MỞ ĐẦU Cán bộ, công tác cán bộ và công tác bảo vệ Đảng là một trong những vấn đề có tầm quan trọng quyết định đến toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Bởi vì, cán bộ là người góp phần tích cực vào quá trình xây dựng tổ chức đảng, giữ gìn và cụ thể hoá, phát triển, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Bảo vệ Đảng góp phần làm cho Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu những tư tưởng làm cơ sở nền tảng cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng. Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” C.Mác đã khẳng định: Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn1, tr181. C.Mác và Ph.Ăngghen đã thấy rõ vai trò quan trọng của công tác bảo vệ Đảng, liên quan đến sự tồn tại, phát triển của Đảng và sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trong thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ mà chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, rất coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cho đảng công nhân dân chủ xã hội Nga: Những nhà chính trị của giai cấp, những nhà chính trị vô sản. Để lật đổ chế độ Nga Hoàng, ngay từ ngày thành lập Đảng, V.I.Lênin đã coi trọng cán bộ và công tác cán bộ, công tác bảo vệ Đảng. Người đã đấu tranh bền bỉ không khoan nhượng với bọn cơ hội phản động, nhất là bọn Menêvích trong Đảng, xây dựng Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga trở thành một Đảng kiểu mới. Đây là một nhân tố quyết định đi đến thành công của cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Những tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ, công tác cán bộ và công tác bảo vệ Đảng được đề cập một cách toàn diện và sâu sắc qua các tác phẩm trước cách mạng Tháng Mười như: Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao?; Làm gì?; Một bước tiến, hai bước lùi; Nhà nước và cách mạng; Hai sách lược của Đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ. Ngoài ra, những tư tưởng này của V.I.Lênin, còn đề cập rất nhiều trong các tác phẩm khác. Những tư tưởng đó của V.I.Lênin, là kim chỉ nam cho hành động của các Đảng Cộng sản trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Những tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ, công tác cán bộ và công tác bảo vệ Đảng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn. Những tư tưởng đó, đã chỉ ra cho các Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga lúc bấy giờ và các Đảng Cộng sản trên thế giới sau này những cơ sở vững chắc để xây dựng một chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Những tư tưởng thể hiện ở vị trí, vai trò của cán bộ; công tác lựa chọn, sử dụng, đào tạo cán bộ,... Đó là những nhân tố cốt lõi để Đảng Cộng sản có đủ lực lượng và sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu và thi hành. Đồng thời đem tình hình báo cáo cho Đảng và Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng9, tr269. Hồ Chí Minh cho rằng để hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang, Đảng phải vững mạnh, để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng thì phải tiến hành công tác bảo vệ Đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nhiệm vụ này cùng với công tác cán bộ có tính quyết định đối với quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.
Trang 1TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: QUAN ĐIỂM CỦA LÊNIN VỀ XÂY
DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Đề tài : Tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ, công tác cán bộ,
công tác bảo vệ Đảng và sự vận dụng của Đảng ta trong công tác
xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
Lớp: CH Xây dựng Đảng và CQNN
K18.2 ( Hệ tập trung ) Đơn vị công tác: Ban tổ chức Thành ủy Kon Tum
Hà Nội, tháng 04 / 2013
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
I Tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ, công tác cán bộ và công tác bảo vệ Đảng…… 3
1 Tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ 3
2 Tư tưởng của V.I.Lênin về công tác cán bộ 9
3 Tư tưởng của V.I.Lênin về công tác bảo vệ Đảng 20
II Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ, công tác cán bộ và công tác bảo vệ Đảng trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay 25
1 Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ, công tác cán bộ trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay 25
2 Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về công tác bảo vệ trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay 31
III Ý nghĩa của việc nghiên cứu những tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ, công tác cán bộ và công tác bảo vệ Đảng … 33
KẾT LUẬN 37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu những tư tưởng làm cơ sở nền tảng cho việc xâydựng đội ngũ cán bộ của Đảng Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” C.Mác đã khẳngđịnh: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thựctiễn"[1, tr181] C.Mác và Ph.Ăngghen đã thấy rõ vai trò quan trọng của công tác bảo vệĐảng, liên quan đến sự tồn tại, phát triển của Đảng và sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Trong thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ mà chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa
đế quốc V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, rất coi trọng xâydựng đội ngũ cán bộ cho đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga: "Những nhà chính trịcủa giai cấp", những nhà chính trị vô sản Để lật đổ chế độ Nga Hoàng, ngay từ ngàythành lập Đảng, V.I.Lênin đã coi trọng cán bộ và công tác cán bộ, công tác bảo vệĐảng Người đã đấu tranh bền bỉ không khoan nhượng với bọn cơ hội phản động, nhất
