liệu và kết quả………

Bàn luận………

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………

Kết luận………

Khuyến nghị………

TÀI LIỆU THAM KHẢO………

PHỤ LỤC ………

2 3 3 3 4 4 4 5 5 6 7 7 8 9 9 9 9 10 10

Trang 3

1 TÓM TẮT

Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh làmột trong những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Đốivới môn giáo dục công dân nói chung và môn giáo dục công dân lớp 10 nóiriêng, việc tạo cho học sinh hứng thú, tích cực và chủ động tiếp nhận nộidung kiến thức là điều không phải dể, nhất là hầu hết các em đều coi đây làmôn học không quan trọng( môn phụ) không thi tốt nghiệp nên chỉ cần họcthuộc bài là được Các em học mang tính chất đối phó , học lấy lệ Vậy làmthế nào để kích thích sự hứng thú, tích cực của học sinh, để các em có thểtiếp thu tri thức trên lớp một cách tự nhiên,thoải mái đồng thời tạo cho các

em cảm giác mong chờ đến tiết học này ? Để giải quyết câu hỏi trên, tôi đã

áp dụng kết hợp phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan và xử lí tìnhhuống, diễn một tiểu phẩm trong bài giảng để giúp học sinh dể dàng tiếp thubài học hơn,đồng thời tạo sự tò mò hứng thú từ phía học sinh về bài học Trong quá trình giảng dạy Tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan để làmluận chứng minh họa các hiện trạng xã hội hay những vấn đề mang tính cấpthiết từ tự nhiên Sử lí tình huống để học sinh có cách ứng xử linh hoạt, thểhiện suy nghĩ vào câu chuyện đồng thời có thể khắc sâu kiến thức Tiểuphẩm trong bài học là để sân khấu hóa các khái niệm, các phạm trù, các đặcđiểm trong nội dung bài học Thực hiện phương pháp này sẽ giúp giáo viênnhẹ nhàng hơn trong việc truyền tải kiến thức, giúp các em hứng thú hơntrong tiếp nhận tri thức Lớp học sẽ có không khí vui vẻ và thân thiện hơn Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã thực hiện trên hai nhóm tương đương

là lớp 10 trường THPT Trần Phú Tôi chon lớp 10A8 là lớp thực nghiệm vàlớp 10A7 là lớp đối chứng Lớp thực nghiệm chọn giải pháp thay thế là:phương pháp dạy học sử dụng kết hợp đồ dùng trực quan, xử lí tình huống

và một tiểu phẩm cho các vấn đề như: Phủ định biện chứng và phủ định siêuhình, nhận thức, đạo đức là gì, các phạm trù của đạo đức, tình yêu hôn nhân

và gia đình … Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quảhọc tập của học sinh, lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng Điểm kiểm tra lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7.3 còn lớp đốichứng là 6.5 Kết quả kiểm chứng TTEST cho thấy p < 0 05 có nghĩa là có

sự khác biệt lớn giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, điều đó chứng minhrằng dạy học bằng phương pháp sử dụng kết hợp đồ dùng trực quan, xử lítình huống và một tiểu phẩm đã nâng cao kết quả học tập của học sinh hơn

Trang 4

Thêm vào đó, môn giáo dục công dân là môn học mà học sinh ít quantâm vì không thi tốt nghiệp, học chỉ đủ điểm là được, không cần phải dànhnhiều thời gian đầu tư, chỉ cần học theo sách giáo khoa là có thể có đượcđiểm trung bình.

