Một trong những phát kiến được xem là thành tựu vĩ đại nhất của triết học nhân loại là Mác và Ăngghen đã sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cống hiến này của các công lần đầu tiên được trình bày trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”. Ở trong tác phẩm này tuy chưa phải là sự khái quát một cách đầy đủ và có hệ thống về chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhưng những nội dung cơ bản của nó như: vấn đề con người, mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, v.v…đã được Mác và Ăngghen trình bày khá toàn diện và hoàn chỉnh.
Trang 1Một trong những phát kiến được xem là thành tựu vĩ đại nhất của triết học nhân loại là Mác và Ăngghen đã sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử Cống hiến này của các công lần đầu tiên được trình bày trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”
Ở trong tác phẩm này tuy chưa phải là sự khái quát một cách đầy đủ và có hệ thống về chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhưng những nội dung cơ bản của nó như: vấn
đề con người, mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, v.v…đã được Mác và Ăngghen trình bày khá toàn diện và hoàn chỉnh
1 Vài nét sơ lược về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
C.Mác và Ph Ăngghen viết chung tác phẩm này (nhưng Mác viết là chủ yếu) trong giai đoạn đang chuyển lập trường từ thế giới quan duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang thế giới quan duy vật và chủ nghĩa cộng sản khoa học Viết tác phẩm này cũng chính là một bước chuẩn bị cho tác phẩm
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”
Trong những năm đầu của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển rất mạnh mẽ, và đã bộc lộ những mâu thuẫn sâu sắc, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt và quyết liệt Mặt khác phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ nổi bật là: Cách mạng tư sản ở các nước Châu Âu đã nổ ra ngay từ những năm cuối của thế kỷ XVIII (cách mạng tư sản Anh; cách mạng tư sản Pháp 1789…) Trong quá trình vận động của mình, cách mạng tư sản đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu Trong khi đó, nước Đức những năm 40 của thế kỷ XIX, mới đang ở đêm trước của cách mạng tư sản Trung tâm của cách mạng chuyển về Đức Song trong nội bộ nước Đức, giai cấp tư sản lại yếu hèn cả về kinh tế lẫn
Trang 2chính trị Thực tế đó đặt ra câu hỏi giai cấp nào sẽ lãnh đạo cách mạng Đức? Mặt khác, giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài lịch sử của mình và trong tất cả các giai cấp hiện tại đang đối mặt với giai cấp địa chủ phong kiến chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp cách mạng nhất Đương nhiên để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp vô sản không những cần phải phát triển nhanh cả về
số lượng và chất lượng, mà còn phải có hệ tư tưởng cách mạng và khoa học Sống trong hoàn cảnh lịch sử đó, C.Mác và Ph Ăngghen nhận thấy hệ tư tưởng cũ không còn đáp ứng được yêu cầu của cách mạng, nó đã trở nên lỗi thời; phong trào cách mạng lúc này đòi hỏi phải có một hệ tư tưởng mới trang
bị cho giai cấp công nhân để nó hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình
Tình hình phát triển lý luận ở nước Đức lúc này, phong trào công nhân đang chịu ảnh hưởng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanhximông, Phuriê và Ôoen; triết học của Hêgen, Phoiơbắc Nhu cầu của phong trào cách mạng lúc này là: đấu tranh nhằm gạt bỏ ảnh hưởng của các loại tư tưởng phản động, đồng thời phải xây dựng một lý luận khoa học về xã hội Muốn thực hiện điều đó, phải phê phán chủ nghĩa xã hội không tưởng, phải tiến hành lược bỏ những tư tưởng sai lầm của các nhà triết học cũ, phải
có một thế giới quan duy vật biện chứng Điều đó, đã thôi thúc C.Mác và Ph.Ăngghen tiến hành một cuộc cách mạng về thế giới quan, giải phóng cho nhân dân thoát khỏi ách nô lệ của tinh thần Mặt khác, năm 1844 Phoiơbắc tự tuyên bố là nhà cộng sản, vì thế các thế lực thù địch dấy lên phong trào chống chủ nghĩa cộng sản, từ đó hai ông đã quyết định cùng nhau viết chung tác phẩm: “Hệ tư tưởng Đức”- đây là tác phẩm bút chiến, nhằm đấu tranh, bảo vệ
và phát triển lý luận, tư tưởng chủ nghĩa cộng sản Thông qua việc, các ông phê phán những học thuyết triết học ở Đức đương thời và các trào lưu tư tưởng “chủ nghĩa xã hội chân chính”, đồng thời kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại, để trình bày thế giới quan mới của mình
Trang 3Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, được các ông viết từ tháng 11/1845 đến tháng 4/1846 là cơ bản hoàn thành Tác phẩm sau này bị những người xã hội dân chủ Đức tìm cách dấu đi Mãi đến năm 1932 tác phẩm mới được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Đức; năm 1937 được xuất bản bằng tiếng Nga
Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” được in trong bộ C Mác và Ph Ănghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 tr 15-793.
