1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ VAI TRÒ của GIA ĐÌNH TRONG GIÁO dục ý THỨC bảo vệ tổ QUỐC CHO THANH NIÊN TỈNH PHÚ THỌ

76 493 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 751,5 KB

Nội dung

Bảo vệ Tổ quốc XHCN là quy luật phổ biến của các nước XHCN. Đối với nước ta, bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch lợi dụng sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố, tấn công quyết liệt vào độc lập chủ quyền của các quốc gia, dân tộc, đặc biệt là các nước XHCN trong đó có nước ta. Vì vậy, trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bảo vệ Tổ quốc XHCN là quy luật phổ biến của các nước XHCN Đối với nước ta, bảo vệ Tổquốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Hiện nay, tình hình thếgiới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thếlực thù địch lợi dụng sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, lợi dụng cuộc chiến chống khủng

bố, tấn công quyết liệt vào độc lập chủ quyền của các quốc gia, dân tộc, đặc biệt là các nước XHCNtrong đó có nước ta Vì vậy, trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luônnêu cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo

vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng

Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của đất nước ta là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố: chính trị,quân sự, kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ; sự kết hợp sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế;sức mạnh của con người kết hợp với vũ khí trang bị…Trong đó, yếu tố con người giữ vai trò quyếtđịnh Nhiệm vụ trước hết và trên hết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là phải làm cho ý thức bảo

vệ Tổ quốc được thấm nhuần sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân mà trọng tâm là thanh niên

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quantrọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách Do đó gia đình có vai trò quan trọng trong giáo dục ýthức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho con em mình Nhận thức được vấn đề này, nhiều năm qua cácgia đình ở tỉnh Phú Thọ đã thường xuyên coi trọng giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN chocon em mình, kịp thời động viên thanh niên phát huy truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng,truyền thống đất Tổ Hùng Vương và truyền thống gia đình, quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của thanh niên khi Đảng cần Tuy nhiên, trước tác động tiêu cực của

cơ chế thị trường và sự chống phá quyết liệt của kẻ thù bằng “diễn biến hòa bình”, nhiều gia đình ở tỉnhPhú Thọ do mải mê làm kinh tế, kiếm sống, làm giàu nên đã sao nhãng trong giáo dục nói chung, giáodục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên con em mình nói riêng Hậu quả làm chomột bộ phận thanh niên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hóa về đạo đức lối sống, chạy theo lối sốngvật chất tầm thường, buông thả, thờ ơ lãnh đạm đối với các vấn đề chính trị - xã hội, thậm chí trốn tránhtrách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự, đào bỏ ngũ… gây tổn hại đến việc củng cố nền quốc phòng toàndân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và việc hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị quân đội, ảnhhưởng đến uy tín, truyền thống của địa phương, gia đình và quân đội Vì vậy, phát huy vai trò của gia

Trang 2

đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên cả nước nói chung, thanhniên tỉnh Phú Thọ nói riêng thực sự trở nên cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn hiện nay Đó cũng chính

là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Bảo vệ Tổ quốc XHCN và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đã được C.Mác, Ph.Ăngghen,V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đề cập trong nhiều tác phẩm Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng Cộngsản Việt Nam đề ra quan điểm, đường lối chiến lược, sách lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCNtrong các kỳ đại hội Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của ĐảngCộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra “Nghịquyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình mới”, Nxb CTQG, Hà Nội 2003 Đây là cơ sở lý luận

và thực tiễn để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nghiên cứu, quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình mới, đồng thời là cơ sở để phát huy vai trò của gia đình tronggiáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ hiện nay

Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc XHCN, ở nước ta đã có nhiều côngtrình nghiên cứu, bài viết của các tác giả đề cập dưới các góc độ tiếp cận khác nhau về bảo vệ Tổ quốcViệt Nam XHCN như: “Bảo vệ Tổ quốc trong tình mới một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Viện khoahọc xã hội nhân văn quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003; “Nâng cao chất lượng quán triệt

tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp trung đoàn ở Họcviện chính trị quân sự hiện nay”, đề tài khoa học cấp Học viện do Tiến sỹ Đặng Bá Minh chủ nhiệm đềtài, Học viện Chính trị quân sự 2004

Về ý thức chính trị XHCN, một số tác giả đã tập trung nghiên cứu ở các góc độ như: “Phát triển ýthức chính trị xã hội chủ nghĩa trong xã hội và quân đội thời kỳ đổi mới” của PGS - TS Lê Văn Quang,Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2001; “Nâng cao ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của Quân độinhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Hồng Anh, Luận văn thạc sỹ triết học, Họcviện chính trị quân sự, Hà Nội, 1995; “Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong nâng cao ý thứcchính trị xã hội chủ nghĩa của công nhân các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnhĐồng Nai hiện nay” của Nguyễn Ngọc Liệu, Luận văn thạc sỹ triết học, Học viện Chính trị quân sự,

Hà Nội, 2004

Nghiên cứu về vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội nói chung và vai trò của gia đìnhtrong giáo dục con cái nói riêng, có các công trình và bài viết: “Gia đình Việt Nam các trách nhiệm,

Trang 3

các nguồn lực trong sự thay đổi của đất nước” của Giáo sư Lê Thi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,1995; “Văn hoá gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội”, do Lê Minh chủ biên, Nxb Lao Động, HàNội, 1994; “Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình” của Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình vàphụ nữ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; “Phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng ý thức tôntrọng pháp luật cho thanh niên ở tỉnh Hà Tây hiện nay” của Dương Văn Hoành, Luận văn thạc sỹ triếthọc, Học viện Chính trị quân sự, H.2001; “Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình sỹ quan trẻ ởcác trường sỹ quan quân đội hiện nay” của Nguyễn Văn Đang, Luận văn thạc sỹ triết học, Học việnChính trị quân sự, H.2001

Các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả đã đề cập tương đối toàn diện và có hệthống về bảo vệ Tổ quốc XHCN; về ý thức xã hội và ý thức chính trị XHCN; về gia đình, khái niệmgia đình, vị trí vai trò, chức năng, mối quan hệ của gia đình Đồng thời nêu lên một số phương hướng,giải pháp nhằm xây dựng, nâng cao nhận thức về bảo vệ Tổ quốc XHCN trong tình hình mới, nâng cao

ý thức chính trị XHCN, ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho các tầng lớp nhân dân lao động nói chung,trong quân đội nói riêng; phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục concái, xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần vào sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập tới vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên, nhất là ở một số địa phương cụ thể Vì vậy, đề tài “Vai tròcủa gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ hiện nay” màtác giả lựa chọn đã không trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố trong và ngoài quân đội

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích:

Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc ViệtNam XHCN cho thanh niên, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của giađình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ hiện nay

Trang 4

- Phân tích thực trạng vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN và đềxuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốcViệt Nam XHCN cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn

* Cơ sở lý luận:

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc XHCN, ý bảo vệ Tổ quốc XHCN, vai trò của gia đình đốivới sự phát triển xã hội nói chung và vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc ViệtNam XHCN cho thanh niên nói riêng

* Cơ sở thực tiễn:

Luận văn dựa vào các báo cáo tổng kết của các cơ quan, ban ngành trong tỉnh Phú Thọ kết hợp vớikết quả nghiên cứu, khảo sát của tác giả về thực trạng vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ hiện nay

* Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: lịch sử

- lô gíc, phân tích - tổng hợp, so sánh và khảo sát thực tế để làm sáng tỏ góc độ chính trị - xã hội củavấn đề

5 Ý nghĩa của luận văn

- Góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của gia đình trong giáo dục ý thứcbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên tỉnh Phú Thọ và cả nước hiện nay

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy một số chủ đề ởcác nhà trường trong quân đội

6 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm: Phần mở đầu, hai chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục

Trang 5

1.1.1 Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

* Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Tổ quốc là một địa vực, lãnh thổ sinh sống của một cộng đồng dân cư (gồm một hay nhiều dân tộc)

có cùng ngôn ngữ, văn hoá, truyền thống lịch sử gắn với một chế độ kinh tế, chính trị, xã hội trong mộtgiai đoạn lịch sử cụ thể Tổ quốc bao gồm hai phương diện thống nhất hữu cơ với nhau: những yếu tố

tự nhiên, địa bàn cư trú và hoạt động của một cộng đồng dân cư, gắn bó với quá trình sống, trưởngthành của nhiều thế hệ người; những yếu tố xã hội như ngôn ngữ, văn hoá, truyền thống lịch sử và nhất

là luôn gắn với một chế độ kinh tế, chính trị, xã hội nhất định Tổ quốc không phải là một khái niệmtrừu tượng, “nhất thành bất biến” mà là một phạm trù lịch sử mang nội dung phong phú: kinh tế, chínhtrị, văn hoá, ngôn ngữ, địa lý…và luôn luôn vận động biến đổi, phát triển không ngừng Mỗi loại hình

tổ quốc bao giờ cũng gắn liền với chế độ kinh tế, chính trị và giai cấp thống trị chế độ xã hội đó Trongchế độ xã hội có đối kháng giai cấp, tổ quốc thuộc về giai cấp thống trị, bóc lột Không có một Tổquốc chung cho kẻ thống trị và người bị trị Dưới chủ nghĩa tư bản, “…người công nhân không có Tổ

quốc Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có” [19, tr 623]

Trang 6

Tổ quốc XHCN là một loại hình tổ quốc phát triển cao nhất trong lịch sử loài người Tổ quốc XHCN rađời gắn liền với sự thắng lợi của cuộc cách mạng XHCN do giai cấp công nhân lãnh đạo Trong thế kỷXIX, mặc dù Tổ quốc XHCN chưa xuất hiện, nhưng C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra cho giai cấp côngnhân cần phải bảo vệ những thành quả cách mạng của mình Phát triển tư tưởng của C.Mác vàPh.Ăngghen, V.I.Lênin đã xây dựng học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN gắn liền với thực tiễn bảo vệ Chínhquyền Xô Viết sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công V.I.Lênin chỉ rõ: “Kể từ ngày

25 tháng 10 năm 1917, chúng ta là những người chủ trương bảo vệ Tổ quốc Chúng ta tán thành “bảo vệ

Tổ quốc”, nhưng cuộc chiến tranh mà chúng ta đang đi tới, là một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa, bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tính cách là Tổ quốc, bảo vệ Nước cộng hoà Xô Viết với tính cách

là một đơn vị trong đạo quân thế giới của chủ nghĩa xã hội ” [15, tr 102]

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, từ khi CNXH hiện thực ra đời, các nước XHCN đã phải thường xuyên chống trả những âm mưu, thủ đoạn và hành động lật đổ, bao vây, xâm lược của đủ loại thù trong giặc ngoài Đầu tiên là nhân dân Nga phải đứng lên trong những năm nội chiến có sự can thiệp của 14 nước đế quốc (1918 - 1920) và sau này là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại phát xít Đức và đồng minh của chúng (1941 - 1945) Khi CNXH trở thành hệ thống trên thế giới thì cuộc đương đầu với các thế lực thù địch để bảo vệ CNXH cũng diễn ra vô cùng quyết liệt Đặc biệt là sự sụp

đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã chứng minh quy luật khách quan của sự nghiệp bảo

vệ Tổ quốc XHCN

Ở nước ta, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được đặt ra ngay từ sau cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời Tiếp đó, chúng ta phải tiến hành cuộc khángchiến chống Pháp giành độc lập tự do cho Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng Sau khi miền Bắcđược giải phóng, cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc XHCN,giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Khi cả nước độc lập, thống nhất đi lên CNXH, xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta Điều đó đãchứng minh rằng, bảo vệ Tổ quốc XHCN là một quy luật nhằm giữ vững và phát triển những thànhquả cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã giành được, đó cũng chính là sự quán triệt sâu sắc mục tiêuđộc lập dân tộc gắn liền với CNXH của cách mạng Việt Nam Ngay trong bản “Tuyên ngôn độc lập”của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nước Việt nam có quyềnhưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyếtđem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [21, tr.4] Vận dụng và phát triển học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng

Trang 7

Hồ Chí Minh, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng ta khẳng định:

“Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác,củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quảcách mạng” [5, tr 10]

Hiện nay, tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường Chủ nghĩa

đế quốc và các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình” kết hợp với bạo loạn lật đổhòng xoá bỏ các nước XHCN còn lại, trong đó Việt Nam là một trọng điểm

Nước ta, sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã thu được nhiều thành tựu quantrọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: tình hình chính trị - xã hội ổn định; kinh tế pháttriển; giữ vững được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững an ninhchính trị và trật tự an toàn xã hội; củng cố được lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ XHCN;động viên được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị tham giavào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Những thành tựu đó là kết quả tổng hợp của quá trình thựchiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của nhân dân ta.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng, đất nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức Bốnnguy cơ mà Đảng ta chỉ rõ trong Hội nghị giữa nhiệm kỳ Khóa VII đến nay vẫn tồn tại và diễn biếnphức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào Trong đó, điều cần nhấn mạnhlà: “tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân” [9, tr 67] Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thùđịch đang ra sức chống phá cách mạng nước ta, tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ Đảng với nhân dân, đòi thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng,

