1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG LÃNH đạo xây DỰNG KHỐI đại đoàn kết TOÀN dân tộc TRONG THỜI kỳ đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa GIAI đoạn 1996 2005

108 742 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 448,5 KB

Nội dung

Đại đoàn kết dân tộc là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, một giá trị tinh thần bền vững, một điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập tới nay, luôn có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin Tư tưởng Hồ chí Minh, kế thừa truyền thống đại đoàn kết dân tộc, khối ĐĐKDT không ngừng được củng cố và mở rộng, phát huy được sức mạnh ĐĐKDT với sức mạnh của thời đại. Đường lối đó đã đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng sâu xa và chính đáng của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đại đoàn kết dân tộc là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, mộtgiá trị tinh thần bền vững, một điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của dân tộcViệt Nam Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập tới nay, luôn có đường lối vàphương pháp cách mạng đúng đắn, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin - Tư tưởng

Hồ chí Minh, kế thừa truyền thống đại đoàn kết dân tộc, khối ĐĐKDT không ngừngđược củng cố và mở rộng, phát huy được sức mạnh ĐĐKDT với sức mạnh của thời đại Đường lối đó đã đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng sâu xa và chính đáng của các tầnglớp nhân dân, phù hợp với xu thế khách quan của thời đại

Lịch sử cách mạng nước ta hơn 75 năm qua đã chứng minh, trong mỗi giai đoạn cáchmạng, Đảng đều có quan điểm và chính sách đại đoàn kết đúng đắn, ĐĐKDT thực sự lànguồn sức mạnh và là động lực cách mạnh to lớn, nhân tố có ý nghĩa hàng đầu góp phầnquyết định vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta Với đường lối cách mạng đúng đắn,Đảng đã phát huy cao độ sức mạnh ĐĐKDT làm nên thắng lợi của cách mạng ThángTám năm 1945, xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, giành chính quyền về tay nhândân, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền vớiCNXH Với sức mạnh của khối ĐĐKDT dưới sự lãnh đạo của Đảng đã dẫn tới thắng lợicủa cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánhthắng chủ nghĩa Thực dân cũ và mới, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhândân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH

Trang 2

Bài học được rút ra trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc là: sự nghiệp cáchmạng dù khó khăn đến mấy kể cả khi Tổ quốc lâm nguy, nếu chúng ta biết dựa vào dân,phát huy sức mạnh ĐĐKDT thì sẽ vượt qua Trái lại dù thuận lợi bao nhiêu mà quên dân,coi thường sức mạnh ĐĐKDT, chia rẽ bè phái thì thất bại Thực tế lịch sử đó càng làmsáng ngời tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,thành công, thành công, đại thành công”.

Hiện nay công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đãtrải qua 20 năm Chúng ta đã và đang thu được những thành tựu to lớn, toàn diện có ýnghĩa lịch sử Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởngnhanh, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bước đầu được xây dựng CNH, HĐHđất nước càng đẩy mạnh, sự nghiệp đổi mới càng đi vào chiều sâu thì càng xuất hiệnnhiều vấn đề mới nảy sinh Bên cạnh những cơ hội, chúng ta còn đối mặt những tháchthức lớn, nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến việc xây dựng khối ĐĐKDTnhư: sự biến đổi cơ cấu giai cấp, phân hóa giai tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo diễn rasâu sắc trong nội bộ nhân dân, các thế lực thù địch bằng “Diễn biến hoà bình”, âm mưuchia rẽ Đảng với dân tộc, chia rẽ nội bộ, phá hoại khối ĐĐKDT Đồng thời chúng còn lợidụng tính phức tạp và nhạy cảm của các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ và nhân quyền

để kích động chia rẽ can thiệp vào công việc nội bộ của Đảng, Nhà nước ta kích độngđồng bào dân tộc thiểu số, biểu tình phản đối chính quyền Những tác động đó đang ảnhhưởng đến đường lối xây dựng khối ĐĐKDT của Đảng hiện nay

Để tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng phải tập hợp đượcsức mạnh toàn dân tộc làm nguồn sức mạnh động lực chủ yếu Hơn nữa trong giai đoạn cáchmạng hiện nay, vấn đề phát huy sức mạnh ĐĐKDT có bước phát triển mới, với tầm cao mới,

Trang 3

chiều sâu mới so với trước Đòi hỏi Đảng phải có chủ trương giải pháp để phát huy sức mạnhtập hợp mọi lực lượng, giai cấp, giai tầng trong xã hội, không chỉ phạm vi trong nước mà cảngười Việt Nam sinh sống ở nước ngoài để khơi dậy nguồn lực nội sinh tạo thành nguồn sứcmạnh, động lực to lớn cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, việc nghiên cứu tổng kết quá trình Đảng lãnhđạo xây dựng khối ĐĐKDT từ 1996 đến 2005 để phân tích lý giải làm rõ căn cứ khoa học

là việc làm cần thiết Tác giả chọn đề tài:

“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ 1996 đến 2005” Làm

luận văn Thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, hy vọng gópphần làm sáng tỏ hơn quan điểm của Đảng về xây dựng khối ĐĐKDT nguồn sức mạnhcủa Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Xây dựng khối ĐĐKDT là vấn đề chiến lược trong đường lối cách mạng Việt Namcủa Đảng Bước vào thời kỳ đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng và pháthuy sức mạnh khối ĐĐKDT là vấn đề lớn luôn được các nhà, lãnh đạo Đảng, Nhà nước

và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Có thể khái quát thành các nhóm nghiên cứusau:

Một là, những nghiên cứu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước được trình bày

trong các bài nói, bài viết tiêu tiểu là các công trình của:

Nông Đức Mạnh (2003), "Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh CNH, HĐH đất

nước", Tạp chí Cộng sản, (4+5); GS, TS Nguyễn Phú Trọng (2002), "Sự lãnh đạo của

Trang 4

Đảng và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc", Tạp chí Cộng sản (3); Phạm Thế Duyệt (2003),

"Thực hiện đại đoàn kết dân tộc và những vấn đề đặt ra cho hệ thống chính trị hiện nay",

Tạp chí Cộng sản, (16); Vũ Oanh (1995), Đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện CNH, HĐH đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội…

Các bài viết trên đây đều tập trung làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam trong xây dựng khối ĐĐKDT nhằm tập hợp phát huy sức mạnh của cả cộng đồngdân tộc vào sự nghiệp đổi mới đất nước Nêu bật tầm quan trọng, vai trò to lớn của khốiĐĐKDT đồng thời nêu ra những chủ trương, giải pháp về xây dựng Đảng và đổi mới hệthống chính trị để tiếp tục lãnh đạo phát huy sức mạnh khối ĐĐKDT

Hai là, nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu về tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng và phát huy sức mạnh khối ĐĐKDT trong thời kỳ mới Các công trình của: PGS Phùng Hữu Phú (1995), Chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới (2004), Nxb CTQG, Hà Nội… Đây là những bài tham luận của tập thể các nhà khoa học tại cuộc hội thảo về chủ đề "tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch

Hồ Chí Minh" tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2003 Các bài

tham luận nêu trên đều phân tích làm sáng tỏ tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ ChíMinh và sự vận dụng vào xây dựng khối ĐĐKDT hiện nay

Ba là, các chuyên luận, luận văn của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí Các công

trình nghiên cứu này tập trung quán triệt quan điểm chủ trương chính sách của Đảng vềxây dựng khối ĐĐKDT, về phát huy vai trò sức mạnh của quần chúng nhân dân, về đổimới cơ chế chính sách nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong thời kỳ mới đó là

Trang 5

các công trình nghiên cứu của: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc (2000), “Tăng cường đoàn kết dân tộc phát huy sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp đổi mới” Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb

CTQG, Hà Nội ; PGS, TS Trần Hậu (2004), “Đoàn kết dân tộc một đường lối đúng đắn không

thể phủ nhận”, Lẽ phải chúng ta, NxbCTQG, Hà Nội; PGS, TS Đoàn Ngọc Hải (2003),“Quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn mới” Tạp chí Giáo dục Lý luận chính trị - quân sự, (4, 80); Trần Đình Định (1999), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thời kỳ đổi mới 1986 - 1999, Luận văn cao học Học viện chính trị Quân sự.

Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống về xây dựng khốiĐĐKDT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Song những công trình trên lànhững tư liệu quý quan trọng để tác giả tham khảo kế thừa khi thực hiện luận văn này

Trang 6

- Làm rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân, đề xuất những kinh nghiệm rút ra từthực tiễn lãnh đạo chỉ đạo của Đảng để vận dụng vào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộchiện nay.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng: Nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng khối ĐĐKDT trong thời

kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

* Phạm vi nghiên cứu: Đại đoàn kết dân tộc là một vấn đề lớn được Đảng ta luôn luôn

quan tâm lãnh đạo nhưng đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 1996

-2005 Tuy nhiên để bảo đảm tính kế thừa có hệ thống luận văn có đề cập đến một số sựkiện liên quan trước năm 1996

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

các văn kiện của Đảng đặc biệt là đường lối và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, vềvai trò của quần chúng nhân dân, về xây dựng mặt trận và khối ĐĐKDT

* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgích và sự kết hợp hai phương pháp này, phân tích tổng hợp để dựng lại bức tranh lịch sử,giải quyết các vấn đề đặt ra trên bình diện khoa học lịch sử Đảng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định tính đúng đắn sáng tạo đường lối của Đảng

về xây dựng khối ĐĐKDT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Trang 7

Những kinh nghiệm mà luận văn rút ra từ thực tiễn xây dựng khối ĐĐKDT trong thời

kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Là sự gợi mở góp phần bổ sung hoàn thiện chủtrương đường lối của Đảng trong lãnh đạo xây dựng khối ĐĐKDT trong giai đoạn xâydựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Luận văn là tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam, ở các nhà trường quân đội

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu

tham khảo.Chương 1

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP

HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC TỪ 1996 ĐẾN 2005

1.1 Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là yêu cầu khách quan trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

1.1.1 Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước

Lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam là lịch sử của ông cha ta đã chung lưng đấu cật,kiên cường dũng cảm, khai sơn phá thạch, chống hạn hán, bão lụt, chống chiến tranh xâmlược của các thế lực từ bên ngoài Từ trong cuộc đấu tranh trường kỳ đó đã sớm nảy sinh

và định hình ý thức cộng đồng, ý thức tập thể và cao hơn nữa là ý thức dân tộc Ý thứcnày đã thấm vào máu thịt của con người Việt Nam và được trao truyền từ thế hệ này sang

Trang 8

thế hệ khác, để tạo thành truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa yêunước và đã trở thành một tình cảm tự nhiên

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đã trở thành triết lý nhân sinh:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Đất nước Việt Nam, nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa Do điều kiện địa lý tựnhiên và vị trí quan trọng của mảnh đất này, con người Việt Nam vừa được hưởng sự ưuđãi của thiên nhiên vừa phải đối mặt với thử thách khắc nghiệt của thiên tai địch hoạ Đểtồn tại, con người Việt Nam phải nương tựa vào nhau, đùm bọc và đoàn kết với nhau Chỉ

có đoàn kết đùm bọc che chở lẫn nhau con người mới đủ sức chống lại thiên nhiên khắcnghiệt Hơn thế nữa xét về mặt địa - chính trị đất nước Việt Nam lại là địa bàn quan trọng

có vị trí là đầu mối giao lưu Bắc - Nam - Đông - Tây, đất liền với đảo, là mảnh đất màu

mỡ kẻ thù thường xuyên dòm ngó xâm lược Hoàn cảnh lịch sử đó đặt ra cho dân tộc ViệtNam phải thường xuyên đương đầu với thế lực xâm lược mạnh hơn ta về kinh tế và quânsự

Một dân tộc nhỏ luôn phải đương đầu trước họa xâm lăng của đế quốc tàn bạo, muốnkhông bị rơi vào đồng hoá và tiêu diệt thì con người Việt Nam phải ý thức đoàn kết, tựlực tự cường Chỉ có đoàn kết tự lực tự cường mới tồn tại và phát triển Lịch sử dựngnước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh điều đó

Trang 9

Năm 938 Ngô Quyền đã tổ chức đoàn kết chặt chẽ quân dân đánh tan quân Nam Hántrên sông Bạch đằng, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc mở ra kỷ nguyên độc lập của nướcĐại việt.

Thời Lý, đại đoàn kết dân tộc tạo ra sức mạnh vĩ đại đã lập nên những kỳ tích củaquân và dân ta, tiêu biểu là Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) đánh tan quân xâm lược Tống

Thời Trần, từ sự nghiệp dựng nước, giữ nước phải dựa vào dân nên dân trí phát triển,nhân tài nảy nở, nơi nơi nhân dân phấn chấn xây dựng cơ đồ, tạo ra sức mạnh vĩ đại củadân tộc, ba lần liên tục trong hơn 30 năm đánh bại đội quân xâm lược rất hung bạo của đếquốc Mông Nguyên Tiêu biểu là Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc, đã nói đi đôi vớilàm: “ Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận trên dưới chung sức”, “ khoan thư sức dân đểlàm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” Mà tiêu biểu là Hội nghị Diên Hồngcòn vang vọng đến ngày nay

Thời Lê lợi - Nguyễn Trãi, sức mạnh đoàn kết dân tộc và tài thao lược vẫn được kếthừa và phát triển Nét độc đáo là việc sử dụng kỳ diệu sức mạnh của nền văn hiến dântộc trong xây dựng và kháng chiến thắng địch, kết hợp đức khoan dung với ĐĐKDT vàtinh thần hòa hiếu với nước ngoài

Lịch sử dân tộc cũng đã chứng minh về các triều đại bị suy vong trong lịch sử đều do,mất đoàn kết, chia rẽ bè phái, suy đồi trong triều chính bỏ rơi ngọn cờ dân tộc như: nhà

Hồ và sự phân tranh Lê - Mạc, Trịnh – Nguyễn Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳngđịnh: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lạilúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm phạm” [36, tr.217]

Trang 10

Điểm lại vài nét lớn của lịch sử dân tộc, để nhận rõ tổ tiên ta hàng ngàn năm nay đãhuy động sức mạnh đoàn kết toàn dân làm động lực cơ bản của sự nghiệp dựng nước vàgiữ nước.

Kế thừa truyền thống yêu nước ĐĐKDT, Nguyễn Ái Quốc trên hành trình tìm đườngcứu nước rất quan tâm đến truyền thống yêu nước và vấn đề ĐĐKDT Người đã bắt gặpchủ nghĩa Mác - Lênin và tìm thấy ở đó các quan điểm đoàn kết, liên minh giai cấp, cácvấn đề chiến lược, sách lược về tập hợp lực lượng cách mạng Chủ nghĩa Mác-Lênin đãcung cấp cho Nguyễn Ái Quốc những luận điểm rất quan trọng về con đường cứu nướcgiúp Người từng bước vạch ra đường lối cứu nước và chiến lược đại đoàn kết phù hợpvới hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra giai cấp vô sản là giai cấp cách mạng nhất, có sứ mệnh lịch

sử giải phóng xã hội loài người Sức mạnh đại đoàn kết trước hết là đoàn kết trong nội bộ giaicấp vô sản C.Mác và Ph.Ăngghen khi đề cập lịch sử của giai cấp công nhân thì cùng đồngthời đề cập đến vấn đề tập hợp lực lượng cách mạng quốc tế C.Mác và Ph.Ăngghen đã sánglập ra Đồng minh những người cộng sản và soạn thảo “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, “Tuyênngôn Đảng cộng sản” đã trở thành cương lĩnh đoàn kết, đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thếgiới, nêu ra khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” [32, tr.646] V.I.Lênin đã tiếp tục

kế thừa và phát triển tư tưởng tập hợp lực lượng cách mạng quốc tế của C.Mác, Ph Ăngghenphù hợp với thời kỳ lịch sử mới Ông đã nêu vấn đề đoàn kết những người vô sản với nhândân các nước bị áp bức, bóc lột nhằm chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc thành mộtkhẩu hiệu chiến lược “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” Ngườichỉ rõ “chỉ có độc một mình đội tiền phong thôi thì không thể thắng nổi Ném độc một mìnhđội tiền phong vào một cuộc chiến đấu quyết định…thì đó không những là điều dại dột, mà

Trang 11

còn là một tội ác nữa” [30, tr.97] Lênin phân tích tình hình cụ thể và chỉ rõ phải mở rộngphạm vi đoàn kết để tập hợp rộng rãi các lực lượng trong và ngoài nước chứ không chỉ trongnội bộ giai cấp công nhân.