là bọn Menêvích trong Đảng, xây dựng Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga trở thànhmột Đảng kiểu mới Đây là một nhân tố quyết định đi đến thành công của cách mạngTháng Mười Nga vĩ đại Những tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ, công tác cán bộ vàcông tác bảo vệ Đảng được đề cập một cách toàn diện và sâu sắc qua các tác phẩmtrước cách mạng Tháng Mười như: Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranhchống những người dân chủ - xã hội ra sao?; Làm gì?; Một bước tiến, hai bước lùi;Nhà nước và cách mạng; Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dânchủ
Ngoài ra, những tư tưởng này của V.I.Lênin, còn đề cập rất nhiều trong các tácphẩm khác Những tư tưởng đó của V.I.Lênin, là kim chỉ nam cho hành động của cácĐảng Cộng sản trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Những tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ, công tác cán bộ và công tác bảo vệĐảng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn Những tư tưởng đó, đã chỉ ra chocác Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga lúc bấy giờ và các Đảng Cộng sản trên thế
Trang 4giới sau này những cơ sở vững chắc để xây dựng một chính đảng cách mạng của giaicấp công nhân Những tư tưởng thể hiện ở vị trí, vai trò của cán bộ; công tác lựa chọn,
sử dụng, đào tạo cán bộ, Đó là những nhân tố cốt lõi để Đảng Cộng sản có đủ lựclượng và sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩacộng sản
Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cán bộ lànhững người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu
và thi hành Đồng thời đem tình hình báo cáo cho Đảng và Chính phủ hiểu rõ để đặtchính sách cho đúng"[9, tr269] Hồ Chí Minh cho rằng để hoàn thành sứ mệnh lịch sử
vẻ vang, Đảng phải vững mạnh, để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng thì phải tiếnhành công tác bảo vệ Đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nhiệm vụ này cùngvới công tác cán bộ có tính quyết định đối với quá trình tổ chức thực hiện đường lối,chính sách của Đảng
Đảng ta từ khi ra đời đến nay, luôn coi trọng cán bộ, công tác cán bộ và công tácbảo vệ Đảng, Đảng ta đã có những Nghị quyết về cán bộ, công tác cán bộ và công tácbảo vệ Đảng như: Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, Nghị quyết Trương ương 9 khóa
X, Quy định 57-QĐ/TW Hiện nay, trước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề về cán bộ, và công tác cán bộ và công tác bảo
vệ Đảng là rất quan trọng, là khâu đột phá, khâu then chốt để xây dựng thành công chủnghĩa xã hội ở Việt Nam Góp phần vào nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớmđưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển
Trang 5NỘI DUNG
I Tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ, công tác cán bộ và công tác bảo vệ Đảng
1 Tư tưởng của V.I.Lênin về cán bộ
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước Nga Sa Hoàng mới bước vào con đườngphát triển chủ nghĩa tư bản và đã phát triển nhanh chóng, mâu thuẩn giữa giai cấp côngnhân Nga và giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc Cùng với sự phát triển chủ nghĩa tư bản
ở Nga, giai cấp công nhân Nga cũng phát triển và tăng lên nhanh chóng Dần dầnnhững người công nhân tiên tiến hiểu rằng, muốn đấu tranh chống chủ nghĩa tư bảnthắng lợi phải có tổ chức và thông qua tổ chức
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã phát triển mạnh mẽ và trong giaicấp công nhân đã hình thành những tổ chức Mácxít để tiếp thu chủ nghĩa Mác, đưa chủnghĩa Mác vào giai cấp công nhân Nga và lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp côngnhân Nga Trong khi truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga, đã vấp phải trở ngại lớn,
đó là quan điểm tư tưởng của phái dân túy đang chiếm ưu thế trong công nhân tiên tiến
và tầng lớp trí thức có tinh thần cách mạng Vì vậy, muốn truyền bá chủ nghĩa Mác vàonước Nga thì phải đấu tranh chống chủ nghĩa dân túy
Năm 1898, Đại hội lần thứ nhất của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Ngatuyên bố thành lập Đảng Đại hội không thông qua được Cương lĩnh và Điều lệ, BanChấp hành Trung ương do Đại hội bầu ra đều bị bắt Sau Đại hội, đã diễn ra sự daođộng về tư tưởng, tổ chức trong Đảng Trước tình thế cấp bách của cách mạng yêucầu phải thành lập một Đảng cách mạng tập trung thống nhất của giai cấp công nhân,
có đủ khả năng lãnh đạo được phong trào cách mạng Theo V.I.Lênin, muốn thành lậpmột chính Đảng cách mạng tập trung thống nhất, trước hết, phải đánh bại các quanđiểm tư tưởng cơ hội của phái “kinh tế” biểu hiện chủ nghĩa cơ hội Béstanh ở Nga
Do đó, đòi hỏi phải có một Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, dẫn dắt phongtrào đấu tranh của giai cấp công nhân Không có đảng mácxít cách mạng thì không thểthực hiện được việc đưa hệ tư tưởng cách mạng vào phong trào công nhân Chỉ có đảngmácxít cách mạng mới có thể đề ra được đường lối chính trị đúng đắn cho giai cấpcông nhân và đông đảo quần chúng lao động V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Cuộc đấu tranh tự
Trang 6phát của giai cấp vô sản sẽ không trở thành cuộc “đấu tranh giai cấp” thực sự của giaicấp vô sản, chừng nào nó chưa được một tổ chức mạnh mẽ gồm những người cáchmạng lãnh đạo”.
Trong tình thế của nước Nga lúc bấy giờ nhiệm vụ của V.I.Lênin là chống lại vàđánh bại khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa của phái kinh tế Nga, tạo cơ sở cho việc thànhlập một chính Đảng tập trung thống nhất của giai cấp công nhân Từ đó, để Đảng lãnhđạo giai cấp công nhân, V.I.Lênin rất chú tâm đến cán bộ và công tác cán bộ, vừa đểthành lập Đảng vừa để phục vụ sự nghiệp cách mạng
Để có thể hoàn thành được mục đích, lý tưởng giải phóng loài người khỏi ápbức, bóc lột, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ rằng giai cấp công nhân phải thành lậpđược chính đảng của mình và điều đặc biệt là phải tập hợp trong đảng những phần tử
ưu tú nhất của giai cấp công nhân và trong các tầng lớp nhân dân lao động Kế thừa vàphát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ănghen về đội ngũ cán bộ của Đảng, V.I.Lênin đãnêu lên những quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ cho Đảng, những người dẫn dắtphong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân
Trong các tác phẩm V.I.Lênin đã đề cập rất nhiều đến việc thành lập một Đảngtập trung thống nhất và chú trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cho Đảng, cán bộ
đó phải là nồng cốt của Đảng, phải liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân,V.I.Lênin cho rằng: "Lịch sử phong trào công nhân ở tất cả các nước đã chỉ ra rằngtầng lớp giai cấp công nhân có nhiều hiểu biết nhất đều tiếp thu những tư tưởng củachủ nghĩa xã hội khoa học nhanh hơn và dễ dàng hơn cả Những công nhân tiên tiến,được phong trào công nhân đưa lên hàng đầu, thì đều từ trong tầng lớp ấy mà ra, họbiết tranh thủ lòng tin hoàn toàn của quần chúng giai cấp, họ toàn tâm toàn ý chăm logiáo dục và tổ chức giai cấp vô sản, họ tự giác đi theo chủ nghĩa xã hội; thậm chí họcòn tự mình tạo lý luận xã hội chủ nghĩa nữa Mọi phong trào công nhân có sức sốngđều tạo ra lãnh tụ công nhân"[4, tr339] Đây là những tư tưởng của V.I.Lênin về bướcđầu xây dựng đội ngũ cán bộ cho Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga
Cán bộ có vai trò quan trọng quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng củaĐảng Bởi vì, cán bộ của Đảng là người góp phần tích cực trong quá trình xây dựng tổchức đảng, giữ gìn tổ chức đảng, cụ thể hoá, phát triển và tổ chức thực hiện thắng lợiđường lối chính sách của Đảng Trong tác phẩm “Làm gì?”, V.I.Lênin viết: “Cuộc đấutranh chính trị của đảng dân chủ - xã hội thì rộng lớn và phức tạp hơn rất nhiều so với
Trang 7cuộc đấu tranh kinh tế của công nhân chống bọn chủ và chính phủ Tổ chức của đảngdân chủ - xã hội cách mạng cũng thế tổ chức của những người cách mạng phải baogồm trước hết và chủ yếu những người lấy hoạt động cách mạng làm nghề nghiệp
(chính vì vậy khi nói đến một tổ chức của những người cách mạng, là tôi nghĩ đến
những người cách mạng dân chủ - xã hội)”[5, tr143] Một tổ chức với những ngườicách mạng, thì hoàn toàn có thể giúp đỡ rộng rãi quần chúng, dẫn dắt phong trào đấutranh chính trị của quần chúng nhằm lật đổ giai cấp tư sản
V.I.Lênin lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới, người sáng tạo ra học thuyếtmác-xít về xây dựng đảng vô sản kiểu mới Trong các nguyên tắc xây dựng đảng,V.I.Lênin rất chú trọng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, xem đây là khâu then chốttrong công tác xây dựng đảng, quyết định sự thành bại của cách mạng vô sản Giai cấp
vô sản cần có đội ngũ cán bộ của riêng mình, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp.Trong lịch sử đã chứng minh, mỗi thời đại xã hội đều cần có con người vĩ đại và không
có con người như thế thì thời đại sẽ sáng tạo ra họ Ngay từ ngày đầu thành lập ĐảngV.I.Lênin rất coi trọng đến vai trò của cán bộ, Người khẳng định: "Trong lịch sử chưa hề
có một giai cấp nào giành được chính quyền thống trị nếu không đào tạo ra được tronghàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổchức và lãnh đạo phong trào"[4, tr473] Theo V.I.Lênin, muốn lật đổ chế độ Nga hoànggiành chính quyền, phải có đội ngũ “cán bộ chuyên nghiệp”, “không một phong tràocách mạng nào mà lại vững chắc được nếu không có một tổ chức ổn định và duy trì đượctính liên tục gồm những người lãnh đạo; một tổ chức như thế thì chủ yếu phải gồmnhững người lấy hoạt động cách mạng làm nghề nghiệp của mình”[5, tr158-159] Nếukhông có những người cách mạng như vậy thì không thể có phong trào cách mạng vữngchắc được Những người cách mạng có tính chất quyết định đến thắng lợi của sự nghiệpcách mạng
Cán bộ có vai trò rất quan trọng với tổ chức, tổ chức mạnh sẽ duy trì được phongtrào cách mạng, tổ chức sẽ thu hút được đông đảo quần chúng tham gia phong trào, cán
bộ là người lãnh đạo tổ chức, đưa phong trào đấu tranh của quần chúng từ tự phát thànhđấu tranh tự giác có tổ chức Cán bộ phải làm tốt công việc của mình cũng như làm tốtcông tác tổ chức của đảng Do đó, cán bộ phải lấy hoạt động cách mạng làm nghềnghiệp của mình
Trang 8Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Sức mạnh của Đảng chính là sức mạnhcủa quần chúng Đảng chỉ mạnh khi được quần chúng ủng hộ Chính vì vậy, cán bộ phải
là người luôn quan hệ mật thiết với quần chúng, trực tiếp hoạt động trong phong tràoquần chúng, đi vào tất cả các giai cấp và tầng lớp hướng dẫn tuyên truyền, giáo dục, giácngộ cách mạng cho quần chúng, tổ chức quần chúng làm cách mạng lật đổ giai cấp tưsản Cán bộ là "những người phát sách báo truyền đơn, những người tổ chức các tiểu tổ
và nhóm công nhân" Chính từ phong trào quần chúng mà nảy sinh ra đội ngũ cán bộ vàrèn luyện đội ngũ cán bộ "quần chúng sẽ sản sinh ra ngày càng nhiều những người cáchmạng chuyên nghiệp"[5, tr.160] Được tôi luyện trong phong trào cách mạng của quầnchúng, cán bộ được coi là một nghề; và phải luôn rèn luyện mình, để phục vụ phong tràoquần chúng: "Muốn "phục vụ" một phong trào quần chúng thì cần phải có những ngườiđặc biệt chuyên và hoàn toàn chuyên về hoạt động dân chủ xã hội và phải kiên trì, bền
bỉ, kiên quyết tự rèn luyện mình thành những người cách mạng chuyên nghiệp" [5,tr.161]
Theo V.I.Lênin, cùng với phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp vôsản với đội tiên phong của nó thì cũng tất yếu sản sinh ra đội ngũ cán bộ của giai cấp.Trong bài "Một khuynh hướng thụt lùi trong phong trào dân chủ xã hội Nga", V.I.Lênin
đã viết như sau: "Trong khi giới trí thức không hứng thú đối với các sách báo trung thực,bất hợp pháp thì trong hàng ngũ công nhân, người ta thấy lòng khao khát thiết tha muốnhiểu biết và mối nhiệt tình đối với chủ nghĩa xã hội, ngày càng tăng trong hàng ngũ côngnhân xuất hiện những anh hùng chân chính, những người này, mặc dù phải sống một đờisống thảm hại và phải làm việc như khổ sai trong công xưởng, nhưng vẫn thấy mình có