2 Cấu trúc và nội dung cơ bản của tác phẩm
Tác phẩm: “Hệ tư tưởng Đức”, nhưng còn có phụ đề là “Phê phán triết học Đức hiện đại qua các đại biểu của nó là Phoiơbắc, B.Bauơ, Stiếcnơ và phê phán chủ nghĩa xã hội Đức thông qua các nhà tiên tri khác nhau của nó” Đây là một tác phẩm lớn gồm hai tập:
Tập I: “Phê phán triết học Đức hiện đại qua các đại biểu của nó là
Phoiơbắc, B.Bauơ, Stiếcnơ” gồm 3 chương:
Chương I: Về Phoiơbắc Sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm
Chương II: Thánh Brunô (biệt danh của Bauơ)
Chương III: Thánh Maxơ (biệt danh của Stuyếcnơ)
Tập II: “Phê phán chủ nghĩa xã hội Đức thông qua các nhà tiên tri khác
nhau của nó” gồm 5 chương:
Chương I: Phê phán những cơ sở triết học của “chủ nghĩa xã hội chân chính” Chương II và Chương III đến nay không còn
Chương IV: Trào lưu chủ nghĩa xã hội ảnh hưởng ở Pháp, Bỉ
Chương V: Phê phán các quan điểm chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản của Cunman
Trang 4Trong 2 tập này, phần phê phán Phoiơbắc: các quan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen được thể hiện một cách tập trung nhất, vì: Trong các tác phẩm trước đây như “gia đình thần thánh”; “vấn đề do thái”…các ông đã phê phán Bauơ, Stuyếcnơ, còn đối với Phoiơbắc thì vẫn được ca ngợi Đến nay, bằng phê phán Phoiơbắc, C.Mác và Ph.Ăngghen làm rõ được quan điểm của mình khác với quan điểm của Phoiơbắc ra sao và các ông đã xây dựng quan điểm mới đó như thế nào
Như vậy, qua kết cấu và nội dung của tác phẩm, Mác và Ăngghen muốn chỉ ra rằng, triết học Mác cũng có tiền đề lý luận là triết học của Hêghen và triết học của Phoiơbắc, trong đó chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là khâu trung gian giữa triết học của Hêghen và triết học Mác Do kế thừa những giá trị triết học trước đó và do khái quát thực tiễn xã hội cùng với nhận thức khoa học, triết học Mác là hình thức phát triển cao của lịch sử triết học
3 Quan điểm duy vật về lịch sử của Mác và Ăngghen được trình bày trong tác phẩm
Trong tác phẩm này, Mác và Ăngghen đã vạch rõ nội dung của quan niệm duy vật về lịch sử của mình, phân biệt thế giới quan mới của mình với các quan điểm có trước và đương thời với các ông Đây là những quan điểm duy vật mà nhờ đó, lần đầu tiên trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy tâm đã
bị “tống ra khỏi” lĩnh vực xã hội Trong số các quan điểm duy vật đó, tiêu biểu phải kể đến các quan điểm cơ bản sau đây:
Một là, Điểm xuất phát của quan điểm duy vật lịch sử là con người hiện thực.
