1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1,2K 155 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1.211
Dung lượng 12,26 MB

Nội dung

Các yêu cầu về ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh, thu hẹp khoảng cách phát triển g

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

] ^

Chương trình

KX.01/11-15 Viện Chiến lược Ngân hàng Ngân hàng Học Viện Viện Ngân hàng - Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

VÀ NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

2015

Trang 2

BAN CHỈ ĐẠO - BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Phát triển kinh tế - xã hội và ngành Ngân hàng Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập quốc tế

*****

BAN CHỈ ĐẠO

1 PGS.TS Nguyễn Kim Anh

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Chủ tịch Hội đồng KH&CN ngành Ngân hàng

Trưởng ban

2 TS Nguyễn Thiện Thành

Giám đốc Văn phòng các chương trình trọng điểm

cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ

Ủy viên

3 Ông Mai Văn Hoa

Phó Giám đốc Văn phòng các chương trình trọng điểm

cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ

1 PGS.TS Nguyễn Kim Anh

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Chủ tịch Hội đồng KH&CN ngành Ngân hàng

6 ThS Lê Phương Lan

Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN

Ủy viên thường trực

7 PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo

Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, NHNN

Ủy viên thường trực

Trang 3

8 PGS.TS Đặng Ngọc Đức

Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính,

Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên thường trực

13 ThS Lê Thị Thúy Sen

Phó Trưởng ban, Ban Truyền thông NHNN

Ủy viên

14 PGS.TS Trần Đăng Khâm

Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính,

Đại học Kinh tế Quốc dân

Ủy viên

15 PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh

Phó Viện trưởng phụ trách Viện NCKH Ngân hàng,

Trang 4

BAN BIÊN TẬP

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Phát triển kinh tế - xã hội và ngành Ngân hàng Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập quốc tế

4 ThS Lê Phương Lan

Phó Viện trưởng Viện CLNH, NHNN

Ủy viên thường trực

8 PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh

Phó Viện trưởng phụ trách Viện NCKH Ngân hàng, HVNH

Ủy viên

9 ThS Đinh Xuân Hà

Trưởng phòng, Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN

Ủy viên

Trang 5

BAN THƯ KÝ HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Phát triển kinh tế - xã hội và ngành Ngân hàng Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập quốc tế

*****

1 ThS Lê Phương Lan

Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN

11 ThS Lê Thu Hiền

Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 6

14 CN Ngô Thị Minh Thu

Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ủy viên

15 CN Hoàng Ngọc Anh Cương

Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

18 CN Lê Quang Trung

Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ủy viên

Trang 7

MỤC LỤC

Danh sách Ban chỉ đạo – Ban Tổ chức – Ban Biên tập – Ban Thư ký

PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1 Tư duy về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: thực trạng, quan

điểm và định hướng đổi mới

GS.TSKH Lương Xuân Quỳ, GS.TSKH Lê Du Phong

GS.TS Mai Ngọc Cường, GS.TS Đỗ Đức Bình

GS.TS Hoàng Văn Hoa

Đề tài cấp Nhà nước KX01.12/11-15

7

2 Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - Kết quả đàm phán,

cơ hội và thách thức cho Việt Nam

GS.TS Hoàng Văn Châu

Chủ nhiệm Đề tài cấp Nhà nước KX01.10/11-15

4 Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Những cơ hội và thách

thức khi Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN vào

cuối năm 2015

Đào Văn Ninh

Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế

Trang 8

6 Trung Quốc chuyển mình và những tác động dự kiến

ThS Lê Phương Lan

Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN

77

7 Kinh nghiệm cho Việt Nam từ khủng hoảng nợ công ở một số

nước châu Âu

PGS.TS Đinh Công Tuấn

Chủ nhiệm Đề tài cấp Nhà nước KX01.09/11-15

89

8 Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020:

cơ hội lớn, âu lo nhiều và niềm tin mạnh mẽ

ThS Lê Quốc Anh

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

100

9 Đổi mới về thể chế kinh tế, khâu đột phá thúc đẩy phát triển

kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

ThS Trương Thị Thùy Dung

Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM

12 Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam- những giải pháp

chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới

ThS Phạm Thị Thanh Thủy

CN Bùi Đỗ Vân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

159

13 Tác động của hội nhập AEC đến doanh nghiệp nhỏ và vừa

trong nền kinh tế - Góc nhìn từ rủi ro hoạt động

ThS Tăng Thị Phúc ThS Nguyễn Thị Ái Linh

Trường CĐ Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng

171

14 Hội nhập, tái cơ cấu và tác động tới thị trường bất động sản

PGS TS Trần Kim Chung

Chủ nhiệm Đề tài cấp Nhà nước KX01.07/11-15

ThS Nguyễn Thị Hải Yến

190

Trang 9

Đại học Vinh

CN Đào Xuân Tùng Anh

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

15 Hiệu quả xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

TS Nguyễn Thị Tuệ Anh

Chủ nhiệm Đề tài cấp Nhà nước KX01.03/11-15

TS Trần Toàn Thắng

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

205

16 Phát triển cụm ngành công nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh

toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

GS.TS Lưu Quang Hiệp

Chủ nhiệm Đề tài cấp Nhà nước KX01.05/11-15

PGS.TS Đặng Văn Dũng

Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

238

18 Khung pháp lý kế toán Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

TS Ngô Thị Thu Hương

21 Ảnh hưởng của hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình

Dương đến giá cổ phiếu của các công ty dệt may trên thị trường

chứng khoán Việt Nam

PGS.TS Đào Ngọc Tiến

Trịnh Xuân Đức Đoàn Quang Hưng

Trường Đại học Ngoại thương

287

Trang 10

22 Những khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện

quy tắc xuất xứ trong các hiệp định TPP và ATIGA

TS Nguyễn Thị Thùy Dương ThS Phạm Thị Thanh Thủy Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

296

23 Nghiên cứu định lượng về ảnh hưởng của giá dầu tới nền kinh

tế Việt Nam và một số khuyến nghị

ThS Chu Khánh Lân Nguyễn Minh Phương Học viện Ngân hàng

305

PHẦN II PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

24 Cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - trường hợp tham gia cộng

đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) và hợp tác đối tác xuyên Thái

25 Những vấn đề đặt ra đối với chiến lược phát triển ngành Ngân

hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế đến năm 2020,

tầm nhìn 2030

TS Nguyễn Đức Hiển, ThS.NCS Đỗ Thị Bích Hồng ThS Nguyễn Đình Trung, CN Lã Xuân Đảng

Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN

27 Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát

triển của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua

TS Nguyễn Viết Lợi

Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính

374

Trang 11

28 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giám sát an toàn hoạt

động ngân hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế

ThS Nguyễn Hữu Nghĩa

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN

386

29 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển hệ

thống ngân hàng thương mại Việt Nam

ThS Bùi Huy Thọ ThS Trần Thị Hòa ThS Nguyễn Thị Thanh Phúc ThS Hoàng Thị Ngọc Huệ

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN

396

30 Tác động của hội nhập quốc tế đến sự phát triển của hệ thống

ngân hàng Việt Nam - đề xuất một số giải pháp

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hà Nội

413

31 Thanh tra ngân hàng- định hướng phát triển và giải pháp giai

đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2030

Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN

34 Lợi ích và rủi ro của tự do hóa tài chính - khuyến nghị cho Việt

Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tầm nhìn 2030

TS Bùi Thị Thanh Tình

TS Lê Ngọc Lân

Học viện Ngân hàng

468

35 Sự độc lập của chính sách tiền tệ trong điều kiện hội nhập ngày

càng sâu rộng tại Việt Nam

TS Tô Huy Vũ ThS Đặng Ngọc Hà ThS Hoàng Việt Phương

Vụ Dự báo thống kê, NHNN

482

Trang 12

36 Hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội, thách thức trong lĩnh vực

ngân hàng và khuyến nghị chính sách

TS Nguyễn Thị Kim Thanh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

497

37 Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

PGS.TS Mai Thanh Quế

Học viện Ngân hàng

512

38 Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với phát triển kinh tế Việt

