1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm dạy khoa học lớp 4 theo phương pháp bàn tay nặn bột sao cho hiệu quả”

22 4,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 242 KB

Nội dung

- Vận dụng phối hợp nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong tiết dạy có sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.- Đổi mới chương trình sách giáo khoa.. Về phía giá

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Phước Vĩnh Đông, ngày 06 tháng 04 năm 2016

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên đề tài: “DẠY KHOA HỌC LỚP 4 THEO PHƯƠNG PHÁP

BÀN TAY NẶN BỘT SAO CHO HIỆU QUẢ”

- Chức vụ: Tổ trưởng Tổ chuyên môn 4

- Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4A1

II NỘI DUNG

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Năm học 2015 – 2016 là năm học thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày

4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo Chủ trương của Đảng và Nhà nước đặt ra cho Ngành Giáo dục ngày nay là

cần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học sao cho nền giáo dục nước nhà đạt được

kết quả ngang tầm với các nước trong khu vực cũng như các nước tiên tiến trên thế

giới Trong đó đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học ở lớp 4 cũng là một yêu

cầu cần thiết góp phần đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra

Ở lớp 4, học sinh lần đầu làm quen với môn Khoa học thay cho môn học Tự

nhiên và xã hội ở các lớp dưới Đối với lứa tuổi này, những kiến thức mà môn Khoa

học mang lại cho các em là những kiến thức vô cùng rộng lớn, khó nhớ lại có phần

khô cứng Tuy nhiên, chúng cũng khá gần gũi với thực tế đời sống của bản thân mỗi

học sinh

Trang 2

Kể từ năm học 2013 – 2014, một số trường tiểu học trên địa bàn huyện CầnGiuộc bắt đầu được tập huấn và triển khai áp dụng một phương pháp mới dành chomôn Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1, 2, 3 và môn Khoa học ở các lớp 4, 5 Đó làphương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”

Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tò mò, ham muốnkhám phá và say mê khoa học của học sinh Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoahọc, phương pháp Bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạtthông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi cảm thấy vô cùng hứng thúvới phương pháp dạy học mới này bởi khi áp dụng nó thì người giáo viên thật sự trởthành người tổ chức và hướng dẫn, còn bản thân mỗi học sinh phải tự giác và tích cựctrong quá trình tìm hiểu và khám phá những tri thức mới Không những thế, sau mộtthời gian áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột cho môn Khoa học lớp 4, bản thân tôinhận ra được vẻ hứng thú, ánh mắt mong đợi của từng em học sinh khi sắp bắt đầu tiếthọc Bởi lẽ, trong tiết học đó, học sinh sẽ được khám phá tìm tòi qua những thí nghiệmkhoa học mà trước đây các em ít có dịp tham gia Có dịp cọ sát với thực tế, lại đượcrèn thêm kĩ năng diễn dạt thông qua ngôn ngữ nói và viết, tôi nhận thấy học sinh mìnhtiến bộ hơn về học tập cả về mặt giao tiếp

Những kết quả mà phương pháp Bàn tay nặn bột mang lại có thể nói được hầuhết giáo viên công nhận Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, không riêng gì bảnthân tôi mà một số đồng nghiệp khác cũng vướn phải một số khó khăn trong quá trình

áp dụng Chính vì lẽ đó, trong năm học 2015 - 2016 này, bản thân tôi tôi đã mạnh dạn

nghiên cứu và áp dụng đề tài “Dạy Khoa học lớp 4 theo phương pháp Bàn tay nặn bột sao cho hiệu quả”.

Đề tài nghiên cứu đã chú ý đến các phương pháp sau đây:

- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho mỗi tiết dạy có áp dụng phương pháp

Bàn tay nặn bột.

- Nắm vững lý thuyết về phương pháp Bàn tay nặn bột.

- Áp dụng thường xuyên phương pháp Bàn tay nặn bột trong quá trình dạy học môn Khoa học.

- Đặc biệt chú ý đến quá trình thực hiện phương án tìm tòi vì đây là bước dạy chiếm nhiều thời gian nhất.

Trang 3

- Vận dụng phối hợp nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong tiết dạy có sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.

- Đổi mới chương trình sách giáo khoa.