Những người phê phán triết học Mác thường xuyên tạc rằng khi đi tới quan niệm duy vật lịch sử, triết học Mác đã xa rời vấn đề con người, “bỏ rơi” con người Tuy nhiên, sự ra đời của “Hệ tư tưởng Đức” – tác phẩm đầu tiên
Trang 5trình bày các quan điểm duy vật về lịch sử đã hoàn thành của Mác và Ăngghen, đã bác bỏ sự phê phán xuyên tạc đó Các ông chỉ rõ: con người là tiền đề của lịch sử; do vậy, quan điểm duy vật về lịch sử lấy con người làm tiền đề xuất phát của mình: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi Đó là những “cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ…”1 “Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống”2
Rõ ràng, Mác và Ăngghen đã nghiên cứu vấn đề lịch sử xã hội bắt đầu từ việc xác định các hành vi lịch sử đầu tiên của con người, những hành vi quyết định sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội loài người, những hành
vi không phụ thuộc vào ý muốn tuỳ tiện của bất kỳ ai
Vấn đề là ở chỗ, con người với tính cách là tiền đề của lịch sử là con
người hiện thực chứ không phải con người theo quan niệm duy tâm hay trừu
tượng siêu hình Tính hiện thực của nó được quy định trước hết bởi hoạt động sản xuất vật chất và đó cũng chính là tiêu chuẩn phân biệt con người với súc vật Mác và Ăngghen viết: “ Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình” và “như thế là con người đã gián tiếp sản xuất ra đời sống vật chất của mình”3
Tuy nhiên, ý nghĩa của hoạt động sản xuất đó không chỉ cần thiết cho sự tồn tại thể xác của các cá nhân mà còn tạo ra các quan hệ xã hội và phương thức sinh hoạt của họ Như các ông chỉ rõ, phương thức con người sản xuất “nó là một
1 C.Mác và Ph.ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, H.1995, tr.28.
2 Sdd, tr 29.
3 Sdd, tr 29.
Trang 6phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của sự hoạt động của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ”4 Cuối cùng, Mác và Ăngghen đã đi đến khẳng định: “ Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất Hơn nữa, đó là một hành vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà hiện nay cũng như hàng nghìn năm về trước người ta phải thực hiện…”5
Như vậy, việc nghiên cứu lịch sử xã hội phải xuất phát từ con người hiện thực, nhưng điều cơ bản là phải tìm hiểu hoạt động sản xuất vật chất của con người Quan điểm xem sản xuất vật chất là cơ sở của toàn bộ đời sống xã hội thành quan điểm lý luận xuất phát của quan điểm duy vật về lịch sử của Mác và Ăngghen
Hai là, Về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản và quan hệ sản xuất.
Trong tác phẩm này, Mác và Ăngghen không những phát tiển toàn diện luận điểm về vai trò quyết định của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội,
mà lần đầu tiên, hai ông đã nêu lên tính biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (lúc đó các ông gọi là hình thức giao tiếp) Đây là một phát hiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó soi sáng toàn bộ hệ thống các phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử đang hình thành
Trong nội dung này, lần đầu tiên các ông cho rằng phương thức sản xuất phụ thuộc vào tính chất của tư liệu sinh hoạt, quá trình nghiên cứu phương thức sản xuất ấy không nên nghiên cứu nó ở mặt tái sản xuất ra con người, mà phải nghiên cứu nó với tư cách là phương thức (cách thức) hoạt động nhất định của con người, một hình thức hoạt động không thể thiếu trong
