1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUÂN văn THẠC sĩ bảo đảm NHÂN lực CHO các KHU CÔNG NGHIỆP ở TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY

99 402 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 716,5 KB

Nội dung

Nhân lực có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững của mọi quốc gia. BĐNL cho phát triển kinh tế nói chung và cho các KCN nói riêng là vấn đề cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc khi mà Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới.

Trang 2

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM NHÂN LỰC CHO

CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG 111.1 Những vấn đề chung về khu công nghiệp và bảo đảm

1.2 Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến bảo

đảm nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương 21

Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM NHÂN LỰC CHO CÁC

2.1 Tổng quan về các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương 342.2 Thành tựu và hạn chế trong bảo đảm nhân lực cho các

2.3 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ quá trình bảo

đảm nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bình

Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM BẢO ĐẢM NHÂN LỰC CHO CÁC KHU

3.1 Quan điểm cơ bản bảo đảm nhân lực cho các khu công

Thực tiễn quá trình phát triển các KCN ở Bình Dương đã khẳng định

Trang 3

chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chứng minh tính chủ động, sángtạo của địa phương trong việc phát huy lợi thế, lựa chọn khâu trọng điểm, độtphá phát triển KT - XH của Tỉnh theo hướng CNH, HĐH Để xây dựng vàphát triển các KCN, tỉnh Bình Dương luôn quan tâm đến nhiều yếu tố như: cơ

sở hạ tầng, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, môi trường đầu tư, nhân lực trong

đó xác định chất lượng nhân lực là yếu tố giữ vai trò quyết định

Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Bình Dương luôn có nhữngđịnh hướng khoa học và thực tiễn về phát triển nhân lực cũng như BĐNL cho

sự phát triển KT – XH nói chung, cho các KCN nói riêng để khai thác, sửdụng đáp ứng yêu cầu của phát triển nhanh và bền vững Chính vì vậy mànhân lực trong các KCN của tỉnh Bình Dương đã có sự thay đổi rất lớn khôngnhững về số lượng và chất lượng, mà còn có sự phát triển cả về quan điểm, tưduy, tác phong làm việc của người lao động, cán bộ quản lý nhà nước, cácnhà quản trị doanh nghiệp Những nhân tố này đã tạo điều kiện hết sức thuậnlợi để các KCN ở tỉnh Bình Dương hoạt động có hiệu quả, góp phần thúc đẩyphát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn Tỉnh

Tuy đạt được những kết quả quan trọng, song do nhiều nguyên nhânkhách quan và chủ quan khác nhau, việc BĐNL cho các KCN ở tỉnh BìnhDương đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.Trong đó, trình độ tay nghề thấp do xuất phát điểm về trình độ học vấn, chuyênmôn nghiệp vụ hạn chế, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năngcòn thấp BĐNL tại chỗ chưa đáp ứng cả về số lượng và chất lượng cho nhucầu ngày càng cao của các KCN, lao động chất lượng cao, những người laođộng có khả năng tiếp thu điều hành công nghệ mới vẫn còn thiếu trầm trọng

Vì vậy, việc tiếp tục làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về BĐNL cho cácKCN ở tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp gópphần phát huy những tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong BĐNLcho các KCN trên địa bàn là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực

tiễn Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “Bảo đảm nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ

Trang 4

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đế tài

Thực tiễn đã chứng minh rằng, chất lượng nhân lực có vai trò rất quantrọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế Các mô hình phát triển kinh tếđều khẳng định điều này khi cho rằng sự phát triển bền vững đòi hỏi phải tíchlũy vốn, phát triển kỹ thuật và công nghệ Đây là những nhân tố gắn liền vàphụ thuộc vào chất lượng nhân lực, khi chất lượng lao động thấp hay vốnnhân lực ít thì việc tạo ra và thực hiện tích lũy vốn và phát triển kỹ thuật côngnghệ khó mà thực hiện được Các bằng chứng cả vi mô và vĩ mô đều cho thấytầm quan trọng của chất lượng của nhân tố này với sự phát triển kinh tế

Hiện nay, vấn đề BĐNL cho phát triển KT - XH ở nước ta nói chung vàphát triển các KCN ở tỉnh Bình Dương nói riêng là vấn đề rất quan trọng và cầnthiết đối với sự phát triển KT - XH của Tỉnh Phạm vi bảo đảm nhân lực rộnglớn, đã được nhiều học giả nghiên cứu và đề cập ở các khía cạnh khác nhau Cócông trình nghiên cứu phân tích dưới góc độ tổng hợp, có công trình nghiên cứu

cụ thể về nhân lực Trong đó, đáng chú ý một số công trình tiêu biểu sau:

* Nhóm tài liệu nghiên cứu dưới dạng sách có:

Trần Nhâm (2004) “Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới”, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách bàn về phát triển nguồn lực, con người - nhân

tố quyết định thắng lợi của đổi mới và phát triển, tiếp tục khẳng định conngười là trung tâm của mọi sự phát triển, con người vừa là mục tiêu vừa làđộng lực của phát triển KT - XH Tác giả khẳng định chiến lược phát triểncon người không chỉ là phát triển từng mặt nào đó mà là phát triển toàn diện

cả đạo đức và tài năng, cả thể lực, trí lực, và tay nghề

Trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia (1995), “Con người và nguồn lực con người trong phát triển”, Nxb CTQG, Hà Nội Cuốn sách đã tập

hợp các bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới bàn về vấn

đề con người theo các góc độ khác nhau; về động cơ hoạt động của con người;

mô hình mới về sử dụng nguồn lực con người; trí tuệ hoá lao động và đào tạochuyên môn; tiếp cận mới đối với chính sách việc làm, con người và môi trường

Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1998), “Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta”, Nxb CTQG, Hà Nội Cuốn sách

Trang 5

-đã khái quát những kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của các nướcphát triển trên thế giới Tuy nhiên, cuốn sách chưa trình bày nội dung tổngquát của phát triển nguồn nhân lực như chăm sóc sức khoẻ, nâng cao mứcsống, việc làm… mà tập trung vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, yếu tố quyếtđịnh đến phát triển nguồn nhân lực.

Viện phát triển giáo dục Hà Nội (2002), “Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực”, Nxb Hà Nội, Hà Nội Cuốn

sách đã tập hợp kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý ởnhiều lĩnh vực khoa học kinh tế và xã hội khác nhau với mục tiêu thống nhấtquan điểm, chính sách về phát triển nguồn nhân lực Đồng thời, đề xuất mộtkhung chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm triển khai thành công cácmục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển GDĐT

Hoàng Thị Bích Loan (2009), “Về giá cả sức lao động (tiền lương, tiền công) trên thị trường sức lao động ở Việt Nam những năm qua”, Nxb Lao

động – xã hội, Hà Nội Tác giả chỉ ra thực trạng chính sách tiền lương (nhữngthành công và hạn chế trong chính sách tiền lương), tiền công ở nước ta trongthời gian qua, cả về chính sách tiền lương tối thiểu và tiền lương tối thiểu trongdoanh nghiệp, chỉ ra những hạn chế bất cập trong chính sách tiền lương, tiềncông Đồng thời đề ra một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách tiềnlương, tiền công, ý nghĩa của việc phát triển thị trường SLĐ ở nước ta hiện nay

Nguyễn Thanh (2005), “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Nxb CTQG, Hà Nội Tác giả cho rằng

phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệpCNH, HĐH, đồng thời nêu lên một số thực trạng về phát triển nguồn nhân lực

có chất lượng, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng chủ yếu trong pháttriển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở nước ta hiện nay

Vũ Bá Thể (2002), “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Nxb Tài chính, Hà Nội Trên cơ sở nghiên cứu kinh

nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới và thực trạngnguồn nhân lực ở nước ta, tác giả đã đưa ra những quan điểm về nguồn nhânlực và phát triển nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng

Trang 6

trưởng kinh tế và sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam Đồng thời, đưa ra địnhhướng và những giải pháp nhằm phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiệnnay.

Phạm Minh Hạc (2001), “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực

đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Tác giả đi sâu nghiên cứu về con người, những nhân tố tác động đến sựphát triển toàn diện của con người như: sức khỏe, hình thể, trí tuệ, sự chămsóc y tế, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội, giáo dục và đào tạo trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm phát triển nguồn nhânlực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

* Nhóm tài liệu nghiên cứu dưới dạng đề tài khoa học, luận văn, luận án có:

Nguyễn Phan Hưng (2009), “Quản lí, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận đến năm 2020”, luận án tiến

sĩ Quản lí giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Ở công trìnhnày, tác giả đã luận giải thực trạng quản lý đào tạo nhân lực và mối quan hệbiện chứng giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dịch chuyển nhu cầu nhân lựctrong quá trình phát triển kinh tế ở tỉnh Bình Thuận

Bạch Văn Bảy (1996) “Di dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hoá

ở thành phố Hồ Chí Minh” đề tài khoa học, Hồ Chí Minh Đề tài đã luận giải

về thực trạng vấn đề di dân và sự ảnh hưởng đến nguồn nhân lực đáp ứng nhucầu của nền kinh tế trong điều kiện đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Thanh (2001), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay ”, Luận án Tiến sĩ Triết học,Viện Triết học, Hà

Nội Tác giả đã luận giải rõ phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sựthành công của sự nghiệp CNH, HĐH, đồng thời nêu lên một số thực trạng vềphát triển nguồn nhân lực có chất lượng, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướngchủ yếu trong phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở nước ta hiện nay

Nguyễn Thế Phong (2010), “Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh nông sản khu vực phía Nam”, Luận án

tiến sĩ Kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Tác

Trang 7

giả đã phân tích thực trạng nguồn nhân lực, các công cụ phát triển nguồn nhânlực và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong cácdoanh nghiệp Nhà nước kinh doanh nông sản ở phía Nam.