đủ nghị lực và đủ ý chí để học tập, học tập và học tập nữa, và để tự rèn luyện mình thànhngười dân chủ - xã hội giác ngộ, thành "người trí thức công nhân""[4, tr339] Lênin đãgiáo dục những công nhân tiên tiến ấy thành những cán bộ lãnh đạo tương lai của mộtđảng có nhiệm vụ lãnh đạo quần chúng nhân dân lật đổ chế độ chuyên chế và chế độ tưbản V.I.Lênin đã: " tin tưởng sâu sắc rằng cách mạng vô sản ở Nga và trên toàn thếgiới sẽ xuất hiện những nhóm người, những tầng lớp đông đảo xuất thân từ giai cấp vôsản và nông dân lao động, những người này sẽ đem đến sự hiểu biết thực tiễn về cuộcsống, tài năng tổ chức nếu không phải là của cá nhân thì cũng là của tập thể, nếu khôngnhư thế thì đạo quân hàng triệu người vô sản không thể đạt tới thắng lợi" Chính vì nhậnthấy rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ trong cách mạng vô sản, V.I.Lênin đã quan tâm
Trang 9xây dựng, củng cố và mở rộng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.V.I.Lênin đã viết: "Ở nước Nga, chúng ta đã có: "Những người trí thức" công nhân ấy rồi
và chúng ta phải hết sức làm cho hàng ngũ của họ được mở rộng không ngừng để chonhu cầu cao về tri thức của họ được hoàn toàn thoả mãn, để cho từ hàng ngũ của họ xuấthiện ra những lãnh tụ của đảng công nhân - dân chủ - xã hội Nga"[4, tr340] Từ tháng 7năm 1904 đến tháng 3 năm 1905, thời kỳ chín muồi và mở đầu cách mạng dân chủ - tưsản Nga" lần thứ I Trong bài "nhiệm vụ mới và lực lượng mới", lần đầu tiên V.I.Lênintrình bày khẩu hiệu chiến lược cơ bản của đảng bôn-sê-vích trong cuộc cách mạng dânchủ - tư sản những năm 1905 - 1907, đó là khẩu hiệu "chuyên chính dân chủ cách mạngcủa giai cấp vô sản và nông dân" Trong bài này, V.I.Lênin kịch liệt phê phán tư tưởngcứng nhắc của những tổ chức nào của đảng còn cố bám vào những hình thức hoạt động
cũ rích, và Người kêu gọi các tổ chức đảng hãy đề bạt những cán bộ trẻ, mới, mà ở họ sựnăng nổ và nhiệt tình có thể bù cho sự thiếu kinh nghiệm: "Thời đại cách mạng đối vớiĐảng dân chủ - xã hội cũng giống thời chiến đối với quân đội Phải mở rộng hàng ngũcán bộ của đội quân chúng ta Phải chuyển đội quân ấy từ chỗ là những đội quân hoàbình thành những đội quân chiến đấu, phải huy động lực lượng dự trữ và hậu bị, cần kêugọi những người vừa nhận được giấy phép nghỉ ngơi hãy đứng dưới lá quân kỳ, hãy tổchức những binh đoàn phụ trợ mới, các đơn vị và các bộ phận phục vụ không được quênrằng trong chiến tranh không tránh khỏi và cần phải bổ sung đội ngũ của mình bằngnhững tân minh ít được huấn luyện rất nhiều khi phải thay thế sĩ quan bằng những binhlính bình thường, xúc tiến và đơn giản hoá việc đề bạt binh sĩ thành sĩ quan"
Theo V.I.Lênin, cán bộ thực sự “sống trong lòng quần chúng”, phải là những cán
bộ của quần chúng, do quần chúng và phục vụ lợi ích, hạnh phúc của quần chúng nhândân Điều đó có nghĩa là, cán bộ phải là người có đầy đủ phẩm chất, năng lực, có đầy
đủ đức và tài, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, có năng lực phục vụ nhân dân, cótrình độ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân Lênin cho rằng, trong xây dựng độingũ cán bộ cần phải kiên quyết đấu tranh “không khoan nhượng” với tệ quan liêu, thamnhũng, kiên quyết “chống hiện tượng không dứt khoát, không rành mạch về nhiệm vụđược giao cho mỗi người, và chống tình trạng hoàn toàn vô trách nhiệm do hiện tượng
đó gây ra”
Cán bộ phải vừa là nhà chiến lược, vừa là nhà chiến thuật, biết đề ra chính sáchđúng phản ánh mục tiêu của giai cấp mình phù hợp với xu thế của dân tộc và nhân loại;
Trang 10xác định rõ mục tiêu và con đường đi tới, những lực lượng thực hiện, những giải pháp cơbản V.I.Lênin cho rằng: “Nếu không có "mươi" người lãnh tụ có tài, lão luyện, được đàotạo về mặt chuyên môn và được giáo dục qua trường học thực tiễn lâu dài, và đã hoàntoàn nhất trí với nhau, thì không một giai cấp nào trong xã hội hiện đại có thể tiến hànhđấu tranh một cách kiên trì được”[5, tr155] Cán bộ phải là người có đạo đức, có tri thứcvăn hoá sâu rộng, có trí tuệ và trực giác chính trị nhạy bén, ý thức được sứ mệnh chínhtrị, đồng thời có tài tổ chức và nghệ thuật lãnh đạo chính trị Họ là người có uy tín nhất,
có ảnh hưởng nhất, có kinh nghiệm nhất, giữ trách nhiệm trọng yếu nhất Những phẩmchất của người cán bộ lãnh đạo giúp họ có thể tập hợp được xung quanh mình những giaicấp trong xã hội, những người cách mạng tiêu biểu cho lợi ích của quảng đại quần chúngnhân dân Theo V.I.Lênin “Người Cộng sản phải có một cái đầu lạnh và một trái timhồng!”
2 Tư tưởng của V.I.Lênin về công tác cán bộ
2.1 Lựa chọn, tuyển dụng cán bộ
Đội ngũ cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng thì công tác cán bộ có vai trò tươngứng bởi đội ngũ cán bộ ấy cần được lựa chọn, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí.V.I.Lênin đã dạy: "Chính trị là một khoa học và một nghệ thuật không phải từ trên trờirơi xuống, mà đòi hỏi một sự cố gắng, rằng giai cấp vô sản muốn thắng giai cấp tư sảnthì phải đào tạo lấy "những nhà chính trị giai cấp" thực sự của mình, những nhà chínhtrị vô sản và không thua kém các nhà chính trị của giai cấp tư sản"
Công tác cán bộ, theo V.I.Lênin là: "Nghiên cứu con người, tìm ra những cán bộ
có bản lĩnh Hiện nay, đó là then chốt nếu không thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định
sẽ chỉ là mớ giấy lộn"
Muốn có đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài, vấn đề lựa chọn cán bộ là một khâurất quan trọng Lựa chọn cán bộ có những phẩm chất gì, trong từng giai đoạn thì tiêuchuẩn nào được quan tâm hơn? lựa chọn cán bộ từ nguồn nào? cách lựa chọn như thếnào? Trong quá trình chỉ đạo cách mạng, V.I.Lênin có nhiều bài đề cập các nội dungtrên
Trong các tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen, hai ông đã đề cập nhiều đến vấn
đề người lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng Hai ông đặt nền móng chovấn đề cán bộ lãnh đạo của giai cấp vô sản C.Mác nói: "Muốn thực hiện tư tưởng thì
Trang 11cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn" V.I.Lênin đã kế thừa và pháttriển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề này và đã chỉ rõ: Cán bộ là ngườiđứng đầu, người lãnh đạo Đó là người ưu tú được trưởng thành và phát triển trong quátrình học tập và rèn luyện Những người đó trưởng thành từ trong phong trào của quầnchúng.
