Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến + Điều kiện áp dụng sáng kiến: Tham khảo một số tài liệu có liên quan đếnviệc tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời,cùng sự hợp tác của m
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: " Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 3- 4 tuổi khi
tổ chức hoạt động ngoài trời"
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
Họ và tên: Bùi Thị Hồng Nhung Nam( Nữ ): Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 03/03/1987
Trình độ chuyên môn: Trung cấp Mầm non
Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo 3-4 tuổi
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Phả Lại
Điện thoại: 0909040646
4 Đồng tác giả: Không
5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không
6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Mầm non Phả Lại
7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường giáo dục, giáo viên và học sinh
8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013 – 2014 và học kỳ
Trang 21 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Hoạt động ngoài trời góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ giúptrẻ hoà nhập với thế giới người lớn đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triểncác quá trình tâm lý như tính tự lập,tính kỷ luật, tính đồng đội Đồng thời kíchthích và tạo cơ hội cho trẻ hiểu, phát triển khả năng tự kiểm soát Kết quảnghiên cứu cho thấy các bé năng động thường hay tham gia những trò chơi vậnđộng ở cấp độ cao với bạn cùng trang lứa Ngược lại, các bé thụ động dườngnhư gặp khó khăn khi chơi các trò chơi đòi hỏi cường độ vận động nhiều và dễtrở nên quá kích động và thiếu kiềm chế Bằng cách tổ chức tốt hoạt động ngoàitrời, chúng ta không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe, thể trạng mà còn tạo chotrẻ cơ hội phát triển kỹ năng cần thiết cho việc giao tiếp với bạn bè cùng tranglứa Đó chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, chuẩn bịcho những bước phát triển sau này Chính vì vậy là giáo viên trực tiếp giảngdạy tôi suy nghĩ mình phải làm gì? Làm như thế nào? để gây hứng thú cho trẻ3-4 tuổi vào hoạt động ngoài trời Từ đó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui vàkiến thức khi tìm hiểu về thế giới xung quanh Trẻ nhận thức được thế giớixung quanh, được thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá,trải nghiệm,
Vì vậy tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến"Một số biện pháp tạo
hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi khi tổ chức hoạt động ngoài trời"
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
+ Điều kiện áp dụng sáng kiến: Tham khảo một số tài liệu có liên quan đếnviệc tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời,cùng sự hợp tác của một số giáo viêntrong trường mầm non
- Cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết để cô và trẻ cùng tham gia hoạt độngngoài trời
+ Thời gian áp dụng sáng kiến: Nghiên cứu áp dụng thời gian từ năm học
2013-2014 đến học kỳ I năm học 2014-2015
+ Đối tượng áp dụng : Các lớp mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non
3 Nội dung sáng kiến
Trang 3Qua nghiên cứu áp dụng một số giải pháp tạo hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi khi tổ
chức hoạt động ngoài trời tôi đã đưa ra một số giải pháp mới, sáng tạo có tính khả thi và được áp dụng rộng rãi cho các lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi trong toàn trường , đạt được hiệu quả cao bằng các biện pháp cụ thể sau:
- Giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho phù hợp, tận dụng thiên nhiên sẵn có, đồ dùng đồ chơi ngoài trời Kết hợp với một số trò chơi vận động, dân gian… với nghệ thuật gây hứng thú của giáo viên đã giúp cho trẻ được khám phá, trải nghiệm thế giới xung quanh như : cỏ cây, hoa lá, các con vật gần gũi, hiện tượng thiên nhiên…Trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng , thoải mái, linh hoạt, nhanh nhẹn ,phát huy tính tích cực của trẻ Chất lượng hoạt động ngoài trời được nâng lên rõ rệt
- Phụ huynh quan tâm tích cực tham gia lao động cải tạo sân chơi, vườn rau, cây cảnh và sưu tầm một số nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, tận dụng thời gian rảnh rỗi cùng hỗ trợ giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ, tiết kiệm kinh phí cho trường
Với những biện pháp gây hứng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt động ngoài trời của tôi đưa ra cộng với sự quan tâm, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường và
sự hhoox trợ đắc lực của đồng nghiệp lên sáng kiến của tôi đã thành công và được áp dụng tại các nhóm lớp trong trường