Nam

TS Nguyễn Phi Lân

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN

40 Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân

lực cho hệ thống ngân hàng Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội

nhập quốc tế

PGS.TS Đặng Ngọc Đức

TS Nguyễn Thị Nguyệt Dung

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

549

41 Đánh giá mức độ hội nhập của các Ngân hàng Thương mại

Việt Nam trong khu vực ASEAN

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

43 Giải pháp nào cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

TS Đào Minh Phúc

Tạp chí Ngân hàng, NHNN

594

Trang 13

44 Hội nhập quốc tế và tác động đến ổn định hệ thống ngân hàng

45 Hội nhập kinh tế quốc tế trong ngành Ngân hàng - Bài học kinh

nghiệm quốc tế và tác động tới Việt Nam

Đàm Nhân Đức Phạm Phương Hồng

Ngân hàng TMCP Quân đội

47 Tác động của hội nhập quốc tế đến hệ thống tổ chức tín dụng

Việt Nam và một số khuyến nghị

PGS.TS Tô Ngọc Hưng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

645

48 Bàn về định hướng phát triển các ngân hàng thương mại nhà

nước trong giai đoạn tới

ThS Nguyễn Thị Mai Phượng

Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN

657

49 Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - cơ hội và thách thức đối

với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

TS Phan Hồng Mai

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

676

50 Tác động hội nhập kinh tế quốc tế đối với hệ thống ngân hàng

trên địa bàn TP.HCM và giải pháp cho phát triển hệ thống ngân

TS Nguyễn Danh Lương

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

695

52 Nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng trong phát triển và hội nhập

kinh tế nông nghiệp, nông thôn

ThS Tiết Văn Thành

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

706

Trang 14

53 Hệ thống ngân hàng Việt Nam và tác động hội nhập quốc tế

TS Nguyễn Vân Hà

Học viện Ngân hàng

715

54 Hệ thống ngân hàng Việt Nam tạo dựng năng lực cạnh tranh

trong bối cảnh hội nhập quốc tế: thực trạng và giải pháp

ThS Nguyễn Thị Minh Hằng

Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN

729

55 Mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và sự bền vững trong phát

triển hoạt động tài chính vi mô của tổ chức tín dụng

TS Nguyễn Đức Hưởng ThS Phạm Bích Liên

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

TS Lê Thanh Tâm

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

745

56 Ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới hiệu quả tài chính của các tổ

chức tài chính vi mô Việt Nam

ThS Trần Trọng Phong

Trần Văn Bằng Nguyễn Song Phương

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

766

57 Chính sách quản lý của NHNN thời gian qua - Cân bằng thách

thức chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế và hướng đi tương lai

Nguyễn Ngọc Duẩn

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

779

58 Lựa chọn chính sách tỉ giá cho Việt Nam khi tham gia TPP

TS Nguyễn Thị Thái Hưng

Học viện Ngân hàng

789

59 Vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong việc góp phần đảm bảo an

toàn của hệ thống ngân hàng trong quá trình hội nhập quốc tế

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

804

60 Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra cho quản trị rủi

ro của các hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

ThS Lê Phú Lộc

Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN

816

Trang 15

61 Quản lý hoạt động ngân hàng ngầm: kinh nghiệm quốc tế và bài

học đối với Việt Nam

TS Trần Thị Xuân Anh

TS Nguyễn Vân Hà ThS Lê Thu Hạnh ThS Nguyễn Quỳnh Chi

Học viện Ngân hàng

825

62 Đánh giá hiệu quả chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam và

một số khuyến nghị điều chỉnh các công cụ chính sách an toàn

vĩ mô của NHNN trong điều kiện hội nhập

ThS Vũ Hải Yến ThS Trần Thanh Ngân

Học viện Ngân hàng

841

63 Xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ điện tử giao dịch bán lẻ

(ACH) tại Việt Nam - hòa nhập xu hướng quốc tế

Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính

Quốc gia Việt Nam

857

64 Quản trị tri thức: Chìa khóa cạnh tranh của các ngân hàng

thương mại Việt Nam trước bối cảnh hội nhập

TS Nguyễn Thị Việt Hà

Học viện Ngân hàng

868

65 Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và thanh khoản

của các ngân hàng thương mại Việt Nam

PGS.TS Trần Hoàng Ngân

Đại biểu Quốc hội, Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing

TS Phạm Quốc Việt, ThS Lương Quốc Trọng Vinh

Trường Đại học Tài chính - Marketing

876

66 Suy nghĩ về Hiệp ước Basel và những gợi mở cho các ngân

hàng Việt Nam trước thềm AEC

PGS TS Lý Hoàng Ánh

TS Trần Mai Ước

Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

889

67 Kinh nghiệm quốc tế áp dụng hiệp ước vốn Basel II trong quản

trị rủi ro của ngân hàng: Bài học cho Việt Nam

TS Hoàng Văn Cương

Phạm Phú Minh

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

896

Trang 16

68 Một số gợi ý hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân

hàng thương mại giúp hạn chế gian lận nội bộ theo thông lệ

69 Nghiên cứu chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố của

các NHTM Việt Nam thông qua khả năng dự báo luồng tiền

tương lai và tác động của việc áp dụng IAS/IFRS

ThS Đào Nam Giang

Học viện Ngân hàng

929

70 Tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế -

bài học từ thực tiễn hoạt động của NHCSXH

TS Trần Hữu Ý

Ngân hàng Chính sách xã hội

954

71 Vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quản lý hoạt

động có tính chất ngân hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm

nhân thọ

TS Phạm Quốc Khánh

Học viện Ngân hàng

971

72 Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại và mối liên

hệ với tự do hoá tài chính tại Việt Nam

Nguyễn Xuân Trường Nguyễn Xuân Đạo

Lê Hoàng Long

Trường ĐH Ngân hàng TP HCM

987

73 Các nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động của hệ thống

ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu

74 Bảng điểm thương hiệu top 10 ngân hàng thương mại cổ phần

Việt Nam năm 2015

TS Đỗ Hoài Linh ThS Lê Phong Châu ThS Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1027

Trang 17

75 Xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập quốc tế

ThS Nguyễn Trung Hiếu

Trường Đại học Ngân hàng TP HCM

77 Đảm bảo bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân

hàng - yếu tố cần thiết để tạo được lợi thế cạnh tranh trong bối

cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế

ThS Nguyễn Thị Kim Thoa

Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

1071

78 Đánh giá hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) của các ngân

hàng thương mại Việt Nam sau bốn năm thực hiện đề án cơ cấu

lại hệ thống các tổ chức tín dụng

ThS Đỗ Thị Thu Thủy ThS Nguyễn Hương Giang

Nguyễn Thanh Tùng

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1087

79 Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân

hàng tại Việt Nam: Thực trạng và một số đề xuất

ThS Nguyễn Quang Minh

Đại học Hải Phòng

1099

80 Bản chất sở hữu và nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam

TS Lê Đạt Chí

Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

ThS Phan Thị Thanh Thủy

Ngân hàng OCB

1115

81 Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam

GS.TS Phạm Quang Trung

TS Nguyễn Thị Diệu Chi

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1129

82 Tái cơ cấu và kiểm soát nợ xấu các NHTM và TCTD: Một số

kết quả nổi bật, vấn đề đặt ra và triển vọng

TS Nguyễn Minh Phong

Báo Nhân dân

Nguyễn Trần Minh Trí

Viện Kinh tế Chính trị Thế giới

1143

Trang 18

83 VAMC và vấn đề xử lý nợ xấu tại Việt Nam

Vũ Thị Hải Yến Nguyễn Thế Phong

Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN

1160

84 Thực tiễn thực hiện và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng

pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong kinh

doanh ngân hàng

TS Dương Nguyệt Nga

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1170

85 Áp dụng mô hình logistic trong dự báo khó khăn tài chính của

các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

TS Đặng Anh Tuấn ThS Vũ Thị Loan

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1184

Trang 19

LỜI GIỚI THIỆU

Sau gần 30 năm thực hiện Đổi mới, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế, góp phần làm cho thế và lực của đất nước đuợc nâng lên rõ rệt Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của tất cả các tổ chức quốc tế lớn: tham gia