Phạm Thị Bích Thu (2008), “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công nghiệp dệt may Việt Nam” Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng,

Đà Nẵng.Tác giả đã hệ thống hóa, làm rõ và đưa ra một số quan điểm về đào

tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp dệt may ở Việt Namđồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lựccho công nghiệp dệt may Việt Nam

Bùi Thị Ngọc Lan (2001),“Phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Hành chính

Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Tác giả đã phân tích có hệ thống cấu trúc, đặctrưng và nội dung của nguồn lực trí tuệ trong tương quan với nguồn lực con người

và các nguồn lực khác Phê phán những quan điểm sai trái về vần đề này và dựbáo xu hướng phát triển, đề xuất phương hướng giải pháp chủ yếu để phát huynguồn lực trí tuệ của Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước

Trần Thanh Bình (2003),“Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH, HĐH ở nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học kinh tế

quốc dân, Hà Nội Tác giả đã phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực vàđưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lựcphục vụ quá trình CNH, HĐH ở nông thôn Việt Nam

Trần Du Lịch và Nguyễn Thị Cành (2005), “Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực”, Đề tài ứng dụng phát triển nguồn nhân lực, Hồ Chí Minh Đề tài đã

trình bày những vấn đề chung nhất về công tác đào tạo và phát triển nguồnnhân lực, hình thức và phương pháp đào tạo, cách xác định nhu cầu đào tạo và

đề xuất những vấn đề tổ chức nhà nước cần làm để xây dựng một chươngtrình đào tạo đạt hiệu quả và chất lượng

Lê Bá Phương (2008), “Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế,

Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Luận văn đã luận

Trang 8

giải những vấn đề cơ bản về phát triển nguồn nhân lực, thực trạng đào tạo và sửdụng nguồn nhân lực ở các KCN ở tỉnh Ninh Thuận Chỉ ra chính sách phát triển

và dự báo nhân lực cho các KCN ở tỉnh Nình Thuận giai đoạn 2008 – 2015

Lê Thanh An (2011), “Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế mở Vân Phong tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại

học Đà Nẵng, Đà Nẵng Tác giả đã luận giải những vấn đề về phát triển nguồn nhânlực cho các khu công nghiệp, đề ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhânlực cho các khu công nghiệp ở vùng kinh tế mở Vân Phong tỉnh Khánh Hòa

Phạm Văn Quốc (2011),“Bảo đảm nguồn nhân lực cho kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế,

Học viện Chính trị, Hà Nội Ở công trình này, tác giả đã làm rõ khái niệm,nội dung, phương thức đảm bảo nguồn nhân lực cho kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài trên địa bàn Đồng Nai; phân tích, đánh giá thực trạng các hoạtđộng và kết quả bảo đảm nguồn nhân lực cho kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài ở Đồng Nai thời gian qua Đồng thời tác giả đã đề xuất một số quanđiểm cơ bản và giải pháp chủ yếu góp phần bảo đảm nguồn nhân lực cho kinh tế

có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Đồng Nai trong thời gian tới

* Nhóm tài liệu nghiên cứu dưới dạng các bài báo khoa học có:

Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, 3 Tác

giả đã khái quát kết quả hơn hai mươi năm đổi mới đất nước và hơn một nămgia nhập Tổ chức thương mại thế giới, đồng thời chỉ rõ thực trạng phát triểnnguồn nhân lực ở nước ta và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng caochất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và sựnghiệp CNH, HĐH đất nước

Bành Tiến Long (2008), "Tiếp tục đổi mới giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 4 Nguyễn Văn Thành (2008),“Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (417) Những tác giả này tập trung phân

tích làm rõ tầm quan trọng của giáo dục đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực

Trang 9

trong giai đoạn hiện nay, không chỉ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc màcòn đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã tập trung phân tích làm

rõ một số vấn đề phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và một số khíacạnh về bảo đảm nguồn nhân lực trong phát triển KT - XH Các quan điểm,phương hướng và giải pháp của từng công đoạn, từng khâu bảo đảm nguồn nhânlực ở Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu, tìmhiểu một cách toàn diện cả ở phương diện lý luận và phương diện thực tiễn vềBĐNL cho các KCN ở tỉnh Bình Dương nhất là thực tiễn năng động, đa dạngphong phú ở một địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế nhanh như ở Bình Dương

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn BĐNL cho các KCN ở tỉnh BìnhDương, đề xuất một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu góp phầnbảo đảm tốt nhân lực cho các KCN trên bàn Tỉnh trong thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về BĐNL cho các KCN ở tỉnhBình Dương

- Đánh giá thực trạng BĐNL cho các KCN ở tỉnh Bình Dương thời gian qua

- Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm góp phầnBĐNL cho các KCN ở tỉnh Bình Dương thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Bảo đảm nhân lực cho các doanh nghiệp công nghiệp trong các KCN dướigóc độ kinh tế chính trị

Trang 10

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam

* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợpvới một số phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp,khảo sát thực tiễn và chuyên gia để giải quyết nhiệm vụ đặt ra

Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về BĐNL cho các KCN củacác tác giả trong nước, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Bình Dương.Đồng thời, dựa vào các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bình Dương qua các kỳ Đạihội, Báo cáo tổng kết, số liệu thống kê kinh tế của UBND, Cục Thống kê, Banquản lý các KCN tỉnh Bình Dương đã được công bố từ năm 2007 đến nay

6 Ý nghĩa của luận văn

- Luận văn hoàn thành sẽ góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận vàthực tiễn về BĐNL cho các KCN ở một địa phương cụ thể Đồng thời, góp phần cungcấp luận cứ khoa học cho Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương trong lãnh đạo, chỉđạo phát triển các KCN; trực tiếp là vấn đề BĐNL cho các KCN trên địa bàn Tỉnh

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo choviệc giảng dạy, nghiên cứu môn học kinh tế chính trị Mác - Lênin

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương (7 tiết), kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 11

1.1.1 Những vấn đề chung về khu công nghiệp

* Quan niệm về khu công nghiệp.

KCN đã được hình thành và phát triển ở các nước tư bản phát triểnvào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Ở các nước Châu Á, vàHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, KCN ra đời vào giữa sau của thế kỷ XX(Singapor năm 1951, Đài Loan 1966, Hàn Quốc 1970, Thái Lan 1972…).Đối với nước ta, KCN ra đời cùng với đường lối đổi mới, mở cửa do Đạihội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 khởi xướng Từ đóđến nay, phát triển KCN được xem là động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH,HĐH đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Theo đó, vấn đề phát triển cácKCN đã được đầu tư, quan tâm thỏa đáng cả về lý luận và thực tiễn

Hình thức đầu tư vào KCN còn gọi là KCN tập trung xuất hiện tại ViệtNam sau khi Chính phủ cho phép thực hiện đầu tư theo hình thức KCX Đây

là khu vực tập trung những nhà đầu tư vào các ngành công nghiệp mà Nhànước cần khuyến khích, ưu đãi Tại đây, Chính phủ nước sở tại sẽ dành chocác nhà đầu tư những ưu đãi cao về thuế, về các biện pháp đối xử phi thuếquan, về quyền chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, để họ đưa công nghệ vào rồitiến tới chuyển giao công nghệ cho nước chủ nhà KCN là một lãnh địa đượcphân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cungứng các thiết bị kỹ thuật cần thiết, cơ sở hạ tầng, phương tiện công cộng phùhợp với sự phát triển của một liên hiệp các ngành công nghiệp nhằm đạt hiệuquả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh

Tại Việt Nam, Điều 2: “Quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao”,được Chính phủ ban hành năm 1997 có quy định:

KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, chuyên sản xuấthàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranhgiới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướngChính phủ quyết định thành lập Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất

Luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã hiệu chỉnh lại khái niệm về KCN như sau:

KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp, và thực hiện các dịch

Trang 12

vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.

Nghị định “Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu

kinh tế của Chính phủ” ngày 14 tháng 3 năm 2008 đưa ra khái niệm: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ.

Đến năm 2014 trong Luật Đầu tư được Quốc hội thông qua ngày

26 tháng 11 năm 2014 cũng chỉ rõ: KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp

Từ khái niệm trên có thể hiểu, KCN là một tổ chức không gian lãnh thổcông nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng

và hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý

* Đặc điểm của KCN

Một là, KCN có chính sách kinh tế đặc thù, ưu đãi, nhằm thu hút vốn

đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn cho phép các nhàđầu tư nước ngoài sử dụng những phạm vi đất đai nhất định trong khu đểthành lập các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ với những ưu đãi

về thủ tục xin phép và thuê đất (giảm hoặc miễn thuế)

Hai là, KCN có vị trí địa lý xác định nhưng không hoàn toàn là một

vương quốc nhỏ trong một vương quốc như KCX Các chế độ quản lý hànhchính, các quy định liên quan đến việc ra, vào KCN và quan hệ với doanhnghiêp bên ngoài sẽ rộng rãi hơn Hoạt động trong KCN sẽ là các tổ chức phápnhân, các cá nhân trong và ngoài nước tiến hành theo các điều kiện bình đẳng

Ba là, KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành

phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song; doanhnghiêp có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinhdoanh, doanh nghiêp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiêp liên doanh và cảdoanh nghiêp 100% vốn trong nước

Trang 13

Bốn là, có Ban quản lí thống nhất để thực hiện quy chế quản lí, đồng thời

có sự phân cấp rõ ràng về quản lí và tổ chức sản xuất Về phía các xí nghiệp, khảnăng hợp tác sản xuất phụ thuộc vào việc tự liên kết với nhau của từng doanhnghiệp Còn việc quản lí Nhà nước được thể hiện ở chỗ Nhà nước chỉ quy địnhnhững ngành (hay loại xí nghiệp) được khuyến khích phát triển và những ngành(hoặc loại xí nghiệp) không được phép đặt trong KCN vì các lí do nhất định(như môi trường sinh thái, hay an ninh quốc phòng)

Năm là, các KCN tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng

bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cảnước, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nângcao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế qua đó góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng CNH,HĐH, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nhân lực,nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động Song hành cùngvới quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chủtrương hình thành các KCN với ý nghĩa là các trung tâm sản xuất côngnghiệp, dịch vụ có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại Các KCN hiện đang làđiểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực khác nhauvới các sản phẩm đa dạng được xuất khẩu toàn cầu, góp phần khẳng định vịthế của Việt Nam trong bản đồ địa kinh tế của khu vực và thế giới

Định hướng phát triển KCN đã được đề cập trong các Nghị quyết củaĐảng thời gian gần đây Chủ trương phát triển KCN bền vững và theo

chiều sâu được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng XI năm 2011: “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao” [24, tr.195] Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI cũng đưa ra 10 định hướng lớn xây dựng hệthống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại, trong đó có định hướng phát triển kết cấu hạtầng KCN và nêu rõ: “Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng KCN,

Trang 14

không lấy đất lúa để xây dựng các KCN mới Đến năm 2015, giải quyết cơbản tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu như nhà trẻ, mẫugiáo, trường học, cơ sở khám chữa bệnh cho lao động các KCN, đến năm

2020, hoàn chỉnh các công trình kết cấu hạ tầng trong các KCN”

1.1.2 Quan niệm về nhân lực và bảo đảm nhân lực cho các khu công nghiệp

* Quan niệm về nhân lực

Quan niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nềnkinh tế phát triển từ những năm 50 của thế kỷ thứ XX, với ý nghĩa là nguồnlực con người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trongquá trình phát triển Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nhân lực,các quan niệm xem xét nhân lực chủ yếu dưới góc độ là một nguồn lực trongtổng thể các nguồn lực cho phát triển KT - XH Theo đó, các quan điểmthường đưa ra khái niệm nguồn nhân lực mà ít đề cập khái niệm nhân lực

Theo Liên hợp quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức

và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng

để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng” Theo giáo trình kinh tếnguồn nhân lực của Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân: “Nguồn nhân lựcđược hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân con người Với tư cách lànguồn lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người cókhả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra

là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định” [16, tr 6].Ngân hàng thế giới cho rằng: “Nguồn nhân lực là toàn bộ những gì vốn có củacon người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân”[60] Theo lý luận của kinh tế học phát triển, con người được xem xét, đề cậpvới tư cách là lực lượng sản xuất chủ yếu, là phương tiện để sản xuất hàng hoá

và dịch vụ, được xem như là lực lượng lao động cơ bản nhất trong xã hội; nó làyếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng sản xuất, dịch vụnhanh và bền vững

Theo thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Bộ Lao động thương binh và xãhội: “Nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của một

Trang 15

quốc gia, suy rộng ra có thể được xác định trên một địa phương, một ngành hay mộtvùng Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội” [14, tr.13].