4 Sdd, tr 30.
5 Sdd, tr 40.
Trang 7quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người Các ông đã viết: “Phương thức mà con người sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho mình, phụ thuộc trước hết vào tính chất của chính những tư liệu sinh hoạt mà con người thấy có sẵn và phải tái sản xuất ra Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ”.6
Trong mỗi thời đại lịch sử có những phương thức sản xuất khác nhau, những phương thức sản xuất này rất phù hợp với điều kiện cụ thể từng thời kỳ lịch sử, với bản thân con người trong từng giai đoạn lịch sử ấy, nên nó vừa phản ánh bản chất và trình độ phát triển của chế độ xã hội-giai đoạn lịch sử
đó, vừa nói lên sự ảnh hưởng có tính chất quyết định đến quá trình phát triển của bản thân mỗi con người; chính vì lẽ đó mà C.Mác đã cho rằng, khi xem xét, đánh giá thời đại này hơn thời đại khác không phải ở việc họ làm ra cái
gì, mà là xem họ đã làm ra cái đó bằng cách nào và với những tư liệu lao động nào Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” hai ông đã viết: “Hoạt động sống của họ là như thế nào thì họ là như thế ấy Do đó họ là như thế nào, điều
đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng như với cách
họ sản xuất Do đó, những cá nhân là như thế nào điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ”.7
Trong phương thức sản xuất, hai mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, mối quan hệ đó được các ông gọi
là mối quan hệ “song trùng” Nghĩa là, trong quá trình sản xuất con người phải luôn đồng thời giải quyết cả hai mối quan hệ, đó là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và mối quan hệ giữa con người với con người Các ông viết: “Như
6 C.Mác và Ph.ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, H.1995, tr.30.
7 Sđd, tr.30.
Trang 8vậy là sự sản xuất ra đời sống – ra đời sống của bản thân mình bằng lao động, cũng như ra đời sống của người khác bằng việc sinh con đẻ cái – biểu hiện ngay
ra là một quan hệ song trùng: một mặt là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ
xã hội, quan hệ xã hội với ý nghĩa đó là sự hợp tác của nhiều cá nhân, không kể
là trong những điều kiện nào, theo cách nào và nhằm mục đích gì”8
Thực chất mối quan hệ giữa con người với tự nhiên chính là biểu hiện của lực lượng sản xuất trong một phương thức sản xuất nhất định, và mỗi lực lượng sản xuất bao giờ cũng có hai yếu tố cơ bản thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau, không tách rời nhau đó là tư liệu sản xuất và người lao động (trong đó người lao động luôn giữ vai trò quyết định) Trong sản xuất người lao động phải giải quyết mối quan hệ với tư liệu sản xuất-lĩnh vực tự nhiên, các công
cụ, phương tiện và đối tượng lao động vừa được lấy từ trong giới tự nhiên, vừa được con người sáng tạo ra Ngày nay, nhờ thành tựu của khoa học hiện đại con người ngày càng sáng tạo ra nhiều tư liệu sản xuất mới, làm phong phú thêm giới tự nhiên và phục vụ đắc lực hơn cho nhu cầu cuộc sống xã hội Như vậy, giới tự nhiên vừa là điều kiện mang lại tư liệu sản xuất cho con người, vừa
là môi trường thuận lợi hoặc khó khăn để con người hoạt động sản xuất; và rõ ràng điều kiện tự nhiên thuận lợi, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được giải quyết tốt thì sẽ làm cho nền sản xuất xã hội phát triển và ngược lại
Trong quá trình sản xuất (quá trình tác động qua lại giữa con người và tự nhiên) đã làm nảy sinh mối quan hệ giữa con người với con người-thực chất, đây là biểu hiện của quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất-hình thức biểu hiện ra bên ngoài của quá trình sản xuất Mỗi kiểu quan hệ sản xuất lại có ba mặt luôn gắn bó hữu cơ với nhau, đó là quan hệ giữa con người với con người về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý và phân công lao động, về phân phối sản phẩm (trong đó quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định nhất)