Trong các phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học, rất ít giáo viên ápdụng phương pháp này tham gia thi giảng môn Khoa học vì còn e ngại rằng tiết dạy sẽkhông đảm bảo thời gian, ảnh hưởng đến việc đánh giá, xếp loại

2 Những hạn chế, khó khăn:

a Về phía giáo viên

- Một số giáo viên vẫn còn ít kinh nghiệm khi áp dụng phương pháp Bàn taynặn bột trong dạy học môn Khoa học nên khi áp dụng vẫn còn lúng túng, chưa thể hiện

rõ tiến trình dạy học theo 5 bước

- Một số giáo viên chưa biết cách hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm, thậmchí ngay cả bản thân người giáo viên vẫn còn lúng túng khi thao tác với một số vậtdụng trong quá trình làm thí nghiệm

- Một số giáo viên chỉ áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học mônKhoa học một cách qua loa, chiếu lệ và áp dụng không thường xuyên dẫn đến tìnhtrạng mặc dù đã qua gần 3 năm học nhưng học sinh vẫn chưa quen với cách tổ chứclàm việc của giáo viên khi dạy học theo phương pháp này

b Về phía học sinh

Trang 4

- Chưa quen với việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm lại càng chưa thành thạocách tiến hành thí nghiệm.

- Chưa mạnh dạn và nhạy bén trong việc nêu ý tưởng ban đầu, đề xuất câu hỏi

và phương án tìm tòi, …

- Thao tác trong suốt quá trình học tập còn chậm chạp: khi vẽ hình minh họacho ý tưởng ban đầu hoặc ghi chép trong vở thực nghiệm, thảo luận nhóm, đề xuất câuhỏi, …

- Một số sọc sinh chưa tự giác và tích cực tham gia tham gia các hoạt động họctập

- Học sinh chưa quen với các hình thức làm việc nhóm, có em rất tích cực, có

em lại thụ động không chịu hợp tác làm quá trình thảo luận bị kéo dài và không đạtđược kết quả như mong đợi

- Các thiết bị dạy học và vật dụng làm thí nghiệm vẫn còn thiếu thốn, nếu có thìchỉ có đủ cho cả lớp cùng quan sát và làm việc chung, chưa đủ cung cấp cho học sinhlàm việc theo nhóm

PHẦN III: MỤC TIÊU DỰ KIẾN CẦN ĐẠT ĐƯỢC

Sau khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi mong muốn đạt được những mục tiêu sau:

1) Về kiến thức:

- Học sinh có hiểu biết về toàn bộ các kiến thức khoa học xoay quanh các chủ

đề có trong nội dung chương trình

- Biết cách làm thí nghiệm và biết cách làm việc nhóm

2) Về kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng tự phát hiện ra kiến thức sau quá trình thực nghiệm, tìmtòi

Trang 5

- Học sinh trở nên nhanh nhẹn khi tham gia vào quá trình học tập.

- Học sinh tham gia làm việc nhóm một cách nghiêm túc, mạnh dạn chia sẻ ýkiến

- Học sinh được phát triển kĩ năng trình bày thông qua ngôn ngữ nói và ngônngữ viết, trình bày một cách tự tin

- Sử dụng khá thành thạo các vật dụng làm thí nghiệm

3) Về thái độ:

- Học sinh trở nên yêu thích môn Khoa học

- Tăng tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học ở mỗi học sinh

- Hăng hái, tích cực tham gia các hoạt động học tập

4) Về chất lượng giáo dục

- 100 % các tiết Khoa học có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột đều đạt

được kết quả như mong đợi

- 100 % học sinh hoàn thành môn Khoa học giai đoạn cuối năm học

PHẦN IV: GIẢI PHÁP 1) Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho mỗi tiết dạy có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột

- Trước khi lên lớp, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy; có kế hoạchdạy học rõ ràng; nắm rõ chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ cần truyền đạt cho họcsinh trong từng bài học

- Soạn kế hoạch bài dạy thể hiện rõ 5 bước dạy theo phương pháp Bàn tay nặnbột sẽ giúp ích cho giáo viên rất nhiều trong quá trình thực hiện tiết dạy

- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học cần thiết cho tiết dạy như: bảng phụ;phiếu giao nhiệm vụ; phiếu quan sát, tranh ảnh minh họa; đồ dùng dành cho trò chơi;

đồ dùng dành cho các thí nghiệm; video clip hay vật thật để đối chiếu, minh họa, …

- Nghiên cứu cách dẫn dắt, giới thiệu bài học và cách nêu vấn đề sao cho thậtsinh động, mới mẻ và hấp dẫn để lôi cuốn học sinh vào bài học, tạo động lực cho họcsinh trở nên thích khám phá để tìm cho được kết quả nhằm kiểm chứng lại những ýtưởng ban đầu mình nêu ra là đúng hay sai