Khi bàn cụ thể về nhân lực, theo giáo trình nguồn nhận lực: “Nhân lực

là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạtđộng Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể conngười và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quátrình lao động - con người có sức lao động” [14, tr.5]

Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xãhội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả cácthành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử

và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp

Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có

thể hiểu: Nhân lực là sức lực con người, đó là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước

Như vậy, với tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, nhân lực

là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho

xã hội Với tính cách là một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất, ngườilao động hay nhân lực là những người có khả năng lao động, nghĩa là phải có

cả sức mạnh cơ bắp và sức mạnh trí tuệ mà C.Mác đã gọi cụ thể là có “đầuóc” và “đôi bàn tay” Điều đó tạo nên sức mạnh tổng hợp cho con người Đó

là sức mạnh thể chất và trí tuệ - những yếu tố tạo nên khả năng lao động củacon người: “Để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái cóích cho đời sống của bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiênthuộc về thân thể của họ: Tay, chân, đầu và hai bàn tay” [34, tr.266] Ngoài

ra, người lao động cũng cần phải có kinh nghiệm, những kĩ năng, kĩ xảo tronglao động C.Mác viết: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động làtoàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong

Trang 16

một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sảnxuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [34, tr.266].

Nhân lực của một quốc gia bao giờ cũng được biểu hiện ra là số lượng

và chất lượng tại một thời điểm nhất định

Số lượng nhân lực chính là lực lượng lao động và khả năng cung cấpsức lao động cho xã hội Các chỉ số về số lượng nhân lực của một quốc gia,một địa phương được xác định trên qui mô dân số thông qua số lượng dân cư,tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động trong các ngành, các khuvực kinh tế… Trong đó, số dân trong độ tuổi lao động là chỉ số phản ánh mộtcách rõ nhất về số lượng nhân lực Số lượng nhân lực đóng vai trò quan trọngđối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sự phát triển của các KCN nóiriêng Nếu số lượng không tương xứng với tốc độ phát triển đều tác động xấutới sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như KCN

Chất lượng nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặctrưng về trạng thái, thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lối sống

và tinh thần của nhân lực Nói cách khác là trình độ học vấn, trạng thái sứckhỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xãhội… của nhân lực, trong đó trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp là tiêuchí quan trọng để đánh giá phân loại chất lượng nhân lực Theo quan điểmcủa chủ nghĩa Mác - Lênin, khi tham gia vào quá trình sản xuất, trước hếtcon người đem nhập vào các yếu tố của lực lượng sản xuất sức mạnh cơbắp của mình Tuy nhiên, nếu chỉ tiến hành sản xuất bằng các khí quan vậtchất thuần túy của cơ thể thì con người sẽ không bao giờ tiến xa hơn độngvật, vì con người là một sinh vật xã hội nên ngoài sức mạnh cơ bắp, khitham gia vào quá trình sản xuất, con người còn có cả trí tuệ và toàn bộ hoạtđộng tâm sinh lý và ý thức của họ Cái phần vật chất của con người tronglực lượng sản xuất được điều khiển bằng trí tuệ nên nó trở nên khéo léo,linh hoạt, uyển chuyển, năng động khiến con người trở thành yếu tố quyếtđịnh của lực lượng sản xuất

Trang 17

Chất lượng nhân lực chính là động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế

xã hội Thông qua chất lượng nhân lực thể hiện rõ trình độ phát triển kinh tế

-xã hội của một quốc gia, chất lượng cuộc sống của dân cư hay mức độ vănminh của một xã hội Chất lượng nguồn lao động chính là trình độ khả năngcủa năng lực thể chất và năng lực tinh thần cấu thành nên lực lượng lao động

xã hội Nâng cao chất lượng nhân lực chính là sự tăng cường sức mạnh, kỹnăng hoạt động sáng tạo của năng lực thể chất và năng lực tinh thần của lựclượng lao động lên đến trình độ nhất định nhằm hoàn thành nhiệm vụ phát triển

KT - XH của một quốc gia trong một giai đoạn phát triển nhất định

Nhân lực cho các KCN

Trên cơ sở khái niệm về KCN và khái niệm nhân lực nói chung, theo

tác giả, nhân lực cho các KCN là tiềm năng của lực lượng lao động đã, đang

và sẽ làm việc trong các KCN để thành lập, duy trì và phát triển các doanh nghiệp tại các KCN.

Như vậy, nhân lực cho các KCN là toàn bộ lực lượng lao động đã, đang

và sẽ tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp trongcác doanh nghiệp trong các KCN, bao gồm: Bộ phận nhân lực quản lí và điềuhành sản xuất; bộ phận công nhân trực tiếp đứng máy sản xuất; bộ phận kĩthuật; bộ phận thực hiện công tác tuyển dụng và quản lí nhân lực; bộ phậnthực hiện các hoạt động dịch vụ bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp trong KCN

Vai trò của nhân lực đối với sự phát triển của các KCN

Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đề cao nhân tố con người nhất là người laođộng, bởi họ chính là chủ thể của quá trình sản xuất Theo C.Mác, sản xuấtvật chất là hoạt động đầu tiên và cơ bản của con người Đó là quá trình conngười sử dụng những công cụ lao động tác động vào tự nhiên, tạo ra nhữngcủa cải vật chất nhằm phục vụ nhu cầu của bản thân mình và phát triển xã hội

Để tiến hành sản xuất, con người phải sử dụng những tư liệu sản xuất như đốitượng lao động, công cụ lao động và những điều kiện vật chất khác Ngoàiviệc nhấn mạnh đến vai trò của tư liệu sản xuất - yếu tố cần thiết của mỗi quátrình sản xuất, C.Mác đã khẳng định, để quá trình sản xuất được tiến hành

Trang 18

không thể thiếu vai trò của người lao động Lênin khẳng định sự vượt trội củacon người so với các yếu tố khác của quá trình sản xuất “Trong khi vật chất

có thể bị phá hủy hoàn toàn thì các kĩ năng của con người như công nghệ, bíquyết tổ chức và nghị lực làm việc sẽ còn mãi” [30, tr.30]

Khẳng định trên của các nhà triết học mácxít là đúng đắn vì suy chocùng, hầu hết các tư liệu sản xuất chủ yếu (trừ những đối tượng sẵn có trong

tự nhiên) là sản phẩm lao động của con người, do con người tạo ra và khôngngừng đổi mới, cải tiến Về thực chất, tư liệu sản xuất, đặc biệt là công cụ laođộng là sự phản ánh trình độ của con người trong quá trình chinh phục tựnhiên Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thường có những giai cấp nhấtđịnh đóng vai trò là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội, là bộ phận chínhcấu thành lực lượng sản xuất

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn khẳng định vai trò quyết định của conngười đối với sự phát triển của một xã hội Muốn có chủ nghĩa xã hội trướchết phải có con người xã hội chủ nghĩa

Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh, Đảng ta luôn đánh giá đúng vị trí và vai trò của việc phát triển nguồnlực con người phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, gắn với phát triển kinh tế trithức đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Đại hội XI, với quan điểm coi

“Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể pháttriển”, Đảng ta đã xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lựcchất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược cho sự phát triển kinh

tế - xã hội trong thời gian tới: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhânlực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu

tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấulại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quantrọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [24, tr.130].Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kì 2011 - 2020 Đảng ta xác địnhmục tiêu tổng quát là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quantrọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội,

Trang 19

nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đươngcác nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ cácnước phát triển trên thế giới.

Với các KCN, sự tồn tại và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mộttrong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp trong các KCN là nhân lực, đây là lực lượng nòng cốtcủa doanh nghiệp, những người trực tiếp thực hiện công tác quản lí, vận hànhmáy móc, thực hiện các khâu, các bước và các công đoạn của quá trình sảnxuất Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của KH – CN đã xuất hiện những dâychuyền sản xuất tự động, việc sử dụng các máy móc, hiện đại làm năng suấtlao động trong các doanh nghiệp tăng lên đã làm không ít ý kiến cho rằng vaitrò quyết định của năng suất lao động là máy móc chứ không phải là conngười Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh, máy móc dù hiện đại đến đâucũng do con người chế tạo, và vận hành nó

Nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp trong các KCN, nhân lực chất lượng cao là yếu tốquyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm, chấtlượng nhân lực ở đây thể hiện ra là trình độ, kĩ năng làm việc, và sử dụng nhânlực đúng chuyên môn Đồng thời, số lượng và chất lượng nhân lực giữ vai tròquan trọng trong thu hút đầu tư vào các KCN, mục đích đầu tư của các doanhnghiệp khi đầu tư vào các KCN, yếu tố đầu tiên họ mong muốn là có được lựclượng lao động đáp ứng được công nghệ mà doanh nghiệp đưa vào sản xuất

* Bảo đảm nhân lực cho các khu công nghiệp.

Bảo đảm nhân lực: Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì bảo đảm là

làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gìcần thiết [52, tr.211] Nghiên cứu vấn đề bảo đảm nhân lực chính là nghiêncứu cả quá trình thu hút, phân bổ và sử dụng nhân lực

Từ những vấn đề nêu trên, có thể quan niệm: Bảo đảm nhân lực là tổng thể các hoạt động của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và người lao

Trang 20

động về tạo dựng, phân bổ và sử dụng nhân lực thông qua việc tạo dựng đủ nhân lực về số lượng, chất lượng, phân bổ đúng kế hoạch, sử dụng đúng chuyên môn, diễn ra trong những khoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế.