15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) cả song phương và đa phương, đứng thứ 5 trên tổng số 10 nước thành viên ASEAN về số lượng FTA Xét về độ mở của nền kinh tế tính bằng tỷ lệ kim ngạch ngoại thương/GDP, Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực ASEAN

Trong những năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2011-2015, ngành Ngân hàng Việt Nam đã tích cực và chủ động hội nhập kinh tế, có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, NHNN Việt Nam đã không ngừng nỗ lực củng cố quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế; tìm kiếm, mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng nhằm tăng cường huy động, hỗ trợ cả về tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam

Tuy vậy, thực tiễn cho thấy hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam còn chưa cao, quá trình đổi mới ở trong nước, đặc biệt là đổi mới và hoàn thiện thể chế chưa theo kịp lộ trình và mức độ cam kết quốc tế, chưa xây dựng được các chiến lược đối phó với rủi ro và các cú sốc khi hội nhập sâu hơn Đồng thời, chúng ta chưa chú trọng đúng mức việc thúc đẩy hội nhập trong nước, gia tăng liên kết vùng miền, phát huy nội lực để xây dựng nền tảng vững chắc cho hội nhập bên ngoài Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhất là về phát triển kinh tế Các yêu cầu về ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, khu vực, giữa Việt Nam với khu vực và thế giới, tránh bẫy thu nhập trung bình… tiếp tục là những vấn đề trọng tâm và then chốt trong đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2016-

2020, tầm nhìn đến năm 2030

Vì vậy, với mục tiêu nhận diện và làm rõ thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn cũng như những tác động của hội nhập quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng, từ đó đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp cải cách cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và ngành Ngân hàng Việt Nam đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình hội nhập quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ đồng chủ trì

Trang 20

cùng các đơn vị đồng tổ chức (Ban chủ nhiệm Chương trình KX01/11-15, Viện Chiến lược Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Viện Ngân hàng - Tài chính thuộc Trường Đại học KTQD) với sự tài trợ của NHNN, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, EximBank, Ngân hàng Quân đội tổ chức Hội thảo khoa

học quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội và ngành Ngân hàng Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập quốc tế”

Ban Chỉ đạo - Ban Tổ chức trân trọng giới thiệu Kỷ yếu Hội thảo do Nhà xuất

bản Đại học KTQD cấp phép phát hành bao gồm 85 bài viết được chọn lọc thông qua biên tập và phản biện kín từ 111 bài viết gửi về các đơn vị đồng tổ chức Hội

thảo và rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc

Trân trọng./

PGS.TS Nguyễn Kim Anh

Phó Thống đốc NHNN Trưởng Ban chỉ đạo - Ban Tổ chức Hội thảo

Trang 21

ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC

Phát triển kinh tế - xã hội và ngành Ngân hàng Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Kính thưa quý vị đại biểu!

Sau 30 năm đổi mới, sức mạnh tổng hợp, vị thế quốc tế của Việt Nam ở khu vực và quốc tế đã được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giai đoạn tới Tuy vậy, Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhất là về phát triển kinh tế

Trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung và thực hiện các hiệp định thương mại nói riêng như Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), WTO,… Việt Nam đã và đang từng bước nới lỏng dần các quy định tài chính nhằm thực hiện đúng theo lộ trình cam kết hội nhập Theo Kế hoạch Tổng thể trong AEC, đến năm 2020 sẽ thực hiện tự do hóa các dòng lưu chuyển vốn và hội nhập giao dịch chứng khoán ASEAN… Quá trình hội nhập này tác động trực tiếp và gián tiếp đến thị trường tài chính của các quốc gia tham gia hội nhập, tạo ra

sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ Việc mở cửa thị trường tài chính sẽ mang lại nhiều cơ hội, nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường tài chính, thu hút các nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực cho các tổ chức tài chính phát triển vươn ra các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, mặt trái của nó làm gia tăng những rủi ro từ những tác động bên ngoài, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống tài chính - ngân hàng

Kính thưa quý vị đại biểu!

Trong thời gian qua, đã có nhiều hội thảo đề cập đến vấn đề hội nhập kinh tế cũng như tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với từng ngành, lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên, đối với hệ thống ngân hàng vẫn chưa có những nghiên cứu, hội thảo chuyên sâu Xuất phát từ các lý do trên, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Khoa học & Công nghệ đồng chủ trì, cùng 4 đơn vị đồng tổ chức: Chương trình Khoa học và

Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KX01/11-15 “Nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế và quản lý kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020” thuộc Bộ Khoa học và Công

nghệ (sau đây gọi tắt là Chương trình KX01.11-15), Viện Chiến lược Ngân hàng, Học viện Ngân hàng và Viện Ngân hàng - Tài chính thuộc Trường Đại học Kinh tế

Quốc Dân đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế - xã hội và ngành

Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”

Trang 22

Mục tiêu của Hội thảo là nhận diện và làm rõ thời cơ và thách thức, thuận lợi

và khó khăn cũng như những tác động của hội nhập quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng, từ đó đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp cải cách cơ chế, chính sách phát triển kinh

tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình hội nhập quốc tế

Hội thảo sẽ tập trung vào các nội dung chủ yếu như sau:

1 Các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế từ lý thuyết đến thực tiễn;

2 Tác động của các nền kinh tế lớn, của tiến trình hội nhập (đa phương và khu vực) đối với phát triển kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp, các ngành kinh tế đến năm

4 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng;

5 Đánh giá tác động của hội nhập quốc tế đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua;

6 Đánh giá mức độ sẵn sàng hội nhập của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

7 Đánh giá việc tham gia của NHNN vào các thể chế tiền tệ ngân hàng khu vực và quốc tế, việc tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đa phương và song phương, thực hiện tốt vai trò đại diện của Việt Nam tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế;

8 Khung khổ pháp lý, chủ trương, chính sách cho hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: thực tiễn áp dụng và điều chỉnh;

9 Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp góp phần hội nhập khu vực

và quốc tế thành công đối với NHNN và các NHTM trong giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Trân trọng cảm ơn!

GS.TS Nguyễn Văn Nam

Chủ nhiệm Chương trình KX01/11-15 Đồng Trưởng ban tổ chức Hội thảo

Trang 23

PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Trang 24

TƯ DUY VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM:

THỰC TRẠNG, QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI

GS.TSKH Lương Xuân Quỳ

GS.TSKH Lê Du Phong GS.TS Mai Ngọc Cường GS.TS Đỗ Đức Bình GS.TS Hoàng Văn Hoa

Đề tài cấp Nhà nước KX01.12/11-15

Tóm tắt

Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có bước

phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng Tuy nhiên, những kết quả này

chưa thật sự tương xứng với tiềm năng; nền kinh tế còn có nhiều nút thắt cản trở sự

phát triển, năng lực cạnh tranh quốc tế và năng suất lao động xã hội thấp; nhiều cơ

hội và nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội đang tiếp tục bị lãng phí; tăng trưởng

thiếu bền vững; thu nhập bình quân đầu người còn thấp khá xa so với các nước trong

khu vực cũng như so với chuẩn tối thiểu của một nước công nghiệp hiện đại, nguy cơ

rơi vào bẫy thu nhập trung bình hiện hữu v.v… Một trong những nguyên nhân chủ

yếu dẫn đến tình hình trên là do tư duy, nhận thức và việc thực thi các chính sách phát

triển kinh tế - xã hội chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển trong bối cảnh

quốc tế và trong nước luôn thay đổi

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Tư duy mới về phát triển kinh tế -

xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới” thuộc Chương trình khoa học trọng điểm cấp

Nhà nước KX.01/11-15 đã phân tích một số vấn đề lý luận và và thực tiễn của tư duy

mới đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong bối cảnh mới, đánh giá thực

trạng đổi mới tư duy ở nước ta từ năm 1986 đến nay; đề xuất những quan điểm và giải

pháp chủ yếu có tính đột phá trong tư duy nhận thức đối với phát triển kinh tế - xã hội