4 Khẳng định kết quả, giá trị của sáng kiến.
- Giáo viên chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, linh hoạt sáng tạo trongviệc lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động và sử dụng có hiệu quả
đồ dùng, đồ chơi sẵn có, giảm tải thời gian chuẩn bị đồ dùng đồ chơi song giờhọc vẫn đạt hiệu quả
- Trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn, linh hoạt, tích cực, hứng thú tham gia vàohoạt động ngoài vốn từ của trẻ phong phú, ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp
-Cô và trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường giáo dục qua đó.Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thích cái đẹp, biết tự phòng tránhcác tai nạn thương tích có thể xảy ra với chính mình
Trang 4- Phụ huynh quan tâm, nhiệt tình ủng hộ nguyên vật liệu, tham gia làm
đồ dùng đồ chơi và sưu tầm các loại cây, hoa… bổ sung vào góc thiên nhiêntạo môi trường xanh-sạch- đẹp, thân thiện cho trẻ hoạt động ngoài trời đạt hiệuquả
5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng
- Đề nghị ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan
để học hỏi kinh nghiệm của các trường trong và ngoài tỉnh
- Đề nghị nhà trường,phụ huynh học sinh hỗ trợ kinh phí để bổ sung đồ dùngtrang thiết bị, đồ chơi vận động ngoài trời cho trẻ
- Đề nghị Phòng giáo dục tổ chức chuyên đề về hoạt động ngoài trời để giáoviên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Nhờ áp dụng các biện pháp và sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp sáng kiếncủa tôi được áp dụng ở các lớp 3-4 tuổi trong toàn trường
Trang 5MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây Đảng và nhà nước rất quantâm tới Giáo dục mầm non Giáo dục mầm non được coi là bậc học đầu tiêntrong hệ thống giáo dục quốc dân Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 ban chấp hànhtrung ương Đảng khóa XI về: “ Đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạođáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.” ” Giáo dục mầmnon trong thị xã đã có nhiều khởi sắc về mọi mặt nhất là đội ngũ giáo viên đạtchuẩn và trên chuẩn cao Song thực tế giảng dạy chưa đạt kết quả cao, chưathực sự lấy trẻ làm trung tâm, chưa phát huy tính tích cực của trẻ mà chỉ tậptrung ở một vài trẻ Nhất là khi tổ chức hoạt động ngoài trời giáo viên chưa linhhoạt, sáng tạo, gây hứng thú cho trẻ vào hoạt động, chưa tận dụng được nhữngnguồn nguyên vật liệu có sẵn trong trường lớp do vậy chưa đạt được kết quả
như mong đợi Mà lứa tuổi mầm non: Trẻ“Học mà chơi - chơi mà học”.Đặc biệt hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ trong
trường mầm non Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ sẽ được hít thở không khítrong lành, được quan sát thế giới xung quanh, tiếp xúc, tìm hiểu, khám phánhững điều mới lạ từ thiên nhiên Hoạt động ngoài trời giúp trẻ thoả mãn nhucầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá, vui chơi Vì vậy hoạt động ngoàitrời là một trong những hoạt động mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiềuniềm vui và sự hiểu biết những kiến thức sơ đẳng cần thiết về thế giới xungquanh trẻ Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3-4 tuổi tôi suy nghĩ mìnhphải làm gì? Làm như thế nào? Để tạo hứng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt độngngoài trời đạt chất lượng cao Qua một thời gian nghiên cứu , đúc rút kinh
nghiệm tôi mạnh dạn lựa chọn và áp dụng có hiệu quả sáng kiến : "Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi khi tổ chức hoạt động ngoài trời" Với mong
muốn cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng giáodục trẻ mầm non