Bảo đảm nhân lực cho các khu công nghiệp

Bảo đảm nhân lực cho các KCN là tổng thể các hoạt động của Đảng, Nhà nước, cơ quan quản lí các khu công nghiệp, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo và người lao động về tạo dựng, phân bổ và sử dụng nhân lực thông qua việc tạo dựng đủ nhân lực về số lượng, chất lượng, phân bổ đúng kế hoạch,

sử dụng đúng chuyên môn; diễn ra trong những khoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sản xuất kinh doanh của các KCN.

Quan niệm về BĐNL cho các KCN đã thể hiện rõ mục đích, chủ thể,nội dung và phương thức trong bảo đảm nhân lực, đó là:

Mục đích BĐNL là nhằm đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho phát triểnkinh tế, bảo đảm sử dụng tối đa và phân bổ nhân lực hợp lí Chủ trương pháttriển các KCN là đúng đắn, phù hợp, đã góp phần đáng kể cho sự phát triểncông nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung Việc hình thành và pháttriển các KCN đã tạo điều kiện để thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư chophát triển công nghiệp và phát triển KT - XH, theo đó nhu cầu về nhân lực chophát triển các KCN cũng không ngừng tăng lên cả số lượng và chất lượng

Chủ thể BĐNL bao gồm Đảng, Nhà nước, cấp uỷ và chính quyền cácđịa phương, doanh nghiệp và bản thân người lao động Trong đó, nhân tốtrung tâm của quá trình bảo đảm là người lao động - chủ thể trực tiếp tham giaquá trình lao động; Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền các địa phương làchủ thể định hướng, hoạch định chiến lược và tổ chức thực hiện quá trìnhBĐNL, doanh nghiệp là nơi tiếp nhận, sử dụng và duy trì kết quả BĐNL,đồng thời là thực tiễn kiểm nghiệm kết quả của quá trình bảo đảm này

Nội dung BĐNL bao gồm các hoạt động do Nhà nước, chính quyềnđịa phương, nhà trường và doanh nghiệp tổ chức và cung cấp cho các KCNmột lượng người lao động thỏa mãn nhu cầu lao động của chủ thể sử dụng.Các hoạt động này có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày thậm chí

Trang 21

vài năm tuỳ thuộc vào mục tiêu đáp ứng Nội dung đó được xem xét cả về sốlượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực Bảo đảm về số lượng nhân lực cho mọidoanh nghiệp, mọi chủ thể sản xuất kinh doanh trong các KCN một cách đầy

đủ, thường xuyên bám sát sự biến động về nhu cầu, mà chủ yếu là sự gia tăng

Số lượng ở đây bao gồm cả lực lượng lao động phổ thông, lao động qua đàotạo và cả lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, lao động quản lý… Bảođảm về chất lượng nhân lực là vấn đề quan trọng trong nội dung BĐNL Chấtlượng bao gồm chất lượng của mọi đối tượng lao động chứ không chỉ là lựclượng lao động chuyên môn kỹ thuật, ngay cả lao động phổ thông cũng cầnbảo đảm về chất lượng, đó là thể lực, trí lực và tác phong lao động côngnghiệp Bảo đảm về cơ cấu lao động phù hợp với mức độ cân đối nhu cầucũng như mức độ cân đối về ngành nghề và cả cơ cấu ưu đãi nếu cần thiết

Phương thức BĐNL, là tổng hợp các cách thức, phương pháp nhằm tạodựng, phân bổ và sử dụng nhân lực một cách hiệu quả bao gồm các phươngthức: bảo đảm thông qua đào tạo và phân bổ trực tiếp; thông qua thị trườnglao động; các KCN tự bảo đảm thông qua tuyển dụng trực tiếp, thông tintuyển dụng trên các phương tiện truyền thông

1.2 Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến bảo đảm nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương

1.2.1 Quan niệm bảo đảm nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương

Từ quan niệm về BĐNL nói chung, có thể hiểu BĐNL cho các KCN ở

Bình Dương là tổng thể các hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan chức năng, các KCN tỉnh Bình Dương, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo và người lao động về tạo dựng, phân bổ và sử dụng nhân lực có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các KCN ở tỉnh Bình Dương

Quan niệm trên đây cho thấy:

Mục đích BĐNL là nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh BìnhDương, bảo đảm sử dụng tối đa và phân bổ nhân lực hợp lí Thực hiện mục tiêu

Trang 22

phát triển công nghiệp của tỉnh với chủ trương phát triển các KCN tập trunglàm đòn bẩy, đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Việc hìnhthành và phát triển các KCN ở tỉnh Bình Dương thời gian qua đã tạo điều kiện

để thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và pháttriển KT - XH, theo đó nhu cầu về nhân lực cho phát triển các KCN cũngkhông ngừng tăng lên cả số lượng và chất lượng

BĐNL cho các KCN ở tỉnh Bình Dương là trách nhiệm của của Đảng

bộ, chính quyền, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp hoạt động trênđịa bàn Tỉnh Để thực hiện được mục tiêu thu hút đầu tư, tạo điều kiện vàkhuyến khích phát triển KT - XH nói chung, KCN nói riêng đòi hỏi Tỉnhphải thực sự quan tâm đến kế hoạch phát triển nhân lực (cả về số lượng,chất lượng, cơ cấu, đào tạo, phân bổ và sử dụng lao động hợp lý…), nhằmđáp ứng nhân lực cho các KCN Thực hiện quá trình BĐNL cho các KCNđòi hỏi xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể, có kế hoạch sát thực tế, nộidung bảo đảm rõ ràng, với nhiều phương thức đa dạng, đạt hiệu quả cao

Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương là chủ thể trực tiếp lãnh đạo,định hướng; xây dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách, xác định phương thứcphù hợp đồng thời là người cùng trực tiếp tham gia vào quá trình BĐNL chocác KCN trên địa bàn Đảng bộ lãnh đạo mọi mặt của đời sống KT - XH củaTỉnh, đối với các KCN Đảng bộ vừa lãnh đạo chặt chẽ việc thu hút vốn đầu tưvừa lãnh đạo BĐNL

Chính quyền tỉnh Bình Dương xác định kế hoạch BĐNL cho các KCNtrên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các KCN

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chương trình phát triển nhân lựcchất lượng cao, nhu cầu lao động và kết quả bảo đảm trước đó Tổ chức thựchiện kế hoạch đó từ việc đào tạo, phân bổ và sử dụng nhân lực phù hợp vớinhu cầu và cơ cấu thông qua thị trường lao động Cùng với đó là giáo dụcnâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người lao động về việc BĐNL để họtham gia tích cực vào quá trình đó

Trang 23

Ban quản lý các KCN trên địa bàn Bình Dương là chủ thể phối hợp vớichính quyền Tỉnh về BĐNL thông qua báo cáo hoạt động sản xuất kinhdoanh, về nhu cầu lao động; đồng thời tham gia trực tiếp hay gián tiếp vàoquá trình đào tạo và đào tạo lại lao động Nơi trực tiếp sử dụng lao động, kiểmnghiệm kết quả quá trình BĐNL ở các công đoạn bảo đảm trước đó Cùng vớiĐảng bộ và chính quyền Tỉnh nắm bắt thực tiễn và đề ra biện pháp, phươnghướng cho quá trình BĐNL trong giai đoạn tiếp theo.

Người lao động vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình BĐNL, làlực lượng trực tiếp tham gia quá trình lao động trong các doanh nghiệp trongcác KCN của tỉnh Bình Dương Lực lượng quyết định đến kết quả của quá trìnhBĐNL cho các KCN; tham gia học tập, đào tạo, tiếp nhận tri thức; rèn luyện cảthể lực, trí lực, về quan điểm, tư duy, tác phong làm việc để phục vụ quá trìnhlao động, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong các KCN

Phương thức bảo đảm nhân lực cho các KCN ở tỉnh Bình Dương đượcthực hiện thông qua đào tạo tại các cơ sở đào tạo, các trung tâm dạy nghề củaTỉnh, thông qua hoạt động của thị trường lao động, thông qua việc liên kếttuyển dụng của trung tâm giới thiệu việc làm, các KCN tự bảo đảm thôngqua tuyển dụng trực tiếp, thông tin tuyển dụng trên các phương tiện truyềnthông, mạng internet

1.2.2 Nội dung bảo đảm nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương

Nội dung BĐNL cho các KCN ở tỉnh Bình Dương bao gồm cả về sốlượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực

Thứ nhất, bảo đảm về số lượng nhân lực.

Bảo đảm về số lượng nhân lực là bảo đảm số lượng lao động cho cácKCN hoạt động trên địa bàn Tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinhdoanh Lao động trong các KCN ở tỉnh Bình Dương hiện nay là người địaphương còn ít Trong khi nhu cầu về số lượng lao động của các KCN ngàycàng tăng cao Vì vậy, BĐNL ở đây trước hết phải đủ về số lượng cung cấpcho các KCN trên địa bàn Tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển của các KCN Số

Trang 24

lượng lao động mà các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương cần đáp ứng là cả

về lao động phổ thông, lực lượng trong độ tuổi lao động có đủ khả năng làmcác công việc bình thường không cần phải đào tạo qua trường, lớp mà chỉthông qua hướng dẫn công việc; lực lượng lao động đảm nhiệm các vị tríchuyên môn, kỹ thuật đòi hỏi phải được đào tạo phù hợp với yêu cầu tiếp thu

và sử dụng được công nghệ mà các các KCN sử dụng; lực lượng lao độngquản lý có trình độ cao…Vì vậy, bảo đảm số lượng nhân lực là phải bảo đảm

cả các đối tượng và loại hình lao động phù hợp với nhu cầu của các cácKCN trên địa bàn

Thứ hai, bảo đảm về chất lượng nhân lực.