- Giáo viên cũng cần dự đoán trước một số tình huống có thể xảy ra trong tiếtdạy và đưa ra giải pháp xử lí để có thể ứng phó kịp thời khi tình huống đó xảy ra nhằmmang lại hiệu quả cao hơn cho tiết dạy Trong quá trình học sinh đề xuất câu hỏi, có

Trang 6

những thắc mắc cần được giáo viên giải đáp Nếu những thắc mắc đó phù hợp với nộidung bài học thì giáo viên nên giúp học sinh giải đáp ngay Nếu những thắc mắc đó lànhững kiến thức vượt cấp thì giáo viên cần có cách giải quyết khéo léo Trong trườnghợp này, tôi thường hẹn với học sinh sẽ giải đáp trong tiết sau hoặc biến nó trở thànhmột nhiệm vụ giao cho học sinh về nhà tìm hiểu Trong thời gian đó, bản thân tôi cũng

đi tìm đáp án riêng cho mình để trong tiết học sau sẽ giải đáp giúp học sinh hiểu rõ vấnđề

- Tìm hiểu thêm tư liệu có liên quan đến bài học, sưu tầm thêm tranh ảnh minhhọa, vật thật, cập nhật thêm những thông tin thực tế mới nhất để giới thiệu thêm chohọc sinh biết, giúp học sinh có điều kiện mở rộng kiến thức

- Nghiên cứu soạn và giảng dạy đầy đủ các nội dung lồng ghép theo quy địnhcủa Ngành Có thể nói, hầu như ở môn Khoa học thì đa số các bài học đều có lồngghép giáo dục một số nội dung như: Giáo dục kĩ năng sống, giáo dục biến đổi khí hậu,giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo, giáo dục sử dụng năng lượngtiết kiệm và hiệu quả, …Mỗi người giáo viên nên nhớ rằng, tuy những nội dung lồngghép này chỉ là một phần nhỏ nhưng tác dụng giáo dục mà nó đem lại vô cùng lớn lao

Vì thế, nếu những nội dung đó được thể hiện rõ trong thiết kế bài giảng thì sẽ dễ dànghơn cho giáo viên trong quá trình dạy học

2) Nghiên cứu tìm hiểu lý thuyết về phương pháp Bàn tay nặn bột

- Tham gia đầy đủ và nghiêm túc các buổi tập huấn hoặc sinh hoạt chuyên đề vềphương pháp Bàn tay nặn bột Mạnh dạn trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và nêunhững thắc mắc của bản thân về phương pháp này để tất cả cùng học hỏi và được cácchuyên gia giải đáp Như vậy, người giáo viên sẽ tích lũy được thêm nhiều kinhnghiệm cho bản thân mình

- Nghiên cứu kĩ tài liệu về phương pháp này để nắm tiến trình sư phạm của cáchoạt động nghiên cứu khoa học theo các bước của phương pháp Bàn tay nặn bột:

Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh Bước 3: Đề xuất câu hỏi (dự đoán/giả thuyết) và phương án tìm tòi Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi

Bước 5: Kết luận kiến thức

Trang 7

- Tìm hiểu một số cách thức tổ chức làm việc theo nhóm khi áp dụng phươngpháp Bàn tay nặn bột Nghiên cứu xem hình thức nào sẽ phù hợp với nội dung nào đểkhi áp dụng, các hoạt động dạy học sẽ diễn ra một cách suôn sẻ và tự nhiên, tránh vậndụng hình thức tổ chức dạy học không phù hợp với nội dung hoạt động vì điều này sẽkhông giúp người giáo viên đạt được mục tiêu của tiết dạy.

- Tìm hiểu và nắm các nội dung cho học sinh ghi chép trong Vở thực nghiệm:

áp dụng tốt và đạt hiệu quả cao hơn năm học trước

- Tham khảo ý kiến và nhờ sự giúp đỡ của bộ phận chuyên môn hay Hiệutrưởng nhà trường khi gặp khó khăn trong quá trình vận dụng

Trang 8

3) Áp dụng thường xuyên phương pháp Bàn tay nặn bột trong quá trình dạy học môn Khoa học

Để bản thân và học sinh tập làm quen dần với cách thức dạy học theo phươngpháp Bàn tay nặn bột, ngoài những bài học mà tổ chuyên môn đã thống nhất, bản thântôi đã nghiên cứu lựa chọn thêm một số bài học phù hợp với phương pháp này đểgiảng dạy nhằm giúp giáo viên có thêm điều kiện cọ sát thực tế, tích lũy thêm nhiềukinh nghiệm giảng dạy Ngoài ra việc làm này cũng góp phần giúp cho học sinh cóthêm điều kiện để làm quen với những thí nghiệm khoa học Lâu dần, cả thầy và trò sẽkhông còn cảm thấy bỡ ngỡ trong suốt quá trình áp dụng Khi sắp tiến hành tiết dạyKhoa học theo phương pháp Bàn tay nặn bột, bản thân tôi thường trao đổi với cácđồng nghiệp trong tổ chuyên môn để tìm ra những cách thức tổ chức dạy học ở từngbước của phương pháp này sao cho phù hợp Chỉ có như thế, mỗi tiết học có áp dụngphương pháp Bàn tay nặn bột mới đạt được hiệu quả cao nhất mà người giáo viênmong muốn