Cán bộ là người tiêu biểu trong phong trào quần chúng Cán bộ trước hết phải tiêubiểu cho lợi ích của giai cấp, dân tộc, chính đảng, người cán bộ thấy được lợi ích trướcmắt và lợi ích lâu dài, cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích chính trị và quyết tâm thực hiện lợi ích
ấy Do vậy, họ sẽ động viên, lôi cuốn được đông đảo quần chúng đi theo, trở thànhphong trào chính trị sâu rộng Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cán bộ cần hội tụđược một số tố chất cơ bản như phẩm chất chính trị, năng lực chỉ huy, hiểu biết, tận tụyvới công việc, có khả năng làm việc với những người xung quanh
V.I.Lênin đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của quần chúng trong công tác cán
bộ Bởi vì phong trào cách mạng của quần chúng là những nơi sản sinh ra nhiều cán bộ
có đức, có tài được khẳng định thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, một
điều quan trọng nữa là họ được đại dương quần chúng đánh giá, tín nhiệm, nên tuyển
chọn họ sẽ yên tâm V.I.Lênin chỉ rõ: “Những công nhân tiên tiến, được mọi phong tràocông nhân đưa lên hàng đầu, thì chủ yếu đều từ trong các tầng lớp ấy mà ra; họ biếttranh thủ được lòng tin cậy hoàn toàn của quần chúng công nhân, họ toàn tâm, toàn ýchăm lo giáo dục và tổ chức giai cấp vô sản, họ tự giác đi theo chủ nghĩa xã hội;… Mọiphong trào công nhân có sức sống đều đào tạo ra được những lãnh tụ công nhân”[4,tr339]
V.I.Lênin nhận thấy những phẩm chất cách mạng tuyệt vời của nhiều cán bộ xuấtthân từ giai cấp công nhân, nên Người cho rằng cần tuyển chọn và đào tạo thật nhiềucông nhân trở thành những nhà cách mạng chuyên nghiệp, đưa họ vào các cơ quan củaĐảng, thậm chí những cơ quan cực kỳ quan trọng như Ban Chấp hành… “Để lãnh đạođược mọi việc xẩy ra trong quần chúng công nhân, phải có khả năng đi vào mọi chỗ,biết thật nhiều sự việc, nắm được mọi ngõ ngách, v.v., và v.v Vì thế mà trong Banchấp hành, nếu có thể, thì tất cả các lãnh tụ chủ yếu của phong trào công nhân phảichính là những người từ công nhân ra…” Tại Đại hội III của Đảng công nhân xã hội -dân chủ Nga, năm 1905, V.I.Lênin nhấn mạnh “Đưa công nhân vào các ban chấp hànhkhông chỉ là một nhiệm vụ giáo dục, mà còn là một nhiệm vụ chính trị: công nhân có
Trang 12bản năng giai cấp, và do ít thủ cựu về chính trị nên họ có thể khá nhanh chóng trở thànhnhững người xã hội - dân chủ kiên định Tôi rất tán thành nếu trong các ban chấp hànhcủa ta cứ hai trí thức thì có tám công nhân”.
Trong tác phẩm “làm gì?” Lênin đã phát triển những luận điểm của mình về kếhoạch xây dựng một chính đảng của giai cấp công nhân mà trước đây Người đã trình
bày trong các bài báo đăng trên tờ Tia Lửa Lênin đã phê phán những quan điểm cơ hội
chủ nghĩa của phái “kinh tế” về mặt tổ chức và chỉ rõ cho những người dân chủ - xã hộicủa giai cấp công nhân là phải có một tổ chức đảng thống nhất, tập trung của giai cấpcông nhân thì mới hoàn thành được nhiệm vụ chính trị lịch sử của giai cấp công nhân
V.I.Lênin khẳng định rằng: Nếu không có một tổ chức của những người cáchmạng như vậy thì không thể có phong trào cách mạng vững chắc được “hãy cho chúngtôi một tổ chức những người cách mạng, và chúng tôi sẽ đảo ngược nước Nga lên!”[5,tr162] Tổ chức của những người cách mạng có tính chất quyết định đến thắng lợi của
sự nghiệp cách mạng “đòi hỏi phải có cho toàn nước Nga một tổ chức thống nhất gồmnhững người cách mạng, một tổ chức có khả năng đảm nhiệm việc lãnh đạo các tổ chứcnghiệp đoàn của công nhân trong phạm vi toàn Nga.”[5, tr193] Nhiệm vụ của nhữngngười dân chủ - xã hội là phải chú ý đến việc nâng cao trình độ công nhân lên trình độnhững người cách mạng, chứ không phải tự hạ thấp xuống trình độ quần chúng côngnhân như ý muốn của những người kinh tế chủ nghĩa
V.I.Lênin cho rằng: “Cuộc đấu tranh tự phát của giai cấp vô sản sẽ không trởthành cuộc “đấu tranh giai cấp” thực sự của giai cấp vô sản, chừng nào nó chưa được
một tổ chức mạnh mẽ gồm những người cách mạng lãnh đạo” Tổ chức mạnh mẽ đó là
tổ chức đảng - một tổ chức thống nhất và tập trung của giai cấp vô sản, bao gồm trướchết và chủ yếu là những người lấy hoạt động cách mạng làm chuyên nghiệp Chỉ với tổchức như vậy mới khắc phục được tình trạng phân tán, tản mạn trong Đảng Trước tìnhtrạng phân tán, tản mạn trong Đảng lúc đó thì việc xây dựng một Đảng cách mạng tậptrung, thống nhất của giai cấp công nhân sẽ phải bắt đầu từ đâu là rất quan trọng
Cán bộ, có năng lực và trình độ khác nhau, bố trí cán bộ đúng năng lực và sởtrường mới phát huy được đội ngũ cán bộ Bố trí cán bộ phải đúng người đúng việc,V.I.Lênin coi bố trí cán bộ như trong một đại hợp tấu, mỗi người đều được giao mộtnhạc cụ khác nhau Nếu không bố trí đúng cán bộ thì đại hợp tấu sẽ dẫn đến các nhạc
cụ sẽ không ăn khớp, dẫn đến trống đánh xuôi kèn thổi ngược Người khẳng định:
Trang 13"Phải quang minh, quang minh chính đại hơn! Chúng ta cần có một đại hợp tấu; chúng
ta phải xây dựng kinh nghiệm cho mình để phân phối vai trò trong dàn hợp tấu, để đốiphó với người này thì giao cây vĩ cầm đầy tình cảm, đối với người kia thì giao cây đàntrầm cuồng bạo, đối với người khác thì giao cây gậy chỉ huy dàn nhạc"[6, tr.108] Nhưvậy, tùy trường hợp cụ thể mà bố trí những cán bộ đúng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị
Đánh giá cán bộ là việc hết sức hệ trọng, là khâu mở đầu có ý nghĩa quyết địnhtrong công tác cán bộ Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng của từng cán
bộ và đội ngũ cán bộ Đánh giá không đúng cán bộ sẽ dẫn đến lựa chọn nhầm nhữngcán bộ không đủ phẩm chất và năng lực để giao những cương vị có trọng trách, dẫn đếnhỏng việc tổn thất cho tổ chức V.I.Lênin rất quan tâm đến đánh giá cán bộ và rất coitrọng cán bộ, những người đặt lợi ích của cách mạng lên trên hết, để lựa chọn, bố trívào những chức vụ mà cách mạng cần V.I.Lênin khẳng định: "Chúng ta cần phải lựachọn cán bộ phụ trách, và ở đây, không thể có vấn đề không tín nhiệm đối với mộtngười nào đó đã không được bầu, mà chỉ có vấn đề xem xét việc đó có lợi cho sựnghiệp không, và người được lựa chọn có xứng đáng với chức vụ người đó đảm nhiệmkhông"[6, tr359]
Là người cán bộ của Đảng, theo Lênin, đó phải là những người gắn liền vớiphong trào thực tiễn của quần chúng, tập hợp được đông đảo quần chúng, biết hướngdẫn quần chúng vào công việc thực tiễn, đưa quần chúng trở thành những người cùngchung sức thực hiện Từ đó, Người đã nêu lên tiêu chuẩn của người cán bộ phải làngười có đạo đức cách mạng cao cả và tài năng cách mạng
Về đạo đức cách mạng của người cán bộ, theo V.I.Lênin, trước hết phải là ngườitrung thành vô hạn đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản; có bản lĩnh chínhtrị vững vàng và niềm tin cách mạng trước mọi khó khăn; có tính tổ chức và kỷ luậtcao, luôn chấp hành đúng các chủ trương, nghị quyết của Đảng Sự trung thành đókhông phải là lời hứa hẹn, lời tuyên bố , mà trước hết được thể hiện ở mức độ nghiêmchỉnh và trung thực chấp hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng.V.I.Lênin nhấn mạnh, cán bộ phải “tiến hành toàn bộ công tác thực tiễn theo đúngnhững nghị quyết, sách lược của Đảng”
Về tài năng cách mạng của người cán bộ, theo V.I.Lênin, đó phải là những người
có tài trong tổ chức thực tiễn, có bộ óc sáng suốt, hiểu biết rộng; những người vừatrung thành với mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa nhưng phải biết lặng lẽ – khiêm tốn,
Trang 14hy sinh để thực thi nhiệm vụ Người viết, cán bộ “chỉ có sự tổ chức, lòng kiên nghị vàtính tự giác mới có thể giúp ích được”.
Để có được đội ngũ cán bộ như đã nêu góp phần nâng cao chất lượng công táccán bộ của Đảng, V.I.Lênin cho rằng, việc trước hết là phát hiện những người ưu tú từphong trào thực tiễn của quần chúng Vì, trong quần chúng có nhiều người có trình độ
tổ chức, nhưng vì nhiều lý do đã kìm hãm họ, không cho họ được phát huy, nên Đảngcần thu hút, đào tạo và giao việc cho họ
2.2 Tiêu chuẩn cán bộ, yêu cầu cán bộ
Bằng sự thiên tài và cách mạng trên lập trường vô sản, V.I.Lênin đã luận giảikhoa học về vai trò công tác cán bộ của Đảng - nhân tố quan trọng, là điều kiện tiênquyết để bảo đảm vai trò lãnh đạo và đưa sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản đếnthắng lợi Người chỉ rõ: “thường thường trong phần nhiều các trường hợp, hay ít ratrong những nước văn minh hiện nay thì các giai cấp đều do các chính đảng lãnh đạo;rằng thường thường thì trong các chính đảng điều mà dưới quyền lãnh đạo của nhữngnhóm ít nhiều có tính chất ổn định, gồm những người có uy tín nhất, có ảnh hưởngnhất, có kinh nghiệm nhất được bầu ra giữ những trách nhiệm trọng yếu nhất và người
ta gọi đó là lãnh tụ”
Luận điểm trên của V.I.Lênin cho ta thấy, vai trò lãnh đạo cách mạng của chínhđảng cách mạng luôn chịu sự chi phối và quyết định bởi đội ngũ cán bộ của Đảng; bởi tổchức bộ máy của Đảng Không có một đội ngũ cán bộ vững mạnh – những người cáchmạng chuyên nghiệp cho phong trào vô sản mà theo cách nói của V.I.Lênin là “nhữngnhà chính trị của giai cấp thực sự của mình” thì chính đảng cách mạng của giai cấp vôsản không thể duy trì và giữ được sự lãnh đạo của mình
Như vậy, trong tư tưởng của V.I.Lênin về vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảngluôn được đề cập gắn liền với công tác cán bộ Người luôn yêu cầu, chính đảng cáchmạng của giai cấp công nhân phải xây dựng một đội ngũ cán bộ – những người lấy đấutranh cách mạng hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, giai cấp; giải phóng con người,
xã hội và xóa bỏ mọi áp bức bất công trong xã hội làm điều tâm huyết và là nhiệm vụ
vẻ vang
Cán bộ là người có phẩm chất, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ Phẩm chất đạođức là yêu cầu đầu tiên đối với người cán bộ Cán bộ phải có lý tưởng cách mạng Lý
Trang 15tưởng cách mạng là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.Nhiệm vụ của cán bộ là giúp đỡ quần chúng lao động đánh đổ được chế độ cũ và xâydựng chế độ mới không còn giai cấp bóc lột Để đánh đổ chế độ Nga hoàng và xâydựng xã hội mới, giai cấp vô sản phải đào tạo cho mình một đội tiên phong có tinh thầngiác ngộ cao, có kỷ luật, trung thành V.I.Lênin cho rằng "Chúng ta phải đào tạo nhữngngười sẵn sàng cống hiến cho cách mạng không chỉ buổi tối rỗi việc mà tất cả cuộc đờicủa họ" [4, tr474] Người cán bộ phải suốt đời đi theo lý tưởng và hành động theo lýtưởng đã chọn, phải giữ vững lập trường giai cấp công nhân Thực hiện sứ mệnh lịch sửgiải phóng cho giai cấp mình và cho toàn xã hội thoát khỏi áp bức của chế độ cũ.