Chất lượng nhân lực bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái, thể lực,trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nhân lực Nóicách khác là trình độ học vấn, trạng thái sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹthuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội… của nhân lực, trong đó trình

độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá phân loạichất lượng nhân lực Chất lượng nhân lực thể hiện trạng thái nhất định củanhân lực với tư cách là một khách thể vật chất đặc biệt, đồng thời là chủ thểcủa mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội

Chất lượng nhân lực là sự tổng hợp, kết tinh của rất nhiều yếu tố và giátrị cùng tham gia tạo nên Chất lượng nhân lực cho phát triển kinh tế là yếu tốđược quan tâm nhất của mọi doanh nghiệp Từ khi nước ta gia nhập tổ chứcThương mại thế giới (WTO), sức cạnh tranh về thị trường SLĐ là rất lớn, cácdoanh nghiệp đầu tư vào Bình Dương tăng cao, trong đó có các doanh nghiệpnước ngoài sản xuất bằng công nghệ hiện đại, làm cho năng suất lao độngtăng lên và chất lượng sản phẩm tốt hơn, số lượng lao động trong và ngoàinước vào làm việc (Giám đốc, quản lý, chuyên gia kỹ thuật…) trên địa bànTỉnh tăng nhanh Các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương luôn luôn vận động,thay đổi và có những chiến lược phát triển để nhằm hoàn thiện hơn quá trìnhhoạt động kinh doanh của mình, trong đó chiến lược phát triển về máy mócthiết bị mà đặc biệt là công nghệ không thể thiếu Tuy nhiên, dù máy móc,

Trang 25

thiết bị hay công nghệ có tiên tiến, có hiện đại đến đâu mà thiếu đi sự vậnhành của con người thì tất cả cũng đều trở nên vô nghĩa Vì vậy, mọi doanhnghiệp đều quan tâm đến chất lượng của đội ngũ lao động, đòi hỏi bảo đảmchất lượng nhân lực ở đây là nâng cao trình độ về chuyên môn, kỹ thuật, khảnăng tiếp thu và sử dụng công nghệ mới và năng lực tổ chức; cập nhật thôngtin, làm chủ khoa học cả về sản xuất và quản lý; nâng cao đạo đức nghềnghiệp và tác phong công nghiệp Bảo đảm chất lượng cả đội ngũ lao độngphổ thông, lao động qua đào tạo, chất lượng sức khỏe, tính năng động, sángtạo trong lao động, kỷ luật lao động và ý thức xã hội của người lao động.

Thứ ba, bảo đảm về cơ cấu nhân lực.

Bàn về cơ cấu lao động, theo C.Mác có nghĩa là bàn về cấu trúc bêntrong của quá trình phân công lao động xã hội Đó là các quan hệ tỷ lệ cũngnhư xu hướng vận động, phát triển nguồn lao động giữa các ngành kinh tế(công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ) Ở đây, bảo đảm cơ cấu nhân lực là bảođảm sự hợp lý về số lượng, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực phùhợp với nhu cầu về các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệptrên địa bàn tỉnh Bình Dương Xu thế phát triển chung là sự chuyển dịch cơ cấucủa ba nhóm ngành lớn theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng của nôngnghiệp và tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ đóng góp trong GDP.Chuyển dịch cơ cấu của các thành phần kinh tế cũng làm cho thị trường laođộng biến động Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng đòi hỏilao động trình độ cao, với chuyên môn kỹ thuật và trình độ quản lý đáp ứngđược yêu cầu hội nhập Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp thường

có lựa chọn các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau tạo nên sự phongphú đa dạng của các ngành nghề đòi hỏi việc BĐNL phải có cơ cấu hợp lý vềtrình độ tay nghề, cơ cấu độ tuổi cũng như cơ cấu về giới tính nhân lực Đểđáp ứng nhu cầu nhân lực cả cán bộ chuyên môn và công nhân kĩ thuật khôngchỉ phải bảo đảm chất lượng nhân lực mà còn phải cần chú ý bảo đảm đến cơcấu của nó Nếu công nhân kĩ thuật là những người trực tiếp tham gia sản xuấttăng tương ứng cùng với sự tăng lên của máy móc tiết bị, thì cán bộ chuyên

Trang 26

môn, cán bộ quản lí lại tăng lên ở mức độ nhất định Để bảo đảm cơ cấu nhânlực phù hợp với qua trình phát triển cần phải xác định đúng quan hệ tỉ lệ giữalao động với máy móc thiết bị, quan hệ tỉ lệ giữa lao động kỹ thuật với độingũ cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lí của các doanh nghiệp Việc xácđịnh đúng cơ cấu nhân lực có ý nghĩa quan trọng, nó cho phép khai thác tối đanguồn lực lao động, thúc đẩy sự phát triển của các KCN, giảm được các chiphí về đào tạo nhân lực đồng thời thúc đẩy phát triển hài hòa các ngành nghềsản xuất kinh doanh Vấn đề cấp bách nhất hiện nay của các KCN ở tỉnh BìnhDương là cơ cấu về cán bộ quản lí doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật taynghề cao trong các ngành nghề mũi nhọn của nền kinh tế ở Tỉnh

Để xác định đúng cơ cấu nhân lực bảo đảm cho các KCN ở tỉnh BìnhDương cần phải thống kê và dự báo chính xác số lượng và chất lượng nhânlực cần có của các KCN Một xu hướng chung hiện nay ở các KCN tỉnhBình Dương, cơ cấu chất lượng nhân lực còn bất hợp lí, nhân lực chấtlượng cao còn quá ít so với nhân lực chưa qua đào tạo, đó là kết quả của sựphát triển nhanh về số lượng các KCN và chính sách thu hút lao động để bổsung kịp thời nhu cầu trước mắt về nhân lực của các KCN Việc bảo đảm

cơ cấu nhân lực thông qua sự phân bổ nhân lực vào các lĩnh vực sản xuất

và nhu cầu nhân lực của các KCN, trên cơ sở đó cần phải xác định cơ cấutrong đào tạo nhân lực Sự phát triển của khoa học và công nghệ đòi hỏingày càng cao nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật, giảm dần sốlượng nhân lực phổ thông

1.2.3 Những nhân tố tác động đến bảo đảm nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương

BĐNL cho các KCN ở tỉnh Bình Dương chịu sự tác động của cả nhân

tố khách quan và chủ quan như: quy mô và cơ cấu dân số; điều kiện KT –XH; sự phát triển của thị trường sức lao động; các chính sách trong thực hiệnBĐNL và sự phát triển của các KCN ở các địa phương trong nước

Thứ nhất, dân cư và nguồn lao động ở tỉnh Bình Dương.

Quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực chịu ảnh hưởng của quy mô, cơcấu và chất lượng dân số, không chỉ quy mô mà tốc độ tăng dân số cũng quyết

Trang 27

định đến tốc độ và quy mô tăng nhân lực Một nước có quy mô dân số lớn thìquy mô nhân lực cũng lớn Mặt khác, cơ cấu độ tuổi của dân số có ảnh hưởngquyết định đến quy mô cơ cấu lao động Lực lượng lao động luôn chiếm một tỉ

lệ nhất định trong dân số Cơ cấu dân số ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng nhânlực đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp Cùng với quy mô và cơ cấuthì chất lượng dân số càng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượngnhân lực, chất lượng dân số thường được đánh giá thông qua chỉ tiêu phát triểncon người HDI theo ba căn cứ: thu nhập quốc dân bình quân đầu người, trình độdân trí và tuổi thọ bình quân Trong khi đó, chất lượng nhân lực được đánh giáthông qua các tiêu chí: Sức khỏe (thể lực và trí lực); trình độ học vấn, trình độchuyên môn, trình độ lành nghề phù hợp với yêu cầu công việc; phẩm chất cánhân (ý thức kỉ luật, tính hợp tác, tính chủ động, ý thức trách nhiệm ) Như vậy,chỉ tiêu chất lượng dân số là cơ sở trực tiếp của chỉ tiêu chất lượng nhân lực

Tuy nhiên, dân số tăng nhanh sẽ làm cho chất lượng vốn con người giảmxuống hoặc ở mức thấp và hầu như không cải thiện được, tăng áp lực việclàm và nạn thất nghiệp, làm xuất hiện các vấn đề KT - XH, làm giảm tốc độtăng thu nhập GDP bình quân trên đầu người Dân số tăng nhanh khi trình

độ kỹ thuật và công nghệ của nền kinh tế còn thấp gây khó khăn cho việcnâng cao chất lượng nhân lực Vấn đề đầu tư cho nâng cao năng lực, chấtlượng của người lao động và có việc làm gặp khó khăn Bởi cơ sở vật chất

để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo còn có nhiều hạn chế và bất cập,hơn nữa nhân lực chất lượng cao sẽ loại bỏ một số lượng lớn lao động giảnđơn, làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp Ngoài ra, nhân lực trẻ, khoẻdồi dào và do sức ép về thất nghiệp gia tăng họ chấp nhận làm việc với mứctiền công thấp buộc các doanh nghiệp phải cho những người có kinhnghiệm, có tri thức lớn tuổi về nghỉ các chế độ sớm nhằm nhường việc làmcho lớp trẻ đã dẫn đến tình trạng vừa thiếu chất xám, vừa lãng phí một lượnglớn chất xám, không tận dụng hết được tiềm năng của nhân lực chất lượngcao cho phát triển KT - XH

Hiện nay, dân số tỉnh Bình Dương khoảng 1.802.500 người, chiếmkhoảng 1,9% dân số cả nước Trong đó dân số thành thị chiếm gần 65%, bìnhquân hàng năm dân số Bình Dương tăng khoảng 90.000 đến 100.000 người,

Trang 28

tốc độ tăng dân số khoảng 1,9%/năm Mật độ dân số 649 người/km2, thuộcloại khá cao so với các địa phương trong cả nước Dân cư phân bố không đềugiữa các địa phương, tập trung đông nhất là thị xã Thuận An (chiếm khoảng25,1% dân số toàn Tỉnh), thị xã Dĩ An (chiếm 20,3%) và thành phố Thủ DầuMột Gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó thành phố Mới BìnhDương là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của Tỉnh [19] Đây là nhân tốtác động đến quy hoạch phát triển các KCN ở tỉnh Bình Dương.

Thứ hai, sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương.