2 Thực trạng của vấn đề.
Trang 6Trước khi tiến hành áp dụng đề tài "Một số biện pháp tạo hứng thú cho
trẻ 3-4 tuổi khi tổ chức hoạt động ngoài trời" tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ
thực tế nhà trường như sau:
1.1 Nội dung điều tra
- Điều tra thực tế việc tổ chức hoạt động ngoài trời thông qua kế hoạchsoạn bài của đồng nghiệp
- Điều tra mức độ hứng thú của trẻ thông qua dự giờ hoạt động ngoài trờicủa đồng nghiệp
- Điều tra thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện
1.2 Kết quả điều tra
- Sau khi tiến hành điều tra ở từng thời điểm, các nội dung và các đốitượng được đánh giá như sau:
1.2.1 Thực tế việc tổ chức hoạt động ngoài trời thông qua kế hoạch soạn bài của đồng nghiệp.
- Nhiều giáo viên vẫn còn đi theo lối mòn cũ, chưa đổi mới phương phápcho trẻ hoạt động ngoài trời nên hoạt động trở nên gò bó, căng thẳng, khôngtạo được sự say mê, hứng thú của trẻ trong giờ học
- Sự liên hệ giữa các phần chưa thể hiện được, chưa coi trọng sự luânphiên động tĩnh giữa các hoạt động
Trang 71.2.2 Điều tra mức độ hứng thú của trẻ thông qua dự giờ hoạt động ngoài trời
Để nắm bắt được mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động ngoàitrời tôi tiến hành dự giờ 10 hoạt động ngoài trời của đồng nghiệp tại các nhómlớp theo từng chủ đề, kết quả như sau:
1.2.3 Cơ sở vật chất các trang thiết bị:
* Ưu điểm:
- Nhà trường cùng với ban chi hội phụ huynh hàng năm đều đã đầu tư xâydựng, cải tạo sân chơi, mua sắm trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời phục vụ cho hoạtđộng ngoài trời
Ví dụ : Cải tạo vườn rau, vườn cổ tích
* Hạn chế:
- Việc đầu tư mua sắm các thiết bị mới hiện đại gặp khó khăn vì kinh phícòn hạn chế
- Các loại cây cảnh, hoa chưa phong phú về chủng loại
3 Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
Từ kết quả điều tra thực trạng trên và để đáp ứng mục tiêu của đề tài "Một
số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi khi tổ chức hoạt động ngoài trời" tôi
Trang 8đã mạnh dạn nghiên cứu đưa ra một số biện pháp với hy vọng sẽ mang lại kết quảtốt.
3.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
Trên thực tế trường tôi có nhiều nhóm lớp, sĩ số học sinh đông nên việc tổchức hoạt động ngoài trời gặp khó khăn, trẻ còn nhỏ mất tập trung bởi hoạt độngcủa các nhóm lớp khác nên đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch tổ chức một cáchhợp lý và tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời phù hợp gắn với chủ đề,gắn với mốc thời gian phù hợp, để tạo cho trẻ những giờ hoạt động ngoài trời hiệuquả nhất Vì vậy ngay từ đầu năm học trong những buổi sinh hoạt chuyên môntôi đã mạnh dạn thảo luận những vấn đề vướng mắc khi tổ chức hoạt độngngòai trời.Đề nghị bố trí thời gian hoạt động ngoài trời giữa các lớp so le nhau
để trẻ được hoạt động thoải mái, không bị phân tán bởi hoạt động của các nhómlớp khác Cụ thể như sau:
3.2 Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú,khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ Môi trường chơi hợp
lý có ảnh hưởng rất quan trọng việc tổ chức giờ chơi cho trẻ Vì vậy biện pháptạo môi trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điềumới lạ, hấp dẫn, các kiến thức, kỹ năng của trẻ sẽ được củng cố và bổ sung.Tạo môi trường phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và bảnthân giáo viên, góp phần hình thành nâng cao mối quan hệ thân thiện, tựtin,giữa phụ huynh với giáo viên, giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ
Trang 93.2.1.Tuyên truyền vận động phụ huynh cùng phối hợp tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
Bên cạnh cơ sở vật chất của nhà trường khang trang sạch sẽ ngay từ đầunăm học tôi tổ chức họp phụ huynh lớp nói lên tầm quan trọng của việc tạo môitrường cho trẻ hoạt động ngoài trời Tôi vận động phụ huynh học sinh tham giangày công lao động cải tạosân chơi, vườn rau và sưu tầm các loại cây để cô vàtrẻ cùng trồng cây ở góc thiên nhiên, vườn cây của bé, góc thực nghiệm Kếtquả ngay sau những ngày đầu năm học chúng tôi đã hoàn thành các công việc