Từ thực tiễn hoạt động cách mạng, V.I.Lênin đã nêu lên những yêu cầu về tưcách, đạo đức của người cán bộ, đảng viên cộng sản:
Một là, trước hết người cán bộ, đảng viên cộng sản phải là người có giác ngộ về
lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có lòng trung thành vô hạn với sự nghiệp của giai cấp vôsản, suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp của giai cấp vô sản, vì hạnh phúc củanhân dân lao động
V.I.Lênin đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm đảng viên là phải đảm đương trọngtrách quản lý đất nước, quản lý xã hội; biết tự mình “làm gương cho quần chúng laođộng thấy một mẫu mực về lòng trung thành đối với lợi ích của những người lao động”.Hết lòng, hết sức phục vụ gai cấp vô sản, phục vụ nhân dân lao động
Hai là, người đảng viên của đảng phải là người có năng lực hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao Năng lực là trình độ hiểu biết, nắm vững quy luật phát triển của sự vật đểcải tạo sự vật; là trình độ nhận thức lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác;
là khả năng chuyên môn, là bản lĩnh trong hoạt động thực tiễn để hoàn thành tốt mọinhiệm vụ được giao
Ba là, người đảng viên của đảng phải có ý thức tổ chức kỷ luật cao Đảng mạnh
là nhờ có tổ chức mạnh; tính tổ chức và kỷ luật nghiêm minh, chặt chẽ V.I.Lênin nói:
“Tính tổ chức là sự thống nhất của hành động thực tiễn” Người luôn nhấn mạnh việcthống nhất ý chí và hành động, đoàn kết nhất trí trong Đảng Cán bộ đảng viên phảiquan hệ mật thiết với quần chúng; phải quan tâm chăm lo đến lợi ích của quần chúng,phát huy năng lực và trí tuệ của họ; tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng
Trang 16V.I.Lênin khẳng định: Chính cuộc đấu tranh cách mạng đã tôi luyện nên nhữngngười cộng sản kiên cường Chỉ có qua việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng giaophó, chỉ có hoạt động trong tổ chức của Đảng, chỉ có “Tắm mình trong phong trào quầnchúng và sử dụng vũ khí tự phê bình và phê bình, người cán bộ, đảng viên mới trưởngthành, được tôi luyện và có những phẩm chất cao quý, tốt đẹp”.
Cán bộ là người giác ngộ lý tưởng của Đảng Cộng sản, của giai cấp công nhân,đặt lợi ích của Đảng lên trên hết Đây là điểm phân biệt người cộng sản với các đảngviên đảng vô sản khác Họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ lợi ích không phụ thuộc vào dântộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản Họ luôn là đại biểu cho lợi ích của toàn bộphong trào Cán bộ phải luôn ý thức được mình là đầy tớ phục vụ nhân dân Người cán
bộ phải là tấm gương để mọi người học tập và noi theo, phải được tín nhiệm, tin yêuquần chúng
Cán bộ phải là người có trách nhiệm, luôn phấn đấu gì sự nghiệp của Đảng, cốnghiến sức lực của mình cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Người cán bộlãnh đạo phải có tinh thần trách nhiệm cao, biết chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo củamình Theo V.I.Lênin: "Cần phải nhiệt tình hơn nữa trong việc phổ biến trong quầnchúng cái ý thức ngày càng sáng rõ đã đạt được bằng cách đó và phải củng cố ngàycàng mạnh mẽ tổ chức của Đảng"[5, tr34]
Người cán bộ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng Không được "lấy tự phát củaphong trào quần chúng để biện hộ cho tinh thần uỷ mị của mình"[5, tr161] Người cán
bộ phải là người có tinh thần cách mạng triệt để, là người đưa ra đường lối chính trị,chiến lược và sách lược, mọi quyết định của cán bộ có ảnh hưởng lớn đến phong tràocách mạng Theo V.I.Lênin: "Các lãnh tụ của công nhân, không phải thiên thần, khôngphải là thánh nhân, không phải là anh hùng mà là người như tất cả người khác, họ cũng
có khuyết điểm phải sửa chữa cho họ" Do đó, Đảng phải thường xuyên giáo dục họ,tạo điều kiện để họ hoàn thành nhiệm vụ V.I.Lênin viết "Không một nhà hoạt độngchính trị nào trong hoạt động của mình không trải qua thất bại này hay những thất bạikhác và chúng ta nghiêm chỉnh nói đến ảnh hưởng đến quần chúng, nói đến việc chúng
ta tranh thủ đến "thiện chí" của quần chúng thì chúng ta phải có hết sức làm thế nào đểthất bại này không bị dấu trong bầu không khí hôi hám của nhóm tiểu tổ mà được đưa
ra cho mọi người nhận xét Thoạt mới nhìn điều này hình như bất tiện đối với riêngtừng người lãnh đạo này hay lãnh đạo khác, đôi khi điều đó là điều xúc phạm"
Trang 17Ngoài phẩm chất đạo đức, người cán bộ phải có tri thức toàn diện, uyên thâm
về văn hoá lý luận Xuất phát từ thực tiễn cách mạng, V.I.Lênin đặt ra yêu cầu caođối với cán bộ Họ phải là những người hiểu rõ phong trào đấu tranh của quầnchúng Cách mạng phải đào tạo ra đội ngũ cán bộ đủ sức gánh vác nhiệm vụ.V.I.Lênin yêu cầu: "Chúng ta phải đào tạo những người dân chủ xã hội làm công tácthực tiễn thành những lãnh tụ chính trị, biết lãnh đạo mọi mặt biểu hiện của cuộcđấu tranh toàn diện ấy, biết vạch ra đúng lúc "Một cương lĩnh hành động tíchcực"[5, tr109-110]