Sự phát triển KT - XH của một đất nước có tác động tích cực trongphát triển nhân lực Một mặt, nền kinh tế phát triển là điều kiện để huy độngtổng hợp các nguồn lực đầu tư cho phát triển nhân lực như: Đầu tư cho giáodục, đào tạo; y tế; môi trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của người laođộng; phát triển KHCN và điều liện vật chất bảo đảm cho người lao động làmviệc Mặt khác, điều kiện kinh tế phát triển các yếu tố nguồn lực như vốn, tàinguyên, công nghệ được huy động và phối hợp hợp lí tạo điều kiện cho đầu

tư phát triển làm tăng nhu cầu về nhân lực Đồng thời, kinh tế phát triển phảnánh sự phát triển của lực lượng sản xuất, khi lực lượng sản xuất phát triểnthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại Chuyển dịch cơ cấukinh tế và BĐNL có quan hệ chặt chẽ với nhau Việc chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, cơ cấu đầu tư, thực hiện quy hoạch phát triển trên các vùng lãnh thổ sẽ tạo

ra nhu cầu lớn cho thu hút lao động, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu lao động

và tổ chức điều chỉnh phân bố lao động Những năm qua với chủ trương đẩymạnh phát triển công nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương đã có bướcphát triển mạnh, kết cấu hạ tầng được chú trọng đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợitrong thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Bình Dương, cùng với đó là các chínhsách chăm lo đời sống của người lao động đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thuhút lao động ở các địa phương khác vào làm việc trong các KCN của Tỉnh

Bên cạnh những nhân tố về điều kiện phát triển kinh tế, quy mô và cơcấu dân số thì truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa cũng có tác động nhấtđịnh đến việc BĐNL cho các KCN ở tình Bình Dương Truyền thống lịch sử và

Trang 29

giá trị văn hóa bao gồm: ý thức dân tộc, tính cần cù siêng năng trong lao động,

ý thức kỉ luật, ham học hỏi, xu hướng nghề nghiệp là những yếu tố tác độngđến cung, cầu về nhân lực và việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp Rõ ràng, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa rất quantrọng cho sự phát triển, nhưng quan trọng và quyết định nhất lại là tài nguyêncon người, sự kết tinh của văn hóa và sức sáng tạo vô tận của nguồn lực conngười Tỉnh Bình Dương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệptrên cơ sở sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là trồng các loại cây côngnghiệp như: Cao su, tiêu, điều là chủ yếu Cần cù, siêng năng trong lao động làtruyền thống của người nông dân Việt Nam nói chung và người dân BìnhDương nói riêng Tuy nhiên, do tính chất của lao động trong nông nghiệp đãảnh hưởng đến ý thức kỉ luật lao động, trình độ lao động, xu hướng nghềnghiệp trong khi yêu cầu lao động trong các KCN của Tỉnh ngày càng cao

Thứ ba, những nhân tố về cơ chế chính sách.

Hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách của Nhà nước, chính quyền địaphương và các doanh nghiệp trong từng giai đoạn có tác động rất lớn đến việcBĐNL Nhà nước quan tâm, chăm lo xây dựng và phát triển con người và nhânlực nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài , thông qua hệ thống pháp luật bảo

vệ các quyền cơ bản của con người như Luật Giáo dục, Luật Lao động và cácchế độ chính sách như chính sách về phát triển kinh tế, giáo dục, đào tạo, y tế, bảohiểm xã hội, tiền lương, các chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với ngườilao động là những nhân tố tác động đến cung lao động trên thị trường Hệ thốngpháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp tác động đến cầu lao động trên thị trường Những chính sách vềphát triển nhân lực của tỉnh Bình Dương như: quy hoạch phát triển nhân lực tỉnhbình Dương giai đoạn 2011 – 2020; các chính sách thu hút nhân lực và chính sáchđãi ngộ đối với nhân lực chất lượng cao thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợitrong việc BĐNL cho các KCN phát triển nhanh và hiệu quả

Thứ tư, nhân tố giáo dục và đào tạo.

GDĐT là nhân tố tác động trực tiếp đến việc BĐNL cho sự tăng trưởng vàphát triển KT - XH Chất lượng nhân lực là sản phẩm của quá trình GDĐT Một

Trang 30

nền giáo dục hoàn chỉnh, đồng bộ và toàn diện sẽ tạo ra những nhà khoa học,những nhà quản lí và những người lao động có tri thức, có kĩ năng nghề nghiệp,năng động và sáng tạo Trong quá trình phát triển của xã hội và sự hội nhập củanền kinh tế hiện nay, yêu cầu đối với các doanh nghiệp là phải luôn đổi mới, nângcao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm trong và ngoài nước Đào tạo nhân lực là vấn đề cấp bách hơn bao giờhết, qua quá trình đào tạo người lao động không ngừng nắm vững được lýthuyết mà còn tiếp thu được những kỹ năng nghề nghiệp, tiếp thu, làm quen

và có thể sử dụng thành thạo những công nghệ mới trong sản xuất kinhdoanh và quản lý Điều đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể áp dụngnhiều tiến bộ kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, có khả năng thích ứngvới sự thay đổi của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh với các doanh nghiệpkhác để có thể tồn tại và phát triển

Sự tác động động của giáo dục và đào tạo đến BĐNL thông qua cácchính sách về đào tạo nhân lực như: Quy mô đào tạo, cơ cấu đào tạo, chínhsách bảo đảm các nguồn lực cho đào tạo, chính sách bảo đảm số lượng vàchất lượng đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo, chính sách hỗ trợ và đàotạo lại ở các doanh nghiệp Thực tiễn ở tỉnh Bình Dương những năm quacho thấy, việc quan tâm đầu tư cho GDĐT đã đáp ứng cơ bản phần nào sốlượng và chất lượng nhân lực của các KCN Nhân lực chất lượng cao đóngvai trò chủ yếu đối với sự phát triển KT - XH nói chung và các KCN nóiriêng trên địa bàn Tỉnh

Thứ năm, sự tác động của khoa học, công nghệ và toàn cầu hóa.

Sự tiến bộ của KH - CN có ảnh hưởng lớn đến phát triển và BĐNL củamỗi quốc gia, khu vực Sự phát triển KT - XH của các nước trên thế giới hiệnnay thực chất là cuộc chạy đua về KH - CN, chạy đua nâng cao chất lượng vàhiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực Những tiến bộ củakhoa học và công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu lao động của mỗi quốc gia,mỗi địa phương, làm thay đổi tính chất và nội dung lao động nghề nghiệp củangười lao động làm cho lao động trí óc ngày càng tăng lên và lao động chântay ngày càng có xu hướng giảm đi Tỉ trọng lao động trong nông nghiệp

Trang 31

giảm dần cùng với đó là sự tăng lên về tỉ lệ trong của lao động trong cácngành công nghiệp và dịch vụ Tiến bộ của KH - CN từng bước được quốc tếhóa tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về năng suất lao động, chất lượng, giá thànhcủa sản phẩm Theo đó, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhiều ngành nghề

cũ mất đi, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp của người lao động bị hao mònnhanh chóng, tiến bộ của KH - CN cũng làm thay đổi nội dung, phương phápđào tạo, đặc biệt là đào tạo nhân lực

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là kết quả của sự pháttriển KH - CN, nó đã tạo điều kiện cho các quốc gia, địa phương kết hợptốt nhất sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, phát huy được nội lực,các tiềm năng sáng tạo, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực bênngoài Xu thế hội nhập quốc tế có tác động nhiều mặt và đặt ra những yêucầu mới đối với việc phát triển và BĐNL, dẫn đến cuộc cách mạng về đàotạo ngành nghề

Thứ sáu, sự phát triển của thị trường sức lao động

Thị trường SLĐ là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sứclao động và người mua sức lao động thông qua các hình thức thỏa thuận vềgiá cả, tiền công, tiền lương và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở mộtbản hợp đồng bằng văn bản, bằng miệng hoặc thông qua các thoả thuận khác

Thị trường SLĐ tham gia điều tiết, phân bổ và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực, đặc biệt là nhân lực theo cung, cầu và giá cả lao động củathị trường, hạn chế tiêu cực và lãng phí Thị trường SLĐ tạo ra sự cạnhtranh để thu hút lao động và lao động có chất lượng cao giữa các doanhnghiệp cũng như sự cạnh tranh của chính bản thân người lao động để đápứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, từ đó tác động đến động

cơ, thái độ của người lao động Người lao động phải tự giác tập luyện, rènluyện thường xuyên, nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần vào nângcao hiệu quả công tác, hiệu quả sản xuất kinh doanh Đối với người sửdụng lao động có thể lựa chọn đội ngũ lao động cần thiết để nâng caonăng suất lao động Do đó các doanh nghiệp phải linh hoạt trong cạnhtranh tạo lập môi trường làm việc cũng như đảm bảo lợi ích kinh tế của

Trang 32

ngươi lao động ngày càng tốt hơn.

Thông qua thị trường SLĐ các chủ thể có thể nắm bắt được nhu cầu

về số lượng và chất lượng nhân lực cần tuyển dụng, từ đó đề ra các chínhsách thu hút nhân lực một cách hiệu quả Sự cạnh tranh thu hút, sử dụngnhân lực chất lượng cao giữa các địa phương trong và ngoài vùng đangdiễn ra mạnh, là nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường SLĐ ởtỉnh Bình Dương Vấn đề đặt ra là cần phải thích ứng kịp thời, xử lý nhanhnhạy trên cơ sở tập trung mạnh mẽ phát triển nhân lực đủ về số lượng,mạnh về chất lượng, với cơ chế thu hút nhân lực thích hợp trong bối cảnhbên ngoài Tỉnh có nhiều yếu tố tác động và những nhân tố ảnh hưởng trựctiếp và gián tiếp

Thứ bảy, sự phát triển công nghiệp của các địa phương trong nước.

Sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là sự hình thành phát triển cácKCN của các địa phương trong nước có tác động rất lớn đến quá trìnhBĐNL cho các KCN ở tỉnh Bình Dương Nếu trước đây, khi các địa phươngkhác sự phát triển các KCN còn ít, nhất là các tỉnh đồng bằng Sông CửuLong, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, lực lượng lao động ở các địaphương này tập trung vào làm việc ở các KCN trên địa bàn Tỉnh thì hiện nayhầu hết các địa phương khác đều đầu tư phát triển các KCN Tình trạng cạnhtranh thu hút lao động diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh chế độ tiền luơng cũngkhông chênh lệch với chế độ tiền lương mà các doanh nghiệp ở tỉnh BìnhDương trả cho người lao động thì tâm lí của hầu hết người lao động muốnlàm việc tại địa phương để được gần gia đình, giảm thiểu các chi phí đi lại

và ăn, ở cũng như chăm sóc gia đình

Bên cạnh những nhân tố trên thì tỉ lệ lấp đầy của các KCN cũng tác độngkhông nhỏ đến quá trình BĐNL cho các KCN ở tỉnh Bình Dương Tỉ lệ lấp đầycác KCN phản ánh quy mô phát triển của các doanh nghiệp trong các KCNtheo kế hoạch, tỉ lệ lấp đầy cáng lớn thì nhu cầu về nhân lực bảo đảm cho cácKCN càng lớn, đòi hỏi các chủ thể tiến hành bảo đảm phải có kê hoạch pháttriển và thu hút nhân lực