Kết quả thầy giảng trò nghe, thầy hỏi trò đáp, thầy đọc trò chép và họcthuộc lòng một cách khô khan, đơn điệu Cả hai thầy trò đều như là cổ máychỉ thu và phát lại những kiến thức sẵn có, đơn điệu mà thiếu đi sự tư duy,tính năng động, sáng tạo Trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay, nếu

cứ tiếp tục duy trì kiểu dạy và học như thế thì khi ra đời, tham gia vào côngtác xã hội các em sẽ không đủ tự tin để ứng phó với những tình huống mới,những kiến thức mới cần phải có sự tư duy, sáng tạo Nếu như vậy thì việcdạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực tế xã hội

2.2 Giải pháp thay thế

Sử dụng phương pháp mới trong dạy học, cụ thể là phương pháp dạyhọc kết hợp sử dụng tranh ảnh và xử lí tình huống với tiểu phẩm để minhhọa và thực hành nội dung kiến thức đã học cho học sinh Tạo sự hứng thú,sôi động trong lớp học và tạo sự gần gũi giữa thầy và trò

Thiết kế bài giảng vừa logic, khoa học đảm bảo nội dung chuẩn kiếnthức vừa có tính hiệu quả cao đồng thời để học sinh tích cực chủ động vàhăng hái tham gia vào tiết học

Giáo viên sẽ tạo ra các tình huống phù hợp với nội dung của bài

Về tiểu phẩm,để học sinh có thời gian chuẩn bị thì cuối tiết học củabài trước, giáo viên chủ động đưa ra yêu cầu về nội dung của tiểu phẩm (nộidung chủ yếu là phần kiến thức bài vừa học ), đồng thời quy định khung thờigian để diễn tiểu phẩm, bên cạnh đó giáo viên thông báo với học sinh tiểuphẩm nào học sinh diễn tốt và làm rõ nội dung yêu cầu sẽ được ghi nhậnbằng điểm số trong cột kiểm tra miệng Sau đó cho các tổ trong lớp xungphong nhận tiểu phẩm, giáo viên chọn tổ và giao nhiệm vụ Tiểu phẩm ấy sẽđược trình bày vào đầu tiết học hôm sau

Và để tăng thêm tính thuyết phục và hiệu quả cho nội dung bài giảng,giáo viên nên sưu tầm tài liệu: tranh ảnh, đồ dùng trực, sử dụng chúng hợp

Trang 5

Mỗi giáo viên phải tích cực trau dồi kiến thức trên tất cả các lĩnh vực,đặc biệt là kiến thức xã hội Đặc thù bộ môn giáo dục công dân là nghiêncứu các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, pháp luật, kinh tế, xã hội mànhững phạm trù ấy được ứng dụng cụ thể vào cuộc sống vì thế đòi hỏi giáoviên phải có vốn sống phong phú cùng sự hiểu biết rộng để có thể vận dụngvốn hiểu biết ấy chắc lọc vào trong bài giảng, như thế sẽ làm tiết học thêmsinh động, tăng tính thuyết phục hiệu quả sẽ cao hơn Ngoài ra, giáo viêncần chủ động dự giờ đồng nghiệp hầu hết các bộ môn

Giáo viên sẽ sử dụng phương pháp này trong 5 bài dạy trong thời gian1,5 tháng

Với thiết kế bài giảng như mô tả trên, học sinh sẽ tiếp thu kiến thứcbài học một cách nhẹ nhàng, linh động đồng thời các em được thực hànhngay nội dung bài học trên lớp bằng các tiết mục tiểu phẩm của mình, kiếnthức sẽ được khắc sâu hơn, kĩ năng nói khi đứng trước đám đông của các em

sẽ tiến bộ hơn, vốn sống của các em cũng sẽ phong phú hơn Mặc khác, từviệc dạy và học như trên sẽ giúp các em thấy rằng sức ảnh hưởng và tầmquan trọng của môn giáo dục công dân cũng như vốn kiến thức xã hội màcác em có, từ đó các em có thể tự soi mình và điều chỉnh việc học của bảnthân cho hợp lí

2.3 Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu

a Vấn đề nghiên cứu:

Nâng cao kết quả dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 trườngtrung học phổ thông Trần Phú thông qua việc dạy học sử dụng kết hợp tranhảnh,xử lí tình huống và tiểu phẩm có làm tăng kết quả học tập của học sinhhay không ?

b Giả thuyết nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp dạy học có sự kết hợp tranh ảnh, xử lí tìnhhuống và tiểu phẩm làm nâng cao kết quả học tập của học sinh