Đảng phải là đội tiên phong chính trị và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, có giácngộ nhất của giai cấp, Đảng là người đưa yếu tố tự giác nhất vào phong trào công nhân,
là người định hướng chính trị và là người giáo dục, động viên, tổ chức cho quần chúnghành động cách mạng V.I.Lênin chỉ ra rằng: “không được lẫn lộn đảng, tức là đội tiênphong của giai cấp công nhân, với toàn bộ giai cấp”[6, tr289] Vai trò tiên phong củaĐảng được thể hiện trước hết trên lĩnh vực lý luận, “Chỉ đảng nào được một lý luận tiềnphong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò người chiến sĩ tiền phong”[5,tr32] Do đó, người cán bộ phải giác ngộ lý tưởng cộng sản, phải gương mẫu, phải giáodục quần chúng, thì mới làm tròn vai trò tiên phong của mình
Theo V.I.Lênin: Sự nghiệp cách mạng muốn thành công đòi hỏi phải có đội ngũcán bộ đóng vai trò tổ chức của quá trình thực tiễn một cách có hiệu quả Người cán bộphải là người thực sự có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào, có nhiều uy tín,nhiều ảnh hưởng và nhiều kinh nghiệm, có bộ óc sáng suốt, có bản lĩnh, tháo vát trongthực tiễn, kiên quyết nhưng cần linh hoạt, tháo vát trong thực tiễn, kiên quyết nhưngcần linh hoạt, mềm dẻo về phương pháp và sách lược "Chúng ta là người Bônsêvíchchúng ta phải nhẫn nại, phải kiên trì giải thích cho công nhân và nông dân hiểu rõ quanđiểm của chúng ta mỗi người phải làm tất cả: vừa là cán bộ cổ động vừa là cán bộtuyên truyền, vừa là cán bộ tổ chức của chúng ta, chỉ như vậy chúng ta mới làm chodân hiểu được học thuyết của chúng ta, suy nghĩ kinh nghiệm của bản thân và thực sựgiành lấy chính quyền về tay mình" [7, tr63-64]
Cán bộ đóng vai trò to lớn trong quá trình cách mạng từ giác ngộ lý tưởng choquần chúng đến tổ chức họ tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa lực lượng, tổ chức, sựthống nhất ý chí và hành động Những phẩm chất, lòng trung thành, trình độ lý luận,tính đảng, lập trường giai cấp phải được thể hiện ra ngoài bằng hành động Cán bộ là
Trang 18người thực sự có tài tổ chức, bộ óc sáng suốt Họ được rèn luyện thử thách trong thựctiễn V.I.Lênin khẳng định: "Không một phong trào cách mạng nào mà lại vững chắcđược nếu không có một tổ chức ổn định duy trì được tính liên tục gồm những ngườilãnh đạo Một tổ chức như thế chủ yếu gồm những người lấy hoạt động cách mạnglàm nghề nghiệp của mình"[5, tr158-159].
V.I.Lênin yêu cầu cán bộ phải ra sức học tập và rèn luyện "cả tri thức lý luận lẫnkinh nghiệm và tài tổ chức đều là những điều có thể được chỉ cần có ý thích học hỏi vàrèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết"[4, tr474] Theo V.I.Lênin: Cán bộ phảilàm chính trị là một nghệ thuật Chính trị là khoa học và nghệ thuật không phải từ trêntrời rơi xuống, mà đòi hỏi có sự rèn luyện, cố gắng Giai cấp vô sản muốn thắng giaicấp tư sản thì phải tạo lấy nhà chính trị giai cấp thực sự của mình, những nhà chính trị
vô sản không thua kém những nhà chính trị của giai cấp tư sản Cán bộ phải là ngườisáng tạo linh hoạt trong tư duy và hoạt động nghệ thuật chính trị đòi hỏi cán bộ phải có
kỹ năng kỹ xảo cao, tầm trí tuệ tương ứng ảnh hưởng lớn đến quần chúng Nghệ thuậtchính trị thể hiện những bước đi những giải pháp, thể hiện thống nhất giữa lý luận vàthực tiễn Cán bộ phải thống nhất được việc đưa đường lối chính trị và đưa nó vàophong trào đấu tranh của giai cấp công nhân để làm tốt nhiệm vụ của mình người cán
bộ "phải học tập ngày càng nhiều hơn tất cả các vấn đề lý luận, phải tự giải thoát ngàycàng nhiều hơn, khỏi ảnh hưởng của những câu cổ truyền của thế giới quan cũ" [5,tr.34]
Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân chứ không phải bao gồm hết toàn
bộ giai cấp Vậy đội tiên phong đó muốn tồn tại, phát triển và có đủ lực lượng, sứcmạnh hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình thì phải liên hệ chặt với quần chúng,V.I.Lênin viết: “Muốn trở thành một Đảng dân chủ xã hội, thì cần phải nhận được sựủng hộ của chính giai cấp ”
Mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng không phải và chủ yếu không phải do sốlượng đảng viên nhiều hay ít, quyết định mà do chất lượng đội ngũ đảng viên quyếtđịnh Điều này nói lên chất lượng của đội ngũ cán bộ của Đảng “Các tổ chức đảng củachúng ta bao gồm những người dân chủ - xã hội chân chính mà càng mạnh mẽ baonhiêu, và trong nội bộ càng ít có tình trạng dao động và không kiên định bao nhiêu, thìảnh hưởng của Đảng đối với những người trong quần chúng công nhân chung quanh