Tiếp thu và phát triển những nội dung tư tưởng đại đoàn kết của chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng vào cách mạng Việt Nam trong việc hoạch định đườnglối xây dựng khối ĐĐKDT trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH

-Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với đường lối phương pháp cách mạngđúng đắn dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa vàphát huy truyền thống quý báu của dân tộc, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng sâu xa vàchính đáng của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với xu thế khách quan của thời đại, trongmỗi giai đoạn và thời kỳ cách mạng, Đảng đều có quan điểm và chính sách đại đoàn kếtđúng đắn ĐĐKDT đã thực sự là nguồn sức mạnh và động lực cách mạng to lớn nhân tố

có ý nghĩa hàng đầu góp phần quyết định vào thắng lợi của cách mạng, trong cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng XHCN

Thực tiễn của toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc từ khi có Đảng đã chứng minh Caotrào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 -1931) là cuộc biểu dương lực lượng, cuộc diễntập cách mạng của khối liên minh công nông do Đảng lãnh đạo

Thời kỳ (1936 – 1939), Đảng đã có sự điều chỉnh khá lớn về chiến lược cách mạng vàcông tác vận động xây dựng khối ĐĐKDT Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, trước mắt trongnhững năm 1936-1939, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận đoàn kết nhân dân rộng rãibao gồm các giai cấp, các đảng phái các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khácnhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ

Trang 12

Thời kỳ 1939-1945, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Pháp, Nhật gay gắt hơnbao giờ hết Vấn đề giải phóng dân tộc đang đặt ra một cách trực tiếp Hội nghị Ban Chấphành Trung ương 6 (11/1939) quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: “Bước đườngsinh tồn của dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác là con đường đánh đổ đếquốc Pháp chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giảiphóng dân tộc” [19, tr.536] Để tập hợp lực lượng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thànhlập “Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là “Mặt trận Việt Minh”, không phân biệtkhuynh hướng chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, giai cấp xã hội, nam nữ và tuổi tác nhằmđánh Pháp, đuổi Nhật Hồ Chí Minh trong bức thư gửi đồng bào cả nước đã nêu rõ:

Nay cơ hội giải phóng đến rồi muốn đánh Pháp, Nhật ta chỉ có một điều toàn dânđoàn kết Hỡi đồng bào! Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy.Chúng ta phải đoàn kết lại để đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian, đặng cứu giống nòi

ra khỏi nước sôi lửa bỏng Việc cứu nước là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải

kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp củangười có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng Toàn thể đồng bào tiến lên! Đoànkết thống nhất đánh đuổi Pháp - Nhật [35, tr.197-198]

Như vậy thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945 là thắng lợi của đường lốicứu nước đúng đắn sáng tạo, là thắng lợi của Mặt trận Việt Minh, thắng lợi của khốiĐĐKDT dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), Đảng xác định nhiệm

vụ giải phóng dân tộc vẫn được tiếp tục đặt lên hàng đầu, kẻ thù của cuộc kháng chiến làthực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai bán nước Nhiệm vụ chống phong kiến tuy có

Trang 13

điều kiện thực hiện nhiều hơn so với thời kỳ cách mạng Tháng Tám nhưng vẫn theo tinhthần rải ra từng bước, tạo điều kiện mở rộng khối đoàn kết dân tộc.

Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính là thểhiện đậm nét tư tưởng ĐĐKDT Với đường lối đó Đảng đã tổ chức thành một khối thốngnhất, tạo nên thế trận “cả nước đánh giặc”, “mỗi làng là một pháo đài”, “mỗi quốc dân làmột chiến sĩ” Để tập hợp lực lượng rộng rãi, Đảng chủ trương Mặt trận Việt Minh vàMặt trận Liên Việt hợp nhất thành một Mặt trận lấy tên là Mặt trận Liên Việt nhằm thuhút hết thảy mọi lực lượng

Tại Đại hội mặt trận Việt Minh Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt Phátbiểu với Đại hội Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tại Đại hội này, có đại biểu đủ tầng lớp, cáctôn giáo, các dân tộc, già có, trẻ có, nam có, nữ có thật là một gia đình tương thân tương

ái, thể hiện khối đoàn kết toàn dân đã phát triển chẳng khác nào rừng cây đoàn kết đã nởhoa kết quả và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai

“trường xuân bất lão” [38, tr.182]

Với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đường lối ĐĐKDT độc đáocủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã động viên và tổ chức toàn dân đứng lên kháng chiến chốngthực dân Pháp với một ý chí “kháng chiến nhất định thắng lợi”, với sức mạnh khángchiến của toàn dân, đoàn kết triệu người như một, đưa cuộc kháng chiến của dân tộc pháttriển từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh giành thắng lợi ngày càng to lớn, đưa đến thắng lợiĐiện biên phủ kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Đúng như Chủtịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành bức tượngđồng xung quanh Tổ quốc dù địch hung tàn đến mức nào, đập đầu vào bức tường đóchúng cũng phải thất bại” [37, tr.151]

Trang 14

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc, đất nước tạm thời chia làm haimiền, miền Bắc được giải phóng phát triển đi lên CNXH, miền Nam tạm thời nằm dưới

sự thống trị của chế độ Mỹ Ngụy chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất Tổ quốc Nhưng với

âm mưu xâm lược nước ta từ lâu Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên xoá bỏ hiệp định Giơ ne vơtiến hành xâm lược miền Nam nước ta, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mớicăn cứ quân sự của Mỹ Toàn thể dân tộc Việt Nam lại tiếp tục cuộc kháng chiến trường

kỳ chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ Đường lối xuyên suốt của Đảng

là tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, cách mạng XHCN ở miền Bắc và cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm mục tiêu chung là (trước mắt) giảiphóng miền Nam thống nhất Tổ quốc Đường lối đấu tranh của Đảng được xác định trongĐại hội Đảng lần thứ III 1960 là: “ Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranhgiữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cáchmạng dân tộc dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam thực hiện thống nhất nước nhà” [27,tr.73] Để mở rộng khối ĐĐKDT, đoàn kết tất cả những người thực sự yêu Tổ quốc, yêu hoàbình, không phân biệt thuộc đảng phái nào, tôn giáo nào và quá khứ của họ đã hợp tác vớibên nào, nhằm tập trung mũi nhọn đấu tranh của nhân dân ta chống Mỹ Diệm Đại hội Mặttrận Liên Việt toàn quốc họp 9-1955 quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phátbiểu tại Đại hội Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Mặt trận dân tộc thống nhất cần mở rộnghơn nữa củng cố hơn nữa, đoàn kết tất cả những người thật sự yêu Tổ quốc, yêu hoà bình,không phân biệt họ thuộc đảng phái nào, tôn giáo, tầng lớp nào” [41, tr.61]

Trong những năm kháng chiến khốc liệt ở miền Nam Tháng 1-1959 Hội nghị BanChấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 vạch ra con đường phát triển của cách mạngmiền Nam để tập trung lực lượng chống Mỹ Diệm Hội nghị vạch rõ: “Đảng phải đẩy

Trang 15

mạnh công tác dân vận tiến tới thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ Diệmthật rộng rãi lấy liên minh công nông làm cơ sở, bao gồm tất cả những lực lượng yêunước ở miền Nam tranh thủ mọi người có thể tranh thủ được, ngay cả những phần tử cókhuynh hướng chống Mỹ Diệm trong chính quyền đối phương” [46, tr.120]

Theo tinh thần đó, sau phong trào đồng khởi của nhân dân miền Nam, ngày

20-12-1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập Mặt trận chủtrương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp các dân tộc, các đảng phái, cácđoàn thể, các tôn giáo và các nhân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị nhằmđánh đổ ách thống trị của Đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc

Mỹ thực hiện độc lập, dân chủ hoà bình, trung lập, tiến tới hoà bình, thống nhất Tổ quốc.Mặt trận dựa chắc vào khối liên minh công nông, phát triển lực lượng ngày càng sâu rộngtrong quần chúng cơ bản của cách mạng ở cả thành thị và nông thôn, ở cả đồng bằng vàmiền núi Trên cơ sở đó tranh thủ tất cả người nào có thể đoàn kết, nhằm phân hoá triệt

để và cô lập cao độ kể thù, tập hợp lực lượng toàn dân tộc chĩa mũi nhọn vào đế quốc Mỹ

và bè lũ tay sai của chúng

Trên cơ sở đường lối kháng chiến chống Mỹ đúng đắn, sáng tạo dựa vào sức mạnhcủa khối ĐĐKDT thông qua các tổ chức Mặt trận như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặttrận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ

và hoà bình Việt Nam đã phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp, đã quy tụ mọi lực lượng

và cá nhân yêu nước trong dân tộc góp phần to lớn vào việc đánh thắng hoàn toàn đếquốc Mỹ xâm lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổquốc

Trang 16

Điểm lại chặng đường lịch sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta trong quá trình dựngnước, giữ nước, cũng như trải qua hai cuộc đấu tranh thần thánh của dân tộc chống hai đếquốc to Pháp và Mỹ càng làm nổi bật sức mạnh của nhân tố ĐĐKDT, một động lực chủyếu phát triển của cách mạng Việt Nam Truyền thống đó được Đảng phát huy cao hơnnữa trong sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

1.1.2 Đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh là động lực chủ yếu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Cách mạng có nhiều động lực nhưng động lực chủ yếu là đại đoàn kết toàn dân Đảngxác định: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt,ĐĐKDT là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Đồng thời Đảng ta khẳng định ĐĐKDT là nguồn sức mạnh, làđộng lực chủ yếu để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Sự khẳng định đó được dựa trênnhững căn cứ sau:

Căn cứ vào đặc điểm con đường đi lên CNXH ở nước ta Con đường đi lên CNXH ở

nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN Nước ta quá độ lênCNXH từ một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu,kém phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến; đất nước lại trải qua hàng chục năm chiến tranh