3 PHƯƠNG PHÁP

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Giáo viên: Chọn hai giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề như nhau, năngđộng và nhiệt tình trong giảng dạy cũng như trong nghiên cứu

1 Nguyễn Kim Hùng : giảng dạy lớp 10A7 (lớp đối chứng)

2 Nguyễn Thị Mỹ Kim : giảng dạy lớp 10A8 (lớp thực nghiệm) Học sinh: học sinh hai lớp chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểmtương đồng về học lực, giới tính và dân tộc

Bảng 1 Thông tin học sinh của hai lớp

Trang 6

3.2 Thiết kế nghiên cứu:

Chọn tất cả học sinh của hai lớp 10A7 và 10A8 ban cơ bản của trườngTHPT Trần Phú cho làm bài kiểm tra trước tác động Kết quả kiểm tra điểmtrung bình của hai lớp như sau :

Bảng 2 So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động

P=0,119>0,05 Chênh lệch điểm trung bình của lớp đối chứng và lớpthực nghiệm là không có ý nghĩa Vậy hai lớp được coi là tươngđương nhau

Thiết kế nghiên cứu

3.3 Quy trình nghiên cứu

* Chuẩn bị bài giảng

Thầy Nguyễn Kim Hùng dạy lớp đối chứng Thiết kế bài giảng không

sử dụng tranh ảnh, xử lí tình huống kết hợp với tiểu phẩm, bài giảng đượcchuẩn bị như mọi khi

Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Trang 7

Cô Nguyễn Thị Mỹ Kim dạy lớp thực nghiệm Thiết kế bài giảng có

sử dụng kết hợp phương pháp diễn một tiểu phẩm, xử lí tình huống và tranhảnh liên quan

*Tiến trình dạy thực nghiệm

Tuân theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường và thời khóa biểu để đảmbảo tính khách quan

Bảng 4 Thời gian thực hiện

Ngày thực

Tiết theo

07/12/2012 GDCD 12 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối

với nhận thức

3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu

a Sử dụng công cụ đo, thang đo: Bài kiểm tra viết của học sinh

-Bài kiểm tra trước tác động: Sử dụng bài kiểm tra 15 phút học kì I

Đề kiểm tra có sự thống nhất giữa hai giáo viên dạy cùng khối 10

-Bài kiểm tra sau tác động: Là bài kiểm tra 1 tiết của học kì II, sau khithực hiện tác động vào lớp thực nghiệm với phương pháp sử dụng tranh ảnh

và sử lí tình huống, tiểu phẩm Nhóm dạy giáo dục công dân 10 đã thốngnhất nội dung và ra đề kiểm tra

b.Tiến hành kiểm tra và chấm bài:

- Sau khi thực hiện dạy xong các bài nêu trên Cô Mỹ Kim và thầyNguyễn Kim Hùng tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra thời gian là 1tiết

- Các giáo viên dạy giáo dục công dân tiến hành chấm bài theo đáp án

đã thống nhất

c Kiểm chứng độ giá trị nội dung:

- Kiểm chứng độ giá trị nội dung bằng cách để thầy Hùng và cô Kimtrực tiếp tham gia chấm bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm 10A8 và lớpđối chứng 10A7

- Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữliệu:

Trang 8

+ Về nội dung đề kiểm tra: Phù hợp với trình độ học sinh hai lớp thực

nghiệm và đối chứng

+ Các câu hỏi có tính chất nhận định, so sánh, gợi mở, phát triển tư

duy học sinh trong việc sủ lí các tình huống cụ thể Câu hỏi phù hợp với đề

tài nghiên cứu

-Nhận xét kết quả hai lớp:

Kết quả bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7.3 Kết quả

bài kiểm tra của lớp đối chứng sau tác động là 6.5 Như vậy điểm của lớp

thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 0.8 điều đó chứng tỏ rằng dạy học

bằng phương pháp sử dụng tranh ảnh và xử lí tình huống và tiểu phẩm đem

lại kêt quả cao hơn

d Kiểm chứng độ tin cậy:

Kiểm chứng độ tin cậy bài kiểm tra bằng cách cho tiến hành chấm lại

lần hai để nhìn nhận và đánh giá kết quả học sinh một cách khách quan,

chính xác Nhờ hai thầy Nguyễn Xuân Diệu và thầy Nguyễn Văn Thuận

chấm lại Kết quả vẫn không thay đổi Vì thế dữ liệu thu thập được là đáng

Trước tác động

Sau tác động

- Phép kiểm chứng T-Test độc lập : P 2 = 0.000047 ( sau tác độngcho

thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động)

- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD = 0.89

Trang 9

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

4.2 Phân tích dữ liệu và kết quả

Bảng 6 So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Ta thấy trước tác động điểm trung bình của hai lớp đối chứng và lớpthực nghiệm là tương đương nhau Sau tác động qua kiểm chứng điểm trung

bình bằng hàm T.TEST cho giá trị P 2 = 0,000047 Như vậy điểm trung bìnhgiữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự chênh lệch lớn Điểm trungbình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng Sự chênh lệch lớn về điểmnày là do giáo viên đã ứng dụng phương pháp dạy học mới kết hợp linh hoạttranh ảnh và xử lí tình huông cùng một tiểu phẩm, nhờ thế việc truyền đạtnội dung kiến thức bài học của giáo viên nhẹ nhàng hơn, việc tiếp nhận kiếnthức từ phía học sinh cũng không còn gò bó, khô khan như trước nữa Rõràng việc ứng dụng phương pháp dạy học mới này đem lại hiệu quả cao hơn

so với phương pháp trước đó

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn 7,3 6,5

0,89 0,9

 SMD=

Theo bảng tiêu chí của Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩnSMD = 0.89 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có sử dụng kếthợp đồ dùng trực quan và xử lí tình huống với diễn một tiểu phẩm đến kếtquả học tập của hai lớp là lớn

Trang 10

Vì thế giả thuyết nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp dạy học có sửdụng kết hợp tranh ảnh và xử lí tình huống, diễn một tiểu phẩm làm nângcao kết quả học tập của học sinh” đã được kiểm chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=0,89 Điều này cho thấymức độ ảnh hưởng của việc tác động là lớn

Phép kiểm chứng T.TEST về điểm trung bình bài kiểm tra sau tácđộng của hai lớp là p=0,000047 < 0,001 Kết quả này một lần nữa khẳngđịnh sự chênh lệch về điểm trung bình của hai lớp không phải do ngẫu nhiên

mà là do có sự tác động, kết quả lớp thực nghiệm cao hơn

Hạn chế

Phương pháp và hình thức dạy học môn giáo dục công dân rất phongphú và đa dạng Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh và mặt hạn chế riêng,phù hợp với từng bài, từng khâu riêng và từng tiết dạy Phương pháp dạyhọc kết hợp sử dụng tranh ảnh, xử lí tình huống và diễn một tiểu phẩm đãđem lại kết quả học tập cao, tuy nhiên không nên quá lạm dụng Điều quantrọng là cần phải lựa chọn và sử dụng phương pháp này một cách hợp lí, phùhợp với từng loại bài, từng khâu và từng tiết dạy cụ thể Đem lại sự hứngthú, sự mới mẻ, tạo không khí hòa đồng và thân thiện trong tiết học, nhằmđem lại kết quả học tập cao nhất

5.2 Khuyến nghị:

Nhà trường phải có sự quan tâm sâu sắc đến bộ môn giáo dục côngdân nói chung và môn giáo dục công dân 10 nói riêng

Trang 11

Cần tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng trực quan phục vụ cho bộmôn này, vì đa số hiện nay khi chuẩn bị giáo án thực hiện tiết dạy, giáo viênhầu như phải tự chuẩn bị, tự tìm tòi các tư liệu, tranh ảnh, hình minh họa ởbênh ngoài chứ tại kho đồ dùng nhà trường chưa có.