Việt Nam

Bài viết này tóm tắt một số kết quả chủ yếu của Đề tài KX.01.12/11-15, nêu lên

một số kết quả chủ yếu của quá trình đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta

trong 30 năm đổi mới vừa qua, trên cơ sở đó đề xuất một số quan điểm và định hướng

chủ yếu để tiếp tục đổi mới tư duy trong giai đoạn phát triển mới

Từ khóa: Đổi mới tư duy, tư duy phát triển kinh tế - xã hội

Trang 25

1 Kết quả chủ yếu của đổi mới tư duy về phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong 30 năm đổi mới (1986-2015)

Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã tạo ra một bước ngoặt căn bản về tư duy phát triển kinh tế - xã hội nước ta, khẳng định từ bỏ quan niệm cũ về chủ nghĩa xã hội, về cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành tư duy mới về

mô hình phát triển kinh tế - xã hội, về thời kỳ quá độ, về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về sở hữu và nền kinh tế nhiều thành phần, về Nhà nước và thị trường, về quan hệ kinh tế đối ngoại và xây dựng nền kinh tế tự chủ v.v Quá trình đổi mới tư duy lý luận đã từng bước được tìm tòi, thử nghiệm và phát triển qua các kỳ Đại hội Đảng Sau đây là một số nội dung chủ yếu về tư duy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ năm 1986 đến nay

1.1 Đổi mới nhận thức và tư duy về mô hình kinh tế thị trường

Cho đến nay, trải qua 30 năm đổi mới, tư duy lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) và mô hình kinh tế thị trường ở nước ta đã có những đổi mới căn bản

Một là, khẳng định kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chủ

nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của nhân loại, coi kinh tế thị trường là phương tiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội

Hai là, kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu, phù hợp với toàn cầu hóa, hội

nhập quốc tế, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế và thực hiện các giá trị xã hội, không phân biệt thể chế chính trị và trình độ phát triển, có khả năng thích ứng với các hình thái xã hội khác nhau

Ba là, mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước

ta là xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển lực lượng sản xuất

Trên cơ sở đó, nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam đã ngày càng được xác định rõ hơn Đại hội XI của Đảng

(2011) đã xác định tám đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN mà Việt Nam xây dựng, tám phương hướng cơ bản của con đường đi lên CNXH và tám mối quan hệ lớn

phải chú trọng giải quyết trong quá trình đi lên CNXH và coi đó là một bước tiến mới về tư duy lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam1

1 Ban chấp hành TW - Ban chỉ đạo tổng kết, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn của 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Nxb Chính trị Quốc gia, 2015, trang 50, 51, 53

Trang 26

1.2 Đổi mới nhận thức và tư duy về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế

Tư duy nhận thức về quan hệ sản xuất nói chung, quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế nói riêng đã có bước tiến mới quan trọng Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện để giải phóng mạnh

mẽ và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta không phải chỉ tồn tại một chế độ sở hữu đơn nhất mà có nhiều loại hình sở hữu khác nhau, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh

Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển

1.3 Đổi mới nhận thức và tư duy về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, về đảng cầm quyền, về nhà nước và thị trường và thể chế kinh tế;

về dân chủ và xã hội dân sự

Tư duy nhận thức về đổi mới chính trị và mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và

đổi mới chính trị ngày càng được xác định rõ hơn Đã có nhận thức rõ hơn cơ chế

vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; bản chất của hệ thống chính trị là thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân Gắn đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị và xác định mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tố này là một nội dung quan trọng trong lý luận xây dựng CNXH của Đảng

Phương thức lãnh đạo của Đảng ngày càng được định hình rõ hơn: Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng chính sách và chủ trương lớn; xác định yêu cầu đổi mới quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị, đồng bộ ở tất cả các cấp từ trung ương đến cơ sở

Tư duy về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày càng được khẳng định rõ hơn Nhà nước thực hiện các chức năng của mình trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường Nhà nước định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch và cơ chế, chính sách dựa theo nguyên tắc thị trường Nhà nước tác động đến thị trường chủ yếu thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế; kịp

Trang 27

thời sử dụng các biện pháp cần thiết khi thị trường hoạt động kém hiệu quả Xác định rõ sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân

Nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò của xây dựng và phát huy dân chủ, khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới Tư duy về vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp đã được xác định rõ hơn

1.4 Đổi mới nhận thức và tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

Đảng khẳng định chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và

khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,

triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại; tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc

tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực

1.5 Đổi mới nhận thức và tư duy về lựa chọn mô hình tăng trưởng và vượt qua bẫy thu nhập trung bình

Nhận thức và tư duy về mô hình tăng trưởng đã có những bước phát triển cơ bản Từ chỗ trước đây thực hiện mô hình tăng trưởng dựa trên cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, công nghiệp hoá theo mô hình Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, khép kín, hướng nội, tập trung phát triển công nghiệp nặng, đã chuyển dần sang công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá trong một nền kinh tế mở; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ; gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với từng bước phát triển kinh tế tri thức; chuyển nền kinh tế

từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang kết hợp phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế

Tóm lại, đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội kể từ Đại hội Đảng lần thứ

VI thể hiện ở những mục tiêu, định hướng phát triển của đất nước thông qua đường lối, chủ trương, chính sách lớn và được thể chế hóa bằng luật pháp và những chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định quan trọng nhất, khởi đầu và định hướng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong 30 năm qua Dựa trên nền tảng tư duy đó, trong 30 năm qua, nền kinh tế nước

ta đã đạt được những thành tựu quan trọng Tuy nhiên, cho đến nay, tư duy nhận thức đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh mới

Trang 28

2 Những hạn chế trong đổi mới nhận thức và tư duy về phát triển kinh

tế - xã hội ở nước ta hiện nay

2.1 Những hạn chế trong đổi mới nhận thức và tư duy về mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN

Thứ nhất, về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ

nghĩa Nhiều nội dung trong tư duy lý luận về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được luận giải một cách rõ ràng, có căn

cứ khoa học Việc khẳng định mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng XHCN làm cho việc xác định rõ mối quan hệ giữa hai phạm trù: kinh tế thị trường và định hướng XHCN trở thành nội dung cốt lõi trong việc đổi mới nhận thức ở nước ta trong 30 năm qua và những năm tới Từ đây, có hai vấn

đề nổi bật đang đặt ra Một là, chưa làm rõ nội hàm, bản chất của mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; Hai là, chưa luận giải rõ ràng

có căn cứ lý luận và thực tiễn về tính định hướng XHCN, nhất là nội dung định hướng XHCN trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ Vì vậy, cho đến nay vẫn còn

có nhiều ý kiến chưa đồng nhất trong việc nhận thức về mô hình tổng quát này Chúng tôi cho rằng, việc giải thích nội hàm của khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa rõ, thiếu tính thuyết phục; chưa làm rõ mối quan

hệ giữa yêu cầu phát triển kinh tế thị trường đầy đủ, đồng bộ, hiện đại và tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường; việc luận giải một số nội dung và thực thi chính sách liên quan đến khái niệm này chưa phù hợp với bản chất và quy luật vận

động của nền kinh tế thị trường hiện đại và thực chất là sự níu kéo của tư duy cũ

Đại hội Đảng lần thứ XI giải thích về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

như sau: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đây là hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội

Đây là khái niệm chưa tạo được sự đồng thuận cao trong giới khoa học và xã hội Việc giải thích, áp dụng khái niệm này để triển khai các chính sách, biện pháp trong thực tế nhiều năm qua đã tạo ra sự méo mó của cơ chế thị trường đích thực Nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội là điều chưa có và chưa được hiểu rõ

Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội tương lai, chưa xuất hiện và sẽ còn rất lâu mới xuất hiện ở nước ta và do đó chưa được định hình, chưa xác định rõ được nguyên tắc hoạt động và bản chất của nó Vì vậy, nếu lấy nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa

Trang 29

xã hội đã từng tồn tại trước đây ở nước ta hay ở Liên Xô và các nước Đông Âu để

“dẫn dắt” kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta thì là sự trở lại với tư duy cũ