Trang 33

* *Nhân lực là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và pháttriển KT - XH, là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và táitạo các nguồn lực khác Bên cạnh các nguồn lực như: vốn, tài nguyên thiênnhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, KH - CN… nhân lực được xem là năng lựcnội sinh chi phối quá trình phát triển KT- XH của mỗi quốc gia, với yếu tốhàng đầu là trí tuệ, chất xám Để đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH củatỉnh trong tình hình mới, trong đó chủ trương phát triển các KCN tập trunglàm đòn bẩy Thời gian tới, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương cần đề

ra những yêu cầu cơ bản trước mắt và lâu dài trong việc thu hút và sử dụngnhân lực có hiệu quả nhất, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy những yếu tốtinh thần, bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của các KCN Vì vậy,việc quán triệt và nắm vững cơ sở lí luận về BĐNL cho các KCN ở tỉnhBình Dương có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để Đảng bộ, chínhquyền và nhân dân tỉnh Bình Dương thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm

2020 đưa Bình Dương trở thành Tỉnh công nghiệp phát triển

Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

Trang 34

2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế và các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương

2.1.1 Những đặc điểm cơ bản về địa kinh tế của tỉnh Bình Dương

* Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Dương

Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,phát triển công nghiệp năng động của cả nước Nằm trong tứ giác côngnghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu,

cự li tính từ đường ranh giới của Tỉnh về trung tâm thành phố Hồ Chí Minh làgần nhất và thuận tiện hơn so với các tỉnh lân cận Bình Dương là cửa ngõgiao thương với thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cảnước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc

lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á,… cách sân bay quốc

tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 km… thuận lợi cho phát triểnkinh tế - xã hội trên địa bàn

Diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương khoảng 2.694.43km2 (chiếmkhoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ).Khoáng sản của Tỉnh không phong phú, theo tài liệu của Cục địa chất vàKhoáng sản Việt Nam, trên địa bàn Tỉnh hiện có 57 vùng mỏ lớn nhỏ, chủ yếu

là khoáng sản phi kim loại

Dân số 1.802.500 người, chiếm khoảng 1,9% dân số cả nước Trong đódân số thành thị chiếm gần 65%, bình quân hàng năm dân số Bình Dươngtăng khoảng 90.000 đến 100.000 người, tốc độ tăng dân số khoảng 1,9%/năm.Mật độ dân số 649 người/km2, thuộc loại khá cao so với các địa phương trong

cả nước Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương, tập trung đông nhất

là thị xã Thuận An (chiếm khoảng 25,1% dân số toàn Tỉnh), thị xã Dĩ An(chiếm 20,3%) và thành phố Thủ Dầu Một Gồm 9 đơn vị hành chính trựcthuộc, trong đó thành phố Mới Bình Dương là trung tâm kinh tế - chính trị -văn hóa của Tỉnh [19]

Trang 35

Toàn tỉnh Bình Dương hiện nay có trên 1,2 triệu lao động đang làm việctrong các ngành kinh tế (chiếm gần 67% dân số toàn Tỉnh), lao động làm việctrong các KCN là 236.647 người, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ khá cao, chiếm 40,3% lao động toàn Tỉnh

* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương trong những năm qua.

Tình hình phát triển kinh tế.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh luôn ởmức cao, GDP giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân khoảng 14,5%/năm, caogấp 2 lần so với mức tăng trưởng chung của cả nước, thu nhập bình quân đầungười là 30,1 triệu đồng/người/năm Năm 2014 mặc dù ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế toàn cầu nhưng GDP của Tỉnh vẫn tăng 13%, thu nhập bìnhquân đầu người đạt 61,2 triệu đồng/người/năm

Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh tỉ trọngcông nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp Năm 2010, tỷ lệcông nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%, năm

2014 cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tươngứng 60,8% - 36,2% - 3% Trong đó, cơ cấu công nghiệp có sự chuyển biếntích cực, ngoài các ngành truyền thống có lợi thế như công nghiệp chế biếnnông - lâm sản, vật liệu xây dựng, gốm sứ, mỹ nghệ…, một số ngành côngnghiệp mới du nhập vào Bình Dương có kỹ thuật hiện đại, giá trị lớn đang có

xu thế tăng nhanh như hoá chất, cơ khí, thực phẩm, hàng tiêu dùng cao cấp.Địa bàn phân bố công nghiệp chủ yếu tập trung ở phía Nam của Tỉnh Trongthời gian qua, công nghiệp khu vực phía nam của Tỉnh thật sự trở thành độnglực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khu vực phía bắc Tỉnh cũng đang từng bướcđược chú trọng đầu tư sơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư Trình độ côngnghệ của ngành công nghiệp từng bước được nâng cao, công nghiệp là ngànhkinh tế trọng yếu, động lực của Tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014đạt 187.531 tỷ đồng, tăng 15,6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch

vụ đạt 103.493 tỷ đồng, tăng 24,9% Cơ cấu thành phần trong đóng góp GDP

Trang 36

của Tỉnh cũng có sự dịch chuyển đáng kể, khu vực kinh tế Nhà nước có xuhướng giảm, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng mạnh Đặc biệt, thànhphần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, sau nhiều năm có xu hướng giảm về tỉtrọng thì hiện nay đã có xu hướng tăng trở lại, các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài hoạt động chủ yếu trong các KCN.

Kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh hàng năm có tốc độ tăng trưởng mạnh,luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩugiai đoạn 2005 - 2010 là 22,9%/năm, giai đoạn 2011 - 2012 là 19%/năm, năm

2013 tăng 15,7% và năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt 17,74 tỷ USD, tăng17,5%; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 31.850 tỷ đồng, vượt 300 tỷ đồng so

kế hoạch đề ra [56]

Về thu hút đầu tư, Bình Dương nổi lên như một địa phương kiểumẫu của cả nước về thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, là địa chỉđáng tin cậy của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.Nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước không ngừng tăng lên hàng năm.Năm 2009 với tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đạt 54.538 tỷ đồng, năm

2012 Đầu tư toàn xã hội đạt 45.000 tỷ trong đó vốn FDI chiếm 38,8%,vốn đầu tư trong nước chiếm 40,9%, vốn đầu tư từ nhà nước chiếm20,3% Năm 2013 đầu tư trong nước đã thu hút được 14.387 tỷ đồng vốnđăng ký kinh doanh, gồm 1.610 lượt doanh nghiệp đăng ký mới với sốvốn 5.904 tỷ đồng và 364 lượt doanh nghiệp tăng vốn với số vốn 8.483 tỷđồng Thu hút đầu tư nước ngoài được 1 tỷ 320 triệu đô la Mỹ Đến nay,tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 59.639 tỷ đồng, tăng13,8%; trong đó: nguồn vốn Nhà nước chiếm 16,6%, vốn ngoài nhà nướcchiếm 38,5%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 44,8% Đối với vốnđầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách tỉnh, ước khối lượng thựchiện đạt 5.677 tỷ đồng, đạt 126% kế hoạch và tổng giá trị khối lượng cấpphát 4.500 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch [56]

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Hệ thống đường giao thông của Tỉnh khá phát triển với tổng chiều dài

Trang 37

mạng lưới đường bộ toàn Tỉnh có khoảng 7.243,7km Hệ thống đường đô thịkhá phát triển, với chiều dài 785,1 km đạt gần 95,0% nhựa hóa Mạng lướigiao thông phân bổ tương đối đồng đều, khá thuận lợi cho việc giao lưu, vậnchuyển giữa các huyện, thị, thành phố với nhau Đáp ứng được nhu cầu vậntải đường bộ nội, ngoại tỉnh và nhu cầu vận tải thông qua địa bàn.

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có tuyến đường sắt Bắc - Nam, dài 8,6 km

đi qua Thị xã Dĩ An Tại đây, có ga Sóng Thần và Dĩ An Ga sóng Thần là mộttrong những nhà ga trung chuyển của hệ thống đường sắt Bắc - Nam, năng lựcvận chuyển và bốc xếp lên đến 1,0 triệu tấn hàng hóa Năng lực xếp dỡ hànghóa tại ga Dĩ An khoảng 5 xe/ngày Bình Dương cách sân bay quốc tế Tân SơnNhất khoảng 30 km, nên khá thuận tiện cho giao lưu trong nước và quốc tế

Nhìn chung, hệ thống giao thông trên địa bàn Tỉnh tương đối thuận lợitrong việc phục vụ giao thương hàng hóa và phát triển KT - XH

Giáo dục và đào tạo

Cùng với sự phát triển KT - XH, Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Bình Dươngnhững năm qua không ngừng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, quy môtrường học trên địa bàn Tỉnh liên tục phát triển ổn định và bền vững Cơ sở vậtchất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy, học theo kếhoạch Đến nay, toàn ngành có 516 đơn vị, trường học (trong đó, có 167 trường tưthục) Tỉnh đã chỉ đạo rà soát số lượng học sinh, sửa chữa, đầu tư trang thiết bị,điều chuyển cơ sở vật chất, tỷ lệ trường công lập được lầu hóa đạt 60,46%

Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh có 08 trường đại học, 01 trường cao đẳng

và 09 trường trung cấp chuyên nghiệp Toàn tỉnh có 59 cơ sở dạy nghề gồm: 5Trường cao đẳng nghề, 1 Trường đại học tư thục dạy trình độ cao đẳng nghề,

8 Trường trung cấp nghề, 1 Trường trung cấp chuyên nghiệp dạy trình độtrung cấp nghề, 12 Trung tâm dạy nghề và 38 cơ sở khác có tham gia hoạtđộng dạy nghề, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chotỉnh Đây là lực lượng lao động rất cần thiết cho sự phát triển của KT - XHcủa tỉnh nói chung và cung cấp lực lượng lao động cho các KCN trên địa bànTỉnh nói riêng [53]

2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương

Trang 38

* Hiện trạng các KCN ở Bình Dương tính đến hết năm 2014.

Ngay sau khi tái lập Tỉnh vào năm 1997, Bình Dương đã đưa ra chủtrương phát triển công nghiệp theo hướng sạch, kỹ thuật cao với phát triển cácKCN làm mũi nhọn đột phá Đầu tiên là sự xuất hiện của KCN Việt Nam -Singapore (Vsip1 quy mô 500 ha), KCN (178,1 ha), KCN Sóng Thần 2 (279,2ha), có tổng cộng 2.833 cơ sở sản xuất công nghiệp Đảng bộ, chính quyền,nhân dân tỉnh Bình Dương kiên trì thực hiện đường lối CNH, HĐH, đặc biệt làquá trình xây dựng và phát triển các KCN để tạo điều kiện cho việc thu hút vốnđầu tư làm bước khởi đầu cho quá trình CNH, HĐH của Tỉnh Đảng bộ, chínhquyền các cấp và nhân dân tỉnh Bình Dương quyết tâm triển khai phát triển cácKCN, lấy đó làm cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướnghiện đại, rút ngắn quá trình CNH, HĐH trên địa bàn Tỉnh so với các địaphương khác trong cả nước

Hiện nay, toàn Tỉnh có 29 KCN với tổng diện tích hơn 9.425 ha, có 27KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích gần 8.870 ha và 8 cụm côngnghiệp với diện tích gần 600 ha; tỷ lệ lấp kín diện tích cho thuê của các KCNđạt trên 65%, của các cụm công nghiệp là 41% [12]

* Tình hình thu hút đầu tư của các KCN.