Trong các kì thi tập trung tại trường: như thi kì I, kì II cần đưa bộmôn giáo dục công dân vào chương trình thi chung như các môn khác: Toán,văn để khẳng định cho học sinh thấy rằng đó không phải là một môn phụ,

là một môn không quan trọng, học cho qua mà thực sự GDCD là môn họcrất cần thiết, rất quan trọng nhất là trong thời đại ngày nay

6 TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Th.s Nguyễn Lăng Bình, Lê Ngọc Bích, Phan Thu Lạc, “Nghiên

cứu khoa học sư phạm ứng dụng”, NXB ĐHSP

[2] Th.s Đoàn Văn Tam “ Bài giảng – Tập huấn nghiên cứu Khoa học

sư phạm ứng dụng”, Sở giáo dục - Đào tạo Phú Yên tháng 1-2013

[3] Nguyễn Thế Cường, Nguyễn Triệu Linh Giang, Phạm ThanhBình “ Bài giảng - Tập huấn nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng tháng10-2012” Trường THPT Trần Phú

[4] Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn giáo dục công dân của NXB giáodục

[5] Mai Văn Bính, Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lưu ThuThủy “ Giáo dục công dân 10”, NXB giáo dục

7 PHỤ LỤC

I.Kế hoạch bài giảng

Tiết 23 (theo phân phối chương trình GDCD 10)

Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Trang 12

Tình yêu là gì? Xã hội can thiệp vào tình yêu như thế nào?

Thế nào là tình yêu chân chính? Nó được biểu hiện ra sao?

Một số điều nên tránh trong tình yêu là gì?

Nội dung tiểu phẩm:

Vào một ngày đẹp trời tại xã Bánh ít- huyện Bánh Cam- tỉnh Bánh Bò cómột cô bé ăn xin tội nghiệp tên Rách - một cô bé có lòng tự trọng và có tâmhồn trong sáng Một hôm nọ, cô đang ngồi ăn xin tại khu phố thường ngày,bỗng có hai quí cô đi ngang qua, cô bé đã van xin nỉ non để có được chúttiền sống qua ngày Đã không động lòng mà hai quí cô còn cho là mình gặpxui xẻo Sau khi bàn bạc thì một cô rút ví ra lấy cho cô bé 500 đồng, cô bénhận nhưng cũng tủi Sau đó hai quí cô bỏ đi, cái ví trong người cô rơi ra màkhông hay, cô bé nhặt được Tưởng cô bé sẽ reo lên mừng rỡ nhưng không

cô bé vừa run vừa căng thẳng suy nghĩ

- Rách: Từ nhỏ tới giờ, mình chưa lần nào được cầm trên tay nhiều tiền nhưthế này Mình sẽ đi ăn một bữa thật no, mua một bộ đồ thật đẹp

Nhưng cô nghĩ lại:

- Không được! Đây không phải là tiền mình

Rồi cô lại nghĩ:

- Nhưng bây giờ mình đang đói, với lại đây là tiền mình nhặt được chứ đâuphải ăn cắp! Không phải lo!

Rồi cô tiếp tục nghĩ:

- Nhưng nếu làm như vậy thì đạo đức mình sẽ ra sao? Chức “Ăn xin caocấp” của mình sẽ như thế nào?

Suy nghĩ hồi lâu, cô bé vẫn chưa biết quyết định như thế nào thì lúc đó cómột nhóm học sinh đi tới Nhìn thấy cô bé đang bần thần suy nghĩ, nhómhọc sinh tiến tới lo lắng, hỏi thăm Cô bé kể lại mọi việc đã xảy ra và nhờcác học sinh tìm địa chỉ giúp để trả lại chiếc ví cho người bị mất

Nói về hai quí bà lúc trước, sau khi bỏ đi khỏi nơi cô bé đang ngồi mộtđoạn thì ghé vào một quán nước bên đường Lúc định thanh toán tiền nướcthì mới phát hiện cái ví mình bị mất , hai quí bà suy nghĩ và nghi ngờ là con

Ngày đăng: 25/10/2016, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w