* Dưới đây là những bài học mà tổ chuyên môn của tôi đã thống nhất lựa chọn

ở mỗi chủ đề để áp dụng dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột:

Con người và sức khỏe Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?

Bài 8: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạmthực vật?

Vật chất và năng lượng Bài 20: Nước có những tính chất gì?

Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí?

Thực vật và động vật Bài 57: Thực vật cần gì để sống?

Bài 62: Động vật cần gì để sống?

* Dưới đây là những bài học mà bản thân tôi đã chọn lựa thêm để áp dụng dạytheo phương pháp Bàn tay nặn bột Các bài mà tôi lựa chọn đều thuộc chủ đề “Vậtchất và năng lượng”:

Bài 20: Không khí gồm những thành phần nào?

Bài 31: Không khí có những tính chất gì?

Bài 42: Sự lan truyền âm thanh

4) Đặc biệt chú ý đến quá trình thực hiện phương án tìm tòi vì đây là bước dạy chiếm nhiều thời gian nhất

Trang 9

Đây là quá trình học sinh tự làm thí nghiệm để kiểm chứng lại những dự đoán

mà các em nêu ra ban đầu là đúng hay sai Để quá trình làm thí nghiệm của học sinhđạt được hiệu quả cao nhất, bản thân tôi đã chú ý đến những vấn đề sau:

- Trước hết, giáo viên nên hướng dẫn học sinh thật kĩ cách tiến hành làm thínghiệm

- Giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh chung và cẩn thận, an toàn khi làm việc

- Khi làm thí nghiệm, giáo viên nên phát cho từng cá nhân hay từng nhóm một

“Phiếu quan sát”, vừa làm thí nghiệm vừa ghi kết quả vào Phiếu quan sát, sẽ giúp họcsinh làm việc dễ dàng và nhanh chóng hơn

- Giáo viên cần bao quát lớp, nếu có điều kiện thì đến thăm từng nhóm để cóthể vấn đáp khi học sinh thực hành và kịp thời giúp đỡ những nhóm gặp khó khăntrong lúc thí nghiệm

- Sau khi kết thúc thí nghiệm, cần nhắc nhở học sinh cất hết nững đồ dùngkhông cần thiết, tránh để học sinh nghịch phá hoặc chỉ lo quan sát các vật dụng mà ảnhhưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức

5) Vận dụng phối hợp nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong tiết dạy có sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột

Làm được điều này sẽ giúp tạo sự hứng thú, lôi cuốn học sinh tập trung vào giờhọc Nhờ vậy mà học sinh có thể tiếp thu bài học một cách hiệu quả Sau đây là một sốphương pháp, hình thức tổ chức dạy học đã được bản thân tôi áp dụng trong năm họcvừa qua:

- Thảo luận nhóm: Tùy nội dung của từng hoạt động dạy học mà giáo viên lựachọn hình thức tổ chức cho phù hợp: thảo luận nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn,… hoặclàm việc theo các kĩ thật dạy học tích cực: kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật K-W-L, kĩthuật khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, trình bày một phút, Bên cạnh đó, việc sắp xếp bố tríbàn học sao cho thuận tiện cho quá trình làm việc nhóm cũng là một trong những yếu tốquan trọng quyết định hiệu quả của quá trình thảo luận nhóm

- Điểm mới của quá trình thảo luận nhóm khi áp dụng phương pháp Bàn tay nặnbột là lúc học sinh trình bày ý tưởng ban đầu hay trình bày kết quả làm việc nhóm, giáoviên có thể cho học sinh đính bảng ghi kết quả ở bất cứ vị trí nào mà học sinh thích tronglớp học miễn sao đảm bảo thuận tiện cho các học sinh khác và thuận tiện cho giáo viênquan sát, nhận xét, nêu câu hỏi vấn đáp, … Khác với trước đây, khi thảo luận xong, giáo

Trang 10

viên thường cho 1 hoặc 2 nhóm học sinh đính lên bảng lớp rồi trình bày Như vậy sẽkhông có tác dụng động viên khích lệ cho các nhóm còn lại hoàn thành tốt nhiệm vụđược phân công sau đó được dịp thể hiện và trình bày kết quả trước tập thể lớp.