“phi chính trị hóa” quân đội, từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN trên đấtnước ta Hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với nước ta diễn

ra trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, quốc phòng, anninh …và không loại trừ hành động can thiệp quân sự, xâm lược của kẻ thù nhằm xoá bỏ độc lập dântộc và CNXH của nhân dân ta

Trước tình hình đó, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của nhân dân ta đặt ra những yêu cầu mới.Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Bảo vệ Tổ quốc

xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc

Trang 8

gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo

vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc” [9, tr 117] Cụ thể hóa quan điểm trên, Nghị quyết Hộinghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX chỉ rõ sáu mục tiêu của sự nghiệp bảo vệ Tổquốc XHCN trong giai đoạn hiện nay: “Một là, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnhthổ; hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước; bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội và nền văn hoá; sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nướctheo định hướng XHCN” [2, tr 45 - 46]

Trong tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta, quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đượcgiải quyết một cách biện chứng “Theo tư duy mới, nhiệm vụ quốc phòng ngày nay không chỉ nhằm đểchống chiến tranh xâm lược bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia mà còn gắn chặt vớiyêu cầu thường xuyên bảo vệ an ninh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, khoa học,công nghệ, văn hoá, xã hội Bảo vệ Tổ quốc gắn liền với bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa”[28, tr 9] Đó cũng chính là sự nhận thức sâu sắc quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc

ta Ngày nay quy luật đó được thể hiện ở hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam XHCN Xây dựng đất nước giàu mạnh theo con đường XHCN tạo ra khả năngbảo vệ tốt nhất Bởi lẽ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế,văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của cả hệthống chính trị do Đảng lãnh đạo Sức mạnh tổng hợp đó chỉ có thể có được thông qua công cuộc xâydựng đất nước theo định hướng XHCN Bảo vệ Tổ quốc XHCN là công việc thường xuyên gắn vớixây dựng CNXH tạo thành một chỉnh thể thống nhất của quá trình đổi mới vì độc lập dân tộc vàCNXH

Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thì sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định, trong đó vấn đề quantrọng là phải phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, cácngành Do đó, đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên chăm lo xây dựng tiềm lực mọi mặt, mà trước hết làtiềm lực về chính trị - tinh thần, nâng cao nhận thức, xây dựng ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàndân, toàn quân, trọng tâm là lực lượng thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

* Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người thông qua lao động, ngônngữ; ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, ý thức là

sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động sáng tạo, ý thức

Trang 9

không phải là bản sao giản đơn, thụ động, máy móc hiện thực; ý thức là của con người, mà con người

là một thực thể xã hội năng động sáng tạo, ý thức phản ánh thế giới khách quan trong quá trình conngười tác động cải tạo thế giới Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà là một hiệntượng xã hội bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử - xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan.C.Mác cho rằng: “Ngay từ đầu ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào conngười còn tồn tại” [18, tr 43]

Như vậy, bản tính tự nhiên của con người thông qua hoạt động lao động sản xuất, trao đổi ngôn ngữ,giao tiếp và các quan hệ xã hội được hình thành và bộc lộ ra, được xã hội hóa trở thành các phẩm chất xãhội của con người - bản chất người C.Mác khẳng định “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người

là tổng hoà những quan hệ xã hội” [18, tr 66] Và vì vậy, ý thức của con người là một hiện tượng lịch sử,

là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nó nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn liền với quá trình

phát triển của lịch sử - xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn của lịch sử xã hội

Ý thức nói chung có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều thành tố quan hệ với nhau Nghiên cứu cấutrúc của ý thức bao gồm các yếu tố: Tri thức, tình cảm, ý chí Trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, cốtlõi, là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới, phản ánh thế giới Tri thức có nhiều lĩnh vựckhác nhau như tri thức về tự nhiên, xã hội, con người… và nhiều cấp độ như tri thức cảm tính và lýtính, tri thức kinh nghiệm và lý luận, tri thức tiền khoa học và khoa học… Để cải tạo tự nhiên và xãhội, con người phải có tri thức về sự vật hiện tượng, nếu không có tri thức thì con người hoạt độngkhông có hiệu quả trong thực tiễn, càng có tri thức về sự vật thì ý thức về sự vật càng sâu sắc Ý thức

mà không bao hàm tri thức, không dựa vào tri thức thì đó là hiện tượng trừu tượng trống rỗng, khônggiúp gì cho con người trong hoạt động thực tiễn Tuy nhiên, tác động của thế giới đến con người khôngchỉ đem lại tri thức về thế giới mà còn đem lại tình cảm của con người về thế giới

Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại xã hội mà trực tiếp là quan hệ giữa ngườivới người và quan hệ giữa con người với thế giới khách quan Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổnđịnh của con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa củachúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của conngười và trở thành một động lực quan trọng của hoạt động con người Tri thức có biến thành tình cảmmãnh liệt thì mới đạt đến độ sâu sắc và phải thông qua tình cảm thì tri thức mới biến thành hành độngthực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình

Ý chí là điểm hội tụ của tri thức và tình cảm hướng vào hoạt động của con người Ý chí là mặt năngđộng của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ

Trang 10

lực khắc phục khó khăn; năng lực này không phải tự nhiên ai cũng có và không phải ai cũng có nhưnhau Là một hiện tượng tâm lý, ý chí cũng là sự phản ánh hiện thực khách quan; phản ánh mục đíchcủa hành động do các điều kiện của hiện thực khách quan quy định Nói cách khác, ý chí là sự phảnánh các điều kiện khách quan dưới hình thức các mục đích hành động

Là mặt năng động của ý thức, ý chí là hình thức tâm lý điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người(trong ý chí có cả mặt năng động của tri thức, lẫn mặt năng động của tình cảm, đạo đức) Ý chí của conngười được hình thành và biến đổi tùy theo những điều kiện lịch sử - xã hội, tùy theo những điều kiệnvật chất của đời sống xã hội; tính chất của những mục đích và của những gì thúc đẩy đối với hànhđộng của con người được quyết định bởi chỗ từng người tạo lập và biến đổi nhu cầu của bản thân phùhợp với mục đích và yêu cầu của xã hội Nhờ ý chí mà con người tổ chức được hoạt động của mình,biến đổi được tự nhiên và xã hội, tạo ra được những giá trị vật chất và tinh thần, thực hiện được nhữngchuyển biến và có được những phát hiện trong khoa học

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm lý luận,những tình cảm, tâm trạng, truyền thống…, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trongnhững giai đoạn phát triển nhất định Xét theo cấp độ phản ánh, ý thức xã hội bao gồm: ý thức thôngthường - tâm lý xã hội và ý thức lý luận - hệ tư tưởng

Ý thức xã hội thông thường là những hiểu biết xã hội về những quan niệm sống của con người đượchình thành một cách trực tiếp từ thực tiễn cuộc sống xã hội, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hàng ngày củacon người Ý thức xã hội thông thường được biểu hiện và tồn tại dưới nhiều dạng phong phú, lặp đi lặplại biểu hiện thành những tình cảm, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống… và chính các mặt

đó tạo thành tâm lý xã hội

Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm xã hội mang tính hệ thống hóa, được xây dựng nên bởi tưduy lý luận và được diễn tả dưới dạng hệ thống các khái niệm khoa học, các học thuyết xã hội Ý thức lýluận phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát và sâu sắc hơn, nên nó là nhân tố chủ yếu thể hiệntính vượt trước của ý thức xã hội Trong ý thức lý luận, hệ tư tưởng là yếu tố quan trọng nhất của ý thức xãhội

Ý thức thông thường - tâm lý xã hội và ý thức lý luận - hệ tư tưởng tuy là hai trình độ, hai phương thứcphản ánh khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ tác động qua lại với nhau và dù ở cấp độ nào thì chúngcũng phản ánh theo cấu trúc: tri thức, tình cảm, ý chí

Ý thức bảo vệ tổ quốc là một loại hình của ý thức xã hội, ý thức bảo vệ Tổ quốc được hình thành, phát triển

và ngày càng hoàn thiện gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Ý thức bảo vệ

Trang 11

tổ quốc phản ánh nội dung, yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trên cả hai phương diện tự nhiên - lịch sử vàchính trị - xã hội Mỗi một tổ quốc đều do một giai cấp đại diện, do đó ý thức bảo vệ tổ quốc phản ánh lợiích kinh tế và chính trị của giai cấp thống trị, giai cấp thống trị không thể duy trì được sự thống trị củamình nếu như không xác lập những lợi ích cơ bản của mình và không có ý thức bảo vệ những lợi ích cănbản đó Trong chủ nghĩa tư bản, ý thức bảo vệ tổ quốc được xây dựng trên quan điểm, lập trường của giaicấp tư sản, nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế, chính trị của giai cấp tư sản Trong cách mạng XHCN, sau khi giaicấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập chuyên chính vô sản, bắt đầu sựnghiệp xây dựng CNXH, đồng thời cũng là quá trình tiến hành sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN

Bảo vệ Tổ quốc XHCN là một nhiệm vụ chiến lược gắn bó hữu cơ với nhiệm vụ xây dựng CNXHtrong suốt tiến trình cách mạng XHCN Bảo vệ Tổ quốc XHCN là một quy luật khách quan, cùng vớixây dựng CNXH hình thành nên sự phong phú đa dạng của đời sống xã hội hiện thực (tức tồn tại xãhội) trong CNXH Ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN là một loại hình của ý thức xã hội XHCN, phản ánhtính tất yếu khách quan, yêu cầu và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN Ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCNnảy sinh từ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì mục tiêu CNXH,được học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc soi đường nhằm chống lại sựxâm lược, bao vây, chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với Tổ quốc XHCN

Ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN còn thể hiện ở tư duy về bảo vệ Tổ quốc của giai cấp công nhân vànhân dân lao động trước những thời cơ và thách thức của bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước.Việc nhận thức và quyết tâm biến đường lối bảo vệ Tổ quốc của Đảng cộng sản thành hiện thực cũng

là một nhân tố quan trọng của ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN

Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là một loại hình của ý thức xã hội XHCN, phản ánh tính tất yếu (yêu cầu khách quan), mục tiêu, nhiệm vụ, những vấn đề chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc XHCN và mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc.

Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN phản ánh quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nướctrong lịch sử dân tộc, ngày nay là xây dựng CNXH gắn chặt với bảo vệ Tổ quốc XHCN dưới sự lãnhđạo của Đảng Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống yêu nước, quyết tâm giữ nước, không chịu mấtnước, không chịu làm nô lệ đã được hun đúc trong suốt mấy ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân

Trang 12

tộc Chính điều này làm cho ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN có thể thẩm thấu đến mọi tầnglớp nhân dân, phù hợp với trình độ nhận thức của họ Đây cũng chính là cơ sở để phân loại cấp độ theocấu trúc của ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Trước hết, về tri thức bảo vệ Tổ quốc XHCN ở cấp độ thông thường, đó là sự hiểu biết về truyền

thống lịch sử dân tộc mà dòng chủ lưu của nó là truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết muônngười như một, quyết tâm giữ nước, không chịu khuất phục trước xâm lược của ngoại bang Sự hiểubiết truyền thống lịch sử dân tộc, là cơ sở để tôn trọng, kế thừa và phát huy lịch sử Chủ tịch Hồ ChíMinh đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta Dân tộc ta

là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muônđời… Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập,

tự do Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” [20, tr 216 - 217]

Từ hiểu biết về lịch sử, hình thành niềm tự hào về đất nước, dân tộc, con người Việt Nam, về truyềnthống quật cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm giữ gìn giang sơn, bờ cõi, giống nòi của các thế hệ đitrước Đảng ta khẳng định: “Chúng ta tự hào về dân tộc ta - một dân tộc anh hùng, thông minh và sáng tạo;

tự hào về Đảng ta Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện một lòng một dạ chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân” [9, tr 64]

-Sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc là động lực tinh thần to lớnthúc đẩy mạnh mẽ mỗi nguời dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ thấy rõ niềm vinh dự cùng trách nhiệm,nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Ở cấp độ tư tưởng lý luận, đó là sự giác ngộ lý tưởng cách mạng, mục tiêu chiến đấu; quan điểm củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc XHCN, những vấn đề chiến lược, sách lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, nhất là về đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòngtoàn dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh; thường xuyên đề cao cảnh giác cách mạng trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; tích cực đấu tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng chống lại các quan điểm sai trái, phản động, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước

Thứ hai, về tình cảm, thái độ và sự đòi hỏi bên trong đối với nhiệm vụ sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam XHCN Đây là nhu cầu sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, là nguồn gốc