Với kết cấu hạ tầng kĩ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại và cơ chế thôngthoáng trong thủ tục hành chính, những năm qua Bình Dương đã thu hút nhiềudoanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh trong các KCN

Số liệu thống kê cho thấy: Năm 2007, các KCN Bình Dương thu hút được 17

dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 5.060 tỷ đồng và 840.999.478

USD đầu tư nước ngoài, 64/148 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm240.755.421 triệu USD, so cùng kỳ tăng 56% về số dự án và gấp 3 lần về vốn,thì đến nay, toàn Tỉnh hiện có 17.428 doanh nghiệp trong nước với tổng số vốnđăng ký 131.557 tỷ đồng và 2.375 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng

số vốn đầu tư gần 20,4 tỷ USD Như vậy, tính từ năm 2007 đến năm 2014,trung bình hàng năm 30- 40 dự án đầu tư trong nước và 60 - 70 dự án đầu tưnước ngoài với số vốn đăng kí tăng thêm hàng trăm tỉ đồng Quá trình đầu tưcủa doanh nghiệp trong và ngoài nước đã góp phần quan trọng cho sự phát

Trang 39

triển KT - XH, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp cao và kéo theo tiềm nănglớn cho dịch vụ - thương mại và đô thị tỉnh Bình Dương phát triển

* Giá trị sản xuất của các KCN

Giá trị sản xuất kinh doanh của các KCN trên địa bàn Tỉnh hàng nămđều vượt chỉ tiêu đề ra, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, kim ngạchxuất khẩu đều vuợt kế hoạch Theo kết quả báo cáo của Ban quản lí các KCN,doanh thu năm 2007 đạt 2.624,507 triệu USD tăng 454,377 triệu USD (tăng20,94%) so với cùng kỳ năm 2006 và đạt 114% kế hoạch năm, kim ngạchxuất khẩu 1.542.572.954 USD tăng 256.740.888 USD (tăng 19,97%) so vớicùng kỳ và đạt 119% kế hoạch năm năm 2010 đạt 4.541.107.452 USD tăng17% so với cùng kỳ và đạt 113% kế hoạch năm và năm 2014 doanh thuđạt7.681.870.030 USD, tăng 32% so với cùng kì và đạt 110% kế hoạch năm,Kim ngạch xuất khẩu đạt 3.385.906.620 USD [12]

2.2 Thành tựu và hạn chế bảo đảm nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương

2.2.1 Thành tựu bảo đảm nhân lực cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương

Quá trình phát triển của các KCN, Đảng bộ và chính quyền Tỉnh luônquan tâm, chủ động từng bước phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong cácKCN và người lao động cũng như với các địa phương khác trong hoạt độngBĐNL cho các KCN Vì thế, hàng năm tuy các KCN tăng lên rất lớn cả về số

dự án và lượng vốn đầu tư nhưng công tác BĐNL của Tỉnh đã cơ bản đáp ứngđược nhu cầu nhân lực cho phát triển của các KCN

Một là, số lượng nhân lực cơ bản đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các KCN.

Trong những năm qua Đảng bộ, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương đãban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm quy hoạch và phát triển nhân lựcbảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực của Tỉnh nói chung và nhu cầunhân lực của các KCN nói riêng như: Quyết định số 74/2011/QĐ - UBND vềban hành quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực tỉnh Bình Dương; Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình

Trang 40

Dương giai đoạn 2011 - 2020; xây dựng kế hoạch liên kết thu hút nhân lựctheo "hình tam giác” bao gồm: doanh nghiệp tại Bình Dương - Trung tâm giớithiệu việc làm Tỉnh - tỉnh bạn, đồng thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợđiều kiện sinh hoạt bảo đảm đời sống cho lực lượng lao động trong và ngoàiTỉnh như: Việc xây dựng nhà ở xã hội đã giải quyết phần nào khó khăn vềchỗ ở cho công nhân, hỗ trợ người lao động tiền tàu, xe, những công nhân gặpkhó khăn được các cấp công đoàn, doanh nghiệp hỗ trợ ổn định cuộc sống.

Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đã thực hiện nhiều hoạt động, nhằmchăm lo đời sống tinh thần cho công nhân, những hoạt động có liên quan đếnquyền và lợi ích của công nhân, như giám sát việc mua bảo hiểm, chế độ tiềnlương, thưởng, nghỉ lễ, nghỉ tết, thăm bệnh, thai sản, thời gian lao động, antoàn lao động, Liên đoàn Lao động Tỉnh phối hợp các ngành liên quan để đadạng hóa các hoạt động vui chơi giải trí cho công nhân như giao lưu thể thao,văn hóa văn nghệ giữa các doanh nghiệp, tổ chức đi tham quan du lịch ngắnngày và sinh nhật cho công nhân; tạo điều kiện học tập, nâng cao tay nghềcho công nhân; tạo mối quan hệ giữa công nhân - Công đoàn - người sử dụnglao động Đây là vấn đề có sự tác động hết sức quan trọng, giúp người laođộng an tâm làm việc và gắn bó lâu dài với Bình Dương

Các KCN luôn chủ động tiếp cận thị trường, quan tâm ưu đãi trongcông tác BĐNL; đồng thời nhiều doanh nghiệp đã chủ động phối hợp vớichính quyền, các ban ngành có liên quan của tỉnh trong BĐNL; tổ chức nhiềuhình thức tư vấn việc làm cho người lao động, nhiều chính sách ưu đãi trongtuyển chọn và sử dụng lao động như tăng lương lũy tiến, quan tâm đến cácloại hình bảo hiểm lao động

Trung bình mỗi năm có hàng trăm dự án đầu tư trong và ngoài nước đivào sản xuất, ngoài ra có khá nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất,nhu cầu nhân lực hàng năm cần đáp ứng khoảng 15.000 đến 20.000 lao động,nhưng Tỉnh đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu Số liệu thống kê cho thấy, tínhđến hết năm 2007, các KCN đã thu hút thêm 840.999.478 USD đầu tư nướcngoài, gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2006 và đạt 105% kế hoạch năm, 17 dự

án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 5.060 tỷ đồng, Tỉnh đã bảo đảm

Ngày đăng: 30/09/2016, 07:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thanh An (2011), “Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế mở Vân Phong tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệpthuộc vùng kinh tế mở Vân Phong tỉnh Khánh Hòa”
Tác giả: Lê Thanh An
Năm: 2011
2. Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương (2007), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2007 phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thựchiện nhiệm vụ năm 2007 phương hướng nhiệm vụ năm 2008
Tác giả: Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương
Năm: 2007
3. Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương (2008), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2008 phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thựchiện nhiệm vụ năm 2008 phương hướng nhiệm vụ năm 2009
Tác giả: Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương
Năm: 2008
4. Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương (2009), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2009 phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thựchiện nhiệm vụ năm 2009 phương hướng nhiệm vụ năm 2010
Tác giả: Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương
Năm: 2009
5. Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương (2010), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2010 phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thựchiện nhiệm vụ năm 2010 phương hướng nhiệm vụ năm 2011
Tác giả: Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương
Năm: 2010
6. Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương (2011), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2011 phương hướng nhiệm vụ năm 2012, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thựchiện nhiệm vụ năm 2011 phương hướng nhiệm vụ năm 2012
Tác giả: Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương
Năm: 2011
7. Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương (2012), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ 2012 phương hướng nhiệm vụ năm 2013, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thựchiện nhiệm vụ 2012 phương hướng nhiệm vụ năm 2013
Tác giả: Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương
Năm: 2012
8. Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương (2013), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2013 phương hướng nhiệm vụ năm 2014, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thựchiện nhiệm vụ năm 2013 phương hướng nhiệm vụ năm 2014
Tác giả: Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương
Năm: 2013
9. Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương (2014), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2014 phương hướng nhiệm vụ năm 2015, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thựchiện nhiệm vụ năm 2014 phương hướng nhiệm vụ năm 2015
Tác giả: Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương
Năm: 2014
10. Bạch Văn Bảy (1996), Di dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh, đề tài khoa học, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hoá ởthành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Bạch Văn Bảy
Năm: 1996
11. Bộ giáo dục và đào tạo (2002), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ 21 kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ21 kinh nghiệm của các quốc gia
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2002
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Công văn số 5458/BKH-CLPT ngày 06/8/2010 hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực các ngành, địa phương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 5458/BKH-CLPT ngày06/8/2010 hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực cácngành, địa phương
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2010
13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ “Nguồn nhân lực chất lượng cao, hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo nghiên cứu đề tài khoa học cấpBộ" “"Nguồn nhân lực chất lượng cao, hiện trạng phát triển, sử dụng vàcác giải pháp tăng cường”
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2006
14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ lao động – thương binh xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ lao động –thương binh xã hội
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 1999
15. Trần Thanh Bình (2003),“Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH, HĐH ở nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trìnhCNH, HĐH ở nông thôn Việt Nam”
Tác giả: Trần Thanh Bình
Năm: 2003
16. Trần Xuân Cầu (2012), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Xuân Cầu
Nhà XB: Nxb Đại họckinh tế quốc dân
Năm: 2012
18. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2013), Niên giám thống kê năm 2012, Nxb Thanh Niên, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2012
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2013
19. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2014), Niên giám thống kê năm 2013, Nxb Thanh Niên, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2013
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2014
20. Đảng Bộ tỉnh Bình Dương (2005), Văn kiện đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đại biểu Đảng bộtỉnh Bình Dương lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Bộ tỉnh Bình Dương
Năm: 2005
21. Đảng Bộ tỉnh Bình Dương (2010), Văn kiện đại hội Đại biểu Đảng bộ tình Bình Dương lần thứ IX, Nxb Bình Dương, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đại biểu Đảng bộtình Bình Dương lần thứ IX
Tác giả: Đảng Bộ tỉnh Bình Dương
Nhà XB: Nxb Bình Dương
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w