và tạo nên một môi trường riêng của trẻ Vườn cây của lớp xanh tốt trẻ hănghái và tích cực cùng cô quan sát sự thay đổi từng ngày của các loại cây, biếtchăm sóc cây xanh thông qua giờ hoạt động ngoài trời, qua đó trẻ có kỹ năngchăm sóc và bảo vệ cây xanh : Không ngắt lá, bẻ cành, biết cây lớn lên và pháttriển như thế nào từ khi gieo hạt, nảy mầm, phát triển thành cây nhỏ, cây to rahoa ở góc thực nghiệm,vườn rau của lớp Tạo cho trẻ cảm thấy vui xướng đãđược cùng cô chăm sóc chúng.( Hình ảnh 1)
3.2.2 Tổ chức cho trẻ quan sát
Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên, xã hộixung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ Nội dung quan sátthường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầutuỳ từng đối tượng quan sát
Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quansát, chẳng hạn với chủ đề thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ tìm xem ở nhà trẻ cónhững loại hoa gì và mẹ thường mua các loại hoa nào về nhà,tên gọi mầu sắc một số loại hoa Hôm sau trong hoạt động ngoài trời cho cả lớp cùng quan sát luống hoa của lớp, bằng những câu hỏi gợi mở, câu đố về tên một số loại hoa, bằng các câu hỏi đàm thoại nhằm phát triển tư duy của trẻ kết hợp trò chơi vận động hay dân gian phù hợp xen kẽ động và tĩnh trẻ hứng thú say xưa khôngbiết mệt Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực vì tôi đã nhận có
sự tham gia ủng hộ rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh Chính vì vậy mà kết quả hoạt động ngoài trời luôn đạt hiệu quả cao.( Hình ảnh 2)
Trang 103.2.3 Chuẩn bị các nguyên vật liệu, hệ thống câu hỏi đàm thoại phù hợp cho hoạt động ngoài trời.
Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sátcác hiện tượng sự vật xung quanh mình
Ví dụ: Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng cô cho trẻ thi nhau nhặt
lá vàng và cùng trò chuyện với nhau về lá vàng
+ Bảo vệ cây bằng cách nào?
+ Quan sát xem có những cây nào giống với loại cây này ?
Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻđem nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt, cỏ, cọng rau muống, bìa cáttông, vỏ trai, vỏ hến, đá sỏi… Thay đổi nhiều hình thức cho phong phú
Cô gợi ý cho trẻ chơi giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình
+ Nhặt các loại lá khác nhau để xếp thành các hình mà trẻ thích
+ Xâu các loại hạt với nhau tạo thành những chiếc vòng cổ xinh xắn Trẻ cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời: quả cầu làm từ dây nilông và nắp nhựa, nhặt những chiếc lá khô và đếm đoán xem đó là lá gì, sosánh to nhỏ
Những chiếc lốp xe hơi bị hỏng có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật,
bò, chui qua, đi thăng bằng trên lốp xe
Phấn vẽ hoặc bất cứ dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể vậndụng cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng vậnđộng cho trẻ
3.3 Lấy trẻ làm trung tâm khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời
Trang 11Trong quá trình quan sát cô luôn lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được tựnhận xét đánh giá, được cầm, sờ, nắm… Trẻ phải tự nói lên ý kiến của mình.Chính vì thế cô cần có kiến thức sâu rộng về thế giới xung quanh để cung cấpcho trẻ Tôi luôn quan tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong khi chơi bằngcách khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và chotrẻ được thực hành nhiều nhất Tạo được nhiều tình huống cho trẻ phải suy nghĩgiải quyết tình huống đó và sáng tạo nhiều nội dung chơi, chủ đề chơi phongphú hơn Tôi luôn hướng trẻ chơi theo một chủ đề thích hợp, mở rộng kỹ năngchơi và giao tiếp Trẻ được hoạt động một cách tích cực nhất, từ đó gây nhiềuhứng thú cho trẻ khi chơi.