Trang 13

của tính tích cực hành động thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Tình cảm, thái độ là mộtđặc trưng mang tính tâm lý xã hội cao của con người, luôn gắn với nhu cầu, động cơ, mục đích của conngười; sự khái quát những hiểu biết, tri thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đưa tới quá trình tích hợp nhữngđộng cơ, nhu cầu, mục đích sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Có được động cơ, mục đích, nhucầu sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc con người mới dễ dàng bộc lộ các hành vi và thể hiện các hành động tích cực,

cụ thể cho sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Nhu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN được biểu hiện trên một số khía cạnh: sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc,

xả thân vì nền độc lập tự do của Tổ quốc; sẵn sàng bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước; bảo vệ nhân dân, bảo vệ sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng XHCN Sẵn sàngbảo vệ tổ chức đảng, chính quyền địa phương, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội… Sẵn sàngnhận và làm theo các yêu cầu khi Tổ quốc đòi hỏi

Tuy nhiên, để có được tình cảm, thái độ và sự đòi hỏi bên trong đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ViệtNam XHCN thì trước hết nó phải được vun đắp từ tình yêu thương con người, đồng loại, tình yêu gia đình,làng xóm, quê hương - nơi chôn nhau cắt rốn, mảnh đất đã chịu nhiều nắng mưa để làm ra hạt lúa củ khoainuôi ta lớn từng ngày, từ đó mà nâng niu, giữ gìn, quyết tâm bảo vệ gia đình, quê hương, đất nước

Thứ ba, bằng ý chí và các hành động tích cực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN như: tíchcực tham gia các hoạt động học tập về nội dung giáo dục quốc phòng, các quan điểm của Đảng về bảo vệ

Tổ quốc; tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự; tham gia lực lượng dân quân tự vệ, luyện tập các phương ánchiến đấu phòng thủ ở địa phương; đăng ký dự bị động viên; tích cực đấu tranh chống các hành động pháhoại của kẻ thù và các loại tội phạm Trong các lực lượng vũ trang, ý chí và các hành động tích cực đóđược biểu hiện ở tinh thần say sưa tích cực luyện tập kỹ thuật, chiến thuật, chấp hành nghiêm kỷ luật, tíchcực bảo vệ các đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật quân đội… đấu tranh chốnglại sự phá hoại của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta

Ý chí bảo vệ Tổ quốc XHCN của con người Việt Nam hôm nay là sự kết tinh và được lưu truyền lại củabao thế hệ đi trước Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, các thế hệ cha anh luôn luôn nêucao ý chí tự lực tự cường, quyết chiến, quyết thắng thiên tai địch họa, thoát khỏi nghèo đói, thoát khỏi cảnh

bị áp bức, nô lệ Những truyền thuyết về Thánh Gióng, về Sơn Tinh - Thủy Tinh, nỏ thần Kim Quy… làbiểu tượng cho ý chí và nghị lực của một dân tộc biết chân trọng, giữ gìn giang sơn xã tắc để lại cho muônđời sau

1.1.2 Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho thanh niên hiện nay

* Một số đặc điểm cơ bản của thanh niên hiện nay

Trang 14

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội hiệntại và là người chủ tương lai của đất nước Đánh giá vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp đổimới, Đảng ta khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI

có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo conđường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng,rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong nhữngnhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” [7, tr 82] Đồng thời Đảng ta cũng xác định: “Chăm

lo giáo dục, đào luyện thế hệ trẻ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chínhtrị, của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội” [8, tr 124 - 125]

Những biến đổi của tình hình trong nước và thế giới hiện nay đang tác động mạnh mẽ đến thanh niên cảnước và mỗi địa phương Thanh niên đang có những thay đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, ý thức, tưtưởng, tâm lý, lối sống… và những thay đổi này sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ cùng với quá trình đổimới, thực hiện CNH, HĐH đất nước Xem xét thanh niên hiện nay phải đặt trong mối quan hệ tác động vớihoàn cảnh, điều kiện và môi trường xã hội, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ về thông tin, sự mở rộnghợp tác giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nước ta với thế giới, giữa các địa phương trong cả nước Tình hìnhthanh niên hiện nay có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, về nhận thức và thái độ chính trị.

Công cuộc đổi mới đất nước gần 20 năm qua đưa lại sự phát triển mọi mặt đã ảnh hưởng tích cựcđến tư tưởng, chính trị của thanh niên Thanh niên hiện nay ngày càng tin tưởng vào sự nghiệp đổimới đất nước và coi ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệpđổi mới đất nước Bằng hành động tích cực, chủ động tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, giữvững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, khắp nơi trong cả nước đã xuất hiện nhiều tài năng trẻ,nhiều tấm gương trong sản xuất kinh doanh; phong trào lập thân, lập nghiệp, nghiên cứu ứng dụngkhoa học công nghệ, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần, thể thao và bảo vệ Tổ quốc Thanh niênViệt Nam ngày nay năng động, tháo vát, có trình độ học vấn, có tầm nhìn rộng và nhạy cảm với thờicuộc Họ rất quan tâm đến tình hình chính trị - xã hội diễn ra ở địa phương, đất nước cũng như trên thếgiới và luôn khát vọng đưa gia đình, quê hương thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu Họ vừa chủ động họchỏi trang bị kiến thức khoa học công nghệ vừa tìm cách nâng cao giác ngộ chính trị, rèn luyện tư cáchđạo đức để trở thành người công dân tốt, người cán bộ, người chiến sỹ có phẩm chất và năng lực đápứng với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 15

Thanh niên hiện nay rất mong muốn được đứng trong các tổ chức chính trị để cống hiến, trưởngthành và có nguyện vọng được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng cao.Điều đó cho thấy, thanh niên hiện nay đang tiếp tục kế thừa và giữ vững truyền thống cách mạng củacha anh; quan tâm đến thời cuộc và vận mệnh của đất nước; tích cực ủng hộ và chủ động tham gia vàocông cuộc đổi mới của quê hương, đất nước, các phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữnước”, các chương trình do Trung ương Đoàn phát động Lòng tin của thanh niên đối với Đảng, Đoàn

và chế độ XHCN được củng cố và nâng cao Đây là yếu tố hết sức thuận lợi để giáo dục chính trị - tưtưởng, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên Tuy nhiên, trước tác động mặttrái của kinh tế thị trường cũng còn một bộ phận thanh niên non kém về tư tưởng chính trị, chưa nhậnthức rõ được tình hình, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới; ngại tham gia sinh hoạt đoàn thể, xã hội;thiếu ý thức rèn luyện, ý chí tự lực, tự cường trong học tập, lao động sản xuất vươn lên thoát khỏi nghèonàn, lạc hậu

Thứ hai, về xu hướng nghề nghiệp, đời sống văn hoá tinh thần và lối sống của thanh niên.

Trong ý thức của đại đa số thanh niên cho rằng, mặc dù họ đã có cuộc sống đầy đủ hơn trước nhưng họvẫn mong muốn được làm việc Trong cơ chế thị trường, họ có ý thức cao hơn đối với giá trị sức laođộng của mình, tính hiệu quả, năng động được đánh giá cao; nhiều thanh niên tình nguyện đi xây dựngđảo, xây dựng các khu kinh tế mới, tình nguyện tham gia giúp đỡ vùng sâu, vùng xa… Một điều dễ nhậnthấy ở thanh niên hiện nay là sự năng động, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp Họ có xu hướng vượt

ra khỏi các giới hạn cổ truyền để hoà nhập, thích ứng với thế giới hiện đại Song, trên thực tế vẫn còn cónhững mâu thuẫn, một mặt do sự tăng nhanh nhu cầu của xã hội; mặt khác, do nhu cầu cuộc sống bứcbách, buộc một số thanh niên phải đứng trước sự lựa chọn giữa nhu cầu có việc làm, có thu nhập ngay, vớiviệc tiếp tục học tập để nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn và tri thức

Cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, sự giao lưu văn hoá mở rộng như hiệnnay, nhu cầu và việc thưởng thức văn hoá của thanh niên ngày càng đa dạng và ở mức độ cao Thanh niênhiện nay thích các loại hình nghệ thuật mới, hiện đại và nội dung thiên về các vấn đề xã hội, nhân văn vàtrữ tình Các loại hình nghệ thuật cổ như tuồng, chèo, cải lương… với những chủ đề hấp dẫn vẫn lôi cuốnđược thanh niên, nhất là ở nông thôn Song, nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của thanh niên ở cáckhu vực cũng có sự khác biệt tương đối lớn như: giữa khu vực thành thị với nông thôn và vùng sâu vùng

xa Các phương tiện truyền tải thông tin được thanh niên tiếp nhận là vô tuyến truyền hình, truyền thanh,báo chí, truyền miệng Song sử dụng phương tiện nào lại phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương vàgia đình Hiện nay đời sống văn hoá tinh thần của một bộ phận thanh niên nhìn chung còn nghèo nàn, đặc

Trang 16

biệt là ở các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Trang thiết bị, phương tiện phục vụ chođời sống văn hoá tinh thần của thanh niên còn mỏng, hiệu quả sử dụng thấp, chất lượng kém…

Về lối sống của thanh niên hiện nay cơ bản vẫn giữ được truyền thống, đạo lý, hướng về cái đẹp, cáithiện, tham gia đông đảo vào các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa… Trong giao tiếp ứng xử, thanhniên tỏ ra mạnh dạn, tự tin và chủ động, sống có mục đích, có hoài bão, lý tưởng Thanh niên thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên tinh thần giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc, hiểu biết lịch sử, tình yêu giađình, quê hương, đất nước… Họ sẵn sàng tham gia thực hiện luật nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng lựclượng vũ trang địa phương và hành động tích cực cho sự nghiệp bảo vệ quê hương, đất nước Song trongthanh niên vẫn còn một bộ phận chạy theo lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền, sống không có lý tưởng,thiếu tôn trọng kỷ cương phép nước, quy định của địa phương; một số có hành vi bạo lực, côn đồ, tham giavào các tệ nạn như cờ bạc, nghiện hút, ma túy, mại dâm, trộm cắp… nhất là ở các thành phố, thị xã… Đây

là sự cảnh báo về nguyên nhân giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội đối với thanh niên cần đượckhắc phục

Thứ ba, về thanh niên tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc

Đại bộ phận thanh niên trong lực lượng vũ trang đều trưởng thành dưới chế độ XHCN, được học tập, đàotạo cơ bản, có hệ thống Nhìn chung họ có nhận thức đúng đắn về CNXH, về trách nhiệm và nghĩa vụ đối vớinhân dân, đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực học tập, rènluyện, công tác để tiến bộ, phấn đấu xứng danh “Bộ đội cụ Hồ”; ở những nơi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn,căng thẳng, thanh niên vẫn luôn là lực lượng xung kích thực hiện mọi nhiệm vụ được giao Trong những nămqua, tỷ lệ quân nhân đăng ký thi vào các trường sỹ quan trong quân đội ngày càng tăng Điều đó cho thấy,thanh niên hiện nay coi công tác trong quân đội cũng là một nghề nghiệp và mong muốn được đi học để phục

vụ lâu dài trong quân đội

Ngày nay, thanh niên quân nhân sống năng động và thực tế hơn, họ có mối quan tâm chung về vấn đềcông bằng xã hội, tự do, dân chủ và kỷ cương pháp luật Nhà nước Đa số thanh niên có tâm trạng bất bìnhtrước tình trạng tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn mại dâm và ma túy trongthanh niên Nguyện vọng chung của thanh niên hiện nay là mong muốn Đảng, Nhà nước có những quyđịnh và chính sách phù hợp để việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự được nghiêm minh, bình đẳng giữamọi đối tượng; mong muốn được đơn vị tạo điều kiện học thêm văn hoá, học nghề trong thời gian tại ngũ

để có thể vừa hoàn thành nhiệm vụ trước mắt vừa có kiến thức, nghề nghiệp cần thiết cho việc lập thân, lậpnghiệp sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên quân nhân vẫncòn bồng bột, thiếu tính kiềm chế, thiếu kinh nghiệm nên dễ bị kích động, có những phản ứng tiêu cực

Trang 17

hoặc thể hiện thái độ thờ ơ, bàng quan trước các hoạt động của đơn vị, thậm chí vi phạm kỷ luật quân đội,pháp luật của Nhà nước.

* Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCNcho thanh niên hiện nay

Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động, ảnh hưởng có mục đích, có kế hoạchmang tính tự giác, chủ động đến con người, đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cáchcon người Theo nghĩa rộng giáo dục là toàn bộ tác động của các chủ thể xã hội (gia đình, nhà trường, xãhội) đến con người Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức,hành vi của con người Sự tác động của các chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm nâng caonhận thức, xây dựng phẩm chất nhân cách theo mô hình, mục tiêu giáo dục đã được xác định

Mục đích của giáo dục là nhằm hình thành ở mỗi con người những phẩm chất nhân cách quan trọngnhất, biểu hiện ở phẩm chất, năng lực và những hành vi nhằm thực hiện thắng lợi những yêu cầu pháttriển của xã hội Nội dung giáo dục rất đa dạng và phong phú như: giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức,lao động, pháp luật, kinh tế, truyền thống… trong đó giáo dục chính trị, tư tưởng là một trong những nộidung cơ bản, quan trọng hàng đầu mà mỗi quốc gia dân tộc cần phải xác định trong chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của mình

Đối với nước ta, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, ĐảngCộng sản Việt Nam xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọngthúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu

tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [9, tr 108 - 109] Vì vậy, trongđường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta chỉ rõ: “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáodục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sứckhỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kíchtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [9, tr 126] Đây chính là định hướng cơ bản cho các chủthể giáo dục phát huy vai trò của mình trong giáo dục thế hệ trẻ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh

Thanh niên là lực lượng cơ bản, lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Để cóđầy đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh và trí tuệ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trongtình hình mới, đòi hỏi thanh niên phải được giáo dục toàn diện, trong đó giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốcXHCN là một nội dung quan trọng, giúp cho thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của mình

Ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của thanh niên được hình thành bởi giáo dục của gia đình, nhàtrường và xã hội Tuy mỗi môi trường giáo dục có vị trí, vai trò riêng, song giữa chúng có mối quan hệ

Trang 18

biện chứng cùng tác động tích cực đến việc hình thành, phát triển ý thức bảo vệ Tổ quốc của thanh niên;các môi trường trên đều tác động đến nhận thức, tình cảm, động cơ, nhu cầu và hành động tích cực trênthực tế cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN của thanh niên

Như vậy, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên hiện nay là hoạt động tự giáccủa các chủ thể giáo dục tác động vào thanh niên nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng tình cảm, động cơ,thái độ, trách nhiệm và ý chí quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Sự hình thành, phát triển ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của thanh niên hiện nay chịu sự chiphối của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, trong đó vai trò giáo dục của nhàtrường, xã hội và vai trò giáo dục của gia đình có ý nghĩa rất to lớn và quan trọng

Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên mang tính toàn diện Tuy nhiên, xuấtphát từ đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, trình độ nhận thức, sự trải nghiệm trong cuộc sống… của thanh niên,cho nên giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên cần tập trung vào những nội dung thiếtthực ở cấp độ ý thức thức bảo vệ Tổ quốc XHCN thông thường

Một là, giáo dục cho thanh niên có những hiểu biết về tình yêu thương con người, tình yêu gia đình, quêhương, đất nước, tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá độc lập dân tộc vàCNXH của nhân dân ta Hai là, giáo dục cho thanh niên niềm tự hào về truyền thống dựng nước đi đôi vớigiữ nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, trên cơ sở đó giúp chothanh niên tiếp tục kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Ba là, xây dựng cho thanh niên tình cảm, thái độ, trách nhiệmđúng đắn đối với Đảng, Nhà nước, đối với chế độ XHCN và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN,kiên quyết đấu tranh chống những tư tưởng và hành động tiêu cực phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam XHCN Bốn là, hình thành ở thanh niên tinh thần sẵn sàng và hành động tích cực theomục tiêu, yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; sẵn sàng bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,bảo vệ tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân địa phương và gia đình; sẵn sàng xả thân vì nền độclập, tự do của Tổ quốc, góp phần cùng các lực lượng trong cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN

Như vậy, nội dung giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên là một thể thốngnhất bao gồm các các yếu tố: nhận thức, tình cảm, thái độ, trách nhiệm, tinh thần sẵn sàng và hành độngtích cực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Trong đó, trình độ nhận thức là cơ sở của tìnhcảm, thái độ, nhu cầu và là kết quả của nhận thức; là động cơ bên trong thôi thúc hành động của thanh niên;tinh thần sẵn sàng hành động tích cực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là kết quả cuối cùng của ý thức bảo vệ

Trang 19

Tổ quốc Việt Nam XHCN, là thước đo trình độ nhận thức, tình cảm, thái độ, nhu cầu của thanh niên trongbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Do đó, trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN chothanh niên hiện nay cần phải coi trọng tất cả các nội dung trên

Hình thức giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên rất đa dạng và phong phúnhư: thông qua các hoạt động tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng; kể chuyệntruyền thống; các lễ hội văn hoá; tham quan; các hình thức sinh hoạt đoàn thanh niên và thông qua học tập,công tác hàng ngày của thanh niên ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội Tuy nhiên, để lựa chọn hìnhthức giáo dục phù hợp phải căn cứ vào đối tượng, đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên Giáo dục ý thứcbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên hiện nay là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của thế

hệ đi trước đối với thế hệ đi sau Vì vậy, đòi hỏi phải có sự quan tâm của nhà trường, của tất cả các cấp, cácngành, các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị quân đội và các gia đình trong cả nước Có như vậy mới tạo nênmột môi trường rộng lớn, vừa trang bị nhận thức vừa bồi dưỡng tình cảm, xây dựng động cơ, thái độ đúngđắn, nâng cao tính tích cực hành động cho thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

1.2 Vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho thanh niên hiện nay

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên

cơ sở hôn nhân và huyết thống C Mác viết: “… hàng ngày tái tạo ra đời sống bản thân mình, con ngườibắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái,

đó là gia đình” [18, tr 41] Như vậy, yếu tố hôn nhân, huyết thống và tình cảm là nét đặc trưng của giađình Nhưng xét đầy đủ và rộng hơn, gia đình không chỉ là một đơn vị tình cảm - tâm lý, mà còn là một

tổ chức kinh tế - tiêu dùng, một môi trường giáo dục - văn hoá, một cơ cấu - thiết chế xã hội Mỗi giađình tồn tại và phát triển do các thành tố: cấu trúc gia đình, các chức năng của gia đình, các mối quan hệnội tại và môi trường gia đình

Gia đình được tạo thành, một mặt do nhu cầu xã hội về việc tái sản xuất con người và xã hội hoá các thế

hệ đang lớn lên, mặt khác do nhu cầu của các cá nhân muốn được chung sống cùng nhau, muốn được làmcha làm mẹ Giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, xã hội tiến bộ tạo điều kiện tốt chogia đình phát triển lành mạnh, gia đình hạnh phúc góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của xãhội Với tư cách là tế bào của xã hội, gia đình thực hiện một trong những chức năng cơ bản là giáo dục concái trở thành người có ích cho xã hội Vì thế gia đình có vai trò quan trọng trong giáo dục nói chung, giáodục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên nói riêng Để khẳng định vai trò to lớn đó cần

Trang 20

phải thấy rõ những đặc điểm của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN chothanh niên

1.2.1 Đặc điểm của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho thanh niên hiện nay

Thứ nhất, đó là sự truyền thụ, lĩnh hội ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN của thế hệ đi trước - ông bà,

cha mẹ, những người ruột thịt cho thế hệ đi sau - con cái, thanh thiếu niên.

Đây là một đặc điểm quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ của gia đình trong CNXH mà ở đó có sự đanxen giữa tình cảm và trách nhiệm của những người ruột thịt trong cùng một tổ ấm Điều này làm chogiáo dục của gia đình có những ưu thế hơn so với giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội Bởi vì,trong gia đình có đủ mọi lứa tuổi thuộc nhiều thế hệ khác nhau, chung sống với nhau tương đối bền vữngdựa trên hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống Truyền thống yêu nước thương nòi, truyền thốngdựng nước đi đôi với giữ nước; tình cảm yêu gia đình, quê hương, đất nước; ý chí tự lực tự cường, lòngcăm thù giặc sâu sắc…trong lịch sử dân tộc Việt Nam được các gia đình lưu truyền từ thế hệ này sangthế hệ khác Thông qua tình cảm, trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, những người đi trước, những người đãtừng nếm mật nằm gai “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”trong các cuộc kháng chiến giành, giữ độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục truyền thụnhững yếu tố đó cho các thế hệ đi sau và nó đã trở thành một sức mạnh to lớn giúp cho thanh thiếu niênngày nay phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Gia đình không những là nền móng xây dựng và hình thành nhân cách cho thanh niên mà ngay trongnhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của thanh niên cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình Mọi tình cảm,

tư tưởng, thái độ, hành vi ứng xử và trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp bảo vệ bảo vệ Tổ quốcViệt Nam XHCN đều thông qua quá trình truyền thụ, giáo dục của thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau.Những giá trị đó sẽ in dấu trong suốt quãng đời của thanh niên, trở thành tư tưởng ổn định, hun đúc trongthanh niên tinh thần giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc, ý chí quyết tâm cao khi họ trực tiếp tham giathực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Tạo thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Chỗ mạnh của gia đình là kinh nghiệm xã hội, kiến thức đa dạng về dựng nước và giữ nước Đó là mộttập thể khác nhau về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tính tình, bao gồm ông bà, cha mẹ, anh em, do vậygiáo dục mang tính phối hợp nhiều mặt về kiến thức, về các mối quan hệ xã hội… Phương pháp giáo dụccủa gia đình là thuyết phục, giảng giải, có lắng nghe và trao đổi ý kiến giữa các thế hệ, mà không phải làtruyền thụ và ra lệnh từ trên xuống, và cha mẹ là những người thầy dạy không tiếc công sức, thời gian để

Trang 21

hướng dẫn con cái về mọi mặt Mục tiêu giáo dục của gia đình là trang bị những kiến thức cần thiết,những kinh nghiệm sống để sau này người thanh niên có thể đảm nhận và thực hiện tốt nhiệm vụ giữnước mà xã hội giao phó; đồng thời nuôi dưỡng ở người thanh niên những tình cảm nhận hậu, sự nhườngnhịn, sẵn sàng hy sinh bản thân mình khi Tổ quốc cần, lòng căm thù giặc sâu sắc và không cam chịu vớinỗi nhục mất nước.

Sự lĩnh hội, truyền thụ ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên của các gia đình sẽkhông đạt hiệu quả nếu như các bậc ông bà, cha mẹ chưa nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm truyền thụ,giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên Nhất là trong điều kiện kinh tế thịtrường hiện nay, khi nhiều gia đình chỉ lo kiếm sống, lo làm giàu đã quên đi hoặc giao trách nhiệm nàycho nhà trường và xã hội Cơ chế thị trường đang tác động cả tích cực và tiêu cực đến những giá trịtruyền thống của gia đình, quê hương trong quá trình truyền thụ, lĩnh hội ý thức bảo vệ Tổ quốc ViệtNam XHCN cho thanh niên hiện nay

Thứ hai, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của gia đình cho thanh niên không có lớp

học cụ thể; không thành chương trình, kế hoạch, nội dung thống nhất.

Đây là một đặc điểm khác so với giáo dục của nhà trường và xã hội Với tư cách là một xã hội vi mô,gia đình phản ánh tất cả các quan hệ xã hội và tất cả các mặt của đời sống xã hội vào bản thân nó Để gia đình phát huy được vai trò của mình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN nghĩa cho thanh niên không hẳn phải tổ chức thành lớp học cụ thể; thành chương trình, kế hoạch, nội dung thống nhất

mà thông qua các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình, sự gương mẫu của các bậc cha mẹ, sự nhận thức sâu sắc truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của các thế hệ đi trước truyền thụ cho con cái từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành

Nếu như giáo dục ở nhà trường và ngoài xã hội được tổ chức theo một chương trình, nội dung, kế hoạch thống nhất thì giáo dục ở mỗi gia đình lại là sự kết hợp, vận dụng có tính chất đáp ứng, giải quyết những tình huống xảy ra trong cuộc sống Những kiến thức, kỹ năng do gia đình cung cấp không phải là những

mớ lý thuyết trừu tượng mà nó luôn gắn với thực tiễn cuộc sống, cung cấp cho thanh niên những kinh nghiệm sống hàng ngày Tuy nhiên, tính chất đúng đắn của nó lại phụ thuộc vào trình độ của cha mẹ, vào đặc điểm của văn hoá gia đình, vào khả năng sư phạm của cha mẹ và các thành viên trong gia đình

Mặt khác, chủ thể giáo dục gia đình là cha mẹ và những người thân trong gia đình của thanh niên; đối tượng giáo dục là con cái, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể là mối quan hệ ruột thịt, thân tình và yêu thương nhau đã tạo nên một nét nổi bật làm cho gia đình có một ưu thế hơn hẳn so với giáo dục ở nhà trường và ngoài xã hội Tình yêu đối với con cái và cuộc sống chung trong gia đình diễn ra hàng ngày đã

Trang 22

làm cho các bậc cha mẹ hiểu rõ con cái mình hơn bất kỳ một nhà giáo dục nào và họ biết dựa vào những đặc điểm riêng của con cái để có cách dạy khác nhau Một ưu thế khác của giáo dục gia đình là ở sự đa dạng của các chủ thể giáo dục: ông bà, bố mẹ, anh chị; sự khác nhau về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa

vị xã hội… là điều kiện tốt để nâng cao vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên Giáo dục vừa là nhu cầu tình cảm của cha mẹ, vừa là trách nhiệm với xã hội

và với chính hạnh phúc của bản thân gia đình Vì vậy, cha mẹ tham gia vào giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốcXHCN cho thanh niên một cách thành tâm, nhiệt tình và vô tư Nhưng so với nhà trường thì họ lại bị thiếu hụt về trình độ được đào tạo sư phạm

Từ đặc điểm này cũng cho thấy, kết quả giáo dục ý thức bảo vệ Việt Nam Tổ quốc XHCN cho thanh niên hiện nay sẽ không đồng đều, không thống nhất Nếu gia đình thật sự quan tâm chăm lo đến việc nâng cao nhận thức của mình và phát huy những ưu thế trên thì chất lượng giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao Ngược lại, nếu gia đình không quan tâm hoặc quá mải mê làm kinh tế, làm giàu, giao trách nhiệm giáo dục cho nhà trường và xã hội thì chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên sẽ không cao

Thứ ba, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên của gia đình được thực hiện

với nhiều nội dung, hình thức, biện pháp phong phú.