Việc Việt Nam xác định mô hình kinh tế tổng quát là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và coi việc dùng cụm từ định hướng xã hội chủ nghĩa

là riêng có, là độc đáo của Việt Nam cũng cần phải được luận chứng khoa học hơn

Thứ hai, về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nhận

thức về nội hàm của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước

ta đã ngày càng được xác định rõ nét hơn Tuy nhiên, cho đến đến nay, trong giới nghiên cứu vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về mô hình này

Quan niệm về CNXH của Việt Nam vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể, vẫn chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa mô hình CNXH truyền thống và mô hình kinh tế thị trường hiện đại Hai mô hình kinh tế này vận hành theo những quy luật kinh tế riêng có, không thể vừa theo quy luật kinh tế của mô hình này lại vừa áp dụng các quy

luật của mô hình kinh tế kia được Nhận thức cho rằng: Kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của nền kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm tính định hướng chưa được luận giải một cách khoa học

Cho đến nay vẫn chưa hình thành được khung lý luận đầy đủ, có thuyết phục cao và chưa tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường

Cần xác định rõ hơn nội hàm của mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, đảm bảo cho các quy luật của kinh tế thị trường được hình thành và vận hành thực sự thông suốt, phù hợp với đặc điểm của giai đoạn đầu của thời kỳ quá

độ, tránh việc áp đặt chủ quan duy ý chí về sự chi phối của quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa

Thứ ba, về một số nội dung của định hướng xã hội chủ nghĩa

Nội dung của định hướng xã hội chủ nghĩa như đã nêu trong các văn bản

của Đảng và Nhà nước là chưa rõ, còn chung chung, thiếu tính thuyết phục, nhất

là nội dụng cụ thể của tính định hướng XHCN trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ; chưa luận giải rõ, có cơ sở khoa học và thực tiễn về bản chất và đặc trưng của tính định hướng xã hội chủ nghĩa

Như đã nêu ở trên, Đại hội XI của Đảng đã nêu lên tám đặc trưng của mô hình

xã hội XHCN mà Việt Nam xây dựng, tám phương hướng cơ bản của con đường đi lên CNXH ở nước ta và tám mối quan hệ lớn phải chú trọng giải quyết trong quá

Trang 30

trình đi lên CNXH Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có luận giải thật đầy đủ và thấu đáo về các đặc trưng của mô hình; về vị trí, vai trò và nội dung của việc giải quyết tám mối quan hệ Nhiều nội dung cụ thể của tám mối quan hệ, tính đặc thù, tính phổ biến của các mối quan hệ và việc xử lý các mối quan hệ này trong thực tiễn chưa phù hợp

2.2 Những hạn chế trong đổi mới nhận thức và tư duy về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế

Thứ nhất, về quan hệ sở hữu Tư duy về chế độ sở hữu chưa phù hợp với lý

luận và thực tiễn: Hiện vẫn đang khẳng định có ba chế độ sở hữu là sở hữu toàn dân,

sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trong khi lý luận và thực tiễn thế giới chỉ có hai chế độ sở hữu: công hữu và tư hữu, tồn tại với nhiều hình thức khác nhau Tư duy về kinh tế tư nhân chưa thật rõ ràng, dứt khoát; vẫn còn có tư tưởng coi quan hệ sản xuất, trong đó có quan hệ sở hữu như là mục tiêu, chứ không phải là tạo điều kiện giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất

Nhận thức về sở hữu còn chưa rõ ràng, dẫn đến sự lúng túng trong thể chế hóa sở hữu trong khu vực doanh nghiệp nhà nước Vẫn xác nhận và duy trì khái niệm sở hữu toàn dân nhưng chưa có sự luận giải rõ ràng về bản chất và nội hàm của hình thức sở hữu này

Tư duy về Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân

chưa được luận giải thấu đáo, vẫn coi chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về các tư liệu sản xuất chủ yếu là bản chất cốt lõi của tính định hướng xã hội chủ nghĩa Việc xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là sự áp đặt ý chí chủ quan, tạo sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế ngay trong tư duy và chính sách phát triển

Thứ hai, về thành phần kinh tế Tư duy về việc xác định các thành phần kinh tế

vẫn chưa rõ ràng và thậm chí có sự mâu thuẫn Mỗi kỳ đại hội Đảng lại có cách phân định thành phần kinh tế khác nhau và chưa tạo được sự thống nhất, chưa dựa trên luận giải khoa học chặt chẽ, do đó tạo ra sự thiếu nhất quán trong tư duy

Quan niệm về nội hàm, bản chất của thành phần kinh tế nhà nước là chưa phù hợp với lý luận và thực tiễn và tạo ra sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế ngay từ khi phân loại thành phần và từ nội hàm của phạm trù này

2.3 Những hạn chế trong đổi mới nhận thức và tư duy về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; về đảng cầm quyền, về Nhà nước và thị trường và thể chế kinh tế; về vấn đề dân chủ và xã hội dân sự

Thứ nhất, về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị Đổi mới chính trị đã diễn ra

chậm và ít hiệu quả, chưa thực sự gắn với đổi mới kinh tế Về cơ bản, hệ thống chính trị và

Trang 31

mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý trong 30 năm vừa qua chưa có sự thay đổi đáng kể, chưa tạo được sự đột phá Chưa hình thành một hệ thống lý luận về đổi mới hệ thống chính trị trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất

là trong chặng đầu của thời kỳ quá độ

Trong nhận thức, đã đồng nhất chính trị với hệ thống chính trị, chưa phân biệt

rõ giữa đổi mới chính trị với đổi mới hệ thống chính trị Một số nội dung về đổi mới chính trị chưa được làm rõ

Thứ hai, về Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng Nhận thức và

tư duy về một số vấn đề quan trọng liên quan đến Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng còn thiếu tính hệ thống, chưa được lý giải một cách rõ ràng, nhất quán như: Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và nhà nước quản lý chưa được thể chế hóa Điều

đó thể hiện cụ thể như sau:

- Nhiều vấn đề lý luận về Đảng cầm quyền trong quá trình xây dựng nền kinh

tế thị trường hiện đại chưa được xác định rõ, một số vấn đề có tính nguyên tắc về vai trò lãnh đạo của Đảng chưa được luận giải có căn cứ khoa học

- Chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, chức năng, mô hình, cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong điều kiện có một đảng độc quyền lãnh đạo

- Thiếu sự nhất quán và còn có khoảng cách rất lớn giữa tư duy, nhận thức, giữa những nội dung được nêu trong văn bản với việc triển khai, thực thi trong đời sống thực tiễn về các vấn đề: mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý,

về nhà nước pháp quyền, về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Thứ ba, về Nhà nước và thị trường Tư duy về vai trò của nhà nước và mối

quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần được làm rõ hơn cả về phương diện lý luận và thực tiễn Vẫn còn có nhận thức cho rằng Nhà nước đứng ngoài thị trường, điều khiển thị trường; coi thị trường là do nhà nước thiết thiết lập và vận hành, chứ không phải là thực thể khách quan

Do nhận thức chưa đầy đủ về mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước và thị trường, nên trong thực tiễn chưa có sự đổi mới căn bản về vai trò, chức năng của nhà nước theo mô hình kinh tế thị trường hiện đại

Thứ tư, về thể chế kinh tế Hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế vẫn thiếu nhất

quán, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới mạnh mẽ hoạt động quản

lý kinh tế - xã hội của đất nước Hệ thống luật pháp được ban hành mới đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chưa đạt yêu cầu về chất lượng

Trang 32

Vấn đề trầm trọng nhất của hệ thống luật pháp và thể chế kinh tế nước ta là hiệu lực thi hành yếu kém Thể chế kinh tế hiện hành vẫn chưa xác định đủ rành mạch và rõ ràng về vai trò, chức năng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Vai trò “cầm lái”, dẫn dắt và điều tiết nền kinh tế vẫn mờ nhạt, trong khi lại nặng về ôm đồm, xử lý tình huống, sự việc, can thiệp hành chính Chưa tạo được hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh đầy đủ cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng kinh doanh, tự chủ kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường

Thể chế kinh tế thị trường ở nước ta vẫn chưa tôn trọng vai trò và chức năng của thị trường, chưa coi thị trường là một thực thể khách quan, vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó

Thứ năm, về vấn đề dân chủ và xã hội dân sự Trong thực tiễn, việc thực hành

dân chủ chưa được thể chế hóa, còn có khoảng cách lớn giữa nhận thức và thực tiễn, giữa tư duy và hành động; trong thực tiễn, chưa coi dân chủ là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội Điều đó thể hiện cụ thể như sau:

- Chưa coi trọng đúng mức các hình thức dân chủ trực tiếp, chưa làm rõ mối quan hệ giữa dân chủ và tập trung; dân chủ trong Đảng và trong xã hội mang tính hình thức còn khá phổ biến Trong nhận thức và hành động vẫn chưa mạnh dạn thực

sự giải phóng tư tưởng, chưa phát huy dân chủ thực sự

- Chưa có nhận thức đúng về vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp; tính phi Chính phủ, tính độc lập của các tổ chức xã hội chưa rõ nét, một số hội thực chất là “cánh tay nối dài, công cụ” của Nhà nước; chưa có luật về hội, hiệp hội

- Chưa nhận thức đúng về xã hội dân sự và vai trò quan trọng của tổ chức xã hội dân sự trong nền kinh tế thị trường hiện đại

2.4 Những hạn chế trong đổi mới nhận thức và tư duy về hội nhập kinh tế quốc

tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

Thứ nhất, hội nhập với bên ngoài được đẩy mạnh, hội nhập bên trong rất chậm, thậm chí rất yếu; Thứ hai, chưa thực sự nhận thức đúng và khách quan về phát huy

nội lực và ngoại lực nên đã coi hội nhập luôn chỉ là cơ hội, yếu tố bên ngoài, chứ

không phải là động lực của sự phát triển; Thứ ba, chưa có giải pháp kịp thời, hữu

hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và hàng hoá Việt

Nam Thứ tư, tư duy nhận thức về vấn đề độc lập tự chủ chưa đầy đủ và toàn diện,

Trang 33

giải quyết không tốt mối quan hệ giữa hội nhập và độc lập tự chủ, trong đó có độc lập tự chủ về kinh tế

2.5 Những hạn chế trong đổi mới nhận thức và tư duy về mô hình tăng trưởng

và vượt qua bẫy thu nhập trung bình

Chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng đã được đặt ra trong những năm gần đây Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tái cơ cấu chưa đạt được mục tiêu mong muốn Nhận thức lý luận về mô hình tăng trưởng còn nhiều hạn chế Chủ trương, chính sách về chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới chỉ mang tính định hướng Nội dung, tiêu chí lộ trình và bước đi cụ thể để hạn chế tăng trưởng theo chiều rộng, thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu chưa được xác định rõ Việc nhận thức phát triển lực lượng sản xuất vẫn thiên về hướng tiệm tiến, chưa thực sự quyết liệt và thiếu đồng bộ Trong tư duy phát triển lực lượng sản xuất vẫn chủ yếu coi trọng mặt số lượng chưa chú trọng nhiều đến mặt chất lượng

Đã có nhận thức rõ về yêu cầu đổi mới cơ chế, chính sách nhằm phát triển lực lượng sản xuất nhưng trong quá trình chỉ đạo, thực hiện vẫn có những lúng túng, đắn

đo và do đó gây cản trở đến mức độ huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong phát triển lực lượng sản xuất Mặc dù đã xác định được những khâu đột phá chiến lược trong phát triển lực lượng sản xuất nhưng quá trình

tổ chức, triển khai thực hiện vẫn còn chưa quyết liệt và đồng bộ

Mô hình tăng trưởng mà chúng ta thực hiện trong 30 năm qua đang bộc lộ

những điểm yếu cơ bản và nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là rất hiện hữu Điều đó thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhưng chưa tạo tiền đề để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình; thứ hai, chất lượng tăng trưởng thấp và khả năng để đạt được mức thu nhập trung bình cao là khá lâu dài Thứ ba, thực hiện tái cơ cấu chậm và chưa hiệu quả; Thứ tư, mức sống, mức thu nhập của một bộ phận

lớn dân cư có xu hướng giảm dần, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết

3 Nguyên nhân hạn chế và bài học kinh nghiệm

3.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, sự tác động dai dẳng của tư duy về mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp

Công cuộc đổi mới với việc từ bỏ mô hình kinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế theo cơ chế kinh tế thị trường là một vấn đề mới Việc dứt bỏ hoàn toàn tư duy kinh

tế cũ vốn đã được hình thành từ khá lâu và đã được thấm sâu vào trong suy nghĩ và hành động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược, của đảng viên và toàn xã hội

Trang 34

là vấn đề không dễ dàng, cần có thời gian và thực tiễn kiểm nghiệm Mặt khác, kinh

tế thị trường mới xuất hiện ở nước ta trong một thời gian ngắn, có rất nhiều vấn đề

lý luận và thực tiễn về kinh tế thị trường cũng cần có thời gian để nghiên cứu, giải quyết một cách thấu đáo

Thứ hai, xây dựng và phát triển hệ thống lý luận mới, đáp ứng được yêu cầu

phát triển mới của đất nước là vấn đề khó khăn, phức tạp

Về tư duy nhận thức, để hình thành được tư duy lý luận về mô hình kinh tế mới, hay nói cách khác là để hình thành được một chủ thuyết mới thực sự khoa học, chúng

ta phải đồng thời phải giải quyết nhiều vấn đề lý luận mới Đây là những vấn đề phức tạp cả về tư duy nhận thức cũng như thực thi các chính sách cụ thể trong thực tiễn, vì vậy khó tránh khỏi những hạn chế nhất định

3.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, lý luận lạc hậu với thực tiễn, đi sau thực tiễn, chưa kịp thời giải đáp

được một số vấn đề của thực tiễn luôn thay đổi ở nước ta Nhận thức lý luận về một

số nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN còn chưa phù hợp và chưa nhất quán, chưa tạo được sự đồng thuận cao trong lãnh đạo, trong giới nghiên cứu và toàn xã hội; chưa hình thành chủ thuyết khoa học về thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN chậm được thể chế hóa, nhiều vấn đề tư duy lý luận chưa được giải quyết thấu đáo

Thứ hai, tình trạng bao cấp tư duy trong thời gian dài, do đó làm thui chột

những tư duy mới, sáng tạo và ảnh hưởng của tư duy chạy theo số lượng, hình thức Những tác động, ảnh hưởng của tư duy và phương thức quản lý, vận hành của cơ chế cũ còn nặng nề, chưa có thái độ dứt khoát với phương thức quản lý, điều hành của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp Tư tưởng bảo thủ, trì trệ, lo sợ diễn biến hòa bình, không tôn trọng quy luật khách quan; chưa thực sự dân chủ, tranh luận khoa học; năng lực đội ngũ cán bộ công chức, bệnh quan liêu và sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên cũng là những nguyên nhân làm hạn chế tư duy mới

Thứ ba, công tác tổng kết, nghiên cứu lý luận về các vấn đề trên chưa được

chú trọng đúng mức Trong những năm qua, công tác nghiên cứu, tổng kết lý luận tuy đã được chú ý nhưng chưa đạt được so với yêu cầu của tiếp tục đổi mới mạnh

mẽ tư duy Nhiều vấn đề đã được nghiên cứu nhưng chưa được tổng kết thành lý luận và chưa được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn

Trang 35

3.3 Bài học kinh nghiệm về đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội

Thứ nhất, đổi mới tư duy là yếu tố quyết định và mở đường cho sự phát triển kinh tế

- xã hội Việt Nam hiện nay và những năm tới Thứ hai, đổi mới tư duy một cách đồng bộ,

kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phục vụ thực tiễn Thứ ba, không ngừng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn Thứ tư, đổi mới tư duy trên cơ sở nâng cao năng lực của Đảng lãnh

đạo, phát huy dân chủ và sức sáng tạo của nhân dân là nhân tố quyết định thành công của sự

nghiệp đổi mới Thứ năm, đổi mới tư duy của lãnh đạo, nhất là lãnh đạo cấp chiến lược, có

ý nghĩa quyết định trong việc hình thành tư tư duy mới

4 Quan điểm và định hướng đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới

Có thể nhận thấy rằng, 30 năm đổi mới vừa qua được coi là làn sóng đổi mới lần thứ nhất, là giai đoạn khởi đầu của công cuộc đổi mới, chuyển nền kinh tế vận

hành theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang vận hành theo cơ chế thế trường, thực hiện tự do hóa thị trường và hội nhập quốc tế Đó là quá trình

đổi mới một cách tuần tự để từng bước khẳng định con đường phát triển theo xu thế

phát triển của thời đại và hội nhập quốc tế của đất nước Tuy nhiên, dư địa cho bước đột phát mới đã bị tới hạn nếu chỉ dựa trên nền tảng tư duy hiện nay, hay nói cách khác, tư duy và việc thực thi các chính sách hiện nay đã bộc lộ nhiều nút thắt, cản trở tiến trình đổi mới mạnh mẽ hơn nữa.Vì vậy, cần có bước đột phá mới về tư duy, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nhất quán hơn với trình độ cao hơn cả về chiều rộng và chiều sâu, thực sự hình thành nền kinh tế thị trường hiện đại, đồng bộ, theo chuẩn mực quốc tế

4.1 Các quan điểm chủ yếu về tư duy mới trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới

Thứ nhất, tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam phải phù hợp với

thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Quan điểm này đòi hỏi, để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với những điều kiện, bối cảnh mới của quốc tế, khu vực và trong nước, cần phải tạo ra một cơ chế quản lý kinh tế mới thích hợp, nhằm không chỉ tháo gỡ kịp thời các nút thắt đang làm cản trở, giảm hiệu quả sự phát triển mà còn tạo ra động lực mới, sức

bật mới cho sự phát triển

Thứ hai, tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam phải phù hợp với bối

cảnh mới về hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại

Bước vào giai đoạn phát triển mới, Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện thể chế

Trang 36

kinh tế - xã hội vận hành theo hướng vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch, vừa thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, hỗ trợ tốt cho việc chủ động và tích cực hội nhập với kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương mà Việt Nam đã cam kết thực hiện Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam phải nhằm tạo lập các thể chế thúc đẩy sự phát triển kinh tế -

xã hội trên cơ sở tận dụng tốt cơ hội, thời cơ do hội nhập mang lại và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường

Thứ ba, tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam phải thúc đẩy

chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đảm bảo tiến kịp với các nước có trình độ phát triển cao trong khu vực, tránh bẫy thu nhập trung bình

Quán triệt quan điểm này đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt hơn đối với việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế - xã hội nhằm tạo động lực, cú huých mới để các chủ thể tham gia nền kinh tế có điều kiện, có môi trường hấp dẫn và thông thoáng trong việc phát huy sức mạnh, sức sáng tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Việc đổi mới tư duy theo hướng sớm tạo ra thể chế kinh tế

- xã hội thích ứng nhằm phát huy tốt vai trò như trên là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội

Thứ tư, tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam phải đảm bảo nâng

cao phúc lợi xã hội của dân cư; giảm sự tách biệt xã hội và bất bình đẳng trong mọi tầng lớp dân cư

Thực hiện quan điểm này đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển bền vững gắn với tiến bộ, công bằng xã hội Tư duy mới phải hướng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vào phục vụ tối đa lợi ích của người dân, xây

dựng xã hội thực sự của dân, do dân và vì dân

Thứ năm, tư duy mới trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam phải đảm bảo

thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân vào đường lối đổi mới, nhằm hướng tới xây dựng một xã hội nhân ái, đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhau, một Nhà nước gọn nhẹ, trong sạch, vững mạnh, một chính quyền thực sự đại diện cho lợi ích của người dân và doanh nghiệp

4.2 Định hướng đổi mới mạnh mẽ về tư duy, nhận thức và hành động, đảm bảo phát triển có hiệu quả, bền vững kinh tế - xã hội và thoát bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam những năm tới

Thứ nhất, đổi mới tư duy, nhận thức về mô hình phát triển phù hợp với quy

luật của nền kinh tế thị trường hiện đại

Chúng tôi cho rằng mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam là nền kinh tế thị

Trang 37

trường hiện đại Việt Nam, coi đó là một trong những điều kiện cơ bản để giữ vững

và thực hiện có kết quả tốt hơn định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình tiếp tục công cuộc đổi mới, phát triển đất nước Nói cách khác, Việt Nam phải xây dựng một

nền kinh tế thị trường đồng bộ, hướng tới nền kinh tế thị trường hiện đại

Thứ hai, đổi mới tư duy nhận thức về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế

trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Về chế độ sở hữu, xác định nền kinh tế Việt Nam có hai chế độ sở hữu là công hữu

và tư hữu, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế Các hình thức sở hữu đa

dạng theo hướng sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp sẽ là phổ biến

Về thành phần kinh tế Theo chúng tôi, nếu có phân loại thành phần kinh tế, thì

nền kinh tế Việt Nam hiện nay có 3 thành phần kinh tế: thành phần kinh tế nhà nước, gồm các doanh nghiệp nhà nước; thành phần kinh tế tư nhân, gồm các doanh nghiệp tư nhân; và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Ba thành phần kinh tế nêu trên tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, trong đó thành phần kinh tế nhà nước tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội; thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tạo ra hiệu quả kinh tế thuần cho nền kinh tế, thực hiện vai trò động lực phát triển kinh tế

Thứ ba, đổi mới tư duy, nhận thức về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, về

Nhà nước và thị trường, về Nhà nước và Đảng cầm quyền, về Nhà nước và xã hội dân sự

Về Nhà nước pháp quyền và nền dân chủ Xây dựng nhà nước pháp quyền theo

hướng thật sự bảo đảm được tính độc lập cần thiết của ba quyền lập pháp, hành pháp,

tư pháp, đặc biệt là có sự kiểm soát lẫn nhau giữa ba quyền đó có hiệu lực, hiệu quả

Cơ cấu Quốc hội gồm hai phần: ít nhất có 50% là đại biểu chuyên trách để tập trung xây dựng và thẩm định pháp luật bao gồm các chuyên gia am hiểu nhất (tương đương thượng viện ở các nước) và 50% đại biểu khác kiêm nhiệm, đại diện cho các tầng lớp nhân dân, các giới, thành phần trong xã hội, các vùng miền, địa phương

Đổi mới bộ máy Chính phủ và chính quyền các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò có tính quyết định của người đứng đầu; chỉ sử dụng những cán bộ, công chức

có đủ năng lực và phẩm chất tốt; xây dựng cơ chế thực sự lựa chọn được người có tài, có đức Thực hiện nghiêm túc việc công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình Thực hiện công bằng cho con người và văn minh xã hội Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, không có vùng cấm theo chức vụ trong Đảng, chính quyền,

Trang 38

không giới hạn về đương chức hay đã về hưu, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, phấn đấu để nước ta đứng vào hàng các quốc gia hàng đầu thế giới về minh bạch không tham nhũng Môi trường sống được gìn giữ trong sạch, bền vững; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

Thúc đẩy đổi mới chính trị để thực sự mở đường cho đổi mới kinh tế Trước

hết, cần thực hiện dân chủ trong Đảng, để Đảng thực sự là người lãnh đạo và

“người đầy tớ” thật trung thành của nhân dân, đồng thời thực hành dân chủ thực chất, rộng rãi

Muốn vậy, trước hết cần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, chỉnh đốn Đảng về tổ chức để Đảng thật sự đại diện ý chí và lợi ích của nhân dân, là trí tuệ và lương tâm của dân tộc, gắn bó với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, từ đó tạo nên

sự đồng thuận cao trong xã hội; phát huy tiềm năng, sức mạnh của toàn dân tộc hướng vào mục tiêu chung dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Không để người dân đứng ngoài quá trình phát triển, kể cả quá trình hoạch định chiến lược, chính sách đến tổ chức và kiểm tra thực hiện

Yếu tố quyết định sự phát triển trong điều kiện mới là: Lãnh đạo anh minh, trong sáng; toàn dân đoàn kết, dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất

Tư duy về tổ chức hệ thống chính trị Cần mạnh dạn đổi mới tổ chức hệ thống

chính trị của nước ta hiện nay theo hướng: đối với Đảng, kiên quyết loại bỏ những đảng viên yếu kém ra khỏi hàng ngũ của Đảng, tập trung nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp, từ đó lấy lại lòng tin của nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước, với dân tộc Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, trước hết không nên coi cán bộ trong các tổ chức này là công chức nhà nước; các

tổ chức chính trị - xã hội phải chuyển sang tự trang trải mọi chi phí hoạt động

Ngân sách Nhà nước chỉ dùng để nuôi bộ máy công quyền và hỗ trợ phát triển các dịch vụ công cho xã hội Nhà nước phải trả lương cao cho đội ngũ công chức, ít nhất phải bảo đảm cho đội ngũ này có mức thu nhập và mức sống tương đương với tầng lớp trung lưu trong xã hội

Tư duy về xây dựng xã hội dân sự Chúng tôi cho rằng, Việt Nam thật sự muốn

trở thành một nước công nghiệp hiện đại, cần đổi mới nhận thức đối với xã hội dân

sự, công nhận xã hội dân sự và coi các tổ chức xã hội dân sự là một bộ phận của thể chế thị trường hiện đại; có chính sách, cơ chế phù hợp để tạo điều kiện cho xã hội dân

sự hình thành và phát triển vì lợi ích quốc gia, dân tộc

Thứ tư, đổi mới tư duy, nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền

kinh tế độc lập tự chủ nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

Trang 39

Trong bối cảnh mới, phải coi hội nhập quốc tế là phương thức, điều kiện để xây dựng nền kinh tế, độc lập tự chủ tốt hơn và xác định rõ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vừa là yêu cầu bức thiết, vừa là nhân tố thúc đẩy hội nhập quốc tế phát triển Theo đó, hội nhập trong những năm tới cần thực hiện theo các hướng chủ yếu sau đây: i) hội nhập quốc tế hiệu quả phù hợp với giai đoạn mới; ii) khắc phục tình trạng lệ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc và một số ít nước; iii) đổi mới chính sách thu hút và sử dụng FDI Đồng thời, cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ

để sớm tạo ra các tập đoàn kinh doanh thực sự mạnh, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và iv) đổi mới chính sách và hoạt động thương mại quốc tế và các hoạt động khác

Thứ năm, đổi mới tư duy nhận thức về tăng trưởng và phát triển kinh tế, vượt

bẫy thu nhập trung bình, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội

Điều này đòi hỏi: i) đổi mới và tái cơ cấu nền kinh tế hiệu quả; ii) cách thức tăng trưởng cân đối hơn giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao năng suất lao động

xã hội; iii) thực hành triệt để chính sách tiết kiệm, chống lãng phí; iv) thực hiện hiệu quả chính sách thúc đẩy kinh tế vùng, trong đó kinh tế các địa phương được tự chủ phát triển trên cơ sở lợi thế riêng có của địa phương, nhưng không trở thành nền kinh tế “con”, phá vỡ cơ cấu kinh tế vùng; cơ cấu kinh tế vùng phải là một bộ phận hữu cơ trong cơ cấu chung của nền kinh tế; v) các thành phần kinh tế thực sự bình đẳng và không phân biệt đối xử; vi) chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập

và định hướng xuất khẩu, kết nối được nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và toàn cầu, cải thiện và nâng cao vị thế của doanh nghiệp, của ngành và cả nền kinh tế trong chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời, chú ý hợp lý hơn đến nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước; và vii) kết hợp hài hoà vai trò của nhà nước và thị trường trong phân bố nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kết luận

Trong gần 30 năm thực hiện đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung

Thực hiện quá trình này, vừa là sự tất yếu hợp với quy luật phát triển chung của thế giới, vừa đáp ứng yêu cầu nội tại của đất nước nhằm tạo động lực mới cho

sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới Tuy nhiên, trên thực tế, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua dường như đã không còn đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới Trong điều kiện đó, nếu

Trang 40

không có sự thay đổi mang tính đột phá mới nhằm tháo gỡ “những nút thắt”, những rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thì Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn và sẽ tụt hậu so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới Để tạo ra động lực mới nhằm huy động tối ưu và hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, sức mạnh của toàn dân tộc vào phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, độc lập chủ quyền và toàn diện lãnh thổ trong bối cảnh mới, cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tư duy nhận thức và hành động, tạo bước đột phá trong giai đoạn phát triển mới

Tài liệu tham khảo

1 Vũ Đình Bách (2008), Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam,

NXB Chính trị Quốc gia

2 Ban chấp hành TW, Ban chỉ đạo sơ kết (2014), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

3 Ban Kinh tế Trung ương (2015), Ban chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016)

4 Nguyễn Đình Cung (2015), Báo cáo nghiên cứu “Đổi mới tư duy và tháo bỏ nút thắt thể chế để chuyển mạnh nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại”

5 Mai Ngọc Cường (2014), Phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Báo cáo phục vụ tổng kết 30 năm về phát

triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

6 Đảng CSVN, Ban chỉ đạo tổng kết (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), NXB Chính trị Quốc gia

7 Đảng CSVN, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến XI, Nxb

Chính trị Quốc gia, năm 2005, 2006, 2008, 2011

8 Hoàng Văn Hoa (2010), Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, Nxb Chính trị Quốc gia

9 Đặng Thị Loan, Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (2006), Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2006) - Thành tựu và những vấn đề đặt ra, Nxb Đại

học Kinh tế Quốc dân

Ngày đăng: 09/09/2016, 08:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ trưởng Tài chính (2003), Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/9/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm
Tác giả: Bộ trưởng Tài chính
Năm: 2003
14. Nguyễn Thanh Nga (2015), Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, luận án tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thanh Nga
Năm: 2015
18. Hoàng Trần Hậu và Nguyễn Tiến Hùng (2013), Giám sát an toàn tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát an toàn tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam
Tác giả: Hoàng Trần Hậu và Nguyễn Tiến Hùng
Năm: 2013
25. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Kinh doanh bảo hiểm- Luật số 24/2000/QH10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Kinh doanh bảo hiểm-
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2000
26. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm- Luật số 61/2010/QH12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2010
17. The Bank of Canada (2006), “Banking on insurance: Bank retailing of insurance products” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Banking on insurance: Bank retailing of insurance products
Tác giả: The Bank of Canada
Năm: 2006
2. Bộ trưởng Tài chính (2007), Thông tư 156/TT-BTC ngày 20/12/2007hướng dẫn Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm Khác
3. Bộ trưởng Tài chính (2009), Quyết định số 288/QĐ-BTC ngày 12/2/2009quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Khác
4. Bộ trưởng Tài chính (2012),Quyết định số 2330/QĐ-BTC ngày 18/9/2012 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2015 Khác
5. Công ty Chứng khoán VPBank (2014), Báo cáo Ngành bảo hiểm Việt Nam Khác
6. Cục quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương (2010), Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực Khác
7. Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (2009), Báo cáo Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025 Khác
8. Phạm Thị Định, Nguyễn Thành Vinh (2015), Chất lượng dịch vụ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam Khác
9. Lê Ngọc Hải (2013), Luận án tiến sĩ Nghiên cứu công cụ điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện thực thi luật Ngân hàng thời kỳ hội nhập Khác
10. Nguyễn Quách Minh Hồng (2010), Sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Khác
11. Gia Linh (2015), Bảo hiểm nhân thọ đẩy nhanh kế hoạch cuối năm Khác
12. Gia Linh (2015), Thách thức mới trong bảo hiểm liên kết ngân hàng Khác
13. Mộc Miên (2015), Lãi suất ngân hàng giảm và câu hỏi lợi nhuận tài chính ngành bảo hiểm Khác
15. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2015), Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm ngân hàng tại Việt Nam Khác
16. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2015), Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2014 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w