8 Sđd, tr.42.
Trang 9Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, được biểu hiện trong sự tác động qua lại và quy định lẫn nhau giữa quan hệ của con người với tự nhiên và con người với con người Nếu quan hệ giữa con người với
tự nhiên được giải quyết tốt sẽ tạo ra quan hệ giữa con người với con người tốt
và ngược lại, nếu quan hệ giữa con người với con người được giải quyết không tốt cũng sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quan hệ giữa con người với tự nhiên “ở đây, cũng như bất cứ nơi nào khác, sự đồng nhất giữa giới tự nhiên và con người cũng biểu hiện ở chỗ là quan hệ hạn chế của con người với giới tự nhiên quyết định quan hệ hạn chế của con người với nhau, và quan hệ hạn chế của con người với nhau lại quyết định quan hệ của con người với giới tự nhiên”.9
Trong thực tiễn đời sống đã cho thấy, nếu con người khám phá, chinh phục và cải tạo giới tự nhiên theo đúng quy luật khách quan của nó, không làm nghèo nàn đi giới tự nhiên, mà làm phong phú thêm giới tự nhiên và làm cho giới tự nhiên phục
vụ tích cực nhu cầu đời sống xã hội, thì cũng sẽ tạo ra mối quan hệ tốt hơn giữa con người với con người Điều này hầu như chỉ được đảm bảo và phát triển trong những chế độ xã hội ưu việt, xã hội vì con người, mà thời đại ngày nay chế độ xã hội ấy không thể là xã hội nào khác ngoài xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Bởi vì, xã hội tư bản chủ nghĩa do bản chất bóc lột của nó, tất cả chỉ vì giá trị thặng
dư “m”, nên các nhà tư bản luôn bất chấp quy luật, bất chấp luân thường đạo lý để làm giàu, kể cả việc đối xử tàn ác với tự nhiên và với người lao động; chính vì thế
mà làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội tư bản chủ nghĩa không thể phát triển tốt được Hiện nay, tuy xã hội xã hội chủ nghĩa còn đang non yếu, thành tựu đạt được về mọi mặt chưa nhiều, sự khủng hoảng trầm trọng trong quá trình phát triển theo hình xoáy ốc đã và đang làm cản trở, hạn chế nhiều mặt của chế độ xã hội mới; song với bản chất ưu việt của nó, giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân thường xuyên quan tâm tới việc giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên cũng như giữa con người với con người một cách hài hoà;
9 Sđd, tr.44.
Trang 10những con người trong chế độ xã hội này không chỉ biết có khai thác, chinh phục và cải tạo giới tự nhiên, mà còn biết bảo vệ giới tự nhiên, coi giới tự nhiên như người
mẹ hiền của mình Những năm gần đây hàng loạt vấn đề mang tính toàn cầu đang gây nên nỗi lo lắng, kinh hoàng cho nhân loại như, thủng tầng ô zôn, hiệu ứng nhà kính, thiên tai, lũ lụt, bão lốc, sóng thần…Để giải quyết những vấn đề trên đòi hỏi các quốc gia, dân tộc toàn thế giới phải cùng nhau chung sức tìm cách khắc phục và ngăn chặn những hành vi xâm hại tới cơ thể giới tự nhiên Do đó, trong quá trình sản xuất, loài người muốn có năng suất cao, chất lượng, hiệu quả tốt phải coi trọng xây dựng và phát triển cả mối quan hệ giữa con người với con người cũng như quan hệ giữa con người với tự nhiên Nói cách khác, chúng ta phải luôn chú trọng giải quyết đúng đắn chiều sâu của mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Cũng trong tác phẩm này, khi bàn về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; Mác và Ăngghen cho rằng, lực lượng sản xuất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, còn quan hệ sản xuất luôn có tác động to lớn trở lại lực lượng sản xuất Quan niệm này của các ông không chỉ biểu hiện đơn thuần là một thế giới quan mới, mà còn giá trị hơn nữa bởi tính đúng đắn và có cơ sở khoa học của nó Các ông viết: “Hình thức giao tiếp – cái mà trong tất cả các giai đoạn lịch sử từ trước đến nay đều được quyết định bởi lực lượng sản xuất và đến lượt nó lại quyết định lực lượng sản xuất”.10 Ở đây các ông dùng cụm từ “hình thức giao tiếp”, thực chất muốn nói đến quan
hệ sản xuất với tư cách là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của lực lượng sản xuất Một phát hiện tuyệt vời nữa của các ông về nội dung này, đó là sự vận động, biến đổi của lực lượng sản xuất đã làm cho quan hệ sản xuất đến một lúc nào đó trở thành “xiềng xích” trói buộc, cản trở quá trình phát triển của bản thân lực lượng sản xuất Quá trình đó đòi hỏi phải xoá bỏ kiểu quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời, lạc hậu, thay vào đó là một kiểu quan hệ sản xuất mới
10 Sđd, tr.51.