Đây là một đặc điểm nổi bật của gia đình chiếm ưu thế hơn hẳn so với giáo dục nhà trường và xã hội Ưuthế nổi bật của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Việt Nam XHCN cho thanh niên ởchỗ, cha mẹ biết rõ hơn ai hết những đặc điểm riêng của con cái mình; những động cơ, nhu cầu, những mặtmạnh, mặt yếu, những thiếu hụt trong trình độ nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của thanh niên, và

do đó có thể tiến hành những nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục bổ sung, sửa đổi kịp thời Trong sinh hoạt hàng ngày, những hoạt động chung của gia đình tác động thường xuyên và sâu sắc đến thanh niên; tấm gương của cha mẹ khi làm việc, lúc nghỉ ngơi, trong lời nói, hành vi… đều ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống của thanh niên Ngay cách dạy con cái của các bậc cha mẹ cũng phản ánh một phần cách họ được cha mẹ dạy dỗ trước đây, bằng chính sự trải nghiệm của bản thân được đúc rút lại Nhìn chung, phương pháp giáo dục của gia đình vô cùng phong phú, gắn liền sinh hoạt hàng ngày với việc giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống Mặt khác, ở gia đình lý thuyết luôn đi với thực hành, các bài thuyết giáo luôn đi kèm với những nhiệm vụ, những công việc được giao một cách linh hoạt, do đó hình thức, biện pháp giáo dục cũng hết sức phong phú và đa dạng

Mặc dù ở nhà trường và ngoài xã hội thanh niên thường xuyên được giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thông qua các bài học, môn học, thông qua sinh hoạt cộng đồng nhưng thời gian có hạn, nội

Trang 23

dung có lúc còn nghèo nàn, hình thức, biện pháp chậm thay đổi nên phần nào đó thanh niên nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN còn chung chung Còn ở gia đình phương pháp giáo dục là thuyết phục, giảng giải, có sự lắng nghe và trao đổi ý kiến giữa cha mẹ và con cái, mà không phải là truyền thụ một chiều

và ra lệnh; nên nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục rất đa dạng và phù hợp với tâm lý thanh niên

Nội dung của giáo dục gia đình không chỉ chú ý đến giáo dục đạo đức, trí tuệ, lao động mà còn góp phần giáo dục tư tưởng, chính trị, thể chất, thẩm mỹ và giáo dục đời sống gia đình cho thanh niên Mặt khác, những kiến thức, kỹ năng do gia đình cung cấp luôn gắn với thực tiễn cuộc sống, cung cấp cho thanh niên kinh nghiệm sống hàng ngày Tuy nhiên, tính chất đúng đắn của những nội dung giáo dục phụthuộc vào trình độ của cha mẹ và những người lớn trong gia đình, vào khả năng sư phạm của cha mẹ và các thành viên trong gia đình Các yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công của bố mẹ trong giáodục con cái là: ý thức trách nhiệm, sự quan tâm thường xuyên, sự gương mẫu của cha mẹ trong lời nói vàviệc làm; thông qua cuộc sống hàng ngày và thái độ đối xử, ứng xử xã hội của cha mẹ cũng là một yếu tố

do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” [1, tr 44] Nhận định đócho thấy vai trò rất to lớn của gia đình đối với sự phát triển của xã hội

Trong sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta hiện nay, gia đình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng,góp phần quyết định vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhận thức đúng đắnvai trò to lớn của gia đình, Đảng ta khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôidưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [5, tr 15]

Cụ thể hoá quan điểm của Đảng, Luật hôn nhân và gia đình nước ta chỉ rõ: “Gia đình là tế bào của xãhội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, gópphần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình

càng tốt” [16, tr 7] Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò to lớn của gia đình đối

Trang 24

với sự phát triển bền vững của đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh.

Nếu việc tái sản xuất ra con người là chức năng cơ bản của gia đình thì việc nuôi dưỡng, giáo dụcchúng thành người là công việc hàng đầu của gia đình Nó thật sự là nhu cầu tình cảm của bố mẹ, làniềm hạnh phúc lớn lao của gia đình, là trách nhiệm của gia đình đối với Tổ quốc Nói cách khác,người ta sinh ra không phải đã là con người mà chỉ trở thành con người trong quá trình giáo dục, trướchết là giáo dục của gia đình

Giáo dục - một trong những chức năng cơ bản của gia đình, sẽ tồn tại cùng với sự tồn tại của giađình; cũng như các chức năng khác, chức năng giáo dục của gia đình cũng có những biến đổi theo sựbiến đổi của đời sống xã hội Gia đình là một tế bào của xã hội mà các thành viên của nó gắn kết vớinhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, bằng sinh hoạt chung và trách nhiệm lẫn nhau về đạo lý

và pháp luật, mỗi con người ngay từ khi sinh ra đã được đặt vào những quan hệ nhất định đó Tức là dùmuốn hay không, đời sống của mỗi con người thường bắt đầu diễn ra trong phạm vi gia đình; từ tìnhcảm yêu thương và trách nhiệm với con cái, từ nhu cầu bản thân muốn được làm cha làm mẹ đã đưagia đình tới việc thực hiện chức năng giáo dục thế hệ trẻ [26, tr 226 - 233]

Mục đích của giáo dục gia đình được quy định bởi chế độ kinh tế xã hội mà cơ sở của nó là hệ tư

tưởng, những chuẩn mực đạo đức, hệ thống mối quan hệ qua lại trong gia đình [11, tr 234] Mục đích

giáo dục gia đình mang tính linh hoạt, nó thay đổi theo sự vận động và phát triển của xã hội, sự biếnđổi và phát triển của đứa trẻ, phụ thuộc vào chính cuộc sống gia đình và những định hướng giá trị của

xã hội Giáo dục gia đình đối với con cái là một quá trình kéo dài từ những năm tuổi thơ cho đến khitrưởng thành Cho nên, có thể nói giáo dục gia đình có vai trò to lớn tác động đến sự hình thành vàphát triển nhân cách của con người trong suốt cuộc đời

Như vậy, giáo dục gia đình ở đây được hiểu là toàn bộ những tác động của gia đình đến sự hìnhthành và phát triển nhân cách con người Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cáchđầy đủ và bền vững nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi Bởi vì gia đình là thểchế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành ở đứa trẻ cho đến khi được hìnhthành và phát triển một cách cơ bản Càng lớn lên đứa trẻ càng thể hiện rõ nét những phẩm chất nhâncách của cha mẹ, ông bà, của gia đình bằng hành vi ứng xử của nó đối với mọi người và xã hội

Những đặc trưng nhân cách gia đình giáo dục cho con cái là: tên gọi, dáng đi, hành vi ứng xử, ngôn ngữ,trí tuệ, niềm tin và cuối cùng là ý thức Ý thức là đặc trưng riêng chỉ có ở con người, ý thức tạo cho conngười vươn lên thành nhân cách có ích cho xã hội Gia đình giáo dục, xây dựng cho con cái các loại ý thức,

Trang 25

trong đó có ý thức bảo vệ Tổ quốc mà nhờ đó con người tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và pháttriển của xã hội, của đất nước [13, tr 202 - 211].

Vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên là rất quantrọng Gia đình, nhà trường, xã hội và các đơn vị quân đội có vai trò quyết định đến việc giáo dục ý thức bảo

vệ Tổ quốc cho thanh niên, trong đó trước hết là vai trò giáo dục của gia đình Cha mẹ sinh con, chăm lo nuôidưỡng, giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho con cái và nhân cách đó tiếp tục phát triển, hoàn thiệnkhi họ ở lứa tuổi thanh niên tham gia hoạt động bảo vệ Tổ quốc XHCN Người thanh niên khi tham gia hoạtđộng bảo vệ Tổ quốc với nền tảng ý thức được giáo dục từ gia đình, họ tiếp tục bổ sung những giá trị xã hội

để hoàn thiện ý thức bảo vệ Tổ quốc cho mình, nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc Khiđánh giá vai trò của cha mẹ, tác giả Hoàng Gia Trang viết: “Cha mẹ là người đầu tiên biến đứa trẻ từ mộtthực thể sinh vật thành thực thể xã hội” [27, tr.14] Với một gia đình tốt, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối,chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và là một giađình văn hoá, tất yếu sẽ là môi trường giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN tốt nhất cho thanh niên

Gia đình Việt Nam, từ trước đến nay luôn giữ vai trò quyết định trong việc nuôi dạy con cái, hình thànhnhân cách ban đầu cho thế hệ trẻ; luôn giữ được vai trò là hạt nhân, là nền móng xây dựng xã hội; là cái nôithân yêu nuôi dưỡng con người Lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức tự nguyện tham gia bảo vệ Tổ quốccũng như trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc được hình thành trong nhân cách thanh niên ngay từ thuở

ấu thơ Tình cảm, tình yêu gia đình, làng xóm, quê hương ở tuổi nhỏ là cơ sở để phát triển thành tình yêu

Tổ quốc khi bước vào tuổi thanh niên; vì vậy, gia đình là môi trường đầu tiên có vai trò quyết định việchình thành ý thức bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên

Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của gia đình cho thanh niên khi còn nhỏ làtrang bị cho họ tình cảm yêu thương con người, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước; những kiến thức cầnthiết, những kinh nghiệm sống; niềm tự hào về truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, tìnhcảm đối với Tổ quốc, với Đảng, Bác Hồ; lòng căm thù giặc sâu sắc… Khi đến tuổi thanh niên, những nộidung trên tiếp tục phát triển hoàn thiện trở thành ý thức bảo vệ Tổ quốc Ở nhà trường và xã hội, nội dunggiáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên là giáo dục tinh thần giác ngộ giai cấp, giácngộ dân tộc, tinh thần sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng hành động tích cực cho sự nghiệp bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam XHCN

Chủ thể của giáo dục gia đình là cha mẹ và những người thân trong gia đình của đứa trẻ Đối tượng giáodục gia đình là đứa con Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể là mối quan hệ ruột thịt, thân tình và yêuthương nhau; sự đa dạng của các chủ thể giáo dục: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, sự khác nhau về tuổi tác, giới

Trang 26

tính, nghề nghiệp, địa vị xã hội, tính cách…là điều kiện tốt để phát triển trí tuệ và tình cảm, giúp trẻ cónhững quan sát và nhận thức về xã hội, tập cho trẻ làm quen với xã hội bên ngoài và từ đó từng bước hìnhthành tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc… kết hợp với giáo dục nhà trường và xãhội hình thành ý thức bảo vệ Tổ quốc cho trẻ khi bước vào lứa tuổi thanh niên tham gia bảo vệ Tổ quốcViệt Nam XHCN.

Khẳng định vai trò giáo dục của gia đình, Đảng ta đã chỉ rõ: “Giáo dục con người là chiến lược củamọi chiến lược, nhằm xây dựng những con người mới và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập

tự do và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc…Hoàn thành sự nghiệp đó trước hết phải thực hiện có hiệu quả việc giáo dục nói chung và giáo dục lốisống nói riêng trong mỗi gia đình” [6, tr 28] Như vậy, gia đình không chỉ là nơi giáo dục cho thanhniên ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN nói chung mà còn định hướng cho thanh niên những hành độngtích cực trên thực tế đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN Vai trò của gia đình trong giáo dục ýthức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên hiện nay được biểu hiện cụ thể trên các nộidung:

Một là, gia đình là môi trường đầu tiên giáo dục cho thanh niên tình cảm yêu thương con người,

tình yêu quê hương, đất nước, góp phần nâng cao nhận thức cho thanh niên về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Con người bắt đầu từ gia đình, mọi tư tưởng, tình cảm, hành vi giao tiếp, úng xử của mỗi con ngườibắt nguồn từ tình cảm, lối sống và văn hoá gia đình Bởi vì, gia đình là cái nôi thân yêu nuôi dưỡngcon người, nơi con người sinh ra và hình thành nền tảng của nhân cách và lối sống Văn hoá con ngườibắt đầu từ văn hoá gia đình và mang dấu ấn của văn hoá gia đình, cái gốc văn hoá của con người là tiếpthu từ gia đình, từ truyền thống văn hoá của gia đình, văn hoá gia đình tỏa ra trong môi trường sống,trong không khí sống của gia đình, trong mọi ứng xử của những thành viên trong gia đình đối với nhau

và đối với những người xung quanh Gia đình dạy thanh niên tình yêu thương con người, tình họ hàng,làng mạc, cái Tổ quốc rất cụ thể, cái XHCN rất cụ thể Từ những cái rất cụ thể của văn hoá gia đình

mà hàng ngày người thanh niên được cảm nhận, được tiếp thu, thấm đượm để trở thành những côngdân có văn hoá [25, tr 71] và từ đó hình thành ở người thanh niên tình cảm đúng đắn đối với gia đình,quê hương, đất nước, với Tổ quốc thân yêu của mình

Khác với giáo dục nhà trường dựa vào trách nhiệm và nghĩa vụ của người học sinh, giáo dục giađình mang tính xúc cảm - tình cảm Trong gia đình, giáo dục diễn ra trên cơ sở tình cảm, yêu thương

và tin cậy nhau giữa cha mẹ và con cái, vì vậy những tác động của gia đình, của cha mẹ được con cái

Trang 27

dễ tiếp nhận hơn ở nhà trường; cuộc sống giữa những người thân yêu, ruột thịt là điều kiện tốt nhất đểgiáo dục thanh niên tình cảm, đạo đức, trách nhiệm đối với làng xóm, quê hương, đất nước Trong mỗigia đình, cha mẹ là người biết rõ hơn ai hết những đặc điểm riêng của con mình, những mặt mạnh, mặtyếu, những thiếu hụt trong tình cảm… và do đó có thể bổ sung những hình thức, biện pháp giáo dụcphù hợp giúp cho thanh niên có những nhận thức, tình cảm nhất định về xây dựng và bảo vệ quêhương, đất nước Bên cạnh đó, giáo dục gia đình được thực hiện trong chính cuộc sống hàng ngày củagia đình, thông qua những hoạt động thực tiễn của con cái, do đó giáo dục gia đình so với giáo dục nhàtrường linh hoạt hơn, thích ứng nhanh với những biến đổi của xã hội và sự phát triển nhân cách củathanh niên.

Sống và hoạt động trong thế giới khách quan, con người phải nhận thức, tỏ thái độ, tình cảm và hànhđộng với thế giới ấy Nhận thức, tình cảm và hành động là ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý conngười Trong quá trình hoạt động của bản thân mình và cả hiện thực của bản thân mình đối với nhiệm

vụ bảo vệ Tổ quốc Gia đình như một xã hội thu nhỏ của đời sống con người, mỗi gia đình đều chịu sựchi phối của xã hội, song nó có tính ổn định tương đối của nó, sự ổn định đó được tạo nên bởi nhậnthức của các thành viên trong gia đình, nhất là cha mẹ và văn hoá gia đình Những yếu tố đó tác độngtrực tiếp đến nhận thức của thanh niên về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN Trong nhận thức nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc, người thanh niên có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau và gia đình là môitrường đầu tiên góp phần nâng cao nhận thức cho thanh niên về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay

Giáo dục nâng cao nhận thức cho thanh niên là một trong những chức năng cơ bản của gia đình,đồng thời cũng là một công việc hấp dẫn, tự nguyện của các bậc cha mẹ Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốchiện nay đang đặt ra những yêu cầu và nội dung mới, bảo vệ không chỉ là phòng ngừa mà phải làm chođất nước ngày càng mạnh lên, kết hợp chặt chẽ ý thức xây dựng và bảo vệ từ trong mỗi con người, mỗigia đình, mỗi cơ sở là công việc thường xuyên Mặt khác tình hình thế giới hiện nay đang diễn ra hếtsức phức tạp, sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, CNXH hiện thực tạm thời lâm vào thoáitrào, tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho chủ nghĩa tư bản, các thế lực hiếu chiến đã và đang điềuchỉnh chiến lược thực hiện ý đồ thiết lập trật tự “thế giới một cực” do Mỹ đứng đầu, đe doạ nghiêmtrọng đối với hoà bình và ổn định trên thế giới, an ninh các quốc gia, độc lập chủ quyền của các quốcgia dân tộc Khu vực Đông Nam Á mặc dù phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gâymất ổn định, các thế lực thù địch tăng cường xuyên tạc, kích động chống phá nước ta bằng nhiều thủđoạn thâm độc, nguy hiểm “Tình hình thế giới và trong nước hiện nay đã đặt ra những vấn đề rất mới

Trang 28

đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; những thủ đoạn “can thiệp”mới của các thế lực thù địch đã làm tăng lên những khó khăn mới, thách thức mới đối với các dân tộctrong việc bảo vệ độc lập tự chủ, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của mình” [14, tr 57] Giáodục - một trong những giá trị chức năng của gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành vànâng cao nhận thức cho thanh niên về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tìnhhình hiện nay.

Trên cơ sở đó gia đình góp phần cùng với nhà trường và xã hội nâng cao nhận thức cho thanh niên

về quy luật “dựng nước đi đôi với giữ nước” trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam;truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta; tính tất yếu khách quan của bảo vệ Tổquốc Việt Nam XHCN hiện nay; nội dung, mục tiêu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của Đảng cộng sản ViệtNam; những đặc điểm thuận lợi và khó khăn cũng như tính chất phức tạp của sự nghiệp bảo vệ Tổquốc hiện nay… Thông qua đó làm chuyển biến nhận thức của thanh niên; định hướng suy nghĩ vàhành động đúng đắn cho thanh niên trong thực hiện luật nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi đăng ký nghĩa

vụ quân sự, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tại ngũ và làm tốt nhiệm vụ dự bị động viên khihoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê hương

Muốn vậy, gia đình cần giáo dục thường xuyên, ở mọi lúc mọi nơi trong đời sống của gia đình Kếtquả giáo dục phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm, sự quan tâm thường xuyên của cha mẹ; trình độ hiểubiết; đặc biệt là khả năng sư phạm của cha mẹ… Đó là những yếu tố quan trọng quyết định đến việcgiáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên trong gia đình

Từ giáo dục tình cảm yêu thương con người, tình yêu quê hương, đất nước, bằng sự yêu thương vàtrách nhiệm cùng với những mục đích tốt đẹp cho con cái, gia đình từng bước hình thành những hiểubiết, tình cảm, trách nhiệm cho con cái đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước Khibước vào cuộc sống xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những kiến thức được trang

bị từ gia đình sẽ là nền tảng giúp cho thanh niên phát triển hoàn thiện thành ý thức bảo vệ Tổ quốc ViệtNam XHCN

Hai là, gia đình góp phần bồi dưỡng cho thanh niên biết kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước, sẵn

sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Nhân dân Việt Nam vốn có lòng yêu nước, quyết không chịu mất nước, không cam chịu làm nô lệ,không chịu cúi đầu khuất phục trước quân thù Lòng yêu nước của nhân dân ta có cội nguồn từ nền vănhoá, văn minh của cả dân tộc và đã trở thành giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam Đó lànguồn sức mạnh to lớn quyết định đến thắng lợi trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây

Trang 29

dựng quê hương đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó

là truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,

nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn

chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [23, tr 171]

Truyền thống yêu nước của dân tộc được lưu truyền, vun đắp qua nhiều thế hệ đã trở thành sợi chỉ đỏxuyên suốt lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta Ngày nay, đó là truyền thống yêu nước gắn chặt vớiyêu CNXH, truyền thống bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ gắn chặt với bảo vệĐảng, Nhà nước, nhân dân, nền văn hoá và lợi ích quốc gia, dân tộc Truyền thống yêu nước cũng chính làhạt nhân làm cơ sở cho sức mạnh tinh thần của quân và dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Do vậy, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước phải thông qua giáo dục của thế hệ đi trước cho thanhniên, qua đó khơi dậy lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc, tự hào về truyền thống chiến đấu của dân tộc củaquân đội, hình thành ở thanh niên tư tưởng, tình cảm, thái độ, ý chí quyết tâm sẵn sàng tham gia thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

Để thanh niên phát huy truyền thống yêu nước, bằng tình cảm và trách nhiệm các bậc cha mẹ, ông bà

là những nhà giáo dục cần phải nhiệt tình, trách nhiệm bồi dưỡng cho thanh niên truyền thống dựngnước đi đôi với giữ nước; yêu nước gắn với thương nòi, thương nhà và tình yêu quê hương, đất nước;quyết tâm đánh thắng các kẻ thù ngoại xâm; truyền thống kiên cường, dũng cảm, thông minh, sáng tạotrong bảo vệ Tổ quốc Đồng thời, giáo dục cho thanh niên nhận rõ vai trò, công lao to lớn của Đảng,của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Giáo dục, phát huy truyền thống yêu nước cho thanh niên là làm sống lại khí thế hào hùng của dântộc, tiếp thu những giá trị mới của nhân loại về bảo vệ Tổ quốc; kế thừa và phát huy truyền thống yêunước của dân tộc trong tình hình mới, làm cho giá trị truyền thống yêu nước trường tồn cùng dân tộc.Thông qua đó, gia đình tác động vào ý thức, tình cảm, hành động của thanh niên, hình thành ở thanh niêntinh thần sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN Thế hệ thanh niên ngày nay sẽđảm đương được trọng trách là người tiếp tục kế thừa sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của cha anh khi họ đượcgia đình, nhà trường, xã hội, trước hết là gia đình giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc, đồng thờikhi họ biết trân trọng và phát huy những truyền thống quý báu đó trong thực tiễn sự nghiệp bảo vệ Tổquốc Việt Nam XHCN

Ba là, gia đình góp phần giáo dục cho thanh niên có động cơ, thái độ, trách nhiệm đúng đắn đối với

Tổ quốc, động viên thanh niên tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Trang 30

Sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN hiện nay đang diễn ra những biến đổi mạnh mẽ,làm cho thế và lực của đất nuớc ta ngày càng lớn mạnh, tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường, của toàncầu hoá và hội nhập quốc tế ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN Hoàn cảnh xã hội đó đã mở ra cho thanh niên nhiều con đường tiến thân, nhiều hình mẫu nhâncách hơn so với trước đây Thanh niên hiện nay có nhiều con đường tiến thân như: mong muốn trở thànhmột nhà doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học, một người có trình độ kỹ thuật cao trong vô số lĩnhvực khác nhau, hoặc một nghệ sĩ, một công chức nhà nước, một chuyên gia, một bác sỹ, kỹ sư… Mẫu

số chung của những mô hình nhân cách đang hình thành là lấy năng lực cá nhân bản thân mình làmchỗ dựa, từ đó các gia đình và thanh niên đang cố gắng tạo nên một đời sống riêng đa dạng và phongphú, tính độc lập, tự chủ của gia đình và thanh niên được khẳng định Quá trình này có thể nảy sinhnhững biểu hiện tiêu cực, nhưng về cơ bản vẫn là tính tích cực của thanh niên về ý thức bảo vệ Tổquốc Nếu thanh niên đánh mất động cơ, thái độ, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, chỉ trú trọng đến làmgiàu sẽ là một nguy cơ đe dọa đến sự sinh tồn của dân tộc Vì vậy, cần trú trọng giáo dục thường xuyêncho thanh niên nhận thức, động cơ, thái độ, trách nhiệm đúng đắn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay

Định hướng xây dựng ý thức cho thanh niên hiện nay chính là nhằm xây dựng những công dân cóđộng cơ, thái độ và trách nhiệm cao cả đối với sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ vững chức Tổquốc Việt Nam XHCN Để thanh niên có được những phẩm chất trên đòi hỏi phải được giáo dục toàndiện cả ở gia đình - nhà trường - xã hội, trước hết là ở gia đình Trong thế kỷ XXI, gia đình đang trởthành cơ sở quan trọng của đất nước, đúng với nghĩa là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người Chỉ

có gia đình là môi trường xã hội đầu tiên người thanh niên được sinh ra, lớn lên, được giáo dục để xâydựng nên những con người mới theo yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thực

tế hiện nay đã có một số thanh niên hư hỏng, phạm pháp, sống không có mục đích, động cơ, vướngvào các tệ nạn xã hội… mà nguyên nhân cơ bản là họ không được gia đình (chủ yếu là cha mẹ) giáodục xây dựng cho họ có nhận thức, động cơ, thái độ, trách nhiệm đúng đắn đối với bản thân, gia đình,

xã hội, đối với Tổ quốc

Giáo dục gia đình có những đặc điểm ưu thế hơn so với giáo dục của xã hội và nhà trường Gia đình giáodục, xây dựng động cơ, thái độ, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên được xuất phát từ tình yêu quêhương, đất nước, Tổ quốc; tình cảm của cha mẹ với con cái, thông qua tình cảm, thái độ, việc làm của cha mẹtác động đến nhận thức, hành vi và trách nhiệm đúng đắn của thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.Giáo dục gia đình mang tính cá biệt và cụ thể, nó linh hoạt theo sự phát triển của con cái, theo sự thay đổi của

Trang 31

cuộc sống gia đình và xã hội, qua thực tế và bằng thực tế cuộc sống mà gia đình xây dựng động cơ, thái độ,trách nhiệm cho thanh niên đối với Tổ quốc, và gia đình rất chú trọng đến kết quả thực tế của việc giáo dục.Phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên là thuyết phục, giảng giải, trao đổi ýkiến giữa các thành viên trong gia đình Sự thống nhất giữa lời nói và việc làm của cha mẹ, hành vi, quanđiểm, thái độ của cha mẹ đều có ảnh hưởng tới việc xây dựng động cơ, thái độ trách nhiệm và là nguồn cổ vũ,động viên lớn lao cho thanh niên tích cực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Để xây dựng động cơ, thái độ, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên hiện nay, gia đình cần tập trungxây dựng, hình thành ở thanh niên sự tin tưởng và ý chí kiên quyết bảo vệ lý tưởng cách mạng, bảo vệ sựnghiệp cách mạng XHCN của đất nước; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc và góp phần xâydựng đất nước; tích cực tham gia các hoạt động học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật, chính trị, kỹ chiến thuật

và rèn luyện kỷ luật; tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhànước, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc Khi cần sẵn sàng hy sinh vì nền độclập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân

Bốn là, gia đình góp phần xây dựng ý chí quyết tâm và hành động tích cực cho thanh niên thực hiện

nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Đất nước càng phát triển, giáo dục gia đình càng khẳng định vai trò vị trí quan trọng của nó đối với thanhniên Nội dung giáo dục của gia đình hết sức đa dạng, gia đình không chỉ chú ý giáo dục đạo đức, trí tuệ,lao động mà còn giáo dục chính trị - tư tưởng, lối sống, giáo dục ý chí, quyết tâm và hành động tích cựccho cho thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng Ý chí quyết tâm và hành động tích cực của thanh niên làmặt năng động của ý thức bảo vệ Tổ quốc, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có động cơ, cómục đích cụ thể Năng lực này không phải tự nhiên người thanh niên nào cũng có và không phải ai cũng cónhư nhau, nó phản ánh mục đích của hành động, nhưng mục đích của hành động lại do các điều kiện củahiện thực khách quan quy định, do vai trò định hướng, giáo dục của gia đình và xã hội chi phối Nhờ đó màthanh niên tổ chức được hoạt động của mình, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để thực hiện tốtnhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên được xây dựng trên cơ sở hônnhân và huyết thống, trên cơ sở yêu thương, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, ý chí quyết tâm và hành động tíchcực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của thanh niên chỉ có thể có được khi họ được cha mẹ và các thànhviên khác định hướng, giáo dục và xây dựng

Gia đình xây dựng ý chí, quyết tâm và hành động tích cực cho thanh niên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ

Tổ quốc về thực chất là thông qua giáo dục của gia đình kết hợp với nhà trường và xã hội tác động vào

ý thức thanh niên, hình thành ở họ bản lĩnh, lập trường chính trị vững vàng, lòng trung thành vô hạn

Trang 32

đối với Tổ quốc; sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách, chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổquốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánhthắng Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền - Đào núi vàlấp biển - Quyết chí ắt làm nên” [22, tr 95] Với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc,bằng tình cảm, sự gương mẫu của cha mẹ và các thành viên trong gia đình, kết hợp với sự giúp đỡ củacác tổ chức, đoàn thể xã hội xây dựng cho thanh niên ý chí, quyết tâm và hành động tích cực trongthực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Năm là, gia đình góp phần cùng với nhà trường và xã hội phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn

xã hội và sự chống phá của kẻ thù tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của thanh niên.

Trong những năm đất nước đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phấn đấu vìmục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chúng ta đã đạt được nhiều thànhtựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho thế và lực của đất nước ngày cànglớn mạnh Nền kinh tế thị trường có mặt tích cực là thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhưng mặt tráicủa kinh tế thị trường đã tác động xấu tới tâm lý, đạo đức, lối sống và trên các lĩnh vực khác của đờisống xã hội, nó đẻ ra lối sống thực dụng cực đoan, tôn thờ đồng tiền, hủy hoại đạo đức truyền thống vàlối sống đầy tính nhân văn của dân tộc ta Những tiêu cực của xã hội đã tác động xấu tới học sinh, sinhviên, thanh niên - lớp người trẻ tuổi đang phấn đấu học hành, hoàn thiện nhân cách để trở thành chủ nhâncủa đất nước sau này Bị tác động bởi lối sống thực dụng tôn thờ đồng tiền, một số học sinh, sinh viên,thanh niên đã thoái chí, sống thiếu lý tưởng, ước và khát vọng, không chịu học hành, lười lao động, chỉthích hưởng thụ, coi thường pháp luật và đạo đức, rơi vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật… Lợidụng tình hình đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang sử dụng mọi âm mưu thủ đoạn thâmđộc truyền bá lối sống thực dụng, lối sống tư sản vào thế hệ trẻ, từng bước tác động làm cho thanh niênphai nhạt lý tưởng cách mạng, mơ hồ ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Tình trạng đó cho thấymột thực tế đã đến mức báo động và gây nhiều lo lắng cho việc giáo dục đạo đức, lối sống và giáo dục ýthức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của những người có trách nhiệm

Ba môi trường có thể phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi những tiêu cực trong lối sống của thanh niên, họcsinh, sinh viên là: gia đình, nhà trường và xã hội Gia đình là tế bào của xã hội, nơi sinh ra và hình thànhnhân cách con người, nơi thường xuyên chứng kiến và hưởng thụ kết quả giáo dục con cái; khác với tất

cả các nhóm xã hội khác, gia đình là một nhóm tâm lý - xã hội đặc biệt, bao gồm những người ruột thịt

và chung sống hàng ngày, do đó mỗi thành viên được sống bằng toàn bộ nhân cách của mình và có điều

Trang 33

kiện bộc lộ mọi nhu cầu, hứng thú, cá tính… cũng như thể hiện cả những cái xấu mà họ bị tác động từngoài xã hội mang về gia đình Một số nhà sư phạm ở nước ta cho biết: “Trong khoảng thời gian 5 nămđầu, với điều kiện sống hòa bình, mỗi đứa trẻ ít nhất có tới 25.000 giờ (không kể số ở nhà trẻ và mẫugiáo) chủ yếu sống trong môi trường gia đình trực tiếp chịu mọi ảnh hưởng của giáo dục gia đình Rồisau đó, từ 6 tuổi đến khoảng 15 - 16 tuổi, con em chúng ta đi học ở nhà trường khoảng 15.000 giờ, tức là

độ 5 giờ mỗi ngày Nếu trừ đi khoảng 7.000 giờ trẻ em tham gia sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, thìcũng còn tới 65.000 giờ trẻ em sống trong gia đình và cha mẹ có trách nhiệm trực tiếp quản lý Như vậy,trong 15 năm đầu của đứa trẻ, nhà trường phổ thông chỉ quản lý con em chúng ta vào khoảng 15.000 giờ,

trong khi đó cha mẹ phải chịu trách nhiệm về con em mình tới 90.000 giờ” [22, tr 209] Do đó, gia đình

là nơi phát hiện kịp thời các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội mà con cái mình bị tác động ngoài xãhội mang về gia đình, từ đó các thành viên trong gia đình bằng quan hệ tình cảm ruột thịt, bằng tìnhthương yêu bao la của cha mẹ đối với con cái, sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm của toàn thể gia đìnhđối với mỗi thành viên, kết hợp với nhà trường và xã hội giáo dục, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượngtiêu cực, các tệ nạn xã hội tác động, ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của con em mình

Hơn nữa, hiện nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang thực hiện chiến lược “diễn biến hòabình” đối với nước ta tên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó chúng tập trung vào lực lượng

là thanh niên, học sinh, sinh viên để truyền bá lối sống thực dụng, hưởng thụ, lối sống tư sản… làm chomột bộ phận thanh niên quên đi truyền thống dân tộc, sống không có lý tưởng, ước mơ, khát vọng, phainhạt ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Vì vậy, gia đình là một môi trường có vai trò quan trọngcùng với nhà trường và xã hội phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội

và sự chống phá của kẻ thù tác động, ảnh hưởng xấu đến ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN củathanh niên

Kết luận chương 1

Ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN là hiện tượng xã hội khách quan được hình thành và phát triển gắnliền với quá trình hình thành nhân cách trong những điều kiện lịch sử cụ thể Ý thức bảo vệ Tổ quốcXHCN của thanh niên hiện nay được biểu hiện ở sự giác ngộ tính tất yếu, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ

Tổ quốc, tình cảm, động cơ, nhu cầu sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc và những hành động tích cựctrên thực tế cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN của thanh niên không tựnhiên mà có, trái lại nó được hình thành thông qua giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội và cácđơn vị quân đội Với vị trí, vai trò, chức năng của mình, gia đình có vai trò quan trọng, quyết định đếnviệc hình thành, phát triển ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên hiện nay Vai trò đó, được thể

Trang 34

hiện trên các nội dung: gia đình là môi trường đầu tiên giáo dục cho thanh niên tình cảm yêu thương conngười, tình yêu quê hương, đất nước, góp phần nâng cao nhận thức cho thanh niên về những vấn đề liênquan đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; gia đình góp phần bồi dưỡng cho thanh niên biết kếthừa, phát huy truyền thống yêu nước, sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; gia đình gópphần giáo dục cho thanh niên có động cơ, thái độ, trách nhiệm đúng đắn đối với Tổ quốc, động viênthanh niên tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; gia đìnhgóp phần xây dựng ý chí quyết tâm và hành động tích cực cho thanh niên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ

Tổ quốc; gia đình góp phần cùng với nhà trường và xã hội phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi các hiệntượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội và sự chống phá của kẻ thù tác động, ảnh hưởng xấu đến ý thức bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của thanh niên Do vậy, cần phải phân tích thực trạng vai trò của gia đìnhtrong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, tìm ra nhữngnguyên nhân, trên cơ sở đó xác định đúng đắn những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của giađình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên hiện nay

Chương 2 VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO THANH NIÊN Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1 Thực trạng vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ và nguyên nhân của thực trạng đó

2.1.1 Đặc điểm của gia đình tỉnh Phú Thọ hiện nay

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi mới được tái lập tháng 1/1997 Diện tích tự nhiên 3.465 km2,dân số trên 1,3 triệu người, với 23 dân tộc và 2 tôn giáo chung sống trên địa bàn 10 huyện, 1thành phố

và 1 thị xã; toàn tỉnh có 274 xã, phường, thị trấn, trong đó có 215 xã miền núi, 50 xã thuộc diện đặcbiệt khó khăn Là tỉnh nội địa có vị trí chiến lược quan trọng trong thế trận phòng thủ của Quân khu 2

và cả nước Ở Phú Thọ, thanh niên từ 15 - 25 tuổi chiếm khoảng 27% và là một nguồn lực lao động dồi

Trang 35

dào, mặc dù còn nhiều khó khăn song những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, kết quảbước đầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã tạo ra những điều kiện, môi trường thuận lợi cho thanhniên học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành trong sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước vàbảo vệ tổ quốc XHCN Tuy nhiên, là một tỉnh mới được tái lập, nền kinh tế phổ biến là sản xuất nôngnghiệp và trồng rừng, đại đa số dân cư sống ở nông thôn, thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, trình

độ dân trí nói chung còn thấp

Trong những năm qua, cùng với sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, tình hình kinh tế,chính trị, văn hoá, xã hội của nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ có nhiều biến đổi sâu sắc Đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, trình độ dân trí được cải thiện, an ninh chính trị trật tự an toàn

xã hội được giữ vững, cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnhđạo của Đảng, tin tưởng vào thắng lợi của đường lối đổi mới, CNH, HĐH đất nước theo định hướngXHCN Phú Thọ là tỉnh có truyền thống cách mạng lâu đời, quê hương đất Tổ Hùng Vương với nhiều lễhội văn hoá mang bản sắc dân tộc của nhiều vùng, miền khác nhau, văn hoá làng xã mang tính cộng đồngđược khôi phục và phát triển làm sống lại truyền thống của tổ tiên trong lao động sản xuất và đánh giặc cứunước Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, toàntỉnh Phú Thọ đã có hàng chục ngàn thanh niên lên đường nhập ngũ cùng thanh niên cả nước đánh thắng hai

đế quốc hùng mạnh, giành độc lập dân tộc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN

Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Phú Thọ có truyền thống yêu nước nồng nàn, lao động cần cù sáng tạo,đoàn kết thuỷ chung, anh dũng kiên cường trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm Truyền thống đấu tranhanh dũng đã trở thành động lực tinh thần cổ vũ nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế -

xã hội, quốc phòng - an ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng Mặc dù tình hình dân tộc, tôn giáo trên thế giới vàtrong nước có nhiều phức tạp, song do được tuyên truyền giác ngộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn chấphành và thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, không để xảy ra điểmnóng và thực hiện tốt quyền hạn, nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc

Toàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 290.553 gia đình, trong đó hơn 97% gia đình sống ở nông thôn chủ yếu làsản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và buôn bán hàng hóa nhỏ kết hợp với chăn nuôi, trồng trọt, gần 10.000 giađình là cán bộ công chức nhà nước, hơn 20.000 gia đình doanh nghiệp và buôn bán, kinh doanh; khoảng 5%gia đình truyền thống, gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng; tỷ lệ gia đình đói nghèogiảm xuống còn 5% Số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi là 436.851 người, trong số 245.802 thanh niên

ở tuổi từ 15 đến 25 tuổi có khoảng 53% thanh niên chưa lập gia đình còn sống chung với bố mẹ, ông bà;thanh niên sống ở nông thôn, miền núi chiếm tỷ lệ cao Là một tỉnh miền núi mới được tái lập (tháng 1/

Trang 36

1997), điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các gia đình, sự lãnhđạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của hệ thống chính trị các cấp trong toàn tỉnh đã tạo nên những điều kiệnthuận lợi cho phép toàn tỉnh bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH cùng cả nước thực hiện thắng lợi sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Với những nỗ lực phấn đấu của các gia đình và nhândân trong tỉnh, báo cáo tổng kết năm 2003 của Đảng bộ tỉnh đã đánh giá “Mặc dù phải đương đầu với nhữngkhó khăn và thử thách rất lớn ở trong nước và ngoài nước, chúng ta đã giành được những thành tựu quantrọng khá toàn diện, giữ mức tăng trưởng cao và ổn định Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực,nhiều lĩnh vực văn hoá xã hội có chuyển biến tiến bộ, các chính sách xã hội thực hiện cơ bản tốt, tích cựctriển khai chương trình giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo, quốc phòng an ninh được củng cố, trật tự an

toàn xã hội có bước chuyển biến tiến bộ” [3, tr 11].

Tuy nhiên, những năm qua một số gia đình trong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm quốcphòng toàn dân và thực hiện vai trò giáo dục con cái nói chung, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN còn có những hạn chế nhất định, sự chênh lệch giữa gia đình nghèo và gia đình giàu còn khá cao (từ 5đến 7 lần) dẫn đến những phức tạp về xã hội trong từng địa phương là không tránh khỏi Bên cạnh đó, một sốgia đình mức hưởng thụ văn hoá còn thấp, ý thức xây dựng nền quốc phòng toàn dân chưa đầy đủ, các tệ nạn

xã hội có chiều hướng phát triển xâm nhập vào thanh niên và các gia đình ở nông thôn; các vụ khiếu kiện vềđất đai, về chi tiêu sai nguyên tắc, tham nhũng, hối lộ bình quân 15 vụ/năm Trong giáo dục con cái nóichung, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN nói riêng, một số gia đình chưa quan tâm đúng mứchoặc phó mặc cho nhà trường và các tổ chức, đoàn thể, đơn vị quân đội…

Những đặc điểm của gia đình tỉnh Phú Thọ nêu trên đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò củagia đình trong giáo dục con cái nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanhniên nói riêng Vì vậy, cần phải phân tích thực trạng mạnh, yếu, nguyên nhân của thực trạng đó và đề ramột số giải pháp cơ bản, thiết thực nhằm phát huy có hiệu quả vai trò của gia đình trong giáo dục con cáinói chung, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ nói riêng

2.1.2 Thực trạng vai trò của gia đình trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ hiện nay

* Những ưu điểm

Một là, trong những năm qua, phần lớn các gia đình ở tỉnh Phú Thọ đã thường xuyên coi trọng giáo

dục cho thanh niên tình cảm yêu thương con người, tình yêu quê hương, đất nước, góp phần nâng caonhận thức cho thanh niên về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Trang 37

Là một tỉnh có truyền thống cách mạng, quê hương đất Tổ Vua Hùng, nhân dân các dân tộc có lòngyêu nước nồng nàn, anh dũng kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giữ gìn đất nước.Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, nhân dân lao động trong tỉnh luôn kếthừa, phát huy truyền thống cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện nhiệm vụ bảo

vệ Tổ quốc trong tình hình mới Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để các gia đình giáo dụcnâng cao nhận thức cho thanh niên về bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Mặc dù điều kiện kinh tế của các gia đình ở tỉnh Phú Thọ hiện nay còn nhiều khó khăn, nhưng trướcyêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, mỗi gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ đã có sự thống nhất caotrong giáo dục thanh niên tình cảm yêu thương con người, tình yêu quê hương, đất nước, góp phầncùng với nhà trường và các đoàn thể xã hội nâng cao nhận thức cho thanh niên về bảo vệ Tổ quốc ViệtNam XHCN Kết quả khảo sát 40 gia đình có thanh niên nhập ngũ năm 2005 của huyện Yên Lập chothấy có 31 gia đình (chiếm 77,5%) có quan điểm thống nhất với nhau trong giáo dục con cái mìnhnhận thức đúng đắn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Theo báo cáo của Ban Quân lực thuộc Bộ Chỉ huyQuân sự tỉnh Phú Thọ: trong số 1940 thanh niên nhập ngũ năm 2005, có 30% số thanh niên tự nguyệnviết đơn tham gia nhập ngũ Điều đó cho thấy, gia đình nhất là các bậc cha mẹ đã quan tâm giáo dụccon cái có tình yêu quê hương, đất nước, hiểu biết đúng đắn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cũng như vai tròtrách nhiệm của thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay

Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 15/2001/NĐ - CP của Chính phủ về giáo dục quốc phòng (2001 - 2005) của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đánh giá: trong 5 năm qua, toàn tỉnh có 63 trường với 246.727 lượt học sinh, sinh viên tham gia học tập môn Giáo dục quốc phòng chính khóa, kết quả đánh giá hàng năm đều đạt yêu cầu trở lên, trong đó có 60- 70% đạt khá, giỏi Ngoài nội dung chương trình học tập chính khóa, các trường còn thường xuyên tăng cường các hoạt động ngoại khóa như: mít tinh kỷ niệm, hành quân cắm trại dã ngoại, hội thao một số nội dung môn học Giáo dục Quốc phòng; đồng thời tổ chức hội thao Quốc phòng 2 năm một lần cho học sinh, sinh viên… Thông qua học tập, các em đã có nhận thức đúng đắn các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhiệm

vụ quốc phòng, có những kỹ năng quân sự cần thiết, qua đó hình thành ở các em tinh thần kỷ luật, tính

tự giác, tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ công dân, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới [30, tr 6] Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ khẳng định: có được kết quả giáo dục quốc phòng như trên, bên cạnh vai trò trách nhiệm của nhà trường, của các tổ chức, lực lượng, đoàn thể trong toàn tỉnh, còn có vai trò quan trọng của các gia đình

Trang 38

đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng.

Kết quả trong 5 năm toàn tỉnh có 10.911 thanh niên thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ quân sự; 142.874 lượt cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ và 26.829 lượt cán bộ, chiến sỹ lực lượng dự bị động viên được học tập giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng của địa phương trong tình hình mới [20, tr

6 - 7] Đạt được kết quả trên là do sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho thanh niên Đánh giá của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ

em tỉnh Phú Thọ khẳng định: nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của thanh niên ngày càng được nâng cao, trong đó một phần lớn nhờ sự giáo dục của gia đình, nhất là vai trò giáo dục của các bậc cha mẹ

Hai là, hầu hết các gia đình ở tỉnh Phú Thọ thường xuyên quan tâm giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc

XHCN kết hợp chặt chẽ với giáo dục truyền thống cho thanh niên

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục truyền thống đối với nhận thức, tư tưởng và hành động của thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc XHCN, các gia đình ở Phú Thọ đã kết hợp chặt chẽ giáo dục ý thức với giáo dục truyền thống Thông qua giáo dục đã hình thành ở thanh niên Phú Thọ tình cảm đối với dân tộc, quê hương, đất nước, con người; đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, nhờ đó thanh niênđiều chỉnh hành vi, hành động của mình trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN

Dân tộc Việt Nam rất giàu truyền thống, nổi bật là truyền thống yêu nước, thương nòi, quyết tâm giữnước, cứu lấy giống nòi Lòng yêu nước đã truyền thống cố kết, đoàn kết của mỗi con người trongcùng một quê hương, một quốc gia dân tộc để cùng nhau lao động, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổquốc của mình Ngay từ thời Hùng Vương, con người Việt nam cùng một lúc vừa phải đấu tranh chốngthiên nhiên vừa phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm - dựng nước đi đôi với giữ nước Để giữ nướcnhân dân ta thường xuyên phải đương đầu với những kẻ thù lớn mạnh và phải chiến thắng trong nhữngđiều kiện ác liệt Chính từ điều kiện lịch sử ấy, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng dân tộc, ýchí độc lập dân tộc và tinh thần quật cường bất khuất đã trở thành truyền thống của nhân dân các dântộc tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung

Bằng nhiều hình thức và biện pháp giáo dục, gia đình tỉnh Phú Thọ đã tác động trực tiếp đến tìnhcảm, ý chí, lòng tự hào dân tộc… của thanh niên, trang bị cho họ những phẩm chất cần thiết của nhâncách con người Việt Nam trong quá trình tham gia sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN Thông qua các

Ngày đăng: 25/09/2016, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Ph.Ăngghen (1884), “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, tr.41-265 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước
Tác giả: Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1884
[2]. Ban tư tưởng - văn hoá Trung ương (2003), Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb CTQG, Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ támBan chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
Tác giả: Ban tư tưởng - văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2003
[4]. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sựthật
Năm: 1987
[5]. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênCNXH
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
[6]. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai (khóa VII), Nxb Sự thật, Hà Nội 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai (khóa VII)
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
[7]. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khóa VII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1993
[8]. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
[9]. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
[10]. Phạm Văn Đồng (1995), “Văn hoá đổi mới”, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 77-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá đổi mới
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1995
[11]. Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, “đề tài KX. 07-09” Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, Nxb KHXH, Hà Nội, 1994, tr. 234 Sách, tạp chí
Tiêu đề: đề tài KX. 07-09”
Nhà XB: Nxb KHXH
[12]. Lê Như Hoa, “ bản sắc văn hoá dân tộc trong lối sống hiện đại”, Viện văn hoá và Nxb văn hoá - thông tin, Hà Nội, 2003, tr. 209 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ bản sắc văn hoá dân tộc trong lối sống hiện đại
Nhà XB: Nxb văn hoá -thông tin
[13]. Ngô Công Hoàn,“Gia đình với việc hình thành nhân cách trẻ em”, Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 202-211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình với việc hình thành nhân cách trẻ em
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ
Năm: 1994
[14]. Nguyễn Mạnh Hưởng, “Thế trận lòng dân nội dung cơ bản của sức mạnh bảo vệ Tổ quốc”, Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội, 2003, tr. 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế trận lòng dân nội dung cơ bản của sức mạnh bảo vệ Tổ quốc
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hưởng
Nhà XB: Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự
Năm: 2003
[15]. V.I.Lênin (1918), “Nhiệm vụ chủ yếu của thời đại chúng ta”, V.I.Lênin toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ Mátxcơva 1978, tr.421-429 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệm vụ chủ yếu của thời đại chúng ta”, "V.I.Lênin toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: NxbTiến bộ Mátxcơva 1978
Năm: 1918
[17]. C.Mác (1845), “Luận cương về Phoi-ơ-bắc”, C.MáC và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 41, 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận cương về Phoi-ơ-bắc"”, C.MáC và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3
Nhà XB: Nxb CTQG
[18]. C.Mác (1846), “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, tr.66, 78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ tư tưởng Đức”, "C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
[19]. C.Mác-Ph.Ăngghen (1848), “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác- Ph.Ăngghen toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội 1996, tr.545- 646 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, "C.Mác- Ph.Ăngghen toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
[20]. Hồ Chí Minh (1942), “Nên học sử ta”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, tr.216- 217 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nên học sử ta”, "Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1942
[21]. Hồ Chí Minh (1945), “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, tr.1- 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên ngôn độc lập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2000
[22]. Hồ Chí Minh (1950), “Khuyên thanh niên”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, tr.95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyên thanh niên
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w