- Trò chơi học tập: Cũng tùy từng nội dung mà giáo tổ chức hướng dẫn học sinhtìm hiểu kiến thức thông qua một số trò chơi học tập: Thỏ tìm nhà, Phong bì may mắn,Trò chơi ô chữ, Rung chuông vàng, Thử tài trí nhớ, Ô cửa tri thức,…Đây là những tròchơi mà bản thân tôi đã áp dụng trong dạy học môn Khoa học cũng như các môn họckhác, được học sinh tham gia một cách hào hứng và đạt được hiệu quả khá tốt Có nhữngtrò chơi do bản thân tôi tự tìm tòi sáng tạo như các trò chơi: Thỏ tìm nhà, Phong bì maymắn, Thử tài trí nhớ, Ô cửa tri thức Cũng có những trò chơi bản thân tôi đã học hỏi từđồng nghiệp như: Trò chơi ô chữ, Rung chuông vàng Mỗi trò chơi khi tổ chức đều đượchọc sinh tham gia một cách hào hứng và sôi nổi

Lưu ý: Tổ chức thi đua giữa các nhóm hoặc các tổ với nhau cũng là một trongnhững hình thức tổ chức dạy học gây hứng thú hơn cho học sinh tiểu học Tuy nhiên,theo tinh thần đổi mới hiện nay thì phương pháp dạy học này cần hạn chế sử dụng màthay vào đó là những trò chơi học tập nêu trên nhằm giúp học sinh có thể vừa học, vừachơi nhưng lại tiếp thu bài một cách hiệu quả

6) Đổi mới chương trình sách giáo khoa

- Người giáo viên cần mạnh dạn đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mớinội dung học tập; soạn ra những nội dung học tập phù hợp với thực tế đời sống củahọc sinh và những nội dung đó cần phù hợp khi áp dụng dạy học theo phương phápbàn tay nặn bột

- Thay thế những kiến thức đã lỗi thời bằng cách cập nhật những kiến thức mớinhất để truyền đạt đến học sinh và khuyến khích học sinh nên tích cực tìm hiểu thêmthông tin trên các trang thông tin đại chúng, không nên quá phụ thuộc và sách giáokhoa Có như thế mới giúp học sinh mở rộng kiến thức, đáp ứng nhu cầu phát triểnkhông ngừng của xã hội ngày nay

* Ví dụ minh họa thể hiện qua Thiết kế bài giảng dành cho học sinh thực hành trong một tiết ngoài giờ lên lớp như sau:

Nội dung cần tìm hiểu: Phân biệt nước với rượu

I MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

Trang 11

- Học sinh biết cách làm thí nghiệm để phân biệt nước với rượu.

- Qua thí nghiệm, học sinh hiểu đặc điểm khác biệt giữa nước với rượu

2) Kĩ năng:

- Tự phát hiện ra cách phân biệt nước với rượu

- Làm thí nghiệm nhanh nhẹn, cẩn thận

- Mạnh dạn chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm

3) Thái độ: Yêu khoa học, thích khám phá cuộc sống

II CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Một số chai chứa đầy nước và một số chai chứa đầy rượu, cân, một

số xô nhỏ, đèn cồn, ống nghiệm, diêm, nhiều viên bi…

- Học sinh: tìm hiểu các cách phân biệt nước với rượu

III HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

* Trước khi làm việc, giáo viên giúp học

sinh ôn lại các tính chất của nước và tìm

hiểu một số tính chất của rượu

Bước 1 : Tình huống xuất phát và nêu

vấn đề

- Giáo viên đặt vấn đề: Em hãy nêu một số

cách giúp ta phân biệt chai nào chứa nước,

chai nào chứa rượu

Bước 2 : Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu

của HS

- Yêu cầu học sinh ghi dự đoán của mình

vào phiếu thảo luận nhóm, vẽ hình minh

- Làm việc nhóm 4, vẽ hình minh họa

- Các nhóm trình bày bảng ghi kết quả

và cử đại diện thuyết trình

+ Các cách để phân biệt như: ngửi, cân, đun, nếm, đốt, thả vật vào 2 chai nước, …

Ngày đăng: 11/08/2016, 21:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình dạng khác nhau. - sáng kiến kinh nghiệm dạy khoa học lớp 4 theo phương pháp bàn tay nặn bột sao cho hiệu quả”
Hình d ạng khác nhau (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w