Tôi luôn chú ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi quan sát và bầu khôngkhí vui tươi giữa cô và trẻ để buổi chơi thu đựơc kết quả thành công nhất
3.3.1 Linh hoạt thay đổi nội dung hoạt động ngoài trời theo tình huống xảy ra hàng ngày.
Ngoài việc lựa chọn các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dụctrẻ mầm non do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành chúng ta nên coi trọng nhữngnhu cầu, sở thích, hứng thú của trẻ, tận dụng những tình huống xảy ra hàngngày để từ đó lựa chọn các hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý lứa tuổi Như vậy việc tổ chức hoạt động sẽ đạt hiệu quả cao hơn
Ví dụ:
- Mục đích của tôi là cho trẻ quan sát xe máy nhưng khi tôi và trẻ vừa rasân thì một luồng gió thổi mạnh làm cho những chiếc lá già trên cây sấu rụngxuống, trẻ thích thú reo hò, chạy ra nhặt lá Thấy vậy tôi chuyển sang cho trẻquan sát, trao đổi về những chiếc lá như: hình dáng, màu sắc, cảm nhận độ dàymỏng của lá và lắng nghe âm thanh của những chiếc lá khi cọ vào nhau, cho trẻbắt chước tiếng xào xạc của lá Và từ những chiếc lá này trẻ tạo ra những sảnphẩm mà mình yêu thích
- Tôi dự kiến cho trẻ quan sát về thời tiết nhưng một tình huống xảy ra làhôm nay ở lớp tôi có thêm một cháu mới, cháu có bím tóc rất xinh, bộ váy mớithời trang cùng với đôi giầy xinh xắn làm cho các bạn ở lớp rất chú ý Vì vậy
Trang 12tôi quyết định chuyển sang cho trẻ trò chuyện với nhau, trò chơi ai đoán giỏi, aiphát hiện ra điều gì đặc biệt của bạn mới…Và cứ như vậy trẻ được làm quenvới nhau, tìm hiểu về nhau, học mà chơi, chơi mà học, chiếc váy mới là điểmtâm của sự chú ý.
- Kế hoạch của tôi là cho trẻ nhặt lá trên sân trường và chơi với nhữngchiếc lá, nhưng trời hôm đó lại đổ mưa, tôi chuyển sang cho trẻ lắng nghe tiếng
mưa to, nhỏ sau đó chơi trò chơi “Trốn mưa”, vẽ mưa theo âm thanh to nhỏ và
cảnh vật dưới mưa ở ngoài hành lang, trẻ rất hứng thú
3.3.2 Khai thác môi trường sẵn có để lựa chọn và tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non thì việc “Học cái gì?” không quan trọng bằng việc trẻ “Học như thế nào?” Do vậy qua việc trẻ được hoạt
động với môi trường bên ngoài trẻ sẽ hứng thú và tích cực hơn Tạo điều kiệncho trẻ phát triển một cách toàn diện, vì vậy tôi đã khai thác tối đa môi trườngsẵn có, xung quanh trẻ để lựa chọn và tổ chức các hoạt động giáo dục như sau:
- Tôi tận dụng các chậu cây, vườn thực nghiệm trên sân trường là nhữngđối tượng mà tôi cho trẻ quan sát sự thay đổi hàng ngày, trẻ được tận mắt nhìn,ngắm cây, sờ lá cây, nhận biết màu sắc của lá, màu sắc của hoa, biết so sánh sựgiống nhau và khác nhau giữa các loại cây Qua đó phát triển các giác quan, ócquan sát cho trẻ, đồng thời ôn luyện so sánh cao thấp, trò chơi hãy chạy về
đúng cây (Cây cao hơn, cây thấp hơn, cây dây leo, )( Hình ảnh 3)