ác liệt tàn phá, thiên tai bão lụt liên miên Vì vậy xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCNtạo ra sự chuyển biến về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn,phức tạp và trải qua thời kỳ lâu dài Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra cuộcđấu tranh quyết liệt giữa cái mới và cái cũ, giữa các nhân tố XHCN đang phát sinh vớiyếu tố phi CNXH cản trở Cuộc đấu tranh giai cấp đấu tranh giữa hai con đường XHCN

và TBCN diễn ra trong điều kiện mới, nội dung giai cấp và nội dung dân tộc gắn kết với

Trang 17

nhau bằng những hình thức mới Đồng thời hiện nay sự nghiệp cách mạng nước ta đứngtrước nhiều thời cơ, vận hội nhưng cũng không ít khó khăn cả những khó khăn mới xuấthiện khi đẩy mạnh CNH, HĐH, cả khó khăn trở ngại do những yếu kém hiện nay và tàntích từ trước, cả những khó khăn trong nước và những tác động bất lợi từ bên ngoài Từđặc điểm đó, Đảng nhấn mạnh: Nước ta căn bản vẫn là nước nông nghiệp, điểm xuất phátkinh tế thấp, khoảng cách về trình độ phát triển giữa nước ta với các nước trên thế giới cònrất lớn, đất nước đi lên CNXH trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nếuchúng ta không nhanh chóng vươn lên thì sẽ tụt hậu xa hơn về kinh tế Đây là nhiệm vụnặng nề khó khăn, chỉ có phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động được các nguồnlực, động viên được sức mạnh toàn dân, cả nguồn lực vật chất và tinh thần của các giai cấp,tầng lớp xã hội, các thành phần kinh tế tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn

Căn cứ vào nhiệm vụ CNH, HĐH ở nước ta CNH, HĐH là một cuộc cách mạng làm

biến đổi sâu sắc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi phải đầu tư nhiều trí tuệ,sức người, sức của Chỉ có huy động sức mạnh và khả năng sáng tạo to lớn của toàn dândưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý có hiệu lực và hiệu quả của Nhà nướcthì mới bảo đảm thắng lợi

CNH, HĐH theo quan niệm của Đảng là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủcông là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện vàphương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động cao Đối với nước ta CNH, HĐH làcải biến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp Đây là quá trình đầykhó khăn gian khổ, đòi hỏi phải huy động mọi lực lượng, mọi nguồn lực của toàn dân, củamọi thành phần kinh tế, phát huy tối đa các nguồn lực, động viên cao nhất sự nỗ lực và sáng

Trang 18

tạo của mọi người dân ở trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài Phải làm chomọi người, mọi nhà, mọi thành phần kinh tế, coi đây là cơ hội để đem hết sức lực, tài năng,của cải để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vào phát triển kinh tế đẩy mạnh CNH, HĐHđất nước.

Trước đây, trong mô hình công nghiệp hoá kiểu cũ, Nhà nước là chủ thể duy nhất thựchiện CNH, HĐH Ngày nay ngoài Nhà nước và kinh tế nhà nước còn có các chủ thể khác

là tư nhân và kinh tế tư nhân, các nhà đầu tư nước ngoài và kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài Một chủ thể thực hiện CNH, HĐH đất nước đặc biệt quan trọng là người dântrong xã hội trên cương vị công tác, làm việc của mình Đó là công nhân, nông dân, tríthức, công chức, viên chức, công an, quân đội … trên cơ sở này mọi nguồn lực của xãhội đều có khả năng huy động cho quá trình CNH, HĐH đất nước, chính vì vậy CNH,HĐH đất nước là sự nghiệp của toàn dân

CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, có liên quan trựctiếp đến tâm lý, lối sống của mọi người, đến hoạt động của mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa, khoa học công nghệ cao gắn liền với thị trường trong nước và trên thế giới vớisức mạnh tổng hợp của toàn dân, của các thành phần kinh tế, sức mạnh thời đại Nhữngnhân tố đó nếu được huy động khai thác là một trong những vấn đề quyết định thành bạicủa công cuộc đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Chính vì vậy Đại hội VIII chỉ rõ: “CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thànhphần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo” [12, tr.85]

Căn cứ vào tiềm năng, yếu tố nội lực của dân tộc ta Đất nước ta có hơn 80 triệu người

đó là những chủ thể của sự nghiệp đổi mới, thực hiện CNH, HĐH đất nước, mà còn là một

Trang 19

nguồn vốn phong phú, đa dạng có khả năng tái sinh lớn nhất Đó là vốn quý nhất trong mọinguồn vốn Đội ngũ lao động của Việt Nam gắn với đất đai, tài nguyên, lực lượng sản xuất,với khoa học công nghệ, khoa học quản lý hiện có sẽ là một nguồn nhân tài vật lực hết sứcphong phú trong đó lực lượng mạnh nhất là trí tuệ và tài năng tiềm năng của đất nước ta.

Con người Việt Nam vốn thông minh sáng tạo, cần cù, giàu lòng yêu nước, nhân ái vịtha lại có đường lối hoà hợp ĐĐKDT của Đảng và nhà nước ta sẽ là lực lượng hùng hậuthực hiện có hiệu quả nhiệm vụ CNH, HĐH

Xuất phát từ đặc điểm trên để khối ĐĐKDT trở thành nguồn sức mạnh và động lựcchủ yếu đường lối xuyên suốt của Đảng đều xuất phát từ vai trò sức mạnh của quầnchúng nhân dân

Thực tiễn đã chứng minh những năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng luôn luônnhấn mạnh vai trò của quần chúng nhân dân, bài học kinh nghiệm được rút ra tại Đại hội

lần thứ VI: “Trong toàn bộ hoạt động của mình Đảng phải quán triệt tư tưởng “ lấy dân

làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động” [10, tr.29] Đồng

thời Đảng luôn phê phán tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi ích củanhân dân làm suy yếu sức mạnh của Đảng Đại hội đã xác định phương hướng cơ bản củachính sách kinh tế, xã hội trong những năm tới, trong đó thể hiện đậm nét tư tưởng đại đoànkết, tư tưởng đó được thể hiện rõ trong các chính sách về phát triển kinh tế Đại hội VI nhấnmạnh: “Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lựcsản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sựgiúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cốquan hệ sản xuất XHCN” [10, tr.47]

Trang 20

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên CNXH đã rút ra các bài học kinh nghiệm lớn trong đó có bài học: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử” và bài học: “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế” [18,

tr.5] Cương lĩnh xác định một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện mục tiêu

“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là phải thực hiện chínhsách ĐĐKDT, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất

Tổng kết 10 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII rút ra bài học:

“Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân tộc” Một lần nữa Đại hội khẳng định : “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân

và do nhân dân” [12, tr.73] “Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân

dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng Cũng do nhân dân hưởngứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, vượt qua biết bao khó khăn thử thách màcông

cuộc đổi mới đạt được những thành tựu hôm nay” [12, tr.83]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã tổng kết bài học 15 năm đổi mới, đây là Đại hội

mở đầu cho thế kỷ XXI, một chặng đường lịch sử mà trong đó đất nước ta sẽ hoàn thànhnhiệm vụ CNH, HĐH đưa nước ta trở thành nước công nghiệp Đại hội chỉ ra con đường đểxây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam XHCN là phát huy sức mạnh toàn dân tộctiếp tục đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Với đường lối đó Đảng muốn khẳng địnhcon đường phát triển của đất nước phải dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc, cũng như trước

Trang 21

đây Đảng từng kêu gọi “mang sức ta mà giải phóng cho ta”, mặt khác cũng khẳng định nhândân ta đủ điều kiện gánh vác sự nghiệp trọng đại ấy Đại hội IX khẳng định:

Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ đại đoànkết toàn dân Đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chínhtrị và toàn xã hội [13, tr.123]

Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng ĐĐKDT, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khoá IX đề ranhiệm vụ quan trọng: củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân nhằm phát huy sứcmạnh tổng hợp của toàn dân tộc giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sựnghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh”

Với đường lối đó Đảng đã huy động tối đa mọi nguồn lực, sức mạnh của toàn dân, của cảcộng đồng dân tộc biến khối ĐĐKDT thành sức mạnh to lớn để phát triển đất nước Ý chí củaĐảng, của dân chỉ có thể thực hiện bằng sức mạnh của khối ĐĐKDT Do đó, xây dựng củng

cố khối ĐĐKDT là yêu cầu khách quan của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

1.2 Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

1.2.1 Quan điểm và chính sách của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kêt toàn dân tộc trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Quan điểm của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trang 22

Đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh cả cộng đồng dân tộc là đường lối chiến lược cơbản lâu dài.

Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX và thành quả của công cuộcđổi mới ổn định kinh tế - chính trị xã hội, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế hiệnnay đều có vai trò quyết định của sức mạnh khối ĐĐKDT Phát huy sức mạnh khối ĐĐKDTkhông phải là sách lược nhất thời mà là một chiến lược của cách mạng Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh cả cộng đồng dân tộc là đường lối chiến lược cơbản, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta Đường lối này là kết quả của sự tiếp thu truyền thốngđoàn kết trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Chủ tịch HồChí Minh khẳng định:

“Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài Đoàn kết là một chínhsách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị” [39, tr.438]

Để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đến thành công tranh thủ cơ hội đưa đất nước vượtqua nghèo nàn, lạc hậu, có vị trí xứng đáng trong thế giới văn minh của loài người chúng

ta không có cách nào khác là phải dựa vào nội lực của chính mình phải phát huy sứcmạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của đất nước và con người Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh cả cộng đồng dân tộc dựa trên trên cơ sở thực hiện đoàn kết rộng rãi mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội

Đây là quan điểm của Đảng thể hiện sự cởi mở rộng rãi và chính sách nhất quán sự tincậy của Đảng ta đối với người Việt Nam và cộng đồng xã hội Đại hội IX của Đảng chủtrương:

Trang 23

Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp tầng lớp, thành phần kinh tếmọi giới, mọi lứa tuổi mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng,người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộcViệt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài [13, tr.123]

Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng, lắng nghe, đón nhận những thái độ, cử chỉ hànhđộng hợp pháp thật sự chân thành của các tầng lớp nhân dân, của những ai quan tâm đếnvận mệnh, tiền đồ của dân tộc Đó cũng là thể hiện sự chân thành, tin tưởng của Đảng tavào tình cảm, tư tưởng và tài năng của mọi lực lượng của dân tộc hướng vào mục tiêuđộc lập dân tộc và thống nhất vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh

Như vậy đối tượng ĐĐKDT được Đảng xác định không ngừng mở rộng biên độ của

sự tập hợp lực lượng, thu hút rộng rãi mọi giai tầng xã hội, bao gồm tất cả mọi người dânđất Việt Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hễ là người Việt Nam thì ai cũng có lòng yêunước ghét giặc”, do đó Hồ Chí Minh căn dặn “phải tránh hết sức để họ ở ngoài Mặt trận”,

“miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng…có lòng trung thành với Tổ quốc”, “khôngđược bỏ một lực lượng nào sẵn sàng phục vụ quốc gia” Hồ Chí Minh nói “bất kỳ ai thậtthà tán thành hoà bình, độc lập dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta,bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ” [39, tr 438]

Đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh cả cộng đồng dân tộc trên cơ sở thống nhất mục tiêu, lợi ích căn bản

Đại hội IX: "Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí

tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập thống nhất vì dân giàu

Trang 24

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng" [13, tr.123] Quanđiểm của Đảng chỉ rõ cơ sở của khối ĐĐKDT đó là lợi ích tối cao của đất nước, của dântộc tìm ra những điểm tương đồng, tìm được tiếng nói chung đó vừa là điểm xuất phát,vừa là vấn đề trung tâm của đoàn kết toàn dân Quan điểm của Đảng nhằm thức tỉnh tinhthần dân tộc lành mạnh, tích cực trong mỗi con người Việt Nam, đó là truyền thống yêunước và lòng tự hào dân tộc, khẳng định sức mạnh truyền thống, giá trị văn hoá, dân tộcnhư một nguồn động lực to lớn để phát triển Yêu nước, đoàn kết xây dựng bảo vệ đấtnước đã trở thành triết lý sống của dân tộc Phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý chí tự lực, tựcường và lòng tự hào dân tộc trong giai đoạn hiện nay vừa là mục tiêu, vừa là động lựccủa quá trình củng cố và phát triển khối ĐĐKDT.

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được xây dựng và phát huy trên cơ sở của sự kết hợpđúng đắn và giải quyết hài hoà các lợi ích giữa các dân tộc, các giai cấp, các tôn giáo,các cộng đồng xã hội khác, trước hết là lợi ích kinh tế và tiếp đó là lợi ích chính trị và cáclợi ích đa dạng khác Thực chất của sự kết hợp và giải quyết hài hoà thoả đáng các lợi ích

là quá trình phát hiện những điểm tương đồng, thống nhất về lợi ích cũng như mâu thuẫngiữa các nhu cầu và lợi ích khác sẽ tạo nên động lực cơ bản cho sự liên minh và phát triển

xã hội Khối đại đoàn kết dân tộc của đất nước ta dựa trên nền tảng vững chắc của khốiliên minh công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo, kếthợp hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội Vì vậy trong xã hội ta, giữa các dân tộc,các giai cấp, tôn giáo, các thành phần xã hội có sự thống nhất về lợi ích căn bản

Phát huy sức mạnh ĐĐKDT dựa trên cơ sở lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơbản của nhân dân lao động, nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích đa

Trang 25

dạng, phức tạp trong đó lấy lợi ích chung tối cao của dân tộc để thực hiện ĐĐKDT là chủtrương nhất quán của Đảng ta.

Đại đoàn kết toàn dân phải trên cơ sở tôn trọng những điểm khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc

Đảng ta xác định trong đường lối xây dựng khối ĐĐKDT phải lấy mục tiêu “Giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Nghị quyết Trung ương bảy khoá IX chủ trương:

Đại đoàn kết dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc vì dângiàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, xoá bỏ mặccảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi

mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai [20, tr 13]

"Điểm tương đồng" hiện nay là "giữ vững độc lập thống nhất" tất cả những ai nhất trívới mục tiêu này chúng ta có thể đoàn kết và như vậy xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phânbiệt đối xử về quá khứ đây là tư tưởng khoan dung vốn là truyền thống của ông cha và lànét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh Việc xoá bỏ định kiến lúc này là cần thiết đểđoàn kết, tập hợp lực lượng rộng rãi các tầng lớp nhân dân Quan điểm của Đảng ta thểhiện sự nhất quán trong xây dựng khối ĐĐKDT phá bỏ những nghi ngờ, định kiến củanhiều người, phê phán những quan điểm xuyên tạc, chính sách đại đoàn kết sáng tỏ củaĐảng Tuy nhiên quan điểm của Đảng mở rộng đối tượng đoàn kết nhưng cũng nêu ratiêu chí, nguyên tắc để giữ vững khối đại đoàn kết đó Nghị quyết 07 Bộ Chính trị 17-11-

1993 chỉ rõ: “Đoàn kết mọi người Việt Nam tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêugiữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu sớm

Trang 26

thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, tiến lên dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”[15, tr.13] Đây không phải là biểu hiện thái độ hữu khuynh, xoá bỏ đấu tranh giai cấp,quên quá khứ như một số người lầm tưởng và cố tình xuyên tạc Tất nhiên điều đó cũngkhông có nghĩa là chúng ta thoả hiệp vô nguyên tắc mà phải luôn có thái độ nghiêm túc,giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh

Đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên nền tảng liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo

Đây là quan điểm của Đảng bảo đảm cho đại đoàn kết toàn dân được thực hiện và pháthuy trên quan điểm lập trường của giai cấp công nhân theo định hướng XHCN và là cơ

sở sâu rộng và bền vững của đại đoàn kết toàn dân Nghị quyết Trung ương bảy khóa IXchỉ rõ: "Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với nông dân vàđội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng ViệtNam [20, tr.13] Khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng vững chắc của liên minhcông - nông - trí thức do Đảng lãnh đạo vừa bảo đảm được tính định hướng chính trị,đoàn kết trên lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, vừa quy tụ phát huy đượctiềm năng cách mạng của các lực lượng xã hội đông đảo nhất, hùng hậu nhất và kiêntrung nhất trong xã hội và đặc biệt là có lợi ích căn bản thống nhất với nhau Vì vậy, khốiđại đoàn kết toàn dân do Đảng lãnh đạo có thể lôi cuốn, tập hợp được những thành phần

xã hội đa dạng, từ đó quan tâm kết hợp các lợi ích của họ với lợi ích chung của cả cộngđồng

Xây dựng và tăng cường khối liên minh công - nông - trí thức là chăm lo cho một trongnhững nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của đất nước để có thể thu hút các nguồn lực từ bên

Trang 27

ngoài, là chăm lo cho lực lượng sản xuất cơ bản nhất của xã hội, và đồng thời củng cố vữngchắc cơ sở xã hội của nhà nước Nghị quyết Đại hội IX chỉ rõ: "Khối đại đoàn kết toàn dântrong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liênminh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" [13, tr 45].

Đại đoàn kết toàn dân phải gắn với phát huy dân chủ trong đời sống xã hội.

Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải phát huy dân chủ mọi mặt của đời sống

xã hội Chỉ có phát huy dân chủ thực sự của quần chúng, thực hiện dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra trong quá trình xây dựng hoạch định và tổ chức thực hiện chính sáchmới phát huy được sức sáng tạo của nhân dân, huy động được lực lượng trong dân và từ đó

để củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Chỉ có phát huy dân chủ XHCN,bảo đảm quyền dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân thì mới tăngcường được đoàn kết xã hội

Việc thực hiện và phát huy dân chủ XHCN phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân chủkhông thể tách rời tập trung, dân chủ gắn với kỷ cương phép nước Thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đòi hỏi những thành quả của dân chủ phải được phát huy, những hạn chế, yếu kém phảiđược khắc phục Đại hội IX chủ trương: “Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việcphát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Thực hiện dân chủ trêncác lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở tất cả các cấp, các nghành” [13 tr, 124]

Đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trước hết là trách nhiệm của toàn Đảng, Đảng làhạt nhân của hệ thống chính trị Đảng đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, đáp ứng được

Trang 28

nguyện vọng và bảo đảm lợi ích của toàn dân là cơ sở quan trọng hàng đầu để gắn kết vàphát huy sức mạnh của toàn dân tộc.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của bộ máy Nhà nước, công cụchủ yếu thực hiện đường lối của Đảng Xây dựng nhà nước thực sự là Nhà nước của dân,

do dân, vì dân, mọi chính sách và giải pháp kinh tế xã hội của Nhà nước đều phục vụnhân dân, cán bộ công chức Nhà nước là công bộc của dân, chăm lo và bảo vệ lợi íchchính đáng của mọi giai cấp, tầng lớp, bộ phận dân cư trong xã hội là biện pháp cơ bản đểxây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiêm của đoàn thể chính trị, các tổ chức

xã hội nghề nghiệp, các hội nhân đạo từ thiện Trong hoạt động của mình, các tổ chức xãhội phải lất mục tiêu góp phần giữ gìn và phát triển khối ĐĐKDT là một nhiệm vụ chủyếu

Như vậy, thực hiện đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh cả cộng đồng dân tộc, làphải thực hiện đầy đủ đồng bộ các quan điểm trên của Đảng Quan điểm đó muốn trởthành hiện thực đòi hỏi Đảng phải có chính sách cụ thể đối vối các giai cấp, các tầng lớp,các dân tộc trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài

- Chính sách của Đảng đối với các giai cấp, các tầng lớp xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Để xây dựng khối ĐĐKDT, vấn đề xây dựng đồng bộ và đổi mới các chính sáchkinh tế xã hội đúng đắn và có chính sách cụ thể đối với các tầng lớp giai cấp

Chính sách của Đảng đối với giai cấp công nhân

Trang 29

Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủnhân dân, giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh của mình là lực lượnglãnh đạo tiên phong trong cuộc đấu tranh đó.

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Đảng taluôn quan tâm xây dựng giai cấp công nhân mạnh cả về số lượng và chất lượng, xác định

là lực lượng nòng cốt của khối ĐĐKDT Đảng đã có nhiều nghị quyết về xây dựng giai

cấp công nhân Nghị quyết Trung ương bảy khoá VII về “Đẩy tới một bước sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh"

Đảng khẳng định: “Phải coi vấn đề xây dựng giai cấp công nhân và công tác công đoàn

là một nhiện vụ trọng tâm của toàn Đảng trong thời kỳ phát triển mới” [17, tr.31] “khôngngừng xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng, thích ứngvới cơ chế mới, làm chủ công nghệ hiện đại” [17, tr.32]

Trong quá trình đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, giai cấp công nhân có sự pháttriển về số lượng và chất lượng, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, tấtyếu sẽ làm cho số lượng giai cấp công nhân làm việc trong các thành phần kinh tế, ngoài kinh

tế nhà nước ngày càng tăng lên

Giai cấp công nhân hiện nay, sản xuất ra một khối lượng sản phẩm chiếm gần 40% tổngthu nhập quốc dân Để giai cấp công nhân thực sự là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựngkhối liên minh vững chắc với nông dân, trí thức, thực hiện ĐĐKDT của Đảng Nghị quyếtĐại hội IX khẳng định: “Coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ vềbản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện “ trí thức hoá công nhân” [13,tr.124]

Trang 30

Xây dựng giai cấp công nhân phải bắt đầu từ tạo động lực cho giai cấp công nhânvươn lên đi đầu trong công cuộc đổi mới đất nước, muốn vậy giai cấp công nhân phải làlực lượng nắm vững khoa học công nghệ, là lực lượng chủ yếu trong quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH hiện nay Đại hội IX chỉ rõ: “Nâng cao nănglực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệuquả ngày càng cao, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đấtnước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới” [13,tr.125].

Để cho giai cấp công nhân phát huy vai trò tiền phong của mình Đảng Nhà nước tathường xuyên chăm lo giải quyết việc làm đời sống vật chất tinh thần cho họ Thực hiệntốt các chính sách ưu đãi bảo vệ, bảo hiểm lâu dài cho giai cấp công nhân Nghị quyếtTrung ương bảy khoá IX nêu:

Giải quyết việc làm, giảm tối đa tỷ lệ công nhân thiếu việc làm và thất nghiệp.Thực hiện tốt pháp luật lao động, bảo hộ lao động và việc chăm sóc, phục hồi sức khoẻcho công nhân, sớm tổ chức thực hiện quỹ trợ cấp thất nghiệp Xây dựng hoàn thiện tổchức thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với công nhân, viênchức, lao động chính sách ưu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao [20, tr.15]

Chính sách của Đảng không chỉ dừng lại ở chủ trương đường lối, mà Nhà nước cụ thểhóa ban hành bổ sung và thể chế hoá một số chính sách quan trọng đối với giai cấp côngnhân như: chính sách đào tạo nâng cao học vấn, tay nghề, phát huy quyền làm chủ, trọngdụng tài năng tạo điều kiện thuận lợi để công nhân phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuậtnâng cao chất lượng sản phẩm đóng góp cho nền kinh tế quốc dân Giai cấp công nhânđược bồi dưỡng giác ngộ học tập về lý luận chính trị, để nâng cao bản chất cách mạng lựachọn những công nhân ưu tú kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam

Trang 31

Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giai cấp công nhân đãđộng viên cổ vũ giai cấp công nhân Việt Nam phất đấu vươn lên đi đầu trong công cuộcđổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Xứng đáng là hạt nhân của khối ĐĐKDT.

Chính sách của Đảng đối với giai cấp nông dân

Nông dân nước ta hiện chiếm 76% dân số và 74% lực lượng lao động của xã hội.Ngày nay thực hiện đường lối đổi mới của Đảng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, giaicấp nông dân đang là lực lượng đông đảo, là thị trường chủ yếu tiêu thụ sản phẩm côngnghiệp, đồng thời là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH đất nước.Những năm gần đây giai cấp nông dân

có sự chuyển dịch mạnh trong sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên tỷ lệ lao động trongnông nghiệp còn rất lớn so với lao động công nghiệp

Nông nghiệp nông thôn Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng của tự nhiên, các yếu tố

tự phát tiêu cực của cơ chế thị trường Những vấn đề về ruộng đất, tiêu thụ hàng hoá, bảohiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội, phân bổ dân cư, phát triển ngành nghề, giải quyết việclàm xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống xây dựng nông thôn mới đang là những vấn

đề bức xúc Đảng cần phải có chủ trương chính sách đúng để giải quyết

Thời kỳ đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong đó tập trung CNH, HĐH nôngnghiệp nông thôn Đảng đã đánh giá cao vai trò của nông dân, đã thành lập Hội nông dânViệt Nam, nhiều câu lạc bộ nông dân hoạt động, ban hành nhiều chủ trương chính sáchnhằm khơi dậy những tiềm năng to lớn của nông dân trong phát triển nông nghiệp và xâydựng nông thôn mới Từng bước khắc phục những tồn tại, yếu kém, những bất hợp lý,

Trang 32

những tác động của cơ chế thị trường giúp nông dân vượt qua khó khăn, cải thiện đờisống Nghị quyết Đại hội IX xác định:

Đối với giai cấp nông dân, ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huyvai trò giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lựccần thiết cho CNH, HĐH nông nghiệp, phát triển nông thôn Thực hiện tốt các chính sách

về ruộng đất, phát triển nông nghiệp toàn diện, tiêu thụ nông sản hàng hoá, bảo hiểm sảnxuất và bảo hiểm xã hội [13, tr.125]

Cụ thể hoá các chính sách đó Nghị quyết hội nghị Trung ương bảy khoá IX, đã chỉ rõchính sách để cho nông dân phát huy được mọi tiềm năng, phải có chính sách đào tạonghề, chuyển giao công nghệ vào trong sản xuất kinh tế nông thôn Hội nông dân ViệtNam là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân, nhằm mục tiêu nâng cao đời sốngcho nông dân

Có chính sách điều chỉnh hợp lý việc sử dụng quỹ đất, vừa bảo đảm an ninh lươngthực, vừa thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cóchính sách khuyến khích nông dân chuyển sang các nghề phi nông nghiệp, thúc đẩy khôiphục làng nghề, phát triển ngành nghề mới ở nông thôn [20, tr.16]

Những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông dân, đã tập hợp được đông đảo sứcmạnh tổng hợp trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Chính sách của Đảng đối với đội ngũ trí thức

Trí thức nước ta có vị trí vai trò to lớn trong sự nghiệp cách mạng Trong thời kỳ đổimới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đội ngũ trí thức có vai trò to lớn quan trọng là lựclượng tiên phong đi đầu trong tiếp thu nắm bắt vận dụng khoa học công nghệ tiên tiến

Trang 33

vào phát triển kinh tế xã hội Đảng ta xác định cùng với giáo dục đào tạo khoa học côngnghệ là quốc sách hàng đầu trong phát triển đất nước Đảng coi những người làm côngtác khoa học và công nghệ là đội ngũ đáng tin cậy và quý báu của dân tộc Nói về vai tròcủa đội ngũ trí thức Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trí thức phục vụ nhân dân, baogiờ cũng cần, kháng chiến kiến quốc cần, tiến lên CNXH cũng cần, tiến lên chủ nghĩacộng sản lại càng cần” [40, tr.39].

Hiện nay nước ta có “Hơn 1.3 triệu người có trình độ đại học và tương đương; trình độtrên đại học: (10/2000); 519 tiến sĩ khoa học, 11.127 tiến sĩ; khoảng 10.000 thạc sĩ; 846giáo sư, 3.619 phó giáo sư” [2, tr.37]

Để phát huy tiềm lực dồi dào đó Đảng luôn chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức, để tríthức cùng với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân làm nền tảng vững chắc cho xã hội.Nghị quyết Đại hội IX xác định:

Đối với trí thức tạo điều kiện thuận lợi để thu nhận thông tin, tiếp cận thành tựumới của khoa học, công nghệ và văn hoá thế giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thứcchuyên môn Khuyến khích tự do sáng tạo, phát minh, cống hiến Phát hiện bồi dưỡng, sửdụng đúng và đãi ngộ xứng đáng các tài năng [13, tr.126]

Chính sách đối với trí thức của Đảng không ngừng được mở rộng phạm vi để thu hút

“chất xám” cho công cuộc đổi mới, không chỉ dừng lại ở những người đang công tác, mà

cả người đã nghỉ hưu, cả người Việt Nam đang công tác học tập ở nước ngoài Nghịquyết Trung ương bảy khóa IX nêu: “Có chính sách động viên các nhà khoa học, kể cảnhững người đã nghỉ hưu và những người đang sinh sống ở nước ngoài tham gia cácchương trình xã hội của quốc gia” [20, tr.16]

Trang 34

Chính sách của Đảng đối với thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, các nhà doanh nghiệp

Thế hệ trẻ Việt Nam hiện chiếm 60% dân số, đó là lực lượng lao động chủ yếu đang và

sẽ thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nước Cùng với việc đề ra, bổ sung hoàn thiện cácchủ trương, chính sách tác động tích cực đến các giai tầng trong xã hội, trong quá trìnhlãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước Đảng tiếp tục đánh giá đúng vai trò quan trọng củathanh niên và công tác thanh niên

Các chủ trương, chính sách của Đảng đối với thanh niên nhằm chăm lo xây dựng thế

hệ trẻ nước ta xứng đáng là lực lượng cách mạng “vừa hồng vừa chuyên”, và kế tục xứngđáng thế hệ cách mạng cha anh, bảo đảm cho đất nước vững bước tiến lên CNXH, pháthuy vai trò xung kích là đội hậu bị tin cậy của Đảng, đồng thời đáp ứng nhu cầu, lợi íchchính đáng cho thế hệ trẻ nước ta Nghị quyết Đại hội IX xác định: “Chăm lo giáo dục,bồi dưỡng đào tạo phát triển, toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá,sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng, và sáng tạo, phát huy vaitrò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [13, tr.126]

Thế hệ trẻ hiện nay, bên cạnh những ưu điểm đang có những biểu hiện phức tạp vànhững chiều hướng phát triển đáng lo ngại Hiện tượng phai nhạt lý tưởng thờ ơ với chínhtrị, chạy theo lối sống tầm thường, tỷ lệ thanh thiếu niên trong những người mắc tệ nạn

xã hội tăng nhanh là những vấn đề cần được quan tâm giải quyết Nghị quyết Trung ươngbảy khoá IX chỉ ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh nhận thức chính trị, giáo dục truyền thống đạođức cách mạng, nâng cao giác ngộ lý tưởng và hoài bão trong thanh niên, động viênthanh niên xung kích trong sự nghiệp CNH, HĐH xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [20, tr.17]

Trang 35

Phụ nữ chiếm 50,8% dân số cả nước, là lực lượng có vai trò to lớn trong xã hội và

trong gia đình Chăm lo xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ

nữ Việt Nam là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội Phát huy vai trò củatruyền thống phụ nữ Việt Nam “Trung hậu đảm đang”, “giỏi việc nước đảm việc nhà”:Nghị quyết Trung ương bảy khoá IX chủ trương “Khẩn trương thể chế hoá các quanđiểm, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ Coi trọng các chính sách xã hội, cácchính sách về giới Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xãhội, các cơ quan lãnh đạo quản lý các cấp” [20, tr.18]

Cựu chiến binh Việt Nam là lực lượng đã được tôi luyện trong quá trình đấu tranh

khốc liệt, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng Ngày nay là lực lượng quantrọng đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước, nhất là đấu tranh cáchiện tượng bất công trong xã hội Chủ trương của Đảng: “Phát huy bản chất truyền thống

“Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độXHCN, giúp nhau cải thiện đời sống xoá đói giảm nghèo” [20, tr.18]

Đối với lão thành cách mạng, người có công với nước, cán bộ nghỉ hưu, người cao tuổi Đây là những cán bộ của Đảng, của nhà nước đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp

cách mạng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đảng ta thường xuyên quan tâm xây dựngchính sách chăm sóc sức khoẻ bảo đảm cuộc sống cho họ Nghị quyết Đại hội IX: “Thựchiện chính sách đền ơn đáp nghĩa chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần và vậtchất trong điều kiện mới, đáp ứng nhu cầu được thông tin, phát huy khả năng tham giađời sống chính trị của đất nước và các hoạt động xã hội” [13, tr.127]

Đối với các nhà doanh nghiệp, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN đã và đang tạo ra một tầng lớp doanh nhân ngày càng đông đảo, năng động sáng

Trang 36

tạo và dần dần thích nghi với điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường Các nhà doanhnghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện đường lối kinh tế, phát triển sản xuấtkinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước thực hiện “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm”, thực hiện quyền chủ động sảnxuất, kinh doanh, vai trò của đội ngũ nhà doanh nghiệp ngày càng quan trọng.

Đảng thừa nhận vị trí vai trò của các nhà doanh nghiệp như một tầng lớp mới của xã hội,phát huy sự đóng góp của họ vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước trong nền kinh tế thịtrường phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Nghị quyết Đại hội IX xác địnhchính sách đối với các nhà doanh nghiệp trong giai đoạn cách mạng hiện nay là: “Nêu cao vaitrò và trách nhiệm đối với sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế - xã hội; khuyến khích vàtạo môi trường thuận lợi để kinh doanh và cạnh tranh theo pháp luật, có những hình thức biểudương công sức của những người quản lý sản xuất, kinh doanh giỏi” [13, tr.127]

Phát triển chủ trương Nghị quyết Đại hội IX Nghị quyết Trung ương bảy khoá IX, tiếp tụcđánh giá vai trò của các nhà doanh nghiệp, từ đó cụ thể hoá chủ trương chính sách tạo điều kiệncho các nhà doanh nghiệp phát triển đóng góp vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước:

“Hoàn thiện khung pháp lý chung để các nhà doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh” [20,tr.18]

Chính sách của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào tôn giáo

Vấn đề dân tộc, Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, vấn đề dân tộc, đại đoàn kết các dân

tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn

có các chủ trương, chính sách dân tộc với nội dung cơ bản là: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ,giúp nhau cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chống kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ

Trang 37

dân tộc Nghị quyết trung ương bảy khoá IX xác định: “Tập trung phát triển kinh tế, chăm lođời sống vật chất và tinh thần, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí… thực hiện chínhsách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân sĩ, trí thức dân tộc thiểu số” [20, tr.19].

Đối với đồng bào tôn giáo, Nước ta là nước có nhiều tôn giáo trong đó có 6 tôn giáo lớn,

với khoảng hơn 1/4 số dân theo đạo Đảng và Nhà nước ta luôn có chính sách đúng đắn đối vớitôn giáo, đó là một chủ trương đúng đắn góp phần vào việc mở rộng, tăng cường hơn nữa khốiĐĐKDT trong tình hình mới Đảng ta luôn khẳng định tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thầncủa bộ phận nhân dân Chủ trương của Đảng là: “Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặckhông theo tôn giáo, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật Đoàn kết đồng bàotheo các tôn giáo khác nhau, đồng bào tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo” [20, tr.19].Chủ trương của Đảng phấn đấu làm cho đồng bào tôn giáo có trách nhiệm sống “tốt đời, đẹpđạo, kính Chúa, yêu nước”

Chính sách của Đảng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, người Việt Nam sống ở nướcngoài càng có vị trí quan trọng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam Hiện nay cộng đồngngười Việt Nam sinh sống ở nước ngoài có khoảng 3 triệu người, làm ăn ở gần 80 nước trênthế giới Đảng ta xác định: “Đồng bào định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và lànguồn lực của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” [13, tr.129 ] Đảng luôn đánh giá cao sự đónggóp to lớn về vật chất và tinh thần của đồng bào Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đối với quêhương đất nước Chính vì vậy, Đảng luôn có chủ trương và chính sách đúng đắn đối với họ.Nghị quyết trung ương bảy khoá IX xác định: “Có chính sách động viên, tạo điều kiện chongười Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương tham gia xây dựng đất nước, khuyến khích

Trang 38

đồng bào đầu tư về trong ngước, có chính sách thu hút, phát huy sự đóng góp của trí thức Việtkiều” [20, tr.20]

Ngày 26.3.2004, Bộ Chính trị ra nghị quyết số 36 về công tác đối với người Việt Nam ởnước ngoài, trong đó khẳng định quan điểm mới Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền lợihợp pháp của đồng bào ta ở nước ngoài Nghị quyết của Bộ Chính trị đánh giá cao sự phối hợpcủa các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chính quyền địa phương và các cơquan đại diện Việt Nam ở nước ngoài Các ngành, các cấp, Mặt trận cần coi đây là một nhiệm

vụ quan trọng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trước mắt cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban về người Việt Nam ở nướcngoài và các cơ quan hữu quan, với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân

Để cho đồng bào Việt Nam ở nước ngoài hiểu rõ hơn về tình hình trong nước củanhững năm đổi mới Đảng chủ trương: “Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về tìnhhình trong nước và các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta trong cộng đồng ngườiViệt Nam ở nước ngoài Có chính sách khen thưởng người Việt Nam ở nước ngoài cónhiều thành tích đóng góp cho Tổ quốc” [20, tr.20]

Tóm lại, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng đã có nhiều chủ trương, chínhsách về xây dựng khối ĐĐKDT Đó là kết quả việc quán triệt quan điểm, sự phong phú, đadạng, tính đúng đắn sáng tạo của Đảng bao trùm trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá,giáo dục, chăm sóc sức khỏe an ninh quốc phòng Trong đó cụ thể trực tiếp nhất là chính sáchbảo vệ lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ tríthức, người Việt Nam ở nước ngoài, thân nhân trong nước và đi sâu vào từng giới Những chủtrương chính sách đó là cơ sở để Đảng chỉ đạo thực hiện xây dựng khối ĐĐKDT trong côngcuộc đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Trang 39

1.2.2 Đảng chỉ đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ 1996 đến 2005

- Đổi mới đồng bộ các giải pháp về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân

Xây dựng ĐĐKDT không chỉ phụ thuộc vào đường lối chung, chính sách kinh tế - xãhội, mà còn phụ thuộc vào chính sách cụ thể đối với từng giai cấp, tầng lớp xã hội nhằmđáp ứng lợi ích nguyện vọng của các giai tầng xã hội, gắn quyền lợi với trách nhiệm, lợiích riêng của mỗi người với nghĩa vụ công dân, lấy lợi ích dân tộc làm trọng, tạo điềukiện môi trường thuận lợi nhằm triệt để giải phóng sức sản xuất, khuyến khích mọingười, mọi thành phần kinh tế phát huy cao độ nguồn lực và tài năng sáng tạo ra sức pháttriển sản xuất, kinh doanh làm giàu hợp pháp, cần kiệm xây dựng đất nước và bảo vệ Tổquốc Đại hội IX chủ trương: “ Đổi mới và hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với cácgiai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo” [13, tr.46]

Chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước tác động trực tiếp đến cuộc sốnghàng ngày của nhân dân, tới tâm trạng quần chúng, đến lòng tin và nhiệt tình cách mạngcủa nhân dân Đổi mới đồng bộ các giải pháp về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cũngchính là cụ thể hoá đường lối đại đoàn kết toàn dân Bởi vì, đường lối đại đoàn kết toàndân thể hiện và tác động đến mỗi người và cộng đồng xã hội trước hết thông qua hệ thốngcác chính sách Chính vì vậy để biến chủ trương chính sách về kinh tế - xã hội của Đảngtrở thành hiện thực đáp ứng quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tầng lớp nhân dân có rất nhiềuvấn đề cần được cụ thể hoá trong đó Đảng tập trung chỉ đạo trên một số lĩnh vực sau:

Trang 40

Về công tác tư tưởng văn hoá, trong công cuộc đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất

nước, công tác tư tưởng văn hoá cần phải được đặc biệt coi trọng là giáo dục, bồi đắp ýthức dân tộc, tinh thần tự lực, tực cường và quyết tâm chiến thắng đói nghèo, lạc hậu,vươn lên đuổi kịp các nước tiên tiến Trong những năm tiến hành công cuộc giải phóngđất nước Đảng đã khơi dậy mọi người Việt Nam nỗi nhục mất nước, thức tỉnh và làmbừng lên ý chí độc lập, chủ quyền, biến tư tưởng tình cảm thành sức mạnh vật chất đánhthắng kẻ thù xâm lược Ngày nay, chúng ta cần khơi dậy ở mỗi người Việt Nam nỗi nhụcđói ngèo, nỗi đau lạc hậu, kích thích tinh thần tự lực tự cường, xây đắp một quyết tâm vànghị lực vươn tới ấm no, văn minh hiện đại Bên cạnh đó vẫn tiếp tục tuyên truyền giáodục truyền thống niềm tự hào chính đáng về một thời đánh giặc oanh liệt Nhưng cũngcần giáo dục, tuyên truyền nỗi cay đắng , đau khổ dốt nát, ngèo hèn và dạy nữa, học nữa,cách nghĩ, cách làm để dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ, văn minh

Về nhiệm vụ của công tác tư tưởng lý luận trong tình hình mới Đảng chỉ đạo phát huy tínhtích cực, năng động, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân Tinh thần đoàn kết tương thân, tương

ái, lòng yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống cách mạng và lịch sử, bản sắc dântộc, để tiếp tục giữ gìn và phát huy Một trong những giải pháp được đề ra cho công tác tưtưởng lý luận trong tình hình mới đó là phát huy sức mạnh tổng hợp để đẩy mạnh công tác tưtưởng theo phương châm “toàn Đảng làm công tác tư tưởng” “lấy quần chúng giáo dục quầnchúng”, nhằm đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp công tác tư tưởng của các đoàn thể, tổchức xã hội ở các địa bàn dân cư, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục sinh động,thiết thực sát với đối tượng

Về phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng trong phát trển kinh tế, để cụ thể hoá tư

tưởng quan điểm, nội dung về tăng cường, mở rộng khối ĐĐKDT, khai thác mọi tiềm

Ngày đăng: 25/09/2016, 10:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2003
3. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (2006), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
Tác giả: Ban tư tưởng văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
4. Biên niên sự kiện lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (2004), tập III (1975 – 2000), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên niên sự kiện lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2004
7. Nguyễn Quang Du (2002), “Tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, tạp chí nghiên cứu của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2), tr .52- 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới
Tác giả: Nguyễn Quang Du
Nhà XB: Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị
Năm: 2002
8. Dương Quốc Dũng (2000), “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và từng lớp trí thức”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị - Quân sự, ( 63), tr. 3-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và từng lớp trí thức
Tác giả: Dương Quốc Dũng
Nhà XB: Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị - Quân sự
Năm: 2000
9. Phạm Thế Duyệt (2003), “Thực hiện đại đoàn kết dân tộc và những vấn đề đặt ra cho hệ thống chính trị hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (16), tr.3- 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện đại đoàn kết dân tộc và những vấn đề đặt ra cho hệ thống chính trị hiện nay
Tác giả: Phạm Thế Duyệt
Nhà XB: Tạp chí Cộng sản
Năm: 2003
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng khoá VII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng khoá VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1993
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1994
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb sự thật
Năm: 1991
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2000
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2003
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ưương khoá IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ưương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2004
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), về đại đoàn kết toàn dân tộc, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ăn kiện thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), về đại đoàn kết toàn dân tộc
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2005
23. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tài liệu học tập Nghị quyết lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập Nghị quyết lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá VII
Nhà XB: Nxb CTQG
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận, thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2005), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận, thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2005)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w