- Tận dụng con cua chứa nước trên sân tôi cho trẻ khám phá “Vật nổi, vật chìm”, hoặc từ những chiếc lá rơi trên sân trường tôi lựa chọn hoạt động “Điều
kì diệu từ những chiếc lá”, tôi cho trẻ phân loại các loại lá: lá tròn, lá dài, lá trái
tim, lá có răng cưa, lá không có răng cưa, lá già, lá non, sau đó cho trẻ chơi với những chiếc lá, chọn lá theo yêu cầu, cuối cùng cho trẻ tạo ra 1 số sản phẩm từ những chiếc lá, qua đó giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường.(Hình ảnh 4)
- Tận dụng những chậu cát ở góc thiên nhiên tôi cho trẻ in hình bàn tay
trên cát, cho trẻ nhuộm màu cát, phơi khô sau đó rắc tạo thành tranh cát hoặccho trẻ in hình bàn chân lên sân sau cơn mưa, chơi đong nước, vẽ trên sân, xếp
Trang 13hột hạt, vỏ sò, vỏ hến, quan sát các kiểu nhà quanh trường, quan sát ngã tư
đường, lắng nghe các âm thanh xung quanh (Tiếng còi xe ô tô, xe máy, âm thanh từ các động cơ khi đi nhanh chậm, tiếng vọng của các âm thanh khi qua các bức tường lớn )( Hình ảnh 5)
- Hưởng ứng phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện học
sinh tích cực” tôi đã tận dụng diện tích sân trường rộng tổ chức các trò chơi
dân gian cho trẻ vào các thời điểm thích hợp như: Trò chơi ô ăn quan, rồng rắnlên mây, kéo co, trồng nụ trồng hoa, nhảy bao ( Hình ảnh 6)
- Vì trường tôi nằm ngay ngã tư giao thông nên với chủ đề "Phương tiện giao thông” tôi cho trẻ đứng trên vỉa hè quan sát trực tiếp ngã tư giao thông và
các phương tiện giao thông qua lại trên đường
Khi tích hợp nội dung “Giáo dục an toàn giao thông” với sa bàn được
thiết kế ngay trên sân trường các cháu sẽ được thực hành, trải nghiệm vớinhững phương tiện qua mô hình xe đạp, xe máy tự tạo
- Ngoài ra khi tích hợp nội dung “Giáo dục môi trường” tôi tổ chức cho trẻ học mà chơi, chơi mà học với đề tài "Bác lao công tí hon" trong chủ đề
“Lớn lên bé thích làm nghề gì”? trẻ sẽ được cầm chổi, cầm thùng rác, cầm dụng
cụ tưới cây để làm một bác lao công thực thụ trên sân trường của mình Qua đótrẻ biết công việc của bác lao công và hình thành kỹ năng giữ vệ sinh môitrường của trẻ
Để giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tôi tận dụng các lắp
hố ga, bảng điện, các biển báo nguy hiểm có sẵn xung quanh trường để trẻbiết tự bảo vệ mình với những nơi nguy hiểm
3.4 Đa dạng các loại trò chơi khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời
Thực trạng trường tôi là một trường có nhiều nhóm lớp, sĩ số cháu đôngnên việc tổ chức cho các cháu vui chơi hoạt động ngoài trời theo lịch cụ thểphải chia ra từng nhóm Riêng với lớp tôi ngoài việc tách nhóm cho cháu hoạtđộng, tôi còn chủ động tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những tròchơi vận động, trò chơi dân gian gắn với chủ đề và gắn với thời gian phù hợp
3.4.1 Trò chơi phát triển vận động: